1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Luật học: Quyền bí mật đời tư theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam

187 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Bí Mật Đời Tư Theo Qui Định Của Pháp Luật Dân Sự Việt Nam
Tác giả Lê Đình Nghị
Người hướng dẫn TS. Bùi Đăng Hiếu, PGS.TS. Hà Thị Mai Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2008
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 187
Dung lượng 92,68 MB

Nội dung

t2 t2 tÒSửi La wa 2 J—tu ar eS Ww fw we WwW ie Nội dung của quyền bi mật đời tư ‹ Cá nhân có quyền đối với các thông tin, tư liệu của mình Cá nhân có quyền bí mật đối với thư tín, điện t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

LE ĐÌNH NGHỊ

QUYỂN BÍ MẬT ĐỜI TƯ THEO QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIEN SY LUAT HỌC

CHUYEN NGANH: LUAT DAN SỰ

MA SO: 62 38 30 01

Người hướng dẫn khoa hoc: 1 TS Bùi Dang Hiếu

2 PGS.TS Ha Thi Mai Hiên

~ 1m At: Po

IiPNI@I! l= ft H | IAT HE f |

VINO TL a

HA NOI, NAM 2008

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những

kết luận khoa học của luận án chưa

từng được ai công bố trong bất kỳ

công trình nào khác./.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

TÀI z

Lê Đình Nghị

Trang 3

Tinh cap thiét của việc nghiên cứu dé tài

“Tình hình nghiên cứu dé tài

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Những đóng gop mới của luận án

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tài

Kết cầu của luận án

Chương |

KHÁI QUÁT CHUNG VE QUYEN NHÂN THÂN

VÀ VỊ TRÍ CUA QUYEN BÍ MAT ĐỜI TƯ TRONG HỆ THONG

CÁC QUYEN NHÂN THAN

Khái quát chung về quyền nhân thân

Sơ lược lịch sử phát triên của quyền nhân thân

Khái mệm quyền nhân than’

Cơ sở lý luận va thực tiễn của việc ghi nhận quyền nhân thân

Dac điểm quyền nhân thân

Vai trò của quyền nhân thân

Vị trí của quvền bí mật đời tư trong hệ thống quyên nhân thân

-Sự tác động và ảnh hưởng của quyền bí mật đời tư với các

quyền nhân thân khác

Xung đột giữa quyền bí mat đèi tư với quyền được thông tỉn

(quyền tự do thông tin)

Chương 2

BAN CHAT PHÁP LÝ COA GUYEN BÍ MAT Đời TƯ

Khái niệm chung về quyền bí mật đời tư

Khái tiệm uyên bí mat đời tư

Trang 4

t2 t2 tÒSửi La wa 2 J—

tu ar (eS)

Ww fw we) WwW ie

Nội dung của quyền bi mật đời tư ‹

Cá nhân có quyền đối với các thông tin, tư liệu của mình

Cá nhân có quyền bí mật đối với thư tín, điện tín và các hình

thức thông tin điện tử khác

Quá trình phát trién của pháp luật Việt Nam về quyền bí mật đời tư Quyền bí mật đời tư của một số nước trên thé giới

Quyên bi mật đời tư theo qui định của pháp luật Pháp

Quyên bi mật đời tư theo qui định của pháp luật [ tên bang Nga

Quyền bi mật đời tư theo qui định của pháp luật Nhật Ban

Chương 3

BẢO VỆ QUYEN BÍ MAT ĐỜI TƯ

Khái niệm bảo vệ quyên bí mật đời tư ,

Vai trò của việc bảo vệ quyền bí mật đời tư ‹

Biéu hiện cụ thé của các hành vi xâm phạm bí mật đờitư x

Hanh vi thu thập, công bé các thông tin, tư liệu liên quan đến ca

nhân nhưng không được sự đồng ý của cá nhân hoặc của thân

nhân cá nhân đó trong trường hợp cá nhân đã chết, mat nang lực

hành vi dân sự theo qui định của pháp luật

Hành vi xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của cá nhân

Hanh vi xâm phạm bi mật đời tư liên quan đến thư tín, điện thoại,

điện tín và các hình thức thông tin điện tir khác của cá nhân

Các biện phap sáo vệ quyền bí mật đời tư *

Biện piuáp tự bảo vệ

Bảo vệ quyền bi mật đời tư thee pháp luật Dân sự ¥

Bảo vệ quyền bí mật đời ur theo qui định của một số ïgành

luật khác

Trang 5

Chương 4

THỰC TIEN BẢO VỆ QUYEN Bi MAT ĐỜI TƯ VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN PHÁP LUAT VE QUYEN BÍ MAT ĐỜI TƯ

4.1 Thur tiễn bảo vệ quyền bí mật đời tư ở Việt Nam trong thời

gian qua Ý

4.1.1 Công khai tài sản “Người giàu nhất Việt Nam”

4.1.2 Công khai thuế thu nhập cá nhân

4.1.3 Công khai đời tư của cá nhân khác sau khi sự việc liên quan đến

cá nhân được Toà án giải quyết

_4,1.4 Tiết lộ thông tin của khách hàng

4.1.5 Có coi là bí mật đời tư trong quan hệ giữa vợ va chồng ?

4.1.6 Về việc cung cấp các thông tin liên quan đến bản thân, gia đình

cho cơ quan tuyển dụng cán bộ, công chức, đơn vị sử dụng lao

động (dưới đây gọi chung là cơ quan sứ dụng lao động)

4.2 ¬ Phương hướng và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp

aye luật về quyền bí mật đời tư và bảo vệ quyền bí mật đời tư x

4.2.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về quyền bí mật đời tư và

bảo vệ quyền bí mật đời tư `

4.2.2 Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền bí mat

C đời tư và bao vệ quyên bí mật đời tr *

KET LUẬN

NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BO CUA TÁC GIA LIÊN

QUAN DEN LUAN ÁN

DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

133

133

134 140

Trang 6

BLDS : Bộ luật Dân sự

BLDS 1995 : Bộ luật Dan sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1995

BLDS 2005 : Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2005

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Quyền con người với những ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội

luôn là mục tiêu của mọi cuộc cách mạng Trong quá trình xây dựng và pháttriển nền kinh tế của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến conngười, lây con người là trung tâm hướng tới trong việc ghi nhận và bảo vệ các

lợi ích cho con người.

Con người là vốn quý nhất của xã hội, tat cả các cuộc cách mang, các

cuộc cải tô đều hướng tới con người, vì lợi ích của con người Có thé khăngđịnh rằng: xã hội ngày càng phát triển thì các quyền của con người ngày cảngđược chú trọng Bên cạnh các quyền về kinh tế, chính trị các quyên về dân

sự luôn được dé cao, trong đó có các quyền nhân thân

BLDS 1995 của nước ta đã ghi nhận cho các cá nhân có nhiều quyềnnhân thân, trong đó có Quyền đối với bí mật đời tu (Điều 34, BLDS 1995).BLDS sửa đổi năm 2005 quy định tại Điều 38, tuy nhiên tên điều luật có sựsửa đổi: “Quyền bí mật đời tư” Bí mật đời tư, nội dung của bí mật đời tư va

cơ chế bảo vệ quyên bí mật đời tư đường như vẫn còn là một trong những van

dé còn khá mới mẻ đối với nước ta

Thời gian qua, có rất nhiều tình huống nảy sinh trên thực tế, sây bức xúccho người dân, tạo dư luận không tốt liên quan đến việc bảo vệ các quyênnhân thân của cá nhân liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ quyền bí mật đời

tư của cá nhân Tình trạng tiết lộ thông tin của người khác khi không đượcngười đó đồng ý, tiết lộ thông tin liên quan đến cá nhân khi mình là người cónghĩa vụ phải bao mật thông tin xảy ra một cach phổ biến và là một trongnhững van dé nhức nhối trong du luận (Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh số rangày 03/8/2005 đưa tin về vụ Vinaphone tiết lộ thông tin khách hàng (tiết lộ

Trang 8

các số điện thoại gol di, goi đến, in tin nhắn và chuyền nhau dọc trong nộibộ ) [2] Trước tình hình đó, việc tìm hiểu đầy đủ về quyền bí mật đời tư và

bảo vệ quyền bí mật đời tư theo quy định của Pháp luật Dân sự Việt Nam là

một trong những van đê có ý nghĩa lý luận va thực tiễn sâu sắc

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước khi có BLDS năm 1995, gần như không có một công trình khoa

học nào nghiên cứu một cách day đủ, có hệ thống về quyền bí mật đời tư Saukhi BLDS 1995 ra đời, đã có một số công trình khoa học nghiên cứu về quyềnnhân thân dưới góc độ là một quyền của con người trong lĩnh vực dân sự như:

"Một số vấn dé về quyên dân sự và chính tri” (sách chuyên khảo, nội dung

cuốn sách có dé cập nhưng không chỉ tiết về các quyền nhân thân theo quyđịnh của BLDS, trong đó có quyên đối với bí mật đời tư) [40]; Công trìnhnghiên cứu khoa học cấp Bộ của Toà án nhân dân Tối cao với dé tài: “Vai trocủa Toà án nhân dân trong việc bảo vệ quyên nhân thân của công dân theo

quy định của BLDS” [37] - công trình này cũng chỉ dừng lại ở việc khẳng

định vai trò của Toa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân ¡ân nói chungchứ chưa đưa ra được phương hướng giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyềnnhân thân của cá nhân ở những trường hợp cụ thể - trong khi đó mỗi quyền

nhân thân lại có những đặc thù riêng.

