1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hoàn thiện ngân hàng đề thi các môn học của khoa luật hình sự

68 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện ngân hàng đề thi các môn học của khoa luật hình sự
Tác giả Ts. Hoàng Thị Minh Sơn, Ths. Hoàng Văn Hùng, Ths. Phạm Thị Học, Ts. Dương Tuyết Miên, Ths. Mai Thanh Hiếu, Ths. Nguyễn Hải Ninh, Ts. Bùi Kiên Điện, Ths. Lý Văn Quyền, Ths. Dương Thị Loan, Ths. Chu Văn Đức, Ths. Phan Công Luận
Người hướng dẫn Ts. Hoàng Thị Minh Sơn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự
Thể loại Kỷ yếu hội thảo khoa học
Năm xuất bản 2005
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 34,8 MB

Nội dung

Vêu cầu của đề thi2.1.Vêu cau của dé thi việt: - Đề thi viết phải đo lường mức độ đạt được của mục tiêu giảng dạy; - Đề thi viết không nên quá ngắn gọn và quá chung chung làm cho sinh vi

Trang 1

| —— TRƯỜNG ĐẠIHỌCLUẬT HA NOI

te — KHOA LUAT HÌNH SỰ

HỘI THẢO

HOÀN THIỆN NGÂN HÀNG ĐỀTHI

—— CÁC MÔN HỌC CUA KHOA LUAT HÌNH SỰ

Chủ tri: TS Hoàng Thị Minh Son

THUVIEN {.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC !HẤT HA NỘI

| DI ỒN, an

HÀ NỘI - 2005

Trang 2

DANH SÁCH BÁO CÁO HỘI THẢO

Noi dung hôi thảo: Hoan thiện hệ thống "ngân hàng" đề thi các mônhoc của khoa luật hình sự.

TÊN BÁO CÁO STT HO TEN TRANG

1 TS Hoàng Thị Minh | Công tác thi và đánh giá kết quả hoc | 1-7

Sơn tập tại trường đại học luật Hà Nội.

2 Ths Hoàng Văn Hùng | Những yêu cầu của đề thi, kiểm | 8-14

tra các hình thức đề thi, kiểm tra

và một số ý kiến nâng cao chất lượng và hiệu quả của dé thi, kiểm tra môn học luật hình sự

3 | Ths Phạm Thị Học Một số vấn đề về đổi mới phương | 15-19.

pháp ra đề thi môn luật Hình sự

4 | TS Dương Tuyết Miên | Một số ý kiến về cải tiến công tác | 20-25

1 TS Bùi Kiên Điện Yêu cầu đối với đề thi môn khoa | 40-43

học điều tra hình sự

8 | Ths.Lý Van Quyén | Một số vấn đề về việc làm dé thi | 44-47

môn tội phạm học

9, Ths Dương Thị Loan | Nâng cao chất lượng dạy học môn | 48-51

| | tâm lý học đại cương thông qua

việc đổi mới kiểm tra, đánh giá

- 10 | Ths Chu Văn Đức Một số hạn chế trong công tác ra | 52-58

dé thi và biện pháp khắc phục

_-11 | Ths Phan Công Luận | Phương pháp ra dé thi tâm lý hoe | 58-62

Trang 3

CÔNG TÁC THI VÀ ĐÁNH GIÁ KET QUA HỌC TẬP

TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

-TS Hoàng Thị Minh

Son -1 Thực trạng công tac thi va đánh giá kết quả học tập

Thi là đánh giá chất lượng của vấn dé cần đánh giá mà cụ thé là kết quả học tập của sinh viên Thi bao giờ cũng gắn liền với việc đánh giá Đây là hai hoạt động cần thiết không thể tách rời nhau Nếu thi mà không đánh giá kết

quả của nó thì việc thi cũng chỉ là hình thức và không có tác dụng Ngược lại,

việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải được tiến hành thông qua bài

kiểm tra, bài thi tuỳ theo từng môn học, đối tượng học và chương trình học.

Ở trường Đại học luật Hà Nội hiện nay chúng ta đang áp dụng nhữngphương pháp thi và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo phương pháptruyền thống mà nhiều trường đại học ở Việt Nam đang áp dụng Tuy nhiên,_ chúng ta chưa bao giờ tiến hành tổng kết xem phương pháp nào là hữu hiệunhất Thực tế cho thấy thực trạng thi học phần của chúng ta từ trước đến giờnói chung là nghiêm túc Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận và đánh giá nómột cách khách quan hơn và cũng còn nhiều vấn đề cần phải được bàn luậnnhư hình thức thi, vấn đề ra đề thi, vấn đề tổ chức thi, coi thi và chấm thi.Trong khuôn khổ của budi toa đàm hôm nay chúng ta tập trung thảo luận

về những vấn đề có liên quan đến công tác ra đề thi nhằm hoàn thiện ngânhang dé thi các môn học do Khoa Luật Hình sự giảng dạy

Thi học phần hiện nay được tổ chức dưới hai hình thức là thi viết và thivấn đáp mỗi hình thức thi đều có những ưu điểm, những hạn chế của nó và

phù hợp riêng cho từng tình huống cụ thể của nhiệm vụ đào tạo Theo chương

trình khung thì, mỗi hoc kỳ sinh viên phải thi trên đưới 10 học phan, thậm chí

_ có những hoc phần còn chưa biết là sẽ thi van đáp hay thi viết.,Tất nhiên dùthi bằng hình thức nào thì sinh viên cũng cần phải có đủ quỹ thời gian nhất

1

Trang 4

định để ôn thi nhưng thực tế thì thời gian để sinh viên ôn tập và chuẩn bị thi

là quá ngắn chưa đủ để đảm bảo cho sinh viên tiếp nhận một khối lượng kiến

thức khá dd sộ mà cả một học kỳ dồn lại Thời gian tích luỹ kiến thức đã hạn

chế cùng với thời gian nghiền ngẫm dé có thé hiểu rõ những thông tin mà

mình đã tiếp nhận lại càng hạn chế Do vậy, chất lượng và kết quả học tập của

sinh viên thường không cao Mặt khác đề thi cũng ảnh hưởng không ít đến

kết quả của sinh viên nói chung

| Một số ít trường hợp đề thi không phù hợp với chương trình đào tạo còn

có tính chất đánh dé vượt ra ngoài phạm vi chương trình giảng dạy dẫn đến

tình trạng số sinh viên phải thi lại nhiều, có những môn có tới 40 — 50% các

em không đạt yêu cầu nhưng chúng ta cũng chưa ngồi lại với nhau để xác định xem nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả này nằm ở khâu nào và biện

pháp khắc phục

Chúng ta đều biết rằng muốn đánh giá kết quả học tập công bằng thì kién

thức của thầy cô, những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho sinh viên

cũng phải theo một chuẩn mực nhất định đó là giáo trình và mọi vấn đề đặt raphải được giải thích theo quan điểm của tổ bộ môn đã thống nhất Do vậy,việc ra đề thi cũng cần phải được thống nhất về hình thức và nội dung dé

tránh tình trạng có nhiều quan điểm khác nhau trong việc trả lời câu hỏi hay

nói cách khác là đáp án chấm thi và thang điểm chấm thi Cũng cần phải xácđịnh rằng thé kỷ 21 không thé tồn tại những dé thi chỉ thuần tuý có tính chất

văn chương như chỉ có những câu hỏi dừng lại ở việc phân tích, trình bày hay

nêu vấn đề mà nó can phải được gắn liền với việc giải quyết các tình huống

pháp lý liên quan trong phạm vi học phần thi Tránh tình trạng Thay, Cô ra đề

thi ma sinh viên sau khi làm bài xong về nhà mở tài liệu ra xem và đã trao đối

với nhau cũng không xác định được câu trả lời đúng hoặc sinh viên không

định hướng được phạm vi câu trả lời tức là yêu cầu của câu hỏi đặt ra.đối với

đề thi :

- THƯ VIỆN

Trang 5

2 Vêu cầu của đề thi

2.1.Vêu cau của dé thi việt:

- Đề thi viết phải đo lường mức độ đạt được của mục tiêu giảng dạy;

- Đề thi viết không nên quá ngắn gọn và quá chung chung làm cho sinh viên không biết bắt đầu trả lời từ đầu, trả lời những ý nào và viết bao nhiêu

cho đủ;

- Đề thi viết phải có nhiều câu hỏi chỉ tiết và có định hướng điều gì đang

được trông đợi ở câu trả lời (bao gồm cả phần thuộc bài và phần sáng tạo của

người thị), đồng thời cũng cho người thi biết áng chừng độ dài và phạm vi

của câu trả lời;

- Đề thi phải đảm bảo cho sinh viên được phép sử dụng các văn bản pháp_ luật để làm bài là tôt nhất.

