1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động điều tra vụ án hình sự

100 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động điều tra vụ án hình sự
Tác giả Ts. Bùi Kiên Điện
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 11,07 MB

Nội dung

Nói cách khác, việc điều tra viên cổ ý tiến "hành hoạt động điều tra một cách không khách quan, có ý dẫn dắt hoạt động nay di ngược lại yêu cầu của pháp luật, trái với nhiệm vụ của hoạt

Trang 1

HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP KHOA

NHŨNG YẾU TỐ TÂM LY ANH HUONG TỚI

HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

HA NỘI 11/2005

Trang 2

1 Nguyên tắc sử dung các phương pháp tác động tam lý trong hoạt

động điều tra 1

2 Đặc điểm tam lý của chức năng nhận thức trong hoạt động digu tra _ 5

3 Đặc điểm tâm lý của chức năng Thide KE: trong hoạt động điều tra 10

.4 Tác động tam lý trong hoạt động hỏi cung bị can _ \, 18

5 Đặc điểm tam lý của bị can 27

6 Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hoạt động khám nghiệm

hiện trường, 38

7 Đặc điểm tâm lý của người làm chứng trong hoạt động điều tra

‘vu án hình sự A 45

8 Đặc điểm tam lý của người bị hại X 52

9 Tác động tâm lý trong hoạt động đối chất STH

10 Phẩm chất của điều tra viên _ + 66

11 Thực trạng năng lực giải quyết vấn để của điều tra viên khi

nghiên cứu bang trắc nghiệm năng lực giải quyết vấn để B

12 Tinh sáng tạo của điều tra viên 83

13 Uy tin của điều tra viên 91

Trang 3

CHUYEN ĐÈ 1: NGUYEN TAC SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TAC ĐỘNG T ÂM L Ý TRONG HOẠT ĐỌNG DIEU TRA

TS Bai Kiên Điện

“Trường Đại học Luật Hà Nội

1 Hoạt động điều tra hình sự không thé đạt hiệu quả mong muốn nếu khi tiến hành các biện pháp điều tra cụ thé, điều tra viên không nắm vững và

sử dụng một cách khoa học các phương pháp tác động tâm lý đối với những,

người tham gia tổ tụng liên quan đến các biện pháp điều tra đó Có thé nói,

“một trong những co sở quan trọng nhất đã xây dựng các thủ thuật chiến thuật trong điều tra hình sự là các quy luật tâm lý đã được tâm lý học nghiên cứu và

xác lập Nhưng rõ rằng, việc sử dụng các phương pháp này trong hoạt động

điều tra hình sự không thể tiến hành một cách tùy tiện, theo ý chí chủ quan của điều tra viên mà cần dựa trên những nguyên tắc nhất định Chỉ khi ấy, hoạt động điều tra hình sự cũng như những người được giao nhiệm vụ ti

hành hoạt động đó - các điều tra viên, mới tránh khỏi những sai lầm, hậu quả

không nên có Chúng tôi cho rằng, việc sử dụng các phương pháp tác động

tâm lý trong điều tra hình sự không chỉ phải dựa trên eo sở của khoa học tâm

lý và khoa học điều tra hình sự mà còn phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bin:

“Thứ nhất, phải đảm bảo tính hợp pháp; thứ hai, phải phù hợp với những quy

tắc đạo đức nghé nghiệp cia điều tra viên

2 Tinh đúng đắn của mục đích sử dụng các phương pháp tác động tâm

lý mà điều tra viên hướng tới trong hoạt động điều tra hình sự là một trong,

những tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp của việc sử dụng các phương pháp

này Cụ thé, theo quy định của Điều 10 Bộ luật tổ tụng hình sự, co quan điều tra cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng khác (toa án, viện kiểm sát) có.

"trách nhiệm: “ dp dung mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ

én một cách khách quan, toàn điện và đây ai, làm rõ những chứng cứ xác

định có tôi và chứng cứ xác định võ tội, những tình tiết tăng nặng và nhữngtình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cam, bj cáo” Điều 3 Pháp lệnh

tổ chức điều tra hình sự cụ thé hoá nhiệm vụ của cơ quan điều tra nh sau:

“Co quan điều tra tién hành điều tra tất cả các loại tội phạm, áp dung mọibién pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định dé xác định tội phạm và người

đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hỗ sơ, dé nghị truy tố; tìm ra nguyên nh

điều kiện phạm tội và yêu edu các cơ quan, 16 chức hữu quan áp dung cácbiện pháp khắc phục và ngăn ngừa” Như vậy, pháp luật không trao cho cơ

quan điều tra chức năng buộc tội hay gỡ tội cho bị can, bênh vực cho bị can

hay người bị hại Pháp luật chỉ đòi hỏi cơ quan điều tra làm rõ sự thật của vụ

án đã được khởi tổ, hành vi phạm tội ma bị can đã thực hiện trong thực tế

Vige thay mặt Nha nước buộc tội bị cáo trước toà án là chức năng của viện

kiểm sát và việc ra phán tuyết cuối cùng về số phận tổ tụng của bị cáo là chức

năng của toà án Do đó, nếu một phương pháp tác động tâm lý nào đó được

Trang 4

điều tra viên sử dụng trong thực tế điều tra không nhằm mục đích giải quyết

nhiệm vụ pháp luật giao cho cơ quan điều tra mà nhằm mục đích thụ thậpthông tin, hướng hoạt động điều tra vụ án theo ý muốn chủ quan của điều tra

viên thì không thể coi là hợp pháp Nói cách khác, việc điều tra viên cổ ý tiến

"hành hoạt động điều tra một cách không khách quan, có ý dẫn dắt hoạt động nay di ngược lại yêu cầu của pháp luật, trái với nhiệm vụ của hoạt động điều

tra mà pháp huật quy định vì những động cơ không đúng đắn sẽ tước di tinh

hợp pháp không chỉ của các hành vi điều tra do điều tra viên đã tiến hành mà của cả các phương pháp tác động tâm lý được điều tra viên sử dụng khi thực, hiện những hanh vi điều tra đó Điều này có thé gặp khi điều tra viên mặc dù.

biết rõ bị can là người vô tội nhưng vì muốn buộc tội bị can nên đã ding

phương pháp hướng dẫn tư duy dé giải thích, thuyết phục bj can, khiến bị can

ngộ nhận về sự có tội của mình và khai theo ý muốn chủ quan của điều traviên

Các phương pháp tác động tâm lý cũng sẽ bị đánh giá là không dimbảo tính hợp pháp khi nó được điều tra viên sử dụng như là phương tiện nhằm

si ý, mua chuộc, dụ đỗ những người bị thẳm vấn (bị can, người bị hại, người

lâm chứng ) hoặc gây áp lực về mặt tinh thần đối với người bị thẩm vin để

họ phải khai theo ý muon chủ quan của điều tra viên Chẳng hạn, vì muốn

người bị thim vẫn khai theo ý muốn chủ quan của mình, điều tra viên khi sử dụng phương pháp truyền đạt thông tin chủ động nêu ra trong câu hỏi dành cho người bị thém vấn những suy luận, đánh giá chủ quan của mình về vụ án hoặc những tình tiết cụ thể liên quan đến vụ án hay cho người bị thẩm vấn xem đồ vật, tài liệu chưa được kiểm tra, xác minh để mớm cung người bị thâm vấn hoặc sử dụng những hứa hẹn vô nguyên tắc để dụ cung họ Cũng

với động cơ sai trái đó, nhằm gây áp lực về mặt tỉnh thần đối với người bịthẩm vấn, điều tra viên thông qua việc sử dụng phương pháp giáo dục, thuyếtphục đe doa gây thiệt hại cho người bị thẩm van, thân nhân của họ hoặc dùng

lý lẽ ngụy biện để dồn ép người bị thẩm vấn Trong những trường hợp nêu trên, hành vi của điều tra viên không thể coi là hợp pháp và họ có thể bị xử lý

vé hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sy."

"Ngoài ra, việc sử dụng những phương pháp tác động tâm lý trong hoạt

động điều tra vụ án hình sy với sự ví phạm các quy định về trình tự, thủ tục tổ

tụng mà Bộ luét tổ tụng hình sự quy định cũng làm mắt di tính hợp pháp của

các phương pháp đó Ở trường hợp này, mặc dù cơ sở của các phương pháp.tác động tâm lý mà điều tra viên sử dụng trong quá trình điều tra vụ án có thểvẫn được bảo đảm nhưng so với trường hợp trước điểm khác nhau chủ yếu

thể hiện ở tính chất của lỗi Cụ thé, nếu ở trường hợp trước, điều tra viên khi

sir dựng các phương pháp tác động tâm lý ý thức một cách rõ ring vé mục

đích trái pháp luật mà mình cần dat được là nhằm thu thập được những thông

tin về vụ án theo suy luận chủ quan của mình với những động co không đúng

đắn Như vậy, lỗi của điều tra viên trong trường hợp này luôn là lỗi cổ ý Ở

trường hợp sau, việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý của điều tra

Trang 5

viên gin liền với việc vi phạm các quy định của pháp luật về trình ty, thủ tục tiến bành các biện pháp điều tra ma trong đó có thé sử dụng các phương pháp.

này (ví dụ: hỏi cung nhiều bị can, lấy lời khai nhiều người làm chứng cùng.

một lúc và cho họ tiếp xúc với nhau; hỏi về vụ án trước khi yêu cầu người làm.

chứng kể hoặc viết lại những gì họ biết về vụ án: đưa người, vật hoặc ảnh ra

để nhận dạng không tương tự, Hà nhau về bề ngoài Lỗi của điều tra

viên trong trường hợp này có thé ở đưới dang lỗi cố ý hoặc vô ý Xét về hậu

qua trong cả hai trường hợp đã nêu, việc vi phạm pháp luật khi sử dung các

phương pháp tác động tâm lý mặc dù với hình thức và tính chất không giống

nhau nhưng đều din đến hậu quả là khiến quá trình giải quyết vụ án không khách quan, xâm hại quyền và igi ích hợp pháp của người bị thẩm vấn.

3 Trong hoạt động tư pháp nói chung, điều tra hình sự nói riêng, vẫn đềđạo đức nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng, là một trong những tiêu chí đánh

giá chất lượng của hoạt động điều tra, nhất là nhân cách của các chủ thé hoạt

động này Do đó, khi sử dụng các phương pháp tác động tâm lý phục vụ hoạtđộng điều tra vụ án hình sự, điều tra viên cần dành sự quan tâm thoả đáng đếnvan dé nêu trên, đảm bảo cho các phương pháp tác động tâm lý được sử dụng.

không những hợp pháp mà còn không vi phạm những quy tắc đạo đức nghềnghiệp của minh,

Đối với điều tra viên, những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp quan

trọng nhất là trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, nhân ái, dling cảm bảo,

Vệ IE phải, sự công bằng, quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia

tổ tụng Như vậy, nếu việc sử dụng các phương pháp tác động tâm lý của điều tra viên có tính chất không phù hợp, làm tốn hại những phẩm chất đó đều.

bj đánh giá là biéu hiện của sự vi phạm quy tắc đạo đúc nghệ nghiệp của điều

tra viên.

„ _ Trong hoạt động điều tra hình sự, việc vi phạm nguyên tắc nêu trên có

thể gặp dưới hình thức điều tra viên cổ ý đưa ra những thông tin biết rõ là bia

đặt, không chính xác nhằm Ita gạt người bị thắm vn, khiến họ do bị tác động

vé tâm lý, khai theo ý muốn chủ quan của điều tra viên (vi đụ: đưa ra những

thông tin bịa đặt nhằm nói xấu về tư cách đạo đức của bị can đồng phạm, của

những người tham gia t6 tụng khác hoặc tạo ra mâu thuẫn, khoét sâu mâu thuẫn giữa các bị can, giữa những người tham gia tổ tụng khác và bị can.

Hình thức khác của việc vi phạm nguyên tắc này là trường hợp điều tra

viên bằng hành động cụ thé gây tổn hại hay de doa gây tén hại những giá tị

mà đương sự trân trọng (nhưng không cấu thành tội bức cung hoặc hủy hoại

hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản ) như có thái độ coi thường, không tôn trong

nhân cách người bị thâm vấn hoặc tạo ra tình huồng đặt tôn giáo, tin ngưỡng,sức khoẻ của đương sự hay thân nhân đương sự trước khả năng bị xúc phạm,

gay tốn hại nếu họ không làm theo yêu cầu của điều tra viên khi khám xét.

_Ngoài ra, hình thức vi phạm trên còn có thể gặp trong trường hợp điều tra

Hạ những lời lẽ hoặc cử chỉ không thích đáng nhằm đe dog đương sự

‘hi yêu cầu đương sự phải làm theo mệnh lệnh của mình (trong hoạt động bit,

Trang 6

phạm pháp luật tố tụng hình sự hoặc pháp luật hình sự (và vi vậy không thé

xử lý về hình sự) nhưng rõ rang điêu đó hoàn toàn không phù hợp với đạo đức.

nghề nghiệp của điều tra viên đã được thừa nhận Những hành vi này cũng,

không thể coi là các thủ thuật chiến thuật mà cần phải dùng từ “thủ đoạn” theo nghĩa không đáng chấp nhận để chỉ chúng.

Tóm lại, các phương pháp tác động tâm lý, như đã được thực tế kiémnghiệm, chứng thực, có ý nghĩa rit quan trọng đổi với hiệu quả của hoạt động điều tra vụ án hình sự, nhất là hoạt động thẩm van Nhưng việc sử dụng các

phương pháp này sao cho chúng có thể phát huy thế mạnh vốn có và đích thực.

cca mình là van để phức tạp bởi chất lượng của hoạt động nêu trên không chi

.được đánh giá dưới góc độ khoa học, luật pháp mà cả tính nhân văn của một

xã hội văn minh Điều đó chi trờ thành hiện thực khi hoạt động điều tra hình

sự được trao cho những điều tra viên nắm vững pháp luật, nghiệp vụ điều tra,

có kiến thức tâm lý, xã hội sâu rộng và lương tâm nghề nghiệp trong sáng.

`, Kheản4 Điều 131 Bộ hệt ổ tụng hình ự quy ink: "Điễu vn hoe kiên st vn be cúng hoặc

ig ah đ vị sơ tô BÀI ia hận Nh to ay ch gì ĐỀ 299 hoe 99 lậtie

Khoản 4 Điều 1351 le tung nh sự quy dah ky lời khai người làm chứng, da tà viên “ống,

được lu hồ có nh cất gi”, Theo ính hd cha Bib 157 Bộ li Song nh ay uy ih rên cng

$6 dang li l lạ lea ca ngi ng, gk ona on lan tu lợ ngự

‘olen ian dẫn ân,

Trang 7

CHUYÊN DE 2: DAC DIEM TAM LY CUA CHỨC NANG

NHAN THỨC TRONG HOAT DONG ĐIỀU TRA

ThS Chu liên Anh.

“Trường Đại học Luật Ha Nội

Điều tra hình sự là hoạt động của cơ quan điều tra nhằm thu thập

chứng cú, làm rõ sự việc phạm tội đã xây ra, xác định người phạm tội, làm rõ

mối liên hệ của những người liên quan đến sự kiện phạm tội Hoạt động di tra được thực hiện bằng những công việc cụ thể do cơ quan điều tra và điều

tra viên tiến hành Tắt cả những công việc đó nhằm thực hiện mục đích chủ

đạo của hoạt động điều tra là thu thập thông tin làm sáng tỏ sự thật khách

quan của vụ án Ở đây, điều tra viên phải có nỗ lực tâm lý cao độ đẻ thu thập.

sàng lọc các thông tin, xây dựng hình mẫu tư duy về sự kiện phạm tội để nhậnthức chính xác về nó, Sự nỗ lực tâm lý cơ bản nhất mà điều tra viên cân pl

có khi điều tra vụ án, đó là nỗ lực về nhận thức Vì nhìn dưới góc độ tâm lý.học, điều tra tội phạm chính là việc nhận thức những vấn để cần chứng minh

về sự việc đã xây ra Các điều kiện đặc biệt của giai đoạn điều tra cho thầy, hoạt động nhận thức trong giai đoạn này hết sức phức tạp, mang nhiều đặc điểm riêng biệt, chi giai đoạn điều tra mới có,

1 Khái niệm hoạt động nhận thức

Trong bắt ky một bối cảnh nào, để biểu thị được xúc cảm tinh cảm,

có được hành động phù hợp, con người phải phân ánh được tắt cả các sự vật

hiện tượng tác động vào họ, Qúa trình phản ánh đó diễn ra như sau:

Khi có một kích thích nào đó từ bên ngoài hay bên trong cơ thể tácđộng lên các giác quan của con người sẽ tạo nên các xung động thin kinh di

lên não bộ Tại đây, các xung động thần kinh đó sẽ kết hợp với kinh nghiệm,

vốn sống, thái độ, quan điểm đã được tích lũy ở cá nhân, làm thành ảnh, biểu tượng về sự vật hiện tượng tác động Qúa trình phản ánh này gọi là

nhận thức Như vậy, nhận thức được hiểu như sau:

"Nhận thức là quá trình tâm If phản ánh hiện thực khách quan và bản

thin con người thông qua các cơ quan và dựa trên hiểu bit vốn liếng, kình

nghiệm đã có ở cá nhân

Hoạt động nhận thức của con người didn ra ở các mức độ khác: từ hình

thức đến nội dung, từ những đặc điểm bề ngoài đến những đặc điểm bản chất,

từ cái cụ thé đến cái trừu tượng, khái quát Nói cách khác, nhận thức của con

người có thể chia thành các giai đoạn như sau:

- Nhận thức cảm tính (gồm cảm giác và tri giác) Đây là mức độ phản

ánh những đặc điểm bé ngoài của sự vật hiện tượng khi chúng tác động trực

tiếp lên các giác quan của con người Nhận thức cảm tính giúp con người phan ánh sự tôn tại của thé giới khách quan một.

