Như vậy, nhà ở và đất ở đều là những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân, và sau khi côngdân qua đời, thì những loại tài sản này là di sản được chuyển dich cho ngườithừa kế theo di c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC
NGƯỜI HUONG DAN: TS PHÙNG TRUNG TAP
HÀ NỘI - 2010
Trang 2Hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành luật dân sự và tô tụng dân sự,tôi vô cùng cảm on Thay giáo, Tiến sĩ Phùng Trung Tập, người đã hướng dantôi nhiệt tình, tận tâm và khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của thay, cô giáo trong Trường Daihọc Luật Hà Nội, đặc biệt là Khoa sau đại học, các nhà khoa học.
Tôi xin chân thành cam ơn lãnh đạo cơ quan Toa án nhân dan T i cao,Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng,lãnh đạo và các phòng, toà chuyên trách Tòa án nhân dân thành phốHải Phòng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, Sở Tư pháp thành phốHải Phòng, Cục thong kê thành phố Hải Phòng và Tòa án các quận, huyệnthành pho Hải Phòng cùng các bạn dong nghiệp và gia đình đã ủng hộ, tạo điềukiện thuận lợi dé tôi hoàn thành luận văn này
Hai Phong, thang 12 năm 2009
Trang 3BLDS Bộ Luật dân sự
TAND Tòa án nhân dânGCNQSDĐ_ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VÉ THỪA KE NHÀ O VÀ QUYEN
SỬ DỤNG ĐẤT Ở
1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
1.1.2 Khái niệm quyên thừa kế
1.1.3 Người thừa kế nhà ở và quyên sử dụng đất ở
1.1.4 Một vài nét về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1.2 Khái niệm và đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1.2.1 Khái niệm thừa kế nhà ở và quyên sử dung dat ở
1.2.2 Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyên sử dụng đất ở
1.3 Tiến trình phát triển của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở
THỰC TIEN AP DỤNG PHÁP LUẬT THỪA KE NHÀ Ở VA
QUYỀN SỬ DỤNG DAT Ở TẠI THÀNH PHO HAI PHONG
2.1 Hình thức thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
2.1.1 Thừa kế nhà ở và quyên sử dụng đất ở theo di chúc
2.1.2 Thừa kế theo pháp luật nhà ở và quyên sử dụng đất ở
2.2 Những yếu tô ảnh hưởng đến tranh chấp thừa kế nhà ở và quyền
sử dụng đất ở tại Hải Phòng
© œ DN DD
16 16 20
22 23 25 28 28 30 31
33 33 33 35
Trang 52.2.2 Tổng số vụ án dân sự được giải quyết tại thành phố Hải Phòng
từ năm 2005 đến 2009
2.3 Áp dụng pháp luật dé giải quyết những tranh chấp thừa kế nhà ở
và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Hải Phòng
Chương III
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
NHUNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỪA KE NHÀ Ở VA
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
3.1 Thực trạng pháp luật và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sở
hữu nha ở và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Hải Phòng
3.2 Hoàn thiện pháp luật về nhà ở và quyền sử dụng dat ở trong giai
đoạn hiện nay ở Việt Nam
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, thực tế đặt ra cho Việt Nam yêu cầu cấp thiếtphải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật dé điều chỉnh được day đủ hơncác quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thừa kế nói chung và thừa kế nhà ở vàquyền sử dụng đất ở nói riêng
Nhìn chung, chế định về quyền thừa kế được qui định trong Bộ luật dân
sự hiện hành tương đối đầy đủ, nhưng cũng chưa thể dự liệu hết được nhữngtrường hợp, những tình huống xảy ra trên thực tế Các vụ tranh chấp về quyềnthừa kế ngày một gia tăng, phức tạp cho nên giải quyết các vụ án thừa kế, màđặc biệt là thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở càng gặp nhiều khó khăn hơn
Do giá trị của nhà ở và đất ở, các đương sự thường tranh chấp di sản là các loạitài sản đó Có vụ kéo dài trong nhiều năm mà không giải quyết được Thực trạngnày do nhiều nguyên nhân, thứ nhất, chế định về quyền thừa kế nói chung quiđịnh về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở được xây dựng trong thời kỳ tiễnhành cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước theo cơ chế thị trường Do vậy, phápluật về thừa kế và những qui định pháp luật khác có liên quan đến thừa kế nhà ở
và quyền sử dụng đất ở chưa thật sự thống nhất và đồng bộ Việc xác định di sảnthừa kế nói chung và thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất ở nói riêng là yếu tốquan trọng trong việc giải quyết các án kiện về thừa kế vẫn còn nhiều vấn đề gâytranh cãi cả về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng
Với tư cách là một người công tác lâu năm trong ngành Tòa án của thành
phố Hải Phòng, học viên mạnh dạn chọn đề tai dé nghiên cứu thực hiện luận vanthạc sĩ luật học là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thừa kế nhà, đất ở thànhphố Hải Phòng, để qua đó coi như một tổng kết việc thực hiện pháp luật thừa kếtrong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
trong thời gian qua có những nét đặc thù và là bài học kinh nghiệm trong côngtác xét xử về thừa kế di sản tại một thành phố cụ thé ở Việt Nam Đối với thành
Trang 7phố Hải Phòng, những tranh chấp về di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụngđất ở thường xuyên diễn ra Hải Phòng là một thành phố công nghiệp, có đôngdân cư, do vậy việc tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở nóichung là một van đề phức tạp, mà các cấp tòa án thành phố Hải Phòng luôn phảiđối mặt khi giải quyết tranh chấp Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phântích nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dung những qui định pháp luật đểgiải quyết những tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thànhphố Hải Phòng có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn.
Vì những lý do trên, học viên đã chọn đề tài này dé nghiên cứu, thực hiện luậnvăn cao học luật là bảo đảm tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, ké từ năm 1945 đến nay pháp luật thừa kế được xây dựng vàhoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội XHCN, theo đó quyền và lợi ích vềtài sản của công dân được chú trọng bảo vệ phù hợp với tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước Một trong những nội dung quan trọng của pháp luậtthừa kế là quan hệ thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở Tính đến thời điểmhiện nay, các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung của các nhà luật họctrong nước khá phong phú Tuy nhiên, trong các công trình này, thừa kế nhà ở
và quyền sử dụng đất ở tại một tỉnh, thành phố cụ thể thì chưa có một công trìnhnào nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung hoặc theo phápluật hoặc theo di chúc hoặc thừa kế thế vị phải ké đến một số công trình tiêubiểu như: Chế độ hôn sản và thừa kế trong luật Việt Nam của TS Nguyễn MạnhBách (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1993); Một số suy nghĩ về thừa kế trong luật dân
sự Việt Nam của TS Nguyễn Ngọc Điện (Nxb Trẻ, 1999); Thừa kế theo phápluật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay của TS Phùng Trung Tập(Nxb Tư pháp, 2004); Luật thừa kế Việt Nam của TS Phùng Trung Tập (Nxb
Hà Nội, 2009); Luận án tiến si của Phạm Văn Tuyết: Thừa kế theo di chúc trongqui định của Bộ luật dân sự Việt Nam; Pháp luật thừa kế của Việt Nam — Nhữngvan đề lý luận và thực tiễn của TS Nguyễn Minh Tuấn (NXb Lao động — Xã
Trang 8hội, 2009) và một số công trình khác được công bố trong các tạp chí chuyên
ngành như Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí Luật học; Tạo chí Nhà nước và
pháp luật, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Tuy nhiên, những công trình khoa học
kể trên chỉ tập trung nghiên cứu về thừa kế nói chung, mà không có công trìnhnào nghiên cứu về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở trong một tỉnh, thành
cụ thé Ngoài ra, trong những năm qua, có một số luận văn cao học luật tại Đạihọc Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu về thừa kếthế vị, những người không được quyền hưởng di sản, thừa kế theo di chúc, thừa
kế theo hàng cụ thể: Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Bích Phượng (Khoa LuậtĐại học Quốc Gia Hà Nội) về Thừa kế thế vị theo qui định của pháp luật Việt
Nam hiện hành (2006); Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Lan Hương (Khoa Luật Đại
học Quốc gia Hà Nội) về xác định di sản thừa kế theo di chúc theo qui định
trong Bộ luật dân sự năm 2005 Với tình hình nghiên cứu trên, việc nghiên cứu
dé tài: Những van dé lý luận và thực tiễn về thừa kế nhà, đất ở thành phố HảiPhòng là một công trình nghiên cứu độc lập, lần đầu tiên được nghiên cứu ởnước ta và không có sự trùng lặp với bất kỳ một công trình khoa học nào đãcông bố
3 Mục đích và phạm vỉ nghiên cứu
a) Mục đích nghiên cứu dé tài: Dựa trên những cơ sở lý luận về thừa kế nóichung để qua đó nghiên cứu thực trạng áp dụng luật thực định để giải quyếtnhững tranh chấp về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Hải Phòng, qua đóchỉ ra những vụ việc chia di sản thừa kế là nhà ở va đất ở còn ton tại nhiều saisót, chưa thỏa đáng đồng thời cũng chỉ ra những bắt cập, thiếu sót của luật thựcđịnh để khuyến nghị và nêu biện pháp hoàn thiện pháp luật qui định về di sảnthừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
b) Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tập trung nghiên cứu qui định của pháp luật hiện hành về thừa kế, qua đóphân tích thực trạng áp dụng pháp luật hiện hành dé giải quyết những tranh chấp
về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Hải Phòng Tìm hiểu các
Trang 9cơ sở, các yếu tô tác động ảnh hưởng đến việc xây dựng các qui định của phápluật qui định về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Hải Phòng Nghiêncứu thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật trong việc giải quyết tranhchấp thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại Hải Phòng thông qua xét xử tại
tòa án thành phó, quận, huyện của Hải Phòng
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài dựatrên cơ sở lý luận của học thuyết Mác — Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử Trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu sau đây được sử dụng trong việc thực hiện
dé tài như: Phương pháp lịch sử, phân tích, thông kê, tong hợp, phương pháp so
sánh
5 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
- Nghiên cứu làm sáng tỏ những van đề lý luận của qui định pháp luật về thừa
kế, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại thành phố Hải Phòng theo qui địnhcủa pháp luật hiện hành.
