Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà nước đã khắc phục được nhiều hạn chế về cơ chế bồi thường và có nhiều nội dung mới tiễn bộ so với các quy định pháp luật trước đâytrong các văn bản: Ng
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYEN KHẢ PHÚC
Chuyên ngành — : Luật Dần sự
Mã số : 60 38 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYÊN MINH TUẦN
HÀ NỘI - 2011
Trang 2lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những thông tin, sô liệu, két quả được sử dụng trong luận văn này là trung thực và có nguồn goc, xuát xứ
rõ ràng.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Khả Phúc
Trang 31.1 Khai quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nha nước 7
1.1.1 Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 71.1.2 Khái niệm va đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước 10
1.1.3 Sơ lược lịch sử hình thành chế định về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước ở Việt Nam và một số nước trên thế giới 171.1.4 Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 26
1.2 Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước; hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước 29 1.2.1 Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước 29 1.2.2 Khái niệm hoạt động quản lý hành chính Nhà nước 31
1.3 Cac căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính 321.3.1 Có thiệt hại xây ra 341.3.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính gây ra 36
1.3.3 Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của người
thi hành công vụ trong hoạt động quản lý hành chính và thiệt
hại xây ra 371.3.4 Có lỗi của người gây ra thiệt hại 38
1.4 Đặc điểm của trách nhiệm Bồi thường thiệt hai của Nhà
nước trong hoạt động quản lý hành chính 391.4.1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong hoạt
động hành chính là một dang cụ thé của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng 391.4.2 Trách nhiệm Bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt
động quản lý hành chính Nhà nước là trách nhiệm bồi thường
thiệt hại do xâm phạm các quyền cơ bản của công dân gắn
liền với quá trình thực thi công vụ trong hoạt động quản lý
hành chính 40
Trang 4BOI THUONG THIET HAI CUA NHÀ NƯỚC TRONG HOAT DONG QUAN LY NHA NUOC VA MOT SO KIEN NGHI
2.1 Cac nguyên tắc cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
2.1.1 Nguyên tắc kịp thời, công khai, đúng pháp luật
2.1.2 Nguyên tắc thỏa thuận thương lượng
2.1.3 Bồi thường bằng tiền theo nguyên tắc chi trả một lần
2.2 Các quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính
2.2.1 Các trường hợp được bồi thường thiệt hại
2.2.2 Xác định thiệt hai, mức bồi thường thiệt hại và đối tượng
được bồi thường thiệt hại
2.2.2.1 Thiệt hại do Tài sản bị xâm phạm
2.2.2.2 Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút
2.2.2.3 Thiét hại do ton thất về tinh than
2.2.2.4 Thiét hại về vat chất do người bị thiệt hại chết, bị ton
hại về sức khỏe2.2.3 Cơ quan có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2.2.4 Thủ tục giải quyết bồi thường
2.2.5 Thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường tại Tòa án
2.2.6 Kinh Phí bồi thường và thủ tục chi trả
2.2.7 Trách nhiệm hoàn tra
2.2.8 Thời hiệu yêu cau bồi thường thiệt hai
2.3 Kiến nghị một số van đề cụ thé về các quy định pháp luật
về bồi thường thiệt hại của nhà nước trong hoạt động
46
54 55 56 56
57 60 60 64 65 66 67
68 74 76 81
Trang 5Cơ quan quản lý hành chínhNghị định số 47-CP ngày 03/05/1997 của Chính phủ
về việc giải quyết BTTH do công chức, viên chứcnhà nước, người có thâm quyền của cơ quan tiễn
Thông tư liên tịch số
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tàichính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện
trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạtđộng quản lý hành chính.
Trang 6LOI MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tai
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, vấn đề trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ công chức Nhà nước gây ra
trong khi thi hành công vụ luôn được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan
tâm Bởi vậy, Nghị quyết số 48 - NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộchính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Namđến năm 2010, định hướng đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã xác định:
“Hoàn thiện chế độ bảo hộ của Nhà nước đổi với các quyên, lợi ích hợp phápcủa công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, nhất là Tòa ántrong việc bảo vệ các quyên đó; xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm quyén vàlợi ich hợp pháp của công dân; khắc phục việc xử ly oan sai, khẩn trương banhành Luật Trách nhiệm bôi thường Nhà nước ”
Ngày 18/6/2009 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Luật Trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước được ban hành một lần nữa khang dinh ban chat dan
chu của Nhà nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt Nam được xây dung từ cácnguyên tắc cơ bản của một Nhà nước pháp quyền, đồng thời cũng là nhằmthực hiện Nghị quyết số 48 - NQ/TW của Bộ chính tri Luật Trách nhiệm bồithường của Nhà nước đã khắc phục được nhiều hạn chế về cơ chế bồi thường
và có nhiều nội dung mới tiễn bộ so với các quy định pháp luật trước đâytrong các văn bản: Nghị định số 47-CP ngày 03/5/1997 về việc giải quyết bồithường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thầm quyền của
cơ quan tiễn hành t6 tụng gây ra; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH
ngày 17/3/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Bồi thường thiệt hại chongười bị oan do người có tham quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 đề cập phạm vitrách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong 3 lĩnh vực: Hoạt động quản lý
Trang 7hành chính nhà nước; hoạt động t6 tụng; hoạt động thi hành án, trong đó hoạtđộng quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có phạm vi ảnh hưởng sâu
rộng nhất đến đời song xã hội, nó tac động hầu hết đến mọi tầng lớp trong xãhội Chúng ta biết rang, Nhà nước sinh ra là dé tổ chức, quan lý các mặt khácnhau của đời sống xã hội, duy trì trật tự sự ôn định của xã hội và tạo điều kiện
cho xã hội phát triển nhanh, bền vững vì lợi ích của các tô chức cá nhân trong
xã hội, vì một xã hội dân chủ công bằng, văn minh Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ
công chức Nhà nước trong quá trình thực thi công vụ để phục vụ lợi ích Nhà
nước và xã hội không phải khi nào cũng làm đúng, chính xác và có lợi cho
Nhà nước, cho các tô chức khác và cho nhân dân Một số công chức Nhànước có thé có những hành vi trái pháp luật khi thi hành công vụ gây thiệt hailớn về vật chất và tinh thần cho các tô chức và cá nhân khác Có thé nói hiện
tượng làm trai pháp luật của công chức Nhà nước khi thi hành công vu gây
thiệt hại cho các tổ chức và cá nhân thì ở đâu cũng có và thời nào cũng có,vấn đề là nhiều hay ít và nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng
Ở Việt Nam thì hiện tượng này tương đối phổ biến và những thiệt hại
mà các cá nhân, tổ chức gánh chịu là rất lớn Sở dĩ hiện tượng này còn xây ra
nhiều ở Việt nam là vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: do trình độ của
công chức chưa đủ năng lực để thực hiện đúng các hoạt động công vụ củamình; các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ chưa tốt và cũng không ít nguyên nhân
từ sự tắc trách của đội ngũ cán bộ công chức không tìm hiểu sự việc một cáchthấu đáo nên đưa ra các quyết định sai trái Trong một số trường hợp khôngloại trừ có những công chức cố ý thực hiện hành vi sai trái vì mục đính vụ lợi,
trả thù khi thi hành công vu gây thiệt hại về vật chất và tinh thần và những
bức xúc rất lớn cho các tổ chức va cá nhân, nhất là các doanh nghiệp
Các quy định của Hiến pháp, Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2005; Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 đã từng bước cu thé hóaviệc giải quyết loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH) của Nhà nướcnói chung và trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động quản hành
Trang 8chính (QLHC) nói riêng, tuy nhiên để Luật đi vào cuộc sống chúng ta phảinghiên cứu làm rõ nội ham cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định pháp
luật để có cơ chế áp dụng thống nhất cũng như kiến nghị sửa đối bổ sunghoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật về BTTH trong hoạt động QLHCNhà nước Với những lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số van đề về
trách nhiệm bôi thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hànhchính” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạothạc sĩ luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý từ trước đến nay, ở nước ta chưa có một côngtrình nghiên cứu chuyên sâu va có hệ thống về “7rách nhiệm bồi thường thiệt
hại của Nhà nước trong hoạt động quan lý hành chính ”, ở những khía cạnh khác
nhau về trách nhiệm BTTH của Nhà nước, trách nhiệm BTTH do nguoi cua coquan tiễn hành tô tung gây ra đã có một số công trình nghiên cứu liên quan:
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường do Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuan
làm chủ nhiệm đề tài: “Trách nhiệm dân sự của cơ quan tổ chức về thiệt hại
do hành vi của can bộ công chức gây ra - Vấn dé lý luận và thực tiên”,
Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2008 Đề tài đề cập đến nội dung tráchnhiệm dân sự theo Điều 619 BLDS, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của Điều 619 BLDS, đưa ra các kiến nghị với các cơ quan Nhà nước cóthâm quyền hướng dẫn áp dụng và hoàn thiện Điều 619 và Điều 620 BLDS,đồng thời tham gia góp ý kiến xây dựng Luật Trách nhiệm bồi thường của
Nhà nước.
- Phùng Trung Tập - Boi thường thiệt hại ngoài hợp dong về tài sản,
sức khỏe và tính mạng - sách chuyên khảo - Nhà xuất bản Hà Nội - 2009 Tácgiả phân tích một cách sâu sắc và có hệ thống về các căn cứ phát sinh tráchnhiệm bồi thường; BTTH trong những trường hợp cụ thé; phân loại trách
nhiệm bồi thường va chủ thé bồi thường; những trường hợp không phải bồi
thường; thời hạn hưởng BTTH do tính mang, sức khỏe bị xâm phạm.
