Vì vậy, dưới góc độ pháp lý với tư cách là chế định của Luật Lao động, kỷ luật lao động được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HOC LUAT HA NỘI
TRAN THI THUY LAM
PHAP LUẬT VỀ KY LUAT LAO DONG 0 VIỆT NAM THUC TRANG VA PHUONG HUONG HOAN THIEN
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 50 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dân khoa học: 1 PGS.TS Đào Thị Hàng
Trang 2lôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu
trong luận án là trung thực Những kết luận
khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trần Thị Thúy Lâm
Trang 3Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KỶ LUAT LAO ĐỘNG
VÀ PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Kỷ luật lao động - yêu cầu khách quan của quá trình lao động
Điều chỉnh pháp luật về kỷ luật lao động
Lược sử hình thành va phát triển pháp luật về ky luật lao động
ở Việt Nam
Chương 2: PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Ở
VIET NAM VÀ THUC TIEN THỰC HIỆN
Nội quy lao động theo quy định của pháp luật và thực tiễn
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUÁ
KỶ LUẬT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAMPhương hướng hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao động
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định về kỷ luật lao động
Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỷ luật lao động
KẾT LUẬN
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang
29 58
176
177
Trang 4Nghị định 33/2003/NĐ-CP ngày 2/4/2003 sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 41/CP
ngày 6/7/1995Nghị định 113/2004/NĐ-CP ngày 16/4/2004 quyđịnh xử phạt hành chính về hành vi vi phạmpháp luật lao động
Nghị định 04/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật Lao động về khiếu nại, tố cáolao động
Thông tư 19/2003/TT-BLDTBXH ngày 22/9/2003của Bộ Lao động - Thương bình và Xã hộihướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị định41/CP đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định33/2003/NĐ-CP
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, người sử dụng lao động đượcquyền tự do kinh doanh, tự chủ trong lĩnh vực lao động Quản lý lao động là mộttrong những quyền cơ bản của người sử dụng lao động trong lĩnh vực này Nhờ
có quản lý lao động mà trật tự, nền nếp trong doanh nghiệp được duy trì, ổn
định, đời sống của người lao động được giữ vững và nâng cao, ngăn ngừa đượccác xung đột và tranh chấp trong quan hệ lao động Do đó, quản lý lao động
được coi là đòn bẩy quan trọng để các doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong
sản xuất kinh doanh Thực tế cũng đã chứng minh rằng những doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả đều là những doanh nghiệp quản lý tốt trong lĩnh vực lao động
Để thực hiện quyền quản lý, người sử dụng lao động có thể sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác nhau Song một trong những biện pháp pháp lý
quan trọng chính là việc thiết lập và duy trì kỷ luật lao động trong đơn vị Vìvậy, ky luật lao động được coi là một trong những nội dung quan trọng củaquyền quản lý lao động, là vấn đề thiết yếu đối với mọi quá trình lao động.Đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, tác phongcông nghiệp của người lao động là vấn đề được đặt lên hàng đầu thi ky luậtlao động, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động là vấn đề hếtsức quan trọng Khi đó, nó không chỉ nhằm duy trì trật tự trong doanh nghiệp,tạo ra năng suất chất lượng hiệu quả cho quá trình lao động mà nó còn là điều
kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giải quyết việc
làm, nâng cao thu nhập cho người lao động và thực hiện công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước
Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, kỷ luật lao động hiện nay đang được xem là một vấn đề nóng bỏng
Trang 6xuất khẩu lao động với người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bỏ
trốn phá vỡ hợp đồng Thậm chí một số cuộc đình công xảy ra nguyên nhâncủa nó cũng xuất phát từ việc người lao động không có ý thức kỷ luật hoặcngười sử dụng lao động sa thải người lao động trái pháp luật Thực tiễn giảiquyết tranh chấp tại Tòa án hiện nay cũng cho thấy, số lượng các vụ tranhchấp về kỷ luật sa thải chiếm một tỷ lệ tương đối nhiều và ngày càng có chiềuhướng gia tăng Hơn nữa, những tranh chấp này thường có diễn phức tạp và
mâu thuẫn giữa các chủ thể thường rất gay gắt Điều này xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khác nhau, có trường hợp nguyên nhân là do người lao độngkhông có ý thức trong việc chấp hành kỷ luật, cũng có trường hợp lại là dongười sử dụng lao động vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kỷ luật Song, một
trong những nguyên nhân phải kể đến ở đây chính là pháp luật về kỷ luật lao
động hiện nay còn có những bất cập, hạn chế, không phù hợp với thực tế vàthiếu tính khả thi
Chính vì vậy, việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật lao
động để đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, cũng như yêu cầu của xu thế hội nhập và phát triển là một đòi hỏi bứcthiết cả về lý luận và thực tiễn Đó chính là lý do để tôi chọn vấn đề: "Phápluật về ky luật lao động ở Việt Nam - Thực trạng và phương hướng hoànthiện" làm đề tài cho luận án Tiến sĩ luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Ky luật lao động là một trong những nội dung thuộc quyền quan lý laođộng của người sử dụng lao động nên được xem như là quyền "đương nhiên”của họ Chính vì vậy, trong khoa học pháp lý đặc biệt là ở nước ngoài rất ít có
những bài viết hoặc công trình nghiên cứu về kỷ luật lao động Ở Việt Nam,
vấn đề kỷ luật lao động tuy được quan tâm hơn song so với các vấn đề khác
Trang 7Giáo trình Luật Lao động của một số trường đại học có viết về ky luậtlao động như giáo trình Luật Lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội; giáotrình Luật Lao động của Đại học Quốc gia; giáo trình Luật Lao động của Đạihọc Huế (Trung tâm đào tạo từ xa) Song, với tư cách là một chương tronggiáo trình, kỷ luật lao động chủ yếu được đề cập đến với những vấn đề cơ bảnnhất về khái niệm và kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Một số các bài viết mang tính nghiên cứu trao đổi tuy có đề cập đến
kỷ luật lao động nhưng thường gắn với tranh chấp lao động hoặc pháp luật laođộng nói chung Kỷ luật lao động chỉ là một phần, một khía cạnh nhỏ trong
bài viết Trong bài "Vấn đề bảo vệ lao động nữ trong Luật sửa đổi bổ sungmột số điều của Bộ luật Lao động" của Tiến sĩ Đào Thị Hằng (Tap chí Luậthọc, số 3 năm 2003), "Những điểm mới của Luật sửa đổi bổ sung Bộ luật Lao
động" của Thạc sĩ Đỗ Ngân Bình (Tạp chí Luật học, số 2 năm 2002) có đề cập đến kỷ luật lao động nhưng chỉ dưới góc độ nêu những điểm mới của Luật sửa
đổi bổ sung Bộ luật Lao động về kỷ luật lao động nói chung, bảo vệ lao động
nữ nói riêng
Cũng có một số ít các bài viết riêng về ký luật như bài "Một số vấn dé
về kỷ luật lao động trong Bộ luật Lao động" (Tạp chí Luật học, số 4 năm1998) của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Chí phân tích về một số bất cập của pháp luật
kỹ luật lao động và đưa ra những kiến nghị nhằm sửa đổi bổ sung hoàn thiệnpháp luật Hay như bài "Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động" của Thạc sĩNguyễn Việt Cường (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 3 năm 2003) nêu những
quan điểm trong việc xác định thời hiệu xử lý kỷ luật lao động Bên cạnh đó
cũng có luận án thạc sĩ viết về kỷ luật lao động như luận án “Chế độ kỷ luậtlao động, trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn” của Đỗ Thị Dung năm 2002 (cơ sở đào tạo thuộc Trường
Trang 8trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam hiện hành; thực tiễn ápdụng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực hiện phápluật kỷ luật lao động.
Nhìn chung các bài viết và luận văn nêu trên đã đề cập đến một sốkhía cạnh khác nhau về kỷ luật lao động Tuy nhiên, chưa có công trình nàonghiên cứu có hệ thống và toàn diện về lý luận kỷ luật lao động, những vướng
mắc trong thực tiễn áp dụng cũng như những giải pháp tổng thể để hoàn thiện
pháp luật về kỷ luật lao động ở Việt Nam
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kỷ luật lao động, thực
trạng pháp luật về kỷ luật lao động hiện hiện hành, từ đó dựa trên quan điểm
định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, công cuộccông nghiệp hóa hiện đại hóa, quan hệ lao động đề xuất các giải pháp nhằmhoàn thiện pháp luật về ky luật lao động ở nước ta hiện nay
Mục đích trên được cụ thể trong việc khái quát những nhiệm vụ chính
kÀ ^ z `
của luận án là:
- Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về kỷluật lao động như khái niệm, bản chất, nội dung của kỷ luật lao động
- Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về
kỷ luật lao động ở Việt Nam và việc áp dụng nó trên thực tiễn, chỉ ra nhữngkết quả cũng như những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót, chưa phù hợp cần đượchoàn thiện
- Thứ ba, luận giải về sự cần thiết khách quan phải hoàn thiện phápluật kỷ luật lao động
Trang 9cũng như hội nhập quốc tế.