- Qóa trình nhận thức trí nhớ: Đây là quá tình nhận thức giúp con

người có thể ghi nhớ lưu giữ va làm tái biện lại toàn bộ những kinh nghiệm

Trang 8

hiểu biết, Ấn tượng mà cá nhân đã thu nhận được trong hoạt động sống của

minh, Xét trong toàn bộ quá trình nh thức, trí nhớ là cầu nỗi giữa nhận thức.

cảm tính và nhận thức lý tính Bởi lẽ, tí nhớ giúp cá nhân tích lũy các kinh nghiệm hiểu biét đã thu nhận được trong quá trinh nhận thức cảm tinh để làm.

nguyên liệu tiến hành nhận thức lý tính _

= Qua trình nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và tưởng tượng): Đứng

trước hiện thực khách quan con người không chỉ phản ánh những đặc điểm be

ngoài của nó, ma còn luôn luôn suy nghĩ, tìm biểu, khám phá và sáng tạo

"Nhận thức lý tinh giúp con người phản ánh được những thuộc tính bản chat,

những mỗi liên hệ và các quy luật của các sự vật hiện tượng Tư duy giúp con người khám phá ra những điệu bí Ân của thể giới khách quan cũng như các

quy luật của nó, điều ma nhận thức cảm tính không thể có được Qua trình.

nhận thức tưởng tưởng giúp cho con người hướng tới tương lai, sắng tạo tìm tồi ra những cái mới mẻ chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân.

“Tóm lại, nhận thức của con người diễn ra ở các mức độ khác, song luôn

tuân theo một quy luật duy nhất, đó là: đi từ hình thức đến nội dung, từ bề ngoài đến bản chất của sự vật, đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng, khái quát.

Quy luật này được thé hiện ngắn gọn qua câu nói của V1 Lênin: “Nhận thức

cỗa con người đi t trực quan sinh động đếu ts duy triw tượng, va từ tr duy

trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý,

của sự nhận thức hiện thực khách quan.”

"Hoạt động nhận thức trong điều tra hình sự chính là sự phản ánh những tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội ở điều tra viên Đó chính là quá.

tein thu thập các thông tn edn thiết, phân ích, sàng lọ các thông tin đ,

ra các mối liên hệ của chúng, để xây dựng được mô hình tư duy đúng đắn về

= Nhận thức trong điều tra hình sự mang tính gián tiép Nhận thức về

việc phạm tội là nhận thức một sự việc đã xảy ra trong quá khứ Quá trình

nhận thức trong điều tra hình sự chỉ bat đầu khi một hành vi đã được thực

hiện có dầu hiệu của hành vi phạm tội.Điều tra viên phải tiền hành phát hiện,thu thập những đấu vết, thông tin phản ánh về sự kiện, sàng lọc và sắp xếp

chúng một cách logic, qua đó xây dựng mô hình tư duy đề nhận thức đúng với

han lý khách quan Toàn bộ qué trình nhận thức diễn ra hết sức phức tạp ở

tit cả các giai đoạn, việc xây dựng mô hình tư duy không có đối tượng dé so

sánh, Vi vậy, nhận thực trong điều tra hình sự vừa đồi hỏi ở điều tra viên sựtuân thủ nghiêm ngặt quy trình điều tra, tôn trong tuyệt đối hiện thực kháchquan, vừa đời hoi ở điều tra viên sự nỗ lực cao độ, óc tư duy sáng tạo, hoàinghỉ khoa học dựa trên những kinh nghiệm, tri thức nghiệp vụ sắc bén

Trang 9

- Trong điều tra hình sự, hoạt động nhận thức mang tinh bị động cao,

DIV không chit động được khối lượng, thời điểm xuất hiện thông tin cần thu

thập Trong giai đoạn điều tra ban đầu, điều tra viên thường phải bắt đầu từ việc thu thập những thông tin rồi rac, những dau vét lẻ té với độ tin cậy và giá

trị chứng minh chưa được xác định Điền tra viên phải thu thập và xử lý, phân

„ sắp đặt chúng để xây dựng mô hình tư duy về sự việc phạm tội đã xây ra

và thủ phạm đã thực hiện hành vi gây ra nó Vi vậy, mô hình tư đuy được xâydựng bao giờ cũng chỉ là giả định, có tắc đụng định hướng cho nhận thức của

điều tra viên chứ không thể là mô hình đầy đủ Chính vì vậy, quá trình thu

thập thông tin của điều tra viên không thé định trước được kết quả, không biết

được khối lượng cụ thể cẳn thu thập đồng thời cũng không chủ động điều.

khiến được sự xuất hiện của các tình huống bắt trắc Sự xuất hiện thông tin và nội dung thông tin cũng như thời điểm xuất hiện tình huồng nghiệp vụ và khối

lượng thông tin xuất hiện nằm ngoài ý muốn của điều tra viên Đặc điểm này

của hoạt động nhận thức trong điều tra hình sự làm cho nó trở nên hấp dẫn hơn, song đồng thời cũng làm cho việc điều tra khó khăn phức tạp hơn, thường gây ra sự căng thẳng mt moi cho đi `

Trong hoạt động điều tra hình sw,

một khối lượng thông tin lớn, trong đó có cả những thông tin không liên quantới hành vi phạm tội Trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội, người phạm,

thường che dấu, tạo dấu viết giả hoặc xóa sạch dấu vết, tiêu hủy tài liệu, bịt đầu mỗi nhằm trốn trính pháp lust Để có thé xác định đúng phương hướng điều tra, điều tra viên phải tién hành thu thập vô số những dau vết vật

chất và thông tin khác nhau, không được bộ qua bất cứ một dấu vết, một tải liệu tin tức nào có thể liên quan tới vụ việc được tìm hiễu và tắt cả những dầu.

hiệu phạm tội khác Trong điều kiện như vậy, điều tra viên không có đủ cơ sở.

để xác định chính xác ngay lập tức đầu những thông tin là dấu vết giả hoặc.

ngẫu nhiên hay là khách quan

Do đó, lượng thông tin mà điều tra viên thu thập là rit lớn, trong phạm.

vi vụ án và cd ngoài vụ án Nói cách khác, lượng thông tin thu thập trong quá

trình điều tra sẽ lớn hon so với lượng thông tin cần thiết để chứng minh vụ án Đặc điểm này giúp cho điều tra viên có sơ sở mở rộng vụ án, phát hiện những,

đầu mối khác, nó cũng đòi hỏi điều tra viên phải có nỗ lực nhiều trong nhận thức để phân tích, tổng hợp và sảng lọc thông tin,

“Trong điều tra hình sự, các thông tin liên quan đến sự việc phạm tội cần

thu thập thường không tự xuất hiện Muốn có được thông tin, điều tra viên

phải tích cực tìm kiếm, sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ và tác động tâm lý tới các đổi tượng Thực tế cho thấy, các đối tượng khai báo trong điều tra hình sự không phải lúc nào cũng có thiện chí cung cắp thông tin cho cơ quan điều tra Thậm chí, ngay cả người làm chứng,

người bị hại không phải lúc nào cũng tự giác cung cấp thông tin cho điều tra

viên Vì nhiễu lý do khác cản trở như sợ bị trả thù, sợ bị liên lụy, sợ bị mắt thời gian, do không có cảm tình với điều tra viên, do có quan hệ đặc biệt nào

Trang 10

đó với người phạm tội mà các đối tượng trên có thể không muén cung cấp

thông tin hoặc cố tình cung cấp không chỉnh xác Chính vi vậy, hoạt động

nhận thức của điều tra viên không đơn giản là việc tiếp thu, ghỉ nhận và xử lý

thông tin, mà là một quá trình phức tạp, một cuộc chiến đầu gian khổ, với đầy

đủ sự kiên tri khéo léo, linh hoạt, sáng tạo dũng cảm và có nghệ thuật mới có

thể nhận thức được chân lý, ĐỂ đáp ứng được yêu cầu trên, điều tra viên

không những phải có được những phẩm chất chính trị mà còn phải có được:

năng lực chuyên môn, trong đó có sự vững vàng về bản lĩnh, sự hiểu biết sâu

sắc tâm lý và kha năng tác động tâm lý đến các chủ thể tham gia.

= Trong điều tra hình sự, hoạt động nhận thức mang màu sắc xúc cảm

cao, điều tra viên, tiễn hành nhận thức vụ án trong trạng thái tâm lý căng

thẳng Sự căng thẳng tâm lý do một số nguyên nhân đặc trưng sau:

“+ Trong quá trình thu thập thông tin, điều tra viên thường xuyên phải

tiếp xúc với các sự việc phạm tội, người phạm tội, những người liên quan đến

tội phạm và hậu quả của tội phạm này có thé làm xuất hiện nhiều xúc cảm đối lập ở điều tra viên.

+ Trong thực tiễn điều tra; nhiều khi côn gặp phải những tác động bất ngờ, nhiều sự kiện trấi ngược lâm đảo lộn kế hoạch và tiền trình điều tra.

‘Tham chí có nhiễu trường hợp, điều tra viên còn gặp phải những căn trở có tính chất tiêu cực ngoài va hội

Tắt cả những yếu tố không bình thường này tác động đến tâm lý tra viên, có thé làm thay đổi theo chiều hướng tiêu cực cả vẻ nhận thức, tinh

cảm và ý chí của ho

Đặc biệt, những căng thẳng trong hoạt động điều tra có thể dẫn tới trạng thái “bão hòa cảm xúc” ở điều tra viên Có thé hiểu đó là trạng thái nghỉ ngoi tự động của hệ thần kinh diễn ra theo quy luật tự bảo vệ khi gặp những

tác động quá tai ( kích thích đột ngột, kích thích kéo dai, kích thích quámạnh Khí con người bị ơi vào trang thái này, mọi phân nh ậm lý tủ nên

chậm chạp, máy móc, thậm chí có thể bị ức chế hoàn toàn Nếu ở điều tra viên xây ra sự bão hòa cảm xúc, sẽ mắt di tính tích cực tâm lý, sẽ chỉ tiếp thu

và xử lý thông tin một cách máy móc, dễ bỏ qua nhiều chỉ tiết quan trọng có Tiên quan đến vụ án Hiện tượng bão hòa cảm xúc vừa gây trở ngại cho hoạt động điều tra, vừa có tác hại tới sức khỏe của điều tra viên,

"Trên đây là những đặc điểm cơ bản của hoạt động nhận thức trong giai đoạn điều tra vu án hình sự Từ tất cả những đặc điễm trên cho

động nhận thức trong điều tra tội phạm là dạng nhận thức đặc biệt Nó vừa đồi

hỏi sự tuân thủ nghiém ngặt quy trình của hoạt động tổ tụng hình sy, vừa đồi

ôi sự nỗ lực sáng tạo cao Các chủ thể của hoạt động điều tra phải được trang

bị những tri thức nghiệp vụ sâu sắc và những hiểu biết thấu đáo về khía cạnh

tâm lý của hoạt động điều tra

Trang 11

2 Enhikeev M.I: Tâm lý học pháp lý.

3 Trypharovski B.U: Tâm lý học tư pháp

4 Giáo trình “Một số van đẻ về tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân

dan, Trường ĐH Cảnh sát nhân dan’

Trang 12

CHUYEN ĐỀ 3: ĐẶC DIEM CUA HOẠT ĐỘNG THIẾT KẾ

'TRONG HOẠT DONG DIEU TRA

‘ThS.D6 Hiền Minh.

‘Truong Đại học Luật Hà Nội

Chức năng thiết kế là tổng hợp các thao tác tư duy về kế hoạch hành

động nhằm đạt được các mục đích đã đề ra từ trước Nói cách khác, nó là sự

hình dung trong đầu các bước tiến hành hoạt động và kết quả của nó Trước khi tiến hành hoạt động điều tra, điều tra viên đã phải xây dựng được tron;

đầu mình một mô hình cụ thé về hoạt đông, xác định được tương đối cụ thé kệ

hoạch hoạt động của mình Như vậy chức năng thiết kế chủ yếu diễn ra trên

cơ sở hai quá trình nhận thức: tư đuy và tưởng tượng Dựa vào các thao the tưduy (chân tích, tổng hop, so sánh, ) và hình ảnh của tưởng tượng điều tra

lên nắm được bản chit của sự việc phạm tội, xác định nhiệm vụ và trên cơ sở.

aan hi có cat nh khỏi Lộ bị mỹ bị can bỏ trồn thì phải ra quyết định

truy nã; hay bắt được bị can phải ra quyết định phục hồi điều tra, ) Chức năng thiết kế của điều tra viên trước hết được bigu hiện trong kế hoạch công tác của họ Để thực biện chức năng thiết kế, điều tra viên phải nghiên cứu,

xem xét những tài liệu sơ bộ ban đâu về vụ án cũng như các tả liệu khác có

liên quan, lập kế hoạch điều tra cụ thé, trên cơ sở đó ra quyết định điều tra và thực hiện quyết định căn cứ vào hoạt động của họ, hướng

động nhận thức — đó là tìm ra sự thật khách quan của vụ án Biêu hiện của

chức năng thiết kế trong hoạt động điều tra là điều tra viên dự đoán các phương hướng điều tra, tình huống điều tra, cụ thé hóa hoạt động nhận thức bằng các kế hoạch điều tra và ra quyết định điều tra cụ thé trong từng thoi điểm điều tra Như vậy, chức năng thiết kế được tiến hành dần dẫn qua các bước: dự đoán, lập kế hoạch và ra quyết định.

* Dự đoán là hoạt động tư duy đặc biệt nhằm nhìn thấy trước diễn biển cũng như kết quả hoạt động Như vậy là nhờ có dự đoán, điều tra viên có thể hướng tới nghiên cứu điễn biến của vụ án đã xảy ra, nhìn thấy trước được những gì có thể xây ra trong tiến trình họat động, nhìn thấy trước kết quả có thé có của hoạt động dựa vào kinh nghiệm của bản thân Dự đoán nhiều

không dựa trên cơ sở các sự việe phạm tội cu thé đã xây ra mà đựa vào kis

nghiệm có được qua thực tiễn công tác (ví dụ, nhìn thấy một xác chết nằm ngang đường tàu, dựa vào kính nghiệm của minh điều tra viên có thé dự đoán người này chết do thu cán hay chết trước khi tau cán) Tuy nhiên dự đoán có thể được thực hiện với những mức độ đây đủ, chính xác khác nhau (có thể dự.

Trang 13

đoán đúng, chính xác, có thể dự đoán sai, không chính xác) Hoạt động dự đoán chỉ đạt được kết quả khi thỏa mãn các yêu cầu sau:

Phải có day đủ cơ sở thực tế về bản chất của sự việc phạm tội đang .được điều tra: dựa trên co sở những thông tin cần thiết đã thu thập được trong

giai đoạn điều tra ban đầu và quá trình điều tra sau này; tài liệu nghiệp vụ của

các cơ quan chức năng; tài liệu về điều kiện và hoàn cảnh xảy ra vụ án; tài liệu về kinh nghiệm điều tra vụ án cùng loại đã được tổng kế cùng với kinh nghiệm điều tra của bản thân để điều tra viên dự doán hướng phát triển của sự việc phạm tội, những khả năng có thé xây ra, xác định phương hướng.

cho việc điều tra làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Khi dự đoán điều tra viên không được có thái độ định kiến với các sự

việc cần dự đoán, vì hậu quả của nó dé dẫn đến dự đoán sai.