Trang 9- Lê Thái Phương - Luan văn cao học - Mội số vấn đề lý luận và
thực tiễn của trách nhiệm bôi thường thiệt hại cua Nhà nước - Trường
Đại học Luật Hà Nội, năm 2006 Luận văn nghiên cứu những van đề sau:Khái quát chung về trách nhiệm BTTH của Nhà nước, thực trạng pháp
luật về trách nhiệm BTTH của Nhà nước ở Việt Nam có so sánh một số
nước trên thế giới
- Lê Mai Anh - Luận án tiến sĩ - Bồi thường thiệt hại do người có thẩmquyên của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra - Trường Dai học Luật Hà Nội,năm 2002 Luận văn đề cập đến nhiều vẫn đề như: đặc điểm, nội dung, bản
chất của trách nhiệm Nhà nước trong việc BTTH do người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tô tụng gây ra khi tiễn hành hoạt động điều tra điều tra, truy
to, xét xu
Ngoài ra con nhiều chuyên dé, bài viết, bài nghiên cứu của một số tácgiả làm công tác xây dựng pháp luật với nội dung đề cập nhiều vấn đề cơ bảnphục vụ cho quá trình soạn thảo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước,đây cũng là nguồn tài liệu quan trọng được tác giả lựa chọn tham khảo khi
thực hiện đề tài
Đề tài: “Trach nhiệm bồi thường thiệt hại cua Nhà nước trong hoạtđộng quan lý hành chính” lần đầu tiên được nghiên cứu ở cấp độ luận vănthạc sỹ một cách chuyên sâu, toàn diện, đầy đủ và đảm bảo được tính logíc,
hệ thống, không có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu khoa học đã
được công bô.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực ngày 1/1/2010,
do thời gian thi hành quá ngắn, nên trong phạm vi nghiên cứu của một Luậnvăn Thạc sĩ Luật học, với tên đề tài như đã nêu ở trên, tác giả tập trung nghiên
cứu các vẫn đề lý luận và nội dung Luật thực định, còn hiệu quả thi hành củaLuật cần phải có thời gian tổng kết thì mới đánh giá được, vì vậy Luận văn
nghiên cứu các vân đê sau đây:
Trang 10- Một số vấn đề lý luận có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệthại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nướctrong hoạt động quan lý hành chính (néu, phán tích các quy định pháp luậtViệt Nam, có so sánh quy định pháp luật một số nước trên thé giới)
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác Lénin, ứng dụng cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lich sử,chính sách của Dang, Nhà nước và tư tưởng Hỗ Chi Minh về Nha nước vàPháp luật.
-Để thực hiện việc nghiên cứu đề tài, luận văn còn sử dụng nhiều phươngpháp nghiên cứu khoa học tin cậy khác như: phương pháp phân tích, so sánh,tổng hợp và một số phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp khác
5 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như đã nêu ở trên, đề tài có cácnhiệm vụ và hướng tới các mục đích sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận có liên quan đến trách nhiệm
BTTH của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính;
- Đưa ra bức tranh khái quát về các quy định của pháp luật Việt Nam
về trách nhiệm BTTH của nhà nước trong hoạt động QLHC, có sự so sánh vớipháp luật một số nước trên thế giới như Trung Quốc; Nhật Bản;
- Phân tích những bất cập, hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành
về trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong trong hoạt động QLHC;
- Kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về trách nhiệmBTTH của Nhà nước trong hoạt động QLHC.
6 Đóng góp của Luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về trách nhiệm BTTHcủa nhà nước trong hoạt động QLHC Luận văn có ý nghĩa khoa học và thực tiên sau đây:
Trang 11Thứ nhất: Lần đầu tiên vẫn đề trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong
hoạt động QLHC được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về
cơ sở lý luận cũng như các quy định pháp luật.
Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài tìm ra được những tổn tại trong côngtác xây dựng pháp luật về trách nhiệm BTTH của Nhà nước nói chung và trách
nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động QLHC nói riêng Từ đó đưa ra
những đề xuất, kiến nghị dé góp phan vào việc hoàn thiện các quy định của pháp
luật về BTTH của Nhà nước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn
7 Kết cầu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungluận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thường
thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính.
Chương 2: Các quy định pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và đềxuất kiến nghị
Trang 12Chương ÍMOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIỆMBOI THUONG THIET HAI CUA NHA NUOC TRONG HOAT DONG
QUAN LY HANH CHINH
1.1 Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường của Nha nước
1.1.1 Khái niệm chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hai
Khi đề cập đến trách nhiệm bồi thường là đề cập đến một tình thế bắtbuộc một người phải thực hiện hành vi hoặc trách nhiệm gánh chịu những batlợi về tài sản hay về nhân thân của người mang trách nhiệm đó Trong một xã
hội nhất định, với bất kỳ một quan hệ xã hội nào thì bên cạnh các quyền xácđịnh được đều gắn với trách nhiệm của các bên chủ thé tham gia quan hệ đó
Tuy nhiên, theo tính chất của từng loại trách nhiệm thì trách nhiệm được phân
ra theo đối tượng điều chỉnh của từng ngành luật khác nhau hoặc tính chất của
từng loại quan hệ tài sản khác nhau dé xác định Tương ứng với các đôi tượng
điều chỉnh của mỗi ngành luật thì trách nhiệm pháp lý cũng được Nhà nướcquy định trong một phạm vi và có những đặc điểm khác nhau như trách nhiệm
hình sự, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt, bồi thường là: “đền bù những tổn thất đã
gây ra” [56, tr.191] Trong đời sống xã hội, việc giải quyết những đền bù tồnthất gây ra chủ yếu thông qua mối quan hệ pháp luật dân sự Trước khi đượcquy định là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của Luật tư như
hiện nay thì trách nhiệm BTTH đã trải qua một quá trình phát triển với nhiều
giai đoạn thé hiện bản chất khác biệt Có thé khái quát các giai đoạn phát triển
cơ ban của trách nhiệm BTTH như sau:
Giai đoạn thứ nhất: O thời kỳ cỗ đại, khi chính quyền trong xã hội cònchưa được tổ chức một cách chặt chẽ, các cá nhân mỗi khi bị xâm phạm vàoquyền loi được tự ý trả thù để trừng phạt đối phương, hoặc bắt đối phương
làm nô lệ, hay lây tài sản của họ Chế độ này còn được gọi là chế độ tư nhânphục thù.
Trang 13Giai đoạn thứ hai: Người gay ra sự tôn hại có thê nộp một số tiền
chuộc hay thục kim cho nạn nhân dé tránh trả thù Chế độ này được gọi là chế
độ thục kim Chế độ thục kim đã trải qua hai giai đoạn phát triển: 1) Khi chưa
có sự can thiệp của pháp luật, các bên tự thoả thuận với nhau về tiền chuộc, là
chuộc lỗi tự nguyện; 2) Nhờ sự can thiệp của chính quyên, các bên tranh chấp
bắt buộc phải giải quyết tranh chấp bằng cách trả cho nhau số tiền chuộc lỗitheo ngạch giá do pháp luật quy định, là chế độ thục kim bắt buộc Tiền thụckim này có thể coi như vừa là một hình phạt, vừa có tính chất BTTH Đếnthời kỳ Luật 12 bảng, Cổ luật La Mã mới bắt đầu chuyền từ chế độ tự ý thục
kim sang bắt buộc thục kim
Giai đoạn thứ ba: Chứng kiến sự phân biệt hai trách nhiệm hình sự vàdân sự Chính quyền, trước hết, can thiệp dé trừng phạt những tội phạm chiliên quan đến trật tự xã hội, không liên hệ đến cá nhân Sự can thiệp này rấtcần thiết, vì nếu không có sự thanh trừng của xã hội, những vụ phạm phápnày không được chú ý tới do không làm hại trực tiếp đến quyền lợi của tưnhân Sự can thiệp của chính quyền dần dần được nới rộng đến sự phạm pháp
liên quan đến quyền lợi của các cá nhân như các vụ ấu đả, trộm cắp Về
phương diện hình sự, cá nhân mat hết quyền phục thù và chỉ còn quyền xinBTTH của mình về dân sự [24 tr.437]
Tuy trong một SỐ trường hợp, Luật La Mã đã tiễn tới sự phân biệt hai
trách nhiệm hình sự và dân sự, nhưng nhà làm luật chưa quy định được rõ
thành một nguyên tắc trách nhiệm tông quát, bắt buộc người gây ra sự ton thất
phải BTTH bắt luận trường hợp nào
Ở Việt Nam, cô luật cũng không tách biệt trách nhiệm BTTH là một
loại trách nhiệm thuộc Luật tư và cũng chỉ giải quyết các vấn đề thuộc trật tự
công Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cô như: Bộ Quốc triều Hình luật của
nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy định các điều khoảntrách nhiệm về luật hình, vi dụ: Điều 582 Quốc triều Hình luật quy định: “Nếu
những súc vật và chó đã húc, da và căn người mà cách làm hiệu và ràng buộc
Trang 14không đúng phép - (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt haisừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai)- hay làchó dai mà không giết thì người chủ phải phạt 60 lượng Nếu vì cớ trên, cóngười chết hay bị thương thì phải tội quá thất Nếu cô ý thả ra dé làm chongười chết hay bị thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánhchết người một bậc Người được thuê đến đề chữa bệnh cho súc vật, hay là
người cô trêu trọc những vật kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ khôngphải tội ”.
