1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ Luật học: Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống ở một số nước trên thế giới

78 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Thức Chính Thể Cộng Hòa Tổng Thống Ở Một Số Nước Trên Thế Giới
Tác giả Hoàng Lê Kiên
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hòa
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận Nhà nước và Pháp luật
Thể loại luận văn thạc sỹ
Năm xuất bản 2007
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 36,85 MB

Nội dung

TS Nguyễn Đăng Dung: Tư tưởng phân chia quyên lực nhà nước với việc tô chức bộ may nhà nước ở một số nước của TS Nguyễn Thị Hồi; Tìm hiếu các nước va các hìnhthức nhà nước trên thé giới

Trang 1

HÌNH THUC CHÍNH THE CONG HOA TONG THONG

Ở MOT SỐ NƯỚC TREN THẾ GIỚI

Chuyên ngành: Lý luận Nhà nước và Pháp luật

Trang 2

MỤC LỤC

Phần mở đầu - - << CS S11 Y1 1 11 1x55 3Chương 1 Một số van đề lý luận về hình thức chính thé cộnghòa tông thống + gi409000TSEDBISETPSSĐ8/S01709yN0G009/9000007-N010GINHHINHENWSEUSIBSEENNEESGOMSUGIÍ 8

I.1.Hình thức chính thé nhà nước - 8

1.1.1 Khái niệm hình thức chính thé nhà nước 8

1.1.2 Các dạng chính thé cơ bản của nhà nước tư ban seve

1.1.2.1 Hình thức chính thé quân chủ - 121.1.2.2 Hình thức chính thé cộng hòa -. .-: 171.1.3 Hình thức chính thé của các nhà nước xã hội chủ nghĩa .2 l

ba Lai vi » (TRE Sed PRs sơ tex conan it rene im eee Bi SH Ea me ooo Zl

1.1.3.2 Nhà nước Cộng hòa Xô viết ‹‹c 23

1.1.3.3 Hình thức nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dan 25

1.2 Chính thé cộng hòa tong thống - .‹: -: c+<: 271.2.1 Nguồn gốc của chính thé cộng hòa tổng thống 271.2.2 Đặc trưng của chính thể cộng hòa tổng thống 30Chương 2 Chính thể cộng hòa tổng thống ở một số nước trên

2ê: Lgi NOE! DALY oct ï rs hnôg Đã tồi gũi 910 erence meena vase teracene BS 8| HG Magee mes DOM 40

2.1.1 Tổng thống Hoa kỳ 22.22222122 221126 452.1.1.1 Bầu cứ tong thông - 222cc essa ees Ad

2.1.1.2 Quyền han của tổng thống XS SSBNSESEEAGGGEWS,tial 46

Trang 3

2.1.1.3 Mối quan hệ giữa tong thống và chính phủ 49

2.1.2 Quốc hội Hoa kỳ ccc 2701121111 ra 492.1.2.1 Cơ cau, cách thức bầu cử và quy chế nghị sĩ 502.1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc 0H" 532.1.2.3 Các quyền giám sát của Quốc hội -.- 55

2.1.2.4 Các hoạt động không chính thức của Quốc hội 57

obec: Weegee GO Ie TAGE Neves maccawesocasannsmsemanesespnesres< 58

2.2.3.1 Tham quyén c0c.ccccceececeeeecececseueeceeuneseeeane ens 582.315, Cũ CA Hồ GHỦ Gia sọ san sgs tang nha doan 09266 5ã tom mises 59

Zod, PIT DDI san cansin sea 0 84 ĐH k4: I4 3806908 tam amen iw smi NGHI SH § NOT 6 8 S3 3/447 6]

2.2.1 Tong thống Philippin ¿c2 C22 S2 se 612.2.1.1 Quyền han của tổng thống .- s2: 62

2.2.1.2 Tổng thống và ngành hành pháp cpineictgal 62

2.2.2 Quốc hội Philippin -cccc c2: 62

2.2.2.1 Cơ cấu, tiêu chuẩn nghị sĩ -cc S55: 622.2.2.2 Tham quyền của Quốc hội -: 63

1e Ea DRI Or TH PPO cen ngan sgk vnepeanaeyssao amine a amas 64

BAS Se Dư AU GHẾ «se se u2nhahat sa vao ghánsrtatiôsa/sgLzegi 642.2.3.2 Tham quyền eT ee ert 642.3 Kinh nghiệm có thé tham khảo trong tô chức va hoạt động của

BỘ Wey TH TVS VIEL GTP vce: cu Ă 22.2 Ÿ22 es eid nt 2222 nt nai 65

KẾT WAN cece cecccccceeccceeecceceeceeeeecseueseseueececueseeeueeeeeens 72

Danh mục tai liệu tham khảo ‹ ccccccccccc c6 c6 c6 6666 s65 Tô

Trang 4

PHAN MỞ DAU

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của dé tài

Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngay từ buổi đầu đã thé hiện bản chat

của một nhà nước kiểu mới, một nhà nước có chế độ dân chủ rộng rãi, gắn

bó chặt chẽ với nhân dân, phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc, dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Ngay tại phiên họp đầu tiên củaChính phủ lâm thời, nhà nước ta đã xác định việc xây dựng một bản Hiếnpháp là một trong sáu nhiệm vụ cấp bách lúc bấy giờ Tại phiên họp này

Hồ Chủ Tịch đã khang định: “ trước chúng ta bị chế độ quân chủchuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân phong kiến không kém phầnchuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp Nhân dân ta không đượchưởng quyền tự do dân chủ Chúng ta phải có một bản hiến pháp dân chủ”

Và ngay tại Điều 1 Hiến pháp năm 1946 đã xác định: “ Nước Việt nam là

một nước dân chủ cộng hoà Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thé

nhân dân Việt nam không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giaicấp, tôn giáo” Hiến pháp năm 1946 thích hợp với những yêu cầu vànhiệm vụ cách mạng của giai đoạn đó Nhưng đến năm 1959, trước nhữngbiến đổi của tình hình mới, Hiến pháp năm 1959 ra đời VỀ nội dung củahiến pháp, Hồ Chủ Tịch nói : “Tính chất của nhà nước là vấn đề cơ bảncủa hiến pháp Đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền Chínhquyền đó về tay ai và phục vụ quyên lợi của ai? Do là điều quyết định toàn

bộ nội dung của hiến pháp” Tính chất của Nha nước ta được quy định

ngay trong Lời nói đầu của Hién pháp: “ Nhà nước của ta là nhà nước dân

chủ nhân dân dựa trên nên tảng liên minh công nông, do giai cấp công

nhân lãnh đạo”.

Trang 5

Hiến pháp năm 1980 tại Điều 2, Chương | quy định: “Nhà nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản Sứ

mệnh lịch sử của Nhà nước là thực hiện quyên làm chủ tập thế của nhândân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành xây dựng thang lợi

chủ nghĩa xã hội, tiên lên chủ nghĩa cộng sản ”

Hiến pháp năm 1992 tại Điều 2 quy định: “Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân

dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên

minh giữa giai câp công nhân với giai câp nông nhân và tâng lớp trí thức”

Các quy định của bốn bản Hiến pháp trên đã khăng định rõ bản chất

của Nhà nước ta là một nhà nước dân chủ và phục vụ lợi ích của toàn thê

nhân dân Đồng thời cũng chỉ rõ hình thức chính thé của Nhà nước ta là

cộng hoà dân chủ.

Tại Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương trình Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam có đoạn: “Nha

nước ta là trụ cột của hệ thống chính trị và là công cụ chủ yếu để thực hiện

quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và

vì dân Quyên lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa

các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp

và tư pháp Cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền

với chỉnh đốn Đảng, đối mới nội dung và phương pháp lãnh đạo của Dang

đối với Nhà nước Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ cải cách thể chế và

phương thức hoạt động cua Nhà nước, phát huy dân chủ, giữ vững ky luật,

kỷ cương, tăng cường pháp chế, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, có

năng lực ”

Trong quá trinh thực hiện nhiệm vụ cải cách thê chê và phương thức

hoạt động của Nhà nước, việc tham khảo kinh nghiệm tô chức và hoạt

Trang 6

a) động cua các nhà nước khác trên thê giới là một việc làm hoàn toàn can thiết.

Với mong muôn góp phân tìm kiêm thêm kinh nghiệm có thê tham khảo trong quá trình cải cách tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước

ta hiện nay, tôi đã chọn vân đê “Hình thức chính thê cộng hòa tông thông

ở một sô nước trên thê giới” làm đê tài luận văn tôt nghiệp.

2 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

a Mục đích

Thông qua việc nghiên cứu những vân đê lý luận vê hình thức chính

thê, chính thê cộng hòa tông thông và việc tô chức bộ máy nhà nước ở một

sO nước có chính thê này trên thê giới, luận văn nêu lên một sô kinh nghiệm có thê tham khảo trong tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta hiện nay.

b Nhiệm vụ

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yêu sau:

- Nghiên cứu lý luận về hình thức chính thê nhà nước.

- Xác định nguôn gôc và đặc trưng của chính thê cộng hòa tông thông.

- Trinh bày về mô hình tô chức bộ máy nhà nước ở một sô nước có chính thê cộng hoa tong thông mà chủ yêu là nước Mỹ roi trên cơ sở đó tìm ra những kinh nghiệm có thê tham khảo trong tô chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước ta.

