Từ đó đưa ra những định hướng cơbản làm tiền đề để xây dựng mô hình cơ chế pháp lí bảo vệ và trợ giúp nạn nhân củatội phạm một cách hữu hiệu nhất, nhằm giúp nạn nhân và gia đình họ nhanh
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CAP TRƯỜNG
CO CHE PHAP LI BAO VE QUYEN VA LỢI ICH HOP PHAP CUA NAN NHAN CUA TOI PHAM
Mã số đề tài: LH 2010 - 17/DHL-HN
Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Hữu Tráng
TRUNG TAM TOI PHAM HỌC KHOA PHAP LUAT HÌNH SU
TRUNG TAM THONG TIN THU vig
TRUONG ĐẠI HỌC by HÀ NỘI
PHÒNG bọc_ ATS
HÀ NỘI 2011
Trang 2DANH SÁCH THAM GIA ĐÈ TÀISTT| Họ và tên Đơn vị công Chuyên đề Trang
tác
lỆ TS Trần Hữu | Khoa Pháp Chuyên dé 1: Vai trò của nạn nhân
Trang luật hình sự _ | của tội phạm trong hệ thống tu pháp S4
hình sự
Chuyên đề 3: Bảo vệ và trợ giúp nạnnhân của tội phạm ở Cộng hòa liên bang DIG vìusass Ăc- 58Chuyên đề 7: Thực trạng thiệt hại, bôi
thường thiệt hại, bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở nước ta và hướng
hoàn thiện cơ chế pháp lí bảo vệ quyền
và lợi ích cơ bản của nạn nhân của tội 98
PAs cosas gi ni tmuaeeng ri tre are
Chuyên đề 8: Cơ chế pháp lí bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nạnnhân của tội phạm 113
ĐÃ TS Dương Khoa Pháp Chuyên đề 2: Bảo vệ và trợ giúp nạn 47
Tuyết Miên luật hình sự | nhân của tội phạm ở Hoa ki
Chuyên đề 5: Bảo vệ và trợ giúp nạn 8]nhân của tội phạm ở Hàn quốc
3 Th.§ Nguyễn | Trung tâm Chuyên đề 4: Bảo vệ và trợ giúp nạn
Ngợ Hải NC TPHvwà | nhân của tội phạm ở Vương quốc 72
PNTP Anh
Học viện CSND
4, Th§ Nguyễn | Khoa Pháp Chuyên đề 6: Nạn nhân của nhóm tội
Việt Khánh luật hình sự | xâm phạm tính mạng, sức khoẻ của 80
Hòa con người
Trang 3Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm
(The Crime Victim Support Center)
Hậu quả thiệt hại về sức khỏe
Nhà xuất bản
Phòng ngừa tội phạm Tòa án nhân dân
Tòa án nhân dân tối caoTính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
Trang 4MỤC LỤC
3790809571077 7 |8107): 1 1/1 1: 018 |
II Tình hình nghiên cứu đề tài . 2< 2£ <2 se sex sesetsessesrssrsrrs 3
DT, Pingo: PAG TE GỮU suecoeseeeedenbiedbioibgiitiepbiiidggegSHL400240Đ5091406000296644405G8671828010 =
TV Me đích nghiền CHD scasesee.seeseoeoirannieigiiiisisia gisadtddEiitiGfgSuZ9535035i08406666960058003089038 5
Y Phạm Vi nghiÊn CPD seeeueeaeeeeenurdeniionuiitieatiatooikstiiaaai668555065654645001/8640456884070555EYE0505568 6
VỊ Nội dung nghiên cứu của GE tai cccccccsscssssssccssecssscsosesssessessensesssscecsassersncesceosesseres 6PHAN Ì 2 s5-Cs<©k<ESE.dtEY4EE.EE.4E77447744EE789808007447744 779107289 021817711072789if 7TONG THUAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI -5 -°- 7
I Vai trò của nạn nhân trong hệ thong tư pháp hình sự -. -ss-sss- 7
II Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở một số quốc gia 9
III Thực trang bảo vệ và trợ giúp nạn nhân ở nước (a c<s<ssssseese 21
IV Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của nạn nhân của tội phạm
n9:4i361110400100100101107ĐEEPLESGIHGEHEIENGHIGENHIHEORGSEIGSEOHGSRGHIRIRIHESEHLSNUHEERSHSSS4883223430GU-IAESDĐ-EAEIEESI 26
2:3, 17000 77 11111 11 er OE gSEIRETpCNESES EOSIN 34CAC CHUYEN DE 00777 767 349:04.) 6 ẻ 34VAI TRO CUA NAN NHÂN CUA TOI PHAM TRONG HE THONG TƯ PHÁP
;i00.8100 5 34
I.Vai trò của nạn nhân trong giai đoạn điều tra, khởi tố vụ án hình sự 35
II Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong giai đoạn XEt XỬ -<<<« 38
IH Vai trò của nạn nhân trong việc định tội, định khung và quyết định hình phạt 39
IV Hoàn thiện cơ chế pháp lí nhằm one cường vai trò của nan nhân trong hệthống tư pháp hình sự e.eeeeeseeesseiiasasie NHHESIEEESESGGA13G010080n016đ 43CHUYEN DEL 2 can scsssnsncansecnssnvanesanseusenssapsssneatrecsanssussasacxeaunnscenceruessecsususeneanasensenonis 47BAO VE VA TRỢ GIÚP NAN NHÂN CUA TOI PHAM O HOA KÌ 47
I Tổng quan về van đề trợ giúp nan nhân cia tội phạm ở Hoa Kì 47
II Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở các cơ quan công tố và cơ quan thi hànhHhip HT KHE gaueeeddddo dit cence NANTES SlIIL Trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở các nhóm cá nhân và tô chức phi chính
HH ngugoreeseenroieieiiittiEG161i005810011E5Y6EVDEE05616666566556519666542565/00985V49168856646546/60316EV0WEES648508 547108/1020 2)27.000000 vua 58BAO VỆ VA TRỢ GIÚP NAN NHÂN CUA TOI PHAM O CHLB ĐỨC 58
I Co sở pháp lý của việc trợ giúp va bao vệ nan nhân của tội phạm 58
II Thực tiễn hoạt động trợ giúp va bảo vệ nạn nhân của tội phạm 66
Ill Những bài học kinh nghiệm từ mô hình bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở CHLB Đức ni SHNSERSSSSSSENSN.0AS/ESTENĐVRSESSIDISRENSĐVNĐNGESfoSE 69
BẢO VỆ VÀ TRỢ GIÚP NAN NHÂN CUA TOT PHAM - 72
Ở VƯƠNG QUOC ANH 2 2«<©ksEYLEEREE71017317130719271017430024.trrkd 72
II Quy định chung của Cộng đồng Châu Âu đối với việc xác định quyền lợi của nạn nhân trong quy trình tố tụng hình sự, .-s 5-scs©ss©csccsecserssvsscss 75
III Bồi thường thương tích do tội phạm gây ra 5-©ce<cessscsse 77
IV Đền bù thiệt hại vật chất trong các vụ phạm (ội Go S25555<<e 78
Trang 5VI Tịch thu tài sản do phạm tội mà CÓ SG G2 S9 99.9000 090 906 006 8 80CHUYEN DE 5 -< sư HE 1H79 71 111018003115 78933 78221230229 75E 81BAO VE VÀ TRỢ GIÚP NAN NHÂN CUA TOI PHAM O HAN QUOC 81
I Tổng quan về vẫn đề trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc 81
II Chủ thé tiến hành trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn Quốc 84CHUYEN DE 6 1227 a7 89BAO CÁO ĐÁNH GIA VE NAN NHÂN CUA NHÓM TOI XÂM PHAM TM,
SK, DD, NP CUA CON NGƯỜI VA NHÓM TOI XPSH . 89
I Nhóm tội phạm xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con
II Nhóm tội xa phạm sở HA sssssccsscsscecsssavesseveasevecssssscsaxevevsnsserssesosvevevavesenscsessenivnvns 94
THỰC TRẠNG THIỆT HẠI VÀ BỎI THƯỜNG THIỆT HẠI CHO NẠN NHÂN
CỦA TỘI PHẠM Ở NƯỚC TA VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CHÉ BẢO VỆ
VÀ TRỢ GIÚP NAN NHÂN CUA TOI PHẠM s©ssecssczsscrs 98
I Thực trạng thiệt hại và bồi thường thiệt hai cho nạn nhân của tội phạm 98
II Thực trạng trợ giúp, bảo vệ nạn nhân của tội phạm ở nước ta và hướng hoàn THIÊN sang gn0gU0<084101610nssà288KGINEEEEESEBSEESSEE9851/4514S8Đ.0NSAENAXEBSS-UEEIEEAARNSSSHARSSASSSSSAEmSASe0nS2SE 107CHUTE TIE 8 reacgenspssresaerunpreanncnnnmnrentamn marae 113
CO CHE PHAP LÍ BAO VỆ QUYEN VÀ LỢI ÍCH HOP PHAP CHO NAN
NHÂN CUA TOI PHAM csssssscsssssssscccssssscccscssnsccesssssecesssusscesssuscssssonesescessesseessessens 113
I Các nguyên tắc, phương thức, cách thức, thú tục dé dam bao cho sy vận hànhcủa CO ChẾ 2-4 2.4 0702400077739 0E77440 E7441907944 77341077481 p9772990ir 116
II Các chủ thé tiến hành việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm 119
HI Các chủ thể tiến hành trợ giúp nạn nhân của tội phạm -s - 120
IV Các đối tượng được hưởng sự bảo vệ và trợ giúp .s s-scsecsscesess 123
V Hệ thống văn bản quy định việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm 125
VI Mối quan hệ tác động giữa các yếu tố trong cơ chế pháp lí bảo vệ và trợ giúpnạn nhân của tội phạm -s< se 1 010080040080000040080110n010 126
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHHẢO 5 << 55 5< s55 S95£<E<5655556565956556 A
i LÍ ¬ewosssnoassfWSfbnrtnuteressontvifflgrtrtrgrgrassaiffiBurssrrsufSfNdfftngulitonflfouttrrugiavunsostiosgTgSTRADSSEESSSEEESR D
Trang 6PHẢN MỞ ĐÀU
I Tính cấp thiết của đề tài
Là người bị hành vi phạm tội trực tiếp gây thiệt hại, nạn nhân của tội phạmphải chịu những thiệt hại nặng nề không chỉ về tính mạng sức khoẻ, tinh thần, tìnhcảm mà cả những thiệt hại về kinh tế và những quyền cơ bản khác Không nhữngthế, sau khi hành vi phạm tội xảy ra, nhiều nạn nhân của tội phạm con bị đe doa,cưỡng bức, không dám tố giác tội phạm cũng như không dám làm chứng trong các
vụ án hình sự Nhiều nạn nhân của tội phạm luôn phải sống trong tình trạng vôcùng khó khăn về kinh tế cũng như lo lắng về tính mạng, sức khoẻ của mình và củangười thân trong gia đình Nhà nước với tư cách là chủ thé quản lí xã hội có tráchnhiệm không chỉ bảo vệ nạn nhân của tội phạm cũng như cuộc sống của gia đình
họ mà còn phải giúp đỡ tạo điều kiện dé nạn nhân và gia đình họ có cuộc sống 6nđịnh, khắc phục được về cơ bản những thiệt hai do hành vi phạm tội xâm hại
Trên thé giới, nhiều nước đã chú trọng đến các chính sách bảo vệ và trợ giúp
nạn nhân của tội phạm Các chính sách này được luật hoá tập trung vào việc bảo vệ
nạn nhân, nhân chứng và hỗ trợ các vẫn đề thiết yếu trong cuộc sống của nạn nhân
và gia đình họ Văn bản đầu tiên trên thé giới về trợ cấp thiệt hại cho nạn nhân củatội phạm được Nghị viện New Zeland thông qua năm 1963 Tiếp đó là các văn bản
về „Định mức trợ cấp thiệt hại của nhà nước cho nạn nhân“ lần đầu tiên được đưa
ra ở Anh quốc năm 1964; „Mức trợ cấp thiệt hai cho nạn nhân của tội phạm” lầnđầu tiên được thực thi ở bang New South Wales của Australia năm 1967.' Ở Mỹ,
Luật bảo vệ nạn nhân và nhân chứng (The Victim and Witness Protection Act of
1982) được ban hành dé tăng cường bảo vệ nhân chứng và nạn nhân của tội phạmtrong quá trình tiến hành tố tụng Cùng với bộ luật này, Bộ luật về nạn nhân của tộiphạm (The Victims of Crime Act of 1984) đã đặt nên móng cho việc thành lập cácquỹ trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm về tài chính, đặc biệt là các nạn nhân củabạo lực gia đình, nạn nhân bị lạm dụng tình dục trẻ em và nạn nhân của bạo lựctình dục (domestic violence, child abuse, and sexual assault) Nhiều chương trìnhtrợ giúp nạn nhân dé 6n định cuộc sống sau khi bị hành vi phạm tội xâm hại cũng
đã được thực hiện.”
' Xem: Basia Spalek, Crime Victims ~Theory, policy and practice, Palgrave Macmillan, New York 2006, tr 16.