Tuy nhiên, trong một vai trường hợp đặc biệt, cô luật Việt Nam cũngquy định sự bồi thường Chăng hạn, đối với trường hợp đánh người bị thương,Điều 468 Quốc triều Hình luật đã quy định sự nuôi bảo cô Cụ thé: Đánh bịthương bằng chân tay thì phải nuôi 10 ngày, băng vật khác thì phải nuôi 20 ngày,băng thứ có mũi nhọn hay bằng nước sôi, lửa, thì phải nuôi 40 ngày, đánh gãyxương thì phải nuôi 80 ngày Nhưng ngoài những trường hợp đặc biệt, Cổ luật
Việt Nam không phân biệt rõ rệt hai trách nhiệm hình sự hay dân sự và cũng
không nêu lên một nguyên tắc tổng quát nào về trách nhiệm dân sự
Trong giai đoạn hiện nay, trách nhiệm BTTH được quy định va điềuchỉnh bởi Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra
ở tất cả các nước Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, BTTH được
hiểu là một loại trách nhiệm dân sự (TNDS), theo đó người có hành vi gây rathiệt hại cho người khác phải bồi thường những tốn thất mà mình gây ra
Trách nhiệm BTTH được BLDS năm 2005 quy định tại Điều 307 (về
trách nhiệm BTTH nói chung) và chương XXI (về trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng) Tuy nhiên, trong cả hai phần này đều không nêu rõ khái niệm
trách nhiệm BTTH mà chỉ nêu lên căn cứ phát sinh trách nhiệm, nguyên tắcbồi thường, năng lực chịu trách nhiệm, thời hạn hưởng bồi thường
Từ góc độ khoa học pháp lý cho thấy, mỗi thành viên sống trong xã hội
đều phải tôn trọng quy tắc chung của xã hội, không thê vì lợi ích của mình màxâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của người khác Khi một người vi
Trang 15phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tốn hại cho người khác thì chính người
đó phải chịu bất lợi do hành vi của mình gây ra Sự gánh chịu một hậu quả bấtlợi bằng việc bù đắp ton thất cho người khác được hiểu là BTTH
Như vậy, có thể hiểu rách nhiệm BTTH là một loại TNDS mà theo đóthì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây ton hại về vật chấthoặc tinh than cho người khác phải bồi thường những ton that mà mình gây ra
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trách nhiệm bồi thường
thiệt hại của Nhà nước
Trách nhiệm BTTH từ hành vi xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp của
các tô chức, cá nhân là trách nhiệm pháp lý được xác định với mọi chủ thể Vìvậy, khi Nhà nước thực thi công quyền gây thiệt hại cho các cá nhân, tổ chức
thi cũng phải chịu trách nhiệm BTTH Trách nhiệm BTTH của Nhà nước
không chỉ nhằm khôi phục các tốn thất về tài sản mà còn phải bù đắp nhữngton thất về tinh thần cho các cá nhân, tổ chức bị thiệt hại Do vậy, trdch nhiệm
bồi thường thiệt hại cua Nhà nước là trách nhiệm cua nhà nước khôi phục
những ton thất về tài sản, bù đắp những tốn thất vẻ tinh than trong trườnghop người thực thi công vụ của Nhà nước vi lợi ích chung đã gáy ra nhữngthiệt hại về tài sản, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của ca nhân, tài san, uy tíncủa tổ chức, quyên và lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác
Trong quan hệ về trách nhiệm BTTH của Nhà nước gồm các yếu tô cơ
bản sau: Chủ thể, khách thể, các điều kiện phat sinh trách nhiệm BTTH
Về chủ thể, các bên trong quan hệ về trách nhiệm BTTH của Nhà nướcluôn bao gồm bên gây thiệt hại là Nhà nước và bên bị thiệt hại là các cá nhân,
tô chức, chủ thé khác Trong đó, Nhà nước luôn là một bên trong quan hệ về
trách nhiệm BTTH này Việc quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về một
cơ quan đại diện chung hay trách nhiệm thuộc về từng cơ quan cụ thể thuộc
về chính sách pháp lý của mỗi quốc gia, tuy nhiên cần phải khang định rangmột bên chủ thể có trách nhiệm luôn là Nhà nước; cơ quan thực hiện trách
nhiệm bồi thường không nhân danh mình mà nhân danh Nhà nước trực tiếp
Trang 16thực hiện trách nhiệm BTTH cũng như nhân danh Nhà nước khi thực hiện công vụ.
Về khách thể, trong các quan hệ pháp luật, khách thể là “lợi ích vậtchất, tỉnh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn đạt được khi tham giacác quan hệ pháp luật” [54, tr.411] Trong quan hệ pháp luật dân sự, khách
thê là “đối tượng mà các chủ thể quan tâm hướng tới, nhằm đạt tới hoặc tácđộng vào khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự” [54, tr.411] Trên thực tế,khi hoạt động công quyền gây ra thiệt hại, thì đó là những thiệt hại vật chất,
thiệt hai tinh thần của các cá nhân, tô chức Tuy nhiên, có một thiệt hại mà
không thể đo, đếm được là lòng tin của người dân vào hiệu quả hoạt động
cũng như uy tin của Nhà nước Vì vậy, khách thé trong trường hợp này là
“quyền, loi ich hợp pháp của công dân và lợi ích của Nhà nước” Bởi vì, khi
xảy ra bất kỳ một vụ oan, sai thì không chỉ có công dân là người duy nhất bịthiệt hại mà luôn kéo theo những ton thất của Nhà nước Một mat, Nha nước
phải bồi thường vật chất, tỉnh thần cho người bị oan Mặt khác, thiệt hại củaNhà nước tưởng chừng như vô hình nhưng hậu quả trên thực tế vẫn có thể dễdàng nhận thấy được Đó là sự giảm sút uy tín của Nhà nước, là sự xói mònlòng tin của nhân dân đối với Nhà nước [15, tr.60]
Trách nhiệm BTTH cua Nhà nước là dạng TNDS, tuy vậy, so vớiTNDS thông thường, trách nhiệm BTTH của Nhà nước có những đặc điểm
khác biệt với trách nhiệm BTTH thông thường ở những yếu tố sau:
a) Trách nhiệm bôi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệmdân sự về bôi thường thiệt hại ngoài hop dong
Trong quy định của pháp luật Việt Nam, từ BLDS năm 1995 đến nay,
đều quy định trách nhiệm BTTH do công chức Nhà nước gây ra và theo đó
quan hệ bồi thường nhà nước là quan hệ pháp luật dân sự Trong giới khoa
học pháp lý, về trách nhiệm BTTH của Nhà nước hiện nay tồn tại hai quan
điểm: Thứ nhất, cho rằng quan hệ này là quan hệ pháp luật hành chính, vì mộtbên luôn là Nhà nước chủ thé có quyền lực, nên khi phát sinh quan hệ bồi
Trang 17thường hay không phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước quyết định Vì vậy, quan
hệ trách nhiệm BTTH của Nhà nước là quan hệ pháp luật hành chính; Thir
hai, quan hệ pháp luật về BTTH của Nhà nước là quan hệ pháp luật dân sự vềBTTH ngoài hợp đồng, mà một bên phải bồi thường là Nhà nước
Khi công chức Nhà nước thi hành công vụ là thực thi quyền lực của
Nhà nước, cho nên công dân và tô chức có nghĩa vụ phục tùng các quyết địnhcủa công chức Nhà nước Đây là quan hệ mang tính quyền lực công Tuynhiên, nếu cán bộ, công chức cố ý ra các quyết định vượt quá thẩm quyềnhoặc trai pháp luật gây thiệt hai cho cá nhân, tô chức thì hành vi gây thiệt hại
không thuộc phạm vi thi hành công vụ Hành vi gây thiệt hại là phát sinh quan
hệ pháp luật mới là quan hệ BTTH Do đó, về nguyên tắc công chức phải tựmình BTTH cho người bị thiệt hại, nhưng công chức là người thực thi chức trách của Nhà nước vì lợi ích Nhà nước, bởi vậy Nhà nước phải có tráchnhiệm bồi thường
Qua phân tích trên, việc xác định tính chất của quan hệ bồi thường Nhànước chịu ảnh hưởng của chính sách pháp lý Tuy nhiên, xuất phát từ tínhtất yếu của việc xác định trách nhiệm BTTH của Nhà nước, mà Nhà nướccũng như các chủ thể thông thường, phải bồi thường khi gây thiệt hại chocác cá nhân, tô chức Do đó, quan hệ bồi thường Nhà nước là quan hệ phápluật dân sự.
Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật thì có thé mang mộttrong hai tư cách (tu cách chủ thé thông thường và tư cách chủ thé của quyềnlực công) Theo đó, những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia với tưcách là chủ thể mang quyền lực công không phải là những quan hệ hợp đồng
Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia và nhân danh quyên lựccông phải là những quan hệ pháp luật có liên quan đến việc thực hiện những
hoạt động thuộc về chức năng chính của Nhà nước Trong quá trình thực hiện
những hoạt động này mà Nhà nước gây thiệt hai cho cá nhân, t6 chức thì Nha
nước sẽ phải bồi thường Giữa Nhà nước và bên bị thiệt hại không có quan hệ
Trang 18hợp đồng, việc bồi thường không phải do vi phạm các nghĩa vụ về hợp đồng.
Chính vì vậy, trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại gây
ra bởi hoạt động công quyền là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
b) Trách nhiệm bôi thường thiệt hại cia Nhà nước là trách nhiệmtrực tiếp
Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới về trách nhiệmBTTH của Nhà nước thì về cơ bản có hai loại trách nhiệm: rách nhiệm trực
tiếp và trách nhiệm thay thé [41, tr.4]
Nếu coi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là trách nhiệm thay théthì trước đó phải xác định: Th nhất, hành vi trái pháp luật là hành vi củacông chức và nếu hành vi trái pháp luật này gây thiệt hại thì công chức phải
BTTH Thi hai, Nhà nước là bên gánh chịu trách nhiệm thay cho công chức Công chức thực hiện các hoạt động công vụ là vì lợi ích Nhà nước không vì bản thân họ, vì vậy mà Nhà nước cũng nên có trách nhiệm Bên cạnh đó, hành
vi của công chức là hành vi công vụ, thực hiện quyền lực Nhà nước luôntiềm ân sự rủi ro, vậy thì Nhà nước với tư cách là người quy định việc thực
hiện các hoạt động tiềm ẩn rủi ro cũng phải gánh chịu rủi ro và phải BTTH
Ngoài ra, nếu quy trách nhiệm cho công chức thì với khả năng tài chính củamình thì công chức không thể bồi thường Như vậy, người bị thiệt hại khôngbảo đảm được quyền lợi Nhà nước với trách nhiệm Hiến định là phải bảo vệcông dân nên Nhà nước phải bồi thường và cần chú ý nếu quy định côngchức phải bồi thường thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tính lành mạnhtrong hoạt động của Nhà nước, đó là công chức sẽ lo ngại việc thực hiệncông vụ nếu gây thiệt hại và mình phải bồi thường, vì vậy họ sẽ không thực
hiện công việc của mình [41, tr.7].