3 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trang 7

Chính thé nhà nước không phải là là van dé mới, nó đã được nhiều

nhà nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội dé cập Trong thời gian

gần đây có một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài như:

Hình thúc của các nhà nước đương đại của PGS TS Nguyễn Đăng Dung:

Tư tưởng phân chia quyên lực nhà nước với việc tô chức bộ may nhà nước

ở một số nước của TS Nguyễn Thị Hồi; Tìm hiếu các nước va các hìnhthức nhà nước trên thé giới của TS Cao Văn Liên; Giáo trình Luật Hiến

Pháp các nước tư bản - khoa Luật Đại học Quốc gia năm 1998; Giáo

trình Luật Hién pháp nước ngoài — Truong Đại học Luật Hà nội; Thuyếttam quyên phân lập và bộ máy nhà nước tư sản hiện đại — Viện thông tinkhoa học xã hội năm 1992; Chế định tổng thống Hoa kì - Hiến pháp vàthực tiễn của PGS TS Thái Vĩnh Thắng — Tạp chí Luật học năm 1996;Chế định nguyên thủ quốc gia của nhà nước tu sản của PGS TS Thái

Vĩnh Thang — Tạp chí Nhà nước và Pháp Luật năm 1996 Tuy nhiên, cho

đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt về chính thểcộng hoà tổng thống

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Là dé tài thuộc chuyên ngành Lý luận về nhà nước và pháp luật vớinhan dé như trên, luận văn sẽ đi sâu vào nghiên cứu lý luận về hình thứcchính thé nhà nước, chính thé cộng hòa và chính thé cộng hòa tổng thống.Sau đó luận văn sé dé cập đến cách thức tổ chức và trình tự dé lập ra các

cơ quan tối cao của nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan đó với nhau

và với nhân dân ở một số nước có chính thé cộng hòa tổng thống trên thé

giới hiện nay.

Š Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí

Minh và các quan diém của Đảng ta vê Nhà nước và pháp luật Việt nam.

Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác

như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử

va logic, phương pháp so sánh

6 Kết cầu của luận văn:

Ngoài phân mở đâu, két luận, danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gôm hai chương:

2.3 Một số kinh nghiệm có thể tham khảo trong tổ chức bộ máy

Nhà nước ta hiện nay.

- Kết luận

- Danh mục tài liệu tham khảo.

Trang 9

Chương 1

MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE HÌNH THUC

CHINH THE NHA NUOC

I.1.HÌNH THỨC CHÍNH THE NHÀ NƯỚC

1.1.1 Khái niệm

Hình thức nhà nước là thuật ngữ chuyên ngành Luật hiến pháp và

của một số ngành khoa học xã hội khác, nhằm khái quát hoá mô hình nhà

nước thông qua những đặc điểm thể hiện nội dung của các yếu tố cấu

thành là các bộ phận tạo ra bộ máy nhà nước và mối quan hệ qua lại giữa

chúng với nhau.

Hình thức nhà nước là một vấn đề quan trọng của việc t6 chức va

hoạt động cua nha nước Việc cơ cau tổ chức các cơ quan nhà nước, xác

định quyên, nghĩa vụ của từng cơ quan, mối quan hệ giữa chúng với nhau,nguồn gốc quyền lực nhà nước đều phụ thuộc vào vấn đề chính thể và cơcấu lãnh thé nhà nước Ngược lại, những van dé chính thé, co cấu lãnh thénhà nước lại có tác động đến cơ cấu, quyền hạn và mối quan hệ giữa các

cơ quan nhà nước với nhau Với tầm quan trọng như vậy nên chính thểcũng như cơ cấu lãnh thé nhà nước bao giờ cũng được quy định trong vănbản có hiệu lực pháp lý cao nhất của nha nước, đó là hiển pháp Hiến pháp

có thế dành một chương riêng nói về chính thể cũng như cơ cấu lãnh thổnhà nước Hoặc có thể không có chương riêng, nhưng trong những quy

định của hiến pháp cũng chi rõ hình thức chính thé và cơ cau lãnh thô của

nhà nước, tức là mô hình nhà nước.

Trang 10

Nghiên cứu về hình thức nhà nước là một van dé rất khó, ngay từthời cô đại Platon - nhà triết học vĩ đại của thời kỳ nay đã từng cho rangnhà nước là hình ảnh thu nhỏ của con người Trong tác phẩm “Nền cộng

hoa” Platon đã chia ra 5 loại hình thức nhà nước Đó là hình thức quý tộc,

danh vọng, tài phiệt, dân chủ và chuyên chế Ông cho rằng nhà nước lýtưởng là nhà nước quý tộc do các triết gia điều khiển Trong đó yếu tổ tốithượng là lý tính được nhập thể vào con người triết gia - nhà cai trị và lý

trí của người dân điều khiển các dục vọng của họ[13, tr 65] Arixtot làngười đầu tiên phân biệt ba loại chính quyền: một chính quyên có thể domột, một số hay nhiều người cai trị Nhưng loại nào cũng có thê tốt hoặcxấu Một chính quyền là tốt khi nó cai trị vì lợi ích chung của toàn dân và

theo luật pháp Một chính quyền là xấu khi nó cai trị vì lợi ích hay sở thích

riêng của những người cai trị và không theo luật pháp Theo Arixtot, các

hình thức chính quyền chân chính gồm có chế độ quân chủ (chính phủ của

một người), chế độ quý tộc (chính phủ của số ít) và chế độ dân chủ (chính

phủ của SỐ đông) Lý tưởng của Arixtot là một cá nhân xuất sắc cai trị thì

van hơn, nhưng không may khi kiếm được những người như vậy Cho nênông ủng hộ chế độ quý tộc, trong chế độ quý tộc việc cai trị do một nhóm

người có trình độ, tài năng, và năng lực lãnh đạo hơn những người khác

đảm nhiệm[13, tr 89-90] J.Locke trong tác phẩm “Khảo luận thứ hai vềchính quyền” đã vẽ ra một bức tranh nhà nước khác với luận thuyết Chúa

tế trong xã hội của Hobbes Chúa tế của Hobbes là tuyệt đôi Locke đồng ýrằng phải có một “quyền lực tối cao”, nhưng ông thận trọng đặt nó trongtay cơ quan lập pháp, là đại diện cho ý muốn của đa số dân chúng Ôngnhắn mạnh tầm quan trọng của sự phân chia quyền lực, chủ yếu để những

người thi hành luật va bao vệ luật không phải là những người làm luật, vì *

họ có thé miễn chước cho ban thân họ việc tuân thu những luật họ làm ra,

và thích nghi luật, cả trong việc làm luật và thi hành luật, cho phù hợp với

Trang 11

10 loi ích riêng của họ” Vi vay co quan hành pháp ở dưới luật, cả cơ quan

lập pháp cũng không phải tuyệt đối, mặc dù nó là “tối cao”, vì quyền lập

pháp được coi như một sự uỷ thác.

Chủ nghĩa Mác phân chia lịch sử hình thành và phát triển xã hội loàingười thành năm hình thái kinh tế - xã hội, nhưng chỉ có bốn hình thái có

nhà nước là: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa, ứng

với mỗi hình thái này là một kiểu nha nước Các nhà nước thuộc cùng một

kiểu có thể có bản chất giống nhau, song hình thức của chúng lại rất đa

dang phụ thước vào hoàn cảnh lịch sử cụ thẻ, truyền thống, phong tục tập

quán và đặc diém tâm lý dân tộc của mỗi nước.

Trong triết học, hình thức và nội dung là một cặp phạm trù phản ảnhmối quan hệ qua lại giữa hai mặt của hiện tượng tự nhiên và xã hội Nếunội dung là toàn bộ những yếu 6, những mat, những quá trình tao nên sựvật thì hình thức là phương thức ton tại và phát triển của sự vật, là hệthống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tô của sự vật đó

Trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung là mặt chủ

đạo, năng động và quyết định của khách thể, còn hình thức là mặt tươngđối ổn định của khách thé, thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của nội dung

Nhưng hình thức cũng có sự tác động ngược lại nội dung Khi hình thức

thích ứng với nội dung thì thúc đây sự phát triển của nội dung, và ngượclại khi hình thức không thích ứng thì nó kìm hãm sự phát triển của nộidung Mọi sự vật hiện tượng đều có hình thức tồn tại của nó Nội dung vàhình thức liên quan mật thiết với nhau, không có nội dung thì không có

hình thức và không có hình thức nào tôn tại không có nội dung Nghiên

cứu nha nước cũng như nghiên cứu các sự vật hiện tượng khác, doi hỏi chúng ta phải hiéu được nội dung và hình thức cua nó Nha nước là một

Trang 12

hiện tượng xã hội, cũng giông như các hiện tượng xã hội khác đêu phải có

hình thức thể hiện

So với hình thức tổ chức và hoạt động của nhà nước được phân theo

tiêu chí cấu trúc lãnh thổ, tức là theo chiều dọc địa bàn hoạt động của các

cơ quan nhà nước, thì hình thức chính thể đi sâu vào cơ cấu tổ chức theo

chiêu ngang Nếu mô hình nhà nước được phân theo chiều dọc, nhà nước

được tô chức thành các cơ quan nhà nước trung ưong và các cơ quan nhà

nước địa phương thì mô hình nhà nước theo hình thức chính thé được phân

thành các cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng khác nhau: cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, cơ quan thực hiện chức năng hành pháp và các cơ quan thực hiện chức năng xét xử Các hoạt động của nhà nước được chia thành ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Trong khoa học pháp lý, chính thể được gọi là mô hình tổ chức bộ

máy nhà nước Hay nói cách khác, chính thể phải dựng nên một bộ xương

cho cơ thể nhà nước Đây là vẫn đề quan trọng, góp phần tạo nên cơ sở

hoạt động của nhà nước sau này Vi vậy chính thé là van dé cơ bản nhất

của mỗi bản hiến pháp - đạo luật cơ bản của nhà nước Nhiệm vụ quantrọng nhất của mỗi bản hiến văn là phải lựa chọn cho nhà nước một môhình tô chức cơ cấu thích hợp

Hình thức chính thể là mô hình tổ chức hoạt động của nhà nướcđược phân tích dưới giác độ tô chức, hoạt động và mối quan hệ giữa các

cơ quan nhà nước trung ương với nhau và giữa các cơ quan nha nước trung ương với nhân dân.