Điều tra viên phải hiểu được mục đích của dự đoán là nhằm giúp họ có thể nhìn thấy trước điễn biến cũng như kết quả của hoạt động (ví dụ, trong

hoạt động điều tra điều tra viên có thể dự đoán trước được phản ứng của bị

can sẽ như thé nào khi hỏi cung ho, họ sẽ có thái độ thiện chí hay không, trên co sở tìm hiểu đặc điểm tâm lí của họ, để từ đó xác định trước cách xử thé của mình cho phủ hợp khi gặp tình huồng xấu, bắt ngờ có thể xây ra),

‘Nhu vậy đầu ưa viên phải hướng 16 dự đoán hành động cho bản thân;

dự đoán phản ứng có thể xây ra ở bị can và ở những người tham gia tổ tụng khác; khí dự đoán điều tra viên có thé sử dụng phương pháp sau: phương pháp khoanh vùng: khoanh vùng đối tượng để nghiên cứu trên cơ sở đó rút ra

kết quả dự đoán là việc làm cần thiết, vì như vậy điều tra viên sẽ tránh được

những hoạt động thừa, không cn thiết, không liên quan đến cuộc điều tra, tiết kiệm được thời gian, sức lực, tránh đi lạc hướng, Phương pháp phản xạ: bat

chước suy nghĩ và hành động của người khác, trên cơ sở đó phán đoán được

hành động và phản ứng của họ trong những tinh huống cụ thể (ví dụ, tro

hoạt động truy nã người phạm tội, sau khi nghiên cứu và nắm bắt được một

thông tin cần thiết liên quan tới người phạm tội, điều tra viên tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ ma suy nghĩ và hành động: nếu là mình thi mình sẽ trén ở

din, cắt gidu công cụ phạm tội ở đâu, 48 trên cơ sở đó mà phán đoán được

hành động và phản ứng của họ) Đây cũng là phương pháp quan trọng được

sử dung tong quá bình hom ng khám xé (Mi dụ, để qhuản bị hoạt động

khám xét, điều tra viên đặt mình vào vị tri của người giấu đồ vat, thử bit chước suy nghĩ và hành động của họ trên cơ sở đó phán đoán được họ cất giấu đồ vật ở đâu, họ sẽ phản ứng như thé nào khi bị khám xét

Để dự đoán về bản chất của sự việc phạm tội điều tra viên cần thực

biện các bước sau:

~ Thu thập các tài liệu, thông tin vé vụ án,

~ Sử dụng các thao tác tư duy như phân tích — tổng hợp, so sánh đối

chiếu, nghiên cứu, đánh giá tắt cả các tài liệu, thông tin đó.

~ Đưa ra các dự đoán về tính chất vụ án, thời gian xảy ra vụ án, động.

cơ, mục đích phạm tội, công cụ, phương tiện phạm tội, thủ đoạn gây án, dy

Trang 14

đoán về nhân cách và nhân (hân người phạm tội, v8 nạn nhân,

"Tóm lại, dự đoán của điều tra viên được xây dựng dựa trên cơ sở các tài

liệu, thông tin điều tra viên thu thập được và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động điều tra chứ không phải là những suy đoán chủ quan.

Qua trình bảy trên cho thấy ý nghĩa tâm lí của dự đoán là ở chỗ: nó

giúp cho điều tra viên xác định được đúng hướng điều tra, từ đó lựa chon phương pháp tác động tâm If, tiến hành các biện pháp và sử dụng các lực lượng, phương tiện điều tra phù hợp để làm rõ vụ án Đồng thời giúp điều tra viên hiôn luôn giành được thé chủ động và có cách xử thé phù hợp, linh hoạt

trong hoạt động của mình Chính vì vậy điều tra viên phải coi dự đoán là bước

‘quan trong không thé thiếu, trên cơ sở dự đoán đó điều tra viên mới thực hiện bước lập kế hoạch điều tra cụ thé cho bản thân.

* Lập kế hoạch cô vai trò rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình điều tra diễn ra bình thường theo đúng dự kiến và được chuẩn bị chu đáo, Lập

kế hoạch là việc điều tra viên vạch ra phương hướng và các bước hành động.

cụ thể, cũng như xác định các phương pháp tắc động tâm lí, phương tiện, lực

lượng, điều kiện cần thiết đẻ đạt được các hành động đã dự định đổi với toàn

bộ vụ án, cũng như đối với từng hoạt động điều tra cụ thê (ví dụ, trong hoạt động lấy lời khai người làm chứng, để thực hiện tác động tâm li người làm chứng, điều tra viên xây dựng kế hoạch tiếp xúc với họ và tiến hành các tác

động tâm Ii đến họ Ap dụng phương pháp nào trong từng trường hợp cụ thể

là tùy thuộc vào từng tình huồng đều được điều tra viên dự kiến từ trước trong.

kế hoạch tác động tâm lí của mình) Như vậy lập kế hoạch thực chất là hoạt động tư duy của điều tra viên trên co sở nghiên cứu tai liệu vụ án và những tài

liệu khác có liên quan, cũng như những khả năng chủ quan của cơ quan điều

tra dé thiết lập một bản kế hoạch điều tra cụ thé đối với vụ án hoặc đối với một hoạt động điều tra cụ thé Bản kế hoạch điều tra là sản phẩm của quá

trình lập kế hoạch điều tra Nó là bức tranh toàn cảnh, mang tinh chat dự kiến,

hung có cơ sở thực tế của cuộc điều tra được xác lập trong giai đoạn đầu và tiếp tục bổ sung, sửa đổi trong toàn bộ tiền trình điều tra vụ án.

"Nhiệm vụ, mục đích của lập kế hoạch: lập kế hoạch nhằm tìm kiếm, thu thập các tài liệu, thông tin về vụ én, nghiên cứu, phân tích ~ tổng hợp, đánh giá chúng để làm sing tỏ vụ án; xác định yêu edu, nhiệm vụ điều tra vụ án, những vấn 48 cần chứng minh, làm rõ trong vụ án; nghiên cứu các giả thuyết được niên rủ và mỗi liên hệ giữ chẳng với việc ph hộp các Bí liệu, thông tin cần thiết; lựa chọn các hoạt động điều tra cụ thể và các hoạt động bổ trợ để giải quyết các nhiệm vụ đẻ ra; lựa chọn điều tra viên và phân

công nhiệm vụ cho họ cùng với phương tiện cần thiết; dự kiến thời gian, địađiểm tiền hành các hoạt động điều tra; dự kiến các lực lượng tham gia điều tra

vụ án và mỗi quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình điều tra; dự.

kiến các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho hoạt động điều tra tiến hành.

được thuận lợi (chi phí tài chính cho hoạt động điều tra, ); chuẩn bị và thực.

Trang 15

biện hoạt động nhằm ngăn chặn tội phạm, phát hiện và loại trừ các khả năng

cỗ thể gây ra tội phạm, loại rv những ý để say trở ngại cho tiên trình điều ta.

‘Song lập kế hoạch điều tra không phải là hoạt động cứng nhắc, mà kế

hoạch có thể được bổ sung, điều chỉnh hoặc điều tra viên phải lập kế hoạch điều tra mới tùy thuộc vào tình hình, điều kiện, hoàn cảnh cụ thé mới xuất

hiện trong quá trình điều tra Ở đây điều tra viên phải nhận thức, phân tích,

đánh giá kịp thời, chính xác khi gặp những thong tin mới, điều kiện, hoàn cảnh thay đôi, tình huồng điều tra mới xuất hiện ma bổ sung, điều chỉnh hoặc.

lập kế hoạch điều tra mới sao cho phù hợp với thực tiễn điều tra, với từng tinh

huồng điều tra cụ thé Mặt khác trong quá trình lập kế hoạch điều tra, điều tra viên phải chú ý đến tính khả thi của nó: việo dé ra nhiệm vụ, mục đích điều

tra vụ án phải rõ ring, cụ thé; các biện pháp, phương tiện dự kiến trong kế

hoạch điều tra phải phù hợp với điều kiện cụ thé của cơ quan điều tra; h

lượng dự kiến phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công; kế

hoạch điều tra phải được thực hiện vào thời gian sớm nhất, địa điểm, bồi cảnh dur kiến phải tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động điều tra sẽ tiền hành.

Kế hoạch điều tra bao gồm kế hoạch điều tra toàn bộ vụ án và kế hoạch tiến hành từng hoạt động điều tra cụ thể

Một bản kế hoạch điều tra vụ dn gdm những nội dưng sau: đưa rã các

dự đoán, giả thuyết điều tra; xác định các vấn đề cần làm rõ trong vụ án; lựa

chọn các hoạt động điều tra cụ thé và các hoạt động bỗ trợ khác cần được áp.

dụng; xác định thời gian, địa điểm, trình tự thực hiện các hoạt động điều tra; xác định những người sẽ thực hiện các hoạt động điều tra; xác định những điều kiện cần thiết đảm bảo cho các hoạt động điều tra tiến hành được thuận Joi (vật chất, kĩ thuật, tinh than); dự kiến những tình huống bắt trắc có thể xảy:

ra Và cách giải quyết $

Điều tra mỗi vụ án xảy ra trong nhiều trường hợp phải thực hiện nhiều

hoạt động điều tra cụ thé: khám xét, hỏi cung, khám nghiệm hiện trường,

Mỗi hoạt động điều tra cụ thé đều phải có kế hoạch riêng Lập kế hoạch điều

tra từng hoạt động điều tra cụ thể chính là cụ thé hóa kế hoạch chung điều tra

việt, 6 tong la cúc đổ) bà viễn XÃ? dụng trong fom vl each ai

.được phân công Nhiệm vụ của lập kế hoạch từng hoạt động điều tra cụ thé: nghiên cứu tài liệu đã có; nghiên cứu kế hoạch điều tra vụ án; xác định các nhiệm vụ cần giải quyết trong quá trình tiền hành hoạt động điều tra; xác định trình tự giải quyết nhiệm vụ; lựa chọn các phương pháp tác động tâm If; xác định các phương tiện vật chất, kĩ thuật; giải quyết vẫn đề sử dụng các tài liệu

và phương tiện nghiệp vụ; xác định những người tham gia hoạt động điều tra

và nhiệm vụ của từng người; xác định thời gian, địa điểm tiền hành hoạt động

điều tra; dự kiến những tình huống bắt trắc có thể xảy ra và cách giải quyết.

*Ra quyết định là việc hình thành một quyết định cụ thể trên cơ sở xem.

Xét hoặc so sánh đối chiều các chứng cứ đã được xác định của vụ án với các

điều luật cụ thể Hoạt động nhận thức sau khi đã được thực hiện sẽ được đánh

dấu bằng sự ghi nhận những đánh giá cụ thể về các đối tượng nhận thức.

Trang 16

“Chính trong giai đoạn đánh giá các đổi tượng nhận thức, bước ra quyết định

của chức năng thiết kế bắt đầu được biểu hiện Trong hoạt động điều tra, ra

quyết định mang tính chất cá nhân Vì trong quá trình điều tra, ‘ida tra viên là

người git vai trò chính trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch điễu tra Ho được phân công điều tra vụ án, là chủ thé trực tp tiến hành các tác động tâm.

Ii theo qui định của pháp lust có quyền tiến hành các biện pháp điều tra do BLTTHS qui định và phải chịu trách nhiệm về những hoạt động điều tra của mình Ra quyết định là thể biện hành động ý chí của cơ quan tiến hành điều tra, đảm bảo cho quá trình điều tra tiến hành được thuận tiện (muốn bắt người phải có lệnh của cơ quan có thẩm quyển; muốn kê biên tài sản của người nào.

đó phải có quyết định của cơ quan có thắm quyén; ) Trong mọi trường hợp

cuá trình ra quyết định luôn luôn diễn ra sau khi hình thành niềm tin, Niễm tin

là kết quả của các quá trình, trạng thái tâm lí nhất định và là kết quả của các thao tác tư duy Trong quá trinh hình thành niềm tin, các trang thái tâm lí luôn luôn thay đổi theo qui luật sau: bước đầu xuất hiện trạng thái nghỉ ngờ và có

Vải phường án, Trạng tái này xuất hiện vì bạn đầu tiểu thông tin củn diệt

"nên khi phân tích các chứng cứ gặp nhiều khó khăn; bước hai đã có tương đối đủ chứng cứ, khả năng phân tích - tổng hợp chứng cứ đã rõ rang, niém tin bắt tau xuất hiện nhưng còn chưa chắc chin; bước ba nhận thức được đầy đủ các chứng cứ, tìm ra cách thức, nguyên tắc thu thập, khái quát cũng như phân tích thông tin, sự nghỉ ngờ mắt đi đồng thời xuất hiện trạng thái hưng phan, tin

tưởng Niềm tin được củng cố và giữ vai trò quyết định trong các thao tác tu

duy Các quyết định của điều tra viên có ý nghĩa rất lớn về mặt pháp lí, nhiều khi nó thay đối cả vị trí pháp lí của công dân (quyết định khám chỗ ở của công dan, quyết định triệu tập công dân làm chứng, ) Chức năng thiết kế (ra cquyết định) luôn luôn gắn liên với hậu quả nhất định, vì vậy trong trường hop không có sự kiềm tra, hay thiểu trách nhiệm đối với quyết định đã đưa ra có

thé din đến vi phạm quyên lợi của công dan Vì vậy kết quả của chức năng.

thiết kế, quyết dja Gila tra viên đụ a phải được ghi nhận vào ho sơ ong

— quyết định điều tra viên đưa ra cần phải bám chắc vào hỗ so vụ án Như vay, chức năng thiết kế của điều tra viên cũng như chức năng nhận thức, nhất

thiết phải kèm theo việc thực hiện chức năng chứng nhận Đặc trưng của chức năng này là quyết định đưa ra cắn phải được ghi nhận dưới hình thức viết Ra quyết định luôn luôn cần phải được chứng mình bằng sự phân tích, tổng hợp

các chứng cứ đã được làm sáng tỏ trong quá trình nhận thức Qui định của

pháp luật là đưa chức năng chứng nhận vào chức năng thiết kế sẽ giúp cho điều tra viên tránh được những sai lầm đáng kể trong hoạt động điều tra, tránh được tâm lí chủ quan trong việc ra quyết định.

Chức năng thiết kế được xác định bởi đặc điểm của chức năng nhậnthức của điều tra viên Song chức năng nhận thức phần lớn chỉ có thể được thực hiện khi nó liên kết chặt chẽ với chức năng thiết kế, Chức năng thiết kế

đảm bảo kết quả cho chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, dự đoán và ngăn chặn, phòng ngừa hành động phạm tội Ở đây mỗi quan hệ biện chứng.

THƯ VIỆNJUNG DAIHOCLUATHA Nội

Phone ọc ˆ

Trang 17

chặt chẽ giữa chức năng nhận thức và thiết kế của điều tra viên được biểu Biện Quyết định thiết kế chỉ có thé được đưa ra rên cơ sở những chứng cứ đã

.được nhận thức Mặt khác thì nhận thức các chứng cứ mới, bé sung chứng cứ trong đa số các trường hợp chỉ có thé được thực hiện sau khi ra được những,

quyết định phi hợp — đó là thực hiện chức năng thiết kế (ví dụ, trên cơ sở

nhận thức ban dầu về vụ án, điều tra viên ra quyết định khám nhà Ngược lại thông qua hành vi khám nhà, điều tra viên nhận thức được tang vét).

Nội dung của chức năng thiết kế của điều tra viên về căn bản được điều

chỉnh bởi pháp luật Chính trong chức năng thiết kế quyền bạn của các cơ quan điều tra được thực hiện, mà thiểu nó thì hoạt động tương ứng không thể thực hiện được (muốn tiến hành hoạt động khám xét, phải có quyết định của

cơ quan có thấm quyén: ai có quyền khám xét, D141 BLTTHS) Chức năng

thiết kế trong hoạt động điều tra chỉ được thực hiện trong phạm vi thẩm quyền

đã được pháp luật qui định Đó là sự đảm bảo tuân thủ pháp luật và thực hiệncán cân công Ii

“Trong chức năng thiết kể, không chỉ năng lực trí tuệ của điều tra viên

được biểu hiện, mả cả những phẩm chất ý chí của họ cũng biểu hiện rõ rệt

“Chức năng thiết kế - đó là luôn đưa ra được quyết định có ý chỉ, nó tạo di kiện 48 iếp tye quá trình xác minh sự thật, chẩm dứt, ngăn chặn sự phát triển ccủa hoạt động phạm tội, che giấu người phạm tội, dẫu vết tội phạm, đối phố lại điều tra viên Điền tra viên cảng nhận thức rõ những khó khăn, trở ngạitrong việc xác định mục đích của hoạt động và trong việc thực hiện nó thì

phẩm chất ý chí hành động của họ càng bộc lộ rõ, họ cảng đặt ra yêu cầu cao

đối với bản thân Ý chí của điều tra viên được thể hiện rõ qua

quyết định cụ thé một cách ding và chính xác, Phù hợp vớ

năng thiét ké trong hoạt động điều tra phải được thục hiện kết hợp ví

giai đoạn phát triển của hành động ý chỉ của con người Các giai đoạn đó là:

‘ial đoạn chuẩn bj: là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy nghĩ, cân

nhắc các khả năng khác nhau Giai đoạn này có ba khâu: xác định mục đích, Š

thức rõ rằng mục đích; lựa chọn phương tiện, biện pháp hành động, lập kế

hoạch hành động; ra quyết định Giai đoạn thực hiện là giai đoạn phải có, nếu không thì chưa đủ cơ sở để đánh giá một người có ý chí hay không Giai đoạn

phân tích, đánh gid kết quả hành động là giai đoạn rút kinh nghiệm cho

những hành động sau Có thể xác định các giai đoạn của chức năng thiết kế

như sau:

- Phân tích và tổng hợp các chứng cứ đã thu thập được trong quá trìnhnhận thức

~ Xác minh chứng cứ cần thiết cho việc ra quyết định nhằm tiếp tục,

phút triển hoạt động nhận thức, ngăn chặn hoạt động phạm tội, bắt giữ người

phạm tội,

~ Vạch rõ cơ sở pháp luật để tiến hành những hoạt động edn thiết.

