Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học Luật hiếnpháp giúp làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như: sự hình thành và phát triểncủa nền lập hiến Việt nam; các quan điểm về t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
KHOA HỌC LUẬT HIEN PHÁP VIỆT NAM
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIEN
TRUGNG DAI HOC LUAT HA NỘIPHONG ĐỌC )322——— !Ls
Đơn vị thực hiện: Bộ môn Luật Hiến pháp
Chủ nhiệm đề tài: TS Vũ Hồng Anh
Phó phòng Đào tạo
HÀ NỘI - 2003
Trang 2NGƯỜI THAM GIA ĐỀ TÀI
“s Vũ Hồng Anh : Phó Phòng Đào tạo - Chủ nhiệm đề tài,
viết chuyên dé 1, 2, 8, 9, 10, 11GVC Ths Nguyễn Thi Phương: Bộ môn Luật Hiến pháp -Thu ký đề tai,
viết chuyên đề 3GVC Nguyễn Đức Bảo : Phó Truong Bộ môn Luật Hiến pháp,
Trang 3MỤC LỤC
Báo cáo phúc trình
Chuyên dé I: Một sô vấn đề co bản về khoa học luật Hiến
pháp Việt Nam.
Chuyên đề 2: Khai quát sự hình thành va phát triển của
khoa học luật Hiến pháp Việt Nam
Chuyên đề 3: Tư tưởng Ho Chi Minh về Hiến pháp va sự
ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt nam
Chuyên đề 4: Khoa học luật Hiến pháp và sự phát triển của
các chê định về chế độ xã hội nước CHXHCN Việt Nam
Chuyên đề 5: Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam va sự phát
triển của chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Chuyên đề 6: Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam và sự
phát triển của bộ máy Nhà nước Việt Nam
Chuyên đề 7: Những yêu cau đặt ra đối với khoa học luật
Hiến pháp Việt Nam trong giai đoạn tới
Chuyên dé 8: Khai quát về sự hình thành va phát triển tư
tưởng lập hiến và sự ra đời của Hiến pháp nước Anh
Chuyên đề 9: Tu tưởng lập hiến Hoa Ky thé ky XVII
-X VIII va su hinh thanh ban Hién phap thanh van dau tién
của nhân loại
Chuyên đề 10: Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp xã hội
chủ nghĩa
Chuyên đề II: Sự hình thành và phát triển của khoa học
luật Hiến pháp trén thé giới
Trang 4BAO CÁO PHÚC TRÌNH VỀ KET QUA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Khoa học luật Hiến pháp Việt nam
-Sự hình thành và phát triển
A PHAN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật hiến pháp là một khoa học pháp lý chuyên ngành nghiên cứu
những vấn đề cơ bản về tổ chức Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt nam Từ khi hình thành cho đến nay, khoa học luật hiến pháp đóng vai
trò tích cực, tạo cơ sở lý luận vững chắc cho công cuộc xây dựng và hoànthiện tô chức bộ máy Nhà nước Việt nam, cũng như hoàn thiện mối quan hệpháp lý cơ bản giữa Nhà nước và công dân
Đối với các cơ sở đào tạo luật học, Luật hiến pháp là một môn học cơbản trong chương trình đào tạo cử nhân luật Mặc dù so với khoa học Luậthiến pháp, môn học Luật hiến pháp có nội dung hep hơn, nhưng cũng bao >hàm toàn bộ những vấn đề cơ bản nhất về khoa học Luật hiến pháp Vì vậy
việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học Luật hiến pháp đóng
một vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động giảng dạy môn học Luật
hiến pháp ở các cơ sở đào tạo luật học nói chung, trường Đại học Luật nói
riêng Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học Luật hiếnpháp giúp làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như: sự hình thành và phát triểncủa nền lập hiến Việt nam; các quan điểm về tổ chức Nhà nước trong các giaiđoạn phát triển của Nhà nước và xã hội Việt nam; vai trò của khoa học luậthiến pháp đốt với công cuộc xây dung Nhà nước va xã hội Việt nam
Trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công chiến lược mà Đảng
uy, Ban giám hiệu Trường Dai học Luật Hà nội đã đề ra là nâng cao chấtlượng đào tạo, trước hết đòi hỏi chúng ta cần phải đổi mới nội dung chươngtrình giảng dạy các môn học, trong đó có môn học Luật hiến pháp Muốn làmđược việc này, điều đầu tiên chúng ta phải tổ chức nghiên cứu tổng thể nộidung của ngành khoa học tương ứng với môn học
Trang 5Với ý nghĩa quan trọng nêu trên tập thê giảng viên Bộ môn Luật hiệnpháp đã quyết định chọn đề tài: ” Khoa học Luật hiến pháp - sự hình thành vàphát triển” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, trong phạm vi trường Dai học Luật Hà Nội cũng như ởcác cơ sở đào tạo và nghiên cứu luật học khác, việc nghiên cứu khoa học luậthiến pháp mới chi hoặc tập trung vào từng vấn đề cụ thể thuộc nội dung củakhoa học luật hiện pháp, hoặc nghiên cứu nội dung khoa học luật hiến pháptrong mội giai đoạn cụ thể tương ứng với các bản Hiến pháp Việt nam Cóthể kể tên một sô công trình nghiên cứu đã được công bố như sau: Nhà nước
và pháp luật của Hội luật gia Việt nam (1971), Pháp chế là gì của Vũ ĐứcChiểu (1974), cuốn Hiến pháp là gì của Phùng van Tutu (1977), Tìm hiểuHiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam năm 1980 của Hội luậtgia Việt nam, Tim hiểu Bộ máy Nhà nước Quốc hội và Hội đồng Nhà nướccủa hoc giả Nguyên Văn Thao, Hiển pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩaViệt nam- Bình luận của Viện luật học, Về luật tổ chức Hội đồng nhân dân
và Uy ban nhân dân của học gia Vũ Như Giới, Quyển bau cứ của Công đoàncủa học giả Ngô Văn Thâu, Bình luận khoa học Hiến pháp nước Cộng hoà
Xã hội Chu nghĩa Việt nam năm 1992 của Viện nghiên cứu Nhà nước và phápluật, Một số vấn dé cơ ban về hoàn thiện bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt nam do Gs.Ts Nguyễn Duy Gia chủ biên, Mối quan hệ pháp
lý cơ bản giữa cá nhân, công đân với Nhà nước của Ts.Tran Ngọc Đường va
Ts Chu Văn Thành, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam.Những khía cạnh pháp lý theo Hiến pháp và luật tổ chức Quốc hội 1992 củaPGS.Ts Nguyên Dang Dung, Xáy dưng và hoàn thiện Nhà nước và pháp luật
của dân, do dân và vì dén ở Việt nam của Luật gia Phùng Văn Tửu, Tổ chức chính quyền Nhà nước ở địa phương Lịch sử và hiện tai do PGS.Ts Nguyễn
Đăng Dung làm chủ biên
Trang 6Đây là dé tài dau tiên nghiên cứu một cách có hệ thống sự hình thành
và phát triển của khoa học luật hiến pháp kể từ khi thành lập Nhà nước dân
chủ nhân dân cho đến nay.
3 Mục đích của đe tài nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: bước đầu làm sáng tỏ quá trìnhhình thành và phát triển của khoa học luật hiến pháp Việt nam; làm rõ quanđiểm của các nhà khoa học Luật hiến pháp đối với từng vấn đề thuộc đốitượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp trong các giai đoạn phát triểncủa Nhà nước, qua đó chỉ ra tính kế thừa và phát triển của khoa học Luật hiếnpháp Việt nam Nghiên cứu so sánh để làm sáng tỏ đối tượng nghiên cứu củakhoa học luật hiến pháp Việt nam nói riêng khoa học luật hiến pháp trên thếgiới nói chung, vị trí của khoa học luật hiến pháp trong hệ thống pháp luật củamỗi nước
Thực hiện thành công mục đích đặt ra, đề tài sẽ có một ý nghĩa lý luận
và thực tiễn như sau:
- Làm sáng tỏ một cách toàn diện lịch sử hình thành và phát triển củanền lập hiến Việt nam;
- Lam rõ các quan điểm về từng vấn đề thuộc phạm vi đối tượng nghiêncứu của khoa học Luật hiên pháp Việt nam;
- Bước đầu làm sáng tỏ sự hình thành và phát triển của khoa học Luậthiến pháp ở các nước trên thế giới;
- Những kết quả nghiên cứu đạt được sẽ phục vụ trực tiếp công tácgiảng dạy và nghiên cứu môn học Luật hiến pháp Việt nam ở Trường Đại học
Luật Hà Nội.
4 Phạm vi nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra, đề tài tập trung nghiên cứu sự hìnhthành và phát triển của khoa học luật hiến pháp Việt nam từ sau Cách mạngtháng Tám cho đến nay Quá trình hình thành và phát triển của khoa học Luậthiến pháp lại gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nền lập hiếnViệt nam Vì vậy lịch sử hình thành và phát triển của nền lập hiến Việt nam làmột trong những nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài
Trang 7Trong mối tương quan với thê giới, lịch sử nền lập hiện Việt nam chịuanh hướng mạnh mẽ bởi lịch su lập hiến của nhân loại Nhân dân Việt nam đãbiết chat lọc những tinh hoa của nên lập hiến nhân loại để xây dựng nền lậphiến của dân tộc Việt nam Vì vậy, để đánh giá một cách toàn điện và đầy đủ
sự hình thành và phát triển của khoa học luật hiến pháp Việt nam, dé tài còntập trung nghiên cứu sự hình thành và phát triển của khoa học luật hiến pháp
trên thế giới nói chung.
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, các thành viên đã dựa trên cơ sở phương pháp luậnMác - Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật Trong quátrình viết chuyên đề, các tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh,phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê
6 Những điểm mới và đóng góp của đề tài.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã có những đóng góp sau đây:
- Bước đầu làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của khoa họcluật hiến pháp Việt nam;
- Chỉ ra vai trò của khoa học luật hiến pháp Việt nam đối với sự hìnhthành và phát triển của nền lập hiến Việt nam nói chung, đối với quá trìnhphát triển của các chế định về chế độ xã hội, chế định quyền và nghĩa vụ công
dân, sự hình thành và phát triển của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam;
- Bước đầu làm sáng tỏ sự ra đời của bản Hiến pháp đầu tiên của nhân
loại, sự hình thành và phát triển của khoa học luật hiến pháp của các nước trên thế giới;
- Trên cơ sở phân tích quá trình hình thành và phát triển của khoa học
luật hiên pháp Việt nam, đề tài đã để xuất một số yêu cầu đối với khoa học luật hiến pháp trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học trong Trường Đại học Luật Hà nội.