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Kỷ luật lao động là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa họcvới nhiều cách thức và mức độ tiếp cận khác nhau Dưới góc độ khoa học pháp
lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu
pháp luật về kỷ luật trong quan hệ lao động "làm công ăn lương” là đối tượngđiều chỉnh của luật lao động Việt Nam Đồng thời, luận án đi sâu vào nghiêncứu những nội dung trực tiếp của ky luật lao động như nội quy lao động, tráchnhiệm pháp lý áp dụng đối với hành vi vi phạm kỷ luật Còn một số vấn đềkhác có liên quan như giải quyết tranh chấp, khiếu nại, xử lý vi phạm tronglĩnh vực kỷ luật lao động, luận án xin không đề cập đến hoặc nếu có chỉ ở mức
độ nhất định, bởi những vấn đề đó hiện nay được giải quyết theo cơ chế giải
quyết tranh chấp, khiếu nại lao động nói chung nên có thể tiếp thu ở các
công trình khoa học pháp lý khác hoặc tiếp tục nghiên cứu ở các công trìnhkhoa học tiếp theo sau này
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Léninvới phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu về kỷ luật laođộng trong mối quan hệ không tách rời với các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội
khác Trong quá trình nghiên cứu luận án còn dua trên cơ sở các quan điểm,
định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển con người, thực hiện côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đánh giá luận giải những vấn đề mà lýluận và thực tiễn đặt ra
Các phương pháp cụ thể được sử dụng trong quá trình thực hiện luận
án là phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử, logic, thống kê, so sánh
Trang 10pháp luật về kỷ luật lao động, luận án có những điểm mới chủ yếu sau đây:
- Luận án đã làm rõ một số vấn đề lý luận về kỷ luật lao động như khái
niệm, ban chất ky luật lao động, trách nhiệm kỷ luật Những kết quả nghiêncứu này góp phần xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về kỷ luật lao động
- Luận án đã nêu lên nội dung cơ bản pháp luật về ky luật lao độngthông qua việc phân tích các vấn đề như nội quy lao động (cơ sở pháp lý chủ
yếu để thiết lập hệ thống các quy định về kỷ luật), trách nhiệm pháp lý áp
dụng đối với hành vi vi phạm (biện pháp đảm bảo kỷ luật), từ đó làm nổi bật
lên cơ chế pháp lý điều chỉnh kỷ luật lao động
- Luận án đã phân tích đánh giá một cách tương đối đầy đủ và toàn
điện về thực trạng pháp luật về ky luật lao động Việt Nam và việc áp dụng các
quy định đó trên thực tiễn thông qua việc phân tích thực trạng pháp luật về nội
quy lao động, xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất Qua đó luận án
đã chỉ ra những đòi hỏi từ thực tiễn nhằm hoàn thiện pháp luật về kỷ luật laođộng ở Việt Nam về các vấn đề như hình thức kỷ luật, thủ tục xử lý ky luật,thời hiệu xử lý kỷ luật, hậu quả pháp lý của kỷ luật sa thải trái pháp luật, tráchnhiệm vật chất
- Luận án đã luận giải về những yêu cầu, phương hướng của việc hoàn
thiện đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kỷ
luật lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay Luận án cho rằng, pháp luật
về kỷ luật lao động ở Việt Nam hiện nay cần hoàn thiện theo hướng mở rộnghơn nữa quyền quản lý lao động cho người sử dụng lao động trong mối tươngquan với việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, tăng cường việc đảm bảotrật tự ky cương của Nhà nước trong lĩnh vực lao động, đáp ứng yêu cầu quátrình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
Trang 11cho các cơ quan hữu quan trong quá trình nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoàn
thiện pháp luật về ký luật lao động ở Việt Nam hiện nay nói riêng và pháp luậtlao động nói chung
Luận án cũng có thể được sử dụng như là một tài liệu tham khảo trong
công tác nghiên cứu và giảng dạy luật lao động,
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ángồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn dé lý luận về kỷ luật lao động và pháp luật về
Trang 12VÀ PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.1 KỶ LUAT LAO ĐỘNG - YEU CAU KHÁCH QUAN CUA QUA TRÌNH
LAO ĐỘNG
1.1.1 Quan niệm về ky luật lao động
"Ky luật" theo Từ điển bách khoa Việt Nam, được hiểu là trật tự nhấtđịnh trong hành vi của con người theo những chuẩn mực do luật pháp, đạo đức
quy định trong từng thời ky lich sử, vì lợi ích của toàn xã hội hay của giai cấp,
tập đoàn xã hội riêng rẽ hay của một cộng đồng Kỷ luật là phương tiện để
thống nhất hoạt động trong cộng đồng [58]
Theo Từ điển tiếng Việt thì "kỷ luật" là tổng thể nói chung những điều
quy định có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một
tổ chức, để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức [21].
Như vậy, dưới góc độ chung nhất, kỷ luật được hiểu là những quy định,
quy tắc, những trật tự mà con người phải tuân thủ khi tham gia vào hoạt độngtrong một tổ chức, một tập đoàn hay trong quan hệ với cộng đồng Những quytắc, trật tự này có thể đã được chuẩn hóa trong các văn bản pháp luật hoặc
cũng có thể chỉ là những quy tắc mang tính chất đạo đức, hoặc thậm chí có thể
chỉ là những quy định mang tính chất nội bộ của một tổ chức Tuy nhiên, có
điều đặc biệt là nó đều mang tính chất bát buộc đối với hành vi của con người
khi tham gia vào các hoạt động chung của xã hội, cộng đồng, tổ chức đó Vì
vậy, kỷ luật chính là phương tiện để thống nhất hoạt động chung của conngười với nhau nhằm đạt được những mục đích nhất định Không có kỷ luật
thì không thể điều chỉnh được mối quan hệ giữa người với người trong các
Trang 13hoạt động mang tính tập thể Khi đã có các hoạt động chung, hoạt động tậpthể thì tất yếu phải có kỷ luật Có như vậy, hoạt động tập thể này mới diễn ra
ổn định và đạt được mục tiêu đã đề ra Do đó, theo nghĩa rộng, kỷ luật còn
được hiểu là "phương thức để thực hiện một trật tự xã hội nhất định" [58] Ở
góc độ này ky luật được hiểu gần như là đồng nghĩa với kỷ cương
Chính vì kỷ luật là yêu cầu khách quan, là phương tiện để thống nhấtcác hoạt động chung trong phạm vi mội tổ chức, một đơn vị thậm chí trong
cộng đồng và xã hội nên tùy theo tính chất của các nhóm quan hệ xã hội cũngnhư yêu cầu mục đích của các hoạt động chung mà có nhiều loại kỷ luật khác
nhau Có kỷ luật của các đảng phái, kỷ luật của các tổ chức xã hội, kỷ luật của
công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, kỷ luật của lực lượng vũtrang và ký luật lao động của các đơn vị kinh tế Như vậy, kỷ luật lao động chỉ
là một trong những dạng của kỷ luật Đó là kỷ luật trong lĩnh vực lao động
Nó được đặt ra để nhằm duy trì những hoạt động chung của những người laođộng trong quá trình lao động Tuy nhiên, đây lại là dạng kỷ luật phổ biến bởilao động hiểu theo nghĩa rộng cũng là hoạt động phổ biến của con người Một
khi đã tham gia vào các hoạt động lao động chung, tham gia vào quan hệ lao
động, khi đó dù muốn hay không chúng ta cũng vẫn bắt buộc phải tuân thủ
các quy định về ky luật lao động
Vay ky luật lao động là gì? Kỷ luật lao động bắt nguồn từ đâu?
Ky luật lao động không phải là một thuật ngữ mới mẻ và cũng không
phải là sản phẩm của xã hội hiện đại Càng không phải đến khi có các hoạt
động sản xuất công nghiệp, có sự chuyên môn hóa mới có kỷ luật và cần đến
kỷ luật Kỷ luật lao động xuất hiện từ rất sớm, từ khi con người biết lao động,
có hoạt động chung với nhau Bởi vậy, ngay từ thuở sơ khai ban đầu, con người
đã không hoạt động lao động một cách đơn lẻ mà đã biết dựa vào nhau, liên
Trang 14kết lai với nhau để cùng nhau thực hiện một công việc như cùng nhau săn bắn,
hái lugm, cùng nhau chống chọi với thiên nhiên Chính hoạt động lao động đó
đã cải biến con người, biến con người từ sinh vật hoang dã trở thành sinh vật
xã hội, có ý thức tham gia các hoạt động xã hội và hình thành nên xã hội Song, những hoạt động lao động chung nay dù trong phạm vi hạn hẹp như
trong phạm vi gia đình, bộ tộc cũng đã đòi hỏi phải tuân theo những quy tắc,những trật tự nhất định và những quy tắc, những trật tự chung đó chính là kỷluật lao động Tuy nhiên, kỷ luật lao động thời kỳ này chủ yếu dựa trên nềntảng đạo đức, ý thức tự giác là chủ yếu, chưa có sự can thiệp của bất kỳ thế lựccông quyền nào hoặc của giới nào
Song khi xã hội phát triển, người ta nhận thấy rằng phải liên kết hoạt
động lao động với nhau ở phạm vi rộng hơn mới có thể nâng cao được hiệuquả của sản xuất Bởi vậy, một số người nắm trong tay tư liệu sản xuất đã tiếnhành thành lập các nhà máy, công xưởng, bến cảng nhằm huy động và sử dụngmột số lượng lớn những người lao động Do đó, môi trường lao động bây giờkhông còn hạn hẹp với sự tham gia của một vài người hoặc một nhóm người laođộng nữa mà có sự tham gia của hàng trăm, hàng ngàn người lao động và mangtính chất hiệp tác Các Mác đã nhận xét: "Nhiều người làm việc bên cạnh nhaumột cách có kế hoạch và trong sự tác động qua lại lẫn nhau trong một quátrình sản xuất nào đó hoặc là trong những quá trình sản xuất khác nhau nhưnglại liên hệ với nhau thì lao động của họ mang tính hiệp tac" [24, tr 22] Và ởđâu có sự hiệp tác thì ở đó cần có sự quản lý, cần có kỷ luật lao động Điềunày cũng là tất yếu bởi trong môi trường lao động chung này có sự tham giacủa nhiều người khác nhau Họ khác nhau về tính cách, về tâm sinh lý và thậmchí là cả mục đích, mong muốn khi tham gia vào quan hệ Hơn nữa hoạt độnglao động của con người là hoạt động có mục đích, đòi hỏi phải có năng suấtchất lượng và hiệu quả Để làm được điều đó đòi hỏi những người tham gia laođộng phải tuân theo những trật tự chung, những quy tắc chung nhất định
Trang 15Như vay, có thể thấy rang, dù xem xét dưới góc độ xã hội (vấn dé con
người), góc độ kinh tế (năng suất chất lượng, hiệu quả) hay góc độ kỹ thuật(sự đa dạng hóa của hệ thống các ngành nghề) đều đòi hỏi phải thiết lập kỷluật trong quá trình lao động Đây đồng thời cũng được xem như là một nộidung thuộc quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động trong các đơn
vị sử dụng lao động Để thực hiện quyền quản lý lao động, người sử dụng lao
động có thể áp dụng nhiều biện pháp quản lý lao động khác nhau và một trong
những biện pháp đó chính là thiết lập ky luật lao động đối với người lao động
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, kỷ luật lao động được hiểu là "chế
độ làm việc đã được quy định và sự chấp hành nghiêm túc đúng đắn của mỗi
cấp, mỗi nhóm người, mỗi người trong quá trình lao động Tạo ra sự hài hòatrong hoạt động của tất cả các yếu tố sản xuất, liên kết mọi người vào một quátrình thống nhất" [58]
Nhu vậy, dưới góc độ chung nhất (theo nghĩa rộng), kỷ luật lao độngđược hiểu là trật tự nên nếp mà người lao động phải tuân thủ khi tham gia