- Phân tích thực trạng giải quyết những tranh chấp thừa kế nhà ở và quyền sửdụng đất ở tại các cấp Tòa án thành phố Hải Phòng trong một số năm trở lại đây,
để qua đó nhận xét hiệu quả điều chỉnh của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở
và quyền sử dụng đất ở
- Phân tích, đánh giá những qui định chung về thừa kế và thừa kế nhà ở, quyền
sử dụng đất ở, phát hiện những bất cập của một số qui định của pháp luật vềthừa kế, để nêu ra phương hướng hoàn thiện pháp luật thừa kế phù hợp với thựctế
6 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương
Chương I: Lý luận chung về thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Trang 10Chương II: Thực tiễn áp dụng pháp luật thừa kế nhà ở và quyền sử dụng dat ởtại thành phố Hải Phòng
Chương III Thực trạng và giải pháp hoàn thiện những qui định pháp luật vềthừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Trang 11Chương I.
LÝ LUẬN CHUNG VE THỪA KE NHÀ Ở
VÀ QUYÈN SỬ DỤNG ĐẤT Ở
1.1 Khái niệm thừa kế và quyền thừa kế
1.1.1 Khái niệm thừa kế
Thừa kế là một quan hệ xã hội, là việc chuyên dịch tài sản của người đãchết cho người còn sống theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luật Thừa kếxuất hiện đồng thời với quan hệ sở hữu và sự phát triển của xã hội loài người.Ngay từ thời sơ khai của xã hội loài người đã xuất hiện quan hệ sở hữu do đóthừa kế đã có mam mong và xuất hiện ngay trong thời kỳ này Trong thời kỳ đầucủa chế độ cộng sản nguyên thuỷ những điều kiện về kinh tế, xã hội và hôn nhânphụ thuộc vào địa vị chủ đạo của người phụ nữ trong thị tộc Chế độ mẫu hệ vớiđịa vị chủ đạo của người phụ nữ đã tạo ra tiền đề cho việc thừa kế tài sản củacác con và những người thân thuộc của người mẹ Angghen viết: “ Theo chế độmẫu quyên, nghĩa là chừng nào mà huyết tộc chỉ kể về bên me và trật tự thừa kếlúc ban đầu trong thị tộc, thì chỉ những người cùng họ hàng trong thị tộc đã chết.Tài sản phải dé lại trong nội bộ thị tộc Vì tài sản để lại không có gia tri gì cholắm nên trong thực tiễn có lẽ là từ xưa người ta vẫn trao tài sản cho những người
bà con thân thuộc nhất về phía người mẹ Lúc đầu chúng thừa kế người mẹcùng với những người cùng huyết tộc với mẹ chúng, về sau có thể chúng làngười đầu tiên kế thừa mẹ chúng” [1; tr.79]
Như vậy vào thời kỳ nguyên thuỷ, việc thừa kế được hình thành theo tậpquán của thị tộc Tài sản của thị tộc do người mẹ quản lý, khi người mẹ chết đithì đi sản được chuyên cho những người thân thích trong thị tộc và tài sản củathị tộc được lưu truyền từ đời này sang đời khác Đây chính là hình thức thừa kếđầu tiên của xã hội loài người về tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục duy trì cuộc sốngchung cho thị tộc.
Trang 12Sự phát triển của nền sản suất xã hội đã làm thay đôi địa vị của người phụ
nữ Sự ra đời của nhiều nghành nghề mới như nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọtđòi hỏi sức khoẻ và trí tuệ của người đàn ông, sản phẩm lao động mà người đànông làm ra không những đủ nuôi sống gia đình mà còn tạo ra nhiều của cải dưthừa Dia vi của người dan ông trong gia đình và trong từng thị tộc, bộ lạc dandan được thiết lập Đặc biệt khi nhà nước ra đời va qui định chế độ hôn nhânmột vợ một chồng đã làm cho con cái biết rõ cha mẹ mình Từ đó trong quan hệgia đình xác lập huyết thống theo họ cha và chế độ gia đình phụ hệ thay thế chochế độ mẫu hệ Chế độ mẫu hệ đã dần mờ nhạt thay bằng chế độ phụ hệ với vaitrò gia trưởng đặc trưng của người đàn ông Các con trong gia đình có huyếtthống với người cha sẽ mang họ cha và được thừa kế tài sản của cha “Thế làhuyết thống theo họ mẹ và quyền thừa kế theo mẹ đã bị xoá bỏ, huyết tộc theo
họ cha và thừa kế cha được xác lập” Như vậy qua mỗi một thời kỳ, qua mỗimột giai đoạn phát triển của xã hội loài người tương ứng với sự phát triển củalực lượng sản xuất, của hình thức gia đình thì việc điều chỉnh quan hệ sở hữu cóthay đổi dẫn theo sự thay đổi của các quan hệ thừa kế đó là do các nguyên nhân
về kinh tế, quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân trong xã hội quyết định.Như vậy ngay từ khi nhà nước và pháp luật chưa ra đời thì quan hệ sở hữu
và thừa kế đã xuất hiện như một yếu tô khách quan Thừa kế xuất hiện phụ thuộcvào chế độ sở hữu Nếu sở hữu là yếu tố đầu tiên dé xuất hiện quan hệ sở hữu thìthừa kế là phương tiện duy trì củng cô quan hệ sở hữu
Khi xã hội phân chia thành giai cấp và chế độ tư hữu được hình thành,giai cấp thống trị chiếm hữu hầu hết tư liệu sản xuất và truyền lại cho con cháunên địa vi thống trị được củng cô từ đời này sang đời khác Việc thừa kế tài sản
là sự chuyền dịch công cụ, phương tiện bóc lột của giai cấp thống trị cho concháu nhằm tiếp tục xác lập quyền lực về chính trị, kinh tế đối với những ngườilao động.
Như vậy qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, quan hệ thừa kế
có tính kế thừa các giá trị vật chất và tinh thần của gia đình và dòng tộc Những
Trang 13thành quả lao động của gia đình như nha ở và những của cải dé dành khác, đây
là những thành quả lao động mà thế hệ trước dé lại cho thé hệ sau bởi nhà ở vàcác tài sản khác không những là tài sản có giá trị lớn, mà nó còn thê hiện giá trịvăn hoá đã tồn tại và phát trién qua các thời kỳ lich sử
Ở Việt Nam, việc thừa kế di sản đã hình thành theo tập quán của từng dân
tộc, từng vùng miền, thậm chí việc chia di sản thừa kế còn theo truyền thống củadòng tộc Con cháu trong gia đình được hưởng di sản từ ông bà, cha mẹ và thực
hiện nghĩa vụ thờ cúng tô tiên, việc thờ cúng tô tiên nhắc nhở con cháu nhớ công
ơn của người đã chết
1.1.2 Khải niệm quyền thừa kế
Nếu thừa kế là một quan hệ xã hội phát sinh ngay cả trong một xã hộichưa phân chia thành giai cấp, chưa có nhà nước và pháp luật (thuộc về phạmtrù kinh tế), thì quyền thừa kế chỉ có thé phát sinh trong một xã hội có nhà nước
và pháp luật Quyền thừa kế hàm chứa những yếu tố cấu thành một quan hệpháp luật và có những đặc điểm pháp luật đặc thù Chế định về quyền thừa kếkhông những qui định quyền tự định đoạt của của thé trong việc dé lại di sảntheo di chúc hoặc theo pháp luật và quyền của người được thừa kế di sản theo dichúc hoặc theo pháp luật có quyền hưởng hoặc từ chối quyền hưởng di sản theonhững điều kiện do pháp luật qui định Hình thức dịch chuyên tài sản của ngườichết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo qui định của pháp luậtchính là cơ sở để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợppháp Như vậy giữa quyền sở hữu đối với tài sản và quyền thừa kế có mỗi quan
hệ qua lại với nhau, nếu quyền thừa kế là một trong những căn cứ xác lập quyền
sở hữu đối với tài sản của người thừa kế hợp pháp, thì quyền sở hữu lại chi phốitrực tiếp đến quyền thừa kế Quyền thừa kế được hiểu dưới hai nghĩa:
Thứ nhất, quyền thừa kế theo theo nghĩa rộng (nghĩa khách quan) là tổnghợp các qui phạm pháp luật qui định về trình tự, hình thức để lại đi sản và hưởng
di sản thừa kế; người thừa kế có quyền nhận hay không nhận di sản; có quyềnkiện hay không kiện yêu cầu chia di sản trong thời hạn pháp luật qui định Theo
Trang 14qui định tại Điều 631 Bộ luật dân sự 2005: “Cá nhân có quyền lập di chúc đểđịnh đoạt tài sản của mình; dé lai tài san cua minh cho những người thừa ké theo
pháp luật; hưởng di san theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Thứ hai, quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan: Là quyền dân sự cụ thécủa mỗi cá nhân trong việc để lại di sản cho người thừa kế theo di chúc hoặctheo pháp luật; quyền nhận di sản hay từ chối quyền hưởng di sản; quyền kiệnhay không kiện dé yêu cầu tòa án bảo vệ quyền thừa kế của mình
Tóm lại, quyền thừa kế chỉ có thê được thực hiện khi người có di sản chết,những người thừa kế theo luật hoặc theo di chúc của người dé lại di sản thể hiện
ý chí nhận di sản của người đã chết
1.1.3 Người thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
a) Người thừa kế theo di chúc: Là người được xác định do ý chí của của người
có di sản nên phạm vi những người được hưởng di sản theo di chúc rộng hơn rấtnhiều so với người được hưởng di sản theo pháp luật Người thừa kế theo dichúc có thê là cá nhân bất kỳ, nếu được chỉ định trong di chúc mà không cần xétđến những quan hệ khác của họ đối với người dé lại di sản Người thừa kế theo
di chúc có thé là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người dé lại di sảnhoặc không thuộc diện thừa kế theo luật của người dé lại di sản, pháp luật khôngqui định phạm vi những người được hưởng thừa kế theo di chúc Việc đượchưởng di sản của người chết theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí củangười lập di chúc trong việc định đoạt tài sản của họ dé lại cho những ngườithừa kế Phần di sản mà mỗi một người thừa kế được hưởng theo di chúc đượchưởng có thể bang nhau, nhiều hơn hoặc ít hơn nhau, điều này tuỳ thuộc vào
việc phân định di sản của người lập di chúc định đoạt Người được chỉ định thừa
kế theo di chúc có thé là người được hưởng toàn bộ khối di sản của người chết
để lại nếu không có sự hạn chế liên quan đến người thừa kế không phụ thuộcvào nội dung của di chúc theo qui định tại Điều 669 BLDS 2005, bao gồm cha
mẹ, VỢ chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả
năng lao động của người dé lại di sản Day là những người thừa kế không thé bị
Trang 15người để lại di sản truất quyền hưởng di sản hoặc chỉ cho họ hưởng phần di sản
ít hơn 2/3 của một suất theo luật, trừ trường hợp họ từ chối nhận di sản tại điều
642 hoặc họ là người không có quyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1điều 643 BLDS 2005, thì những người đó vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu đi sản của người chết được chia
theo qui định của pháp luật.
