1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hãy Nêu Các Sự Kiện Kinh Tế Vĩ Mô Quan Trọng Trong Thời Gian Qua Ở Việt Nam Và Thế Giới Những Sự Kiện Này Có Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Nền Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam Trong Thời Gian Tới.pdf

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy nêu các sự kiện kinh tế vĩ mô quan trọng trong thời gian qua ở Việt Nam và Thế giới? Những sự kiện này có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong thời gian tới?
Tác giả Hoàng Thị Phương Linh, Trương Gia Hân, Lê Thị Phương Trinh, Nguyễn Ngọc Hân, Lương Ngọc Bảo Uyên, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Phan Thị Ngọc Trinh, Ngô Nguyễn Hoàng Mai
Người hướng dẫn THS. Lê Nhân Mỹ
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Chuyên ngành Kinh tế vĩ mô
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 543,81 KB

Nội dung

Tổng quan các sự kiện kinh tế vĩ mô trong thời gian qua ở Việt Nam và Thế giới 1.1 Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam cao nhất Đông Nam Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Compa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT -⁂ -

BÀI TẬP NHÓM HỌC KÌ 2/2024-2025 MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ

GVHD: THS LÊ NHÂN MỸ

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

NHÓM 4

Trang 2

MỤC LỤC

BÀI TẬP NHÓM 3

1 Tổng quan các sự kiện kinh tế vĩ mô trong thời gian qua ở Việt Nam và Thế giới 3

1.1 Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam cao nhất Đông Nam 3

1.2 Nguy cơ thiếu hụt gạo trên toàn Thế giới 4

1.3 OPEC cắt giảm sản lượng dầu 4

1.4 Ngân hàng nhà nước 4 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2023 5

1.5 Cuộc xung đột giữa Israel – Hamas 5

2 Phân tích sự kiện lớn: OPEC cắt giảm sản lượng dầu 7

2.1 Diễn biến, nguyên nhân, kết quả 7

2.2 Tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam 10

BÀI TẬP CÁ NHÂN 12

1 Theo quan điểm cá nhân của bạn Lê Thị Phương Trinh 12

2 Theo quan điểm cá nhân của bạn Hoàng Thị Phương Linh 14

3 Theo quan điểm cá nhân của bạn Trương Gia Hân 15

4 Theo quan điểm cá nhân của bạn Ngô Nguyễn Hoàng Mai 16

5 Theo quan điểm cá nhân của bạn Lương Ngọc Bảo Uyên 18

6 Theo quan điểm cá nhân của bạn Nguyễn Thị Hồng Nhung 20

7 Theo quan điểm cá nhân của bạn Phan Thị Đoan Trinh 21

8 Theo quan điểm cá nhân của bạn Nguyễn Ngọc Hân 23

Trang 3

BÀI TẬP

NHÓM _

Câu hỏi thảo luận: Hãy nêu các sự kiện kinh tế vĩ mô quan trọng trong thời gian

qua ở Việt Nam và Thế giới? Những sự kiện này có ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô Việt Nam trong thời gian tới?

1 Tổng quan các sự kiện kinh tế vĩ mô trong thời gian qua ở Việt Nam và Thế giới

1.1 Tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam cao nhất Đông Nam

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company công bố ngày 1/11/2023,Việt Nam tiếp tục là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vựcĐông Nam Á hai năm liên tiếp (2022 và 2023) và dự báo tiếp tục giữ vị trí nàytrong năm 2025 Thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là điểm sángtrong phát triển kinh tế Tổng giá trị hàng hoá (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ

lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD vào năm 2023 lêngần 45 tỷ USD vào năm 2025

Kỳ vọng các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng cao, thị trường thương mại điện tử

và kinh tế số Việt Nam phát triển mạnh hơn, tạo bước đà cho kinh tế phát triển,giúp các doanh nghiệp khôi phục và mở rộng thị trường

Tuy nhiên, Sự phát triển kinh tế số có thể tạo ra bất đồng phát triển giữa các khuvực, doanh nghiệp và cá nhân Các khu vực nông thôn và các doanh nghiệp nhỏ cóthể gặp khó khăn trong việc tiếp cận và tận dụng công nghệ số, dẫn đến sự chênhlệch trong phát triển kinh tế Việc tăng cường sử dụng công nghệ số cũng mở ra cácvấn đề liên quan đến bảo mật thông tin và riêng tư Nếu không có các biện phápbảo mật hiệu quả, sự phát triển của kinh tế số có thể tạo ra rủi ro về lỗ hổng bảomật và vi phạm quyền riêng tư Sự tự động hóa và sự thay đổi trong mô hình kinhdoanh có thể dẫn đến nguy cơ mất việc làm đối với các công nhân không được đàotạo về công nghệ số Điều này đặt ra thách thức trong việc đào tạo lại và chuyển đổinghề nghiệp cho nhân khẩu lao động