Trang 7Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản về tư pháp đối với nạn nhân của tộiphạm và nạn nhân của lạm dụng sức mạnh của liên hợp quốc ban hành ngày 29tháng 11 năm 1985° đã giành 6 điều (từ điều 12 đến điều 17) để xác định rõ nhữngnguyên tắc về trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc bảo vệ và trợgiúp nạn nhân của tội phạm về tài chính, thuốc men, dịch vụ chăm sóc sứckhoé Trén cơ sở những nguyên tắc này, nhiều nước trên thé giới đã thành lập các
tổ chức dé trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm như Liên bang Úc, Vương quốc Bi,Ca-na-đa, Đan mạch, CHLB Đức, CH Phần Lan, CH Pháp, Ai-len, Lúc-xăm-bua,
Hà Lan, Bắc Ai-len, Na Uy, Ba Lan, Thụy Điển và Hoa Kì."
Van đề bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm hiện nay ở nước ta vẫncòn nhiều bat cập Nạn nhân của tội phạm chỉ trông chờ vào việc bồi thường củangười phạm tội Trong nhiều trường hợp, người phạm tội chết hoặc không cókhả năng bồi thường thiệt hại thì nạn nhân của tội phạm sẽ gặp rất nhiều khó
khăn trong cuộc sống Vấn đề bảo vệ nạn nhân của tội phạm ở nước ta hiện nay
cũng chưa có bộ luật riêng điều chỉnh Nhiều nạn nhân của tội phạm luôn chịu
sự đe doa cưỡng bức của người phạm tội, thậm chí của bạn bè hay gia đình
người phạm tội Điều này vừa ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của nạnnhân và gia đình họ, đồng thời cũng làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động đấu
tranh chồng và phòng ngừa tội phạm Trong tình hình đó, nghiên cứu hoàn thiện
cơ chế pháp lí bảo vệ nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng,đảm bảo hoàn thiện khung pháp lí cũng như các thiết chế nhà nước và xã hộinhằm đáp ứng tốt nhất cho việc đảm bảo an toàn tính mạng sức khoẻ và tài sảncủa nạn nhân của tội phạm cũng như người thân của họ, giúp họ én định cuộcsông và tích cực đóng góp cho cuộc đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm,đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn xã hội Chính vì vậy nhóm tác giả đăng kí đềtai: „Cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tộiphạm“ làm đề tài nghiên cứu khoa học của năm 2010
* Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of Power, trang web:
http://www.un.org/documents/ga/res/40/a40r034.htm.
* Xem: Basia Spalek, Sdd, tr 16.
Trang 8II Tình hình nghiên cứu đề tài
Nạn nhân học là lĩnh vực khoa học còn mới mẻ không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thê giới, vì vậy chưa được quan tâm nghiên cứu Ở trong nước, có thể
kê đên một sô bài báo, công trình nghiên cứu như:
- Nạn nhân học trong tội phạm học Việt Nam-một số van dé lý luận và thựctiến, Luận án thạc sỹ luật học của tác giả Trần Hữu Tráng, Trường Đại học Luật
- Một số đặc điểm tội phạm học của tội giết người của Th§ Đỗ Đức Hồng
Hà Tạp chí Nhà nước và pháp luật Viện Nhà nước và pháp luật, Số 6/2004
- Nạn nhân của tội phạm dưới góc độ tội phạm học của tác gia Duong TuyếtMiên, Tạp chí Toà án, Toà án nhân dân tối cao, Số 20/2005
- Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ
em và giải pháp khắc phục của tác giả Dương Tuyết Miên, Tạp chí Luật học, số
đặc san 2005
- Vẫn đề nạn nhân của tội phạm, Dé tài nghiên cứu khoa học cấp trường, mãsố: LH-09-03/DHL-HN, Tran Hữu Tráng chủ nhiệm đề tài, bảo vệ tháng 5 năm2010
- Bàn về khái niệm nạn nhân của tội phạm, Trần Hữu Tráng, Tap chí NghềLuật, số 05/2010
Những công trình nghiên cứu này còn chưa hoặc đê cập không nhiều đến
khía cạnh bảo vệ nạn nhân của tội phạm.
Ở nước ngoài đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu dé cập đến nạn
nhân của tội phạm cũng như việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Tiêu
biểu có thé ké đến các công trình nghiên cứu sau:
Trang 9- Công trình nghiên cứu: Viktimologie- Wissenschaft vom Verbrechenopfer
(tạm dich: Nạn nhân học — khoa học nghiên cứu nan nhân cua tội phạm), của tac
giả Hans Joachim Schneider nhà xuất ban Paul Siebeck, Tiibingen, 1975 Trong tácphẩm nay, tac giả đã tập trung làm rõ khái niệm nạn nhân của tội phạm; quá trình
trở thành nạn nhân của tội phạm; mỗi quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội;
thiết hại của nạn nhân và van đề bồi thường thiệt hại; nạn nhân của tội phạm trongluật hình sự và luật tố tụng hình sự; nạn nhân của tội diệt chủng
- Công trình nghiên cứu: Das Opfer nach der Straftat (tạm dịch: Nạn nhân
của tội phạm) của hai tác giả Michael C Baurmann và Wolfram Schädler, nhà xuất
ban Wiesbaden 1991 Công trình nghiên cứu này chia làm hai phan: Phan lí luận vàphân nghiên cứu thực tiễn Trong phan lí luận, các tác giả đã làm rõ các vấn dé nhưkhái niệm nạn nhân, bảo vệ nạn nhân, trợ giúp nạn nhân; phân loại nạn nhân; bảo
vệ nạn nhân trong quá trình tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho nạn nhân
của tội phạm Trong phan hai, các tác giả trình bày kết quả nghiên cứu về thựctrạng nạn nhân của tội phạm ở Đức thông qua phương pháp điều tra chọn mẫu vàphỏng van Các đặc điểm được nghiên cứu bao gồm đặc điểm về tuổi, giới tính,dân tộc của nạn nhân; tình trạng kinh tế của nạn nhân; động cơ tổ giác tội phạm;thời gian từ khi t6 giác đến khi vụ án được giải quyết, đánh giá về hoạt động của
cảnh sát và các nhân viên tư pháp; thực trạng thiệt hại và bồi thường thiệt hại cho
nạn nhân của tội phạm.
- Công trình nghiên cứu: Kriminologische Opferforschung (tạm dich: Nghiên cứu nạn nhân trong tội phạm học) của hai tác giả Gũnther Kaiser và Jörg-
MartinJehle, nhà xuất bản Heidelberg, 1995 Trong công trình nghiên cứu nảy, cáctác giả đã nghiên cứu về những van dé như sự lo lắng vé tội phạm và những kinhnghiệm của nạn nhân của tội phạm; sự thay đôi của xã hội va sự gia tăng tội phạmtrong các tiêu bang: ý nghĩa của sự gia tăng tội phạm và sự gia tăng nguy cơ trởthành nạn nhân đối với sự lo lắng về tội phạm; các nhóm cá nhân là nạn nhân của
tội phạm như nạn nhân của nhóm tội phạm tình dục, nạn nhân là trẻ em bị lạm dụng hay nạn nhân của bạo lực.
- Crime Victims — Theory, Policy and Practice (tạm dịch: Nạn nhân của tộiphạm — Học thuyết, chính sách và thực tiễn) của tác giả Basia Spalek, một nhà tộiphạm học người mỹ của nhà xuất bản Palgrave, New York 2006 Tác gia đã làm rõcác van đề như khái niệm nạn nhân học, khát niệm nạn nhân; nạn nhân và hệ thống
tư pháp hình sự; trách nhiệm của Nhà nước với nguy cơ trở thành nạn nhân của tội
4
Trang 10phạm; các học thuyét về nạn nhân; các tác động mà tội phạm gây ra cho nạn nhân;
nhu câu và quyền của nạn nhân; những khía cạnh mới trong nạn nhân học.
- Victims of crime (tạm dịch: Nạn nhân của tội phạm) của các tác giả Robert
C Davis, Arthur J Lurigio và Susan Herman, tai ban lần thứ 3, nha xuất ban Sage
Publications, California 2007 Trong công trình nghiên cứu này, các tac gia đã tap
trung nghiên cứu về tội phạm và ảnh hưởng của tội phạm đến các nạn nhân bao gồmcác nhóm nạn nhân như nhóm nạn nhân bạo lực, nhóm nạn nhân của tội giết người,nhóm nạn nhân của tội phạm trong lĩnh vực tài chính, nhóm nạn nhân bị lạm dụng.Nhóm tác giả cũng làm rõ tác động của gia đình, bạn bè và hàng xóm đến việc ngănngừa nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm; vai trò của nạn nhân cũng như quyềncủa nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự
Có thé thấy, những công trình nghiên cứu trên chỉ dé cập đến những vấn dé
bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở nước ngoài.
III Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luậncủa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí
Minh về Nhà nước và pháp luật
Các phương pháp nghiên cứu cụ thé: Đề tài sử dụng các phương pháp phântích, so sánh, tổng hợp, phương pháp lịch sử, thống kê để nghiên cứu, phân tích cácvăn bản của nước ta cũng như của nước ngoài, các báo cáo tông kết áp dụng thực tiễn
pháp luật, các bản án, quyết định hình sự của TAND, các bảng thống kê và các tài liệu
pháp lý liên quan khác đến nạn nhân của tội phạm Đề tài cũng sử dụng phương pháp
điều tra xã hội học và thông kê để tiến hành điều tra thực trạng thiệt hại của nạn nhân
của tội phạm cũng như vẫn đề bồi thường cho nạn nhân của tội phạm
IV Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu mà đề tài hướng đến là nghiên cứu kinh nghiệm củacác quốc gia có hoạt động trợ giúp và bảo vệ nạn nhân rất hiệu quả và điển hìnhtrên thế giới, nghiên cứu tình hình thực tế của nước ta về bồi thường, trợ giúp vàbảo vệ nạn nhân của tội phạm Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đưa ra những định hướng cơbản làm tiền đề để xây dựng một cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa nạn nhân của tội phạm, nhằm giúp nạn nhân và gia đình họ nhanh chóng khắc
Trang 11phục những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, cũng như khuyến khích các nạnnhân và người làm chứng tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh chống và
phòng ngừa tội phạm, đảm bảo g1ữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, kêt quả nghiên cứu của dé tài sẽ góp phân hoàn thiện lí luận về
nạn nhân của tội phạm, một lĩnh vực khoa học còn khá mới ở nước ta.
V Pham vi nghiên cứu
Năm 2009, dé tài nghiên cứu „Vấn dé nạn nhân của tội phạm“ với mã sốLH-09-03/DHL-HN đã được thực hiện Trong dé tài này, những van dé lí luận cơbản về nạn nhân của tội phạm đã được nhóm tác giả nghiên cứu dé tài làm rõ, nhưvan đề khái niệm, phân loại nạn nhân của tội phạm, vai trò của nạn nhân trong cơchế hành vi phạm tội Vì vậy, trong đề tài này, nhóm tác giả không nghiên cứunhững vấn đề lí luận chung về nạn nhân của tội phạm mà tập trung giải quyết cácvẫn đề về cơ chế pháp lí bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm cả về lí luận vàthực tiễn Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm về bảo vệ
và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở bốn quốc gia phát triển trên thế giới, điển hìnhcho các châu lục, các dòng họ pháp luật là Cộng hoà liên bang Đức, Vương quốcAnh, Hòa kì và Hàn quốc Đề tài cũng phân tích để thấy được vài nét tổng quan
„Bức tranh“ về thực trạng thiệt hại của nạn nhân của tội phạm, thực trạng bồithường thiệt hại, cũng như bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở nước ta Đềtài cũng tập trung chủ yếu vào nhóm nạn nhân là cá nhân chịu các thiệt hại lớn vềtính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm Và tài sản
VI Nội dung nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thé giới về bảo vệ
và trợ giúp nạn nhân của tội phạm trên cả hai bình diện là cơ sở pháp lí và các thiếtchế bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Từ đó đưa ra những định hướng cơbản làm tiền đề để xây dựng mô hình cơ chế pháp lí bảo vệ và trợ giúp nạn nhân củatội phạm một cách hữu hiệu nhất, nhằm giúp nạn nhân và gia đình họ nhanh chóngkhắc phục những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, cũng như khuyến khích nạnnhân và người làm chứng tham gia tích cực vào hoạt động đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm, đảm bảo tăng cường an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Trang 12PHẢN ITONG THUAT KET QUA NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
Năm 2009, dé tài nghiên cứu „Vấn dé nan nhân của tội phạm" với mã sốLH-09-03/DHL-HN đã được thực hiện và nghiệm thu Trong đề tài này, những van
dé lí luận cơ bản về nạn nhân của tội phạm đã được nhóm tác giả nghiên cứu đề tàilàm rõ, như vấn đề khái niệm, phân loại nạn nhân của tội phạm, vai trò của nạnnhân trong cơ chế hành vi phạm tội Vì vậy, trong đề tài này, nhóm tác giả khôngnghiên cứu những van dé lí luận chung về nạn nhân của tội phạm mà di sâu nghiêncứu hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm trên thé giới Trên cơ sở
đó, nhóm tác giả đưa ra những định hướng cơ bản để hoàn thiện cơ chế pháp lí bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm ở nước ta Đề tài nghiêncứu bao gồm tám chuyên đề:
1 Vai trò của nạn nhân của tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự
2 Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Cộng hòa liên bang Đức
3 Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Vương quốc Anh
4 Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hoa kì
5 Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn quốc
6 Báo cáo đánh giá về nạn nhân của nhóm tội xâm phạm TM, SK, DD, NP
của con người và nạn nhân của nhóm tội XPSH
7 Thực trạng thiệt hại, bồi thường thiệt hại, bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tộiphạm ở nước ta và hướng hoàn thiện cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản
của nạn nhân của tội phạm
8 Cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạmSau một năm nghiên cứu, nhóm tác giả đã thu được những kết quả nghiên
cứu quan trọng như sau:
I Vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự
Nghiên cứu vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự có ý nghĩaquan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm Bởitrong nhiều trường hợp, nạn nhân là những người biết khá rõ các tình tiết của vụ
Trang 13việc phạm tội, biết rõ về người thực hiện hành vị phạm tội Sự hợp tác của nạnnhân với cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ giúp các cơ quan này giải quyết nhanh chóng,
chính xác vụ án hình sự Mặc dù nạn nhân và người bị hại là những khái niệm không
đồng nhất”, tuy nhiên phân tích làm rõ vai trò của người bị hại trong hệ thống tưpháp hình sự cũng cho thấy rõ vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư pháp hình sự.1.1 Vai trò của nạn nhân trong giai đoạn khởi tố VAHS
Trong hệ thống tư pháp hình sự, vai trò của nạn nhân của tội phạm trước hếtthể hiện trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án Trong giai đoạn này, những thông tin
mà nạn nhân cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong nhữngcăn cứ quan trọng dé khởi tố vụ án hình sự." Đặc biệt, trong những trường hợp vụ ánkhởi tố theo yêu cầu của người bị hại, quyết định yêu cầu khởi tố của nạn nhânchính là căn cứ quan trọng dé mở đầu quá trình TTHS Đây vừa là một quyền nhằmđảm bảo lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội phạm nhưng cũng đồng thời tạo ranhững hạn chế nếu quy định này bị người phạm tội lợi dụng để đe dọa, khống chế
nạn nhân và người nhà của họ, làm cho họ không dám yêu câu khởi tô vụ án.
