1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công trình dự thi giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”: Mô hình công ty mẹ - Công ty con và phương hướng hoàn thiện đối với VNPT

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con Và Phương Hướng Hoàn Thiện Đối Với VNPT
Tác giả Dương Hải Châu, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn Thạc Sỹ Luật Lê Minh Toàn
Trường học Trường Đại Học Luật - Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại Công Trình Dự Thi
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 40,15 MB

Nội dung

Dấu ấn đậm nét trong giai đoạn này là việc hình thành khung pháp lý cơbản cho DNNN với sự ra đời của Luật doanh nghiệp nhà nước 20.4.1995, Đồng thời, với Nghị định 28/CP ngày 7.5.1996 về

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT-HA NỘI

Công trình dự thi Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học”

Năm 2003

Tên côno trình:

MO HINH CÔNG TY ME-CONG TY CON

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐÔI VỚI VNPT

Thuộc ngành khoa học: Luật kinh tế

Họ và tên sinh viên:

1 Dương Hải Chau Nam Dân tộc: Kinh

Lớp: 26B Năm thứ 3 / Số năm đào tạo 4 năm,

Khoa: Kinh tế

2 Nguyễn Thị Hồng Nhung Nữ Dân tộc: Kinh

Lớp: 26B Năm thứ 3 / Số năm đào tạo 4 năm

Khoa: Kinh tế

Người hướng dân: Thạc sỹ luật Lê Minh Toàn

Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông

X%

Trang 2

MÔ HINH “CONG TY ME-CÔNG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỔI VỚI VNPT

MỤC LỤC

LOT NOU DAU ccc < 2

1 Tinh cấp thiết cla dé tài Q0 2n HH 1h Han Hà na nhàn ni

2 Tỉnh hình nghiên cứu 2220000022212 1nnh nà

3 Phạm vi nghiên cứUu - 0n 11 nh nh nh ke kéo

4 Mục dich nghiên cứu - - L1 1210112212211 111221 1111211 1111111111111 1 1n xe

5 Phung plrhap nghien - 1

6 Kết cấu của đề tài 2.022 2n nha ue

KHAI LUẬN CHUNG VE MÔ HÌNH CÔNG TY ME - CONG TY CON

2.1 Mục đích chuyển DNNN theo mô hình Công ty mẹ-Công ty con 16

2.2 Công ty mẹ 0 0022 nanan tk kku 17

ya 1N O10) a1 0k Sole) | na HH 32

2.4 Mối quan hệ giữa công ty me va các công ty con 3850323) 0A 42

ĐỔI MỚI VỀ TỔ CHỨC, QUAN LÝ, CO CHẾ HOAT ĐỘNG CUA TONG CÔNG TY BUU

CHÍNH VIÊN THONG VIET NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON3.1 Vài nét tổng quan về VNPT hiện nay 52 1 2122221221 42 3.2 Suy nghĩ về việc đổi mới mô hình tổ chức và cơ chế quản lý của VNPT 45 WẾT LUẬN 222222222 H222 n2 sseeee 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 2255522222 1222 222gr

Trang 3

MÔ HÌNH “CÔNG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính sách đổi mới kinh tế do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo đã trải quagần hai thập kỷ Sự đổi thay này đã đem lại cho chúng ta những thành tựu hết sức to lớn và rất đáng tự hào Có thể nói, kinh tế Việt Nam đang khoác lên mộttấm áo mới với sinh khí mới, đó là sự năng động của một nền kinh tế thị trường

đa sở hữu, có sự định hướng của Nhà nước

Tuy nhiên, để xây dựng Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa(XHCN) thật sự thì yếu tố quyết định đó là xây dựng cho được một khu vựckinh tế nhà nước vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhận thức rõquy luật tất yếu đó, Đảng và Nhà nước ta không ngừng đầu tư để tạo dựng mộtkhu vực nhà nước vững mạnh thật sự, phát huy vai trò là trụ cột của nền kinh tếquốc dân phát triển theo định hướng XHCN, là lực lượng đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đấtnước và là đội quân chủ lực tham gia vào cạnh tranh quốc tế

Nhưng đặt trong điều kiện thực tế tại Việt Nam cho thấy các doanhnghiệp nhà nước (DNNN) lại tỏ ra quá chậm chap, thiếu năng động so với khuvực kinh tế tư nhân khi tham gia nền kinh tế mới đầy thách thức này Do đó,

trong những năm qua, chúng ta đã không ngừng đổi mới chính sách cũng như

cơ chế quản lý DNNN Một trong những công tác trọng tâm là sáp xếp lạiDNNN Quá trình cải cách này, có thể chia làm 3 giai đoạn sau:

Giai đoạn 1990-1993: Đây là giai đoạn đầu tiên chúng ta đánh giá, ràsoát, kiểm kê lại số DNNN cần thiết, có thể tiếp tục tồn tại và hoạt động theoQuyết định 315/HDBT và Nghị định 388/HDBT ngày 20-11-1991 về quy chếthành lập, đăng ký và giải thể DNNN Đặc biệt giai đoạn này đã triển khai mộtbước cải cách cơ chế quản lý nhà nước, trao quyền quản lý và sử dụng vốn,trách nhiệm bảo toàn vốn cho DNNN

Giai đoạn 1994-1997: Thực hiện các Quyết định 90/TTg, Quyết định91/TTg ngày 7.3.1994 và Chi thị 500/TTg ngày 25.8.1995 của Thủ tướng chính

phủ nhằm tiếp tục sắp xếp tổng thể để hình thành hệ thống DNNN, bỏ dần Bộ

chủ quản và các cấp hành chính chủ quản, phân biệt rõ quản lý hành chính nhànước với quản lý kinh doanh; đồng thời một bước tập trung hoá, nâng cao khả

năng tích tụ, tập trung tiểm lực kinh tế cho các tổng công ty (TCT)

Dấu ấn đậm nét trong giai đoạn này là việc hình thành khung pháp lý cơbản cho DNNN với sự ra đời của Luật doanh nghiệp nhà nước 20.4.1995, Đồng

thời, với Nghị định 28/CP ngày 7.5.1996 về chuyển một số DNNN thành công

ty cổ phần là bước đệm để nâng cao khả năng huy động vốn cũng như đổi mới

cơ cấu, tổ chức của DNNN

Giai đoạn 1998 đến nay: Chính phủ tập trung giải quyết hai vấn đề lớn:(i) Trên cơ sở phân loại, đánh giá lại các DNNN để tiến hành sắp xếp và đổi

Trang 4

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HUONG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

mới doanh nghiệp theo Chỉ thị 20/1998/CT-TTg ngày 21.4.1998 (ii) Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi các hình thức sở hữu của DNNN như: Đẩy mạnh cổ phần hoá DNNN theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29.6.1998 về chuyển đổi DNNN theo hình thức cổ phần hoá (Sau này là Nghị định 64/2002/CP) và theoNghị định 103/1999/NĐ-CP ngày 10.9.1999 về giao, bán, khoán kinh doanh và

mô hình Công ty mẹ- công ty con theo đó: “ Hình thành một số Tập đoàn kinh

tế mạnh trên cơ sở các Tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thànhphần kinh tế; kinh doanh đa ngành, trong đó có ngành kinh doanh chính,chuyên môn hoá cao và giữ vai trò chỉ phối lớn trong nên kinh tế quốc dân, cóquy mô lớn về vốn hoạt động cả trong và ngoài nước, có trình độ công nghệ cao

và quan lý hiện đại, có sự sắn kết trực tiếp, chặt chế giữa khoa học công nghệ, đào tạo, nghiên cứu triển khai với sản xuất kinh doanh Thí điểm hình thànhTập đoàn kinh tế trong mot số lĩnh vực có điều kiện, có thế mạnh, có khả năngphát triển để cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế "`

Như vậy, để có thể tiến hành thành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đạihoá đất nước hiện nay, cũng như để đáp ứng được xu thế hội nhập quốc tế, cácDNNN phải nâng mình lên phát triển thành những tập đoàn kinh tế có sứcmạnh, có tiềm lực lớn mà co cấu tổ chức, cơ chế quản lý và hoạt động cần được

xây dựng trên cơ sở mô hình “Công ty mẹ-công ty con” Và đây là bước ban

đầu để đưa DNNN tiến tới hoạt động trên một mặt bằng pháp lý chung cùng với

các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế

Đặt trong bình diện riêng, cùng với 17 Tổng công ty khác trong cả nước,Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT 7) cũng được xây dựngtheo mô hình Tổng công ty nhà nước theo Quyết định 91/TTg, được thành lập

theo quyết định số 115/HDBT ngày 07.04.1990 hoạt động theo điều lệ của

Tổng công ty được phê duyệt theo Nghị định số 51/CP ngày 1.8.1995 Sau hơn

10 năm hoạt động theo mô hình này, bên cạnh một số ưu điểm đã được khẳng

' Nghị quyết Đại hội Dang lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX.