Nếu coi trách nhiệm BTTH của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp thìtrước đó phải xác định: Hành vi thực hiện công vụ của công chức là hành vi
của Nhà nước và vì vậy nêu công chức có hành vi gây thiệt hại thì chính Nha
nước gây thiệt hại (hay hành vi sai của công chức là hành vi sai của Nha
Trang 19nước) Vậy đương nhiên trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về Nhà
nước [41, tr.8].
Nhu vay, điểm khác nhau cơ bản của hai cách tiếp cận nay là việc coi
hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải là hành vi cua Nhà nước haykhông? Trong cách tiếp cận thứ hai, coi trách nhiệm của Nhà nước là trách
nhiệm trực tiếp có thé bị phản đối vì có tồn tại hay không cái gọi là “hành vi
của Nhà nước” vì hành vi phải luôn là của con người [41, tr.4] Tuy nhiên, cóthé khang định về mặt cơ học, hành vi luôn là của con người, nhưng ở góc độ
pháp lý thì hành vi của công chức lại có thể coi là hành vi của Nhà nước
Điểm khác nữa giữa hai cách tiếp cận này là: Nếu trách nhiệm Nhànước là trách nhiệm thay thế thì nó đồng nghĩa với việc phủ nhận trách nhiệm
của Nhà nước, theo đó việc béi thường chỉ là một chính sách giống như chínhsách phúc lợi xã hội có mục đích bù dap tôn thất mà thôi Ngoài ra, nếu coi
trách nhiệm BTTH của Nhà nước là trách nhiệm thay thé thì vô hình chung đã
gián tiếp khang định sự tồn tại của một quan niệm lỗi thời “Vua không thé
lam sai” của lịch sử.
Điều | Luật trách nhiệm bồi thường của Nha nước năm 2009 đã khang
định: “Ludt nay quy định trách nhiệm bôi thường của Nhà nước đối với cánhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt độngquản lý hành chính, tô tung, thi hành án; ” Như vậy, với việc khang định
trách nhiệm BTTH của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thời đại, Nhà
nước thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình là trách nhiệm tự thân, trách
nhiệm BTTH cua Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp
c) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước không chỉ làtrách nhiệm tài sản mà còn là trách nhiệm khôi phục những tốn thất vềtinh than cho người bị thiệt hại
Trách nhiệm BTTH của Nhà nước là TNDS Do đó, trách nhiệm nàybao gồm trách nhiệm về tài sản (trong trường hợp tài sản bị thiệt hại) và tráchnhiệm khôi phục về tốn thất tinh thần (trong trường hợp danh dự, nhân phẩm
Trang 20uy tín bị xâm phạm) Cụ thể: Điều 2 Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của Nhà nước năm 2009 quy định: “Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất,ton thất vẻ tinh than (sau đây gọi chung là người bị thiệt hại) trong cáctrường hợp quy định tại Luật này thì được Nhà nước bôi thường ”
d) Yếu tổ “công vụ” trong quan hệ về trách nhiệm BTTH của Nha nướcChế định pháp luật về trách nhiệm BTTH của Nhà nước chỉ điều chỉnh
trong trường hợp Nhà nước gây thiệt hại trái pháp luật cho cá nhân, t6 chứckhi nhân danh quyên lực công - tức là Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bồithường cho trường hợp gây ra thiệt hại khi công chức thực thi công vụ Tuy
nhiên, hiểu thế nào về khái niệm “công vụ” có ý nghĩa quan trọng vì đây là
một trong những yếu tố quyết định việc có phát sinh hay không phát sinhtrách nhiệm BTTH của Nhà nước Ngoài ra, “công vụ” có gì khác với “công
việc” trong chế định trách nhiệm bồi thường của pháp nhân đối với thiệt hại
gây ra khi thực hiện “công việc” của pháp nhân? Xét ở góc độ xã hội hóa hoạt
động quản lý Nhà nước, theo đó nhiều tổ chức (không phải là cơ quan, tổchức của Nhà nước) trong xã hội được Nhà nước giao một số nhiệm vụ quản
lý nhất định thì liệu những hành vi này có được coi là công vụ hay không? Cóhọc giả khang định răng cần phải coi những hành vi “mang tính chất hành vi
công quyền” do “các cơ quan và tổ chức không phải là bộ phận hữu cơ của bộmáy Nhà nước” nếu gây thiệt hại thì cũng phát sinh trách nhiệm BTTH củaNhà nước [29].
Xét trên phạm vi hoạt động cua Nhà nước có thê phân hoạt động củaNhà nước trên ba lĩnh vực: lập pháp, hành pháp và tư pháp; Xét theo tiêu chí
có thực hiện hay không chức năng chính của Nhà nước thì có thể chia hoạtđộng của Nhà nước thành: Hoạt động trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chứcnăng chính của Nhà nước; hoạt động kinh tế (thông qua hoạt động đầu tư củaNhà nước vào các doanh nghiệp Nhà nước); các hoạt động dân sự khác (nhưhoạt động mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ việc thựchiện chức năng chính của Nhà nước) Trong những hoạt động trên chỉ có
Trang 21nhóm hoạt động thứ nhất thì trong đó công chức mới nhân danh quyền lực
công khi thực hiện Đối với những hoạt động còn lại thì Nhà nước tham gia
với tư cách một chủ thé bình dang với chủ thé còn lại trong quan hệ pháp luật
Vì vậy, như đã khang định là trong những mối quan hệ bình dang này thì phápluật tư sẽ điều chỉnh mà không cần một chế định đặc biệt điều chỉnh
“Công vụ” cũng có sự khác biệt nhất định so với công việc trong chếđịnh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của pháp nhân Trong chế định này
pháp nhân phải bồi thường cho mọi thiệt hại gây ra khi thực hiện các công
việc của pháp nhân, mà những công việc này không nhất thiết phải thuộc về
chức năng hoạt động chính của pháp nhân.
“Công vụ” theo quy định tại Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008
là: “việc thực hiện nhiệm vụ, quyên hạn của cán bộ, công chức theo quy định
của Luật này và các quy định khác có liên quan `.
Như vậy, hoạt động công vụ, hay nói một cách đầy du là hành vi côngquyên, là những hành vi trực tiếp hoặc nhằm thực hiện chức năng chính củaNhà nước là chức năng quản lý xã hội Chỉ những hành vi mang tính chấtquyền lực nào trực tiếp hoặc nhăm chức năng quản lý nhà nước được thựchiện không vì lợi ích cá nhân mà thực hiện vì lợi ích cộng đồng tập thé, xã hội
mới được coi là công vu.
ä) Công chức trong quan hệ về trách nhiệm BTTH của Nhà nước
Trong pháp luật Việt Nam, các thuật ngữ “cán bộ”, “công chức “được
sử dụng để phân biệt rõ vị trí, vai trò của từng nhóm công chức trong bộ máy
Nhà nước nhưng về cơ bản, họ đều là công chức - theo nghĩa rộng - làm việccho Nhà nước Công chức là “cánh tay nối đài” của Nhà nước, trực tiếp thực
hiện các công việc của Nhà nước trong đó có những công việc được gọi là
công vụ Đề được trở thành công chức phải đáp ứng được những điều kiện đặt
ra cho mỗi cá nhân Vẫn dé đặt ra là néu công vụ được thực hiện bởi những cá
nhân không phải là công chức thì liệu khi đó những cá nhân này có được coi
là công chức theo nghĩa rộng hay không? Thực tiễn Việt Nam cho thấy, rất
Trang 22nhiều trường hợp mà cá nhân thực hiện “công vụ” không phải là công chức.
Chang hạn, việc công dân tham gia dập tắt đám cháy cùng lực lượng cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy; công dân tham gia truy bắt tội phạm cùng lực lượng cảnhsát điều tra trong trường hợp phạm tội quả tang; một bác sĩ hành nghề tư nhânnhưng được Nhà nước thuê tham gia thực hiện chương trình y tế quốc gia Những cá nhân này nếu trong quá trình thực hiện công vụ mà Nhà nước phân
công gây thiệt hại cho cá nhân, tô chức khác thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai?
Vì vậy, đặt trong phạm vi chế định trách nhiệm BTTH của Nhà nướccần phải hiểu khái niệm “công chức” theo nghĩa rộng nhất Theo đó, côngchức bao gồm tất cả ai thực hiện công vụ mà Nhà nước phân công, hoặc côngviệc mà pháp luật quy định khi một cá nhân thực hiện nhân danh quyền lựccông Cách hiểu công chức theo nghĩa rộng này đã được cụ thê hóa trong Luật
trách nhiệm bôi thường của Nhà nước năm 2009 tại khoản 1 Điều 3: “Người
thi hành công vụ là người được bau cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bồ nhiệmvào mot vị tri trong cơ quan nhà nước dé thực hiện nhiệm vụ quản lý hànhchính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩmquyên giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hànhchính, tô tụng, thi hành an”
1.1.3 Sơ lược lịch sử hình thành chế định về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
a) Sơ lược lịch sử hình thành chế định về trách nhiệm bồi thườngcủa Nhà nước ở một số nước trên thé giới
Chế định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước là một van đề còn rấtmới cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn pháp luật thực định trên thé giới Lich
sử chế độ chính trị phải BTTH cho dân chúng có thể chia thành ba thời kỳ
Đầu tiên, là thời kỳ chế độ chính trị quân chủ chuyên chế, quyền lực
nằm hoàn toàn tuyệt đối trong tay vua, gắn mật thiết với thần quyền: “Nha
nước là ta”; “Thiên ha là của tram”; “Nhà vua không bao giờ làm sai, vànhà vua không chịu trách nhiệm gì cả” Đó là tập hợp những thành ngữ
Trang 23giải thích tại sao Vua/Nha nước của chế độ chính tri phi dan chủ không
phải BTTH.