1.2 Vai trò của nạn nhân trong giai đoạn điều tra
Trong giai đoạn điều tra, lời khai của người bị hại là một trong những chứng
cứ quan trọng trong chứng minh tội phạm Sự tham gia của nạn nhân vào các hoạtđộng, như nhận dạng, đối chất, khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra,xem xét dấu vết trên cơ thé sẽ giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật đánh giá chínhxác, khách quan quá trình, dién biến của vụ việc, xác định đúng tính chất, mức độnguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như làm rõ những van dé còn nghi ngờ, giúpcho kết luận điều tra đảm bảo tính chính xác
1.3 Vai trò của nạn nhân trong giai đoạn xét xử
Trong giai đoạn xét xử, nạn nhân của tội phạm cũng có vai trò quan trọng.
Đối với những vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, trước ngày mở phiêntòa, nêu người bị hại rút yêu cầu khởi tố thì vụ án phải được đình chỉ Mặt khác,nạn nhân có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,người phiên dịch, quyền đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền trình bày lờibuộc tội (trong trường hợp yêu cầu khởi tố vụ án hình sự)
* Về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, xem: Trần Hữu Tráng, Luận văn thạc sỹ luật học: Nạn nhân học trong Tội
phạm học Việt Nam - Một số van dé li luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000.
°® Xem: Điều 100 BLTTHS.
§
Trang 141.4 Vai trò của nạn nhân trong quá trình quyết định hình phạt
Nạn nhân của tội phạm cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động định tộidanh, định khung và quyết định hình phạt Nhiều đặc điểm của nạn nhân là nhữngtình tiết quan trọng cần phải nghiên cứu khi định tội danh, như đặc điểm nghềnghiệp, chức vụ công tác (Điều 128, Điều 257, Điều 319, Điều 321 BLHS), đặcđiểm giới tính của nạn nhân (Điều 111, Điều 113, Điều 130 BLHS), đặc điểm về
độ tuổi của nạn nhân (Điều 94, Điều 114, Điều 115, Điều 116, Điều 120, Điều 252,Điều 256 BLHS), đặc điểm về mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội (Điều
100, Điều 150, Điều 151, Điều 152 BLHS) Ngoài ra cũng có nhiều tình tiết thuộc
về nạn nhân của tội phạm là những tình tiết định khung hình phạt, như các tình tiếtnạn nhân là người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; nạnnhân là ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của người phạm tội;nạn nhân là phụ nữ có thai; nạn nhân là người mà người phạm tội có trách nhiệmchăm sóc, giáo dục, chữa bệnh Một số đặc điểm của nạn nhân còn được nhà làmluật quy định là các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS trong quyết định hìnhphạt Ví dụ tình tiết „nạn nhân là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng“ làtình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 46 BLHS Các tình tiết
„nạn nhân là trẻ em, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể
tự vệ được hoặc nạn nhân là người lệ thuộc người phạm tội về mặt vật chất, tinh
thần, công tác hoặc các mặt khác“ quy định tại điểm h, khoản 1 Điều 48 BLHS làtình tiết tăng nặng TNHS của người phạm tội
II Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở một số quốc gia
2.1 Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hoa kì
Hoa kì là một trong những quốc gia có sự triển khai đồng bộ và mạnh mẽ
các chương trình bảo vệ và trợ giúp cho nạn nhân và nhân chứng cũng như bảo
đảm quyền được bồi thường của nạn nhân của tội phạm Bảo đảm quyền được bồithường của nạn nhân của tội phạm được quy định tại điều 3771 [các quyền của nạnnhân của tội phạm (Crime victims’ rights)] trong Bộ tong luật Hoa kì phan 18: Bộluật hình sự và tố tụng hình sự (Title 18 Crimes and Criminal Procedure) Theo đó,nan nhân của tội phạm có quyền được bồi thường day đủ và nhanh chong theo quyđịnh của pháp luật; quyền được đối xử công bằng, tôn trọng phẩm giá và các quyền
r A 2 a_7 A 2 ˆ A A A A A ” r
cá nhân của nạn nhan.’ Trén co sở quy định cua Bộ Tông luật, Bộ luật của các
Trang 15bang cũng quy định chi tiết quyên của nạn nhân của tội phạm Bộ luật tố tụng hình
sự của bang Texas Hoa kì đã quy định chỉ tiết về các quyền của nạn nhân của tộiphạm trong chương 56 Về quyền bồi thường cho của các nạn nhân của tội phạm,các nhà lập pháp bang Texas — Hoa ki đã quy định, trước hết, các nạn nhân của tội
phạm có quyền được cung cấp các thông tin (khi yêu cầu) có liên quan đến việc
người phạm tội bồi thường cho những thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây
ra (restitution) Quyền được nhận các thông tin về việc bồi thường của nhà nước
(compensation) theo quy định của pháp luật, thông tin về thủ tục làm đơn xin bồi
thường thiệt hại cũng như bồi thường cho các khoản thanh toán thuốc men cho các
nạn nhân bị bạo lực tình dục và khoản trợ giúp xã hội cần thiết nếu có yêu cầu.
Tiếp đó, các nhà làm luật cũng xác định rõ quyền được đòi bồi thường những thiệthại mà tội phạm đã gây ra cho nạn nhân và gia đình họ." Bộ luật tố tụng hình sựcủa bang Utah cũng dành chương 37 để quy định về quyền của nạn nhân của tội
phạm Theo đó, nạn nhân và nhân chứng có quyền được thông báo về mức độ bảo
vệ khỏi sự nguy hiểm cũng như sự đe dọa có thể xảy ra cho họ khi tham gia quá
trình tố tụng Các nạn nhân và nhân chứng kể cả người giám hộ cũng có quyềnđược thông tin và trợ giúp như vậy Các nạn nhân và nhân chứng có quyền được
giải thích rõ ràng về quá trình tố tụng hợp pháp Họ có quyền được đảm bảo an
toàn tại những nơi biệt lập với bị cáo cũng như gia đình và bạn bè của bị cáo Nạn
nhân và nhân chứng có quyền được hưởng sự bồi thường bao gồm cả chỉ phí thuốcmen theo quy định của pháp luật Nạn nhân và nhân chứng có quyền yêu cầu trả lạinhững tài sản đã bị hành vi phạm tội xâm hại hoặc tài sản có liên quan đến vụ án
Nạn nhân và nhân chứng cũng có quyền được thông báo kịp thời về các thủ tục tưpháp mà họ tham dự để họ chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, đượcthông báo kip thời việc hủy các hoạt hoạt động tố tụng Nạn nhân của các tội phạmtình dục có quyên yêu cầu kiểm tra tự nguyện về việc nhiễm HIV cũng như cóquyền yêu cầu kiểm tra bắt buộc việc nhiễm HIV đối với người phạm tội Cùng vớiviệc quy định quyền của các nạn nhân của tội phạm, chương này cũng quy định cơ
chế đảm bảo cho việc thực hiện các quyền này của nạn nhân Hau hết các điều
khoản trong chương này đều quy định nghĩa vụ của các nhân viên cơ quan tư pháphình sự có nghĩa vụ bảm đảm việc thực thi các quyền này như nghĩa vụ thông báocho nạn nhân của tội phạm các quyền của họ, nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa
vụ trả lại tài sản liên quan dén vụ án khi thay việc tạm giữ đô vật và tài sản không,
8 Xem: Chapter 56, Texas Code of Criminal Procedure Nguồn: http://law.justia.com/codes/texas/2005/cr.html.
10
Trang 16còn cần thiết ” Cùng với các bang Texas và Utah thi hầu hết các bang của Hoa kìđều quy định rất cụ thể những quyền của nạn nhân của tội phạm và cơ chế bảo đảmcác quyền cơ bản của nạn nhân của tội phạm để bảo vệ quyền lợi cho họ; quyềnđược bảo vệ khỏi những nguy hiểm và sự đe dọa của người phạm tội cũng nhưquyền được bồi thường những thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và quyền đượchưởng những trợ giúp như trợ giúp thuốc men, trợ giúp tài chính hay trợ giúp pháp línhằm giúp nạn nhân và gia đình họ nhanh chóng khắc phục những hậu quả do hành
vi phạm tội gây ra, ôn định cuộc sống Hau hết các bang của Hoa kì đều tích cựctriển khai các chương trình bảo vệ nạn nhân và nhân chứng cũng như thành lập các
cơ quan, các quỹ bồi thường và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Ngày nay, toàn bộđất nước Hoa kì đã triển khai gần 1000 chương trình trợ giúp cho nạn nhân của tộiphạm trong đó có sự phối kết hợp của nhiều cơ quan, tô chức như cơ quan công tố,cục điều tra liên bang, cơ quan trợ giúp người nhập cư, văn phòng nạn nhân của tộiphạm, văn phòng chống bạo lực đối với phụ nữ, trung tâm quốc gia trợ giúp nạnnhân của tội phạm '9 Hoạt động tích cực và có hiệu quả của các cơ quan này nhằmbảo đảm tốt nhất sự bảo vệ và trợ g1úp nạn nhân của tội phạm
Từ các quy định của các văn bản pháp luật và thực tiễn hoạt động bảo vệ và
trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hoa kỳ cho thấy, một cơ chế đảm bảo hoạt động
bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở có sựkết hợp đồng bộ giữa yếu tố pháp luật và cách thức tổ chức thực hiện Hệ thốngvăn bản pháp luật phải tạo ra được một hành lang pháp lí để có đầy đủ căn cứ thựchiện tốt việc bảo vệ vào trợ giúp cho nạn nhân cũng như có thé huy động được tối
đa sức mạnh của cả nhà nước và xã hội tham gia vào hoạt động bảo vệ và trợ giúp
nạn nhân của tội phạm Mặt khác, nhà nước phải tổ chức được một mạng lưới cơquan, tổ chức tham gia rộng rãi vào hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tộiphạm Trong đó, quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan phải được xác định cụthể rõ ràng Cần xác định rõ cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này vớinhau và giữa các cơ quan này với các cơ quan, tô chức, đơn vị và cá nhân trong xãhội Có như vậy, các nạn nhân của tội phạm mới có thé tiếp cận dễ dàng và nhanhchóng với hệ thống bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm nhằm tránh nguy cơtái trở thành nạn nhân của tội phạm cũng như giúp nạn nhân nhanh chóng khắc
phục những hậu quả mà hành vi phạm tội đã gây ra.
? Xem: Section 3 của Chapter 37, Utah Code of Criminal Procedure Nguồn:
http://le.utah.gov/~code/TITLE77/htm/77 37 000300.htm.