2

“ VNPT là tên viết tắt của VIETNAM POST AND TELECOMMUNICATIONS.

Trang 5

MÔ HÌNH “CÔNG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI VNPT

định thì mô hình tổ chức và cơ cấu quản lý hiện nay của VNPT cũng bộc lộkhông ít bất cập vướng mắc gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất,kinh doanh Thiết nghĩ, để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc này là một vấn

đề khó khăn và phức tạp nhưng không thể không giải quyết Một trong những biện pháp theo chúng tôi là hiệu quả và tối ưu nhất là chuyển đổi Tổng công tytheo mô hình “Công ty mẹ- công ty con” Điều này không chỉ có ý nghĩa đối

với VNPT mà còn có ý nghĩa quan trọng với cả hệ thống các DNNN

Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu trên phương diện lý thuyết cũngnhư kinh nghiệm của các nước khác trên thế giới, đồng thời đặt trong bối cảnhViệt Nam hiện nay, chúng tôi đã hình thành nên một cái nhìn khá sâu về thực

trạng của doanh nghiệp nhà nước hiện nay, đặc biệt là đối với VNPT và phươnghướng hoàn thiện với mô Hình mới - Mô hình Công ty mẹ-công ty con Vì vậy,chúng tôi xin mạnh dan lựa chọn vấn đề: “ Mô hình tổ chức Công ty mẹ-công tycon và phương hướng hoàn thiện đối với VNPT” làm đề tài cho Đề tài nghiên

cứu khoa học của chúng tôi

2 Tình hình nghiên cứu:

Nếu xét từ góc độ nghiên cứu tính thích ứng và khả năng áp dụng Môhình Công ty mẹ-công ty con đối với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt

Nam, thì đây là một vấn đề mang tính chuyên ngành, phạm vi nghiên cứu chỉ

giới hạn trong vấn đề về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động của một doanh

nghiệp Tuy nhiên, đề tài mở rộng ra nghiên cứu mang tính khái quát rộng về cả

hệ thống DNNN và các Tổng công ty Trong thời gian qua vấn đề này đã được

đưa ra tranh luận, lấy ý kiến ở nhiều cuộc hội thảo, nghiên cứu và được trình

bày thành các bài viết trên các báo, tạp chí chuyên ngành, như các bài: Về thíđiểm chuyển DNNN sang hoạt động theo mô hình “Công ty mẹ-công ty con” của tác giả Nguyễn Bá trên tạp chí Kinh tế và dự báo, Vài suy nghĩ về đổimới DNNN qua mô hình “Công ty mẹ-công ty con” của Contrexim của tácgiả Võ Lượng trên tập chí Kinh tế-dự báo, Thành lập tập đoàn kinh tế- Mộtgiải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước ởnước ta của Tiến si Võ Văn Đức trên Tạp chí Ccộng san Bài viết Một số vấn

đề về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam của Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc trên tạp chíKinh tế và dự báo Trong thời gian tới, Chính phủ sé ban hành Nghị định cu

thể về tổ chức và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, DNNN theo mô hình công

ty mẹ-công ty con Chính vì vậy, mục tiêu của dé tài là đưa một công trình

nghiên cứu mang tính tổng thể, khái quát nhất, đồng thời cũng mang tínhchuyên ngành khi dé ra hướng áp dụng với Tổng công ty Bưu chính Viễn thônglàm cơ sở để hoàn thiện khung pháp lý về mô hình mới này

3 Phạm vi nghiên cứu

Chỉ gói gọn trong phạm vi một đề tài nghiên cứu khoa học, nhóm tác giả

tập trung nghiên cứu mô hình công ty mẹ - công ty con về các phương diện cơ

cấu, tổ chức, quản lý và đồng thời cũng xây dựng phương hướng hoàn thiện cho

việc áp dụng mô hình này đối với VNPT Bên cạnh đó, đề tài cũng mở rộng

Trang 6

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỔI VỚI VNPT

nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý các tập đoànkinh doanh trên thế giới

4 Mục đích nghiên cứu

Sau một thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả mong muốn thông qua côngtrình nghiên cứu khoa học của mình đưa ra được cơ sở lý luận vững chắc choviệc xây dựng mô hình Công ty mẹ-công ty con phù hợp với điều kiện ViệtNam, cũng như qua nghiên cứu về mô hình tổ chức này hình thành hướng 4p dụng đối với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông nói riêng và hệ thống DNNN nói chung Đây có thể nói là một công trình mà nhóm tác giả rất tâm huyết bởiđứng từ vị trí là những sinh viên ngồi trong phế nhà trường nhưng nhóm tác gia

vẫn mong muốn đóng góp một chút gì đó cho sự nghiệp nghiên cứu khoa họcnói chung cũng như cho bản thân nhóm tác giả nói riêng Và đây sẽ là tiền đề

rất vững chắc để hình thành những công trình nghiên cứu có ý nghĩa hơn nữa

cho nhóm tác gia sau này

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của phép duy vật biệnchứng, vận dụng những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiệntrong các Chính sách, Nghị quyết của các kỳ Đại hội, Hội nghị Trung ương củaĐảng, trong hệ thống pháp luật của Nhà nước về sắp xếp và đổi mới các DNNN.Đồng thời xuyên suốt trong Đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả cũng sử dụng

phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và phương pháp thống kê trong

việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý và thực tiễn tác động tới DNNN Tác giả

cũng sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá mức độ tương đồng và khác biệtgiữa các mô hình doanh nghiệp của Việt Nam và của một số nước trên thế giới

6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu

Về phương diện lý thuyết, đề tài nghiên cứu khoa học này là một côngtrình chuyên khảo chứa đựng khá nhiều tâm huyết của nhóm tác giả với mongmuốn làm cơ sở lý luận trong nhận thức cũng như công tác xây dựng pháp luật

về DNNN, đặc biệt là mô hình Công ty mẹ-công ty con Công việc mà từ trước

đến nay sau một thời gian thí điểm đang đi tới tổng kết để hoàn thiện vì vậy đề

tài sẽ đưa ra cái nhìn chung, thống nhất theo xu thế hiện nay và tương lai của sựphát triển mô hình này ở Việt Nam.

Về phương diện thực tiễn, trên cơ sở lý luận đã được khẳng định, đề tài đãnêu được phương hướng giải quyết cơ bản, cụ thể trong việc xây dựng mô hình

Công ty mẹ-công ty con áp dụng trong thực tiễn Việt Nam Bên cạnh đó, đề tài

rất có ý nghĩa đối với việc hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và hoạtđộng của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Mô hình ưu việt này

sẽ góp phần đem lại sức sống mới cho các Tổng công ty nói chung và Tổngcông ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói riêng trong xu thế hội nhập, phát

triển hiện nay

Trang 7

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỔI VỚI VNPT

7, Kết cấu đề tài

Đề tài gồm lời nói đầu, ba chương, kết luận và tài liệu tham khảo Trong

đó:

Chương I: Kinh nghiệm về mô hình tổ chức công ty mẹ-con trên thế giới

và tình hình doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay

Chương II: Khái luận chung về mô hình công ty mẹ-công ty con

Chương III: Đổi mới về tổ chức, quản lý, cơ chế hoạt động của VNPT

Trang 8

MÔ HÌNH “CONG TY MẸ-CÔNG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỐI VỚI VNPT

Chương I

KINH NGHIỆM VỀ Mô HÌNH TỔ CHỨC CôNG TY ME-CON TREN

THE GIỚI VÀ TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY

Thuật ngữ Tap đoàn kinh tế bat nguồn từ những năm 60 của thé ky XXkhi những tập doan(Conglomerate) được hình thành từ những don vị kinh doanhtrong các lĩnh vực khác nhau tao ra những tập đoàn lớn, có tiềm lực và quy mô

hùng mạnh Tuy nhiên “tập đoàn kinh tế” chỉ được phát triển nhanh, thuật ngữ

“Tap đoàn kinh tế” mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong vòng 20 năm nay Đó

là một tổ chức kinh tế quy mô lớn, tiềm lực kinh tế -tài chính mạnh, cơ cấuphức tạp, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng” Vì vậy, Tập đoànkinh tế được coi như là một sản phẩm của lực lượng sản xuất phát triển

1.1 NHỮNG KINH NGHIEM VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC “CÔNG TY CÔNG TY CON” TRÊN THỂ GIỚI

ME-Ngay từ khi mới ra đời, tập đoàn kinh tế đã chứng tỏ là một hình thức ưuviệt có khả năng không những giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển

mà trong nền kinh tế đang phát triển, nó còn góp phần không nhỏ thúc đẩy quá

trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các nước

Trong quá trình tổng kết, các khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu luật kinh tế đãtổng kết và đưa ra bốn nguyên nhân chính dẫn tới việc hình thành các tập đoànkinh tế tư bản lớn Đó là: Sự cạnh tranh gay gắt ngày càng tang; nhu cầu mở

rộng sản xuất; đòi hỏi ưu thế của tiến bộ khoa học-công nghệ mới và giảm nhẹtác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái Tuy nhiên, việc thành lập các tập