Ngoài ra, không nhiều công trình khoa học cũng được đăng ở một số

báo, tạp chí chuyên ngành nhưng chỉ dừng lại ở khía cạnh nêu, liệt kê một vài

vụ việc tranh chấp điển hình liên quan đến xâm phạm bí mật đời tư, kèm theonhững ý kiến đánh giá, bình luận mang tính chủ quan, một chiêu

3 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

Mục dích của việc nghiên cứu đề tài: “Quyên bí mật đời tư theo quy định

của Pháp luật Dân sự Việt Nam” là nhằm tìm hiệu các quy định của pháp luật

dan sự Việt Nam từ trước tới nay - đặc biệt là trong BLDS - về quyên bí mật

Trang 9

đời tư, trong đó có phân tích, đối chiếu, so sánh với pháp luật của một sốnước trên thế giới; Làm rõ khái niệm bí mật đời tư, nội dung của quyền bí mậtđời tư; Bảo vệ quyên bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự cũngnhư của một số ngành luật khác; Thực tiễn bảo vệ quyền bí mật đời tư cũngnhư những kiến nghị trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải quyếttranh chấp liên quan đến bảo vệ quyền bí mật đời tư.

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu được đặt ra, luận án có nhiệm vụ giải

quyết các van dé sau đây:

- Phân tích khái niệm, đặc điểm của quyên nhân thân — cơ sở của quyêndối với bí mật đời tư;

- Khái quát quá trình phát triển trong quy định của pháp luật Việt Nam

vẻ quyên bí mật đời tư;

- Tìm hiểu pháp luật vê việc ghi nhận và bảo hộ quyền bí mật đời tư của

một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Nga, Nhật Bản

- Phân tích quy định của BILDS hiện hành cũng như các văn ban pháp

luật khác về quyên bí mật đời tư: khái niệm, nội dung, cơ chế bảo vệ giải

quyết tranh chấp

- Xem xét việc bảo vệ quyền bí mật đời tư theo quy định của BLDS - dat

trong sự phân tích mối tương quan với một số ngành luật khác (hành chính

hình sự).

- Tìm hiéu thực tiễn của việc bảo vệ quyên bí mật đời tư, những thuận

lợi, khó khăn, phương hướng hoàn thiện

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài “Quyền bí mật đời

tư theo quy định của pháp luật Dân sự Việt Nam” được nghiên cứu trên cơ sở

phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

nghiên cứu quyên bí mật đời tư trong môi quan hệ với điêu kiện kinh tê xã

Trang 10

của pháp luật Việt Nam trong việc quy định quyền bí mật đời tư, phương

pháp so sánh dé thấy những những điểm tiến bộ, những diém hạn chế trong

quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các nước khác về quyên bi

mật đời tư Phương pháp phân tích cũng được dé tài sử dụng dé làm rõ các

quy định của pháp luật về quyền bí mật đời tư Bên cạnh đó, các phương pháp

quy nạp, diễn giải cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài.

53 Những đóng góp mới của luận án

Kết quả của việc nghiên cứu đề tài: “Quyên bí mật đời tư theo quy địnhcủa Pháp luật Dân sự Việt Nam” dem lại những điểm mới sau đây:

Thứ nhất: Kết quả của đề tài đưa ra một cách nhìn toàn diện, đầy đủ vềquyên bí mật đời tư và bảo vệ quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luậtdan su;

Thứ hai: Trên co sở phân tích, so sánh, đối chiếu với pháp luật của một

số nước trên thé giới giúp chúng ta có được sự đánh giá khách quan, toàn diện

về quyên bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam;

Thứ ba: Phân tích thực trang của việc bảo vệ cũng như giải quyết cáctranh chấp liên quan đến bí mật đời tư trong thời gian qua, đưa ra một số nộidung về bí mật đời tư mặc dù chưa xảy ra tranh chấp với những luận giải

mang tính khoa học, hợp lý;

Thư tir; Dua ra giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp

khác liên quan đến quy định và bảo vệ quyên bí mật đời tư của cá nhân

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả đạt được của luận án góp phần làm sáng tỏ phương diện lý luậntrong khoa học Luật dân sự về quyền bí mật đời tư và bảo vệ quyền bí mật đời

tư Cụ thê: Dua ra cách hiệu chung về bí mật đời tu dé từ đó có sự đánh giá

Trang 11

một cách chính xác những thông tin được coi là bí mật đời tư; Xác định những hành vi bị coi là xâm phạm bí mật đời tư của cá nhân; Các biện pháp

bảo vệ quyên bí mật đời tư của cá nhân

Những tình huống pháp lý cụ thé cùng những lập luận khoa học sẽ minh chứng cho các luận điểm mà luận án đưa ra Ngoài ra, những giải pháp hoàn

thiện pháp luật và giải pháp khác là cơ sở quan trọng dé các cơ quan chứcnăng trong phạm vi, thâm quyền của mình sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp

luật trong lĩnh vực tương ứng.

7 Kết cấu của luận án

Luận án tiễn sỹ luật học với đề tài “Quyên bí mật đời tw theo quy dinh

cúa Pháp luật Dân sự Việt Nam” được kết cau bởi bốn chương, ngoài phần

Mở đầu, Kết luận và Danh mục tải liệu tham khảo

Chương J: Khái quát chung về quyền nhân thân và vị trí của quyền bí mật đời tư trong hệ thống các quyền nhân thân

Chương 2: Bản chất pháp lý của quyền bí mật đời tư

Chương 3: Bảo vệ quyền bí mật đời tu

Chương 4: Thực tiễn bảo vệ quyền bí mật đời tư và giải pháp hoàn thiện

pháp luật về quyền bí mật đời tư

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 12

VÀ VỊ TRÍ CUA QUYEN BÍ MAT ĐỜI TƯ TRONG HỆ THONG

CÁC QUYEN NHÂN THÂN

Quyền con người với những cơ sở xã hội và ý nghĩa to lớn của nó luôn

luôn là một trong những mục tiêu của mọi cuộc cách mạng tiền bộ trong lịch

sử xã hội loài người Qua các giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau, quyên con

người luôn là tâm điểm chú ý của các trường phái, tư tưởng triết học, chính

trị, đạo đức và pháp lý Con người là vốn quý của xã hội, vì vậy các quyền của con người cân được quan tâm và được đảm bảo thực hiện - đặc biệt là

trong xã hội văn minh.

Ngày 24/10/1945, Liên Hiệp Quốc ra đời va thông qua Hién chươngLiên Hiệp Quốc Trên cơ sở đó, ngày 10/12/1948 Đại hội đồng Liên Hợp

Quốc đã thông qua Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền Đây là văn kiện pháp

lý cơ bản khẳng định nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, đồngthời xây dựng nội dung các quyên cơ bản của con người cân được cộng đồngquốc tế quan tâm

Để cụ thể hoá các quy định về quyển con người trong Hiến chương Liên

Hiệp Quốc, hai công ước quốc tế đã ra đời vào ngày 16/12/1966: Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị; Công ước quốc tế về các quyền kinh

tê, xã hội và văn hoá [53].

Quyền dan sự và chính trị là loại quyên được thực hiện trong lĩnh vựcdan sự và chính tri; con quyền kinh tế, xã hội và văn hoá là loại quyền đượcthực hiện trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hoá Việc phân chia quyền con

người thành quyền dân sự, chính trị; quyền kinh tế và văn hoá chỉ có ý nghĩa

tương đôi; bởi lẽ trên thực tê quyên con người là một thê thông nhât xét từ

Trang 13

nhu câu trọn vẹn của con người cũng như từ sự tác động của nha nước đối vớiquyền con người cả về vật chất và tinh thần Không thé tách riêng cũng nhưkhông thé đối lập giữa hai loại quyền, bởi mỗi quyền tuy có ý nghĩa khác

nhau song đều nằm trong nhu câu tổng thể của con người Như vậy, quyên

dân sự chỉ là một khái niệm được bao hàm trong nội dung của quyền conngười Việc ghi nhận va đảm bảo thực hiện quyền dan sự của con người cũng

là một trong những điều đảm bảo cho quyền con người nói chung được thựchiện trên thực tế

Việt Nam gia nhập hai Công ước quốc tế vào ngày 24/9/1982 Việc thamgia Công ước quốc tế về quyền dan sự và chính trị đã khang định nha nướcViệt Nam thừa nhận các giá trị tiền bộ và nhân văn về các quyền dân sự và

chính trị, từng bước hoàn thiện chính sách pháp luật, ngày càng bô sung vảcủng cô các quyên co ban của con người trong lĩnh vực dân sự và chính trịcũng như đảm bảo cho các quyên này được hiện thực hoá

Bên cạnh việc tham gia các công ước quốc tế về quyền con người, Nhà

nước ta trong khả năng của mình đã né lực ban hành các văn bản pháp luậttrong đó khẳng định những giá trị cao quý của con người trong các lĩnh vực

khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, kinh tế Ngày 28/10/1995, Quốc

hội khoá IX - Kỳ hop thứ 9 đã thông qua BLDS (BLDS 1995) BLDS 1995 da

phi nhận các quyền dân sự cơ bản của cá nhân, trong đó có các quyền nhân

thân Đồng thời bằng các quy định cụ thê, BLDS 1995 đã khăng định các biệnpháp bảo vệ các quyền nhân thân đó theo pháp luật dân sự

BLDS 1995 đã phát huy vai trò to lớn trong việc ghi nhận và bao vệ các

quyền dân sự của chủ thể, trong đó có quyền nhân thân Tuy nhiên, qua mộtthời gian áp dụng các quy định của BLDS 1995, bên cạnh những ưu điểm thì BLDS 1995 còn bộc lộ nhiều hạn chế Xuất phát từ lý do đó BLDS sửa đôi