Trang 172.2 Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở CHLB Đức
2.2.1 Bồi thường cho nạn nhân của tội phạm
Là một nước thuộc khối cộng đồng chung Châu âu, các quyền của nạn nhâncủa tội phạm ở CHLB Đức vừa được bao đảm theo Tuyên ngôn của Liên hợp quốc
về những nguyên tắc cơ bản trong tư pháp đối với các nạn nhân của tội phạm vànạn nhân của sự lạm dụng bạo lực, vừa được đảm bảo theo Hiệp định khung về địa
vị của nạn nhân trong tố tụng hình sự ở Châu Âu Dé đảm bảo tốt nhất quyền và lợiích cơ bản của nạn nhân của tội phạm, năm 1976, Quốc hội Đức đã thông qua Luật
về bồi thường cho nạn nhân của hành vi bạo lực (Das Gesetz iiber dieEntschädigung fiir Opfer von Gewalttaten) Theo đó, những đối tượng có quyềnđược bồi thường là những người bị thiệt hại về sức khỏe hoặc người thân trong giađình của người bị thiệt hại tinh mang do một hành vi tan công thực té, trái pháp
luật hoặc do sự phòng vệ hợp pháp Những người này được nhận khoản bồi thường
dé khắc phục hậu qua thiệt hại về sức khỏe và kinh tế do hành vi phạm tội gây ra.Nạn nhân của các hành vi bạo lực có quyền yêu cầu bồi thường với mức tươngđương như một nạn nhân của chiến tranh theo quy định của Luật về bồi thường chonạn nhân của chiến tranh của liên bang (Gesetz tiber die Versorgung der Opfer desKrieges — viết tắt: Bundesversorgungsgesetz).`"
Luật về bồi thường cho nạn nhân của hành vi bạo lực không chỉ có hiệu lựcđối với các công dân của CHLB Đức mà còn được áp dụng cho cả người nước ngoàikhi họ là công dân của một nước thành viên của liên minh Châu Âu hoặc ngườinước ngoài khác khi họ cư trú hợp pháp trong phạm vi lãnh thé của CHLB Đức ”
Các nạn nhân là công dân Đức bị hành vi phạm tội xâm hại ở nước ngoàivẫn được quyền yêu cầu bồi thường về kinh tế và sức khỏe Người nước ngoài bịhành vi phạm tội xâm hại ở nước ngoài cũng được yêu cầu bồi thường về kinh tế
và sức khỏe nếu họ cư trú hợp pháp và sinh sống trong phạm vi có hiệu lực củapháp luật Đức và tính đến thời điểm bị hành vi phạm tội xâm hại, họ đã có thờigian cư trú ít nhất sáu tháng Những người này sẽ được yêu cầu khoản bồi thườngcho việc điều trị thương tích, phục hồi sức khỏe cũng như tr liệu
!! Xem khoản 1, Điều 1 Luật về trợ giúp cho nạn nhân của hành vi bạo lực Nguồn:
http://www.gesetze-im-internet.de/bundesrecht/oeg/gesamt.pdf.
! Xem khoản 4, Điều | Luật về trợ giúp cho nạn nhân của hành vi bạo lực Nguồn:
http:/www.gesetze-im-internet.de/bundesrecht/oeg/gesamt.pdf.
12
Trang 18Theo quy định của Luật về bồi thường cho nạn nhân của hành vi bạo luc,những nạn nhân của các tội phạm bạo lực được hưởng các khoản bồi thường giống
như các khoản bồi thường của nạn nhân của chiến tranh bao gồm hai khoản: Thứ
nhất là các khoản bồi thường một lần bao gồm các khoản, như khoản điều trịthương tích và số tiền thuốc men điều trị bình phục, khoản tiền trợ giúp tìm việclàm, trợ giúp để đào tạo nghề, trợ giúp thử việc Ngoài ra trẻ em còn được nhậnthêm khoản tiền bồi thường cho trẻ em, cho giáo dục Định mức bồi thường mộtlần có thể từ 714 Euro đến 25.632 Euro tùy theo mức độ thương tích Trường hợpnạn nhân chết thì người nhà nạn nhân được hưởng mức bồi thường một lần là1.272 Euro đến 4.488 Euro Ngoài ra những người thân trong gia đình nạn nhân kể
cả bố mẹ của đứa trẻ bị giết ở nước ngoài được nhận thêm khoản trị liệu tâm lý tùytheo mức độ, cao nhất là 1.506 Euro ” Thứ hai là khoản bồi thường hàng thángđối với những người mà khả năng làm việc bị mat hoặc bi giảm sút là từ 104 Eurođến 546 Euro Trường hợp vợ góa, chồng góa, bạn đời của người đã chết hoặc con
mô côi của những nạn nhân thiệt mạng cũng được hưởng mức bồi thường hàngtháng từ 92 Euro đến 443 Euro '
2.2.2 Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Bên cạnh việc đảm bảo quyền bồi thường cho nạn nhân của tội phạm thì
CHLB Đức cũng ban hành Luật bảo vệ nhân chứng (tên đầy đủ: Luật để bảo vệnhân chứng bị nguy hiểm (Gesetz zur Harmonisierung des Schutzes gefthrdeterZeugen) có hiệu lực từ 01.12.1998 Luật này ra đời nhằm đảm bảo quyền được bảo
vệ của những nhân chứng (trong đó có nạn nhân của tội phạm) tránh được nguy cơ
trở tái thành nạn nhân của các tội xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe, tự dohoặc tài sản.” Không chỉ có nhân chứng mà quyền được bảo vệ cũng có hiệu lựcđối với những người thân thích của họ như người có quan hệ trực hệ do cùng dòngmáu hay do hôn nhân, người vợ hoặc người chồng, bạn đời, người có quan hệ đínhhôn, anh chị em ruột, vợ hay chồng hay bạn đời của anh chị em ruột, anh chị em ruộtcủa vợ hay chồng hay bạn đời hoặc bố mẹ nuôi và con nuôi của họ '" Luật bảo vệ
'3 Xem Điều 3a Luật về trợ giúp cho nạn nhân của hành vi bạo lực Nguồn:
http://www.gesetze-im-internet.de/bundesrecht/oeg/gesamt.pdf.
'* Xem: Hilfer flr Opfer von Gewalttaten, phan 1 Nguồn:
http://www.gesetze-im-internet.de/bundesrecht/bvg/gesamt.pdf.
http:/www.bmas.de/portal/10066/hilfe_ fuer opfer von_ gewalttaten.html.
15 Xem khoản | Điều 1 Luật bảo vệ nhân chứng Nguồn:
http://www.gesetze-im-internet.de/zshe/BINR35 I010001.html.
'É Xem khoản 2 Điều 1 Luật bảo vệ nhân chứng Nguồn:
Trang 19http://www.gesetze-im-nhân chứng cũng quy định rõ việc đảm bảo quyền được giữ bí mật cá http://www.gesetze-im-nhân của nạnnhân và nhân chứng thông qua việc quy định cụ thể nghĩa vụ phải giữ bí mật của
nhà chức trách cũng như những người không phải là nhà chức trách Việc giữ bí mật
này phải được thực hiện ngay cả khi chương trình bảo vệ nhân chứng đã kết thúc
Cùng với việc đảm bảo quyền được bồi thường và được bảo vệ thì quyềnđược trợ giúp của nạn nhân cũng được CHLB Đức rất chú trọng Đề đảm baoquyền trợ giúp của nạn nhân, mạng lưới tổ chức Opferfibel đã được thành lập ở tất
cả các bang trên toàn nước Đức nhằm trợ giúp pháp lí cho các nạn nhân của tội
phạm Một người khi bị hành vi phạm tội xâm hại thường đứng trước một hoàn
cảnh vô cùng khó khăn và thường không biết cách thức, trình tự, thủ tục, cơ quan
dé khai báo cũng như đòi lại công lí cho minh Mạng lưới tô chức Opferfibel đượcthành lập nhằm đáp ứng các yêu cầu mọi mặt về trợ giúp cho nạn nhân của tộiphạm nhằm giúp cho nạn nhân của tội phạm đảm bảo tốt hơn các quyền của mìnhtrong quá trình tố tụng Chính vì vậy, mạng lưới tô chức này thực hiện sự trợ giúp
từ những công việc đầu tiên cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng Những hoạt
động cơ bản mà mạng lưới tô chức này trợ giúp nạn nhân của tội phạm bao gom:
- Hướng dẫn làm đơn tố cáo tội phạm về cả nội dung và hình thức, hướngdan địa chỉ các cơ quan tiếp nhận đơn, thời gian nộp đơn ,
- Hướng dẫn thực hiện các thủ tại cơ quan cảnh sát, viện công tô cũng như
một sô trường hợp cân lưu ý đê bảo đảm quyên lợi của nạn nhân,
- Hướng dẫn các quyền và nghĩa vụ tham dự phiên tòa, các hoạt động cầnthiết trước khi mở phiên toà, các trường hợp cần tham gia chương trình bảo vệnhân chứng nếu họ lo sợ có sự nguy hiểm đến thân thẻ, tính mạng, tài sản , cácyêu cầu bồi thường đối với người phạm tội, các yêu cầu trợ giúp về vật chất củanhà nước, các tô chức xã hội cũng như những sự trợ giúp khác, yêu cầu trợ giuptrong trường hợp là nạn nhân của tai nạn giao thông, yêu cầu bảo vệ nhân chứng
hoặc người bị hại là trẻ em, yêu câu sự giúp đỡ của luật sư bào chữa
Những nạn nhân của tội phạm có thé liên hệ với bất kì một văn phòng nàocủa mạng lưới tô chức của Opferfibel Mạng lưới tổ chức Opferfibel có hơn 100văn phòng trên toàn quốc, với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp và rất nhiều cộng
tác viên, những luật sư giỏi, các văn phòng của mạng lưới Opferfibel luôn là sự hỗ
trợ vô cùng quý giá cho các nạn nhân của tội phạm trong việc bảo vệ những quyền
và lợi ích chính đáng của mình.
14
Trang 20Nghiên cứu hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở CHLB
Đức cho thấy, CHLB Đức có một hệ thông văn ban rất cụ thé, chi tiết làm co sở
cho hoạt động bồi thường và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Những quy định củapháp luật không chỉ quy định phạm vi, đối tượng được hưởng sự bảo vệ và trợgiúp, định mức cụ thé sự trợ giúp mà còn quy định cả nguồn tài chính đảm bảo chohoạt động bảo vệ và trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm Bên cạnh đó, hệ thốngcác cơ quan, tổ chức thực hiện việc bảo vệ và trợ giup nạn nhân của tội phạm baogồm nhiều cơ quan được tô chức một cách rộng rãi trên phạm vi toàn bộ đất nước.Điều đó đã tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tộiphạm ở CHLB Đức được thực hiện rất hiệu quả Nạn nhân của tội phạm có thể tiếpcận một cách dễ dàng với các tố chức bảo vệ và trợ giúp cho nạn nhân của tội
phạm, được giúp đỡ một cách nhiệt tình và có hiệu quả trong việc bảo vệ tính
mạng, sức khỏe của mình và gia đình Chính vì vậy số người tham gia các chươngtrình bảo vệ và trợ giúp nạn nhân rất đông Điều này cũng đồng nghĩa với việc sốlượng người tích cực hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật là rất đông Điềunày là rất có ý nghĩa đối với hoạt động phòng, chống tội phạm bởi sự tích cực hợptác với các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt độngđiều tra, truy tố xét xử cũng như hoạt động phòng ngừa tội phạm
2.3 Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân ở Vương quốc Anh
2.3.1 Pháp luật về bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Cũng như CHLB Đức, hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở
Vương quốc Anh dựa trên Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về những nguyên tắc cơbản trong tư pháp đối với các nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụngbạo lực, cũng như Hiệp định khung về địa vị của nạn nhân trong tô tụng hình sự ởChâu Âu Theo đó những nguyên tắc như: Nguyên tắc tôn trọng và thừa nhận,Quyền được cung cấp thông tin của nạn nhân, Quyền được đảm bảo giao tiếp trướctòa, nguyên tắc trợ giúp đặc biệt cho nạn nhân, nguyên tắc chi phí của nạn nhântrong quá trình tiến hành tố tụng, Nguyên tắc được bảo vệ cho nạn nhân, nguyêntắc đền bù thiệt hại là những nguyên tắc luôn luôn được nghỉ nhận
Để cụ thé hóa những nguyên tắc này, năm 2006, Chính phủ Anh đã ban hànhLuật về nạn nhân của tội phạm có hiệu lực vào ngày 3/4/2006 (Code of Practice forVictims of Crime 2006) Bộ luật này là cơ sở dé thiết lập và bảo vệ các quyên và lợiích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm Trước hết, Luật về nạn nhân của tội phạm
Trang 21đã phi nhận một số quyền quan trọng của nạn nhân như quyền được biết các quyềncủa minh trong hoạt động tổ tụng, được khiếu nại nếu không được các cơ quan tupháp đảm bảo quyền lợi đó, quyền được nhận sự hỗ trợ miễn phí và bí mật từ tôchức từ thiện có tên là Dịch vụ hỗ trợ nạn nhân (Victim Support) Nạn nhân của tộiphạm cũng được đảm bảo giữ bí mật về thông tin cá nhân của mình Trong trườnghợp cần sử dụng thông tin cá nhân của họ để đăng tài trên các phương tiện truyềnthông phục vụ hoạt động phòng, chống tội phạm thì phải được sự cho phép của họ.Đặc biệt, trong các vụ án hiếp dâm, cô ý gây thương tích, việc công bồ thông tin cánhân, tên tuổi, hình ảnh của nạn nhân thì có thé bị xử lý hình sự.
