PHAN If: CÁC BAO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỦA TẬP THỂ TÁC GIATên đề tàiMối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Thực trạng pháp luật về Shop đồng kinh tế Những quan điểm sửa đổi, bổ sun
Trang 1ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
MÃ SỐ : KH 99 -06
PHÁP LUẬT HỢP DONG KINH TẾ -.
THỰC TRANG VÀ HƯỚNG HOÀN THIEN
2ưk+w+«+x«+w`*«*
Đơn vị thực hiện: Bộ môn Luật kinh tế
Khoa pháp luật kinh tế
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆNTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI ;PHÒNG ĐỌC 9 1J |PAPY/ Lã | |
HA NỘI THANG 12 - 2002
Trang 2ThS Nguyễn Thị Dung: Phó trưởng bộ môn Luật kinh tế
NHỮNG NGƯỜI THAM GIÁ ĐỀ TÀI
ThS Nguyễn Thị Van Anh
Hoàng Minh Chiến
Lê Dinh Vinh
Chủ nhiệm khoa PLKTPhó CN khoa, Trưởng Bộ môn LKT
Phó trưởng Bộ môn Luật Kinh tế
Trường Đào tạo TP & các CD Tư phápGVC bộ môn Luật Kinh tế
GV bộ môn Luuật Kinh tế
GV bộ môn Luật Kinh tế
GV bộ môn Luat Kinh tế
GV bộ môn Luat Kinh té
Trang 3PHAN If: CÁC BAO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỦA TẬP THỂ TÁC GIA
Tên đề tàiMối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và
hợp đồng dân sự
Thực trạng pháp luật về Shop đồng kinh tế
Những quan điểm sửa đổi, bổ sung và
hoàn thiện Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
Cần xác định TÕ ham vi á dun củap Pp bà
Hoàng Minh Chiến | 7l
Dung |
TS Bui Ngọc Cường | 138
Trang 4BAO CAO PHUC TRINH VE KET QUA NGHIEN
CUU CUA BAN CHU NHIEM DE TAI
KKK KK KK
Trang 5Ngày 25/9/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được Hội đồng Nhà nước
(nay là UBTV Quốc hội ) nước Cộng hoà XHCN Việt nam thông qua Trong
quá trình thể chế hoá đường lối đổi mới, đặc biệt là đổi mới về quản lý kinh tế
được Dai hội Dang toàn quốc lần thứ VI (1986) dé ra Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế ra đời đã đóng góp vai trò quan trọng trong việc từng bước qui định và
mở rộng quyền tự do kinh đoanh, tự do hợp đồng, giải phóng mọi năng lực
sản xuất và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển
Với qui định về nguyên tắc tự nguyện kí kết hợp đồng, chủ động tìmkiếm khách hàng và thoả thuận với khách hàng về nội dung giao kết quyền tự
do hợp đồng của các chủ thể kinh doanh lần đầu tiên được luật pháp qui định.
Ki luật hợp đồng gắn liền với những chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh của Nhà
nước là sự phù hợp với nền kinh tế thời chiến, nay trở thành yếu tế kìm hãm
các quan hệ kinh doanh, dich vụ và do đó cần thiết có sự thay d6i.Trong hệ
thống pháp luật Việt nam, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế là một trong những văn
bản đầu tiên tạo ra điện mạo mới cho các quan hệ kinh tế
Tuy nhiên, được ban hành khi các quan hệ kinh tế trong nền kinh te thị
trường còn chưa định hình và phát triển, với 5 chương 45 điều, Pháp lệnh hợp
đồng kính tế qui định những vấn dé mang tính khái quát và chịu ảnh hưởng
nhất định của các quan hệ kinh tế trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Cac
qui định bat buộc một bên chủ thể của hợp đồng kinh tế phải là pháp nhân hình thức của hợp đồng, trong mọi trường hợp phải bằng văn bản đã trở nên
phi lí khi gạt bỏ -rất nhiều quan hệ kính doanh khỏi phạm vi, đối tượng ápdụng Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (quan hệ hop dong giữa các doanh nghiệp
tr nhân, công ti hợp danh, hộ kính doanh cá thé ) Pay Tà sự khiếm khuyet
tất yếu bởi bối cảnh kinh tế khi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ra đời (1989)
mang những đặc thù nhất định Chủ thể tham gia vào các quan hệ kinh doanh
Trang 6chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tập thể va khongnhiều các xí nghiệp tư doanh, hộ kinh doanh cá thể Khi Luật doanh nghiệp tưnhân, Luat Công ti được ban hành (1990) và sau này được thay thé bằng Luật
Doanh nghiệp (1999), nhiều hình thức pháp lý của hoạt động đầu tư thuộccác thành phần kinh tế được qui định đa dang, tạo cơ hội tham pia vào cácquan hệ kinh doanh của nhiều loại hình doanh nghiệp mà trước đó Pháp lệnh
hợp đồng kinh tế đã không thể tiên liệu hết
Về kĩ thuật lap pháp, Pháp lệnh bộc lộ nhiều nhược điểm và gây khó
khăn trong việc áp dụng Định nghĩa hợp đồng kinh tế dài dòng mang tính
liệt kê nhưng lại không rõ phạm vi chủ thể (điều 1); Điều 9 không phân biệt
rõ ràng khái niệm đại diện hợp pháp và đại điện theo uy quyền: điều 8 xác
định hợp đồng kinh tế vô hiệu toàn bộ khi có nội dung vi phạm điều cấm của
pháp luật, khi một trong các bên không có đăng ký kinh doanh khi người ký
kết hợp đồng không đúng thẩm quyền là chưa đảm bảo tính chính xác bởicác trường hợp đó có thể chỉ mang lại hậu quả hợp đồng vô hiệu một phần
Trong mốt quan hệ với các văn bản pháp luật khác, nhiều van dé mang
tính lý luận và thực tiễn liên quan đến Pháp lệnh hợp đồng kinh tế cần thiết
phải được tháo gỡ Ở thời điểm ra đời, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban
hành cùng thời với Pháp lệnh hợp đồng dan sự Với sự tách biệt mục dich
kinh doanh và tiêu dùng, hai pháp lệnh được áp dụng khá độc lập để điều chỉnh hai nhóm quan hệ được thiết lập giữa hai nhóm chủ thể khác nhau và có mục dich khác nhau Cùng với su hình thành và phát triển của nhiều quan hệ
kinh tế, nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng được ban hành
như Bộ luật dân sự ngày 28/10/1995, Luật thương mại ngày 10/5/1997 Với
chủ trương coi Bộ luật Dan sự là văn bản điều chỉnh mọi quan hệ tài san quanniệm về hợp đồng dân sự không còn bị hạn chế bởi mục dích tiêu dùng nhưqui định trước đây trong Pháp lệnh hợp đồng dân sự (xem điều 394 Bo luật
dan su) Sự thay đổi này làm nảy sinh một vấn dé cần được giải quyết cả vẻ lý
Trang 7Bên cạnh đó, Luật Thương mại (1997) ra đời Với đối tượng và phạm vì
áp dung là thương nhân và hành vi thương mại, Luật Thương mại qui định vềcác hợp đồng do thương nhín thiết lập khi thực hiện các hành vi thương mai
Về bản chất, đây là những hợp đồng trong thương mại - một loại hợp dongtrong kinh đoanh mà một bộ phận lớn trong số đó được coi là hợp đồng kinh
tế có thể chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế Trong khi Pháplệnh hợp đồng kinh tế tồn tại nhiều qui định lạc hậu, Luật Thương mai có
nhiều qui định phù hợp hơn nhưng lại có phạm vi dp dụng hẹp và nhiều qui
định chưa thật hoàn chỉnh, nhiều quan điểm hoàn thiện pháp luật hợp đồng
trong kinh doanh đã tính đến giải pháp thống nhất hai văn bản pháp luật này trên cơ sở có kế thừa và phát triển Lựa chọn phương hướng nào để hoàn thiên
pháp luật hợp đồng trong kinh doanh và có giải quyết mối quan hệ với luậtThương mại trong quá trình hoàn thiện hay không - đang còn là van dé tiếptục được nghiên cứu Mặc đù vậy, việc tiếp tục tồn tại đồng thời cả hai văn
bản: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Luật Thương mại là một điều bat cập
trong pháp luật Việt nam nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng
Những vướng mắc trên đây đã nói lên tính cấp thiết của việc nghiên
cứu, hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế trong giai đoạn hiện nay Việc
triển khai dé tài khoa học “ Pháp luật hợp đồng kinh tế - Thực trạng va
hướng hoàn thiện “ (mã số KH 99-06 ) là sự tham gia vào quá trình ngiêncứu và hoàn thiện đó
Trang 8Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989) từ lâu được Nhà nước đặt trong trong tinh
trạng sẽ sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay (2003) vẫn chưa tìm ra giải pháp phùhợp Từ nhiều góc độ khác nhau đã có không ít công trình nghiên cứu vấn đề
đổi mới pháp luật hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường Đó là các
công trình nghiên cứu, bài viết của PGS TS Lê Hồng Hạnh TS Dương Đăng
Huệ, TS Hoàng Thế Liên : các Luận án Thạc sĩ luật học: “Xây dựng pháp
luật về hợp đồng kinh tế trong điều kiện có Bộ luật dân sự và Luật Thương