Thời kỳ thứ hai, khi chế độ dân chủ tư sản thay thế cho chế độ chính trịphong kiến chuyên chế, thần quyền với sự xuất hiện của Nhà nước phápquyên thì chế độ bồi thường mới có thể đặt ra, nhưng vẫn còn những khoảng
trống sáng tôi cho sự bôi thường của Nhà nước Đó là những quyên miễn trừcủa Nhà nước, của những quan chức cao cấp của Nhà nước
Thời kỳ thứ ba, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, lý luận và nhữngthể chế về BTTH của nhà nước ngày càng hoàn bị Các Nhà nước tư bản phát
triển đã lần lượt ban hành các đạo luật về BTTH cho người dân, khi cơ quan
công quyền của họ xâm phạm đến quyền lợi của công dân Ví dụ, Luật bồi
thường của Hoa Ky năm 1946; Luật bồi thường của Nhật Bản năm 1947; Luậtbồi thường thiệt hại của Hàn Quốc năm 1967 [53, tr.270]
Nhật Bản là nước mà pháp luật về trách nhiệm BTTH của Nhà nước
được sử dụng rất hiệu quả Quá trình hình thành lĩnh vực pháp luật này cũng
rất phức tạp Trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở Nhật Bản đãtồn tại hệ thống giải quyết các khiếu kiện đối với Nhà nước Tuy nhiên, hệ
thống này là hệ thống về trách nhiệm không thuộc Nhà nước, theo đó các yêucầu về bồi thường Nhà nước sẽ không được giải quyết và do vậy, các đương
sự phải khởi kiện theo thủ tục tố tụng tư pháp; kết quả là các hành vi vi phạm
pháp luật của các quan chức Nhà nước được nhìn nhận như là hành vi của các
cá nhân đơn thuần [3, tr.425] Sau chién tranh thé giới lần thứ hai, Nhật Bản
ban hành Hiến pháp năm 1947, Điều 17 Hiến pháp quy định: “Mọi người có
quyên yêu cầu Nhà nước hoặc co quan công quyền bồi thường thiệt hại mà họ
phải gánh chịu do những hành vi trai pháp luật của các quan chức Nhà nước
gây ra theo quy định của pháp luật” Đây chính là cơ sở pháp lý rất quan trọng
để người dân Nhật Ban có thé tự bảo vệ quyền lợi của mình va cũng như cơ
sở Hiến định quan trọng để xây dựng các đạo luật về trách nhiệm BTTH củaNhà nước Năm 1947, Nghị viện Nhat Bản đã thông qua Luật bồi thường Nhà
Trang 24nước Đạo luật này tuy chỉ có 6 (sáu) điều luật nhưng đã khăng định được ý
nghĩa to lớn của nó Nội dung cụ thé của Luật bao gồm: Điều 1: Điều kiện
phat sinh trách nhiệm BTTH của Nhà nước va điều kiện phát sinh trách nhiệmbồi hoàn của công chức nhà nước (hay trách nhiệm BTTH xảy ra do thực hiệncông quyền); Điều 2: Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp có thiệt hạixảy ra đối với người dân do những sai sót trong việc xây dựng hoặc quản lýcác con đường, sông và các phương tiện công cộng khác (hay trách nhiệm bồithường xảy ra do khiếm khuyết trong xây dựng và quản lý công trình côngcộng); Điều 3: Trách nhiệm của từng cá nhân cụ thé quy định tại hai trường
hợp trên; Điều 4: Việc áp dụng đồng thời Bộ luật dân sự khi giải quyết các
quan hệ bồi thường Nhà nước; Điều 5: Việc áp dụng các đạo luật khác trongtrường hợp những đạo luật đó có quy định về trách nhiệm BTTH của Nhànước trong lĩnh vực riêng biệt; Điều 6: Về nguyên tắc có đi có lại, cụ thể là
trong trường hợp người nước ngoài bị thiệt hại trong trường hợp nào sẽ được
bồi thường Các khiếu kiện yêu cầu Nhà nước bồi thường được coi là các vụ
kiện dân sự [3, tr.454], nên các quy định của Bộ luật Dân sự Nhat Ban sẽ
được viện dẫn áp dụng trong trường hợp cần thiết
Luật bồi thường nhà nước của Nhật Bản tuy đơn giản nhưng việc ápdụng lại rất linh hoạt vì Tòa án Nhật Ban có thắm quyền rất lớn trong việc
giải thích và áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ việc cụ thé Năm 1950,Nghị viện Nhật Bản tiếp tục ban hành Luật Đền bù Hình sự Theo đó, quy
định trách nhiệm đền bù tổn thất của Nhà nước đối với những người bị thiệt
hại trong hoạt động tố tụng hình sự Tuy nhiên, đạo luật này chỉ áp dụng cho
trường hợp mà nạn nhân đã được chuyên sang giai đoạn xét xử ở Tòa án và
được Tòa án phán quyết là trắng án và đạo luật này nhằm mục đích áp dụngcho những hành vi của cơ quan tiến hành tố tụng ma không xem xét đến yếu
tô lỗi của người trực tiếp thực hiện hành vi tố tụng Giải thích cho van đề này,
các chuyên gia Nhật Bản khăng định: đây là một trong những đạo luật nham
áp dung cho trường hợp: hành vi can thiết phải làm va hành vi này không trái
Trang 25pháp luật; hành vi cần thiết mà Nhà nước đã thực hiện dù cần thiết và hợppháp song không thể tránh được việc gây ra tôn thất cho ai đó; việc gây ra tonthất được coi như việc một người chịu thiệt thòi vì lợi ích chung và vì vậyNhà nước có biện pháp, chính sách đền bù thỏa đáng [42, tr.5-6] Trong lĩnh
vực tố tụng hình sự, Bộ Tư pháp Nhật Bản cũng đã ban hành quy tắc về bồithường cho những người bị tình nghi, theo đó những người là nạn nhân của
hoạt động điều tra, truy tố nhưng được chấm dứt hoạt động tố tụng mà chưa
chuyên sang giai đoạn xét xử ở Tòa án thì cũng sẽ được đến bu
Một quốc gia châu Âu có hệ thống pháp luật rất phát triển là Cộng hòa
liên bang Đức nhưng nước này không có hệ thống pháp luật rõ ràng về tráchnhiệm BTTH của Nhà nước Năm 1981, quốc gia Tây Đức cũ ban hành Luật
về trách nhiệm Nhà nước Tuy nhiên, sau đó đạo luật này bị tuyên là trái Hiến
pháp và vì vậy không có hiệu lực thi hành Năm 1969, Cộng hòa dân chủ Đức
trước đây đã ban hành Luật về trách nhiệm bồi thường Nhà nước Luật nàyđược áp dụng trên lãnh thổ Cộng hòa dân chủ Đức cho đến khi thống nhấtnước Đức năm 1990 Sau khi thống nhất nước Đức, một số nội dung của Luậtnày được một số bang của Cộng hòa liên bang Đức tiếp nhận và chuyên thànhpháp luật của tiêu bang ở Cộng hòa liên bang Đức Hiện nay, việc xét xử củaTòa án đối với các yêu cầu bồi thường nhà nước thực hiện trên cơ sở Điều 34Hiến pháp Đức và Điều 839 Bộ luật Dân sự Đức về trách nhiệm của côngchức do vi phạm trách nhiệm công vụ [53, tr.262].
Trung Quốc - quốc gia láng giềng của Việt Nam có hệ thống pháp luật
về trách nhiệm BTTH của Nhà nước đã được định hình, 6n định Văn bản
pháp luật hiện nay được áp dụng để giải quyết các yêu cầu bồi thường Nhànước của Trung Quốc là Luật về trách nhiệm BTTH của Nhà nước được Quốc
hội Trung Quốc thông qua ngày 12/5/1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/1995 Trước khi có Luật này, nhiều văn bản pháp luật Trung Quốc có
quy định về trách nhiệm bồi thường Nhà nước Cụ thé là Quy chế quản lý tạmthời cảng biển Trung Quốc năm 1954; Luật hợp đồng kinh tế năm 1981; Quy
Trang 26chế về cơ quan xử lý hành chính đối với công an năm 1986; Luật sửa đôi Luật
Tố tụng hình sự năm 1986; Luật Tố tụng hành chính năm 1989
Luật bồi thường Nhà nước Trung Quốc quy định trách nhiệm của Nhànước Trung Quốc trong trường hợp các cơ quan nhà nước gây thiệt hại tráipháp luật cho cá nhân, tô chức Phạm vi áp dụng của Đạo luật này loại trừ lĩnh
vực lập pháp Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vựchành chính và tư pháp hình sự mới thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này[22] Khác với Luật bồi thường Nhà nước của Nhật Bản, Luật bồi thường Nhà
nước của Trung Quốc lại quy định rất chi tiết và cụ thé các vẫn dé, ví dụ: cáctrường hop được bồi thường do xâm phạm quyên nhân thân (Điều 3); cáctrường hợp được bồi thường do xâm phạm về tài sản (Điều 4); các trường hợpNhà nước không phải bồi thường (Điều 5) Ngoài ra dé áp dụng luật này trênthực tiễn, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành: “Một số biện pháp quản lý
kinh phí bồi thường Nhà nước” theo đó đã quy định cơ quan tài chính Nhà
nước các cấp có trách nhiệm chi trả kinh phí bồi thường Nhà nước, Tòa ánnhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ban hành văn
1959, Điều 29 Hiến pháp 1959 quy định: “Người bị thiệt hại về hành vi vi
phạm pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước có quyền được bồithường” [31].
