1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kỷ yếu hội thảo khoa học: Xây dựng chương trình giảng dạy kỹ năng cơ bản nghề luật

69 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘITRUNG TAM TƯ VAN PHÁP LUẬT

Trang 2

CHUONG TRÌNH HOI THẢO KHOA HOC | ¬¬

“XÂY DỰNG CHUONG TRÌNH GIẢNG DẠY KĨ NANG CƠ BẢN NGHE LUẬT”

(Ngày 30 thang 10 năm 2012 tại Phòng Hội thảo Trường Đại học Luật Hà Nội)Thời gian Nộidung _ Người thực hiện7h30—8h | Đón tiếp đại biểu

Khai mạc: ; - ;

8h — 8h10 - Giới thiệu đại biêu; ; ThS.Nguyén Thị Bich Hông- Tuyên bô lý do, mục đích, yêu câu | —Trung tam TVPL

của hội thảo

8h10 - 8h25 Cumebs ke one ee Nữ nhân luật và TS Trần Quang Huy —sự cân thiệt phải đào tạo kĩ nắng cơ ‘ : ‘

5 om: Trưởng Phòng đào tạo

8h40 —8n5s | Những nội dung cơ bản cân đưa vào | Tỉ chương trình giảng dạy kỹ năng cơ rears: xV Văn Cương — Phó

5 aA giám d6c Trung tam TVPL

ban nghé luật

8h55—9h10 | Khái quát về nghệ luật và kỹ năng co | TS.Vũ Thị Lan Anh - Giám

bản nghê luật đôc Trung tâm TVPL

~ oY re 9 x? 1 A T x x mm

9h10 9h25 kỹ năng nói của người hành nghê TS.N guyén Van Diép

-luật Trưởng khoa đào tạo -luật sư: - Học viện Tư pháp

9h25 _ on4o_ | Kỹ năng viết của người hành nghệ TS Nguyễn Minh Hăng —

luật Trưởng bộ môn tranh tụngdân sự - Học viện Tư pháp.9h40 — 9h55 Nghỉ giải lao 15 phút

9h55 — 10h10 lo trong sane khai thác thông, Luật sư Cao Ba Trung —

10h10 — 10h25 | Kỹ năng nghiên cứu, phan.tich, đánh | TS: Đồ NgânBinh Thỏ,hồ Daa giám d6c Trung tâm Tu vân

giá trong nghé luật apháp luật10h25—11h | Thảo luận Các khách mời

11h— 11h10 | Phát biểu của đại diện BGH Bp điện BGG Thưởng; Tạihọc Luật Hà Nội

¬ „ TS Vũ Thị Lan Anh — Giám

11h10 —- 11h20 | Phát biêu tông kết hội thảo đôc Trung tâm Tư vân pháp- luật

11h20 — 11h30 | Bê mạc hội thảo

Trang 3

MỤC LỤC

Chương trình hội thảo 1Mục lục 2

Chuyên đề 1 : Chương trình đào tạo cử nhân luật và sự cân thiết

phải đào tạo kĩ năng cơ bản nghề luật - TS.Trần Quang Huy — 3

Trướng Phòng Dao tạo

Chuyên dé 2: Kinh nghiệm giảng dạy kỹ năng nghê luật ở Việt Nam

và một số nước trên thế giới — TS.Ngô Hoàng Oanh — Trưởng Bộ 11

môn Tu van pháp luật và Hop đồng — Hoc viện Tư pháp |

Chuyên đề 3: Những nội dung cơ bản cần đưa vào chương trình

giảng dạy kỹ năng cơ bản nghề luật - Ths.Vũ Văn Cương — Phó 23

Giám đốc Trung tâm TVPL a

Chuyên dé 4: Khái quát nghé luật và kỹ năng cơ bản nghề luật —

TS Vũ Thị Lan Anh — Giám đốc Trung tâm si

Chuyên dé 5: Kỹ năng nói của người hành nghề luật — TS.Nguyễn

Van Điệp — Trưởng Khoa Dao tạo luật sư — Học viên Tư pháp 3°

Chuyên dé 6: Kỹ năng viết của người hành nghé luật — TS.Nguyễn |

Minh Hằng — Trưởng Bộ môn Tranh tụng dân sự - Học viện Tư pháp cỡ

Chuyên dé 7: Kỹ năng tìm kiếm, khai thác thông tin trong nghề luật

- Luật sư Cao Bá Trung — Giám đốc Công ty Luật INCIP 28

Chuyên đề 8: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích, đánh giá trong nghề

luật - TS.Đỗ Ngân Bình — Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp 64luật

Trang 4

Nam với phương châm lấy người học làm trung tâm và người học có nhiều sự lựa

chọn tiếp cận chuyên ngành mà mình đầu tư công sức trong quá trình học tập.Việc học tập không những có thay đổi lớn về quản lý đào tạo, phương pháp đào

tạo, mà đặc biệt là chương trình đào tạo đã có nhiều khác biệt quan trọng tác độngđến cách thức học tập của sinh viên Bài viết dưới đây đề cập về chương trình đàotạo được áp dụng ở trường Đại học Luật Hà Nội và sự cần thiết phải đào tạo kỹ

năng cơ bản nghề luật cho sinh viên.

1 Những thay déi về đào tạo kỹ năng nghề luật trong các chương trình

đào tạo và yêu cầu về chuẩn đầu ra của sinh viên trường Đại học Luật Hà

1.1 Những thay đổi trong nhận thức về đào tạo kỹ năng nghề luật

Từ khi thành lập đến nay đã gần 33 năm, trường Đại học Luật Hà Nội đãban hành 3 chương trình đào tạo vào các năm 1999, 2003 và năm 2009 và cácchương trình này đều thực hiện trong 4 năm Đối với các chương trình đào tạotheo niên chế (1999 và 2003) sinh viên phải thực hiện 217 đơn vị học trình Sinh

viên không viết khóa luận tốt nghiệp phải đi thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp.Sinh viên viết khóa luận tốt nghiệp không phải đi thực tập tốt nghiệp và chỉ thi tốt

nghiệp một môn học thuộc khoa học Mac-Lénin Giảng viên có vai trò vô cùngquan trọng trong việc truyền giảng các kiến thức cho sinh viên trong bối cảnhtrường vẫn còn rất thiếu các học liệu trong nghiên cứu và học tập Thiết kế trongcác chương trình đào tạo này dường như rất nặng về phương diện lý thuyết, thờigian học của sinh viên chủ yếu trên giảng đường, không có nhiều các buổi thảoluận, không được tiếp cận các bài tập tình huống, các vấn đề thực tiễn, không tôchức làm việc theo nhóm Nói cách khác, việc tiếp cận thực tế ít được quan tâm,không có các môn học kỹ năng nên sinh viên khi ra trường rất khó khăn khi vachạm với thực tiễn.

Từ khi Bộ Giáo dục và Dao tạo có chủ trương về chuyển đổi phương thức

học từ niên chế sang học chế tín chỉ với Quyết định số 43/2007/QD-BGD&DT

ngày 15/08/2007 về việc ban hành Quy chế đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở các

trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận thức về đào tạo kỹ năng nghề có sự thayđỗi Trường Đại học Luật Hà Nội đã xây dựng một lộ trình cụ thẻ để chuyển đổi

từ niên chế sang học chế tín chỉ Trước hết, Trường mời các chuyên gia trongnước và nước ngoài tập huấn cho toàn bộ giảng viên, cán bộ quản lý về phương

3

Trang 5

pháp và tô chức quan lý đào tạo theo tín chi làm cơ sở dé triển khai các hoạt động

đào tao trong toàn trường Năm học 2007-2008 trường thực hiện thí điểm trướchết đối với 13 môn học bắt buộc, năm học 2008-2009 thực hiện đối với 19 môn

học cả bắt buộc và tự chọn Từ năm học 2009-2010 sinh viên mới nhập học sẽ đào

tạo hoàn toàn theo học chế tín chỉ Trên tỉnh thần đó, Ngày 28/08/2009, Hiệutrưởng trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1726/QD-DHLHNvề Chương trình đào tạo đại học theo hệ thống tín chỉ Theo đó, (i) thời gian đào

tạo được xác định là 4 năm; (ii) khối lượng kiến thức đào tạo toàn khoá học là 120tín chỉ chưa bao gồm phần nội dung giáo dục quốc phòng, an ninh, giáo đục théchất; (iii) khối kiến thức giáo dục đại cương là 25 tin chi gồm 19 tin chi bắt buộcvà 06 tín chỉ tự chon; (iv) khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp là 85 tín chỉ gồm

60 tín chỉ bắt buộc và 25 tín chỉ tự chọn; (v) sinh viên hoàn thành khoá luận tốtnghiệp hoặc chọn học và thi các môn học khác thuộc khối kiến thức giáo dục

chuyên nghiệp là 10 tín chỉ.

Là trường đại học hàng đầu về đào tạo luật, tuy nhiên đến năm 2010

Trường Đại học Luật Hà Nội vẫn là trường đơn ngành, chỉ đào tạo một mã ngành

luật học duy nhất và cấp bằng cử nhân luật cho sinh viên Trước yêu cầu về đàotạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập và phát triển cũng như phấn đấu đến năm

2015 trở thành trường trọng điểm quốc gia về đào tạo luật, Trường Đại học LuậtHà Nội phải là cơ sở đào tạo đa ngành và đào tạo theo nhu cầu xã hội Do vậy,

Trường đã nỗ lực xây dựng hồ sơ mở mã ngành mới trình Bộ Giáo dục và Đào

tạo Ngày 11/02/2011, Bộ Giáo duc và Đào tạo đã ký Quyết định số 580/ BGD&ĐT cho phép trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức đào tạo thí điểm hệ

QĐ-chính quy trình độ đại học Ngành Luật Thương mại quốc tế Thực hiện chủ trương

đó, từ năm học 2011-2012 trường đã tô chức tuyển sinh ngành học mới này Hiệu

trưởng nhà trường đã ban hành Quyết định số 1826/QD-DHLHN ngày 05/9/ 2011về thí điểm Chương trình đào tạo hệ chính quy trình độ đại học Ngành LuậtThương mại quốc tế Theo đó, thời gian và kế hoạch đào tạo đều thực hiện trong 4năm chia thành 8 học kỳ, tổng khối lượng kiến thức đào tạo toàn toàn khoá học là

127 tín chỉ.

Tiếp tục thực hiện chủ trương đào tạo đa ngành, Trường Đại học Luật HàNội đã xây dựng và trình Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tuyển sinh theo mãngành mới trong năm 2012, đó là Ngành Luật Kinh tế theo Quyết định số6249/2011/QD-BGDDT ngày 09/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo duc va Đào tạo.Theo đó, từ năm học 2012-2013 Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện việc đào

tạo cùng lúc 3 mã ngành, đó là: ngành luật học, tiếp tục thí điểm ngành Luật

thương mại quốc tế và ngành Luật kinh tế.

Đào tạo theo tín chỉ có kết cấu ở Chương trình đào tạo nhiều điểm khácbiệt so với niên chế Sinh viên đăng ký học trực tuyến và tự xây dựng thời khóabiểu cá nhân của mình, có thế học theo tiến độ bình thường hoặc học vượt nếu cónhu cầu ra trường sớm hơn Sinh viên chủ động trong việc bố trí lịch học, thời

Trang 6

gian biểu của mình, dành nhiều thời gian cho các buổi thảo luận, làm việc nhóm,

làm các loại bài tập Thời gian học trên các giảng đường đã được giảm tải, sinh

viên có nhiều lựa chọn hơn đối với các học phần mà mình có nhu cầu học, thờigian tự học tăng lên Sinh viên chỉ cần học đủ số tín chỉ theo quy định của các

chương trình đào tạo là được xét tốt nghiệp, không phải đi thực tập tốt nghiệp và

không phải thi tốt nghiệp như trước đây.

