1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

quan điểm của hồ chí minh về vị trí vai trò chức năng của văn hóa

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Điểm Của Hồ Chí Minh Về Vị Trí, Vai Trò, Chức Năng Của Văn Hóa
Người hướng dẫn Cô Lý Huỳnh Kim Cương
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập nhóm
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 252,04 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTBÀI TẬP NHÓMMÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHĐề tài: Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa. Phâ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Đề tài:

 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa.

Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Khi thực tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội?

 Phân tích biểu hiện và tác hại của những hành vi thiếu văn hóa trong mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa sinh viên với thầy cô giáo.

Lớp học phần: 222TT0128

GVHD: Cô Lý Huỳnh Kim Cương

Nhóm thực hiện: Nhóm 2

Trang 2

M ụ ụ c l c

PHỤ LỤC 1

BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC 1

1 Câu hỏi: 2

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa 2

1.2 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Khi thực tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội? 2

1.3 Phân tích biểu hiện và tác hại của những hành vi thiếu văn hóa trong mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa sinh viên với thầy cô giáo 2

2 Trả lời câu hỏi 1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa 2

2.1 Khái niệm “văn hóa” của Hồ Chí Minh 2

2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí của văn hoá 3

2.2.1 Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng 3

2.2.2 Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy cho kinh tế phát triển 4

2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá 4

2.3.1 Văn hoá là động lực của sự phát triển 5

2.3.2 Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển 5

2.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá 6

2.4.1 Chức năng thứ nhất là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân 6

2.4.2 Chức năng thứ hai là mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí 7

2.4.3 Chức năng thứ ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân mình 7

3 Trả lời câu hỏi 1.2 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Khi thực tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội? 8

3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 9

3.1.1 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 9

3.1.2 Tác động tích cực của quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 10

3.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống 10

3.2.1 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa đời sống 10

3.2.2 Tác động tích cực của quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục 11

Trang 3

4 Trả lời câu hỏi 1.3 Phân tích biểu hiện và tác hại của những hành vi thiếu văn hóa trong mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa sinh viên với thầy cô giáo .12

4.1 Mối quan hệ giữa con cái và bố mẹ 12

4.1.1 Thiếu sót của cha mẹ tác động lên con cái 12

4.1.2 Con cái vô lễ với cha mẹ 15

4.2 Mối quan hệ giữa sinh viên và thầy cô giáo 15

4.2.1 Thầy cô giáo dùng lời lẽ tác động tiêu cực lên học sinh 15

4.2.2 Sinh viên vô lễ, hành xử thiếu ý thức với thầy cô giáo 16

Trang 4

PHỤ LỤC BẢNG DANH SÁCH NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

2 Hồ Lê Phương Bảo K2250320

Trang 5

1 Câu hỏi:

1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa 1.2 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Khi thực tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội?

1.3 Phân tích biểu hiện và tác hại của những hành vi thiếu văn hóa trong mối quan hệ giữa con cái với bố mẹ, giữa sinh viên với thầy cô giáo.

2 Trả lời câu hỏi 1.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò, chức năng của văn hóa

2.1 Khái niệm “văn hóa” của Hồ Chí Minh

Khái niệm về “văn hoá” có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng, chính

vì vậy, đã có đến hàng trăm định nghĩa về văn hoá Tháng 8/1943, khi còn trongnhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra một định nghĩacủa mình về văn hoá Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo

và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Với định nghĩa này, HồChí Minh đã khắc phục được quan niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử làchỉ đề cập đến lĩnh vực tinh thần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đếnlĩnh vực giáo dục, phản ánh trình độ học vấn…Trên thực tế, văn hoá bao gồm

Trang 6

toàn bộ những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sángtạo ra, nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người.Như vậy văn hoá đã được hiểu theo nghĩa rộng nhất Đó là toàn bộ những giátrị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng

lẽ sinh tồn, đồng thời cũng là mục đích của cuộc sống loài người Và muốn xâydựng nền văn hoá dân tộc, thì phải xây dựng tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xãhội, đạo đức, tâm lý con người

2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí của văn hoá

2.2.1 Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa đứng ngang hàng với các lĩnh vực hoạt

động khác của xã hội: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng

phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” Văn hoá được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội,

thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội Trong công cuộc kiến thiết nước nhà,

có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế,

xã hội, văn hoá Theo Hồ Chí Minh, bốn vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau,cùng tác động lẫn nhau Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hoá mớiđược giải phóng Chính trị giải phóng mở đường cho văn hoá phát triển

Khi đất nước còn bị nô lệ thì văn hoá cũng chung số phận nô lệ Vì vậy, HồChí Minh đã vạch ra một đường lối mới: phải tiến hành cuộc cách mạng chính trịtrước mà cụ thể là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành lấy chính quyền,nhân dân làm chủ đất nước, để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giảiphóng văn hoá, mở đường cho văn hoá phát triển

Trang 7

Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hoá.Kinh tế là thuộc về cơ sở hạ tầng, là nền tảng của việc xây dựng văn hoá, xâydựng kiến trúc thượng tầng Do đó, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải xây dựng kinh tế,xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hoá Văn hoá

là một bộ phận kiến trúc thượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến

thiết rồi, văn hoá mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được: "Muốn

tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá” Vì sao không

nói phát triển văn hoá và kinh tế ? Tục ngữ ta có câu: “Có thực mới vực được

đạo”; vì thế kinh tế phải đi trước.