b) Người thừa kế theo pháp luật
Nếu người thừa kế theo di chúc là cá nhân bất kỳ ai là người thuộc diệnhay không không thuộc diện thừa kế theo luật của người dé lại di sản ké cả cơquan, tô chức được hưởng di sản do ý chí của người để lại di sản quyết định.Người thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và là người có quan hệ hônnhân, huyết thống và nuôi dưỡng với người để lại di sản Những người thuộcdiện thừa kế theo luật được quyền hưởng di sản một cách bình đăng, ngang nhaugiữa những người thừa kế cùng hàng Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 qui địnhngười thừa kế theo luật được qui định theo thứ tự sau:
- Hàng thừa kế thứa nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con
đẻ, con nuôi của người chết
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nôi, bà nôi, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chịruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là là ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô
ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột,chú ruột, cậu ruột, cô ruột, đì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụnỘI, cu ngoai.
Nguyên tắc khi chia tài sản theo luật đó là, những người thừa kế cùnghàng được hưởng phan di sản bằng nhau, những người thừa kế ở hàng thừa kếsau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết,không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di
sản.
Trang 161.1.4 Một vài nét về thừa ké nhà ở và quyên sử dung dat ở
Nhà ở và đất ở là những loại tài sản có giá trị của bất kỳ gia đình hay cánhân nào Những loại tài sản này thuộc quyền sở hữu của một người hoặc nhiềungười đều là cơ sở để xác định chất lượng sống của chủ sở hữu những loại tàisan này Kế từ Hiến pháp năm 1946 của Nhà nước ta, đã qui định tại Điều 12:
“Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” Như vậy, nhà ở
và đất ở đều là những tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân, và sau khi côngdân qua đời, thì những loại tài sản này là di sản được chuyển dich cho ngườithừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người dé lại các loại tài sản đó
Khi Hiến pháp năm 1959 được ban hành, tại Điều 18 và Điều 19 qui định:
“Nhà nước bảo hộ quyên sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp,của cải để dành, nhà ở và các thứ vật dụng khác” “Nhà nước chiếu theo phápluật bảo hộ quyên thừa kế tài sản tư hữu của công dân” Tuy rằng pháp luật thời
kỳ này không qui định cụ thể về thừa kế đất ở và nhà ở, nhưng các loại tài sảnnày thuộc quyền sở hữu của công dân thì công dân có quyền để lại thừa kếnhững loại tài sản đó, sau khi qua đời Theo Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm
1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ, trong đó có những qui định về thừa
kế, ngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập và dân chủ của nước ViệtNam dân chủ cộng hòa, do thời điểm lúc đó chưa cho phép chúng ta xây dựng
và ban hành kịp thời các văn bản pháp luật Khi Hiến pháp năm 1959 được banhành, tại Điều 14 ghi nhận: “Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu về ruộng đất củanông dân, về nhà ở và các thứ vật dụng khác, quyền thừa kế nhà ở và đất ở thuộc
tư hữu của cá nhân được bảo đảm thực hiện”.
Ké từ khi Hiến pháp năm 1980 được ban hành, nhiệm vụ quan trọng củacách mạng mà Đảng và Nhà nước trong giai đoạn này là xóa bỏ dần chế độ tưhữu về tư liệu sản xuất nhằm xây dựng và củng cô chế độ sở hữu XHCN Giaiđoạn này, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là hai hình thức sở hữu cơ bản,được ưu tiên phát triển Hiến pháp năm 1980 qui định sở hữu XHCN về tư liệu
sản xuât, đặc biệt là đât đai nói chung và đât ở nói riêng ở mức độ triệt đê hơn so
Trang 17với Hiến pháp 1959 Điều 19 Hiến pháp 1980 qui định đất đai thuộc sở hữu toàndân Khác hăn với những qui định trước đó, cá nhân không có quyền sở hữu đốivới đất đai Theo nguyên tắc trên, trong thành phần di sản thừa kế của công dântrong giai đoạn này không có di sản thừa kế là đất đai nữa Nhưng trên thực tế,khi một cá nhân qua đời, đất ở và nhà ở của người đó được chuyên dịch chonhững người thừa kế, vì nhà ở đó gắn liền với quyền sử dung đất, mà quyền sửdụng đất ở là quyên tài sản, do vậy quyền sử dụng đất ở cũng là di sản thừa kế.Trong giai đoạn này, nhà nước ta quản lý xã hội theo một cơ chế tập trung, quanliêu, bao cấp theo đó quyền sở hữu của Nhà nước và của tập thể được ưu tiênbảo vệ, còn quyền sở hữu của công dân đối với đất đai, nhất là đất ở chưa đượcnhìn nhận một cách toàn diện, đầy đủ và phù hợp với thực tế.
Đề phù hợp với sự đổi mới mọi mặt của đất nước và đáp ứng nhu cầu pháttriển của toàn xã hội, về chế độ sở hữu được Hiến pháp năm 1992 qui địnhtương ứng với các thành phan kinh tế thuộc các hình thức sở hữu khác nhau.Theo đó, công dân không những có quyền sở hữu tư liệu tiêu dùng, mà còn cóquyền sở hữu tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặctrong các tô chức kinh tế khác nhau, không bị hạn chế trong những ngành, nghề
có lợi cho quốc kế dân sinh Thanh phan di sản thừa kế của cá nhân đã phongphú hơn về chủng loại và không bị hạn chế về giá trị, trong đó có quyền sử dụngđất ở và nhà ở đều thuộc di sản thừa kế sau khi chủ sở hữu qua đời
Khi Bộ luật dân sự năm 1995 được ban hành, thành phan di sản thừa kếcũng bao gồm tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng thuộc quyền sở hữu của cá nhânkhi còn sống, không bị hạn chế về số lượng và giá trị tài sản Thành phần di sảnthừa kế trong giai đoạn này cũng gồm có nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cánhân được chuyền dịch cho người thừa kế theo di chúc và theo pháp luật Theoqui định của luật đất đai và luật dân sự, trong giai đoạn này thừa kế đất ở khôngcần điều kiện, điều kiện chỉ được qui định đối với thừa kế quyền sử dụng đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản Như vậy, đất ở và nhà ở
Trang 18là di sản thừa kế của cá nhân sau khi chết dé lại, được chia cho những ngườithừa kế theo di chúc, theo pháp luật bình thường như những loại tài sản khác.
