1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

221 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Hành Chính Đáp Ứng Yêu Cầu Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Hoàng Quốc Hồng
Người hướng dẫn TS. Vũ Hồng Anh, TS. Hoàng Thị Ngân
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý Luận Và Lịch Sử Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 55,69 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐÔI MỚI TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCUA TOA HANH CHÍNH DAP UNG YEU CAU XÂY DỰNG NHÀ Vai trò của toà hành chính Các nguyên tắc tô chức, hoạt động của toà hành chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG QUỐC HỒNG

ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT DONG

CUA TOA HANH CHÍNH DAP UNG YÊU CAU XÂY DUNG

NHÀ NƯỚC PHAP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 TS VŨ HỒNG ANH

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua

riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực

Những kết luận khoa học cua luận án chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIA LUẬN AN

Trang 3

MỞ ĐẦU Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐÔI MỚI TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CUA TOA HANH CHÍNH DAP UNG YEU CAU XÂY DỰNG NHÀ

Vai trò của toà hành chính

Các nguyên tắc tô chức, hoạt động của toà hành chính

Tham quyền, đặc điểm của hoạt động xét xử do toà hành

chính thực hiện

Thâm quyền của toà hành chính

Đồi tượng xét xử của toà hành chính

Các căn cứ xác định thâm quyền xét xử của toà hành chính

Đặc điểm của hoạt động xét xử do toà hành chính thực hiện

Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN, |

THỰC TRẠNG TÔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ HÀNH CHÍNH

Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử

Giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám

Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám đến năm 1975

Giai đoạn từ năm 1975 đến 1995

Giai đoạn từ năm 1995 đến nay

Thực trạng về tô chức và thắm quyền xét xử của toà hành chính

Tổ chức của toà hành chính hiện nay

Tham quyền xét xử của toà hành chính

Trình tự, thủ tục tố tụng của toà hành chính

Thụ lí vụ án hành chính

Quyết định của toà hành chính sau khi thụ lí vụ án

Hoạt động xét xử của toà hành chính

Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của toà hành

chính, nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong tổ chức và hoạt động của toà hành chính

Nguyên nhân của những hạn chế

13

13

13

20 30 48

49 60 66

76

84

84

848586

89

9090109

118

118121

I22 143 143 146

Trang 4

DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM HIỆN NAY

Yêu cầu đối mới tô chức và hoạt động của toà hành chính

Đôi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính nhằm đáp ứng yêu

cau tăng cường giám sát hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước

Đỗi mới tô chức và hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu

tăng cường bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Đôi mới tô chức và hoạt động của toà hành chính nhằm đáp ứng yêu

cầu đảm bảo công bằng, bình đẳng và dân chủ trong hoạt động tố tụng

Quan điểm đỗi mới tô chức và hoạt động của toà hành chính

ở nước ta hiện nay

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính phải đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính phải dựa trên

quan điểm xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

của dân, do dân, vì dân

Đôi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính phải được đặt

trong moi quan hệ biện chứng với công cuộc cải cách nên hành

chính quốc gia

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính phải được đặt

trong tong thé của chiến lược cải cách tư pháp

Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính là công việc

đòi hỏi các bước đi thích hợp, kê thừa thành tựu đã đạt được

trong những năm qua

Giải pháp d6i mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính

Đổi mới mô hình tô chức toà hành chính hiện nay

Phân định thâm quyền xét xử phù hợp với mô hình toà hành

chính đôi mới

Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán, hội thẩm toa

hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toà hành chính

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên

quan đên hoạt động của toà hành chính

Sửa đối, b6 sung các quy định trong văn bản pháp luật tố tụng

hành chính hiện hành

KÉT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

154 155 157 160 164 164

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công,

phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền:lập pháp, hành pháp, tư pháp Quyền tư pháp là một bộ phận của quyền lựcnhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động xét xử của toà án và hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước khác như điều tra, công tố, giám định, thi hành án Hoạt động xét xử là trung tâm của quyền tư pháp, các hoạt động điều tra, giámđịnh, công tố đều phục vụ cho hoạt động này Với tư cách là một bộ phận củaNhà nước, thông qua chức năng xét xử, toà án bảo vệ công lý Nhu cầu đượcsống trong một xã hội văn minh, dân chủ, công bằng ngày càng trở nên quan

trọng đối với mọi cá nhân, công dân Để đảm bảo cho những yêu cầu này, toà

án có nhiệm vụ xét xử các tranh chấp xảy ra trong các lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội Trước thực tế đó phải chuyên môn hoá hoạt động xét xử, do

vậy việc thành lập các phân toà khác nhau trong toà án nhân dân để giải quyết

các vụ việc ngày càng đa dạng, phức tạp là một tất yếu Toà hành chính là mộtphân toà trong toà án nhân dân có chức năng xét xử các vụ án hành chính.Thông qua hoạt động của mình, toà hành chính góp phần bảo vệ hữu hiệu

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, phòng chống bệnh quan liêu, lạm quyền của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Qua hơn 10 năm hoạt động, toà hành chính đã khẳng định được vai trò

là một thiết chế dân chủ trong xã hội, một kênh kiểm soát có hiệu quả đối với hoạt động quản lí Tuy nhiên, tổ chức, hoạt động của toà hành chính vẫn chưa

ngang tầm với nhiệm vụ Điều này xuất phát từ hệ thống các văn bản pháp luật

tố tụng hành chính vừa thiếu vừa chậm thay đổi và còn nhiều điểm mâu thuẫn,

chồng chéo Trình tự thủ tục tố tụng chưa phản ánh được những nét đặc thùcủa xét xử vụ án hành chính Hoạt động xét xử các vụ án hành chính hiện nay

Trang 6

quyết Tổ chức của toà hành chính đến nay vẫn không phải là một toà chuyêntrách thực thụ, chỉ được thành lập đến cấp tỉnh, với cách tổ chức theo đơn vị

hành chính lãnh thổ, chịu sự ảnh hưởng của chính quyền địa phương Trình độ

thẩm phán xét xử vụ án hành chính còn thấp, chưa được đào tạo chuyên sâu vềnghiệp vụ xét xử vụ án hành chính Tình hình đó dẫn đến chất lượng xét xửkhông cao Trước yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu giải quyết các tranhchấp hành chính ngày càng tăng, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hànhchính là một đòi hỏi tất yếu khách quan hiện nay

Hiện nay cùng với sự đổi mới toàn diện các mặt của đời sống xã hội, các

cơ quan tư pháp cũng được đổi mới nhằm tăng cường hiệu luc, chất lượng hoạt động Đổi mới tổ chức, hoạt động của toà án nói chung, toà hành chính nói riêng được đặt trong tổng thể chiến lược cải cách tư pháp Đối với toà án nhân dân, Nghị quyết hội nghị BCHTU lần thứ 8 khoá VII (1995), Hội nghị BCHTU Đảng lần 3 Khoá VIII đều chỉ rõ sự cần thiết phải xây dung củng cố,

kiện toàn hệ thống toà án trong đó có các toà chuyên trách Tỉnh thần này lại

được khẳng định tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng (2001): “sắp xếp lại hệ thống toà án nhân dân, phân định hợp lí thẩm

quyền của toà án các cấp ” Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối của Đảng

về cải cách tư pháp, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2-6-2005 chỉ rõ:

“Mở rộng thẩm quyền xét xử của toà án đối với các khiếu kiện hành

chính Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại toà

án, tạo điêu kiện cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa

công dân và cơ quan công quyền trước toà án

Hoàn thành việc tăng thẩm quyền xét xử của toà án nhân dân cấp huyện,

chuẩn bị thành lập toà án khu vực ở cấp này từng bước đổi mới tổ chức hệthống toà án nhát dân các cấp

Trang 7

xét xử của từng cap, toà án từng khu vực”.

Dựa trên quan điểm, phương hướng của Đảng, yêu cầu của công cuộc đổimới đất nước và thực trạng tổ chức, hoạt động của toà hành chính, việc nghiên

cứu dé tài: “Đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu

xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay ” là một yêu cầu cấp thiếtnhằm xây dựng toà hành chính ngày càng vững mạnh, hoạt động thực sự hiệuquả, đáp ứng nhu cầu giải quyết các tranh chấp hành chính, bảo vệ công dântrước các hành vi vi phạm của cơ quan công quyền, góp phần xây dựng nhànước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đến nay, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học và các bài viết

nghiên cứu ở những mức độ khác nhau liên quan đến tổ chức, hoạt động, thẩm

quyền, thủ tục tố tụng hành chính của toà hành chính Trong đó đáng chú ý

là các công trình, bài viết sau:

Nguyễn Thanh Bình, “Tổ chức và hoạt động của toà án hành chính - một

biện pháp mới bảo đảm quyền con người ở Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và

pháp luật số 8/1996; GS Đoàn Trọng Truyến, “Tài phán hành chính, cơ chế kiểm tra tính hợp pháp của các văn bản hành chính ở nước ta hiện nay”, Tạp

chí thanh tra số 7/1996; PGS Nguyễn Niên, “Về thành lập toà án hành chính

ở Việt Nam” Tạp chí thanh tra số 1/1996; Nguyễn Thanh Bình, “Một số vấn

đề về thẩm quyền xét xử hành chính của toà án nhân dân'` Tạp chí quản lí nha

nước số 7/1999; Đinh Văn Minh, “Về việc xác định thẩm quyền xét xử các vụ

án hành chính ở nước ta” Tạp chí quan lí nhà nước số 1/1996; TS Vũ Thư,

“Sự hình thành và phát triển của tu pháp hành chính ở nước ta”, Tạp chí nghiên

cứu lập pháp 10/2003; PGS.TS Vũ Thư, “Các khía cạnh lí luận và thực tiêncủa việc thiết lập cơ quan tài phán hành chính thuộc hệ thống hành pháp”, Tạp