Trang 4

1.2 Nguy cơ thiếu hụt gạo trên toàn Thế giới

Theo phân tích của Ngân hàng Fitch Solutions - một tổ chức xếp hạng thống kê lớncủa Mỹ - cho thấy nguồn cung gạo toàn cầu đang cực kỳ căng thẳng do tác độngcủa cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng như việc thời tiết hủy hoại mùa màng ở cácnền kinh tế sản xuất lúa gạo hàng đầu thế giới Chuyên gia phân tích hàng hóaCharles Hart của Fitch Solutions cho biết sự thiếu hụt một phần là so sự suy giảmsản lượng thu hoạch hàng năm của Trung Quốc do nắng nóng gay gắt và hạn háncũng như tác động của lũ nghiêm trọng ở Pakistan Điều này sẽ làm tăng chi phínhập khẩu gạo của các nước nhập khẩu gạo lớn như Indonesia, Philippines,Malaysia và các nước châu Phi vào năm 2023 Hiện tại, sản lượng gạo đang giảm ởkhắp nơi từ Trung Quốc, Pakistan đến Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), tạo gánhnặng về giá cho hơn 3,5 tỉ người tiêu thụ trên toàn cầu Châu Á - Thái Bình Dươngchịu ảnh hưởng lớn nhất vì là nơi tiêu thụ 90% lượng gạo của thế giới

Trong khi đó tại Việt Nam, vào tháng 2 giá gạo tăng cao đẩy giá lúa tại đồng bằngsông Cửu Long tăng Cụ thể, giá lúa IR50404 tăng lên mức 6.500 đồng/kg; lúa OM

5451 tăng lên mức 6.800 đồng/kg; lúa đài thơm lên mức 6.950 đồng/kg ÔngNguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn- cho rằng diễn biến giá gạo thế giới tăng cao trong những ngày gần đây

là thời cơ để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo, cần phải tận dụng để nâng cao thunhập cho người trồng lúa, nếu không tranh thủ sẽ bị lỡ cơ hội này.Để tận dụng,nắm bắt thời cơ xuất khẩu gạo, Cục Trồng trọt đã bố trí nâng diện tích trồng lúatrong vụ thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long lên 700.000 ha, trong khi theo kếhoạch từ đầu năm là khoảng 650.000 ha

1.3 OPEC cắt giảm sản lượng dầu

Trãi qua nhiều cuộc biến động trong kinh tế, đại dịch Covid 19, xung đột Ukraine, OPEC hay OPEC+ đã có những quyết định giảm lượng dầu vào năm

Nga-2020 và tăng trở lại vào năm 2021 để phục hồi nền kinh tế Tuy nhiên, vào giữacuối năm 2022, OPEC + đã cắt giảm sản lượng dầu và tiếp tục cắt giảm cho đếnnay Gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến các nước trên thế giới trong đó có ViệtNam

Trang 5

1.4 Ngân hàng nhà nước 4 lần giảm lãi suất điều hành trong năm 2023

Theo báo cáo kinh tế, từ đầu năm nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã 4 lần điềuchỉnh lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5 – 2%/năm, trong bối cảnh lãi suất thếgiới tiếp tục tăng và neo ở mức cao; đồng thời, có nhiều văn bản chỉ đạo, trực tiếplàm việc với các tổ chức tín dụng đề nghị tiết giảm chi phí, giảm lãi suất huy động

để giảm mặt bằng lãi suất cho vay Lần thứ nhất có hiệu lực từ giữa tháng 3/2023

và lần thứ tư vào tháng 6/2023 Sau lần giảm lãi suất gần đây nhất, lãi suất cho vayqua đêm chỉ còn 5%/năm, lãi suất tái cấp vốn là 4,5%/năm, lãi suất tái chiết khấu

là 3,0%/năm Với tác động có độ trễ của chính sách sau 4 lần điều chỉnh giảm lãisuất và các biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước, dự kiến mặt bằng lãisuất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới

Trong bối cảnh lạm phát dù tăng nhưng đã có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh

tế còn nhiều khó khăn, do đó, quyết định giảm lãi suất điều hành liên tiếp của Ngânhàng Nhà nước đã góp phần tháo gỡ những khó khăn cho nền kinh tế Cụ thể, giảmđược chi phí vay vốn cho doanh nghiệp và người dân, qua đó thúc đẩy sản xuấtkinh doanh và tiêu dùng; hỗ trợ cho việc tăng trưởng tín dụng, cũng như hỗ trợthêm việc mở rộng đầu tư để tăng GDP Tuy nhiên, việc giảm lãi suất liên tục 4 lầntrong một năm như vậy cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về vấn đề tăng lạm phát, bongbóng tài sản, Điều này đòi hỏi Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục theo dõi sátdiễn biến kinh tế vĩ mô và thị trường tiền tệ để điều chỉnh lãi suất điều hành phùhợp

1.5 Cuộc xung đột giữa Israel – Hamas

Cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas ở Gaza bùng phát ngày7/10/2023 Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023 phong trào Hồi giáo Hamas tấn côngcác thị trấn của Israel nằm kề Dải Gaza Israel tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốcgia

Vào đầu tháng 10 năm 2023 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp kín Mỹ xácnhận sẽ cung cấp đạn dược cho Israel Israel ra lệnh phòng tỏa hoàn toàn DảiGaza và nhiều nước khẩn trương sơ tán công dân Chính phủ khẩn cấp Israel tuyênthệ nhậm chức và yêu cầu 1,1 triệu người ở miền Bắc gaza di chuyển xuống phíaNam để tránh cuộc tấn công Và thông báo chuẩn bị tiến hành chiến dịch quân sựquy mô lớn vào dải Gaza Đến ngày 1/11/2023 phía Hamas thông báo hơn 8.525

Trang 6

người đã thiệt mạng ở vùng lãnh thổ này trong khi Israel không công bố số liệuthương vong trong nhiều ngày qua sau khi thông báo hơn 1.400 người thiệt mạngtrước đó.

Ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam:

Xung đột giữa Israel-Hams nếu lan rộng có thể gây chấn động khắp thế giới vìTrung Đông là nguồn cung đồng thời là tuyến đường vận chuyển năng lượng quantrọng

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, kinh

tế Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ nếu cuộc xung đột này tiếp tục leo thang.Trước hết là những tác động trực tiếp Dù quan hệ thương mại và đầu tư hai chiềugiữa Việt Nam và Israel chưa nhiều, nhưng trong bối cảnh xung đột như hiện naythì những quan hệ này sẽ bị ngưng trệ Một kỳ vọng rất lớn nữa là Việt Nam vàIsrael đang trong quá trình đàm phán ký hiệp định thương mại tự do song phươngnên chắc chắn cuộc xung đột sẽ làm ngưng trệ khả năng thúc đẩy hợp tác đầu tư

mà Việt Nam kỳ vọng

Theo TS Nguyễn Quốc Việt, bất cứ một cuộc xung đột địa chính trị nào, nhất làxung đột mang tính chất vũ trang sẽ khiến cho sự phòng thủ kinh tế tăng lên Mọingười sẽ lo sợ dẫn đến giảm tổng cầu tiêu dùng Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởngđến xuất khẩu của Việt Nam Trong quý vừa qua, Việt Nam đã khôi phục về xuấtkhẩu, nhưng với tác động của cuộc xung đột Trung Đông, cùng với các cuộc xungđột khác vẫn còn dai dẳng thì cuối năm nay và trong năm sau, xuất khẩu của ViệtNam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng Bên cạnh đó, cuộc xung đột sẽ làm đứt gãy cácchuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến nguồn cung về năng lượng, nhất là dầu mỏ Điều

đó cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam bởi vì Việt Nam vẫn phụ thuộcvào nguồn cung năng lượng của thế giới Một yếu tố nữa chắc chắn sẽ ảnh hưởngtới Việt Nam, đó là xu thế tái chuyển dịch các chuỗi cung ứng và thương mại đầu

tư quốc tế Khi có những căng thẳng địa chính trị thì các nhà đầu tư sẽ quay về đầu

tư trong nước, hoặc các nước gần gũi hơn Các dòng đầu tư từ các bạn hàng chínhcủa Việt Nam như Châu Âu, Hoa Kỳ trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khuvực Trung Đông vẫn tiếp tục leo thang sẽ bị ảnh hưởng