Theo PGS TS Nguyễn Đăng Dung thì chính thể được định nghĩa

như sau: “Chính thê là xét mô hình tô chức nhà nước dưới giác độ cách

thức thành lập, cơ cau tô chức và mối quan hệ giữa các cơ quan cau thành

nên bộ may nha nước Trước hét là môi quan hệ giữa co quan quyên lực

Trang 13

=

nha nước cao nhất của quốc gia với nhân dân” [1, tr 56] Hình thức chínhthê theo Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật — Trường Dai học Luật

Hà Nội là: a diel tổ chức và trình tự dé lập ra các cơ quan tối cao của

nhà nước và xác lập những mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó”[14, tr

56] Còn theo Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật — Khoa

Luật Đại học Quốc gia Hà Nội thì hình thức chính thé “là hình thức tổ

chức các cơ quan quyên lực tối cao, cơ cấu trình tự thành lập và mối liên

hệ của chúng với nhau cũng như mức độ tham gia của nhân dân vào việc

thiết lập các cơ quan nay”[15, tr58]

Khi xác định hình thức chính thé, trước hết người ta thường dựa vào

cách thức thành lập ra nguyên thủ quốc gia và nhiệm vụ quyền hạn của

nguyên thủ quốc gia Rồi sau đó đến cách thức tổ chức và mối quan hệgiữa các cơ quan nhà nước khác, mà chủ yếu là của các cơ quan lập pháp

và hành pháp Chúng ta có thể đưa ra một quy trình cho việc xác định

chính thể của bất kỳ nhà nước nào Căn cứ vào người đứng đầu nhà nước nguyên thủ quốc gia để xác định nhà nước đó thuộc về quân chủ hay cộnghoà Nếu nguyên thủ quốc gia được hình thành theo nguyên tắc truyềnngôi thì đấy là chính thể quân chủ, nếu nguyên thủ quốc gia được hìnhthành bằng con đường bau cử thì là chính thé cộng hoà Hiện nay trên thégiới có hai loại chính thé co bản đó là chính thé quân chủ và chính thécộng hoà Mỗi dạng chính thé đó lại được chia thành nhiều dạng khácnhau như chính thể quân chủ chuyên chế, chính thể quân chủ hạn chế,chính thể cộng hoà quý tộc, chính thể cộng hoà dân chủ Sau đây chúng ta

-sẽ xem xét những nét khái quát nhất về từng dạng chính thể cơ bản đó

1.1.2 Cac dang chính thé co bản của nhà nước tư sản

1.1.2.1 Hình thức chính thé quân chu

Trang 14

quân chủ nhưng nội dung chứa đựng nhiều yếu tố dân chủ Thậm chí như

Anh quốc mặc dù vẫn giữ chính thể quân chủ nhưng lại là quê hương củanhiều chế định dân chủ hiện nay

Sự tồn tại cho đến ngày nay của chính thể quân chủ ở nhiều nước tư

bản phát triển thể hiện sức sống mãnh liệt đã tồn tại nhiều thế kỷ của hìnhthức này Hình thức chính thé nay còn tổn tại cho đến ngày nay là tàn du

của chế độ phong kiến, được giai cấp tư sản sử dụng như một công cụ tiềmtàng phòng chống những biến đổi xã hội to lớn Nhà vua được dựng lênnhư một nhân vật siêu phàm đứng trên các giai cấp, các đảng phái, tượng

trưng cho sự vĩnh hăng của chê độ xã hội hiện hành.

Hình thức chính thể quân chủ trong lịch sử và cho đến hiện nay có

hai loại cơ bản: quân chủ chuyên chế hay tuyệt đối và quân chủ hạn chế

hay tương đối Quân chủ tuyệt đối là loại hình tổ chức quyền lực nhà nước

mà về mặt pháp lý toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhà vua Đây là

loại hình phô biến trong các nhà nước phong kiến, hiện nay hầu như không

còn tôn tại Quân chủ lập hiện là loại hình phô biên hiện nay trong đó việc

Trang 15

t6 chức quyền lực nhà nước vừa có nhà vua vừa có hiến pháp Nhà vua chỉ

có quyên lực thực sự khi không có hiến pháp Một khi đã có hiến pháp thì

nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối như trong chế độ phong kiến nữa

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ quân chủ lập hiến là dựa trên họcthuyết phân quyền của Montesquieu: lập pháp do nghị viện có cơ cấu hai

viện đảm nhiệm - một viện thứ dân và một viện quý tộc; hành pháp là hoạt động chỉ huy thực hiện bao giờ cũng phải nhanh nhạy nên do một ông vua

tốt hơn là nhiều người đảm nhiệm; tư pháp do các thâm phán đảm nhiệm.Nguyên tắc phân chia quyền lực của Mongtesquieu được quy định thành

sự kiềm chế đối trọng lẫn nhau Người đứng đầu bộ máy hành pháp có

quyền phủ quyết các đạo luật của nghị viện và nghị viện có quyền luận tội

các vị quân vương và các vị có hàm bộ trưởng Ngày nay khi nói đến

những nhà nước vừa có vua vừa có hiến pháp người ta gọi là những “ông

vua lập hiến” có hàm ý chỉ những ông vua hình thức, không có thực quyền

theo công thức “ Nhà vua tri vì nhưng không cai trị” Quyền lực nhà nước

chủ yếu nằm trong tay bộ máy hành pháp và người đứng đầu hành pháp

Ngày nay vị trí lãnh đạo quốc gia dần dan thay đổi từ giới quý tộc

cha truyền con nối sang các quan chức do dân chúng bầu ra Trong các xãhội Châu Âu hoàng gia vẫn còn tổn tại, nhưng nhà vua không còn quyềnlực tuyệt đối như trong quá khứ Ví dụ như Anh, Na uy, Thụy điển, Đanmach, Bi Cac quốc gia nay được tổ chức theo mô hình quân chủ lậphiển, trong đó người đứng đầu quốc gia là vua hay nữ hoàng

Quân chủ lập hiến có hai loại cơ bản: quân chủ nhị nguyên và quân

chủ đại nghị Hiến pháp là văn bản phân chia quyền lực giữa các thế lực

chính tri khác nhau.

Thứ nhát, quan chu nhị nguyên

Trang 16

Quân chủ nhị nguyên là loại hình tô chức nhà nước trong đó quyềnlực được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cau trúc nhà nước - nhà vua

và nghị viện Các bộ trưởng do nhà vua bổ nhiệm, vừa chịu trách nhiệm

trước nha vua, vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện Day là loại hình tontại ở thời kỳ đầu của cách mang tư san, thời kỳ quá độ chuyén chính quyền

từ tay giai cấp phong kiến sang giai cấp tư sản Sau đó một thời gian loại

hình chính thé này phan lớn được chuyển sang mô hình chính thé đại nghị

Loại thứ hai, quan chủ đại nghị

Đây là loại hình quân chủ tương đối phố biến hiện nay ở các nước

tư bản kế cả các nước tư bản phát triển (Anh, Nhật, Tây Ban Nha ) Loạihình tổ chức nha nước này có ưu điểm là vừa phát huy được dân chủ,quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lại vừa gìn giữ được sự ôn định chotầng lớp quý tộc phong kiến cũ, mặc dù đã trở nên lỗi thời hết vai trò chính

trỊ.

Loại hình tô chức nhà nước này có đặc điểm:

- Nguyên thủ quốc gia do thế tập truyền ngôi Ở chính thể này thôngthường nguyên thủ quốc gia là các vị Hoàng dé được truyền ngôi cho con

Song cũng có trường hợp đặc biệt, nguyên thủ quốc gia được nắm giữ

chức vụ bằng con đường bầu cử (Ví dụ, Hiến pháp hiện hành của Thụyđiển qui định: khi nhà vua băng hà hoặc thoái vị mà hoàng gia không có ai

đủ khả năng để thừa kế ngôi vua thì Quốc hội sẽ bầu một người làm phụchính lâm thời cho đến khi lập được Vua mới) Chính phủ - bộ máy hành

pháp được thành lập và hoạt động khi nào vẫn còn sự tín nhiệm của hạ

nghị viện Người đứng đầu hành pháp và các bộ trưởng phải chịu trách

nhiệm trước hạ nghị viện Việc thành lập và hoạt động của chính phủ đềunăm trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện Nhà vua hầu như

không tham gia vào việc giải quyét các công việc của nhà nước, theo một

Trang 17

loạt những nguyên tac mà sau nay đã trở thành những câu thành ngữ dan

gian: “Nhà vua ngự trị nhưng không cai trị” ; “ nhà vua không bao giờ làm

sai” ; “Nhà vua không chịu trách nhiệm gì cả” ; “Nhà vua không có quyền

nên không gánh vác trách nhiệm”

Nhà vua được tuyệt đôi hóa trở thành một nhân vật siêu phàm,

tượng trưng cho sự độc lập vĩnh hăng của dân tộc, nhà vua hay nữ hoàng

bị tước bỏ dần quyền năng, lúc dau thì phái nhường quyền lập pháp choQuốc hội Sau đó dan dan lại phải nhường quyền điều hành đất nước cho

hành pháp (chính phủ), mà đứng đầu là thủ tướng Nhà vua hay nữ hoàng

chỉ còn lại một phần của quyền hành pháp, đó là hành pháp tượng trưng

Với chức năng biểu tượng cho sự bên vững của dân tộc, nguyên thủquốc gia ở các nước theo chính thể quân chủ có một vị trí rất quan trọngtrong những thời điểm mà nên an ninh, chủ quyền độc lập của các quốc gia

bị xâm phạm Khi đó với tư cách là người đứng đầu biểu tượng cho sự bền

vững của dân tộc, nhà vua phải đứng ra kêu gọi tinh thần yêu nước, sự hy

sinh của than dân dé bảo vệ đất nước Đây cũng là lý do quan trong cho sựtồn tại của chế định nguyên thủ quốc gia của chế độ quân chủ đại nghị

Nguyên thủ quốc gia của các nhà nước nay là hành pháp tượng trưng —

một phần của hành pháp Thủ tướng là người đứng đầu hành pháp có

quyên điều hành gọi là hành pháp thực quyền

- Đặc điểm tiếp theo của chính thể quân chủ đại nghị là nghị viên cóquyền lực tối cao Chính vì sự tối cao này mà mô hình tổ chức của nhànước được gọi là quân chủ đại nghị hay nghị viện Nghị viện có quyên

quyết định mọi van dé của nhà nước Chính phủ được nghị viện thành lập

ra, Chính phủ chỉ được hoạt động khi vẫn còn sự tín nhiệm của nghị viện.