Trang 18

- Ra quyết định và đưa quyết định vào hồ sơ vụ án ~ đó là thực hiện chức năng chứng nhận của chức năng thiết kế (ví dụ, ra quyết định về tiến

bất giữ)

những hoạt động có liên quan tới việc ra quyết định.

~ Thực hiện quyết định đã được kế hoạch hóa và chuẳn bị, Giai đoạn

này có liên quan trực tiếp tới kết quả của việc ra quyết định dựa vào ý chí và phù hợp với điều đó giai đoạn này cũng mang theo nó mọi đặc điểm của quá

hành động của điều tra viên (vi dụ, điều tra viên mỡ ti tìm tang vật, đạp của

xông vào nhà ) Như vậy, chức năng chứng nhận của chức năng thiết kế được biểu hiện hai lần: đó là ghi nhận quyết định và ghi nhận tiến trình, sự.

tổng kết, những kết quả của hoạt động đã được thực hiện phi hợp với việc ra

quyết định.

‘Tir những điều đã trình bày trên rõ rằng mỗi hoạt động điều tra là quá trình phát triển của chức năng thiết kế của điều tra viên Cấu trúc của mỗi cuộc điều tra tùy thuộc vào điều kiện, khả năng, mục đích thực hiện hoạt động của điều tra viên, vào tắt cả những khả năng hiện có Những yêu cầu chung đối với chức năng thiết kế trong mọi trường hợp phải được giữ gin day đủ

thông qua chứng nhận

Két thúc cuộc điều tra chức năng thiết kế được thé hiện ở chỗ: cơ quan.

điều tra ra một trong hai quyết định: độ nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra Co

quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra.

ĐỀ nghị truy tổ khi có căn cứ qui định tại D163 BLTTHS Trong

trường hợp này, bản kết luận điều tra trình bảy điễn biển hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ

án, điều luật cố thé áp dụng.Tuy nhiên quyết định này chỉ là cơ sở để tòa án

kiểm tra, xác minh lại, để tìm ra giải pháp cuối cùng (quyết định cuối cùng)

về vụ án, chứ chưa được khẳng định chắc chắn Quyết định cuối cùng về vụ

ấn sẽ được đưa ra thông qua hoạt động xét xử của tòa án

Dinh chỉ điều tra khi có căn cứ qui định tại Đ164 BLTTHS, Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ quá trình điều tra, lí

do và căn cứ đình chỉ điều tra,

‘Tém lại, chức năng thiết kế của điều tra viên được tiến hành din dẫn theo từng bước dựa trên cơ sở của chức năng nhận thức Do tính chat tim

kiếm trong quá trình nhận thức, điều tra viên không thể dự đoán, lập kế hoạch.

hoạt động cũng như xác định trước những quyết định cân phải đưa ra cho toàn

Trang 19

bộ quá tình hoạt động điều ta, mà chỉ có th tiến bình din dẫn từng bước Mids được qo luật khích quan đ sẽ gp đi tr viên én hành hot động điều tra đượp khoa bọc và ạt kết quả no hơn

Trang 20

HOAT ĐỘNG HOT CUNG BỊ CAN

“ThS Đặng Thanh Nga

Khoa luật hình sự

1 Khái niệm tác động tâm lý

Trong Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ tác động được hiểu là làm cho một

\ nào đồ có những biên đổi nhất định” Với định nghĩa này có thể

hiểu răng, bat kể kích thích nào gây ra sự biến đổi ( hình dang, kích thước,

tính chất nội dung ) của đối tượng đều được coi là tác động.

Các tác giả A.V.Pêrovxki và M.Glarosevxki cho rằng, tắc động là sự

chuyển dịch có định hướng các vận động hoặc thông tin từ thành viên này đến

các thành viên khác tham gia tương tác”.

Tác động tâm lý là tác động giữa con người với con người và được

thực hiện trong quá trình giao tiếp Thông qua tác động tâm lý, chủ thể tác

động điều chỉnh thai độ, hành vi của người bị tác động theo mục đích của

mình

"Tác động tâm lý là một hình thức phức tạp nhất Nó là một quá trình,

một hoạt động do chủ thể nhất định thực hiện Tác giả L V.Pêtrencô đã viết:

“Tác động tâm lý trước hết là một quá trình, một hoạt động, chứ không đơn

thuần chỉ là một vài cử chỉ, tác động đơn điệu Hoạt động đó thể hiện ra bằng

các hành động và cách thức tác động với các mục đích khác nhau”)

“Tác động tâm lý là sự tác động có mục đích của một cá nhân hay một

bộ phận người này đến một cá nhân hay một bộ phận người khác thông qua

các phương pháp, chiến thuật tâm lý Đó là sự tác động vào nhận thức, tinh

cảm, ý chi của con người nhằm làm thay đổi, hình thành, hay xoá bỏ những

đặc điểm tâm lý của ho".

"Như vậy, tác động tâm ly là sự tác động có tổ chức, có kế hoạch, có hệ thống của cá nhân hay của một bộ phận người này đến một cá nhân hay một

bộ phận người khác nhằm thay đổi, hình thành hay xoá bỏ những đặc điểm tâm lý nào đó của họ, để đạt được những mục đích nhất định.

2.Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

2.1.Khdi niệm tác động tam If trong hoạt động hỏi cung bị can

“Tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can là quá trình ma trong,

đó điều tra viên huy động một hệ thống các nhân tổ cần thiết, tác động đến tâm lý của bị can, làm cho bị can chuyên đổi các trạng thái, quan điểm, tình.

© Hoàng Phê (Chủ bie), Te ada tầng Vi, NXB Đà Nẵng 1997, F851,

© A.V Pesos và M.Gorosevai Từ Tên lý hoe Mocks 1990, 58, (Tig Nga)

NV B8ueoel, Tâm ý ạc ngiệp in , Trưng Da họ An Ninh nhân dâm, 1998, Te 89.

(© Truong Công Am, Tắc động tần lý bong hoi độn điều ra hình sự, NXB Công s hân dn, li Ni

2001, Tel

Trang 21

cảm của minh, giúp bị can nhận thức đúng đắn về hoàn cảnh hiện tai, cũng

như lợi ích của việc khai báo đầy đủ, trung thực hành vi phạm tội của bản

thân và đồng bọn.

“Tác động tâm lý trong hỏi cung bị can được (hực hiện bằng các phương

tiện như cử chỉ, hành vi, điệu bộ, hành động, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viet 'Nhờ các phương tiện này thông tin được chuyên từ điều tra viên đến bị can và

thay đổi tâm lý của bị can nhằm đáp ứng các yêu cầu cụ thé của hoạt động hỏi cang Cách thức và nội dung tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can

được xác định bởi mục dich và điều kiện tổ tụng

2.2.Neuyén tắc tác động tâm lý trong hoại động hoi cung bị can ikhi tác động tâm lý đến bị can, điều tra viên phải tuân thủ theo những

nguyên tắc sau đây:

- Phải tuân thủ chặt chẽ các qui định của pháp luật, Tác động tâm lý

trong hoạt động hồi cung bị can là một hoạt động phức tạp, luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật Các qui định của BLHS, BLTTHS luôn xác định quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên va bị can Khoản 4 Điều 131 BLTTHS năm

2003 qui định: "Điều tra viên hoặc kiểm sát viên bức cung hoặc ding nhục

hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điệu

299 hoặc Điều 298 của BLHS Tỉnh thin đó cũng được qui định trong Chế độ

công tác xét hỏi bị can Điều 3 của Chế định này ghi nhận: “Nghiêm cầm bức

eung, mớn cung, dụ cung và mọi hình thức nhục hình, kể cả hình thức biến

tướng ”

- Chú ý tới đặc điểm tâm lý của bị can Để tác động đạt được kết quả eao, đồi hỏi điều tra viên phải nắm bắt được các đặc điểm tâm lý của bị can như nhu cầu, hứng thú, khí chất, tính cách, năng lực, các phẩm chất ý chí

cũng như các trạng thái tâm IY, xúc cảm dang diễn ra ở bị can.

~ Đảm bảo tính tích cực tâm lý ở bị can Tính tích cực của bị can luôn

(được coi là một trong những yếu tổ cần thiết dim bảo cho quả trình tác động tâm lý đạt hiệu quả Tác động tâm lý tạo điều kiện hướng cho bj can tích cực lựa chọn mục đích, phương thức hành động, giúp cho họ thấy được những.

điều cần thiết phải làm và những điều không nên làm Kết quả này phụ thuộc.

chủ yếu vào tính tích cực của bị can, nghĩa là họ có “sin sing” tiếp nhận tác

.động và “sẵn sàng” phan ứng hay không

= Nội dung và phương pháp tác động tâm lý phải phù hợp với từng bịcan Nội dung là những thông tin cin thiết nhằm tác động đến tư duy, tinh cảm, ý chí của bị can Những thông tin này phải liên quan đến những vẫn đề

mà bị can đang quan tâm, phải tác động mạnh đến nhận thức, xúc cảm của bị can, từ đó bị can thay đổi thái độ trong khai báo Thông tin ding để tác động.

phải được kiểm tra, xác minh kỹ lưỡng, đảm bảo độ nh xe co Ty 6

không được sử dụng thông tin gia Đây là vấn đề có tính nguyên tắc, liên

quan đến giới hạn cho phép đối với tắt cả các phương pháp tác động tâm lý.

“Tác giả A.V Dulov đã cho rằng, đặc điểm có tính nguyên tắc của việc sử dụng,

các phương pháp tác động tâm lý là tuyệt đối không được sử dụng thông tin

Trang 22

giả TẤt cả những phường pháp tác động tâm lý xây dựng trên việc sử dụng, thông tin giả tạo đều sai lam © Ngodi ra, trong tác động tâm lý, digu tra viên

phải biết sử dụng lượng thông tín đúng mức, trắnh đưa ra qua nhiều hay quá it

và không nên sử dụng những thuật ngữ quá chuyên môn Bởi như vậy, nó sẽ

âm cho bị can không hiểu hết ý của điều tra viên.

Khi tiến hành hỏi cung bị can, điều tra viên có thể sử dụng nhiềuphương pháp tác động tâm lý khác nhau Nhưng việc lựa chọn phương pháp

tác động nào phải tuỳ từng trường hợp cu thể và phải dựa trên cơ sở năm bắt,

phân tích kỹ lưỡng các đặc điểm tâm lý của bị can.

= Chú ý tới những điều kiện, hoàn cảnh tiền hành tác động tâm lý Các ign, hoàn cảnh bên ngoài như thời gian, địa điểm, số lượng người tham gia trong quá trình tác động tâm lý có ảnh hưởng lớn đến sự tập trung chú ý của bị can, đến quá trình cung cắp và tiếp nhận thông tin của họ Do đó, trong

quá trình tác động, điều tra viên phải tạo ra các điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi cho việc tiếp xúc với bị can, làm cho mỗi bên cảm thấy yên tâm, tự tin, không,

bị phân tần tu tưởng.

- Điều tra viên phải là người có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, có kiến thức

sâu rộng về xã hội, có kỹ năng giao tiếp cũng như khả năng hiểu biết, và sử

dung các phương pháp tắc động tâm lý

3, Các phương pháp tác động tâm lý trong hoạt động hỏi cung bị can,

'Trong hoạt động hỏi cung bị can, để thu thập được những thông tin day

43, chính xác VỀ vụ án, điều tra viên thường sử dụng các phương pháp tác

động tâm lý sau đây:

3.1 Phương pháp truyén đạt thông tin

Phuong pháp truyền đạt thông tin là phương pháp mà điều tra viên đưa

ra những thông tin có liên quan tới sự kiện phạm tội để tác động, đến đến

"nhận thức, tình cảm, Ý chí của họ, Tờ đó làm xuất hiện ở bị can những cảm xúc nhất định hay làm thay đổi động cơ và khai báo thành khẩn mọi chỉ tiết

cca việc phạm tội

Những thông tin mà điều tra viên sử dụng tác động là những dấu.

vật chứng thu được ở hiện trường, các tài liệu, chứng cứ do người bị hại,

người làm chứng, và lời khai báo của các đồng phạm khác cung cấp Khi trình bày những (hông tin này, điều tra viên cần chú ý quan sát nét mặt, cử chi,

hành vi, lời nói của bị can để nhanh chóng phát hiện những diễn biển, thay đổi trạng thái tâm lý của họ.

Phương pháp truyền đạt thông tin được sử đụng trong các trường hop

sau đây:

~ Tăng sự hiểu biết, kiến thức cho bị can.

~ Thay đổi hướng tư duy của bj can khi họ cung cấp những thông tin

không đúng sự thật

` Ä V Dolo, Tên lý bọ pháp ý, Tưng Đại họ An nh bin i, HANG 1040, T79,

Trang 23

- Khôi phục lại trí nhớ về những tỉnh tiết mà bị can quên hoặc nhằm lấn.

~ Lâm thay đổi xúc cảm, tinh cảm, trạng thái tâm lý, quan điểm, lập trường của bị con Trong trường hợp này, phương pháp truyền đạt thông tin được str dụng kèm với phương phép thuyết phục Việc điều tra viên cưng cắp,

một sẽ thông tin lâm cho bị can mắt tự tn, nghỉ ngờ lập trường của mình, nên.

đễ bị thuyết phục,

‘Dé sử dụng phương pháp truyền dat thông tin có hiệu quả, điều tra viên

gần chú ý đến các yêu cầu sau đây:

~ Nắm bắt tâm lý của bị can trước khi tác động Đặc biệt là các động cơ

‘dang kim hãm hành động khai báo của bị can để lựa chọn những thông tin có sức phá vỡ sự ôn định trạng thi tâm lý của bị can, từ đó chuyển thái độ khai

"báo của họ, Khi bj ean dang ở trạng thái liễu lĩnh cao độ, đang phản ứng quyết

liệt bay dang bi quan, chắn nan thì không sử dung phương pháp này Sự

truyền đạt thông tin lúc này có thể sẽ làm cho bị can ngồi ÿ không đáp lại

boặc trả lời liều lĩnh “cái đó đúng thì đúng với các ông thôi Còn tôi, tôi

không biết" hay “nếu có đủ chứng cứ, các ông cứ đưa ra xử, còn hôi tôi làm gì" Gap những trường hợp này, tốt nhất điều tra viên nên nói chuyện bình

thường thoải mái, giải thích thuyết phục đưa bị can trở về cuộc sống hiện tại,

lầm cho họ bình tâm trở lạ

- Thông tin tác động phải đảm bảo tính chính xác và có liên quan trực

tiếp đến việc phạm tội và hành vi che giẫu tội phạm của bị can, buộc bị can không thé thờ ơ mà phải suy nghĩ hoặc chắc chin sẽ gây được phản ứng ở bị

can khi cần thiết Tuyệt đối không được sử dụng thông tin giả dé tác động, bởi

vÌ nó sẽ phá vỡ mỗi quan hệ tâm lý đang được xây dựng giữa điều tra viên và

bị can, gây ra cho bị can sự nghỉ ngờ, không tin tưởng ở điều tra viên

"Dim bảo tinh bắt ngờ cả vd nội dung thông tn và thời điểm tác độn

(đầu, cuối hay giữa buổi, buổi hỏi cung này hay buổi hỏi cung sau) Yếu t bit ngờ này có tác dụng gây cảm xúc bằng hoàng, sing sốt, lo lắng ở bị can, làm cho bị can phải nhanh chóng đi đến quyết định tim cách đối phó lại, hoặc

là phải khai báo thành khân hoặc là khai báo gian dồi Nhưng vì bi can Không,

có đủ thời gian để nghĩ ra lời khai gian dối có logic, có kết edu chặt chẽ Do

4, bị can đảnh phải thành khẩn khai báo Ngược lai, nếu bị can biết hết các thông tín trước khi điều tra viên dùng để tác động thì họ sẽ có sự chủ động đổi

phó và khai báo gian dối.

.3,2 Phương pháp thuyết phụe

Phương pháp thuyết phục là dùng những lời lẽ để phân tích, giải thích

cho bị can nhằm giúp cho họ nhận thức được đúng sai, phai , trái, thiệt hơn,

về các vấn đề có liên quan đến họ Từ đó làm cho bị can thay đổi thái độ,

hn vip h với yêncầu của hoạt động hỏi cung.

