Đáng chú nhất chỉ có nghiên cứu của Khan và Cộng sự 2019 đã dùng phương pháp AHP mờ Fuzzy AHP để ưu tiêncác rủi ro trong chuỗicung ứng thực phẩm Halal.Tình hình các nghiên cứu tại Việt N
TỔNG QUAN VỀ LĨNH vực NGHIÊN cứu
Tính cấp thiết của đề tài
Chuỗi cung ứng thực phẩm là một hệthốngbao gồm việc tổ chức, con người, thông tin, hoạt động vàcác nguồn lực khác liên quan đến quá trình chuyển đổi thực phẩm từ trangtrại nuôi trồng cho đến bàn ăn của con người (Van der Vorst, 2000) Chuỗi cung ứng thực phẩm là những hoạt động mang tính liên tục từ trang trại với nguồn nguyên vật liệu ban đầu, qua quá trình xử lý, phân phối chotói khi thực phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng (Aruoma, 2006) Chuỗi cung ứng thực phẩm có thể được chiathành năm giai đoạn, bao gồm sản xuấtnông nghiệp, xử lý sau thu hoạch, chế biến, phân phối/ bán lẻ/dịch vụ và tiêu dùng Hai hệ thống đang được sử dụng trong chuỗi cung ứng thực phẩm liên quan đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Thứ nhất là dựa trên các quy định và luật sử dụng các tiêu chuẩn bắtbuộc được co quan nhànước kiểm tra Thứ hai là dựa vào các tiêu chuẩn tự nguyện được quyđịnh bởi luật thị trường hoặc các hiệp hội quốc tế (Bendekovió và cộng sự, 2015).
Rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm làbất kỳ những rủi ro nào liên quan đến sản xuất và xử lý thực phẩm bao gồm cả trồng trọt, chế biến thực phẩm hoặc thậm chí vận chuyển có thể dễ bị tổn thưong (Thulasiraman, 2021) Rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm mọi rủi ro đối vói luồng thông tin, nguyên vậtliệu từ nhà cung cấp ban đầu đến việc phân phối thực phẩm cho người tiêu dùng cuối cùng (Khan và cộng sự (2019) Rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm phát sinh chủ yếu do (i) những biến động trong hoạt động như sự thay đổi về nguồn cung nguyên vật liệu, sự không chắc chắn về nhu cầu tiêu dùng (ii) sự biến động về giá nguyên vật liệu, giá thực phẩm (iii) các sự kiện tự nhiên như dịch bệnh, hạn hán cũng khiến chuỗi cung ứng thực phẩm dễ gặp rủi ro (Singh và Cộng sự, 2021) Chuỗi cung ứng thực phẳm dễbị tổn thương vì mạng lưới rộng lớn và phức tạp đến mức chỉ mộtsự gián đoạn đối với mộtthành viên và tác động đến toàn bộ mạng lưới Zu Ermgassen và cộng sự (2020).
Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) là một phương pháp ra quyết định đa tiêu chí, sử dụng ma trận so sánh từng cặp được điền bởi nhữngngười ra quyết định sử dụng thang đo ngôn ngữ, cho phép các yếu tố / biến số được tính theo mức độ quan trọng (Shameem và cộng sự, 2018) Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp AHP nhằm ưu tiên các yếu tố / tiêu chí và rủi ro trong một bối cảnh khác nhau Sharma và Bhat (2012) đã xác định rủi ro thông qua đánh giá tài liệu và xếp hạng các rủi ro chuỗi cung ứng ô tô thông thường này bằng cách sử dụng phương pháp AHP. Luthra và Cộng sự (2013) xếp hạng các chiến lược thực hiện quản lý chuỗi cung ứng xanh bằng phương phápAHP Mangla và Cộng sự (2015) đã áp dụng AHP để ưu tiên các rủi ro quản lý chuỗi cung ứng xanh trong bối cảnh của Ân Độ Gandhi và Cộng sự (2016) đã tích hợp DEMATEL với AHP để đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng xanh trong bối cảnh của Ân Độ.
Tình hình các nghiên cứu của quốctếvể chủ đề này
Các học giả trên thế giới cũng rất quan tâm tới chủ đề rủi ro chuỗi cung ứng, tuy nhiên đi sâu vào lĩnh vực thực phẩm thì hầu như có sự hạn chế, hoặc nếu có nghiên cứu về chuỗi cung ứng thực phẩm thì khía cạnh rủi ro ít được quan tâm Những nghiên cứu về chủ đề rủi ro chuỗicung ứng thực phẩm thường là những nghiên cứu tổng quan, nếu có đánh giá lượng hóa các học giả sử dụng phương pháp khác ngoài AHP, chẳng hạn như Khan và Cộng sự (2021) đã sử dụng phương pháp DEMATEL trong quản lý rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm Halal Nhiều học giả đi sâu vào một chủ đề rủi ro cụ thể của một thành phần nào đó thuộc chuỗi cung ứng thực phẩm, chứ không nghiên cứu tổng thể các rủi ro của toàn bộ chuỗicung ứng, những nghiên cứu củaBogoch và Cộng sự (2020); Sharma & Routroy (2016); Oturakci &Yildirim (2022) mang đặc điểm này.