TS NGUYỄN TRÍ HIẾU - CHUYÊN GIA KINH TẾ: Cuộc xung đột này sẽ tácđộng tới kinh tế Việt Nam qua việc giá dầu tăng Nếu tình hình chiến sự tiếp tụccăng thẳng thì giá dầu có thể lên tới ngưỡng 90 - 100 USD/thùng trong vòng vàituần tới Giá xăng của Việt Nam hiện nay trung bình ở mức khoảng 23.000đồng/lít Nếu giá dầu tăng lên đến 100 USD/thùng thì sẽ đẩy giá xăng tại Việt Namlên tới mức 26.000 - 27.000 đồng/lít Giá dầu tăng sẽ đẩy lạm phát lên, vì giá xăngdầu tăng sẽ xảy ra hiện tượng “té nước theo mưa” khiến tất cả các mặt hàng khác

Trang 7

cũng bị đội giá lên Lạm phát của Việt Nam có thể tăng lên mức trên 5% trong nămnay nếu giá dầu trên thế giới lên đến mức 100 USD/thùng

2. Phân tích sự kiện lớn: OPEC cắt giảm sản lượng dầu

2.1 Diễn biến, nguyên nhân, kết quả

a Các mốc thời gian, sự kiện liên quan

Hồi tháng 4/2020, khi đại dịch COVID-19 hoành hành, OPEC + đã nhất trí giảmsản lượng gần 10 triệu thùng/ngày trong nỗ lực nhằm đảo chiều lao dốc giá dầu thô

vì tác động của các biện pháp phong tỏa phòng dịch

Từ năm 2021, OPEC + bắt đầu tăng sản lượng sau khi thị trường phục hồi Sảnlượng trở về mức trước đại dịch COVID-19 trong năm 2022 nhưng chỉ trên vănbản vì một số thành viên phải chật vật để đạt chỉ tiêu tăng sản lượng

Ngày 29/8/2022, giá dầu thế giới đã tăng hơn 4% sau khi đã có những phiên giảmgiá trước đó 3 ngày Vì những thông tin về khả năng OPEC + cắt giảm sản lượng

và do lo ngại nguồn cung từ Iran có thể tăng lên Mặc khác, thông tin về việc FED

sẽ tiếp tục tăng lãi suất sẽ làm giảm nhu cầu về nhiên liệu cũng có tác động

không nhỏ tới giá dầu thế giới

Tháng 10/2022, OPEC + đã quyết định cắt giảm sản lượng tổng cộng 2 triệuthùng/ngày mức cắt giảm sâu nhất ( kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát) từtháng 11/2022 đến hết năm 2023

4/6/2023, OPEC + tiếp tục cắt giảm sản lượng thêm 1,4 triệu thùng/ngày, áp dụng

từ 1/1/2024

Ngày 4/8/2023, tại cuộc họp trực tuyến, Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng của

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh (còn gọi là OPEC+) đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng hiện nay của liên minh này, saukhi Saudi Arabia thông báo sẽ kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng tự nguyện đếnhết tháng 9/2023

Ngày 30/11/2023, Cuộc họp chính sách ngày của Tổ chức Các nước Xuất khẩuDầu mỏ và đồng minh (OPEC +) khép lại với quyết định cắt giảm sản lượng tựnguyện gần 2,2 triệu thùng/ngày trong quý I/2024

b Diễn biến, nguyên nhân

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, cuộcxung đột Nga - Ukraine… đã đẩy giá năng lượng và hàng hóa cơ bản tăng cao, làmcho lạm phát không ngừng leo thang trong năm 2022 Lạm phát tăng và có xuhướng tiếp tục tăng nhanh, lập kỷ lục trong nhiều thập niên ở nhiều nước trongnăm 2022, đặc biệt tại các nền kinh tế lớn trên thế giới

Trang 8

Vào ngày 5/10/2022, Quyết định giảm sản lượng dầu mỏ của OPEC + được đánhgiá như một động thái tăng áp cho giá dầu có thể là giúp giá dầu phục hồi Vì giádầu mỏ trên thế giới đã tăng lên gần 140 đô la mỹ/ thùng hồi tháng 3 năm 2022 saukhi xảy ra cuộc xung đột ở Ukraine; sau đó đã giảm xuống còn khoảng 80 đô la mỹmột thùng do giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế Thế nhưng, mặt trái của hànhđộng này lại là nguồn cung trên thị trường dầu mỏ sẽ tiếp tục bị siết chặt trong khi