đã được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực thi hành

Trang 14

1.1 KHÁI QUAT CHUNG VE QUYEN NHÂN THÂN

1.1.1 Sơ lược lịch sử phát triển của quyền nhân thân

Quyền nhân thân là một bộ phận của quyên con người, quyên dân sự vàkhông tách rời khỏi quyền con người Lịch sử phát triển của quyền nhân thân

gn liền với lịch sử phát triển của quyền con người Cùng với sự phát triểncủa lịch sử xã hội loài người thì quyền nhân thân nói riêng, quyền con ngườinói chung cũng được ghi nhận và phát triển trong mỗi liên hệ tác động qua lại

với sự phát triển của lịch sử xã hội

1.1.1.1 Trên thé giói, quyên nhân thân được thừa nhận và phát triểnqua các giai đoạn sau đây:

Giai đoạn thứ nhất, được coi là giai đoạn sơ khai của quyên nhân thân.Giai đoạn này được bắt đầu từ khoảng giữa thế ky LX đến thế ky VU trướccông nguyên Đây là giai đoạn mà chế độ công xã thị tộc tan rã, chế độ chiếmhữu nô lệ ra đời với sự thay thế phương thức sản xuất tiến bộ hơn rat nhiều,năng suất lao động chính vì thế đã cao hơn Tiếp đó, chế độ phong kiến đã

thay thế chế độ chiếm hữu nô lệ, cũng chính từ lý do này mà tư tưởng tự do,

nhân đạo đã có những biến chuyên nhất định Trong bối cánh lịch sử này,

người nông dân đã chịu sự lệ thuộc về mặt tư liệu sản xuất (ruộng đất) và

ng đó cũng chính là sự lệ thuộc về mặt kinh tế đối với tang lớp địa chu.

Mặc dù vậy, những tư tưởng sơ khai về quyền con người, quyền nhân thân dã

được đưa ra bởi một số Nhà tư tưởng tiến bộ Chang han, Protagora và một số nhà triết học thuộc trường phái nguy biện đã đưa ra quan niệm về sự bình đăng giữa những người trong xã hội: “Thwong dé tạo ra mọi người, đều là

Hgười tự do, tự nhiên, không ai biến thành nô lệ cả ”[33 tr 51}

Giai đoạn thứ hai, là giai doan Phục hung Đây là thời ky ninh thành

Trang 15

phương thức sản xuất Tư bản Chủ nghĩa - bước khởi dau cho lịch sử pháttrên về tư tưởng văn hoá, cách mạng tư sản Kinh tế là một trong những yếu

tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng, tác động đến con người, trong đó có sự ảnhhưởng tới các quyền của con người Xét dưới góc độ lịch sử, đây là giai đoạn

cc sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật Chính từ

lý do nay, con người đã có sự nhìn nhận lại chính mình, đưa con người vào vi

tr trung tâm Các quyền con người bị xã hội phong kiến cha đạp, bóp méo, phủnhận đã được thừa nhận va có sự thay đổi trong một diện mạo, khung cảnhmới Một loạt các đạo luật của một số Nhà nước Tư sản ra đời đã khang dinhquyền con người và những quyền nhân thân dành cho họ như: Tuyên ngôn độc

lao của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ,Tuyên ngôn nhân quyên và Dân quyên của Pháp, Hién pháp của nước Cộng

hea Pháp Tuy vậy, “giai cấp tư sản chỉ tập trung nhắn mạnh quyền dân sự,

chinh tri, coi nhẹ quyên kinh tế, văn hoá, xã hội là cơ sở và điều kiện quan

trong để người lao động thoát khỏi đói nghéo và bị bóc lột” [60]

Giai đoạn thứ ba, giai đoạn này được bắt đầu từ đầu thế kỷ XIX Ở giaiđcạn này, Chủ nghĩa Tư bản bắt đầu bộc lộ rõ bản chất phản động được cheđậy trước đó (áp bức, bóc lột ) Không chịu khuất phục và lùi bước, các lựclượng dân chủ tiến bộ và các lực lượng tiền thân của giai cấp vô sản bat đầuthie tỉnh, liên kết và bước vào một cuộc dau tranh mới Các nhà tư tưởng đãdưa ra những luận thuyết khác nhau nhằm hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn -x£ hội mà ở đó con người được hưởng tự do và công băng hơn so với xã hội mà

he đang sống Tuy nhiên, những luận thuyết này vẫn có nhược điểm là đánh

gii sự vật không trong mỗi quan hệ biện chứng, không đặt sự vật hiện tượng

trong mối liên hệ và phát triển Mác và Anghen đã khắc phục những nhượcđiềm này, theo đó hai ông dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử đê cho ra đời một chủ nghĩa xã hội khoa học mà ở đó nhân quyên, tự

Trang 16

do, dân chủ được hiện thực hoá đối với mọi tang lớp nhân dân lao động Chính

Mác và Anghen đã khởi phat “doi vấn dé nhân quyên va dân quyền” trong

Tuyên ngôn Điều lệ tạm thời của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế năm 1864,

Hiến chương và Điều lệ của Hội Liên hiệp công nhân quốc tế năm 1886 [33].Giai đoạn thứ tư, được bắt đầu từ sau Chiến tranh Thế giới II Loài

người đã thoát khỏi hiểm hoạ phát xít, các nước Xã hội Chủ nghĩa đã đi đầu

trong việc nêu bật các quyên dân tộc cơ bản như một bộ phận thiết yêu của

các quyén tap thé, đưa ra cách đề cập toàn diện và biện chứng hon về nhân

quyền Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người, nội dung các

quyền con người tiếp tục phát triển Bên cạnh đó, nhu cau thành lập một tôchức quốc tế rộng lớn nhằm ngăn ngừa thảm hoa xảy ra và bảo vệ quyên conngười là hết sức cần thiết Trong bồi cảnh đó, Liên Hiệp Quốc đã ra đời vàongày 24 tháng 10 năm 1945, Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng đã đượcthông qua Tiếp đó Uỷ ban nhân quyền (nay là Hội đồng nhân quyên - Với

170 phiêu thuận/4 phiếu chống (trong đó có Mỹ), Uỷ ban nhân quyên đã giảitán và thay vào đó là Hội đồng nhân quyên Phiên họp đầu tiên được tô chứcvào ngày 16 tháng 6 năm 2006 - của Liên Hiệp Quốc được thành lập) [62]

Quyền con người đã trở thành một quy tắc chính thức đặt trên nên tang

của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế Tuyên ngôn thé giới

về quyền con người được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày

10 tháng 12 năm 1948 Các quyền của con người được ghi nhận, trong đó cónhiều quyền nhân thân Điều 12 của Tuyên ngôn thé giới về quyên con ngườiquy định: “Không ai phải chịu sự can thiệp vô có đến đời tu, gia đình, nhacửa hoặc thư tín, cũng như sự xúc phạm đến danh dự hoặc uy tín cá nhân.Mọi người đều có quyên được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâmphạm như vậy ` [53, tr 17].

Tiếp đó, từ năm 1948 đến năm 1965, Liên Hiệp Quốc đã thông qua

Trang 17

nhiều Hiệp ước và Nghị định thư vẻ nhân quyên Công tóc về các quyên kinh

tế, xã hội và văn hoá và Công ước về các quyên dân sự và chính trị - hai côngtước quan trọng nhất đã được Liên Hiệp Quốc thông qua vào năm 1966

Như vậy, có thê nói vấn đề quyên con người nói chung, quyên nhân thân

nói riêng đã được phi nhận và phat triển không chỉ trên phương diện quốc gia

mà cả trên phương diện quốc tế Trên cơ sở ghi nhận quyền nhân thân, các

quốc gia đã có những biện pháp, cơ chế hữu hiệu để đảm bảo thực hiện các

quyển nay cho con người, vì con người nhằm hướng mục tiêu đảm bao “Tat

cả mọi người sinh ra đều tự do và bình đăng về phẩm giá và các quyên Họcược phú cho lý tri, lương tri và can đối xử với nhau trong tinh than anh

em ”( Điều 1, Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người) [53, tr 15]

1.1.1.2 Ở Việt Nam, sự phát triển trong các quy định của pháp luật về

quyên nhân thân thể hiện qua các bản Hiến pháp

Quyền nhân thân của cá nhân được găn liền với sự phát triển của lịch sử

cách mạng Việt Nam, được Hiến pháp ghi nhận và được cụ thé hoá trong cácvăn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp

Sau thăng lợi của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ (Tháng 8 năm 1945),

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời đã đặt nền móng vững chắc đầutiên cho một nền dân chủ, trong đó các quyền nhân thân của cá nhân được ghi

nhận và đảm bảo thực hiện Hiến pháp 1946 - bản Hiến pháp dau tiên, là sự

khăng định thành quả của Cách mạng tháng Tám Dưới sự lãnh đạo của Đảng,

nhân dân ta đã đánh dudi thực dân Pháp, lật dé chế độ thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc, xây dựng Nhà nước dân chủ theo chính thê Cộng hoà với hai nhiệm vụ trọng tâm được xác định cụ thể là: đánh đuổi thực dân Pháp

để bảo vệ nền độc lập dân tộc và xoá bỏ những rang buộc phong kiến, dem lạinhững lợi ích cho nhân dân, kiến thiết đất nước Các quyên nhân thân của

công dân lần đầu tiên được quy định trong Hiên pháp 1946 với một sô các

Trang 18

định về quyền nhân thân được thể hiện trong Hiếp pháp, Nhà nước ta còntham gia một số công ước quốc tế khác như: Công ước Gionevo về việc bảo

hộ thường dan trong chiến tranh, Công ước Gionevo về doi xử với tùbinh; Công ước Gionevo về cải thiện tình cảm của những người thuộc các lựclượng vũ trang trên biển bị thương, bị bệnh hoặc bị đắm tàu [42|

Các công ước được Hội nghị ngoại giao về thiết lập các Công ước quốc

tế bảo vệ các nạn nhân chiến tranh thông qua ngày 12/8/1949 tại Gionevocũng được Nhà nước ta quan tâm.