Trang 8B NỘI DUNG
Nội dung nghiên cứu được đạt ra trong khuôn khổ của đề tài này baogồm các chuyên đề được chia thành 2 phần: phan | là những chuyên đề liênquan dén khoa học luật Hiến pháp Việt nam; phần 2 có mục đích nghiên cứu
so sánh do đó bao gồm những chuyên đề liên quan đến khoa học luật Hiếnpháp nước ngoài
Phần I KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Chuyên đề 1 Một sô vấn đề cơ bản về khoa học luật Hiến pháp Việt Nam
Chuyên để 2 Khái quát sự hình thành và phát triển của khoa học luật
Hiến pháp Việt namChuyên dé 3 Tư tưởng Ho Chí Minh về Hiến pháp và sự ra đời của bản
Hiến pháp đâu tiên của nước Việt nam
Chuyên dé 4 Khoa học luật Hiến pháp va sự phát triển của các chế định
về chế độ xã hội nước CHXHCN Việt Nam
Chuyên đề 5 Khoa học luật Hiến pháp Việt Namvà sự phát triển của chế
định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Chuyên đề 6 Khoa học luật Hiến pháp Việt Nam và sự phát triển của bộ
máy Nhà nước Việt nam
Chuyên đề 7 Những yêu câu đặt ra đối với khoa học luật Hiến pháp Việt
nam trong giai đoạn tới
Phần II KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
(nghiên cứu so sánh )
Chuyên đề 8 Khái quát về sự hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến
và sự ra đời của Hiến pháp nước Anh
Chuyên đề 9 Tư tưởng lập hiến Hoa Ky thé ky 17 - 18 và sự hình thànhbản Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại
Chuyên đề 10 Sự ra đời và phát triển của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa.
Chuyên đề 11 Sự hình thành và phát triển của khoa học luật Hiến pháp
trén thế giới
Trang 9PHAN I KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIET NAM
1.1 Một so van dé co ban về khoa học luật hiến pháp Việt nam.11.1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp Luật hiến
pháp là môn khoa học pháp lý chuyên ngành Khoa học luật hiến pháp nghiên
cứu về ngành luật hiện pháp Theo truyền thông chung của hệ thống pháp luật
xã hội chủ nghĩa, môi khoa học pháp lý chuyên ngành có đối tượng nghiêncứu và phương pháp nghiên cứu riêng
Đối tượng nghiên.cứu của khoa học luật hiến pháp là vấn đề tổ chức
Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cũng như mối quan hệ giữa
Nhà nước và công dân.
Để hiểu biết tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt namchúng ta cần phải nghiên cứu cấu trúc hành chính Nhà nước, tức là sự phânchia đơn vị hành chính lãnh thổ trong nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt
nam, mối quan hệ giữa trung ương với địa phương.
Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức Nhà nướcCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là tổ chức và hoạt động của bộ máyNhà nước Trong đó bao gồm các cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Hội đồng nhân dân Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân chiếm một vị trí quan trọngtrong sô những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiệnpháp Mối quan hệ này được thể hiện thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và những bảo đảm để công dân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đó.
Vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, moi
quan hệ giữa Nhà nước và công dân được thiết lập bởi hệ thống quy phạm
pháp luật Hệ thông các quy phạm pháp luật này hợp thành một ngành luật
Trang 10-ngành luật hiên pháp Một số quy phạm pháp luật hợp với nhau thành một chê
định.
Như vậy, để nghiên cứu van đê tô chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt nam Việt nam, môi quan hệ giữa Nhà nước và công dân, khoa học
luật hiên pháp phải nghiên cứu các chế định, các quy phạm của ngành luật
hiến pháp.
Luật hiến pháp Việt nam hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, vì vay đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiên pháp bao gồm rất
nhiều quy phạm và chế định khác nhau Có những quy pham chế định đã biloại bỏ, có những quy phạm chê định mới ra đời Như vậy khoa học luật hiếnpháp còn phải nghiên cứu cả quá trình hình thành và phát triển của các quyphạm, chế định của ngành luật hiến pháp Khoa học luật hiến pháp còn nghiêncứu cả thực tiễn vận dụng áp dụng các quy phạm, chế định đó nhằm đưa ranhững luận cứ khoa học để hoàn thiện chúng
1.1.2 Phương pháp nghiên cứu Để hình thành một khoa học khôngnhững đòi hỏi phải có đối tượng nghiên cứu, mà còn phải có những phươngpháp nghiên cứu nhất định Khoa học luật hiến pháp có các phương phápnghiên cứu sau: Phương pháp biện chứng Mac-Lénin, phương pháp lịch sử,phương pháp phân tích theo hệ thống chức năng, phương pháp thống kê,phương pháp so sánh Mặc dù các phương pháp nêu trên cũng được sử dụngtrong các ngành khoa học xã hội khác Tuy nhiên, cùng một phương pháp mỗingành khoa học lại sử dụng theo cách riêng, phù hợp với đối tượng nghiên cứucủa chúng Ví dụ, Phương pháp biện chứng Mác-Lênin được sử dụng trongkhoa học luật hiến pháp phải găn liền với yếu tố quyền lực Nhà nước Bởi vì,những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hiến pháp đều trựctiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hộiChủ nghĩa Việt nam Cho nên, khi nghiên cứu quy phạm, chê định luật hiếnpháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ với vấn đề tổchức Nhà nước, trong đó tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước là vấn đề
trọng tâm.
Trang 111.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của khoa học luật hiến
pháp Việt nam.
Lịch sử hình thành và phát triên của khoa học luật hiến pháp Việt namgắn liền với cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ tổ quốc của nhân
dan Việt nam trong 55 năm qua Trước Cách mang thang Tám 1945, Việt nam
là một nước thuộc địa nửa phong kiên nên không có Hiến pháp, vi vay khong
có khoa học luật hiến pháp Chí một nam sau Cách mạng tháng Tám, đềkhẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, Nhà nước Việt nam dân chủ
đã ban hành bản Hiến pháp đầu tiên Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấumột thời kỳ phát triển mới của khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hiếnpháp nói riêng Tuy nhiên, quá trình hình thành khoa học luật hiến pháp Việtnam diễn ra trong một thời gian dài sau đó Cũng như ở các nước khác trênthế giới, khoa học luật hiến pháp Việt nam chỉ được hình thành và trở nên cầnthiết khi sự điều chỉnh của pháp luật các phương pháp và hình thức thực hiệnquyền lực Nhà nước đạt tới giai đoạn phát triển nhất định, khi trong mối quan
hệ thực tế giữa các cơ quan Nhà nước nảy sinh ra những vấn để mà để giảiquyết đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý vững chắc
Từ khi hình thành cho đến nay, Lịch sử khoa học luật hiến pháp Việt
nam có thể được chia thành 3 giai đoạn chính Giai đoạn thứ nhất từ sau Cáchmang Tháng tám cho đến trước 1980; giai đoạn thứ hai từ 1980 cho dén 1992;giai đoạn thứ ba từ 1992 đến nay
1) Giai đoạn từ sau Cách mang Tháng tám cho đến trước 1980 là giaiđoạn đánh dấu sự hình thành khoa học luật hiến pháp Việt nam Hồ chủ tịch
là người khai sinh ra khoa học luật hiến pháp Việt nam Những quan điểm của
Người về Nhà nước dân chủ nhân dân, về Hiến pháp, về dân chủ và dân quyền
thể hiện trong các bài phát biểu, bài viết đã trở thành tư tưởng chu đạo choviệc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân dau tiên ở Đông nam A, xây dựngHiến pháp 1946 và cho việc nghiên cứu và hoàn thiện những nội dung cơ bảncủa khoa học luật hiến pháp Việt nam sau này
Trang 12Nhìn chung, trong giai đoán dau khoa học luật hiện pháp Việt nam da
được hình thành và đạt được những thành tựu ban đâu, tuy nhiên trong các
khoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, khoa học luật hiếnpháp Việt nam còn chưa khẳng định được vị trí của mình
2) Giai đoạn từ 1980 đến 1992 đánh dấu một bước phát triển mới củakhoa học luật hiến pháp Việt nam Trong điều kiện đất nước hoàn toàn giảiphóng, cả nước đã có chung một chính quyền thông nhất từ trung ương dénđịa phương và cùng thực hiện một nhiệm vụ - quá độ lên chủ nghĩa xã hộitrong phạm vi cả nước thì việc tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước bằngpháp luật, tăng cường hiệu lực của pháp luật, tăng cường hiệu lực của bộ máynhà nước đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các khoa học pháp lý, trong đó cókhoa học luật hiến pháp Vì vậy trong giai đoạn này xuất hiện nhiều côngtrình nghiên cứu về khoa học luật hiến pháp hơn so với giai đoạn trước
Nhìn chung, trong giai đoạn thứ hai khoa học luật hiến pháp Việt nam
đã đạt được những thành tựu lớn, nhờ vậy khoa học luật hiến pháp đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các khoa học pháp lý
Tuy nhiên trong giai đoạn này khoa học luật hiến pháp mới chỉ dừng lại ở
mức độ hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình mà chưa chú trọng nghiêncứu những vấn đề pháp lý mới nảy sinh liên quan đến nội dung cơ bản củakhoa học luật hiến pháp, trong đó có cả kỹ thuật lập pháp
3) Giai đoạn từ 1992 cho đến nay là giai đoạn khoa học luật hiến pháp
Việt nam đạt được su phát triển mạnh mé nhất Sau hơn 10 năm thực hiệnHiến pháp 1980 cho thấy nhiều quy định của Hiến pháp không phù hợp vớiđiều kiện thực té của đất nước Cơ chế tập trung quan liêu thể hiện trong cácquy định của Hiến pháp không còn phù hợp với đường lối đổi mới do Đại hội
VI của Dang dé ra, vì vậy cần thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1980
Việc xây dựng và ban hành Hiến pháp 1992 không chỉ thể hiện bướcphát triển mới của thực tiễn xây dựng Nhà nước, mà còn là kết quả của nhữngnhận thức mới và đây du hơn của khoa học, trong đó có khoa học chính tri,
khoa học pháp lý nói chung và khoa học luật hiên pháp nói riêng Theo nhận
thức mới, những vấn đề lý luận cơ bản của khoa học pháp lý nói chung, khoa
Trang 13học luật hiến pháp nói riêng phải luôn được bổ xung hoàn thiện cho phù hợpđường lối đổi mới của Đảng, phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước, thậmchí có những vấn đề cần phải nghiên cứu để xây dựng lại xây dựng mới Trêntinh than đó nhiệm vu của khoa học luật hiến pháp Việt nam trong giai đoạnnày bên cạnh việc luận giải làm sáng to nội dung của Hiến pháp mới, phântích khía cạnh pháp lý trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước,trong việc xây dựng và thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, còn phải
nghiên cứu tìm ra những bất cập, hạn chế, thiếu kot trong các quy định của
pháp luận qua đó đề ra những giải pháp đề hoàn thiện chúng.