đó thì lại đẩy lạm phát tăng cao hơn khiến kinh tế toàn cầu tiếp tục chậm lại Quyếtđịnh này của OPEC + có nguy cơ giá dầu tăng kịch trần tái xuất hiện Sau khi trảiqua giai đoạn gặp sức ép từ các chính sách tiền tệ thắt chặt trên toàn cầu, động lựcchính giúp giá dầu tăng trở lại vẫn đến từ OPEC

Trong bối cảnh cán cân cung cầu vẫn đang mất cân bằng và việc các thành viênOPEC + đã liên tục sản xuất dưới mức hạn ngày cam kết trong nhiều tháng qua.Cắt giảm hơn nữa sẽ chỉ khiến tình trạng thiếu hụt trở nên tồi tệ hơn đặc biệt ởchâu Âu khi mà khủng hoảng năng lượng ngày càng trầm trọng thì việc giá dầutăng cũng sẽ gia tăng thêm những rủi ro về vĩ mô đối với thị trường tài chính nóiriêng và thị trường hàng hóa nói chung

Tuy nhiên, quyết định này của OPEC + không được Mỹ đánh giá cao Và nhiềuquốc gia trên thế giới đang lo ngại việc giá dầu tăng sẽ làm gia tăng chi phí đổxăng cho giới lái xe cũng như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải logistics,các quốc gia đang phải vật lộn với lạm phát cao ngất ngưỡng và nếu giá dầu tiếptục tăng chi phí đổ xăng sẽ tăng lên từ đó gây ra hiệu ứng dây chuyền trên tất cảcác lĩnh vực

Thêm vào đó có thể thấy mục đích của OPEC có thể là: Thứ nhất là có vẻ như các

nước xuất khẩu dầu trong OPEC, đặc biệt là các nước Vùng Vịnh không còn hàilòng với mức giá dầu 60 - 70 USD/thùng Hiện nay, lạm phát cao, các chính sáchnới lỏng tiền tệ khiến mức 60 - 70 USD/thùng nay không còn mang giá trị của 60 -

70 USD cách đây 1 - 2 năm Thứ hai, các nước xuất khẩu dầu OPEC, đứng đầu là

Saudi Arabia được cho vẫn còn e ngại khả năng Nga sẽ còn bị sụt giảm sản lượngdầu cung ra thị trường sâu hơn vào năm tới, khi các chính sách cấm vận của châu

Âu phát huy đầy đủ hiệu lực Như vậy khi đó, Saudi Arabia hay OPEC sẽ phảicung ra thêm dầu để ổn định thị trường.Tuy nhiên, sản lượng dầu còn dư của cácnước hiện nay đã cạn kiệt Vì vậy, cắt giảm lúc này được cho còn là bước đi phòng

xa để OPEC hay OPEC+ còn giữ lại cho mình ít công cụ, dư được chút ít sảnlượng dầu đề phòng cho những biến động của năm tới Khi OPEC không còn khảnăng chi phối thị trường dầu, OPEC sẽ không còn là gì nên họ cũng không thểdùng hết sản lượng dự trữ của mình

Trang 9

4/6/2023, OPEC + tiếp tục cắt giảm sản lượng thêm 1,4 triệu thùng/ngày Tuynhiên giá dầu những ngày qua vẫn trong xu thế đi xuống, bất chấp động thái cắtgiảm sản lượng mới nhất của OPEC + Trong động thái mới nhất, quốc gia xuấtkhẩu dầu số 1 thế giới Saudi Arabia đã tuyên bố sẽ cắt giảm sản lượng của nướcnày thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 7 Tăng tổng sản lượng cắt giảm củaOPEC + từ tháng 10 năm ngoái lên tới gần 4,7 triệu thùng/ngày nhưng thị trườngvẫn thờ ơ.Cắt giảm sản lượng nhưng giá lại không thể lại không thể đẩy giá lên.Đây đã trở thành cơn đau đầu với các quốc gia OPEC +, đặc biệt là Saudi Arabia.Với bước đi cắt giảm thêm 1 triệu thùng/ngày mới đây, Riyadh đã hạ sản lượngcủa mình xuống 9 triệu thùng/ngày, mức thấp nhất của họ trong vòng 1 thập kỷ.Các tính toán cho thấy giá dầu phải tăng thêm 10 USD/thùng thì cũng mới chỉ đủgiúp Saudi Arabia bù đắp nguồn thu bị hụt mất do cắt giảm sản lượng Tiếp tụcchạy theo cắt giảm sản lượng những không thể đẩy giá dầu lên, trong khi điều nàylại gây khó đối với đà hồi phục của nền kinh tế thế giới Đặc biệt trong bối cảnhmột số khách hàng tiêu thụ dầu lớn của châu Á nay quay sang đang tìm kiếmnhững nguồn dầu giá rẻ từ Tây Phi, Nga hay Iran Saudi Arabia có thể đang tự làmđánh mất đi thị phần của mình trên thị trường dầu.