quan hệ lao động.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng lao động, người sử dụng lao động
có quyền thiết lập, duy trì ký luật lao động, có quyền quy định trách nhiệm,nghĩa vụ của người lao động đối với đơn vi; còn người lao động có nghĩa vuphải chấp hành Trường hợp, người lao động không chấp hành hoặc khôngchấp hành đầy đủ nghĩa vụ được giao, họ sẽ phải chịu hình thức xử lý kỷ luậttương ứng Pháp luật cho phép người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luậtđối với người lao động trong những trường hợp này
Vì vậy, dưới góc độ pháp lý với tư cách là chế định của Luật Lao động,
kỷ luật lao động được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định trách
nhiệm, nghĩa vụ của người lao động đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức cũng như
các biện pháp xứ lý đối với những người không chấp hành hoặc không chấphành day đủ trách nhiệm, nghĩa vụ đó
Trang 16Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũngđưa ra khái niệm về kỷ luật lao động Đó là những "quy định về việc tuân theo
thời gian công nghệ, điều hành sản xuất kinh doanh thể hiện trong nội quy laođộng của đơn vi" (Điều 82 Bộ luật Lao động) Cụ thể hóa Điều 82 Bộ luật Lao
động Điều 3 Nghị định 41/CP ngày 6/7/1995 quy định:
Kỷ luật lao động theo khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Lao độngbao gồm những quy định về:
1 Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
2 Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh củangười sử dụng lao động;
3 Chấp hành quy trình công nghệ, các quy định về nội quy
an toàn lao động và vệ sinh lao động;
4 Bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh thuộcphạm vi trách nhiệm được giao
Như vậy, theo pháp luật lao động Việt Nam, kỷ luật lao động gồm
bốn nhóm chính Đó là nhóm kỷ luật về thời gian, kỷ luật về điều hành, kỷluật về công nghệ và bảo an, kỷ luật về bảo mật và tài sản Những nhóm kỷ
luật này chủ yếu chỉ xoay quanh quan hệ lao động va sự ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, cũng có thể hiểu rằng khái niệm về kỷ luật
lao động theo Điều 82 của Bộ luật Lao động là kỷ luật lao động trong phạm vicủa doanh nghiệp và là khái niệm kỷ luật lao động theo nghĩa hẹp
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng ky luật lao động khác với kỷ luật
của các tổ chức, đảng phái Nếu như kỷ luật của các tổ chức, đảng phái là kỷluật mang tính chất nội bộ, do tổ chức đảng phái đó đề ra thì ký luật lao động
lại là kỷ luật của Nhà nước, được Nhà nước quy định trong các văn bản phápluật Mặt khác, nếu kỷ luật lao động thường là những quy tắc, trật tự mà ngườilao động phải tuân thủ liên quan đến chế độ lao động trong doanh nghiệp như
Trang 17thời gian làm việc, điều hành sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài sản thì kỷ luật
của các tổ chức, đảng phái thường là những quy định liên quan đến nội bộ của
tổ chức, đảng phái, đến tư cách thành viên của các chủ thể Trường hợp các
thành viên có vi phạm kỷ luật của các tổ chức, đảng phái thì hình thức kỷ luậtcao nhất đối với họ sẽ là xóa bỏ tư cách thành viên, không cho họ đứng trong
đội ngũ của các tổ chức, đảng phái đó nữa Còn trong lao động, nếu người lao
động vi phạm kỷ luật thì hình thức kỷ luật cao nhất áp dụng đối với họ sẽ là sathải mà hậu quả pháp lý của nó là chấm dứt quan hệ lao động (đồng nghĩa vớiviệc người lao động bị mất việc làm) Điểm khác biệt nữa giữa kỷ luật lao
động và kỷ luật của các tổ chức đảng phái còn thể hiện ở chỗ: nếu việc xử lý
kỷ luật của các tổ chức, đảng phái là việc xử lý kỷ luật của chính tổ chức,
đảng phái đó với thành viên của mình khi họ có sự vi phạm các quy định trongĐiều lệ của tổ chức, đảng phái thì kỷ luật lao động lại là việc một chủ thể trong quan hệ (người sử dụng lao động) xử lý kỷ luật đối với chủ thể bên kia
của quan hệ (người lao động) Hơn nữa, khi xử lý ky luật đối với thành viêncủa các tổ chức, đảng phái, người ta phải căn cứ vào Điều lệ của chính tổ
chức, đảng phái đó thì đối với kỷ luật lao động khi xử lý ky luật người sử dụnglao động phải căn cứ vào các quy định của pháp luật và nội quy lao động của
cơ sở tuyển dụng vào biên chế nhà nước Đây là hai khái niệm khác nhau, áp
dụng cho những đối tượng khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế đã không ítngười cho rằng kỷ luật lao động bao gồm cả kỷ luật của công chức và kỷ luậtcủa công chức cũng là kỷ luật lao động; ky luật lao động được áp dụng chomọi người lao động nói chung
Trang 18Sự nhầm lẫn này đôi khi cũng là điều khó tránh khỏi và cũng là điều
dễ lý giải, bởi xét cho cùng, quan hệ giữa công chức với Nhà nước cũng là
quan hệ lao động Trong quan hệ này, công chức là người lao động và Nhà
nước chính là chủ sử dụng lao động Công chức cũng phải thực hiện các quyền
và nghĩa vụ lao động nhất định nên nếu ho vi phạm các quy định về trật tự nềnnếp trong quá trình làm việc như đi muộn, về sớm cũng sẽ bi xử lý ky luật.Tuy nhiên, tính chất của quan hệ lao động giữa công chức với Nhà nước khácvới quan hệ lao động của những người làm công ăn lương với người sử dụnglao động Công chức ở một góc độ nào đó tuy là người lao động nhưng lại lànhững người quản lý điều hành đất nước nên địa vị của họ khác với nhữngngười lao động khác trong xã hội Hơn nữa, cơ sở làm phát sinh quan hệ laođộng của họ lại bằng một quyết định hành chính (quyết định tuyển dụng vàobiên chế) nên quan hệ lao động của họ cũng mang tính chất của quan hệ quản
lý, quan hệ điều hành Bởi vậy, tuy quan hệ của công chức với Nhà nước cũng
là quan hệ lao động nhưng lại được xếp vào nhóm quan hệ "công" nên đượcđiều chỉnh bằng các quy phạm của luật hành chính Còn đối với quan hệ giữangười lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động do hình thànhtrên cơ sở hợp đồng nên được coi là quan hệ "tu" và do luật lao động điềuchỉnh Cũng bởi thế nên khác với kỷ luật lao động, kỷ luật đối với công chứckhông chỉ bao gồm các quy định liên quan đến trật tự nền nếp trong quá trìnhlao động mà còn bao gồm các quy định liên quan đến đạo đức, tư cách củacông chức, đến việc chấp hành pháp luật nói chung của công chức
Do đó, ky luật công chức còn được coi là "ky luật hành chính”, tráchnhiệm kỷ luật đối với công chức được coi là "trách nhiệm hành chính" Đã có
nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm này Trong bài "Vấn đề hoàn thiện chế
định trách nhiệm kỷ luật hành chính", tiến sĩ luật học Vũ Thư đã viết:
Không thể quan niệm khác là đang tồn tại chế định trách nhiệm
kỷ luật hành chính thuộc ngành luật hành chính Trong mục tiêu xây
Trang 19dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ về cán bộ công chức và công
vụ Nhà nước, chế định trách nhiệm kỷ luật hành chính đã được hìnhthành trong nhiều văn bản va dự thảo văn ban D6 là pháp lệnh cán
bộ công chức, dự thảo quy chế về việc xử lý ky luật hành chính [36].Thạc si Đỗ Thị Dung trong luận văn thạc sĩ luật học "Chế độ ky luậtlao động trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn” cũng đã cho rằng, kỷ luật lao động va kỷ luật công chứckhác nhau ở bốn khía cạnh [9]:
- Nếu kỷ luật lao động là một nội dung của quan hệ lao động đượcthiết lập trên cơ sở hợp đồng lao động thì kỷ luật công chức được hình thànhtrên cơ sở của quan hệ hành chính và quan hệ này được xác lập bằng hình thứctuyển dụng vào biên chế
- Kỷ luật công chức thể hiện tính quyền lực tuyệt đối và mang tínhnghiêm khác triệt để hơn ky luật lao động
- Ky luật lao động chỉ áp dụng khi người lao động thực hiện các quyền
và nghĩa vụ lao động trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp theo yêu cầucủa ngườ sử dụng lao động Còn kỷ luật công chức áp dụng trong một khônggian và thoi gian không hạn chế
- Người có hành vi vi phạm kỷ luật lao động chỉ chịu trách nhiệmtrước người sử dụng lao động; nhưng người có hành vi vi phạm kỷ luật hànhchính thì phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước
Ở Việt Nam, trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, do các
quan hệ lao động chủ yếu được thiết lập trên cơ sở tuyển dụng vào biên chế
nên các œy định về kỷ luật lao động được áp dụng chung cho tất cả đối tượnglao động: cán bộ công chức cũng như các công nhân làm việc trong các doanhnghiệp mà nước (Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1964) Trong giai đoạnnày, nhìn chung, vi phạm kỷ luật được xem như là các vi phạm liên quan đến
Trang 20lao động nói chung trong khu vực nha nước, không phân biệt hoạt động lao
động theo công vụ hay lao động sản xuất kinh doanh Chế định kỷ luật đượcxem như là một chế định thuộc ngành luật lao động
Song, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các quan hệ lao động
không còn mang tính chất hành chính như trước nữa Sức lao động đã trởthành hàng hóa Việc thiết lập quan hệ lao động chủ yếu trên cơ sở của hợpđồng, hình thức tuyển dụng vào biên chế nhà nước chỉ được áp dụng đối vớicông chức trong cơ quan hành chính nhà nước Thực tế này đã đòi hỏi phải có
sự tách bạch giữa các hoạt động lao động mang tính chất công vụ với hoạtđộng lao động mang tính chất sản xuất kinh doanh đơn thuần; giữa kỷ luậtcông vụ với kỷ luật lao động đơn thuần Chính vì vậy, Bộ luật Lao động củanước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày23/6/1994 đã xác lập chế định ky luật lao động riêng cho đối tượng làm công
ăn lương Điều 1 Bộ luật Lao động có quy định: "Bộ luật Lao động điều chỉnhquan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụnglao động và các quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động” Kếsau đó, Pháp lệnh cán bộ công chức cũng đưa ra các quy định riêng về tráchnhiệm kỷ luật đối với cán bộ, công chức Điều này đã xác định sự khác biệt rõrệt giữa ky luật lao động va ky luật của công chức Cũng cần phải nói thêmrằng, về mặt thuật ngữ pháp lý, Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫnthi hành (Nghị định số 41/CP ngày 6/7/1995, Nghị định số 33/2003/CP ngày2/4/2003 và Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003) dùng thuậtngữ "kỷ luật lao động" Còn Pháp lệnh cán bộ công chức, Nghị định97/1998/NĐ-CP, Nghị định số 35/2005/CP) thì dùng thuật ngữ "ky luật cán
bộ, công chức" Điều đó cũng chứng tỏ rằng các nhà lập pháp muốn chúng taxác định sự khác nhau giữa ky luật lao động và kỷ luật đối với công chức ngay
từ cách gọi cũng như khái niệm Cũng chính bởi vậy mà ở Việt Nam tráchnhiệm kỷ luật lao động và trách nhiệm ky luật đối với công chức được các nhà
Trang 21lập pháp xây dựng trên rất nhiều tiêu chí khác nhau như căn cứ áp dụng tráchnhiệm ky luật, chủ thể xử lý ky luật, thủ tục xử lý kỷ luật, hình thức xử lý kyluật và cả thủ tục giải quyết tranh chấp về kỷ luật.