2.2.2 Văn hoá không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phục

vụ cho nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy cho kinh tế phát triển

Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gianhững nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, tác động trởlại với kinh tế và chính trị như một động lực hết sức quan trọng, Người nói:

"Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ Nâng cao trình độ văn hóa của cá nhân cũng là việc cần thiết để xây dựng nước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.”

Văn hóa phải ở trong kinh tế chính trị, điều đó cũng có nghĩa là kinh tế vàchính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà chủ nghĩa xã hội và thời đại đangđòi hỏi Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trươngđưa các giá trị văn hóa gắn sâu vào kinh tế và chính trị, làm cho văn hóa thực sựvừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trang 8

2.3 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hoá

2.3.1 Văn hoá là động lực của sự phát triển

Nói văn hoá là động lực của sự phát triển chính là nói tới quá trình trong đócon người được và tự trang bị cho mình những kiến thức, hệ giá trị để có thể trởthành một nhân tố tạo ra sự phát triển Mục tiêu là cái chúng ta đặt ra để phấnđấu trên cơ sở những gì đã có, còn động lực là công cụ để đi đến mục tiêu Khichúng ta đạt được mục tiêu, chính nó trở thành hành trang, phương tiện, thànhcông cụ để tạo ra nhận thức mới Đó chính là động lực của sự phát triển

Văn hoá là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội Điều này được thể hiệntrước hết từ khái niệm văn hoá của Hồ Chí Minh Theo Người, vì lẽ sinh tồncũng như mục đích sống, loài người mới tạo ra hàng loạt yếu tố cấu thành vănhoá cả vật chất lẫn tinh thần Hồ Chí Minh là người hoạt động chính trị, cho nên

có thể thấy rõ đường lối chính trị của Người luôn thấm đượm tinh thần văn hoá

2.3.2 Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển

Phát triển, suy cho cùng, chính là sự tăng trưởng những giá trị của con ngườichứ không phải là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế theo các tiêu chí khác nhau Văn hoá

là nền tảng tinh thần của xã hội, trong đó hàm chứa văn hoá vừa là mục tiêu, vừa

là động lực Phát triển xã hội bền vững suy cho cùng là xây dựng con người toàndiện, văn hoá là mục tiêu của sự phát triển cũng chính là nhắc tới vai trò quantrọng của nó trong quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực củacon người Theo Hồ Chí Minh, vai trò của văn hoá đối với sự hình thành và pháttriển con người toàn diện Việt Nam thể hiện: Củng cố niềm tin cho con người,xây dựng lối sống mới đấu tranh chống lại hiện tượng phi văn hoá, phản nhânvăn, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp

Trang 9

2.4 Quan điểm của Hồ Chí Minh về chức năng của văn hoá

Chức năng của văn hóa rất đa dạng và phong phú Hồ Chí Minh cho rằngvăn hóa có ba chức năng chủ yếu sau:

2.4.1 Chức năng thứ nhất là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân

Tư tưởng và tình cảm là những vấn đề chủ yếu của đời sống tinh thần conngười Tư tưởng có thể đúng đắn hoặc sai lầm, tình cảm cũng có thể cao đẹphoặc thấp hèn

Theo Hồ Chí Minh, văn hoá có chức năng bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn vànhững tình cảm cao đẹp cho nhân dân Chức năng này phải được tiến hànhthường xuyên, liên tục, vì tư tưởng và tình cảm con người luôn luôn biến đổitheo hoạt động thực tiễn của xã hội Việc bồi dưỡng ấy phải đặc biệt quan tâmđến những tư tưởng và tình cảm có ý nghĩa chi phối đến đời sống tinh thần củamỗi con người và của cả dân tộc

Tư tưởng đúng theo Hồ Chí Minh là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa

xã hội Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Người chỉ ra rằng:

"Nước độc lập, dân phải được tự do, hạnh phúc", để nền độc lập đó là nền độc

lập thực sự, độc lập bền vững để sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội,giải phóng con người được thực hiện một cách trọn vẹn Lý tưởng đó là điểm hội

tụ những tư tưởng lớn của một Đảng, một dân tộc Nếu ai xa rời lý tưởng đó đều

có thể dẫn tới sai lầm

Hồ Chí Minh còn chỉ ra, phải làm thế nào để cho "văn hoá đi sâu vào tâm lý

quốc dân" để xây dựng những tình cảm cao đẹp cho nhân dân như lòng yêu

Trang 10

nước, tình thương yêu con người, yêu sự chân thành, thuỷ chung; căm ghét, lên

án, phê phán những cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, những sa đọa biến chất trong đờisống tinh thần của xã hội