Thừa kế nhà ở và đất ở theo qui định của Luật Dat đai năm 2003, Bộ luậtdân sự năm 2005, Luật nhà ở năm 2005 căn cứ vào quyền sử dụng đất ở hợppháp, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, sử dụng lâu dai, theo đónhà ở và quyền sử dụng đất ở là di sản thừa kế sau khi chủ sở hữu qua đời
Theo qui định tại Điều 9, Luật nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở là cá nhân tạolập hợp pháp nhà ở có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấychứng nhận quyền sở hữu nhà ở Theo Điều 49 Luật đất đai, thì Nhà nước cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho người được chuyên nhượng, chuyểnđổi, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, người mua nhà ở gắn liền với đất, ngườiđược thừa kế quyền sử dụng đất ở, người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ởgăn liền với đất ở và người được sử dụng đất ở theo các căn cứ khác như theo
một bản án hoặc quyết định của tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất ở của cơ quan nhànước có thâm quyền đã được thi hành
Đất đai ở nước ta kế từ khi Hiến pháp nam 1980 có hiệu lực pháp luậtthuộc sở hữu toàn dân Đất đai thuộc sở hữu toàn dân được qui định tại Điều 17Hiến pháp năm 1992 Như vậy, các chủ thể khác ngoài Nhà nước thì không cóquyền sở hữu đất đai Với chế độ sở hữu đất đai ké từ năm 1980 đến nay ở nước
ta, thì Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất Do vậy chế độ này đã chi phối mạnh
mẽ và trực tiếp đến qui định thừa kế đất Thừa kế quyền sử dụng đất ở được quiđịnh trong Luật đất đai và Bộ luật dân sự năm 1995 và hiện nay là Bộ luật dân
sự năm 2005 Sự chi phối trực tiếp này được thể hiện ở những khía cạnh sauđây:
Thứ nhất: Người có quyền sử dụng đất nói chung và sử dung đất ở nóiriêng muốn để lại quyền sử dụng đất ở theo di chúc hoặc theo pháp luật, thì điềukiện tiên quyết là cá nhân đó phải có quyền sử dụng đất Do đất đai thuộc sở hữucủa Nhà nước, cho nên di sản thừa kế không phải là đất đai mà là quyền sử dụng
Trang 19đất Quyền sử dụng đất là tài sản theo qui định tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm
1995 và nay là Điều 163 Bộ luật dân sự năm 2005 Theo những căn cứ luật định,quyền sử dụng đất ở là di sản được chuyên dich từ người có quyền sử dụng đất ởsau khi chết cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Hơnnữa, quyền sử dụng đât ở hay còn gọi là đất thổ cư (đất dùng vào việc làm nhàở), người sử dụng loại đất này có quyền sử dụng lâu dai và ổn định Quyền sửdụng đất ở là quyên tài sản và là đi sản được chia thừa kế cho những người cóquyền hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật sau khi người có quyền sử dụngđất ở qua đời Theo đó, người thừa kế là người thừa kế quyền tài sản, quyền sửdụng diện tích đất ở, mà không phải là thừa kế đất ở
Thứ hai: Dat đai là tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do vậyngười thừa kế quyền sử dụng đất nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở nóiriêng phải tuân theo những qui định của luật đất đai và Bộ luật dân sự, đồng thờiphải thỏa mãn các điều kiện về chuyên dịch quyền thừa kế quyền sử dụng đấttheo qui định của chế định thừa kế tài sản và những qui định của Luật đất đai vềđiều kiện thừa kế quyền sử dụng đất ở Tuy nhiên, đối với đất nông nghiệp vàcác loại đất khác khi chuyển dịch quyền thừa kế phải thỏa mãn các điều kiện vềchủ thể và khả năng sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất (đặc biệt đối với đấtnông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản) Nhưng đối với đất ở, chủthể là người được thừa kế quyền sử dụng không phụ thuộc vào các điều kiện nhưđối với thừa kế đất nông nghiệp
Thứ ba: Trong giai đoạn hiện nay, do mục đích thu hút vốn đầu tu củanước ngoài, khuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà
ở găn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam, tại Điều 121 Luật đất đai qui
định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây thì
được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: a) Người về đầu
tư lâu đài có nhu cầu nhà ở trong thời gian đầu tư tại Việt Nam; b) Người cócông đóng góp với đất nước ; Người có nhu cầu về sống ồn định tại Việt Nam”.Tại điểm d, khoản 2 Điều 121 Luật đất đai qui định cho người Việt Nam định cư
Trang 20ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam cóquyền: Dé thừa kế nhà ở gắn liền với quyền sử dụng dat ở cho hộ gia đình, cá
nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở
gan liền với đất ở tại Việt Nam theo qui định của pháp luật về dân sự; trườnghợp người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nướcngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ởtại Việt Nam, thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó Như vậy, thừa kếquyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất ở phải thỏa mãn các điều kiệntheo qui định tại Điều 121 đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đượcmua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam Người Việt Nam định
cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất có các quyền vànghĩa vu được qui định tại Điều 105 và 107 Luật đất đai Căn cứ vào những quiđịnh của Luật đất đai, Bộ luật dân sự qui định về thừa kế, tại khoản 2 Điều 129Luật nhà ở qui định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở là người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài có quyền bán, tặng cho, dé thừa kế nhà ở cho tô chức, cá
nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu
nhà ở tại Việt Nam Trường hợp tặng cho, đề thừa kế cho các đối tượng khác thìcác đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó
Căn cứ vào những qui định của Bộ luật dân sự, Luật đất đai và Luật nhà
ở, thì việc thừa kế nhà ở và đất ở tại thành phố Hải Phòng cũng được thực hiệnphù hợp với qui định của pháp luật Tuy nhiên, thành phố Hải Phòng là mộtthành phố công nghiệp phát triển theo sự phát triển toàn diện của đất nước,nhưng cũng có những nét đặc thù riêng biệt của thành phố Hải Phòng trongnhững tranh chấp về thừa kế nhà ở và đất ở Những sự khác biệt đó liên quanđến giá trị nhà ở và đất ở tại mỗi quận, huyện của thành phố và phổ biến nhất làđất ở và nhà ở tại trung tâm thành phó, đất ở và nhà ở gần khu công nghiệp, gầncảng biển, gần đường giao thông, gần nơi du lịch theo đó việc giải quyết nhữngtranh chấp về nhà ở và đất ở tại thành phố Hải Phòng còn có những nét riêng,đặc thù so với các tỉnh và thành phô khác trên toàn quôc.
Trang 211.2 Khái niệm và đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
1.2.1 Khái niệm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Ở Việt Nam pháp luật về đất đai và dân sự qui định về thừa kế quyền sửdụng đất nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất ở nói riêng đã phản ánh bảnchất của quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai Nhà nước theo qui định tạiĐiều 17 Hiến pháp, theo qui định của Luật đất đai là chủ sở hữu duy nhất ở ViệtNam là sở hữu chủ đối với đất đai Vì vậy, Nhà nước là chủ thé có quyền sở hữuđất đai và là người ban hành qui chế, điều kiện quản lý đất đai ở Việt Nam Phápluật dân sự, Luật đất đai và Luật Nhà ở qui định những điều kiện, nguyên tắcthừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở
Về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dung đất ở, được hiểu là quyền tàisản đối với diện tích đất ở mà người có quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụngđất ở là chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng diện tích đất ở này Theo đó, quyền
sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được hiểu dưới hai phương diện kháchquan và chủ quan.
Thứ nhất, về phương diện khách quan thì quyền sử dụng đất ở là một chếđịnh pháp luật quan trọng gồm tong hợp các qui phạm pháp luật do Nha nướcban hành qui định về điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập quyền sử dụng đất ở nhưquyền thực hiện các quyền năng của chủ thể có quyền sử dụng đất ở, các quan
hệ về việc thực hiện các quyền năng sử dụng đất ở, quan hệ liên quan đến việcbảo vệ quyền sử dung đất ở Như vậy, quyền sử dụng đất ở xét trên phương diệnkhách quan là quyền sử dụng đất ở với tư cách là một chế định pháp luật baogồm các căn cứ phát sinh quyền sử dụng đất ở, các qui định về quyền sử dụngđất ở, nghĩa vụ của người có quyền sử dụng đất ở, quyền ngăn chặn các hành vixâm phạm địa giới của người có quyền sử dụng đất ở, các qui định về quyềnkhiếu nại, tố cáo, khởi kiện khi có hành vi xâm phạm quyền sử dụng dat ở củachủ thé Luật Dat đai năm 2003, đã qui định tại Chương thứ V, từ Điều 105 đếnĐiều 121, qui định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đai nói chung và
quyên sử dụng dat ở nói riêng; bao gôm các quyên và nghĩa vụ chung của người
Trang 22sử dụng đất và người sử dụng đất ở nói riêng: quyền ngăn chặn các hành vi xâmphạm đến quyền sử dụng đất ở của chủ sở hữu quyền tài sản là quyền sử dụngđất ở.
Đối với quyền của chủ sở hữu nhà ở: Theo qui định tại Điều 21 Luật nhà
ở thì: “Chủ sở hữu nhà ở có quyền chiếm hữu đối với nhà ở; sử dụng nhà ở; bán,cho thuê để thừa kế và khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyén sở hữunha ở hợp pháp của mình” Hiện nay ở Việt Nam nhà ở thé hiện từ rất nhiều
nguồn: Do cá nhân tự xây dựng, do được tặng cho, do mua nhà trong căn hộ
chung cư, nhà được đền bù do giải phóng mặt bằng, nhà tình thương, nhà tìnhnghĩa, nhà được cấp theo một quyết định của cơ quan Nhà nước có thâmquyền Ngoài quyền của chủ sở hữu nhà ở, là nghĩa vụ của họ Theo qui địnhtại Điều 22 Luật nhà ở thì: Chu sở hữu nhà ở có nghĩa vụ “1 Thực hiện day đủtrình tự, thủ tục khi đề nghị cấp mới, cấp đồi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sởhữu nhà ở và xác nhận thay đổi sau khi cấp giấy chúng nhận theo qui dinh 2)
Quản lý, sử dụng, bảo trì cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở của mình theo quiđịnh của pháp luật nhưng không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợiich của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác ”
Thứ hai, quyền sử dung đất ở và nhà ở theo phương diện chủ quan đượchiểu là quyền năng của người có quyền sử dụng đất ở trong việc khai thác sửdụng diện tích đất ở vào việc xây dựng nhà ở Quyền năng này được qui định tạiĐiều 62 Hiến pháp và Luật nhà ở Điều 62 Hiến pháp qui định: “Công dân cóquyền xây dựng nhà ở theo qui hoạch và theo pháp luật” Với phương diện chủquan, chủ ở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở có quyền khai thác nhà ở và điệntích đất ở để nhằm mục đích dé ở, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của chủ sở hữu vàcác thành viên trong gia đình Chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở và tựmình thực hiện các hành vi cho thuê, chuyển đổi, dé lại thừa kế, tặng cho nhà ởhoặc quyền sử dụng đất ở cho người khác Có quyền tự định đoạt khởi kiện haykhông khởi kiện để yêu cầu tòa án bảo vệ quyền sở hữu của mình đối với quyền
sử dụng dat ở và nha ở, khi có hành vi xâm phạm đên việc thực hiện quyên sở
Trang 23hữu nhà ở hoặc quyền sử dụng đất ở của mình như cản trở, xâm lan địa giới đất
ở liền kẻ
Hiện nay pháp luật dân sự, pháp luật đất đai và pháp luật nhà ở của ViệtNam chưa có những qui định rõ ràng về diện tích đất tối thiểu dùng vào việc xâydựng nhà ở, đồng thời cũng không qui định rõ về diện tích nhà ở phải đạt mứctối thiêu là bao nhiêu mét vuông? Vì vậy, tiêu chí đánh giá nhà ở và đất ở không
có chuẩn mực thống nhất, mà tiêu chí này chỉ dựa trên thực tế là loại đất đó hoặc
là đất thé cư mà cá nhân hoặc hộ gia đình công dân dang sử dụng dé làm nhà ởđược truyền từ đời này sang đời khác có tính 6n định và lâu đài hoặc diện tíchđất đó được đền bù do giải phóng mặt bằng để dùng vào việc xây dựng nhà ở.Cũng tương tự như vậy, tuy rằng pháp luật có qui định công dân có quyền xâydựng nhà ở theo qui hoạch và theo pháp luật, nhưng trên thực tế người dân tựxây dựng nha ở cho mình thường không có qui hoạch va ho có thé xây dựng nhatrên những diện tích đất rất nhỏ vì đất đó là đất ở theo điều kiện thực tế và khảnăng kinh tế của mỗi một cá nhân và gia đình Nhưng nhà ở và quyền sử dụngđất ở là tài sản của cá nhân và hộ gia đình công dân, không phụ thuộc vao giá tri,diện tích, công năng của nhà ở và diện tích đất ở, đều là tài sản của chủ sở hữu
có nhà ở và quyền sử dụng đất ở hợp pháp
Với những qui định của pháp luật hiện hành, tại thành phố Hải Phòngcũng đang tôn tại những van dé mà ở các tỉnh, thành phố khác trên toàn quốcđang cần phải được xem xét và giải quyết Đặc biệt về giá trị nhà ở và quyền sửdụng đất ở không chỉ được xem xét về mặt kinh tế, về quyền dân sự mà còn cần
phải được nhìn nhận về mặt xã hội trong giai đoạn phát triển toàn diện của đấtnước trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy, quyền sử hữu nhà ở và đất ở hiểu theo phương diện chủ quan làviệc chủ sở hữu tự mình thực hiện các quyền năng do pháp luật qui định dé biếncác quyền năng này trên thực tế mang lại những lợi ích nhất định cho chủ sở hữunhà ở và quyền sử dụng đất ở Đồng thời là quyền tự ngăn chặn, quyền khởi kiện
Trang 24khi có các hành vi xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu nhà ở va quyền sử dungđất ở.