Các chương trình đào tạo khác nhau thé hiện các tư duy khác nhau về nhận

thức trong thiết kế các môn học chuyên ngành và kỹ năng Trong khi đào tạo theoniên chế, các môn học chuyên ngành và kỹ năng đường như không được quan tâm

xây dựng, sinh viên không thể lựa chọn chuyên ngành ưu thích mà bắt buộc học

tập theo một cơ chế chung theo các khoa chuyên môn Sinh viên không được họccác môn kỹ năng, ít va chạm với thực tiễn pháp lý nên khi tốt nghiệp khó tìm được

công việc thích hợp hoặc làm vừa lòng nhà tuyển dụng với các kiến thức từ các

trường đại học Đối với đào tạo theo tín chỉ, các chương trình đào tạo cử nhân luật

đã quan tâm hơn rất nhiều các môn học chuyên ngành và kỹ năng hành nghề

Điều có thể nhận thấy rằng, trong chương trình đào tạo ngành luật có 20 môn họcđược thiết kế là các môn kỹ năng, trong chương trình thí điểm đào tạo ngành luậtthương mại quốc tế bên cạnh các môn chuyên ngành có 7 môn kỹ năng, trong đó 2môn kỹ năng bắt buộc cho các sinh viên, 2 môn kỹ năng tự chọn và 3 môn kỹnăng học hoàn toàn bằng tiếng Anh Những môn học kỹ năng này là rất quan

trọng, đây chính là những học phần mang đến cho sinh viên nhiều kiến thức thựctiễn, các kỹ năng hành nghề trên thực tế và phù hợp với yêu cầu của nhà tuyển

dụng đối với sinh viên tốt nghiệp cử nhân luật.

1.2 Vêu cầu về chuẩn đầu ra đối với sinh viên trường Đại học Luật HàNội

Các trường đại học theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải công bốchuẩn đầu ra, đó là sản phẩm của mỗi trường để đáp ứng nhu cầu xã hội Các cơsở đào tạo luật cũng phải công bố chuẩn đầu ra của mình Tuy nhiên, tùy từngđiều kiện khác nhau, các cơ sở đào tạo luật công bố ở các thời gian khác nhau vềchuẩn đầu ra của Trường mình Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành quyếtđịnh số 1701/QD-DHLHN ngày 17/08/2011 Quy định về chuẩn đầu ra của sinh

viên hệ chính quy Theo đó, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luậtcủa Trường Đại học Luật Hà Nội khi ra trường phải đảm bảo các khối kiến thức

sau đây:

1 Kiến thức cơ bản gồm: kiến thức của một số ngành khoa học về chính

trị, kinh tê, văn hoá, lịch sử, tâm lý, quản lý là nền tảng cho việc tiếp nhận tri thức' Xem, Quyết định số 1726/QĐÐ-ĐHLHN ngày 28/08/2009 của Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội ban

hành chương trình dao tạo ngành luật theo hệ thống tín chỉ và Quyết định số 1826/QĐ-ĐHLHN ngày05/09/201 1 vê việc ban hành chương trình thí điểm đào tạo hệ chính quy trình độ đại học ngành Luật thươngmại quốc tê

Trang 7

về nhà nước và pháp luật của chương trình đào tạo đại học luật cũng như là nền

kiến thức cần thiết của cử nhân luật, phục vụ cho công việc sau khi tốt nghiệp.2 Kiến thức ngành gồm: kiến thức lý luận và thực tiễn về nhà nước và pháp

luật nói chung; kiến thức về pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam hiện hành

thuộc các lĩnh vực pháp luật cơ bản đủ cho phép sinh viên có khá năng áp dụng

pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống xã hội; kiến

thức về pháp luật quốc tế, về pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Việt Nam với các

quốc gia khác, với các tổ chức quốc tế và với các chủ thể khác của pháp luật quốc

3 Kiến thức chuyên ngành gồm: các kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực pháp

luật mà sinh viên lựa chọn để học tập và nghiên cứu thuộc một trong sáu nhóm

lĩnh vực pháp luật là pháp luật nhà nước, pháp luật hành chính, pháp luật hình sự,

pháp luật dân sự, pháp luật kinh tế và pháp luật quốc tế.

4 Kiến thức bé trợ gồm: kiến thức về tin học, ngoại ngữ và về một số lĩnhvực khác cần thiết cho việc thực hiện các công việc thuộc lĩnh vực pháp luật Đối

với tiếng Anh, sinh viên tốt nghiệp đạt tối thiểu 450 điểm (TOEIC); đối với các

ngoại ngữ khác, đạt tối thiểu tương đương.

Về kỹ năng, sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo cử nhân luật của

Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng bé

trợ Trong đó:

1 Kỹ năng chuyên môn gồm: kỹ năng tìm kiếm, phân tích và đánh giá các

văn bản pháp luật có liên quan đến công việc của mình; kỹ năng phân tích các tình

huống thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật và đưa ra giải pháp chuyên môn để giải

quyết các tình huống đó; kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề tương đối

phức tạp thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý; kỹ năng soạn thảo các văn bản có tính

pháp lý phục vụ cho các công việc thuộc mọi lĩnh vực liên quan đến công việc

được giao.

2 Kỹ năng bé trợ gồm: kỹ năng trình bay và bảo vệ quan điểm của mình;kỹ năng làm việc nhóm với cương vị là trưởng nhóm hay thành viên; kỹ năng sửdụng ngoại ngữ một trong các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Hoa để giao

tiếp và bước đầu trao đổi được các vấn đề pháp lý; kỹ năng ứng dụng công nghệ

thông tin ở mức thông dụng phục vụ cho công việc chuyên môn.

Như vậy, với sự thay déi của hệ thống đào tạo từ niên chế sang tin chỉ vàyêu cầu đặt ra đối với chuẩn đầu ra của sinh viên Luật là không những được đào

tạo chính quy, bài bản về lý thuyết, mà phải gắn lý thuyết đó với thực tiễn Với 2

bộ phận kỹ năng trong quy định của Trường về chuẩn đầu ra có thé thấy rằng, mộtsản phẩm cử nhân luật khi tốt nghiệp ra trường phải nắm vững kiến thức pháp

Trang 8

luật, phải xử lý được các vấn đề pháp lý đang diễn ra và giải quyết các thực tếcuộc sống bằng chính các kỹ năng nghề luật được trang bị từ trường đại học.

sâu Thực trạng đào tạo kỹ năng cơ bản nghề luật tại trường Đại họcLuật Hà Nội hiện này

Như đã đề cập, việc đưa các môn kỹ năng vào các chương trình đào tạo cử

nhân luật hệ chính quy là những thay đổi lớn về nhận thức, tuy nhiên thực tế đãđược áp dụng như thế nào và hiệu quả ở mức độ nào mới là những vấn đề cầnquan tâm tayo nay Phan lớn các môn kỹ năng được giảng day ở năm thứ ba vànăm thứ tư 7 sau khi trang bị cho sinh viên các kiến thức pháp luật nền tảng từ các

học phần bắt buộc và tự chọn thuộc 2 khối kiến thức giáo dục đại cương và giáo

dục chuyên nghiệp.

Cho đến nay theo Kế hoạch giảng dạy của Trường, năm học 2012-2013

sinh viên Khóa 34 sẽ được trang bị các môn kỹ năng sau đây:+ Kỹ năng tổ chức công sở;

+ Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực đất đai;

+ Kỹ năng đàm phán điều ước quốc tế;

+ Kỹ năng thực hành một số hoạt động trong tố tụng hình sự;

+ Kỹ năng của Luật sư trong tố tụng hình sự;

+ Kỹ năng tư vẫn trong lĩnh vực dân sự;

+ Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế;

+ Kỹ năng giải quyết các vụ án lao động.

Trong số các môn kỹ năng này, Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực đất dai đượctổ chức thành 2 lớp N01 và N02 luôn được nhiều sinh viên quan tâm với số đăngký tối đa 130 sinh viên/lớp Theo khảo sát của chúng tôi, sinh viên to ra rất hào

hứng khi được học tập các kỹ năng cơ bản với nhiều vụ án, tình huống thực tế

đang xây ra sát với cuộc sống.

Đối với sinh viên Khóa 35 bắt đầu tư học kỳ 2 năm học 2012-2013 được

tiếp cận các môn kỹ năng như:

+ Kỹ năng giao tiếp nghề luật;+ Kỹ năng thụ lý vụ án hành chính;

? Trừ trường hợp môn học Kỹ năng luật gia cơ ban của chương trình thí điểm ngành Luật thương mại quốc tếđược sắp xếp dạy từ học kỳ 2 năm học 20] 1-2012 dành cho 2 lớp 3625 và \3626 Khóa 36 và học kỳ 2 nămhọc 2012-2013 dành cho 2 lớp 3721 Và à 3722 Khóa 37.

Trang 9

+ Kỹ năng thâm định, thâm tra Văn bản quy phạm pháp luật;+ Ky nang, tư vấn mong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;

+ Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực lao động;

+ Lễ tân ngoại giao.

Trong các môn học này, riêng Kỹ năng giao tiếp nghề luật được nhiều sinh

viên đăng ký chia thành 4 cua giảng thực hiện trong 2 đợt Dot 1 từ 24/09 đến

28/10 và đợt 2 từ 29 /10 đến 2/12/ 2012 Điều này cũng chứng tỏ, sinh viên rất

khao khát hoc tập các môn kỹ nang để tích lũy hành trang nghề nghiệp sau này.

Trong học chế tín chỉ sinh viên cần phải được chỉ dẫn bởi giảng viên về các

giáo trình, tài liệu bắt buộc, tài liệu tham khảo và các tổ chuyên môn phải xây

dựng được đề cương chỉ tiết môn học Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết dường

như các môn học kỹ năng chưa có giáo trình, tài liệu tham khảo phong phú như

các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp do cac giang

viên trường Đại học Luật Hà Nội hoặc các chuyên gia luật biên soạn” Do vậy,

các kiến thức về giảng dạy kỹ năng hiện nay không được kiểm chứng đầy đủ về lý

thuyết cũng như thực hành, mỗi một bộ môn chuyên môn đều tự xây đựng mô

hình môn học kỹ năng cho riêng mình mà về mặt khoa học liệu có thể công nhận

đó là môn học kỹ năng hay không?

Mục tiêu đặt ra đối với một số bộ môn là, thực hiện môn học kỹ năng nghềgắn với đặc thù của môn học chính, ví dụ Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực đất đaihay Kỹ năng tư vấn trong lĩnh vực lao động Các môn học này dường như bé trợcho các môn học chính như Luật đất đai hoặc Luật lao động mà thôi.

Một số môn học kỹ năng được đăng ký từ các tổ bộ môn khi xây dựngQuyết định số 1726/QĐ-ĐHLHN nhưng tính khả thi thấp, do Trường không đồng

ý cho viết tập bài giảng của môn kỹ năng đó, việc đăng ký chưa được nghiên cứu

thấu đáo và cũng không được chuẩn bị nghiêm túc ngay từ thời điểm quyết định

được công bố (năm 2009) Do đó, có tên môn học nhưng không thé tổ chức giảng

Mặt khác, các môn kỹ năng sẽ được tổ chức giảng dạy còn phụ thuộc vàoviệc sinh viên có đăng ký đủ số lượng để tổ chức lớp hay không? Do đó không

ở 1, Chu Văn Đức, Giáo trình kĩ năng giao tiếp, Nxb Hà Nội, (2005); 2 Nguyễn Thơ Sinh, Tư vấn tâm li

căn bản, Nxb Lao động, (2008); 3 Vũ Hải, Kim Thuận, K? năng phỏng vấn, Nxb Thông tấn, (2006); 4 TimHidle, Ki năng thuyết trình, Nxb Tổng hợp TP Hỗ Chí Minh, (2006); 5 Tim Hidle, KT năng hùng biện, Nxb Tông hợp

TP Hồ Chí Minh, (2006); 6 Trần Phú Quốc, Văn hoá pháp đình, Nxb Tư pháp, Hà Nội, (2006).

Trang 10

loại trừ mặc dù môn học có khả năng được giảng dạy nhưng không đủ số sinhviên đăng ký theo quy định nên bị Trường hủy lớp”.

Việc giảng dạy phải gắn với tình huống thực tế, từ tình huống thực tế đểđánh giá, bình luận Tuy nhiên, cách thức làm việc nhóm, tăng cường đối thoạigiữa giảng viên và sinh viên chưa được áp dụng thuần thục khi day các môn kỹnăng Từ đó để thấy rằng, việc giảng dạy và học tập các môn kỹ năng cả từ phía

người day và người học của chúng ta còn nhiều khiếm khuyết và cần nghiêm túc

rút kinh nghiệm.

