Cải tiến Tổ chức và Hoạt động của Tòa Hành chính trong Bối cảnh Xây dựng Nhà nước Pháp quyền tại Việt Nam

MỤC LỤC

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

- Luận án có ý nghĩa tham khảo trực tiếp về lí luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng toà hành chính theo một mô hình phù hợp điều kiện kinh tế xã hội, nhiệm vụ phát triển của đất nước và yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lí Việt Nam, nghiên cứu tương đối toàn diện và hệ thống về cơ sở lí luận, thực tiễn của toà hành chính và những nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính trong hệ thống toà án nhân dân hiện nay.

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

TOA HANH CHÍNH TRONG HỆ THỐNG TOA ÁN NHÂN DÂN

    Nguyên tắc toà hành chính xét xử công khai được thực hiện thông qua nhiều giai đoạn, từ thời điểm lên lịch xét xử, thông báo bằng văn bản cho các đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, gửi giấy triệu tập cho các đương sự, người làm chứng, giấy mời viện kiểm sát, luật sư, người đại diện hợp pháp của các đương sự, thông báo thời gian địa điểm mở phiên toà, họ tên thành viên hội đồng xét xử, người tiến hành tố tụng. Có thể nói nguyên tắc tiền tố tụng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung, hoạt động xét xử của toà hành chính nói riêng nên việc thiết lập nguyên tắc tiền tố tụng trong hoạt động xét xử của toà hành chính là một nét mới trong tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước trong điều kiện chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền hành chính nhà nước trong sạch và vững mạnh, bảo đảm kỉ luật, kỉ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước.

    THAM QUYỀN, ĐẶC ĐIỂM CUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ DO

    Những phán quyết của toà hành chính liên quan đến lợi ích nhà nước, tập thể, quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, công dân, kết quả của hoạt động xét xử vụ án hành chính ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước, niềm tin của công dân về công lí, về bản chất tư pháp hành chính. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế hiện nay và xây dựng nhà nước pháp quyền, đổi mới tổ chức, hoạt động của toà hành chính phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, phù hợp với điều kiện của đất nước và quá trình hội nhập vào thị trường thế giới.

    TOÀ HÀNH CHÍNH THỰC HIỆN

    Khái niệm thẩm quyền của toà hành chính a. Khái niệm thẩm quyền

    Nguyễn Thanh Bình định nghĩa như sau: “Thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của toà án là quyền hạn, trách nhiệm của toà án được nhân danh quyền lực nhà nước trong phạm vi chức năng của mình để tiến hành việc xem xét, đánh giá và ra phán quyết về tính hợp pháp của các quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện theo trình tự, thủ tục (tố tụng) do pháp luật quy định nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức; góp phần nâng cao hiệu lực hành pháp ” (1, tr. Đó là quan hệ giữa toà hành chính cấp dưới với toà hành chính cấp trên trong trường hợp xét lại bản án, quyết định theo thủ tục phúc thẩm đối với bản án quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; trong trường hợp ủy thác điều tra cho toà án khác điều tra xác minh thu thập chứng cứ mà mình không có điều kiện tiến hành; quan hệ giữa các thành viên của hội đồng xét xử với nhau, giữa chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng, quan hệ giữa các đương sự với nhau tại phiên toà hành chính.

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHAT TRIEN, THỰC TRANG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TOÀ HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM

    QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VA PHAT TRIEN CUA TOA HANH CHÍNH Ở VIỆT NAM QUA CAC GIAI DOAN LICH SỬ

    Ví dụ, theo Quyết định số 10/HDBT ngày 14/1/1985 của Hội đồng bộ trưởng, một số quyết định hành chính do cơ quan hành chính ban hành để xử lí buộc thôi việc đối với công nhân, viên chức, quyết định buộc bồi thường phí tổn cho Nhà nước đối với học sinh học nghề trong nước, học sinh học nghề hoặc giáo viên dạy nghề và thực tập sinh ở nước ngoài vì bị thi hành kỉ luật, những tranh chấp có liên quan đến quyết định hành chính loại này cũng do toà án thụ lí và giải quyết theo thủ tục dân sự. Ngày 28/10/1995, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX ky họp thứ 8 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức toà án nhân dân (được thông qua ngày 6/10/1992 và đã được sửa đổi, bổ sung ngày 28/12/1993) trong đó quy định toà án nhân dân chức năng xét xử những vụ án hành chính và thành lập toà hành chính trong Toà án nhân dân tối cao và các toà án nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng xét xử những vụ án hành chính.

    THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC VÀ THẤM QUYỀN XÉT XỬCỦA

    Hoạt động xét xử của toà hành chính là vấn dé mới mẻ và phức tạp, cần phải tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức, hoạt động để toà hành chính đáp ứng được yêu cầu trong thời kì đổi mới hội nhập và xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Như vậy, toà hành chính ra đời đang dần đi vào hoạt động ổn định có ý nghĩa to lớn, là một phương sách đảm bảo dân chủ xã hội phù hợp với xu hướng cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

    TOÀ HÀNH CHÍNH

    Đội ngũ thẩm phán hành chính

    Từ năm 2003 Toà án nhân dân tối cao đảm nhận công tác quản lí toà án nhân dân địa phương về mặt tổ chức, đã tổ chức được 32 lớp tập huấn nghiệp vụ cho các học viên là hỏi thẩm, cán bộ toà án và cấp kinh phí để các toà án nhân dân cấp tỉnh, toà án nhân dân huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng vẻ kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử cho hơn 11.388 hội thẩm nhân dân. Nhiều thư kí toà án mới chỉ được hướng dẫn nghiệp vụ do thẩm phán nơi thư kí toà án làm việc đảm trách, họ hầu hết không được đào tạo nghề theo chương trình chính quy, trình độ không đồng đều (đại học chính quy, tại chức, chuyên tu luật, cao đẳng, đại học các chuyên ngành khác).

    Thẩm quyền xét xử của toà hành chính

    Khiếu kiện quyết định hành chính hành vi hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (trong việc cấp văn bằng bảo hộ, trong việc đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo thoả ước Madrid, trong việc công nhận nhãn hiệu hang hoá nổi tiếng) hoặc trong việc cấp li xăng không tự nguyện (Điều 27 và khoản 5 Điều 51 Nghị định 63/ CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp va đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 06/2001/ND - CP ngày 1/2/2001 của Chính phủ). Trong trường hợp cần thiết, toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của của toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của uy ban nhân dân, chủ tịch uy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các thẩm phán của toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.

    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TOÀ HÀNH CHÍNH

      Xét xử sơ thẩm là giai đoạn tiếp diễn sau khi toà đã thụ lí đơn khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính nhà nước của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và quyết định kỉ luật buộc thôi việc của thủ trưởng cơ quan nhà nước đối với cán bộ, công chức nhà nước giữ chức vụ từ vụ trưởng trở xuống. Tuy nhiên, với tính chất của phiên toà phúc thẩm được mở để xét xử lại bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị kháng cáo, kháng nghị nên việc thực hiện thủ tục tố tụng hành chính tại phiên toà phúc thẩm cũng có một số điểm khác so với thủ tục được tiến hành tại toà sơ thẩm cụ thể: Sau khi kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên toà, một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.

      DUNG NHA NUGC PHAP QUYEN VIET NAM HIEN NAY

      HANH CHINH

      Đối mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính đáp ứng yêu cầu tăng cường bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

      Tuy nhiên việc giải quyết khiếu kiện hành chính của công dân đối với nhân viên, cơ quan nhà nước còn chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các vụ án mà toà án các cấp thụ lí hàng năm, trong khi các khiếu nại tố cáo vi phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân từ phía các nhân viên, cơ quan nhà nước vẫn không giảm, tính chất ngày càng phức tap. Cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ngày càng hoàn thiện từ chỗ chỉ có một thủ tục hành chính duy nhất để xét xử khiếu kiện hành chính, thì nay người dân có thêm một thủ tục tố tụng do toà hành chính tiến hành góp phần giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật khôi phục quyền lợi ích hợp pháp của người dân.

      Đổi mới tổ chức và hoạt động của toà hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo công bằng, bình đẳng và dân chủ trong hoạt động tố tụng

      Toà hành chính là một trong những công cụ có hiệu lực nhất thực hiện nguyên tắc của nhà nước dân chủ và pháp quyền, hoạt động xét xử bảo vệ công lý, kiểm soát xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển trật tự, ổn định, góp phần tạo nên môi trường xã hội phù hợp cho sự tồn tại của nhà nước pháp quyền. Qua đó giúp hội đồng xét xử kiểm tra, đánh giá toàn bộ chứng cứ của vụ án nhằm xác định tính đúng sai của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu kiện, xác định có hay không có thiệt hại do quyết định hành chính, hành vi hành trái pháp luật gây ra để toà hành chính ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án đúng đắn nhất, có sức thuyết phục nhất.

      QUAN DIEM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOAT DONG CUA TOA HANH CHINH G NUGC TA HIEN NAY

        Tiếp tục triển khai thực hiện đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, ngày 2/1/2002, Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng ra Nghị quyết số 08/ NQ-TW về cải cách tư pháp trong đó nhấn mạnh: “chất lượng công tác tu pháp nói chung chưa ngang tâm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tu pháp”. - Tập trung làm tốt công tác tổ chức cán bộ như tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn xét xử vụ án hành chính, chế độ trách nhiệm, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức; hoàn thiện thủ tục đối với việc tuyển chọn, thuyên chuyển thẩm phán; công tác tổ chức, quản lí cán bộ phải nắm vững các quy luật của tổ chức, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử và thể hiện đúng đắn quan điểm vẻ tổ chức cán bộ của Dang.

        HÀNH CHÍNH

        Tăng cường công tác xây dựng đội ngũ thẩm phán, hội thấm toà hành chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toà hành chính

          Thành lập toà án khu vực với các phân toà trong đó có toà hành chính chuyên xét xử vụ án hành chính đòi hỏi phải có một đội ngũ thẩm phán xét xử chuyên nghiệp mới đáp ứng được yêu cầu xét xử các tranh chấp hành chính ngày càng nhiều, phức tạp, xứng đáng là những người thay mặt nhà nước đảm bảo công lí, góp phần tăng cường bảo vệ công dân trước các hành vi vi phạm của cơ quan công quyền. Vì vậy chúng tôi kiến nghị bỏ ý “có năng lực xét xử” và bổ sung vào Điều 20 “Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 5 của Pháp lệnh này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên thì có thể được tuyển chọn và phải qua thời gian tập sự thẩm phán (24 tháng), sau đó thông qua hội đồng đánh giá năng lực thực tế qua thời gian tập sự.