Hiện nay, Nhà nước ta đã và đang thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất (GCNQSDĐ) Người sử dụng đất ở khi thực hiện các quyền củamình phải có GCNQSDĐ hoặc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất tại đô thị do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Giấy tờhợp pháp thực hiện quyền của người sử dụng đất gồm: GCNQSDD được Tổngcục Quan lý ruộng đất hoặc Tổng cục Địa chính phát hành căn cứ vào Luật Datđai năm 1987 hoặc Luật Đất đai năm năm 1993 theo cùng mẫu thống nhất và có
số phát hành liên tục Giấy chứng nhận do các cơ quan nhà nước có thâm quyềncấp theo qui định của Luật Dat dai năm 1987, Quyết định số 201/QDD-DKTKngày 14/7/1989 của Tổng cục Quản lý rộng đất ban hành “Qui định về việc cấpGiấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư số 1990/2000/TT-TCDDC ngày31/11/2001 của Tổng cục Địa chính hướng dẫn về thủ tục đăng ký đất đai, lập
hồ sơ địa chính và cấp GCNQSDD
Trong trường hợp người sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dung đất, cần phải có các giấy tờ theo qui định tại Điều 50 Luật Datđai năm 2003 Trên cơ sở các laoij giấy tờ đó, người sử dụng đất làm thủ tục cấpGCNQSDD để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dat
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, hộ gia đình được cấpGCNQSDĐ, Điều 50 Luật Dat dai năm 2003, qui định các trường hợp được cấpGCNQSDD Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì quyền sửdụng đất ở là di sản được chia thừa kế như đối với các loại tài sản khác là đi sản
Với những phan tích trên, học viên mạnh dạn nêu khía niệm thừa kế nhà
ở và quyền sử dụng đất ở như sau: Thừa kế nhà ở và quyên sử dung đất ở làviệc dịch chuyển nhà ở và quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã chết chongười thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, theo đó người thừa kế trởthành chủ sở hữu của nhà ở và quyên sử dung đất ở do được thừa kế, có các
quyên và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở và quyên sử dụng dat ở.
Trang 251.2.2 Đặc điểm thừa kế nhà ở và quyên sử dụng đất ở
Về bản chất, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở cũng giống như thừa
kế các loại tài sản khác Tuy nhiên, thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở còn cónhững đặc điểm tương đối độc lập với thừa kế các tài sản khác ngoài nhà ở vàquyền sử dụng dat ở
a) Đối với dat ở: Do ché độ sở hữu toàn dân về dat đai cho nên dat đai trước hếtthuộc quyền sở hữu của Nhà nước và do Nhà nước thống nhất quản lý Do vậyviệc thừa kế quyền sử dụng đất ở cũng không nằm ngoài nguyên tắc thừa kếquyền sử dụng đất nói chung, tuy rằng thừa kế quyền sử dụng đất ở không cầnphải có các điều kiện như đối với thừa kế đất nông nghiệp trồng cây hàng năm,nuôi trồng thủy sản Dat ở được hiểu là đất do Nhà nước giao cho cá nhân hoặc
hộ gia đình và qui định chế độ pháp lý cho loại đất này, được khai thác sử dụng
để xây dựng nhà ở 6n định va lâu dài Nhung đất đai thuộc sở hữu của Nhanước, cá nhân có quyền sử dụng đất ở chỉ có quyền chiếm hữu, khai thác do vậyquyền sử dụng đất là quyền tài sản theo qui định tịa Điều 163 Bộ luật dân sự,cũng là tài sản Vì vậy, di sản thừa kế không phải là đất ở hay diện tích đất ở, màphải được hiểu là thừa kế quyền sử dụng đất ở Theo đó quyền sử dụng đất ở làtài sản để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Hơn nữa, đất đai nóichung và đất ở nói riêng đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, vì vậy việc đểlại thừa kế quyền sử dụng đất ở không những phải tuân theo những qui định vềthừa kế trong Bộ luật dân sự, mà còn phải thỏa mãn các điều kiện về thừa kế đất
ở theo qui định của Luật đất đai năm 2003 Tuân theo các văn bản pháp luậthướng dẫn áp dụng những qui định của pháp luật về thừa kế đất ở trong nhữngtrường hợp cụ thê liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sửdụng đất ở tại Viêt Nam; và những người Việt Nam định cư ở nước ngoài Mặtkhác, thừa kế quyền sử dụng đất ở là một căn cứ xác lập quyền sử dụng đất ởcủa người thừa kế, là một trường hợp chuyên quyền sử dụng đất ở qua thừa kếquyền tài sản Phương thức chuyển giao quyền sử dung đất ở theo thừa kế đượcthé hiện ở những đặc điểm:
Trang 26Thr nhất, chuyên giao quyền sử dung đất ở theo thừa kế là việc ngườithừa kế quyền sử dụng đất ở không có nghĩa vụ nộp bất kỳ một khoản tiền nàocho bat kỳ ai.
Tim hai, nêu thừa kế quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, thì chỉ nhữngngười được thừa kế theo pháp luật của người để lại quyền sử dụng đất ở đượchưởng, nhưng không phải bao giờ cũng được hưởng quyền này bằng hiện vật.Đặc điểm này thể hiện rõ trong hoàn cảnh thực tế là đất ở là di sản thừa kếnhưng có diện tích nhỏ, mà có nhiều người thừa kế thi không thé chia được theohiện vật (nếu chia diện tích đất ở ra thành nhiều phần thì đất ở mất gia tri SỬdung do không thé xây dung nhà ở được va cũng không thé sử dung vào mụcđích khác được, do diện tích khi được chia ra quá hẹp), khi đó phải qui giá triquyền sử dụng đất ở ra tiền dé chia tiền Nguyên tắc chia di sản thừa kế là quyền
sử dụng đất ở theo giá trị cũng được áp dụng với người Việt Nam định cư ởnước ngoài mà không có các điều kiện theo qui định của pháp luật là được sửdụng đất ở tại Việt Nam
b) Đối với thừa kế nhà ở
Nhà ở là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân hoặc sở hữu của cá nhânchung với người khác thì sau khi cá nhân chết, nhà ở hoặc phần diện tích nhà ởcủa cá nhân đó là di sản thừa kế được chia theo đi chúc hoặc theo pháp luật nhưcác loại tài sản khác là di sản của người chết dé lại Thông thường, nhà ở là vậtchia được, do vậy khi chia di sản là nhà ở cũng tuân theo nguyên tắc chia bằnghiện vật (Như đã phân tích tại phần trên, có những nhà ở hoặc diện tích nhà ởquá nhỏ, nhưng nếu chia bằng hiện vật cho những người thừa kế có quyềnhưởng di sản là nhà ở, thì cũng tuân theo nguyên tắc là: “Vat không chia được làvật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụngban đâu Khi can phân chia vật không chia được thì phải trị giá thành tiền đểchia” Khoản 2, Điều 177 BLDS)
Người được thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở phải thực hiện các quiđịnh của pháp luật về việc kê khai, đăng ký quyền sở hữu nha ở và đất ở dé được
Trang 27cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với phần nhà ở và đất ở được hưởngthừa kế.