Trong trường hợp không còn sự tín nhiệm của nghị viện, thi chính phủ

phải từ chức, nghị viện thành lập ra chính phú mới Trong trường hợp

Trang 18

LF không thành lập được chính phủ mới thi nghị viện bị giải tán Nghị viện là

cơ quan lập pháp nhưng nhiệm vụ quan trọng trên hết và phải thực hiện

trước hết là phải thành lập ra chính phủ Trong trường hợp không thành

lập được chính phủ thì nghị viện có thế phải giải tán.

1.1.2.2.Hình thức chính thể cộng hòa

Chính thé cộng hòa là loại hình tô chức nhà nước dân chủ mà ở đó

quyên lực của nhà nước thuộc về nhân dân Nếu như trong hình thức chínhthé quân chủ chuyên ché, quyền lực nhà nước tập trung vào trong tay một

vị vua được truyền ngôi theo nguyên tắc thế tập, nhân dân ở mọi tầng lớp(trừ quý tộc) không có quyền tham gia vào công việc nhà nước, thì ở nhà

nước có chính thể cộng hòa, các cơ quan tối cao của nhà nước được tô

chức theo nguyên tắc bau cử, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.Chính thể cộng hòa là mô hình nhà nước hoàn toàn từ bỏ mọi dấu ấn củanhà nước phong kiến

Chính thê cộng hòa là hình thức nhà nước hiến định, trong đó nhữngngười nam quyển lực nhà nước do các công dân lựa chọn Một chínhquyền hiến định là chính quyền trong đó các tô chức căn ban và các bộphận của nó được luật pháp xác lập Đó là một chính quyền của luật pháphơn là một chính quyền của những con người cụ thể nào đó Kiểu “Ta là

nhà nước” của Luis XIV hay “Ta là pháp luật” của Adolf Hitle là cách

diễn đạt cho các chính quyền không do hiến định

Hình thức chính thé cộng hòa có hai loại chủ yếu là chính thé cộnghòa đại nghị và chính thể cộng hòa tông thống Và một hình thức thứ bakết hợp giữa hai hình thức nay ia chính thé cộng hòa lưỡng tính

Thứ nhát, chính thé cộng hoa dai nghi

‘ THUVIEN |

TRUONG BAI HOC LUATHA NO! |

| PHONG ĐỌC wold —

Trang 19

Chính thé cộng hòa dai nghị hay còn được gọi là chính thể cộng hòa

nghị viện là chính thé ma ở đó nguyên thủ quốc gia không hình thành bang

phương pháp thé tap ma bang phuong phap bau ctr Nghi vién vé nguyéntắc là cơ quan đóng vai trò quan trong hơn mọi cơ quan nhà nước khác

trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.

Nguyên thủ quốc gia của chính thé này được thành lập dựa trên cơ

sở của nghị viện, do nghị viện bầu ra, hoặc dựa trên cơ sở của nghị viện cóthêm thành phan khác như là đại diện của các lãnh địa trực thuộc, mà

không do nhân dân trực tiếp bầu ra

Về cơ bản các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị cũng giống

như các nước theo chính thé quân chủ đại nghị đều tuyên bố nguyên tắc:

nguyên thủ quốc gia “ không chịu trách nhiệm” Điều 90 Hiến pháp Italiatuyên bố : “Tổng thống nước cộng hòa không chịu trách nhiệm các hoạt

động của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, trừ trường hợp phản

bội tô quốc hoặc hành động xâm phạm tới hiến pháp” Khoản | Điều 49của Hiến pháp Hy Lạp cũng quy định một điều khoản tương tự Bên cạnh

đó vẫn có nước quy định trách nhiệm của nguyên thủ quốc gia, ví dụ Điều

142 Hiến pháp Cộng hoa Áo quy định: “Tổng thống liên bang chịu trách

nhiệm về việc thi hành chức năng của mình trước Quốc hội liên bang”.

Một số hiến pháp quy định tính trung lập không đảng phái củanguyên thủ quốc gia ở loại hình chính thể này, để tỏ rõ sự vô tư củanguyên thủ quốc gia Chăng hạn như pháp luật của CHLB Đức, Áo quyđịnh khi được bầu làm tổng thống thì phải từ bỏ đảng phái Tuy nhiên quy

định này trên thực tế rất khó được thực hiện Bởi vì việc được bầu vào vào

chức danh tông thống trước hết bắt đầu bằng việc được giới thiệu ra ứng

cư tông thông và phải được sự ủng hộ của dang khi ra tranh cử

Trang 20

lỗ Chính phủ - trung tâm của bộ máy nhà nước được hình thành dựa trên cơ sở của nghị viện, nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước nghị

viện Đây là đặc điểm chủ yếu của chính thé đại nghị kế cả cộng hòa lẫn

quân chủ Xuất phát từ nguyên tắc chính phủ phải chịu trách nhiệm trướcnghị viện đã làm cơ sở cho việc nghị viện có thể lật đỗ chính phủ và người

đứng đầu chính phủ có quyền hoặc yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán

nghị viện.

Về mối quan hệ giữa nguyên thủ quốc gia với chính phủ, đa số cácnước tư sản theo loại hình chính thể cộng hòa đại nghị đều quy định tổng

thông có quyên bô nhiệm người đứng đầu chính phủ Nhưng quy định bố

nhiệm và tiêu chuân của người đứng đầu chính phủ như thé nào lại không

được pháp luật quy định rõ Thay vào đó là những tập tục không thành

văn: người đứng đầu bộ máy hành pháp phải được sự ủng hộ của đa sốnghị sĩ trong nghị viện Nói một cách khác, nguyên thủ quốc gia - tổngthống nước cộng hòa đại nghị không thé bố nhiệm một người nào kháchơn là thủ lĩnh của đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện làm người đứngđầu chính phủ

Thứ hai, chính thể cộng hòa tong thong

Hình thức chính thé cộng hòa tổng thống được sinh ra muộn hơn sovới hình thức chính thể đại nghị Loại hình này được áp dụng tương đốiphổ biến ở các nước tư bản châu Mỹ la tỉnh mà khuôn mẫu của nó là Hợpchủng quốc Hoa kỳ Hình thức chính thé cộng hòa tổng thống là hình thức

tê chức nhà nước mà ở đó Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa làngười đứng đầu bộ máy hành pháp, do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp

bau ra Mọi thành viên của chính phú đều do Tông thống bồ nhiệm và chịu

trách nhiệm trước Tông thong, không chịu trách nhiệm trước nghị viện

người ta gọi đây là chính phu một dau, không phai là chính phủ lưỡng dau

Trang 21

như loại hình quân chủ và cộng hòa đại nghị, bên cạnh nguyên thủ quốc

gia còn có Thủ tướng - người đứng đầu bộ máy hành pháp Ở những nướcnày học thuyết phân chia quyền lực nhà nước được áp dụng một cáchtương đối cứng rắn, hay còn gọi là phân quyền cứng ran và tăng cường

quyên lực của cá nhân tông thông.

Vì hai chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháptập trung vào một người - Tổng thống cho nên Tổng thông có toàn quyềntrong việc quyết định nhân sự của chính phủ Tổng thống tự mình lựa

chọn, bỗ nhiệm và tự mình bãi nhiệm vào bất cứ lúc nào Về nguyên tắc,

các bộ trưởng không hợp thành một cơ quan bản bạc chịu trách nhiệm tập

thé trước nghị viện mà chỉ chịu trách nhiệm trước Tổng thong Các bộ

trưởng chỉ là những người giúp việc cho Tổng thống, thực hiện những

chính sách của Tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lỗi chínhsách của Tổng thống

Khác với Tổng thống ở chính thể cộng hòa đại nghị, Tổng thống ở

chính thể cộng hòa tổng thông có thể được nhân dân trực tiếp hoặc gián

tiếp bầu ra với lượng tuyển cử đoàn rộng rãi Do vậy Tổng thống ở chínhthé này có nhiều quyền lực hơn Những đặc điểm của chính thể này sẽđược trình bày một cách chỉ tiết hơn ở phần sau

Thứ: ba, chính thé cộng hòa lưỡng tính

So với chính thể chính thé đại nghị ké cả quân chủ lẫn cộng hòa thichính thể cộng hòa lưỡng tính ra đời muộn hơn Chính thể cộng hòa lưỡngtính là chính thê mà việc tô chức nhà nước vừa có đặc điềm của cộng hòađại nghị, vừa có những đặc điểm của cộng hòa tổng thống Giống nhưchính thé cộng hòa tông thống, sự hình thành chính thé này là sự rút kinh

nghiệm những điểm yếu và những diém mạnh phù hop với thực tế của

chính thê cộng hỏa tông thông Hinh mâu của loại chính thé cộng hòa

Trang 22

lưỡng tinh là nước Pháp theo Hiển pháp hiện hành của nước nay - Hiến

pháp năm 1958.

Trung tâm của bộ máy chính quyền ở những nước này là tổng

thông Tổng thống không do nghị viện bầu ra hoặc dựa trên cơ sở của nghị

viện như trong các nước theo chính thể cộng hòa đại nghị, mà do nhân dân

trực tiép bâu.ra, hoặc do các dai cử tri bau ra.