3 Sự cần thiết phải đào tạo kỹ năng cơ bản nghề luật

Sinh viên năm cuối của trường Đại học Luật Hà Nội hoặc bất cứ mộttrường đại học nào khác tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có chung mộtnoi sợ ra trường Nỗi niềm của các em là, kinh tế đất nước và doanh nghiệp đangtrải qua giai đoạn khó khăn nhất, ra trường không thể tiếp tục nhờ vào ngân sáchgia đình mà phải tự lo lấy đời sống Do vậy có thể sinh viên phải chấp nhận làmbat cứ việc gì để kiếm sống Khảo sát của Hội Sinh viên Việt Nam thì: trên 50%

sinh viên ra trường không làm đúng chuyên môn đã đào tạo Tỷ lệ sinh viên ratrường phải đào tạo lại rất lớn do chất lượng đào tạo của các trường đại học caođẳng không đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sử đụng lao động Đào tạo của

chúng ta nói chung chưa đáp ứng, được thị trường lao động, khả năng ngoại ngữcủa sinh viên rất kém Vi dụ, 65% sinh viên Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí

Minh năm học 2010-2011 không thể ra trường do không đủ điều kiện về ngoại

ngữ Ở trường Đại học Luật Hà Nội dự đoán với Khóa 34 có thể gần 1/3 tổng sốsinh viên có vấn đề về ngoại ngữ tiếng Anh và đương nhiên không thê ra trườngđúng tiến độ.

Do vậy, đề sinh viên ra trường đáp ứng được nhu câu xã hội về nguồn nhân

lực, đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng nói chung, trường Đại học Luật Hà

Nội nói riêng phải xuất phát từ các yêu cầu sau đây:

Đào tạo của bất cứ trường đại học nào cũng đều phải định hướng thịtrường, căn cứ vào thị trường lao động Đào tạo phi thị trường sẽ lãng phí nguồnlực xã hội Sinh viên luật khi ra trường không có kỹ năng nghề luật sẽ không thé

cạnh tranh công việc hoặc làm việc có hiệu quả.

Yêu câu của các doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên việc làm phải có trải

nghiệm nhât định trong công việc Do đó, nếu sinh viên trong thời gian đào tạo

* Xem mục 5 Quyết định số 2124/QĐ-ĐHLNN ngày 28/12/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà

Nội Quy định một số điểm về đào tạo theo tín chỉ, ít nhất 30 sinh viên đăng ký cho các học phần tự chọn thìlớp mới được tô chức Dưới mức này, Trường sẽ thông báo điều chỉnh lớp hoặc hủy lớp, sinh viên đã đăng kýphải chuyên sang học môn học khác đủ điều kiện để mở lớp.

Trang 11

không học được các kỹ năng nghề thì cơ hội việc làm sẽ vô cùng khó khăn, nhà

tuyến trach sẽ không thê nhận người làm việc thiêu các tô chat cân thiệt Kỹ nang

nghệ sẽ giúp sinh viên tìm kiêm cơ hội việc làm.

Trường đại học Luật Hà nội có nguồn lực giảng viên nhiệt huyết và trìnhđộ dé mang đến cho sinh viên các kỹ năng nghề luật cần thiết nếu được sự đầu tư,quan tâm định hướng trong chương trình đào tạo của Trường Mặt khác, trường

của chúng ta có Trung tâm tư vấn pháp luật, tới đây có thể thành lập trung tâmthực hành nghề luật Địa chỉ này sẽ là nơi sinh viên học tập nhiều nhất kỹ năng

nghề luật, trao đồi đạo đức nghề luật và là hành trang ra trường.

Để thực hiện được các yêu câu đó, chúng tôi có một sô dé xuât sau:

Một là, Các chương trình đào tạo phải cơ cấu lại theo hướng tăng cường

thời lượng cho các môn chuyên ngành và kỹ năng Theo chương trình đào tạongành luật, sinh viên có 20 tín chỉ tự chọn chuyên ngành và kỹ năng trong tông số85 tín chỉ thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Nếu tính với toàn bộ thời

gian học, sinh viên chỉ có 1/6 thời lượng đành cho các môn chuyên ngành và kỹnăng Trong khi đó khi ra trường, kỹ năng hành nghề của sinh viên đóng một vaitrò vô cùng quan trọng đối với các nhà tuyên dụng Sinh viên của chứng ta rất

lúng túng trước các nhà tuyển trạch do thiếu cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.

Hai là, việc thiết kế các môn học kỹ năng theo hướng, đào tạo chung về kỹnăng cơ bản cho sinh viên Luật và sau đó đào tạo chuyên sâu về từng loại kỹnăng Rà soát lại các môn học kỹ năng trong chương trình đào tạo để tránh trùng

lặp các loại kỹ năng trong một số môn học đồng thời thiết kế chuyên sâu các kỹnăng cho từng người học cụ thé.

Ba là, phải thường xuyên có môi trường cho sinh viên học việc: phiên toa

lưu động tại Trường, phiên tòa giả định, xử lý tình huống trên cơ sở hồ sơ vụ việcthực tế Giảng viên phải cung cấp nhiều vụ việc tình huống để cùng với sinh viên

đối thoại, tranh luận để nhận xét đánh giá vụ việc.

Bốn là, thành lập trung tâm thực hành nghề luật dé sinh viên có cơ hội thực

tập, làm việc Trung tâm thực hành nghề luật sẽ quy tụ các chuyên gia trong

trường và ngoài nhà trường, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên cùng phối hợp

cộng tác làm việc Qua công việc sinh viên sẽ học được nhiều từ thực tế, từ trải

nghiệm của các chuyên gia để xây dựng vốn nghề của mình.

Trang 12

Chuyên đề 2

KINH NGHIEM GIANG DAY KY NĂNG NGHE LUẬT Ở VIETNAMVA MOT SO NƯỚC TREN THE GIỚI

TS Ngô Hoàng Oanh

Giảng viên Khoa đào tạo Luật sư

Học viện Tu pháp

1 Khái quát chung về đào tạo lý luận và thực tiễn tại trường luật

Đào tạo luật ở Việt nam được hình thành và phát triển muộn hơn các ngành

khác Điều này giải thích phần nào việc thiếu kinh nghiệm trong đào tạo luật của

chúng ta Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân khác khiến cho việc đào tạo luật sư

nói chung không đạt được kết quả mong muốn, ví dụ việc thiếu các giáo viên có

kinh nghiệm thực tiễn, chương trình đạo tạo còn chưa có tính tập trung với nhiềulỗ hổng, không có các phương pháp đào tạo tốt Một trong những nguyên nhânkhông nhỏ dẫn đến tình trạng đào tạo luật có chất lượng không đáp ứng được nhu

cầu hiện nay là do chúng ta chưa chỉ ra được mục tiêu của đào tạo Từ đó dẫn đến

việc hình thành các tiêu chí cụ thể để đáp ứng những mục tiêu này trọng là mụctiêu đào tạo của các trường luật không rõ rang’ Hiện nay phần lớn quan điểm củacác trường luật về mục tiêu đào tạo là trường luật chỉ đào tạo về kiến thức phápluật chung cho tất cả các ngành, do đó trường luật chỉ chú trọng đào tạo kiến thứcluật thực định, còn các kỹ năng hành nghề các cử nhân sẽ được học ở Học viện tưpháp” Chúng tôi đồng ý với nhóm quan điểm thứ hai cho rằng cần phải kết hợp

giữa lý luận với thực tiễn và đào tạo các kỹ năng cho sinh viên ngay từ lúc còn

đang học ở trường luật Việc phân chia nhiệm vụ đào tạo như ý kiến của nhóm thứnhất đã gây sức ép rất lớn cho Học viện Tư pháp là phải đào tạo tất cả các kỹ năng

cho luật sư chỉ trong một khoảng thời gian ngắn là 6 tháng Trong khi đó yêu cầuđối với đầu ra của Học viện tư pháp là phải đào tạo được các chức danh tư pháp cótrình độ cao, có kiến thức thực tiễn và được trang bị đầy đủ các kỹ năng hành nghềlà một điều thật khó thực hiện Điều này dẫn đến thực trạng “công tác đào tạonghề luật sư nói chung và luật sư tư vấn nói riêng hiện nay vẫn theo kiểu “chi tayhọc việc”, chưa đi vào khả năng khái quát của nghề luật su’? Kinh nghiệm đàoluật trên thế giới đã chỉ ra rằng việc biến một sinh viên luật trở thành luật sư khôngthể diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn mà kéo dài cả một quá trình bắt đầu từnăm thứ nhất trong trường luật cho đến suốt quá trình hành nghề luật sư

1 Nguyễn Đức Chính, Một vài suy nghĩ về mục tiêu, chương trình của đào tạo luật, Hội nghị khoa học về thực tiễn đào

tạo tại các trường luật (trường Đại học Luât TP Hồ Chí Minh) Đà lạt, 10/1996, trang12

2 htp://www.sggp.org.vn/phapluat/2009/7/196700/

3 http://www.sggp.org.vn/phapluat/2009/7/19670011

Trang 13

sau này Đó là quá trình đào tạo kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, kết hợpgiữa kiến thức về luật thực định và các kỹ năng hành nghề cần thiết.

Các nghiên cứu, khảo sát và quan điểm chung biện nay trên thế giới về đàotạo luật là cần kết hợp nhuần nhuyễn giữa đào tạo về lý thuyết và thực tiễn Mộtnền giáo dục và đào tạo luật thành công cần phải cấu thành bởi hai yếu tố: “khoa

học pháp lý, điều mà có thể và cần đạt được bằng cách đào tạo và nghệ thuật, điều

mà chỉ có thể học được qua chính các công việc được làm trực tiếp” Quan điểmvề đào tạo mang tính kim chỉ nam trong đào tạo luật này cũng được các nhà giáodục của Việt nam đề cập đến Theo PGS-TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng TrườngĐại học Luật TPHC thì đảo tạo nghề LS phải nhìn từ hai lĩnh vực: Đào tạo cơ banvề kiến thức pháp luật (trình độ cử nhân luật) và đào tạo nghề LS (kỹ năng củanghề LS) Hai lĩnh vực này phải được bé sung cho nhau, nối tiếp nhau và liênthông nhau."

Tuy nhiên quan điểm về việc kết hợp giữa 2 yếu tố trong đào tạo này như

thế nào thì đường như các nhà sư phạm của chúng ta không đồng nhất với ý kiến

của họ Ở Mỹ và một loạt các nước áp đụng mô hình hệ thống đào tạo luật của Mỹvào đào tạo luật của nước mình như Nhật bản, Hàn quốc, Trung quốc, An độ,Brazin việc kết hợp giữa dao tạo lý thuyết va thực hành, giữa dậy luật thực địnhvà kỹ năng được thực hiện cùng một lúc chứ không tách rời thành 2 giai đoạn rõràng: học lý thuyết rồi năm cuối sinh viên mới đi thực tập như ở Việt nam Việcđưa thêm các kỹ năng vào chương trình đào tạo bắt buộc của trường luật hiện naylà xu hướng rất rõ rệt của các nước này Mặt khác họ đã cho học viên thực hành vàáp dụng các kiến thức luật thực định và các kỹ năng học được trên ghế nhà trường

ngay từ năm thứ nhất tại trường luật Thực tiễn cho thấy các sinh viên vừa học kết

hợp với “hành” nghề luật ngay trong quá trình học tập sẽ giúp họ kết hợp được rấttốt các vấn đề thực tiễn vào ngay bài học Mặt khác việc kết hợp này giúp các sinhviên định hướng ngay được trong quá trình học tập là họ cần bổ sung cho chính

mình những kiến thức gì, những kỹ năng gi, phát hiện những mặt yếu và những lỗhong trong kiến thức và kỹ năng của mình để lựa chọn các môn học trong kỳ họctới” Đó cũng chính là nguyên nhân mà các trường luật này có rất nhiều môn họccho sinh viên và đào tạo theo hệ thống tín chỉ Các sinh viên có nhiều sự lựa chọn.cho mình theo đúng khả năng thực tế của mình Việc đào tạo giữa lý luận và thực

tiễn được thể hiện dưới nhiều hình thức: Dạy luật thực định kết hợp với kỹ năngnghề ngay trong khóa học luật thực định, ví dụ các khoa học về luật sở hữu trí tuệ,các giáo sư Mỹ ngoài việc dạy luật thực định còn phải dạy học viên cách soạn thảocác đơn từ cho khách hang; Dạy nghề tại các Legal Clinic, nơi các sinh viên luật* Đào tạo Luật cho thé ky 21 (Legal education for 21” century), Donald B King, Littleton Colorado 80127, 1999, tr.120.