1.1.2 Bản chất của ky luật lao động
Ky luật là trật tự nhất định trong hành vi của con người theo những
chuẩn mực do luật pháp, đạo đức quy định trong từng thời kỳ lịch sử, vì lợi ích
của toàn xã hội hay của giai cấp [58] Điều đó có nghĩa kỷ luật luôn mang bảnchất xã hội, vi lợi ích của toàn xã hội Ky luật lao động là một dang của kỷluật nói chung nên nó cũng mang bản chất này Song bên cạnh đó, kỷ luật laođộng lại được pháp luật điều chỉnh, được quy định trong các văn bản pháp luậtnên bên cạnh bản chất xã hội, kỷ luật lao động còn có bản chất pháp lý
1.1.2.1 Ban chất xã hội của ky luật lao động
Kỷ luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động xã hội, là yêu cầu tất yếucủa bất kỳ hoạt động lao động chung nào Nó được hình thành từ nhu cầu
khách quan của quá trình lao động, của những hoạt động lao động mang tính
tập thể Tính xã hội hóa của quan hệ lao động ngày càng cao, thì kỷ luật lao
động lại càng cần phải được thiết lập Chính vì thế, kỷ luật lao động luôn luônton tại trong mọi chế độ xã hội, luôn mang tính chất xã hội Nó luôn được quyđịnh cho phù hợp với tính chất của mối quan hệ lao động Tuy nhiên, mỗi chế
độ xã hội lại có ky luật riêng của nó, tính chất của ky luật lao động do tínhchất của quan hệ sản xuất trong xã hội quyết định Do đó, ở các xã hội khác
nhau bản chất của kỷ luật lao động là khác nhau Điều đó được thể hiện rất rõ
trong kỷ luật lao động của từng thời kỳ lịch sử Lịch sử các hình thái kinh tế
xã hội cũng đã chứng minh rất rõ điều này
Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ thuộc quyền sở hữu của cácchủ nô, phải làm việc không công hết đời này qua đời khác cho chủ nô Vì vậytrong thời kỳ này, ky luật lao động mang tính hà khắc và tan bao Còn dưới
THU VIEN
TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NỘI
PHONG GV FG
Trang 22chế độ phong kiến, người lao động không có đất đai, tài sản để làm ăn sinh sống, phải làm việc trong các trại ấp của chúa phong kiến để kiếm sống Đểcưỡng bức người lao động làm việc, bọn địa chủ và chủ nô đã thiết lập một thứ
kỷ luật lao động rất tàn bạo "Đó là những sự áp bức, nhục mạ và chế độ tùđày làm cho đa số nhân dân phải chịu cảnh cảnh đau đớn chưa từng thấy đó
là thứ ky luật roi vọt , thứ ky luật mang tính nhục ma va bạo ngược vô lýnhất, trắng trợn nhất và thô bạo nhất đối với con người" [23, tr 150]
Trong xã hội tư bản, ở giai đoạn đầu, quan hệ lao động mang hình thứccủa sự bóc lột giá trị thặng dư trong sản xuất nên kỷ luật lao động tương đốikhác nghiệt Nói về kỷ luật lao động trong giai đoạn này, V.I Lênin đã từngchỉ ra rằng đó là "thứ kỷ luật được xây dựng trên sự đói, thứ ky luật gọi là kỷluật tự do thuê mướn, thứ ky luật thực tế là ky luật của chế độ nô lệ tư bản chủ
nghĩa" [23, tr 151] Ph Ăngghen trong cuốn "Tình cảnh công nhân nước Anh”
cũng đã vạch ra rằng: "Ở đây, chủ công xưởng là bọn thống trị có quyền thế
vô hạn! Chúng có thể tha hồ đặt ra những luật lệ công xưởng, chúng có thể tùy ý
sửa đổi hoặc bổ sung luật lệ ấy" [25, tr 463] Thực hành rộng rãi chế độ phạt
va, ghi tên những công nhân mà chúng coi là không thể tin cậy vào "số đen",thực hành rộng rãi chế độ cấp "giấy chứng nhận tính hạnh xấu”, thành lập đội
"cảnh sát công xưởng", nếu không phục tùng, nếu có bất kỳ biểu hiện chốngđối nào đối với điều kiện lao động cực khổ, đặc biệt nếu tham gia bãi công là
lập tức bị đuổi khỏi xưởng - đó là những phương pháp để bảo vệ kỷ luật laođộng trong xí nghiệp tư bản chủ nghĩa [25, tr 3] Tuy nhiên, sau khi có họcthuyết Marx, đặc biệt là sau khi hình thành các nước xã hội chủ nghĩa, phongtrào đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng của các lực lượng lao động ngày càng
đạt được kết quả, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ra đời thì kỷ luật lao động
trong các nước tư bản đã có những thay đổi cần thiết
Bên cạnh đó, các nước xã hội chủ nghĩa với hình thức công hữu đối vớinhững tư liệu sản xuất chủ yếu và sự lớn mạnh của kinh tế nhà nước đã làm
Trang 23thay đổi co bản địa vi của người lao động trong xã hội Định hướng của các
nhà nước xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn này là xây dựng mô hình quan hệlao động kiểu hợp tác, bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng laođộng Do đó, ở giai đoạn đầu, hầu hết các nước trong hệ thống xã hội chủnghĩa đều có chính sách khuyến khích phát triển đến mức độc tôn kinh tếquốc doanh và kinh tế tập thể để thực hiện mô hình quan hệ lao động nói trên.Chính vi vậy, ky luật lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa là kỷ luật tựnguyện, tự giác Đó là thứ kỷ luật hoàn toàn mới do bản thân người lao động tựxây dựng nên V.I Lênin nói: "Chúng ta không được quên rằng đây là lần đầutiên mà người ta bước vào cái giai đoạn bước đầu của lịch sử trong đó hàngtriệu người lao động va bị bóc lột đang thực tế xây dựng một ky luật mới, kyluật lao động, kỷ luật của tình gắn bó đồng chí, kỷ luật Xô viết" [23, tr 152]
Trong bài "Sáng kiến vĩ đại", Ông còn viết: "Tổ chức lao động xã hội của chủ
nghĩa cộng sản mà bước đầu là chủ nghĩa xã hội, thì dựa vào và sẽ ngày càngdựa vào một kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người laođộng” [10, tr 11] Song, nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung kéo dài cũng nhưquan hệ lao động mang tính hợp tác đã ngày càng bộc lộ những hạn chế của
nó Kinh tế không phát triển, sản xuất mang tính trì trệ đã là những nguyênnhân chủ yếu để hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa phải cải cách nền kinh tế
của mình, kéo theo việc cải cách mô hình quan hệ lao động, trong đó có vấn
đề kỷ luật lao động cho hợp lí hơn
Hiện nay, khi kinh tế thị trường ngày càng chứng tỏ ưu thế trong đờisống kinh tế - xã hội thì yêu cầu của nó chi phối ngày càng sâu sắc tới mọimặt đời sống con người Quan hệ lao động nói chung, kỷ luật lao động nóiriêng cũng bi chi phối bởi các yêu cầu đó mà hầu như không phụ thuộc nhiềuvào chế độ chính trị của các nhà nước nữa Trong nền kinh tế đa hình thức sở
hữu, các chủ thể đều được đảm bảo quyền tự do ở mức tối đa thì người lao
động và người sử dụng lao động cũng phải có quyền tự do việc làm và tự do
Trang 24tuyển dụng lao động Quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở hợp đồng.Các bên tự do và bình đẳng với nhau khi tham gia thiết lập quan hệ Kỷ luật lao
động vì vậy cũng có những thay đổi cho phù hợp với quan hệ lao động mới Kỷ
luật lao động nghiêm minh nhưng đã thể hiện được quyền quản lý lao động của
người sử dụng lao động cũng như đảm bảo được quyền lợi của người lao động
Như vậy, tùy thuộc vào tính chất của các quan hệ về tư liệu sản xuất
mà kỷ luật lao động có những tính chất khác nhau Song nhìn chung, dù dướichế độ xã hội nào đi chăng nữa, xét cho cùng, kỷ luật lao động vẫn là nhữngtrật tự nền nếp mà người lao động phải tuân thủ trong quá trình lao động Nó
nhằm đảm bảo cho quá trình lao động diễn ra ổn định, đạt được năng suất,
chất lượng và hiệu quả
1.1.2.2 Bản chất pháp lý của kỷ luật lao động
Trong khoa học pháp lý, người ta rất ít khi bàn đến bản chất pháp lý
của ky luật lao động, bởi hầu hết đều cho rằng việc thiết lập ky luật lao động
trong đơn vị cũng như xử lý vi phạm kỷ luật là quyền của chủ sử dụng laođộng (gọi chung là quyền kỷ luật lao động của người sử dụng lao động) Đây
là một nội dung thuộc quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động.Bởi vậy, nghiên cứu pháp luật lao động nước ngoài, ta thấy trong các Bộ luật
Lao động hầu như không có các quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm
vật chất, trừ pháp luật của một số nước xã hội chủ nghĩa Ngay cả Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) cũng không có Công ước, Khuyến nghị riêng về kỷ luậtlao động Tại sao vậy? Một nhà luật học của Pháp hầu như đã giải thích rõ vấn
đề này Ông viết:
Cho đến năm 1982 Bộ luật Lao động của Pháp hầu như giữ
im lặng hoàn toàn về mục kỷ luật lao động trong luật Án lệ đã coi
quyền về kỷ luật gắn liền với chức năng của chủ doanh nghiệp nên
không kiểm tra việc thi hành quyền đó và không ngăn cản sự chuyên
quyền của giới chủ Đó là giải pháp bất lợi nhất cho người lao động:
Trang 25quyền về ky luật gắn liền với tư cách của ông chủ, nhưng việc thực hiện