Trang 8

Trong các bài viết trên, các tác giả mới chỉ đề cập từng vấn đề, từng khía

cạnh hoặc tập trung giải quyết một số vấn đề riêng lẻ có tính bức xúc như tính tấtyếu khách quan của việc thành lập cơ quan tài phán hành chính, tổ chức, hoạtđộng, thẩm quyền của tòa hành chính, quá trình hình thành và phát triển của tư

pháp hành chính ở nước ta, hoạt động đào tạo bồi dưỡng thẩm phán hành chính.Ngoài những bài viết nghiên cứu đăng trên các tạp chí nêu trên, còn cónhững công trình nghiên cứu liên quan đến toà hành chính đã được công bố Đó

là luận án tiến sĩ của Nguyễn Thanh Bình, “Thẩm quyền của toà án nhân dântrong việc giải quyết khiếu kiện hành chính” năm 2003; Luận án đã giải quyết

về phương diện lý luận sự cần thiết và tính tất yếu phải xác định thẩm quyền

của toà án trong việc giải quyết các khiếu kiện hành chính Đồng thời đã xây

dựng được khái niệm thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của toà án,

góp phần thống nhất về mặt nhận thức cho việc nhận diện thẩm quyền về hành chính của toà án Tác giả luận án, đã phân tích, đánh giá thực trạng về thẩm quyền xét xử hành chính của toà án nhân dân, qua đó thấy được những yếu tố

tích cực cũng như những khó khăn, bất cập, thiếu hợp lý, thiếu chặt chẽ trong

việc xác định thẩm quyền xét xử hành chính của toà án Đây là nguyên nhân

làm hạn chế vai trò của toà án tham gia vào cơ chế giải quyết khiếu kiện hànhchính Từ thực trạng đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị, những giải pháp

nhằm hoàn thiện thẩm quyền của toà hành chính và xây dựng các văn bản luật

về thủ tục giải quyết vụ án hành chính thống nhất, đồng bộ; hoàn thiện môi

trường pháp lý tạo điều kiện và bảo đảm cho toà án nhân dân sử dụng thẩmquyền của mình trong việc giải quyết các vụ án hành chính

Luận văn thạc sĩ của Trần Quang Hiển, “Hoàn thiện pháp luật về tàiphán hành chính ở Việt Nam hiện nay” năm 2004 Nội dung của luận vănbước đầu đã trình bày, đánh giá thực trạng pháp luật về tài phán hành chính,

Trang 9

hành chính Đó là, những nguyên nhân hạn chế vai trò tích cực của toà án

trong cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính, làm giảm hiệu quả hoạt độngcủa toà án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Luận văn cũngđưa ra những kiến nghị, giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các quy định củapháp luật về tổ chức, thẩm quyền của cơ quan tài phán hành chính và thủ tục

tố tụng trong tài phán hành chính - Đây là cơ sở pháp lý để đảm bảo cho cơquan tài phán hành chính thực hiện hoạt động xét xử có hiệu lực, hiệu quả;Sách chuyên khảo TS Lê Bình Vọng,“Một số vấn dé về tài phán hành chính ởViệt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 1994 Công trình nghiên cứu củatác giả đề cập và lý giải những vấn đề lý luận về mối liên hệ giữa quản lý hành

chính và tài phán hành chính, vị trí của tài phán trong nền hành chính quốcgia, phân biệt tài phán tư pháp và tài phán hành chính Ngoài những nội dungtrên tác giả còn đưa ra những nguyên tắc thiết lập toà án hành chính ở nước ta Một số phương án tổ chức toà hành chính và những biện pháp cần thiết cho việc thành lập toà hành chính ở Việt Nam.

Dé tài khoa học cấp bộ mã số 92-98-207/DT hoàn thành 1993 “Co sở

khoa học của việc thiết lập hệ thống toà án hành chính ở Việt Nam” do Thanh

tra nhà nước triển khai nghiên cứu Kết quả bước đầu của việc nghiên cứu được thể hiện ở những nội dung sau:

Khái quát được lịch sử hình thành và phát triển của tài phán hành chínhtrên thế giới và hoạt động có tính chất tài phán hành chính ở nước ta từ giaiđoạn nhà nước phong kiến (bắt đầu từ nhà Lý) Giới thiệu tổ chức, hoạt độngcủa các cơ quan tài phán hành chính thời thuộc Pháp

Dé tài nghiên cứu đã phân tích về trình độ phát triển kinh tế xã hội,truyền thống pháp lý của các quốc gia trên thế giới và thông qua đó đã phânloại ra các loại hình tổ chức cơ quan tài phán hành chính hiện nay trên thế

Trang 10

Do yêu cầu của quản lý nhà nước và việc giải quyết các tranh chấp trong lĩnh

vực hành chính nên hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng việcnghiên cứu và xây dựng nền tài phán hành chính

Thông qua hoạt động nghiên cứu, khảo sát về các tổ chức tài phán hành

chính trên thế giới và tiếp thu kinh nghiệm của các quốc gia có nền tài phán

hành chính phát triển, để tài đã đưa ra các cơ sở, căn cứ của việc tổ chức hệthống toà án hành chính ở nước ta

Về lý luận đã phân tích và đưa ra kết luận tính tất yếu khách quan của việc

thiết lập hệ thống tòa án hành chính để kiểm tra xử lý nhằm hạn chế, loại bỏ sự lạm quyền, lộng quyền, từ chối thẩm quyền của cơ quan nhà nước, cá nhân có

thẩm quyền Toà hành chính là một thiết chế không thể thiếu được trong một

xã hội dân chủ, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước với công dân.

Thông qua kết quả khảo sát thực tế, điều tra xã hội học từ thập kỷ 80 trở lại đây ở nước ta Đề tài đã nghiên cứu, tổng kết tình hình giải quyết khiếu nại

và đưa ra kết luận về những hạn chế, tổn tại của tình hình giải quyết khiếu nại thời kỳ đó Tình hình đó đòi hỏi phải thành lập toà hành chính để giải quyết

những bất cập của cơ chế giải quyết khiếu nại theo con đường hành chính.Dựa vào kết quả nghiên cứu, học tập kinh nghiệm nước ngoài xuất phát từ

điều kiện kinh tế — xã hội đặc điểm của nền hành chính quốc gia các nhà khoa

học và quản lý đã đưa ra hai phương án xây dựng toà hành chính ở nước ta:

Phương án 1: Tổ chức toà hành chính thành toà chuyên trách trong toà án

nhân dân Theo phương án này không tạo thêm bộ máy, đáp ứng yêu cầu tỉnhgiảm biên chế, làm gọn nhẹ bộ máy, khi cần tách ra thành hệ thống toà án

hành chính độc lập Trên cơ sở đó chuyển một bộ phận làm công tác giải quyết khiếu tố sang làm thẩm phán hành chính.

Phương án 2: Tổ chức toà hành chính độc lập Phương án này toà hành

chính được tổ chức theo 3 loại hình:

Trang 11

Loại hình 2: Lập toà hành chính sơ thẩm ở cấp tỉnh Thành lập 3 hoặc 4toà án hành chính phúc thẩm khu vực (khu vucl- Hà Nội; khu vực 2 - Huế, Đà

Năng; khu vực 3 - Thành phố Hồ Chí Minh)

Loại hình 3: Lập toà án hành chính theo 3 cấp hành chính song song với

toà án nhân dân Cụ thể thành lập toà án hành chính huyện xét xử sơ thẩm

Toà án hành chính tỉnh xét xử phúc thẩm Toà án hành chính tối cao xét xử giám đốc thẩm, sơ thẩm đồng thời chung thẩm Ngoài những kết quả đã đạtđược, việc nghiên cứu thực tế trong nước và tham khảo kinh nghiệm nướcngoài về tài phán hành chính chưa toàn diện và đây đủ đó là các nội dung vềthẩm quyền xét xử vụ án hành chính, trình tự thủ tục tố tụng chính, nhữngbiện pháp bảo đảm cho phán quyết của toà hành chính Đề tài mới đề xuất

được các mó hình tổ chức toà án hành chính và chưa phân tích được cơ sở

khoa học của từng mô hình, mô hình nào phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội

ở nước ta Trên cơ sở đó đề xuất mô hình xây dựng toà hành chính thích hợp

Đề tài cấp nhà nước mã số 95 - 98- 406/DT “Toà án hành chính - những vấn

dé lí luận và thực tiễn” nghiệm thu năm 1997 với sự tham gia của Bộ tư pháp,Học viện hành chính quốc gia, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội,Toà án nhân dân tối cao Quá trình nghiên cứu đề tài đã dé cập được những

vấn đề cơ bản nhất liên quan đến việc tổ chức cơ quan tài phán hành chính vàquá trình xé: xử hành chính, từng bước lý giải một cách khoa học các vấn đề

đặt ra trong trong tổ chức và hoạt động của các toà án hành chính Kết quảnghiên cứu cho thấy thiết lập toà án hành chính là một tất yếu của quá trìnhcải cách bộ náy nhà nước Tài phán hành chính là cơ chế dân chủ và hiệu quảgóp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời tạo ra cơ chếkiểm soát đếi với cơ quan hành chính Kết quả nghiên cứu cũng xác định đượcnhững nguyên tắc cơ bản cần quán triệt trong quá trình thiết lập toà hành

Trang 12

và thi hành bản án, quyết định của toà hành chính Việc xác định tính đặc thù

của xét xử vụ án hành chính là cơ sở quan trọng để xác định mô hình tổ chức,

đối tượng xét xử, thẩm quyền tố tụng của toà hành chính.