š Brian J Moline, Đào tạo Luật ở Mỹ trong những năm đầu (Early American Legal Education),

„ hitp://www.seep.org.vn/phapluat/2009/7/196700/

Đào tao Luật cho thé kỷ 21 (Legal education for 21" cuntury, Donald B King, Littleton Colorado 80127, 1999, tr.124.

Trang 14

được học kỹ năng nghề và luật thực định, sau đó trực tiếp nhận và giải quyết cácvụ việc cho khách hàng dưới sự giám sát của các giáo sư; các sinh viên đi thực tậpở các hãng luật, các tổ chức, các tòa án vào các mùa hè ngay từ năm thứ nhất của

trường luật Phải chăng đó là sự thành công của đào tạo luật của các nước này,điều mà làm cho các nhà sư phạm của chúng ta phải suy nghĩ.

2 Giảng dạy các kỹ năng hành nghề luật sư

Cho đến nay ở Việt nam chưa có mot tài liệu chính thống của một tổ chứcnào xác định cụ thể luật sư cần phải được đào tạo các kỹ năng gì Chương trìnhđào tạo cử nhân luật được Bộ Giáo dục và đào tạo thông qua là bắt buộc đối với

các trường luật bao gồm 2 phần: phần các môn Lý luận chung như Triết học MácLê, tư trởng Hồ Chí Minh, các môn khác như giáo duc quốc phòng, thé dục thé

chất chiếm 30% chương trình, 70% còn lại là dạy các môn luật thực định Một

vấn đề đáng nói là các trường luật ở Việt Nam cố gắng đưa vào chương trình đầy

đủ các môn luật thực định, trong khi điều này đường như là điều không tưởng

trước thực tế các môn luật thực định ngày càng nhiều và chương trình đào tạo cốđịnh chỉ cố định là 4 đến 4,5 năm (Tại các trường luật ở Mỹ Hiệp hội luật sư cốgang yêu cầu các trường luật day cho sinh viên các học thuyết và cách tư duy về

luật định chứ không phải tất cả các môn luật thực định) Hiện nay trên cả nướcviệc đào tạo kỹ năng được thực hiện tại Học viện Tư pháp với chương trình đạotạo được Bộ Tư pháp thông qua Tại đây các luật sư được đào tạo bốn nhóm kỹ

năng cơ bản của nghề luật: Kỹ năng tranh tụng vụ án dân sự, kỹ năng tranh tụng

vụ án hình sự, kỹ tranh tụng vụ án hành chính và kỹ năng tư vấn pháp luật Mỗi

nhóm kỹ năng này lại bao gồm các kỹ năng của từng nhóm như kỹ năng phân tích

hồ sơ vụ án dan sự, kỹ năng phân tích hồ sơ vụ án hình sự, kỹ năng phân tích hồ

sơ tư vấn pháp luật Việc dạy các kỹ năng theo các mảng vụ việc chuyên mônnày đã bộc lộ những hạn chế nhất định, ví dụ dạy một kỹ năng cho bến loại việcthuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong khi các kỹ năng rất quan trọngkhác của luật sư như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy luật học thì khôngđược đưa vào chương trình Mặt khác thời lượng 6 tháng của chương trình đào taovà các hạn chế khác như việc không cho phép các giảng viên luật hành nghề cũnglà một nguyên nhân cơ bản khiến cho việc đào tạo kỹ năng hành nghề vẫn chỉdừng lại chủ yếu ở việc đào tạo lý thuyết kỹ năng Các học viên luật sư vẫn chưacó cơ hội được thực hiện các vụ việc với các khách hàng “sống” Việc đào tạo chỉdừng lại ở việc các học viên làm việc với các hồ sơ có thực nhưng là các hồ sơ “đãchết” Cơ hội được tham gia các vụ việc thực tế để trải nghiệm các kỹ năng nghề

đã được học trên ghế nhà trường gần như không có Thực tế việc đưa các vụ án

vào để dạy kỹ năng hành nghề cho các luật sư đã là cả một bước tiến vượt bậc củađào tạo luật ở Việt nam so với việc chỉ đào tạo thuần túy về mặt lý thuyết ở cáctrường luật Tuy nhiên kinh nghiệm đào tạo luật sư của các nước trên thế giới đãchỉ ra rằng phương pháp sư phạm đào tao bằng các hồ sơ vụ án chỉ tốt cho việc

15

Trang 15

phát triển các kỹ năng tranh tụng, còn phần lớn các kỹ năng tư vấn vẫn chưa có

phương pháp chuyên biết để giáng dạy và đào tạo.

Cho đến nay Mỹ được coi là một trong các nước có chương trình dao tạo

luật sư tết nhất thế giới Bằng chứng là đội ngũ đông dao luật sư chuyên nghiệp,sự đánh giá cao của xã hội Mỹ đối với nghề luật và sự thành công của các sinh

viên luật trong hầu hết các lĩnh vực xã hội Bên cạnh đó nhiều nước Châu Á mặc

dù có hệ thống luật thực định thuộc dòng họ Civil Law nhưng vẫn áp dụng môhình đào tạo luật của Mỹ vào chương trình đào tạo luật sư nước mình như Nhat

Bản, Hàn quốc, Trung quốc Đặc biệt các chương trình đào tạo luật của các nước

này luôn hướng đến việc bé sung vào chương trình đào tạo của mình các môn học

về kỹ năng hành nghề cho luật sư bằng việc áp dung mô hình đào tạo về kỹ năng

hành nghề của Mỹ (cả nội dung và hình thức) Vậy việc đào tạo kỹ năng đã được

thực hiện ở các trường Luật của Mỹ như thế nào để có được thành công như vậy.

Thành công trong công tác đào tạo luật sư ở Mỹ được làm nên bởi nhiều

yếu tố Bên cạnh đội ngũ các giáo sư luôn tìm tòi và không ngừng đổi mới trongviệc đào tạo, mục tiêu, phương pháp và nội dung giảng dạy ở các trường luật luôn

được xác định bởi 3 yếu tố: nhu cầu sử dụng luật sư thực sự của xã hội, các hướng

dẫn đào tạo của các nhóm công tác được thành lập bởi Hiệp hội luật sư Mỹ và các

tổ chức có mục đích cải cách và phát triển công tác giáo dục và đào tạo Các yếu

tố này luôn là kim chỉ nam cho việc không ngừng đổi mới công tác đào tạo luật ở

Mỹ Dưới đây bài viết khảo sát qua về các cải cách, đổi mới trong đào tạo nghề

luật ở Mỹ và nội dung các kỹ năng được giảng dạy tại các trường luật

a Sáng kiến sử dụng phương pháp tình huống dé day luật của Landgell.Đầu tiên phải kể đến một trong những sáng kiến nổi tiếng đáng ghi nhớ

trong lich sử đào tạo luật ở Hoa kỳ, đó là việc đưa phương pháp giảng day tinh

huống (case medthod) vào dạy tại trường luật của Langdell Cho đến tận năm1890, không một trường luật nào ở Mỹ và trên thế giới áp dụng phương pháp này.Các trường luật vào thời đó giảng dạy thuần túy nội dung các điều luật một cách

buồn tẻ và khô cứng Sinh viên được dạy thế nào là luật pháp, nội dung của phápluật và chỉ đừng lại ở đó Là một luật sư nổi tiếng hoạt động ở New York,Langdell đã áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa thực dụng vào giảng dạy tạitrường luật khi ông được bổ nhiệm làm giáo su ở trường luật Harvard Với việc sử

dụng trực tiếp các vụ việc để phân tích cho sinh viên nội dung luật thực định vàcác kỹ năng của luật sư áp dụng cho các vụ việc cụ thể, Langdell đã làm thay đổi

toàn bộ nội dung và phương pháp giảng dạy của các trường luật Cho đến nay

phần lớn các trường luật của Mỹ vẫn sử dụng toàn bộ chương trình giảng dạy của

Langdell cho việc giảng dạy các sinh viên luật năm thứ nhất.

b Báo cáo Cramton năm 1978

Như trên đã đề cập đến, Hiệp hội Luật sư Mỹ theo định kỳ thành lập các

nhóm công tác nghiên cứu về năng lực của các luật sư hành nghề và việc giảng

Trang 16

day tại các trường luật Nhóm công tác đầu tiên được thành lập năm 1978 vớingười đứng đầu là Rodger Cramton, và chính vì vậy báo cáo này có tên là báo cáoCramton Nhóm công tác chỉ ra 3 yếu tố cần thiết cho một luật sư giỏi, đó là (1) sự

hiểu biết về pháp luật và các nguyên lý pháp luật, (2) các kỹ năng cơ bản và (3)

các giá trị nghề nghiệp và các đóng góp của chính luật sư đối với xã hội Báo cáo

chỉ ra rằng để có được kết quả đào tạo tốt hơn, các trường luật có thể làm tốt hơn

những việc họ đang thực hiện tại các trường bằng cách: (1) phát triển một số các

kỹ năng cơ bản của luật sư mà các chương trình giáo dục truyền thông không chú

trọng; (2) hình thành các giá trị và các thói quen làm việc của mỗi cá nhân để cóthể chuyển tải các kiến thức và các kỹ năng liên quan vào các hoạt động chuyênmôn; và (3) cung cấp các kinh nghiệm phong phú cho sinh viên đồng thời có

hướng chuyên sâu cho các lĩnh vực hành nghề Báo cáo Cramton đưa ra 28 khuyến

nghị để cải thiện giáo dục pháp luật, trong đó có sáu khuyến nghị giúp cho các

trường luật có thể khắc phục được các điểm yếu nêu trên, bao gồm:

- Trường luật cần hướng dẫn cho sinh viên những kỹ năng cơ bản quantrọng để hành nghề.

- Một luật sư giỏi ngoài việc có thể nghiên cứu luật pháp, phân tích vấn

đề, còn phải có khả năng viết và nói tốt, biết thu thập các dữ kiện cần thiết cho vụ

việc, biết phỏng vấn, tư vẫn và đàm phán.

- Trường luật và các giáo viên nên chia thành các lớp nhỏ để các sinh viên

có cơ hội được rèn luyện các kỹ năng hành nghề cơ bản.

- Các luật sư ngày nay thường làm việc theo nhóm hoặc trong các tổ chức,

vì vậy các trường luật nên khuyến khích tinh thần hợp tác của các luật sư trong

công việc .

- Trường luật và giáo viên luật nên phát triển và sử dụng phương pháp

toàn diện hơn để đánh giá kết qủa học tập của sinh viên, hạn chế việc kiểm tra mộtbài làm cho cuối kỳ để đánh giá kết quả toàn bộ khóa học Sinh viên cần đượcnhận xét và phê phán một cách nghiêm khắc về các hoạt động của họ.