đoàn kinh tế thực chất là việc thành lập các tổ chức lớn của nhiều công ty có xuhướng độc quyền, hay có thể nói đây là các tổ chức độc quyền

Thực tế ngày nay cho thấy, những tập đoàn có sự phát triển bén vững lànhững tập đoàn có sự kết hợp của cả tập trung chiều dọc lẫn tập trung chiềungang, nghĩa là tập đoàn hoạt động đa ngành song có một ngành chính đượcchuyên môn hoa.Trong đó, liên kết dọc (vertical combination) là sự liên kết củacác công ty có mối liên hệ trong cùng một dây chuyền sản xuất mà mỗi công tyđang sản xuất một bộ phận hoặc đảm nhận một số công đoạn nào đó; liên kếttheo chiều ngang (horizontal combination) là việc các công ty hoạt động trong

cùng một ngành, có sản phẩm tương tự nhau liên kết lại thành các tập đoàn kinh

tế để chiếm lĩnh thị trường

a Trên thế giới: Qua nhiều thập kỷ, các tập đoàn kinh tế đã phát triển

lớn mạnh với nhiều mô hình phong phú đa dạng và nếu căn cứ hình thức biểuhiện và tên gọi; các Tập đoàn kinh doanh trong thực tiễn có các hình thức chủyếu sau đây:

`, Vũ Hữu Ngoạn-chủ biên,.Từn hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng Nhà xuất ban

CTQG

Trang 9

MÔ HỈNH “CÔNG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐÔI VỚI VNPT

e Cartel

Đây là loại hình Tập đoàn kinh doanh giữa các công ty trong một ngành,[ĩnh vực sản xuất kinh doanh Các công ty này có mức độ sản xuất hoặc thươngmại, dịch vụ giống nhau và thường xuyên cạnh tranh với nhau; cuối cùng đi đến

ký kết hợp đồng nhằm thoả thuận kinh tế với mục đích hạn chế cạnh tranh.Trong Cartel các công ty này vẫn giữ nguyên tính độc lập về mặt pháp lý, còntính độc lập kinh tế sẽ được điều chỉnh bằng hợp đồng đã ký kết; chẳng hạn,thống nhất giá cả, phân chia thị trường, các chuẩn mực hàng hoá, chuyên mônhoá sản phẩm

Tuy nhiên, Cartel thường dẫn đến độc quyền, hạn chế cạnh tranh, đi

ngược lại với nguyên tắc cơ bản của thị trường nên Chính phủ nhiều nước ngăncấm hoặc hạn chế hình thức này bằng cách thông qua các đạo luật chống độc

quyền hay luật Cartel Chỉ có những Cartel nào theo quan điểm của Chính phủ

thì mới được cho phép tồn tại trong nền kinh tế

e Syndicate

Thực chất đây là một dang đặc biệt của Cartel; điểm khác biệt can bản làtrong tập đoàn dạng Synđicate có một văn phòng thương mại chung, được thànhlập do một Ban quản trị chung điều hành và tất cả các công ty thành viên phải

tiêu thụ sản phẩm của họ qua kênh này Nhưng đây là một loại liên minh độcquyền cao hơn và ổn định hơn so với Cartel Các công ty trong tập đoàn vẫn giữ

nguyên tính độc lập về sản xuất nhưng hoàn toàn mất tính độc lập về thươngmại do việc mua nguyên vật liệu và tiêu thụ hàng hoá đều do Ban quản trị thống

nhất điều hành

e Trust

Đây là hình thức tap đoàn mang tính liên kết cao va có khả nang tạo thế

độc quyền lớn Các công ty thành viên đều là công ty con của Trust và hoàntoàn mất tính độc lập Ban lãnh đạo này sẽ đưa ra tất cả các quyết định và chiếnlược kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp nhằm phối hợp hoạt động giữa các

thành viên để đạt lợi nhuận tối đa Ban lãnh đạo này sẽ đặc biệt quan tâm đếnchiến lược giành tối đa thị phần và tiêu diệt các đối thủ để giành thế độc quyền

Khi gia nhập Trust, các doanh nghiệp này mất quyền độc lập về sản xuất vàthương mại Các nhà tư bản tham gia Trust trở thành cổ đông.

Tuy nhiên, do độc quyền có hại cho người tiêu dùng và cho cả nền kinh

tế nên nhiều nước đã có những sắc lệnh cấm và giải tán các Trust Chẳng hạn,như ở Mỹ, toà án sẽ buộc các Trust phải giải tán nếu xét thấy nó sẽ có khả nănglũng đoạn nền kinh tế do có thị phần quá lớn

e Consortium

La một trong những hình thức liên minh độc quyền cao hơn, với quy mô

lớn hơn các hình thức trước rất nhiều Một Consortium có thể có hàng trăm

công ty con, hoạt động trên nhiều ngành sản suất khác nhau và do một nhómcác nhà tài phiệt lớn điều hành Mô hình Concern và Conglomerate, hai mô

Trang 10

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

hình độc quyền ưu việt nhất, cũng xuất xứ từ mô hình Consortium này Đứngdau Consortium thường là ngân hàng lớn có vai trò điều hành toàn bộ hoạt độngcủa tô chức này

e Concern

Đây là mô hình tập đoàn độc quyền phổ biến nhất hiện nay Một Concernbao gồm hàng trăm công ty con, chi nhánh và bao giờ cũng có một ngành sảnxuất kinh doanh chính và hoạt động của các thành viên đều phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh chính Hoạt động của các thành viên đều phục vụ cho

hoạt động của tập đoàn Vì vậy không nghi ngờ gì mà khẳng định, Concern là

một loại hình mang tính liên kết rất cao

Một Concem không có tư cách pháp nhân Các công ty thành viên trongConcem vẫn giữ nguyên tính độc lập vé mặt pháp lý Và điều cơ bản là cáccông ty thành viên trong Concem dựa trên cơ sở những thoả thuận về lợi íchchung Đó là những thoả thuận về phát minh sáng chế, nghiên cứu khoa học-công nghệ, nghiên cứu hợp tác kinh doanh chặt chẽ và có hệ thống tài chínhchung

Thông thường, trong Concem, người ta thành lập Holding Company cóvai trò như công ty mẹ điều hành hoạt động của Concern Công ty này chỉ quantâm đến lĩnh vực sản xuất Thực chất, nó là công ty cổ phần nắm giữ cổ phầncủa các công ty thành viên nhằm: Tạo ra thế lực tài chính lớn, phát triển kinh

doanh, đầu tư vào nhiều lĩnh vực để phân tán rủi ro, đầu tư mạnh vào ứng dụng

công nghệ đồng thời gan chặt trẽ quan hệ với các tổ chức Ngân hàng độc quyềndang Consortium’ Trong Concern, các công ty thành viên thường hoạt động ởnhiều ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng có mối quan hệ gần gũi về công nghệsản xuất và cùng hướng tới một ngành chủ chốt, coi đó là mục tiêu chiến lượccủa tập đoàn

e Conglomerate

Day là một tập đoàn đa ngành, da lĩnh vực Các công ty thành viên có ítquan hệ về công nghệ sản xuất (Thậm chí không có mối quan hệ nào) Mốiquan hệ ở đây chủ yếu về mặt tài chính Conglomerate được hình thành bằng

cách thu hút cổ phần của các công ty có lợi nhuận cao nhất đặc biệt là các công

ty đang ở giai đoạn phát triển cao

b Ở Châu Á: cũng xuất hiện những tập đoàn đã gây tiếng vang lớn trênthế giới Với những tên gọi nổi tiếng như: Zaibatsu, Keiretsu ở Nhật Bản, hayChaebol ở Hàn Quốc (Koren Chaebol) thật sự nổi bật bởi tốc độ phát triểnnhanh và tính hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh Những tập đoàn này, đặcbiệt là các Chaebols đã biết tận dụng nguồn lực lao động rẻ, đồi dào cộng với

* Đây là một trong những hình thức của các tổ chức độc quyền ngân hàng, nhằm mục đích chia nhau mua trái

khoán trong và ngoài nước hoặc tiến hành công việc buôn bán vì mục tiêu tốt đa hoá lơi nhuận Đứng đầu

Consortium thường là Ngân hàng lớn có vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức này va gan bó chặt chế với các Concern