Thừa kế nhà ở còn được xác định là thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chunghợp nhất và sở hữu chung theo phan
Theo qui dịnh tại Điều 112 Luật nhà ở thì: “Nhà ở thuộc sở hữu chung hợpnhất mà người thừa kế là một hoặc các chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữu chungcòn lại thì những người này được thừa kế nhà ở đó theo di chúc hoặc theo phápluật Trường hợp có người thừa kế không phải là chủ sở hữu nhà ở thuộc sở hữuchung hợp nhất thì người thừa kế được thanh toán phan giá trị nhà ở mà họđược thừa kế”
Về thừa kế nhà ở thuộc sở hữu chung theo phan thì phan nha ở của người
để lại thừa kế cũng được chia theo di chúc hoặc theo pháp luật Trong trườnghợp nhà ở là di sản được bán dé chia giá trị thì những người thừa kế được ưutiên mua Trong trường hợp những người thừa kế không mua thì các chủ sở hữunhà ở thuộc sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần thừa kế nha ở đó
và thanh toán cho những người thừa kế giá trị nhà ở đã mua
Như vậy, đặc điểm thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở có hệ quả là việcchuyên dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở cho người có quyềnthừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật phù hợp với những qui định của pháp
luật dân sự về thừa kế, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở Thừa kế các loại
tài sản này là một quan hệ pháp luật dân sự về tài sản không có đền bù, phát sinh
từ thời điểm mở thừa kế; có đi sản là nhà ở và quyền sử dụng đất ở; người thừa
kê có quyên hưởng di sản và nhận thừa kê di sản này.
1.3 Tiến trình phát triển của pháp luật qui định về thừa kế nhà ở và quyền
sử dụng đất ở
Di sản thừa kế và quyền sở hữu của cá nhân có mối quan hệ hữu cơ với nhau hay nói cách khác, quyền sở hữu cá nhân là cơ sở chủ yếu để xác định di sản thừa kế của công dân Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, do nhiều
Trang 28nguyên nhân khác nhau mà quyền sở hữu của công dân Việt Nam (xét về phạm
vi và thành phần của tài sản) có sự thay đổi va được quy định khác nhau Vì vậy,
phạm vi và thành phần của di sản thừa kế cũng được pháp luật quy định khác
nhau theo từng thời kỳ:
1.3.1 Từ 1945 đến năm 1950
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam là nước phong kiến.
Trong xã hội phong kiến đó, pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng
đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo trọng nam khinh nữ, dé cao vai trò của người chồng, người gia trưởng trong gia đình Pháp luật về thừa kế được quy định chủ yếu trong hai bộ luật là bộ Quốc triều Hình luật (còn gọi là Bộ luật Hồng Đức), được ban hành vào năm 1483 dưới triều Lê, và bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là Bộ luật Gia Long, được ban hành năm 1812 dưới triều Nguyễn.
Trong cả hai bộ luật này đều không quy định cụ thể di sản gồm những gi Tuy nhiên, dựa vào đặc điểm kinh tế- xã hội thời kỳ đó và những quy định về sở hữu trong luật chúng ta có thể suy ra di sản thừa kế thời kỳ này chủ yếu là ruộng
đất Trong thời kỳ này, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo và chế độ xã hội là phong kiến Bởi vậy, đất đai được coi là tư liệu sản xuất quan trọng nhất.
Đúng như nhận xét của GS.Vũ Văn Mẫu: “7?øng mot nền kính tế trọng nông thì chỉ có điền thổ mới được coi là các yếu tố tư ban chính yếu, các động san khác
chỉ là những vat có it giá tri’ Ngoài ra, theo quy định tại các văn bản khác (như
các đoạn 258 và 259 trong Hồng Đức Thiện chính thư (258, lệ về vợ chồng không có con; 259- lệ đối với vợ chồng trước có con, vợ chồng sau không có con ) ta có thể thấy tài sản gia đình phong kiến Việt Nam thời đó không chỉ gồm
"điển thổ" mà còn gồm các thứ khác như: vàng, bạc, nhà cửa, đồ trang sức, đồ sứ Những tài sản này được coi là "của nổi" và khi chủ sở hữu chết cũng được
coi là di sản thừa kế.
Được xây dựng dựa trên nền tảng của đạo đức phong kiến, nhìn chung, pháp luật trong thời kỳ này nhằm mục đích duy trì, bảo vệ những truyền thống chế độ gia đình phụ quyền và hiếu nghĩa của con cháu trong dòng tộc Do đó,
Trang 29không chỉ quyền mà nghĩa vụ của gia đình cũng được truyền tiếp cho thế hệ sau, bởi thế cha mẹ mắc nợ thì các con phải trả Điều 590 Bộ luật Hồng Đức quy định: nếu người vay có con, thì chủ nợ có quyền đòi thanh toán ở con (“nếu kẻ mắc nợ có con, thi được đòi ở con") Quy định này là sự thể chế hóa tục lệ "phụ
trái tử hoàn” - một tục lệ dường như xuất hiện rất lâu trước khi luật thành văn ra đời Tục lệ này quy định trách nhiệm vô hạn của các con đối với các khoản nợ
cha mẹ Theo đó, khi cha mẹ chết đi để lại những khoản nợ chưa kịp thanh toán
thì người con- với tư cách là một người thừa kế - sẽ kế thừa không chỉ tài sản mà
cả các nghĩa vụ tài sản do cha mẹ để lại và phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ tài sản đó Nếu tài sản mà cha hoặc mẹ để lại sau khi chết không đủ để thực hiện các nghĩa vụ tài sản thì họ phải dùng tài sản của mình để trả nợ thay cho cha mẹ Như vậy, có thể nói di sản thừa kế trong thời kỳ này bao gồm cả tài sản và nghĩa
vụ tài sản của người chết để lại.
Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên xâm lược Việt Nam Từ
năm 1858-1945 Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Mặc dù
hệ thống pháp luật của Cộng hòa Pháp thời kỳ đó được xem là hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ nhưng với bản chất của chủ nghĩa thực dân, Pháp vẫn tận dụng những hủ tục phong kiến lạc hậu của xã hội phong kiến nước ta thời kỳ đó
để xây dựng hệ thống pháp luật làm công cụ nhằm thực hiện triệt để chính sách
khai thác thuộc địa Tục lệ "phụ trái tử hoàn” vẫn tiếp tục được duy trì trong các
Bộ luật thời kỳ này Trong thời kỳ này, pháp luật thừa kế chủ yếu được quy định
trong hai bộ luật Đó là Bộ Dân luật Bắc kỳ năm 1931 và Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 Còn ở miền Nam có Bộ Dân luật giản yếu công bố ngày 10/03/1883 nhưng không quy định về vấn đề thừa kế nên trong phạm vi luận văn này chúng tôi không đề cập đến.
Điều 374 Bộ Dân luật Bắc kỳ và Điều 379 Bộ Dân luật Trung kỳ quy định:
Cac con được hưởng di san của cha me thì phải liên đới tra cho hết các khoản nợ của cha mẹ Người chánh thất, quả phụ hoặc người đích tôn thừa tự cũng thế
Những khoản nợ của người thứ nhất mệnh một để lại mà người ấy vì sự làm ích
Trang 30lợi cho gia đình, hay buôn bán phải vay thời cả người chồng cũng phải trả như vậy Còn những người thừa kế khác thì chỉ phải trả các khoản nợ, sánh vác các trách nhiệm của người mệnh một ngang với phan di san ma minh được hưởng là cùng, trừ khi nao từ chối di san thì không phải gánh chịu.
Theo quy định này, đối với người thừa kế là các con, người chồng góa, vợ
góa và cháu đích tôn ăn thừa tự nếu được hưởng di sản thì đồng thời phải gánh vác
nghĩa vụ thanh toán một cách liên đới và vô hạn các khoản nợ do người chết để lại Nếu di sản thừa kế không đủ để thanh toán các khoản nợ thì người thừa kế phải dùng tài sản riêng của mình để thanh toán cho đủ Còn đối với các trường hợp
khác (người thừa kế không phải là con, cháu đích tôn, chồng, vợ) thì chỉ phải
thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết trong phạm vi di sản được hưởng Những người này có quyền từ chối nhận di sản, trong trường hợp đó, họ không phải gánh chịu nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Sở dĩ có những quy định này bởi vì: gia đình Việt Nam thời kỳ này được
tổ chức theo chế độ phụ quyền, người gia trưởng là người đứng đầu gia đình,
nhân danh gia đình tiến hành các giao dịch Các khoản nợ họ vay không hoàn
toàn chi dùng riêng cho cá nhân mà nhằm chi dùng cho cả gia đình họ Chính vì
vậy, khi người này chết đi thì khoản nợ này sé được coi là khoản nợ của gia đình
chứ không còn là khoản nợ của cá nhân người chết do đó toàn thể gia đình (vợ,
chồng, con, cháu) sẽ phải liên đới gánh vác nghĩa vụ này đối với chủ nợ Việc
duy trì tục lệ này về thực chất là do chế độ bóc lột của giai cấp địa chủ và sự bóc lột ấy nhằm mục đích duy trì và củng cố chế độ tư hữu.
Tóm lai, di san thừa kế trong thời ky nay bao gồm tất cả tài sản (chủ yếu
là dat dai) và các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại.
1.3.2 Từ năm 1950 đến năm 1981
Cách mạng tháng Tám thành công, đất nước ta bước vào kỷ nguyên
mớikỷ nguyên độc lập, tự do Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á - đã ra đời.
Trang 31-Song song với công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền còn non trẻ,
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng chú trọng đến việc xây dựng và ban
hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh mới Pháp luật của chế độ mới dần được hình thành và phát triển, từng
bước xóa bỏ những tàn tích của chế độ phong kiến xây dựng nên một hệ thống pháp luật tiến bộ của nhân dân và vì nhân dân.
Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 90/SL cho phép tạm sử dụng một số luật lệ hiện hành ở Bac- Trung- Nam với điều kiện "những luật lệ ấy không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính thể
cộng hoa".
Ngày 22/05/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 97-SL sửa đổi một số Quy lệ và chế định trong dân luật Những quy định trong Sắc lệnh, một
mặt, đã xóa bỏ những tàn dư của chế độ phong kiến trong quan hệ dân sự, mặt
khác, đã đặt ra những nguyên tắc cơ bản được coi là nền tảng cho việc xây dựng pháp luật dân sự sau này trong đó có pháp luật về thừa kế.