- Trường luật nên thử nghiệm các chương trình giảng dạy có thể cung cấp

cơ hội cho việc tập trung hướng dẫn các kỹ năng cơ bản của luật sư

- Các trường luật cần tạo nhiều cơ hội hơn để sử dụng được các kinh

nghiệm và khả năng của các luật sư, thẩm phán, của các giáo viên trong việc giảngdạy các kiến thức và kỹ năng cho luật sư.

c Bao cáo MacCrate nam 1990

Một thập ky sau khi báo cáo Cramton, Hiệp hội Luật sư Mỹ bố nhiệm một

nhóm công tác khác để xem xét vai trò của trường luật và các đoàn luật sư trong

việc đào tạo đội ngũ luật sư “có năng lực hành nghề” Chủ trì bởi RobertMacCrate, nhóm công tác này đã công bố báo cáo vào năm 1992 Trọng tâm củabáo cáo MacCrate là đưa ra danh mục các kỹ năng cơ bản của các luật sư và cácgiá trị nghề nghiệp của họ Báo cáo đã đưa ra được một danh mục các kỹ năng cơbản và các giá trị nghề nghiệp mà một luật sư cần nắm vững trước khi bắt tay vàothực hiện các công việc cho các khách hàng Báo cáo nói lên “những gì cần thiết

15

Trang 17

để một luật sư có thé hành nghề một cách thành thạo và chuyên nghiệp Ÿ Báo cáođược công nhận trong toàn nước Mỹ như văn bản quan trọng về định hướng vànhiệm vụ phát triển đội ngũ luật sư Báo cáo MacCrate thừa nhận rằng sẽ khônghợp lý khi trông đợi các trường luật gánh vác nhiệm vụ biến các sinh viên đù rấtcó năng lực thành những luật sư hoàn hảo được cấp giấy phép hành nghề luật Banăm học tại trường luật mới chỉ tạo dựng được nền tang cơ bản Báo cáo nhấnmạnh: “việc phát triển các kỹ năng và giá trị của người luật sư có năng lực vàtrách nhiệm là một quá trình liên tục, nó bắt đầu từ trước khi đặt chân vào học tạitrường luật, đạt tới mức định hình rõ nét và chuyên sâu trong quá trình học tại

trường luật và sẽ tiếp tục mài giữa trong suốt quá trình hành nghề luật sư.

Theo báo cáo MacCrate, các kỹ năng cần đào tạo và bồi dưỡng cho sinhviên bao gồm:

Nhóm kỹ năng thứ 1: Kỹ năng giải quyết van dé

Để phát triển khả năng giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu, luật sư cầnđược trang bị các kỹ năng sau:

Nhóm kỹ năng thứ 2: Phân tích và suy luận pháp ly

Để có thể phân tích và áp dụng các điều luật và các nguyên tắc pháp luậtvào giải quyết một vấn đề cụ thể, luật sư cần có các kỹ năng sau:

- Hiểu rõ bản chất các điều luật và các học thuyết

- Có khả năng sử dụng các công cụ để tìm kiếm các điều luật áp dụng, các

qui tắc áp dụng pháp luật cho việc xử lý tình huống của khách hàng

- Biết cách xây dựng và hoàn thiện các công cụ tìm kiểm một cách có hiệuquả và nhất quán

Nhóm kỹ năng thứ 4: Điều tra thực tế

8 Đào tạo luật và phát triển tính chuyên nghiệp, báo cáo MacCrate về nhiệm vụ của các trường luật và nghề luật Hiệphội luật sư Hoa kỳ tháng 7 năm 1992

Trang 18

Để có thể xây dựng kế hoạch và tham gia vào việc điều tra, tìm kiếm cácthông tin hữu ích cho việc đưa ra phương án tư vấn tối ưu, luật sư cần thông thạo

nhóm các kỹ năng sau:

- Nhận biết được tầm quan trọng của việc tìm kiếm, điều tra các thông tin,

sự kiện hữu ich cho vụ việc tư vấn

- Xây dựng kế hoạch tìm kiếm, điều tra- Thực hiện quá trình tìm kiếm, điều tra- Ghi nhận và tổ chức lại các thông tin

- Đánh giá các thông tin liên quan

- Đưa ra các kết luận về các thông tin và sự kiện có liên quan đến vụ việc.

Nhóm kỹ năng thứ 5: Kỹ năng giao tiếp

Để có thể giao tiếp có hiệu quả, kể cả tiếp xúc trực tiếp hay qua văn bảngiấy tờ, luật sư cần được trang bị các kỹ năng sau:

- Nhận biết được các cách giao tiếp khác nhau và mặt mạnh của từngphương pháp giao tiếp

- Sử dụng các biện pháp giao tiếp một cách có hiệu quả.Nhom kỹ năng thứ 6: Kỹ năng tw vấn

Để có thể tư vấn cho khách hàng cách giải quyết vấn đề tối ưu, luật sư cần

biết và sử dung thành thạo các kỹ năng:

- Phát triển mối quan hệ tư vấn với khách hàng trong đó người luật sư cóvai trò trợ giúp khách hàng đưa ra các quyết định

- Tổng hợp các thông tin liên quan đến các quyết định cần đưa ra

- Phân tích các quyết định cuối cùng và các mặt mạnh và mặt yếu của từng

phương án xử lý vấn đề |

- Tư vấn cho khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng

- Xác định và thực hiện các quyết định của khách hàngNhém kỹ năng thứ 7: Kỹ năng thương lượng

Để có thể đàm phán được trong bất kỳ tình huống nào (tranh chấp hoặc

thay đổi tình hình, môi trường) luật sư cần biết:

- Chuẩn bị đàm phán- Thực hiện việc đàm phán

- Tư vấn cho khách hàng các vẫn đề trong quá trình đàm phán và thực hiệncác quyết định của khách hang.

Nhóm kỹ năng thứ 8: Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải quyết

tranh chấp.

Đề có thé tư vấn cho khách hang trong các tranh chấp, luật sư cần nắm chắc

được hướng tiến triển của quá trình tỗ tụng và dự kiến được kết quả của quá trìnhtố tụng như sau:

- Quá trình tố tụng ở tòa án các cấp

- Quá trình tố tung của các loại án thuộc các chuyên ngành khác nhauNhóm kỹ năng thứ 9: Tổ chức và quan lý công việc pháp lý

ARE TuRRIA ta) rags?

ê-ẨM THONG TIN THỦ VIỆA

CIRO _¡Ñ C— 2 LD i

17

Trang 19

Để có thể hành nghề có hiệu quả cao, luật sư cần nắm chắc được các kỹ

năng và các nguyên tắc quản lý, bao gồm:

- Xác định rõ mục đích và nguyên tắc của việc quan lý, tổ chức

- Phát triển hệ thống va quá trình dé chắc chắn rằng thời gian, sức lực

và nguồn lực bỏ ra được sử dụng có hiệu quả nhất

- Phat trién hé théng và qui trình làm việc hiệu quả với người khác

- Phat triển hệ thống và qui trình cho việc quan lý văn phòng luật sư.

Nhém kỹ năng thứ 10: Nhận biết và giải quyết các tình huỗng khó xử,

xung đột về đạo đức nghề luật

Dé có thể tư vấn hoặc đại diện cho khách hàng với các chuẩn mực dao đứcthích hợp, luật sư cần phải hiểu biết:

- Bản chất và các qui định các chuẩn mực đạo đức nghề luật` nghĩa của các chuẩn mực đạo đức này

- Thực hiện, nhận biết và giải quyết các tình huống xung đột về đạo đức

nghề luật sư.

Giống như Báo cáo Cramton, Báo cáo MacCrate đưa ra các khuyến nghị để

nâng cao năng lực đào tạo của các trường luật, bao gồm những vấn đề sau:

- Trường luật và các đoàn luật sư cần chia sẻ trách nhiệm trong việc đào tạođội ngũ luật sư có năng lực và phẩm chất

- Đào tạo kỹ năng và phẩm chất, giá trị cho các luật sư là nhiệm vụ cơ bản

của trường luật

- Trường luật cần phát triển theo hướng đưa vào chương trình giảng dạy

một cách chính thống, thường xuyên và cố dịch các kỹ năng và đạo đức hành nghề

của luật sư

- Trường luật cần tiếp tục chú trọng vào việc đào tạo các kỹ năng như: kỹnăng phân tích (legal analysis), kỹ năng nghiên cứu (legal research), kỹ năng lậpluận luật học (legal reasoning) và tiếp tục bé sung các kỹ năng khác cho sinh viênnhư: kỹ năng giải quyết vấn đề (problem solving), kỹ năng nghiên cứu vấn đề (factinvestigation), kỹ năng giao tiếp (communication), kỹ năng tư vấn (conseling),đàm phán (negoatiation), kỹ năng tranh tung (litigation), kỹ năng nhận biết và xửlý các tình huỗng đạo đức (recognizing ethical đilemmas), kỹ năng giao tiếp bằngvăn bản và trực tiếp (oral and written communication).

- Các trường luật cần phải truyền đạt một cách có hiệu quả dé các sinh viên

nhận thức được rang các các giá trị nghề nghiệp căn bản có tầm quan trọng nhưcác kiến thức về luật thực định trong việc hành nghề

- Các trường luật và các đoàn luật sư cần hỗ trợ và kết hợp trong việc đào

tạo những giá trị nghề nghiệp căn bản cho các luật sư.

4.3 Báo cáo của Trung tâm vì sự tiễn bộ giảng dạy Carnegie

Trung tâm vì sự tiến bộ giảng dậy đứng đầu là Andrew Carnegie đượcthành lập vào năm 1905 và thông qua điều lệ vào năm 1906 bởi một đạo luật của

Quốc hội Trung tâm Carnegie vì sự tiến bộ giáng day là một trung tâm nghiên cứucó chính sách độc lập Nhiệm vụ trọng tâm của Trung tâm là hỗ trợ những chuyển

Trang 20

đổi cần thiết của giáo đục Hoa kỳ thông qua kết nối chặt chẽ giữa công tác giảng

day thực tế và việc học của các sinh viên, sử dụng các kết nối này để tạo các cơ

hội phát triển kiến thức Cải tiến việc dạy và học là công việc trọng tâm của trung

tâm này Tập trung các nhà nghiên cứu, các giảng viên, các nhà hoạch định chính

sách và các thành viên của tô chức bằng lợi ích chung trong giáo dục, Trung tâm

đã nỗ lực làm việc dé sáng tạo ra tri thức mới, phát triển các công cụ và những ý

tưởng cho phép thúc đây những thay đổi tích cực và tăng cường học tập trong cáctrường học của cả nước Mỹ Với cam kết xây dựng một chương trình giảng dạychuyên nghiệp, Trung tâm đã thực hiện các nghiên cứu, so sánh, tông hợp về việc

dao tao và giảng day nghé Luật, kỹ thuật, y học Thách thức chung cho việc

giảng dạy nghề là phải đạy cho các sinh viên biết cách: suy nghĩ theo hướng phântích, hành nghề với đầy đủ các kỹ năng và biết cách xử lý từng tình huống trên nềntảng kiến thức và kỹ năng đã duoc đào tạo.

Báo cáo Carnegie đưa ra quan điểm giáo dục chuyên nghiệp tạo bởi thếchân kiéng giảng dạy nghề nghiệp bao gồm:

(1) Nhận thức, trong đó tập trung vào kiến thức học thuật của nghề nghiệp

và tư duy phân tích;

(2) Thực hành, bao gồm các kỹ năng được chia sẻ và thực hiện bởi cácchuyên gia có năng lực cao; và _

3) Nhận biết mục đích, giá trị, vai trò và trách nhiệm của nghề nghiệp đối

với xã hội.

Báo cáo Carnegie đánh giá hiện trạng của giáo dục pháp luật và đưa ra cáckhuyến nghị phù hợp với các báo cáo Cramton và MacCrate trước đó Thông quaviệc trực tiếp đến nghiên cứu và quan sát giảng dạy ở các trường luật, báo cáo

đánh giá cao việc giảng dạy các học thuyết pháp luật và các kỹ năng phân tíchtrong năm đầu của của trường luật Báo cáo Carnegie nêu bật hai hạn chế của đàotạo luật Thứ nhất: đó là các trường luật chưa chú trọng một cách đầy đủ trong việc

đào tạo các kỹ năng thực tế Thứ hai: đó là trường luật không tập trung vào sự pháttriển đạo đức và tầm cỡ xã hội của nghề luật Dé củng cố công tác đào tạo luật, bổsung những yếu kém, báo cáo kêu gọi sự kết hợp của ba yếu tố quan trọng trongđào tạo nghề luật trong suốt ba năm học trong trường luật, đó là:

(1) Giảng dạy các học thuyết và tư duy luật học làm cơ sở cho sự phát triển

nghề nghiệp sau này;

(2) Giới thiệu những kỹ năng hành nghề luật hướng tới việc thực hiện cótrách nhiệm đối với khách hàng

(3) Việc chú trọng vào đào tạo lý thuyết và thực tiễn phải gắn chặt vớigiá trị, phẩm chất có kết hợp hài hòa với mục đích cơ bản của nghề luật.

d Dự án hành nghề hiệu quả (The Best Practices Project)

Dự án này được khởi xướng bởi Hiệp hội đào tạo thực hành nghề luật(Clinical Legal Education Association) vào năm 2001 và đã hoạt động với phươngchâm hợp tác phát triển trong 6 năm Dự án được hình thành vì một mối lo ngạirằng các trường luật đã không cam kết một cách đầy đủ trong việc chuẩn bị cho

19

Trang 21

các sinh viên bước vào hành nghề Cụ thé hơn, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệpthiếu những cam kết và trách nhiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, giúpcho người có thu nhập thấp và trung bình tiếp cận với công lý, bên cạnh đó các

sinh viên không đủ năng lực để thực hiện các dịch vụ cho khách hàng, và hànhđộng một cách không chuyên nghiệp.