mại" của tác giả Trinh Thị Sam; “Kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế trong
nên kinh tế thị trường” của tác giả Nguyễn Thị Khế; sách chuyên khảo “Ap
dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh” NXB Chính trị quốc pia 2001
cua Thac si Nguyén Thi Dung
Tuy nhiên, cho đến nay, trong bối cảnh đã hình thành nhiều lĩnh vựcpháp luật đa đạng việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế
càng hàm chứa yếu tố phức tạp đòi hỏi quá trình tiếp tục thực hiện để tìm ra
giải pháp hoàn thiện phù hợp Do vậy, vấn đề này tuy không mới nhưng vần
luôn mang tính thời sự trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của dé tài là nghiên cứu vấn đề thực trạng pháp luật hợp dong
kinh tế và phương hướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế ở Việt nam
Để đạt tới mục đích này, nhiệm vụ của nhóm nghiên cứu phải giải quyết là:
- Nghiên cứu quan niệm về hợp đồng kinh tế, làm rõ mối quan hệ
giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự: phân tích những quan
điểm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế để thiết lập cơ sở lí luận của định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tê
Trang 9- _ Nghiên cứu thực trang pháp luật về hợp đồng kinh tế với những vấn
đề bất cập nổi bật để có cơ sở thực tiễn đưa ra phương hướng hoàn
thiện pháp luật hợp đồng kinh tế
- Tt việc phân tích trên đây, nhóm nghiên cứu làm rõ những qui định
cần sửa đổi bổ sung và đưa ra định hường hoàn thiện pháp luật vềhợp đồng kinh tế trong nền kính tế thị trường
4 Đối tượng và pham vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của dé tài là: (1) hệ thống các văn bản pháp luật
về hợp đồng kinh tế, các qui định có liên quan của Bộ Luật Dân sự và Luật
Thương mại về hợp đồng trong quan hệ đân sự và thương mại; (2) thực tiễn ápđụng các qui định pháp luật hợp đồng kinh tế
Hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế trong điều kiện hiện nay là mội
vấn đề phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau Việc
chưa tim ra giải pháp phù hợp để sửa đổi trong nhiều năm qua là một minhchứng cho điều đó Chính vì vậy, trong khuôn khổ đề tài khoa học cấp trường.nhóm nghiên cứu không thể giải quyết tất cả các vấn đề lí luận và thực tiễn
mà chỉ tập trung làm rõ thực trạng pháp luật hợp đồng kinh tế và đưa ra địnhhướng hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế trên cơ sở giải quyết mi quan
hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dan sự và nghiên cứu các quan điểm
hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã dựa trên cơ sở lí luận của Chủ
nghĩa Mác Lê nin về Nhà nước pháp luật, các quan điểm chỉ đạo của Dang và
Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới: chủ trương xây dung nền kính tế hàng
hoá nhiều thành phần thừa nhận và bao đảm quyền tự do kinh doanh tự dohợp đồng của các chủ thể kinh doanh
Nhằm lầm rõ thực trạng và hướng hoàn thiện pháp luật hop dong kinh
tế, nhóm nghiên cứu đã vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của triệt
Trang 10hoc Mác - Lê nin, của lí luận nhà nước pháp luật Trong đó, nhóm nghiên cứu đặc biệt chú ý đến việc sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vat biên
chứng, duy vật lịch sử, phương pháp nghiên cứu ly luận kết hợp với thực tiên,
phân tích, tổng hợp so sánh các qui định pháp luật hiện hành để giải quyết
các vấn đề được đặt ra
6 Những đóng góp về khoa học của đề tai
Trong những năm qua, mặc đù Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đã được
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng Pháp luật hợp đồng kinh tê vẫnchưa được sửa đổi bổ sung Trong khi đó, các quan hệ kinh tế vẫn luôn vậnđộng và phát triển không ngừng, các văn bản pháp luật mới điều chỉnh quan
hệ hợp đồng trong lĩnh vực dan sự và thương mại cũng lần lượt được banhành Thực trang kinh tế và pháp luật đó đã đặt pháp luật hợp đồng kinh tẻ
vào tình trạng đã, đang lạc hậu và sẽ tiếp tục nảy sinh những điểm không phùhợp gây nhiều vướng mắc, bất cập trong khi thực hiện Vì vậy, việc triênkhai dé tài này vẫn mở ra kha năng sáng tạo và tìm tòi những ý tưởng mớitrong một nội dung khoa học quen thuộc: nghiên cứu hoàn thiện pháp luật
hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường Chất lượng và hiệu quả của
công trình khoa học KH 99-06 được khẳng định với những đóng góp về khoa
học sau đây :
+ Nghiên cứu tổng thé lịch sử hình thành, phát triển và thực trạng cua
pháp luật hợp đồng kinh tế với ý nghĩa là những cơ sở thực tiên của việc hoàn
thiện
+ Phân tích một cách đầy đủ và sâu sắc vấn đề “ hợp đồng kinh té `trong khoa học pháp lý hiện nay, lý giải và chứng minh logic, biên chứng sự
cần thiết tồn tại của hợp đồng kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
+ Phân tích biện chứng và logic mốt quan hệ giữa hợp đồng kinh tê với
hợp đồng dân sự và hợp đồng trong thương mại đồng thời tổng hợp phân tích
Trang 11pháp luật HĐKT giao kết HĐKT thực hiện HĐKT hiệu lực của HDKT.
trách nhiệm hợp đồng v.v Day là những nội dung quan trọng chứa dựng
nhiều ý tưởng mới được chứng minh bởi những cơ sở khoa học chặt chẽ phùhợp và có sức thuyết phục Điều quan trọng là nhóm nghiên cứu đã đưa ra
nhiều dự kiến sửa đổi pháp luật hợp đồng kinh tế mà ngay cả Ban soạn thao
Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (sửa đổi) trong những lần soạn thảo gần đây nhât
cũng chưa đề cập tới Những đóng góp khoa học rất hiệu quả này đã góp phần
khẳng định chất lượng của việc nghiên cứu đề tài KH 99-06 do Bộ môn Luat
Kinh tế Khoa Pháp luật kinh tế chủ trì
7 Nội dung nghiên cứu
Với 9 chuyên đề, dé tài “Pháp luật hợp đồng kinh tế - Thực trang và
hướng hoàn thiện” mã số KH 99-06 được nghiên cứu với những not dung
chính sau: |
e Mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dan sự
e Thuc trang pháp luật về hợp đồng kinh tế
© Vấn dé sửa đổi và bổ sung các qui định của Pháp lệnh hợp déng
kinh tế
e Định hướng hoàn thiện Pháp luật về hợp đồng kinh tế
8 Kết quả nghiên cứu của đề tài
8.1 Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu hoàn thiện pháp luát tê hopđồng kinh tê
Việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế được tiên hành trong hốicảnh pháp lí phức tạp Việc đồng thời tồn tại những văn bản pháp luật khácnhau cùng điều chính quan hệ hợp đồng (Bộ luật Dan sự Luật Thương mai.Pháp lệnh hợp đồng kinh tế) là một bài toán khó được đất ra trong quá trình
Trang 12đặc điểm của Hợp đồng kinh tế ) nhóm nghiên cứu đã tập trung làm ro mớiquan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự và coi đó là tiền dé cho
việc nghiên cứu định hướng hoàn thiện và những vấn đề cụ thể cần sửa đổi bố
sung trong pháp luật hiện hành về hợp đồng kinh tế Bên cạnh ý nghĩa khoa
hoc quan trọng nay, việc xác định rõ mốt quan hệ giữa hợp đồng kinh te vàhợp đồng dan sự có ý nghĩa thực tiễn to lớn hởi nó giúp cho các nhà kinh
doanh hiểu biết cơ sở pháp lí vững chắc khi xác lập và thực hiện các giao dịch của mình, các thẩm phán có thể lựa chọn đúng đắn nguồn luật áp dụng để giải
quyết chính xác ccas tranh chấp hợp đồng nhằm bảo vệ quyền và lot ích hap
pháp của các tổ chức cá nhân, bảo vệ trật tự kinh doanh va kỉ cương xã hội.
Với 5 phần nghiên cứu: (1) ý nghĩa của việc xác định mối quan hệ piữa
hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân su, (2) Quan niệm về hợp đồng dân sự vahợp đồng kinh đoanh ở một số nước trên thế giới, (3) Quan hệ giữa hợp dòng
kinh tế và hợp đồng dan sự giai đoạn trước khi ban hành Pháp lệnh Hợp đồngkinh tế (4)Giai đoạn sau khi có Pháp lệnh hợp đồng kinh tế đên trước khi banhành Bộ luật Dan sự, (5) Quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dan sự
sau khi có Bộ luật Dân sự, nhóm nghiên cứu đã khẳng định các nội dung
quan trọng sau đây:
+ Trong hệ thống pháp luật Việt nam, hop đồng kính tế và hop dòngđân sự đã từng tồn tại với tính chát là hai loại hợp đồng hoàn toàn đọc lập
tới nhau.