Nhiều nghiên cứu chỉ quan tâm một khía cạnh nào đó mang tính riêng biệt của chuỗi cung ứng thực phẩm, cụ thể như nghiên cứu truy xuấtnguồn gốc trong chuỗi cung ứng thực phẩm qua cách tiếp cận phương pháp Gray-DEMATEL của Haleem và Cộng sự (2019), nghiên cứu của Gandhi và Cộng sự (2015) về quản lý chuỗi cung ứng xanh bằng phương pháp DEMATEL, nghiên cứu tác động của Covid-19 đến chuỗi cung ứng thực phẩm, những nghiên cứu Aday s & Aday M (2020); Galanakis (2020); Richards T, & Rickard B (2020); Singh (2021); Thulasiraman (2021) đã quan tâm đến khía cạnh này Đáng chú ý nhất chỉ có nghiên cứu của Khan và Cộng sự (2019) đã dùng phương pháp AHP mờ (Fuzzy AHP) để ưu tiên các rủi ro trong chuỗicung ứng thực phẩm Halal.
Tình hình các nghiên cứu tại Việt Namvề chủ để này
Trên bình diện cảnước nói chung cũng như tại QuảngNgãi nói riêng, hầu như chưa có nghiên cứu nàoáp dụng phương pháp AHP để giải quyếtbài toán về rủi ro chuỗi cung ứng liên quan thực phẩm, dù cũng đã có nghiên cứu áp dụng phương pháp AHP để giải quyếtbài toán về rủi ro nhưng thực hiện ởngành khác.
Một số nghiên cứu được tác giả tổng hợp như của Đinh Thị Hiền và Cộng sự (2021), trong việc áp dụng phân tích AHP vàđiểm số chỉ số rủi ro (RIS) đểxác định thứ tự ưu tiên cho các mối nguy chính gây ra sự cố môi trường công nghiệp (SCMTCN) tỉnh Lâm Đồng Nghiên cứu của Trần Thị Mỹ Dung (2012), với việc tổng quan về ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc trong quản lý chuỗi cung ứng Haynhư có nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm nhưng lại dùng phương pháp khác, cụ thể như nghiên cứu của Tôn Nguyễn Trọng Hiền và Nguyễn Quỳnh Mai (2022), về việc vận dụng phương pháp DEMATEL đánh giárủi ro COVID-19 tới chuỗi cung ứng thực phẩm tại Việt Nam.
Dựa trên những gì tác giả đã nêu ra về tình hình nghiên cứu chủ đề này tại Việt Nam cũng như quốc tế, tác giả xét thấy cóhai khoảng trống nghiên cứu như sau:
Khoảng trốngnghiên cứu thứnhất: về phạm vi nghiên cứu, chưacó nghiên cứu nào mang tính tổng quan về rủi rochuỗi ung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi.
Khoảng trống nghiên cứu thứ hai: về phương pháp nghiên cứu, hầu như chưa có nghiên cứu nào sử dụng kết hợp phương pháp AHP với công cụ ma trận rủi ro để đánhgiá các rủi rochuỗicung ứng tronglĩnh vực thực phẩm.
Chuỗi cung ứng thực phẩm tại Việt Nam hiện nay đã phải mở rộng hơn nhiều về mặt địa lý và buộc phải thông qua nhiềunhà cung cấp hơn, bắtđầu với nông nghiệp và cuối cùng là tiêu dùng hộ gia đình, chúng dần trở nên nhiều tầng cộng với sự không chắc chắn xảy ra do thiên tai,biến đổi khí hậu và dịch bệnh Những điều đó đặt chuỗi cung ứng thực phẩm trong tình trạng đặc biệtdễ bị tổn thương, điều này đãlàm cho công tác quản trị chuỗi cung ứng ngành thực phẩm trở nên cồngkềnh và phức tạp hơn bao giờ hết Chuỗi cung ứng đang nhanh chóng chuyển đổi thành một cấu trúc phức tạp trên các thị trường toàn cầu (Erdal, 2018) Các nhà sản xuất, nhà phân phối hay các nhà cung cấp dịch vụ logistics theo đó cũng phải chịu những áp lựckhông nhỏ để đưa các sản phẩm thực phẩm ra thị trường một cách nhanh chóng, an toàn và trong điều kiện tốt nhất có thể.