- Viéc ra đề thi viết đảm bảo các yêu cầu trên sẽ tạo thuận lợi cho việcxây dựng đáp án chấm bài và dễ đánh giá chính xác trình độ của sinh viên

2.2 Yêu câu của dé thi van dap:

- Phải đảm bảo phiếu thi tối thiểu phải có hai phần được thể hiện ở haicâu hỏi, phần kiểm tra kiến thức cơ bản của môn học và phần vận dụng kiến_ thức cơ bản dé xử lý tình huống thực tế

- Đề thi phải đảm bảo cho phép sinh viên được mang các văn bản phápluật của học phần vào phòng thi để có thé vân dụng xử lý tình huống như đối

với thi viết

- Đề thi phải đảm bảo sinh viên vào bốc phiếu thi là có thể trả lời ngay màkhông cần thời gian chuẩn bị Việc để sinh viên có thời gian chuẩn bị sẽ dẫnđến tình trạng không công bằng trong quá trình thi Điều đó có nghĩa là sinh

viên này được nhiều thời gian dé chuẩn bị và sinh viên khác có thé được ít

thời gian hơn mà khi thi thì thời gian rất quan trọng Đối với thi viết khi đã đến giờ thu bài mà sinh viên chưa bỏ bút là vi phạm quy chế thi và thậm chí

nhiều trường hợp còn lập biên bản Mặt khác khi để sinh viền ngồi dưới

3

Trang 6

chuẩn bị bài, giáo viên còn phải hỏi và lắng nghe sinh viên trả lời để cho

điểm nên những sinh viên ngồi dưới có thể ngoài tầm kiểm soát của giáo viên

và như vậy họ có thé trao đổi với nhau, thậm chí có sinh viên không ngồi dưới có thể tranh thủ hỏi bài cho đến khi xong mới đến lượt mình trả lời.

| 3 Hình thức ra đề thi

3.1 Hình thức ra đề thi viết

Thực t@ hiện nay đề thi của chúng ta thường được chia thành các loại câu hỏisau, tuỳ theo từng giáo viên:

- _ Câu hỏi tự luận (essay);

- _ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan (objective test);

- - Câu hỏi dưới dang giải quyết tình huống

Loại câu hỏi tự luận là câu hỏi yêu cầu phải trả lời theo dạng mở, tức làsinh viên phải trả lời câu hỏi trong một bài làm (thường là dài) để giải quyếtvấn đề mà câu hỏi tự luận nêu ra Đề thi theo phương pháp ra câu hỏi dướidang tự luận được áp dung từ lâu và được dùng phổ biến trong các trường |

Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan là phương pháp thi mà trong đó đềthi gồm nhiều câu hỏi khác nhau và mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng với

những thông tin cần thiết sao cho sinh viên phải trả lời ngắn gọn đối với từng câu hoặc lựa chọn câu trả lời đúng nhất và đưa ra cơ sở cho việc lựa chọn của

mình.

Trong trắc nghiệm khách quan có nhiều kiểu câu hỏi khác nhau nhưngcâu hỏi có nhiều lựa chọn có cách trả lời đơn giản nhất và được dùng phổbiến nhất |

Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn gồm có hai phần:

Phan đầu được gọi là phan dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần

thiết hoặc nêu một câu hỏi.

- Phần sau là phương án lựa chọn, thường được đánh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D, |

Trang 7

- Trong các phương án để lựa chọ chỉ duy nhất có một phương án đúnghoặc một phương án đúng nhất; các phương án khác được đưa ra thường có

tác dụng “gây nhiễu” đỗi với người thi Nếu những lựa chọn trong đề thi

được soạn chuẩn thì sinh viên nào không nắm vững kiến thức về vấn đề đặt ra

trong câu hỏi sẽ không thé nhận biết được trong tất cả các phương án đưa ra

dé chon thì đâu là phương án đúng và đâu là phương án “nhiéu” Khi soạn đềthi với nhiều phương án để lựa chọn người ra đề thường cố gắng làm chophương án “nhiéu” đều có vẻ “có ly” và “hấp dan” như phương án đúng

Đề thi theo phương pháp giải quyết tính huống là đề thi tương đối toàndiện Nó đòi hỏi người thi cần phải có kiến thức chuẩn và rộng về môn họcchứ không chỉ tập trung vào một vẫn đề nào đó Tuy nhiên khi giải quyết tình

huông đòi hỏi sinh viên không chỉ hiéu bài mà còn phải có khả năng vận dụng các kiên thức đã học và các quy phạm pháp luật liên quan vào việc trả lời các câu hỏi của bài thi.

3.2 Hình thức ra đề thi van đáp

Đề thi vấn đáp gồm hai phần:

- Phan kiểm tra kiến thức cơ bản của môn học

- Phan vận dụng kiến thức cơ bản để giải quyết tình huống Tuy nhiêntình huống trong câu hỏi thi vấn đáp đơn giản chứ không cần phức tạp nhưtrong đề thi viết

4 Việc chấm thi

4.1 Chấm thi viết

Việc đánh giá trình độ của sinh viên qua bài thi viết mang tính kháchquan hơn là thi vấn đáp nếu bài thi đó được rọc phách và coi thi một cáchnghiêm túc Song cái khó đối với giáo viên chấm thi là phải đánh giá công

bằng các bài thi qua từng câu hỏi Hơn thế nữa người chấm còn phải bắt đựơc

cái “hồn” của người thi qua bài làm của ho’,

' Việc này trong thi vấn đáp có nhiều thuận lợi hơn thi viết.

Trang 8

F Y2 cc

Việc chấm thi viết đứt khoát phải có đáp án càng chỉ tiết càng tốt Đáp án

phải được thông qua các thành viên của tổ chấm Trong đáp án nên có trọng

số điểm cho những câu hỏi mang tính khái quát, tổng hợp Đáp án phải thể

hiện được mục tiêu giảng dạy cho từng phần, từng chương có liên quan đến

đề thi |

Việc xây dựng đáp án chỉ tiết, thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho người

chấm, dé thống nhất điểm cho từng câu và toàn bài giữa những người chấm

khác nhau Thang điểm cho bài thi viết có thể khác nhau tuỳ thuộc vào người

ra đề hay tô bộ môn nhưng chung quy lại nó vẫn phải có chức năng đo lường thích hợp đối với trình độ của sinh viên và có tính khả thi, tính đặc thù của môn học Đáp án phải chỉ tiết đến 0,25 đ |

Điểm thi là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của sinh viên, nếu

chúng ta chấm không công bằng sẽ ảnh hưởng đến quyền lời của các em Dovậy, nỗ đòi hỏi cao về độ chính xác Người chấm thi giỏi là người khi chođiểm toàn bài có thể tách biệt được các điểm liền kề với một cơ sở có sứcthuyết phục.” ⁄

4.2 Việc chấm thi van đáp

Việc chấm thi vấn đáp phải đảm bảo mỗi bàn có hai giáo viên, trong đó Ít

nhất có một giáo viên bộ môn đã tham gia giảng dạy học phần đó |

Việc chấm thi vấn đáp cùng cần phải có bộ đáp án cho mỗi bàn thi và cóthang điểm cho từng câu hỏi như thi viết

Điểm thi phải được thống nhất giữa hai giáo viên và công bố ngay saubuổi thi, tuyệt đối không được để đến ngày hôm sau mới công bố Việc công

bó điểm thi chậm dễ dẫn đến tình trạng nghỉ ngờ trong sinh viên đối với giáoviên.

5 Một số kiến nghị

Trang 9

rete ẤT ỢUth Ó Ô

- Do đặc thù của sinh viên luật ngoài khả năng giao tiếp còn phải có khả

năng hùng biện, khả năng ứng xử, khả năng tranh tụng, ứng xử trước những

tình huống khác nhau có thể xảy ra trong thực tế nên cần áp dụng hình thức

thi vấn đáp cùng hình thức thi viết tuỳ thuộc vào từng môn học, từng học

phần và điều kiện của tô bộ môn Đề thi phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu

như đã phân tích ở trên.

- Các tổ bộ môn cần đầu tư thời gian để xây dựng bộ câu hỏi cho phù hợp

với nội dung giảng dạy.

- Đề thi cẦn cho phép sinh viên được sử dụng văn bản pháp luật khi làm-_ bai.

- Nên ra đề thi theo hình thức trắc nghiệm hoặc giải quyết tình huống

- Mỗi đề thi viết nên có ít nhất là 5 câu hỏi đối với thi học phan và 7 đến

10 câu hỏi đối với thi tốt nghiệp hoặc cuối khoá

- Đề thi phải bao gồm phần những câu hỏi về kiến thức cơ bản của mônhọc (8 điểm) và có một câu hỏi (2 điểm) đòi hỏi người thi phải nam vững kiên thức và có khả năng tư duy thì mới có thê trả lời trọn vẹn câu hỏi.

Trang 10

ĐỀ THI TỐT NGHIỆPMôn wht Luật TTHS.

ee! lẻ te

(Thời gian làm bài: : 180 phils) `

Ngày 26/2/2005 Nguyễn Minh H dùng dao chém Cao tiến L gây thương tích Sau khi sự việc xay ra Cao Tiến L được đưa di cấp cứu tại bệnh viện V, nhưng do, vết thương quá nang nên 6 giờ sing ngay 27/02/2005 Cao Tién L da chét.

Ngày 28/02/2005 Co quan điều tra thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự,

khởi tố bị can đồng thời ra lệnh bắt khẩn cấp và tạm giam đối với Nguyễn Minh H.

Cáu hỏi I: Anh (chi) có nhận xét gi vé việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều

tra đối với Nguyên Minh H?

Sau khi nhận hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra chuyển đến, Viện kiểm sát nhân dân thành phố

Hà Nội đã ra lệnh tạm giam đối với bị Nguyễn Minh H trong thoi hạn 2 tháng kể từ ngày 15/07/2005 Ngày 01/09/2005 VKSND thành phố Hà Nội đã chuyển hồ sơ cho TAND thành phố

Hà Nội va dé nghị truy tố Nguyễn Minh H vẻ tội cố ý gây thương tích theo khoản 3 Điều 104

BLHS.