Hiến pháp năm 1980 khăng định pháp luật bảo hộ tính mạng, danh
dự và nhân phẩm của công dân bên cạnh việc xác định mọi hành động xâmphạm quyền lợi chính đáng của công dân phải được kịp thời sửa chữa và xử
lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường (Điều 70 vàĐiều 73)
Trang 27Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1980, Điều 24 Bộ luật Tổ tụng
hình sự năm 1988 quy định:
“Công dân có quyền khiếu nại và tố cáo những việc làm trái pháp luậtcủa cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án hoặc bất kỳ cá nhân nào thuộc
cơ quan đó.
Cơ quan có thâm quyền phải xem xét và giải quyết nhanh chóng các
khiếu nại và tố cáo, thông báo bằng văn bản kết quả cho người khiếu nại và
có biện pháp khắc phục
Cơ quan đã làm oan phải khôi phục danh dự, quyền lợi và bồi thường
cho người bị thiệt hại Cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự” [33].
Hiến pháp năm 1992 tiếp tục khăng định nguyên tắc: “Mọi hoạt độngxâm phạm lợi ích Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân đều bị xử lý
theo pháp luật” (Điều 12), nhưng đã phân biệt hai loại trách nhiệm: Điều 72
quy định trách nhiệm của cơ quan tố tụng: “Người bị giam giữ, bị truy tố, xét
xử trái pháp luật có quyền được BTTH về vật chất và phục hồi danh dự.Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hạicho người khác phải bị xử lý nghiêm minh” Điều 74 quy định “Mọi hành vixâm phạm quyên lợi ích hợp pháp của tập thé va của công dân phải được xử
lý nghiêm minh Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất vàphục héi danh dự”
Trên cơ sở nguyên tắc chung của Hiến pháp năm 1992 về việc bảo hộquyên lợi của t6 chức, cá nhân và TNDS của người có hành vi gây thiệt hại, dé
xác định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm này và khắc phục tồn tại trước đây, BLDSnăm 1995 đã quy định trách nhiệm bôi thường do người có thâm quyền của cơquan tiến hành tổ tụng gây ra Cụ thé: Điều 624 BLDS năm 1995 quy định:
“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thâm
quyền của mình gây ra trong khi thi hành công vụ; trong khi thực hiện nhiệm
vụ điêu tra, truy tô, xét xử và thi hành án.
Trang 28Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người đã gây thiệt
hại phải bồi hoàn khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại
theo quy định của pháp luật, nêu người có thâm quyền đó có lỗi trong khi thi
hành công vụ”.
Cụ thé hóa quy định của BLDS năm 1995, ngày 03/5/1997 Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 47-CP về giải quyết BTTH do công chức, viên chứcNhà nước, người có thâm quyền trong co quan tiến hành tổ tụng gây ra
Đề thực hiện các quy định của Nghị định 47-CP các cơ quan có thầm
quyền quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đã ban hành nhiều văn
bản hướng dẫn như: Thông tư số 54/1998/TT-TCCP ngày 04/6/1998 của Ban
Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) hướng dẫn thực hiện một số nộidung Nghị định 47-CP; Thông tư số 38/1998/TT-BTC ngày 30/3/1998 của BộTài chính hướng dẫn về việc lập dự toán ngân sách nhà nước cho BTTH docông chức, viên chức người có thâm quyén của cơ quan Nhà nước, cơ quantiễn hành tố tụng gây ra
Mặc dù đã có một số văn bản dưới luật quy định tương đối cụ thể vềlĩnh vực bồi thường Nhà nước song thực tiễn cho thấy số vụ việc đòi Nhànước bôi thường phát sinh ngày càng nhiều, tinh chất ngày càng phức tạp,hiệu quả giải quyết còn nhiều hạn ché, đặc biệt là van đề BTTH cho người bịoan, sai do người có thâm quyền trong hoạt động tô tụng gây ra Trước thựctrạng đó, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt quan tâm, Bộ chính trị đã ban hànhChỉ thị số 53 - CT/TW ngày 21/3/2000 về một số công việc cấp bách của các
cơ quan tư pháp cần thực hiện trong năm 2000, chỉ rõ:
“Cùng với việc phát hiện và chú trọng giải quyết kịp thời các vụ án có
dau hiệu oan, sai, cần khan trương nghiên cứu xây dựng co chế, chính sách déBTTH với các trường hợp bị oan, sai do cơ quan tiến hành tố tụng gây ra
Việc bồi thường thiệt hại cần thực hiện đúng trình tự thủ tục đối với
từng trường hợp cụ thể; những tài sản đã bị tịch thu, kê biên sai thì cần hoàntrả ngay; cần làm rõ cơ sở pháp lý, trách nhiệm giữa tập thể và cá nhân; phân
Trang 29định trách nhiệm của từng cơ quan và cá nhân tiễn hành tố tụng và mức độthiệt hại về dân sự do việc làm oan sai gây ra ”[12].
Năm 2002 Bộ chính trị ban hành Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày
02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thờigian tới, trong đó đặt ra yêu cầu: “ khan trương ban hành và thực hiệnnghiêm túc các văn bản pháp luật về BTTH đối với những trường hợp oan,sai trong hoạt động tố tung; nghiên cứu xây dựng quỹ bồi thường thiệt hại
về tư pháp ”
Quán triệt đầy đủ các yêu cầu của Chỉ thị số 53 - CT/TW và Nghị quyết
số 08 - NQ/TW của Bộ chính trị, ngày 17/3/2003, Uy ban thường vụ Quốc hội
đã ban hành Nghị quyết số 388/2003/NQ - UBTVQHII về Bồi thường thiệthại cho người bị oan do cơ quan có thâm quyền trong hoạt động tố tụng gây
ra Nhằm tạo sự thống nhất trong việc áp dụng những quy định trong Nghịquyết số 388 các cơ quan quản ly Nhà nước có liên quan đã ban hành Thông
tư liên tịch số 01/2004/TTLT-VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTCngày 25/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 388 Thông tư liên tịch số
01 này đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư liên tịch số VKSNDTC-BCA-TANDTC-BTP-BQP-BTC ngày 22/11/2006 của Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Bộ công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ
04/2006/TTLT-Quốc phòng, Bộ Tài chính về BTTH cho người bị oan do người có thẩm
quyên trong hoạt động tô tụng hình sự gây ra Nội dung của Thông tư đã xácđịnh rõ chủ thé trong tố tụng hình sự do bị khởi to, truy tố, xét xử oan nhưngsau đó đã có bản án, quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyền cónhững căn cứ xác định người đó bị oan, thì người bị khởi tố, truy tố, xét xửoan được BTTH về những thu nhập bị mat do phải chấp hành hình phat oan
và khoản tiền tổn thần về tinh than của người bị oan
Ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Bộluật Tố tụng hình sự năm 2003, sửa đổi, bổ sung co bản, toàn diện các quyđịnh tố tụng hình sự của nước ta cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn Trên cơ
Trang 30sở nghiên cứu những van dé bồi thường cho người bị oan quy định trong Nghịquyết số 388, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã ghi nhận quyền được
BTTH và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan trở thành nguyên tắc
cơ bản của Bộ luật Tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
“Người bi oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tổ tụng hình sựgây ra có quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi
Cơ quan có thâm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự đã làm oan
phải BTTH và phục hồi danh dự quyền loi cho người bị oan; người đã gâythiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho cơ quan có thấm quyên theo quy địnhcủa pháp luật.” [36]
BLDS năm 2005 (thay thế BLDS năm 1995) - Bộ luật điều chỉnh lĩnhvực rộng lớn các quan hệ dân sự của cá nhân, pháp nhân, tô chức và tiếp tục
ghi nhận trách nhiệm BTTH của cán bộ, công chức, người có thâm quyền của
cơ quan tô tụng Cụ thê:
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại docán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán
bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếucán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ (Điều 619) [38]
Cơ quan tiến hành tố tụng phải bôi thường thiệt hại do người có thâm quyềncủa mình gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng
Cơ quan tiến hành t6 tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thâm quyền
đã gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu
người có thâm quyền có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ (Điều 620) [38]
Các quy định pháp luật về BTTH của Nhà nước nêu trong các văn bảnpháp luật nêu trên, mặc dù có nhiều điểm tiến bộ song các quy định đó vẫn
còn phân tán, không có hệ thống và hiệu lực pháp lý của văn bản điều chỉnhtrực tiếp có giá trị thấp, phạm vi bồi thường Nhà nước hẹp, cơ quan có tráchnhiệm giải quyết bồi thường được xác định một cách phân tán, thủ tục giải
Trang 31quyết bồi thường chưa có quy định thống nhất và hạn chế quyền của bên bị
thiệt hại, các loại thiệt hại được Nhà nước quy định chung chung, chưa cụ thé
và khó áp dụng, trách nhiệm hoàn trả của công chức chưa được quy định rõràng và chưa có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với công chức Dé khắc phụccác hạn chế nêu trên, ngày 18/6/2009 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định một cách toàn diện đầy
đủ về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt
hai do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động QLHC, tố tụng, thi hành
án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyên, nghĩa vụ cá nhân, tô chức bithiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công
vụ đã gây ra thiệt hại.
1.1.4 Ý nghĩa của chế định trách nhiệm BTTH của Nhà nước
Chế định trách nhiệm BTTH của Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng về
lý luận cũng như thực tiễn, thể hiện ở những nội dung sau:
* Bu dap ton thất, khôi phục quyén và lợi ích chính đáng của cánhân, tổ chức
Pháp luật bảo hộ tài sản, tính mạng, sức khoẻ của cá nhân và tài sản của
tổ chức nên khi có hành vi gây thiệt hại cho các cá nhân hoặc người của tổchức thì người bị thiệt hại có quyền yêu cầu BTTH hoặc yêu cầu Toà án giảiquyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh Do vậy, khi cán bộ,công chức của Nhà nước gây thiệt hai thì người bị thiệt hai can phải được bảo
vệ như các trường hợp khác.