Các dự án kêu gọi các trường luật cam kết đào tạo sinh viên hành nghề luậtcó hiệu quả và có trách nhiệm trong bối cảnh họ là luật sư mới vào nghề Dự ánđặt ra sáu yếu tố cần có của một luật sư có trách nhiệm và làm việc có hiệu quả:

(1) Ý thức luôn trau đồi kiến thức và hoc tập liên tục trong suốt quá trình

(5) Tính chuyên nghiệp, bao gồm các cam kết mang lại công lý, tôn trọng

các quy định của pháp luật, danh dự, chính trực, công bằng, tính trung thực, thang

thắn, và sự nhạy cảm đối với sự da dang của khách hàng va đồng nghiệp.

Dự án đưa ra bốn khuyến cáo cho chương trình giáng dạy ở các trường luật.Trước tiên, trường luật cần đạt được sự tương đồng giữa sứ mệnh của mình, nhậnbiết kết quả đào tạo đã được định hướng bởi sứ mệnh đào tạo, xây dựng các khóa

học để thực hiện các sứ mệnh mục tiêu đào tạo Thứ hai, trường luật cần xây dựng

các chương trình đào tạo thật tốt để có thé phát triển kiến thức, kỹ năng, va giá trịmột cách có hiệu qua bằng chính những kinh nghiệm giảng dạy của minh Thứ ba,Dự án công nhận các kết luận của báo cáo Carnegie về việc các trường luật cần

phối hợp giảng dạy giữa tri thức, học thuyết và thực tiễn hành nghề trong suốt 3

năm học tại trường luật và cuối cùng, dy án ủng hộ quan điểm cho rằng tất cả cácgiáo viên luật cần chia sẻ trách nhiệm trong việc giảng dạy nghề trong suốt thời

gian 3 năm học.

Bến công trình nêu trên đã kêu gọi các trường luật mở rộng việc đào tạo kỹ

năng hành nghề và các phẩm chất đạo đức của luật sư bên cạnh việc giảng dạy cáckiến thức luật thực định Các trường luật đã cải tiến các chương trình giảng day,đưa thêm các khóa học kỹ năng thành những khóa học độc lập như: Kỹ năng giảiquyết vấn đề (được giảng với thời lượng 2 tín chỉ tại trường luật Harvard năm thứnhất và học lại cũng với thời lượng 2 tín chỉ trong năm cuối)” Bên cạnh việc thànhlập các khóa học độc lập, các trường có thể lồng ghép dạy kỹ năng vào dạy cácmôn học chuyên ngành với sự phối kết hợp giảng dạy các kỹ năng và giá trị trongmột môn học chuyên ngành năm thứ nhất và các năm sau như trường luật

Phoenix Các giảng viên phải thiết kế khóa học làm sao để có thể vừa dạy luật

9 xe Fa 2 # ne z Ke À At : Asie ` 2 = ak noe x: Re akThời lượng day 2 tín chỉ kéo dai 1 tháng, mỗi tuân 5 buôi trong các buôi sáng từ thứ hai đên thứ sáu, mỗi buôi 3 tiêng

Trang 22

thực định, vừa dạy ít nhất 2 kỹ năng hành nghề hoặc 2 giá trị nghề nghiệp được

học viên cho là quan trọng nhất (trong các khảo sát được thực hiện liên tục mỗi

năm tại trường luật) Ví dụ trong môn học luật tố tụng dân sự giáo viên kết hợpdạy môn tư duy luật học, soạn thảo các văn bản pháp luật và tranh tụng trước tòa,

môn luật Thương mại được lồng ghép giảng dạy kỹ năng phân tích luật học, kỹ

năng làm việc nhóm và đàm phán Ngoài ra một số trường còn thiết kế khóa họccho các sinh viên năm thứ ba với tên gọi là Các kỹ năng hành nghề chung(General Practice Skills) Khóa học này gồm có 7 module bao gồm 7 chuyên

ngành khác nhau nhằm giúp các sinh viên thực hành các kỹ năng và định hướng

nghề nghiệp trước khi ra trường Các module được thiết kế giảng dạy nhiều các kỹ

năng và giá trị nghề nghiệp khác nhau Ví dụ trong Module “ nghề với các doanh

nghiệp nhỏ” sinh viên được bắt đầu bằng việc phỏng vấn các khách hàng về việc

họ muốn thành lập các doanh nghiệp nhỏ Sau đó mỗi sinh viên sẽ phải hoàn thành

bộ hồ sơ thành lập công ty sau khi đã tư vấn cho khách hàng thành lập loại doanh

nghiệp gì Để thực hiện việc thành lập công ty, các sinh viên còn phải soạn thảo

các hợp đồng giữa các chủ sở hữu, cổ đông, các thỏa thuận giữa họ về vốn, tài sản,

quyền và nghĩa vụ Sau đó họ tiếp tục phải thực hiện các công việc sau thành lậpdoanh nghiệp như lấy mã số thuế , dấu cho doanh nghiệp Sau đó các công tybắt đầu thực hiện việc mua sắm tài sản, các sinh viên thực hiện việc đàm phán hợpđồng để mua sắm tài sản cho công ty, sau đó soạn thảo các hợp đồng mua bán tài

Qua các phân tích và sơ lược về công tác đào tạo kỹ năng của luật sư ở Mỹnêu trên, chúng ta thấy việc áp dụng giảng dạy các kỹ năng hành nghề càng sớmvà càng nhiều sẽ giúp cho các học viên có được các kỹ năng hoàn thiện, đầy đủ đểhành nghề Chúng ta cần xác định lại mục tiêu của đào tạo là đào tạo được cácluật sư có khả năng hành nghề tốt chứ không phải là đào tạo ra những ngườicó hiểu biết pháp luật tốt Việc đào tạo các kỹ năng cần được thực hiện bằngphương pháp “học bằng cách thực hành”, tức là tao cho các học viên có cơ hội

thực hành ngay các kỹ năng trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường và phải batđầu ngay từ trường đại học luật Tuy nhiên chương trình giảng dạy của chúng tachưa hội đủ các yếu tố để thực hiện được mục tiêu này Ví dụ đối với chương trìnhcủa môn Tư vấn hiện tại đang giảng dạy tại Học viện, chúng ta thấy tông khối

lượng thời gian quá ít, chỉ bằng thời lượng dạy một môn kỹ năng của các trường

luật tại Mỹ Vì vậy để việc giảng dạy có chất lượng tốt trước hết phải nâng số giờ

dạy các kỹ năng cơ bản, đồng thời đào tạo đội ngũ giảng viên để có thể giảng dạy

các môn học này Đối với hình thức đào tạo, hiện nay việc đào tạo các kỹ năng đã

và đang được Học viện tư pháp đảm nhiệm, chúng ta cần tiếp tục triển khai và

nâng cao chất lượng giảng dạy các bài giảng kỹ năng, hoàn thiện chương trình, bổsung các bài giảng mới thiết thực và khái quát được các kỹ năng cần có đối với

luật sư.

Bên cạnh đó cần xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật thườngxuyên (continuing education) đối với các luật sư đã hành nghề và coi là các yêu

21

Trang 23

cầu bắt buộc đối với các luật sư Các chương trình giáo dục pháp luật thườngxuyên trong suốt quá trình hành nghề luật sư có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc giảng dạy những kỹ năng và giá trị mà người luật sư cần phải có dé đạt đượcvà duy trì những chuẩn mực nghề nghiệp Các chương trình giáo dục pháp luậtthường xuyên cho luật sư có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau,trong nhiều môi trường khác nhau và do nhiều tô chức thực hiện Cụ thể:

- Đào tạo luật sư tại các công ty luật: Các công ty luật nên tiến hành giáo

dục thường xuyên cho luật sư một cách chính thức Chương trình đào tạo có thé

khác nhau nhưng việc đào tạo luật sư tại nơi làm việc sẽ tạo điều kiện cho nộidung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của chính công ty Hình thức đào tạo tại nơilàm việc — đặc biệt cho luật sư mới có thé bao gồm các hướng dẫn về soạn thảovăn bản pháp lý, kỹ năng đàm phán hợp đồng, kỹ năng kiện tụng Hình thức đàotạo có thể không tô chức đưới đạng các chương trình đào tạo nội bộ chính thứccho luật sư mới mà là cập nhật các kỹ năng hành nghề luật sư ngay trong quá trìnhlàm việc

- Tiến hành đào tạo luật sư bằng các hình thức khác nhau như các cuộc hội

thảo, bồi dưỡng từ 1-3 ngày, có thể cập nhật các thông tin mới về các lĩnh vựcpháp luật thực tế, thậm chí có thể tiến hành các hội nghị qua truyền hình, quamạng Internet, sau đó tiến hành lấy ý kiến qua mạng, qua các trang web Diễn giảtrong các hội thảo, hội nghị này là những chuyên gia có uy tín trong lĩnh vực pháp

luật cụ thé được trình bày Một ưu điểm dễ nhận thấy của hình thức đào tạo này làkhả năng tương tác hay thiết lập mạng lưới quan hệ giữa các luật sư vốn hoạt độngtrong cùng lĩnh vực hoặc trong các lĩnh vực có liên quan

Trang 24

Chuyên đề 3

NHỮNG NOI DUNG CƠ BAN CAN BUA VÀO CHUONG TRINH

GIANG DAY KY NANG CO BAN NGHE LUAT

Th.S Vũ Van Cuong

Phó Giám đốc Trung tâm Tư van pháp luật

Với chuyên đề này, chúng tôi muốn nêu ra trong hội thảo để xin ý kiếncác quý đại biểu đóng góp cho ý kiến về việc cần xác định những nội dung cơban nao đưa vào chương trình giảng dạy môn học Kỹ năng cơ bản nghề luật đểgiảng day cho các sinh viên đang học luật, chưa có định hướng nghề luật cụ thể,

hay nói cách khác môn học Kỹ năng cơ bản nghề luật là “học cái g?”?

Dé tạo cơ sở thống nhất trong việc trao đổi thảo luận nội đung chuyên đề

này, theo chúng tôi trước hết phải làm rõ khái niệm “Kỹ năng cơ bản”

Kỹ năng cơ bản: là những kỹ năng chung tối thiểu mà người học luật

cần phải có và chúng được sử dụng trong bất kỳ một nghề luật nào.

Khi người học luật làm nghề luật cụ thể nào đó, ngoài kỹ năng chung (cơbản) của nghề luật còn phải cần đến các kỹ năng chuyên sâu, chuyên biệt chomột nghề luật cụ thể nào đó Trong các kỹ năng cơ bản người ta còn phân chiakỹ năng thành kỹ năng cứng và kỹ năng mén.

Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trongcuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theonhóm, kỹ năng sáng tạo và đổi mới Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹnăng thuộc về tính cách con người, không mang nặng tính chuyên môn, khôngphải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng có thê giúp làm khả năng của bạn để cóthé trở thành nhà lãnh đạo, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột

Kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn haybằng cấp và chứng chỉ chuyên môn Những kỹ năng “cứng” thường xuất hiệntrên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo vềchuyên môn.