Câu hỏi 2: Nếu xét thấy cần tiếp tục phải tạm giam đối với Nguyễn Minh H, TANDTP Hà Nội có phải ra lệnh tạm giam mới không? Tại sao?.

Khi nghiên cứu hồ sơ Toà án thấy, ngoài H dùng dao chém L còn có cả Trần Ngọc T cũng (

tham gia đánh H hôm đó nhưng Viện kiểm sát không truy tố T.

Cau hỏi 3: Toà án phải chọn cách giải quyết nào trong các cách giải quyết sau đây? Tại

sao?

a) Trả hồ sơ để diéu tra bổ sung;

b) Ra quyết định dua vụ án ra xét xử;

c) Đề nghị VKS bổ sung cáo trạn;.

d) ý kiến riêng của Anh (chi).

Sau khi xét hỏi và tranh luận tại phiên toà, Toà án thấy có đủ căn cứ để xử phạt bị cáo về tội

giết người.

Cau hỏi 4: HĐXX phải chọn cách giải quoếi nào tr ong các cách giải quyết sau? Tai sao?

a) Ra quyết định trả hồ sơ để điêu tra bổ sung;

b) Ra bản án tuyên phạt bị cáo về tội giết người.

c) Ra quyết định yêu cầu diéu tra lại.

Tại phiên toà, gia đình Cao.Tién L dé nghị tách phần bồi thường để giải quyết sau.

Cau hỏi 5: Đề nghị của gia đình Cao Tiến L c6 được chấp nhận khéng?Tai sao?

Tại phiên toà, lợi dụng lúc giải lao bị cáo Nguyễn Minh H đã bỏ trốn.

Cau hỏi 6: Toà án phải chọn cách giải quyết nào trong những cách giải quyết sau:

a) Tiép tục Xét Xứ.

b) Ra quyết định hoãn phiên

toa-c) Ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và yêu cẩu cơ quan diéu tra tr uy nã bị cáo.

Sau khi xét xử sơ thẩm, VKSND thành phố Hà Nội kháng nghị yêu cầu giảm hình phạt cho

bị cáo Nguyễn Minh H, VKSNDTC kháng nghị yêu cầu tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn

Trang 11

ĐÁP ÁN CÂU NOi DUNG TRA LOI DIEM | GHI CHU

Ra lệnh bắt khan cấp đôi với Nguyễn Minh H là 0,75

| | sai, vì CQDT đã khởi tố bi can đối với H

Ra lệnh tạm giam đối với Nguyễn Minh H là 0.75 1,5đúng, vì H đã bị khởi tố về hình sự và là bị can

của vụ án.

Thời hạn tạm giam còn nhiêu hơn 5 ngày nên 0,5

| Toà an không cần phải ra lệnh tam giam mới

2 | Nghị quyết 04 ngày 5/11/2004 0.5 1,0

HĐTPTANDTC

-Phương án a là đúng: Ra quyết định trả hồ sơ dé 0.75

3 điều tra bố sung 1,5

Điểm b, khoản | Điêu 179 BLTTHS: Có căn cúa 0,75

cho rang có đồng phạm khác.

Phương án a là đúng: Ra quyết định trả hồ sơ dé 0,75

điều tra bố sung 1,5

4 Điểm b, khoản | Điêu 179 BLTTHS: Có căn cư 0.75

cho rằng A phạm tội giết người

Chap nhận đê nghị của gia đình Cao Tiến L 0.75

3 Vì, không ảnh hưởng đên việc xác định tội danh 1,5

va quyét định hình phạt đối với Nguyễn Minh H 0,75

Phương án c là đúng 0,75

6 Theo khoản | Điêu 187 BLTTHS: “HDXX ra 1,5

quyét dinh tam dinh chi vu an va yéu cầu CODT 0,75

truy nã Nguyễn Minh H”.

Không chap nhận phương án a, vì hai ban khang

4 nghi mau thuẫn nhau 15d

Chap nhận kháng nghị của VKSNDTC 1,5

Tổng số điểm 10d

Trang 12

NHỮNG YÊU CAU CUA ĐỀ THI, KIEM TRA

CÁC HINH THUC DE THI, KIEM TRA VA MỘT SỐ Ý KIẾN NANG

CAO CHAT LƯỢNG VA HIEU QUA CUA ĐỀ THI, KIEM TRA

MON HỌC LUAT HÌNH SU

Ths Hoàng Văn Hùng

1.Những yêu cầu yêu cầu của dé thi, kiểm tra

Trong hoạt động giảng đạy tại trường đại học luật Hà Nội, kiểm tra và đánh giá khách quan kết quả học tập của sinh viên luôn là việc làm cần thiết và có đòi hỏi rất cao Từ sự đánh giá đúng, toàn diện và khách quan, chi tiết kết quả giảng dạy các cấp quản lý hoạt động đào tạo trong nhà trường có thể rút ra

những ưu, khuyết điểm và có sự định hướng và các biện pháp cho các hoạtđộng trong thời gian tiếp theo.

Yêu cầu của sự đánh giá kết quả học tập này bắt đầu từ khâu chuẩn bị

tổ chức thi và kiểm tra Thời điểm tổ chức thi các môn học nói chung và môn luật hình sự nói riêng là vào cuối các kỳ học, trừ trường hợp thi lại và thi tốtnghiệp Thời điểm tổ chức thi và kiểm tra như vậy hiện nay là tương đối phùhợp với truyền thống và hoàn cảnh thực tế của nhà trường.

Cũng có ý kiến cho rằng có thé tổ chức thi vào thời điểm bất kỳ trongnăm học khi sinh viên đã hội đủ điều kiện để thi một môn học nhất định.

Chúng tôi cho rằng ý kiến đó đáng được nghiên cứu thêm vì nó không phù

hợp với thói quen dạy và học trong các trường đại học tại nước ta Hoạt động

thi và kiểm tra trong nhà trường đòi hỏi có sự chuẩn bị kỹ của cả sinh viên lẫn

giáo viên trong nhà trường.

Để có thể đánh giá đúng chất lượng học tập của sinh viên cân nhiều các

biện pháp và hoạt động kết hợp với nhau Một trong các hoạt động có ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong thi và kiểm tra là

hoạt động ra đề thi.

Trang 13

Qua thực tiễn áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng đề thi, kiểm tra

chúng tôi nhận thấy đề thi, kiểm tra các môn học trong nhà trường nói chung

và môn luật sự nói riêng cần thiết phải hội đủ những yêu cầu sau đây:

- Thứ nhất là đề thi phải có khả năng đánh giá chính xác, toàn diện, khách quan, cụ thể kết quả học tập nghiên cứu của sinh viên trong nhà trường

Để có thể thoả mãn điều kiện đầu tiên này đề thi phải theo sát với chương

trình giảng dạy, giáo trình môn học là chuẩn mực và thước đo kiến thức của

sinh viên Các câu hỏi, bài tập phải nằm trong chương trình giảng dạy, các câu hỏi có thể tập trung vào các vấn dé chính trong chương trình môn học nhưng vẫn phải kết hợp đến các câu hỏi về các nội dung khác không được coi là trọng tâm, để đảm bảo tính chất toàn diện của đề thi Phương pháp trả lời các

câu hỏi hoặc cách thức giải các bài tập tình huống cụ thể cũng có thể đã được

thực hiện thông qua các buổi thảo luận trên lớp Chúng tạo thành kỹ năng của sinh viên trong hoạt động thi và kiểm tra.

- Thứ hai là đề thi phải phù hợp, tương thích với thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật trong nước ta hiện nay.

Thực tiễn áp dụng pháp luật luôn sinh động, đòi hỏi ở giáo viên khi giảng

dạy phải cập nhật những thông tin cần thiết cho bài giảng của mình Khi thi vàkiểm tra đề thi không chỉ dừng lại tại những kiến thức pháp luật khô cứng mà_phải có những bài tập tình huống xuất phát từ thực tiễn và mang mục đích phục vụ thực tiễn Các câu hỏi bài tập dưới hình thức này cần ngắn gọn sinh

động và có thể là những câu hỏi hoặc bài tập mang tính tình huống, thực tiễn

cụ thể.

Một trong các hạn chế của chất lượng đào tạo đại học của chúng ta là còn rất nang về khối kiến thức lý luận cơ bản Để phần nào khắc phục hạn chế này, dé thi gồm các câu hỏi hoặc bài tập có tính thực tiễn cao và cụ thể phần nào sẽ tác động trực tiếp đến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu và học tập trong

trường đại học.

Trang 14

- Thứ ba là đề thi phải có hình thức phù hợp để tránh sự gian lận trong thi và kiểm tra

Để có thể đánh giá khách quan, chính xác, cụ thể kiến thức của từng sinh viên, dé thi phải tránh được những hiện tượng tiêu cực trong thi và kiểm tra.

Các câu hỏi của đề thi, kiểm tra có thể ở dạng nâng cao hoặc so sánh để tránh hiện tượng chép bài trong khi thi.

Hiện nay hiện tượng học sinh dùng sách giáo khoa hoặc vở ghi bài để quay

cóp khi thi và kiểm tra mặc dù có hạn chế nhiều so với thời gian trước đây

nhưng vẫn còn phổ biến Dé có thể hạn chế hiện tượng này cần có những dé thi thích hợp.