Tuy nhiên, ngày 21/11, giá dầu thế giới tiếp tục tăng, sau khi có thông tin cho rằngOPEC + đang xem xét khả năng tiếp tục cắt giảm nguồn cung dầu Nhưng thịtrường vàng đen đã ghi nhận đà đi xuống trong phiên đêm 30/11, với giá dầu WTIgiảm mạnh hơn 2% xuống dưới 76 USD/thùng, trong khi dầu Brent cũng mấtkhoảng 0,3% giá trị vì quyết định giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng hiệnnay trong quý I/2024, do không đạt được thỏa thuận về một đợt cắt giảm mới giữacác nước thành viên Giá dầu giảm không chỉ trong vài ngày qua mà trong vàitháng qua, là do nhu cầu yếu và nguồn cung mạnh Thêm vào đó, do việc cắt giảm

là tự nguyện nên việc giá dầu giảm cũng phản ánh sự hoài nghi trên thị trường vềviệc liệu các nhà sản xuất có hoàn toàn thực hiện đúng cam kết đưa ra hay không

c Kết quả

Kết thúc cuộc họp tuần qua của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác(OPEC +), nhóm đã đi đến quyết định cắt giảm thêm sản lượng tự nguyện từ 1,3triệu thùng/ngày lên 2,2 triệu thùng/ngày Tuy nhiên, kể từ sau cuộc họp, giá dầuthế giới đều liên tiếp giảm và đã rơi xuống mức thấp nhất 6 tháng qua Dầu WTI đểtuột mất mốc 70 USD/thùng Vì một số lý do như sau:

Thứ nhất, ngay từ trước khi cuộc họp diễn ra đã có nhiều bất đồng xung quanh kế

hoạch cắt giảm sản lượng do một số thành viên châu Phi không muốn giảm hạnngạch sản xuất Điều này đã khiến cuộc họp phải hoãn lại và chuyển qua hình thứchọp trực tuyến Sự bất đồng trong nội bộ OPEC+ là một tin tức không tốt cho giádầu

Trang 10

Thứ hai, nếu tính từ tháng 10/2022 đến nay, OPEC + đã cam kết cắt giảm gần 5

triệu thùng dầu/ngày Song dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), thực tếcắt giảm trong tháng 10 vừa qua chỉ là 2,25 triệu thùng/ngày Nga - nước xuất khẩuhàng đầu chỉ giảm khoảng 210.000 thùng/ngày thay vì 800.000 thùng/ngày nhưtuyên bố.Thậm chí, các quốc gia được miễn trừ hạn ngạch còn có xu hướng giatăng sản lượng mạnh mẽ, điển hình là Iran với sản lượng tăng thêm 610.000thùng/ngày Kazakhstan tham gia cắt giảm tự nguyện đợt này, nhưng sản lượngthực tế lại tăng gần 300.000 thùng/ngày trong giai đoạn trước

Nguyên nhân thứ ba khiến giá dầu giảm đó là sự gia tăng sản lượng nhanh chóng

từ các nước ngoài OPEC+, điển hình nhất là Mỹ Sản lượng của quốc gia này đãlên mức kỷ lục 13,1 triệu thùng/ngày Con số này cao hơn 1,1 triệu thùng/ngày sovới cùng kỳ năm ngoái

2.2 Tác động, ảnh hưởng đến Việt Nam

a G iá dầu ảnh hưởng đến nền kinh tế:

- Tác động đến lạm phát: giá dầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá vận chuyển và nguồncung ứng Dầu mỏ là nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành sản xuất, vì thế có thểgia tăng áp lực lên giá thành của sản phẩm đầu ra và dẫn đến gia tăng vấn đề lạmphát khi nó là một yếu tố quan trọng trong chỉ số giá tiêu dùng