Đúng như tên gọi của nó, trách nhiệm BTTH của Nhà nước trước hết
là dé bù đắp lại những tổn thất, mat mát về nhân thân, tài sản, đồng thời
khôi phục lại các quyền, lợi ich hợp pháp cho người bị thiệt hại Sở di việc
BTTH có ý nghĩa là một sự bù đắp tôn thất về tài sản, sức khoẻ, tính mạng,
danh dự, uy tín, nhân phẩm là vì không phải trong mọi trường hợp đều cóthể xác định chính xác mức độ thiệt hại, nhất là đối với những thiệt hại về
Trang 32tinh thần vốn di không thé định lượng dé “guy ra tién” được Ngay cả đôivới những thiệt hại về tài sản, trong nhiều trường hợp, sự bù đắp không
thể ngang bằng được với những mắt mát, tôn thất mà chỉ là tương đối Vớinhững tôn thất về tinh thần, sự bù đắp của việc BTTH thực chất chỉ cótính chất tượng trưng, mang ý nghĩa động viên an ủi, chia sẻ nỗi đau đớn,mat mát mà người bị thiệt hại hoặc người thân của họ phải gánh chịu, góp
phan giúp cho người bị thiệt hại ôn định lại cuộc sống sau những gì đãphải chịu đựng.
Bên cạnh đó, việc BTTH cho người bị thiệt hại không chỉ đơn thuần là
bù đắp, đền bù tốn thất về vật chất hoặc tinh thần mà bằng việc thực hiện
trách nhiệm BTTH này, Nha nước phải có các biện pháp khôi phục kip thờicác quyên, lợi ích hợp pháp cũng như danh dự, uy tín cho công dân, làm sao
dé người bị thiệt hại có thé quay trở lại với tình trạng trước khi thiệt hại xảy ravới đầy đủ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ Dĩ nhiên, cũng như việc bù
đắp thiệt hại về nhân thân và tài sản, việc khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp
cho người bị thiệt hại cũng chỉ mang tính chất tương đối, mang ý nghĩa độngviên, an ủi bởi trên thực tế có những quyên bị mat đi thì không thé khôi phục
lại được.
* Bảo đảm quyên bình đẳng giữa cơ quan công quyên và cá nhân, tổ
chức trong quan hệ pháp luật dân sự
Khi người của cơ quan công quyền thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích quốc
gia, cho dù người này có lỗi hay không có lỗi trong việc gây thiệt hại cho chủ
thê khác, thì trách nhiệm bồi thường thuộc về Nhà nước Nguyên tắc này bảođảm quyền bình đăng của các chủ thể trong quan hệ xã hội và pháp luật Nhànước không thê không có trách nhiệm đối với những thiệt hại của chủ thê
khác do người đại diện của mình gây ra Trong trường hợp này, Nhà nước với
tư cách chủ thé chịu trách nhiệm bồi thường, người bị thiệt hại là người cóquyền yêu cầu Nhà nước BTTH Đây là nguyên tắc bình dang giữa các chủ
thé trong quan hệ dân sự
Trang 33* Nâng cao trách nhiệm cua cơ quan thực thi pháp luật
Hoạt động của bộ máy Nhà nước được tạo thành bởi các hoạt động cụthé của những cá nhân có thâm quyên trong từng cơ quan Nhà nước, với tưcách là con người trong cuộc sống không thé tránh khỏi sai lầm Do nhiều
nguyên nhân chủ quan, khách quan khác nhau, việc thực hiện không đúng các
quy định của pháp luật của người thi hành công vụ rất dé xảy ra Xác địnhtrách nhiệm của Nhà nước trong việc BTTH là nhằm nâng cao trách nhiệmcủa các cơ quan công quyên trong hoạt động nghiệp vụ phải tôn trọng quyềnlợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, t6 chức Đồng thời, xác định trách
nhiệm BTTH của Nhà nước còn nhằm củng cố lòng tin của nhân dân, nângcao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan công quyền chịu tráchnhiệm trước dân, bảo vệ Nhà nước của dân, do dân và vì dân Qua đó, loại bỏ
được hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn, cố ý làm trái gây mat lòng tin
trong nhân dân của các cá nhân ra khỏi co quan công quyền
* Xây dung Nhà nước pháp quyên Việt Nam của dân, do dân va vi dânMột trong những đặc điểm quan trọng, cơ bản nhất của Nhà nước phápquyên xã hội chủ nghĩa là “tinh toi thượng của pháp luật”, hay nói cách khác,mọi cơ quan, t6 chức và cá nhân công dân đều bình dang trước pháp luật,pháp luật là thước đo cơ bản quyết định địa vị pháp lý cũng như các quyền vànghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật Trong Nhànước pháp quyền, không có hiện tượng người dân làm sai thì phải gánh chịu
hậu quả, còn công chức Nhà nước, cơ quan Nhà nước làm sai lại được miễn
trừ trách nhiệm Những thiệt hại về nhân thân, tài sản mà một cá nhân côngdân nao đó phải gánh chịu dù là hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật của một cá nhân công dân khác hay một công chức Nhà nước, cơ quan Nhà
nước thì đều phải được xem xét bồi thường thoả đáng theo những nguyên tắcbồi thường mà pháp luật quy định Xét ở góc độ môi quan hệ giữa Nhà nước
với công dân, việc cơ quan Nhà nước công khai xin lỗi dân vì những sai sótcủa mình, BTTH vé vật chất và tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu
Trang 34chứng tỏ Nhà nước tôn trọng dân hơn Những hành động bồi thường và xinlỗi này của Nhà nước sẽ thúc đây ý thức dân chủ của người dân, động viên
tỉnh thần trách nhiệm của người dân trong việc củng cô xây dựng Nhà nước,
khắc phục tình trang dân bang quan, né tránh cơ quan Nhà nước
Chính vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện chế định trách nhiệm bồithường của Nhà nước sẽ góp phần tăng cường dân chủ trong các hoạt độngcông quyền, bảo đảm nguyên tắc mọi chủ thể đều bình dang trước pháp luật
về quyền và nghĩa vụ, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, góp phần xâydựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân.
1.2 Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, hoạt động quản lý hành chính Nhà nước
1.2.1 Khai niệm cơ quan quan lý hành chính Nhà nước
Cơ quan quản lý hành chính (CQQLHC) Nhà nước là một bộ phận của
bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành
chính (QLHC) Nhà nước Cũng như các cơ quan khác trong bộ máy Nha
nước, CQQLHC Nhà nước có cơ cau tô chức riêng dé thực hiện chức năng,
nhiệm vụ của mình trên cơ sở quy định của pháp luật, hoạt động trên một đơn
vị hành chính - lãnh thổ hay trên một lĩnh vực nhất định
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQQLHC Nhà nước do Hiếnpháp, Luật, Pháp lệnh và nhiều văn bản đưới luật quy định Mặt khác, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQQLHC Nhà nước còn do vị trí, tính chất
của nó trong hệ thống các cơ quan Nhà nước quyết định Trong đó, quyền hạncủa CQQLHC Nhà nước là phương tiện pháp lý cần thiết mà Nhà nước quy
định đề thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao
Cơ quan QLHC Nhà nước có hệ thống thống nhất từ trung ương đếnđịa phương, đứng đầu hệ thống đó là Chính phủ - cơ quan chấp hành củaQuốc hội, CQQLHC Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
Trang 35CQQLHC Nhà nước có thâm quyền chung (Chính phủ, UBND các cấp)
do cơ quan quyên lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp) lập ra
Do vậy các cơ quan này chịu sự giám sát trực tiếp của cơ quan quyền lực Nhànước, chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan quyên lực Nhà nước cùng cấp
Với tư cách là cơ quan nhà nước, một bộ phận cầu thành của bộ máy
Nha nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, CQQLHC Nhà nước mang
đầy đủ các dấu hiệu chung của cơ quan nhà nước
Ngoài những dấu hiệu chung, CQQLHC Nhà nước có những dấu hiệuriêng (những đặc thù) Căn cứ vào những dấu hiệu riêng đó có thể phân biệt
CQQLHC Nhà nước với các cơ quan nhà nước khác như sau:
Thứ nhất CQQLHC Nhà nước có chức năng QLHC nhà nước, thựchiện hoạt động chấp hành - điều hành trên mọi lĩnh vực đời song xã hội, từlĩnh vực QLHC - chính trị đến lĩnh vực quản lý kinh tế, văn hoá xã hội CQQLHC Nhà nước có thâm quyền chung được cơ quan quyên lực nhà nướccùng cấp trực tiếp lập ra Do vậy, CQQLHC Nhà nước là cơ quan chấp hànhcủa cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp Các cơ quan khác trong bộ máy
hành chính nhà nước không do cơ quan quyền lực nha nước trực tiếp lập nên,
nhưng về nguyên tắc vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhànước và phải chấp hành luật, nghị quyết của cơ quan quyên lực nhà nước
Hoạt động chấp hành điều hành của CQQLHC Nhà nước là hình thứchoạt động chủ yếu dé đưa văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước
vào thực tiễn quản lý nhà nước Trong khi đó, các cơ quan nhà nước khác chỉtham gia hoạt động QLHC trong phạm vi, lĩnh vực nhất định nhằm tạo điều kiện
cần thiết cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của minh Vi du: Tòa án nhân
dân các cấp, Viện kiểm sát nhân dân các cấp dé thực hiện chức năng đã đượcpháp luật quy định có hoạt động QLHC trong công tác tô chức nội bộ
Thứ hai, mỗi CQQLHC Nhà nước có một phạm vi thâm quyền nhất
định được giới han trong lĩnh vực QLHC nhà nước do pháp luật quy định(Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tô chức Hội đồng nhân dân và Ủy
Trang 36ban nhân dân, các Nghị định của Chính phủ quy định chức nang nhiệm vu,
quyền han và tô chức bộ máy của các bộ cơ quan ngang bộ ) và trong phạm
vi thâm quyên của mình cơ quan độc lập hành động
Tứ ba, chỉ các CQQLHC Nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ sởtrực thuộc Các đơn vi cơ sở này góp phần tích cực vào việc thực hiện chứcnăng cơ bản của CQQLHC Nhà nước Vi du: các trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu
Tom lại, cơ quan quản lý hành chỉnh nhà nước là bộ phận cầu thành
của bộ máy nhà nước, trực thuộc cơ quan quyền luc nhà nước mot cách trựctiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi tham quyền của mình thực hiện hoạt độngchấp hành - diéu hành và tham gia vào các quan hệ quản lý nhân danh quyên
luc nhà nước [49, tr.203].