Tổng thống có quyền hạn rất lớn kế cả quyền giải tán nghị viện

trước thời hạn của Tổng thống trong chính thé cộng hòa đại nghị, lẫn

quyền tự thành lập chính phủ của Tổng thống trong chính thể cộng hòatông thong Hiển pháp năm 1958 của Pháp tăng cường sự chịu trách nhiệm

của bộ trưởng trước Tổng thống, và giảm sự chịu trách nhiệm của Bộ

trưởng trước Nghị viện Điều 23 Hiến pháp này quy định: “Chức năng của

bộ trưởng không thé trùng hợp với chức năng của nghị sĩ và với một chức

năng chuyên nghiệp nào khác”.

Nếu như trong mô hình đại nghị, Chính phủ chỉ chịu trách nhiệmtrước Nghị viện và ở mô hình cộng hòa tổng thống Chính phủ chỉ chịutrách nhiệm trước Téng thống, thì ở cộng hòa lưỡng tính Chính phủ baogồm Thủ tướng đứng đầu và các bộ trưởng không những phải chịu trách

nhiệm trước Nghị viện mà còn phải chịu trách nhiệm trước Tổng thống

Giống như chính thể cộng hòa đại nghị, Chính phủ có Thủ tướng đứng

đầu Nhưng thực ra chính phủ đặt dưới sụ lãnh đạo trực tiếp của Tống

thống Tổng thông chủ tọa các phiên họp của Hội đồng bộ trưởng đề quyếtđịnh các chính sách quốc gia Chính phủ đứng đầu là thủ tướng được thànhlập dựa trên cơ sở của lập pháp và có thé bị lật đồ, Quốc hội có thé bị giải

tán trước thời hạn Day là đặc diém quan trọng của chính thê nay.

1.1.3 Hình thức chính thê của các nhà nước xã hội chủ nghĩa 1.1.3.1 Công xa Paris

Trang 23

Công xã Paris là hình thúc nha nước chuyên chính vô san đầu tiên

trong lịch sử, ra đời trong cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 18/3/1871 cua

công nhân thủ đô Paris đã chiến thắng quân đội chính phủ Thier Mặc dùchỉ tồn tại trong một thời gian ngắn 72 ngày, nhưng đã đề lại trong lịch sử

một mô hình tổ chức nha nước của giai cấp công nhân - hình thức nha

nước của giai cấp võ sản, mà nói như cach của C.Mac, rút cuộc đã tìm

được ra trên thực tế “là một hình thức chính trị công khai trong đó có thégiải phóng nhân dân lao động về mặt kinh tế” [16, tr 97]

Hình thức Công xã Paris có một số đặc điểm:

- Công xã Paris đã chỉ ra răng duới sự lãnh đạo của giai cấp công

nhân, nhân dân lao động có thể làm chủ được vận mệnh của mình trong

việc quản lý và xây dựng một xã hội, với việc xóa bỏ mọi đặc quyền củaviên chức nhà nước, thi hành chính sách của đa số nhân dân lao động đối

với thiểu số tư sản bóc lột

- Công xã Paris đã xóa bỏ chế độ đại nghị tư sản, thành lập ra hệthống cơ quan đại diện mới Do là Hội đồng Công xã Paris là cơ quanquyền lực nhà nước cao nhất, thống nhất năm cả ba quyền: Lập pháp, hành

pháp và tư pháp Thành viên của Hội đồng xuất thân chủ yếu từ côngnhân, do nhân dan lao động bau ra theo nguyên tac phổ thông Các ủy viênnày có thể bị bãi miễn nếu không còn đủ uy tín hoặc không còn khả năng

hoàn thành nhiệm vụ.

- Công xã Paris đã thực hiện việc đập tan bộ máy nhà nước cũ déthành lập một bộ máy nhà nước mới của giai cấp công nhân Công xã Paris

đã thực hiện việc giải tán lực lượng cảnh sát dé thành lập lực lượng an

ninh mới, giải tán các tòa án và viện công tố, thành lập các tòa án và viện

công tô mới, và thành lập các tòa án đặc biệt.

Trang 24

- Công xã Paris đã xác lập một chế độ dân chủ mới trong đó đã đề ra

và thực hiện nhiều biện pháp dé bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho giai

cấp công nhân và nhân dân lao động tham gia quản lý nhà nước và quản lý

xã hội như: Xóa bỏ chế độ đặc quyền của các viên chức nhả nước; quy

định quyền bau cử và ứng cử của công nhân vao các cơ quan nhà nước; tổ

chức cho công nhân quản lý các xí nghiệp; thành lập các câu lạc bộ đỏ, thư

viện công nhân, vườn trẻ Đông thời đã thực hiện một số biện pháp

chuyên chính với những thành phan chống đối cách mang và những phan

tử bóc lột như: Thành lập các tòa án đặc biệt để xử bọn phản cách mạng,đóng cửa các báo chí phản động, cắm cúp lương, cắm làm đêm trong các

xưởng bánh

Tuy nhiên Công xã Paris là một hình thức chính thé chưa thực sự

hoàn chỉnh cho việc duy trì và quản lý xã hội của giai cấp cam quyền vôsản non trẻ, chính quyền chỉ tồn tại được 72 ngày, nhưng đã có tác dụnglàm phong phú thêm học thuyết cách mạng của C.Mác và Ph.Anghen,manh nha mô hình tô chức nhà nước của giai cấp công nhân

1.1.3.2 Nhà nước Cộng hòa Xô — Viết

Hình thức nhà nước Xô viết là hình thức được sử dụng để tô chức

và thực hiện chính quyền của giai cấp vô sản Nga và các nước cộng hòa

khác ở vùng Cáp-ca-Zơ, vùng Ban tích, sau này trở thành hình thức nhà

nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Mô hình tổ chức nhànước này trong thời kỳ còn hệ thống xã hội chủ nghĩa đã trở thành khuônmẫu cho việc tô chức và hoạt động của hâu hết các nước xã hội chủ nghĩa

Hình thức chính thé Cộng hòa Xô việt có một sô đặc điêm:

- Xô Viết xuất hiện trong giai đoạn đầu của cuộc tông khủng hoảng

của chủ nghĩa tư bản, khi hệ thông tư bản chủ nghĩa còn mạnh và các nước

xã hội chủ nghĩa chưa hình thành Vì vậy, trong việc giành chính quyền và

Trang 25

tô chức chính quyền chủ yếu dùng các phương pháp kiên quyết không hòa

hoãn, không nhượng bộ, thé hiện tính giai cấp công khai Có hệ thống cơquan đại diện phức tạp, các Xô viết từ quận (huyện) trở xuống thực hiệnnguyên tắc bầu cử trực tiếp, từ cấp tỉnh trở lên áp dụng hình thức đại hội

Xô viết Đại hội Xô viết chỉ có quyền lực trong thời kỳ tiễn hành đại hội,

khi đại hội cham dứt thì không còn quyên lực nữa

- Hình thức tô chức chủ yếu của các Xô viết ở thành phố và nông

thôn là các hội nghị toàn thể đại biểu được bầu ra một cách trực tiếp theođơn vị sản xuất, xí nghiệp, nhà máy, nông trường, công trường và các hợp

tác xã nông nghiệp, ở cấp cao hơn là Đại hội các Xô viết Các đại hội hoạt

động kiêm nhiệm không tách rời công tác chuyên môn và sản xuât.

- Giữa các kỳ hội nghị đại biểu toàn thê thì chức năng của các Xôviết thành phố và xã do các ủy ban chấp hành và Đoàn Chủ tịch do các

Hội nghị và các Đại hội đại biểu các Xô viết bầu ra đảm nhiệm Đại hội

Xô viết của các nước cộng hòa bau ra Ban chấp hành Trung ương Banchấp hành Trung ương bầu ra Đoàn chủ tịch của Ban chấp hành Trung

ương các Xô việt nước cộng hòa.

- Trong hình thức Xô việt không có tô chức mặt trận đoàn kêt dan tộc, không có sự thỏa hiệp giữa các đảng trong việc cử người tham gia và các cơ quan nhà nước Hệ thông cơ quan nhà nước được xây dựng dựa trên

cơ sở lãnh đạo của một đảng thông nhất(Đảng Bonsévich)

- Bộ may nhà nước các cap của Cộng hòa Xô việt được tô chức theo nguyên tac tập quyên xã hội chủ nghĩa, không theo nguyên tac phân quyên cua chê độ tư bản chú nghĩa, tat cả quyền lực nhà nước tập trung vào các

cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bau ra

- Chế độ dân chủ trong nhà nước Xô viết thê hiện tính giai cấp công

khai và không khoan nhượng Đôi với các phân tử bóc lột không những bị

Trang 26

tước đoạt quyền bau cử ma còn bị hạn chế các quyền chính trị khác nhưcam hội họp, cam tự do báo chí và ngôn luận Đồng thời tiến hành nhiềubiện pháp kiên quyết trừng trị những phần tử chống lại cách mạng Ngượclại giai cấp công nhân dược quy định một số quyền ưu tiên, đồng thời mở

rộng dân chủ đôi với nông dân nghèo và bình sĩ.

Với sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết,

Hiến pháp 1924 và sau đó Hiến pháp 1936 đã quy định hệ thông các cơquan quyền lực nha nước Liên xô như sau: Đại hội Xô viết toàn liên bang

là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao; Ủy ban chấp hành Trung ương củaLiên xô do Đại hội Xô viết toàn liên bang bầu ra gồm hai viện — Viện liên

bang và Viện Dân tộc; Ủy ban chấp hành trung ương bầu ra Đoàn Chủtịch Bộ máy nhà nước của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

được tô chức theo nguyên tắc tập quyền, không có sự phân chia quyền lực,tat cả quyền lực nha nước tập trung vào trong tay Xô viết, mà đứng dau làĐại hội đại biểu Xô viết Liên bang

Hình thức chính thể Xô viết phát triển thành nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Xô viết theo quy định của Hiến pháp năm 1977, được gọi là

nhà nước toàn dân có nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa

cộng sản.