- Tăng trưởng kinh tế và ngân sách quốc gia: khi giá dầu cao, nguồn thu của cácnước xuất khẩu dầu tăng làm cải thiện tài chính quốc gia Ngược lại, giá thấp làmcho nguồn thu giảm, ngân sách quốc gia suy yếu ảnh hưởng đến khả năng thựchiện các dự án quan trọng của đất nước

- Ngành công nghiệp: các ngành công nghiệp vận tải, sản xuất, năng lượng dùngxăng dầu làm nguyên liệu đầu vào có thể giảm lợi nhuận khi giá tăng cao, vàngược lại

- Thị trường chứng khoán và tài chính: sự không ổn định của giá xăng dầu ảnhhưởng mật thiết đến các chỉ số tài chính, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường

b Nguồn nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam:

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong năm 2023, Việt Nam đã nhậpkhẩu hơn 11,1 triệu tấn dầu thô, tương đương hơn 7,1 tỷ USD Trong đó, hơn 80%dầu thô nhập về từ Kuwait (hơn 9 triệu tấn dầu thô trị, giá hơn 5,58 tỷ USD),

77026 tấn dầu thô từ Malaysia, còn lại đến từ Hàn Quốc và Singapore Kuwait hiện

là nhà khai thác với nguồn cung lớn thứ 5 trong OPEC Trung bình trong năm

2023, Kuwait đã bơm 2,55 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, đã cắt giảm sản lượng bổsung từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2023

c Ảnh hưởng đến Việt Nam:

* Năm 2022:

- Ảnh hưởng đến điều hành chính sách tài khóa và thu ngân sách Nhà Nước:

Trang 11

+ Tích cực: giá dầu tăng cao góp phần làm tăng khoản thu ngân sách từ dầuthô Doanh thu của các doanh nghiệp ngành khai khoáng, khai thác dầu khí khảquan, kéo theo khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nộp vào ngân sách tăng.

+ Tiêu cực: quỹ bình ổn giá xăng dầu có hạn trong khi giá dầu thế giới tăngcao khiến công tác điều hành giá phải sử dụng các công cụ thuế, phí

- Giá xăng dầu bán lẻ trong nước tăng, ảnh hưởng đến công tác quản lí và điềuhành xăng dầu:

+ Năm 2021, xăng dầu trong nước đã có hơn 24 lần điều chỉnh giá

+ Liên Bộ Công Thương - Tài Chính đã quyết định chi Quỹ bình ổn nhằm hạnhiệt giá cả thị trường trong nước

+ 1/1/2021, chính phủ ban hành nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sungmột số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu nhằmđảm bảo sự linh hoạt và bám sát biến động tình hình thế giới

- Làm tăng giá hàng hóa, gây sức ép tăng lạm phát và rủi ro thâm hụt cán cânthương mại do nhập siêu xăng dầu tăng: xăng dầu chiếm khoảng 37% tổng chi phínguyên vật liệu của cả nền kinh tế

+ Đối với thị trường giá cả, lạm phát: giá xăng dầu tăng là nguyên nhânchính dẫn đến giá nhóm hàng giao thông và nhiều loại mặt hàng liên quan cũngtăng mạnh

+ Đối với cán cân thương mại: có thể chuyển từ thặng dư sang thâm hụt Giádầu ở mức cao trong khi kim ngạch xuất khẩu dầu thô và các mặt hàng xăng đềutăng không đáng kể hoặc ở mức khá thấp dẫn đến cán cân thương mại xăng dầuluôn bị thâm hụt ở mức cao

- Ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: sức

ép chi phí sản xuất tăng và phải đối mặt với nhiều khó khăn

- Ảnh hưởng đến đời sống xã hội: trong điều kiện thu nhập không đổi, giá xăngtăng sẽ làm giảm chi tiêu trong gia đình, gia tăng tỷ lệ nghèo đói, nhất là khu vựcnông thôn

Trang 12

BÀI TẬP CÁ NHÂN

Câu hỏi thảo luận: Tác giả W Arthur Lewis có câu: “Ưu điểm của tăng trưởng

kinh tế không phải là ở chỗ của cải làm tăng hạnh phúc mà là nó tạo cho con người có được sự lựa chọn rộng rãi hơn” Bạn suy nghĩ gì về câu nói này?