Cũng trong giai đoạn này, khoa học luật hiến pháp đã đóng góp một
phần tích cực tạo cơ sở lý luận cho việc sửa đổi, bổ xung một số điều củaHiến pháp 1992 Sự sửa đối, bổ xung này đã tạo tiền dé cho việc tiếp tục côngcuộc đổi mới đất nước
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và sự ra đời của bản Hiến pháp đầutiên của Việt nam - Hiến pháp 1946
Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam gắn liền với lịch sử cáchmạng Việt nam và vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam mà đứng đầu
là Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại Chính Người đã sáng lập ra Đảng CSVN,Nhà nước VNDCCH ( hiện nay là nhà nước CHXHCNVN) và đặt nền móngđầu tiên cho sự ra đời của nền lập hiến VN Cho đến nay, lịch sử lập hiến Việtnam đã trải qua hơn một phần hai thế ki với bốn bản Hiến pháp: Hiến pháp
1946, 1959, 1980, 1992 va 1992 sửa đổi, trong đó Người là trưởng Ban dựthảo, trực tiếp chỉ đạo dự thảo Hiến pháp 1946 và 1959 Các bản Hiến phápsau này tuy Người đã ra đi không còn trực tiếp chỉ đạo nhưng những tư tưởngcủa Người về một nền lập hiến dân chủ, tiến bộ, nhân đạo và tiên tiến hiện đạivẫn mang tính thời sự nóng bỏng
Để có được bản hiến pháp 1946 gồm Lời nói đầu, 7 chương, 70 điều doQuốc Hội khoá J thông qua ngày 9-11-1946, Hồ Chủ Tịch đã dành bao côngsức, tâm huyết và trí tuệ với một quá trình chuẩn bị lâu dài kể từ khi Người đitìm đường cứu nước Năm 1919 tại Pháp, Người đã gửi bản” yêu sách của
Trang 14nhân dân An Nam” đên hội nghị Vecxay Nội dung Bản yêu sách yêu câu phải cải cách sự cai trị của thực dân tại Đông dương thông qua việc công nhận
sự bình đẳng của công dân nước bản xứ với công dân các nước châu âu Xoá
bỏ sự áp bức bóc lột và công nhận các quyền tự do dân chủ của người dân An
Nam." Thay thế chế độ Sac lệnh bằng chế độ Luật” Để nhân dân hiểu ‡ễ rang
nội dung Bản yêu sách, nam1922 Người đã diễn ca Ban yêu sách trong bài”Việt Nam yêu cầu ca” trong đó có hai câu nổi tiếng:
" Bay xin hiến pháp ban hànhTram điều phải có thần linh pháp quyền”(Š)
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngay3-9-1945, tai
phiên họp đầu tiên của chính phủ, một lần nữa Hồ Chủ Tịch tiếp tục khẳngđịnh quan điểm, tư tưởng lập hiến và tính cấp bách của việc ban hành Hiếnpháp, Người nói: ” Trước chúng ta đã bị chê độ quân chủ chuyên chế cai tri,rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không cóhiến pháp Nhân dân ta không được hưởng quyền tư do dân chủ, chúng ta phải
có một hiến pháp dân cht"
Theo quan điểm của Hồ Chủ Tịch, muốn có một bản Hiến pháp thật sựdân chủ thì trước hết bản Hiến pháp phải được xây dựng một cách hợp hiến vàhợp pháp Bản Hiến pháp phải do chính nhân dân Việt nam, thông qua ngườiđại diện của mình, trực tiếp xây dựng nên, thể hiện ý chí và nguyện vọng củanhân dân Việt nam Do vậy tại phiên họp đầu tiên của chính phủ, Người đềnghị phải "tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổthông đầu phiếu Tất cả công dan trai gái 18 tuổi đều có quyền ứng cử và bầu
cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống."
Mặc dù trong hoàn cảnh hết sức phức tạp về chính trị nhưng quá trìnhxây dựng Hiến pháp được tiến hành theo đúng thủ tục, trình tự lập hiến Việccông bố dự thao Hiến pháp trên phương tiện thông tin đại chúng dé lấy ý kiếnđóng góp của nhân dân vừa bao đảm về mat thủ tục, vừa góp phần vào việctuyên truyền giáo dục, tạo điều kiện để nhân dân hiểu và lựa chọn thể chế dânchủ gắn với nhiệm vụ chính trị quan trọng đó là bầu cử để thiết lập nhà nước
VNDCCH.
Trang 15Ngay sau khi được thành lập, Quốc Hội khoá | đã ra nghị quyết thànhlập Uỷ ban dự thảo hiến pháp gồm | Inguoi do Hồ Chu Tịch đứng dau dé tiếp
tục hoàn thiện dự thảo Hiện pháp trước đó Tại ky họp thứ II Quốc Hội khoá |
(từ 28-10 đến 10-11 năm 1946), Quốc hội đã giành 2/3 thời gian của chươngtrình nghị sự để thảo luận và thông qua Hiến Pháp Đây là một nét đặc thùtiêu biểu thể hiện quyết tâm của chính quyền nhân dân đặc biệt là Hồ ChủTịch trong việc xây dựng cho chính quyền non trẻ một đạo luật cơ bản nhưmột nguồn lực lớn tạo thê vững vàng cho chính quyên trở thành vũ khí cầnthiết của Đảng và nhân dân tiếp tục cuộc đấu tranh cách mạng
Ngày 9 tháng II năm 1946, Quốc Hội khoá 1 da nhất trí thông qua ban
Hiến Pháp đầu tiên của nhà nước VNDCCH — Hiến pháp 1946
1.4 Khoa học luật hiến pháp và sự phát triển của các chế định về
chê độ xã hội nước CHXHCN Việt Nam
Các chế định về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chế độÌvăn hóa, giáo
dục, khoa học, công nghệ (gọt chung là các chế định về chế độ xã hội) là
những nội dung quan trọng của luật hiến pháp Việt Nam được quy định trongcác bản Hiến pháp Chế định về chế độ xã hội phản ánh điều kiện kinh tế - xãhội sôi động và phát triển trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam Việcquy định các chế định về chế độ xã hội trong Hiến pháp cả về nội dung vàhình thức phụ thuộc rất nhiều vào khoa học luật hiến pháp Khoa học luật hiếnpháp có vai trò rất quan trọng trong việc nghiên cứu, đề xuất để thể hiện cácquy phạm, các chế định hoặc sửa đổi, bổ sung các quy phạm, các chế địnhcủa luật hiến pháp vừa mang tính thực tiễn vừa mang tính khoa học để điềuchỉnh các quan hệ xã hội trong các linh vực của đời sống xã hội, phục vụ chonhiệm vụ cách mạng của đất nước
Sự phát triển của chế định về chế độ xã hội qua các Hiến pháp Việtnam không những gắn liền với lịch sử phát triển của cách mạng Việt nam màcòn thể hiện rất rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam Chính cácquan điểm, tư tưởng có tính định hướng và chỉ đạo của Đảng ta về xây dựng
Trang 16và hoàn thiện chế độ chính trị, chê độ kinh tê, chế độ văn hóa, giáo dục, khoa
học công nghệ được ghi nhận trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốccủa Đảng là những luận cứ khoa học và cơ sở chính trị - xã hội để luật hiếnpháp thê chế hóa, cụ thể hóa để đưa đường lối, chính sách của Đảng vào thực
tế cuộc sông.
1.5 Khoa học luật hiến pháp với sự phát triển của ché đỉnh quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Quyền và nghĩa vụ co ban của công dan là một trong những chế định cơbản của bất kỳ bản Hiến pháp nước nào trên thế giới, là đối tượng nghiên cứu
quan trọng và lâu đời của khoa học luật hiến pháp.
Cho đến nay lịch sử lập hiến Việt Nam mới có năm 57 năm, một
khoảng thời gian không dài so với lịch sử lập hiến hơn 200 năm của nhânloại nhưng lịch sử lập hiến nước ta đã có 4 bản Hiến pháp đánh dấu 4 giaiđoạn phát triển của Nhà nước Việt Nam từ Nhà nước dân chủ nhân dân đếnNhà nước xã hội chủ nghĩa Cùng với sự phát triển của các chế định khác,chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng phát triển ngày càng
hoàn thiện và phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
Bốn bản Hiến pháp Việt nam đã đánh dấu bốn giai đoan phát triểncủa chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ thấp đến cao, từ
số lượng đến chất lượng, từ hình thức đến nội dung Sự phát triển này gắnliền với sự phát triển của khoa học Luật hiến pháp Việt nam Bởi khoa học
luật hiến pháp đã đóng góp về mặt lý luận đề cho những quy định của Hiến
pháp nói chung và quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân nói riêngngày càng được đầy đủ, chính xác và hoàn thiện hơn Sự phát triển củachế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hướng bổ sung, sửa
đOrsi, mở rộng các quyền và nghĩa vu phù hợp với sự phat triển của kinh tế
xã hội ở thời điểm mà mỗi bản Hiến pháp được ban hành cùng với sự pháttriển về số lượng và nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dâncòn thể hiện mối quan hệ pháp lý đặc biệt giữa Nhà nước với công dân
13
Trang 17thông qua việc Hiên pháp xác định cụ thể, rõ ràng hơn trách nhiệm củaNhà nước trong việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân, cũng như các quy định chặt chế nhằm ngăn ngừa và xử lýnghiêm minh những hành vi lợi dung các quyền tự do, dân chủ để làm tráipháp luật hoặc có những hành vi lạm quyền của các tổ chức, cá nhân xâmphạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
1.6 Khoa học luật hiến pháp Việt Nam với sự phát triển của Bo
máy nhà nước Việt Nam.