Giống như các chuỗi cung ứng trong nhiều vĩnh vực khác nói chung, chuỗi cung ứng thực phẩm nói riêng tại Việt Nam luôn phải đối diện với những rủi ro Rủi ro trong chuỗi cung ứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả một hệ thống, hạn chế hiệu quả hoạt động củacác doanh nghiệp Rủi ro chuỗi cung ứnggây ra một số gián đoạn trong hoạt động củatừng thành phần trong chuỗi cung ứng (Avci, 2020) Rủi ro chuỗi cung ứng được định nghĩa là độ lệch tiêu cực trong kết quả của một thước đo hiệu suất được xác định cho một doanh nghiệp (Wagnervà Bode, 2008) Neu chỉ một trong các công đoạn của cả chuỗi cung ứng gặp sự cố, rất nhiều vấn đề sẽ nảy sinh kéo theo và toàn bộchuỗi cungứng của doanh nghiệp sẽ gặpnguy hiểm, vì thế doanh nghiệp này cần quan tâm, cần có những giải pháp quản trị rủi ro chuỗi cung ứng một cách hiệu quả.
Quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng thực phẩm nói riêng là nhằm mục đích giảm thiểu khảnăng rủi ro xảy ra và đảm bảo rằng rủi ro được quản lý đúng cách nhất, việc làm này sẽ giúp cho hoạt động của một chuỗi cung ứng được duy trì ổn định, tạo một trạng thái cân bằng về lợi nhuận cho tất cả các bộ phận tham gia trong một chuỗi cung ứng Đối với các công ty để tồn tại trong môi trường cạnh tranh, họ phải nhận ranhững rủi ro mà họphải đối mặthoặc sẽ phải đối mặttrong quá trình chuỗicung ứng.
Tại QuảngNgãi, theo kế hoạch 227-KH/TƯ của ban thườngvụ tỉnh ủy về việc đảm bảo an ninh lưong thực quốc gia đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, đã đưa ra một số mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như sau: Sản lượng lúa hàng năm đảm bảo ítnhất 500.000 tấn; Cung cấp đầy đủ, đa dạng, an toàn các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, thủy sản, rau quả, đồ uống vói chất lượng ngày càng cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân, ổn định chính trị, xã hội trong mọi tình huống; Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, bảo đảm thu nhập của người dân khu vực nông thôn, bảo đảm khả năng tiếp cận và chi trả cho nhu cầu lưong thực, thực phẩm thiết yếu; Bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng với khẩu phần ăn tự cân đối, khoa học; nâng mức tiêu thụ lưong thực (Minh Phưong, 2023) Để đạt được những mục tiêu này thì các vấn đề liên quan đến rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm cần được quan tâm đúng mức.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng chuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi đang phải đối diện với nhiều rủi ro, chẳng hạn chuỗi sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi còn manh mún, quy mô nhỏ, sản phẩm nông nghiệp có giá trị khôngcao, cụ thể ví dụ như nói riêng với ngành mía đường Quảng Ngãi những năm gần đây luôn phải đối diện vói những khó khăn về nguồn cung Sự chuyển dịch từ trồng mía sang các cây trồng ngắn này của người nông dân khác làm cho nguồn cung nguyên liệu mía ngày càng mất ổn định Theo Phòng trồng trọtthuộc Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, những năm qua, diện tích cây mía trên địa bàn liên tục giảm Năm 2020, diện tích mía của toàn tỉnh chỉ còn hon 600 ha, đến năm 2021 các huyện đều không có kế hoạch trồng mía nên khả năng diện tích còn tiếp tục giảm (Lê Khánh, 2021) Một số sản phẩm của người dân sau khi sản xuất thành phẩm, không tìm được nguồn ra, vì không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng sản phẩm chưa cao nên không được lòng người tiêu dùng khó tính,doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường ngoại tỉnh cũng như quốctế. Ở một khía cạnh khác, Quảng Ngãi là địa phương có nền kinh tế ở mức trung bình khá so với mặtbằng cả nước, hầu hết nhữngdoanh nghiệp tại Quảng Ngãi thường là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, với nguồn lực hạn chế Vì vậy muốn giải quyết vấn đề rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm, các nhà quản trị cần chọn một phương pháp đúng đắn, phù hợp Sau khi các rủi ro được xác định trong các quy trình của chuỗi cung ứng thực phẩm, các nhà quản trị cần xác định được các rủi ro ưu tiên để lập các kế hoạch hành động, nếu không thể xử lý tất cả các rủi ro trong các bộ phận của chuỗi cung ứng cùng do hạn chế về nguồn lực, ngân sách và lao động, thì cần phải xử lý, phân tích mức độ ưu tiên các rủi ro với một phương pháp tiếp cận đúng đắn.