không được kiểm tra Tòa phá án cũng vẫn giữ việc áp dụng thuyết
"người chu là quan tòa duy nhất vi lợi ích của doanh nghiệp” [1, tr 89]
Có thể thấy, ở hầu hết các nước, việc áp dụng kỷ luật lao động đều
được coi là quyền của chủ sử dụng lao động và việc tuân thủ kỷ luật là nghĩa
vụ của người lao động Chỉ có điều ở các quốc gia khác nhau, tùy thuộc vàođiều kiện kinh tế - xã hội, tập quán của từng nước mà pháp luật có thể điềuchỉnh ở những mức độ khác nhau
Vấn đề đặt ra ở đây là ngày nay trong xã hội hiện đại, khi quan hệ laođộng được thiết lập trên cơ sở của hợp đồng với nguyên tắc tự do khế ước thìliệu người ta có thể chấp nhận được việc một bên trong quan hệ được hưởngquyền áp đặt các quy định, các chế tài, các "hình phạt" đối với lỗi phạm phảicủa bên kia trong quá trình thực hiện hợp đồng Đa số các nhà luật học đều đã
cho rằng dù quan hệ lao động được hình thành trên cơ sở hợp đồng, trên cơ sở
sự tự do tự nguyện của các bên thì người sử dụng lao động vẫn có quyền banhành các quy định và xử lý kỷ luật đối với người lao động có hành vi vi phạm.Trong bài "Quyền và sự tự do của người lao động trong sự hạn chế của quyền
kỷ luật của người sử dụng lao động theo pháp luật của Pháp và pháp luật của Ý",
Stephane Bouche đã cho rằng trong phạm vi doanh nghiệp của mình, người sửdụng lao động được pháp luật ghi nhận và tạo dựng rất nhiều quyền và những
ưu thế để thực hiện việc xử lý kỷ luật lao động Nếu người lao động vi phạm
kỷ luật, họ phải chịu một chế tài Quyền bắt một người phải chịu một chế tàithuộc quyền của người đứng đầu doanh nghiệp [63]
Như vậy, việc thiết lập ký luật lao động cũng như xử lý vi phạm kỷluật là quyền của người sử dụng lao động và là một nội dung thuộc quyềnquản lý lao động của họ Điều này đã tồn tại từ nhiều năm nay, ngày càng
được khẳng định trên thực tế và hầu như không có sự tranh cãi Đó cũng là
điều dễ lý giải bởi hoạt động lao động không phải là hoạt động cá nhân mang
Trang 26tính đơn lẻ mà nó là hoạt động mang tính xã hội, hoạt động tập thể Chính vì
vậy, để hoạt động lao động diễn ra ổn định, hướng lao động của từng ngườivào việc thực hiện kế hoạch chung cần phải có người quản lý Mặt khác, người
sử dụng lao động thông thường là người đầu tư vào hoạt động sản xuất kinhdoanh, là người có quyền sở hữu đối với tài sản trong doanh nghiệp nên đương
nhiên họ phải có quyền tổ chức và quản lý lao động Quản lý lao động trong
đơn vị càng có hiệu quả thì lợi ích mà các bên thu được từ việc sử dụng sứclao động của người lao động càng lớn Trên thực tế, các đơn vị sử dụng laođộng (người sử dụng lao động) thường thực hiện quyền quản lý của mình
thông qua người đại diện hợp pháp Những người này có thể sử dụng tổng hợp
nhiều biện pháp khác nhau như biện pháp kinh tế, xã hội, biện pháp pháp lý và
một trong những biện pháp pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động thực
hiện quyền quản lý của mình trong các đơn vị sử dụng lao động chính là việcthiết lập kỷ luật lao động Vì vậy, bất kỳ ai đã được giao quyền quản lý laođộng (khong phân biệt có phải là chủ sở hữu của doanh nghiệp hay là ngườiđược thué quản lý doanh nghiệp) cũng đều có quyền hạn này Họ có quyềnban hành các quy định về kỷ luật, đồng thời cũng có quyền xử lý kỷ luật đốivới những người lao động có hành vi vi phạm ky luật Trong đó, việc thiết lậpcác quy định về kỷ luật nhằm đảm bảo duy trì trật tự trong doanh nghiệp là vôcùng quan trọng, bởi đó là mục đích chính của kỷ luật lao động Việc xử lý kỷluật đối với người có hành vi vi phạm, xét cho cùng cũng là biện pháp nhằmđảm bảo va duy tri kỷ luật lao động trong đơn vị mà thôi Các quy định về kyluật lao động do người sử dụng lao động ban hành tuy không phải là quyphạm pháp luật, song chúng lại có giá trị pháp lý buộc người lao động phảithực hiện Khi có tranh chấp phát sinh, các quy định đó cũng được coi là một
trong những căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp, nếu những quy định
đó phù hơp với pháp luật Bởi vậy, những quy định này thường được cơ quan
có thẩm cuyén phê duyệt thông qua việc đăng ký nội quy lao động
Trang 27Người sử dung lao động có quyền thiết lập kỷ luật cũng như xử lý viphạm ky luật đối với người lao động, song quyền hạn nay của người sử dụnglao động có một số đặc trưng sau đây:
- Quyền thiết lập kỷ luật và xử lý vi phạm kỷ luật lao động là quyềnđơn phương của người sử dụng lao động Quyền này xuất phát từ quyền quản
lý lao động chứ không phải là kết quả của sự thỏa thuận giữa các bên, là mộtnội dung của hợp đồng lao động
Khi thiết lập quan hệ lao động, khi giao kết hợp đồng lao động, cácbên không phải thỏa thuận về vấn đề kỷ luật lao động Ky luật lao động khôngphải là một nội dung, một điều khoản bắt buộc của hợp đồng nhưng khi quan
hệ lao động được thiết lập, người lao động vào làm việc trong các đơn vị sử dụnglao động, họ bắt buộc phải chấp hành các quy định về kỷ luật lao động mà người
sử dụng lao động đã ban hành Người lao động tham gia vào quan hệ lao độngđương nhiên sẽ phải đặt mình dưới sự quản lý của người sử dụng lao động, phải
tuân thủ các quy định về kỷ luật lao động Nếu họ không chấp hành các quy
định đó sẽ phải gánh chịu những chế tài nhất định theo nội quy lao động của
doanh nghiệp Đây đồng thời cũng là một trong những điểm khác biệt của quan
hệ lao động so với quan hệ khác có yếu tố lao động, nhưng không phải là quan hệlao động, như quan hệ dân sự trên cơ sở hợp đồng dịch vụ dân sự, quan hệ giữa
xã viên với hợp tác xã Stephane Bouche trong bài: "Quyền va sự tự do củangười lac động trong sự hạn chế của quyền kỷ luật của người sử dụng lao
động theo pháp luật của Pháp và pháp luật của Ý" cũng đã cho rằng: "Quyền
xử lý kỷ uật chỉ liên quan đến tư cách của người sử dụng lao động, tồn tại vớiday đủ quyền hạn và mang tính chất xã hội, không phải là hợp đồng” [63]
- Quyền thiết lập kỷ luật và xử lý vi phạm kỷ luật lao động của người
sử dụng lao động là quyền có giới hạn
Việc ban hành các quy định về kỷ luật lao động cũng như việc áp dụngcác chế bi đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật là quyền của
Trang 28người sử dụng lao động Song, quyền này là quyền có giới hạn hay nói cách
khác là phải trong khuôn khổ các quy định của pháp luật, bởi nếu không sẽ
dẫn đến sự lạm quyền của người sử dụng lao động và sự bất lợi đối với ngườilao động Quyền kỷ luật của người sử dụng lao động nếu không bị giới hạn sẽdẫn đến tình trạng người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động mộtcách tùy tiện hoặc buộc người lao động phải làm việc theo những "luật lệ” hàkhắc xâm phạm đến quyền con người Bởi vậy, cùng với việc thừa nhận quyền
kỷ luật của người sử dụng lao động, pháp luật của hầu hết các nước cũng đều
có những quy định nhằm giới hạn quyền này của người sử dụng lao động haynói cách khác là hạn chế quyền kỷ luật của người sử dụng lao động Tuy nhiên,cũng tùy theo phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của từng nước màmức độ can thiệp của pháp luật đến quyền kỷ luật lao động của người sử dụng
lao động là khác nhau Ở các nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, pháp
luật thường có sự can thiệp sâu hơn đến quyền kỷ luật của người sử dụng laođộng so với các nước khác Tuy nhiên, nhìn chung ở hầu hết các nước quyền
kỷ luật của người sử dụng lao động được giới hạn bởi một số quy định như:các quy định trong nội quy lao động phải phù hợp với các quy định của phápluật; việc xử lý kỷ luật phải trên cơ sở nội quy lao động, người sử dụng chỉ xử
lý ky luật đối với người lao động khi họ vi phạm kỷ luật mà có lỗi Ngoài ra, ởmột số nước xã hội chủ nghĩa cũ, quyền kỷ luật của người sử dụng lao độngcòn bị giới hạn bởi thủ tục xử lý kỷ luật, hình thức xử lý kỷ luật, sự tham gia
và việc hỏi ý kiến của tổ chức công đoàn
Cũng cần phải nói rằng, sự giới hạn về quyền xử lý kỷ luật của người
sử dụng lao động không phải được bắt đầu ngay từ khi có kỷ luật lao động.Lúc đầu quyền xử lý kỷ luật của người sử dụng lao động đối với người laođộng hầu như không bị hạn chế, mãi sau này pháp luật mới có sự can thiệp để
nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động và hạn chế sự lạm quyền của người
sử dụng lao động Chẳng hạn, Bộ luật dân sự năm 1943 của Ý tại Điều 2106
có quy định rằng: "Khi người lao động xâm phạm đến những nghĩa vụ như sự