1.6.1 Khoa học Luật hiển pháp với việc xây dung bộ máy Nhà nướctheo Hiến pháp 1946 Trong giai đoạn này, Hồ Chủ Tịch đóng vai trò quantrọng trong quá trình soạn thảo, thảo luận bản Hiến pháp đầu tiên của nướcViệt nam Bên cạnh quan điểm của Hồ Chủ tịch còn xuất hiện quan điểm thứhai, thể hiện trong dự thảo của Uỷ ban kiến thiết quốc gia do Chính phủ thànhlập Những người ủng hộ quan điểm này là các nhân sĩ tri thức trong nướcnhư: Luật sư Phan Anh, Trần Văn Chương Vũ Văn Hiền; những giáo sư khoahọc như Hoàng Xuân Han, Nguyễn Xién, Ta Quang Bửu; những nhà nghiêncứu khoa học như: Đặng Thai Mai, Cù Huy Cận Dự thảo này chủ trươngthiết lập một chế độ đại nghị với hai Viện dân biểu (Hạ nghị viện và Thượngnghị viện) phỏng theo mô bản chế độ đại nghị phương Tây Tuy nhiên có sựđiều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước là xây dựng mộtHiến pháp theo chế độ dân chủ mới
Trên tinh than đoàn kết rộng rãi các tang lớp nhân dân trong nước,Quốc hội đã thông qua Hiến pháp theo tinh thần của Uy ban dự thảo Hiến
pháp, có sự nhượng bộ như chấp nhận một số cơ cấu, tổ chức chưa phải hoàn toàn theo kiểu dân Uỷ Chẳng hạn, cơ quan có quyền cao nhất của toàn quốc không phải là Quốc hội mà gọi là Nghị viện nhân dân (tức là Viện đại biểu
nhân dân toàn quốc), Nghị viện thành lập ra Chính phủ, đứng đâu Chính phủ
là Chủ tịch nước Chủ tịch nước tuy do Nghị viện nhân dân bầu ra nhưng Chủtịch nước lại giữ một vi trí khá độc lập trong mối quan hệ với Nghị viện
Trang 181.6.2 Khoa học Luat hiền pháp với việc vậy dựng bộ may Nhà nước theo Hiển pháp 1959 Trong giải đoạn nay Khoa học luật hiến pháp đã góp
phần xây dựng bộ máy Nhà nước theo mô hình kiểu mới nhằm bảo đảm thực
hiện hai nhiệm vụ chiên lược của Cách mạng Việt nam là: Đấu tranh thống
nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bac Vì vay,khác với thiết chế cơ cấu quyên lực Nhà nước trong Hiến pháp 1946, Hiếnpháp 1959 khi quy định về tính chất, nhiệm vụ, chức năng cũng như mối quan
hệ hoạt động giữa co quan dai diện với các thiết chê Khác trong bộ máy Nha
nước, đã thể hiện rõ hơn tính thông nhất quyền lực cũng như nguyên tắc tậpquyền xã hội chủ nghĩa đã được vận dụng mạnh mẽ
Tuy nhiên, Khoa học luật hiến pháp đã chỉ ra răng, cơ chế quyền lựcNhà nước thời kỳ này vẫn chưa hoàn toàn là cơ chế quyền lực Nhà nước kiểu
xã hội chủ nghĩa thuần tuý Điều này thể hiện ở sự xuất hiện của chế địnhNguyên thủ quốc gia cá nhân, hơn nữa Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ranhưng chọn trong nhân dân chứ không phải chọn trong Quốc hội và phải từ 35tuổi trở lên So với Hiến pháp 1946, chế định Nguyên thủ quốc gia đã cónhiều thay đổi căn bản do các yếu tố phân quyền không còn được áp dụngtrong các quan hệ quyền lực
1.6.3 Khoa học Luật hiến pháp với việc nghiên cứu tổ chức bộ máyNhà nước theo Hiến pháp 1980 Giai đoạn này đánh dấu một bước phát triểnmới trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta Vì vậy, đây cũng làgiai đoạn phát triển của Khoa học luật hiến pháp Trong giai đoạn này Khoahọc luật hiến pháp tập trung nỗ lực nhằm biện giải tính hợp lý của mô hình tổchức bộ máy Nhà nước theo quan điểm "tập quyền ran", theo đó toàn bộquyền lực tập trung vào Quốc hội — cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.Quốc hội và Hội đồng nhân dân hợp thành hệ thống cơ quan quyền lực Nhànước Các cơ quan Nhà nước khác đều do cơ quan quyền lực Nhà nước thànhlập ra và nhận được quyền lực từ cơ quan này
Chế định Chính phủ cũng được cải cách theo hướng tăng cường tínhthống nhất và tập trung quyền lực vào Quốc hội Hội đồng Chính phủ đượcthay bằng Hội đồng Bộ trưởng Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước
Trang 19Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chínhNhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất Theo đó, chứcnang chap hành và chức năng hành chính được thực hiện trong phạm vi nhândanh là cơ quan của Quốc hội Tư cách của Hội đồng Bộ trưởng là co quanhành chính cao nhất của Nhà nước đã được chuyển thành cơ quan hành chínhNhà nước cao nhất của Quốc hội.
1.6 4 Khoa học Luật hiền pháp với việc nghiên cứu tô chức bộ máyNhà nước theo Hiển pháp 1992 Hiến pháp 1992 ra đời đánh dấu một bướcphát triển mới của nền lập hiến Việt nam cũng như Khoa học luật hiến pháp
Việt nam nói chung.
Trong suốt quá trình soạn thảo Hiến pháp 1992, trên cơ sở quan điểmđường lối của Đảng, Khoa học luật hiến pháp đã chỉ ra sự cần thiết phải thayđổi cách tiếp cận nguyên tac "tập quyền ran" sang nguyên tắc "tập quyềnmềm" Theo đó, Quốc hội vẫn được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất củanhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất, nhưng Quốc hội không thống nhất cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; Chính phủ là cơ quan Hành chính Nhànước cao nhất của nước Việt nam, thực hiện quyền hành pháp; Toà án nhândân, viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng tư pháp
Như vậy với sự đóng góp của mình, Khoa học luật hiến pháp đã gópphần tích cực vào công cuộc đổi mô hình tổ chức bộ máy Nhà nước ta nhằmđáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới mà Đại hội Đảng lần thứ VI đã đề ra
1.6.5 Khoa học Luật hiến pháp với việc sửa đổi Hiến pháp 1992
Trong tiến trình chuyển sang chặng đường mới, trước các yêu cầu của
hội nhập khu vực và toàn cầu hoá kinh tế, bộ máy Nhà nước cần được tiếp tục đổi mới, kiện toàn Hội nghị Trung ương 7 khoá VIII đã đưa ra chủ trương sửa
đổi Hiến pháp 1992 là: “Tổ chức việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số vấn
đề về tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước liên quan đến Hiên pháp 1992”.
Trên tinh thần đó của Dang, Khoa học Luật hiến pháp đã tích cực đẩy mạng nhiệm vụ nghiên cứu nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc sửa đổi, bổ
xung Hiến pháp 1992 Để đạt được mục đích này, Khoa học luật hiến pháp đãtập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Trang 20Thứ nhát, van dụng hạt nhân hợp lý của nguyên tac phân quyền trong to
chức bộ máy Nhà nước
Thứ hai, nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước nhằm bảo đảm nguyên tắc quyền lực Nhà nước thống nhất, có sự pháncông phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành pháp, tư pháp.
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Luật hiến pháp đã góp phântạo cơ sở pháp lý cho việc sửa đổi, bổ xung Hiến pháp 1992
1.7 Những yêu cau đặt ra đối với Khoa học Luật hiến pháp Việt
Nam trong giai đoạn tới.
Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ yêu cầu của công cuộc côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân, vì dân từ; những đòi hỏi của nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa; xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa hiện đã
đặt ra những yêu cầu và nhiệm vụ mới cho khoa học pháp lý nói chung, Khoa
học Luật hiến pháp nói riêng
Để đáp ứng những yêu cầu nêu trên, trong giai đoạn tới, việc nghiêncứu của Khoa học Luật hiến pháp cần phải tập trung vào những vấn đề sau
đây:
Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ quan điểm của chủ nghĩa Mác
-Lênin và quan điểm của Đảng CSVN, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về khoa họcLuật hiến pháp, ngành Luật hiến pháp Việt Nam;
- Trên cơ sở nghiên cứu nội dung của Luật hiến pháp qua từng thời kỳ,
từ đó tìm ra những điểm kế thừa và phát triển của Luật hiến pháp trong giai
đoạn hiện nay;
- Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung khoa học quan điểm củaĐảng về nguyên tac quyền lực Nhà nước thống nhất có sự phân công, phốihợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp;
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN|
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI|
17 |PHÒN@oọc_ 43L _|
Trang 21- Tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ những yêu cầu đạt ra đối với việc xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam;
- Ngoài ra, khoa học Luật hiến pháp cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứuđên những vấn đề tương ứng trong khoa học Luật hiến pháp của các nước trênthế giới, trên cơ sở nghiên cứu đó có thể tiếp thu một cách có chọn lọc vào
việc hoàn thiện các chế định của luật hiến pháp Việt nam.
Trang 22Phan H KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP NƯỚC NGOÀI
2.1 Khái quát về sự hình thành và phát triển tư tưởng lập hiến và
sự ra đời của Hiến pháp nước Anh
Cho đến nay, Anh là một trong số ít nước có Hiến pháp được xếp vào
loại Hiến pháp bất thành văn Hiến pháp của nước Anh bao gồm nhiều vănbản luật do Nghị viện ban hành Ngoài ra Hiến pháp Anh còn bao hàm cả một
sô tập quán Hiến pháp và án lệ
Những văn bản mang tính chất Hiến pháp đầu tiên của nước Anh có thể
kể đến: Hiến chương tự do năm 1215, Thoả ước mang tên Oxford Nam1258,Thinh cầu về các quyền năm 16280
Trong quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp Anh, tư tưởngcủa một số nhà chính trị, triết học đóng vai trò đặc -biệt quan trọng, trong đó
Một nhà tư tưởng khác đóng vai trò quan trọng đối với nền lập hiến
nước Anh ở thời kỳ này là John Eliot Ông cũng được coi là một trong những
người đặt nền móng cho chủ nghĩa lập hiến của Anh J.Eliot ủng hộ việc giữ
gìn, bảo vệ truyền thống của nước Anh, đồng thời kêu gọi phục hồi lại truyền
thống đó ở những nơi nào chúng bị xâm phạm
Jonh Locke (1632-1704) Theo J.Locke, trong số các quyền tự nhiênvốn có của công dân, họ có quyền sống, quyền tự do tham gia vào công việc
xã hội, chính trị Ông cho rằng, toàn bộ hệ thống chính trị được thiết lập nhằm
19
Trang 23mục đích bảo đảm các quyền cơ bản của con người, vì vậy cần phải giới hạnquyền lực chính trị, đưa quyền lực đó vào trong một khuôn khô nhất định.Đồng thời J.Locke đưa ra một sô phương thức thực hiện mục đích đó Trong
sô các phương thức nêu ra, ông đặc biệt nhấn mạnh đến pháp chế và phân chia
quyên lực Chính những tư tưởng này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự pháttriển của khoa học luật hiến pháp Anh cũng như của các nước tư sản trong
giai đoạn sau này.