1 Theo quan điểm cá nhân của bạn Lê Thị Phương Trinh

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổngsản lượng quốc dân (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trênđầu người (PCI) trong một thời gian nhất định Mọi quốc gia đều hướng đến mụctiêu tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nó đóng một vai trò rất quan trọng

Cụ thể, tăng trưởng kinh tế đem lại rất nhiều lợi ích cho một quốc gia: làm tiền đềvật chất để giải quyết đói nghèo, thất nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống củacộng đồng, củng cố an ninh quốc gia, khắc phục sự tụt hậu so với thế giới Mặtkhác, tăng trưởng kinh tế không phải lúc nào cũng đem lại mọi điều tốt đẹp Thực

tế cho thấy việc tăng trưởng kinh tế không hợp lý sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy kéo theo.Điển hình việc đô thị hóa quá nhanh dẫn đến tình trạng đói nghèo gia tăng, tệ nạn

xã hội, chất lượng môi trường suy giảm, khoảng cách giàu nghèo tạo thành mộtvòng luẩn quẩn

Từ xa xưa, hạnh phúc đã được xem là một phần quan trọng trong nhiều nền vănhóa khác nhau Democritus cho rằng hạnh phúc là sự yên tĩnh, thanh thản của tâm

Trang 13

hồn, mọi ham muốn và dục vọng của con người đều là căn nguyên của đau khổ.Aristoteles lại cho rằng hạnh phúc con người có được là do hoạt động lý trí và doquan niệm của mỗi người Khổng Tử, Mạnh Tử diễn giải hạnh phúc là do mệnhtrời Tôn giáo quan niệm hạnh phúc không có ở trần thế mà chỉ có ở thế giới bênkia.

Hạnh phúc có tính lịch sử xã hội, thời đại khác nhau, hoàn cảnh khác nhau thì quanniệm về hạnh phúc cũng khác nhau Khi năng suất lao động thấp người ta cần thõamãn nhu cầu no để tồn tại Khi năng suất cao thì nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp xuấthiện, khi có tích lũy thì nhu cầu du lịch, khám phá, thưởng thức nghệ thuật xuấthiện Trong đời sống xã hội, có thể phân ra hai nhu cầu cơ bản là vật chất và tinhthần Nhu cầu vật chất thường cấp bách nhưng có tính lặp lại cao trong khi nhu cầutinh thần có tính phát triển và sâu sắc

Tăng trưởng kinh tế là một tiền đề quan trọng trong việc tạo dựng hạnh phúc.Nhưng khi tăng trưởng kinh tế chỉ còn hướng về mục đích tự thân, nghĩa là tự nó

và vì nó mà quên đi cứu cánh của nó, hạnh phúc nhân sinh không chỉ không còn

mà tăng trưởng cũng sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng Nếu toàn bộ nguồn lựckinh tế chỉ tập trung vào phát triển kinh tế mà không phát triển y tế, giáo dục, vănhóa, nghệ thuật thì việc tăng trưởng kinh tế sẽ mất đi ý nghĩa ban đầu của nó –nâng cao chất lượng cuộc sống Vì thế, việc phát triển kinh tế phải song song vớiphát triển những mặt khác nhằm bảo đảm sự hài lòng về vật chất, các nhu cầu thiếtyếu trong cuộc sống - một trong hai yếu tố chính của hạnh phúc chủ quan(subjective well-being)

Thực tế, tăng trưởng kinh tế đã khiến cho cuộc sống của con người thoải mái hơn

so với thời kì trước đây, song khi năng suất lao động ngày càng tăng con người lạicàng chạy theo nhu cầu vật chất Những căn bệnh xã hội như vô cảm, đua đòi,những tiêu chuẩn được đặt ra cho con người ở khắp mọi nơi khiến cuộc sống tưởngchừng như hạnh phúc khi được đảm bảo đầy đủ vật chất lại trở nên nghẹt thở vìkhông bắt kịp mà tụt lại phía sau, áp lực xã hội đè ép

Trong siêu thị có rất nhiều mặt hàng, phân bổ theo nhiều mức giá đi kèm với chấtlượng và số lượng khác nhau Khi có trong tay một số tiền cố định, ta không thểtùy ý lựa chọn những thứ mình muốn mà phải cân nhắc đến nhiều vấn đề khácnhau để phân bổ nguồn tiền một cách hợp lí sao cho tối ưu hóa mức độ hữu dụng.Nhưng khi có trong tay nhiều tiền hơn, ta có thể sử dụng một cách thoải mái hơn,mua một mặt hàng với mức giá đắt với chất lượng tốt hơn thay vì một món hàng rẻnhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ Tăng trưởng kinh tế của một quốc giá đồng nghĩa

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w