Trang 29trung thực, chăm chỉ thì người sử dụng lao động có thể ra phán quyết buộcngười lao động phải chịu một chế tài tương ứng với sự vi phạm đó” Quy địnhnày cho phép người sử dụng lao động hầu như có toàn quyền trong việc xử lý
kỷ luật đối với người lao động Mãi đến năm 1966, quy định này mới được sửa
đổi nhằm hạn chế quyền sa thải của người sử dụng lao động bằng việc quy
định những nguyên tắc chung cho việc xử lý kỷ luật Các nhà lập pháp củaPháp thì can thiệp chậm hơn trong việc giới hạn quyền xử lý kỷ luật của chủ
sử dụng lao động Đầu tiên, vào năm 1970, với Luật về sa thải và tiếp sau đó,năm 1982 (4/8/1982) đạo Luật Auroux liên quan đến sự tự do cá nhân củangười lao động đã xác định những điều kiện thực hiện quyền xử lý ky luật củangười sử dụng lao động [63]
Việc xử lý kỷ luật là quyền của người sử dụng lao động nhưng trongquyền năng đó vẫn có sự tự do của người lao động Khi người lao động thamgia quan hệ lao động, họ phải tự đặt mình dưới sự quản lý của người sử dụng
lao động Song sự xác nhận dưới quyền này không có nghĩa và không hàm ý là
mối quan hệ phụ thuộc, là một hình thức từ bỏ hoàn toàn các quyền và sự tự
do của người lao dong.[V ề nguyên tắc, người lao động chi chịu sự quan ly của
người sử dụng lao động về các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, đến quátrình lao động mà thôi Những vấn đề không liên quan đến quan hệ lao động,quá trình lao động, người lao động không có nghĩa vụ phải chấp hành Ngay
cả khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, bị người sử dụng lao động
xử lý kỷ luật thì họ vẫn có những quyền nhất định, như quyền được bào chữa,
quyền không bị xúc phạm về danh dự nhân phẩm, quyền yêu cầu cơ quan cóthẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Hơn nữa, quan hệ lao
động là quan hệ được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, do đó đương nhiên người
lao động trên một phương diện nào đó là bình đẳng với người sử dụng lao
động Vì vậy, tuy phải chịu sự quản lý của người sử dụng lao động nhưngngười lao động vẫn có những quyền nhất định
Trang 301.1.3 Tam quan trọng của kỷ luật lao động
Kỷ luật nói chung và kỷ luật lao động nói riêng là cơ sở để tổ chức các
hoạt động tập thể cũng như các hoạt động lao động một cách khoa học và cóhiệu qua Vì vậy, ky luật lao động có vai trò quan trọng trên cả bình diện kinh
tế và xã hội Sản xuất có phát triển hay không, các quan hệ xã hội có ổn định
hay không, một phần dựa vào sự tuân thủ và ý thức kỷ luật của người lao động
Đặc biệt, đối với người sử dụng lao động, người lao động - những chủ thể của
quan hệ lao động thì kỷ luật lao động lại càng có ý nghĩa Hơn thế nữa, kỷ luậtlao động còn có vai trò đối với cả Nhà nước và xã hội
- Đôi với don vi sử dụng lao động
Bất cứ một hoạt động tập thể nào cũng cần phải có ký luật Đặc biệt đối
với lao động, một hoạt động mang tính chất xã hội hóa cao thì kỷ luật lao động
lại càng không thể thiếu Kỷ luật lao động chính là cơ sở để tổ chức lao động
khoa học và có hiệu qua trong phạm vi đơn vị sử dung lao động và trên phạm vicủa toàn xã hội Thông qua kỷ luật lao động, người sử dụng lao động sẽ duy trì
được trật tự nền nếp trong doanh nghiệp, ổn định được sản xuất kinh doanh Sự
tuân thủ nghiêm túc ky luật lao động của người lao động sé là yếu tố quan trọnggiúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được năng suất, chất lượng, hiệu quả,
là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy sản xuất phát triển Đặc biệt, trong xã hội hiện
đại, khi khoa học - công nghệ ngày càng phát triển, các doanh nghiệp áp dụngcác quy trình công nghệ mới, sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại thì kỷ
luật lao động phải là vấn đề được đặt lên hàng đầu Lao động được tổ chức theo
dây chuyền, các hoạt động lao động mang tính chuyên môn hóa cao doi hỏingười lao động phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỷ luật lao động Nếungười lao động không tuân thủ kỷ luật lao động không những sẽ ảnh hưởng đếnhiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh mà còn rất dễ dẫn đến các sự cốtrong sản xuất, tai nạn lao động đối với người lao động Mặt khác, thông quanhững quy định về ky luật như bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ kinh doanh,
Trang 31người sử dụng lao động không chỉ bảo vệ được quyền sở hữu về tài sản của mình
mà còn giữ gìn được thông tin, tài liệu của doanh nghiệp, điểm mấu chốt quan
trọng của hoạt động kinh doanh Vì vậy, ở bất kỳ đơn vị sử dụng lao động nào, vấn
đề kỷ luật lao động bao giờ cũng được thiết lập, duy trì và được đặt lên hàng đầu
Mat khác, để thực hiện quyền quản lý lao động trong các đơn vị sản
xuất kinh doanh, người sử dụng lao động có thể sử dụng nhiều biện pháp khácnhau như phân công, điều hành công việc, tạm thời điều chuyển người laođộng sang làm việc khác nhưng biện pháp quan trọng nhất vẫn là duy trì kỷluật và xử lý đối với người lao động có hành vi vi phạm Các biện pháp quản
lý lao động khác, xét cho cùng, cũng đều nhằm mục đích duy trì trật tự nềnnếp, tạo ra kỷ luật lao động trong từng đơn vi và trên phạm vi xã hội Vì vậy,
có thể nói rằng, kỷ luật lao động vừa là yêu cầu khách quan trong các đơn vị
sử dụng lao động, vừa nội dung của quá trình quản lý lao động
- Đối với người lao động, kỷ luật lao động là một trong những căn cứ
để người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ lao động của mình, là thước
đo tác phong, bản lĩnh của người lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại
Kỷ luật lao động rèn luyện người lao động, buộc người lao động phải tuântheo những trật tự nền nếp nhất định nên sẽ tạo cho người lao động tác phongcông nghiệp, nếp sống văn minh Trong nền sản xuất nhỏ, người thợ thủ công
làm việc có thể rất tự do, tùy tiện Thời gian làm việc của họ có thể tùy theo
từng ngày, sản phẩm được làm theo kinh nghiệm của cá nhân không thật cần
phải tuân thủ theo một tiêu chuẩn cố định nào Nhưng trong nền sản xuất hiện
đại, người lao động phải đi làm đúng giờ, sự chậm trễ của người lao động sẽảnh hưởng và gây trở ngại đến hoạt động lao động của những người lao độngkhác, đến công việc sản xuất của cả phân xưởng Hơn nữa, để đảm bảo chất
lượng của sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, trong quá trình làm việc, người lao
động phải tuân theo các quy trình kỹ thuật, một trình tự nhất định Nếu ngườilao động không tuân thủ sẽ gây rối loạn trong quá trình lao động, dễ dẫn đến
hư hỏng máy móc thiết bị, sản phẩm, năng suất lao động không cao
Trang 32Chính vì vậy, trong xã hội hiện đại, khi khoa học - công nghệ ngày
càng phát triển, kỷ luật lao động là điều hết sức cần thiết, là yêu cầu thiết yếu
đối với mỗi người lao động khi tham gia quan hệ lao động Việc tuân thủ ky
luật lao động sẽ giúp người lao động thực hiện được các nghĩa vụ lao động,
hạn chế được những thiệt hại về tài sản cho người sử dụng lao động cũng nhưnhững thiệt hại mà người lao động phải bồi thường cho người sử dụng laođộng do hành vi vi phạm ky luật của mình gây ra Ngoài ra, ky luật lao độngcòn là biện pháp để giáo dục và rèn luyện người lao động có tinh thần trách
nhiệm, ý thức tập thể, có bản lĩnh đấu tranh chống tiêu cực trong lĩnh vực lao
động, sản xuất cũng như tạo cho người lao động có được tác phong công nghiệp
Ở Việt Nam hiện nay, ý thức kỷ luật của người lao động đang được
xem là một vấn đề nóng bỏng đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lao động Một
thực tế là đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài không muốn nhận lao động
Việt Nam vì cho rằng người lao động Việt Nam không có ý thức tốt trong việcchấp hành kỷ luật cũng như không có tác phong công nghiệp Rất nhiều lao
động Việt Nam sau khi ra nước ngoài làm việc đã bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách xuất khẩu lao động của
nước ta, một giải pháp quan trọng nhằm giải quyết việc làm cho người lao
động Để có thể chiếm lĩnh thị trường cũng như cạnh tranh với các nước khác
trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, ngoài việc phải nâng cao tay nghề, các laođộng Việt Nam cũng cần phải nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành ky luật Có