Sau khi chúng ta thắng lợi trong cuộc kháng chiến chồng thực dân Pháp,

dé quốc Mỹ nhảy vào miễn Nam Việt Nam, đất nước ta bước sang một thời

ky lịch sử mới: đấu tranh chống để quốc Mỹ ở miền Nam, xây dựng chủnghĩa xã hội ở miền Bắc Đây cũng là hoàn cảnh lịch sử để Hiến pháp 1959 rađời Hiến pháp 1959 đã cu thẻ, thể chế hoá đường lối chiến lược mà Dai hội

Đảng lần thứ II] đề ra với mục tiêu: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miễn Bắc,

đấu tranh giải phóng ở miễn Nam Các quyền cơ bản của công dân được ghinhận từ Điều 22 đến Điều 42 (chương III), đặc biệt trong đó nhiều quyên nhân

thân được quy định như: “Công dan nước Việt Nam dan chủ cộng hoà có các

quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình Nhà nước bảodam những điều kiện vật chat can thiết đề công dan được hướng các quyên

đó ” (Điều 25) hoặc: “Pháp luật bao dam nhà ớ của công dan nuóc Việt Nam

dân chủ cộng hoà không bị xâm phạm, thư tín được giữ bí mật Công dán

nước Việt Nam dân chủ cộng hoà có quyền tự do cu trú và đi lai.” (Diéu 28) Như vậy, các quyền tự do, dân chủ của công dân theo Hién pháp 1959 được

mở rộng hơn so với Hiến pháp 1946

Miễn Nam hoàn toàn giải phóng, cá nước thông nhât — đây là thành qua

Trang 19

của nhân dân cả nước, đánh dấu một giai đoạn lịch sử mới Hiến pháp 1980 rađời đã vạch ra phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong điềukiện cả nước tiễn lên xây dung chủ nghĩa xã hội Các quyền của công dânđược mở rộng, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến quyên làm chủ của nhân dânlao động Các quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân được dé cập từ Điều 53

đến Điều 81 Bên cạnh đó, vào năm 1977, Việt Nam đã trở thành thành viên

của Liên Hiệp Quốc, tham gia nhiều công ước quốc tế vé quyền con người.Việt Nam đã tham gia một loạt các công ước quốc tế như: Công ước quốc tế

về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng, Công ước về loại trừ tất cả các hìnhthức phân biệt chủng tộc

Hiến pháp 1992 - Hiến pháp của thời ky đổi mới đã tổng kết thành quảcách mạng của Nhà nước ta trong gan một nửa thé kỷ trôi qua Các quy định

về quyền nhân thân của cá nhân ngày càng được mở rộng Bên cạnh các quy

định của Hiến pháp 1992, Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1992, một loạt cácvăn bản pháp luật có hiệu lực sau Hiến pháp được ban hành đã cụ thé hoa cácquyền nhân thân của cá nhân Trong các văn ban đó có thé kê đến BLDS

(năm 1995 và năm 2005), Bộ luật Hình sự 1999, Luật Hôn nhân và Gia đình

năm 2000, Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Xuất bản, Luật Báo chí và

rất nhiều văn bản dưới luật khác

Tóm lại, các quy định về quyền nhân thân trong các văn bán phứp luậtcủa Nhà nước ta luôn có sự bé sung, hoàn thiện Đây chính là sự thê hiện và

khang định quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo vệ các quyển của con

người, điêu này đã được khăng định qua các bản Hiến pháp và được cụ thêhoá trong các văn bản pháp luật khác.

1.1.2 Khái niệm quyền nhân thân

Quyên nhân thân là một bộ phận cua quyền dân sự Nếu như quyên dân

sự thuộc về mọi chủ thé của quan hệ dân sự có tham gia quan hệ dân sự trong

Trang 20

từng lĩnh vực cụ thé thì quyền nhân thân chi thuộc về cá nhân mà thôi - Điều

24 BLDS quy định: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật nảy làquyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân ”

Tuy nhiên ở đây cân phân biệt giữa quyền nhân thân và nhân quyên Theocuốn Đại từ điển tiếng Việt thì khái niệm “Nhan quyền” được hiểu là “Quyén

con người” [26, tr 1239] Còn trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Nghiêncứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (Nxb Tư Pháp) thì khái niệm “Nhan quyền”được định nghĩa một cách chi tiết, theo đó thì nhân quyền được hiểu là:

"Quyển con người, gom các quyên tự nhiên thiêng liêng và bat kha xâmphạm như quyền sống, quyên tự do, quyên mưu cầu hạnh phúc

Quyên con người bao gồm các quyên dân sự và chính trị, các quyên kinh

tế, văn hoá, xã hội Đó là các quyên tối thiểu mà các cá nhân can phải có những quyên mà pháp luật can phải ghi nhận và bảo vệ " [49, tr 587].Như vậy, khi chúng ta nói tới "nhân quyền” thì điều đó có nghĩa làquyền này dành cho tất cả mọi người, không phân biệt địa vị giai cấp, phạm

-vi lãnh thổ, nghề nghiệp, giới tính, tôn giáo Còn “quyền nhân thân” là một

sự biểu hiện cụ thể của một khía cạnh của quyền dân sự Do vậy, về nguyêntắc thi quyền nhân thân chỉ thuộc về một chủ thể là con nguoil cụ thé được luậtpháp (cụ thể là pháp luật dân sự) của một quốc gia nhất định dự liệu Thôngqua việc thụ hưởng các quyền nhân thân cụ thể do pháp luật quy định thì mỗi

cá nhân sẽ có được những quyển nhân thân riêng biệt Day chính là việc cá

nhân bằng hành vi của mình hoặc của người khác theo quy định của pháp luật

(Ví dụ: Cha mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ của người chưathành niên, người có nhược điểm về thé chất hoặc tinh thân ) đã biến ahững

“quyền nhân thân khách quan” thành “quyền nhân thân chủ quan” Hay nóicách khác, cá nhân đã biến quyền nhân thân do Nhà nước quy định cho mình

thành quyên nhân thân của chính mình Chăng hạn, người này phân biệt với

Trang 21

người khác băng giới tính, họ tên từ họ tên của họ xác định được cá nhân của

họ và cũng là xác định được các quyên dân sự cho cá nhân đó

Khái niệm “Quyền nhân thân” là một khái niệm được xây dựng ghép từhai khái niệm - đó là khái niệm “quyền” và khái niệm “nhân than”

Hiện nay cũng chưa có khái niệm chính thức về “nhân thân” Đây là từHán - Việt và nếu chúng ta hiểu rõ khái niệm này thì chúng ta cũng sẽ hiểu rõkhái niệm “quyền nhân thân” Tuy nhiên theo quy định của Điều 24 BLDS thìchúng ta có thé hiểu: Nhân thân là những yếu tổ gắn liền với mỗi con người

cụ thể, liên quan trực tiếp đến cá nhân đó như hình dáng, khuôn mặt, hoàncảnh gia đình, nghề nghiệp, sự hiểu biết v.v

Khái niệm “nhân thân” cũng được dé cập trong một số công trình khoahọc Chang han, trong công trình khoa học cấp Bộ với dé tai “Vai trỏ của Toà

án nhân dân trong việc bao vệ quyên nhán thân cua công dân theo quy địnhcua BLDS” thì:

Nhân thân một người bao gồm các đặc điểm như: giới tính, độ tuổi,

dân tộc, thành phan xã hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, diễu kiệnsinh sống, hoàn cảnh gia đình, quá trình hoạt động chính trị xã hội,tính tình tác phong, có hay không có tiền án tiên sự Mỗi người có

một nhân thân riêng và chính nó biểu thị đặc điểm liên quan đến nhận thức và hành vi của từng người Vì vậy, trong công tác điều

tra, truy tố, Xét xử, các cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phảixác định rõ nhân thân của từng con người, để có thể áp dụng nhữngbiện pháp thích hợp nhằm bảo vệ quyền của con người, của cá nhân

đó hoặc xác định trách nhiệm về hình su, dân sự, hành chính của

con người đó [37, tr 18]

Dưới góc độ pháp luật dân sự thì không phải mọi yêu tô có liên quan đến

ban thân mỗi con người đêu ảnh hưởng đên việc hưởng quyên nhân thân của

Trang 22

ho Vi dụ: Bat cứ cá nhân nao cũng đều có quyền đối với quốc tịch Tuy nhiên

có nhiều yêu tô liên quan đến nhân thân của mỗi con người lại ảnh hưởng trực

tiếp đến việc hưởng quyền dân sự của họ Chang hạn, yếu tố độ tuổi, họ tên

lại có ảnh hưởng trực tiếp trong việc các cá nhân thực hiện việc hưởng các

quyền dân sự và liên quan đến năng lực hành vị dân sự - điều mà sẽ ảnh:

hưởng trực tiếp đến tư cách chủ thê của cá nhân

Trong BLDS cũng như trong khoa học pháp ly chưa có khái niệm chínhthức về quyền nhân thân Hiện nay, có một số khái niệm về quyên nhân thândược dé cập trong các công trình khoa học:

* Trong “công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ” của Toa án nhân dânTối cao về đề tài: “Vai trò của TAND trong việc bảo vệ quyền nhân thân cuacông dán theo quy dinh cua BLDS” (Số đăng ký: 96 - 98 - 063/DT) có đưa ra

khái niệm quyền nhân thân như sau:

- Dưới giác độ chủ thể, quyền nhân thân về đân sự được hiểu làquyển con người về dân sự găn liền với mỗi cá nhân được thụhưởng với tư cách là thành viên của cộng đồng ké từ thời điểmngười đó được sinh ra và bang các quyền đó, mỗi cá nhân đượckháng định địa vị pháp lý của mình trong giao lưu đân sự, do đómỗi cá nhân đều có quyền nhân thân riêng và quyền nay không

thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật cóquy định khác.