Nạn nhân có quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại bất kể tội phạm đã bịkết án hay chưa Việc bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân trong các vụ án hình
sự ở Vương quốc Anh là một phần quan trọng của bản án do tòa án đưa ra Quyếtđịnh buộc bồi thường thiệt hại của tòa án trong một số trường hợp là chế tài duynhất đối với tội phạm Tuy nhiên, đa số các trường hợp, việc bồi thường thiệt hạiđược coi là hình phạt bỗ sung đi kèm với hình phạt chính Dé có thể đưa ra nhữngquyết định bồi thường chính xác, tòa án phải chứng minh được mối quan hệ nhânquả giữa hành vi phạm tội với những thiệt hại gây ra, đồng thời đảm bảo mức bồithường đưa ra phải tương xứng với thiệt hại thực tế Những chứng cứ liên quan tớiviệc xác định thiệt hại cũng phải được thu thập và đưa ra trước tòa, nêu không cónhững chứng cứ này thì tòa án sẽ không đưa ra các quyết định bồi thường cho nạnnhân, trong những trường hợp đó nạn nhân có thê tiếp tục khởi kiện ở tòa án dân
sự Thông thường yêu cầu bồi thường ở tòa án dân sự không chặt chẽ bằng tòa hình
sự, do đó các quyết định, bản án đưa ra tại tòa dân sự sẽ khác so với tòa hình sựtrong cùng một vụ án Tại tòa dân sự phán quyết về bồi thường bang tiền đối vớingười phạm tội thể hiện dưới hình thức gán nợ với số tiền có thể lên tới 15.000bảng Anh Có rất nhiều hình thức cưỡng bức việc trả nợ này đối với người phạmtội, như biện pháp khấu trừ thu nhập (Attachment of Earnings Order)
Bên cạnh việc bồi thường thiệt hại, nạn nhân của tội phạm ở Anh quốc cònđược đền bù một khoản tiền theo Quy chế đền bù thương tích do tội phạm gây ra ”Quy chế này được ban hành từ những năm 1960 và là một trong những quy địnhđầu tiên trên thế giới về đền bù thiệt hại cho nạn nhân của tội phạm Nạn nhân củacác tội phạm cô ý gây thương tích, tội phạm bạo lực được nhận đền bù tương ứng
17 H
Xem nguon:
htto://www.cica.gov.uk/Documents/publications/CriminalTM%20Iniuries%20Compensation%20SchemeTMo202008.ndf.
16
Trang 22với mức độ thương tích Mức độ đền bù dao động trong khoảng từ 1.000 đến
500.000 bảng Anh.
2.3.2 Các tổ chức bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Luật về nạn nhân của tội phạm đã quy định rất rõ các cơ quan thuộc hệ thống
tư pháp hình sự tham gia vào hoạt động trợ giúp và bảo vệ nạn nhân bao gồm: Lực
lượng cảnh sát, cảnh sát giao thông và Bộ Công an, Viện công tố, Tòa án Hoàng gia,
Cơ quan bảo vệ nhân chứng (thành lập bởi sự phổi hợp giữa cảnh sát và cơ quankiểm sát), Hội đồng xét đặc xá cho phạm nhân, Lực lượng quản lý trại giam, Hộiđồng địa phương về giám sát thực hiện án treo, Hội đồng quản lý tội phạm vị thànhniên, Cơ quan quản lý đền bù thiệt hại do tội phạm gây ra, Ban xử lý khiếu nại vềđền bù thương tích do tội phạm gây ra và Ủy ban xét duyệt hồ sơ vụ án hình sự 'Văn phòng trợ giúp của trại giam thực hiện bảo vệ trước các nạn nhân bị quấy rốibằng điện thoại hoặc trước người phạm tội được tha tù
Cơ quan chuyên trách về đền bù thương tích do tội phạm gây ra (TheCriminal Injuries Compensation Authority — viết tắt là CICA)'” là co quan quyếtđịnh mức đền bù cho những thiệt hại về sức khỏe, tỉnh thần của các nạn nhân của tộiphạm bạo lực, bao gồm cả những hậu quả đã xảy ra và hậu quả để lại về lâu dài cho
nạn nhân Trường hợp nạn nhân chết, người thân của nạn nhân sẽ được hưởng khoản
tiền đền bù tương ứng Hàng năm có khoảng 200 triệu bảng được chi đền bù cho nạnnhân của tội phạm Việc thực hiện quy chế này thực tế là rất tốn kém, do đó một hệthống biểu giá mới được ban hành vào năm 1996 quy định một mức bồi thườnghợp lí hơn tương ứng với từng loại thương tích cụ thẻ
Bên cạnh Cơ quan chuyên trách về đền bù thương tích, một t6 chức từ thiệnđộc lập có tên Quỹ hỗ trợ nạn nhân (Victims Support) cũng cung cấp sự hỗ trợmiễn phí các thủ tục pháp lý cho nạn nhân trên toàn lãnh thé Vương quốc Anh Sựtrợ giúp này bao gồm cả việc hỗ trợ về thông tin, hướng dẫn cụ thể về quy trìnhyêu cầu đền bù và trợ giúp nạn nhân hoàn thiện hồ sơ đòi bồi thường cũng như xinđền bù Khi nạn nhân của tội phạm không có đủ khả năng chi tra cho dịch vụhướng dẫn về mặt pháp lý, thì t6 chức này sẽ cung cấp sự trợ giúp miễn phí đó qua
hệ thống các văn phòng đại diện ở các cấp tổ chức hành chính Ví dụ, Văn phòng
'# Xem Điều 2 Code of Practice for Victims of Crime 2006, nguồn:
http://www.gloucestershire.police.uk/Other/Code%200f%20Practice%P0 for” ime/Downloa ds/item5830.pdf MUNG TAM THONG TIN THU VIE
Trang 23trợ giúp pháp lý cho công dân (Citizens Advice Bureaux), Trung tâm tu van luậtđược tai trợ bởi các quỹ từ thiện và các tổ chức phúc lợi xã hội”” Trong trường hợp
nạn nhân không hợp tác với cảnh sát hoặc các cơ quan tư pháp khác trong quá trình
điều tra tội phạm hoặc nạn nhân là người đã có tiền án, tiền sự thì họ không đượchưởng quyền đền bù theo luật này Trường hợp nạn nhân không thỏa mãn với mức
độ bồi thường thì có quyền khiếu nại lên nhân viên cấp cao hơn trong CICA, hoặcgửi khiếu nại tới Ủy ban xử lý khiếu nại về đền bù thương tích do tội phạm gây ra(Criminal Injuries Compensation Appeals Panel)”' Uy ban nay được điều hảnh bởicác chuyên gia đặc biệt và độc lập, thường là các tham phán và luật sư chuyênngành sẽ giải quyết việc khiếu nại này
Hang năm có khoảng 1,3 triệu nạn nhân được trợ giúp thông qua mạng lưới
và các chi nhánh địa phương của tổ chức hỗ trợ nạn nhân trên toàn nước Anh.Nhân viên và các tình nguyện viên của tổ chức này có trách nhiệm hỗ trợ về mặttỉnh thần, cung cấp thông tin và những sự hỗ trợ thực tế cho nạn nhân trong nhữngtrường hợp cần thiết Tổ chức hỗ trợ nạn nhân cũng đồng thời duy trì chương trình
hỗ trợ nhân chứng tại các tòa án hình sự, trong đó nhân chứng trong các vụ án hình
sự được cung cấp thông tin về thâm quyên, chức năng của tòa án, quy trình xét xử
cũng như quyền, nghĩa vụ của nhân chứng, nạn nhân và gia đình trước, trong và
sau khi phiên tòa diễn ra Tổng đài hỗ trợ hỗ trợ miễn phí dành cho nạn nhân củatội phạm số 0845 30 30 900 sẽ cung cấp thông tin cần thiết và sự trợ giúp cho nạnnhân của tội phạm.”
Nghiên cứu hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân ở Anh quốc cho thấy hoạtđộng bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của nước Anh cũng dựa trên sự kết hợp chặt chẽcủa hai yếu tỐ: Pháp luật về bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm và các thiếtchế được tô chức dé thực hiện hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân Để tạo cơ sởpháp lí cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm, Luật về nạn nhâncủa tội phạm ra đời đã tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhâncủa tội phạm Luật về nạn nhân của tội phạm đã quy định cụ thể các quyền cơ bảncủa nạn nhân của tội phạm như quyền được thông tin về quá trình tố tụng, về cácquyền của mình; quyền được hưởng sự bảo vệ trong những trường hợp có nguyhiểm đe dọa tính mạng sức khỏe nạn nhân và gia đình họ, được đảm bảo giữ bí mật
cá nhân; quyền được hỗ trợ miễn phí một số dịch vụ như dịch vụ trợ giúp pháp
?° Xem nguồn: http://www.victimsupport.org.uk/.
*! Xem nguồn: http://www.cicap.gov.uk/.
? Xem nguồn: http://www victimsupport.org.uk/,
18
Trang 24lí Trên cơ sở Luật về nạn nhân của tội phạm, các tô chức bảo vệ và trợ giup nannhân ra đời bao gồm nhiều co quan, tổ chức như: Bộ Công an, Viện công tố, Tòa ánHoàng gia, Cơ quan bảo vệ nhân chứng, Hội đồng xét đặc xá cho phạm nhân, Lựclượng quản lý trại giam, Hội đồng địa phương về giám sát thực hiện án treo, Hộiđồng quản lý tội phạm vị thành niên, Cơ quan quản lý đền bù thiệt hai do tội phạmgây ra, Ban xử lý khiếu nại về đền bù thương tích do tội phạm gây ra và Ủy ban xétduyệt hồ sơ vụ án hình sự Với sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan, tổ chức,cùng với những quy định cụ thể về hoạt động bảo vệ, cũng như hoạt động trợ giúpnạn nhân của tội phạm như các biện pháp thực hiện việc bảo vệ, các mức độ bồithường và trợ giúp Hoạt động bồi thường và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ởAnh đã được thực hiện rất hiệu quả góp phan quan trong vào việc bảo dam nhữngquyền và lợi ich hợp pháp của nạn nhân của tội phạm cũng như góp phan vào việctăng cường sự hợp tác của nạn nhân của tội phạm với các cơ quan bảo vệ phápluật, tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.2.4 Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn quốc
2.4.1 Pháp luật Hàn Quốc về bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạnnhân khá phát triển Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lí liên quan đếnhoạt động này như Pháp lệnh về bồi thường thiệt hại (29/1/1981) trong đó có quiđịnh khá cụ thê về việc bồi thường cho nạn nhân của tội phạm, Hiến pháp (sửa đỗingày 29/10/1987) qui định rõ nạn nhân được quyền trợ giúp (Điều 30) và đượcquyền làm chứng tại phiên toà (Điều 27), Đạo luật về trợ giúp nạn nhân của tộiphạm (28/11/1987), Đạo luật về áp dụng hình phạt đổi với tội phạm tình dục vàbảo vệ nạn nhân của các tội phạm này (5/1/1994), Đạo luật về ngăn chặn bạo lựcgia đình và bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình (31/12/1997), Đạo luật về bảo vệngười cung cấp thông tin (31/8/1999), Đạo luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm
(ban hành ngày 23/12/2005 và có hiệu lực ngày 24/3/2006) Nạn nhân của tội
phạm không chỉ được trợ giúp về tài chính, chữa trị về tâm lí, sức khoẻ mà cònđược tư vấn về pháp lí Những văn bản pháp lý này đã tạo cơ sở pháp lí cho việc tô
chức thực hiện việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Kế hoạch khung bảo
vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm thời gian 2007-2011 đã được xây dựng Kếhoạch này đã huy động các cơ quan nhà nước, các tô chức và công dân tham gia
chương trình trợ giúp nạn nhân của tội phạm và hiện vẫn đang tổ chức triển khai có
hiệu quả ở Hàn Quốc
Trang 252.4.1 Các tổ chức thực hiện bảo vệ va trợ giúp nạn nhân của tội phạm
- Các tô chức bảo vệ và trợ giúp nạn nhân như Trung tâm trợ giúp nạn nhâncủa bạo lực tình dục (thành lập ngày 13/4/1991), Hiệp hội nạn nhân học Hàn Quốc(thành lập ngày 25/4/ 1992), Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm ra đời ngày5/12/2003 và hoạt động với tính chất là cơ quan dân sự trong việc trợ giúp nạn
nhân của tội phạm ở vùng Gimcheon và Gumi Hiệp hội trợ giúp nạn nhân của tội
phạm được thành lập ngày 3/9/2008 với 57 văn phòng đặt ở các tỉnh ở Hàn Quốc
- Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm (The Crime Victim Support
Center - gọi tắt là CVSC) có nhiệm vụ giúp đỡ nạn nhân của tội phạm khắc phục
thiệt hại do tội phạm gây ra dé sớm 6n định cuộc sống Các văn phòng của CVSCtrực thuộc cơ quan công tố cấp quận ở Hàn Quốc và hoạt động dưới sự giám sátcủa Bộ tư pháp CVSC cũng có mối quan hệ chặt chẽ với Uỷ ban phòng ngừa tộiphạm quốc gia trong điều hành, tổ chức các hoạt động của mình Các hoạt động trợgiúp nạn nhân của CVSC rất đa dạng, như bổ trí, tạo điều kiện vào bệnh viện,
thuốc điều trị cho nạn nhân của tội phạm tình dục và tội phạm bạo lực gia đình
Trong trường hợp khẩn cấp, trung tâm có thé bố trí chỗ ở tạm thời, cung cấp thuốcmen và trợ giúp pháp lí trực tiếp ngay đến nạn nhân của tội phạm Trung tâm cũngcung cấp một số hoạt động dịch vụ bao gồm: Dịch vụ tư vấn miễn phí trực tiếphoặc qua điện thoại, Internet; dịch vụ trị liệu tâm lí cho nạn nhân; cung cấp cácthông tin liên quan đến quá trình tố tụng nhất là giải thích về các quyền và nghĩa
vụ của nạn nhân theo qui định của pháp luật; Hỗ trợ cơ quan điều tra và toà án;cung cấp dịch vụ y tế; giúp đỡ tài chính cho nạn nhân của tội phạm
- Trung tâm chăm sóc nạn nhân của tội phạm (the Welfare Center for
Victims oƒ Crime), được thành lập bởi Bộ tư pháp Hàn Quốc Hiện nay, mạng lướicủa trung tâm đã phát triển khắp toàn quốc, cung cấp các dịch vụ chăm sóc tỉnhthần và tâm lí miễn phí đối với nạn nhân của tội phạm bạo lực và bạo lực gia đình.Trung tâm cũng là nơi cho các nạn nhân khi không có điều kiện chăm sóc tại nhà
- Các tố chức trợ giúp pháp lí chuyên giúp đỡ nạn nhân của tội phạm trongcác vẫn đề pháp lí, như yêu cầu về mức bồi thường cho nạn nhân của tội phạm, bàochữa tại phiên toà, diễn thuyết, giải thích pháp luật
- Trung tâm trợ giúp nạn nhân của bạo lực tình dục, Hiệp hội trợ giúp nạn nhân của tội phạm, Trung tâm ho trợ gia đình có yêu tô nước ngoài là các tô
* http://www.kcriminology.or.kr/ hoặc http://www.kic.re.kr/english/index.asp
20
Trang 26chức xã hội hoạt động phi lợi nhuận với kinh phí từ các hội viên hoặc được tải trợ
bởi cá nhân hoặc tổ chức Các trung tâm này thực hiện các hoạt động trợ giúp nạnnhân của tội phạm như trợ giúp tài chính đối với nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân,trợ giup về chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ về thé chat hoặc tinh than, tưvấn pháp lí
Kinh nghiệm bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở Hàn quốc cho thấyHàn quốc là một quốc gia có hệ thống văn bản pháp luật khá phong phú về bảo vệ
và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Với một hệ thống văn bản kha day đủ như vậy,hoạt động bảo vệ và trợ giúp của Hàn quốc được tổ chức khá tốt với nhiều hiệp
hội, trung tâm thực hiện các hoạt động bảo vệ và trợ giúp khác nhau cho nạn nhân
của tội phạm Các cơ quan, tô chức luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau tronghoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Hoạt động trợ giúp nạn nhâncủa tội phạm luôn huy động được sự tham gia rộng rãi của nhiều đơn vị tổ chức vahoạt động này được tổ chức một cách khoa học nên đã hỗ trợ rất lớn cho nạn nhâncủa tội phạm, giúp các nạn nhân có thé bảo đảm an toàn nhất tính mạng, sức khỏecủa mình cũng như khắc phục nhanh chóng các thiệt hại do tội phạm xâm hại, 6nđịnh cuộc sống
III Thực trạng bảo vệ và trợ giúp nạn nhân ở nước ta
Bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm chính là thực hiện các hoạt động
nhằm bảo vệ cho nạn nhân tránh khỏi những thiệt hại cũng như giúp họ khắc phục
nhanh chóng những thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra cho họ Thiét hại của
nạn nhân của tội phạm chính là những tôn hại, mất mát về tính mạng, sức khỏe,tinh thần, tình cảm hay tài sản mà hành vị phạm tội gây ra cho nạn nhân Thôngthường, thiệt hại được chia thành thiệt hại vật chất và thiệt hại tinh thần hoặc thiệthại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp Cũng có thê chia thành bốn nhóm là thiệt hại vềtâm lí, thiệt hại về tình cảm, thiệt hại về cánh ứng xử (hành động), thiệt hại về thểchất và thiệt hại về tài chính.”