Thé kỷ 18 đánh dấu su sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa đại nghị vanền dân chủ của nước Anh: hệ thống đảng chính trị, chế độ nội các, chế độChính phủ chịu trách nhiệm chính trị trước Nghị viện được thiết lập; thoátkhỏi sự ảnh hưởng sâu sắc từ phía Nhà vua, hoạt động của Nghị viện trở nênđộc lập; hoạt động của cơ quan xét xử trở nên độc lập hơn khi các thẩm phánđược bổ nhiệm với nhiệm kỳ suốt đời
Trong số các nhà tư tưởng Anh nửa đầu thế ky 18 phải kể đến J Hume(1711-1776) J Hume ca ngợi Hiến pháp Anh và học thuyết phân chia quyền
lực Ông lên tiếng bảo vệ tự do báo chí, đồng thời ông coi tự do báo chí là bảođảm hữu hiệu sự tồn tại của chính thể hiện hành J.Hume cho rằng, ở Nhànước Anh viện Bình dân đóng vai trò quan trọng nhất Tuy nhiên ông lạikhông ủng hộ xu hướng dân chủ hoá hệ thống chính trị của Nhà nước Anh và
sự thiết lập chế độ đại diện nhân dân, bởi vì, theo ông trong điều kiện đóChính phủ sẽ là của đa số Mặc dù vậy J.Hume lên tiếng phản đối việc trựctiếp đàn áp nhân dân, ông ủng hộ việc lựa chọn phương pháp lãnh đạo mềmdẻo và có hiệu quả của tầng lớp thượng lưu trong xã hội
2.2 Tư tưởng lập hiến Hoa Kỳ thế kỷ 17-18 và sự hình thành bảnHiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại
Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới thông qua bản Hiến pháp thành văn.Lịch sử lập hiến của Nhà nước Mỹ gắn liền với lịch sử của cuộc đấu tranhgiành độc lập của nhân dân Mỹ chống ách đô hộ của nước thuộc địa Anh
Cũng vì Mỹ là nước thuộc địa của Anh và một số nước châu Âu khác, bởi vậy
tư tưởng lập hiến của các nhà sáng lập ra nước Mỹ cũng chịu ảnh hưởng bởi
Trang 24các tư tưởng chính trị pháp lý của các học gia Anh Tuy nhiên, những người
khai sinh ra Hiện pháp Mỹ đã biết kết hợp một cách khôn khéo tư tưởng của
các học gia Anh, Pháp với thực tiễn chính tri lúc bấy giờ của Nhà nước Mỹ déxây dựng một bản Hiến pháp mang dấu ấn của riêng mình
Cùng với tư tưởng về chế độ Nghị viện hai viện, tư tưởng phân quyềncũng được các nhà cách mạng Mỹ đề cập đến trong quá trình xây dựng Hiếnpháp ở các bang Trong số đó, trước hết phải kể đến John Adams Nam 1776,trong một bài viết với tựa dé “Quan niệm về Nhà nước” (Thoughts onGovernment), J.Adams đã hình thành định đề về phân chia quyền lực
Tư tưởng phân quyền và hệ thống ''kiểm chế, đối trọng” được thể hiện
rõ nét nhất trong Hiến pháp bang Massachusets năm 1780 Dự thảo Hiến pháp
do chính John Adams soạn thảo Hiến pháp 1780 thiết lập chế độ Nghị việnhai viện Thành viên cả hai viện do nhân dân bầu ra mỗi năm một lần theo chế
độ
Sau nhiều tháng tranh luận, cùng với những thoả thuận nhượng bộ, cuốicùng Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại, Hiến pháp củaNhà nước liên bang mới ra đời Hiến pháp đã thiết lập nền cộng hoà dân chủ
tư sản trên toàn bộ lãnh thổ nước Mỹ Trên cơ sở Hiến pháp, Nhà nước đã chính thức bãi bỏ các tước hiệu quý tộc, thủ tiêu những đặc quyền đẳng cấp,
hiện thực hoá vào cuộc sống nguyên tắc đại diện nhân dân, công bằng vàphân quyền Hiến pháp tạo cơ sở cho việc xây dựng một liên minh chính trịvững chắc giữa các bang, thiết lập một chính quyền trung ương mạnh, có hiệuquả Bản Hiến pháp 1787 là kết quả của một bước tiến dài về nhận thức chínhtrị của các nhà cách mạng Mỹ trong việc nắm bat nghệ thuật xây dựng Nhànước, trong việc thiết lập hình thức chính thể cộng hoà trên cơ sở nguyên tắccủa chủ nghĩa lập hiến tự do với mục đích thủ tiêu vĩnh viễn chế độ Nhà nước
chuyên chế Với những ý nghĩa đó, Hiến pháp 1787 đã trở thành biểu tượngcao quý nhất của cuộc cách mạng tư sản Mỹ Học giả người Mỹ G Apteker
khẳng định, tư tưởng Hiến pháp thành văn trong đó thẩm quyền của các cơ
quan Nhà nước được xác định rõ ràng là sự hoàn tất lô gích của cuộc cáchmạng Mỹ Việc liệt kê thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong một văn
2ì
Trang 25bản pháp lý theo hình thức nhất định là biểu hiện rõ nét nhất tư tưởng chính trịkhoa học, vì vậy chính bản thân Hiến pháp là sự khẳng định những nguyêntắc của kỷ nguyên trí tuệ
Bản Hiến pháp mà Hội nghị Philadephia thông qua là bản Hiến phápdân chủ tư sản tiến bộ Hiến pháp tiếp tục truyền thống chính trị của những
lực lượng xã hội lãnh đạo cuộc cách mang Mỹ năm 1776.
2.3 Sự hình thành và phát triển của Hiến pháp XHCN
Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917 do giai cấp công nhân,nông dân Nga thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Nga, đứng đầu
là V.I.Lênin đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử nhân loại, thời kỳ tiến lênchủ nghĩa xã hội
Ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước Xô viết đã thực hiệnnhững biện pháp cấp bách nhằm bảo vệ thành quả của cuộc Cách mạng, thiết
lập cơ sở kinh tế xã hội cho chế độ kiểu mới Một trong những biện pháp đó
là ban hành các sắc lệnh tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước kiểu mới Nhà nước chuyên chính vô sản Trong số các sắc lệnh, trước
hết phải kể đến Sac lệnh về thành lập Hội đồng dân uy, Sac lệnh về ruộng đất
và Sac lệnh về hoà bình
Tất cả những sắc lệnh nêu trên đã tạo cơ sở cho sự ra đời của bản Hiếnpháp đầu tiên của Nhà nước Nga Xô viết, đồng thời cũng là bản Hiến pháp xãhội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới - Hiến pháp 1918
Các bản Hiến pháp tiếp theo sau của Nhà nước Liên xô là Hiến pháp
1924, 1936, 1977 Mỗi bản Hiến pháp đánh dấu một bước phát triển mới cuanền lập hiến Xô viết nói riêng, nền lập hiến xã hội chủ nghĩa nói chung
Sau chiến tranh thế giới thứ hai một loạt các nước Đông Âu, một số
nước ở châu Á đã thông qua Hiến pháp kiểu mới - Hiến pháp của Nhà nướcdân chủ nhân dân Có thể kể đến Hiến pháp Anbani năm 1946, Hiến phápNam Tư năm 1946, Hiến pháp Rumani năm 1948, Hiến pháp Hunggari năm
1949, Hiến pháp Ba Lan năm 1952, Hiến pháp Cộng hoa dân chủ Đức năm
1949, Hiến pháp Trung Quốc năm 1954
Trang 26Sau khi cuộc cách mạng dan chủ nhân dân giành được thang lợi, từcuối những năm 70 đầu những nam 80, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Au,
Cu Ba, Trung Quốc, Việt nam đã thông qua Hiến pháp mới - của Nhà nước
nước xã hội chủ nghĩa khác;
Thứ hai, Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa đều khẳng định bản chất
giail cấp công nhân của Nhà nước mình.
Thứ ba, Hiến pháp xã hội chủ nghĩa tuyên bố toàn bộ quyền lực trongnước thuộc về nhân dân; nhân dân sử dụng quyền lực Nha nước thông qua 'hoạt động của các cơ quan đại diện do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệmtrước nhân dân Bên cạnh đó Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa cònchú trọng đến việc phát huy hình thức dân chủ trực tiếp bằng các quy định vềquyền tự do dân chủ của công dân
Thứ tư, trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng V.I.Lênin đã gọi Hiến pháp là Luật cơ bản của Nhà nước Xô
viết(7) Hiến pháp của các nước Hunggari, Ba Lan, Trung quốc Triềutiên cũng đều xác định Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước
Ngoài ra, Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa còn là văn bản pháp luậtcao nhất thể hiện đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản về chủ nghĩa xãhội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Thứ năm, một đặc điểm nổi bật của Hiến pháp xã hội chủ nghĩa thể
hiện ở tính định hướng xã hội của Hiến pháp So với Hiến pháp tư sản, bêncạnh vấn đề tổ chức thực hiện quyền lực Nhà nước, tổ chức bộ máy Nhà nước,Hiến pháp xã hội chủ nghĩa mở rộng phạm vi điều chỉnh ra các lĩnh vực kinh
tế xã hội Vì vậy Hiến pháp xã hội chủ nghĩa còn được gọi là Hiến pháp xã hội.
23
Trang 272.4 Sự hình thành và phát triển của khoa học Luật hiến pháp trênthe giới
Phải nói rằng, trên thế giới sự ra đời của khoa học luật hiến pháp gắnliền với cuộc cách mạng tư sản Tuy nhiên, đã từ lâu những vấn đề liên quanđến đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp đã được các nhà tưtưởng triết học chính trị đề cập đến Thời kỳ cổ đại có Platon (427-374 trước
Công nguyên), Aristote (384-322 trước Công nguyên), Polybe (201-120 trước Công nguyên) Đến thời kỳ phong kiến chuyên chê có Boden (1530-1596),
Grotius (1583-1645), Xpinoza (1632-1677) Đến cuối thé ky 17 đầu thế ky 18vấn dé tổ chức Nha nước không những được các nhà tư tưởng lớn như John
Lock (1632-1704), Montesquieu (1689-1755), Rousseau (1712-1778), mà còn
được các nhà triết hoc cổ điển Đức như Heghen, Kant quan tâm nghiên cứu.Sau này, những tư tưởng của các học giả nói trên đã trở thành nền tảng chocác trường phái luật hiến pháp khác nhau Trên thế giới, lịch sử phát triển 'khoa học Luật hiến pháp được chia thành 3 giai đoạn: từ cuối thế kỷ 19 đếnđầu thế kỷ 20; nửa đầu thế kỷ 20; từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 cho đến
nay.