Đề tài đã phân tích được các căn cứ khoa học nhằm xác định phạm vithẩm quyền của toà án hành chính Từ sự phân tích tính tất yếu của đổi mới bộ

máy nhà nước, đổi mới hệ thống các cơ quan tư pháp gắn với đặc điểm nền hành chính và thông qua việc khảo sát các hình thức tổ chức cơ quan tài phán hành chính trên thế giới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình tổ chức toà

án hành chính ở nước ta sau đây: Toà án hành chính thành một hệ thống độclập do Quốc hội lập ra song song với toà án nhân dân; tổ chức hệ thống toà án

hành chính thành một hệ thống độc lập với các bộ, uy ban nhân dân các cấp dothủ tướng chính phủ lãnh đạo; toà án hành chính trong toà án nhân dân

Quá trình nghiên cứu các dé tài trên đã giải quyết được những vấn dé cơ bản liên quan đến tổ chức, hoạt động của toà hành chính Kết quả nghiên cứu

đã đưa ra được các kết luận khoa học đặt nền móng cho việc xây dựng tổ

chức, hoạt động của toà hành chính

Mặc dù các công trình nghiên cứu nêu trên ở những giác độ khác nhau đã

dé cập một số vấn đề về tổ chức, hoạt động của toà hành chính nhưng cho đến

nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, toàn diện và có

hệ thống về tổ chức và hoạt động của toà hành chính trong điều kiện xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam Vì vậy, có thể nói luận án là công trình khoa học đầu tiên ở nước ta nghiên cứu về tổ chức hoạt động của toà hành chính

nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lí

luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động của toà hành chính, mục đích của luận

án là làm sáng tỏ cơ sở lí luận và những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động

Trang 13

Thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ:

- Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh vàquan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về hệ thống toà án nhân dân nóichung và toà hành chính nói riêng, tác giả nghiên cứu, phân tích một cách có

hệ thống cơ sở lí luận về tổ chức, hoạt động của toà hành chính

- Phân tích vai trò, đặc điểm của toà hành chính trong hệ thống toà án nhân dân, đánh giá toàn diện quá trình hình thành, phát triển, thực trạng tổchức, hoạt động của toà hành chính Trên cơ sở đó rút ra những kết luận cầnthiết cho việc đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính.

- Trên cơ sở quan điểm, định hướng của Đảng về đổi mới hệ thống toà án trong chiến lược cải cách tổng thể hệ thống tư pháp, phân tích và lí giải về sự cần thiết của việc xây dựng toà hành chính theo mô hình phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN Đồng thời đề xuất những nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính nhằm

xây dựng toà hành chính vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ

đổi mới và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu của luận án là những nội dung liên quan trực tiếp đến đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, đổi mới tổ chức

hoạt động của toà hành chính là một vấn đề rộng lớn và phức tạp liên quanđến cả hệ thống toà án Vì vậy, trong phạm vi của một luận án tiến sĩ luật học

không cho phép xem xét và giải quyết hết mọi vấn đề mà luận án chỉ tập trung

- nghiên cứu lí luận, thực trạng pháp luật tố tụng hành chính và thực tiễn tổ

chức, hoạt động của toà hành chính trong hệ thống toà án nhân dân, từ đó xácđịnh những nội dung cơ bản về đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính

theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Trang 14

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Lênin, tư tưởng Hồ chí Minh về nhà nước và pháp luật và những quan điểm

Mác-của Đảng về đổi mới hệ thống cơ quan tư pháp nói chung và hệ thống toà ánnói riêng Quá trình nghiên cứu đề tài các văn kiện của Đảng, Hiến pháp và

pháp luật được sử dụng làm cơ sở chính tri - pháp lí cho nội dung luận án Các

công trình khoa học, quan điểm của các nhà luật học trong nước, ngoài nước,

mô hình tổ chức, hoạt động của toà hành chính của các quốc gia trên thế giới

cũng được tham khảo và tiếp thu có chọn lọc

Luận án sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

+ Phương pháp phán tích, tổng hợp: Thông qua phương pháp này các khái niệm, đặc điểm, quan điểm liên quan đến tổ chức hoạt động của toàhành chính, vị trí, vai trò của toà hành chính những yêu cầu của nhà nướcpháp quyền đối với đổi mới tổ chức hoạt động của toà hành chính được phântích làm sáng tỏ Đồng thời chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa các nội dung

đó, trên cơ sở phân tích, tổng hợp đưa ra kết luận đầy đủ, khoa học về cácvấn đề cần giải quyết trong luận án

+ Phương pháp so sánh: Được sử dụng để tìm ra các điểm chung, điểm

khác biệt của các mô hình toà án hành chính của các quốc gia trên thế giới

Phương pháp này còn được sử dụng để so sánh kết quả xét xử các vụ án, công tác đào tạo thẩm phán hành chính giữa các thời kỳ Từ đó rút ra các điểm ưu việt để kế thừa và phát huy, giúp cho việc đổi mới toà hành chính + Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của toà hành chính thông qua các mốc về thời gian gắn

với các sự kiện tương ứng của các thời kỳ lịch sử

+ Phương pháp thống ké: Phương pháp này áp dụng để lập bảng biểu,

ghi chép, cập nhật số liệu về tổng số vụ án hành chính mà toà hành chính

thụ lý, số lượng thẩm phán hành chính được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụqua từng năm Mục đích đánh giá kết quả cho những vấn đề cần chứng

minh từ các sự kiện đó.

Trang 15

+ Phương pháp điều tra xã hội hoc: Phương pháp nay được áp dung dé

tiến hành những hoạt động thăm dò, điều tra xã hội đối với cộng đồng, trên cơ

sở đó rút ra những nhận xét, đánh giá về một vấn đề

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Luận án lần đầu tiên trình bày một cách hệ thống về cơ sở lí luận, pháp

lí, thực tiễn của việc đổi mới, tổ chức hoạt động của toà hành chính Trên cơ

sở đó tác giả đưa ra những kiến nghị đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành

chính phù hợp với quan điểm và định hướng của Đảng về cải cách tư pháp

- Luận án có ý nghĩa tham khảo trực tiếp về lí luận và thực tiễn cho quátrình xây dựng toà hành chính theo một mô hình phù hợp điều kiện kinh tế xã

hội, nhiệm vụ phát triển của đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam XHCN

- Luận án có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại

các trường đại học luật và Học viện tư pháp

7 Những đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lí Việt Nam, nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về cơ sở lí luận, thực tiễn của toà hành chính và những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của toàhành chính trong hệ thống toà án nhân dân hiện nay Qua quá trình nghiên

cứu, tác giả luận án đã đưa ra được các điểm mới sau:

Phân tích, làm rõ những khái niệm về thẩm quyền, quyền hạn, đối tượng

xét xử, đặc điểm của hoạt động xét xử do toà hành chính thực hiện và vị trí,

vai trò của toà hành chính trong đời sống xã hội

Đánh giá toàn diện và hệ thống về thực trạng tổ chức hoạt động của toàhành chính, những thành tựu, những hạn chế và những nguyên nhân của

những hạn chế đó

Đề xuất mô hình tổ chức toà hành chính mới phù hợp với yêu cầu xâydựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Trang 16

8 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận án được

Chương 3 Yêu cầu, quan điểm, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động

của toà hành chính theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

hiện nay

Trang 17

CHƯƠNG |

CƠ SỞ LÍ LUẬN ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

CUA TOA HANH CHÍNH DAP UNG YÊU CẦU XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

1.1 TOA HANH CHÍNH TRONG HỆ THỐNG TOA ÁN NHÂN DÂN

1.1.1 Vị trí của toà hành chính

Nhà nước pháp quyền là nhà nước được tạo nên bằng ý chí chung củanhân dân, là công cụ phục vụ nhân dân, phục vụ nhu cầu của xã hội Trong tưtưởng nhà nước pháp quyền, quyền công dân và quyền con người là giá trị củamọi giá trị Nhà nước phải có trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợiích hợp pháp, danh dự, nhân phẩm của công dân Vì vậy, một trong các vấn đề

mà các nhà nước luôn quan tâm, đó là giải quyết các tranh chấp hành chínhgiữa cơ quan hành chính công quyền với công dân Yêu cầu đó đòi hỏi các

nhà nước phải có một công cụ hữu hiệu để kiểm soát hoạt động của bộ máy

quản lí và tạo điều kiện bảo đảm cho công dan phát huy quyền dân chủ của

mình, thông qua quyền khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hànhchính của các cơ quan công quyền, công chức vi phạm pháp luật làm thiệt hạihoặc de doa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ Trước nhu cầu

cấp thiết đó, các nhà nước dân chủ đã thiết lập hệ thống các cơ quan tài phán

chuyên giải quyết các tranh chấp hành chính Cách thức tổ chức các cơ quan

này ở các quốc gia là không giống nhau, điều này xuất phát từ điều kiện chínhtrị- xã hội, điều kiện lịch sử và truyền thống pháp lí của mỗi nước Có nước

quy định quyền xét xử các vụ án hành chính thuộc về toà án tư pháp, điển hình

là Anh, Mỹ Pháp, Đức và các nước châu Âu lục địa thành lập toà hành chính

là một hệ thống độc lập với toà tư pháp để giải quyết các tranh chấp hànhchính Một số nước thành lập phân toà hành chính trong hệ thống toà án tưpháp như Trung Quốc, Xênêgan

Trang 18

Trước đây, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ không chấp nhận việc

toà án kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính Từ vài thập niên gần đây,các quốc gia này nhận thấy sự cần thiết phải kiểm tra hoạt động của các cơquan hành chính bằng con đường toà án và thẩm quyền đó được trao cho toà

án thường giải quyết

Sự hình thành và phát triển thiết chế tài phán hành chính của các quốc gia

trên thế giới, là do yêu cầu của xã hội dân chủ Xây dựng một xã hội dân chủ

vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện của nhà nước pháp quyền Nói đến dân chủ lànói đến pháp luật, pháp luật vừa là sự phản ánh yêu cầu dân chủ vừa là công

cụ để để thực hiện dân chủ Vì vậy, nhà nước pháp quyền cần một hệ thống

các cơ quan thi hành, bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lí, tự do của công dân

Toà hành chính là một trong những cơ quan có nhiệm vụ đó và yêu cầu nàyđòi hỏi các quốc gia luôn phải tổ chức toà hành chính khoa học, hoạt động có

hiệu quả Có thể nói, việc hình thành hệ thống cơ quan tài phán hành chính ở các nước đều trải qua một quá trình lịch sử, từng bước được khẳng định vàhoàn thiện Toà hành chính trong các nhà nước hiện đại ngày nay có một vị trí