3.1 Vài nét tông quan về thực trạng thiệt hại của nạn nhân của tội phạm ởnước ta
Hiện nay nước ta chưa thực hiện việc thống kê thiệt hại của nạn nhân của tộiphạm Đề đưa ra được vài nét về „Bức tranh“ phác họa thực trạng tình hình thiệt
Trang 27hại của nạn nhân, các tác giả đã tiến hành một nghiên cứu mẫu trên 328 phiếu điềutra các bị án phạm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm củacon người và nhóm tội xâm phạm sở hữu tại bốn trại giam ở Sơn La, Ninh Bình,Thanh Hóa và Lâm Dong Ngoài ra, các tác giả cũng tiến hành một cuộc điều tramẫu ngẫu nhiên 300 người dé đánh giá về tình hình nạn nhân của tội trộm cắp trênđịa bàn các quận nội thành thành phố Hà Nội.
Kết quả điều tra nạn nhân của 169 bị án phạm các tội xâm phạm sở hữu cho
thấy: Thông tin về thiệt hại tài sản mà các bị án gây ra cho nạn nhân tuy được hỏi
khá chỉ tiết nhưng đa số các bị án đều lang tránh không trả lời Chỉ có 21 bị án gâythiệt hại tài sản với giá trị dưới năm triệu đồng (chiếm 12,4%) là khai báo
Nghiên cứu về tình hình tình tội trộm cắp trên địa bàn thành phố Hà Nội đượcthực hiện tháng 8 năm 2010 với 300 phiếu điều tra ngẫu nhiên trên địa bàn các quậnnội thành Hà Nội cho thấy: Trong tông số 300 người được điều tra thì có đến 109người (36%) bị mat trộm tài sản một lần, 59 người (20%) bị mắt tài sản hai lần và 34người (18%) bị mat từ ba lần trở lên Trong số này thì số người bị mat tài sản dưới 2triệu đồng là 126 người (56,8%), số người bị mắt tài sản trị giá từ 2 triệu đồng đến 20triệu đồng là 73 người (32,9%), số người bị mắt tài sản trị giá từ 20 triệu đồng đến 50triệu đồng là 14 người (6,2%) và số người bị mắt tài sản trị giá trên 50 triệu đồng là 9người (4,1%) Nếu loại bỏ những trường hợp thiệt hại dưới 2 triệu đồng thì có 96người bị mat tài sản từ 2 triệu đồng trở lên Bằng phương pháp bình quân, chúng taước tính được số tiền bị mat của bình quân một người là 19 triệu đồng Ngoài ra, theothống kê của văn phòng Cục cảnh sát điều tra tội phạm hình sự, thiệt hại về tài sản
do các tội phạm xâm phạm sở hữu ở nước ta gây ra chỉ tính riêng năm 2008 là 28 ôtô, 9.145 xe máy các loại và tài sản khác ước tính giá trị khoảng 436 tỷ Việt Nam
đồng Kết quả này cho thấy hành vi phạm tội trộm cắp trên địa bàn thành phố Hà Nội
đã gây ra thiệt hại về tài sản không nhỏ
Về bồi thường thiệt hại, đa số các bị án trong cuộc điều tra đã lảng tránh, khôngtrả lời thông tin về việc bồi thường thiệt hại Chỉ có 54 bị án trong tổng số 169 người(chiếm tỷ lệ 32%) trả lời phải bồi thường với số tiền bồi thường dưới 5 triệu đồng cho
một nạn nhân Sở dĩ các bị án lảng tránh không trả lời là vì đa số họ đều chưa hề
thực hiện bồi thường cho nạn nhân mặc dù bản án đã tuyên, do vậy họ ngại khôngmuôn trả lời.
22
Trang 28Đối với nhóm tội xâm phạm TM, SK, DD, NP của con người, kết quả điềutra nghiên cứu 159 bị án cho thấy: Có 97 bị án gây thương tích cho một ngườichiếm tỉ lệ là 61%; 14 bị án gây thương tích cho hai người chiếm tỉ lệ 8,8% và có 6
bị án gây thương tích cho ba người trở lên chiếm 3,8% Điều này cho thấy cáchành vi phạm tội cố ý gây thương tích là khá nghiêm trọng với 20 trường hợp(chiếm gần 13%) gây thương tích cho từ hai nạn nhân trở lên Vé mức độ thươngtích: Có đến 54 trường hợp (34%) người phạm tội gây ra thương tích cho nạn nhânvới tỷ lệ đến 30% Có 19 trường hợp (11,9%) người phạm tội gây thương tích chonạn nhân từ 30% trở lên đến 60%, va 16 (10,1%) người phạm tội gây thương tíchcho nạn nhân từ 60% trở lên Kết quả trên cho thấy thiệt hại mà các bị án gây racho sức khỏe của nạn nhân là khá nghiêm trọng Mặc dù vậy, mức độ bồi thườngcho nạn nhân của tội phạm là không lớn Số tiền người phạm tội phải bồi thườngcho nạn nhân đến 10 triệu đồng là 43 trường hợp, chiếm 27,1% Có 29 trường hợpngười phạm tội phải bồi thường cho nạn nhân từ 10 triệu đồng đến dưới 30 triệuđồng (chiếm tỷ lệ 18,2%) Chỉ có 14 trường hợp người phạm tội phải bồi thường chonạn nhân từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng (chiếm tỷ lệ 8,8%) Có một số trườnghợp, người phạm tội lảng tránh không trả lời thông tin về bồi thường thiệt hại.Những trường hợp này đều là các trường hợp người phạm tội chưa hề bồi thường
cho nạn nhân nên họ đã có tình lang tránh Sử dụng phương pháp số bình quân, có
thể ước tính, trong số những người được người phạm tội khai báo bồi thường (86trường hợp) thì bình quân mỗi nạn nhân chỉ nhận được số tiền bồi thường là khoảng
21 triệu đồng Đây là một con số rất nhỏ so với hậu quả mà hành vi phạm tội đã gây
ra cho nạn nhân, cũng như so với những chi phí thực tế mà nạn nhân và gia đình họ
đã bỏ ra dé khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra
Ngoài gây thiệt hại về sức khỏe, các hành vi phạm tội thuộc nhóm này còngây ra những tốn hại vô cùng nghiêm trọng, không thể khắc phục được, đó là tướcđoạt tính mạng của con người Trong số các bị án trả lời phiếu điều tra, có 56 bị ángây ra cái chết cho nạn nhân, trong đó có 55 bị án làm chết 1 người và 1 bị án làmchết 2 người
Về bồi thường thiệt hại cho gia đình các nạn nhân của tội phạm thì có một sốtrường hợp lảnh tránh không trả lời thông tin về số tiền bồi thường cho gia đìnhnạn nhân Đó là do họ chưa hề thực hiện sự bôi thường cho nạn nhân nên ngạikhông trả lời Chỉ có 46 bị án trả lời thông tin về bồi thường thiệt hại cho gia đìnhnạn nhân Trong đó có 3 bị án phải bồi thường cho nạn nhân số tiền đến 10 triệu
Trang 29đồng Có 26 người phải bồi thường cho nạn nhân số tiền bồi thường từ 10 triệu đến
30 triệu đồng Có 9 người phải bồi thường cho nạn nhân của tội phạm số tiền bồithường từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng và có 8 người phải bồi thường cho nạnnhân số tiền bồi thường từ 100 triệu đồng trở lên Cũng theo phương pháp bìnhquân, ước tính bình quân mỗi trường hợp nạn nhân chết, người phạm tội phải bồithường số tiền khoảng 40 triệu đồng Đây là một con số rất nhỏ và hoàn toànkhông thé bù đắp dù chỉ một phan thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra cho nan
nhân và gia đình họ.
Nghiên cứu nạn nhân của các tội mua bán phụ nữ, trẻ em, (hiện nay đỗithành mua bán người, mua bán trẻ em) cho thấy hành vi phạm tội thuộc nhóm nàycũng gây ra những hậu quả hết sức nặng nẻ cho nạn nhân của tội phạm Tổng hợpcủa nhóm tác giả từ 100 vụ án về mua bán phụ nữ trẻ em do TAND tỉnh Lạng Sơnxét xử từ năm 2000 đến nay cho thấy: Những người phạm tội trong 100 vụ án đượctổng hợp đã thực hiện hành vi mua bán 178 phụ nữ, trẻ em (bình quân mỗi vụ có1,78 nạn nhân) Trong số đó, chỉ có 46 vụ án với 89 nạn nhân được giải quyết vấn
đề bồi thường dân sự (chiếm tỷ lệ 50% số nạn nhân) Như vậy vẫn còn một nửa số
nạn nhân của nhóm tội phạm này không nhận được khoản bồi thường nào cho thiệt
hại mà hành vi phạm tội đã gây ra cho mình Tổng số tiền mà 89 nạn nhân được
bồi thường là 394.426.000 đồng Tính bình quân mỗi nạn nhân chỉ được bồi
thường 4.431.752,8 đồng (bốn triệu bốn trăm ba mốt triệu bảy trăm năm mươi haiphảy tám đồng) Trong đó nạn nhân được bồi thường ít nhất là 500.000 đồng vànhiều nhất là 27.000.000 déng.” Như vậy so với mức độ thiệt hại mà các nạn nhân
và gia đình họ phải gánh chịu, thì số tiền mà những người phạm tội bồi thường cho
nạn nhân là quá ít.
3.2 Pháp luật về bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm nước ta
- Pháp luật về bảo vệ nạn nhân của tội phạm
BLTTHS đã có những quy định nhằm bảo vệ nạn nhân, nhân chứng vàngười tố giác tội phạm Tại Điều 7 BLTTHS đã ghi nhận „Công dân có quyểnđược pháp luật bảo hộ về tinh mạng, sức khoẻ, danh du, nhân phẩm, tài san.”
Tại Điều này cũng có quy định dành riêng cho nạn nhân cùng với nhữngngười tham gia tổ tụng khác:
4 Nguồn: Trung tâm trợ giúp pháp lí nhà nước tỉnh Lạng Sơn, 107 vụ án mua bán phụ nữ, trẻ em, xuất bản năm
2009.
24
Trang 30“Người bị hại, người làm chứng và người tham gia tô tụng khác cũng nhưngười thán thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyên tiễn hành tổ tụng phải áp dungnhững biện pháp can thiết dé bảo vệ theo quy định của pháp luật."