"Dé thuyếtphục bị can đạt hiệu qua cao, điều tra viên cần chú ý đến các

vấn đề sau đây:

Trang 24

= Tìm hiểu rõ các đặc điểm tâm lý của bị can, nhất là những động cơ chỉ phối việc bị can từ chối khai báo hoặc khai báo gian đổi Thông thường, bị

can từ chối khai báo là do một số nguyên nhân như sợ khai báo thì sẽ phải

chịu hình phạt, sợ mat uy tín, muốn trồn tránh hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm.

hình sự đối với hành vi phạm tội của minh, sợ đồng bon trả thù hay cho rằng,

việc che giấu tội pham của mình là tỉnh vi, bí mật nên điều ta viên chưa có

hoặc chưa có đây đủ chứng cứ về hành vi phạm tội đó, và nếu không khai báo.

thì điều tra viên không thể buộc tội được mình Ngoài ra, bị can chưa tintưởng vào chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước Do đó, trongtrường hợp này điều tra viên edn nắm bắt diễn biển tâm tu, tinh cảm của bịcan, phát hiện kịp thời những vướng mắc trong tư tưởng của bị can để cónhững biện pháp tác động phù hợp Ngoài ra, điễu tra viên phải phối hợp vớicác lực lượng khác trong việc giáo dục, cảm hoá bị can như các cán bộ phụ

trách trai giam, gia đình bạn bè của bị can

~ Thông tin dùng để thuyết phục bị can phải xuất phát từ đường lối,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước va phải gắn với tinh hình thực

tế Khi giải thích chính sách, pháp luật phải chính xác, tránh giải thích dài

cđông toàn lý luận suông, không sai nhưng không có sức thuyết phục bị can,

= Điều tra viên phải là người có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm

‘ving đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đếncông tác điều tra và xử lý tội phạm, biết vận dụng sáng tạo nó khi hỏi cung bịcan Điều tra viên phải có khả năng phân tích lý giải các vin đề một cách mạch lạc, lôgfc Khi tiếp xúc khuyên nhủ bị can, điều tra viên phải tránh các, biểu hiện thái quá như vội vàng, hấp tip, bực tức, đồn ép hay xúc phạm đến bị

can hay khuyên nhủ không cla thiết mà phải có táo phong đàng hoàng, tah

léo, Biết lắng nghe và phân tích, gi

chiều từ phía bị can.

3.3 Phương pháp đặt và thay đỗi vẫn đề tw duy

Phuong pháp đặt và thay đổi vẫn đề tư duy là phương pháp hướng quátrình tư duy của bị can bằng cách điều tr viên đưa ra những nhiệm vụ, những

có liên quan tới sự kiện phạm tội đã xây ra hoặc liên quan đến tới các lông đúng sự thật của bị can, để khi giải quyết những nhiệm vụ này

hoặc trả lời những câu hỏi này buộc bị can phải sử dụng những thông tin từ

mô hình tư duy của các sự kiện, sự việc mà trước đây họ cổ tình che giấu Tử

46 bị can tự rút ra kết luận là không thể giấu giém được điều tra viên mà cin phải thay đổi thái độ của mình và khai báo thành khan.

Phuong pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy được thực hiện ở 3 dạng sau.

đáp các vướng mắc, các thông tin ngược

đây:

~ Dạng thứ nhất: Điều tra viên đặt ra một loạt câu hỏi chỉ tiết để xác định sự thiếu rõ ràng về những thông tin mà bị can đã khai man về các sự kiện Điều tra viên sẽ đặt ra các câu bỏi dé hỏi sâu về những tình tiết cụ thé

mà nếu các sự kiện đó không có thật th bị can sẽ trở nên ling túng và đưa ra

Trang 25

những câu trả lời mâu thuẫn Từ đó, bị can hiểu sự khai báo giả đối là không.

lira được điều tra viên Ví dy: Trong vụ án N Th T phạm tội cướp tài sản vào

20 giờ ngày 23/7/2003 tại Cửa Nam, do đã thông đồng từ trước với H, nên khi

bị hỏi cung, T đã khai rằng, vào thời điểm đó T dang cùng với H đi hátkaraokê ở một quán cách xa hiện trường noi xảy ra vụ án Trong trường hopnày điều tra viên đã đưa ra một loạt câu hỏi như lúc đó là may giờ? Có những,

si ở đó? Họ đã làm những gì? Ho uống gi? Nói những chuyện gi? Họ ăn mặccquần áo như thé nào? Lúc nào họ vé? Ai ra về trước? Ai về sau Kết quả cuối cùng là bị can đưa ra những thông tin không chính xác dé trả lời những câu hỏi đó, bởi thực tế sự kiện đó không diễn ra Thông qua cách tác động này,

điều tra viên đã tìm ra những mâu thuẫn trong lời khai của bị can và buộc ho

phải từ bỏ thái độ khai man

~ Dạng thứ hai: Điều tra viên đưa ra câu hỏi cho bị can, buộc bị can khi trả lời những câu hôi đó phái liên tưởng đến sự kiện phạm tội hoặc hành vi che giấu tội phạm của mình Từ đó, bị can cũng hiểu được rằng, cơ quan điều tra đã biết hết về sự kiện phạm tội của mình, nên cẩn phải từ bỏ ý định che gidu và phải khai báo thành khẩn Vi dụ: Trong vu én D.X.H phạm tội giết

người và cướp tài sản tại xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.

Trong thời gian tạm giam 4 tháng, qua đầu tranh khai thác H một mực không,

khai nhận về hành vi phạm tội của mình Thông qua công tác tinh sátcho

thấy, cùng thời điểm xảy ra sự việc này, đang đêm H dùng cuốc để lip giếng nhà mình Nhưng điều tra viên chưa biết chắc chắn là H đã gidu gì dưới giếng Tuy nhiên, điều tra viên có thé đưa ra giả thiết: có thể H đã gidu xác nạn nhân

(ông V.V.N) xuống giếng rồi lắp giếng di Do đó, trong buổi hỏi cung, điều.

tra viên đã đưa ra những câu hỏi về việc lắp giếng của H Chính những câu.

này đã làm cho H chột dạ mà nghĩ ngay rằng, cơ quan điều tra đã biết hết

hành vi phạm tội của mình, và từ đó H bat đầu khai báo thành khẩn.

~ Dạng thứ ba: Điều tra viên đưa ra những câu hỏi khác với sự chuẩn bị

của bị can, khiến cho bị can trở nên lúng túng không thể sử dụng những câu trả lồi giả tạo hợp lý đã được chuỗn bị từ trước để đối phó, mà thường phổi trả lời đúng với sự thật hoặc sát với sự thật đã xảy ra Ví du: Trong vụ trộm cắp, viên kim cương của bà H, ở Quận 10, Thành phố Hỗ Chi Minh, hưởng

‘ba H Khi bắt đầu hỏi cung, điều tra viên không hỏi %có phải chính chị đã lấy 12 viên kim cương đó

không?” (đây là câu hỏi mà bà B chờ đợi và đã dự đoán được trước), ma lại

hỏi: "chắc 12 viên kim cương đó phổi có giá trị mấy trăm triệu đông chứ không ít?", Ngay lập tức bà B cãi “làm gì mà dit dữ vậy, cao kim chỉ hơn một trăm triệu đồng là cùng” Điều tra viên tiếp tục hỏi: “hơn một trăm triệu không nhiều a? Liệu đã bao giờ chị có số tiên đó chua?”, “tôi đã từng có số

tiền như vậy” ~ bà B trả lời Qua những câu trả lời này, điều tra viên nhận thấy bà B đã quan tâm một cách bắt bình thường đến giá cả của 12 viên kim

Trang 26

cương Từ đồ, điều tra viên tiếp tục đấu tranh, khai thác va buộc bà B phải

nhanh chóng khai đúng sự thật về hành vĩ phạm tội của mình).

“Trong hoạt động hỏi cung bị can, điều tra viên thường sử dụng phương,

pháp đặt và thay đổi van đề tư duy trong những trường hợp sau đây:

~ Khi bị can quên một số tình tiết của vụ án Trong trường hợp này việc điều tra viên đặt ra hàng loạt câu hỏi liên quan làm “sống lại” những mỗi liễn

hệ thần kinh tạm thời và phục hồi lại trong ký ức của bị can những tình tiết về

‘yy dn mà họ đã quên

~ Cần làm thay đổi thái độ, quan điểm, lập trường của bj can Dưới tác

động của một số van dé mà điều tra viên đặt ra đã buộc bị can phải phân tích,

xem xét, đánh giá lại hành vi, cách xử sự của bản thân Điều này có thé làm,

cho họ di đến quyết định thay đối thái độ, quan điểm của mình,

~ Khi bị can khai báo không đúng sự thật, ở trường hợp nay trong đầu

óc của họ đồng thời tồn tại hai mô hình tư duy về vụ án Một mô hình về điễn

biến của vụ án do họ “sáng tạo ra và một mô hình phan ánh đúng sự thật

khách quan về vụ án Để lời khai có sức thuyết phục, bị can cố gắng hoà nhập.

hai mô hình này, làm cho mô hình giả giống như thật Do đó, quá trình tư duy

cola bị can diễn ra rắt phức tạp Dưới sự tác động của hàng loạt vấn đề do điều

tra viên đặt ra, bị can sẽ có trang thái tâm lý căng thing, cho nên khó.soát được nội dung câu hỏi, cũng như cầu trả lời của mình Chính vì vậy, bịcan dễ nhằm lẫn, quên mô hình về diễn biến của vụ án do họ “sáng tạo” ra,

mà lại cũng cắp những tình tiết điễn biển khách quan của vụ án,

Khi sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vấn đề tư duy, điều tra viên.

cần phân biệt trường hợp bi can cổ ý khai báo gian đối với trường hợp bị can

có trình độ thấp, khả năng diễn đạt kém, trạng thái tâm lý không bình tĩnh Không nên sử dụng phương pháp đặt và thay đổi vin đề tư duy trong trường, hợp bị can đang ở trong tình trang không ồn định, hoặc đang tuyệt vọng, bi quan, chán nan Vì như vậy sẽ làm cho bị can trở nên ling tổng, lo sợ, dé có

phản ứng tiêu cực Ngoài ra, khi đặt câu hỏi điều tra viên không nên ngay từ thời điểm bắt đầu hỏi cung đã xoay quanh các van đề có liền quan trực tiếp tới

hành vi phạm tội, vì điều này sẽ làm cho bị can nghĩ rằng đó là những vấn đề

quan trọng mà điều tra viên cần biết đễ két tội mình, nên bị can có thé sợ hãi

không khai báo hoặc có thé bị can tỏ ra khai báo một cách thành khẩn những việc khai báo này là nhằm trén tránh trách nhiệm hình sự về một tội nghiêm trọng khác do bj can đã gây ra hoặc có ý định che giấu hay làm giảm nhẹ cho

đồng bọn.

Để việc áp dụng phương pháp này đạt hiệu quả, điều tra viễn cần soạn thảo các câu hỏi một cách chỉ tiết, chu đáo Các câu hỏi được thé hiện dưới nhiều dang khác nhau như khẳng định, phủ định, nghỉ vấn, và phải dam bảo tính logic dé dẫn dat bị can tới sự thừa nhận lời khai của mình không đúng với

sự thật Đồng thời, điều tra viên phải dự đoán trước các tình huống mà bi can

em Béo Công an Thank phổ Hồ Chí Minh số 5431999

Trang 27

có thé thách đố, vòng vo, bác bỏ, lập luận nguy biện chống đổi các vấn đề do điều tra viên đưa ra Từ đó, điều tra viên có thể chuẩn bj tâm thé để chủ động đối phó với các tình huống trên có thể xây ra

‘3.4 Phương pháp dm thị giản tiếp

Phương pháp ám thị gián tiếp là phương pháp tác động tâm lý, mà trong đó điều tra viên đưa ra những thông tin về những sự kiện không có liên

quan trực tiếp đến sự kiện phạm tội, nhưng có liên quan tới các sự kiện về đời

tư và những điều bí mật của bị can, nhằm làm cho bị can ý thức được rằng, những vấn đề đó mà điều tra viên đã biết được thì những vấn đề, những tình

tiết có liên quan đến vụ án, đến hành vỉ phạm tội của mình chắc chắn điều tra viên cũng đã biết hoặc sẽ 1, nên tốt nhất là phải khai báo sự thật để (được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước.

Phương pháp ám thị gián tiếp thường sử dung trong trường hợp bi canthiểu thông tin, đặc biệt là những thông tin về quá trình điều tra vụ án của cơ quan điều tra Thực tế cho thấy sau khi bị tạm giam, bị can không thể biết được cơ quan điều tra đã thu thập được những thông tin gi về vụ án Do đó, điều tra viên chỉ cần đưa ra một số thông tin có liên quan đến đời tư của bị can thì cũng làm cho họ trở nên “chot dạ” và nghĩ rằng những vấn để này mà tra viên còn biết thì những vấn đề khác liên quan đến hành vi phạm tội

mình chắc hẳn họ đã biết rõ hoặc sẽ biết Ví dụ: Trong vụ án T.H.S phạm.

tham 6 tài sản tại huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Sau khi bị khởi tổ và bị

tam giam, S luôn có thái độ cực kỳ ngạo mạn và nêu ra những điều kiện như:

"Thứ nhất, là không làm việc với Công an Lai Châu mà chỉ trả lời với cần bộ

điều tra viên của Bộ Công an, vi có những vấn đề quá lớn mà Công an tinhkhông với tới được, Thứ hai, là ngủ trong buồng giam phải có đệm , ăn singphải có phớ, được nổng cả phê, va tắm nước nóng Không có những được những điều kiện đó thì S sẽ không nói một lời Ngoài ra, S còn mặc cả với một đồng chí lãnh đạo Công an tinh rằng, néu dep vụ nảy đi, S đảm bảo sẽ lo được cho đồng chí một chức vụ cao hơn và dĩ nhiên côn có một khoản tiền lớn Vì tin rằng co quan điều tra chưa có đủ chứng cứ để buộc tội mình và

cũng hy vọng mua chuộc đồng chí lãnh đạo Công an tỉnh nên trong thời gian

đầu S im như thóc, không chịu khai báo gì ma chỉ toàn ké lễ về công lao của mình đối với tỉnh Lai Châu Đúng thời điểm này, Công an tỉnh Lai Châu đã phát hiện được việc làm quái gở của S từ năm 1983, đó là việc S thuê một số người đảo mộ chị V.Th.L bị xét đánh chết rồi lẤy xương mang bán sang Lào đđể nấu cao S tin ring, sự việc này chắc không ai biết được vì đã xảy ra quá lâu và những người mà mình thuê đào trộm đã chết hết Trong buổi hỏi cung, thay vào việc hỏi thẳng về hành vi phạm tội của S, điều tra viên hỏi về bộ

xương của chị V.Th.L đã làm cho S tái mét mặt rồi gục đầu xuống bàn, lặng

đi một lúc lâu, S thốt lên “cô ta báo oán đây ma”, Và từ hôm đó, S khai đầy

.đủ toàn bộ hành vi phạm tôi của mình.

9 Xen Báo Aa nn tg, Số 203, Nai

Trang 28

Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải chú ý tới

những yêu cầu sau đây

~ Những tác động mà điều ta viên dòng để ám thi phải đảm bảo

chính xác, nhằm đúng vào điểm yếu, điểm bí mật trong cuộc đời của bị can Điều tra viên không nên sử dụng những thông tin có tính chất soi mồi, kích.

động, chế giễu hay động chạm đến lòng tự ái, tín ngưỡng, sự đau buồn của bịcan, Vi như vậy, sẽ lâm cho bị can có những phản ứng tiêu cực và gây ranhững trở ngại cho việc thiết lập tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên va bị can

Điều tra viên cũng không nên sử dụng những thông tin về sự kiện mới say ra

hay quá rõ rang để ám thị, bởi vì những thông tin này không những không tác,động đến tâm lý của bị can ma còn làm cho họ nhận thấy sự hạn chế thông tin

của điều tra viên.

- Khi sử dụng phương pháp ám thị gián tiếp, điều tra viên phải tô thái

độ nhẹ nhàng nhưng cương quyết và tỏ ra là đã biết hết về bí mật đời tư, cũng, như hành vi phạm tội của bị can, khiến cho bị can nhận thức được rằng điều tra viên đã có quá trình tìm hiểu rất kỹ về mình, nên tốt nhất là bị can hãy từ

bỏ ý định che dấu hành vi phạm tội của mình mà thành khẩn khai báo.