Trang 11

MÔ HÌNH “CÔNG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

quá trình tim mọi cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và việc

áp dụng các công nghệ tiến bộ nhất là qua quá trình học tập kinh nghiệm của

các tập đoàn lớn ở Châu Âu Điều đó đã tạo nên sự phất triển vượt bậc của các

Chaebols với 4 “Đại gia”, lớn nhất là Samsung, Huyndai, Daewoo và LG chiếm

tới 70% giá trị GDP của cả nền kinh tế Hàn Quốc Một điển hình của Chaebol

đó là Samsung, một Chaebol lớn nhất và là một trong 100 công ty hàng đầu thếgiới, vốn ban đầu chỉ là một công ty nhỏ kinh doanh hàng dệt may, và kể từnhững năm 60 thế ky XX đến nay hoạt động của nó đã mở rộng sang trên 110quốc gia với nhiều ngành nghề khác nhau như: Điện tử, bất động sản, thươngmại, xây dựng, may mặc và tài chính Thông qua việc phân tán rủi ro và rótvốn vào những lĩnh vực có lợi nhất để thu lợi nhuận tối đa Bên cạnh đó cũngphải thấy rằng, một trong những nhân tố làm nên sự thành công của cácChaebols Korean là sự giúp đỡ tích cực của Chính phủ Với các chính sách bao

hộ và ưu đãi, Chính phủ Hàn Quốc đã tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho

các Chaebols đứng vững và phát triển trong nước cũng như trên trường quốc tế

Tuy nhiên, ở các Chaebols cũng có những hạn chế nhất định mà chúng ta cần

lưu ý và tránh đi vào con đường mòn này Thật vậy, cũng như các tập đoàn kháctrên thế giới, các Chaebols cũng mang trong mình căn bệnh cố hữu đó là tínhđộc quyền tác động xấu tới nên kinh tế Đồng thời, trước đây trong các

Chaebols, quyền đầu tư và góp vốn của các công ty con là quá rộng Cụ thể là,

ngoài quyền được đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác thì công ty con cóquyền đầu tư chéo lẫn nhau và đầu tư ngược trở lại vào công ty mẹ, vì vậy gây

ra tình trạng đầu tư “ảo”, vòng vo, khó kiểm soát Đây cũng là nguyên nhân gây

nên cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Hàn Quốc vào những năm 70

Về lĩnh vực bưu chính viễn thông, thì chúng ta không thể không kể tênTập đoàn viễn thông nổi tiếng của Nhật Bản (NTT) Từ năm 1945 đến năm

1985, NTT là một cơ quan của nhà nước thực hiện kinh doanh tất cả các dịch vụđiện thoại trong toàn quốc, đào tạo nghiệp vụ điện thoại quốc tế, và nghiệp vụhành chính của Bộ Bưu chính-Viễn thông Nhật Bản Sau một thời gian, về cơ

ban NTT đã thực hiện được 3 mục tiêu đáng chú ý, đó là: (i)Dau tư tập trung để

đáp ứng yêu cầu hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng mạng điện thoại trong nước,(1) thống nhất về kỹ thuật và (iii) dam bảo tính phục vụ công Từ năm 1985 đếnnay, Chính phủ Nhat Bản đã từng bước thực hiện tư nhân hoá NTT và hìnhthành nên tập đoàn NTT Về cơ cấu tổ chức, tập đoàn NTT là một tổ hợp baogồm một công ty mẹ và nhiều công ty con, công ty cháu Công ty mẹ sử dụng

bộ máy điều hành của mình để thực hiện chức năng của công ty mẹ đối vớicông ty con và với cả tập đoàn Trong đó, công ty mẹ tài chính nắm 46% vốn.Công ty mẹ nắm giữ 60%-100% vốn của các công ty con Công ty con tạo

thành một hệ thống bao gồm 30 công ty “Công ty cháu” là công ty do công ty

con nắm giữ tên 50% vốn điều lệ và tuân thủ nguyên tắc: Công ty con không

được đầu tư ngược trở lại công ty mẹ đồng thời công ty cháu cũng không được

đầu tư ngược trở lại công ty mẹ hay công ty con Tuy nhiên, trong thực tế cũng

không thấy xuất hiện nhu cầu này Nhìn chung, trong quá trình hoạt động NTT

đã chiếm thị phần tương đối lớn ở Nhật Bản và hiện nay đã và đang đầu tư trênnhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

Trang 12

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI VNPT

Qua những nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy rằng có sự khác biệt

giữa Tập đoàn kinh doanh trên thế giới với DNNN, đặc biệt với Tổng công ty

nhà nước (TCT NN) được minh hoa trong nội dung Bang | như sau:

Bảng 1Phân biệt giữa Tổng công ty nhà nước và Tập đoàn kinh doanh

trên thể giới

TIÊU CHÍ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC TẬP ĐOÀN KINH DOANH

Định nghĩa

Tổng công ty nhà nước theo mô hình

Tập đoàn kinh doanh là một pháp nhân kinh tế, do Nhà nước thành lập gồm

nhiều doanh nghiệp thành viên có quan

hệ với nhau về tài chính cũng như các dịch vụ liên quan với quy mô tương đối lớn.

Là một tổ hợp các tổ chức sản xuấtkinh doanh, sản xuất và cung ứngmột hoặc nhiều loại sản phẩm ở

trong và ngoài nước nhưng đặt dưới

sự chỉ đạo và kiểm soát của một

trung tâm Công ty mẹ và công ty

này nắm giữ cổ phần có khả năng

khống chế Ngoài ra, Tập đoàn

kinh doanh có phải là một pháp nhân kinh tế hay không thì vấn đề

này chưa được làm rõ mà tuỳ thuộc

vào hình thức, phương thức liên kết

đó với tư cách là người sở hữu duy nhất

Nhà nước có toàn quyền trong việc

thành lập, quản lý bao gồm cả bộ máy nhân sự Song song với quá trình tham gia tự nguyện thì việc sử dụng các biện

pháp hành chính để đưa các doanhnghiệp độc lập vào Tổng công ty luôn là

biện pháp chủ yếu.

Tập đoàn kinh doanh có sự đa dạng

hoá về sở hữu, là sự tập hợp các

chủ sở hữu khác nhau có chung

mục tiêu kinh doanh tối đa hoá lợi nhuận; đồng thời chính lí do đó cũng phản ánh con đường hình

thành và phương thức tổ chức, quản

lý, điều hành tập đoàn Bao gồm:

e So hữu nhà nước

e Sở hữu tập thể

e Sở hữu tư nhân

e So hữu nước ngoài

Cũng có HĐQT, Tổng giám đốcđiều hành, Ban kiểm soát Tuy

1]

Trang 13

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỐI VỚI VNPT

| nhiên, sự hình thành Tổng giám

đốc là rất khác có thể qua ký kếthợp đồng Vì đã phân biệt rõ hơn

về quyền han và nghĩa vụ củaHĐQT và Tổng giám đốc

Nhà nước thành lập và có toàn quyền | Nhà nước thừa nhận sự tồn tạiquản lý và sử dụng mọi biện pháp tác | nhưng không có toàn quyền quản

động đến các đơn vi thành viên lý chi phối hoạt động của các đơn

vị thành viên.

Con đường

hình thành

Con đường hình thành thông qua ý chí

của Nhà nước Mức độ chi phối phụ thuộc vào tỷ

lệ vốn cổ phần

Mở rộng; Bành trướng, thôn tính vàthâm nhập; Tự nguyện liên kết là 3con đường hình thành chủ yếuQuan hệ Thường sử dụng mệnh lệnh hành chính | Quan hệ giữa Công ty mẹ và cácđiều hành trong mối quan hệ giữa TCT với các đơn | công ty con là giữa chủ đầu tư vàtrong doanh | vị thành viên doanh nghiệp Vì vậy, mối quan hệ

nghiệp tài chính thể hiện rõ nét

Tóm lại, sự hình thành các Tập đoàn kinh doanh có ý nghĩa hết sức tolớn cho nên kinh tế thế giới Hình thành các tập đoàn kinh doanh là một mốc đánh dấu sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cho

xã hội hiện đại, đồng thời còn tạo nên động lực mạnh thúc đẩy cạnh tranhnhằm tăng cường sức mạnh kinh tế Và cũng chính thông qua cạnh tranh màtiêm lực của cả tập đoàn cũng như các công ty thành viên sẽ mạnh lên Bêncạnh đó, tập đoàn còn cho phép các nhà kinh doanh huy động được mọi nguồnlực vật chất vào chu trình sản xuất để tối da hoá lợi nhuận, hạn chế tối da sự

cạnh tranh giữa các công ty thành viên với nhau; và tự bảo vệ, ngăn can được

sự thâm nhập của các Tập đoàn kinh tế lớn khác Ở các nước đang phát triển,

Tập đoàn kinh doanh được coi là giải pháp chiến lược nhằm bảo vệ sản xuấttrong nước và mở rộng thị trường ra thế giới; khắc phục tình trạng thiếu vốnhay đầu tư không tập trung, kém hiệu quả, bởi vốn thường bị phân tán mỏngtrong các công ty nhỏ Không chỉ có vậy, các tập đoàn hình thành sẽ là giảipháp tích cực, hữu hiệu đẩy mạnh nghiên cứu nhằm triển khai ứng dụng nhữngtiến bộ khoa học-công nghệ mới trong quá trình sản xuất kinh doanh, sử dụng

có hiệu quả nguồn lực của mình cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ một

cách nhanh chóng, chuyên môn hoá sản xuất giữa các đơn vị thành viên

Như vậy, ở Việt Nam sự hình thành một hệ thống trong đó với sự điềukhiển linh hoạt, thống nhất của một trung tâm và sự phối hợp nhịp nhàng có sựtương trợ lân nhau của các công ty thành viên trong một chiến lược chung sẽ là

bước đột phá lớn cho bản thân các doanh nghiệp nhà nước và cho cả nền kinh

tế Việt Nam Điều này hoàn toàn phi hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế

hiện nay

Trang 14

MÔ HINH “CONG TY ME-CÔNG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐỔI VỚI VNPT