+ Trong giai đoạn thứ nhất, chủ nghĩa thực chứng mà đại diện là trườngphái Pháp quyền, hay còn được gọi là trường phái Cổ điển đóng vai trò chủđạo trong khoa học luật hiến pháp Các học giả đại diện của trường phái này
là P.Laband, A.Esmein, V.Orlando, Corcunop v.v Những học gia này đã dua
ra những khái niệm về các phạm trù của khoa học luật hiến pháp Họ đã xâydựng những cấu trúc pháp lý có tầm quan trọng cho sự phát triển của khoa
học luật hiến pháp trong giai đoạn sau.
+ Trong giai đoạn thứ hai, khoa học luật hiến pháp ở các nước phươngtây phát triển theo hai hướng Một mặt khoa học luật hiến pháp tiếp tục xây
dựng những cấu trúc quy phạm pháp luật hình thức, trong đó Nhà nước càng
được pháp lý hoá và trở thành “người giữ gìn trật tự pháp luật” Mặt khác,trong khoa học luật hiến pháp xuất hiện khuynh hướng xã hội hoá Khuynhhướng trở nên giữ vai trò chủ đạo trong khoa học luật hiến pháp giai đoạn sau
Trang 28+ Sau chiến tranh thê giới thứ 2 khoa học luật hiến pháp thê giới xuất
hiện thêm một trường phái mới, trường phái xã hội chủ nghĩa Sự xuất hiệnnên lập hiên xã hội chủ nghĩa cũng như áp lực mạnh mẽ của phong trào đânchủ chống phát xít đòi hỏi sự cải cách cơ bản về chế độ chính trị và xã hội ởtrong lòng xã hội phương tây đã tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của khoahọc luật hiến pháp ở các nước phương tây Trong khoa học luật hiến pháp
phương tây xuất hiện một khuynh hướng mới — khuynh hướng dân chủ hoá
và quốc tế hoá luật hiến pháp Biểu hiện của khuynh hướng này là sự thay thếchế độ bầu cử hạn chế bằng chế độ bầu cử phổ thông, mở rộng các quyền tự
do dan chủ cá nhân Những chế định dan chủ mới như trưng cầu ý dân, giámsát hiến pháp, tư pháp hành chính được thiết lập ở hầu hết các nước phươngtây Bên cạnh đó trong Hiến pháp của hầu hết các nước đều trực tiếp hoặcgián tiếp thừa nhận ưu thế của luật pháp quốc tế trước pháp luật trong nước
Trang 29Chuyên đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KHOA HỌC LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
Theo truyền thống chung của các nước xã hội chủ nghĩa, tương ứngvới một ngành luật thường có một khoa học pháp lý nghiên cứu về ngành luật
dé Và khoa học pháp lý này được gọi là khoa học pháp lý chuyên ngành Mỗi
khoa học pháp lý chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu riêng.
1 Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp Việt nam.Khoa học luật Hiến pháp nghiên cứu dưới giác độ pháp lý vấn đề tổchứcNhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam cũng như mối quan hệgiữa Nhà nước và công dân
Để nghiên cứu tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam,trước hết khoa học luật hiến pháp nghiên cứu chế độ chính trị, chế độ kinh tế,chính sách văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh Thông qua việc nghiêncứu này chúng ta thấy được, ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, ai
là chủ thể của quyền lực Nhà nước? ai là người nam quyền lực Nhà nước?
Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho giai cấp, tầng lớp nào? cơ cấu xã hội gồm có
giai tầng nào? địa vị của các giai tầng đó trong xã hội ra sao? Ngoài ra, việcnghiên cứu còn cho thấy ai là người nắm giữ các tư liệu sản xuất chủ yếu?chính sách văn hoá xã hội của Nhà nước
Để hiểu biết tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt namchúng ta cần phải nghiên cứu cấu trúc hành chính Nhà nước, tức là sự phânchia đơn vị hành chính lãnh thổ trong nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việtnam, mối quan hệ giữa trung ương với địa phương
Một trong những vấn đề quan trọng liên quan đến tổ chức Nhà nướcCộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là tổ chức và hoạt động của bộ máyNhà nước Trong đó bao gồm các cơ quan Quốc hội, Chủ tịch nước, Chínhphủ, Hội đồng nhân dân Uy ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát
nhân dân.
Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân chiếm một vị trí quan trọngtrong số những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến
Trang 30pháp Mối quan hệ này được thể hiện thông qua những quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân và những bao đảm để công dân thực hiện các quyền và
nghĩa vụ đó.
Vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, mốiquan hệ giữa Nhà nước và cong dân được thiết lập bởi hệ thống quy phạm
pháp luật Hệ thống các quy phạm pháp luật này hợp thành một ngành luật
-ngành luật hiến pháp Mội số quy phạm pháp luật hợp với nhau thành một chêđịnh.
Như vậy, để nghiên cứu vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt nam Việt nam, môi quan hệ giữa Nhà nước và công dân, khoa hoc
luật hiến pháp phải nghiên cứu các chế định, các quy phạm của ngành luật
hiên pháp.
Luật hiến pháp Việt nam hình thành từ sau Cách mạng tháng Tám năm
1945, vì vậy đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp bao gồm rấtnhiều quy phạm và chế định khác nhau Có những quy phạm, chế định đã bịloại bỏ, có những quy phạm chê định mới ra đời Như vậy khoa học luật hiến pháp còn phải nghiên cứu cả quá trình hình thành và phát triển của các quyphạm, chế định của ngành luật hiến pháp Khoa học luật hiến pháp còn nghiêncứu cả thực tiễn vận dụng áp dụng các quy phạm, chế định đó nhằm đưa ranhững luận cứ khoa học để hoàn thiện chúng Ví dụ, khi nghiên cứu thực tiễnvận hành của chế định Hội đồng Nhà nước theo Hiến pháp 1980, khoa họcluật hiến pháp đã chỉ ra những điểm mạnh và những hạn chế của chế địnhnày, đồng thời kiến nghị thay đổi chế định này bằng chế định Uỷ ban thường
vụ Quốc hội và chế định Chủ tịch nước như Hiến pháp hiện hành 1992.
Các quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh những quan hệ xã hội nhấtđịnh Những quan hệ xã hội này luôn ở trạng thái vận động và phát triển, vìvậy khoa học luật hiến pháp còn nghiên cứu cả những quan hệ xã hội đangđược, cần được hay có thể được quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh Ví dụ,dân chủ là một trong những vấn đề quan trọng của luật hiến pháp Khoa họcluật hiến pháp nghiên cứu các hình thức thực hiện dân chủ Có hai hình thức
cơ bản: trực tiếp và gián tiếp Hai hình thức này được quy phạm luật hiến phápđiều chỉnh ở mức độ khác nhau Cho đến trước năm 1997, vấn đề phát huyquyền làm chủ của nhân dân đã được các Hiến pháp ghi nhận Tuy nhiên cácbiện pháp cụ thể, đặc biệt là đối với quyền làm chủ ở cơ sở chưa được quy
27
Trang 31pham luật hiến pháp dé cập đên Trên cơ sở những nghiên cứu của khoa họcluật hiến pháp, Chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cấp xã.Quy chế điều chính cụ thể mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân xã, Uỷ ban
nhân dân xã với nhân dân địa phương trong việc họp bàn, quyết định các vấn
đề liên quan đến cuộc sống của người dân địa phương
2 Phương pháp nghiên cứu.
Để hình thành một khoa học không những đòi hỏi phải có doitượng nghiên cứu, mà còn phải có những phương pháp nghiên cứu nhất định.Khoa học luật hiến pháp có các phương pháp nghiên cứu sau:
a Phương pháp biện chứng Mac-Lénin
Đây là phương pháp nghiên cứu chung cho tất cả các ngành khoa học
xã hội của nước ta Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của mỗi ngành khoa
học là khác nhau, vì vậy phương pháp này được các ngành khoa học vận dụng theo các góc độ khác nhau.
Khi nghiên cứu các quy phạm, các chế định của ngành luật hiến pháp,khoa học luật hiến pháp phải xem xét chúng như là một bộ phận cấu thànhcủa luật hiến pháp Vì vậy giữa chúng phải có mối quan hệ nhất định, mốiquan hệ này phải được đặt trong sự thống nhất của luật hiến pháp Giữa cácquy phạm, chế định của luật hiến pháp phải có sự liên kết hỗ trợ lẫn nhau, màkhông được mâu thuẫn đối lập nhau Ví dụ, giữa chế định về chế độ chính trị.chế định về chế độ kinh tế, chế định về chính sách văn hoá-xã hội của Nhà
nước có liên quan mật thiết với nhau Giữa ba chế định này và chế định về
quyền và nghĩa vụ công dân cũng như các chế định về các cơ quan trong bộmáy Nhà nước có liên quan chặt chẽ với nhau Bởi lẽ ba chế định nói trên tạothành cơ sở của chê độ xã hội, mà cơ sở của chế độ xã hội cũng đồng thời là
cơ sở của cuộc của mọi công dân Ngoài ra chính cơ sở của chế độ xã hội tạotiền đề cơ bản để xây dựng bộ máy Nhà nước Ngoài ra, việc nghiên cứu cácchế định, quy phạm luật hiến pháp còn phải được đặt trong mối quan hệthống nhất của hệ thống pháp luật Việt nam, coi chúng là một bộ phận hợpthành của hệ thống pháp luật Việt nam
Phương pháp biện chứng Mác-Lênin còn được sử dụng để nghiên cứuqúa trình phát triển của luật hiến pháp Cũng như bất cứ hiện tượng xã hộinào khác, pháp luật nói chung, luật hiến pháp nói riêng luôn biến đổi Sự biếnđổi này nhằm đạt tới sự hoàn thiện Vì vậy khi nghiên cứu quá trình phát
Trang 32trién của các quy phạm, chế định ngành luật hiến pháp, khoa học luật hiếnpháp phải đặt chúng bối cảnh của sư vận động và phát triển không ngừng Qua
đó rút ra những kết luật, chỉ ra sự kế thừa và phát triển của các quy phạm và
chê định luật hiến pháp.