Khoản 3 Điều 103 BLTTHS cũng quy định ,,Co quan diéu tra phải áp dungcác biện pháp can thiết dé bảo vệ người đã tô giác tội phạm“ Khoản | Điều 335BLTTHS quy định người tố cáo có quyền „Yêu cẩu cơ quan có thẩm quyên tiếnhành 16 tụng bảo vệ khi bị de doa, trù dap, trả thù"
Cùng với các quy định của BLTTHS thì một số văn bản luật khác cũng cónhững quy định nhằm bảo vệ nạn nhân của tội phạm Khoản 3 Điều 3 Luật phòngchống bạo lực gia đình quy định: “Nạn nhán bạo lực gia đình được bao vệ, giúp đỡkịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế - xã hội củađất nước; ưu tiên bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, ngườitàn tật và phụ nữ.” Để đảm bảo tối đa việc bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình,Điều 5 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ những quyền của nạn nhâncủa bạo lực gia đình bao gồm các quyền: Yêu cầu cơ quan, tô chức, người có thâmquyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác củamình; Yêu cầu cơ quan, người có thâm quyên áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ,cam tiếp xúc; Được cung cấp dich vụ y tế, tư van tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơitạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luậtnày; Các quyền khác theo quy định của pháp luật Những quy định này là vô cùngcần thiết dé trợ giúp cũng như bảo vệ nạn nhân của bạo lực gia đình
- Pháp luật về bồi thường cho nạn nhân của tội phạm
Mặc dù chưa có luật riêng về bồi thường cho nạn nhân của tội phạm, tuynhiên, việc bồi thường cho nạn nhân của tội phạm hiện nay được xác định theo quyđịnh của BLDS tại Chương XXI Mục 2 từ Điều 608 đến điều 622 BLDS vàNghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 7 tháng 7 năm 2006 của Hội đồng thẩmphán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồithường thiệt hại ngoài hợp đồng Thiệt hại mà nạn nhân của tội phạm có thể đượcbồi thường bao gồm: Thiệt hại tài sản (Điều 628 BLDS), Thiệt hại về sứckhỏe (Điều 609 BLDS), Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 610 BLDS),Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín (Điều 611 BLDS), Thiệt hại về tinh thần(các Điều từ 609 đến 212)
Trang 31- Pháp luật trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Dé bảo trợ giúp nạn nhân của tội phạm, Nhà nước đã ban hành các văn bản như:Luật trợ giúp pháp lí được thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã tạo điều kiệncho các nạn nhân của tội phạm là người nghèo, người có công với cách mạng, người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa và người dân tộcthiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đượchưởng sự trợ giúp pháp luật miễn phí
3.3 Một số mô hình bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Xuất phát từ các quy định của pháp luật cũng như nhu cầu đòi hỏi của thựctiễn, một số mô hình trợ giúp nạn nhân của tội phạm ở nước ta đã hình thành
Mô hình “Nhà hỗ trợ chị em phụ nữ, trẻ em bị buôn bán và bạo lực giađình” với tên gọi “Ngôi nhà Bình yên” là một mô hình hoạt động khá hiệu quả
trong việc trợ giúp nạn nhân của tội phạm bạo lực gia đình và tội phạm mua bán
người Mỗi nạn nhân được nhận vào Ngôi nhà bình yên sẽ được tạm trú trong thờigian 18 tháng Sau khi được kiểm tra và chăm sóc sức khỏe toàn diện, được hỗ trợtâm lý, tư vẫn pháp lý, nạn nhân sẽ được tư vấn hướng nghiệp và chọn học mộtnghề phù hợp với năng lực bản thân, điều kiện thực tế của gia đình, như tin học, cắtmay, trang điểm, nhà hàng - khách sạn
Ngoài mô hình trợ giúp nạn nhân của bạo hành gia đình, nạn nhân của tội muabán người, cũng có rải rác những hoạt động trợ giúp nạn nhân của tội phạm, nhất lànạn nhân của các tội vi phạm quy định về điều khiến phương tiện giao thông
IV Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm có ý nghĩa líluận và thực tiễn rất quan trọng Để có thực hiện điều đó, cần phải thiết lập một cơchế pháp lí hữu hiệu
Theo đại từ dién tiếng việt, „Cơ chế“ được hiểu là „Cách thức sắp xếp tổchức dé làm đường hướng, cơ sở theo đó mà thực hiện” Từ định nghĩa này, cóthé định nghĩa: ,,Co chế pháp lí bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nạn nhâncủa tội phạm là cách thức tổ chức để thực hiện việc bảo vệ quyên và lợi ích cơ bảncho nạn nhân của tội phạm" Cơ ché pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
> Xem: Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2008, tr 464.
26
Trang 32nạn nhân của tội phạm bao gồm bốn nhóm yếu tố: Thứ nhất là các nguyên tắc,phương thức, cách thức, thủ tục để đảm bảo cho sự vận hành của cơ chế Thứ hai là
các chủ thể thực hiện việc bảo vệ, trợ giúp Thứ ba là các đối tượng được bảo vệ,
trợ giúp Thứ tư là hệ thống văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lí thực hiện việcbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạm
Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạmcũng được phân biệt với cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tộiphạm Khái niệm ,,Co chế bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạm“
là khái niệm có phạm vi rộng hơn khái niệm ,,Co chế pháp lý bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp nạn nhân của tội phạm“ Khái niệm ,,Co chế bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp nạn nhân của tội phạm“ không chi bao gồm các yếu tố mang tính pháp lý
mà còn bao gồm cả những yếu tố khác có tác động, ảnh hưởng đến tô chức và vậnhành của hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạm Có thểđịnh nghĩa cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội
phạm như sau:
Cơ chế pháp li bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội phạm
là các nguyên tắc, phương pháp và cách thức tổ chức thực hiện hoạt động bảo vệ
các quyển và lợi ích hợp pháp cho nạn nhân của tội phạm.
4.1 Các nguyên tắc, phương thức, cách thức, thủ tục dé đảm bảo cho sự vậnhành của cơ chế
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạm là hoạt động mang
tính rộng rãi và liên tục do hành vi phạm tội xảy ra thường xuyên, liên tục cũng
như nguy cơ tái trở thành nạn nhân của tội phạm Chính vì vậy, để đảm bảo một cơchế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp nạn nhân của tội phạm vận hành có hiệu quả,cần có hệ thống các nguyên tắc, phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện và cácthủ tục cụ thé
4.1.1 Các nguyên tắc tô chức, hoạt động bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp nan
nhân của tội phạm
- Nguyên tắc huy động sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân tham giaNguyên tắc này đòi hỏi không chỉ huy động sự tham gia rộng rãi của cáctầng lớp nhân dân vào hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân mà còn phải huy
động nguồn tài chính đóng góp, hỗ trợ của các tầng lớp nhân dân cho hoạt động
Trang 33này Huy động tối đa sự ủng hộ về tài chính của mọi tầng lớp nhân dân trong xãhội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp, để hỗ trợ hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn
nhân của tội phạm sẽ tạo ra sức mạnh đảm bảo hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm thực sự có hiệu quả.
- Nguyên tắc đảm bảo sự tiếp cận nhanh chóng thuận lợi của nạn nhânNguyên tắc này đòi hỏi hệ thống cơ quan, tô chức thực hiện hoạt động bảo
vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm phải được tô chức rộng rãi trên toàn bộ lãnhthé của đất nước Mặt khác phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục dé mọi
cá nhân, xã hội biết đầy đủ các thông tin về hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhâncủa tội phạm dé họ có thé tiếp cận nhanh chóng sự bảo vệ va trợ giup
- Nguyên tac bảo vệ quyên và lợi ích tối đa cho nạn nhân của tội phạmNguyên tắc này đòi hỏi phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp tối đa chonạn nhân của tội phạm, trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của họ
Dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân của tội phạm, cũng cần đảm bảoquyền bồi thường thiệt hại cho nạn nhân Trong những trường hợp người phạm tộikhông có hoặc không đủ nguồn tài chính dé thực hiện các khoản bồi thường này thiNhà nước, với tư cách là chủ thé quan lí xã hội cần phải dành nguồn tài chính từngân sách hoặc các nguồn xã hội hóa dé thực hiện việc bồi thường này Bên cạnh
đó, cần phải đảm bảo quyền bí mật cá nhân của nạn nhân, nhất là nạn nhân của các
tội phạm xâm phạm tình dục.
4.1.2 Phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động bảo vệ va trợ giúp nạn nhâncủa tội phạm
Việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm được thực hiện theo phương
pháp kết hợp tuyên truyền, giáo dục, động viên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức
trong xã hội nhiệt tình tham gia Hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội
phạm luôn cần sự tham gia cộng tác tích cực của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội.Càng nhiều cá nhân, tổ chức tham gia thì hoạt động này càng mang lại hiệu quảthiết thực Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cần phải tổ chức phối hợp chặt chẽgiữa các cơ quan, tổ chức này với nhau cũng như giữa các cơ quan, tổ chức đơn vị
với các cơ quan tư pháp hình sự trong hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của
tội phạm Các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp cần tham gia tích cực vàohoạt động tạo việc làm cũng như nguồn tài chính để hoạt động bảo vệ và trợ giúpnạn nhân của tội phạm đạt hiệu quả cao Cần tổ chức rộng rãi mạng lưới bảo vệ và
28
Trang 34trợ giúp nạn nhân của tội phạm nhằm thu hút sự tham gia của nhiều cơ quan, tôchức và cá nhân, đảm bảo giúp nạn nhân có thể tiếp cận nhanh chóng, dễ dàng với
sự bảo vệ và trợ giúp Sử dụng triệt để các phương tiện truyền thông hỗ trợ hoạtđộng bảo vệ va trợ giúp nạn nhân của tội phạm Xây dựng nhiều trang web dé phôbiến các thông tin đến rộng rãi đến mọi người dân trong xã hội
4.2 Các chủ thé tiến hành việc bảo vệ nạn nhân của tội phạm
4.2.1 Các cơ quan tư pháp hình sự
Các cơ quan Tư pháp hình sự là trung tâm của hệ thống bảo vệ và trợ giúp
nạn nhân của tội phạm, đặc biệt là trong hoạt động bảo vệ Trong đó, cơ quan công
an giữ vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động bảo vệ nạn nhân và nhânchứng Cơ quan công an cần phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát và tòa án trongviệc xác định những trường hợp cần được bảo vệ; các biện pháp cần thiết áp dụng
để việc bảo vệ thực sự có hiệu quả Cơ quan công an cũng phải phối hợp chặt chẽvới chính quyền địa phương, với các cơ quan, tô chức, đơn vị và các cá nhân trong
xã hội để tận dụng sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo vệ an toàn nhất tính mạng,
tài sản của nạn nhân, nhân chứng và gia đình họ.
4.2.3 Các cơ quan, to chức khác và cá nhân trong xã hội
Các tô chức và doanh nghiệp là các đơn vị vừa có thé đảm bảo nơi làm việccho các nạn nhân và nhân chứng trong các trường hợp họ cần phải thay đối nơi làmviệc để đảm bảo bí mật cá nhân và bảo vệ cho họ và người thân trong gia đình Các
tô chức, doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong việc đóng góp nguồn taichính quan hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ nạn nhân của tội phạm Bên cạnh đó, các
cá nhân trong xã hội cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động bảo vệ nạn nhâncủa tội phạm Các cá nhân trong xã hội không chỉ tham gia trực tiếp vào hoạt độngbảo vệ nạn nhân của tội phạm mà còn đóng góp tài chính hỗ trợ cho hoạt động bảo
vệ nạn nhân của tội phạm.