1.2.2 Khai niệm hoạt dong quan lý hành chính nhà nước
QLHC nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực
hiện trước hết và chủ yếu bởi các CQQLHC Nhà nước, có nội dung là đảmbảo sự chấp hành pháp luật, pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhànước, nhằm tô chức và chỉ đạo một cách trực tiếp, thường xuyên công cuộc
xây dựng kinh tế, văn hóa - xã hội và hành chính - chính trị Nói cách khác,QLHC nhà nước là hoạt động chấp hành - điều hành của Nhà nước
Tính chất chấp hành thể hiện ở mục đích của QLHC nhà nước là để
đảm bảo thực hiện trên thực tế các văn bản pháp luật của các cơ quanquyền lực nhà nước đều được tiến hành trên cơ sở pháp luật và để thực
hiện pháp luật.
Tính chất điều hành của QLHC nhà nước thé hiện ở chỗ để đảm bảocho các văn bản pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước được thực hiện
trên thực tế, các chủ thé của QLHC nhà nước phải tiến hành hoạt động tô
chức và chỉ đạo trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc quyền
Trong quá trình điều hành, CQQLHC Nhà nước có quyên nhân danh
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật để đặt ra các quy phạm pháp luật
Trang 37hay các mệnh lệnh cụ thé bắt buộc các đối tượng quản lý có liên quan phải
thực hiện.
Như vậy, các chủ thể của QLHC nhà nước sử dụng quyền lực Nhànước dé tổ chức và điều khiển hoạt động của các đối tượng quản lý Qua đó,
thể hiện một cách rõ nét mối quan hệ “quyền lực - phục tùng” giữa chủ thể
quản lý và đối tượng quản lý
Hoạt động điều hành là một nội dung cơ bản của hoạt động chấp hànhquyền lực nhà nước, nó gắn với hoạt động chấp hành và cùng với hoạt động
chấp hành tạo thành hai mặt thống nhất của QLHC nhà nước
Hoạt động QLHC nhà nước được đặt dưới sự giám sát của cơ quan
quyền lực nhà nước nhưng vẫn mang tinh chủ động, sáng tạo Tính chủ động,sáng tạo của hoạt động QLHC nhà nước thể hiện rõ nét trong quá trình cácchủ thé của QLHC nhà nước đề ra chủ trương, biện pháp quan lý thích hợpđối với các đối tượng khác nhau, tạo điều kiện cho họ lựa chọn cách thức tốtnhất để hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở nghiên cứu, xem xét tình hình cụ thể
Tất cả các cơ quan nhà nước đều tiến hành hoạt động QHLC nhà nướcnhưng hoạt động này chủ yếu do CQQLHC Nhà nước thực hiện
Nhiệm vụ QLHC nhà nước được thực hiện trên thực tế thông quanhững hoạt động cụ thé khác nhau, những hoạt động cụ thé này rất phong phú
về nội dung và phức tạp về hình thức do nó được các chủ thể có nhiệm vụkhác ở các cấp quản lý khác nhau khác nhau tiến hành
Như vậy, hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấphành và điều hành của hệ thong hành chính nhà nước (Chính phủ và các cơquan hành chính nhà nước địa phương) dé thực thi quyền hành pháp nhằm
phục vụ nhan dân duy trì ổn định và phái triển xã hội theo quy định của luậtpháp nhà nước.
1.3 Các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà
nước trong hoạt động quản lý hành chính
Điều 619 BLDS năm 2005 quy định: “Co quan, tổ chức quan lý cản
bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ công chức của mình gây ra
Trang 38khi thi hành công vụ” Quy định này được coi là xuất phát điểm mở đườngcho các văn bản quy phạm pháp luật khác cụ thê hoá trách nhiệm BTTH củaNhà nước, trong đó có Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
Trách nhiệm BTTH của Nhà nước nói chung và trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động QLHC nhà nước nói riêng là một dạng của trách nhiệmBTTH ngoài hợp đồng nên về nguyên tắc cơ sở pháp lý để xác định trách
nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động QLHC nhà nước cũng phải tuântheo những nguyên tắc nhất định của BLDS về BTTH ngoài hợp đồng Tuy
nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợpđồng, trách nhiệm BTTH của Nhà nước còn mang nhiều nét đặc thù và phảidựa trên những căn cứ nhất định, cụ thể: Khoản 1 Điều 6 Luật Trách nhiệmbồi thường của Nhà nước quy định:
“1 Việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt độngquản lý hành chính, tô tụng dân sự, tô tụng hành chính, thi hành án phải có
các căn cứ sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyên xác định hành vi
của người thi hành công vụ là trai pháp luật và thuộc phạm vi trách nhiệm
bôi thường quy định tại các điều 13, 28, 38 và 39 của Luật này;
b) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công
vụ gây ra đối với người bị thiệt hại ”
Và căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động
QLHC được hướng dẫn cụ thé tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch SỐ
19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP ngày 26/11/2010 của Bộ Tư pháp, Bộ Tàichính, Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường củaNhà nước trong hoạt động quản lý hành chính (TTLT số 19) quy định:
“Trách nhiệm bôi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hànhchính chỉ phát sinh khi có ai các diéu kiện sau đây:
a) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyên xác định hành vi
của người thi hành công vu là trai pháp luật;
Trang 39b) Hanh vi trai pháp luật cua người thi hành công vụ thuộc phạm vitrách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật Trách nhiệm bôi
thường của Nhà nước.
c) Có thiệt hại thực té xay ra;
d) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra va hành vi trái
pháp luật của người thi hành công vụ ”
Như vậy, trách nhiệm BTTH của Nhà nước trong hoạt động QLHC nhà nước được hình thành khi hội đủ các yêu tô sau:
1.3.1 Có thiệt hại xảy ra
Thiệt hại được hiểu là “mat mát, hư hỏng nặng nề về người và của ”[56] Quan điểm truyền thống của pháp luật dân sự luôn coi thiệt hại là nhữngton thất có liên quan đến tài sản Tuy nhiên, theo quan điểm hiện nay thì thiệthại bao gồm không chỉ những ton thất về tài sản
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học của Trường Đại học Luật HàNội thì thiệt hại là: “ton thất về tinh mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sảncủa cá nhân, tổ chức được pháp luật bao vệ” [47, tr.1 18]
BLDS năm 1995 Điều 310 quy định: “Trách nhiệm bồi thường thiệt hạibao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và trách nhiệm bồithường thiệt hại về tinh thần” BLDS năm 2005 Điều 305 quy định: “Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật
chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp ton thất về tinh thần” Như vậy, về mặtkhoa học và luật thực định thì quan điểm phổ biến hiện nay về thiệt hại làthiệt hại bao gồm: thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh than [1, tr.12]
* Thiệt hại về vật chất
Thiệt hại về vật chất là thiệt hại về tài sản (tài sản bị mắt, bị huỷ hoại,
bị hư hỏng) và chi phí bỏ ra dé hạn chế, khắc phục thiệt hại cùng thu nhập bịmat, bi giam sut
Thiệt hại về vật chat vừa là những thiệt hai trực tiếp (là vật va lợi íchvật chất khác thuộc quyền của chủ thé) như vật có thực, tiền va các giấy tờ có
Trang 40giá (tài sản hữu hình), quyền nghĩa vụ với tài sản (đối tượng của quyền sở
hữu trí tuệ - tài sản vô hình) và vừa là những thiệt hại gián tiếp khác, xâm hại
các lợi ích khác như: lợi tức, hoa lợi hay thu nhập bị mất, bị giảm sút
* Thiệt hại về tỉnh thân
Tổn thất tinh thần chỉ được tính đến khi các quyền nhân thân của cá
nhân bị xâm phạm (tinh mang, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm, uy tín, quyền tự
do đi lại, các quyền nhân thân khác) Tổn thất về tinh thần không được tínhcho trường hợp tai sản bị xâm phạm.
Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp ly cho việccứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mat, bị giảm sút của
người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệthại; chi phí hợp lý va phan thu nhập thực tế bị mat của người chăm sóc người
bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng laođộng và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phíhợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Thiét hại do tính mang bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việccứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết; chi phí hop
ly cho việc mai táng: tiền cap dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại
có nghĩa vụ cấp dưỡng
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm: Chi phí
hợp lý dé hạn chế, khắc phục thiệt hại và thu nhập thực tế bi mat hoặc bị giảm sút
Để có cơ sở xem xét, giải quyết việc bồi thường, những thiệt hại nêutrên phải là những thiệt hại thực tế đã xảy ra cho người bị thiệt hại Các thiệt
hại này là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong
hoạt động QLHC, trong đó do tính chất đặc thù của mỗi loại thiệt hại mà sẽ có
những biện pháp khắc phục riêng Hậu quả của mỗi hành vi vi phạm pháp luật
của cán bộ, công chức có thể đồng thời gây ra cả thiệt hại về nhân thân vàthiệt hại về tài sản cho người bị thiệt hại với các mức độ thiệt hại khác nhau
Như vậy, bên cạnh một số thiệt hại có thê định lượng được (ví dụ: thiệt hại do