1.2 MỘT VÀI NÉT VỀ THỤC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀTINH HÌNH THÍ DIEM CHUYEN DOI DNNN THEO MÔ HÌNH ‘CONG

TY ME-CONG TY CON’ THOI GIAN QUA

Qua nhiều lần sắp xếp, chuyển đổi hệ thống doanh nghiệp nhà nước

(DNNN) từng bước được củng cố và có đóng góp tích cực, đáng tự hào vào sự

phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Nhiều DNNN đã và

đang đứng vững trên thị trường, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đóng gópnhiều vào ngân sách Tuy nhiên, hệ thống DNNN hiện đang nổi cộm bốn vấn

đề gay gắt có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong

hoạt động của DNNN, như sau:

Thứ nhất, quy mô và các mối quan hệ quan lý của DNNN có nhiều điểmchưa hợp lý; DNNN phát triển chồng chéo, trùng lặp nhiều ngành nghề và sảnphẩm Nguồn vốn hạn hẹp nhưng lại đầu tư hình thành và phát triển nhiềuDNNN có quy mô vừa và nhỏ không đủ lực để thực hiện kinh doanh có hiệuquả Điều này có thể thấy qua bài học Mía đường thời gian vừa qua Bên cạnh

đó, hiện nay cả nước có 95 tổng công ty nhà nước (Trong đó, 17 TCT 91 và 78TCT 90) Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp thì

chỉ có 17 TCT 91 và 9 TCT 90 là hội đủ 4 điều kiện duy trì TCT nhà nước” Vàcũng cần nói thêm điều kiện vốn đối với vốn yêu cầu không quá cao chỉ 500 tỷ

(32,5 triệu USD) đối với Tổng công ty 90 và 1000 tỉ đồng(65 triệu USD) đối vớiTổng công ty 91, trong đó trường hợp đặc biệt đối với một số ngành đặc thù thì

Thứ ba, Hiệu quả sản suất của DNNN giảm dần, nợ nhà nước rất lớn,

quan hệ phải thu, phải trả ngày càng lớn, tình hình tài chính gặp rất nhiều khó

khan Nhà nước phải tiến hành các biện pháp như: khoanh nợ, giãn nợ, xoá nợ thì DNNN mới giảm bớt được những khó khăn phần nào Tuy nhiên, một hệ quảtất yếu là hỗ trợ nhiều, trong khi ngân sách nhà nước chỉ có hạn và tỷ lệ vay nợtrong và ngoài nước ngày càng tăng

Thứ tư, các DNNN chưa thực sự tự chủ trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, vẫn còn hiện tượng trông chờ, ÿ lại vào cấp trên và cơ quan quản lý nhà

nước.

* Theo Quyết định 58/2002/QĐ-TTg ngày 26/4/2002 về ban hành Tiêu chí, danh mục phân loại DNNN va TCT

NN.

13

Trang 15

MÔ HINH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

Như vậy, DNNN mặc dù đã có những thay đổi trong quá trình đổi mới,nhưng chưa xuất hiện sự tiến triển mạnh mẽ nào Tuy nhiên, chúng ta không thểphủ nhận sự cố gắng và nỗ lực lớn lao của Đảng và Nhà nước trong việc cảithiện tình hình, đặc biệt là sắp xếp và đổi mới DNNN

° Tính đến ngày 16.5.2003, số DNNN đã được sắp xếp lại là 165, trong

đó, Cổ phần hoá 101 Doanh nghiệp (DN); giao 8 DN; bán 13 DN; khoán kinhdoanh 3 DN; sát nhập, hợp nhất 23 DN; chuyển sang đơn vị sự nghiệp 3 DN;giải thể 10 DN; phá sản 1 DN; chuyển thành công ty TNHH một thành viên 3

DN Nhìn chung, mặc dù đã cố gắng nhưng tiến độ sắp xếp DNNN còn chậm,chỉ đạt kế hoạch 10% năm 2003, trong đó: 24 bộ, ngành chỉ thực hiện chuyểnđối sở hữu và giải thể được 25 DN; 18 Tổng công ty 91 là 7 DN; còn lại 61 địaphương thực hiện chuyển đổi sở hữu và giải thể, phá sản được 132 DN Thực tếcho thấy, các bộ ngành, địa phương, tổng công ty và các Doanh nghiệp chưathực sự quan tâm nhiều đến việc chuyển đổi, sắp xếp lại DNNN (nhất là đối với

mô hình công ty TNHH một thành viên) vì cơ chế chính sách chưa đồng bộ,trong đó cơ chế tài chính chưa thực sự cải thiện nhiều so với DNNN Vì vậy,

thiết nghĩ trong thời gian tới cần tập trung chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể, đánh giánhững mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình đổi mới để hình thànhcách nhìn đúng đắn về việc sắp xếp và đổi mới DNNN

Nếu xét riêng về việc thí điểm chuyển Tổng công ty nhà nước (TCT NN)

và DNNN sang mô hình công ty mẹ-công ty con, thì chúng ta thấy có những

bước chuyển biến đáng khích lệ Thủ tướng Chính phủ đã cho phép 33 đơn vịxây dựng đề án chuyển sang hoạt động theo mô hình mới này (kể cả những đơn

vị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong các đề án sáp xếp), trong đó đã raquyết định đối với 1] don vị ' Đó là:

- _ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Đang xây dựng điều lệ)

- Tổng công ty Hang hải Việt Nam (Dang tiếp thu ý kiến các bộ để hoànchỉnh điều lệ)

- _ Tổng công ty Bến Thành (Đang xây dựng điều lệ)

- Téng công ty Khánh Việt (Đang xây dựng điều lệ)

- Công ty Đầu tư - Xuất nhập khẩu vật liệu va kỹ thuật xây dựng (Bộ Xây

dựng đã phê duyệt điều lệ Bộ Tài chính đã phê duyệt quy chế tài chính

- _ Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (Thủ tướng đã giao cho Bộ Công nghiệpchủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu đề xuất với Thủ tướng về cơchế hoạt động của Viện)

- Công ty Xây lắp điện 3 (Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã phê duyệt điều lệ của

công ty Bộ Tài chính đã phê duyệt quy chế tài chính)

- _ Công ty Đầu tư và Phát triển xây dựng (Đang xây dựng điều lệ)

° Theo số liệu của Ban chi đạo đổi mới và phát triển DN

’ Theo số liệu của Ban chi đạo đổi mới và phát triển DN

Trang 16

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CÔNG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỐI VỚI VNPT

- Công ty vàng bạc Đá quý Sài gòn (Đang xây dựng điều lệ)

- Tổng công ty Khoáng sản va Thương mại Hà Tĩnh

- Tổng công ty Đường sông miền Nam

Nhìn chung, quá trình thí điểm chuyển DNNN va TCT NN đang được

xúc tiến và khẩn trương thực hiện Tuy nhiên, như Tiến sỹ Nguyễn Văn Quảng

trên tạp chí kinh tế-dự báo số 1/2003 đã viết “ Việc sắp xếp các TCT rất khókhăn Một số TCT không thuộc ngành nghề cần duy trì TCT nhà nước nhưng đã

đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép xây dựng đề án chuyển TCT sang ápdung mô hình công ty mẹ-công ty con, mặc dù công ty mẹ không thuộc ngành,lĩnh vực nhà nước cần giữ 100% vốn như TCT vàng bạc đá quý Sài Gòn Thiết

nghĩ chúng ta cần có những tiêu chí nhất quán cần được đặt ra để đảm bảo tínhcần thiết, đúng đắn khi chuyển đổi DNNN nói chung và TCT NN nói riêng sang

mô hình công ty mẹ-công ty con Bên cạnh đó, việc xây dựng điều lệ và quy chế

tài chính của các đơn vị được quyết định chuyển đổi còn gặp khó khăn doChính phủ chưa ban hành Nghị định thí điểm tổ chức và hoạt động của TCT