Nhưng đến cuối những năm 80 của thé kỷ XX, Liên xô đã nhận ravan đề kinh tế - xã hội đang tụt dẫn so với các nước tư bản phát triển mà

không còn có sự tăng trưởng vượt bậc như những năm đầu của chính

quyền Xô viết Một cuộc cải cách được gọi là “cải tổ” được tiến hành, màkết quả của nó là cả Liên xô tan rã, kéo theo sự đồ bể của cả một hệ thông

các nước xã hội chủ nghĩa.

1.1 3.3 Hình thức nha nước Cộng hoa dan chủ nhân dan

Trang 27

26 Day là loại hình nhà nước của các nước xã hội chủ nghĩa được hình

thành sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai ở các nước Châu Âu như Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Đức, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ba lan, Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Hung ga ri, Bun ga ri, An ba ni, Tiệp Khắc, và ở một sốnước Châu Á như Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Việt nam Dân chủ Cộng

hòa, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triêu Tiên.

Về cơ bản các nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân được tô chức theo chính thê Xô việt Nhưng so với Liên bang Cộng hà xã hội chủ nghĩa

XO việt, các nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân có các đặc diém cơ bản

sau:

- Xuất phát từ hoàn cảnh quốc tế và trong nước, nên các nhà nước

đều có đặc trưng chung là sử dụng kết hợp các phương pháp hòa bình vàbạo lực(trừ Việt Nam và Bun ga ri) để giành và tô chức chính quyền, đều

thực hiện bước chuyển tiếp từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng

xã hội chủ nghĩa.

- Trong các nước đều tồn tại hình thức tổ chức mặt trận đoàn kết

dân tộc(với các tên gọi khác nhau như Mặt trận tổ quốc, mặt trận nhân

dân ) trong đó bao gồm nhiều đảng phái, nhiều lực lượng xã hội khác

nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Mặt trận giữ một vai trò quan trọng trong việc tham gia thành lập và củng cô bộ máy nhà nước.

- Nhìn chung trong các nước dân chủ nhân dân đều thực hiện

nguyên tắc bầu cử bình đăng, phố thông, trực tiếp và bỏ phiéu kín Trongmột số nước có quy định ở mức độ hạn chế những người không được thamgia bau cử Chang hạn ở Việt nam quy định những người đi lính Com-

mang-d6 và những người địa chủ chưa cải tạo không được tham gia bau

cử; ở Rumani có quy định những người chủ có từ mười công nhân trở lên không được tham gia bau cu.

Trang 28

- Trong nhà nước dân chu nhân dân có chế độ dân chủ rộng rãi hon

đối với chế độ dân chủ trong hình thức Xô viết Điều đó xuất phát từ đặcđiểm thực tiễn cách mạng là nhiều giai cấp khác nhau đã tham gia tích cựcvào phong trào dau tranh giành chính quyền và tô chức chính quyền mới

Mặt khác tình hình đối sánh lực lượng trên trường quốc tế đã thay đổi chophép các nước dân chủ nhân dân có thể thực hiện nhiều phương pháp và

biện pháp dân chủ rộng rãi hơn.

Trên đây là ba hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa đã được tông

kết về mặt lý luận Ngoài ra, trong một số nhà nước việc sử dụng hình thứcnhà nước có nhiều đặc điềm rất đặc biệt gây tranh luận, trong đó đáng chú

ý là nhà nước Cộng hoa Cuba Hình thức nhà nước cộng hòa Cu ba không

có những đặc điểm hoản toàn giống với hình thức Xô viết hay hình thứcdân chủ nhân dân, đồng thời lại có những đặc điểm rất riêng, gây ra sựtranh luận về mặt lý luận Trên thực tế, hình thức nhà nước Cuba đã cónhiều biến đổi so với thời kỳ mới thành lập nước

Cùng với việc tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, và các nước xã

hội chủ nghĩa ở Đông Âu, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa không còntồn tại như xưa trên bình diện quốc tế Đến nay chỉ còn lại Việt Nam,Trung quốc, Cuba và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên vẫn kiên

định trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

1.2 Chính thé cộng hòa tong thong

1.2.1: Nguồn gốc chính the cộng hòa tong thong

Hinh thức chính thê cộng hòa tông thông được sinh ra muộn hơn so với hình thức chính thê đại nghị và hình mẫu của nó là Hợp chủng quốc

Hoa ky Nước Mỹ được hình thành bang ban Hiến pháp năm 1787, ban

Trang 29

Hiến pháp thành văn đầu tiên của thế giới, do nhu cầu của cuộc phòng thú

chung của 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ vừa giành được độc lập

muốn cùng đứng ra bảo vệ sự độc lập đã có của mình, vì cấu trúc liên bang

lỏng lẻo lúc bay giờ được hình thành từ “Những điều khoản liên bang và

liên minh vĩnh cửu” năm 1776 đã bộc lộ những điểm yếu Chính phủ quốc

gia lúc bấy giờ không có quyền đưa ra các biểu thuế khi cần thiết để điềuchỉnh nền thương mại Họ không có quân đội chung, 9 bang có quân độiriêng và một số bang khác lại có hải quân riêng, tồn tại rất nhiều loại tiền

cả tiên xu lân tiên giây, của cả liên bang lân tiêu bang.

Sự kết thúc chiến tranh đã dé lại hậu quả nghiêm trọng đối với cácnhà buôn, những người đã cung cấp vũ khí và hàng hóa cho cả hai phe, họ

đã mat di những lợi thế có được từ việc tham gia vào hệ thông mậu dịchAnh quốc Các tiểu bang dành ưu tiên cho hàng hóa Mỹ trong các chínhsách thuế quan của mình, nhưng các biểu thuế quan này lại mâu thuẫn với

phủ trung ương mạnh hơn dé thực thi một chính sách thống nhất Nhưng vì

e ngại trước một nhà nước tập trung chuyên chế như của các nhà nướcChâu Âu mà họ phải rời bo ra di, nên họ rất thận trọng với mọi sự tập

trung quyền lực Y thức về thảm họa tiềm tàng và sự cần thiết có sự thay

đôi mạnh dạn đã bao trùm hội nghị lập hiển (được bắt đầu vào ngày25/5/1787) Tất ca các dai biêu déu tin rằng, phải có một chính quyên

Trang 30

trung ương hữu hiệu với những quyền lực kha thi để thay thé cho một

Quốc hội yếu kém được hình thành theo Điều lệ Liên bang và Liên minh

vĩnh cửu được thông qua năm 1787.

Tư tưởng chủ đạo của các nhà lập hiến Hoa Ky là rất cần đến một

nhà nước đủ mạnh để bảo vệ sự độc lập, phát triển kinh tế, duy trì an ninh

quốc gia, nhưng cũng rất sợ sự tập trung quyền lực có thể trở thành sựchuyên chế của nhà nước Với họ chính phủ hành pháp chỉ cần một cánhân, với Quốc hội lập pháp, mặc dù là một tập thể đông người bao gồm

những đại diện do nhân dân bầu ra, nhưng rất có thể trở thành độc tài Mà

hậu quả độc tài của tập thể đông người cũng có tác hại không khác gì chế

độ độc tài chuyên chế cá nhân của các vị vua chúa Châu Âu, nơi mà họ

vừa thoát khỏi.

Bên cạnh những nhu cau khách quan, việc hình thành một cách thức

tổ chức quyền lực nhà nước cũng bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của

những người sáng lập ra nước Mỹ, do nhu cầu của việc rút kinh nghiệmnhững bài học lịch sử của nhân loại Các nhà lập quốc Mỹ cho rằng, Quốchội mặc dù là một tập thể đông người nhưng cũng không là gì cả, cũng có

khi làm sai và nhất là có thé trở thành độc tài Do đó cần phải nghĩ ra

những biện pháp dé kìm chế Quốc hội “Người liên bang” — tác phẩm

chính trị kinh điển của nước Mỹ, lần đầu tiên đã nói tới lý tưởng của cơchế kiểm soát lẫn nhau và coi đó là phương thức hữu hiệu để hạn chếquyền lực của chính quyền và ngăn chặn sự lạm quyền Những ngôn từnày được duoc dùng chủ yếu nhằm dé cập tới một hệ thống lập pháp lưỡngviện được cả Halminton và Mandison coi là nhanh mạnh nhất của chínhquyền Hạ viện day quyền lực được bau cử phố thông sẽ chịu sự kiểm soát

của Thượng viện bao thu hơn do cơ quan lập pháp các tiêu bang bau chon.