Tóm lại, dựa vào tất cả những phân tích mà tác giả đã đưa ra ở trên, việc áp dụng kết hợp phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) với công cụ ma trận rủi ro để xác định thứ tự ưu tiên rủi ro trong chuỗi cungứng thực phẩm tại Quảng Ngãi hiện nay làvấn đề cấp thiết, giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm xác định được các rủi ro và thứ thự ưu tiên rủi ro Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị giúp các doanh nghiệp ứng phó rủi ro theo thứ tự ưu tiên Chính vì thế, tác giảthực hiện nghiên cứu đề tài“Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) đễ xác định thứ tự ưu tiên rủi ro chuỗi cung úng thực phẩm tại Quảng Ngãi” để làm luận văn tốtnghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích tổng quát của nghiên cứu này là Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) đểxác định thứ tựưu tiên rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm tại QuảngNgãi.
- Xác định các rủi ro ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm tại QuảngNgãi.
- Xác định thứtự ưu tiên các rủi rochuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi.
- Đề xuất kiến nghị giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm tại QuảngNgãi ứng phó rủi ro theothứ tự ưu tiên
Câu hỏi nghiên cứu
- Các rủi ro nào ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi?
- Các rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi có thứ tự ưu tiên như thế nào?
- Những kiến nghị nào giúp các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi ứng phó rủi ro theo thứ tựưu tiên?
Đối tượng nghiên cứu
Đốitượngnghiên cứu của đề tài: Rủi ro chuỗicung ứng thực phẩm tại QuảngNgãi. Đối tượng khảo sát: Các chuyên gia đến từ 6 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm tại Quảng Ngãi, 6 doanh nghiệp này đều tham gia vào hai hoạt độngchínhcủa chuỗi cung ứng là sản xuất và phân phối.
Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 6 doanh nghiệp đang hoạt động tronglĩnh vực thực phẩm tại Quảng Ngãi.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 9/2022-9/2023 bao gồm các hoạt động: Thu thập, tổng hợp, tính toán, phân tích và đưara các hàm ý quản trị dựa trên mục tiêu nghiên cứu.
- Dữ liệu thứ cấp: Thuộc nguồn cơ sở dữ liệu Semantics Scholar củaAllen Institute for AI, truy van cơ sở dữ liệu trongcác ngày của 9-12/2022.
- Số liệu sơcấp: Được thu thập trong 3/2023 thông qua việc khảo sát ý kiến chuyên gia của 6 doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vực thực phẩm tại QuảngNgãi.
Phương pháp nghiên cứu
Đe tài tác giả thực hiện thông qua hai bước nghiên cứu: Nghiên cứu định tính và Nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu địnhtính: Tác giảthu thậpthông tin thứ cấp, chọn lựa các tiêu chí rủi ro dựa trên các nghiên cứu uy tín đã công bố từ trước, các tiêu chí này cũng được thông qua và nhất trí bởi chuyên gia, thông qua thảo luận tay đôi với các chuyên gia Cơ sở dữ liệu thu thập chủ yếu nằm trongnguồn cơ sở dữ liệu Sematics Scholar của Allen Institute forAI.
Nghiên cứu định lượng: Thu thập tổng hợp các điểm số đánh giátừ các chuyên gia,thực hiện các thao tác xử lý, tính toán dữ liệu, kiểm định kết quả tính toán theo các bước đã qui định của phương pháp AHP, kết hợp với công cụ ma trận rủi ro, để sắp xếp các rủi roưu tiên dựa trên kết quả tính toán.
Ý nghĩa nghiên cứu
về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về rủi ro chuỗi cung ứng nói chung và rủi ro trong chuỗi cung ứng thực phẩm nói riêng, lý thuyết về phân tích thứ bậc (AHP) Do vậy, nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên và những nhà nghiên cứu quan tâm đến lĩnh vực này. về mặtthực tiễn, kết quả của nghiên cứu sẽ giúp các nhà quản trị xác định được các rủi ro chuỗi cung ứng thực phẩm tại Quảng Ngãi, đồngthời xác định thứ tự ưu tiên của các rủi ro, từ đó đưa ra các kế hoạch ứng phó rủi ro theo thứ tự ưu tiên, trong điều kiện nguồn lực và ngân sách không đủ để ứng phó các rủi ro một cách đồng thời.
Kết cấu của nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Nội dung chương 1 bao gồm việc trình bày: Lýdo nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượngnghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa nghiên cứu và bố cục đềtài. Chương 2: Cơ sở lý luận và Mô hìnhnghiên cứu
Nội dung chương 2 bao gồm việc trình bày: Cơ sở lý luận liên quan đến nghiên cứu, lược khảo một số nghiên cứu liên quan, chọn lựa tiêu chí, đưa ra mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Nội dung chương 3 bao gồm việc trình bày: Mô tả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, thực hiện các thao tác tính toán, kiểm định kết quả tính toán.
Chướng 4: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận Đưarakết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị Đưara các kiến nghị dựa trên các rủi ro ưu tiên đã xác định, nêu hạn chế nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếptheo.
