MỤC LỤC
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước ma cụ thể là thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật, xét báo cáo công tác của Hội đồng nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao..Cu thể là quyên chất vấn của đại biểu Quốc hội được kế thừa và hoàn thiện hơn không chỉ đối với Hội đồng Bộ trưởng, các thành viên của Hội đồng Bộ trưởng mà còn đối với cả Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Kế thừa quy định của Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 (Điều 83) tiếp tục khẳng định quyền giám sát tối cao của Quốc hội, theo đó Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Để thực hiện tốt chức năng này, của các Đại biểu Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng. Vị trí pháp lý của Đại biểu Quốc hội trong Hiến pháp 1992 về cơ bản vẫn tiếp tục kế thừa các quy định trong Hiến pháp 1980, theo đó đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước. Thời kỳ này các văn bản pháp luật quy định về hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội khá đầy đủ, cụ thể và toàn diện làm cơ sở cho việc thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả. Cụ thể, Điều 98 Hiến pháp 1992 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thu tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp; trong trường hợp cần thiết phải điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội: hoặc cho trả lời bằng văn bản ”. Hiến pháp năm 1992 mở rộng và cá thể hóa trách nhiệm của người bị chất vấn, đặc điểm của quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội theo Hiến pháp 1992 là các đại biểu không chất vấn cơ quan nhà nước nói chung mà chất vấn cá nhân, người đứng đầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như Chủ tịch. nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đây là điều khác biệt so với quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội được quy định tại Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980, theo đó đại biểu Quốc hội chỉ chất vấn các cơ quan nhà nước như Hội đồng Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ, Hội đồng Bộ trưởng v.v.v. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội năm 1992 cũng quy định cụ thể về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời về những vấn dé mà đại biểu Quốc hội chất vấn. Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp do. Trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước uy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. Trong trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội, chất vấn được gửi đến uy ban thường vụ Quốc hội để chuyển đến cơ quan hoặc người bị chất vấn và quyết định thời gian trả lời chất vấn. Nếu đại biểu không đông ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội đưa ra thảo luận trước Quốc hội hoặc uy ban thường vụ Quốc hội. Khi cần thiết, Quốc hội hoặc uy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn ”. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003 ra đời là cơ sở pháp lý day đủ đảm bảo cho hoạt động chất vấn được thực hiện một cách day đủ. Điều 40 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch. Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân toi cao. Nội dung chất vấn phải ngắn gon, rố ràng, có căn cứ và liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của người bị chất vấn. Chất vấn được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói trực tiếp. Trình tự, thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo quy định tại Điều 11 và 19 của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội như “Tai kỳ họp Quốc hội việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện như sau:. Đại biểu Quốc hội ghi ré nội dung chất vấn , người bị chất vấn vào phiếu ghỉ chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư ký kỳ họp giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội;. Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định;. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của Quốc hội được tiến hành theo trình tự sau đây:. a) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ các vấn dé mà đại biểu Quốc hội đó chất vấn và xỏc định rừ trỏch nhiệm, biện phỏp khắc phục;. b) Đại biểu Quốc hội có thể nêu câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn để người bị chất vấn trả lời.. Người trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội, tại phiên họp Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc đã trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản có trách nhiệm báo cáo với các đại biểu Quốc hội bằng văn bản về việc thực hiện những vấn dé đã hứa khi trả lời chất vấn tại kỳ họp ”`. Việc trả lời chất vấn ngoài kỳ họp được quy định như sau: “ ..Chu tich Quốc hội nêu chất vấn của đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội quyết định. cho trả lời tại phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và những chất vấn khác được gửi tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong thời gian giữa hai kỳ họp Quốc hội ; người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đây đủ nội dung các vấn dé mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn và xác định ré trách nhiệm, biện pháp khắc phục; đại biểu Quốc hội đã chất vấn có thể được mời tham dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và phát biểu ý kiến. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội có chất vấn không tham dự phiên họp thì nội dung trả lời chất vấn, kết quả phiên họp trả lời chất vấn phải được gửi tới đại biểu đó chậm nhất là bảy ngày kể từ ngày kết thúc phiên hop Uỷ ban thường vụ Quốc hội; nếu đại biểu Quốc hội có chất vấn không đông ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị Uy ban thường vụ Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội.. Về cơ bản hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn trong và ngoài kỳ họp đó được thể hiện rất rừ trong quy định nờu trờn. Ngoài cỏc văn bản trờn, Quốc hội còn ban hành các Nghị quyết quy định hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn Dai biểu Quốc hội, Nghị quyết quy định về nội quy kỳ họp của Quốc hội.. nhằm cụ thể hóa một cách cụ thể và đầy đủ quy trình thực hiện hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn. Điều 25 Nội quy kỳ họp Quốc hội năm 1992 quy định “ Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đại biểu ghi rừ nội dung chất vấn, người bi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời tại kỳ họp về những vấn dé mà đại biểu chất vấn. Trong trường hợp các vấn dé chất vấn cân điều tra, nghiên cứu, Quốc hội có thể cho trả lời trước ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc tại kỳ họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản. Nếu đại biểu không đông ý với nội dung trả lời, thì có quyền đề nghị Chủ tịch Quốc hội dua. ra thảo luận tại phiên họp toàn thể, Chủ tịch Quốc hội có thể nêu những vấn đề chất vấn để Quốc hội thảo luận; khi cần thiết ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người chất vấn. Trong trường hợp đại biểu Quốc hội nờu cõu hỏi để can biết rừ về một vấn đề cụ thể, thỡ sẽ duoc cơ quan hoặc người có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Những câu hỏi chất vấn ngoài kỳ họp được quy định rất cụ thể tại Điều 11, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội năm 1993 “.. chất vấn cua đại biểu Quốc hội tại kỳ họp theo thể thức quy định tại Điều 25 của Nội quy kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp giữa hai kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội chuyển chất vấn của đại biểu đến người bị chất vấn. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội bằng văn bản trong thời hạn Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định đông thời gửi văn bản trả lời tới Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Người chất vấn và người bị chất vấn được mời dự phiên họp của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về việc này. Khi can thiết, Quốc hội hoặc Uy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Như vậy có thể thấy, sau khi Hiến pháp 92 ra đời cơ chế giám sát của Quốc hội được nõng cao một cỏch rừ rệt, Quốc hội thể hiện vai trũ quan trọng của mình trong việc thực hiện giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng hoạt động giỏm sỏt lờn một tầm cao mới. Điều đú thể hiện rất rừ ở việc quy định các đối tượng chịu sự chất vấn ngày càng được, hoạt động chất vấn ngày càng thực chất và dân chủ hơn. Đại biểu Quốc hội đã biết sử dụng một cách hữu hiệu quyền giám sát này của mình để thay mặt nhân dân thực hiện quyển lực một cách toàn diện. Tại các phiên họp gần đây, không khí dân chủ trong tranh luận, chất vấn là một dấu hiệu đáng mừng để tiến đến việc nâng cao chất lượng cũng như trách nhiệm của người chất vấn và người trả lời chất vấn. Các văn bản quy định về hoạt động chất vấn cũng được sửa đổi, bổ sung đầy đủ hơn cho phù hợp với việc cụ thể hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động chất vấn. Trình tự của hoạt động chất vấn được đổi mới về cách thức thực hiện, quy định cụ thể về trách nhiệm của từng đối tượng tham gia vào quá trình chất vấn, tính công khai dan chủ của hoạt động chất vấn để nhân dân có thể đánh giá được chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội, của Quốc hội cũng như trách nhiệm quản lý nhà nước của đối tượng bị chất vấn. Từ đây có thể thấy vai trò của hoạt động giám sát của Quốc hội ngày càng tăng, vấn đề dân chủ công khai trong các phiên họp của Quốc hội được thực hiện, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội qua đú cũng thể hiện rừ những mặt mạnh mặt yếu để cú phương hướng khắc phục, mở rộng sự giám sát rộng rãi của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội cũng như đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trong thời gian Quốc hội họp, đại biểu Quốc hội gửi chất vấn đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Người bị chất vấn có trách nhiệm trả lời trước Quốc hội tại kỳ họp đó. Đoàn thư ký kỳ họp có trách nhiệm giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các ý kiến chất vấn để tổ chức thực hiện việc trả lời chất vấn tại kỳ họp. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể được tiến hành theo trình. tự sau đây:. a) Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất. b) Người bị chất vấn trả lời trực tiép từng vấn đề thuộc nội dung chất vấn, thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá mười năm phút;. c) Đại biểu Quốc hội có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung trả lời chất vấn; thời gian nêu câu hỏi không quá ba phút.