Sắc lệnh số 97-SL quy định "Con chau hoặc vợ chồng của người chết không bắt buộc phải nhận thừa kế người ấy Khi nhận thừa kế thì các chủ nợ của người chét cũng không có quyền đòi nợ quá số di sản để !2?'(Điều 10) Theo quy định này thì người thừa kế có quyền từ chối quyền hưởng di sản thừa kế Nếu họ nhận di sản thì họ chỉ phải thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trong phạm vi đi sản họ được nhận mà không phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản đối với các khoản nợ của người chết để lại như trước đây Đây là những nguyên tắc tiến bộ, phá
vỡ sự lạc hậu, lỗi thời trong pháp luật về thừa kế trước đó, xóa bỏ tục lệ "phụ trái tử hoàn" bất công- bắt buộc con cháu của người chết phải chịu trách nhiệm liên đới va
vô hạn đối với khoản nợ của người chết.
Mặc dù Sắc lệnh số 97-SL chưa quy định trực tiếp di sản thừa kế là gì nhưng bằng những quy định của mình, Sac lệnh đã gián tiếp khẳng định: di sản
thừa kế của một người sau khi chết chỉ bao gồm tài san ma không bao gém nghia
vụ tài sản của người đó với người khác.
Trang 32Về phạm vi tài sản thuộc quyền sở hữu công dân, Điều 12 Hiến pháp 1946 ghi nhận: “Quyền tu hữu tài san cua công dan Việt Nam được bao dam" Theo nguyên tắc này, quyền sở hữu của công dân đối với tài sản không bị hạn chế về phạm vi, thành phần, giá trị và tính chất Công dân có quyền sở hữu với mọi tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất kể cả đất đai Tuy nhiên, trong thời kỳ này do nước ta mới thoát khỏi ách đô hộ của thực dân phong kiến, nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, do đó tài sản thuộc quyền sở hữu của công dân cũng không
có gì nhiều ngoài đất đai và nhà ở Có thể nói, đất đai và nhà ở là tài sản lớn thuộc quyền sở hữu của cá nhân đồng thời là di sản quan trọng khi người đó chết
đi.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bac, làm tiền đề cho cuộc đấu tranh hòa bình thống nhất nước Nhà nước, ngày
31 tháng 12 năm 1959 Quốc hội khóa I đã thông qua bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Việt Nam, Hiến pháp 1959.
Với Hiến pháp 1959, lần đầu tiên quyền thừa kế của công dân được nâng lên thành nguyên tắc hiến định Điều 19 Hiến pháp 1959 ghi nhận: “Nà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài san tư hữu của công dan".
Trong thời kỳ này, thực hiện mục tiêu "người cày có ruộng” ngày
19/12/1953, Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất, trong đó nội dung
quan trọng là tịch thu ruộng đất của địa chủ, phong kiến, cường hòa để chia cho nông dân Điều 1 Luật Cải cách ruộng đất quy định: “Mục đích và ý nghĩa cải cách ruộng dat là thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng dat của thực dân Pháp và đế
quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng dat
của giai cấp địa chủ để thực hiện chế độ sở hữu ruộng dat của nông dan" Đây chính là căn cứ pháp lý xác lập quyền sở hữu tư nhân về đất đai Khi cá nhân
chết, đất đai đương nhiên sẽ được coi là di sản thừa kế.
Trang 331.3.3 Từ năm 1981 đến năm 1990
Hiến pháp 1980 đã quy định nhiệm vụ cơ bản của “cách mạng quan hệ sản xuất là xóa bỏ các hình thúc sở hữu phi xã hội chủ nghĩa, thiết lập và củng cố
Hiến pháp chỉ ghi nhận hai thành phần kinh tế tương ứng với hai hình thức sở hữu: "thanh phan kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dan và thành phan kính
tế hợp tac xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dan Iao động "(Điêu 18) Vì thế, đối tượng của sở hữu công dân chủ yếu là "thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nha
ở, tư liệu sinh hoat" (Điều 27) Riêng đối với đất đai, theo quy định tại Điều 19
Hiến pháp 1980 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Hiến pháp năm 1980 cũng
như Luật Đất đai năm 1988 không quy định việc Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng ổn định lâu dài nên đất cũng như quyền sử dụng
đất trong giai đoạn này không được coi là di sản thừa kế.
Căn cứ vào những qui định của Luật Dat đai năm 1987, thì các quyền dân
sự của công dân đối với đất đai bị hạn chế hơn các thời kỳ trước đó Điều 22Luật Dat đai qui định: “Khi giải quyết tranh chấp về nhà ở, vật kiến trúc kháchoặc cây lâu năm thì Tòa án nhân dân giải quyết cả quyên sử dụng đất ở, vậtkiến trúc hoặc cây lâu năm đó” Theo qui định này, vào những năm 80 của thé
kỷ XX, việc chia di sản thừa kế là đất ở gặp nhiều khó khăn Nếu diện tích đất ở
do người chết để lại mà không có vật kiến trúc hoặc cây lâu năm trên đất mà cótranh chấp thuộc thâm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân Tòa án chỉ giảiquyết các trang chấp tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất Theo đó, di sản thừa
kế là nhà ở gắn liền với diện tích đất ở thì khi có tranh chấp về di sản thừa kếnày, thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án nhân dân
1.3.4 Từ năm 1990-1995
Năm 1986, tại Đại hội VI Dang cộng sản Việt Nam đã dé ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng Nền kinh tế của nước ta dan dần
Trang 34thoát khỏi khủng hoảng và bắt đầu khởi sắc Cùng với sự thay đổi về kinh tế, hệ thống pháp luật cũng đòi hỏi phải có sự thay đổi để kịp thời điều chỉnh các quan
hệ xã hội mới Đáp ứng nhu cầu thực tế, ngày 30/08/1990, Hội đồng Nhà nước
đã ban hành Pháp lệnh Thừa kế.
Trong giai này, Luật Đất đai năm 1993 được ban hành vẫn theo nguyêntắc được qui định tại Điều 1: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thốngnhất quản lý Nhưng theo qui định tại Điều 3, Điều 73 và Điều 76 của Luật nàythì: “1 Nha nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dung đất 2
Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyênnhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất” (Điều 3) Và tại khoản
3, Điều 76 Luật Đất dai năm 1993, qui định: “Cá nhân, thành viên của hộ giađình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồngrừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những ngườithừa kế theo qui định của pháp luật thừa kế” Như vậy, quyền sử dụng đất ở làtài sản và là di sản thừa kế của người có quyền sử dụng khi còn sống và quyền
sử dụng đất ở là di sản được chia thừa kế sau khi người sử dụng đất qua đời.Những tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất ở thuộc thấm quyền của Tòa ánnhân dân Tuy nhiên, quyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nóiriêng, thì người sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thuộcthâm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân khi có tranh chấp Tại khoản 3 Điều
38 Luật Dat đai năm 1993 qui định: “Các ranh chấp về quyên sử dung đất mangười sử dung đất đã có giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyên
và ranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất đó thì do Tòa án giảiquyế/” Theo qui định trên, thì Tòa án nhân dân có thâm quyên giải quyết cáctranh chấp về quyền sử dụng đất nói chung và tranh chấp về thừa kế quyền sử
dụng đât ở nói riêng được thê hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ nhát, Nêu di sản thừa kê có các tài sản gan liên với quyên sử dung dat
mà các thừa kê có yêu câu chia thi tòa án có thâm quyên giải quyét Theo đó, khi
Trang 35chia di sản thừa kê là tài sản găn liên với đât thì quyên sử dụng đât ở này cũng được chia cùng các tài sản khác trên dat cho người thừa kê.
Tim hai, các tranh chấp về quyền sử dụng đất mà người sử dụng dat đãđược cấp giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thâm quyên Như vậy, nếuđất ở cho dù chưa có nhà ở hoặc cây lâu năm trên đất đó, đã được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất ở, thì quyền sử dụng đối với diện tích đất ở này
là di sản thừa kế và khi có tranh chấp thì thuộc thâm quyền giải quyết của tòa ánnhân dân Như vậy, đối với diện tích đất ở do người chết đề lại đã được cơ quanNhà nước có thâm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được coi là
di sản thừa kế, và được chia cho những người thừa kế có quyền hưởng Theo quiđịnh của Luật Đất đai năm 1987 và Luật Đất đai năm 1993, đều đã thừa nhậnquyền sử dụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng là tài sản củangười có quyền sử dụng và thừa nhận quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.Nhưng những qui định đó chỉ được xem như những nguyên tắc cơ bản cho nênkhông phải tất cả các loại đất điều là di sản thừa kế và đều được phân chia theoqui định của pháp luật về thừa kế (Giai đoạn này đã có Pháp lệnh Thừa kế năm1990) Chỉ có những diện tích đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất theo qui định của Luật Đất dai năm 1987 và Luật Dat đai năm 1993 và diệntích đất đó được cấp cho cá nhân mới được coi là di sản thừa kế và được chiathừa kế theo qui định của pháp luật thừa kế
1.3.5 Từ năm 1995 đến năm 2005
Mặc dù có nhiều điểm tiến bộ, tuy nhiên trước những đổi thay mạnh mẽ
của đất nước, qua hơn 5 năm thi hành, Pháp lệnh Thừa kế dan dan bộc lộ những
điểm hạn chế, không còn phù hợp với diéu kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới Đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, nhằm tạo hành lang pháp lý điều chỉnh các quan hệ dân sự nói chung, quan hệ thừa kế nói riêng, góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
Trang 36ngày 28 thang 12 năm 1995 Bộ luật Dan sự đầu tiên của nước ta đã duoc ban
hành.
Điều 637 Bộ luật Dân sự đã xác định cụ thể về di sản thừa kế Theo đó:
Di san bao gồm tài san riêng của người chết, phan tài sản của người chét trong
tài sản chung với người khác.
Quyền sử dat cũng thuộc di san thừa kế và được lại thừa kế theo quy định tại
phần thứ năm của Bộ luật này.
Quy định này là sự cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 và
Luật Đất đai năm 1993 Theo quy định tại Hiến pháp năm 1992 và Luật Dat đai năm 1993 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Người sử dung đất là cá nhân có 5 quyền mà trong đó có quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất.