3.5 Phương pháp giao tiếp tâm lý có điều khién

Dưới góc độ tâm lý, hoạt động hỏi cung bị can là hoạt động giao tiếp

tâm lý hai chiều diễn ra giữa điều tra viên với bị can, Trong mồi quan hệ này,

điều tra viên luôn giữ vai trò chủ đạo, phối hợp, điều chỉnh các tác động, có quyền tổ chức điều hành các cuộc tiếp xúc với bị can nhằm tìm ra sự thật Khách quan của vụ án Ngược li, bị can với tư cách là đối tượng bị tác động,

họ tham gia giao tiếp với sự bắt buộc và thực biện các nhiệm vụ do điều tra

viên đặt ra một cách thụ động Do đó, để đạt được các mục đích của hoạtdong hoi cung, điều tra viên luôn phải điều khiển các giao tiếp tâm lý giữa họ

với bị can

Khi giao tiếp với bị can, điều tra viên luôn phải quan sát biểu hiện bên.

ngoài của họ (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, tư thé TẠI ), 48 nắm bắt được đặc

điểm tâm lý của họ, từ đó đưa ra các phương pháp tác động, chiến thuật xét

hỏi cho phủ hợp

Phuong pháp giao tiếp tâm lý có điều khién vừa là phương pháp tác động tâm lý, vừa là kỹ năng giao tiếp của điều tra viên trong hoạt động hỏi cung bị can“ Phương pháp này mang tính phổ biến áp dung trong mọi cuộc hỏi cung bị can, nhưng hiệu quả của nó chi có được khi điều tra viên sử dung

kết hợp với các phương pháp tác động tâm lý khác.

(em thên: Địng Thanh Nga, KY mg giao tếp của đu tr iên rong hot động hi sung bị cá, Tập ch Lats, SẼ2/200,T/31 ~à

Trang 29

CHUYEN ĐỂ 5: ĐẶC DIEM TÂM LY CUA BỊ CAN

'Th§, Phan Kiểu Hạnh

"Trường Đại học Luật Hà Nội

Bị can là người có đấu hiệu phạm tội, bị khỏi tố hình sự, dang bị cơ

quan điều tra giam gitt hoặc tại ngoại để tiến hành điều ta làm rõ tội phạm.

‘Tam lý bị can chính là sự diễn biến tiếp theo của tam lý tội phạm trong điều

kiện mới, điều kiện bị bắt giam giữ (hoặc tại ngoại ) và đang bị cơ quan điều

tra tiến hành các hoạt động điều tra để làm rõ tội trạng Trong điều kiện như

vậy bị can có những biểu hiện tâm lý nhất định do một số yếu tố tâm lý chỉ

phối

1 Những yếu tố chỉ phối tâm lý bị can

- Tính chất của hành vi phạm tội: Bị can phạm tội gì, lỗi cố ý hay vô ý,

ít nghiêm trong hay đặc biệt nghiêm trọng Tự mình hành động phạm tội

hay có đồng bọn tham gia? Hành vi phạm tội xâm hại đến khách thể nào? Hauqui ra sao? Tất cả những yếu t6 đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, trạng

thái tâm lý của bị can Hậu quả của tội phạm là kết quả trực tiếp của hành vi

xâm hai đến khách thể nào như : Chết người, thiệt hại vẻ kinh tế, nhân phẩm

v.v Sau khi thực hiện tội phạm, bị can thường bị ám ảnh bởi những hậu quả

do hành vi của họ gây ra Nếu hau quả của tội phạm được bị can nhận thức là

nghiêm trọng, hoặc hậu quả đó gay cho bị can cảm xúc mạnh, thường gây cho

bị can trạng thái tâm lý đau khổ, dẫn vặt, ân hận, hoặc lo lắng, tìm cách trốn

trách trách nhiệm Thông thường với những hành vi phạm tội mà mức hìnhphạt thấp, lỗi vô ý „ phạm tội trong tình trạng tinh thin bị kích động

mạnh.hoặc do ri rê lôi kéo, do kém hiểu biết pháp luật thi bị can sẽ thànhkhẩn khai báo vì họ nhận thức được rằng thái độ đó sẽ làm cho họ có cơ hội

.được hưởng sự khoan hồng, được giảm nhẹ tội Ngược lại, nếu hành vi phạm

tội với lỗi cố ý, đối tượng không thể tránh khỏi mức án cao nhất thì đối tượng,

sẽ ngoan cố chống đối đến cùng Ví du các tội phạm về ma tuý Ngoài mức

"hình phạt cao, tội phạm ma tuý thường có tính tổ chức, hình thành theo đường

day khép kin, các đối tượng trong đường dây thường có quan hệ ruột thịt, máu

‘mi nên các bị can ngoan cố, chống đối đến cùng không chịu khai báo hành viphạm tội cha bản thân và đồng bọn ngay cả Khi cơ quan điều tra có đủ tài liệu

làm rõ hành vi phạm tội của họ Khi khong thể chối cãi được trước những tang

vật chứng rõ ring, thì chúng khai nhỏ giot Chúng ta cũng từng chứng kiến các

tên Xiêng Nhong, Xieng Phenh, Nguyễn khánh Loc, Võ van Bình, Nguyễn

‘Van Kim, Nguyễn Đức Kim ngoan cố đến cùng, chỉ khi phải thi hành án từhình mới chịu khai ra một phẩn déu mối, đường day phạm tội nên điều traviên phải có sự kiên tì, vận dụng linh hoạt, sáng tạo chiến thuật hoi cung, ápdung các biện pháp trình sát trong buồng giam (Đặc tình) và ngoài

củng cố thu thập chứng cứ, hỖ trợ công tác hỏi cung

Trang 30

-Tình huống bị bắt và giam giữ bị can: Bj can bị bắt trong tinh huống,

nào? Đang hành động phạm tôi thì bi bắt hay đã tiến hành xong hành độngphạm tội mới bị bét?bj bất ở dau? Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh cụ thể lúc

bị bất ( bat nơi làm việc, chỗ đông người, trên đường di, nhà người quen ), bịcan có bị bất ngờ khi bị bắt không? việc bắt bị can diễn ra nhẹ nhàng hay cảng

thẳng? lệnh bắt bị can được tuyên bố có mạnh mẽ, dứt khoát không? lệnh bắt

với tội trạng gì1 Sau khi bị bắt, chế độ giam giữ bị can ra sao? biệt giam hay

giam chung Bắt trong trường hợp quả tang khi đang thực hiện tội phạm, bắtkhẩn cấp, bắt theo lệnh truy nã đều ảnh hưởng khác nhau đến tâm lý bịcan.Thực tế cho thấy rằng, khi bị can bị bắt quả tang đang thực hiện tội phạm,hoặc bất ngờ bị bắt, lệnh bắt với tội trạng rõ rằng, được tuyên bố mạnh mẽ,

cđứt khoát, bị can nhanh chồng bị đưa vào vào trại giam, bị giam giữ nghiêm

ngoại, thì chính những tác động đó đã làm cho bị can nhanh chóng suy sup

tinh thần, không kịp suy tính để đổi phó với cơ quan của điều tra, đễ khuất

phục và khai báo nhận tội Những bị can bị bắt trong trường hợp quả tangthường có biểu hiện lo sợ, đau khổ, hoặc chán nản, bất cần Bai vì việc bitqua tang khi đang thực hiện tội phạm gắn liền với việc co quan điều tra đã thu

được chứng cứ rõ rằng về hành vi phạm tội của bị can Ở bị can không cònniềm tin vào việc che giấu tội lỗi Trường hợp bị bất theo lệnh truy nã, phầnlớn bị can có thai độ bình tĩnh, ỳ lợm, ngoan cố bởi vì bị can đã có sự chuẩn

bị tâm thế, có dự kiến trường hợp sẽ bị bắt Có bị can khi bị bắt đã nói vớiđiều ra viên “ Em biết thế nào cũng có ngày các thầy phát hiện ra *

- Những chứng cứ chứng mình hành động phạm tội của bị can mà cơ

quan điều tra đã thu thập được Trong quá trình hồi cung bị can, chứng cứ thuthập được chiếm vị trí rất quan trọng, chứng cứ bao giờ cũng tác động mạnh

mẽ, có hiệu quả đối với bị can trong quá trình khai báo Những chứng cứ thuthập được trong quá trình điều tra không chỉ là cơ sở khách quan giúp co quan

điểu tra xác định được sự thật khách quan của vụ án và hành động phạm tộicủa bị can mà đó còn là những tác động, những đòn tấn công nang nề đối vớitâm lý cố thủ, không khai báo của bị can Ví dụ_ Nguyễn Văn Tám là một bịcan rất ngoan cố nhưng qua các biện pháp điều tra và nhiều nguồn tin, Cơquan điều tra đã phát hiện được hơn 42 ngàn USD và 255 cây vàng mà Tấm

chôn dưới căn nhà ở Điện Biên Lai Chau, Căn nhà này sau khi chuyển về Hà

nội Tam đã bán cho một người bà con Tại một buổi hỏi cung, nghe tin này,

“Tám như chết đứng, người rũ ra, Anh ta xin điều tra viên di ra ngoài có “cong,chuyện” nhưng ra đến bụi chuối thì tụt quần áo, chổng mông khóc huhu Tấm tiếc cia Nhưng sau đó cứ phục tài điều tra viên va nói: “Em có

‘man tá là man tr lúc đâu với điều tra viên thôi Nay các anh ấy đã biết thì thìkhai hết còn gì phải giữ” Bị can sẽ rất khó khăn trong việc từ chối không khai

báo hoặc khai báo khong đúng sự thật, khi những chứng cứ vé hành động

phạm tội của bị can đã nói lên điều đó Thu thập chứng cứ ( qua khám nghiệm

hiện trường, qua khám xét người, nhà ở của bị can ), sử dụng chứng cứ để tác

động tới bị can là điều hết sức cẩn thiết để làm cho bị can khai báo, làm rõ su

that vẻ hành động phạm tội của bị can Nếu bị can nhận thức được rằng tiền

Trang 31

trình điều tra đang gặp khổ khăn, cơ quan điều tra chưa có chứng cứ đầy đã về

hành vi phạm tội của mình thì ho thường t nên bình tinh hơn, có thái độ lìJom, khai báo quanh co hoặc không khai báo thậm chí có trường hợp tháchthức cơ quan digu tra Ví dụ như bị can Nguyễn Văn Quyết( Trong vụ án matuý Nguyễn Van Tấm và đồng bọn ở Nam Định) suốt hai thang đâu đã thách

thức điểu tra viên " Bất mà không có chứng cứ, đố các ông lầm gì tôi Cònnhững lời khai của đứa khác tôi không tin” Hay " Các anh cứ bắn tôi di, tôicảng tiếc gì đâu” Ngược lạt bị can sẽ thành khẩn khai báo hoặc sẽ rất khó

1 trong việc từ chối khai báo, khai báo giả doi, khi cơ quan điều tra có đầy

đủ chứng cứ về hành vi phạm tội Có những bj can ban đầu rất ngoan cố

hưng một lần vô tinh bị can nhìn thấy đồng bọn đi lên phòng hồi cung

vabiết-biết cơ quan điều tra đã có đẩy đủ chứng cứ vẻ hành vi phạm tội đã tỏ rất sợ

nguyện trong quá trình khai báo: “ Khong khai thì co guan điền tra cũng biếtcả”, " Các thay không ép em Em khai là do hiểu tội của em, để tự cứ mình,

để giúp cơ quan điều tra bát không s6t một ten nào trong đường day”

- Các chỗ đựa bên ngoài xã hội của bị can; Quá trình khai báo cũa bị

can diễn ra như thế nào, trong nhiều trường hợp chịu ảnh hưởng rất lớn tác

động của các chỗ dua bên ngoài xã hội của bị can, và niêm tin của bị can vớicác chỗ dựa đó, Các chỗ đựa bên ngoài xã hội của bị can đó chính là các mối

‘quan hệ cá nhân đã hình thành trước đây khi bị can còn ty do ngoài xã hội

ác mỗi quan hệ 46: Có thể quan hệ đồng bọn Di cất máu án tế, hứa hơn

trung thành, giúp đỡ nhau khi bị bất) có thể quan bệ gia đình, thân quen; hoặc

quan hệ " 0 db, “ day dg” nào đó Tất cả các mối quan hệ như vậy đêu trỏ

thành * chỗ dura” về tỉnh thần và vật chất của bi can, khi bị can hy Vong sẽ có

sự giúp đỡ “chạy chot” cho bị can, và chính tâm lý hy vọng đó đã ảnh hưởngđến thái độ khai báo của bị can, làm cho bị can khai báo hdi hot, quanh

co,khai báo gian đối nhằm chờ đợi sx“ cứu giúp” của ben ngoài bị can cũngthường thăm đồ m hiểu các thông tin về qué nh diều ta của cơ quan tiến

hành t6 tụng, nghe ngéng, tim các tiên hệ với bên ngoài nhằm thông báo cho

đồng bon để nhận được sự can thiệp, buộc cơ quan điều tra phải thả chúng ra

Ví dụ Bị can Hải “ bánh” khi bị bit cũng hy vọng có “anh” Năm giúp đỡ nên

hắn một mực " Không nghe, không thấy,không biết gì về vụ giết Dung Hà”

‘Nhung sau đó Hải nhận thấy rằng Nam Cam không lo cho mình được, mà cònnói: "Anh không dính dáng gì hết, chú mày làm thì chú mày chịu” Lúc nàyHai hết hy vọng vào sự trợ giúp của các thé lực bêm ngoài Lợi dung dụng tinhthế này, điểu tra viên đã tiến hành (ác động tâm lý đến Hải và làm cho Hảichuyén đổi thái độ khai báo Hay các đổi tượng xâm phạm an ninh quốc gia,hiền tên được sự ủng hộ công khai của các tổ chức, các thế lực thù địch trongnước và quốc tế lấy đồ làm cho dựa, hậu thuẫn cho hoạt dong chống đối của

xrình Khi bị bất đều có tr tường chờ đợi sự lên tiếng đấu tranh của các tổ

chức, thế lực ở nước ngoài với các chiêu bài “dân chủ, nhân quyển” và hy

Vọng sẽ được trả tự do Chỉ đến khi nhận ra rằng không có ai can thiệp, cứu

giúp hay bênh vực của các thế lực bén ngoài bản thân mình phải chịu trách

nhiệm về những hành vi tội lỗi của mình thì họ mới chấp nhận khai báo

Trang 32

"Trong hoạt động hỏi cung bi can việc phát hiện tâm lý chi đợi có sự can thiệp,giúp đỡ từ bên ngoài của bị can, đập tan ảo tường đó của chúng đồ là điều rất

1 in đổi thái độ và khai báo Tất nhiên trong những trường hợp cần thiết nào đó, và điều kiện có thể được thì người cần bộ điều tra có thể sử dụng các mối quan hệ cá nhân tích cực của bị can, để tác động vào bị can, làm cho bi can chuyển đổi thái độ và khai báo.

Bị can tin tưởng vào sự che chắn, cứu giúp nào đó từ bên ngoài hoặc hy

vọng vào sự mua chuộc, hối lộ được điều tra viên và cơ quan điều tra Day lànguyên nhân tâm lý phan ánh đặc trưng của tội phạm trong điều kiện kinh tế

thị trường, do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội.Ñguyên nhân này có ở các loại

tội phạm khác nhau Có bj can do có người thân hoặc có quan hệ thân quenvới những người trong các cơ quan tiến hành tố tụng và những người có chức

có quyển hoặc sự rằng buộc nào đó để hy vọng, tin tưởng, ÿ lại vào sự che

chở, cứu giúp của họ Có bị can không hé có cá quan hệ này nhưng lại hyvong có thé mua chuộc được điều tra viên hoặc cần bộ có chức có quyển nào

đó để họ can thiệp, giúp đỡ Không ít cán bộ, chiến sĩ của chúng ta bị muachuộe và bị sa nga trước sức mạnh của đồng tiền, làm sai lệch hồ sơ của vụ án,

bị truy tố trước pháp luật.Ví dụ như vụ án khánh trắng, Năm Cam, Minh Samasa, Sơn Điền trong nhiều nam déu ít nhiễu có dính líu tới sự can thiệp

bạo che của một số người trong cơ quan pháp luật cũng như chính quyền

"Trong số đó có một số do vô tình bị chúng lợi dung, một số khác lại bị sự cám

cđỗ của đồng tiền mà cố tình ling tránh, bao che cho chúng, khi biết rỡ chúng

Tà những tên tội phạm để rồi cuối cùng phải chịu sự trùng phạt của xã hội,bị

truy 16 trước pháp luật Các bị can phạm các tội về kinh tế như buôn lậu, buônbán hàng cấm, vi phạm chế độ quản lý đất dai, quản lý nhà ở thường cũng

có biểu hiện tam lý trên Vì thông thường, để thực hiện hành vi phạm tội loại

này, bị can thường dựa vào các quan hệ xã hội “ thân quen hoặc làm an” với

một số cá nhân có cương vị xã hội nào đó Chính vì vậy việc thuyết phục, cảmhoá hoặc đấu tranh với các bị can này rất phức tạp Điều tra viên phải sir dung

các tác động tâm lý để phá tan niềm tin tiêu cực này của bị can.