- Dưới giác độ khách thể, quyển nhân thân về dân sự của cá nhânđược hiểu là chế định pháp luật bao gồm các quy định của pháp luật

về các quyền dan sự gan liền với mỗi cá nhân dé bao đảm dia vịpháp lý cho mọi cá nhân, là cơ sở pháp lý để cá nhân thực hiện cácquyền con người về dan sự trong sự bảo hộ của nhà nước và pháp

luật.” {37, tr 19}

Trang 23

* Trong cuốn “Từ điển giải thích thuật ngữ luật học” của trường Dại họcLuật Hà Nội có ghi:

Quyền nhân thân

Giá trị nhân thân của cá nhân, tô chức được pháp luật ghi nhận vàbảo vệ.

Chỉ những giá trị nhân thân được pháp luật ghi nhận mới được coi

là quyên nhân thân

Quyển nhân thân luôn gắn với chủ thể và không thê chuyển giao

cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định.

Quyền nhân thân bao gồm: Quyền nhân thân gan với tải sản vàquyền nhân thân không gắn với tài sản

Quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền nhân thân khi được xáclập thì làm phát sinh các quyén tai sản

Quyển nhân thân là tiền đề làm phát sinh quyền tai sản khi cónhững sự kiện pháp lý nhất định (như quyền tác giả )

Quyền nhân thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân tồn tại

một cách độc lập không liên quan đến tai sản (như nhân phẩm danh

dur.a)” [41, tty 105]:

* Trong cuốn Từ điển Luật học của Viện Nghiên cứu khoa hoc pháp lý,

Bộ Tư pháp (Nxb Tư Pháp), khái niệm quyên nhân thân được tiếp cận như sau:

Quyên nhân thân: Quyền dân sự gan liên với mỗi cá nhân ma khôngthé chuyển giao cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quyđịnh khác.

Quyền nhân thân bao gồm: quyền có họ tên; quyền xác dinh dântộc; quyền của cá nhân đối với hình ảnh; quyền được bảo đảm antoàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thẻ; quyển được bảo vệ nhân

phâm, danh dự, uy tín; quyên đôi với bí mật đời tư; quyên kết hôn.

Trang 24

quyền ly hôn quyên có quốc tịch; quyền tự đo tín ngưỡng, tôn giáo;quyên tự do ổi lại, cư trú; quyền lao động; quyên tự do sáng tạo,quyên tác giả đối với tác phẩm; quyên đối với các đối tượng sở hữucông nghiệp.

Khi quyền nhân thân của một người bị xâm phạm thì người đó có

quyên: yêu cầu người vi phạm hoặc toà án buộc người vi phạmchấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; tự mình cái

chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; tự mình yêu cầuhoặc yêu cầu toa án buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại vậtchất hoặc tinh thần Không ai được lạm dụng quyền nhân thân củamình xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng,

quyền, lợi ích hợp pháp của người khác [49, tr 653]

Điều 24 BLDS đưa ra những quy định chung nhất về quyền nhân thân, qua quy định tại điều luật nay chúng ta có thể định nghĩa về quyền nhân thân

Theo nghĩa chit quan, Quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gan liền

với cá nhân do Nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và cá nhân không thê chuyên

giao quyền này cho người khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

1.1.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận quyền nhân thân

Quyển nhân thân là một trong những nội dung cơ bản của quyền con

người, được pháp luật mỗi quốc gia quy định cho các cá nhân khác nhau Ghinhận và đảm bảo về quyền nhân thân trong các văn ban pháp luật của Nhà

nước ta trước hết bat nguồn từ quan niệm đồi mới về xã hội xã nội chu nghĩa va

Trang 25

con đường di lên chủ nghĩa xã hội cua Dang và nhân dân ta Với mục tiêu phândau xây dựng một xã hội công băng, dân chủ, văn minh, lấy con người là trungtâm, là tâm điểm để hướng tới nên các quy định trong hệ thông pháp luật nóichung, các quy định về quyền nhân thân nói riêng của Nhà nước ta cũng

nhăm hướng tới ghi nhận va bảo vệ các quyền cơ bản nhất của con người.

Các quyền nhân thân cơ bản của cá nhân được ghi nhận từ những vănbản pháp luật được coi là nên móng trong hệ thong văn ban pháp luật của Nhanước ta từ sau khi chúng ta giành được chính quyền về tay nhân dân năm

1945 Sự nghiệp cách mạng do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trên một nửa

thế kỷ qua, đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giành độc lập dân tộc,

chủ quyền lãnh thô, bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ

nghĩa đã dat được những thành tựu to lớn Qua những chặng dường lịch su,

dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã trải qua bao gian khó, hy sinh, mat

mát thậm chí không tránh khỏi những sai lầm tốn that nhưng những thành tựu

không được nhìn nhận một cách toàn diện và có phần bị xem nhẹ Đã có

những lúc chúng ta bỏ qua “cái tôi”, quên đi “cái tôi” dé lo cho “cai chung” —

đó chính là lo cho sự nghiệp cách mạng chung cúa cả dân tộc Tuy vậy, các

Văn kiện Đại hội của Dang, các văn bản pháp luật của Nhà nước vẫn đề cap,

Trang 26

ghi nhận va bảo vệ các quyền nhân thân cơ bản của con ngớời, vẫn lẫy con

người là mục tiêu để phấn đấu Các bản Hiến pháp 1946, 1960, 1980, 1992 đã

hi nhận các quyên nhân thân như là một phan quan trong, không thể thiếutrong các quy định về quyên và nghĩa vụ của công dân

Được đánh giá là văn bản pháp luật quan trọng, có vị trí thứ hai sau Hiến

Pháp, BLDS 1995 của Nhà nước ta đã quy định rất nhiều quyên nhân thân

quan trọng của cá nhân cũng như các phương thức để bảo vệ quyền nhân thân

của cá nhân Đây là bước đột phá, một sự biến đổi về chất căn bản xungquanh các quy định về quyền nhân thân Xã hội ngày càng phát triển, dời sốngngày càng được nâng cao thì các quyền của cá nhân ngày càng được quantâm Nếu như trước đây, các quyền nhân thân của cá nhân chỉ được ghi nhậntrong Hiến Pháp với ý nghĩa là các nguyền tắc cơ bản thì khi BIDS ra đời,các quyền nhân thân đã được thừa nhận một cách chính thức với ý nghĩa làmột quyền dân sự của cá nhân Có thể nói, với sự quan tâm của Đảng và Nhànước ta, các quyền của cá nhân ngày càng được mở rộng Trong hệ thống cácquyền nhân thân được ghi nhận, ngoài những quyền mang tính truyền thông

đã được ghi nhận trong các bản Hiến Pháp, nhiều quyền nhân thân khác cũng

đã được ghi nhận trong BLDS như quyển đối với họ tên, hình ảnh, dân tộc,quyên đối với bí mật đời tư, quyền xác định lại giới tính

Sự thăng trâm của lịch sử đã có những ảnh hưởng nhất định đối với việcquy định và thực hiện quyền nhân thân của cá nhân Tuy nhiên, qua các giaidoạn khác nhau, Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn chú trọng trong việc ghi nhận va

bảo vệ các quyên nhân thân cơ bản của công dân nói riêng cũng như của ca nhân

nói chung Day chính là sự thé hiện tinh thần dam nghĩ, đám làm của Đảng và

Nhà nước ta, mặc dù có những lúc thực tế Nhà nước ta chưa đám bao đủ các điều

kiện để nhân dân thực hiện quyên làm chủ của mình, nhân dân cé điều kiện và

khả năng thực hiện các quyên nhân thân cua minh do Nhà nước quy định.

Trang 27

Trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội, Đảng ta đã cho răng: “lịch sử nhân loại đang trải qua những bướcquanh co, song loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quyluật tiễn hoá của lịch sử” [14] Quan niệm của Đảng ta về xã hội đó là: “dân

giàu, nước mạnh, công bang, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền

kinh tế phát triển cao ; có nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; cácdân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đăng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ

lẫn nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt

Nam; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thé giới”

6 xã hội đó thì “con người được giải phóng khỏi áp bức, bat công, có cuộcsống 4m no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn điện.” [13, tr 68]

Quan niệm về chủ nghĩa xã hội của Đảng ta có nhiều nhân tố hoặc trựctiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các quy định về quyền nhân thân của cánhân Phan dau vì một xã hội công bằng, dân chủ văn minh thì con người phảiđược phi nhận và được hưởng những gia trị dich thực của cuộc sống, đókhông chỉ là những giá trị về mặt vật chất mà còn là những giá trị về mặt tinh

thần Chính từ những quan niệm nảy mà các quyên được bảo vệ danh dự,

nhân phẩm, uy tín; quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khoẻ;

quyền lao động, tự do tín ngưỡng được pháp luật dân sự ghi nhận và coi

đây là những quyền mà con người cần thiết phải được hưởng

Trên cơ sở quy định của Hiển Pháp, các văn bản luật và văn bản dưới

luật, các quyền nhân thân của cá nhân được tôn trọng, được thực hiện và Nhà

nước ta đã có những cơ chế, biện pháp để đảm bảo cho những quyền đó được

trở thành hiện thực, tránh được những hành vi xâm phạm Qua một thời gian

áp dụng, các quy định về quyền nhân thân từng bước đi vào cuộc sống và có

những ảnh hưởng nhât định đôi với sự phát triển của đời sông xã hội, đời sông

Trang 28

của mỗi cá nhân Có thé nói trong những năm gan day, các quyền nhân thân

của cá nhân đã được để cao và mọi người trong xã hội luôn có ý thức tôn

trọng các quyền này Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật cho thấy

sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về quyền nhân thân của cánhân BLDS 2005 của Nhà nước ta đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng,

trong đó có các quy định về quyền nhân thân So với các quy định về quyềnnhân thân trong BLDS 1995, BLDS 2005 đã bổ sung một số các quyền nhânthân quan trọng như: Quyền được khai sinh (Điều 29); Quyền được khai tử(Điều 30); Quyén hiến bộ phận cơ thể (Điều 33); Quyên hiến xác, bộ phận cơthé sau khi chết (Điều 34): Quyền nhận bộ phận cơ thể người (Điều 35);Quyền xác định lại giới tính (Điều 36)

1.1.4 Đặc điểm quyền nhân thân

Quyển nhân thân là quyền dân sự gan liền với cá nhân mà không théchuyển giao cho chủ thể khác Quyên nhân thân có các đặc điểm sau đây:

Đặc điềm thứ nhát, Quyên nhân thân là một quyên dân sự và là một

quyền dân sự đặc biệt Con người là nhân vật trung tâm của xã hội và luôn làđối tượng hướng tới của các cuộc cách mạng tiễn bộ trong lịch sử xã hội loàingười Dưới góc độ pháp luật dân sự thì cá nhân là chủ thể chủ yêu, thườngxuyên, quan trọng và phổ biển của quan hệ dân sự Các quyền mà pháp luật

quy định cho cá nhân là vì con người và hướng tới con người, trong đó có

các quyền nhân thân Sở đĩ nói quyền nhân thân là quyền dân sự đặc biệt vàcác quyên này gần như chỉ thuộc về cá nhân, trong khi đó các quyền khác

(quyền tài sản) có thể thuộc vẻ chủ thể khác (pháp nhân, hộ gia đình) Bên

cạnh các quyền nhân thân được BLDS quy định thuộc về cá nhân, có trườnghợp ngoại lệ đặc biệt quyền nhân thân có thể thuộc về pháp nhân (theo quyđịnh tại Điều 604 BLDS thì danh dự, uy tín của pháp nhân cũng được phápluật thừa nhận và bảo vệ).

Trang 29

Đặc điêm thứ hai: Moi cá nhân đề có sự bình đăng về quyên nhân thân.

Mọi người đều có quyên nhân thân kê từ khi ho được sinh ra, khôngphân biệt giới tính, tôn giáo, thành phan giai cấp Chúng ta thấy quyền nhânthân có một sự khác biệt cơ bản với quyển tài sản vì quyên bình đăng về mặtdân sự không quy định tất cả mọi người đều có khả năng hưởng những quyềnnhư nhau Nguyên tắc bình đăng về mặt dân sự có nghĩa là mọi cá nhân đều

có những quyền như nhau, đó không phải là một khả năng trừu tượng mà là

một thực tế Lợi ích của quyên nhân thân được quy định như một thực tế chứ

không phải là quy định mang tính hình thức.

Đặc điềm thứ ba, Quyên nhân than có tính chat phi tài san.

Quyền nhân thân không bao giờ là tải sản, chỉ có quyền nhân thân gắn vớitài sản hay không găn với tài sản mà thôi Vì không phải là tài sản nên quyênnhân thân không bao giờ trị giá được thành tiền Về mặt pháp lý, chúng ta cânphân định rõ tính chất phi tài sản của quyền nhân thân, ví dụ: một người sáng

tạo ra một sáng chế hay giải pháp hữu ích Sáng chế hay giải pháp hữu ích do

con người sáng tạo nên mang giá trị kinh tế, chứ bản thân “Quyên tự do sáng

tạo” (Điều 47 BLDS) không phải là tài sản, không mang giá trị kinh tế.

Đặc diém thứ tw, Quyên nhân thân luôn gan liên với cá nhân, không thê

chuyển giao cho chủ thé khác

Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liên với mỗi cá nhân mà không thể chuyển dịch cho chủ thể khác Các quyền dân sự

nói chung, quyền nhân thân nói riêng là do Nhà nước quy định cho các chủ

thé dựa trên điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Do vậy về mặt nguyên tac, cá nhân không thể chuyền dich quyền nhân thân cho chủ thể khác, nói cách khác

thì quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữacác cá nhân Ví dụ, người này không thé đổi họ tên cho người khác và ngược

lại hoặc một người không thé uỷ quyên cho người khác thực hiện quyền tự do

Trang 30

đi lại của mình và mình nhận quyền tự do kết hôn của người khác Diéu nay

có nghĩa rằng ban thân chủ thé hưởng quyền nhân thân chứ họ không thé uyquyên cho ai đó và thông thường, không ai có thể đại điện cho họ đề thực hiệnquyên này trừ những trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định (Theo quy định

của pháp luật, việc thay đôi họ tên của người chưa thành niên có thể do cha mẹ

của người này thực hiện trong trường hợp pháp luật quy định - Điều 27 BLDS).Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì

quyên nhân thân có thé chuyển giao cho chủ thé khác, ví dụ: Quyên công bồ, phô biến tác phẩm của tác giả, khi tác giả chết đi thì quyên nay có thê chuyền

giao cho chủ thể khác (người thừa kế của tác giả) Mặc dù vậy thì có những yếu

tô luôn gan liền với chủ thé mà không thể thay đổi được, ví dụ: quyền đứng têntác giả, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Khoản | Diều 45 Luật SHTTquy định cho phép chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển giao quyền công

bé tác phẩm cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng (Điều 19, Luật SHTTquy định quyển công bồ tác phâm, cho phép người khác công bố tác phẩm làmột quyền nhân thân) Trong các quyên nhân thân được Luật SHTT quy định

cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thì chúng ta có thé hiểu có cả các quyên

nhân thân có thể chuyên giao và quyền nhân thân không thê chuyển giao, mặt

khác quy định của pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân là những quyền

nhân thân gan liền với chủ thé mà không thé chuyển giao

Đặc điểm thứ năm, Quyên nhân thân là một quyên dân sự do Nha nước

quy định cho cá nhân, Nhà nước không cho phép cá nhân hạn chế quyên nhân

thân của mình cũng như hạn chế quyền nhân thân của người khác

Quyên nhân thân là một quyền năm trong nội dung năng lực pháp luật dân

sự của cá nhân Pháp luật dân sự quy định cho các cá nhân có các quyền nhân

thân là một sự tuyên bố chính thức về các quyền con người cụ thê được pháp

luật thừa nhận Việc pháp luật quy định cho cá nhân có các quyên nhân thân

Trang 31

không cho phép bat cứ cá nhân nào làm thay đồi hay cham dứt quyền đó.

1.1.5 Vai trò của quyền nhân thân

Quyền nhân thân là một loại quyền dân sự được Nhà nước ghi nhận chocác cá nhân Việc ghi nhận các quyên nhân thân chịu ảnh hưởng rất lớn bởicác yêu tố: kinh tế, chính trị, văn hoá — xã hội Với việc ghi nhận các quyềnnhân thân trong BLDS và các van bản pháp luật có liên quan, quyền nhânthân có vai trò rất lớn, điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:Thứ nhất, quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng là đốitượng được giải quyết dưới nhiều góc độ: triết học, chính trị học, sử học, vănhọc, luật học BLDS quy định các quyền nhân thân là sự khăng định của Nhànước trong việc tôn vinh va bảo vệ các giá trị tinh thần của con người Dưới

góc độ khoa học pháp lý, việc ghi nhận các quyền nhân thân đánh dau sự phát

triển, hoàn thiện của hệ thông pháp luật ở mức độ cao Con người là mục tiêucủa mọi cuộc cách mạng, sự ghi nhận các quyền của cá nhân, trong đó có

quyền nhân thân trong một văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao của Nhà

nước ta thể hiện tính ưu việt của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt

Nam trong việc bảo vệ các quyên của con người Xã hội ngày cảng phat trién,

điều kiện kinh tế xã hội có nhiều thay đổi theo hướng tích cực thì các giá tritinh thần của con người càng được chú trọng Trong bối cảnh quốc tế hiện

nay, việc phi nhận các quyền nhân thân một lần nữa khang định bản chat của

Nhà nước ta — đó là Nhà nước của dân, do dân va vi dan Qua việc quy định

các quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật, một lần nữa chúng ta lai thây

rane một xã hôi càng tiên bộ bao nhiều, nên tự do đân chủ càng được mo rộn> H ` 5 : : lo `

Trang 32

biện pháp bảo vệ ngày càng có hiệu quả.

Thứ hai, các quy định về quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống

pháp luật là cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền của minh Ghi nhận các

quyền nhân thân của cá nhân trong hệ thống pháp luật là sự đảm bảo của Nhà

nước trong việc tôn vinh các giá trị của con người Tuy nhiên, day cũng là sựthể hiện quan hệ giữa Nhà nước với công dân, theo đó Nhà nước đảm bảo

quyền cho cá nhân và cá nhân sẽ thực hiện quyền do Nhà nước ghỉ nhận.Một hệ thống pháp luật hoàn chính, đầy đủ cùng với hệ thông các cơquan thực thi sẽ tạo điều kiện cho cá nhân thực hiện các quyên của mình.Bang sự khang định quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liên với mỗi cánhân, không thể chuyển giao cho chủ thể khác trừ trường hợp pháp luật cóquy định pháp luật đã thực hiện việc đảm bảo quyền dân sự cho chính cánhân chứ không phải đảm bảo cho chủ thể khác Sự khẳng định này không chỉ

có ý nghĩa trong lĩnh vực dân sự mà còn có giá trị pháp lý trong các lĩnh vực

khác như chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội

Thứ ba, các quy định về quyền nhân thân trong hệ thống pháp luật là cơ

sở pháp lý quan trọng để Toà án, cơ quan Nhà nước có thắm quyền khác bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân khi các quyên, lợi ích đó bị xâm phạm.Pháp luật là công cụ hữu hiệu dé quản ly Nhà nước, quan lý xã hội Cácquy định của pháp luật về quyên nhân thân chính là những cơ sở pháp lý quantrọng dé co quan Nhà nước có thâm quyên áp dụng pháp luật trong việc bảo

vệ quyền lợi của cá nhân khi các quyền nhân thân bị xâm phạm

Ngoài việc quy định nội dung các quyền nhân thân, các cơ quan có thâm

quyền bảo vệ quyển và lợi ich hợp pháp của cá nhân khi quyền nhân thân bị

xâm pham các biên pháp bảo vệ quyên nhân thân cũng dược pháp luật chúpne¢ “ pnap > qu) |

Trang 33

trọng Diéu 25, BLDS 2005 của Nhà nước ta quy định:

"Khi quyén nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyÊn;

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định về quyên nhân

thân nói riêng luôn được Nhà nước ta quan tâm Trong quá trình hoàn thiện hệ

thống pháp luật, một loạt các quy định về quyên nhân thân được sửa đôi, bố

sung cho phù hợp với diều kiện xã hội mới

Ở nước ta, trước đây các quyên nhân thân được pháp luật quy định chưanhiều Trong cuộc sống hàng ngày, tên họ, hình ảnh, bí mật đời tư, danh dự,

nhân phẩm,uy tín của cá nhân dé bị xâm phạm với nhiều động cơ, mục dich khác nhau, thậm chí người xâm phạm cũng không có động cơ và nhằm mục

đích nào Nhiều trường hợp, người bị xâm phạm dù chịu rất nhiều khó khănkhổ sở, nhục nhã mà không biết làm cách nào đề tự vệ, buộc người vi phạmchấm dứt hành vi xâm phạm đến bản thân mình, gia đình mình Một SỐ vụ việc được giải quyết thì người bị xâm phạm chỉ được đền bù tượng trưng bang cach xin lỗi, chứ không có biện pháp nào dé buộc họ phải bồi thường thoa đáng về

những thiệt hại vật chất, thiệt hại tỉnh thần cho người bị xâm phạm

Những năm gần đây, cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới, sự

ra đời của BLDS 1995, BLDS sửa đổi (năm 2005), nhiều quyền nhân thân của công dan đã được Nhà nước ghi nhận và thực hiện nhiều biện pháp bảo vệ Chang han ho tén, hinh anh (bao gồm ảnh chụp, anh vẽ, ảnh do quay phim,

tượng), bí mật đời tư, danh dự, nhân phẩm uy tín của cá nhân đã được pháp

luật quy định ở nhiêu văn bản pháp luật với các hình thức bảo vệ cụ thê

Trang 34

Nhiều vụ án đã được tòa án thụ lý xét xử, buộc người vi phạm dù là cánhân hay tổ chức đều phải có nghĩa vụ xin lỗi và bôi thường băng tiền chongười bị xâm phạm Các cơ quan nhà nước tiến hành tổ tụng (cơ quan điềutra, truy tố, xét xử) gây oan; các cơ quan thông tấn, báo chí thông tin sai sự

thật, xuyên tạc, vu khống hoặc cá nhân, tô chức dao văn, đạo nhạc, xâm phạmbản quyên, tự ý sử dụng họ tên, hình ảnh của công dân trên các mẫu quảngcáo, in lịch mà không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của người đó hoặcthân nhân của họ (nếu họ đã chết, mất năng lực hành vi dân sự) đã phải chịutrách nhiệm về hành vi xâm phạm của mình Qua đây, chúng ta thấy được cácquy định về quyền nhân thân cùng các biện pháp bảo vệ các quyền đó đã pháthuy tính tích cực trong việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

Thứ tur, các quy định về quyên nhân thân trong hệ thống pháp luật ngoài

sự thể hiện quan điểm của Nhà nước ta trong việc ghi nhận và bảo vệ các

quyên của cá nhân còn có tác dụng tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế,

Trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện

nay, các quy định về quyên nhân thân của Nhà nước ta không những thê hiện

đường lối đúng đăn của Đảng và Nhà nước ta đối với quyền con người, khẳng

định vị trí và vai trò của cá nhân trong xã hội, bảo đảm cho cá nhân thực hiện

các quyền của mình mà còn là công cụ hữu hiệu để chống lại các quan điểm

phản động của các thế lực thù địch khi chúng xuyên tạc các quy định liên quanđến quyền con người nói chung, quyền nhân thân nói riêng cla Nhà nước ta.Thứ năm, các quy định về quyền nhân thân ngoài ý nghĩa đảm bảo cácquyền của cá nhân được thừa nhận và bảo vệ còn thể hiện sự công bang, bình đăng trước pháp luật của cá nhân Sự bình đăng của cá nhân không chỉ thé hiện ở các quy định về quyền nhân thân của cá nhân mà còn thể hiện trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền này, theo đó bất cứ ai có hành vi xâm

phạm quyền nhân thân cũng phải được xử lý nghiêm minh trước pháp iuật

Trang 35

và là một trong các quyền nhân thân của cá nhân Quyền riêng tư đã được quy

định trong pháp luật của Thuy Điển từ năm 1776 Sau khi Liên hợp quốc ra

đời, quyền riêng tư, quyển bí mật đời tư trở thành mối quan tâm chung của

cộng đồng quốc tế Quyền bí mật đời tư được ghi nhận trong Tuyên ngôn toàn

thế giới về nhân quyền năm 1948, trong Công ước quốc tế về các quyên dân

sự và chính trị năm 1966 và nhiều công ước khác của Liên hợp quốc Diéu 12 của Tuyên ngôn toàn thé giới về nhân quyên ghi nhận: “Không ai phải chịu

can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riéng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư

tín, cũng như bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân Mọi người đều cóquyền được pháp luật bảo vệ chồng lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy”

Trong Công ước về các quyền dân sự và chính trị năm 1996, quyền liên quan

đến bí mật đời tư được quy định tại Điều 17, theo đó nội dung quyén nay

được quy định như sau:

51 Không ai bị can thiệp một cách độc đoán hoặc bat hợp pháp đến đờisống riêng tu, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xúc phạm bái họp pháp đến

danh dự và uy tín.

2 Mọi người déu có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những sự

can thiệp hoặc xúc phạm như vậy ”

Bén cạnh những quy định trong các công ước mang tính toàn cầu, áp

dung cho mọi đối tượng không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc , một số công ước quốc tế của Liên hợp quốc điều chỉnh những quan hệ trong tung lĩnh vực, đối với từng đối tượng cụ thể cũng dé cập đến việc ghi nhận và bảo

vệ quyền riêng tư, bi mật đời tư như là một bộ phận không thể thiếu củaquyên con người Công ước quôc tê của Liên hợp quéc về quyền trẻ em quy

Trang 36

định: “Cac quốc gia thành viên phải bảo vệ trẻ em chống tất cả những hình

thức bóc lột khác phương hại đến bất kỳ phương diện nào của phúc lợi trẻ

em” (Điều 36) và “(vii) Sự riêng tư của trẻ em được tôn trọng đây đủ trongsuốt tất cả các giai đoạn tố tụng.” [53, tr 89]

Quyên riêng tư, quyền bi mật đời tư cũng đã được dé cập trong các vănkiện nhân quyền khu vực với nhiều mức độ cụ thể khác nhau Mỗi quốc giatrên thé giới, trong điều kiện và kha năng cho phép cũng đề cập đến quyền

riêng tư, quyên bảo vệ bi mật đời tư và coi đây là quyền cơ bản, không thể

thiểu trong các quy định về quyền nhân thân của cá nhân

Quyên bí mật đời tư là một trong những quyển nhân thân cơ bản của cá

nhân, đây là quyền hiến định nhưng đồng thời cũng là quyền nhân thân cơ bản

được ghi nhận trong các văn bản pháp luật về dân sự Ngay từ bản Hiến phápđầu tiên, các nguyên tac tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân đã được thừa

nhận, các bản Hiến pháp sau đó của Nhà nước ta cũng ghi nhận và sửa đổi

(Diều 11 Hiến pháp 1946, Điều 28 Hiến pháp 1959, Điều 71 Hiến pháp 1980,

Điều 73 Hiến pháp 1992) Qua các bản Hiến pháp, quyền riêng tư của cá nhân

được ghi nhận và là nền tảng để văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự có

hiệu lực sau Hiến pháp quy định Hiến pháp 1992 ghi nhận các quyển của

công dân liên quan đến bí mật đời tư một cách khái quát nhất - và đây chính

là cơ sở để BLDS 1995, BLDS 2005 quy định về các quyền nhân thân của cá

nhân Điều 73 Hiến pháp 1992 quy định:

“Công dân có quyên bắt khả xâm phạm về chỗ ở

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không dong

y, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

Thu tín, điện thoại, điện tin của công dân được bảo dam an toàn và bi mật.

Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tin cua công

dán phải do người có thâm quyền tiền hành theo quy định của tháp luật ”

Trang 37

Quy định của Hiến pháp 1992 về “quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở” nếu xét dưới góc độ nội dung quyên thì dường như có sự khác biệt với quyên bi mật đời tư, tuy nhiên nếu căn cứ vào cách thức thực hiện quyên thi việc xâm

phạm quyền bat khả xâm phạm về chỗ ở sẽ có sự xâm phạm bí mật đời tư bởi

có những bí mật đời tư được thể hiện trong chính chỗ ở của một cá nhân BLDS 2005 quy định về quyền nhân thân từ Điều 24 đến Điều 52 Trong

các quyền nhân thân được quy định, chúng ta có thể thấy có các nhóm quyền

nhân thân cụ thé như:

- Các quyên nhân thân găn liền với chủ thể trong quan hệ hôn nhân

và gia đình Đó là các quyền: Quyền kết hôn (Điều 39), Quyền bình

đăng của vợ chồng (Điều 40), Quyền được hưởng sự chăm sóc giữa

các thành viên trong gia đình (Điều 41), Quyền ly hôn (Điều 42),

Quyên nhận, không nhận cha, mẹ, con (Điều 43), Quyền được nuôi

con nuôi và được nhận làm con nuôi (Điều 44).

- Quyén nhan than lién quan đến sự cá biệt hoá cá nhân: Quyền đốivới họ tên (Điều 26), Quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều31), Quyền xác định dân tộc (Điều 28)

- Quyên nhân thân liên quan đến giá trị của con người trong xã hội:Quyên được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 37), Quyền bímật đời tư (Điều 38), Quyền đối với quốc tịch (Điền 45)

- Quyển nhân thân liên quan đến thân thể của con người: Quyềnđược bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thể (Diều chàyQuyền hiễn bộ phận cơ thể (Điều a3), Quyén hiển xác, bộ phận cơthể sau khi chết (Điều 34), Quyển nhận bộ phận cơ thé người (Điều35), Quyên xác định lại giới tính (Điều 36);

- Các quyền nhân thân liên quan đến sự tự do của cá nhân: Quyền

bat khả xâm phạm vệ chỗ ở (Điều 46), Quyền tự do tín ngưỡng, tôn

Trang 38

nhân: Quyền lao động (Điều 49), Quyền tự do kinh doanh (Điều50), Quyên tự do nghiên cứu, sáng tạo (Điêu 51).

Sự phân định các nhóm quyên nhân thân này cũng chỉ có ý nghĩa tương

đối bởi có những quyền nhân thân có thể được hiểu trên nhiều phương diện.Chang hạn: Quyền bí mật đời tư được xếp vào nhóm các quyền nhân thân liênquan đến các giá trị của con người trong xã hội nhưng quyên bí mật đời tư

cũng có thê liên quan đến nhóm các quyên nhân thân liên quan đến sự tự do

của cá nhân.

Có thể thấy vị trí của quyén bí mật đời tư có mối liên quan mật thiết

vớ: các quyền nhân thân khác được quy định trong BLDS cũng như được quy địch trong Hiến pháp Mối liên quan giữa quyền bí mật đời tư với các quyền nhàn thân khác được thé hiện ở chỗ quyền bí mật đời tư vừa có ảnh hưởng

trục tiếp đối với các quyên nhân thân khác, khi thực hiện các quyển nhân thân

khac thì trong nội dung của các quyền này cũng chính là việc thực hiện nội

duag của quyền bí mật đời tư Bên cạnh đó, quyền bí mật đời tư còn xung độtvớ: quyền nhân thân khác, đặc biệt là quyền tự do thông tin

1.2.1 Sự tác động và ảnh hưởng của quyền bí mật đời tư với các

quyền nhân thân khác

Có thé khang định rằng quyên bí mật đời tư anh hưởng trực tiếp, có mốiliên quan đến việc thực hiện một số quyên nhân thân Trong việc thực hiện nộidung các quyền nhân thân, quyền bí mật đời tư có thể được dẫn chiếu dé khăngdirh quyền của chủ thé, tránh các hành vi xâm phạm từ phía các chủ thể khác.Quyên bình đăng giữa vợ và chồng là quyền nhân thân được BLDS quyđịrh, ngoài ra trong Luật Hôn nhân và Gia đình cũng ghi nhận nguyễn tắc này

và cụ thê hoá trong các quy định có liên quan về quyên và nghĩa vụ của vợ,

Trang 39

chồng trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn

trọng nhau, tôn trọng những gì có thể được coi là riêng tư của vợ hoặc chồng.

Mặc dù giữa hai bên nam - nữ xác lập quan hệ vợ chồng nhưng không có

nghĩa là mặc nhiên một trong hai bên hoặc cả hai bên đều không có quyền bí mật đời tư của mình Thư tín, điện tín của vợ hoặc chồng cũng phải đượcngười kia tôn trọng, nếu can thiệp, tiết lộ thì hành vi này cũng bị xem làxâm phạm quyên bí mật đời tư

BLDS ghi nhận quyền của cá nhân đối với hình ảnh của minh và trongmọi trường hợp thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được sự đồng ýcủa người đó Nếu người đó đã chết, chưa đủ 15 tuổi hoặc mat năng lực hành

vị dân sự thì việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cha, mẹ, vợ, chồng,

con hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó đồng ý Như vậy, thông

thường hình ảnh của cá nhân có thể được công khai theo ý chí của người có hình ảnh đó Tuy nhiên, cũng có những hình ảnh của mình (có thể hình ảnh

độc lập hoặc hình ảnh được thể hiện chung với những cá nhân khác) mà cá

nhân không muốn tiết lộ, công khai thì đây cũng chính là “bí mật đời tư” của

cá nhân Cá nhân có quyền khởi kiện hành vi xâm phạm bí mật đời tu nếu mộtchủ thé nào đó công bố những hình ảnh của cá nhân mà cá nhân thực hiện

việc giữ bí mật những hình ảnh đó.

Pháp luật dân sự ghi nhận cho cá nhân có quyén bat khả xâm phạm về chỗ

ở Chỗ ở của cá nhân chính là nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt đời thường của

cá nhân và cá nhân sẽ thấy sự tự đo, thoải mái nhất của mình ở đó Pháp luậtdân sự chỉ quy định “quyền bat khả xâm phạm về chỗ ở”, tuy nhiên luật pháp

của một sô nước còn cho phép xác định đó là hành vi xâm phạm bí mật đời tư

Aa cua cá nhân khi tiệt lộ địa chỉ chỗ ở của cá nhân mà không được phép của

người đó Sự tự do cá nhân diễn ra ở nơi ở của minh là bat khả xâm phạm, do

đó hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác cũng có thê được xác định là hành

Trang 40

vi xâm phạm bí mật đời tư Đã có nhiều vụ kiện vì các hành vi lén lút theo dõi

các cá nhân tại nơi ở cũng như nơi làm việc của họ Ngoài hành vi xâm phạm

chỗ ở, những thông tin thu lượm được thông qua hành vi xâm phạm chỗ ở của

cá nhân cũng có thể được xác định là hành vi xâm phạm bí mật đời tư

Quyên tự do tín ngưỡng được pháp luật thừa nhận cho cá nhân, cá nhân

có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào Như vậy, mỗi cá nhân cóthé lựa chọn tôn giáo cho mình và cũng có thé là người “ngoại đạo” — khôngtheo bat kỳ một tôn giáo nao Pháp luật của nước ta mới chỉ dừng lại ở quy

định này và thực tế đây là một vấn đề tương đối nhạy cảm Một số quốc gia trên thế giới còn cho phép cá nhân được giữ bí mật về tôn giáo của mình, có thé tiết lộ hoặc không tiết lộ cho người khác Tuy nhiên, nếu cá nhân không

muốn công khai tôn giáo của mình mả những người khác lại tiết lộ tôn giáocủa cá nhân thì đây cũng được xác định là hành vi xâm phạm bí mật đời tư.

Điều 14 dự thảo Luật về Lý lịch tư pháp của Nhà nước ta khi quy định về nội

dung của lý lich tư pháp cũng không dé cập đến tôn giáo là thông tin hắt buộc

phải có trong lý lịch tư pháp.

Trong quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thé thiquyền bí mật đời tư cũng có thê được vận dụng để xác định hành vi vi phạm

Các quy định có liên quan trong ngành y đã ghi nhận cụ thé: cá nhân có quyền

được giữ kín tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của mình Bác sĩ, những người làm

công việc khám chữa bệnh không được phép tiết lộ bệnh án, tình trạng bệnh tật

của bệnh nhân trừ trường hợp theo quy định của pháp luật Quy định này

cũng hết sức hợp lý bởi ngoài việc có ý nghĩa đối với người bệnh, tạo tâm lý tin

tưởng, yên tâm cho họ chữa bệnh còn có thể tránh được sự kỳ thị, xa lánh của

những người khác - điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những người mang

trong mình mầm miễng hữu căn bệnh thé ky, tức là ho bị nhiễm viruts HIV.

Các quyên liên quan đên thân thê của con người cũng có ảnh hưởng tác

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w