Những quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chính của luật hiến pháp đềutrực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề tổ chức Nhà nước Cộng hoà Xãhội Chủ nghĩa Việt nam Bởi vậy khi nghiên cứu quy phạm, chế định luật hiếnpháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng trong mối quan hệ với vấn đề tổchức Nhà nước, trong đó t6 chức thực hiện quyền lực Nhà nước là vấn dé
trọng tâm.
b phương pháp lich sử
Phương pháp lịch sử đòi hỏi khi nghiên cứu các quy phạm, chế định,các quan hệ pháp luật luật hiến pháp, khoa học luật hiến pháp phải đặt chúng
rtong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể Như C: Mác đã chỉ ra rằng, pháp luật
nói chung không thể vượt ra ngoài điều kiện kinh tế- xã hội, môi trường mà
pháp luật đó tồn tại và phát triển Do đó nội dung của mỗi quy phạm, chế _
định, quan hệ pháp luật luật hiến pháp sẽ được hiểu đầy đủ khi chúng đượcnghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể Ví dụ, vấn đề bản chất Nhà nước làmang tính giai cấp Tuy nhiên Điều ] Hiến pháp 1946 quy định: “ Tá? ca
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt nam, không phân biệt
nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Như vậy phải chăng Nhà
nước ta trong giai đoạn này không mang tính giai cấp nên quyền lực Nhà nước thuộc về mọi thành phần giai cấp trong xã hội? Vấn đề này chỉ được giải thích đầy đủ khi chúng ta hiểu được hoàn cảnh của đất nước trong những năm đầu
sau Cách mang tháng Tám 1945
Phương pháp lịch sử còn cho phép làm rõ mối quan hệ chặt chế giữa sự
phát triển của cách mạng Việt nam và sự phát triển của pháp luật nói chung, luật hiến pháp nói riêng Trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định, cách mạng Việt nam thực hiện những mục tiêu nhất định Vì vậy, cùng với sự thay đổi về
điều kiện, nội dung của cách mạng Việt nam, luật hiến pháp Việt nam cónhững thay đổi nhất định cho phù hợp với mục tiêu chung của cách mạng
c phương pháp phán tích theo hệ thống chức năng
Luật hiến pháp là một hệ thống, một bộ phận cấu thành trong hệ thốngpháp luật Việt nam Luật hiến pháp lại được tạo thành bởi những hệ thống
29
Trang 33khác nhỏ hơn Mỗi hệ thông đó đảm nhận một vai trò, chức năng nhất định.Chúng được thống nhất trong luật hiến pháp bởi những nguyên tác và nhiềuquan hệ khác nhau Việc sử dụng phương pháp phân tích theo hệ thống chứcnăng cho phép làm sáng tỏ vị trí vai trò của từng quy phạm, chế định luật hiến
pháp trong hệ thống ngành luật hiến pháp Ví dụ, Toà án nhân dân tối cao và các Toà án nhân dân địa phương hợp thành hệ thông các cơ quan xét xử, thực
hiện chức năng xét xử Tuy nhiên là một bộ phận hợp thành của bộ máy Nhànước, hệ thống Toà án nhân dân này phải được xây dựng trên cơ sở nhữngnguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước mà không được vượt
ra ngoài phạm vi của những nguyên tắc đó Trong hoạt động, các toà án có
mối quan hệ mật thiết với hệ thống các cơ quan Nhà nước khác như cơ quan
kiểm sát, cơ quan hành chính, đồng thời phải chịu sự kiểm tra giám sát củacác cơ quan quyền lực Nhà nước
d phương pháp so sánh
Việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các quy phạm, chếđịnh luật hiến pháp đòi hỏi phải có sự so sánh giữa quy phạm, chế định mới
với quy phạm chế định mới Phương pháp so sánh giúp khoa học luật hiến
pháp phát hiện ra những bất cập, những hạn chế giữa các quy phạm, các chếđịnh, các quan hệ pháp luật luật hiến pháp, qua đó đề ra phương hướng hoàn
thiện chúng Phương pháp so sánh còn cho phép thấy được xu hướng phát
triển của các quy phạm, chế định, quan hệ luật hiến pháp
Khi nghiên cứu, khoa học luật hiến pháp không chỉ bó hẹp trong phạm
vi các quy phạm, chế định, quan hệ luật hiến pháp, mà cần phải đối chiếuchúng với các quy phạm, chê định của các ngành luật khác để tìm ra mốiquan hệ giữa luật hiến pháp và các ngành luật khác, vai trò của luật hiến pháp
trong hệ thống pháp luật Việt nam.
Phương pháp so sánh còn được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa luật
hiến pháp Việt nam với các vấn đề tương ứng trong luật hiến pháp của cácnước trên thế giới Việc so sánh này cho phép tìm ra những đặc điểm của luậthiến pháp Việt nam, đặc điểm của luật hiến pháp của các nước Qua đó giúpchúng ta học hỏi kinh nghiệm của các nước, tránh được những sai lầm mà cácnước đã mắc phải trong quá trình xây dựng và hoàn thiện luật hiến pháp Việt
nam.
e phương pháp thống kê
Trang 34Phương pháp cũng được sử dụng khá rộng rãi trong khoa học luật hiếnpháp Việt nam, đặc biệt khi nghiên cứu về tổ chức bộ máy Nhà nước Phươngpháp thống kê doi hỏi sự tập hợp, phân tích các số liệu cụ thể trong các thờiđiểm khác nhau, qua đó giúp chúng ta rút ra được những nhận xét cần thiết.
Ví dụ sử dụng phương pháp thống kê để nghiên cứu tổ chức của Quốc hội
nước ta trong những năm qua cho thấy:
- Quốc hội khoá I (1946-1960): ngoài Ban thường trực, Quốc hội thành
lập một cơ quan chuyên môn nào;
- Quốc hội khoá II (1960-1964): ngoài Uy ban thường vụ Quốc hội,Quốc hội còn thành lập hai Uy ban khác là Uy ban Dự án pháp luật và Uy ban
Kế hoạch và ngân sách;
- Quốc hội khoá III (1964-1971): ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Quốc hội thành lập 5 Uy ban;
- Quốc hội khoá IV (1971-1975) vẫn duy trì như Quốc hội khoá HI;
- Quốc hội khoá V (1971-1975): ngoài Uỷ ban thường vụ Quốc hội và 5
Uỷ ban đã có, Quốc hội thành lập thêm Uỷ ban đối ngoại;
- Quốc hội khoá VỊ (1976-1981): vẫn duy trì như Quốc hội khoá V, trừ
Uỷ ban Thống nhất tự giải thể sau khi đất nước đã thống nhất;
- Quốc hội khoá VII (1981-1987) và Quốc hội khoá VIII (1987-1992):ngoài Hội đồng Nhà nước, Quốc hội thành lập 8 cơ quan chuyên môn, gồmHội đồng dân tộc và 7 Uy ban thường trực khác;
- Quốc hội khoá IX (1992-1997) và Quốc hội khoá X (1997-2002): vẫnduy trì như Quốc hội khoá trước, tuy nhiên có sự đổi tên và sát nhập một số
Uy ban thường trực
Từ những con số thống kê nói trên cho thấy tổ chức của Quốc hội ngày
càng được mở rộng, số lượng các cơ quan chuyên môn ngày càng gia tăng
Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường vai trò của Quốc hội đối với tổ
chức hoạt động của Nhà nước ta
3 Hệ thống khoa học luật hiến pháp
Khoa học luật hiến pháp Việt nam không chỉ đơn thuần là sự tập hợpcác tri thức về ngành luật hiến pháp, mà còn là một hệ thống nhất định nhữngtri thức có liên quan chặt chẽ với nhau Hệ thống khoa học luật hiến pháp
34
Trang 35phản ánh một cách khách quan đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiếnpháp Hệ thống khoa học luật hiến pháp gồm:
- Nhóm tri thức chung về khoa học luật hiến pháp và ngành luật hiếnpháp Nhóm tri thức này bao hàm những vấn đề như đối tượng điều chỉnh,phương pháp điều chỉnh, hệ thống ngành luật hiến pháp nguồn của ngành luật
hiến pháp; đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, hệ thống khoa học
luật hiến pháp;
- Nhóm tri thức về Hiến pháp và lịch sử lập hiến Việt nam Nhóm trithức này bao hàm các vấn đề như sự ra đời của Hiến pháp, bản chất Hiếnpháp, đặc điểm vai trò của Hiến pháp, quá trình phát triển của Hiến pháp Việt
nam;
- Nhóm tri thức tiếp theo đề cập đến những nội dung cụ thể của luậthiến pháp Trước hết là nhóm tri thức về cơ sở của chế độ xã hội và chính trịcủa Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam Nhóm tri thức này baohàm những vấn đề về chế độ xã hội, chế độ kinh tê của Nhà nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt nam, chính sách văn hoá-xã hội, quôc phòng và anninh của Nhà nước;
- Nhóm tri thức có liên quan mật thiết đến nhóm tri thức trên là nhóm
tri thức về quan hệ giữa Nhà nước và công dân, thể hiện thông qua quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như những bảo đảm thực hiện quyền và
nghĩa vụ đó;
- Nhóm tri thức tiếp theo là nhóm tri thức về cấu trúc hành chính-Nhànước Nhóm tri thức này bao hàm các vấn đề như phân chia hành chính-lãnhthổ, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, thẩm quyền phân vạch, điềuchỉnh địa giới giữa các địa phương;
- Nhóm tri thức về bộ máy Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việtnam Nhóm tri thức này bao gồm những vấn đề như trật tự hình thành, vị trí,tính chất, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan
Nhà nước.
4 Cơ sở lý luận của khoa học luật hiên pháp
Sự hình thành của một khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hiểnpháp nói riêng không chỉ đơn thuần bởi khoa học ấy có đối tượng nghiên cứu
Trang 36và phương pháp nghiên cứu, mà còn phải dựa trên cơ sở lý luận nhất định.