như vậy, chúng ta mới có cơ hội để tiếp cận với thị trường lao động của cácnước phát triển, các nước có nên công nghiệp hiện dai
- Đối với nhà nước và xã hội
Ky luật lao động là cơ sở để tổ chức lao động có hiệu quả và trên cơ sở
đó không ngừng nâng cao đời sống của người lao động Ky luật lao động sẽ
đảm bảo cho quá trình tổ chức lao động được chặt chẽ, trở thành một khối
thống nhất, vững mạnh Không có kỷ luật lao động hoặc ky luật lao động
Trang 33lỏng lẻo sẽ khó có thể tổ chức lao động được hiệu quả, không đảm bảo mọingười lao động, mọi tập thể lao động tự giác và có trách nhiệm đầy đủ trong
việc thực hiện nghĩa vụ lao động Đặc biệt trong xã hội công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, kỷ luật lao động có vai trò và tác dụng hết sức to lớn Nền sản xuất cơ
khí hóa, hiện đại hóa đòi hỏi tính tổ chức, tính tập thể hết sức chặt ché và điều
đó chỉ được đảm bảo khi có ký luật lao động Không có ky luật lao động thikhó có thể sử dụng được các phương tiện và kỹ thuật hiện đại, không thể tổ
chức lao động phù hợp với yêu cầu của sản xuất lớn, không thể quản lý được
nền sản xuất lớn Kỷ luật lao động là một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và để thực hiện được
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì người lao động phải có kỷ luật laođộng, phải có tác phong công nghiệp Đồng thời, việc thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước cũng sẽ tạo cho người lao động tác phong côngnghiệp trong quá trình làm việc
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, việc tuân thủ tốt kỷ luật lao
động còn là một trong các yếu tố thu hút đầu tư trong nước cũng như nướcngoài, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động
Hơn nữa, kỷ luật lao động còn tạo ra môi trường và điều kiện cho quan
hệ lao động phát triển hài hòa, ổn định, trên cơ sở đó ổn định trật tự chung của
xã hội Sự tuân thủ nghiêm túc kỷ luật lao động của người lao động cũng sẽ tạocho người lao động ý thức chấp hành tốt các quy định của nhà nước cũng như trật
tự xã hội nói chung Do đó, có thể thấy rằng, kỷ luật lao động trong các đơn vịđược duy trì cũng sẽ là một trong các yếu tố để xã hội được ổn định và phồn vinh
1.2 ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT VỀ KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
1.2.1 Sự can thiết của việc điều chỉnh pháp luật về ky luật lao động
Kỷ luật lao động tuy là vấn đề thuộc quyền quản lý lao động của người
sử dụng lao động song lại tương đối phức tạp bởi nó còn liên quan và tác động
Trang 34lấn chủ thé khác Nhĩmg quy định về ky lat lan đông trang doanh nghiệp là
de người sử dung lao động để ra nhìmg người thực hiện, chấp hành nó lại là
người lac động Khi tham gia quan hệ lao động, người laa động bal buậc phải
chấp hành ky luật lao động Hay được xem nhĩ là một nghĩa vụ diteng nhiêntủa người lao động khi tham gia vac quá trình laa động vì vậy nến khangchấn hành những nghĩa vụ này họ sẽ phải gánh chịn những chế tài nhất định
Do đó kỷ luật lan động không chỉ lien quan đến quyến quan lý laa
lộng của người sử dung laa đông mà có ảnh hưởng rất lớn đến người lan
déng Sự ảnh hưởng này không chỉ tác động đến quá trình tham pia quan hệ
lan động ena ho (như phải làm việc treng những “nat lệ như thế naa’) mà can
liên quan đến vấn dé việc làm, thu nhận của người lan động Ở một góc độ nào
dé, lợi ích cha các bên trong quan hệ lao đông là thang nhất vối nhau Song,
sự thống nhất gia cáe hên về ky Inật lao đông sẽ là điều rất khá, hoi người sửdụng lan động ban giờ cũng muốn sử dụng triệt để quyền hạn của minh, thậmchí lạm quyền để huộc người lao động phải tuân thủ Người lao đông vì vấn
để việc làm, thu nhập có thể cũng buộc phải chấn nhận những quy định ha
khắc thậm chí xâm phạm dén quyền con người cha người sử dung lan đông.Chế độ "nô lệ” trang laa động vì vậy ral dé được hình thành quyền lợi của
người laa động không được han đảm Tuy nhiên sự án bức, đề nén dén một
lúc nao đó sẽ khiến người lac đông cùng nhau liên kết chống Jai người sửdụng lan động Quan hệ lao động vi vây cố nguy co hi phá vỡ, tral tự kỷ cươngIrong daanh nghiệp sẽ không được duy trì Mau thuẫn, Iranh chấp trang laodang sẽ thường xuyên phát sinh Đặc hiệt ky luật lan động không chỉ liênquan đến lợi ích vat chất nhĩ việc lầm thu nhập mà con liên quan đến các vẫn
dé tinh thần như canh dự, vy tín của người lao động nên mãn thuẫn treng quan
hệ lan động cằng trả nên gay gat Chỉnh vì vậy, cần thiết phải cá sự diéu chỉnh
của pháp luật nhằm han vệ quyền lợi cho người laa động, hạn chế xu hướnglam quyền của giới chủ Day là yêu cầu tất yếu khách quan xuất phát từ nhu
Trang 35cầu của ky luật lao động nói riêng, quan hệ lao động nói chung Hon nữa,pháp luật đã điều chỉnh quan hệ lao động thì tất yếu cũng phải điều chỉnh cả
kỷ luật lao động bởi kỷ luật lao động cũng là một trong những nội dung cơbản của quan hệ này
Pháp luật điều chỉnh về kỷ luật lao động nhưng không có nghĩa sẽ xóa
bỏ quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động Pháp luật vẫn đảmbảo quyền hạn này của chủ doanh nghiệp nhưng sẽ giới hạn nó ở mức độ nhất
định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động Song cũng cần lưu ý rằng,
pháp luật tuy có hướng tới việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động nhưngbao giờ cũng đặt trong mối tương quan với quyền quản lý của người sử dụng
lao động Điều đó sẽ không chỉ đảm bảo được lợi ích của cả hai bên chủ thể trong quan hệ lao động mà còn tạo điều kiện cho quan hệ lao động phát triển
theo định hướng của Nhà nước
Mat khác, doanh nghiệp không phải là "vương quốc” riêng mà là một
thực thể xã hội; kỷ luật lao động không chỉ đơn thuần là quyền hạn riêng biệt của người sử dụng lao động mà còn mang tính xã hội, thể hiện tính chất của các quan hệ lao động trong xã hội Vì vậy, không thể có tình trạng mỗi doanh
nghiệp lại có một "thể chế” riêng về kỷ luật lao động mà cần phải có những quy
định chung thống nhất phù hợp với trật tự quản lý lao động nói chung Nhà nướccần phải thống nhất hoạt động quản lý lao động trong mọi đơn vị sử dụng lao
động Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi có sự điều chỉnh của pháp luật Với
chức năng của mình, pháp luật sẽ buộc các doanh nghiệp phải thực hiện kỷ luậtlao động theo sự định hướng của Nhà nước Người lao động cũng sẽ thực hiệnnghiêm túc hơn khi ky luật lao động là kỷ luật do Nhà nước ban hành
Cũng cần phải thấy rằng, kỷ luật lao động không chỉ liên quan đến
trật tự, kỷ cương trong doanh nghiệp mà còn liên quan đến trật tự xã hội, quản
lý lao động trong xã hội Việc tuân thủ kỷ luật lao động trong doanh nghiệpcũng sẽ tác động đến ý thức tuân thủ kỷ luật nói chung của người lao động Vì
Trang 36vậy, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật đối với kỷ luật, Nhà nước cũng
khó có thể quản lý lao động trong xã hội Pháp luật có điều chỉnh về kỷ luật
lao động thì mới có thể buộc các quan hệ lao động cũng như kỷ luật lao độngphát triển theo sự định hướng của Nhà nước, trật tự kỷ cương trong doanhnghiệp phù hợp với trật tự kỷ cương của Nhà nước
Như vậy, việc điều chỉnh pháp luật đối với kỷ luật lao động là hết sứccần thiết Nó không chỉ hạn chế được xu hướng lạm quyền của người sử dụnglao động mà còn bảo vệ được quyền lợi của người lao động, hạn chế đượctranh chấp trong quan hệ lao động, tạo điều kiện cho quan hệ lao động được
tồn tại, duy trì và phát triển Điều đó không chỉ đem lại hiệu quả cho doanh
nghiệp mà còn đem lại hiệu quả cho hoạt động quản lý lao động của toàn xã hội
1.2.2 Nội dung pháp luật về kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là vấn đề tất yếu khách quan đối với mọi quá trình laođộng, là một nội dung thuộc quyền quản lý lao động của người sử dụng lao động,bởi vậy nên nó đã được pháp luật ghi nhận và điều chỉnh Tùy theo tập quán,phong tục của từng nước mà kỷ luật lao động được quy định thành một chế địnhriêng trong luật lao động hoặc được quy định rải rác trong các chế định khác,
được quy định một cách cụ thể chi tiết hay chỉ mang tính nguyên tắc Tuy có sự
khác nhau trong việc quy định về kỷ luật lao động song nhìn chung pháp luật của
đa số các nước đều quy định kỷ luật lao động gồm những nội dung chính sau:
- Nội quy lao động - cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷ luật lao động.
- Những trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người lao động có hành
vi vị phạm ky luật lao động
1.2.2.1 Nội quy lao động- cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập kỷluật lao động trong đơn vị
Khi nói đến kỷ luật lao động thì một trong những vấn đề không thể không
bàn đến chính là nội quy lao động Bởi đây chính là văn bản thể hiện các nội
Trang 37dung cơ bản của kỷ luật lao động, các yêu cầu của người sử dụng lao động đốivới người lao động trong quá trình quản lý lao động Thực chất đây là nhữngquy tắc xử sự mà người lao động buộc phải chấp hành trong quá trình lao
động và đồng thời nó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng lao
động xử lý và áp dụng các hình thức kỷ luật đối với người lao động Đây cũng
là điều dễ lý giải, bởi kỷ luật lao động thuộc quyền quản lý lao động của
người sử dụng lao động nên Nhà nước không thể quy định cụ thể các vấn đề
kỷ luật lao động Nhà nước chỉ quy định những nội dung chính, còn những
vấn đề cụ thể sẽ do người sử dụng lao động quy định trong nội quy cho phùhợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị Do đó, pháp luật các nước tuy có sự
quy định khác nhau trong lĩnh vực kỷ luật lao động song hầu hết đều quy địnhviệc xử lý kỷ luật phải trên cơ sở của nội quy lao động Đa số các nước đềuquy định người sử dụng lao động chỉ xử lý kỷ luật đối với người lao động khi
họ có hành vi vi phạm kỷ luật và hành vi vi phạm này phải được quy địnhtrước một trong văn bản là nội quy lao động Day được coi là một trong những
tiêu chí nhằm hạn chế sự lạm quyền của giới chủ trong lĩnh vực kỷ luật lao
động Pháp luật của Ý cũng quy định về vấn đề này Điều 7 trong Luật số 300 năm 1970 của Ý đòi hỏi rằng trong mỗi doanh nghiệp, một "Bộ luật" kỷ luật
lao động phải được đặt ra Có nghĩa là cần phải có một văn bản xác định trước
những hành vi vi phạm kỷ luật có thể phải chịu chế tài nhằm tránh trường hợp
"sáng tao" ra chế tai sau đó Tuy nhiên, theo pháp luật của Pháp, hành vi viphạm kỷ luật không cần thiết phải được xác định trong văn bản trước đó Nội
quy lao động chỉ xác định những quy định mang tính chất nguyên tắc, người
sử dụng lao động có thể áp dụng một chế tài đối với một hành vi không được
quy định trong nội quy
Nội quy lao động rất cần thiết cho đơn vị nhưng cũng rất hữu ích cho
người lao động Khi biết rõ những bổn phận của mình và cả những chế tài dự
liệu, người lao động sẽ được bảo vệ phần nào trước những quyết định độcđoán của chủ sử dụng lao động Chủ sử dụng lao động cũng phải tôn trọng
Trang 38những quy định trong bản nội quy vì chính họ là người đề ra những quy định
đó Bởi thế, pháp luật của hầu hết các nước đều quy định doanh nghiệp phải có
nội quy lao động Chẳng hạn như ở Pháp, Luật Lao động bổ sung năm 1982
quy định doanh nghiệp có sử dụng từ 20 lao động trở lên bắt buộc phải có nội
quy lao động [1, tr 90] Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động cũng quy định doanh
nghiệp có sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải có nội quy laođộng bằng văn bản (Điều 82 Bộ luật Lao động)
Ở đa số các nước, nội quy lao động là văn bản do người sử dụng lao
động ban hành Đây là điều tất yếu bởi người sử dụng lao động là người cóquyền quản lý lao động nên họ phải có quyền quy định về trật tự trong doanhnghiệp của mình và người lao động có trách nhiệm buộc phải chấp hành
Trước kia, theo pháp luật của một số nước (chẳng hạn như pháp luật của Pháp)
nội quy lao động là do chủ sử dụng lao động đơn phương đặt ra buộc ngườilao động phải mặc nhiên chấp nhận Tuy nhiên, sau đó quy định này đã bị
phản ứng bởi nó bất lợi cho người lao động và rất dễ dẫn đến sự lạm dụng của
người sử dụng lao động trong việc xử lý kỷ luật Hiện nay, hầu hết các nướcđều ghi nhận nội quy lao động là do người sử dụng lao động ban hành, song
phải tuân theo những quy tắc nhất định cả về nội dung nội quy cũng như trình
tự thủ tục ban hành nội quy đó
Về nguyên tắc, các quy định trong nội quy lao động không được tráivới pháp luật lao động Trước khi ban hành nội quy, người sử dụng lao độngthường phải tham khảo ý kiến của chủ thể khác về các nội dung quy địnhtrong nội quy Tùy theo tập quán, phong tục của từng nước mà đối tượng
tham khảo ý kiến trước khi ban hành nội quy có thể là khác nhau như tham
khảo ý kiến của Hội đồng doanh nghiệp hoặc của đại diện người lao động
(chẳng hạn pháp luật của Pháp), song hầu hết đều quy định đại điện người
lao động là chủ thể chủ yếu mà người sử dụng lao động phải hỏi ý kiến trước
khi ban hành
Trang 39Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và tránh tìnhtrạng người sử dụng lao động lạm quyền, pháp luật các nước còn quy định cácnguyên tắc ban hành nội quy Đó là nội quy lao động phải phù hợp với pháp
luật lao động và thỏa ước lao động tập thể (nếu có) trong đơn vị Đồng thời để
có hiệu lực pháp luật, bản nội quy đó bắt buộc phải được đăng ký tại một cơ
quan có thẩm quyền nhằm kiểm tra, cho phép trước khi thực hiện Theo phápluật của Pháp, để có hiệu lực pháp luật thì bản nội quy lao động phải được
thanh tra lao động kiểm tra, cho phép Ở Việt Nam, nội quy lao động phải được
đăng ký tại cơ quan lao động và xã hội cấp tỉnh Ngoài ra, khi nội quy lao động
có hiệu lực pháp luật, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm thông báo
cho người lao động biết và những điểm chính của nội quy phải được niêm yết ở
những nơi cần thiết Pháp luật của Ý tại Điều 7 Luật số 300 năm 1970 cũng đã
có quy định: "Văn bản quy định về chế tài kỷ luật phải được thông báo cho mọingười lao động trong doanh nghiệp biết theo phương thức niêm yết" Việcthông báo này được xem là nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người laođộng phải được biết những quy định trong nội quy lao động Trường hợp người
sử dụng lao động không ban hành nội quy lao động, hoặc không thông báo cácquy định trong nội quy được xem như không có quyền xử lý kỷ luật lao động [63]
Đồng thời với việc quy định về trình tự, thủ tục ban hành nội quy, phápluật một số nước còn quy định về các nội dung cơ bản của nội quy lao động.Theo pháp luật của Pháp, nội dung của nội quy lao động thường tập trung vào
các quy định về quy tắc vệ sinh an toàn, những thể thức và các mức xử lý trách
nhiệm kỷ luật thuộc thẩm quyền của chủ doanh nghiệp, quyền bào chữa của
người lao động Ở Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), các nội dung trong nội quy lao
động cũng tương tự như ở Pháp nhưng có bổ sung quy định về khen thưởng đối
với những người chấp hành tốt ky luật lao động [1, tr 92] Theo pháp luật ViệtNam, nội quy lao động gồm những nội dung chủ yếu như: "Thời gian làm việc
va thời gian nghi ngơi; trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động vệ sinh laođộng ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của
Trang 40doanh nghiệp; các hành vi vi phạm ky luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luậtlao động và trách nhiệm vật chat" (khoản 1 Điều 83 Bộ luật Lao động).
Như vậy, có thể thấy, nhìn chung trong pháp luật nhiều nước, nội quy
lao động thường bao gồm các nội dung chính như biểu thời gian làm việc, cácquy định về an toàn, vệ sinh lao động, trật tự trong doanh nghiệp, các hành vi
vi phạm ky luật va các hình thức xử lý Các quy định trong nội quy lao động
là cơ sở pháp lý quan trọng để người sử dụng lao động xử lý ky luật đối với
người lao động Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũngtuân thủ đúng các quy định của pháp luật về nội quy lao động Vì lý do này
hoặc lý do khác mà các doanh nghiệp có thể không ban hành nội quy hoặc
ban hành nội quy nhưng không đúng quy định của pháp luật Do đó, để các
doanh nghiệp buộc phải ban hành nội quy lao động cũng như phải tuân thủđúng các quy định về nội quy, pháp luật còn quy định về việc xử phạt đối vớihành vi vi phạm trong lĩnh vực nay Tùy theo mức độ vi phạm mà người cóhành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính ở các cấp độ khác nhau.
Song, cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp mặc dù đơn vị
không có nội quy nhưng chủ sử dụng lao động vẫn có thể xử lý kỷ luật đối với
người lao động Đó là những đơn vị không buộc phải ban hành nội quy theo
quy định của pháp luật (do sử dụng ít lao động) Khi đó để xử lý kỷ luật,
người sử dụng lao động phải căn cứ vào các quy định chung của pháp luật, vàoquy chế, tập quán, quy tắc, yêu cầu của nghề nghiệp cũng như việc chấp hành
các mệnh lệnh của người lao động để xác định hành vi vi phạm của họ cũngnhư hình thức xử lý tương ứng
1.2.2.2 Các trách nhiệm pháp lý áp dụng đốt với người lao động cóhành vi vi phạm kỷ luật lao động - biện pháp dam bao và duy trì kỷ luật laođộng trong đơn vị
Người lao động khi tham gia quan hệ lao động, phải đặt mình dưới sựquản lý của người sử dụng lao động, phải tuân thủ các quy định về ky luật lao