- Thứ tư là đề thi phải có dung lượng thích hợp phù hợp với thời gian làm bài

sinh viên | _

_= Thứ năm là đề thi phải phát huy được tính sáng tạo chủ động của sinh viêntrong hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học

Ngoài những yêu cầu trên đây của một đề thi đại học, đề thi phải có

những câu hỏi hoặc bài tập không những có thể phân loại thành các hạng: suất

sắc, giỏi, khá trung bình không đạt và yếu kém thì đề thi phải phát huy được

tính sáng tạo chủ động của sinh viên trong hoạt động học tập và nghiên cứu

khoa học Một đề thi hay còn lưu lại trong ký ức của học sinh lâu đài và có thể tạo ra động lực mới trong tinh thần học tập nghiên cứu của sinh viên trong thời gian sau nay ©

Trang 15

- Thứ sáu là đề thi vừa có tính tổng hợp và vừa phải chỉ tiết cụ thể

Công tác giảng dạy trong trường đại học cung cấp các kiến thức tổng hợp

và toàn diện cho mỗi sinh viên Để có thể kiểm tra và đánh giá đúng kiến thức của sinh viên thì các câu hỏi và bài tập phải đề cập đến hầu hết các bài và các chương của giáo trình.

Đề thi mang tính toàn diện còn có thể khắc phục hiện tượng học tủ, học lệch trong sinh viên, chỉ chú tâm vào các vấn đề chính, bỏ qua những bài, chưng phụ trong chương trình giảng dạy Do tầm quam trọng của các vấn đề nhất định trong mỗi môn học, các câu hỏi có thể tập trung nhiều vào các vấn

đề cơ bản, tuy nhiên vẫn cần thiết phải có những câu hỏi đề cập đến các phần khác trong chương trình môn học.

Các câu hỏi của mỗi đề thi cũng có thể vừa mang tính tổng hợp vừa chỉ tiết

cụ thể Chỉ với những đề thi như vậy mới đánh giá toàn diện, khách quan, cụ thể kiến thức của sinh viên.

- Thứ bảy là đề thi không có tính chất đánh đố sinh viên

Mục đích của đề thi là đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tạo khả năng

tiếp thu kiến thức trong thời gian tới, hình thành những kỹ năng nhất định để giải quyết những vấn đề đơn giản xuất phát từ thực tiễn liên quan tới ngành học, môn học | Sinh viên sau khi thi và kiểm tra vẫn tiếp tục củng cố các kiến thức cho bản thân mình, vì thế các câu hỏi trong đề thi không thể là những câu hỏi quá cao, quá khó mang tính chất đấnh đố người học đề thi như vậy không thể đánh giá toàn điện và khách quan kiến thức của sinh viên.

2 Các hình thức dé thi môn luật hình sự, những ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục những hạn chế trong thời gian tới

Căn cứ vào mục đích của các đợt kiểm tra, thi, dé thi môn luật hình sự có

các hình thức sau day: Dé thi viết, dé thi vấn đáp và dé thi tốt nghiệp Mỗi dé

11

Trang 16

thi viết hoặc thi tốt nghiệp thường có hai phần: Lý thuyết và bài tập tình huống Riêng hình thức thi vấn đáp thì các bài tập thường không được đề cập nhiều trong các đề thi, các giáo viên hỏi thi thường bổ sung nội dung này vào phần các câu hỏi thêm.

Các câu hỏi của các đề thi có hai dạng chính là câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm Về hình thức đề thi và dạng các câu hỏi của mỗi đề thi tồn tại nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau.

Các ý kiến, quan niệm tập trung vào những vấn đề chính sau đây:

Ý kiến thứ nhất cho rằng đề thi tự luận như trước đây và hiện nay vẫn

còn áp dụng rộng rãi là lỗi thời, lạc hậu, không khoa học không phát huy tính sáng tạo trong cách học của sinh viên và phương pháp giảng dạy của giáo viên, thời lượng dùng để chấm bài thi, kiểm tra hoặc đánh giá kết quả thi quá nhiều Cần phải thay đổi cách ra câu hỏi của các đề thi các môn học trong nhà trường nói chung và môn luật hình sự nói riêng bằng các câu hỏi trắc nghiệm Chỉ bằng cách thức mới này mới đáp ứng đầy đủ của yêu cầu trong tình hình hiện nay.

-Ý kiến thứ hai công nhận câu hỏi trắc nghiệm là phương pháp thi kiểm tra

mới, có thể đánh giá khách quan kiiến thức của sinh viên, tránh được hiện

tượng tiêu cực như quay cóp, chép bài, học tủ, học lệch, cách chấm thi cũng đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức

của giáo viên, có thể áp dụng các máy móc và các phương tiện kỹ thuật nhất định vào hoạt động chấm thi nhưng cho rằng mỗi câu hỏi trắc nghiệm chi dé cập đến những nội dung nhất định, có thể là rất nhỏ nên không có tính toàn diện trong sự đánh giá kết quả học tập nghiên cứu của sinh viên và không phát huy được khả năng lập luận lô gíc khoa học trong sinh viên.

Các câu hỏi trắc nghiệm chỉ yêu cầu sinh viên trả lời bằng hình thức xác định đúng hay sai, do đó để có thể đánh giá toàn diện kết quả của sinh viên

cần thiết phải có một số lượng câu hỏi rất lớn Qua khảo sát sơ bộ từ thực tiễn

Trang 17

áp dụng loại hình câu hỏi này trong hoạt động thi và kiểm tra, thì đề thi trắc

nghiệm đã được áp dụng rộng rãi và có kết quả tốt trong thi và kiểm tra các

môn ngoại ngữ và thi lấy bằng lái xe.

Ý kiến thứ ba cho rằng trong hoàn cảnh thực tiến giảng dạy ở trường ta hiện

nay và trong một số năm tiếp theo vẫn cần thiết phải có những đề thi có những

câu hỏi tự luận Tuy nhiên để phù hợp với phương pháp giảng dạy mới và khả

năng sử dụng những phương tiện kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động giảngđạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong nhà trường, cần thiết phải

có những câu hỏi trắc nghiệm trong các đề thi Tuy nhiên các câu hỏi trắc nghiệm trong trường hợp này không phải là các câu hỏi trắc nghiệm có tính chất tuyệt đối mà là các câu hỏi bán trắc nghiệm Sinh viên ngoài yêu cầu bắt

buộc phải trả lời bằng cách xác định đúng hay sai còn phải giải thích khẳng

định của mình bằng những lập luận nhất định.

Ý kiến thứ ba về thực chất là sự kết hợp những nội dung hợp lý của dé thi

có các câu hỏi tự luận với đề thi có các câu hỏi trắc nghiệm.

Để phù hợp với hoàn cảnh nhà trường hiện nay, các câu hỏi bán trắc

nghiệm đã được áp dụng và thu được những kết quả đáng khích lệ Với mục

đích nhằm thu được kết quả tốt nhất cần thiết phải có sự làm quen với “hình

thức câu hỏi mới của đề thi đối với sinh viên, hình thức thích hợp là trong các |

bổi thảo luận hoặc khi kiểm tra học trình đã cho sinh viên làm quen với đòi

hỏi và cách thức trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.

Qua kinh nghiệm tổ chức các đợt kiểm tra và thi hết học phan va thi tốt

nghiệp chúng tôi thấy ý kiến thứ ba là hop lý hon cả.

Ngoài các ý kiến kể trên về các dạng đề thi, còn tồn tại các ý kiến khác

nhau về bài tập tình huống trong đề thi vấn đáp Có ý kiến cho rằng trong dé

thi vấn đáp không thể và không nên có các bài tập Ý kiến này cho rằng do đề

thi vấn đáp đòi hỏi sinh viên trả lời về những vấn dé nhất định trong chươngtrình môn học và thời lượng để chuẩn bị của sinh viên cho sự trả lời không

13

Trang 18

nhiều thông thường là từ 15 phút đến 30 phút nên đề thi có các bài tập là

không phù hợp.

Ý kiến ngược lại cho rằng trong dé thi vấn đáp vẫn cần thiết có các bài tập

tình huống Bài tập này có thể xuất phát từ thực tiễn, nó mô tả một tùnh huống

pháp luật nhất định Bên cạnh tình huống này là một hoặc nhiều câu hỏi có liên quan đến tình huống giả định trên Sinh viên phải trả lời các câu hỏi này dựa vào khiến thức đã tích luỹ được thông qua hoạt động học tập và nghiên cứu của bản thân.

Chúng tôi cho rằng các bài tập tình huống vẫn có thể được áp dụng trong các

đề thi vấn đáp và đề thi này vẫn có thể đánh giá chính xác kiến thức của sinh

viên.

Kết luận

Hoạt động thi và kiểm tra trong nhà trường tuy là hoạt động có tính chất thường xuyên diễn ra trong mỗi kỳ học tập của sinh viên nhưng nó có tâm quan trọng đặc biệt phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường để có kết quả tốt tránh các hiện tượng tiêu cực, gian lận trong thi, kiểm tra cần thiết phải có

phương pháp thích hợp để ra những đề thị, kiểm tra.

Trong hoàn cảnh , điều kiện của nhà trường hén nay loại hình dé thi bao gồm các câu hỏi tự luận, kết hợp với câu hỏi bán trắc nghệm là phù hợp Các bài tập tình huống trong các đề thi không chỉ phù hợp với hình thức thi viết, nó nên được áp dụng trong đề thi vấn đáp.