Trang 31

và chi phối rất lớn đến việc tổ chức ra các thiết chế chính trị nước Mỹ,

đông thời chúng cũng biến thành những đặc điểm của của mô hình tổ chức

nhà nước Mỹ, một điển hình của chính thé cộng hòa tổng thống

1.2.2: Đặc trưng của chính thé cộng hòa tong thong

- Đặc điểm thứ nhái: Hình thức chính thể cộng hòa tổng thống làhình thức tổ chức nhà nước mà ở đó tổng thông vừa là nguyên thủ quốcgia vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp Nếu như ở chính thể đạinghị, nguyên thủ quốc gia là hành pháp tượng trưng, không trực tiếp điềuhành hành pháp Thì ở chính thể cộng hoa tổng thống, tông thống khôngnhững là nguyên thủ quốc gia mà còn là người đứng đầu hành pháp, trựctiếp điều hành hành pháp Nếu như ở chính thể cộng hòa đại nghị có câuthành ngữ: “ Nhà vua ngự trị, nhưng không cai trị”, thì ở chính thể cộnghòa tong thống “Tổng thong không những trị vì mà còn cai trị” Theo Hiếnpháp Hoa kỳ, tổng thống do toàn dân bầu ra nhưng theo lối bầu cử giántiếp, bởi một đoàn dai cử tri Toàn nước Mỹ có 538 đại cử tri(đại cử tri của

50 bang và của tỉnh Colombia) Dé có thé trở thành tổng thống, ứng cử

viền phải thu được đa số phiéu của đại cử tri, nghĩa là ít nhất phải được

270 phiếu Hiến pháp năm 1787 chỉ quy định các đại cử tri do các bang cử

ra theo cách thức do cơ quan lập pháp của bang đó định liệu với số lượngbằng số lượng các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang đó trong quốc hội.Các nhà lập hiến năm 1787 sợ rang nếu được bau bằng một cuộc phd

thông đâu phiêu trực tiếp, thi tông thông với sự tân phong của toan dan dé

Trang 32

có nhiêu uy tin, dé lan at nghị viện và sẽ có khuynh hướng độc tài Nhung

với quy định của pháp luật bầu cử của MY thì cuộc bau cử gián tiếp đã trở

thành cuộc bầu cư trực tiếp, vì nhân dân chỉ cần bầu xong tuyến cử đoàn

thì đã xác định ai là tong thong Mỹ, mà không cần chờ tuyển cử đoàn bỏ

phiếu bầu tổng thống

- Đặc điểm thứ hai: Khác với nhà nước của các chính thé đại nghị,việc tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước có chính thé cộng hòa tổngthống áp dụng học thuyết phân chia quyền lực nhà nước một cách cứngrăn và tăng cường quyên lực của cá nhân tong thống — nguyên thủ quốc

gia Chính việc áp dụng này là cơ sở cho việc không chịu trách nhiệm lẫn

nhau giữa lập pháp và hành pháp Thay cho cơ chế chịu trách nhiệm lẫn

nhau giữa lập pháp và hành pháp là cơ chế kìm chế và đối trọng lẫn nhau

dé không có cơ quan nao lợi dụng quyền lực Tổng thống và các bộ trưởng

có toàn quyền trong lĩnh vực hành pháp và nghị viện có toàn quyền trong

lĩnh vực lập pháp Nghị viện không có quyền lật đỗ chính phủ và Tổng

thống cũng không có quyền giải tán Nghị viện trước thời hạn Vì vậy ởđây không có chuyện lập pháp được quyền đứng ra thành lập hành pháp vàhành pháp phải chịu trách nhiệm trước lập pháp, rồi dẫn đến việc lật đỗ và

giải tán lẫn nhau như ở chế độ đại nghị, mà lập pháp là lập pháp hành pháp

là hành pháp Cả lập pháp và hành pháp đều do dân bầu ra và cùng chịu

trách nhiệm trước dân Theo Hiến pháp năm 1787, Mỹ là một Nhà nướcliên bang có chính thể cộng hòa tổng thong với sự phân quyền khá rõ rệtgiữa lập pháp, hành pháp, tư pháp và sự độc lập tương đối cao của các cơquan nay Đồng thời còn có sự phân chia quyền lực giữa Nhà nước Liênbang với Nhà nước Tiểu bang và nguyên tắc phân quyền được ghi nhận

trong Hiến pháp Khoản | Điều | Hiến pháp Liên bang quy định: “Moiquyên lập pháp do bản Hiến pháp này ấn định, sẽ trao cho Quốc hội của

Hợp chung quôc, gôm có Thượng viện va hạ viện” Khoan | Điêu 2 quy

Trang 33

định: “Quyén hành pháp thuộc về Tổng thống Hop chúng quốc” Và khoản

| Điều 3 quy định “Quyền tư pháp ở Hợp chủng quốc được trao cho Tốicao pháp viện và những tòa án cấp dưới do Quốc hội thành lập theo sự cần

thiết”

Việc phân chia quyên lực nay không chỉ dừng lại ở việc phân chia

chức năng như trên, mả còn phân định cả về mặt nhân sự đảm nhiệm

Người được Tổng thống bổ nhiệm vào chức danh trong bộ máy hành pháp

thì phải từ bỏ chức vụ nghị sĩ và ngược lại muốn làm nghị sĩ thì phải từ bỏ

chức vụ bộ trưởng Điểm này khác với chế độ đại nghị nơi mà chi bỗnhiệm bộ trưởng trong số các thành viên của nghị viện Biểu hiện tiếp theocủa đặc điểm này là việc Hiến pháp quy định các thành viên hành pháp vàtổng thong không có quyên trình dự án luật Điểm nay cũng rất khác vớichế độ đại nghị, bởi vì ở đó các dự án luật của nghị viện về nguyên tắc chỉxuất phát từ chính phủ

Ở chính thé cộng hòa tổng thống, nếu tổng thống va đa số nghị viện

ở cùng một đảng thì quyền lực nhà nước tập trung tuyệt đối vào trong taytổng thống Trong trường hợp tổng thống và đa số nghị viện không ở cùngmột đảng thì rất dễ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa lập pháp và hành pháp.Theo quy định của Hiến pháp Hoa kỳ, Tổng thống không có quyền sángkiến pháp luật nhưng trên thực tế, tong thống Mỹ bang nhiều biện phápkhác nhau can thiệp rất sâu vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Mỹ

- Đặc điểm thứ ba: Nêu như ở chính thé đại nghị kế cả cộnghòa lẫn quân chủ, có sự hiện diện của một thiết chế chính phủ bao gồm thú

tướng, và các thành viên hợp thành có một vị trí cực kỳ quan trong, tao

nên chế định có ý nghĩa sống còn của chế độ này là chính phủ được thành

lập từ nghị viện và phai chịu trách nhiệm trước nghị viện, thì ở mô hình cong hòa tông thông lại không có thu tướng, và các bộ trưởng không hợp

Trang 34

thành chính phủ Quyền hành pháp ở đây, theo quy định tai Điều 2 Hiến

pháp Mỹ, chỉ được giao cho một người đó là tổng thông Trên thực tế,

quyên hành pháp vẫn phải giao cho nhiều người khác nhau, nhưng hiếnpháp của mô hình t6 chức nhà nước này về nguyên tắc nhấn mạnh chế độchịu trách nhiệm cá nhân của tông thống Mọi thành viên của chính phủ

đều do tổng thống bé nhiệm, va chịu trách nhiệm trước tong thong, không

chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tướng, không có

thiết chế chính phủ Khái niệm chính phủ được sử dụng ở nghĩa tương

đương chứ không phải ở đây có một thiết chế chính phủ giống như ở chế

độ đại nghị.

Vi hai-chức danh nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu hành pháp

tập trung vao tay một người - tong thống cho nên tổng thông có toàn

quyền trong việc quyết định nhân sự của chính phủ Tổng thống tự mìnhlựa chọn, bổ nhiệm và tự mình bãi miễn các bộ trưởng vào bất cứ thời gian

nao Các bộ trưởng chỉ là người giúp việc cho tổng thống, thực hiện những

chỉnh sách của tổng thống, không được mâu thuẫn với đường lối chính

sách của tông thống Người ta gọi đây là chính phủ một đầu, không phải làchính phủ lưỡng đầu như ở loại hình đại nghị của cả quân chủ lẫn cộnghòa, bên cạnh nguyên thủ quốc gia còn có thủ tướng - người đứng đầuhành pháp và chính phủ phải chịu trách nhiệm trước quốc hội

- Đặc điểm thứ tw: Tat cả các cơ cau nhà nước đều bi đặt trong một

cơ chế kìm chế và đối trọng lẫn nhau, điều này xuất phát từ yêu cầu của sựphân quyền cứng răn Sự phân quyền ở đây, theo T.Jeferson có hai chiều:

“Thứ nhất đó là sự phân quyên giữa các nhánh riêng rẽ của chính quyền;thứ hai, đó là sự phân chia chính quyền theo cách thức sao cho chức năngcủa một nhánh chính quyền trong một van dé cụ thé, bị giới hạn bởi chức

năng của một nhánh khác có thâm quyên về cùng một vân đê ây hoặc một

Trang 35

van đề khác có liên quan, được gọi là “các biện pháp kiểm soát va cân đối

quyên lực lẫn nhau” - “checks and balance” Đây là một hệ thống nằmngay bên trong chính quyền nhằm đảm bảo tính trách nhiệm của chính

quyền” [17, tr 10] Mục đích của hệ thống này là ngăn ngừa trước những

hậu quả xấu có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của các nhánh quyênlực nhà nước.Một bộ máy nhà nước tốt không chỉ biết đảm nhiệm các

công việc được phân công của mình mà còn phải trù liệu trước và ngăn

ngừa trước những hậu quả xấu có thể xảy ra trong hoạt động điều hành và

quản lý đât nước.

Trong Hiến pháp Mỹ năm 1787 không hề dùng tới thuật ngữ

“Tam quyền phân lập” hay “ phân quyền”, song các điều khoản đã thểhiện rõ nét sự phân quyền Ba điều đầu tiên của Hiến pháp nói về cơ chế

thực hiện quyền lực nhà nước theo nội dung thuyết “Tam quyền phân lập”.

Khoản 1 điều I quy định toàn quyền lập pháp thuộc về nghị viện Tiếp đó

là những quy định về việc bầu cử Thượng nghị viện, Hạ nghị viện, tiêu

chuẩn của các nghị sĩ, thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp,

trình tự xây dựng và thông qua các đạo luật Khoản 1 Điều II của Hiếnpháp quy định quyền hành pháp thuộc về Tổng thống, tiếp đó Hiến phápquy định về nhiệm ky, việc bầu cử tong thống, nhưng tiêu chuan của ứng

cử viên tổng thống, thẩm quyền của tổng thống Khoản | Điều III của

Hiến pháp quy định quyền tư pháp thuộc về hệ thống tòa án Sau đó là

những quy định về thâm quyên xét xử của tòa án.