Da số đại biểu còn e đè, ngần ngại, chưa chủ động trong việc nêu câu hỏi chất vấn (kỳ họp thứ 3 có 49 chất vấn, kỳ họp thứ tư có 89 chất vấn); chất lượng câu hỏi chất vấn còn hạn chế, câu hỏi chất vấn thực sự chưa có chiều sâu, đa số mới chỉ dừng ở mức hỏi đáp, tìm hiểu thông tin. Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XI có 68 câu hỏi trực tiếp (7 Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ ba có 98 câu hỏi trực tiếp (7 Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ tư có 75 câu hỏi trực tiếp (6 Bộ trudng, trưởng ngành tra lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ năm có 79 câu hỏi trực tiếp (7 Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ sáu có 70 câu hỏi trực tiếp (Thủ tướng Chính phủ và 7 Bộ trưởng, trưởng ngành trả lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ bay có 113 câu hỏi trực tiếp (1 Phó Thủ tướng và 9 Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại Hội trường); kỳ họp thứ tám có 143 chất vấn trong đó có 10 chất vấn Chính phủ, 4 chất vấn Thủ tướng Chính phủ, 120 chất vấn các Bộ trưởng, thành viên của Chính phu( / Phó Thủ tướng và 7 Bộ trưởng trả lời trực tiếp tại Hội trường)”.
Cùng với quá trình phát triển đó, Quốc hội phải xem xét, quyết định nhưng vấn đề quan trọng của đất nước, song Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội đã rất nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng của hoạt động chất vấn, thể hiện tinh thần quyết tâm, ý thức, trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội trước công tác giám sát đối với các vấn đề liên quan tới lợi ích của nhân dân, tới sự phát triển chung của đất nước. Tuy Quốc hội và Thủ tướng làm việc này là theo luật quy định nhưng cũng thể hiện cái mới, cái tiến bộ, tạo không khí cởi mở, dân chủ, thẳng thắn, công khai trong sinh hoạt của Quốc hội và tăng thêm phần gắn bó giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các vị đại biểu Quốc hội với cử tri và nhân dân cả nước.
Nhiều đại biểu chưa tập trung nghiên cứu trước tài liệu, yêu cầu thông tin và thu thập thông tin nên việc lựa chọn vấn đề cần chất vấn của đại biểu vẫn còn mang tính chất cảm tính, cá nhân, chưa tập trung vào những vấn đề quan trọng được dư luận quan tâm, chất lượng câu hỏi còn hạn chế, chưa đúng tầm. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động chất vấn thường tập trong vào kỳ họp ( thời gian giữa hai kỳ họp rất ít đại biểu gửi chất vấn, gân đây giữa kỳ họp thứ ba va thứ tư Quốc hội khóa XI có 02 chất vấn; giữa kỳ họp thứ tu và thứ năm có 04 chất vấn; giữa kỳ họp thứ năm và thứ sáu có 03 chất vấn; giữa kỳ họp thứ sáu và thứ bảy có 04 chất vấn; từ sau kỳ họp thứ bảy có 03 chất vấn).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII nêu rừ: “ ..tiộp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, tăng cường hoạt động giám sát và nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội nói chung và của các cơ quan, tổ chức của Quốc hội.” Tại Đại hội IX, một lần nữa Đảng ta khẳng định quan điểm đã được đưa ra từ Dai hoi VIII về việc đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động Nhà nước. Việc đổi mới hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực hoạt động mà còn nhằm tăng cường dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy hơn nữa quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, bảo đảm trên thực tế quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Quốc hội nói chung, của đại biểu Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác nói riêng.