Để có định hướng trong việc xác định những nội dung cơ bản đưa vàochương trình giảng dạy Kỹ năng cơ bản nghề luật, Trung tâm tư vấn pháp luậtcó xác định rõ những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, đối tượng người học:

Chương trình Kỹ năng cơ bản nghề luật là chương trình dành cho nguoi

dang học luật, chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng (chủ yếu sinh viên luậtđang được đào tạo tại trường Đại học luật Hà Nội hoặc các cơ sở đào tạo luậtkhác trên cả nước) Bởi vậy, nội dung chương trình phải đảm bảo yêu cầu trang

bị những kỹ năng cơ bản nhất cần có cho mọi lĩnh vực của nghề luật Họ có thể

sau này làm luật sư, Thâm phán, kiểm sát viên, công chứng viên, chấp hànhviên, đấu giá viên, có thể họ làm cán bộ pháp chế doanh nghiệp, có thể làm

23

Trang 25

giảng viên giảng dạy pháp luật, cán bộ nghiên cứu pháp luật

Đối với người hành nghề luật đòi hỏi phải qua đào tạo nghề và phải có

chứng chỉ đào tạo (các chức danh tư pháp) họ tiếp tục học các kỹ năng chuyên

sâu với nghề cụ thể được đào tạo, với những kỹ năng cơ bản chung của nghề

luật đã được đào tạo, rèn luyện sẽ giúp ích cho họ trong quá trình học các kỹ

năng chuyên sâu của nghề cụ thé.

- Déi với người làm nghề luật không đòi hỏi phải qua đào tao nghé, trêncơ sở kỹ năng cơ bản nghề luật đã được trang bị, họ tiếp cận được với công việc

thực tiễn nhanh hơn với vốn kiến thức và kỹ năng cơ bản đã được đào tạo tại

Thứ hai, mục tiêu của chương trình giảng day:

- Giúp người học viên hiểu rõ nghề luật và những kỹ năng cơ bản cần

phải có đối với những người học luật và làm nghề luật;

- Thông qua chương trình, người học tự liên hệ với chính mình để nhậnthấy những kỹ năng cơ bản nào mà mình còn thiếu, còn yếu để tiếp tục hoàn

thiện các kỹ năng cơ bản đó trong thời gian theo học tại trường.

- Thông qua chương trình, người học thấy được rõ những sở trường, sở

đoản của bản thân, từ đó sẽ có định hướng trong lựa chọn công việc nghề luật

phù hợp sau này Khi người học có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, giúp íchcho họ trong việc lựa chọn các môn học phù hợp trong thời gian đào tạo cử

nhân luật.

- Đối với những người sắp hoặc đã có bằng cử nhân luật, những kỹ năngcơ bản nghề luật giúp họ tự tin hơn khi tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, cóđược nền tang kỹ năng để đảm nhiệm công việc.

Thứ ba, về tinh chất của chương trình giảng dạy:

Trước hết đây sẽ là một trong các chương trình đào tạo ngắn hạn doTrung tâm tư vấn pháp luật tô chức cho sinh viên của Trường Đại học Luật HàNội và các cơ sở đào tạo luật khác có nhu cầu dưới hình thức ghi đanh (Trungtâm đưa ra chương trình, đối tượng nào có nhu cau thì đăng ký học).

Trong quá trình thực hiện đó nếu thấy nội dung chương trình đào tạo nàylà hiệu quả, cần thiết và sinh viên tại trường có nhu cầu học chương trình nàyđủ lớn thì có thể đề xuất đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật của Nhàtrường với tư cách là môn học tự chọn của sinh viên.

Thứ tư, về thời lượng dành cho chương trình học

Chúng tôi dự kiến thiết kế nội dung chương trình giảng dạy Kỹ năng cơbản nghề luật với thời lượng là 30 tiết nhằm bảo đảm đủ thời gian cần thiết đểchuyển tải nội dung chương trình và phù hợp với thực tiễn.

Thứ năm, thời điểm người học có thé đăng lý hoc

Chương trình kỹ năng, chủ yếu là kỹ năng mềm không đòi hỏi người học

phải học qua hầu hết các môn luật chuyên ngành, thậm chí người học có théđăng ký học sớm dé biết cần mình cần phải trau đồi những kỹ năng nào khi còn

24

Trang 26

đang theo học để người học tìm ra phương pháp học luật biệu qua, dé họ lựa

chọn những môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp sau khi biết rõ sở

trường, sở đoản của minh.

Theo chúng tôi, chương trình Kỹ năng cơ bản nghề luật, người học có

thé đăng ký hoc vào ky hoc thứ ba hoặc thứ tư (năm hoc thứ 2 của sinh viên) là

phù hợp.

Thứ sáu, méi quan hệ giữa chương trình Kỹ năng cơ bản nghệ luật vớicác môn học kỹ năng khác trong chương trình đào tạo đã có tại trường Đại học

Luật Hà Nội.

Qua tìm hiểu các môn học kỹ năng tại trường hiện có 17 môn học liên

quan đến kỹ năng, cụ thé như sau:

STT Tên môn hoc Don vị đảm nhận— ee ` Bộ môn Tâm lýKỹ năng giao tiêp nghề luật k

1 ÿ năng giao Hiếp neh Khoa luật Hình sự

Kỹ năng thực hành một số hoạt động Bộ môn Luật TTHS

2 tố tụng hình sự Khoa luật Hình sự

3 Kỹ năng của luật sư trong tố tụng Bộ môn Luật TTHS

hình sự Khoa Luật Hình sự

Kỹ năng soạn thảo văn bản hành Tô bộ mon: Ky thuat `

4 chính thông dụng: soạn thảo VB Khoa Hành

hữu trí tuệ khoa Luật Dân sự

Kỹ năng tư van và bảo vệ quyền lợi Bộ môn Luật Tố tụng

9 hợp pháp của đương sự trong tố tụng Dân sự

dân sự khoa Luật Dân sự

2a

Trang 27

Môn Kỹ năng tư vấn Hợp đồng Bộ môn Luật Thương

Kỹ năng tư vấn Pháp luật thuế Bộ môn Luật Tài chính

12 ngân hàng Khoa Phápluật Kinh tế.

Kỹ năng tư van Pháp luật lao động Bộ môn Luật Lao động

kế Khoa Pháp luật Kinh tế.

Bộ môn Luật Lao động

Kỹ năng giải quyết các vụ án lao 3Khoa Pháp luật Kinh tê.

14 ios

Lé tan ngoai giao Bo môn Công pháp quôc

15 té

Khoa Luật Quốc tê

Kỹ năng luật gia cơ bản ey THỜ Luật Thương

16 mại quôc tê

Khoa Luật Quoc tê

Bộ môn Công pháp quốc

Khoa Luật Quốc tế

Kỹ năng đàm phán, ký kết điều ước

17 quốc tế

Trong chương trình đào tạo cử nhân luật của Trường Đại học Luật Hà

Nội chưa có môn học giới thiệu tổng quan về nghề luật và kỹ năng cơ bản nghề

luật cho sinh viên một cách có hệ thống Các môn kỹ năng chủ yếu tập trungvào từng lĩnh vực pháp luật cụ thể hoặc một nội đung cụ thể mang tính chấtchuyên ngành Môn học kỹ năng luật gia cơ bản chỉ dành cho sinh viên ngànhLuật Thương mại quốc tế, nội đung gắn nhiều với kỹ năng liên quan đến giaodịch quốc tế Vì thế, nếu sinh viên có nhu cầu học những nội dung chương trìnhKỹ năng cơ bản nghề luật thì có thể đăng ký theo học khóa đào tạo ngắn hạn

của Trung tâm Nếu nhu cầu sinh viên phát triển thì sẽ cân nhắc đề xuất đưa vào

chương trình đào tạo cử nhân luật.

Từ việc nghiên cứu và làm rõ các vấn đề nêu trên, chúng tôi dự kiến

xây dựng chương trình KỸ NĂNG CƠ BAN NGHE LUẬT với những nội dung

như sau:

Tên chuyên đề

lượng

Trang 28

Chuyên đề 1: Khdi quát về nghề luật và kỹ năng cơ ban 5 tiếtnghề luật

Chuyên đề 2: Kỹ năng nói của người hành nghề luật 5 tiếtChuyên đề 3: Kỹ năng viết của người hành nghề luật 5 tiếtChuyên đề 4: Kỹ năng tim kiếm, khai thác thông tin trong 5 tiếtnghề luật

Chuyên đề 5: Kỹ nang nghiên cứu, phân tích, đánh giá 10 tiếttrong nghề luật

Những nội dung cụ thể trong từng chuyên đề nêu trên sẽ được các tác giảkhác làm rõ trong các chuyên đề hội thảo này Chúng tôi rất mong muốn nhậnđược các ý kiến đóng góp về nội dung chương trình môn học này để chúng tôihoàn thiện xây dựng và triển khai trong thời gian sớm nhất.

27

Trang 29

_ he " Phi lục

Tham khảo nội dung chương trình môn học Hên quan kỹ năng nghề

luật tại một số cơ sở đào tạo luật ở trong nước và nước ngoài

U TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT TP TP HO CHÍ MINH

* Môn học “Kỹ năng thực hành pháp Tuật”.

- Hệ đào tạo: Cử nhân luật (chính quy);- Thời lượng: 20 tiết ( 4 buổi)- Loại môn học: Tự chọn |

- Đơn vị đảm nhận: Trung tâm Tư vẫn pháp luật trường Đại học Luật TP

HCM

* Nội dung môn học:

1 Kỹ năng tiếp cận khách hàng, khai thác thông tin và ghi nhận vụ việc;

2 Kỹ năng phân tích vụ việc, tìm kiếm tài liệu và xây ane bai thuyét

trình bào chữa ( kỹ nang ap dụng pháp luật)

3 Kỹ năng đàm phán, tranh luận;

4 Kỹ năng viết tư vấn :

I/ KHOA LUAT KINH TẾ - ĐẠI HỌC KINH TE TP HO CHÍ

* Môn học: “KY NANG HANH NGHE LUẬT”

- Đối tượng: Sinh viên chuyên ngành Luật kinh doanh;

Thời lượng 02 tín chỉ (30 tiết)

Loại môn học: Tự chọn ( được xác định là môn học cần thiết cho việc

định hướng và chuẩn bị hành nghề luật sau khi tốt nghiệp của sinh viên).* Nội dung chỉ tiết môn học gầm:

1 Những nội dung cơ bản của pháp luật về hành nghề luật sư hiện

.~ Kỹ năng làm việc và trao đổi với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Kỹ năng viết trong hành nghề

- Kỹ năng tranh luận tại các phiên tòa và kỹ năng đàm phán

- Các kỹ năng hành nghề trong một số lĩnh vực cụ thể:

(Tư vẫn doanh nghiệp; Tư van đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam; Tư vân dự án )

4 Những chuẩn bị cẩn thiết dé hành nghề luật đạt hiệu quả cao.

28

Trang 30

HƯU HỌC VIỆN TƯ PHÁP - CHUONG TRÌNH KHUNG ĐÀO

TẠO NGHE LUẬT SƯ?

* Mục tiêu đào tao

1 Giúp học viên hiểu nghề luật sư, trách nhiệm nghề nghiệp, các quy tắcđạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

2 Trang bị cho học viên kỹ năng hành nghề luật sư trong các lĩnh vực

hành nghề; đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư;

3 Góp phần phát triển số lượng và chất lượng luật sư đáp ứng yêu cầu

cải cách tư pháp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

* Thời gian đào tạo

Tổng thời gian đào tạo là 6 tháng (tương đương với 26 tuần), trong đótông thời gian lên lớp là 780 tiết, Thời gian thực học = 678 tiết

* Khối lượng kiến thức tối thiểu

Phan I Kiến thức chung về nghề luật sự(12 tiét)

Mục tiêu: Học viên nắm vững khái niệm về luật sư, lịch sử của nghề luậtsư ở Việt Nam; pháp luật về luật sư, hành nghề luật sư ở Việt Nam và trên thế

giới; vi trí, vai trò, trách nhiệm của luật sư.Nội dung:

Chuyên đề 1: Tổng quan về nghề luật sư

Chuyên đề 2: Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư

Phan II Quy tắc dao đức và ứng xử nghệ nghiệp luật sự (24 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên nắm vững các quy tắc đạo đức va ứng xử nghề

nghiệp luật sư, có khả năng áp dụng vào các tình huống cụ thể trong các mốiquan hệ khi hành nghề.