Cùng với sự mở rộng về chủng loại, thành phần và tính chất của tai san, di
sản thừa kế của công dân trong thời kỳ này cũng phong phú, đa dạng hơn, không
bị hạn chế như giai đoạn trước.
1.3.6 Từ năm 2005 đến nay
Kế thừa quy định tại Bộ luật Dân sự 1995, Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về di sản như sau: "Di san bao gồm tài sản riêng của người chết, phan
tài san của người chét trong tài san chung với người khác "
So với Bộ luật Dân sự 1995, Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 đã lược bỏ phần "Quyền sử đất cũng thuộc di sản thừa kế” Sở đĩ, trong Bộ luật Dân sự 1995 chúng ta phải quy định "quyền sử dung dat" cũng là di sản thừa kế bởi vì trước năm 1992 (từ 1980-1992), pháp luật quy định đất đai cũng như quyền sử dụng
đất không là di sản thừa kế Chỉ đến khi Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 1993 ra
đời, Nhà nước mới quy định "quyền sử dụng đất" cũng là một loại quyền tài sản
do đó được phép để lại thừa kế Để khẳng định điều này, Bộ luật Dân sự 1995 quy định "Quyền sử dat cũng thuộc di sản thừa kế va duoc lại thừa kế theo quy
định tại phần thứ năm của Bộ luật nay" Đến nay, việc quy định như vậy không
Trang 37còn cần thiết bởi tại Điều 173 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều163 Bộ luật Dân sự
2005 đã quy định "Tai san bao gồm vật, tiến, ø1ấy tờ có giá và các quyển tài sản “ Quyền sử dụng đất cũng là quyên tài sản hay cụ thể hơn là tài sản nên khi
chủ sở hữu tài sản này chết thì đương nhiên được coi là di sản thừa kế Do đó,
không cần thiết phải quy định riêng quyền sử dụng đất là di sản thừa kế như
trong Bộ luật Dân sự 1995 nữa.
Trong giai đoạn này, Luật Pat dai năm 2003 được ban hành, tại Điều 5qui định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”.Tuy nhiên, Luật này đã qui định cụ thể tại các Điều 50 và Điều 136 thì quyền sửdụng đất nói chung và quyền sử dụng đất ở nói riêng là tài sản và là di sản thừa
kê sau khi người có quyên sử dụng chết.
Tóm lại, pháp luật nói chung và pháp luật thừa kế nói riêng là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng do đó chịu tác động của cơ sở hạ tầng tương ứng
với nó Khi điều kiện kinh tế-xã hội có sự thay đổi thì pháp luật cũng có sự thay đổi cho phù hợp Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, quan niệm về di sản thừa kế có sự thay đổi khác nhau.
Trang 38Chương IITHUC TIEN ÁP DỤNG PHAP LUẬT THỪA KE NHÀ Ở
VÀ QUYÈN SỬ DỤNG ĐẤT O TẠI THÀNH PHO HAI PHÒNG
2.1 Hình thức thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở
2.1.1 Thừa kế nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo di chúc
Nhà ở, và quyền sử dụng đất ở là tài sản của chủ sở hữu nhà ở và là người
có quyền sử dụng đất ở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở vàquyền sử dụng đất ở Nhà ở là tài sản gắn với diện tích đất ở mà chủ sở hữu nhà
ở có quyền sử dụng lâu dai, do vậy quyền sử dụng đất là một quyền tai sản, theoqui định tại Điều 163 Bộ luật dân sự Với tư cách là chủ sở hữu của nhà ở vàquyền sử dụng đất ở, khi còn sống cá nhân có quyền định đoạt ý chí bằng việclập di chúc dé định đoạt các loại tài snar này cho người thừa kế Theo qui địnhtại Điều 646 Bộ luật dân su, thì di chúc là sự thé hiện ý chí của cá nhân nhằmchuyên tài sản của mình cho người khác sau khi chết Về mặt lý luận, thì di chúc
là giao dịch dân sự một bên, thê hiện ý chí tự do, tự nguyện, tự định đoạt củangười lập di chúc trong việc chỉ định người thừa kế, phân định di sản thừa kế,giao nghĩa vụ cho người thừa kế, truất quyền thưà kế của một hoặc toàn bộnhững người thừa kế theo pháp luật, dé lại một phần di sản dung vào việc thờcúng, phần di sản dung để di tặng Tuy nhiên, quyền tự định đoạt ý chí củangười lập di chúc bị hạn chế theo qui định tại Điều 669 Bộ luật dân sự, liên quanđến những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc Điều
669 BLDS qui định bảo vệ quyền hưởng di sản của những người có quan hệ
huyết thống trực hệ, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người dé lại
di sản khi còn sống Những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dungcủa di chúc vô điều kiện gồm cha, mẹ hoặc vợ hoặc chồng của người để lại disản và con dưới mười tám tuôi của người đó, bao gồm con đẻ va con nuôi, controng gia sthus, con ngoài giá thú Người được thừa kế không phụ thuộc vào nộidung của di chúc còn là người con đã thành niên, nhưng không có khả năng lao
Trang 39động Tuy nhiên, những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của
di chúc có thé không được quyền hưởng di sản theo qui định tại Điều 669 BLDSkhi họ từ chối phù hợp với qui định tại Điều 642 hoặc họ là người không đượcquyền hưởng di sản theo qui định tại khoản 1 Điề 643 BLDS
Về thừa kế quyền sử dụng đất ở, theo qui định trong Bộ luật dân sự năm
2005 và Luật đất đai năm 2003, thì cá nhân có quyền lập di chúc định đoạt chongười thừa được hưởng quyền sử dụng đất ở của mình sau khi chết Khi dé lạithừa kế quyền sử dụng đất ở, người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện vềchủ thé lập di chúc, quyền tự do định đoạt ý chí, nội dung của di chúc không tráipháp luật, trái đạo đức xã hội và hình thức của di chúc phải tuân theo những qui
định của pháp luật.
Thừa kế nha ở, đất ở thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất:
Thứ nhất, đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ
chồng, là một loại tài sản đặc biệt đồng thời thuộc về tư liệu sinh hoạt Nhà ở làtài sản, do vậy việc định đoạt tài sản này cũng tương tự như việc định đoạt các
loại tài sản khác Nếu người vợ hoặc người chồng định đoạt nhà ở thuộc quyền
sở hữu chung hợp nhất, thì chỉ có quyền định đoạt 1/2 ngôi nhà hoặc gía trị ngôinhà đó cho một người hoặc nhiều người thừa kế Nếu di chúc hợp pháp thì 1/2nhà ở đó là di sản thừa kế người được chỉ định thừa kế theo di chúc được hưởng
và trở thành chủ sở hữu của diện tích nhà ở do được thừa kế sau khi đã được cấpgiấy chứng nhận quyền sở hữu phần nhà ở do được thừa kế theo qui định củapháp luật về thừa kế nhà ở
Thứ hai, với tu cách đồng sở hữu chung hợp nhất đối với nhà ở (do vợchồng cùng tạo dựng từ tài sản có được trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, dođược thừa kế chung theo di chúc, do được tặng cho chung, do mua) Vợ chồng
có quyền cùng lập di chúc để định đoạt tài sản chung Theo qui định tại Điều
662 BLDS, với tư cách đồng sở hữu tài snar chung hợp nhất đối với nhà ở, vợchồng cùng lập di chúc chung dé định đoạt nhà ở cho người thừa kế Về việc sửađổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng theo qui định tại Điều
Trang 40664 BLDS: “J7 Vo, chong có thé sửa đổi, bổ sung, thay thé, huy bo di chúc
chung bat cứ lúc nào 2 Khi vợ hoặc chong muốn sửa đổi, bồ sung, thay thé,hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đãchết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bồ sung đi chúc liên quan đến phần tài sảncủa mình ”.
Với tư cách là đồng sở hữu chung hợp nhất tài sản, vợ chồng có quyền lập
di chúc theo thỏa thuận, và khi sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chungthì vợ chồng cùng nhất trí thực hiện hoặc đồng ý cho một người thực hiện cáchành vi này Nếu trong trường hợp vợ chết trước hoặc người chồng chết trướcthì người chồng hoặc người vợ còn sống có quyén sửa đổi, bổ sung, thay théhoặc hủy bỏ di chúc liên quan đến phan tài sản của mình, còn phan di sản củangười chồng hoặc người vợ chết trước vẫn được giữ nguyên như di chúc lậpchung Tuy nhiên, di chúc do vợ chồng lập chung theo qui định tại Điều 668BLDS thì: “Di chúc chung của vợ, chong có hiệu lực từ thời điểm người saucùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chế” Như vậy, vợ chồng cùng lậpchung di chúc định đoạt tài snar chung là nhà ở, thì việc chia nhà ở đó chonhững người thừa kế theo di chúc chỉ có hiệu lực thi hành sau khi người cuốicùng là vợ hoặc chòng chết Do vậy, vợ và chồng đã lập chung di chúc định đoạttài sản chung là nhà ở, mà sau đó người vợ hoặc người chồng chết trước thìngười cong sống không có quyền sửa đổi, bồ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vợchồng lập chung đã định đoạt nhà ở đó cho người thừa kế
2.1.2 Thừa kế theo pháp luật nhà ở và quyền sw dụng đất ở
Thừa kế nhà ở và đất ở cũng là trường hợp thừa kế di sản của người chết
dé lại Điều 674 BLDS qui định: “Thira kế theo pháp luật là thừa kế theo hàngthừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật qui định” Như vậy, nếu thừa
kế theo di chúc nhà ở và đất ở nhằm chuyên những loại tài sản này cho ngườithừa kế theo ý chí của người lập di chúc, thì thừa kế theo pháp luật nhà ở và đất
ở là việc phân chia các loại di sản trên cho người thừa kế theo ý chí của nhànước Thừa kế nhà ở, đất ở theo pháp luật cũng theo các nguyên tắc chung của