Trang 354.3 Các chủ thé tiễn hành trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Hoạt động trợ giúp nạn nhân của tội phạm tập trung vào ba nhóm: Trợ giúp
pháp lí, trợ giúp tài chính và trợ giúp y tế
Để đảm bảo hoạt động trợ giúp nạn nhân của tội phạm có hiệu quả, canthành lập cơ quan đầu mối là các Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm CácTrung tâm này có thể trực thuộc Bộ tư pháp hoặc trực thuộc các Bộ chủ quản Các
Trung tâm có nhiệm vụ điều phối các hoạt động trợ giúp nạn nhân của tội phạm và
gia đình họ trong phạm vi chức năng, nhiệm vu của mình Các Trung tâm thành lập
những mạng lưới rộng rãi trên địa bàn cả nước để giúp các nạn nhân có thê tiếp
nhận thông tin và thực hiện những sự trợ giúp có hiệu quả Các Trung tâm trợ giúp
nạn nhân của tội phạm phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tô chức, đơn vị và
cá nhân, đặc biệt là các cơ quan chuyên môn như Bộ tư pháp, Bộ Lao động —Thương binh và Xã hội, Bộ tài chính và Bộ y tế Các cơ quan này có thé cung cấpnhững dịch vụ cần thiết cho các Trung tâm thực hiện có hiệu quả việc trợ giúp chonạn nhân của tội phạm Các Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm bao gồm baTrung tâm: Trung tâm trợ giúp pháp lí, Trung tâm trợ giúp tài chính và Trung tâmtrợ giúp y tế Các trung tâm này thực hiện các chức năng theo thâm quyền chuyênmôn để trợ giúp cho các nạn nhân phù hợp với nhu cầu của họ Trung tâm trợgiúp pháp lý chuyên trợ giúp cho nạn nhân của tội phạm tất cả những vấn đề vềpháp luật như trình tự, thủ tục để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình,thủ tục khai báo, thủ tục tìm luật sư bảo vệ quyền lợi, thủ tục nhận được sự trợgiúp, thủ tục đòi bồi thường thiệt hại Trung tâm trợ giúp tài chính chuyên thựchiện những trợ giúp nạn nhân của tội phạm những khoản tài chính để bù đắp chonhững thiệt hại mà hành vi phạm tội đã gây ra cho nạn nhân, nhất là trong nhữngtrường hợp người phạm tội không có khả năng tài chính để bồi thường cho nạnnhân Trung tâm trợ giúp y tế là cơ quan trợ giúp những vấn dé thuốc men điều
trị cho nạn nhân và cả những người thân của nạn nhân của tội phạm (ví dụ người
nhà của nạn nhân bị giết, bị hiếp dâm ) Các khoản điều trị phục hồi chức năngcho các nạn nhân bị các tổn thương nghiêm trọng làm mất hoặc hạn chế các chứcnăng của các bộ phận của cơ thé Trợ giúp y tế cũng bao gồm cả những khoản trịliệu về tâm lý để những nạn nhân và người thân của họ có thể nhanh chóng khôiphục sức khỏe, trở về tình trạng ban đầu
Mô hình các Trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm cân được tô chức từtrung ương đến các địa phương theo các cấp chính quyền và cần phải huy động
30
Trang 36được những lực lượng tình nguyện viên tích cực tham gia hỗ trợ cho hoạt động củamạng lưới trung tâm Cần phải tận dụng các phương tiên truyền thông, đặc biệt làinternet dé tuyên truyền, quảng ba cho hoạt động trợ giúp nạn nhân của tội phạm.Các trung tâm trợ giúp nạn nhân của tội phạm cần xây dựng các trang web với đầy
đủ các thông tin về chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nhữnghướng dan để các nạn nhân và người nhà của họ có thể nhanh chóng tiến hành cácthủ tục để nhận được sự trợ giúp của trung tâm Giữa các cơ quan tiến hành việcbảo vệ và các cơ quan tiễn hành việc trợ giúp nạn nhân cũng phải luôn có mối quan
hệ phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện mục đích: Đảm bảo tốt nhấtnhững quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân, nhân chứng và gia đình họ
4.4 Các đối tượng được hưởng sự bảo vệ và trợ giúp
Các đối tượng được hưởng sự bảo vệ và trợ giúp gồm ba loại: Nạn nhân của
tội phạm, nhân thân của nạn nhân và người làm chứng Nạn nhân của tội phạm
theo nghĩa rộng là các cá nhân, tô chức bị hành vi phạm tội tác động gây thiệt hại.Tùy theo tính chất, mức độ của sự xâm hại cũng như hậu quả thiệt hại mà các nạnnhân của tội phạm có thé được hưởng những sự bảo vệ và trợ giúp khác nhau.Những người chứng kiến hành vi phạm tội trong một số trường hợp cũng được
hưởng chương trình bảo vệ nhân chứng tương tự như chương trình bảo vệ nạn
nhân của tội phạm Về nguyên tắc, khi những nạn nhân và nhân chứng được tham
gia các chương trình bảo vệ thì những người thân của họ cũng được hưởng sự bảo
vệ Bởi vì khi những nạn nhân và nhân chứng này rơi vào tình trạng nguy hiểm đếntính mạng, sức khỏe thì người thân của họ cũng rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm
đó do người phạm tội nhằm đến
4.5 Hệ thong văn bản quy định việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về những nguyên tắc cơ bản trong tư phápđối với các nạn nhân của tội phạm và nạn nhân của sự lạm dụng bạo lực
(Declaration of Basic Principles of Justice for Victims of Crime and Abuse of
Power) là một văn bản pháp lý quan trọng xác định những nguyên tắc cơ bản décác quốc gia cụ thé hóa trong các văn bản pháp luật nước mình Nước ta đã có một
số văn bản quy định về vấn đề trợ giúp và bảo vệ nạn nhân của tội phạm như Bộ
luật té tụng hình sự, Luật phòng chống, tham nhũng, Luật phòng, chống mua bán
người, Luật phòng, chống bạo lực gia đình Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ
dừng lại ở một sô quy định về bảo vệ nạn nhân của tội phạm, chưa dua ra được
Trang 37những cơ chế thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm.
Ở hầu hết các nước đều ban hành luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm
Dé làm cơ sở cho việc xây dựng một cơ chế hữu hiệu bảo vệ và trợ giup nạn nhâncủa tội phạm thì cần phải có một văn bản pháp luật quy định chi tiết, cụ thể Luậtbảo vệ và trợ giúp nạn nhân sẽ được xây dựng trên cơ sở quy định một cách chitiết, cụ thể Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân cần trước hết cần phải xác định mộtphạm vi các đối tượng cần được bảo vệ và trợ giúp Luật bảo vệ và trợ giúp nạnnhân của tội phạm cũng phải xác định rõ các mức trợ giúp cụ thể cũng như cácbiện pháp bảo vệ kèm theo những điều kiện tài chính giúp cho hoạt động bảo vệ
nạn nhân và nhân chứng Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân cũng phải đưa ra hệ
thống các biện pháp đảm bảo có thể bảo vệ một cách hữu hiệu an toàn tính mạng,sức khỏe, tài sản của nạn nhân và gia đình họ.
Luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân cũng phải quy định cụ thể các cơ quan, tô chức làm đâu môi cho hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Các cơ
quan nảy chính là các môi liên kết, hợp tác đê hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạnnhân của tội phạm đạt hiệu quả cao nhất
Cùng với luật bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm thì các văn bản
hướng dẫn cần được ban hành đồng bộ giúp cho việc tô chức và thực hiện các quyphạm pháp luật được thực hiện trên thực tế Một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ
có thể tạo ra một hành lang pháp lí thuận lợi để cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi
ích cơ bản của nạn nhân của tội phạm vận hành một cách trơn tru và có hiệu quả.
4.6 Mối quan hệ tác động giữa các yếu tổ trong cơ chế pháp li bảo vệ và trợgiúp nạn nhân của tội phạm
Các yếu tố trong cơ chế pháp lí bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm cómối quan hệ mật thiết tác động lẫn nhau Các nguyên tắc tổ chức va vận hành cơchế này chính là kim chỉ nam để xây dựng các văn bản pháp luật và định hướng
cho các hoạt động bảo vệ và trợ giúp nạn nhân của tội phạm Ngược lại, nội dung
các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật cũng cần phải quy định rõ các
nguyên tắc làm tiền dé cho việc tổ chức và vận hành cơ chế pháp lí bảo vệ quyền
và lợi ích cơ bản của nạn nhân của tội phạm Các nguyên tắc cũng như các văn bảnpháp luật chính là nền tảng dé tô chức và vận hành bộ máy bảo vệ và trợ giup nạnnhân của tội phạm cũng như định hướng cho các hành vi, xử sự của nạn nhân,
người làm chứng và người thân của họ (những đối tượng được hưởng sự bảo vệ và
a2
Trang 38trợ giúp) Các yếu tố này tác động, hỗ trợ lẫn nhau tạo động lực thúc đây sự vậnhành của cơ chế pháp lí bảo vệ quyền và lợi ích cơ bản của nạn nhân của tội phạm.Bat kì một khâu, một yếu tố nào không hoàn thiện sẽ gây ảnh hưởng đến các yếu tô
khác làm cản trở sự vận hành chung của toàn bộ hệ thống Cơ chế pháp lí bảo vệ và
trợ giúp nạn nhân của tội phạm có thê được mô tả băng sơ đô sau:
Các văn bản pháp luật ,| Các nguyên tắc tô chức và
vận hành cơ chê
+
Các chủ thé tiến hành bảo vệ và trợ giúpCác chủ thé tiến hành bảo vệ Các chủ thé tiến hành trợ giúp
Cơ quan tư „| Các cơ quan, Các Trung „| Các cơ quan,
pháp hình sự tô chic, don |®“+2i tâm trợ tô chức, đơn
“— vi, cá nhân giúp ~ vị cá nhân
kúCác đối tượng được bảo vệ và trợ giúpNạn nhân của tội phạm Người chứng kiến hành Người thân của nạn nhân
vi phạm tội và nhân chứng
Trang 39PHAN II
CAC CHUYEN DE
CHUYEN DE 1VAI TRO CUA NAN NHÂN CUA TOI PHAM TRONG HE THONG TƯ
sự của bất kì quốc gia nào, nạn nhân luôn có vai trò vô cùng quan trọng cả trongquá trình giải quyết vụ án hình sự và cả trong quá trình phòng ngừa tội phạm.Trong nhiều vụ án hình sự, nhất là những vụ án xảy ra ở những nơi chỉ có nạn nhân
và người phạm tội thì sự hợp tác của nạn nhân với cơ quan bảo vệ pháp luật có vai
trò quyết định trong việc phát hiện, điều tra truy tố và xét xử người phạm tội Vaitrò quan trọng của nạn nhân được thể hiện không chỉ trong giai đoạn điều tra, truy
tố mà cả trong giai đoạn xét xử Vì vậy, nếu phát huy tốt vai trò của nạn nhân củatội phạm trong việc hợp tác với các cơ quan bảo vệ pháp luật thì hiệu quả hoạtđộng của các cơ quan này sẽ được nâng cao và do đó, hoạt động phòng chống tộiphạm sẽ đạt hiệu quả cao nhất Nghiên cứu vai trò của nạn nhân trong hệ thống tư
pháp hình sự vì vậy có nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt
động phòng chống tội phạm Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi nghiên cứu vềvai trò của nạn nhân của tội phạm trong hệ thống tư pháp hình sự
6 Hiện nay còn có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nạn nhân của tội phạm Trong phạm vi bài viết này,
chúng tôi nghiêng về quan điểm nạn nhân theo định nghĩa của BLTTHS về người bị hại theo điều 51 BLTTHS Về
khái niệm nạn nhân của tội phạm, xin xem thêm: Trần Hữu Tráng, Bàn vẻ khái niệm nạn nhân của tội phạm trong Tội phạm học, Tạp chí Nghề Luật, số 05/2010, tr 13.
27 Vệ sự khác biệt giữa hai khái niệm này, xem: Trần Hữu Tráng, Luận văn thạc sỹ luật học: Nạn nhân học trong Tội
phạm học Việt Nam — Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000.
34
Trang 40I.Vai trò của nạn nhân trong giai đoạn điều tra, khởi tố vụ án hình sự
Nạn nhân của tội phạm trước hết có vai trò quan trọng trong quá trình khởi
tố, điều tra vụ án hình sự Là những người bị hành vi phạm tội tác động gây thiệthại về tính mạng, sức khỏe, tỉnh thần, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác,
vì vậy trong phần lớn các trường hợp, nạn nhân của tội phạm là người biết rõnhững tình tiết, diễn biến của vu án Những thông tin ma nạn nhân có được về vuviệc phạm tội và khai báo với cơ quan Nhà nước có thâm quyền là một trong nhữngcăn cứ quan trong dé cơ quan Nhà nước có thâm quyền ra quyết định khởi tổ vụ ánhình sự Theo quy định của Điều 100 BLTTHS thì vụ án chỉ bị khởi tổ khi đã xácđịnh có dấu hiệu tội phạm Trong đó tố giác của công dân là một trong những căn cứ
dé xác định có dấu hiệu tội phạm hay không Thông tin tố giác của công dân, cũngnhư của nạn nhân của tội phạm là một trong những thông tin rất chính xác vì hơn aihết, họ là người bị hành vi phạm tội tác động gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe,tinh thần và tài sản TỔ giác của nạn nhân vi vậy là những thông tin phục vụ đắc lựccho cơ quan Nhà nước có thâm quyền xác định việc liệu có hành vi phạm tội haykhông Nhiều vụ án không bị phát hiện chính là do nạn nhân đã không tổ giác thôngtin đến cơ quan bảo vệ pháp luật khiến cho số lượng tội phạm an là rất lớn Điều nàykhông chỉ làm giảm hiệu quả của hoạt động đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm mà còn làm giảm hiệu quả hoạt động kiêm soát tội phạm và kiêm soát xã hội.
Mặt khác, theo quy định của Điều 105 thì một số vụ án chỉ được khởi tố theoyêu cầu của người bị hại Đây là một trong những quy định thé hiện rất rõ vai tròcủa người bị hại (nạn nhân của tội phạm) trong việc quyết định một vụ án có đượcgiải quyết thông qua trình tự tố tụng hình sự hay không Là người bị xâm hại vềsức khỏe, tinh thần hoặc một số quyền, lợi ich hợp pháp khác, trong một số trườnghợp, pháp luật cho phép người bị hại tự mình cân nhắc, tính toán để vừa đảm bảo lợiích chính đáng của mình, vừa có thé đảm bảo hai hòa với các lợi ích, các mối quan
hệ khác trong xã hội Họ sẽ xem xét và quyết định có yêu cầu khởi tố vụ án haykhông Quy định này thể hiện vai trò rất quan trọng của người bị hại (nạn nhân củatội phạm) Nếu nạn nhân thấy việc yêu cầu khởi té là cần thiết để đảm bảo quyền lợichính đáng của mình thì họ mới yêu cầu khởi tố Nếu vụ việc đã được giải quyết 6nthỏa về dân sự, người bị hại cho rằng quyền lợi của họ đã được đảm bảo, ngườiphạm tội đã biết lỗi, đã thật sự ăn năn hối cải thì người bị hại không cần thiết phảiyêu câu khởi tô nữa Điêu này không chỉ giúp người phạm tội có điêu kiện khac