Khối lượng thời gian trên lớp là 24 tiết, trong đó:Nội dung:

Chuyên đề 1: Giới thiệu về Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và cácnguyên tắc chung về đạo đức và ứng xử của luật sư

Chuyên đề 2: Quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư trong quan hệ vớikhách hàng đồng nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác

Phan III Phan kỹ năng chung (78 tiét)

Muc tiêu: Trang bị cho học viên những kỹ năng chung, cơ bản có thé ápdụng trong tất cả các lĩnh vực hành nghề luật sư Sau khi kết thúc phần này, họcviên có khả năng truyền đạt được ý tưởng; nắm bắt, phân tích vấn đề; diễnthuyết hoặc đưa ra các lập luận thuyết phục Khối lượng thời gian trên lớp là 78

tiệt, trong đó:

Nội dung:

Chuyên đề 1: Kỹ năng đọc, nghe, hỏiChuyên đề 2: Kỹ năng nói

' CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO NGHE LUẬT SƯ- Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2008/QD-BTP ngày 21

tháng I năm 2008 của Bộ trưởng BTP 20

Trang 31

Chuyên đề 3: Kỹ năng lập luận và tranh luận

Chuyên đề 4: Kỹ năng viết

Chuyên đề 5: Tổ chức và quản ly văn phòng, công ty luật

Chuyên đề 6: Hướng dẫn diễn án

Phần IV Kỹ năng hành nghề (564 tiết)

4.1 Kỹ năng tham gia giải quyết các vụ án hình sự (162 tiết)

Mục tiêu: Trang bị cho học viên những kỹ năng của luật sư trong từng

công việc chủ yếu mà luật sư phải làm trong các giai đoạn điều tra, truy tố, xét

xử Đồng thời giúp học viên có khả năng áp dụng những kỹ năng này trong thựctế Khối lượng thời gian trên lớp là 162 tiết, trong đó:

Nội dung:

Chuyên đề 1: Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn khởi tố, điều tra, truy

tố vụ án hình sự;

Chuyên đề 2: Kỹ năng tiếp xúc với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo,

người bị hại; trao đổi với cơ quan tiến hành tố tụngChuyên đề 3: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ

Chuyên đề 4: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá, sử dụng chứng cứChuyên đề 5: Phương pháp định tội danh

Chuyên đề 6: Kỹ năng chuẩn bị bào chữa, bảo vệ

Chuyên dé 7: Kỹ năng tham gia phiên toa sơ thấm và tham gia trong giai

đoạn phúc thầm, giám đốc thâm, tái thâm

Chuyên đề 8: Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thi hành án hình sựChuyên đề 9: Kỹ năng của luật sư trong các vụ án về người chưa thànhniên và các tội về xâm phạm tính mạng, sức khoẻ

Chuyên dé 10: Kỹ năng bào chữa trong các vụ án tham nhũng

4.2 Kỹ năng tham gia các vụ việc dân sự (150 tiết)

Mục tiêu: Trang bị cho học viên các kỹ năng của luật sư trong việc thuthập, sử dụng chứng cứ và cách thức lập luận để bảo vệ quan điểm của luật sưtrong vụ việc dân sự Khi kết thúc môn học, học viên có khả năng áp dụng cáckỹ năng này vào việc xử lý các vụ việc cụ thê.

Nội dung:

Chuyên đề 1: Kỹ năng trao đổi tiếp xúc với khách hàng và chuẩn bị hồ

sơ khởi kiện vụ án dân sự

Chuyên đề 2: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ

Chuyên đề 3: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứngcứ

Chuyên đề 4: Kỹ năng hoà giải vụ án dân sự

Chuyên đề 5: Kỹ năng chuẩn bị luận cứ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp

của đương sự tại phiên toà

Chuyên đề 6: Kỹ năng tham gia phiên toà sơ thâm và tham gia trong giai

30

Trang 32

đoạn phúc thâm, giám đốc thâm, tái thâm

Chuyên đề 7: Kỹ năng tham gia giải quyết việc dan sự

Chuyên đề 8: Kỹ năng của luật sư trong giai đoạn thi hành án đân

4.3 Kỹ năng tham gia các vụ việc hành chính (66 tiết)

Mục tiêu: Giúp học viên nắm vững những đặc thù của tố tụng hànhchính, về quyền, nghĩa vụ và phương pháp nghiệp vụ của luật sư khi đại diện,

bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ việc hành chính Khikết thúc môn học, học viên có khả năng áp dụng các phương pháp, kỹ năng vàoviệc bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp cho khách hàng trong các vụ việc hànhchính (trong và ngoài té tụng).

Nội dung:

Chuyên đề 1: Kỹ năng trao đổi, tiếp xúc với khách hàng, đánh giá điều

kiện khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ khởi kiện vụ án hành chính

Chuyên đề 2: Kỹ năng của luật sư trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án

4.4 Kỹ năng tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng (186 tiết)

Mục tiêu: Trang bị cho học viên kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, đàmphán, ký kết hợp đồng và một số kỹ năng tư vẫn chuyên sâu về một số lĩnh vựcpháp luật phổ biến trong hành nghề của luật sư.

Nội dung:

Chuyên dé 1: Kỹ năng chung về tư van pháp luật

Chuyên đề 2: Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, nhận định, đánh giá bướcđầu về yêu cầu của khách hàng, thoa thuận hợp đồng dich vụ pháp lý

Chuyên đề 3: Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấnđề tư vấn

Chuyên đề 4: Kỹ năng viết thư tư vấn, ý kiến pháp lýChuyên đề 5: Kỹ năng tư vấn các vụ việc dân sự

Chuyên đề 6: Kỹ năng tư vấn các vụ việc hành chính, lao độngChuyên đề 7: Kỹ năng tư vấn doanh nghiệp

Chuyên đề 8: Kỹ năng tư vấn thuế, kế toán, kiểm toánChuyên đề 9: Kỹ năng tư vấn Dự án đầu tư

Chuyên dé 10: Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng

Chuyên đề 11: Kỹ năng tư vấn và soạn thảo một số hợp đồng đặc thùChuyên đề 12: Kỹ năng thương lượng, hoà giải và giải quyết tranh chấpChuyên đề 13: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng trong các vụ việc dan sự,hành chính

31

Trang 33

IV/ TRƯỜNG ĐÀO TẠO LUẬT Ở MỸ?

Theo báo cáo MacCrate, các kỹ năng cần đào tạo và bồi đưỡng cho sinh

viên luật bao gồm 10 kỹ năng cơ bản sau:

Nhóm kỹ năng thứ 1: Kỹ năng giải quyết vấn đề.

Để phát triển khả năng giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu, luật sư cần

được trang bị các kỹ năng sau:Nhận biết và dự đoán vấn đề; Đưa ra các hướng

giải quyết và xây dựng chiến lược để đạt được mục đích; Xây dựng và pháttriển kế hoạch để thực hiện chiến lược; Xây dựng kế hoạch hành động theohướng mở dé có thể tiếp nhận các thông tin mới cũng như các hướng giải quyếtmới; Thực hiện kế hoạch

Nhóm kỹ năng thứ 2: Phân tích và suy luận pháp lý

Dé có thé phân tích và áp dụng các điều luật và các nguyên tắc pháp luậtvào giải quyết một vấn dé cụ thể, luật sư cần có các kỹ năng sau: Nhận biết van

đề pháp lý khách hàng cần tư vấn; Chỉ ra các vẫn đề pháp lý liên quan đến vụviệc của khách hàng; Xác định vấn đề pháp lý mau chốt; Có khả năng phân tích

và khái quát hóa các lập luận một cách luật học.Nhóm kỹ năng thứ 3: Nghiên cứu pháp luật

Liên quan đến việc nhận biết các vấn đề pháp lý và nghiên cứu các vanđề này một cách kỹ lưỡng và trọn vẹn, luật sư cần: Hiểu rõ bản chất các điềuluật và các học thuyết; Có khả năng sử dụng các công cụ để tìm kiếm các điềuluật áp dụng, các qui tắc áp dụng pháp luật cho việc xử lý tình huống của kháchhàng: Biết cách xây dựng và hoàn thiện các công cụ tìm kiếm một cách có hiệuquả và nhất quán

Nhóm kỹ năng thứ 4: Điều tra thực tế

Để có thé xây dựng kế hoạch và tham gia vào việc điều tra, tìm kiếm cácthông tin hữu ích cho việc đưa ra phương án tư vấn tối ưu, luật sư cần thông

thạo nhóm các kỹ năng sau: Nhận biết được tam quan trọng của việc tìm kiếm,

điều tra các thông tin, sự kiện hữu ich cho vụ việc tư vấn; Xây dựng kế hoạchtìm kiếm, điều tra; Thực hiện quá trình tìm kiếm, điều tra; Ghi nhận và tổ chứclại các thông tin; Đánh giá các thông tin liên quan; Đưa ra các kết luận về các

thông tin và sự kiện có liên quan đến vụ việc.

Nhóm kỹ năng thứ 5: Kỹ năng giao tiếp

Dé có thé giao tiếp có hiệu quả, ké cả tiếp xúc trực tiếp hay qua văn bảngiấy tờ, luật sư cần được trang bị các kỹ năng sau: Nhận biết được các cáchgiao tiếp khác nhau và mặt mạnh của từng phương pháp giao tiếp; Sử dụng cácbiện pháp giao tiêp một cách có hiệu quả.

Nhóm kỹ năng thứ 6: Kỹ năng tư van

2 any a Ẩ 8 An a mig lUỂN ee

Đào tạo kỹ năng tư van pháp luật ở các trường luật Mỹ, một vài suy nghĩ với đào tao luật ở Việt Nam” - TS Ngô

Hoàng Oanh : Giảng viên Khoa đào tạo Luật sự HVTP 32

Trang 34

Để có thể tư vấn cho khách hàng cách giải quyết vấn đề tối ưu, luật sưcần biết và sử dụng thành thạo các kỹ năng: Phát triển mối quan hệ tư vấn với

khách hàng trong đó người luật sư có vai trò trợ giúp khách hàng đưa ra các

quyết định; Tổng hợp các thông tin liên quan đến các quyết định cần đưa ra;

Phân tích các quyết định cuối cùng và các mặt mạnh và mặt yếu của từng

phương án xử lý vấn đề; Tư vấn cho khách hàng đưa ra quyết định cuối cùng;

Xác định và thực hiện các quyết định của khách hàng.

Nhóm kỹ năng thứ 7: Kỹ năng thương lượng

Để có thể đàm phán được trong bất kỳ tình huống nào (tranh chấp hoặc

thay đổi tình hình, môi trường) luật sư cần biết: Chuẩn bị đàm phán; Thực hiệnviệc đàm phán; Tư vẫn cho khách hàng các van dé trong quá trình đàm phán vàthực hiện các quyết định của khách hang.

Nhóm kỹ nang thứ 8: Kiến thức về tranh tụng và các thủ tục giải

quyết tranh chấp.

Để có thể tư vấn cho khách hàng trong các tranh chấp, luật sư cần năm

chắc được hướng tiến triển của quá trình tố tụng và dự kiến được kết quả củaquá trình tố tụng như sau: Quá trình tố tụng ở tòa án các cấp; Quá trình tố tụngcủa các loại án thuộc các chuyên ngành khác nhau.

Nhóm kỹ năng thứ chín: Tổ chức và quản lý công việc pháp lý

Để có thể hành nghề có hiệu quả cao, luật sư cần nắm chắc được các kỹnăng và các nguyên tắc quản lý, bao gồm: Xác định rõ mục đích và nguyên tắccủa việc quản lý, tổ chức; Phát triển hệ thống và quá trình để chắc chắn rằngthời gian, sức lực và nguồn lực bỏ ra được sử dụng có hiệu quả nhất; Phát triển

hệ thống và qui trình làm việc hiệu quả với người khác Phát triển hệ thống và

qui trình cho việc quản lý văn phòng luật sư.

Nhóm kỹ năng thứ 10: Nhận biết và giải quyết các tình huống khó

xử, xung đột về đạo đức nghề luật

Để có thé tư vấn hoặc đại diện cho khách hàng với các chuẩn mực đạo

đức thích hợp, luật sư cần phải hiểu biết: Bản chất và các qui định các chuẩn

mực đạo đức nghề luật; Ý nghĩa của các chuẩn mực đạo đức này; Thực hiện,nhận biết và giải quyết các tình huống xung đột về đạo đức nghề luật sư.

33

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:08

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w