Tác giảtrình bày lý do chọn đề tài, đưara mục tiêu nghiên cứu chung và cụthể, câu hỏi nghiên cứu, lựa chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đểtừ đó tạo tiền đề, để đề tài nghiên cứu được thực hiện một cáchtuần tự có hệ thống thông qua kết cấu 5 chương của luận văn, đồng thời nêu ra được ý nghĩa của nghiên cứu.
Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN cứu
Các khái niệm có liên quan
Chuỗi cungứng là một mạng lưới toàn cầu dùng để phân phối hàng hóa dịch vụ từ nguyên liệu thô đến khách hàng thông qua việc thiết kế dòng chảy về thông tin, kênhvật lý, và dòng tiền Khái niệm mạng lưới toàn cầu ở đây được hiểu là toàn bộ chuỗi cung ứng hon là một đối tượng cụ thể trong chuỗi (Nguyễn Doanh Hùng, 2022).
Những hoạt động co bản trong một chuỗi cung ứng gồm những công việc từ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, gia công sản phẩm, phân phối sản phẩm, đến hoạt động bán hàng và các dịch vụ sau bán hàng Các hoạt động cơ bản nàytrực tiếp liên quan đến hoạt động chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp, nó tạo ra giá trị sử dụng của sản phẩm và đưa sản phẩm đến với người sử dụng Hoạt động hậu cần đầu vào liên quan đến việctiếp nhận, lưu kho và đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất Hoạt động sản xuất liên quan đến quá trình chếbiến nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng Hoạt động hậu cần đầu raliên quan đến tiếp nhận, lưu kho và phân phối thành phẩm đến nơi tiêu thụ Hoạt động marketing và bán hàng liên quan đến việc tạo ra những phương thức và khuyến khích người mua Dịch vụ sau bán hàng liên quan đến các hoạt động nhằm duy trì hoặc tăng cường giá trị của sản phẩm (Nguyễn Thành Long và Phạm Xuân Giang, 2017).
Nghiên cứu củaChopra Sunil và Peter Meindl (2001), chorằng chuỗi cung ứng bao gồm những công đoạn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp màcòn lànhàvận chuyển, kho, người bán lẻ và cả khách hàng.
Với tác giả thì Chuỗi cungứng là hệ thống những hoạt động để biến nguồn nguyên liệu thô thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng Còn nếu nói rộng hơn thì Chuỗi cung ứng có thể gồm hai hay nhiều chuỗi cung ứng con kết nối với nhau một cách chặt chẽ.
Theo nghiên cứu của Chow và Cộng sự (2008), thì một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được cấu thành từ nhiều bộ phận khácnhau Những bộ phận đó hoạt động một cách đồng bộ, để đưa sản phẩm đến khách hàng cuối cùng từ mắt xích đầu tiên là nhà cung cấp nguyên liệu thô Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh bao gồm có 6 thành phần: Nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ.
Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Đây là đon vị cung cấp nguyên liệu thô dùng để sản xuất sản phẩm hoàn thiện Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trongchuỗi cung ứng, vì đây là mắt xích đầu tiên của cả chuỗi cung ứng.
Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là đon vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò mấu chốt trong việc chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.
Nhà phân phối: Sau khi có được sản phẩm hoàn thiện, nhà phân phối sẽ đảm nhận trọng trách phân phối các sản phẩm đến các đại lý bán lẻ Nhà phân phối đóng vai trò quan trọngtrong việctạo ra sự kếtnối giữanhà sản xuất và đại lý bán lẻ. Đại lý bán lẻ: Đây là đon vị đưa sản phẩm hoàn thiện đến vói khách hàng cuối cùng Đại lý bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phối hoặc nhà sản xuất và bán lẻ cho từng khách hàng Các đại lý bán lẻ bao gồm các cửa hàng tiện lọi, chợ, trung tâm thưong mại, siêu thị và tạp hóa
Khách hàng: Đây là người cuối cùng sử dụng sản phẩm hoàn thiện Khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý bán lẻ hoặc qua các kênh bán hàng khác như trựctuyến hoặc trựctiếptừ nhà sản xuấtnếu sản phẩm được bán trực tiếp.
Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là nhà cung cấp các giải pháp và/hoặc dịch vụ giao hàng, công nghệthông tin, các dịch vụ tiện ích khác cho người dùng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức).
Việc tạo dưng mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà phân phối là rất quan trọng, việc tăng cường giao tiếp, tương tác cá nhân, thăm viếngthường xuyên và cungcấp đầy đủ thông tin cho nhà phân phối, xây dựng đượcmối quan hệ tốt sẽ cải thiện sự hợp tác trong chuỗi cung ứng cung như nâng cao hiệu quả kinh doanh (Hồ Thanh Phong và Trần Văn Khoát, 2018) Sự trưởng thành của chuỗi cung ứng đề cập đến mức độ tích hợp và phối hợp với các đối tác cungứng so với mức độ của các chuỗi cung ứng cạnh tranh Các doanh nghiệp phải cạnh tranh quyết liệt từ những yếu tố đầu vào đến quá trình phân phối sản phẩm đầu ra, nhằm chinh phục khách hàng và chiếm lĩnh thị phần Trong quá trình đó, khả năng đáp ứng của chuỗi cung ứng là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp(Nguyễn Thành Longvà Phạm Xuân Giang, 2017).