ổn định trong hệ thống tư pháp, xứng đáng với nhiệm vụ bảo vệ cá nhân côngdân khỏi sự xâm phạm từ phía cơ quan công quyền Đó là một thiết chế khôngthể thiếu được trong nhà nước pháp quyền

Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước của xã hội công dân, khẳng

định chủ quyền thuộc về nhân dân Nhà nước luôn chú trọng bảo vệ quyền conngười, quyền công dân Trong bộ máy nhà nước, cơ quan tư pháp có chứcnăng bảo vệ pháp luật, bảo vệ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm của công dân Trong hoạt động tư pháp, xét xử là hoạt động trung tâm, nơi thể hiện đầy

đủ nhất nền công lí, biểu hiện tập trung nhất quyền tư pháp, do vậy tổ chứchoạt động của toà án phải được quan tâm hàng đầu Nói cách khác, khi đề cậpquyền tư pháp chủ yếu là đề cập hoạt động xét xử, một chức năng cơ bản, đặc

thù của toà án Hiệu quả, hiệu lực của toà án trong thực tế là một trong những

Trang 19

tiêu chí để đánh giá mức độ thành công của xây dựng nhà nước pháp quyền.Một xã hội phát triển đòi hỏi toà án phải được tổ chức khoa học, tạo thành một

hệ thống hoàn chỉnh để giải quyết các tranh chấp xã hội ngày càng đa dạng,phức tạp Trong cơ cấu quyền lực nhà nước, toà hành chính là một bộ phậncủa toà án thực hiện chức năng xét xử một hoạt động cơ bản của quyền tưpháp, vì vậy hoạt động của toà hành chính phải tuân thủ theo nguyên tắc tổ

chức quyền lực nhà nước nói chung Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nướcquyết định vị trí của toà hành chính trong cơ cấu quyền lực nhà nước, vì vậyviệc nghiên cứu về vị trí của toà hành chính trước hết phải nghiên cứu trênbình diện chung nhất về phương thức tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước

để thấy rõ vị trí của toà án nói chung và toà hành chính nói riêng

Thống nhất quyền lực nhà nước là vấn đề thuộc về bản chất của nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa nhưng có sự phân công chức năng, nhiệm vụ,

quyền hạn giữa các bộ phận của quyền lực Điều này bắt nguồn từ yêu cầu tổ

chức, thực hiện quyền lực nhà nước Nội dung này được thể hiện trong nguyên

tac tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta, quyền lực nhà nước là thốngnhất có sự phân công, phối hợp hoạt động giữa những cơ quan nhà nước trongviệc thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Nguyên tắc này đã

được thể hiện trong các bản Hiến pháp, đặc biệt là trong Hiến pháp năm 1992:

"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phốt hợp chặt chế giữacác cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tưpháp" [20, Điều 2] Sự phân công thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

pháp được quy định trong Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thực chất là sự phân công lao động quyền lực trong bộ máy nhà nước, một phương thức tổ chức quyền lực của nhà nước pháp quyền với mục đích hợp lí hoá tổ chức và

hoạt động của bộ máy đó, để cho mỗi một cơ quan đảm nhiệm một chức năng

cụ thể và tạo nên sức mạnh chung của bộ máy nhà nước Có thể nói rằng, tổ

chức nhà nước ta theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có

Trang 20

sự phân công, phối hợp rõ rang giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước là sự

tiếp thu hợp lí hạt nhân của nguyên tắc phân quyền một trong những giá trị

của tư tưởng nhà nước pháp quyền

Xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam là đòi hỏi khách quan của sựphát triển đất nước Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quyền tự do,dân chủ của con người là giá trị cao nhất Nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ và bảođảm thực hiện trong thực tế những quyền đó Toà án bộ phận trung tâm của bộ

máy tư pháp giữ vai trò chính trong việc thực hiện sứ mệnh này Toà án là nơi

mọi người đều có quyền tự do liên hệ; trong trường hợp quyền, lợi ích của mình

bị vi phạm, mọi người đều có thể được bảo hộ và là nơi đúng sai theo pháp luật

phải được phân xử công minh Toà án là nơi thực hiện hoạt động xét xử thông

qua các thủ tục tố tụng công khai để đưa ra phán quyết cuối cùng đối với mọitranh chấp, trong đó có tranh chấp giữa cơ quan công quyền và công dân.Trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, vị trí của toà án ngày càngđược khẳng định và được đề cao

Ngày nay, sự phát triển đa dạng và phức tạp của các quan hệ xã hội dẫnđến yêu cầu phải chuyên môn hóa hoạt động xét xử Yêu cầu khách quan đóđòi hỏi phải thiết lập thêm các toà chuyên trách trong hệ thống toà án của nhànước ta Toà hành chính được thành lập nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan đó.Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội là sự phát sinh ngày càngnhiều những vấn đề tranh chấp cần sự can thiệp của toà án Vì vậy, đối tượngxét xử của toà án cũng ngày càng được mở rộng, từ chỗ toà án chỉ xét xử

những hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân trong lĩnh vực hình sự, dân sự,

nay mở rộng ra những tranh chấp trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, hành chính Điều này đòi hỏi trong tổ chức của hệ thống toà án cần phải có sự điềuchỉnh phù hợp, đáp ứng yêu cầu của những thay đổi trong đời sống xã hội.Điều đó có nghĩa là trong hệ thống toà án cần có sự phân công chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn để giải quyết các tranh chấp đó Mặt khác, đời sống kinh

Trang 21

tế - xã hội của đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi các cơ quan hành chínhnhà nước càng phải tăng cường vai trò của mình trong hoạt động quản lí các

lĩnh vực của đời sống xã hội Bên cạnh, đó công cuộc xây dựng nhà nước pháp

quyền, quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội đòi hỏi Nhà nước ngày càngphải chú trọng hơn nữa đối với các biện pháp bảo đảm cho công dân thực hiệncác quyền và lợi ích hợp pháp của mình Những điều kiện đó đã làm nảy sinhnhu cầu thay đổi cách thức giải quyết mối quan hệ phát sinh trong quá trìnhthực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước giữa một bên là cơ quancông quyền với bên kia là các thể nhân, pháp nhân Cách thức mệnh lệnh hành

chính thuần tuý cần được bổ sung bởi thủ tục tư pháp hành chính Chính vì lí

do đó, việc thiết lập một phân toà chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giải quyếttranh chấp giữa cơ quan công quyền với các tổ chức, cá nhân trở thành mộtyêu cầu hết sức bức thiết Do vậy, khi xây dựng Hiến pháp năm 1992, các nhàlập pháp cũng đã trù liệu đến khả năng thành lập, bổ sung các toà án khác vào

hệ thống toà án hiện hành theo yêu cầu của thực tiễn đời sống xã hội Điều

127 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Toà án nhân dân tối cao, các toà án

nhân dân địa phương các toà quân sự và các toà án khác do luật định lànhững cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Quyđịnh này tạo khả năng thành lập, bổ sung các phân toà mới vào hệ thống toà

án nhân dan Trên tinh thần của Hiến pháp năm 1992, ngày 28/10/1995 Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khóa IX kỳ họp thứ 8 đã thông

qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân năm

1992, trong đó quy định thiết lập toà hành chính trong cơ cấu của Toà án nhândân tối cao, toà án cấp tỉnh bên cạnh toà hình sự, dân sự, kinh tế, lao động.Như vậy, sự ra đời của toà hành chính đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nướctheo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền

Sự ra đời của toà hành chính đã đánh dấu một bước phát triển mới trong

tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp ở nước ta Toà hành chính

THU VIÊN

TRUONG ĐA! 422 HATHA NỘI

Hons 0)6_

Trang 22

ra đời, xã hội có thêm một cơ chế mới, tăng cường đảm bảo về mặt pháp lí đốivới quyền tự do, dân chủ của công dân, phù hợp với tiến trình dân chủ hoá,xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa Toà hành chính làmột bộ phận của toà án nhân dân, thực hiện quyền tư pháp hành chính (xét xử

hành chính) Cùng với sự xuất hiện của toà hành chính, quan niệm về đốitượng xét xử của toà án cũng có một thay đổi quan trọng Từ quan niệmtruyền thống, toà án chỉ xét xử hành vi phạm tội của cá nhân, những hành vi vi

phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác như thương mại, dân sự, nay phạm vi

xét xử của toà án đã mở rộng sang cả lĩnh vực hành chính Đúng như nhậnđịnh của PGS.TS Nguyễn Đăng Dung: “Do sự phát triển của đời sống xã hội,hoạt động của toà án ngày càng thấm sâu vào các lĩnh vực khác nhau của xãhội Ngoài những vụ án hình sự, dân sự mang tính truyền thống, toà án cònphải giải quyết cả những vụ án liên quan đến quan hệ kinh tế, lao động, hôn

nhân gia đình, hành chính ” [4, tr.20]

Sự mở rộng phạm vi xét xử của toà án còn cho thấy vị trí, vai trò của toà

án trong xã hội: "Qua hoạt động bảo vệ pháp luật, phán quyết về các vi phạm pháp luật, toà án là phương tiện hữu hiệu để tổ chức, công dân bảo vệ cácquyền và lợi ích hợp pháp của mình Hơn ở đâu hết, hoạt động của toà án trựctiếp liên quan đến các quyền tự do, dân chủ của công dân; qua xét xử công

khai các vụ án, công dân có điều kiện tiếp xúc trực tiếp nhiều hơn với hoạt

động của toà án Vì vậy, toà án là biểu tượng của công li, của việc tuân thipháp luật, của tính dân chủ trong nhà nước pháp quyền "[16, tr.10] Vớichức năng, nhiệm vụ quan trọng như vậy, toà án là nơi giải quyết hầu hết cáctranh chấp xảy ra trong xã hội Đây cũng chính là xu hướng chung của các

quốc gia trên thế giới

Khi đề cập vị trí của toà án nói chung, toà hành chính nói riêng trongnhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, không thể không nói đến tính độc lậpcủa thẩm phán trong hoạt động xét xử Đời sống xã hội ngày càng phát triển,