Trang 19

MOT SO VAN DE VE DOI MỚI PHƯƠNG PHÁP RA DE THI

MON LUẬT HÌNH SỰ

Th.s Phạm Thị Học GVC môn Luật Hình sự

* Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng học tập nói

chung, cũng như sinh viên học luật nói riêng là người học phải tham dự kỳ

- thi sau khi đã lĩnh hội một khối lượng kiến thức nhất định ở trên lớp đốivới mỗi môn học Nghĩa vụ phải thi hoặc kiểm tra sẽ khiến học sinh biết lo

lắng chủ động ôn luyện, nghiên cứu để nắm bắt kiến thức một cách hệ

thống Mặt khác, thông qua việc chấm bài thi, giáo viên đánh giá đượcmức độ nhận thức, khả năng tiếp thu bài của mỗi học sinh cũng như trình

độ chung của lớp học, từ đó mỗi giáo viên đúc rút kinh nghiệm, tự hoànthiện mình để đáp ứng yêu cầu công tác giảng dạy Như vậy, kỳ thi là căn

cứ để đánh giá chất lượng dạy và học trong nhà trường Tuy nhiên, chất

lượng dạy và học được đánh giá thế nào còn phụ thuộc vào cách thức, sự.bảo mật của việc ra đề thi cũng như mức độ phù hợp của nó trong mặt

bằng chung Điều này cũng đã được đề cập dưới góc độ chung tại một số

cuộc họp của Ban Giám Hiệu với lãnh đạo các khoa ở trường ta Trongkhuôn khổ cuộc Hội thảo về: “Hoàn thiện ngân hàng đề thi các môn củakhoa luật hình sự”, thì van đề đổi mới phương pháp ra đề thi môn luật hình

sự là công việc cần thiết nhằm đáp ứng đòi hỏi tiến trình đi lên của trường

Đại Học Luật Hà Nội.

* Đề thi cho mỗi môn học dù dưới dạng đơn lẻ hay một bộ trongngân hàng đề thi học phần phải luôn đảm bảo được yêu cầu chung đặt ra

là:

- Đảm bảo được tính chuẩn hoá của đề thị;

15

Trang 20

- Nội dung đề thi phải phù hợp với mặt bằng nhận thức chung của

sinh viên đối với môn học;

- Đề thi phải có tính toàn diện để tránh việc học tủ của sinh viên;

- Đề thi phải đảm bảo được tính bí mật

Như vậy, “Hoàn thiện ngân hàng đề thi các môn của khoa luật hìnhsự” nói chung, môn luật hình sự nói riêng thì đề thi học phần môn học phải

thể hiện được những yêu cầu trên đây Trải nghiệm thực tế những năm qua,

cá nhân tôi cho rằng các yêu cầu chung đó được cụ thể hoá trong đề thi của

môn học như sau:

+ Về yêu cầu chuẩn hoá đề thi: Yêu cầu này đòi hỏi đề thi phải giúpsinh viên biết tư duy khoa học trong hệ thống kiến thức của mình về mônhọc Số lượng các câu

hỏi có sự tương đồng với quỹ thời gian làm bài Trong các năm qua, saumỗi lần thi học kỳ, chúng ta vẫn nghe đâu đó sự than phiền của sinh viênđối với một vài môn thi nào đó: “Thời gian ngắn quá chưa kịp làm xong đãhết giờ” Về hình thức, câu văn trong đề thi phải rõ ràng, từ ngữ phải chính

xác hàm chứa được nội dung yêu cầu mà sinh viên cần trình bày.

Đề thi môn luật hình sự được xây dựng trước hết yêu cầu sinh viên

phải hiểu được khái niệm, từ đó biết phân biệt được với khái niệm hay cácdâu hiệu gần gũi Vì trong luật hình sự có rất nhiều khái niệm, sinh viên cónam được khái niệm, các dấu hiệu thì mới phân biệt được khái niệm,dấuhiệu gần gũi Điều này bước đầu giúp sinh viên kỹ năng định tội danh cũngnhư khả năng nhận xét một vấn đề

Về quỹ thời gian làm bài ( với hình thức thi viếtjmôn luật hình sự

được thiết kế 150 phút đối với phần thi gộp học phần 1+2 và 120 phút học

phan 3; luật hình sự phan tự chọn, thời gian làm bài là 90 phút cho một bàithi |

Trang 21

+ Về van đề nội dung dé thi phải phù hợp với mặt bằng nhận thức

chung của sinh viên đối với môn học: Điều này đòi hỏi đề thi môn luật

hình sự phải trong phạm vi những kiến thức cơ bản Kiến thức cơ bản nàyphải được đặt trong mối tương đồng với thời lượng của hoc phan taichương trình khung Tiêu chí đánh giá phải dựa vào các nội dung có tronggiáo trình, không nên ra câu hỏi mà số đông sinh viên làm bài phải suyluận mãi vẫn không tim ra hướng trả lời đúng Tuy nhiên, mỗi đề thi nên

có một câu hỏi tương đối khó để phân hoá trình độ, khả năng học tập củasinh viên.Điểm cho dạng câu hỏi này chiếm tỷ lệ rất ít so với tổng điểm

toàn bộ đề thi ( chỉ 1 điểm trong thang điểm 10 của bài làm ) Chúng ta cần

tránh tình trạng “ môn thi có truyền thống học sinh bị trượt quá nhiều “ thì

cả người ra đề và người giảng phần nào cũng suy nghĩ, không nên quanniệm thường trực trượt nhiều là do học quá kém

Đối với môn học chuyên nghành tự chọn, quan điểm cá nhân tôicho rằng nên ra câu hỏi thi trong phạm vi sinh viên có thể tiếp cận đượcnguồn tài liệu cho việc học tập, nghiên cứu môn học Vì các môn học nàycòn mới, phần lớn tài liệu phục vụ cho việc học tập của sinh viên còn rất

hạn hẹp.

+ Về yêu cầu phải đảm bảo được tính toàn diện, tránh việc học tủcủa sinh viên: Điều này được thể hiện với cả đề thi viết cũng như thi vấn

đáp Như vậy,đề thi bắt buộc phải gồm nhiều câu hỏi nhỏ Với cách ra đề

như trước đây dưới các dạng câu hỏi “trình

Bày”hoặc“phân tích” sẽ ít được sử dụng hơn thay vào đó là các câu hỏi

dưới dạng khẳng định đúng hay sai ( có giải thích ) hoặc giải thích làm rõ

cơ sở lí luận của quy định nào đó trong Bộ Luật Hình Sự Phần bài tập

cũng phải ngắn gọn và đặt nhiều tình huống hỏi khác nhau mới khơi dậy

năng lực tư duy chiêu sâu của người làm bài Thời gian cho việc làm bài

17_THƯ VIỆN _

TRUONG ĐẠI HỌC LUATHA NOI

PHÒNH:!1: 2 ¿

Trang 22

đối với sinh viên rất có hạn, nếu bài tập quá dài dù chỉ tính giờ khi làm bàithì cũng tốn không ít phút cho viêc đọc đề như vậy Hiện nay,các học phần

bat buộc của luật hình sự cho các khoá chính quy trong trường đều thi dưới

hình thức vấn đáp Tự bản thân hình thức thi này đã loại bỏ tư tưởng học tủ

trong sinh viên Các câu hỏi được xây dựng hoàn chỉnh sau đó ghép lại và

phải theo nguyên tắc không có sự trùng câu hỏi ở các phiếu khác nhau Vàcác về câu hỏi thé hiện được kiến thức mỗi học phan ( khi thi ghép) hoặc ởcác chương của học phần đã học

Đáp án đề thi phải nêu ra được yêu cầu cơ bản phải trả lời, các yêucầu này phải có sự đồng thuận về quan điểm khoa học của các giáo viênvới quan điểm chính thống trong giáo trình Đề thi cho môn học tự chọn,

theo tôi nên mạnh dạn chọn hình thức thi ( xưa nay trường ta chưa áp dụng

nhưng phù hợp với quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo ), nghĩa là đề thi

sẽ gồm một số bài tập hoặc vấn đề nào đó Sinh viên sẽ được chia thànhtừng nhóm, mỗi nhóm trực tiếp nhận dé thi và trong giới hạn quỹ thời gian

ôn tập, cùng nhau tìm tài liệu, cùng thảo luận nghiên cứu để ra một bài viết

thé hiện quan điểm chung của các thành viên Bài chuẩn bị này được nộp

cho tổ bộ môn trước ngày thi và cách thi này về hình thức giống như thi

vấn đáp thông thường nhưng khác thi vấn đáp ở chỗ: Giáo viên gọi vào

phòng thi theo từng nhóm được chuẩn bị Mỗi nhóm cử người đại diệntrình bày quan điểm của nhóm mình và trả lời câu hỏi trước giáo viên liênquan đến bài chuẩn bị Các thành viên của nhóm được phát biểu bé xung (

kể cả việc trình bay quan điểm trái với quan điểm chung đó ),điểm chấm sẽcho chung cả nhóm Ưu điểm của cách ra dé thi này là khai thác được khả

năng sáng tạo cũng như phát huy tính tích cực trong học tập nghiên cứu của sinh viên Như vay,dé thi nguôn chỉ bao gôm một bài tập hoặc một van

Trang 23

đề nào đó, không ghép chúng thành một đề như ta vẫn làm cho hình thức

thi khác.

Như vây, nguồn đề thi bao gồm các câu hỏi được xây dựng với

nhiều câu nhỏ thuộc phạm vi toàn bộ chương trình đã học của sink vién,

việc ghép lại trong mỗi dé thi chỉ là thao tác kỹ thuật.Đây là hai công đoạn

của quá trình tạo một ngân hàng đề thi môn học Đồng thời, nguồn này còn

gồm cả các đề trong đó chứa đựng một bài tập tình huống hay vấn đề nào

đó của môn học.