Có 2 loại cấu trúc của chuỗi cung ứng: cấu trúc đơn giản và cấu trúc mởrộng.
Theo Alvarez và Diaz (2011), với cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản, thì chuỗi cung ứng đó sẽ bao gồm 3 thành phần gồm: Nhà cung cấp nguyên liệu thô, Nhà sản xuất sản phẩm và Khách hàng.
Hình 2.1 Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng đơn giản
Theo Sukru Anil Toygar (2016), với cấu trúc chuỗi cung ứng mở rộng, thì chuỗi cung ứng đó sẽ bao gồm ố thành phần gồm: Nhàcung cấp nguyênliệu thô, Nhà sản xuất sản phẩm,Nhàphânphối, Đại lý bán lẻ, Khách hàng và Nhà cung cấp dịch vụ.
Hình 2.2 Sơ đồ cấu trúc chuỗi cung ứng mởrộng
2 ỉ 4 Chuỗi cung úng thục phẫtn
Một nghiên cứu của Messer (2007), về định nghĩa và ranh giớithực phẩm: Hạn chế ăn uống và bản sắc con nguời, cho rằng thực phẩm là những loại thức ăn mà con nguòi có thể ăn vàuống đuợc để nuôi duỡng cơ thể.
Theo Linh Trang (2023), thì thực phẳm là tên gọi chung dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu, bao gồm những chất nhu: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nuớc Đây là những chất cơ bản để duy trì sự tồn tại của con nguời, đuợc con nguời tiêu thụ trực tiếp thông qua hoạt động ăn hoặc uống Thực phẳm là các loạithức ăn mà con nguòi hoặc động vật có thể ăn hay uống đuợc để cung cấp các chất dinh du ồng nhằm nuôi duỡng cơ thể hay sử dụng là vì sở thích, nó có thể nói thực phẳm (hay thức ăn) là sản phẳm chứa: chất bột(carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein), màcon nguời có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả, bánh mì, sữa, nước Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Với sự phát triển của thời đại hiện nay, thực phẩm có thể là những viên nan, thực phẩm chức năng, giúp con người duytrì sự sống.
Theo Linh Trang (2023), thì thực phẩm được phân loại như sau:
+ Thựcphẩm có nguồn gốc động vật: ví dụ nhưcá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò,
+ Thựcphẩm cónguồn gốc thực vật: như rau, củ, quả, hạt,
Lý thuyết nền
2 2 1 Lý thuyết vểphương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
2.2.1 ỉ Nội dung phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)
Trong lý thuyếtra quyết định, phương pháp quy trình phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process- AHP) là một kỹ thuật có cấu trúc để tổ chức và phân tích các quyết định phức tạp, dựa trên toán học và tâm lý học được phát triển bởi Thomas Saaty vào năm 1970 Đến năm 1983 Saaty hợp tác với Ernest Forman để phát triển phần mềm Expert Choice, AHP đã được nghiên cứu và hoàn thiện rộng rãi kể từ đó.
Phương pháp quy trình phân tích thứ bậcAHP thể hiện một cách tiếp cận chính xác để định lượng trọng số của các tiêu chí quyết định Các chuyên gia dùng kinh nghiệm cá nhân để ước tính mức độ tương đối của các yếu tố thông qua so sánh theo cặp, mỗi người được hỏi so sánh tầm quan trọng tương đối của từng cặp mục bằng cách sử dụng bảng câu hỏi được thiết kế đặc biệt (Saatyvà Vargas, 1980).
Phương pháp phân tích thứ bậc AHPđượcứng dụng cụ thể trong việc ra quyết định nhóm, được sử dụng trên khắp thế giới trong nhiều tình huống quyết định, trong các lĩnh vực như kinh doanh, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe và giáo dục AHP giúp những người ra quyết địnhtìm một quyết định phù hợp nhấtvới mục tiêu và sự hiểu biếtcủa họ về vấn đề Một phương pháp ra quyết định, tính toán đơn giản, có cơ sở lý thuyết vững chắc hỗ trợ việc đánh giá, phân tích và ra quyết định lựa chọn các phương án cho trước hay xử lý các vấn đề ra quyết định đa thuộc tính (Dickson, 1966) AHP dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án tối ưu giữa các tiêu chí của người ra quyết định đề ra (Saaty,2005). Ưu điểmchính của phương pháp AHP là khả năng kiểm tra vàgiảm thiểu sự không nhất quán trong đánh giá của các chuyên gia Trong khi giảm sự thiên vị trong quá trình ra quyết định, phương pháp này cung cấp khả năng ra quyết định nhóm thông qua sự đồng thuận bằng cách sử dụng giá trị trung bình hình học của các đánh giá riêng lẻ AHP rút ra các thang đo giá trị từ các so sánh từng cặp kết hợp với xếp hạng và phù hợp với quyêt định đa mục tiêu, đa tiêu chí và đa tácnhân với bât kỷ lụa chọn thay thề nào(Saaty, 2005).