Vì vậy, trong quá trình xây dựng nền văn hóa cách mạng ở nước ta, Hồ ChíMinh và Đảng thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng và tình cảm chocác tầng lớp nhân dân, nhất là đội ngũ cán bộ, đảng viên và đặt chức năng caoquý đó cho văn hoá

2.4.2 Chức năng thứ hai là mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí

Nay chúng ta đã giành được độc lập Một trong những công việc phải thựchiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí Muốn giữ vững nền độc lập, muốnlàm cho dân giàu nước mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi củamình, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trướchết phải biết đọc, biết viết

Do đó, theo Hồ chủ tịch, nói đến văn hoá là phải nói đến vấn đề dân trí Dântrí là trình độ hiểu biết, trình độ kiến thức của người dân Từ biết chữ đến hiểubiết và tiếp thu kiến thức trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như: chínhtrị, kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học - kỹ thuật, lịch sử, tình hình trong nước,quốc tế Theo Hồ Chí Minh, việc nâng cao trình độ dân trí chỉ có thể thực hiệnđược khi chúng ta hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giành đượcchính quyền về tay nhân dân Mục tiêu nâng cao dân trí của văn hóa trong từnggiai đoạn cách mạng có thể có những điểm chung và riêng nhưng tất cả đềuhướng đến mục tiêu chung là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Trang 11

2.4.3 Chức năng thứ ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân mình

Con người không chỉ sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trongmôi trường xã hội, môi trường văn hoá Con người phải tiếp nhận môi trường đómới tồn tại và phát triển được Mặt khác, các giá trị văn hoá tác động đến conngười những định hướng giá trị và xác định những chuẩn mực trong đời sống xãhội Với cá nhân giá trị văn hoá là thành tố cốt lõi để hình thành nên nhân cáchcon người

Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Hồ Chí Minh đã đề ra những phẩmchất và phong cách cần thiết để mỗi người tu dưỡng, rèn luyện, trước hết là đốivới cán bộ, đảng viên Đó là những phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị,những phong cách trong lao động, sinh hoạt và trong mọi quan hệ xã hội

Phẩm chất và phong cách được hình thành trong đạo đức, nếp sống, lối sốngcủa con người và xã hội, trong thói quen của cá nhân và trong phong tục, tậpquán của cả cộng đồng dân tộc Văn hoá giúp con người phân biệt được cái tốtđẹp lành mạnh với cái xấu xa, hư hỏng; cái tiến bộ thúc đẩy sự phát triển xã hộivới cái lạc hậu cản trở con người, cản trở dân tộc tiến lên phía trước Từ đó conngười phấn đấu làm cho cái đẹp, cái lành mạnh ngày càng tăng, cái tiến bộ, cáimới ngày càng phát triển, làm cho cái lạc hậu ngày càng bớt đi, cái xấu xa, hưhỏng ngày càng bị loại khỏi đời sống con người và xã hội

Với đặc trưng không giống với kinh tế và chính trị, văn hóa hướng conngười vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ cái hiện có vươn tới cái lý tưởng,

Trang 12

từ cái chưa hoàn thiện vươn tới cái hoàn thiện luôn luôn ở phía trước, đặc biệt làviệc hoàn thiện bản thân mỗi người.

3 Trả lời câu hỏi 1.2 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục, văn hóa đời sống Khi thực tốt những quan điểm trên sẽ có tác động tích cực như thế nào đến mỗi người, đến xã hội?

3.1 Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục

3.1.1 Phân tích, làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục

Theo lời Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy từ xưa đến nay: “Vì lời ích mười năm

trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, câu nói có ý nghĩa sâu xa của Hồ

Chí Minh về vấn đề văn hoá giáo dục: muốn có quả ngọt và ngon thì chỉ tốn thờigian tối đa là mười năm trồng cây, còn đối với con người, đối với cả thế hệ saunày, muốn con cháu được nên người, xã hội được phồn vinh thì chúng ta cầnphải chú trọng công tác giáo dục, chăm nom thế hệ trẻ vì đó là tương lai của cảđất nước Để thực hiện chiến lược “trồng người” cần có nhiều biện pháp, nhưnggiáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng nhất Vì lẽ đó, “trồng người” là côngviệc “trăm năm” không thể nóng vội “một sớm một chiều” vì sẽ làm ảnh hưởngxấu đến những thế hệ giáo dục tiếp đó Việc học không bao giờ dừng, còn sống

là còn phải học Đó là một trong những quan điểm sâu sắc của Bác Hồ về vănhoá giáo dục Không những thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh rằng

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” nên việc xây dựng nền giáo dục mới phải

được coi là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, lâu dài, có tácdụng “làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu laođộng, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” Do đó, điều quantrọng trước tiên ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập là phải mở ngay

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w