+ Về yêu cầu đảm bảo tính bí mật của đề thi: Đây là yêu cầu thuộc

về kỷ luật nghề nghiệp của giáo viên Tôi cho rằng bất kỳ giảng viên nào

tham gia vào quá trình tao dé nguôn của môn học cũng đêu nhận thay được

,

^

trách nhiệm bảo mật đối với công việc này Vì vây, cẦn huy động một sốgiáo viên có khả năng và tâm huyết tham gia vào bộ phận xây dựng đề thi.Điều này sẽ phát huy được trí tuệ của tập thé ma vẫn bảo đảm an toàn bímật của bộ đề nguồn

Trên đây là một số suy nghĩ của cá nhân về đổi mới cách ra đề thi môn luật Hình sự nhằm hoàn thiện ngân hàng đề thì môn học, góp một ý

kiên nhỏ trong cuộc toa đàm nàycủa khoa /.

19

Trang 24

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CẢI TIẾN CÔNG TÁC

RA DE THI VÀ THI HOC PHAN(Ap dụng cho ca chính qui và tai chức)

TS Dương Tuyết Miên Khoa pháp luật hình sự, ĐH Luật HN

Hiện nay, trình độ của sinh viên trường đại học luật Hà Nội sau khi tốt nghiệp nhìn chung có chất lượng, đáp ứng được công việc được giao Bên cạnh đó cũng có nhiều điều phải bàn, trong đó phải kể đến

sự xuống cấp về chất lượng học tập của sinh viên trường ta Nhiều cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận sinh viên chính qui của trường ta thường

có sự phàn nàn, kêu ca về kiến thức luật thực định của các em (chưa bàn đến khả năng năng động, nhạy bén với công việc, phương pháp, kĩ năng làm việc của các em) Bản thân tôi là một giáo viên thường xuyên tham gia công tác giảng dạy cho sinh viên chính qui cũng như

tại chức, tôi cũng nhận thấy chất lượng của sinh viên trường ta có

nhiêu vấn đề phải bàn Bên cạnh nhiều sinh viên chăm chỉ, tự giác học

tập thì vẫn tồn tại một số đông đáng kể sinh viên rất lười biếng, rấtkhông tự giác học tập Thế nhưng điều trớ trêu là một số em trong nhóm sinh viên lười học đó kết quả thi điểm vẫn cao, dẫn tới sự không

công bằng về kết quả học tập trong sinh viên (có thể là do quay cóp,

chép được bài của bạn hoặc i lại người thân, quen công tác trong trường) Ví dụ: có em sinh viên không hề ngó ngàng tới bài vở, khi thi

ngồi chép lại toàn bộ bài của sinh viên học khá trong lớp Sinh viên

học khá này không dám giang lại bài vì nể nang, ngại ban bè Con giám thị coi thi thì mai nói chuyện với nhau, không phát hiện ra Kết

quả là sinh viên lười học kia điểm thi thậm chí còn cao hon cả sinh

Trang 25

viên thực sự học chăm vì em này chép lại bài của bạn nên bài thi sạch

sẽ hon, dé nhìn hơn Dé nâng cao chất lượng học tập của sinh viên

trường ta cũng như đảm bảo sự công bằng trong đánh giá chất lượng

thi cử của sinh viên, tôi xin mạnh dạn nêu một số ý kiến như sau:

+Qui trình làm đề thi: Từ trước đến nay, việc ra dé thi thường

do tổ trưởng bộ môn tiến hành Thông thường, tổ trưởng bộ môn ra

một số đề rồi phô tô đi, phô tô lại mà ít có sự đổi mới nâng cao liên

tục chất lượng đề thi Đặc biệt, có một số đề thi các câu hỏi chỉ đơnthuần là học thuộc lòng, không có sự liên hệ thực tiễn, không đòi hỏi

tư duy kiến thức của sinh viên Đọc một số đề thi ta có cảm giác như

người ra dé thi không đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ để làm dé Với

cách làm đề thi như vậy sẽ tạo khe hở cho những sinh viên lười biếng

có kết quả ngang bằng với sinh viên chăm chỉ, có tư duy Bởi thực

trạng thi cử hiện nay là: Trong quá trình thi, sinh viên quay cop, chépbài của nhau, hỏi nhau cách một.cách khá thoải mái còn giám thị coi_ thi có một số người không dám bat tài liệu vì sợ mang tiếng là ác, một

số ít người khác thì vô trách nhiệm để mặc sinh viên muốn làm gi thì

làm chỉ ngồi nói chuyện Kết quả là đánh đồng những sinh viên chăm chỉ với sinh viên lười biếng: sinh viên lười có kết quả điểm cao, nhưng

thực ra lại không biết gì; sinh viên chăm chỉ cảm thấy 4m ức, thiệt thoi như không đám phản ứng vì sợ mất lòng bạn Một số em thấy có sựcho điểm không công bằng nên chán nản, lại a dua theo sinh viên lười

vì họ nghĩ có chăm học thì vẫn bị thiệt.

Tôi cho rằng để đảm bảo đánh giá chính xác trình độ của từng

sinh viên, trường ta không nên để tổ trưởng bộ môn ra dé thi mà nên

chọn một số người trong tổ bộ môn có uy tín về chuyên môn, có tâmhuyết, không ngại suy nghĩ tìm tòi để có một đề thi có chất lượng tốt

(Bởi vì dé thi được thanh toán với số tiền quá ít di, nên mốt số người

Z1

Trang 26

thường không đầu tư nhiều thời gian vào khâu làm đề) Việc chọn lọc, đưa vào ngân hàng đề cũng như quản lí ngân hàng đề do trưởng bộ môn chịu trách nhiệm Việc ra ba rem chấm bài thi phải do tổ trưởng

bộ môn chịu trách nhiệm trên cơ sở có tham khảo ý kiến của các thành

viên trong tổ bộ môn Có làm như vậy mới huy động được chất xớm, trí tuệ của tập thể Cứ hết một kì học phải làm lại đề (đối với chính

qui) và cứ 6 tháng phải làm lại đề (Đối với tại chức) Có như vậy mới cập nhật kiến thức, bám sát thực tiễn, đồng thời khắc phục được sai sót

của việc làm đề lần trước (nếu có) Việc tổ chức, huy động các thành viên trong tổ làm đề do trưởng bộ môn quyết định.

+Về nội dung các câu hỏi trong dé thi hoc phần, cuối khoá:

Theo tôi nên ra đề thi có ít câu hỏi thuộc lòng để tránh tình trạng quay cóp của sinh viên cũng như để phát huy khả năng tư duy, sự năng động

tìm tòi của sinh viên Câu hỏi thi không nên chỉ dừng ở mức đánhđồng sinh viên chăm chỉ với sinh viên vừa thông minh và vừa chăm

chỉ Nên có câu hoi khó dành cho sinh viên giỏi Điều đó có nghĩa là

sinh viên luật không chỉ đơn thuần là người học chăm chỉ mà còn phải

có tư duy nữa, có như vậy mới toàn diện Do vậy, nội dung đề thi phải

đảm bảo đánh giá được một cách khách quan, rạch ròi trình độ của

sinh viên giỏi, khá, trung bình và yếu qua bài thi của các em Nếu như

‘sinh viên chăm chỉ thuộc bai thi cũng chỉ nên dừng ở mức tối đa là

tám điểm Muốn đạt điểm 9, 10 sinh viên không chỉ chăm chỉ mà còn

phải có tư duy hay nói cách khác phải là sinh viên thông minh, sắc sảo

về chuyên môn Dé tạo diéu kiện cho việc đánh giá nói trên được

chính xác qua chất lượng bài thi của sinh viên thì người ra dé thi bắtbuộc phải làm đề chan lẻ và người coi thi phải đánh chéo (vi dụ: bàn trên (hai người) là chắn lẻ, thì bàn dưới (hai người ) phải là lẻ chan.Bởi như chúng ta đã biết thực trạng hiện nay, sinh viên quay cóp bài

Trang 27

của nhau, hỏi bài nhau trong quá trình thi là rất phổ biến Giáo viên coi thi có một số người cũng chưa thực sự làm hết mình vì nhiệm vụ.