AHP liên quan đên việc đảnh giá các thang do hơn là các thước đo; do dó, nó có khả năng mô hình hóa các tình hu ông thiêu các biện pháp (ví dụ, mô hình hóa rủi ro và sự không chắc chăn) AHP thường dùng dê đá nil giầ các thang do hon là các thước đo Do đó, AHP có khả năng mô hình hóa cáctinh huông thiêu cácthước đo ví dll,mô hình hóa rủi rovà sự không chăc chăn (Aminbakhsh và Cộng sự, 2013).
Tiêu chí 1 (C 1) Tiêu chi 2 (C2) Tiêu chí 3 (C3) Tiêu chí 4 (C4)
Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3
Hỉnh 2.5 Sơ đồ minh họa hệ thống phân cấp AHP
Nguồn: Saafy (2005) Đồng quan điểm trên Banda và Cộng sự (2019), cho rang AHP có ưu điềm là chi phí thấp, ứng dụng đơn giản, cóthế được sử dụng đếđánh giá rủi rotrong tất cả các dạng, và đaylả phương pháp có cầu trúc chặt chẽ.
Thang đo so sánh-thang điểm Sa a ty: Việc so sánh giữa hai yếu to sử dụng AHP có thể được thực hiệntheo nhiều cách khác nil au (Triantaphyllou và Mann, 1995).
Quy trình phân tích thứ bậc (AHP) được sử dụng rộng rãi bởi các nhà ra quyết định và các nhà nghiên cứu Định nghĩa các tiêu chí vàtính toán trọng lượng của chúng là trọng tâm trong phưong pháp này để đánh giá các lựa chọn thay thế (De FSM Russo vàCamanho, 2015) Tuy nhiên, thang đo mức độ quan trọng tưong đối giữa hai giải pháp thay thế theo đề xuất của Saaty (1980), được sử dụng rộng rãi nhất. Các giá trị thuộc tính thay đổi từ 1 đến 9, thang đo xác định tầm quan trọng tương đối của một phương án khi so sánh với một phương án thay thế khác, như chúng ta có thể thấytrongbảng sau:
Bảng 2.1 Bảng thang đo mức độ quan trọng của Saaty Định nghĩa về mức độ quan trọng Thang đo số Thang đo số đối xứng
Rất quan trọng đến vô cùng quan trọng 8 1/8
Hơi quan trọng cho đến rất quan trọng 6 1/6
Quan trọng vừa phải cho đến hơi quan trọng 4 1/4
Quan trọng bằng nhau cho đến quan trọng vừa phải 2 1/2
Thông thường, luôn sử dụng các số lẻ từ bảng trên để đảm bảo có sự phân biệt hợp lý giữa các điểm đo Việc sử dụng nếu cần có sự thương lượng giữanhững người đánh giá Khi không thể đạt được sự đồng thuận tự nhiên, điều đó đặt ra nhu cầu xác định điểm trung gian làgiải pháp thương lượng (Saaty, 2005).
Ví dụ sử dụng thang đo Saaty để so sánh hai tiêu chí: Tiêu chí 1 và tiêu chí 2
Bảng 2.2 Ví dụ ma trận so sánh theo thang đo Saaty
Tiêu chí 1 1 Thang đo số
Tiêu chí 2 1/ Thang đo số (đối xứng) 1
Chỉ số nhất quán ngẫu nhiên RI (Random Consistency Index) được cho theo bảng sau (Saaty,2006).
Bảng 2.3 Bảng chỉ số nhất quán ngẫu nhiên RI (Random Consistency Index)
2.2.1.2 Các bướcthực hiện phươngpháp phân tích thứ bậc (AHP) a) Nội dungcác bước thực hiện
Theo Saaty và Vargas (1980), các bước cobản để thực hiện phưong phápAHP như sau:
Bước 1: Cấu trúc mộtvấn đề cần quyết định và lựa chọn các tiêu chí
Bướcđầu tiên là phân tích một vấn đề cần quyết định thành các phần cấu thành của nó Ở dạng đon giản nhất, cấu trúcnày baogồm mục tiêu hoặctrọng tâm ỏ cấp cao nhất,tiêu chí ỏ cấptrung gian, trongkhi cấp thấpnhấtchứa các tùy chọn.