Những người sáng lập ra Hiến pháp Mỹ đã quy định rõ về tổ chức,

thâm quyền và sự tác động qua lại giữa các cơ quan nhà nước tối cao

-quốc hội, tổng thống, tòa án theo thuyết phân quyền và chuyền nó vào hệthing “ kìm chế và đối trọng” Tuy nhiên thuyết “tam quyền phân lập” o

đây không có nghĩa là lập ra ba quyên riêng rẽ, hoàn toàn tách biệt nhau,

Trang 36

không có sự liên kết phối hợp với nhau Mỹ là nhà nước liên bang nên các

quyền được phân theo chiều dọc đồng thời cũng được phân theo chiềungang Chiều dọc là quyền được phân chia giữa nhà nước liên bang và nhà

nước ở các bang, giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa

phương Còn chiều ngang, các quyền được phân thành lập pháp, hành

pháp và tư pháp.

Cơ chê kìm chê va đôi trọng(cơ chê tự kiêm tra — kiêm tra từ bên

trong) ở đây có một số nội dung:

Hành pháp được quyên phu quyết các dự án luật đã được Quốc hội

thông qua.

Lập pháp được quyền phê chuẩn các quyết định bồ nhiệm củaTong thống và phê chuẩn các Hiệp định đã được tổng thống hoặc bộtrưởng ký kết

Tư pháp được quyên xết xử các hành vi của hành pháp

Hành pháp được quyên bỏ nhiệm các thẩm phán của Tòa án

tôi cao.

Lập pháp được quyên quyết định ngắn sách hoạt động củahành pháp và tư pháp, phê chuẩn quyết định bỏ nhiệm thẩm phan

Tu pháp được quyên xét xử các đạo luật vi hiển của lập pháp

Tư tưởng “kìm chế và đối trọng” thể hiện ở sự phân quyền theochiều ngang Một là, chủ thể của ba quyền được lập ra theo các phươngthức khác nhau Cơ quan lập pháp gồm hai viện (thượng nghị viện và hạ

nghị viện) cũng được lập ra theo phương thức không giống nhau Hạ nghị

viện do dân bau ra, số lượng hạ nghị sĩ được phân bồ theo số lượng cử tri

còn thượng nghị viện do các bang cử, thượng nghị sĩ được coi là sứ giả

của các bang trong Quốc hội (mỗi bang có hai thượng nghị sĩ) Chủ thê

Trang 37

của quyên hành pháp là tổng thống được bầu ra qua bầu cử gián tiếp - quacác đại cử tri, còn các đại cử tri lại do cư dân trực tiếp bầu ra Chủ thể của

quyền tư pháp - Tòa án tối cao do Tổng thống và Thượng nghị viện đồng

thời cử ra Hai là, các cơ quan nhà nước tối cao, theo quy định của Hiến

pháp, có nhiệm ky khác nhau Hạ nghị viện có nhiệm ky hai năm, 1/3

thành phần của Thượng nghị viện có nhiệm kỳ hai năm, 1/3 Thượng nghị

viện có nhiệm ky 6 năm nhưng cứ sau 2 năm lại bau lại 1/3 SỐ thượng nghị

sĩ Tổng thống có nhiệm kỳ bốn năm, còn các thâm phán của Tòa án tốicao giữ trọng trách suốt đời khi vẫn giữ được phẩm cách Ba là, các tác giảcủa hệ thống “kìm chế và đối trọng” đã tạo ra một cơ chế trong đó mỗi

một nhánh quyền lực đều có khả kiểm chế sự can thiệp từ phía nhánhkhác Thượng nghị viện có quyền bác bỏ bất cứ ứng cử viên nào mà tổng

thống tiễn cử giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước và bác bỏ nhữngđiều ước quốc tế mà Tổng thống đã ký Quốc hội có quyền xem xét vàbuộc tội Tổng thông theo trình tự “ impeachment” va nếu như thượng việntuyên bố là Tổng thống có tội, sẽ cách chức Tổng thống Mặt khác, hiếnpháp cũng quy định Tổng thống có quyền phủ quyết các đạo luật mà Quốchội thông qua Nếu như Tổng thống không phê chuẩn một dự luật hayNghị quyết mà cả hai viện đã thông qua( nêu rõ lý do trong thông điệp gửi

Quốc hội), nếu muốn khắc phục được quyền phủ quyết của Tổng thống, cảhai viện Quốc hội phải thảo luận lại dự luật và phải biểu quyết lại, phải

được 2/3 số nghị sĩ của mỗi viện bỏ phiếu thuận cho dự luật (còn bìnhthường việc thông qua dự luật chỉ đòi hỏi đa số phiếu thuận 50% + 1 Điềuđáng lưu ý nữa là việc bầu tông thống là bầu theo E-kip có nghĩa là ứng cử

viên Tổng thống đồng thời chọn người phó của mình và do vậy khi bầu

Tổng thống người ta đương nhiên bau cả phó Tổng thống Mặt khác theo

quy định của pháp luật Mỹ, phó tông thông đương nhiên là người giữ chức

vụ Chu tịch Thượng viện cũng có quyên biêu quyết tại Thượng nghị viện.

Trang 38

hiện vai trò “ kim chê và đôi trọng”.

- Đặc điểm thứ năm: So với ché độ dai nghị cả cộng hòa lẫn quân

chủ cành quyền lực tư pháp được dé cao Sự dé cao tư pháp được thé hiện

ở chỗ Tòa án có thể phán quyết mọi hành vi của các cành quyền lực cònlại Sự áp dụng học thuyết phân chia quyền lực một cách cứng rắn đã cho

chúng ta thấy sự dé cao cành quyên lực này của họ Không có hoặc có rất

ít các nhà nước hiện nay trên thế giới có quy định rằng tư pháp có quyền

xét xử được tat cả các hành vi của các cành quyên lực còn lại.

Mục đích của sự độc lập tư pháp là dé tránh sự phụ thuộc của thẩm

phán vào quyết định của các cơ quan lập pháp và hanh pháp dẫn đến cácquyết định tùy tiện của thấm phán khi xét xử các vụ việc có liên quan

Những người sáng lập ra nước Mỹ nhận thấy rằng để cho ngành tư pháp

hoạt động có hiệu quả, ngành này nhất thiết không chịu sựchi phối củacác ngành quyền lực khác Bản Hiển pháp đầu tiên của nước Mỹ đã tìm ranhững đảm bảo cho sự độc lập của ngành tư pháp dé không phụ thuộc vao

các ngành khác Đó là:

Thủ: nhát, chế độ trách nhiệm của thâm phản: Ở Mỹ thâm phán cóthé bị hạ viện tố cáo lạm dụng công quyền và sẽ bị Thượng viện xét xử.Nếu bị kết án thâm phán sẽ bị cách chức và sẽ không có quyền giữ một

chức vụ nào khác Khi các thâm phán phải chịu trách nhiệm về những

hành động của minh thì hệ thông tư pháp trở nên có hiệu qua hon, và cácthâm phán có thê giải quyết các vụ kiện nhanh chóng và công băng hơn

Khi các thâm phán xét xử công khai, các luật sư, người khởi kiện, công

Trang 39

chúng có thé theo dõi công việc của thâm phán, thì tính trách nhiệm của tu

pháp cũng được nâng cao.

Thứ hai, một nhiệm kỳ vững chắc và lâu dài: Halminton trong cuỗn

“ Luận về hiện pháp Hoa kỳ” viết :

Chúng ta không thê hy vọng các vị chánh án có một thái độ trungthành với Hién pháp và với quyền tự do căn ban của nhân dân, nếu nhiệm

kỳ và chức vụ của các chánh án chỉ có một cách tạm thời, ngắn ngủi Nếu các vị chánh án chỉ được bố nhiệm trong những nhiệm kỳ ngắn ngủi, dù

theo bất cứ một thể thức nào hoặc do bất cứ một ngành quyền nào cũng

vậy, họ sẽ không thể có được một tỉnh thần độc lập và cương quyết Nếu

quyền bổ nhiệm các vị chánh án được giao phó cho ngành hành pháp hoặcngành lập pháp, thì cố nhiên là họ sẽ phải lụy thuộc một trong hai nganhnày, vì họ cần phải lấy lòng những người bố nhiệm họ Nếu quyền bé

nhiệm lại giao phó cho dân chúng, tức là chức vụ chánh án phải do dân

chúng bau cử, thì lại e ngại rang các vị chánh án muốn đắc cử sẽ phải thinhau làm cho mình nỗi tiếng, càng nổi tiếng càng hay, chứ không cần đếmxia gi tới hién pháp hoặc luật pháp [10, tr 225]

Ngoài những lý do kế trên còn một lý do khác rất quan trọng để cácthâm phán có một nhiệm kỳ lâu dài Lý do này liên quan đến những điềukiên chuyên môn mà thấm phán cần phải có Một xã hội càng tự do baonhiều, thì luật lệ của nó càng rắc rỗi ti mỉ va phức tạp bay nhiéu Dé tranhcho các vị chánh án chi xét xử theo ý riêng của minh, cần phải bắt buộc ho

xử theo những luật lệ, những quyết định trong những vụ án đã xét xử từtrước Càng ngày các vụ xét xử càng nhiều thêm, các vụ tranh luận cảngngày càng phức tạp thêm, cố nhiên kiến thức về pháp luật để xét xử càng

đòi hỏi cao hơn Vì vậy các thâm phán xét xử cảng ngày càng doi hoi

chuyên môn nghiệp vụ cao hơn.

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌNH THUC CHÍNH THE CONG HOA TONG THONG Ở MOT SỐ NƯỚC TREN THẾ GIỚI - Luận văn thạc sỹ Luật học: Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống ở một số nước trên thế giới
HÌNH THUC CHÍNH THE CONG HOA TONG THONG Ở MOT SỐ NƯỚC TREN THẾ GIỚI (Trang 1)
1.1.2.1. Hình thức chính thé quân chủ.........................-.... 12 1.1.2.2. Hình thức chính thé cộng hòa.....................-.--.-: 17 1.1.3 - Luận văn thạc sỹ Luật học: Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống ở một số nước trên thế giới
1.1.2.1. Hình thức chính thé quân chủ.........................-.... 12 1.1.2.2. Hình thức chính thé cộng hòa.....................-.--.-: 17 1.1.3 (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w