Việc kiểm soát sinh viên tự giác làm bài theo năng lực của mình hiệnchúng ta làm còn chưa tốt Với việc ra dé chắn lẻ, chúng ta sẽ hạn chế -

được việc sinh viên chép bài của nhau, hỏi bài nhau (tuy chỉ là tương đối) Chúng ta không nên chỉ chờ đợi người coi thi giám sát việc thi cử

mà với cách ra dé chấn lẻ, chúng ta cũng có thể giám sát được (một

cách tương đối) chất lượng thi cử Tất nhiên, công việc này đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức hơn, nhưng vì sự công bằng trong

thi cử chúng ta là những giáo viên có lương tâm, trách nhiệm phải làm

sinh viên phải trả lời câu hỏi của giáo viên (có thể là một hay hải

người) và đặc biệt là phải quay mặt về phía dưới lớp để cho tất cả các

bạn trong lớp đều nghe Và như vậy, sinh viên nào thực sự giỏi hay chỉtrung bình, kém lộ ra ngay Và sẽ không thể có hiện tượng sinh viênkhông trả lời được nhưng khi ra ngoài phòng thi lại nói với bạn bè là

mình bị “chấm đắt” Đồng thời, với cách hỏi như vậy, giáo viên không

thể cho điểm rộng quá hoặc chặt quá bởi tất cả học sinh trong lớp đều

nghe được câu trả lời Đồng thời, với cách hỏi thi trên, sinh viên được

luyện ki năng nói — một ki năng rất cần thiết của sinh viên luật Nhưng

ở trường ta, nếu tổ chức thi vấn đáp sẽ khó có thể đánh giá chính xác

23

Trang 28

bởi rất nhiều yếu tố như: trình độ của các giáo viên hiện nay rất khácnhau trong khi thông thường chỉ có một giáo viên hỏi thi hoặc nếu có

hai thì chỉ là một người của tổ khác ngồi kèm (trường hợp có hai người

cùng tổ bộ môn tuy có, nhưng không thường xuyên), do vậy việc đánh

giá sẽ không giống nhau; một số it giáo viên kém bản lĩnh không dám cho sinh viên điểm thấp (trong khi sinh viên đó thực sự rất kém) vì sợ mang tiếng là ghê gớm hoặc sợ bị sinh viên ghét, hoặc vì nể nang sinh viên đó là người nhà của đồng nghiệp; một số sinh viên trả lời không tốt nhưng khi thấy điểm không cao lại không trung thực với bản thân

đã bia đặt với bạn bè là ho bị “chấm đắt” gây nên dư luận không tốt và

làm cho một số ít giáo viên e ngại không dám chấm đúng theo sự

thực Một thực trạng khá hài hước là có một số sinh viên (thường là

sinh viên không thuộc bài) khi thi vấn đáp cứ đổ xô vào một số ít thay

trẻ tuổi bởi vì những thay này cho điểm “rất rẻ”.

'Tất cả những hạn chế nêu trên có thể khắc phục được nếu chúng

ta tổ chức thi viết Bởi vì với “giấy trắng, mực đen”, chắc chấn giáo

viên chấm thi sẽ có trách nhiệm hơn Và với hai người chấm thi sẽ

đảm bảo việc chấm thi khách quan, công bằng Theo tôi, dé thi trắc

nghiệm hay đề thi có lí thuyết đan xen với bài tập, mỗi loại đề nói trên

đều có ưu điểm riêng và đều là những dé thi có thể đánh giá đúng trình

độ của sinh viên Không nên tuyệt đối hoá hay coi nhẹ một loại đề thi

nào đó Vấn đề quan trọng ở đây là lương tâm và trách nhiệm của người chấm thi Theo tôi, một đề thi tổng hợp đáp ứng đủ các tiêu

chuẩn nói trên nên vừa có câu hỏi học thuộc lòng, vừa có câu hỏi trắcnghiệm, vừa có bài tập theo cơ cấu điểm như sau:

Câu 1 - là câu thuộc lòng ( 2 điểm)

Câu 2 - là câu trắc nghiệm gồm nhiều câu hỏi nhỏ bao gồm 5

câu xếp theo trình tự từ dé đến câu khó (5 điểm)

Trang 29

Câu 3 - Là câu bài tập (3 điểm) Câu này nên có hai câu Câu a

sẽ là hai điểm áp dụng cho trình độ từ trung bình trở lên Câu b chỉ một điểm dành cho học sinh khá giỏi

Câu 1 là câu thuộc lòng sẽ gỡ điểm cho các em chăm chỉ và với

số điểm thấp như vậy - chỉ hai điểm sẽ hạn chế được số điểm cao mà một số em có được điểm do quay cóp (giả sử có quay cóp được thì cũng chỉ được hai điểm) Câu 2 và câu 3 đòi hỏi các em phải tư duy,

và học thuộc bài Nếu thiếu một trong hai nhân tố trên cũng không thể

làm bài tốt được Và như vậy, kết quả điểm sẽ phản ánh chính xác khả

năng của từng sinh viên.

Trên đây chỉ là một số ý kiến cá nhân của tác giả với mong

muốn chất lượng đào tạo cũng như chất lượng ra đề của trường ta ngày

càng tốt hơn Rất mong các đồng nghiệp trao đổi để cùng nhau tìm ra

giải pháp tốt nhất.

25

Trang 30

MOT SO Ý KIÊN VE VIỆC RA DE THI

MON LUAT TO TUNG HÌNH SỰ

Mai Thanh Hiếu Khoa luật hình sự Trường DH Luật Ha Nội

-Đặt vân đề “

Kiểm tra và đánh giá, từ lâu, đã được xem là một khâu quan trọng trong các

yếu tố cơ bản tạo thành một quá trình giáo dục Hoạt động kiểm tra, đánh giá sẽcung cấp cho nhà giáo dục những thông tin phản hồi hữu ích về hiện trạng của

quá trình đào tạo Trên cơ sở những gì thực trạng đã phơi bày, nhà giáo dục có thể điều chỉnh kịp thời khi quá trình đào tạo còn đang diễn ra hoặc cho các quá trình đào tạo tiếp theo.

Đối với bản thân người học, kiểm tra, đánh giá không chỉ là một dịp để mỗingười nhìn nhận lại năng lực, trình độ của mình, từ đó có những điều chỉnh đúngđắn các hoạt động học tập, mà còn là yếu tố thúc đây tính tích cực, tự giác họctập của mỗi cá nhân.

Thị là một trong những công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của

học viên sau một quátrình đào tạo Thi bao gồm các khâu ra đề, tổ chức thi và

chấm thi Tham luận chỉ đưa ra một số ý kiến về việc ra đề thi môn luật tố tụnghình sự (TTH§) ở trình độ cử nhân và trung cấp Đối với môn luật chuyên ngànhnày, VIỆC ra đề thi không những phải dam bao yêu cầu chung, mà còn phải tínhđến yếu tố đặc thù của môn học (I) Từ những yếu tố đặc thù đó, một số loạihình dé thi được xem là phù hợp với môn hoc (ID).

I NHỮNG YEU CAU DOI VỚI VIỆC RA DE THI MÔN LUẬT

TTHS

Đề thi không chỉ phù hợp với nội dung đào tạo (A), mà còn phù hợp vớiđối tượng đào tạo (Bì

A DE THI PHÙ HỢP VỚI NỘI DUNG ĐÀO TẠO

1 Đề thi nằm trong chương trình đào tạo

Nội dung đề thi phải bám sát nội dung, chương trình đào tạo Câu hỏi cần

_ bao quát được những kiến thức cơ bản và không nằm ngoul chương trình học

Trang 31

Đối với môn luật TTHS, yêu cầu này sẽ được chú ý khi ra đề thi học phan (a) và

thi cuối khoá (b)

a Hiện nay, đối với sinh viên chính quy, môn luật TTHS được tổ chức thitheo 2 học phan Học phan 1 thi vấn đáp với khối lượng kiến thức nằm trong 4chương đầu tiên Học phần 2 thi viết với nội dung kiến thức của các chương còn

lại Tuy nhiên, nội đung kiến thức giữa hai học phần có mối liên quan chặt chẽ

với nhau Học phan 1 là những vấn dé chung, học phần 2 có sự phát triển cụ thể

một số vấn đề chung đó Ví dụ: học phần 1 đưa ra khái niệm và giới thiệu cácgiai đoạn TTHS, học phần 2 nghiên cứu về từng giai đoạn cụ thể Rõ ràng là để

trả lời tốt câu hỏi thi van đáp: “Hay chứng minh khởi tố vụ án hình sự là một giai

đoạn TTHS độc lập” thì thí sinh phải huy động kiến thức của cả hai học phan

Cụ thể: thí sinh phải chỉ ra các yếu tố cấu thành khái niệm giai đoạn TTHS (kiếnthức học phan 1), phân tích các yếu tố đó và không thé không so sánh với cácgiai đoạn khác dé làm nỗi bật tính độc lập của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự

(kiến thức học phần 2) Mặc đù vào thời điểm thi vấn đáp, sinh viên đã được

nghe giảng và thảo luận về toàn bộ chương trình môn học, nhưng khi ôn thi họcphần 1, đa số họ chỉ chú ý đến 4 chương đầu tiên Do vậy, nếu giáo viên đặt câuhỏi bé sung (câu hỏi phụ, câu hỏi thêm) mở rộng hơn, hoặc sâu hơn “nhdm”

sang học phần 2 thì rất có thể sẽ có cơ hội chứng kiến một sự ling túng và quan

quanh trong câu trả lời của thí sinh |

b Yêu cầu bám, sát chương trình học cảng c cần đặc biệt lưu tâm khi ra đề

thi tốt nghiệp, nếu sinh viên đã được giới hạn kiến thức để ôn thi Giáo viênhướng dẫn ô ôn tập sẽ không ra đề thi và không được biết nội dung đề thi, nhưnggiáo viên ra đề thi phải biết học viên được ôn tập trong phạm vi những kiến thức nào.

2 Đề thi thức day hoạt động đào tạo

Câu hỏi phải giúp đo lường được không chỉ là khối lượng tri thức, mà còn

là kỹ năng vận dụng phương pháp tư duy của người học Do đó, nên hạn chế ra

những câu hỏi mà thí sinh chỉ cần đơn gián “sao y bản chinh” giáo trình, bộ luật

hoặc tài liệu khác.

Câu hỏi cần tạo ra các tác dụng sư phạm, có ảnh hưởng thúc đây các hoạt

động giáo dục, khiến người học phải nỗ lực ý chí, tập trung chú ý cao, tích cực

quan sát, tư duy, ghi nhớ, liên tưởng , tích cực nghiên cứu các tài liệu tham

khảo hoặc trao đổi nhóm trong học tập Trong giờ thảo luận, bài tập tình huống

'

27

Trang 32

thường lôi cuốn sinh viên hào hứng tham gia tranh luận, qua đó nam chắc lạinhững vấn đề lý thuyết đã được nghiên cứu Môn luật TTHS có thế mạnh trong

việc ra đề thi dưới dạng bài tập tình huống.