NN, DNNN hoạt động theo mô hình này

Tóm lại, từ những phân tích tại chương | ta có thể nhận biết một cách

khái quát nhất về mô hình tập đoàn kinh doanh trên thế giới và thực trạng

DNNN trong giai đoạn đổi mới hiện nay Qua đó hình thành cái nhìn đúng đắn

khách quan về nhu cầu hoàn thiện DNNN tại Việt Nam theo mô hình mới-Mô

hình công ty mẹ-công ty con, qua đó tạo tiền đề để phát triển thành các Tập

đoàn kinh tế lớn mạnh

Việc hoàn thiện mô hình này cân phải được căn cứ vào tu tưởng chỉ daotrong đường lối chính sách của Dang và Nhà nước, cũng như những đòi hỏi củathực tiễn nền kinh tế Đồng thời không thể không nghiên cứu, triển khai thí điểmmột cách khoa học, hiệu quả kinh nghiệm được rút ra từ thực tiên nền kinh tếcủa các nước di trước

Có thể nói Mô hình công ty me-céng ty con là mô hình mới và tối uu nhấtđối với DNNN tại Việt Nam Tuy nhiên, thực thể kinh tế này mới chỉ còn đangtrong giai đoạn thí điểm, và hiện tại đang gặp không ít khó khăn, mà phầnnhiều trong đó là những bất cập trong xây dựng một mô hình tổ chức và cơ chếđiều hành hoàn chỉnh

Để làm rõ vấn đề này, nhóm tác giả sẽ dành trọn Chương II để đưa ra cáinhìn đúng đắn nhất về mô hình này Trên cơ sở những kiến thức lý luận chung

về pháp luật, kinh tế và những kiến thức nghiên cứu từ các tài liệu nước ngoài,nhóm tác giả đề tài hy vọng sẽ góp được phần nhỏ bé của mình hoàn thiện

khung pháp luật về thực thể kinh tế này

Trang 17

MÔ HÌNH "CÔNG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỔI VỚI VNPT

Chương II

KHÁI LUẬN CHUNG VỀ Mô HÌNH CÔNG TY MẸ-CÔNG TY CON

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường hơn nữa vai trò chủđạo của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là việc cần tạo ramột hệ thống các doanh nghiệp lớn về quy mô, mạnh về tiềm lực Nghị quyết

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nêu rõ: “ kiện toàn tổ chức, nâng caohiệu qua của các TCT theo hướng công ty mẹ-công ty con, kinh doanh dangành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiềuthành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thànhmột số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền

kinh tế quốc dân như bưu chính viên thông, hàng không, dầu khí °

Để thực hiện chủ trương đó của Đảng, sau một thời gian nỗ lực cố gắngChính phủ đã và đang tiến hành giai đoạn thí điểm thành lập một số DNNN,

TCT NN theo mô hình công ty mẹ-công ty con Cho đến nay, Thủ tướng Chính

phủ đã cho phép 33 đơn vị xây dựng đề án chuyển sang hoạt động theo mô hìnhmới này (kể cả những đơn vị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong các đề

án sắp xếp), trong đó đã ra quyết định đối với 11 đơn vi Và cũng trong một

tương lai không xa, sau khi lấy ý kiến góp ý Chính phủ sẽ ban hành một vănbản pháp luật hoàn chỉnh về mô hình mới này

Dưới đây, nhóm tác giả trình bày một số nội dung chủ yếu về mô hìnhcông ty mẹ-công ty con trong đó có những nhận xét, đánh giá để hoàn thiện mô

kết, tạo điều kiện để phát triển thành các tập đoàn kinh tế

Việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ-công ty con là một bước dihoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của nước ta trong giai đoạn

hiện nay Nó không chỉ bó hẹp phạm vi ở các Tổng công ty 91 mà còn mở rộng

tới tất cả các doanh nghiệp nhà nước độc lập, doanh nghiệp thành viên của các

Tổng công ty khi thoả mãn các điều kiện luật định Bước chuyển đổi này vừabao đảm sự kiểm soát chặt ché của Nhà nước ở những ngành, lĩnh vực cần thiết

bằng cách Nhà nước nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần chi phối ở công ty

Trang 18

MÔ HINH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỔI VỚI VNPT

mẹ; đồng thời lại tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hoá, hệ thống lại, sắp xếp lại

doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty để chuyển các doanh nghiệp này

thành các công ty con hoặc góp vốn liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần nhằmthúc đẩy phát triển mạnh các Tổng công ty và các doanh nghiệp thành nhữngTập đoàn kinh tế mạnh Việc chuyển đổi phải rõ ràng với những bước di rất cụthể nhằm tạo điều kiện tiến hành nhân rộng mô hình này, tránh đập khuôn máymóc; đồng thời những ưu điểm của mô hình quản lý về cơ bản trước mắt và lâudai sẽ piúp cho các Tổng công ty, các doanh nghiệp từng bước khắc phục nhữngkhó khăn, vướng mắc để phát triển đi lên, giữ vị trí vai trò làm trụ cột, làmxương sống của khu vực kinh tế Nhà nước; góp phần quan trọng vào việc khẳng

định vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa

2.2 Công ty me

Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu khái niệm Công ty mẹ, đây là doanh nghiệpđược tổ chức và dang ký theo pháp luật Việt Nam, nam giữ toàn bộ vốn điều lệ

của công ty khác hoặc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối ở công

ty khác và có quyền chi phối đối với công ty đó

Trong đó:

- (C6 phần chi phối là cổ phần chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc ở mức màtheo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết địnhquan trọng của công ty đó

- _ Vốn góp chỉ phối là phần vốn góp chiếm trên 50% vốn điều lệ hoặc ở mức

mà theo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để chi phối các quyết

định quan trọng của công ty đó

- _ Quyền chi phối là quyền quyết định đối với nhân sự chủ chốt, tổ chức quan

lý, thị trường và các quyết định quản lý quan trọng khác của công ty hoặc sử

dụng quyền biểu quyết của mình với tư cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử

dụng bí quyết công nghệ tác động đến việc thông qua hoặc không thông qua

các quyết định quan trọng của công ty mà mình có vốn cổ phần, có vốn góp

2.2.1 Vềphân loại:

Công ty mẹ có 2 loại: Công ty mẹ đa sở hữu và Công ty mẹ do nhà nước

nắm 100% vốn điều lệ

Trong đó, Công ty mẹ nhà nước là công ty mẹ mà nhà nước làm chủ sở

hữu toàn bộ vốn điều lệ; Công ty mẹ đa sở hữu có thể được hình thành từ nhiềunguồn khác nhau, chẳng hạn, thành lập tự nhiên do nhà nước kết hợp với các

thành phần kinh tế khác, hoặc do DNNN trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi

tạo nên Công ty mẹ đa sở hữu có thể tồn tại dưới các hình thức Công ty cổ

phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) hoặc công ty liên doanh với nướcngoài Tuy nhiên, qua thực tế các nước trên thế giới cho thấy, đối với công ty

mẹ đa sở hữu hoạt động theo loại hình nào thì hoạt động tương ứng với loạihình công ty đó Vì vậy, đề tài sẽ tập trung chủ yếu nghiên cứu về mô hình công

17

Trang 19

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỔI VỚI VNPT

ty mẹ-công ty con, trong đó, công ty mẹ là công ty mẹ nhà nước hình thành từ

các TCTNN, DNNN chuyển đổi sang (Gọi chung là công ty mẹ) và Công ty con

là 'công ty me’ đối với công ty con khác Tương ứng với mỗi loại hình công ty

mẹ sẽ có cơ cấu tổ chức thể hiện qua 2 mô hình sau:

Mô hình 1

Mô hình Công ty mẹ-công ty con (Công ty mẹ là Công ty me Nhà nước)

CÔNG TY MẸ LÀ DNNN HOẶC 100% VỐN NHÀ NƯỚC

W WwCong mona Công ty Công ty Công ty

lên ;

a thanh TNA doanh Son © DNNN

cô 2 thành với nước nước

x vién(NN là ` 2 ch v

phan |) chú sở hữu) | | viên trở goa ngoal

lén

Mô hình 2

Mô hình Công ty me-cong ty con (Công ty mẹ đa sở hữu)

CÔNG TY MẸ ĐA SỞ HỮU

ma aH

- Công ty Công ty ˆ Công tCông ty TNHH 2 TNHH 1 oe b con ở: - thành tviên (NN en nước

số phân | | viêntrở | | không là pean ngoài

lên chủ sở hữu)Như vậy, qua mô hình 2 ta thấy không có 2 loại hình công ty con làDNNN và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư100% vốn

Nguyên nhân chủ yếu là do 2 loại hình công ty trên thuộc sở hữu nhà nước vì vậy khi tham gia hoạt động kinh doanh sẽ tuân theo nguyên tắc “Không

Trang 20

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐÔI VỚI VNPT

làm thay đổi sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp” Vì vậy để đảm bảo nguyên tắc

đó, công ty mẹ là công ty đa sở hữu sẽ không có quyền là chủ sở hữu đối với 2loại hình doanh nghiệp là DNNN và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên đo Nhà nước đầu tư 100% vốn