Bước2: Thiết lập mức độ ưu tiên của cáctiêu chíbằng cách so sánh từngcặp (trọng số): Đối vói mỗi cặptiêu chí,người ra quyết định phải trả lời một câu hỏi như "Tiêu chí A quan trọng nhưthế nào so với tiêu chí B?" xếp hạng “mức độ ưu tiên” tưong đối của tiêu chí được thực hiện bằng cách gán trọng số từ 1 (tầm quan trọng như nhau) đến 9 (vôcùng quan trọng) chotiêu chí quan trọng hon, trong khi nghịch đảo của giá trị này được gán cho tiêu chí khác trong cặp Các trọng lượng sau đó được chuẩn hóa và lấy trung bình để có được trọng lượngtrung bìnhcho từng tiêu chí. Bước3: So sánhtừng cặpcác tùy chọn trên mỗi tiêu chí (cho điểm mỗi tiêuchí) Đối với mỗi cặp trongmỗi tiêu chí, lựa chọn tốt hon sẽ được cho điểm, một lần nữa, trên thang điểm từ 1 (tầm quan trọng như nhau) đến 9 (vô cùng quan trọng), trong khi tùy chọn khác trong ghép nối được chỉ định xếp hạng bằng với nghịch đảo của giátrị này Mỗi điểm ghi lại mức độ đáp ứng của tùy chọn “X” đối với tiêu chí “Y” Sau đó, xếp hạng được chuẩn hóa và tính trung bình So sánh các yếu tố theo từng cặp đòi hỏi chúng phải đồng nhất hoặc gần vói thuộctính chung, nếu không các sai số lớn có thể đi vào quá trình đo (Saaty và Vargas, 1980).
Khi so sánh các đối tượng (tiêu chí), đầu tiên một chuyên gia nên xếp hạng chúng, tức là đánh số theo thứ tự giảm dần hoặc tăng dần theo dấu hiệu của chúng, sau đó, xác định đối tượng quan trọng nhất và so sánh với số thứ tự Thật thuận tiện khi so sánh tiêu chí quan trọng nhất vói các tiêu chí khác bởi vì, trong trường hợp này, tất cả các phần tử trong một hàng sẽ lón hon hoặc bằng sự thống nhất Lựa chọn dựa trên việc so sánh một tiêu chí duy nhất không thể được coi là mộtgiải pháp thaythế AHP Nó có thể được sử dụng ở giai đoạn đầu của ứng dụng AHP, đặc biệt, trong môi trường khi số lượng tiêu chí đánh giá lớn và để so sánh trọng số tiêu chí thu được bằngnhiều phương pháp khác nhau (Podvezko, 2009).
Bước 4: Tính điểm cho các phương án vàcho mỗi lựachọn
Trong bước cuối cùng, điểm tùy chọn được kết hợp với trọng số tiêu chí để tạo ra điểm tổng thể cho mỗi tùy chọn Mức độ mà các phương án thỏa mãn các tiêu chí được cân nhắc theo mức độ quan trọng tương đối của các tiêu chí Điều này được thực hiện bằng phép tính tổng có trọng số đơn giản.
Giả sử: có 3 tiêu chí như, sẽ có ma trận cấpvuông3x3 Giả sử Tiêu chí 1 ưu tiên bằng 1/3 Tiêu chí 3, khi ấy Tiêu chí 3 sẽ ưu tiên bằng 3 lần Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 ưu tiên bằng 1/5 Tiêu chí 1, khi ấy Tiêu chí 1 sẽ ưu tiên bằng 5 lần Tiêu chí 2 như sau:
Bảng 2.4 Ví dụ ma trận vuông3 tiêu chí
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3
Tiến hành tính toán các dữ liệu (ma trận) theo phương pháp AHP và trọng số của các tiêu chí.
Bảng 2.5 Bảng ma trận vuông3 tiêu chí và trọng số 3 tiêu chí
Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Trọng số
Tính tỉ số nhất quán CR (consistencyratio): CR = CI/RI
CI làchỉ số nhất quán (consistence index), CI= (X max-n)/n-l X max: là giá trị riêng của ma trận (eigenvalue),X maxđược tính như sau: Xmax= wí*£ỹ=1 aíj n là số phần tử được so sánh theo cặp, chính là kích thước của ma trận tính toán.
RI (Random index): là chỉ số ngẫu nhiên, RI được xác định từ bảng sốcho sẵn (theo Bảng 2.3) Trong mọi trường hợp tính toán, tỉ số nhất quán CR được khuyến cáo không lớn hơn 10% (CR0.1, thì quay về bước 5 tham vấn lại ý kiến chuyên gia.Neu tỉ số nhất quán đạt yêu cầu (CR0.1, thì quay về bước 5 tham vấn lại ý kiến chuyên gia.Neu tỉ số nhất quán đạt yêu cầu (CR