B DE THI PHÙ HỢP VỚI DO! TƯỢNG ĐÀO TẠO

1 Đề thi phân loại thí sinh

Hệ thống câu hỏi phải được cân nhắc về độ khó đối với từng câu và đối vớitừng bài sao cho người ở trình độ trung bình cũng có thể làm đạt yêu cầu Đề thiphải có khả năng phân biệt những nhóm có năng lực, trình độ cao, thấp khác

nhau: giỏi, khá, trung bình và yếu kém Đề thi cần phù hợp với trình độ của từng

bậc học: chính quy, tại chức, trung cấp Với đối tượng là học viên tại chức, bằngthứ hai, trung cấp không nên ra loại đề thi không được sử dung tài liệu Đề thiloại này nhiều khi chỉ đánh giá được khả năng trí nhớ của người học, kiểm trađược khối lượng tri thức năm được mà không (hoặc khó) đánh giá được kỹ năngvận dụng, phương pháp tư duy, tổng hợp Phương pháp đánh giá chủ yếu nhằm

vào khả năng học thuộc lòng, khuyến khích cách học tủ, học vẹt nên để trở thành

lạc hậu, không phù hợp với mục đích đào tạo con người năng động, phát triển tưduy Trong điều kiện thí sinh vừa học vừa làm, đa số lớn tuổi, trí nhớ kém, thời

gian nghiên cứu ít thì việc sử dụng loại đề thi này sẽ gây nhiều khó khăn cho họ.Thực tế trong khi thi họ vẫn tham khảo tài liệu và giám thị cũng ngại thực hiện

nghiêm túc quy chế Thường giám thị chỉ thu tài liệu nếu họ sử dụng quá lộ liễu

và bỏ qua nếu họ sử dụng một cách kín đáo hơn Hậu qua để lại là hàng loạt bài

sao chép giống nhau, giống giáo trình Người chấm không thể đánh giá đúngtrình độ thực của học viện Buổi kiểm tra đánh giá năng lực, trình độ học viên cónguy cơ trở thành cuộc thi “tap chép ” 5

Hiện nay, hình thức thi vấn đáp học phần 1 đối với sinh viên chính quy, tập

trung, dài hạn là rất phù hợp, nhằm phát triển khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ,

và cao hơn là khả năng hùng biện của người học luật Tuy nhiên, cũng hình thức

thi này được áp dụng cho học viên theo học bằng hai lại tỏ ra không mấy thíchhợp Không có nhiều thời gian để học thuộc lòng, không được sử dụng tài liệukhi chuẩn bị câu trả lời, nên sự trình bày của những học viên này thiếu chính xácmột cách “tham hại” Thi vấn đáp vốn đã khó cho điểm chính xác vì dé địnhkiến hoặc cảm tính, nhiều khi không muốn sinh viên phải “c»ế?? trước mặt mình,

thì trong những trường hợp này giáo viên phải cân nhắc rất khó khăn để quyếtđịnh “số phận” của họ Với trình độ của người đã qua ít nhất một bằng đại học_ như họ, phải chăng thi viết và được sử dụng tài liệu sẽ thích hợp hơn?

Trang 33

2 Đề thi luôn được đỗi mới

Sinh viên thường đò tìm đề thi và lời giải của các khoá trước Vì vậy,

“ngân hàng” đề thi không nên có định trong thời gian quá lâu mà phải được định

kỳ bổ sung, làm mới để tránh lối học tủ, học lệch đối phó, chỉ quan tâm tới buổi

học có liên quan đến nội dung thi Nhiều thí sinh mua ở những quán photocopy

quanh trường bộ đề luật TTHS đã được giải sẵn Có người đã mua nhằm cả bộ lời giải đề luật tố tụng dân sự dé mang vào thi luật TTHS Nếu đề thi luôn được đổi mới thì cái mà sinh viên đã học, đã thi trao chuyền cho “dan em” khoá sau

không phải là “phao” đề thi đã được giải sẵn, ma là những kinh nghiệm xử lycác loại hình đề thi

Nếu là đề thi trắc nghiệm thì có thể cho mỗi thí sinh một đề thi Thực tế nếu dùng đề thi chung, có những thí sinh sau khi chép đề sẽ không làm gì khác là đợi chép bài của bạn Cần sử dụng kỹ thuật vi tính dé dao vị trí câu hỏi trong đề

thi, chống lại việc thí sinh trao đổi nhau về đáp án trong phòng thi

II MOT SO LOẠI HÌNH DE THI PHÙ HỢP VỚI MÔN LUẬT TTHS

A ĐỀ THI TỰ LUẬN :

Đề thi tự luận đặt ra một vấn đề đẻ thí sinh phải suy nghĩ, tự soạn và viết

câu trả lời (thi viết) hoặc trình bày miệng (thi vấn đáp)

- Ưu điểm:

Đề thi tự luận có: số câu hỏi ít Người soạn câu hỏi tự luận thường thực hiện

công việt khá dé dàng, nhanh chóng.

- Nhược điểm:

Người chấm mắt nhiều thời gian và khó cho điểm chính xác

Tự luận chỉ kiểm tra được một phần nào các nội dung đã học Ví dụ: với câu hỏi “so sánh bắt bị can, bị cáo để tạm giam với bắt người trong trường hợp

khẩn cấp” thí sinh chỉ cần làm sáng tỏ những điểm giống nhau và khác nhau của

2 biện pháp bắt người này Do đó, thí sinh có thé “học wi”, trong khi nhiệm vụhọc tập là phải học toàn bộ Ở góc độ này, đề thi tự luận khó đánh giá được mức

độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học viên.

Trong môn luật TTHS, khi thi viết, những câu hỏi “hân tích” vin đòi hỏi

tư duy cao và khả năng đánh giá tốt, lại thường là những câu mà sinh viên lười

tư đuy nhất, vì chép được, và thường là những câu mà giáo viên “tdng” cho họ

| vài điểm, nhưng không bao giờ là điểm tuyệt đối giành cho, câu hỏi đó (luôn thấp

I

29

Trang 34

hơn nửa điểm nếu chép đúng, để “chdm cho nhanh’).

Câu hỏi tự luận thích hợp với thi viết và cả thi vấn đáp Tuy nhiên, nêngiành đề thi tự luận với những câu hỏi như chứng minh, so sánh, phân tích chothi vấn đáp Do số lượng khống chế hai câu hỏi trong một phiếu bốc thăm, vớithời gian hạn hẹp cho chuẩn bị và trả lời của từng thí sinh khi thi vẫn đáp, câuhỏi tự luận không thể là những câu buộc thí sinh phải huy động một khối lượnglớn kiến thức dé trả lời

Còn đối với thi viết, nên ra đề thi trắc nghiệm hoặc bài tập tình huống, hoặckết hợp tình huống — trắc nghiệm như phân tích dưới đây

B DE THI TRAC NGHIỆM

Đề thi gồm những câu có tinh chuyên biệt và được trả lời ngắn gọn Họcviên giành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ Đề thi mat nhiều công sức, thờigian để soạn nhưng chấm dễ dàng hơn, đáp ứng được yêu cầu công bằng vô tưtrong thi cử Đề thi được sử dụng nhiều lần

Nhưng đề thi trắc nghiệm cũng có một số bat lợi sau:

Trắc nghiệm chỉ đòi hỏi nhận ra những gì đã học thay vì cần nhớ và viết ra

những thông tin ấy Lé tất nhiên, muốn hiểu để nhận ra được bắt buộc mỗi họcviên phải tự học thực sự, không thể nhờ cậy vào người khác hoặc tài liệu trong

khoảng thời gian ngắn khi làm bài trắc nghiệm Trắc nghiệm dễ làm cho họcviên đoán mò Trắc nghiệm khó đánh giá được khả năng sáng tạo của học viên.Trắc nghiệm không khảo sát được mức độ cao của quá trình tư duy

Tuy nhién những bắt lợi này vẫn có thể khắc phục được | nếu người soạn

chuẩn bị thật kỹ các câu hỏi.

Nhìn chung, trắc nghiệm đang được coi là hình thức đánh giá thành tíchhọc tập tiên tiến, có nhiều ưu điểm, đang được sử dụng ở nhiều trường, nhiềumôn học Tuy nhiên, không thể coi trắc nghiệm là hình thức kiểm tra, đánh giátốt nhất có thé thay thế các hình thức khác Khi lựa chọn hình thức đánh gid sự

lĩnh hội tri thức của người học, chúng ta phải xem xét nhiều khía cạnh để đảm

bảo tính khách quan, chính xác, công bằng

Có nhiều loại hình câu trắc nghiệm như cặp đôi, điền khuyết thích hợp

với đề thi ngoại ngữ Tham luận chỉ đề cập tới loại câu trắc nghiệm có thể sử

dụng phổ biến trong đề thi luật TTHS như trắc nghiệm đúng sai (1) và trắc

nghiệm nhiều lựa chẹn (2).

Ngày đăng: 27/05/2024, 14:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thi viết: Day là thì có thể rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá tốt nhất - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Hoàn thiện ngân hàng đề thi các môn học của khoa luật hình sự
Hình th ức thi viết: Day là thì có thể rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tổng hợp, khái quát hoá tốt nhất (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w