Trước khi ban hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế quan hệ hợp dong
kinh tế được điều chỉnh bởi: Điều lệ tạm thời về hợp đông kinh doanh banhành kèm Nghị định 735 TTg ngày 10-4-1957: Điều lệ tam thời về hợp dong
kinh tế ban hành kèm Nghị định 04TTg ngày 4-1-1960; Điều lệ chính thức về
Trang 13hợp đồng kinh tế ban hành kèm Nghị định 54/CP ngày 10-3-1975 Nhìn
chưng trong thời kì này, hợp đồng kinh tế được đặc trưng hởi yêu tố tổ chức
kế hoạch và yếu tô tài sản Xuất phát từ việc Nhà nước là chủ thể quyết định
cả 3 vấn đề cơ bản của sản xuất: sản xuất các gì, sản xuất như thế nào và sản
xuất cho ai nên hợp đồng kinh tế được kí kết khi các đơn vị kinh tê được giao
kế hoạch và bị huỷ bỏ khi kế hoạch nhà nước giao bị huy bo Phân biệt với
các hợp đồng dan sự được thiết lập dựa trên cơ sở sự thoa thuận tựnguyện.thống nhất ý chí kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế lúc này là kí
luật bat buộc của nhà nước
Như vậy, thời kì này, hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự tồn tại hoàntoàn độc lập và được phân biệt với nhau bởi các yếu tố: (1) Ve cứ thẻ giao
kếi hợp đồng kinh tế thường là các đơn vị kinh tế XHCN còn chủ thể của hợp
đồng dân sự thường là các cá nhân, tổ chức không phải là các đơn vị kinh tê:(2) Về hình thức: Hợp đồng kinh tế phải được giao kết bằng văn bản trong khi
hợp đồng dân sự còn có thể được giao kết bằng lời nói hay bằng hành vi: (3)
Về mục đích giao kết: Hợp đồng kinh tế được giao kết nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của các bền còn hop đồng dân sự được giao kết nhằm phục
vụ cho mực đích sinh hoạt, tiêu ding của ít nhất một bên tham gia hợp dong:
(4) Về yến tố thoả thuận và tính tổ chức kế hoạch: Hợp đồng kinh tê ít phan ánh tính thoả thuận và nếu có yếu tố này thì cũng bị chỉ phối bởi yếu tò tỏ
chức, kế hoạch trong khi hợp đồng dân sự đơn thuần là sự thoai thuận trên cơ
SỞ tự nguyện ý chí
Năm 1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành với điểm doi mới căn bản nhất là bước đầu thể hiện nguyên tắc tự do kinh doanh hing quyền tự đo hợp đồng phá bỏ nguyên tắc kí kết hợp đồng kinh tê là kt luật
bất buộc của Nhà nước Ngay sau đó (1991) Hội đồng nhà nước tiệp tục ban
hành Pháp lệnh hợp đồng dan sự để điều chỉnh các quan hệ hợp dong dược
thiết lap giữa các tổ chức các nhân (trong đó có ít nhật một bên nhấm mục
Trang 14nhiên với sự phân biệt khá rạch roi về mục dich (kinh doanh hay tiêu dùng).
về hình thức (hat buộc hay không nhất thiết bằng văn bản), về chủ the (cođăng kí kinh đoanh và có tư cách pháp nhân hay không), hợp dong kinh te vahợp đồng đân sự luôn được coi là hai loại hợp đồng tồn tại độc lập với nhau
trong pháp luật Việt nam,
+ Khi Bộ luật Dan sự duoc ban hành hop đằng kính té được hiệu làmột loại hợp đồng dan sự có đặc thì riêng về chủ thể mue đích và hình thức
kí két
Khác với quan niệm trong Pháp lệnh hợp đồng dan sự (đã coi mục dich
tiêu dùng là một dấu hiệu chính để xác định phạm vi của hợp đồng dan su)
Bộ luật Dân sự đã không qui định hạn chế mục đích của hợp đồng dan sự
Điều 394 Bộ luật Dân sự qui định: hợp đồng dan sự là sự thoa thuận giữa cácbên về việc xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền nghĩa vụ dan sự Qui địnhnày đã tạo ra sự tương đồng về chất giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dan
sự đó là sự tự nguyện thoả thuận hướng tới việc xác lập, thay đổi cham đứt các quyền và nghĩa vụ của chủ thể Sự khác biệt giữa hai loại hợp đồng nay chỉ còn thể hiện ở một số điểm không cơ bản: trong số các chủ the của hợp đồng dan sự (cá nhân pháp nhân, tổ hợp tác hộ gia đình) những chủ the dap
ứng điều kiện về pháp nhân, về đăng kí kinh doanh sẽ trở thành chủ thẻ của
hợp đồng kinh tế: trong các hình thức giao kết khác nhau (văn ban, lời nói
hành vi) và các mục đích giao kết khác nhau, hợp đồng do các chủ the là pháp nhân kí kết với nhau hoặc với cá nhân có đăng kí kinh doanh nhằm mục dich kinh doanh và bằng văn bản sẽ thuộc khuôn khổ mot hop đồng kính te.
Nhóm nghiên cứu cũng đề cap đên các đặc thù cửa hợp dong theo quiđịnh của Luat Thương mai những không coi day là một loại hợp đồng doc lap
Trang 15quan hệ giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự như sau:
Mot là, hợp đồng kinh tế là một dang đặc biệt của hợp đồng dân sự
được xác lập giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc với những người có
liên quan để phục vụ cho các hoạt động hợp pháp của các bên Quan hệ giữa
hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế là quan hệ giữa cái chung và cát riêng
Những hợp đồng dân sự thoả mãn các điều kiện chủ thể, mục đích và hình
thức theo quy định của pháp luật hiện hành thì được coi là hợp đồng kinh tẻ
Hai là quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tê với
tư cách là các văn bản pháp luật cũng là quan hệ giữa cái chung và èái riêng.trong đó Bộ luật Dân sự là luật chung còn Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế là luậtriêng Trong quan hệ luật chung - luật riêng đó các quy định của Pháp lệnhHợp đồng kinh tế bao giờ cũng được uu tiên dap dung cho các quan hệ hợpđồng kinh tế Những vấn dé nào chưa được quy định trong Pháp tệnh Hợp
đồng kinh tế thì áp dụng các quy định của Bộ luật Dân sự
Ba là xuất phát từ quan hệ giữa hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân su:
quan hệ giữa Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế với Bộ luật Dân sự mà việc hoàn
thiện Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế phải được đặt trong điều kiện các quy định
của Bộ luật Dân sự Cụ thể, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (sửa đổi) chỉ quy
định những nội dung mang tính đặc thù của quan hệ hợp đồng kinh tê mà
thôi Những vấn dé mang tính nguyên tắc chung của hợp đồng thì ấp dụng
các quy định của Bộ luật Dân sự Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (sửa đế?) không
nhắc lại những quy định về hợp đồng của Bộ luật Dan sự mà tiếp tục pháttriển các quy định đó để chúng điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ hợp đồng
trong kinh doanh Muốn vậy các nhà làm luật phải xác định được những nòi
Trang 16dung nào của Bo luật Dan sự đã phù hợp để điều chỉnh các quan hệ hop đồngtrong kinh doanh: những nội dung nào cần sửa đổi bổ sung cho phù hop:những nội dung nào cần thiết phải quy định riêng trong Pháp lênh Hợp đồngkinh tế (sửa đổi) Có như vậy thì pháp luật về hợp đồng của nước ta mới tạothành một chỉnh thể thống nhất và có thể trở thành công cụ hữu hiệu cho các
Các nước theo truyền thống thông luật (common law) như Anh Mỹ
Úc, các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật này và một số nước Châu Âu như Ý Hà Lan, Thuy Sĩ không phân biệt giao dich thương nai với
giao dich dan sự Mọi hợp đồng, bất luận được kí kết giữa các công tí thương
mại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chúng hay được kí kết giữa các
công dan với nhau để phục vụ cho mục đích sinh hoạt tiêu đùng của họ đều
được coi là hợp đồng và cùng chịu sự điều chỉnh chung của một nguồn gồm
các quy định trong văn bản pháp luật, án lệ và tập quán thương mại
Các nước theo truyền thống luật dan sự (civil law) như Đức Pháp TayBan Nha, Bồ Đào Nha, Bi, Luxemburg, Nhat Ban có sự phân biệt hành vi
thương mại với hành vi dan sự Bên cạnh hệ thống pháp luật dan sự các nướcnày đều xây dựng và ban hành pháp luật thương mại dưới hình thức bộ luậthoàn chỉnh hoặc dao luật đơn hành Nhu vay, mặc dù có sự phân biệt hành vithương mai với hành vi dan sự nhưng người ta chỉ coi hành vi thương mại là
dạng đặc biệt của hành vi dan sự Pháp luật cua các quốc gia này không dua
ra khái niệm về hợp đồng thương mai hay khái niệm hợp đồng kính doanh vớinội hàm riêng biệt của nó Sự phân biệt hành vi thương mại với hành vi dan sựdan đến hệ qua là các giao địch mang tính chất thương mat sẽ tu tiên ap dụng
Trang 17pháp luật thương mại; trường hợp pháp luật thương mại không quy định thì áp
dung các quy định của pháp luật dân sự Pháp luật về thương mai của cácquốc gia này dù được ban hành dưới hình thức một bộ luật hoàn chỉnh hay
một văn bản pháp luật đơn hành đều là bước phát triển tiếp tục của pháp luật
dan sự: pháp luật thương mại chỉ quy định những vấn dé mang tính đặc thù
của hoạt động thương mại mà thôi
Ở một số nước mà pháp luật đã từng ghi nhận khái niệm hợp đồng kinh
tế như liên bang Nga, Trung quốc xu hương hoàn chỉnh pháp luật về hopđồng kinh tế dién ra cũng rất phức tạp Bộ luật Dân sự của Liên bang Nganăm [994 không còn phân biệt hợp đồng kinh tế va hợp đồng dan sự nhưtrước đây mà tất cả các hợp đồng phục vụ cho như cầu kinh doanh hay tiêudùng đều được điều chỉnh chung bởi Bộ luật Dân sự
Ở Trung Quốc trước đây cũng có khái niệm hợp đồng kinh tế và có tới
ba đạo luật khác nhau quy định về loại hợp đồng này: Luật Hợp đồng kinh tế
(ban hành năm [981 và được sửa đổi về cơ bản năm 1993), Luật Hợp dong
kinh tế đối ngoại (năm 1985) và Luat Hợp đồng kỹ thuật (năm 1987) Ngoài
ra, trong luật dan sự cơ bản (năm 1986) cũng có nhiều quy định về hợp đồng.