Khoa học luật hiến pháp dựa trên những cơ sở lý luận sau:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật nóichung, Nhà nước và pháp luật Xã hội chủ nghĩa nói riêng Những quan điểm
đó được phản ánh trong các tác phẩm như: “Ngày 18 tháng Sương mà của LuiPônapác” của C.Mác năm 1781, “Nguồn gốc của gia đình, của tit hữu và Nhànước” của Ph.Angghen năm 1884, “Nhà nước và Cách mạng” năm 1917,
“Niiém vu trước mắt của chính quyền Xô vié?? năm 1918 của V.I.Lênin Trong những tác phẩm này, các nhà kinh điểm C.Mác, Ph .Angghen,V.I.Lênin đã đưa ra những luận điểm cơ bản về bản chất giai cấp của Nhànước và pháp luật, vai trò của Nhà nước và pháp luật, tính tất yếu của sự ra đờiNhà nước Xã hội chủ nghĩa, nhiệm vụ của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, nềndân chủ Xã hội chủ nghĩa Những luận điểm đó đã, đang và sẽ tiếp tục làkim chỉ nam cho tổ chức và hoạt động của Nhà nước và xã hội Việt nam
- Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam về Nhà nước và Cách mạngViệt nam Đó là quan điểm về xây dựng Nhà nước Việt nam kiểu mới củadan, do dân và vì dân; xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch và vững mạnhđáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế-văn hoá của đất nước; xây dựng và hoànthiện nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa; xây dựng nền văn hoá dân tộc, hiện đại
và nhân văn; xây dựng nền khoa học hiện đại và tiến tiến Những quan điểmnày trở thành cơ sở lý luận quan trọng cho sự phát triển của khoa học luậthiến pháp Những quan điểm đó được phản ánh trong các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, đặc biệt là các nghị quyết chuẩn bị cho việc sửa đổi Hiến pháp
1980, Hiến pháp 1992 như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, thứ
VII, thứ IX.
- Quan điểm của các nhà lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta như Hồ
Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công, Nguyễn
Văn Linh, Đỗ Mười cũng là cơ sở lý luận của khoa học luật hiến pháp Ví
dụ, quan điểm lấy dân làm gốc, quan điểm xây dựng chính quyền mạnh sáng
suốt của nhân dân, quan điểm xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ của HồChí Minh; quan điểm của đồng chí Trường Chinh trong “Báo cáo về dự thảoHiến pháp 1980”, của đồng chí Võ Chí Công trong “Báo cáo về dự thảo sửađổi Hiến pháp 1980”
5 Nguôn của khoa học luật hiến pháp
33
Trang 37Nguồn của khoa học luật hiến pháp là toàn bộ những tài liệu, nhữngvăn bản được các nhà khoa học sử dụng để nghiên cứu luật hiến pháp.
Trước hết nguồn của khoa học luật hiến pháp là các tác phẩm kinh điển
của Mác-Lênin, Hồ Chi Minh về Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nguồn của luật hiến pháp còn là các văn kiện của Đảng, các tác phẩmcủa các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta
Một bộ phận lớn nguồn của luật hiến pháp là các văn bản quy phạmpháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó Hiến
pháp giữ vi trí đặc biệt quan trọng.
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học luật hiến pháp cũng
là nguồn quan trọng của luật hiến pháp Trong các tác phẩm nghiên cứu, giáotrình, tài liệu tham khảo, những câu hỏi liên quan đến vấn đề tổ chức Nhànước được làm sáng to
6 Vị trí của khoa học luật hiến pháp trong các khoa học pháp lýTrong hệ thống các khoa học pháp lý, khoa học luật hiến pháp có mốiquan hệ mật thiết với các khoa học pháp lý khác
Trước hết, khoa học luật hiến pháp liên quan chặt chẽ với khoa học lýluận chung về Nhà nước và pháp luật Khoa học lý luận chung nghiên cứu về
sự ra đời, quy luật phát triển của Nhà nước; chức năng, bản chất, hình thứcNhà nước Khoa học luật hiến pháp sử dụng những kết luận đó trong việcnghiên cứu vấn đề tổ chức Nhà nước Việt nam như chế độ chính trị, chế độkinh tế, chính sách văn hoá-xã hội, quốc phòng và an ninh, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Ngoài ra,khoa học luật hiến pháp còn sử dụng kết luận của lý luận chung về pháp luật
để nghiên cứu các quy phạm, chế định, các quan hệ của ngành luật hiến pháp.Ngược lại khoa học luật hiến pháp cũng có tác động trở lại đối với lý luậnchung, làm sáng tỏ, bổ xung thêm những kết luận của lý luận chung về Nhànước và pháp luật Ví dụ, khi nghiên cứu các quy phạm luật hiến pháp, khoahọc luật hiến pháp chỉ ra rằng không phải mọi quy phạm đều có đủ 3 thànhphần (gia định, quy định và chế tài), có những quy phạm chỉ có | hoặc 2 bộphận Như vậy khoa học luật hiến pháp đã bổ xung kiến thức về quy phạmcho khoa học lý luận về Nhà nước và pháp luật
Trang 38Khoa học luật hiến pháp còn có mối liên hệ chạt chẽ với các khoa học
pháp lý khác như: Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt nam, Lịch sử Nhà nước
và pháp luật thế giới, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật dân sự Chẳng hạn,với khoa học Luật hành chính những kết luận của khoa học luật hiến pháp vềtính thống nhất của quyền lực Nhà nước, về sự cần thiết phải phân công phốihợp giữa Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dântrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, về tính chấtchấp hành và điều hành trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhànước do Chính phủ đứng đâu đã được khoa học luật hành chính sử dụng trongviệc nghiên cứu hoạt động quan lý Nhà nước của Chính phủ và các cơ quan
hành chính Nhà nước khác.
Tóm lại, khoa học luật hiên pháp là một khoa học pháp lý chuyênngành nghiên cứu những vấn đề cơ bản của Nhà nước xã hội Việt nam Khoahọc luật hiến pháp đóng vai trò tạo cơ sở lý luận cho các khoa học pháp lýkhác, vì vậy khoa học luật hiến pháp gữi vị trí chủ đạo trong hệ thống các
khoa học pháp lý.
35
Trang 39là một nước thuộc địa nửa phong kiến nên không có Hiến pháp, vì vậy không
có khoa học luật hiến pháp Chỉ một năm sau Cách mạng tháng Tám, đểkhẳng định độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, Nhà nước Việt nam dân chủ
đã ban hành bản Hiến pháp đầu tiên Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấumột thời kỳ phát triển mới của khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hiếnpháp nói riêng Tuy nhiên, quá trình hình thành khoa học luật hiến pháp Việtnam diễn ra trong một thời gian dai sau đó Cũng như ở các nước khác trênthế giới, khoa học luật hiến pháp Việt nam chỉ được hình thành và trở nên cầnthiết khi sự điều chính của pháp luật các phương pháp và hình thức thực hiệnquyền lực Nhà nước đạt tới giai đoạn phát triển nhất định, khi trong mối quan
hệ thực tế giữa các cơ quan Nhà nước nảy sinh ra những vấn để mà để giảiquyết đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý vững chắc chứ không đơn thuần theoquyết định của từng cá nhân nhất định
Từ khi hình thành cho đến nay, Lịch sử khoa học luật hiến pháp Việtnam có thể được chia thành 3 giai đoạn chính Giai đoạn thứ nhất từ sau Cáchmạng Tháng tám cho đên trước 1980; giai đoạn thứ hai từ 1980 cho đến 1992;giai đoạn thứ ba từ 1992 đến nay
1) Giai đoạn từ sau Cách mang Tháng tám cho đến trước 1980 là giaiđoạn đánh dấu sự hình thành khoa học luật hiến pháp Việt nam Hồ chủ tịch
là người khai sinh ra khoa học luật hiến pháp Việt nam Những quan điểm củaNgười về Nhà nước dân chủ nhân dân, về Hiến pháp, về dân chủ và dân quyềnthể hiện trong các bài phát biểu, bài viết đã trở thành tư tưởng chủ đạo choviệc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông nam A, xây dựng
Trang 40Hiến pháp 1946 và cho việc nghiên cứu và hoàn thiện những nội dung cơ bảncủa khoa học luật hiến pháp Việt nam sau này.
Trong những nam từ 1946 đến 1954 do hoàn cảnh đất nước còn chiến
tranh, vì vậy trong thời kỳ này khoa học luật hiến pháp không phát triển.
Sau khi hoà bình được lập lại ở miền Bắc, ngày 31 tháng 12 năm 1959Quốc hội nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã thông qua bản Hiến pháp mới.Trên cơ sở Hiến pháp mới đã xuất hiện nhiều bài viết, một số tác phẩm viết vềHiến pháp và nội dung của Hiến pháp, như cuốn Nhà nước và pháp luật củaHội luật gia Việt nam xuất bản năm 1971, cuốn Pháp chế là gì của học giả
Vũ Đức Chiểu (1974), cuốn Hiến pháp là gì của học gia Phùng văn Tửu
(1977), đặc biệt là cuốn Tìm hiểu Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà do học giả Phan Mạnh Hân chủ biên (1976) Trong những tác phẩm này, các học giả đã bước đầu nghiên cứu những vấn đề cơ bản của khoa học luật hiến pháp như khái niệm Hiến pháp, vấn đề tổ chức quyền lực Nhà nước,
vấn đề tổ chức bộ máy Nhà nước, mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân
V.V.
Nhìn chung trong giai đoạn này khoa học luật hiên pháp Việt nam đãđược hình thành và đạt được những thành tựu ban đầu, tuy nhiên trong cáckhoa học xã hội nói chung và khoa học pháp lý nói riêng, khoa học luật hiến
pháp Việt nam còn chưa khẳng định được vị trí của mình.
2) Giai đoạn từ 1980 đến 1992 đánh dấu một bước phát triển mới của
khoa học luật hiến pháp Việt nam Trong điều kiện đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước đã có chung một chính quyền thống nhất từ trung ương đến địa phương và cùng thực hiện một nhiệm vụ - quá độ lên chủ nghĩa xã hội
trong phạm vi cả nước thì việc tăng cường biện pháp quản lý Nhà nước bằng
pháp luật, tăng cường hiệu lực của pháp luật, tăng cường hiệu lực của bộ máy nhà nước đòi hỏi phải phát triển đồng bộ các khoa học pháp lý, trong đó có khoa học luật hiến pháp Vì vậy trong giai đoạn này xuất hiện nhiều công
trình nghiên cứu về khoa học luật hiến pháp hơn so với giai đoạn trước Ngoàinhững bài viết đăng trên các tạp chí như Nhà nước và pháp luật, Người đạibiểu nhân dân, Dân chủ và pháp luật, có thể kể đến những tác phẩm đáng lưu
ý sau: Tim hiểu Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam của
Hội luật gia Việt nam, Tìm hiểu Bộ máy Nhà nước Quốc hội và Hội đồngNhà nước của học giả Nguyễn Van Thao, Hiến pháp nước Cộng hoà Xứ hội
37