Từ khái niệm công ty mẹ ở trên, chúng ta tổng kết được những đặc điểm

của công ty mẹ ở phần dưới đây

2.2.2 Những đặc điểm cơ bản của Công ty mẹ

Thứ nhất, Công ty mẹ là thực thể độc lập có tư cách pháp nhân, là chủ

đầu tư vào các công ty con Bởi vì công ty mẹ:

- _ Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, đăng ký hoặc công nhận

- _ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Bao gồm: một bộ máy quản lý hoàn chỉnh kết

hợp với bộ phận sản xuất kinh doanh được cơ cấu hợp lý

- (C6 cơ cấu tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm

rõ nét qua quyền chi phối công ty con

Thứ hai, Công ty mẹ giữ chức năng quản lý chung, nghiên cứu, phát

triển, định hướng chiến lược kinh doanh cho cả tập đoàn

Với chức năng quản lý chung, công ty có vai trò tối quan trọng có tínhquyết định tới hiệu quả hoạt động và sản xuất kinh doanh của cả tập đoàn Công

ty mẹ với quyền năng của mình sẽ điều phối hoạt động sản suất, chuyên môn

hoá sản phẩm của các công ty con Nhờ vậy sẽ giảm tối đa sự cạnh tranh của

các công ty con và tạo mối gắn kết giữa các công ty con trong chu trình sản suấtchung hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh các công ty con hoạt độngtrong những ngành lĩnh vực khác nhau giúp tối giảm rủi ro trong sản xuất, kinh

doanh.

Thứ ba, Công ty mẹ nắm giữ những ngành nghề, vật tư, thiết bị chủ yếu

có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các công ty con Đây là đặc điểm quan

trọng, bởi nó góp phần liên kết giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa các

công ty con với nhau trong một thể thống nhất

2.2.3 Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ

Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ được thể hiện qua 3 tiêu chí là tài sản,

trong kinh doanh và trong quản lý tài chính

a Quyền và nghĩa vụ về tai san của công ty mẹ

Do tài sản của công ty mẹ được phân định rõ ràng với tài sản của công tycon, vì thế công ty mẹ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản

19

Trang 21

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

của mình và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của công tytương tự như quyền của các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp

Riêng so sánh về điểm này thì quyền năng của các DNNN và TCT NN hiện nay

còn hạn chế hơn nhiều chỉ thu gọn trong quyền quản lý và sử dụng tài sản trong

doanh nghiệp, tổng công ty Như vậy, quyền tự chủ của các công ty mẹ theo mô

hình Công ty mẹ-Công ty con sẽ được mở rộng hơn rất nhiều Đây là tiêu chí rất

quan trọng để đánh giá tính khả thi khi thực hiện chuyển đổi DNNN, TCT NN

theo mô hình mới này

Quyền tự chủ của công ty mẹ còn thể hiện hơn nữa khi công ty mẹ có

quyền thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển kinh doanh và chuyển nhượng, cho

thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của công ty theo quy định của Bộ luật dân sự;được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật Hiện nay,việc chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản là trang thiết bị nhàxưởng quan trọng của các TCT NN, DNNN phải được cơ quan nhà nước cóthẩm quyền (người quyết định thành lập) cho phép Như vậy, khi yêu cầu thayđổi về ngành nghề kinh doanh hoặc cần vốn gấp, công ty me có thể chủ động

tiến hành một trong các biện pháp trên nhờ đó sẽ mang lại tính thích ứng, nhanh

nhạy với tình hình thực tế để đem lại lợi ích cao nhất cho công ty Tuy nhiên,

công ty mẹ vẫn phải giữ nghĩa vụ của mình là quản lý và sử dụng các tài sảnnhà nước giao theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh và thựchiện các hoạt động công ích khi được Nhà nước giao

Nhà nước không được điều chuyển vốn nhà nước và tài sản của công tytheo phương thức không thanh toán, trừ trường hợp quyết định tổ chức lại công

ty mẹ Đây là điểm rất khác biệt với các DNNN và TCT NN hiện nay Bởi theoquy định hiện hành, nhà nước có thể điều chuyển vốn và tài sản của các Tổng

công ty hoặc DNNN nếu thấy cần thiết mà không trái với quy định của phápluật ” Việc điều chuyển vốn và tài sản của các doanh nghiệp trong quá trình sanxuất-kinh doanh sẽ ảnh hưởng ít nhiều, thậm chí đảo lộn đến hoạt động củadoanh nghiệp khiến một doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi sẽ rơi xuống vựctham của sự làm ăn thua lỗ do thiếu vốn, thiết bi quan trọng cần thiết đã bị điềuchuyển đi mất

Công ty mẹ có quyền quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ khi cổ phần hoá

các công ty con nhà nước hoặc đơn vị phụ thuộc công ty mẹ

Bên cạnh đó, Công ty mẹ được nhượng bán toàn bộ một công ty con nhànước hoặc một bộ phận của công ty con; quyết định thuê, mua một phần hoặctoàn bộ một doanh nghiệp nhà nước khác Đây là quyền năng mà các DNNN vàTCT NN hiện nay chưa có được

Ngoài ra, một quyền mới nữa của công ty mẹ là được quyền sử dụng phầnvốn thu về do cổ phần hoá mà các Tổng công ty 90 gần đây mới có quyền này

* Luật Doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 39/CP quy định về điều lệ mẫu của TCT NN không hạn chế quyền này.

Trang 22

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN ĐÔI VỚI VNPT

b Quyền và nghĩa vụ của Công ty mẹ trong lĩnh vực quản lý, tổ chức kinh

doanh

- Bên cạnh những quyền có tính nguyên tắc như: tổ chức sản xuất, kinh

doanh, tổ chức bộ máy quản lý theo yêu cầu kinh doanh và đảm bảo kinh

doanh có hiệu quả; Kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm; mởrộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trường;

Tự quyết định giá mua-giá bán sản phẩm và dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch

vụ do Nhà nước định giá; và tuyển chọn, thuê mướn, bố trí, sử dụng, dao tạo,

kỷ luật, cho thôi việc đối với lao động, lựa chọn các hình thức trả lương,thưởng theo quy định của pháp luật

Trong lĩnh vực quản lý và tổ chức kinh doanh, công ty mẹ cần được mở rộng hơn quyền của Tổng công ty Theo Nghị định 39/CP, nhờ vậy tinh tựchủ kinh doanh của toàn công ty mới thật sự đem lại hiệu quả:

Mot là tự lựa chon thị trường, khách hàng, ký kết hợp đồng;

Hai là trực tiếp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, trừ những mặt hàngđược xuất khẩu và nhập khẩu theo quy định của Nhà nước;

Ba là dat chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài phùhợp với các quy định của Chính phủ về dat chi nhánh, văn phòng đại diện củacác doanh nghiệp;

Bốn là được nhượng bán toàn bộ một công ty con hoặc một bộ phận củacông ty con Trên thực tế, khi thấy không đủ năng lực về vốn trong khi đó công

ty con trực thuộc mình lại làm ăn kém hiệu quả thì để bảo vệ lợi ích của toàncông ty, công ty mẹ có quyền quyết định bán toàn bộ hoặc một phần công ty

con Hoặc trong trường hợp cần thiết, công ty mẹ có quyền quyết định thuê,

mua một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp khác Đây là quyền năng mà cácDNNN va TCT NN chưa có được

Bên cạnh đó, Công ty me được quyền tiếp tục sử dung phần vốn thu về do

cổ phần hoá Trong khi đó, các Tổng công ty 90 từ trước không được sử dụng

vốn thu về từ cổ phần hoá doanh nghiệp thành viên đến gần đây mới có quyền

này.

Theo Luật DNNN và Nghị định 39/CP, trong lĩnh vực tài chính, nghĩa

vu TCT vẫn còn phù hợp vì vậy quy định trong lĩnh vực nên duoc áp dụngvới mô hình công ty me-cong ty con

Cu thể như: Dang ký kinh doanh đúng ngành nghề; Xây dựng chiến lượcphát triển, kế hoạch 5 năm và hằng năm của toàn TCT; Đổi mới, hiện đại hoácông nghệ và phương thức quan lý; Thực hiện day đủ nghĩa vụ với người laođộng theo quy định của Bộ luật lao động

21

Trang 23

MÔ HINH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỐI VỚI VNPT

c Quyền của Công ty mẹ trong lĩnh vực tài chính

Ngoài những quyền của Tổng công ty theo Nghị định 39/CP còn phù hopnhưng vẫn cầ cụ thể hoá hơn như:

- Su dụng vốn và các quỹ cho hoạt động kinh doanh của công ty Việc sửdụng các quỹ của công ty được thực hiện theo nguyên tắc có hoàn trả; Tự huyđộng vốn để kinh doanh dưới các hình thức: phát hành trái phiếu; vay vốn củacác tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ

chức ngoài công ty; huy động vốn của người lao động trong công ty và cáchình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật Việc huy động vốn

của các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về

quản lý vay nợ nước ngoài

- _ Việc huy động vốn để kinh doanh thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách

nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay

đổi hình thức sở hữu công ty;

- - Được hướng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của nhànước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích, quốc phòng, an ninh,

phòng chống thiên tai hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo chính sách giácủa nhà nước mà không đủ bù đắp chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ này của

thuế, được sử dụng theo nguyên tắc: Sau khi trích lập quỹ dự phòng tài chính,

quỹ trợ cấp mất việc làm, chia lãi cho các thành viên góp vốn theo quy định củahợp đồng (nếu có), trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ tổng giám đốc, phần còn lại được đầu tư bổ sung vốn cho công ty.

Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính công ty mẹ cần mở rộng thêm mộtquyền hạn ở những mặt sau:

Mở rộng thêm các hình thức huy động vốn như tín phiếu, kỳ phiếu công ty

Quyết định trích khấu hao cơ bản để thu hồi vốn nhanh theo nguyên tắcmức trích khấu hao tối thiểu phải bảo đảm bù đắp hao mòn hữu hình, hao mòn

vô hình thực tế của tài sản và không thấp hơn tỷ lệ trích khấu hao tối thiểu doChính phủ quy định So với Nghị Định 59/CP ? và Nghị định 27/CP sửa đổi một

số điều ND59/CP va các văn ban hướng dẫn, quyền này được mở rộng hơn, hiện

nay TCT NN có thể trích khấu hao nhưng phải xin phép Bộ tài chính Việcchuyển sang cơ chế khấu hao nhanh là để tạo diéu kiện cho công ty mẹ tang

* Nghị dịnh 59/CP về quy chế quản lý và hạch toán kinh doanh của DNNN.

Trang 24

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CÔNG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỔI VỚI VNPT

tích luy để đầu tư vào các công ty con, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao năng

lực cạnh tranh Đây là lúc phát triển mở rộng kinh doanh, cũng là điều kiện

thiết yếu để hình thành các “Công ty cháu”, vươn dai cánh tay của doanh

nghiệp chiếm lính thêm thị phần mới Tuy nhiên, mặt trái của trích khấu haocũng can phải được làm rõ, đó là: Khấu hao nhanh tất sẽ dẫn đến giảm lợinhuận và giảm thu ngân sách nhà nước Vì vậy, khi ban hành văn bản pháp lý

về lĩnh vực này các Nhà làm luật cần quy định rõ về điều kiện, mức, tỷ lệ khitrích khấu hao

Nếu các công ty con đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãicho các bên góp vốn thì công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệpđối với phần lợi nhuận thu được từ phần góp vốn vào các công ty con và cáccông ty khác Trong khi đó, các TCT NN hiện nay vẫn phải nộp khoản thuế này

Mô hình mới này cũng cần có một quy định dứt điểm về quyền tự chủ

kinh doanh của công ty mẹ, như: “Từ chốt và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các

nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ

chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và côngích” Quy định này sẽ tạo điều kiện cho công ty mẹ tự chủ, yên tâm tiến hànhhoạt động kinh doanh có hiệu quả

Ngoài ra, công ty mẹ được sử dụng lợi nhuận sau thuế để trích lập quỹTổng giám đốc (hiện nay chưa có quỹ này) và tiếp tục được lập quỹ khenthưởng, phúc lợi, đầu tư bổ sung vốn cho công ty mẹ như cơ chế hiện hành

Bên cạnh đó, công ty mẹ thực hiện cơ chế đặt hàng hoặc tham gia đấu

thầu, hạch toán đối với các hoạt động công ích do Nhà nước yêu cầu theo tình

thần Nghị Quyết Trung ương Đảng 3 (khoá IX) mà hiện nay các TCT NN,DNNN chưa thực hiện

Nghĩa vụ trong lĩnh vực tài chính của TCT NN nhìn chung là phù hợpvới mô hình công ty me-céng ty con, cụ thể gồm 7 nghĩa vụ sau:

Một là, tu chủ về tài chính, tự chủ cân đối các khoản thu chi, có tráchnhiệm bảo quản và phát triển vốn, kể cả phần vốn góp vào các công ty con vàcác công ty khác;

Hai là, đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế, trừ các khoản thuế mà các công

ty con đã nộp; thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Phápluật

Ba là, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh bao gồm

cả phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực

khác do nhà nước đầu tư cho công ty

Bốn là, sử dụng vốn và các nguồn lực khác để thực hiện các hoạt độngcông ích trên cơ sở đó và những nhiệm vụ đặc biệt khác khi nhà nước yêu cầu

Năm là, thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản,

các quỹ, về kế toán, hoạch toán, chế độ kiểm toán do nhà nước quy định; chịu

23

Trang 25

MÔ HINH “CONG TY ME-CONG TY CON" VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIEN ĐỐI VỚI VNPT

trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp trong các hoạt động tài chính của

CÔng ty.

Sáu là, thực hiện chế độ báo cáo tài chính của công ty mẹ; báo cáo tàichính hợp nhất của công ty mẹ và các công ty con; công khai tài chính hằng

năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của công ty

Bảy là, lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ; định kỳ

báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và báo cáo tài chínhcủa doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan tàichính cùng cấp theo quy định của nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầucủa chủ sở hữu nhà nước; đồng thời phải chịu trách nhiệm về tính xác thực củacác báo cáo

2.2.4 Tổ chức và quản lý công ty mẹ nhà nước

Về hình thức, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty mẹ nhà nước có thể baogồm: Hội đồng quan trị (HĐQT), Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Bộ máy

ØIÚp Việc

Mô hình 3

Hội đồng Quản trịThành lập Ahan Ep

".‹í

Tổng giám đốc

& Bộ máy giúp việc

Giám sát :

Ban kiếm soát

a Hội đồng quản tri

La cơ quan quan lý công ty mẹ, thực hiện chức nang đại diện trực tiếpchủ sở hữu nhà nước tại công ty mẹ, có toàn quyền nhân danh công ty để quyếtđịnh mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty mẹ trừ những

vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan

nhà nước thực hiện; và chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập công

ty mẹ, trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty mẹ, về định hướng và mụctiêu chủ sở hữu Nhà nước giao

Nhìn chung yếu tố như: Thành viên HĐQT; Tiêu chuẩn thành viênHĐQT, Chủ tịch HDQT; Chế độ làm việc làm việc của HĐQT và Chế độ lương

thưởng theo quy định tại Nghị định 39/CP và Luật DNNN ít cần thay đổi nhưđối với các TCT NN cụ thể là:

Trang 26

MÔ HÌNH “CONG TY ME-CONG TY CON” VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIÊN ĐỐI VỚI VNPT

Thứ nhất, Thành viên Hội đồng Quản trị:

Thành viên của HĐQT gồm Chủ tịch va các uỷ viên HDQT có thànhviên chuyên trách và có thể mở rộng thêm thành viên kiêm nhiệm Thành viênchuyên trách chi bat buộc bao gồm Chủ tịch HDQT và Trưởng Ban Kiểm Soát,

không cần thiết đối với Tổng giám đốc Việc quy định như vậy là rất cần thiết

bởi vì nhìn chung sẽ tách được quyền quản lý của HĐQT với quyền điều hành

của Tổng giám đốc

Số lượng thành viên HĐQT từ 5(năm) đến 7(bay) người

Chủ tịch và các uỷ viên HĐQT do người quyết định chuyển đổi, tổ chứccông ty mẹ-công ty con quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật

Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT là 5(nam) năm Thành viên Hội đồng quản trị

có thể được bổ nhiệm lại

Thành viên HĐQT của TCT NN sẽ bị miễn nhiệm hoặc bị thay thế trong

4 trường hợp theo Khoản 6-Điều 13- Nghị định 39/CP là hợp lý, mặt khác theo

chúng tôi việc tăng quyền cho HĐQT thì cũng phải có cơ chế chặt tré hơn đểgắn kết trách nhiệm của họ, vì vậy xin bổ sung thêm hai trường hợp sau:

- _ Không trung thực trong thực thi các quyền hạn hoặc lạm dụng nhiệm vu

quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác;

- Khi công ty mẹ bị lỗ 2 năm liên tiếp hoặc ở trong tinh trạng lỗ lãi đan xen

nhau nhưng không khắc phục được, trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được cấp

có thẩm quyền phê duyệt

Thứ hai, Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị

Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại Điều 32-Luật DNNN thì yếu tố kinh

nghiệm đối với một chức danh đứng trong cơ quan quản lý của một doanh

nghiệp là rất quan trong Vì vậy, để có thể là thành viên HĐQT cần quy địnhkinh nghiệm tối thiểu là 3 năm

Thứ ba, Chủ tịch Hội đồng quản trị

Nhiệm vụ quyền hạn của Chủ tịch HĐQT cần quy định rõ ràng hơn bao

- Lap chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quan trị; quyết địnhchương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập chủ toạ cáccuộc họp của Hội đồng quản trị;

- Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồngquản trị;

25

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w