Ngày 15/3/1999 Luat Hợp đồng của nước Cộng hoà nhân dan Trung Hoa
được thông qua có hiệu lực áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng dù phát sinh
từ hoạt động kinh doanh hay sinh hoạt, tiêu đùng Cùng với sự ra đời của LuậtHợp đồng pháp luật Trung quốc không còn phân biệt hợp đồng kinh tẻ vớihợp đồng dan sự nữa Trung quốc đang xúc tiến việc xây dung Bộ luật Dan sự
và trong dự thảo của bộ luật quan trọng này cũng chỉ quy định những nguyên
tắc chung nhất về nghĩa vụ và hợp đồng mà thôi Day là những vấn dé chúng
ta cần suy nghĩ trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về hợp dong
kinh tế ở Việt nam
TRUNG TÂM THONG TIN THU VIỆN;
TRUONG BAI HỌC LUẬT HÀ NỘ Ï
Trang 188.2 Thực trạng pháp Indt hop đồng kinh tế va những van dé khó
khăn bát cập nảy sinh trong thực tiên áp dụng
Bằng phương pháp khái quát hoá kết hợp với nghiên cứu thực tiên.nhóm nghiên cứu đã tổng hợp những điểm bất cập lớn trong Pháp lệnh hợpđồng kinh tế - những bất cập hiện đang gây ra rất nhiều khó khăn vướng mắc
trong quá trình áp dụng Có thể tiếp cận nhược điểm của pháp luật hợp đồng
kinh tế từ những phương điện chủ yếu sau đây:
+ Pháp luật về hợp đồng kinh tế được quy định trong nhiều văn bảnpháp luật khác nhau nhưng thiếu sự giải thích chính thức về việc áp dung các
văn bản pháp luật đó
Pháp luật hợp đồng kinh tế được ghi nhận cụ thể trong 2 văn bản chính
là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 và Nghị định số I7HĐBT củaHội đồng bộ trưởng ngày 16/1/1990 Ở thời điểm Pháp lệnh hợp đồng kinh tếsong song tồn tại cùng Pháp lệnh hợp đồng dân sự (1990), thực tiễn áp dung ítgặp phải những vướng mắc khi xác định phạm vi áp đụng các quy định củapháp luật, bởi mỗi Pháp lệnh được ban hành để điêu chỉnh những quan hệ
giữa những chủ thể khác nhau và có mục đích khác nhau khi thiết lập quan hệ
hợp đồng Năm 1995, Bộ luật Dan sự được Quốc hội thông qua Sự thay đổi
lớn nhất của Bộ luật này khi quy định về hợp đồng đân sự so với Pháp lệnh hợp đồng dan sự năm 1990 là không quy định về nue đích tiên ding của hợp
đồng dân sự Moi sự thoả thuận giữa các chủ thể nhằm làm phát sinh thayđổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự, không phụ thuộc vào mục dichkinh doanh hay tiêu dùng hay mục đích khác, đều được coi là hợp đồng dân
sự ( xem điều 394 Bộ luật Dan sự) Như vậy về khoa hoc, mọi quan hệ hợp đồng, kể cả hợp đồng kinh tế đều được phép áp dụng Bộ luật dan sự Tuy nhiên, còn thiếu qui định cụ thể về vấn để này trong một văn bản pháp luật có
hiệu lực thị hành
Trang 19doanh thương mại như hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dai lý hợp
đồng uy thác, hợp đồng môi giới hợp đồng kinh doanh dich vụ quảng cáo
hội chợ triển lãm Cũng theo quy định của luật này, cá nhân pháp nhân hộ
hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mat sẽ trởthành thương nhân Như vậy một bộ phận lớn các hợp đồng theo quy định cuaLuật Thương mại hội đủ các dấu hiệu của một hợp đồng kinh tế Điều do
cùng có nghĩa là Luật Thương mại có khả năng áp dụng cho các quan hệ hợp
đồng kinh tế Tuy nhiên, vướng mắc lại phát sinh ở chỗ: xác định tư nhân nhưthế nào, có phải mọi doanh nghiệp đều là thương nhân hay không? Van denày còn chưa thể có cách xác định thống nhất khi mà Luật Thương mại chưaquy định rõ thẩm quyên, thủ tục “ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
và trở thành thương nhân” (điều 17 Luật Thuong mai)
+ Do được ban hành sớm lại thiếu sự sửa đổi hổ sung kịp thời nén
nhiều quy định trong pháp luật hợp đồng kinh tế không còn dam bao phù hap
Nhiều ý kiến của nhóm nghiên cứu cho rằng: việc quy định hình thứccủa hợp đồng kinh tế bắt buộc phải bằng văn bản trong mọi trường hợp ngườiđược uỷ quyền không được phép uỷ quyền lại cho người khác là cứng nhac và
ảnh hưởng tới tính lĩnh hoạt của các bên khi thiết lập quan hệ hợp đồng: quy
định bat buộc một bên trong quan hệ hợp đồng kinh tế bat buộc phat và pháp
nhân là không có cơ sở khoa học, ảnh hưởng tới sự bình đẳng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng của các chủ thể kinh doanh nhất là khi pháp luật
về doanh nghiệp đã thừa nhận nhiều chủ thể kính doanh không phải là pháp
nhân như doanh nghiệp tư nhân công ty hợp danh hồ kinh doanh cá thể Ben
cạnh đó việc quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng với qua nhiều điều
khoản như hiện nay dé gây ra sự thiêu hợp tác thiện chí vì lợi ích meng của
Trang 20một bên đồng thời không phù hợp với pháp luật quốc tế trong lĩnh vực hợp
đồng Và con nhiều các quy định không phù hợp khác như quy định vê thời điểm hình thành hợp đồng, xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu đang là nguyên
nhân gây ra những rắc rối trong quá trình áp đụng pháp luật
+ Để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ hợp đồng trong kinh doanh,
pháp luật hợp đồng kinh tế còn thiếu rất nhiều các quy định cần thiệt
Điều chỉnh phần lớn các quan hệ hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực
kinh doanh Pháp lệnh hợp đồng kinh tế không thể dat được hiệu qua ap dụng
như mong muốn khi mà còn thiếu quá nhiều các quy định cần thiết: khong
quy định cụ thể về phương pháp ký gián tiếp nhiều biện pháp dam bảo ký kết
và thực hiện hợp đồng kinh tế chưa được quy định (như đặt cọc ký quỹ) chưa
có quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nhiều hình thức thong tinđiện tử (fax, telex ) chưa được coi là hình thức của hợp đồng
+ Về kỹ thuật lập pháp: pháp luật hợp đồng kinh tế còn nhiều quy định
chưa dam bảo tính chặt ché và chính xác
Tiêu biểu cho các thiếu sót về kỹ thuật lap pháp là các quy định về daidiện ký kết hợp đồng, quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu và miễn gram
trách nhiệm vật chất đo vi phạm hợp đồng kinh tế
Điều 9 Pháp lệnh HDKT khi quy định “Người ký kết hợp đồng kinh tế
phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân Đại diện hợp pháp của phápnhân có thể uỷ quyển cho người khác thay minh ký hợp đồng kính te” đã
mặc nhiên không coi người đại điện theo uỷ quyền là dại điện hợp pháp.Điều 8 Pháp lệnh HDKT quy định hợp đồng kinh tế rô hiệu roàn bỏ trong cáctrường hợp (a) (by (c) là có sơ xuất bởi nếu chỉ có một phần nội dung cửa hợpđồng vi phạm điều cấm của pháp luật (ví dụ điều khoản giải quyết tranh chap)
hoặc nếu người được uy quyền chỉ vượt quá phạm vi được uy quyền thì khongthể coi hợp đồng là vô hiệu toàn bộ Khi quy định về các trường hợp mien
Trang 21giam trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kính tê điều 40 Pháp lệnhhợp đồng kinh tê quy định căn cứ chung miễn giảm trách nhiệm vật chat,
không quy định điều kiện miễn giảm trách nhiệm vat chat (ví dụ mới quan hệ
nhân qua giữa hành vi vi phạm và sự kiện bất kha kháng) đã dan đên tình
trạng tuỳ tiện trong khi ấp dụng quy định nay
Những nhược điểm này đã đặt pháp luật hợp đồng kinh té vào tình
trang cấp thiết phải sửa đổi bể sung
8.3 Định hướng hoàn thiện va những van đề cụ thé cần sửa doi bo
sung trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
8.3.7 Về định hướng hoàn thiện
Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích nhóm nghiên
cứu đã xác định định hướng hoàn thiện và những vấn dé cần sửa doi bố sung
trong Pháp lệnh họp đồng kinh tế Day là những đóng góp lớn về khoa học.
thể hiện rõ kết quả nghiên cứu có kế thừa và sáng tạo của nhóm nghiên cứu
đề tài
La một vấn đề rất phức tạp và dang còn được dat trong tình trạng tiếptục nghiên cứu khi đưa ra định hướng hoàn thiện các tác gia trong nhóm
nghiên cứu đã mạnh đạn dé xuất những phương ấn khác nhau trên cơ sơ phan
tích rõ những luận cứ khoa học Điều này thể hiện trong các chuyền de cua
Tiến sĩ Bùi Ngọc Cường, Tiến sĩ Phan Chí Hiếu, Thạc sĩ Nguyễn Thị Khe
Xuất phát từ yêu cầu điều chỉnh phù hợp các quan hệ pháp luật hopđồng kinh doanh là cấp thiết, chúng tôi đều cho rằng khong thể tiệp tục duntrì Pháp lệnh hợp đồng kinh tế với hiện trạng như hiện nay Nghiên cứu vềphương hướng sửa đổi pháp luật hợp đồng kính tế, chúng tôi di đến mot so
kết luận như sau:
Thứ nhất: Việc ban hành Luat Hợp đồng hoặc Luật vẻ hợp đồng kinh te
là không cần thiết trong bối cảnh chúng ta đã có Luật Thương mat và Bo Tuất
Trang 22Dan sự Việc ban hành văn bản như thế này sẽ dẫn đến tinh trạng có nhiều
quy định trùng lặp với Luật Thuong mat và Bộ luật Dan sự.