= Đặc điểm nhân cách của bị can: Hệ thống các quan niệm, tính cách,

xúc cảm, tình cảm và khí chất của bị can có ảnh hưởng đến trạng thái tâm lýcea bị can Thực tế hoạt động hỏi cung cho thấy rằng, bị can phạm tội, bị bắt

vào trại giam, có thái độ khai báo ra sao?khai như thế nào? Điều đó phụ

thuộc không ít vào các đặc điểm tâm lý đã hình thành ở bị can, trong đó đặc

biệt phụ thuộc vào: Hệ thống các quan niệm, quan điểm, mục tiêu “ Lý tưởng”

náo đó mà bi can đã xác định Có bị can cho rằng khai là “ hèn” không trùngthành với * Lý tưởng”, con đường mình đã chọn, là “Phản boi” bạn bè, chữu, nên khi bị bất, với những quan điểm, lý tưởng của mình cùng với tínhcách ngang bướng, Ii lợm, xảo tré, “ Không biết sợ” tổ rõ sự “dũng cảm” của

mình đã làm cho chúng không khai báo hoặc khai báo quanh co không đúng

sự thật Nguyên nhân tâm lý này thường thấy ở các bị can ít tuổi, trình độ vănhoá thấp Với những bị can như vậy, rất cần phải sử dụng tổng hợp nhiều biệnpháp tác động, trong đó rất cần phải có những chứng cứ và những tác động,

Trang 33

vạch rõ sự sai lầm trong quan điểm, lối sống và hành động của bi can.Ngược.

lại có những bị can ít khả năng kiên ti, không chịu đựng được những căng

thẳng kéo dài, nhút nhát hay lo sợ, ít can đảm, đã khai báo sự thật khi bị hỏicung đồn dập Những bị can có khí chất tu tư thường có tâm trạng lo sợ, đaukhổ, bi quan chán nản, thất vọng cho rằng mình khong còn có tương lai, cuộc:đời như vậy là hết từ đó tỏ ra tiêu cực, không quan tâm đến hoạt động điềutra, không khai báo hoặc có trường hợp nhận tội bừa hoặc ẩu Ngược lai bị can

e6 khí chất bình thin thường bình tinh hơn, có thái độ lỳ lợm, thách thức,

không muốn tiếp xúc với điều tra viên, có tâm thế cảnh giác, để phòng, đối

phó với cơ quan điểu tra Có bị can rất finh cảm, nặng tình với gia đình, người

thân và quê hương Những tình cảm này có thé trở thành động cơ trực tiếp:

Kim hãm hành động khai báo ở bị can khi bị can thấy rằng khai báo sé làm

ảnh hưởng xấu đến đến danh dự gia định, người thân Khai báo sẽ bị tì đây,

không al chim sóc, giáp 40, Jo loan gia nh hưng đây cũnạ chín là mạidac điểm tâm lý của bị can, mà điều tra viên có thé tác động, khơi dậy tinh

cảm gia đình lâm đông lực thúc đẩy bi can khai báo để hưởng sự khoan hồng,

nhanh chóng trở về đoàn tụ với gia đình Ví dụ: bị can Dinh Thị Dung ( trong

vu án ma tuý của Nguyễn Văn Tám), là người đàn bà rất cứng rắn Thời gian

đâu bị can rất ngoan cố, nhất định không khai báo bởi nếu khai ra khongnhững tội rất nặng mà còn liên luy ảnh hưởng đến người thân trong gia đình

khi mà chồng, anh ruột chồng, em ruột chồng, chi dâu, cháu gái, chau rể, đều

là chỗ ruột thịt Tuy là người đàn bà cứng rắn nhưng lại là người rất thương

con Bị can có ba con nhỏ , đúa con trai thứ ba chưa được 36 tháng tuổi Biếtđược hoàn cảnh như vậy, trong một buổi hỏi cung điều tra viên đã thuyết phục

* Chị có thương ba đứa con của chi, thương bố mẹ hai bên không ? Tôi xin

phổ biến để chị biết , hành vi mua bán, vận chuyển heroin của chi , nếu ra toà

thì thuộc khung hình phạt nào chắc chị đã rõ.Vì thế chị nên nghĩ đến các con

mà thành khẩn khai báo tội lỗi để sớm trở vé nuôi các chấu.Nếu chị không,

khai hết đồng bọn, giả sử cơ quan công an chưa bắt được bọn buôn bán ma

tuý, chị có dim bảo rằng các con của chị lớn lên sẽ không bị bọn tội phạm lôi

kéo vào con đường nghiện ma tuý hay không? Khi bọn tội phạm ma tuý cònđược các chị che dấu thi chính chúng nó sẽ làm hồng con cái chị Chị ngồi tàthì bảo vệ các con bằng cách nào?”Không ngờ khi nghe điều tra viên nói thế

Đỉnh thị Dung bung mat khóc rất to, gào tên các con và buổi chiều hôm ấy ,

‘Dung bắt đầu khai, Khai cụ thể, tường tận đến từng chỉ tiết về việc tham gia

buôn bán 31 bánh heroin có trọng lượng 10.8508

C6 thể nói rằng các bị can khác nhau thì dic điểm nhân cách khácnhau Tính da dạng của đặc điểm nhan cách bị can luôn tạo nên sự đa dang,

phức tạp trong thái độ khai báo của bị can Để đảm bảo hoạt động hỏi cung

.được hiệu quả, DTV nhất định phải tim hiểu đặc điểm nhân cách của từng bịcan, để tir đó lựa chọn phương pháp tác động, chiến thuật hỏi cung phù hợp

- Kinh nghiệm tiếp xúc với cơ quan điều tra: Thực tế cho thấy nhữngđối tượng có tiền ẩn, tiên sự, hay những đối tượng phạm tội có tính chấtchuyên nghiệp, coi hoạt động phạm tội là “nghề nghiệp” của mình, coi sự tù

Trang 34

tôi là ngủ trọ “qua đêm” thường tỏ ra bàng quanh trang tréo, thậm chí còn coithường điều tra viên Họ thuờng chủ dong, bình tĩnh hơn những đối tượng lần

đầu phạm tội khi tiếp xúc với điều tra viên họ tỏ ra rất khôn khéo và còn chủ động tác động và khai thác thông tin ở điều tra viên Ngược lại những đối

tượng lần đầu phạm tội thường ling túng và không làm chủ được hành vi của

mình.

- Thái độ, phong cách, năng lực hỗi cung của điều tra viên: Trong hoạtđộng hỏi cung, điều tra viên luôn trở thành nhân tố tác động quan trọng đốivới tâm lý bị can, Bị can khai báo hay không khai báo, thái độ khai báo ra sao,trong nhiều trường hợp, phụ thuộc vào phong cách, năng lực của người cán bộđiều tra, Thực tế cho thấy rằng những cần bộ điều tra có phong thái đàng

hoàng, chững chạc, có thái độ xét hỏi nghiêm tức, có khả năng tác động cảm hoá, thuyết phục bị can, biết lập luận giải thích một cách mach lạc, trôi chảy,

logic các vấn để, biết sử dung ching cứ đúng lúc, biết đưa ra những cau hoicẩn thiết buộc bị can phải khai báo sự thật thì những cấn bộ digu tra đóthường đạt được thành cộng trong hoạt động hoạt động hỏi cung bị can.Ví dụ

bị can Hai “bánh” trong vụ án Năm cam Sinh ra và lớn lên tại Hà nội, 13 tuổi,Hai “ bánh” đã nếm mùi tò tôi về trộm cấp và đánh lộn 6 tiền án, 3 tiền sự và

13 * mùa xuân an tết trong tù” đã đưa Hải “Bánh “ vào loại “ Tiên án nhiều.hơn tiên mặt” và ở tù nhiều hơn ở nhà Cũng vì thé mà rong rã đã 5 tháng 24ngày ở nhà tạm giữ công an quận 1, qua Chí hoà và trai giam‘T16B hắn khong

hé răng Hai bánh cũng thừa biết, với tội gây rối trật tự công cộng thi thời gian

tạm giam của y chi còn 6 ngày nữa là hết và đồng nghĩa với việc hin được trả

tự do, Theo luật định thì cơ quan tổ tụng không thé gia hạn tạm giam them

‘mot ngày nào nữa vì thế mà hắn không chịu “mở migng”.Tinh thế này cũng

đặt ra một vấn để rất khó khăn cho ban chuyên án là nếu không cay được

miệng Hai “Bánh” thì vụ án giết Dung Hà cũng như việc triệt phá đường day

vụ án Năm cam và đồng bọn gap rất nhiều khó khăn Sau 5 tháng 24 ngày

giam giữ, các điều tra viên đã tim mọi cách nhưng hắn vẫn ngoan cố khong

chịu khai báo Thiếu tá Nguyễn Văn Nên quyết định dùng phương pháp cảm

hoá giáo đục, đồng thời dot phá vào những máu thuẫn của Hải “Bánh” trong

vụ giết Dung Hà Nhớ lại ấn tiếp nhận Hài “Bánh” anh đã phát hiện ở dưới bụng của hin có xăm hình phụ nữ lod thể nằm sống soài với một mũi tên Xuyên qua ngực Vi hình xăm là hình mau, đường nét khá công phu, tinh xảo

nên chée chân bức hình dn chứa những điều uẩn khúc Hơn nữa từ khi về trại

Tin Giang Hải “Bánh” chỉ có một bo quản áo, khong h có dé ding cá nhân,trong buông giam cũng không có ai giúp đỡ nên Hải tỏ ra đơn độc Qua tim

hiểu các điều tra viên biết Hải cũng là người rất thương con Được sự đồng ý

của lãnh đạo Thiếu tí Nên đã mang cho Hải 2 bộ quần áo, chan màn, kem,

"bàn chải đánh răng Nhận được sự quan tâm, Hải “Bánh “ vô cùng cảm dongtrước sự đối xử nhân đạo, đầy tinh người của cần bộ điêu tra Hải “ Bánh” vộiquỳ xuống đón nhận, hai tay run run, mất ngấn lệ Theo đúng luật chỉ còn 72

tiếng đồng hô nữ là phải tả tự do cho Hai “Bánh” Điễu đó càng thôi thúc các

điều tra viên phải ra sức đấu trí với Hải Nhưng với bị can như Hải “Bánh” Sự

Trang 35

non nồng lúc này là hỏng việc Vi thế suốt buổi sáng thứ ba, Thiếu Tá Nên.

quyết định không hỏi vé án từ mà chỉ hỏi chuyện gia đình, con cái, động viênHải “bánh” Khi hỏi vé hình xăm người phụ nữ thì Hải “Bánh” tỏ ra giận giữ

rồi chuyển sang xúc động Được sự động viên, Hải “bánh” bát đầu thổ lộ: Khicon gái han mới được 2 tháng tuổi, hắn đã bị bắt, ở nhà vợ hắn mang con vềtrả cho Ong bà nội rồi bỏ sang Đức cùng tình nhân Vì thế hén hận “người đàn

bà nhắn tam” ấy Càng giận vợ hắn càng thương con và ngược lại, vì thế nỗi sợlớn nhất của Hải “bánh” là khai sự thật thì sẽ bị “ dựa cột”, mà “dua cột” thìđứa con gái sẽ * m6 côi” cả cha lẫn mẹ Đó l4 sự đau đớn và an hận nhất đốivới Hải “ bánh” Đã 3 buổi trưa Thiếu tá Nên cho anh em mua bánh mi vànước suối vé phòng hỏi cung để cùng an trưa với Hải bánh, cán bộ và bị cancùng ăn một khẩu phần, không phan biệt Chính những điều nhỏ nhặt này đãlàm cho Hải "bánh” suy nghĩ -Bằng khinh nghiệm điều tra, các anh đã doc

được hết suy nghĩ của Hải "bánh”, nhưng cần có thêm thời gian cho hắn suy

nghĩ và ngay buổi chiều ấy, các anh vẫn kiên trì, giáo dục, thuyết phục, động,

viên Hải “bánh” nên khai ra sự thật để được hưởng sự khoan hồng và chỉ cónhư thế mới cứu được hắn thoát chết Sau mấy ngày đêm căng thẳng tìm cách đấu trí với Hải “bánh”, anh em điều tra an không ngon, ngũ không yên, thầnXinh căng thẳng nhưng quyết tam ngày càng cao Vì thé sang đến ngày thứnăm Hai "Bánh” bắt đầu khai nhỏ giọt vẻ các muối quan hệ giữa Năm cam vàDung Hà Sự hợp tác bắt dau có hiệu quả, song phải đánh gục tư tưởng của

“Hai bánh” khi mà bắn vẫn tin rằng, công an không biết gì về vụ giết Dung

HA Không còn thời gian chờ đợi nữa, thiếu Tá Nên quyết định vừa cảm hoá,thuyết phục, vừa bằng những chứng cứ thu thập được để “ra đòn” quyết định,

Tầm cho Hải bánh hiểu rằng hành vi tổ chức giết Dung Hà của hắn nếu không

thật thà khai báo sẽ không còn cơ hội lập công chuộc tội và đường sống của

hin như khép lại Sau mấy ngày đêm trần trọ, cuối cùng Hải "bánh” đấu

tranh, trăn trở giữa khai hay không khai? Biết được din biến tư tưởng của Hải

“bánh” , bước sang ngày thứ 6, ngày làm việc cuối cùng, Thiếu Tá nên quyếtđịnh đột phá: “ Sớm muộn gì chúng tôi cũng làm rõ hành vi giết người của

anh, nhưng day là cơ hội cuối cùng mà chúng tôi dành cho anh, anh nên thức

tỉnh, nếu anh không biết tận dụng cơ hội này thi ” Hải “bánh” như có niềm

tin và trút được nối lo lắng, han bắt đầu mở mieng và khai báo rành mạch về

Vụ án giết Dung Hà và "tập đoàn” tội ác do Năm Cam cầm đầu Chính phongcách và năng lực của người cần bộ điều tra đã chỉnh phục bị can và buộc bịcan phải khai béo Không ft trường hợp bị can từ chối khai báo, hoặc khái báogian đối, có thái đọ ngoan cố hay bất cần do không tin, không phục điều tra

viên, Khi điểu tra viên này hỏi nhưng lại khai báo tốt khi điều tra viên khác

hỏi Nguyên nhân tâm lý làm bị can không tin, không phục điều tra viên

Điều đó có thể do qua tiếp xúc, điều tra viên đã làm cho bị can có ác cảm, có

nhận thức tiêu cực, không tin tưởng vào sự khách quan v6 tư, độ lượng của

điều tra viên trong hoạt động điều tra Cũng có thể do quan hệ không tốt đã có

từ tước giữa điều tra viên va bị can hoặc có thé do cách tác động của điều tra

viên không phù hợp làm cho bị can ức chế, dẫn đến coi thường, khong phục

Trang 36

điều tra viên Vi vậy trong các cuộc iếp xức điều ra cần hết sức chủ ý nên

tránh không để bi can có nhận thức sai lầm, tiêu cực về mình và tránh gây cho

Yj can những ấn tượng không tốt

C6 những trường hợp do cán bộ điều tra nóng nảy, có hành vi thô bạo,

có những lời nổi lãng nhục bị can, đã làm cho bị can không thể nhãn nhục.

chịu đựng, tức thời phản ứng “chống trả”, và không khai báo, hoặc khai bừa,

khai du, không đúng sự thật Có trường hợp do cán bộ điều tra qua trẻ, không

tương ứng Với tuổi tác của bị can và cá vấn để cẩn phải điều tra ở bị can,không đủ hiểu biết để 1ý ei, thuyết phục, tranh luận với bị can, đã làm cho bị

‘can khó chịu, tự ái, coi thường điều tra viên, cho rằng điều tra viên "lên lớp

day đời” nên không muốn khai báo với cần bộ điều tra đó Nhất là các bị cantrong các vụ án kinh tế thường là người trình độ chuyên môn nghiệp vu cao,

c6 kiến thức và quan hệ xã hội rộng hay bị can phạm các tội xâm phạm an

ninh quốc gia là những người có ý thức chính tri, có quan điểm, chính kiến

iêng, nhiều nhười có trình độ học vấn cao, có biểu biết và vốn kinh nghiệm.phong phú, có địa vị xã hội, có chức sắc trong các tôn giáo, có ty tín trong,

dian tộc ft người họ thường có nhu cầu được ton trọng, mong dược đối xử từ

tế, mặc dù bị khởi tổ với tư cách bị can, bị giam git, bị tước bỏ một số

‘quyén., nhưng họ luôn won muốn điều tra viên đối xử vớii họ với tư cách làmột con người, không quát mắng, si nhục hay coi thường họ Có trường hợp