Trang 23

nhu cầu đảm bảo quyền tự do của cá nhân ngày càng cao, thẩm quyền của toà án ngày càng được mở rộng thì tính độc lập của thẩm phán ngày càng

phải được tăng cường Việc bổ sung thẩm quyền cho toà án phù hợp với xuthế phát triển của xã hội, từng bước mở rộng quyền xét xử các tranh chấpthay cho biện pháp hành chính Theo đó, mỗi một phân toà trong hệ thống

toà án có một thẩm quyền nhất định, điều này khẳng định toà hành chính và

các phân toà khác có vị trí tương đối độc lập với nhau Chỉ có toà hành

chính, với tư cách là chủ thể tiến hành hoạt động tố tụng hành chính, độc lập

về phạm vi thẩm quyền, về chức năng nhiệm, vụ quyền hạn; độc lập thể hiện

ý chí của mình ra phán quyết về tính hợp pháp của quyết định hành chính,

hành vi hành chính của cơ quan hành chính công quyền, người có thẩm

quyền trong cơ quan hành chính Với ý nghĩa đó, vị trí độc lập của toà hành chính trong nhà nước pháp quyền chỉ được tăng cường, củng cố thông qua việc xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động phù hợp với tính chất, vai trò đặc

biệt là một bộ phận hợp thành của hệ thống kiểm tra Nhà nước để duy trì trật

tự kỷ cương trong hoạt động quản lý hành chính

Một trong những mục tiêu cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là đảm bảo ở mức độ cao các quyền tự do của con người, công dân Vì vậy, nhà nước không những cần ghi nhận các quyền tự do của con người và của công dân trong Hiến pháp và pháp luật, mà còn phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho các quyền tự do đó được thực hiện trong thực tế Đặc trưng này của nhà nước pháp quyền đặt toà hành chính vào một vị thế đặc

biệt quan trọng, trong cơ chế thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm quyền làm chủ của công dân, vì vậy luôn được quan tâm đổi mới và kiện toàn.

Bên cạnh đó, Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay còn phải kháchoàn toàn so với nhà nước của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trước đây

trong việc giải quyết những tranh chấp giữa cơ quan công quyền với cá nhân công dân Sự khác biệt đó thể hiện ở việc tăng cường chất lượng hoạt động xét

Trang 24

xử của toà án, trong đó có chất lượng xét xử vụ án hành chính Điều này cho

thấy: “Việc chuyển sang nhà nước pháp quyền mặc dù mới bắt đầu, cũng đãcho thấy rõ là hoàn toàn không thể chấp nhận phương pháp giải quyết cácvấn đề xã hội bằng mệnh lệnh và không được quay trở lại những phương

pháp đó ”[24 tr.2] Trên tinh thần đó, tất cả những tranh chấp giữa cơ quan

công quyền, những người có chức vụ trong cơ quan đó với công dân, cá nhân,

tổ chức cần phải được giải quyết bằng phán quyết của toà hành chính Nhưvậy, chính các tiêu chí của nhà nước pháp quyền trực tiếp yêu cầu, đòi hỏi tiếptục đổi mới về mặt tổ chức, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của toàhành chính Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trên cơ sởđổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước đang đặt ra hàng loạt các vấn đề lớn

về nhận thức lí luận và thực tiễn Đó là những vấn dé về tổ chức thực hiệnquyền lực, vi trí, vai trò của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cần có

những thiết chế nào để kiểm soát hoạt động của các cơ quan công quyền bảo

vệ quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân Đồng thời phải tính đến quátrình hội nhập quốc tế Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu, xem xét, đánhgiá vị trí của toà hành chính, từ đó rút ra những nội dung cần đổi mới Việc

thiết lập toà hành chính trong hệ thống toà án nhân dân và hiệu quả của hoạt

động xét xử các vụ án hành chính đã bước đầu khẳng định được vị trí của toà hành chính Tuy nhiên, trong thực tế cách tổ chức toà hành chính hiện nay vẫn bộc lộ những bất cập, chưa theo kịp sự thay đổi của đời sống kinh tế- xã hội.

Việc xác định vị trí, vai trò, chức năng, quyền hạn của toà hành chính có

nhiều điểm chưa khoa học, vẫn chậm triển khai mô hình tổ chức toà hànhchính phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên

- cứu để tim phương án hoàn thiện tổ chức, hoạt động của toà hành chính là mộtyêu cầu thời sự của tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền

1.1.2 Vai trò của toà hành chính

Xây dựng toà hành chính với chức năng xét xử các vụ án hành chính là

Trang 25

đòi hỏi khách quan xuất phát từ yêu cầu thiết lập trật tự, kỉ cương, đề cao tráchnhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước trước công dân, gópphần tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền.Thông qua chức năng xét xử, bước đầu cho thấy toà hành chính là một trong

những cơ chế giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong lĩnh vực hành chính

Do vậy, những vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của toà hành chính,

phải thường xuyên được nghiên cứu, tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, mục

đích tổ chức toà hành chính thích ứng với quá trình xây dựng đất nước trong

tình hình, nhiệm vụ mới Trong đó việc phân tích, đánh giá vai trò của toàhành chính là một nội dung hết sức quan trọng, từ đó cho phép rút ra những

kết luận với mô hình tổ chức toà hành chính hiện tại còn có những bất cập gìảnh hưởng đến vai trò của toà hành chính và đề xuất hướng xây dựng đổi mới,

tổ chức, hoạt động của toà hành chính Đây là một trong những yêu cầu trongtiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

1.1.2.1 Bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân, bdo dam công bằng

xã hội

- Bao vệ quyền tự do, dân chủ của công dân

Toà hành chính là một thiết chế bảo đảm quyền dân chủ của công dânbằng cách tạo điều kiện cho công dân và đảm bảo cho công dân thực hiệnkhiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước,cán bộ công chức nhà nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệcác quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Theo xu hướng phát triểncủa xã hội nước ta, các quyền tự do dân chủ của công dân ngày càng được

mở rộng Trong nhà nước pháp quyền, việc bảo vệ quyền tự do của công dân

là công việc của cả bộ máy nhà nước trong đó có hệ thống toà án: “Nhà nướccam kết và tôn trọng trên thực tế và bằng luật pháp các quyền và lợi ích hợp

pháp, danh dự nhân phẩm của công dân Con người được sống trong công lí

và lế phai’{38, tr.70]

Trang 26

Toa án được nhân dân uỷ quyền để thay mặt nhân dân duy tri công lí.

Toà hành chính là một phân toà trong hệ thống toà án nhân dân, vì vậy toà

hành chính có chức năng duy trì công lí trong lĩnh vực hoạt động hành chính.

Với chức năng đó, toà hành chính có nhiệm vụ bảo đảm các vi phạm pháp luật

của cơ quan hành chính, người có thẩm quyền không chỉ dừng lại ở mức xử línội bộ mà cần phải được giải quyết công khai tại các phiên toà Do vậy, hoạtđộng của toà hành chính góp phân bảo đảm không ngừng phát huy quyền làmchủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng đất nước dân chủ, pháp quyền

- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia quan hệ tố tụng hànhchính (bảo đảm công bằng xã hội)

Trong một vụ án hành chính, người khởi kiện là công dân, cơ quan, tổchức bên bị kiện là cơ quan hành chính, cán bộ công chức nhà nước VỊ trí của

các chủ thể này trong phiên toà hành chính hoàn toàn bình đẳng với nhau, công

dân không còn ở vị trí bị quản lí, do đó có điều kiện tự do thể hiện ý chí trongtranh tụng bảo vệ quyền lợi của mình trước toà hành chính, con người là mụctiêu và giá trị cao nhất của nhà nước pháp quyền bằng việc thiết lập toà hànhchính được đảm bảo và tôn trọng Đồng thời cũng từ đây, Nhà nước có thêm một

cơ chế hữu hiệu bảo vệ quyền công dân Đánh giá về vai trò của toà hành chính,

PGS.TS Võ Kim Sơn cho rằng: “Toà hành chính được xem như là yếu tố cần thiết và quan trọng để xử lí theo thể thức tố tụng các khiếu kiện của dân đôi với các quyết định của cơ quan hành chính nhà nước Là một công cụ cần thiết để đảm bdo sự bình đẳng giita "quan" và dân trong các vụ kiện và không để cho

các cơ quan hành chính nhà nước tự xử lí các khiếu kiện về mình " [41, tr 97]

Có thể thấy rằng toà hành chính là một công cụ hữu hiệu của nhà nước

- pháp quyền để kiểm soát hoạt động của cơ quan hành chính, làm cho hoạt

động đó luôn luôn đảm bảo tính đúng đắn trong việc tổ chức thực hiện phápluật của nhà nước, đảm bảo tính pháp chế của hoạt động quản lí nhà nước.Hoạt động xét xử hành chính của toà hành chính là chỗ dựa của công dân và là

Trang 27

nơi nhân danh công lí để bảo vệ quyền con người, một trong những mục tiêu

quan trọng của nhà nước pháp quyền

Với bản chất của nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì nhân dân.Nhà nước ta luôn chú trọng và bảo đảm công bằng xã hội Toà hành chính làtoà chuyên trách thực hiện chức năng xét xử các tranh chấp giữa cơ quan công

quyền và công dân, do vậy toà hành chính có đủ điều kiện để khắc phục nhữngnhược điểm cố hữu vốn có trong giải quyết khiếu kiện theo kênh hành chínhnhư thiếu công bằng, khách quan Có thể nói, sự phán xử của toà hành chính cókhả năng mang lại công bằng, bình đẳng cho xã hội Bất cứ chủ thể nào cho dù

đó là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước, nếu viphạm cũng sẽ bị xử lí như những chủ thể bình thường khác PGS.TS Vũ Thưkhẳng định: “Tod hành chính sẽ thể hiện một trong những đặc trưng lớn, cơ bản của nhà nước pháp quyền, chứng tỏ sự hiện diện quan hệ bình đẳng giữanhà nước và công dân nhờ một công cụ bảo đảm cao nhất quyền của cá nhân đây sẽ là nhân tố có trọng lượng gây sức ép buộc các cơ quan giải quyét việccủa cá nhân, tổ chức, cơ quan trong quan hệ pháp luật hành chính phải làmtốt hơn” [50, tr.10] Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyềnlợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức được thể hiện thông qua mục đích hoạtđộng của các cơ quan nhà nước nói chung, đặc biệt là của toà hành chính

Toà hành chính được tổ chức, đi vào hoạt động và tiếp tục được đổi mới

là một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình củng cố, hoàn thiện bộmáy nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, tăng cường hiệulực quản lí nhà nước và là thiết chế trung tâm bảo vệ hiệu quả quyền công dân.Toà hành chính được xem như một tổ chức với phương thức mới bảo đảmquyền lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trong củng cố quyền con người ởnước ta Điều này cho thấy mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân ngày càng

mở rộng bình đẳng hơn, phù hợp với xu hướng xây dựng nhà nước phápquyền, xã hội công dân

Trang 28

Việc hình thành hệ thống toà hành chính nhằm tạo ra một cơ chế giải

quyết tranh chấp trước pháp luật một cách bình đẳng giữa cơ quan hành chính

và công dân, tổ chức Cơ chế này đã góp phần tích cực vào thực hiện mục đíchcủa Nhà nước pháp quyền Việt Nam là không ngừng bảo đảm các quyền, tự

do của công dân

Như đã đề cập ở trên, xét về bản chất, quan hệ hành chính là quan hệ bất

bình đẳng giữa một bên chủ thể nhân danh nhà nước, được sử dụng quyền lực

nhà nước với một bên phải chấp hành mệnh lệnh, phải có nghĩa vu thi hành

mệnh lệnh đó Do tính đặc thù này nên một bên chủ thể là công dân, tổ chứcluôn ở thế không thể cân bằng với chủ thể bên kia là cơ quan hành chính, cán

bộ công chức hành chính Với sự xuất hiện của mình, toà hành chính đóng vai

trò là người trọng tài công minh khách quan để phán xử khi có tranh chấp xảy

ra giữa hai nhóm chủ thể đó Bên cạnh đó, toà hành chính còn đóng vai tròquan trọng trong việc duy trì bảo vệ ki cương phép nước, xây dựng và củng cốnền hành chính quốc gia

Có thể nói, từ khi thành lập đến nay, toà hành chính đã dân dần đi vào ổn định về tổ chức hoạt động và phải tiếp tục được được đổi mới, khẳng định được

đây là một thiết chế không thể thiếu trong nhà nước pháp quyền Thông qua hoạtđộng xét xử vụ án hành chính, toà hành chính đã góp phần đấu tranh với nhữnghành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lí của hệ thống cơ quan hànhchính, bảo vệ quyền tự do, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; bảo vệ sựlành mạnh của nền hành chính

Một trong những vấn đề cơ bản của nhà nước pháp quyền phải đạt được

đó là nêu cao vai trò của toà hành chính Toà hành chính đóng một vai trò

quan trọng tạo ra một quan hệ bình đẳng giữa nhà nước và công dân trong lĩnh

vực tranh chấp hành chính Góp phần loại trừ những căn bệnh của chế độ tập

trung độc đoán trong bộ máy nhà nước.

Trang 29

1.1.2.2 Bảo dam cho cơ quan hành chính nhà nước hoạt động trongkhuôn khổ pháp luật, thực hiện đúng pháp luật

- Bảo dam cho cơ quan hành chính nhà nước ban hành quyết định hành

chính đúng thẩm quyền

Thông qua hoạt động tài phán (xét xử), toà hành chính thực hiện chức

năng giám sát hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước đối với hoạtđộng ban hành quyết định quy phạm, quyết định cá biệt Với tư cách là cơ

quan tiến hành tố tụng hành chính, toà hành chính có quyền phán quyết đốivới các vụ án hành chính Đây là nội dung cụ thể của việc thực hiện quyền lựcnhà nước, quyền tư pháp hành chính

Trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, các cơ quan hành chính cónhiều hình thức hoạt động nhưng hình thức ban hành quyết định hành chính(quyết định áp dụng) hoặc thực hiện hành vi hành chính là hình thức quantrọng và cơ bản nhất Các quyết định hành chính, hành vi hành chính này có

số lượng lớn, nội dung phạm vi tác động rất rộng và rất phức tạp Thực tế chothấy, có những quyết định hành chính, hành vi hành chính trái với pháp luật,không đúng thẩm quyền gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá

nhân, tổ chức Vì vậy nhà nước pháp quyền cần phải thiết lập cơ chế kiểm tra,

giám sát và ngăn ngừa việc ban hành những quyết định hành chính nhà nướctrái pháp luật Yêu cầu này doi hỏi “phải có một cơ quan chuyên thực hiện chức

năng tài phán hành chính để phán quyết tính hợp pháp của các quyết địnhhành chính, hành vi hành chính cua cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước

Cơ quan tài phán này độc lập với cơ quan hành chính, không phụ thuộc vàocác cơ quan hành chính để thực hiện chức năng tài phán về hành chính theo

nguyên tắc độc lập xét xử ”{[ 69, tr 61] Theo truyền thống, việc kiểm tra giámsát được chính các cơ quan trong hệ thống hành chính thực hiện theo thủ tụchành chính Cơ chế này có lợi thế là việc kiểm tra mang tính mệnh lệnh từ cấptrên xuống cấp dưới được tiến hành nhanh, trực tiếp và mệnh lệnh đó được thi

Trang 30

hành ngay Mọi quyết định hành chính hành, vi hành chính sai được điều

chỉnh kịp thời Bên cạnh đó, cơ chế này có nhược điểm cố hữu là nhiều khi

không khách quan vì trong trường hợp bị khiếu kiện, cơ quan hành chính,

người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính ra quyết định hành chính haythực hiện hành vi hành chính lại là chủ thể có thẩm quyền giải quyết Như

vậy, vô hình trung cơ chế này đã tạo điều kiện cho các cơ quan hành chính

nhà nước ban hành những văn bản không đúng thẩm quyền, trái pháp luật màkhông bị xử lí Điều này trái với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền: cơquan nhà nước chỉ được phép thực hiện những quyền hạn mà pháp luật cho

phép Vì vậy, sự hiện diện của toà hành chính là một “đóng góp quan trọng vàolĩnh vực giải quyết khiếu nại Nó mở ra cho người dân một khả năng mới bảo vệ

mình” [28, tr 20] Ngày nay, phạm vi thẩm của toà hành chính ngày càng được

chú trọng đáp ứng đòi hỏi khách quan của xã hội dân chủ, pháp quyền Toà

hành chính ngày càng phát huy vai trò ổn định thực hiện quyền lực nhà nước,khắc phục tình trạng hoạt động của các cơ quan hành pháp xâm phạm đếnquyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức Toà hành chính là công cụ hữu hiệu đểnhà nước thực hiện chức năng kiểm soát hoạt động của bộ máy quản lí hànhchính nhà nước, đảm bảo tính nhất quán, đúng đắn trong việc tổ chức thực hiệnpháp luật của Nhà nước, một trong những đòi hỏi của nhà nước pháp quyền.Toà hành chính là một địa chỉ đáng tin cậy thay mặt Nhà nước bảo vệpháp luật, phát huy dân chủ, duy trì sự công bằng xã hội Mặt khác, hoạt động

xét xử của toà hành chính là hoạt động áp dụng pháp luật nên đòi hỏi phải

sáng tạo, mềm dẻo, linh hoạt vừa phải đảm bảo nguyên tắc và phải phù hợpvới sự vận động biến đổi thường xuyên của xã hội Qua thực tiễn hoạt động

- xét xử, toà hành chính phát hiện những quy định trùng lắp, chồng chéo, lạchậu của các văn bản pháp luật để từ đó kiến nghị giúp các cơ quan hành chínhxây dựng bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản không phù hợp với thực tiễn Có

như vậy mới góp phần xây dựng được một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh,

Trang 31

thống nhất, đồng bộ, ổn định đây là một đòi hỏi của nhà nước pháp quyền.Thực tế đã chứng minh, các phán quyết của toà hành chính phải dựa trên cơ sởpháp lí là các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành,

có như vậy mới xác định được tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành

vi hành chính Qua đó góp phần bổ sung, sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật,đặc biệt là những văn bản liên quan liên quan đến hoạt động xét xử của toàhành chính Một văn bản pháp luật chỉ có thể đánh giá có phù hợp với thực tế

hay không khi nó được áp dụng thông qua hoạt động của các cơ quan nhànước trong đó có hoạt động của toà hành chính

Hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính do toà án tiến hành là một

phương thức kiểm tra giám sát hữu hiệu đối với cơ quan hành chính nhà nước Hoạt động này đảm bảo hạn chế các hiện tượng lạm quyền, cửa quyền, quan liêu trong bộ máy hành chính, tôn trọng bảo vệ quyền tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp của công dân, cá nhân tổ chức góp phần xây dựng Nhà nước phápquyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Nâng cao ý thức pháp luật, tỉnh thần trách nhiệm của cán bộ công chứcnhà nước

Sự tác động thông qua hoạt động xét xử làm cho cơ quan hành chính nhà nước cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nâng cao ý thức pháp luật, tỉnh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà

trong đó cán bộ, công chức chỉ được thực hiện những hành vi mà pháp luậtcho phép Toà hành chính là một phương tiện hữu hiệu trong việc nâng caohiệu quả của hoạt động quản lí, hạn chế sự lạm quyền của cán bộ công chức

nhà nước khi thực thi công vụ Bằng phán quyết của mình, toà hành chính gópphần cùng với cơ quan hành chính đánh giá đúng năng lực của cán bộ, công

chức trong các ngành các cấp, khắc phục tình trạng cửa quyền, quan liêu và có các biện pháp xử lí đối với những người tha hóa về phẩm chất làm ảnh hưởng

đến uy tín của Nhà nước

Trang 32

- Góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch vững mạnh đáp ứng yêu

cầu xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

Toà hành chính là công cụ kiểm soát hữu hiệu hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trong những cơ quan đó, tránh được

các hiện tượng lạm quyền, trốn tránh trách nhiệm và mất dân chủ Hoạt động

ổn định của toà hành chính sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lí

hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính vững mạnh với mục tiêu

phục vụ nhân dân Thực hiện nhiệm vụ này doi hỏi phải kiện toàn, đổi mới tổ

chức hoạt động của toà hành chính cho phù hợp với điều kiện của nền kinh tếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế và xây dựng

Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN đòi hỏi sự

nỗ lực chung của bộ máy nhà nước, trong đó có toà hành chính, một bộ phậncủa quyền lực nhà nước thực hiện nhiệm vụ chuyển tải pháp luật vào thực tiễnxét xử qua đó đảm bảo tự do, công bằng, an toàn tiến bộ

Thực tiên cho thấy không ít các trường hợp các cơ quan hành chính nhànước vượt quá phạm vi thẩm quyền không những gây ảnh hưởng tới sự an toàn

của xã hội, mà còn phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật, làm giảmhiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước Sự hiện diện của toà hành

chính sẽ góp phần khắc phục được những hạn chế này

Có thể khẳng định toà hành chính là một thiết chế trong nhà nước pháp

quyền, được thiết lập và có vai trò kiểm tra giám sát hoạt động của cơ quanhành chính và những cán bộ, công chức có thẩm quyền trong các cơ quan đó

Đây là một hoạt động đặc thù khác hoàn toàn với các toà án khác (toà hình sự,

toà dân sự, kinh tế, lao động) Vì vậy, thông qua hoạt động xét xử của toà

hành chính mới trực tiếp kiểm soát hoạt động quản lí hành chính đảm bảo hoạtđộng của cơ quan hành chính, cán bộ công chức có thẩm quyền trong cơ quanhành chính đúng khuôn khổ mà pháp luật cho phép, khắc phục những biểu

Trang 33

hiện cửa quyền trốn tránh nghĩa vụ, vô trách nhiệm trước nhân dân Bằng hoạtđộng xét xử của mình, toà hành chính góp phần làm cho nền hành chính vữngmạnh đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN.

1.1.2.3 Góp phần cúng cố niềm tin của công dân đối với chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trong hoạt động tố tụng, trong đó có tố tụng hành chính, hoạt động xét

xử được các thẩm phán, hội thẩm thực hiện trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặtcác quy định của pháp luật tố tụng, nhằm mục đích bảo vệ quyền con ngườiquyền công dân, bảo vệ công lí Việc tuân thủ các quy định của pháp luật tốtụng hành chính bảo đảm cho chính thẩm phán tránh được áp lực từ bên ngoài,góp phần thúc đẩy hoạt động giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp hành chínhdiễn ra đúng pháp luật, loại trừ những quyết định hành chính, hành vi hànhchính không hợp pháp gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan hành chính, lòngtin của nhân dân đối với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của công dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của

Đảng và Nhà nước ta Thực hiện nhiệm vụ này là trách nhiệm chung của các

cơ quan nhà nước, trong đó có toà hành chính Đây là biện pháp quan trọng,

thiết thực để củng cố lòng tin của nhân dân vào bộ máy nhà nước Các côngdân có quyền khiếu kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính củacác cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước khi những quyết định đó,hành vi đó gây thiệt hại quyền lợi ích hợp pháp của họ Toà hành chính trongnhà nước pháp quyền là công cụ để thực hiện một trong những nguyên tắc cơbản: mọi sự vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hành chính đề phải bị xử lý.Toà hành chính phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết kip thời khôiphục quyền lợi ích hợp pháp của công dân Bằng phán quyết của mình toàhành chính có thể buộc các cơ quan hành chính, người có thẩm quyền sửa đổi

hoặc hủy bỏ các quyết định hành chính, hành vi hành chính hay bồi thường

thiệt hại cho công dân Hoạt động xét xử của toà hành chính diễn ra công

Trang 34

khai, vừa có tác dụng giáo dục ý thức pháp luật trong công dân, vừa có tác

dụng củng cố niềm tin của nhân dân vào Nhà nước và pháp luật

Vai trò tích cực của toà hành chính còn được thể hiện thông qua hoạt

động tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật Việc tuyên truyền giáo dụcpháp luật diễn ra ngay trong phiên toà tác động trực tiếp ngay đến đương sự vànhững người liên quan trong vụ án để họ hiểu được quyền và nghĩa vụ củamình, phát huy dân chủ trong tranh tụng cùng với hội đồng xét xử đi đến chân

lí Thông qua hoạt động xét xử các vụ án, toà hành chính còn góp phần nâng ýthức pháp luật của công dân, giáo dục công dân ý thức chấp hành pháp luậttinh thần đấu tranh đối với những hành vi trái pháp luật Chính vì vậy, Điều 1Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 quy định: “Bằng hoạt động của mình,

toà án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội ý thứcđấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác "(27]

1.1.3 Các nguyên tác tổ chức, hoạt động của toà hành chính

Toà hành chính là một bộ phận cấu thành của toà án nhân dân, do vậy tổ chức, hoạt động của nó cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung về tổ

chức, hoạt động của toà án nhân dân Tuy nhiên, toà hành chính là một phântoà có vị trí tương đối độc lập nên khi tổ chức, ngoài những nguyên tắc chung,

cơ bản phải dựa trên các nguyên tắc đặc thù Những nguyên tắc đó chính là tư tưởng chỉ đạo, có tính chất định hướng cho tổ chức, hoạt động của toà hành chính Các nguyên tắc chung về tổ chức, hoạt động của toà án mới phản ánh được những nguyên lí cơ bản nhất của thực tiễn tổ chức, hoạt động của toà án.

Xã hội luôn luôn biến đổi cùng với các quy luật của nó, vì vậy các nguyên tắc

đó phải được xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp, làmphong phút thêm về nội dung và hình thức, phản ánh được những đặc thùtrong tổ chức, hoạt động của toà án trong điều kiện mới Trên tinh thần đó các

nguyên tắc tổ chức, hoạt động của toà hành chính được đề cập vừa thể hiện cái

Trang 35

chung, cái phổ biến nhưng cũng phan ánh đặc thù về tổ chức, hoạt động củatoà hành chính Nắm vững, vận dụng đúng những nguyên tắc, đảm bảo cho sựđổi mới về tổ chức, hoạt động của toà hành chính theo theo đúng định hướngxây dựng nhà nước pháp quyền, phát huy được vai trò của toà hành chínhtrong việc kiểm soát hiệu quả hoạt động của cơ quan quản lí và cán bộ, côngchức trong các cơ quan nhà nước, bảo vệ công đân Đây là một yêu cầu của sựnghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền.

1.1.3.1 Toà hành chính được thành lập dựa trên nguyên tắc chuyênmon hóa hoạt động xét xử

Thực tiễn cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội trong những thập kỉ đổi mới vừa qua, những vấn

dé đó luôn tác động đến tổ chức, hoạt động của Nhà nước và ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống các cá nhân, hoạt động của các tổ chức Chính sự tác động đó làm cho Nhà nước phải thích ứng với sự vận động, phát triển của xã hội Nhà nước pháp quyền hiện đại ngày nay phải giải quyết rất nhiều vấn đề về an ninh, trật tự an toàn xã hội, kinh tế, văn hoá nhất là những vấn đề tranh chấp

liên quan đến việc bảo vệ các công dân tránh khỏi sự xâm phạm từ các cơ

quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính khi những

chủ thể này thực thi công vụ Việc giải quyết những tranh chấp giữa cơ quanhành chính nhà nước và công dân không chỉ dừng lại như cơ chế cũ, trong đó

cơ quan hành chính vừa thực hiện hoạt động quản lí vừa đứng ra giải quyếttranh chấp khi có khiếu nại Cơ chế đó tồn tại khá lâu với những bất cập, nayyêu cầu cần phải có một cơ chế mới đảm bảo tốt hơn, khách quan hơn, dânchủ hơn khi giải quyết tranh chấp Đây là một phương hướng để xây dựng, ổn định và tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của toà hành chính, một toà chuyêntrách trong hệ thống toà án nhân dân Trong một xã hội phát triển, bên cạnh

yếu tố tích cực, còn cho thấy các tranh chấp xảy ra ngày càng nhiều và phứctạp Các tranh chấp đó đa dạng về tính chất và xảy ra trên nhiều lĩnh vực khác

Trang 36

nhau của đời sống Tranh chấp về quyền lợi giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân

và tổ chức, tổ chức với tổ chức Ngay trong hoạt động quản lí hành chính nhànước, những tranh chấp cũng đa dạng, đó là các tranh chấp về thẩm quyền

giữa cơ quan hành chính với nhau, cơ quan hành chính với đối tượng quản lí.

Theo truyền thống, tranh chấp về lợi ích của các cá nhân, tổ chức với nhau do

các toà án thương mại, dân sự giải quyết Tranh chấp giữa cơ quan hành chính

công quyền với nhau do chính hệ thống cơ quan này giải quyết Đối với tranhchấp giữa cơ quan hành chính chủ thể quản lí với đối tượng quản lí (cá nhân,

tổ chức) ngoài cơ chế giải quyết do chính cơ quan hành chính thực hiện, cầnphải được đưa ra toà án giải quyết mới bảo đảm công bằng Do tính chất của

tranh chấp hành chính khác hoàn toàn với tranh chấp dân sự, thương mại, lao

động, đòi hỏi phải có một toà chuyên biệt để xét xử các tranh chấp loại này

Đây là một nhu cầu khách quan để thiết lập toà hành chính Toà hành chính rađời với một nhiệm vụ, quyền hạn là giải quyết các tranh chấp phát sinh tronglĩnh vực hành chính Cụ thể là phán quyết tính hợp pháp của các quyết địnhhành chính (quyết định hành chính cá biệt) hành vi hành chính Hệ qua phánquyết của toà hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính phảichấm dứt, huỷ bỏ một phần hay toàn bộ, nếu gây thiệt hại cho cá nhân, côngdân thì phải bồi thường Những yếu tố trên đòi hỏi phải chuyên môn hóa hoạtđộng xét xử Cụ thể, mỗi một lĩnh vực tranh chấp cần giao cho một phân toà

tương ứng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Toà hành chính ra đời đápứng yêu cầu đó Đây cũng là một xu hướng của các nhà nước pháp quyềnhiện đại ngày nay Kế thừa những thành tựu của các quốc gia có nền tài phánhành chính phát triển, Nhà nước ta đã thiết lập toà hành chính và đi vào hoạt

động hơn 10 năm qua, thực tiễn cho thấy vị trí, vai trò của nó ngày càng

được khẳng định vững chắc Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình nhiệm vụ

mới, tổ chức, hoạt động của toà hành chính luôn luôn phải được chú ý kiệntoàn và đổi mới về tổ chức, hoạt động, có như vậy mới gánh vác được trách

Trang 37

nhiệm nặng nề của mình trước xã hội Việc thành lập toà hành chính đáp ứng

nguyên tắc chuyên môn hóa hoạt động xét xử tranh chấp hành chính là phùhợp với quan điểm xây dựng nhà nước pháp quyền như PGS.TS Đinh VănMậu nhận định: "Với quan điểm xây dựng và từng bước hoàn thiện Nhà nướcpháp quyền ở nước ta, hoạt động kiểm soát đối với hành chính ngày một tăngcường bằng việc thiết lập tài phán hành chính- Một bộ phận của toà án nhândân nhằm bảo đảm pháp chế và kỉ luật trong quản lí nhà nước" [29, tr 510].Không thể nói đến nhà nước pháp quyền nếu mọi cá nhân, công dânkhông có được sự đảm bảo về mặt pháp lý trên thực tế đối với quyền tự do,dân chủ của mình để chống lại sự lạm quyền từ phía các cơ quan nhà nước Vìvậy, việc đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính trong điều kiện xâydựng nhà nước pháp quyền là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm mụctiêu đó Đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính phải đáp ứng đượcnhững yêu cầu sau:

- Quán triệt quan điểm đồi mới theo tinh thần nghị quyết của Dang trong

đó có cải cách tư pháp mà trọng tâm là khâu xét xử của toà án, trong đó có

hoạt động xét xử vụ án hành chính của toà hành chính

- Xây dựng, củng cố, đổi mới toà hành chính phải căn cứ vào tính đặc thù

của toà hành chính để xác định đổi mới tổ chức, hoạt động sao cho phù hợpvới tình hình nhiệm vụ mới Có như vậy mới định ra được thẩm quyền của toàhành chính giúp phân biệt được tổ chức, hoạt động của toà hành chính với các

phân toà khác trong hệ thống toà án Trên cơ sở đó chúng ta mới có sự quan

tâm thích đáng đến đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, nhằmmục đích bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

- Đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính phải đặt trong mối quan

hệ với cải cách nền hành chính quốc gia và cải cách hệ thống tư pháp vì toàhành chính là một bộ phận của hệ thống toà án một loại cơ quan cấu thành bộ

Trang 38

máy nhà nước nên việc xây dựng, kiện toàn toà hành chính phải đặt trong mối

liên hệ hữu cơ đó, nghĩa là phải đặt trong tiến trình cải cách đó

- Việc xây dựng đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính phải dựatrên cơ sở pháp lí là Hiến pháp, Luật tổ chức toà án, Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các vụ án hành chính và các văn bản pháp luật khác để đảm bảo tínhthống nhất đồng bộ

- Xây dựng, củng cố đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính phải

chú ý đến tình hình giải quyết khiếu tố của công dân đối với quyết định hànhchính hành vi hành chính, kết quả của việc giải quyết khiếu tố, những vướng

mắc khi giải quyết theo trình tự thủ tục hành chính Dựa vào tình hình thựctiễn đó, chúng ta mới xây dựng, đổi mới mô hình tổ chức toà hành chính phùhợp, gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả khắc phục được những khiếm khuyết vềgiải quyết khiếu tố của cá nhân tổ chức theo con đường hành chính

- Một nguyên tắc cần được quán triệt đầy đủ đó là khi tiến hành đổi mới

tổ chức, hoạt động của toà hành chính đó là phải đảm bảo cho toà hành chính

có vị trí độc lập trong hệ thống toà án nhân dân độc lập xét xử, độc lập vềtrình tự thủ tục và có thực quyền có như vậy khi xét xử mới đảm bảo côngbằng khách quan dân chủ Trong nhà nước pháp quyền, tính độc lập của toàhành chính phải luôn được đề cao

- Hoạt động xét xử của toà hành chính phải đảm bảo bảo vệ được mộtcách đầy đủ nhất, nhanh chóng nhất và có hiệu quả nhất các lợi ích chính đángcủa công dân Đổi mới mô hình toà hành chính phải đảm bảo khả năng này.

- Yêu cầu bảo đảm công bằng trong xét xử và bình đẳng của các đương

sự trước pháp luật để các bên tự do thể hiện ý chí của mình một cách trực tiếp,

tự do tranh tụng bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình

Nhà nước pháp quyền yêu cầu phải xác lập vai trò kiểm soát của toà hành

chính đối với cơ quan hành chính thông qua hoạt động xét xử vụ án hànhchính Có như vậy mới tránh được nguy cơ lạm quyền từ phía cơ quan hành

Trang 39

chính và những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Trong nhànước pháp quyền, kiểm soát quyền lực của kênh hành pháp là một yêu cầukhách quan nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, tổchức Điều này đòi hỏi toà hành chính phải được đổi mới về tổ chức, hoạtđộng và thể hiện được tính ưu việt của mình so với việc giải quyết khiếu nại

của kênh hành pháp

Như vậy, xây dựng đổi mới toà hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà

nước pháp quyền phải dựa vào những yêu cầu trên Xây dựng nhà nước pháp

quyền của dân, do dân, vì dân không thể không tiến hành đổi mới tổ chức hoạtđộng của toà hành chính "người cầm cân, nẩy mực" bảo vệ công dân trong cáctranh chấp với cơ quan công quyền, phù hợp với quan điểm xây dựng nhànước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Thống nhất quyền lực là vấn đề thuộc về bản chất của nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam Thống nhất cũng không có nghĩa là đồng nhất các bộphận cấu thành của quyền lực với nhau, mà phải có sự phân công thực hiệnquyền lực Quyền tư pháp tập trung ở toà án, viện kiểm sát, trong đó toà ánnắm quyền xét xử Ngay trong hệ thống toà án cũng có sự khác nhau về vai trò

và chức năng của các bộ phận cấu thành, đòi hỏi phải có các phân toà khácnhau thực hiện Những nguyên lí đó được thể hiện trong nguyên tắc tổ chức

toà án được ghi nhận trong Luật tổ chức toà án nhân dân Theo quy định củaLuật tổ chức toà án nhân dân năm 1995, toà hành chính được thành lập là mộtphân toà thuộc Toà án nhân dân tối cao và toà án nhân dân cấp tinh Mac dùtoà hành chính được tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ như các cơ quan

nhà nước khác nhưng mối quan hệ hành chính chỉ chi phối toà hành chính ở

lĩnh vực tổ chức cán bộ như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức điều độngthẩm phán, bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức chánh toà, phó chánh toà Về

mặt hoạt động thì quan hệ giữa toà án cấp trên và cấp dưới là quan hệ chuyênmôn nghiệp vụ do luật định, không không phải là quan hệ hành chính Nguyên

Trang 40

tắc tổ chức này bảo đảm cho hoạt động xét xử của toà hành chính được độclập, không chịu sự chỉ đạo của toà án cấp trên Mối quan hệ về mặt tổ chức,hoạt động như vậy đảm bảo nguyên tắc khi xét xử toà hành chính độc lập vàchỉ tuân theo pháp luật Đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính chỉthực sự hợp lí khi dựa trên những nguyên tắc khoa học phản ánh được như cầukhách quan của xã hội Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của toà hành chính làtiền đề, để chuyên môn hóa hoạt động xét xử vụ án hành chính phù hợp vớiđiều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền.

1.1.3.2 Nguyên tắc bổ nhiệm thẩm phán

Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) Quốc hội ban hành

Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002 Theo quy định của luật, Chủ tịchnước bổ nhiệm thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; thẩm phán toà án địa

phương thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Chánh án toà án nhân dân tối cao Quy định này thay thế chế độ bầu thẩm phán trước đây Là một phân toà thuộc

hệ thống toà án nhân dân, do vậy công tác tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán toà hành chính về nguyên tắc phải theo quy định chung Thực hiện nguyên tắc

này góp phân tuyển chọn được người có đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực để

bổ nhiệm làm thẩm phán, bảo đảm cho thẩm phán yêu tâm công tác, có thời

gian tích lũy kinh nghiệm xét xử, trau dồi năng lực chuyên môn Thẩm phán

là người đại diện cho Nhà nước trực tiếp bảo vệ công lí, do vậy sự công bằng,

vô tư, khách quan là một phẩm chất không thể thiếu của người thẩm phán

Tuy nhiên, do tính chất của xét xử vụ án hành chính, việc tuyển chọn, bổ

nhiệm thẩm phán hành chính phải có những quy định riêng, Có như vậy khixét xử vụ án hành chính mới không bị chi phối bởi những định kiến của mình,tất cả các đương sự ra trước toà đều bình đẳng như nhau không phân biệt đó là

cá nhân, tổ chức trong xã hội hay cơ quan nhà nước, người có chức vụ Thẩm

phán hành chính giải quyết vụ án chỉ trên cơ sở xem xét các chứng cứ tạiphiên toà Trong trường hợp thấy mình không vô tư khi làm nhiệm vụ phải từ

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w