Thứ hai: Trong khi du thảo sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh hợp đồng kinh
tế đã và đang được xây dựng rất nhiều lần giải pháp kha thị trước mat mianhóm nghiên cứu dé cập đến là có thể sửa Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hiệnhành thành Pháp lệnh hợp đồng kinh doanh có kha năng điều chỉnh mot quan
hệ hợp đồng kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh Tuy nhiên, băng hình
thức Pháp lệnh thì không thể hệ thống hoá pháp điển hoá các quy định về
hợp đồng dang nằm rải rác ở các bộ luật đạo luật ( Bộ luật Dân sự Luật
Thương mái, Bộ luật hang hải, Luật hàng không dân dung ) và do đó những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong hơn mười năm qua vẫn không thê được giải quyết triệt để.
Thứ ba: Trong tương lai, không nhất thiết phải duy trì khát niệm hợp
đồng kinh tế và hệ thống văn bản pháp luật quy định riêng về hợp đồng kinh
tế Điều này có thể tránh được nguy cơ nảy sinh những vấn đề phức tạp trongviệc xây đựng pháp luật và áp dụng pháp luật Bộ luật Dân sự với hơn 200
điều quy định về hợp đồng là khá đầy đủ và tương đối phù hợp để điều chỉnh
quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh Day là văn ban dược hình
thành trên cơ sở pháp điển hoá các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau.
từ các luật như Bộ luật Hang hải Việt nam (1990), Luật Hàng không Dân
dụng Việt nam (1992) đến các Pháp lệnh như Pháp lệnh Hợp đỏng dân sự
(1991), Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế (1989), Pháp lệnh nhà ở (1991) Pháp
lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lênh Bao ho quyền tác
giả Hơn nữa, vấn dé sửa đổi bổ sung Bộ luật Dan sự đang được đất ra và
không loại trừ khả năng bổ sung những quy định mang tính thương mại trong
bộ luật này Theo chúng tôi, việc sử dung Bộ luật Dân sự để điệu chính chung
các quan hệ hợp đồng là một giải pháp hiệu qua ca về lý luận và thực tien
Trang 23Tuy nhiên, quá trình thực hiện phương án này phụ thuộc nhiều vào việc sửa
đổi, bở sung các quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành
9.3.2 Những vấn đề cụ thể cần được sửa đổi bổ sung:
Mặc dù định hướng lớn của việc sửa đổi pháp luật về hợp đồng kinh tế
là vấn đề đang còn nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho
rằng những quy định về các vấn dé sau đây nhất thiết phải được thay doi để
tư nhân, Công t¡ hợp danh cá nhân và hộ gia đình có đăng ký kinh doanh Dovậy, mở rộng phạm vi áp dụng Pháp lệnh là cần thiết và có thé bằng cách: (1)
Mở rộng phạm vi chủ thể đến mọi chủ thể kinh doanh hợp pháp: (2)Khong
quy định bắt buộc sử dụng hình thức văn bản đối với mọi quan hệ hợp đồng
kinh tế, đồng thời công nhận các hình thức thông tin điện tử (telex, fax ) làhình thức của hợp đồng Ngoài ra, cũng nên mở rộng phạm vi áp dụng pháp
luật hợp đồng kinh tế đến những hợp đồng mà một bên là chủ thể kinh doanh
còn bên kia không là chủ thể kinh đoanh, không nhằm mục đích kinh doanh
nhưng cũng không nhằm mục đích sinh hoạt tiêu dùng khi giao kết hợp đồng
kinh tế
+ Các quy định về giao kết hợp đồng kinh tế
Các quy định hiện hành về ký kết hợp đồng kinh tế tập trung giai quyết
4 vấn dé: nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế: chủ thể ký kết hợp đồng kinh
` A
tế; thủ tục ky kết hợp đồng kính tế và nội dung của hợp đồng kinh tế Hau het các quy định nay còn chưa hợp ly, chưa rõ rang cụ thể và thiêu tính kha thi.
Trang 24và đạo đức xã hội, nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng thiện chí hợp tác trung
thực và ngay thẳng Điều này sẽ tạo ra sự phù hợp cần thiết trong khi điều
chính quan hệ hợp đồng kinh tê
Nhóm nghiên cứu cũng tiếp tục khẳng định: (1) Cần thiết phải mở rộngphạm vi chủ thể cửa hợp đồng kinh tế đến mọi chủ thể kinh doanh hợp pháp
trong nền kinh tế thị trường: (2) Cần thiết quy định rõ thủ tục ký kết hợp đồng
kinh tế đặc biệt là cách thức ký kết gián tiếp và thời điểm hình thành hợpđồng kinh tế Nếu các bên trực tiếp gặp nhau để giao kết hợp đồng kinh tế thì
hợp đồng được coi là hình thành kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp
đồng Trường hợp các bên không cùng có mặt để hợp đồng hợp đồng được
coi là đã giao kết kể từ khi bên đề nghị nhận được thông báo của bên đối tácchấp nhận toàn bộ các điều kiện trong thời hạn trả lời Nếu có sửa đổi bổ sung
nội dung của dé nghị hợp đồng nhưng không làm thay đổi nội dung chu yeu
của hợp đồng và bên đề nghị hợp đồng cũng không phản đốt ngay thì hợpđồng cũng được coi là đã giao kết
Các văn bản pháp luật về hợp đồng đều có quy định các điều khoản chủ
yếu của hợp đồng Đây là những điều khoản có ý nghĩa quan trọng trong việcxác định sự thoả thuận giữa các bên đã được coi là hợp đồng hay chưa? Khi
pháp luật quy định quá nhiều những nội dung được coi là điều khoản chủ yêu
thì cũng có nghĩa là đã hạn chế quyển tự do thoả thuận của các bên va dan
đến hậu qua hạn chế tính kha thí của pháp luật Điều 12 Pháp lệnh hợp dong
kinh tế đã và đang ở trong tình trạng đó Nhóm nghiên cứu cho rang noi
dung chủ yếu của hợp đồng kinh tế nên được quy định như sau: Nor dưng chuyếm cia hợp đồng kinh tế là những điền khoản mà nên thiểu nó thì hợp dongchưa được coi là dd giao kết Nội dung chu yeu cua hop đồng bạo vom dieu
Trang 25khoản về déi tương và điều khoản eid cá, trong đó đời tương của hop đồngđược tính bằng xố lượng hàng hoá hoặc khối lượng công việc chát lương,
chủng loại qui cách, tính đồng bộ của sản phẩm hoặc vẻu cau kỹ thuật của
công việc Đối với từng loại hợp đồng, ngoài những điều khoản chủ yếu mà
pháp luật quy định, các bên có thể thoả thuận những diéu khoản khác ma họ
cho là cần thiết trong hợp đồng
+ Các quy định về hợp đồng kinh tế vô hiệu
Xác định hợp đồng kinh tế vô hiệu và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu là
một vấn dé quan trọng cả về ly luận và thực tiễn Tuy nhiên nhóm tác giacho rằng các quy định hiện hành về hợp đồng kinh tế vô hiệu đã không kịpthời đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng trong
kinh doanh Thay vi chỉ quy định liệt kê các trường hợp hợp đồng kinh tê vô
hiệu và cách xử lý hợp đồng kính tế vô hiệu như hiện nay, pháp luật cần quy
định cần thiết phải quy định khái niệm hop đồng kinh tế vô hiệu xác địnhhậu quả pháp ly của hợp đồng kính tế vô hiệu, phân chia thành: hai loại hợpđồng kinh tế vô hiệu tuyệt đối và hợp đồng kinh tế vô hiệu tương đốt Những
quy định này cần được tiếp cận theo nguyên tắc không huỷ bỏ tất cả hợp dongkinh tế bị coi là vô hiệu mà có xem xét đến lợi ích của bên không có lot và
nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bên của bên có lỗi trong quan hệ hợp đồng Bên cạnh đó để đảm bảo tính phù hợp và khoa học, cần có những sử đổi bỏ sung quy định về các trường hợp hợp đồng kinh tế vô hiệu như: bố sung
trường hợp hợp đồng kinh keetsvoo hiệu do vi phạm quy định về hình thức kv
kết, do có sự Iva doi (chứ không phải là Ita dao) hoặc sự de dọa trong giaokết hợp đồng Thẩm quyền tuyên bố và xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu cũng
cần được quy định cụ thể Hiện nay, Trọng tài kinh tế Nhà nước không con
tồn tại Toà ấn nhân dan và cơ quan Trong tai kinh tế phí chính phú lại chỉ cóthâm quyền giải quyết tranh chap kinh té theo yêu cầu của các bên có tranhchấp Thưc tế này đã gây ra không ít khó khăn trong khi giai quyết các hop: ; } F |
Trang 26đồng kinh tế vô hiệu.Chúng tôi cho rằng hoàn toàn có thể quy định thấm
quyền này cho Toà án và Trọng tài kinh tế phí chính phủ song cần có quy
định rõ ràng và phù hợp về những chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố hợp
đồng kinh tế vô hiệu
+ Các quy định về thực hiện hợp đồng kinh tế
Được đề cập đến trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế với ba nội dungchính: nguyên tắc thực hiện hợp đồng các biện pháp đảm bảo thực hiện hợpđồng và cách thức thực hiện hợp đồng So với yêu cầu điều chỉnh bang phápluật trong giai đoạn hiện nay, các quy định này trong pháp lệnh đều khongcòn phù hợp và không đáp ưng được yêu cầu Nhóm nghiên cứu cho rằng cần
phải quy định nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng trên cơ sở thái đô trung
thực, hợp tác và tôn trọng lợi ích chung và lợi ích của người khác Đồng thời,
nhằm mục đích hoàn chỉnh cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền tự do hợp
đồng, pháp luật về hợp đồng kinh tế cũng cần thiết quy định thêm một số biệnpháp dam bao khác như đặt cọc, ký quỹ thay vì chỉ quy định ba biện pháp
cầm cố, thế chấp, bảo lãnh như hiện nay.
+ Các quy định về trách nhiệm hợp đồng
Với tính chất là một loại trách nhiệm pháp lý phát sinh trong lĩnh vực
ký kết và thực hiện hợp đồng, trách nhiệm hợp đồng có ý nghĩa tầng cường ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác của các bên khi thực hiện hợp đồng da
ký Tuy nhiên, để hoàn thành sứ mệnh đó, những quy định về trách nhiệm hợp đồng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế còn có rất nhiều điểm phai sửa đổi, bổ sung Cu thể là cần phải quy định bổ sung các hình thức chế tài bude
thực hiện đúng hợp đồng, huỷ hợp đồng: khi quy định về việc ấp dụng cácchế tài hợp đồng cần dam bảo nguyên tắc tự đo hợp đồng, tránh cách thức quy
định áp đặt như hiện nay: khí quy định về việc miễn giảm trách nhiệm val
chất, không chỉ cần thiết quy định rõ các trường hợp miễn giam ma con phải
Trang 27quy định rõ mốt quan hệ giữa các trường hợp đó và hành vi vì phạm với tínhchất là điều kiện miễn giảm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
Trên đây là những nội dung cơ bản của các chuyên đề mà nhóm tác gia
sẽ nghiên cứu và phân tích chi tiết ở phần sau Nghiên cứu hoàn thiện pháp
tuật hợp đồng kính tế trong bối cảnh hiện nay là một van dé hết sức khó khan
và phức tạp Công việc này đã được triển khai với nhiều hình thức và cap do
khác nhau trong nhiều năm nhưng đến nay van chưa có lời kết luận Với kinh
nghiệm được tích luỹ trong quá trình nghiên cứu và giang day nhóm tác gia
hy vọng rằng công trình nghiên cứu này thực sự là một đóng góp khoa học có
giá tri.
Do tính chất phức tạp của vấn đề và trong bối cảnh còn có nhiều quan điểm hoàn thiện pháp luật hợp đồng kinh tế, công trình nghiên cứu của nhóm
tác giả không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định Tập thể tác gia mong
nhận được sự góp ý chân thành của Hội đồng nghiệm thu dé tài của các nhà nghiên cứu giảng day đã và đang quan tâm đến vấn đề này.
Ban chủ nhiệm dé tài cùng tập thể tác gia xin chân thành cam ơn,
BAN CHỦ NIHÊM ĐỀ TÀI
Trang 28PHAN 2
CAC BAO CAO CHUYEN DE CUA
TAP THE TAC GIA
+ kk *** ck
Trang 29MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG KINH TẾ
VÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ
TS, PHAN CC HÍ HH:
1 Y NGHĨA CUA VIỆC XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG
KINH TẾ VÀ HỢP DONG DAN SỰ
Trong quá trình hoạt động các chủ thể kinh doanh có nhu cầu thường xuyên tham gia quan hệ với nhau và với người liên quan để sản xuât mua bán, trao đổi hàng hoá cung ứng dịch vụ thuê mướn nhân công Hình thức
pháp lí của các quan hệ đó chính là hợp đồng Hợp đồng trong thực tiên het
sức phong phú và người ta có thể dựa trên nhiều căn cứ khác nhau dé phan
loại hợp đồng:
(1) Căn cứ vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ theo hợp đồng ma người ta
chia thành hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế
(2) Căn cứ vào sự tương xứng về nghĩa vụ của từng bên trong hợp dong
mà người ta chia thành hợp đồng mang tính chất dén bù hoặc hợp dong khongmang tính chất đền bù
(3) Căn cứ vào nội dung cụ thể của hợp đồng mà người ta chia thành
những loại hợp đồng riêng như: Hợp đồng mua bán hợp đồng liên kết hợp
đồng vận chuyển hợp đồng tín dụng hợp đồng bảo hiểm hợp dong dai lí,
hợp đồng xây dựng
(4) Căn cứ vào cơ cấu chủ thể của hợp đồng mục đích của các chu the
khi tham gia quan hệ hợp đồng và hình thức thể hiện sự thoa thuận của cát
chu thê mà pháp luật nhân biệt thành hợp dong kính tế hay hợp dong dan su
Trang 30Cũng cần lưu ý rằng nhiều tài liệu còn dé cập tới khát niệm hợp dongthương mại - loại hợp đồng được giao kết giữa các thương nhân với nhau hoặcgiữa thương nhân với các bên có liên quan trong hoạt động thương mại Nói
đến hợp đồng thương mại là nói đến lĩnh vực phát sinh.quan hệ hợp động Đó
có thể là hợp đồng mưa bán hàng hoá, hợp đồng đại điện cho thương nhân.hợp đồng môi giới thương mại hợp đồng uy thác mua bán hàng hoá hợp
đồng đại lí mua bán hàng hoá hợp đồng gia công Khi thoa mãn các điều
kiện về chủ thể mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng trong hoạt
động thương mại mang tính chất của hợp đồng kính tế Những trường hợp cònlại hợp đồng trong hoạt động thương mat chỉ mang tinh chat cua hợp dong
dan sự Trong bài viết nay chúng tôi không dé cập tới hợp đồng thương mai
như một loại hợp đồng độc lập, bên cạnh hợp đồng kinh tế và hợp dong dan
sự mà chỉ dé cập tới những hợp đồng kinh tế trong các hoạt động thương mai
mà thôi Bởi vậy bài viết cũng không đặt ra mục dich phân tích mỏi quan hệgiữa hợp đồng trong hoạt động thương mại (hợp đồng thương mại) vớt hợpđồng dan sự hay với hợp đồng kinh tế
Ở nước ta hiện nay, những quy định về hợp đồng tan mát trong rat nhieu
văn bản pháp luật khác nhau Bên cạnh những văn ban quy định những van de
chung về hợp đồng như Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế còn có
rất nhiều văn bản quy định về hợp đồng trong từng lĩnh vực cụ the Ví du: Bo
luật Hàng hải Việt Nam, Luật Hàng không dan dụng Việt Nam Luat Thương
mại, Luật Kinh doanh bao hiểm, Luật Các tổ chức tín dụng [tát Doanh
nghiệp các Nghị định của Chính phủ về quản lí đầu tư xây dựng các The lẻ
vận chuyên hàng hoá, hành khách bằng những phương thức khác nhàu Do
đó việc xác định chính xác mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tê hợp dong dan
sự không chỉ có giá trị về Khoa học mà con có y nghia to fon ve thục tiên
Hiểu được moi quan hệ nay, các nhà xây dựng pháp luật mới có the có định
hướng trong việc xây dung và hoàn thiên các văn ban pháp frat ve hap done:Ẹ y dựng : ị ¡
Trang 31các nhà kinh doanh mới có cơ sở pháp lí vững chắc cho việc xác lập và thực
hiện các giao địch của mình; các Thẩm phán mới lựa chọn đúng din nguon
luật áp dụng để giải quyết chính xác các tranh chấp hợp đồng nhằm bảo vệ
quyển và lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân bảo vệ trật tự kinh doanh
và ki cương xã hội
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì nhiều lí đo khác nhau ma quan
hệ giữa các loại hợp đồng dân sự kinh tế, thương mại chưa được quan tâmthoa đáng Điều này đã dẫn đến nhiều hậu qua tai hại:
- Các quy định về hợp đồng trong các văn bản pháp luật còn mau
thuần, chồng chéo và chế khắc lẫn nhau đó là chưa kể đên tinh trạng nhiều
quy định về hợp đồng chỉ là những bản sao không hoàn hảo của những văn
bản pháp luật được ban hành trước đó và tất cả những điều này đã làm giảm
hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật
- Các tổ chức, cá nhân, nhất là các nhà kinh đoanh thường rat hồi rối
khi tìm đến những cơ sở pháp lí khi họ có nhu cầu kí kết hợp đồng
- Khi tranh chấp hợp đồng phát sinh, các cơ quan tài phán gặp nhiềukhó khăn trong việc xác định nguồn luật áp dụng và dẫn đến những sai sói
đáng tiếc trong việc đưa ra phán quyết
Việc xác định chính xác mối quan hệ giữa hợp đồng kinh tê hợp dong
dan sự tuy có ý nghĩa cực kỳ to lớn cả về lí luận lẫn thực tiên nhưng lạt là mọi
công việc vô cùng phức tạp và có nhiều quan điểm trái ngược Tính phức tạp
này xuất phát từ thực tế là tuy tư duy pháp lí của chúng ta đã có những thay
đổi căn bản khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kính te
hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường nhưng những nếpnghĩ, nếp lam cũ ít nhiều vẫn còn tồn tại Hơn nữa, khoa học pháp lí cua Việt
Nam, do luôn được tiếp thụ những thành tựu sẵn có của khoa học pháp lí xo
viết và của các nước XHƠN mà chưa có những cong trình nghiên cứu có eta
Trang 32trị về quan hệ giữa các loại hợp đồng Và cuối cùng là trong pháp luật thực
định, bản thân các nhà làm luật, có lẽ chưa bao giờ có ý định xác định rõ về
mối quan hệ này
Xuất phát từ tính phức tạp của vấn dé mà quan hệ giữa hợp đồng kính
tế và hợp đồng dan sự phải được nghiên cứu làm rõ trong từng giai đoạn phat
triển kinh tế - xã hội của nước ta, với sự liên hệ với pháp luật của một số nướctiêu biểu trên thế giới
2, QUAN NIEM VỀ HỢP DONG DAN SỰ VÀ HOP DONG KINH DOANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nhìn chung không có
sự phân biệt rạch ròi giữa hợp đồng dân sự (loại quan hệ được xác lập giữa
các tổ chức, cá nhân thường không phải là các chủ thể kinh doanh với mục
đích thoả mãn nhu cầu nào đó mang tính chất sinh hoạt, tiêu dùng cua các
bên) và hợp đồng thương mại (hay hợp đồng kinh doanh - loại quan hệ
thường được xác lập giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các bên có
liên quan nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của
các bên).
Các nước theo truyền thống thông luật (common law) như Anh Mỹ.
Úc, các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống pháp luật này và một số nước Châu Âu như Ý, Hà Lan, Thuy Sĩ không phân biệt giao dịch thương mại với
giao dich dân sự Mọi hợp đồng, bất luận được kí kết giữa các công ti thương
mại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của chúng hay được kí kết giữa các công đân với nhau để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu đùng của họ đều được coi là hợp đồng và cùng chịu sự điều chỉnh chung cửa một nguồn gom
các quy định trong văn bản pháp luật, án lệ và tập quán thương mại Pháp luàt
của các quốc gia này cũng có nhiều quy định riêng về các hoạt dong kinh
doanh thu lợi nhuận của các nhà kinh doanh Ví dụ: Hoa Kv có Bọ teat
Trang 33Thương mai thống nhất Hoa kỳ (Uniform Commmercial Code - UCC) nam
I958: Anh có Luat về bán hàng (Sale of Goods Act) năm $893 và được sửa
đổi căn bản vào năm 1980 quy định về một số nghĩa vụ riêng của người bán:
Thụy Sỹ có Luật nghĩa vụ năm 1883 được sửa đổi bổ sung căn bản vào năm
1911 và được coi là cuốn thứ V của Bộ luật Dân sự, trong đó có nhiều quy
định về mua bán thương mại; Ý có Bộ luật Dan sự năm 1942 cũng có nhiều quy định về các hợp đồng được giao kết để phục vụ cho hoạt động kinhdoanh.
Các nước theo truyền thống luật dân sự (civil law) như Đức Pháp TayBan Nha Bồ Đào Nha Bi, Luxemburg, Nhat Bản có sự phân biệt hành vi
thương mại với hành vi dân sự Bên cạnh hệ thống pháp luật dan sự, các nướcnày đều xây dựng và ban hành pháp luật thương mại dưới hình thức hộ luậthoàn chỉnh hoặc đạo luật đơn hành
Trong các nước theo truyền thống luật đân sự thì Pháp là nước theo
thuyết khách thể và Bộ luật Thương mại Pháp được coi là luật của các hành vi
thương mại Bộ luật Thương mại Pháp phân biệt hành vi thương mại (Actes de
commerce) với hành vi đân sự và liệt kê các hành vị được coi là hành vịthương mại Điều 632 Bộ luật Thương mại Pháp liệt kê các hành vi được coi
là hành vị thương mại Ngoài ra Điều 633 Bộ luật này còn quy định mọi hành
vi do thương nhân thực hiện trong khuôn khổ hoạt động thương mại của ho
đều được coi là hành vi thương mai
Đức là nước theo thuyết chủ thể và Bộ luật Thương mại Đức được coi là
pháp luật áp dụng trước hết với thương nhân sau đó mới là pháp luật đốt vớihành vi thương mại Do đó, Bộ luật Thương mại Đức đành nội dung quantrọng cho việc xác định tư cách thương nhân Trong các mục 1-3 Bo luật
Thương mại Đức liệt kê những đối tượng được cot là thương nhân Ngoài ra
Điều 343 Bộ luật Thương mại Đức đưa ra khát niệm về giao dịch thương mại.theo đó giao dịch thương mại là tất ca những giao dich của thương nhàn có
Trang 34liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ Bộ luật Thương mại Nhật Bản
cũng đưa ra khái niệm giao dịch thương mại (commercial transactions) và liệt
kê những giao địch được coi là giao dịch thương mại
Nhu vậy, các nước chịu ảnh hưởng của truyền thống luật dan sự đều có
sự phân biệt hành vi thương mại với hành vi dan sự nhưng người ta chỉ coihành vi thương mai là dang đặc biệt của hành vi đân sự mà thôi Pháp luật củacác quốc gia này không đưa ra khái niệm về hợp đồng thương mại hay kháiniệm hợp đồng kinh doanh với nội hầm riêng biệt của nó Sự phân biệt hành
vị thương mại với hành vi đân sự dẫn đến hệ qua là các giao dich mang tínhchất thương mai sẽ uu tiên áp dụng pháp luật thương mại: trường hợp pháp
luật thương mại không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật dân
sự Pháp luật về thương mại của các quốc gia này, dù được ban hành dưới
hình thức một bộ luật hoàn chỉnh hay một văn bản pháp luật đơn hành đều là
bước phát triển tiếp tục của pháp luật dân sự: pháp luật thương mại chỉ quyđịnh những vấn đề mang tính đặc thù của hoạt động (hương mại mà thôi
Trong khoa học pháp lí xô-viết trước đây tồn tại khát niệm hợp đồng
kinh tế (khôjaistvennưi dogovor) Nhưng khi Liên bang Nga ban hành Bo luậtDan sự mới của mình vào năm 1994 thì không còn duy trì khát niệm hopđồng kinh tế nữa Phần I của Bộ luật Dan sự Liên bang Nga quy định nhữngvấn dé mang tính nguyên tắc về nghĩa vụ và hợp đồng Phần hai quy định vẻcác loại hợp đồng thông dụng Như vậy, Bộ luật Dân sự Liên bang Nga khôngcòn phân biệt hợp đồng dan sự và hợp đồng kinh tế mà mọi hợp đỏng dù
được kí kết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hay sinh hoạt tiêu dùng đếuđược gọi chung là hợp đồng (dogovor) và chịu sự điều chỉnh chung của Boluật Dan sự.!
° Xem Hộ luật Dan sự Liên bang Nga Ban tiếng Nga: Gratdanxki codecs RE Nha ste bạn Tnphra
M Nlalxcơva Năm: 1996.
Trang 35Ở Trung Quốc trước day cũng có khái niệm hợp đồng kinh tế Tham
chí có tới ba đạo luật khác nhau quy định về loại hợp đồng này: Luật Hop
đồng kinh tế (ban hành năm 1981 và được sửa đổi về cơ bản năm 1993), Luat
Hợp đồng kinh tế đốt ngoại (năm 1985) và Luật Hợp đồng kỹ thuật (năm1987) Ngoài ra trong luật dân sự cơ bản (năm 1986) cũng có nhiều quy định
về hợp đồng Và tình hình của họ cũng có vẻ giống Việt Nam khi rất khó xácđịnh mối quan hệ giữa các loại hợp đồng này và các nhà kinh đoanh cũng như
các thẩm phán rất lúng túng trong việc xác định nguồn luật điều chính quan
hệ hợp đồng Ngày 15/3/1999 Luật Hợp đồng của nước Cộng hoa nhân dan
Trung Hoa được thông qua Có thể coi đạo luật này là luật thống nhất vẻ hợp
đồng Luật này được áp dụng cho mọi quan hệ hợp đồng, dù phát sinh từ hoạt
động kinh doanh hay sinh hoạt, tiêu đùng Cùng với sự ra đời của Luật Hop
đồng, pháp luật Trung quốc không còn phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp
đồng dan sự nữa.' Trung quốc đang xúc tiến việc xây đựng Bộ luật Dan sự và
trong du thảo của bộ luật quan trọng này cũng chỉ quy định những nguyên tacchung nhất về nghĩa vụ và hợp đồng ma thôi
Qua việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng của mat số quốc gia trên
thế giới chúng ta có thể rút ra kết luận sơ bộ như sau: Nhìn chung các nước
trên thế giới, kể cả các nước theo truyền thống luật dan sự và các nước dangchuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trườngđều không có sự phân biệt rach ròi hợp đồng trong lĩnh vực kinh đoanh vớihợp đồng trong lĩnh vực dan sự Một số nước phân biệt hành vi thương mat
với hành vi dan sự cũng chỉ coi các giao dịch thương mai là dang đặc biệt của
giao dich dân sự mà thôi Pháp luật thương mại được cot là luật riêng còn
pháp luật dân su là luật chung; pháp luật thương mại là bước phát triển tiếp
! “ee : ay : _ HB cưới 8 " : h :
Xem GS Sucukt Ken, Dae diem và nhe Khái mem H làn có han cua buat top dene there abat
của Trine Quốc, Tai Hiệu Hor tháo về heeit ddan sự và thường uid Viết Nam - Nhat Ban Hea New be bs tate
11/1990 Tr 87.
Trang 36tục của pháp luật đân sự ở những nọi dung mang tính đặc thù của hoạt đọngthương mại Và điều này dẫn đến hậu quả là đối với các hợp đồng được xáclập để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì ưu tiên áp đụng pháp luật thươngmại; những vân đề nào pháp luật thương mại không quy định thì áp dụng các
quy định cua pháp luật dân sự
3 QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG DAN SỰ VÀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ GIAI
DOAN TRƯỚC KHI BAN HANH PHÁP LENH HỢP DONG KINH TẾ
Trong nền kính tế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta thừa nhận hai lĩnh
vực hoạt động độc lập là kinh doanh (kinh tế) và dan sự Khu vực kinh tế bao
gồm các hoạt động của các đơn vi kinh tế của Nhà nước (xí nghiện quoc
doanh, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh) và của tập thể (hap
tác xã trong các ngành nghề kinh tế - kỹ thuật)
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung Nhà nước XHCN vừa là trung tâm
quyền lực chính trị, vừa là chủ sở hữu duy nhất đối với tuyệt đại da so các tư
liệu sản xuất chủ yếu Nhà nước thành lập các tổ chức kinh tế để tiên hànhcác hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời lãnh đạo, quan lí các hoạt dong
sản xuất kinh doanh đó Quan lí vĩ mô và quan lí vi mô được hoà làm mot và
đều nằm trong tay Nhà nước XHCN Trong những điều kiện như vậy, quan hệ
hợp đồng giữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau và với các bên có liên quan
để thực hiện các kế hoạch và nhiệm vụ được Nhà nước giao có nhiều đặc thù Tính đặc thù thể hiện ở chỗ trong các quan hệ hợp đồng này hàm chứa 2 vếu tố: (1) yếu tố tổ chức kế hoạch và (2) yếu tố tài sản Yeu fð tở chức kẻ hoạch
(quan hệ dọc) thể hiện chủ yếu trong quá trình kế hoạch hoá Đối tượng củaquan hệ kế hoạch hoá là các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá
trình luân chuyển hàng hoá tiền tệ nên trong quan hệ dọc còn thê hiện yêu tố
tài sản Yeu fð tài san (quan hệ ngàng) là quan hệ phát sinh piữa các đơn vt
Trang 37kinh tế cơ sở trong khí chúng tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanhhay dịch vụ Nhưng trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung các hoạt động này
không vượt quá khuôn khổ các chỉ tiêu, kế hoạch của Nhà nước Sản xuât cái
gi, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai đều đo Nhà nước quyết định Trongđiều kiện như vậy, hợp đồng với đặc trưng của quan hệ theo chiều ngang
không được hiểu theo đúng nghĩa đích thực của nó là tự do khế ước mà là
hợp đồng kế hoạch Hợp đồng được kí kết khi các đơn vị kinh tế được giao kêhoạch; hợp đồng bị huỷ bỏ khi kế hoạch của Nhà nước giao bị huy bo Kí kết
và thực hiện hợp đồng là một kỉ luật bắt buộc của Nhà nước
Bên cạnh loại hợp đồng kinh tế mang tính kế hoạch này vẫn ton tại loạiquan hệ hợp đồng dân sự truyền thống với đặc trưng cơ ban là yêu to thoathuận sự thống nhất ý chí trên cơ sở tự nguyện Tuy nhiên loại hợp đồng nay
thường được kí kết giữa các tổ chức cá nhân không phải là các đơn vị kinh tê
để phục vụ cho các hoạt động mang tính chất sinh hoạt, tiêu đùng Trong khi
các quan hệ hợp đồng kinh tế bị chi phối bởi các chỉ tiêu, kế hoạch cụ the cuaNhà nước thì quan hệ hợp đồng dan sự được tự do thiết lập và thực hiện theo
sự thoa thuận của các bên
Chính từ thực tế này mà khoa học pháp lí vốn còn non trẻ của Việt
Nam và chịu nhiều ảnh hưởng của khoa học pháp lí xô-viết đã phân biệt hai
loại hợp đồng là (1) hợp đồng kinh tế và (2) hợp đồng dân sự Pháp luật thực
định về hợp đồng cũng được chia thành hai bộ phận hoàn toàn riêng biệt là(1) pháp luật về hợp đồng kinh tế và (2) pháp luật về hợp đồng dân sự Cóđiều, không giống với nhiều nước trên thế giới ở đó pháp luật thương mat rađời sau pháp luật dan sự ở Việt Nam pháp luật về hợp đồng kinh te phat trien
sớm hơn pháp luật về hợp đồng dan sự Trong khí pháp luật về hợp dong dan
sự hầu như chưa có gì thì các văn bản pháp luật về hợp động kinh tê đã tầnlượt theo nhau ra đời mà đầu tiên là Điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanhban hành kèm Nghị định số 735 TTg ngày 10-4-1957 sau đó là Điều lẻ tạm
Trang 38thời về hop đồng kinh tế ban hành kèm Nghị định số 04/TTg ngày
04-01-1960 tiếp theo là bản Điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế ban hành kèm
Nghị định số 54/CP ngày 10-3-1975 và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày
25-9-1989 Đến ngày 29-4-1991, Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh Hợp
đồng dân sự
Như vậy trong thời kỳ này song song tồn tại hai loại hợp đồng hoàn
toàn độc lập với nhau là hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự Đối với quan
hệ hợp đồng kinh tế thì áp dụng (và chỉ áp dụng) các quy định trong Pháplệnh Hợp đồng kinh tế còn đối với quan hệ hợp đồng dan sự thì dp dụng các
quy định trong Pháp lệnh Hợp đồng dân sự Để phân biệt hai loại hợp đồng
hay, người ta thường dua trên ba tiêu chí cơ bản, đó là:
(1) Về chủ thể giao kết hợp đồng: Hợp đồng kinh tế thường được kí kết
giữa các đơn vị kinh tế XHCN với nhau trong khi hợp đồng dân sự thường được kí kết giữa các cá nhân, tổ chức không phải là các đơn vị kinh tế.
(2) Về hình thức hợp đồng: Hợp đồng kinh tế phải được giao kết bằng
văn bản trong khi hợp đồng dân sự còn có thể được giao kết bằng lời nói haybằng hành vi
(3) Về mục dich giao kết hợp đồng: Hợp đồng kinh tế được giao kết
nhằm phục vụ cho hoạt động kinh đoanh của các bên còn hợp đồng dân sự
được giao kết nhằm phục vụ cho mục đích sinh hoạt tiêu dùng cua ít nhât
một bên tham gia hợp đồng
(4) Về yến tố thoả thuận và tính tổ chúc kế hoạch trong quan hệ hop
đồng: Hợp đồng kinh tế ít phan ánh tính thoả thuận và nếu có yếu tố này thì
cũng bị chi phối bởi yếu tố tổ chức, kế hoạch trong khi hợp đồng dân sự đơn
thuần là sự thoa thuận trên cơ sở tự nguyện ý chí
Trang 394 GIÁI DOAN SAU KHÍ CÓ PHÁP LENH HỢP ĐỒNG KINH TẾ VÀ PHÁP
LENH HỢP ĐỒNG DAN SỰ DEN TRƯỚC KHI BAN HANH BO LUẬT DAN SỰ
Từ năm 1986, nước ta xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lí của Nhà nước, định
hướng XHCN Kinh tế thị trường doi hỏi phải xoá bỏ chế độ độc tôn của mộthình thức sở hữu: tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển các thành phần
kinh tế Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh hợppháp của các thành phần kinh tế Bằng các chính sách và pháp luật Nhà nước
tao lập một môi trường kinh doanh lành mạnh để các quan hệ kinh tê giữa cácdoanh nghiệp được xây dựng và thực hiện trên cơ sở của nguyên tắc tự do
bình đẳng, cùng có lợi và tự chịu trách nhiệm trước hoạt động kinh doanh cua mình Tình hình đó đặt ra yêu cầu phải đổi mới quan niệm về pháp luật kinh
tế, đặc biệt là pháp luật về hợp đồng kinh tế Bởi pháp luật về hợp đồng nói
chung và hợp đồng kinh tế nói riêng có vai trò cực kỳ quan trọng trong đờisống kinh tế - xã hội Nó tao ra tiền đề pháp lí cho sự vận động linh hoạt và
an toàn các giá trị vật chất của xã hội Không phải ngẫu nhiên mà công cuộc
cải cách kinh tế của nước ta được khởi động bằng việc đổi mới chế định hợp
đồng kinh tế với việc ban hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989
Tiếp theo Pháp lệnh Hợp đông kinh tế, ngày 29-4-1991, Hội đồng Nhà nước
(nay là Uy ban thường vụ Quốc hội) ban hành Pháp lệnh Hợp đồng dân sự dé
điều chỉnh các quan hệ mang yếu tố tài sản được thiết lập giữa các tổ chức cá
nhân trong đó ít nhất một bên có mục đích sinh hoạt tiêu đùng
Với sự ghi nhận nguyên tắc tự do hợp đồng trên cơ sở không trái pháp
luật và hàng loạt quy định cụ thé dam bảo thực hiện nguyên tắc này, Pháplệnh Hợp đồng kinh tế đã góp phần quan trọng trong việc tạo môi trường pháp
lí thuận lợi cho các hoạt động kính doanh Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh te
ngày 25-9-1989 thì bản chất của hợp đồng kinh tế đã được thay đổi căn bản Hợp đồng kinh tế không còn là một hình thức để triển khai các chỉ tiêu kẻ
Trang 40hoạch kinh doanh cụ thể của Nhà nước nữa mà hợp đồng kinh tế đã được tra
lại ý nghĩa đích thực của nó là sự thoả thuận của các bên giao kết trên cơ sở tư
nguyện Kí kết hợp đồng kinh tế không còn là “một ki luật bắt buộc của Nhà
mước” nữa Việc kí kết hợp đồng kinh tế hoàn toàn xuất phát từ lợi ích cá biết
của mỗi bên Kí hợp đồng với ai, nội dung hợp đồng như thế nào hoàn toàn do
các bên quyết định Trong điều kiện như vậy, xét về bản chất pháp lí thì hợp
đồng kinh tế rất giống hợp đồng đân sự và do đó việc xác định quan hệ giữahợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự là hết sức phức tạp
Để xác định được mối quan hệ này nhất thiết phải lam rõ ban chat phái
lí của từng loại hợp đồng theo quy định của Pháp lệnh Hợp dong kinh te và
Pháp lệnh Hợp đồng dân sự
Điều | Pháp lệnh Hợp đồng dan sự quy định: “Hợp ddéng ddan su là sirthoả thuận giữa các bên về việc vác lập, thay đổi hoặc cham dit quyen và
nghĩa vu của các bên trong nua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài ván: làm
hoặc không làm một việc dich vu hoặc các thoả thuận khác mà trong dé mot
hoặc các bên nhằm đáp tne như cầu sinh hoạt tiêu ding”
Theo khái niệm này hợp đồng dân sự có hốn dấu hiệu sau:
1) Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận nhằm làm phát sinh các nghĩa vụtài sản giữa các bên kí kết;
2) Các bên tham gia hợp đồng dân sự có thể là mọi tổ chức cá nhân tỏ
hợp tac, hộ gia đình thoả mãn các điều kiện do pháp luật quy định
3) Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng văn bản bằng lời nói hoặc hành vi cụ thé; đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật quy định phái the
hiện dưới hình thức văn bản thì phải được xác lập dưới hình thức này
4) Tối thiểu một bên tham gia hợp đồng phải có mục dich sinh hoat,
tiêu dùng