đo tâm lý * hiểm khích "và “định kiến” dân tộc đã tạo ra sự ngân cách giữa

các dân tộc miền núi và miễn xuôi nên bị can là người dan tộc miền núi đãKhong khai báo khi cán bộ điều tra là người miền xuôi Những trường hợp đó

nếu cán bộ điều ta à người cùng dan tộc tiến hành điều tra thì ho để khai báo,

và khai báo thành thật hơn Họ nghĩ ring, đây là người của mình, người minh

với nhau, dé thông cảm cho nhau, đễ giúp đỡ nhau, nên đã Khai báo Với

những trường hợp này, để làm cho bị can khai báo rất cần phải thay đổi cán bộ

điều tra cho phù hợp Cán bộ điều tra phải có năng lực, trình độ, có tuổi đờitương ứng và có phọng cách hỏi cung phù hợp

2 Đặc điểm tam lý của bị can

= Bị can thường có tâm trạng hoang mang, lo ing, căng thẳng tâm týkhông én định, có sự đao động và cảm thấy hãng hụt khi bị bắt bai vì họ rất sợhải chịu sự trừng phạt của pháp luật Sợ bị ngồi th.sg bị tử hình, sợ phải đến

bù, sợ làm liên luy, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự, quyền lợi của gia đình,người thân của họ )Mặt khác khi bị khởi tế vớ tư cách là bị can và áp dụngbiện phấp ngăn chặn, bị can bị tước đi một số quyến tự do, nhiên nhụ cầu bịhạn chế, nhất là không được giao tiếp tự do với những người xung quanh như

trước, sự thay đổi điều kiện sống, sinh hoạt, bao giờ cũng tạo nên sự hãng hụt,trống vắng Khác thường về tâm lý làm cho họ thay đổi cả về mặt nhận thức,

tình cảm, ý chí và các phẩm chất tâm 1ý khác của cá nhân Những thay đổi đổ

điễn ra khác nhau ở từng bị can cụ thể, nhưng nói chung đều có ảnh hưởng lớn

đến thấi độ khai báo của bị can.Hy vọng có thể giữ được bí mat hành dongpham tội của mình, cũng như mong muốn được giảm nhẹ tội, trước những tác

động của cản Độ điều ta bị can liên tục phải đấu tranh động cơ lựa chọn giữa

Trang 37

khai báo hay không khai báo, nếu khai báo thì sẽ khai báo như thế nào, những,

gì sẽ được khai báo, khai báo đến mức nào tất cả những cái đó cùng với

hàng loạt các dit vặt, suy tư ngồn ngang khác, din ra trong qué trinh bị can

bị bat, bị khám xét, bị giam giữ, bị điều tra làm cho tâm lý bị can trở nên

căng thẳng.Bị can ăn không ngon, ngũ không yên, sức khoẻ giảm sút, trí nhớ

và tư duy kém logic, nếu bị tấn công dồn dập mạnh mẽ, bị can khó bình tĩnh

để tính toán đối phó Cùng với tam trang hoang mang dao động, lo sợ bị phápluật trừng phat, có một số bị can xuất hiện trang thái bi quan, chấn chường,

mất hết by vọng trong cuộc đời Bị bắt là sự đổ vỡ nghiêm trong trong cuộc đời bị can, không biết đến bao giờ mới gặp lại gia đình Nghĩ đến tội trạng

thấy quá lớn, nghĩ về tương lai thấy mờ mit, tối tăm, cuộc đời thế là hết, chẳng,còn gì mà hy vọng Những ý nghĩ ấy, những tác động ấy đã dẫn bị can toi tamtrạng chấn chường, buồn bã, không cần gi đến đời nữa Thực tế cho thấy bị

can trong giai đoạn đầu mới bị bắt, tâm lý rất năng nề, không làm chủ được

"bản thân có bj can còn tim cách trốn trait sát cho nên công tác giám sắt củacán bộ trong trai trong giai đoạn này rất quan trọng Vdu có bị can sau khi bị

‘bat vào trại, nhất là thời gian sau khi bị tịch thu tién vàng mà y giấu ngoài xãhội, đã tim mọi cách để trốn Với ý đồ đó Y đã tự rạch cổ, cắt ven tay gây sát

thương để buộc trại phải cho đi bệnh viện để chữa trị hòng trốn thoát Do nắm cđược ý đồ của hin, lãnh đạo trại đã cử tổ cánh sát thường xuyên có mặt, giám

sát Y trong thời gian chữa tr tại bệnh viên 108 Không thực hiện được ý đồ

đó, khi trở về trại Y đã cay tường lấy sắt mài nhọn hai đâu, chờ cơ hội Hắn có

ý định hôm nào trời mưa gió, cán bộ quản giáo vào kiểm tra lơ là, mất cảnh giác, hin sẽ sát hại lột lấy quần áo cảnh sát để trốn thoát.Hay Một cán bộ

“quản giáo cho biết thời gian giam giữ Nguyễn văn Tấm ( trong vụ án ma

tuý-‘Nam định) có hai giai đoạn vất và nhất, gia đoạn dau là lúc y bị bắt khoảng

trên một tháng, tư tưởng Tám lúc đó rất nặng nề Sau một thời gian dai kiên

“quyết không khai, một hôm trong mot buổi hồi cung y lại khai rất nhiều Bằng

linh cảm nghề nghiệp ngay lập tức anh tức tốc trở lại phòng giam, khi tới nơithi phát hiện Tấm đã xé áo ben thành day treo lên song sắt của sổ định tự sát

Giai đoạn thứ hai là lúc công an thu giữ được số lượng tiền vàng mà hắn đã cất

'Ngoài sự tiếc của cải, tám còn đỉnh ninh rằng thé nào vợ mình cũng bịbắt, hắn đã không tự chủ được bản thân, gid nhiều trò phá phách, chỉ cho đếnkhi được cán bộ điều tra cho xem tờ đơn xin thăm nuôi của gia đình, nhìnthấy chữ ký của vợ thi Tấm mới yên tâm tr lại

Cùng với tâm tạng hoang mang, dao động,sau khi bị bắt nhiều bị can

còn rơi vào trạng thái tâm lý bi quan chấn chường Tam trang này thường gặp

ở những bị can phạm tội lần đầu do bị lôi kéo, cưởng ép mà phạm tội, phạm

tội đặc biệt nghiêm trọng, hoặc do hoàn cảnh đặc biệt đặc biệt mà phạm tội Bịbất là một sự đổ vỡ nghiêm trọng trong cuộc đời, họ mất hết niém tin và hyvọng trong cuộc sống, không biết đến bao giờ mới được trở về với gia đình, vợ

chồng con cái Nghĩ đến tội trạng thấy quá lớn, nghĩ đến danh dự thấy mất

hết, nghĩ vé tương lai thấy mờ mit tối tam, cuộc đời thế là het, chẳng còn gì để

hy vọng Do đó có thái độ phó mặc cho số phận, buôn chán và không quan

Trang 38

tâm đến hoạt động điều tra, điều tra viên rất khó khai thác thông tin từ phíanhững bị can này Họ từ chối giao tiếp, từ chối khai báo, hoặc có trường hợp.

nhận tội bừa hoặc du Trường hợp này điều tra viên cần có sự an ủi cần thiết để

kếo bị can ra khỏi tâm trang thất vọng dẫn đến hành động khai báo đúng din

- Sợ bị trừng phạt và muốn tìm cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự Day là đặc điểm tâm lý phổ biến của hầu hết các bị can Dù bị

can thuộc thành phần nào, hung hãng, liều lĩnh đến đâu, khi bị bat, bị gian giữcũng déu lo lắng sợ bị trừng phạt nặng Trong hỏi cung bị can một số ft bị can

có thái độ khai báo thành khẩn đó là những trường hợp bị can phạm tội lầnđâu, vô ý phạm tội „ phạm tội do bị lôi kéo, cưỡng ép còn bầu hết những đối

tượng trộm cấp, lưu manh chuyên nghiệp, côn đồ, cổ ý phạm tội có thái độ

khai báo tiêu cye,tich cực giả đối không khai báo, khai báo quanh co, giấu

điểm, hoặc khai sai, bia dat, đánh lạc hướng điều tra để nhằm trốn tránh rách

nhiêm hình sự, vì nói chung các bị can đều nhận thức được rằng họ không,tránh khỏi sự trừng phạt nghiêm khắc của phạm luật do tội phạm họ thực hi.Càng khai nhận nhiều tội trạng càng nặng, càng bị tù lau, thậm chí còn bị từ

hình Trong quá trình hdi cung, bị can luôn lo sợ cơ quan điều tra có đủ bằng.

chứng kết tội nặng cho mình, luôn né tránh những vấn để, những tình tiết tăng

nặng Không dám khai nhận hoặc rất thận trọng khi phải khai các vấn để có

lien quan đến việc xác định vị trí, vai trò của minh trong các tổ chức Bị can

không dám thú nhận tội lỗi của mình và đồng bọn hoặc chỉ đám khai nhậnnhững vấn để trong quá khứ, không dám khai nhận những hoạt động hiện

hành hoặc dé lỗi cho người khác.ở những trường hợp phạm tội mang tính chất

6 nhóm, nhiều bj can còn xuất hiện tâm lý lo lắng cho mình, nên thường đổ lỗi

cho đồng bọn (Kể cả trường hợp ở ngoài đời chúng đã cất máu an thé với nhau

).C6 không ít trường hợp bị can khai báo quanh co, đổ lỗi cho người khác vì lý

đo sợ phải bối thường thiệt hai về mat dân sự mà bị can gây ra Bị can có thái

.độ khai báo không thành khẩn là do bị can sợ bị trừng phạt nang, muốn tim

cách trốn tránh hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Chính vì vậy bj can luôn cónhu cầu tim hiểu các thong tin vẻ sự hiểu biết của cơ quan điều tra đối vớihoạt động phạm tội của chúng, về tình hình của đồng bọn, về tâm lý của điềutra viên „Bị can thấy rằng những thông tin này rất cần thiết cho chúng, giúpchúng có điều kiện tính toán trong quá trình khai báo, đưa ra những lời khai

"có lợi” và quan hệ xử sy“ phù hợp với cán bộ điểu tra nhằm đạt được mong

muốn giảm nhẹ tội trang của mình Vì muốn tìm hiểu sự hiểu biết của cơ quan

điều tra nên bị can còn có nhu cầu gặp gia đình, người thân, muốn liên lac với

bên ngoài, thậm chí tìm hiểu thông tin qua những “bạn “ cùng buồng giam.

nên bị can cũng có nhu cầu được giam chung, Điều tra viên có thé tan dungđặc điểm này để sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhằm tiếp cận tác động và

khai thác thong tin ở bị can Trong quá trình giao tiếp với điều tra vien , bị

can cũng luôn quan sát, nhận xét về thai độ, cách đạt câu hỏi và mọi biểu hiện

khác nhau của điều tra viên để phần đoán tình hình và căn cứ vào đó để khai

cũng, thậm chí có trường hợp bị can chủ động đưa ra những lồi khai sai lệch

qua đó đánh giá sự hiểu biết của cơ quan điều tra.Nếu bị can nhận thức được

Trang 39

ring tiến trình điều tra dang gặp khó khăn, co quan điều tra chưa có đủ chứng

cứ đây đủ thì bị can sẽ có thái độ khai báo quanh co, không đúng sự thật Vìvay điều tra viên cần than trọng khi tiếp xúc và tác động đến bi can, không để

bị can biết được phán đoán được điều mà cơ quan điều tra dang cần biết để

làm rõ tội trạng của chúng, điều đó sẽ rất bất lợi cho công tác điều tra

~ Muốn tiếp xúc,gập gỡ với điều tra viên: Trong điều kiện bị bắt giam,

bị can rất thiếu thông tin nên bị can thường có hai khuynh hướng đổi lập nhau:

Vira muốn tiếp xúc gặp gỡ điều tra viên để thám dò, tim hiểu sự hiểu biết của

cơ quan điều tra và tiến trình điều tra và những thông tin cần thiết giup cho bịcan tính toán trong quá trình khai báo, lựa chọn cách quan hệ xử sự phù hợp.nhằm đạt tới mong muốn gidm nhẹ sự trừng phat của pháp luật đối với bản

‘than vì họ cho rằng số phận mình nằm trong tay cán bộ điều tra lại vừa muốn

né tránh, không gặp gỠ điều tra viên vi sợ bộc lộ sơ hở, sợ cán bộ điều tra

dùng mọi cách tác động, vào bị can để buộc bị can phải thú nhận tội lỗi của

mình Trong quá trình hỏi cung bị can thường phải đối phó với những tìnhhuống gay cấn, cấp bách, đầy khó khăn ma điều tra viên tạo ra Đó chính là

lúc điều tra viên phải đối mặt với các chứng cứ về hành vi phạm tội của mình,

phải trả lời vé sự liên quan của minh với tội phạm, bị chất vấn, bị vạch trần sựgiả dối, mâu thin giữa các lời khai trong tình huống này bị can có sự đấu

tranh động cơ quyết liệt để đưa ra những "quyết định đúng” nên rất ức chế về

mặt tâm lý và không muốn tiếp xúc với điều tra viên

"Nhưng trong điều kiện hiện nay, biểu hiện tâm lý của bị can muốn sớm.sập gỡ, tiếp xúc với điều tra viên là phổ biến Bị can không còn né tránh ma

"mong muốn tiếp xúc, gap gỡ sớm với điều tra viên để dé đạt nguyện vọng cá

nhân hoặc tim hiểu về tâm lý điều tra viên và hy vọng “bàn bạc”, “thoả

thuận” với điều tra viên về cách giải quyết những vấn để của bị can

Tren đây là những đặc điểm tam lý cơ bản của bị can, nó có thể trở

thành động cơ kích thích hoặc thúc đẩy hành động khai báo của bị can Đểtiến hành hoạt động hỏi cung một cách có hiệu quả, đói hỏi điều tra viên phải

nắm bắt những đặc điểm tâm lý này

Tai liệu tham khảo :

1 Giáo trình Một số vấn đề về tâm lý học nghiệp vụ cảnh sát nhân dân,

“Trường ĐH Cảnh sát nhân dân, Hà Nội 2000

2 Nguyễn Hồi Loan, Đặng Thanh Nga, Tâm lý học pháp lý, NXB Đại

học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.

Trang 40

'CHUYÊN ĐỀ 6 : NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ ANH HUONG ĐẾN

HOAT DONG KHAM NGHIỆM HIỆN TRUONG

ThS Dương Thị Loan

“Trường Đại học Luật Hà Nội

1 Khái niệm

Khém nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra tiến hành tại hiện trường

nhằm phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, nghiên cứu, đánh giá dấu vết

Vật chứng của các vụ phạm tội hoặc vụ việc có tính hình sự đã xảy ra

Khám nghiệm hiện trường là một biên pháp điều tra tố tụng và thẩmquyển, thủ tục, nội dung của nổ được quy định trong điều 150 Bộ luật TTHS

Nhung công tác khám nghiệm hiện trường chỉ có thể đạt được hiệu quả caokhi cuộc khám nghiệm được thực hiện trong một bầu không khí thích hợp

2 Những yếu tố tam lý ảnh hưởng đến hoạt động khám nghiệm hiện

trường

Nhu trên đã phận tích hiệu quả của công tác khám nghiệm hiện trườngphụ thuộc rất nhiều vào việc Điều tra viên có tạo ra được những yếu tố tâm lýtích cực hay không, Đối với Điều tra vien, hiện trường vụ án là nguồn thông

tin về cơ chế hành vi phạm tội, nhân cách người phạm tội và người bị hại,

động thai tác động qua lại và động cơ hành vi của họ

“Trên phương diện tâm lý, khi thực hiện khám nghiệm hiện trường ở Điềutra viên diễn ra hai con đường nhận thức: cảm tính, và nhận thức lý tính,dựa

trên cơ sở của nhận thức nhằm phần ánh mối liên hệ vẻ không gian, thời giancủa hoàn cảnh được tri giác của các sự kiện và làm rõ các mối quan hệ nhân -quả giữa chúng Như vậy, ở đây hai con đường nhận thức luôn đan xen, bổ

sung và không tách rời nhau Chúng ta xem xét phương pháp quan sát đặc biệtcủa Điều tra viên trong khám nghiệm Đó là quan sát có định hướng, có chit

định đựa trên những gia thuyết đã đặt ra Quan sát được tiến hành một cách có

xmục đích, có kế hoạch trên cơ sở những biện pháp nhất định kết hợp với

những thao tác tư duy chủ đạo mà ở day là so sánh Từ đó có sự phát hiện xácđịnh những thay đổi đặc trưng ở các vật thể và làm rõ ý nghĩa của những thayđổi đó trên cơ sở tư duy TY luận Kết quả quan sát được kiểm tra và ghi nhậnmot cách ti mỹ

‘Tinh khách quan của quan sát được bảo đảm bai những yếu tố tâm lý tích

cực sau:

~ Tính linh hoạt của các giả thuyết,

~ Sự thận trọng trong kết lu

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. . Giải quyết vấn để hợp lý - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động điều tra vụ án hình sự
Bảng 2.3. Giải quyết vấn để hợp lý (Trang 79)
Bảng 2.4. Xung tính - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hoạt động điều tra vụ án hình sự
Bảng 2.4. Xung tính (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN