1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam

105 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,67 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài (11)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 5. Kết cấu các chương của báo cáo (12)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JINYU (TIRE) VIỆT NAM (13)
    • 1.1. Thông tin về công ty (13)
    • 1.2. Tổng quan về công ty (13)
    • 1.3. Lĩnh vực hoạt động và thị trường tiêu thụ (20)
    • 1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty (21)
    • 1.5. Mục tiêu chiến lược và chiến lược cạnh tranh (23)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (25)
    • 2.1. Định nghĩa chất lượng (25)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng (34)
    • 2.4. Kỹ thuật phân tích AHP (35)
      • 2.4.1. Sơ lược về phương pháp phân tích thứ bậc AHP (35)
      • 2.4.2. Nội dung phương pháp phân tích thứ bậc AHP (35)
      • 2.4.3. Các bước áp dụng phương pháp AHP cho mô hình nghiên cứu (38)
    • 3.1. Tổng quan quy trình sản xuất của công ty (40)
    • 3.2. Tổng quan về phòng Sản xuất 3 và đặc điểm công đoạn Thành hình (42)
    • 3.3. Quy trình triển khai hoạt động sản xuất phôi lốp tại công đoạn Thành hình (43)
      • 3.3.1. Chuẩn bị trước sản xuất (44)
      • 3.3.2. Hoạt động trong quá trình sản xuất (57)
      • 3.3.3 Kết thúc sản xuất (60)
    • 3.4. Các vấn đề gặp phải trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất (61)
    • 3.5. Các yếu tố tác động đến chất lượng phôi lốp trong quá trình sản xuất tại công đoạn Thành hình (64)
      • 3.5.1. Lực lượng lao động (64)
      • 3.5.2. Máy móc (65)
      • 3.5.3. Nguyên vật liệu (65)
      • 3.5.4. Trình độ tổ chức và quản lý (65)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP (67)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu phương pháp AHP (0)
      • 4.1.1 Xác định các yếu tố cấp 1 và cấp 2 ảnh hưởng đến chất lượng phôi lốp (67)
        • 4.1.1.1. Yếu tố cấp 1 57 4.1.1.2. Yếu tố cấp 2 57 4.1.2. Mô hình nghiên cứu (67)
      • 4.1.3. Kết quả nghiên cứu từ chuyên gia (69)
    • 4.2. Giải pháp (76)
      • 4.2.1. Xây dựng tài liệu đào tạo lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất (76)
      • 4.2.2. Thực hiện công tác đào tạo cảnh báo sớm (85)
      • 4.2.3. Cải thiện công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao (86)
      • 4.2.4. Chú ý trong công tác quản lý sản xuất, công nhân viên (87)
  • KẾT LUẬN (89)

Nội dung

Lý do lựa chọn đề tài

Đối với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu quan trọng trong quá trình hoạt động là tối đa hóa lợi nhuận với chi phí thấp nhất và đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất thì mục tiêu này có vai trò quan trọng hơn cả.

Công ty JinYu (Tire) Việt Nam với đặc điểm là một công ty sản xuất lốp xe, với sản lượng một ngày có thể đạt 6000 lốp TBR thì việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm trong quy trình sản xuất là một thách thức không hề nhỏ Trong quá trình được đào tạo vị trí Kỹ thuật viên Thành hình tại công ty, nhận thấy được rằng công đoạn này có vị trí vô cùng trọng yếu, thường xuyên phát sinh các lỗi ảnh hưởng trực tiếp và có tác động vô cùng lớn tới chất lượng sản phẩm cuối cùng là lốp xe trong quy trình sản xuất tại công ty Cho nên nhờ vào việc quan sát, nghiên cứu dưới sự trợ giúp của các cán bộ, công nhân viên trong khoảng thời gian được đào tạo, tác giả quyết định lựa chọn và thực hiện đề tài:

“Áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn Thành hình của công ty TNHH JinYu (Tire) Việt Nam”.

Bằng việc phân tích thực trạng quy trình triển khai hoạt động sản xuất của công đoạn, các vấn đề còn hiện hữu và tiến hành xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng phôi lốp trong quy trình sản xuất dựa vào phương pháp phân tích thứ bậcAHP thông qua việc thực hiện các cuộc khảo sát với các chuyên gia tại công ty Từ đó tiến hành đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp cải tiến chất lượng phôi lốp trong quy trình sản xuất tại công đoạn Thành hình của phòng Sản xuất 3.

Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và nghiên cứu quy trình triển khai hoạt động sản xuất và những khó khăn còn tồn tại ở công đoạn Thành hình.

Từ đó tiến hành xác định, nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quy trình sản xuất tại công đoạn Thành hình.

Cuối cùng tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng quy trình sản xuất phôi lốp tại công đoạn Thành hình của công ty.

Phương pháp nghiên cứu

Quan sát, tìm hiểu, thu thập các dữ liệu, thông tin trong quá trình được đào tạo tại công ty như: lưu trình triển khai hoạt động sản xuất, tiêu chuẩn thi công của công đoạn Thành hình, tài liệu đào tạo Kỹ thuật viên Thành hình, Đồng thời, tác giả còn học hỏi kiến thức từ các chuyên gia trong công ty, từ đó xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng quy trình sản xuất phôi lốp trong công đoạn Thành hình Sau đó tiến hành khảo sát ý kiến của các chuyên gia và sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP để xác định các yếu tố và mức độ tác động tới chất lượng quy trình sản xuất phôi lốp.

Kết cấu các chương của báo cáo

Nội dung của đề tài gồm 4 chương chính:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công ty TNHH JinYu (Tire) Việt Nam. Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

Chương 3: Thực trạng quy trình sản xuất phôi lốp tại công đoạn Thành hình của công ty TNHH JinYu (Tire) Việt Nam.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và giải pháp.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH JINYU (TIRE) VIỆT NAM

Thông tin về công ty

 Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH JINYU (VIỆT NAM) TIRE.

 Tên quốc tế: JINYU (VIET NAM) TIRE CO., LTD.

 Tên viết tắt: JINYU VN TIRE.

 Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước.

 Địa chỉ: Lô 09-2, đường N8, KCN Phước Đông, Xã Đôn Thuận, Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

 Người đại diện: Chang, Xianu.

Tổng quan về công ty

❖ Quá trình hình thành và phát triển

Công ty TNHH JinYu (Tire) Việt Nam được thành lập bởi JinYu Tire Group – một tập đoàn chuyên nghiên cứu và chế tạo lốp xe ô tô.

 Về JinYu Tire Group: công ty được thành lập vào năm 1995 có trụ sở chính tại

Thanh Đảo, Trung Quốc với tổng vốn đầu tư là 5,5 tỷ RMB JinYu Tire Group sở hữu các trang thiết bị tiên tiến trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kiểm tra lốp xe, công nghệ kỹ thuật chuyên nghiệp cùng với đội ngũ quản lý chuyên môn cao đã tạo nên một hệ thống quản lý chất lượng hoàn thiện Hiện nay, JinYu Tire Group đang hoạt động sản xuất tại 2 quốc gia (Việt Nam và Trung Quốc) với 3 nhà máy (2 tại Sơn Đông và 1 tại Tây Ninh), tổng nhân viên hơn 4500 nhân viên (bao gồm nhà máy tại Việt Nam) với sản

Trang 3 lượng 7 triệu lốp/năm, mạng lưới tiêu thụ trên 100 quốc gia và khu vực trải dài khắp các châu lục.

Công ty luôn lấy chất lượng làm giá trị sinh tồn, chú trọng nghiên cứu và phát triển công nghệ Đầu tư hơn 100 triệu RMB để xây dựng Trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ với nhiều thiết bị tiên tiến, thành lập đội ngũ chuyên nghiên cứu những sản phẩm chất lượng cao và hiệu quả cao, cấu hình thành một hệ thống nghiên cứu toàn diện từ khâu nghiên cứu thị trường, phát thảo sản phẩm, phát triển công thức, thiết kế cấu trúc cho đến kiểm tra sản phẩm, đủ năng lực nghiên cứu, phát triển độc lập toàn bộ sản phẩm của các dòng lốp xe khác nhau Công ty đạt được nhiều thành tựu cấp quốc gia, đồng thời được xem là “Shandong Star Enterprise of China's Patent” Về mặt sản xuất, giáo dục và nghiên cứu, công ty phát triển khai hợp tác giao lưu công nghệ với các trường ĐH và doanh nghiệp như ĐH Sơn Đông, ĐH KHKT Thanh Đảo, Công ty Bekaert của Bỉ, và đạt được nhiều thành tựu công nghệ Trung tâm công nghệ của công ty được Ủy ban thông tin và kinh tế tỉnh Sơn Đông công nhận là trung tâm công nghệ quan trọng cấp tỉnh Viện nghiên cứu Guangrao của Trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật điều khiển và xử lý lốp xe quốc gia được đặt tại công ty. Phòng thí nghiệm của công ty đã được cấp chứng nhận phòng thí nghiệm ISO/IEC

17025, đạt chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm quốc gia (Trung Quốc).

Ngoài ra, công ty đã đang sở hữu hơn 25 chứng nhận trong nước và quốc tế như: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, chứng nhận DOT của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ, chứng nhận INMETRO của Brazil, chứng chỉ ECE của châu Âu, và 88 bằng sáng chế khác.

Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của JinYu Tire Group

Giai đoạn Sự kiện Nội dung

1995 – 1998 Sáng lập  Sản xuất vỏ ruột xe, vỏ xe nông nghiệp.

 Thành lập nhà máy Nhựa và Cao su Guantong.

1999 – 2012 Phát triển Nghiên cứu, phát triển và tiến hành sản xuất:

2012 – 2018 Hợp tác chiến lược Hợp tác sản xuất với công ty TNHH Sailun Việt Nam.

2018 – 2023 Kế hoạch 5 năm lần 1 Xây dựng nhà máy tại Việt

Nam và tiến hành giai đoạn sản xuất 1 với công suất

(Nguồn: Sổ tay nhân viên công ty JinYu (Tire) Việt Nam)

 Về JinYu (Tire) Việt Nam: sau khi kết thúc hợp tác với công ty Sailun Việt

Nam vào năm 2018, với quy trình sản xuất và công nghệ đang sở hữu cùng với nguồn nhân lực sẵn có từ Sailun Việt Nam, JinYu Tire Group tiến hành khởi công xây dựng nhà máy tại Việt Nam vào tháng 06 năm 2020 với diện tích 40 hecta tại KCN Phước Đông, Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh với vốn điều lệ 70 triệu USD Đến tháng 03 năm 2021, lốp xe TBR của giai đoạn 1 đầu tiên ra lò Hiện nay, công ty đang hoạt động với hơn 1300 nhân viên bao gồm chuyên gia Trung Quốc, sản lượng của nhà máy mỗi năm đạt 2 triệu lốp TBR.

❖ Slogan, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

 Slogan: “Thời gian chứng minh chất lượng”

 Tầm nhìn: JinYu cam kết trở thành đối tác kinh doanh sáng tạo và đáng tin cậy nhất trên thế giới, cung cấp cho người dùng những sản phẩm hiệu quả về chi phí với dịch vụ tốt nhất, tiện lợi nhất.

 Sứ mệnh: “Là nhà cung cấp cho khách hàng sự trải nghiệm và sản phẩm có giá trị tốt nhất, đáng tin cậy trong ngành công nghiệp lốp xe thế giới”.

JinYu tập trung vào phát triển, ứng dụng công nghệ và dịch vụ lốp cao su Bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ lốp cao su chất lượng cao, giúp khách hàng có được trải nghiệm lái xe an toàn, thoải mái và nhanh chóng, giúp hành động của con người an toàn và tự do hơn, đồng thời giúp hoạt động sản xuất của tổ chức hiệu quả hơn.

 Giá trị cốt lõi: "Lợi ích chung trên hết".

Giá trị cốt lõi đề cập đến việc cố gắng hết sức để tối đa hóa lợi ích chung của các bên liên quan như người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, chính phủ, doanh nghiệp,

Sự tồn tại của JinYu phải được trả lại cho xã hội, những thành tựu của công ty là kết quả và là tiền đề của việc phục vụ xã hội.

JinYu tuân thủ khái niệm hợp tác đôi bên cùng có lợi Cùng chia sẻ lợi ích và rủi ro với các đối tác.

JinYu coi khách hàng là đối tác thân thiết nhất và cung cấp cho họ những sản phẩm tiết kiệm chi phí nhất, dịch vụ chu đáo và hài lòng nhất bất cứ lúc nào.

Các cổ đông của JinYu là nhà đầu tư của công ty Tối đa hóa lợi ích của các cổ đông là mục tiêu vĩnh cửu của JinYu Các cổ đông và JinYu là một cộng đồng có chung quyền lợi.

Nhân viên là tài sản của JinYu Đồng thời, JinYu là nền tảng để mọi nhân viên của JinYu tồn tại và phát triển.

Ngoài ra, tạo ra giá trị và chia sẻ giá trị là sứ mệnh của doanh nghiệp, cá nhân đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể cho giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: “Lợi ích chung là trên hết” Lý do duy nhất cho sự tồn tại của một công ty là vì nó có thể tạo ra giá trị cho xã hội Lý do duy nhất cho sự tồn tại của mọi công việc và mọi vị trí trong công ty là vì giá trị được tạo ra từ chúng Cuối cùng, sự phát triển và lợi ích giữa các bên liên quan sẽ được hiện thực hóa bằng cách chia sẻ giá trị.

Khái niệm “Lợi ích chung” của JinYu là sự đôi bên cùng có lợi giữa khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp, nhân viên, cổ đông, cộng đồng, chính phủ và doanh nghiệp Và đây cũng là phương hướng làm việc của nhân viên JinYu trong quá khứ, hiện tại và tương lai Lợi ích chung “cao hơn” mọi thứ khác, vì chỉ có lợi ích chung mới là điều quan trọng nhất và là mục tiêu của công ty, vì mọi việc công ty thực hiện đều trên cơ sở vì lợi ích chung.

JinYu nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động nào có lợi cho việc thực hiện lợi ích chung cần được khuyến khích và ủng hộ, bất kỳ hành động nào đi ngược lại việc thực hiện lợi ích chung cần bị phản đối và hạn chế.

“Khách hàng là thượng đế, chất lượng làm tôn chỉ, lấy người làm gốc, cam kết uy tín, đôi bên cùng có lợi.”

Việc theo đuổi lợi ích chung đòi hỏi công ty phải tuân theo nguyên tắc “lấy nhân làm gốc”, trong khi đó chiến lược cạnh tranh giá trị đòi hỏi công ty phải thiết lập khái niệm khách hàng, trước hết phải tuân theo khách hàng Giữ lời hứa là cơ sở để duy trì quan hệ tốt đẹp giữa một cá nhân này với cá nhân khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, là linh hồn của sự vận hành và phát triển doanh nghiệp, là sự tu dưỡng cơ bản của con người và là nền tảng của cách ứng xử trong cuộc sống Đó cũng là cơ sở để công ty tuyển chọn và đánh giá nhân viên.

Lĩnh vực hoạt động và thị trường tiêu thụ

Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất lốp xe thương mại từ cao su, thuộc ngành săm lốp Cụ thể, công ty đang nắm giữ lưu trình công nghệ và theo kế hoạch đề ra sẽ tiến hành sản xuất 3 dòng lốp chính:

Bảng 1.2: Các dòng lốp xe của JinYu (Tire) Việt Nam

Lốp xe Radial toàn thép cho xe tải và xe khách (TBR): Đây đang là dòng sản phẩm mà công ty đang tiến hành sản xuất trong giai đoạn 1.

Lốp xe Radial bán thép cho xe ô tô du lịch (PCR): Đây là dòng sản phẩm công ty đang tiến hành xây dựng nhà xưởng và dự kiến quy trình sản xuất sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2024 cho giai đoạn 2.

Lốp dùng cho xe công trình (OTR): Đây là dòng sản phẩm sẽ được xây dựng nhà xưởng và quy trình sản xuất đi vào hoạt động trong giai đoạn 3.

(Nguồn: Sổ tay nhân viên công ty JinYu (Tire) Việt Nam).

 Thương hiệu sản phẩm: Công ty có 12 thương hiệu sản phẩm đang được phân phối trên thị trường, bao gồm:

Trong đó 2 thương hiệu có độ phổ biến lớn của công ty là JINYU TIRES và

Sản phẩm của công ty đang được phân phối với mạng lưới hơn 19000 đại lý trên 100 quốc gia và khu vực trải dài khắp các châu lục Nhưng tiêu thụ chủ yếu ở thị trường châu Âu và Mỹ - Latinh.

Cơ cấu tổ chức của công ty

❖ Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty

Công ty JinYu (Việt Nam) Tire được thiết lập với cơ cấu 11 bộ phận và 18 phòng ban.

• BP Quản lý An toàn và Môi trường

• BP Quản lý chất lượng

• BP Kỹ thuật chất lượng

• BP Quản lý Sản xuất

• BP Bảo trì thiết bị

• BP Hỗ trợ kinh doanh

• BP Nhân sự và Quản lý doanh nghiệp

Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

(Nguồn: Sổ tay nhân viên công ty JinYu (Tire) Việt Nam).

❖ Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận

Ban Giám Đốc: có nhiệm vụ thiết lập các chiến lược, tầm nhìn, giá trị và văn hóa doanh nghiệp, đồng thời giám sát việc quản lý, thay mặt công ty và cổ đông để đưa ra các quyết định với tư cách là người được ủy thác.

 Bộ phận sản xuất: có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm, là giá trị chính của công ty Bộ phận sản xuất tại JinYu (Việt Nam) Tire được chia thành 4 phòng sản xuất nhỏ tương ứng với mỗi công đoạn sản xuất: Luyện su (Phòng Sản xuất 1), Cán tráng và Ép đùn (Phòng Sản xuất 2), Cắt vải và Thành hình (Phòng Sản xuất 3), Lưu hóa (Phòng Sản xuất 4).

 Bộ phận Quản lý An toàn và Môi trường: có nhiệm vụ giám sát, thiết lập các tiêu chuẩn và bố trí hệ thống máy móc một cách an toàn trong quá trình sản xuất, kiểm soát và phê duyệt trước khi thực hiện các công việc có rủi ro cao trong công ty, đảm bảo công nhân viên tuân thủ, không vi phạm vào 9 cấm lệnh an toàn trong công ty.

 Bộ phận Quản lý chất lượng: chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và triển khai các tiêu chuẩn chất lượng cho từng công đoạn, bao gồm việc kiểm soát, đo lường, đánh giá, hiệu chỉnh và nghiệm thu chất lượng bán thành phẩm và thành phẩm.

 Bộ phận Kỹ thuật chất lượng: đưa ra ý kiến xử lý đối với các sản phẩm không đạt, phối hợp với bộ phận sản xuất chịu trách nhiệm lỗi, theo dõi và cải thiện các sản phẩm không đạt Đồng thời tiến hành xây dựng và nghiệm chứng các biện pháp phòng ngừa khắc phục, tránh các vấn đề tương tự phát sinh.

 Bộ phận Quản lý sản xuất: chuẩn bị trực tiếp kế hoạch, kiểm tra và giám sát tất cả hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo rằng hàng hóa của công ty sẽ được cung cấp đúng hạn, số lượng, chất lượng theo kế hoạch sản xuất đã lập ra.

 Bộ phận Bảo trì thiết bị: có nhiệm vụ đảm bảo máy móc thiết bị trong sản xuất hoạt động bình thường trong khoảng thời gian giao ca, khắc phục các sự cố máy móc phát sinh bất ngờ, tiến hành đo đạc độ chính xác các thông số kỹ thuật của máy so với quy cách và tiến hành bảo trì định kỳ vào cuối năm.

 Bộ phận Hỗ trợ kinh doanh: hỗ trợ Ban Giám Đốc công ty các vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, quan hệ khách hàng, tư vấn tài chính và phát triển sản phẩm,

 Bộ phận Thu mua: đảm bảo nguồn vật tư, nguyên liệu đầu vào ổn định để quá trình sản xuất được diễn ra liên tục Thiết lập quan hệ tốt đẹp với các nguồn cung ứng đáng tin cậy Kết nối với các bộ phận, phòng ban khác trong công ty nhằm đảm bảo mức dự trữ nguyên liệu tối ưu.

 Bộ phận Tài chính: ghi nhận toàn bộ giao dịch tài chính, tiến hành quản lý dòng tiền trong doanh nghiệp, quản lý thuế và các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính,

 Bộ phận Nhân sự và Quản lý doanh nghiệp: có vai trò xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển dụng nhân sự theo nhu cầu của từng bộ phận, phòng ban trong công ty, tiến hành xây dựng và đào tạo nhân viên mới Bố trí và quản lý người lao động thông qua hồ sơ, xây dựng các chính sách đãi ngộ cũng như sa thải theo quy định Phối hợp với kế toán trong việc chấm công, thanh toán tiền lương, thưởng và các chế độ Soạn thảo và lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ và hợp đồng liên quan đến công ty Tại JinYu, ởmỗi phòng Sản xuất sẽ có các chuyên viên đào tạo riêng, dưới quyền quản lý của bộ phận Nhân sự và Hỗ trợ quản lý Sản xuất tương ứng tại phòng đó.

 Bộ phận Hành chính: đảm nhận toàn bộ các việc liên quan đến quy trình, thủ tục hành chính, quản lý và giám sát các công việc hành chính trong công ty, tư vấn pháp lý cho Ban Giám Đốc khi cần.

Mục tiêu chiến lược và chiến lược cạnh tranh

“Tăng sản lượng, nâng tầm thương hiệu, mở rộng quy mô”

Nhiệm vụ chiến lược của công ty đến năm 2029 là đưa vào hoạt động giai đoạn

2 sản xuất lốp xe bán thép PCR và lọt vào Top 5 Trung Quốc và Top 10 Thế giới về lĩnh vực sản xuất lốp xe thương mại.

“Lấy chất lượng và hiệu quả làm cốt lõi giá trị”

JinYu muốn thực hiện tầm nhìn và mục tiêu của mình mà không theo đuổi chiến lược tập trung hay khác biệt thuần túy, cũng không phải cạnh tranh bằng chất lượng thấp và giá thấp theo nghĩa cơ bản Trong tương lai, chỉ những công ty thực sự có giá trị mới được công nhận và chiếm ưu thế Vì mục tiêu này, JinYu áp dụng chiến lược “Cạnh tranh giá trị lấy chất lượng và hiệu quả làm cốt lõi", đồng thời áp dụng chiến lược cạnh tranh linh hoạt và hiệu quả cho thị trường mục tiêu dựa trên lợi thế chi phí toàn diện, tiên tiến hơn so với đối thủ cạnh tranh và sản phẩm hiệu suất cao với chất lượng ổn định, khuyến khích cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ “tiết kiệm chi phí”, từ đó mang lại nhiều lợi ích giá trị hơn cho khách hàng, tạo ra sức hấp dẫn và thị phần cao hơn, và cuối cùng là chiếm ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Định nghĩa chất lượng

❖ Theo quan điểm của nhà sản xuất: chất lượng là sản phẩm/dịch vụ phải đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật đề ra.

❖ Theo quan điểm của người bán hàng: chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng thường xuyên.

❖ Theo quan điểm người tiêu dùng: chất lượng là sự phù hợp với mong muốn của họ

Chất lượng sản phẩm/dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau:

 Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.

 Thể hiện tương xứng với chi phí.

 Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.

❖ Theo quan điểm chất lượng trong sản xuất: chất lượng có thể được định nghĩa là sự phù hợp với các thông số kỹ thuật Mức độ mà một sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật được thiết kế, cung cấp sự hài lòng đáp ứng tất cả các kỳ vọng mà khách hàng mong muốn Sản phẩm được sản xuất và kiểm soát theo các quy định chuẩn mực được chấp nhận trên thị trường, để trong trường hợp được cơ quan quản lý kiểm tra, sản phẩm chứng minh được rằng nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do các tổ chức chứng nhận có liên quan thiết lập.

Cụ thể hơn, trong sản xuất, chất lượng có thể là thước đo sự xuất sắc hoặc trạng thái không có khuyết tật, thiếu sót và các biến thể đáng kể Chất lượng được thực hiện bằng một cam kết chặt chẽ và nhất quán đối với các tiêu chuẩn nhất định nhằm đạt được tính đồng nhất của sản phẩm nhằm thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của khách hàng.

❖ Theo quan điểm chất lượng dựa trên giá trị: chất lượng có nghĩa là cung cấp giá trị cho khách hàng, nghĩa là đưa ra các điều kiện sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng nhưng vẫn có giá cả phải chăng Chất lượng cũng tính đến việc giảm thiểu chất thải mà một sản phẩm có thể gây ra cho môi trường hoặc xã hội con người, nhưng vẫn cho phép công ty sản xuất duy trì sự hài lòng của khách hàng.

❖ Theo Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000: 1994: chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.

❖ Theo Bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000:2000/2008: chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan.

Các bên có liên quan: khách hàng nội bộ, các bên hợp tác với tổ chức, quy định của pháp luật.

❖ Theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015: chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu.

 Đặc tính: có thể là đặc tính vật lý (ví dụ: đặc tính cơ, điện, hóa hoặc sinh); đặc tính cảm quan (ví dụ: liên quan đến khứu giác, xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác); đặc tính hành vi (ví dụ: nhã nhặn, trung thực, tin cậy); đặc tính thời thời gian (ví dụ: đúng lúc, tin cậy, sẵn có, liên tục); đặc tính về chức năng (ví dụ: tốc độ tối đa của động cơ, thiết bị) Các đặc tính này là vốn có của một đối tượng liên quan đến một yêu cầu, được hiểu là đặc tính chất lượng của sản phẩm.

 Đối tượng: bất cứ điều gì có thể cảm nhận được hoặc nhận biết được, là một thực thể Ví dụ: sản phẩm, dịch vụ, quá trình, cá nhân, tổ chức, hệ thống, nguồn lực. Đối tượng có thể là vật chất (ví dụ: động cơ, tờ giấy, kim cương), phi vật chất (ví dụ: tỷ lệ chuyển đổi, kế hoạch dự án) hoặc được hình dung (ví dụ: tình trạng của tổ chức trong tương lai).

 Yêu cầu: nhu cầu hoặc mong đợi được tuyên bố (ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc).

❖ Theo quan điểm của các chuyên gia:

Mặc dù thuật ngữ chất lượng được sử dụng khá rộng rãi bởi những người nghiên cứu và học giả, nhưng không có định nghĩa thống nhất chung về nó, vì các định nghĩa khác nhau về chất lượng phù hợp trong các trường hợp khác nhau.

Thật vậy, chất lượng đã được định nghĩa là sự xuất sắc (Tuchman, 1980), giá trị(Feigenbaum, 1951), phù hợp với thông số kỹ thuật (Shewhart, 1931; Levitt, 1972),phù hợp với yêu cầu (Crosby, 1979), thuộc tính mong muốn của sản phẩm (Leffler,1982), tránh mất mát (Taguchi, 1987), phù hợp để sử dụng (Juran, 1999) và đáp ứng mong đợi của khách hàng (Ryall và Kruithof, 2001), Một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về chất lượng không tồn tại vì nhiều lý do. Đối với Joseph M Juran (1999): “Quality is fitness for use” – Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng Theo ông, trong số nhiều ý nghĩa của từ “chất lượng”, có hai ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc quản lý chất lượng:

Bảng 2.1: Ý nghĩa của chất lượng theo quan điểm của Juran Đặc tính sản phẩm thỏa mãn nhu cầu Không có sản phẩm lỗi khách hàng

Gia tăng sự hài lòng của khách hàng  Giảm tỷ lệ lỗi

Tạo ra sản phẩm có thể bán được  Giảm tỷ lệ làm lại, lãng phí.

 Đáp ứng được sự cạnh tranh  Hạn chế sự cố hiện trường, lỗi bảo

 Gia tăng thu nhập bán hàng  Giảm thiểu sự không hài lòng của

 Đảm bảo mức Premium Price khách hàng.

 Giảm thiểu rủi ro  Giảm thanh tra, kiểm tra.

 Rút ngắn thời gian đưa sản phẩm mới ra thị trường.

 Tăng sản lượng, công suất

Cải thiện hiệu suất giao hàng.

=> Tác động trực tiếp đến doanh thu => Tác động trực tiếp đến chi phí.

=> Nâng cao chất lượng sẽ gia tăng chi => Nâng cao chất lượng giúp giảm chi phí phí.

Còn theo Philip Crosby (1979): “Quality is conformance to requirements. Nothing more Nothing less.” – Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu.” Những điểm cốt yếu trong định nghĩa của ông là:

•Cần xác định chất lượng Nếu không, chúng ta không thể biết đủ về những gì chúng ta đang làm để quản lý nó.

•Bằng cách nào đó, phải biết các yêu cầu là gì và có thể chuyển các yêu cầu đó thành các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đo lường được.

•Với các yêu cầu được nêu dưới dạng thông số kỹ thuật số, chúng ta có thể đo lường các đặc tính của sản phẩm hoặc dịch vụ để xem nó có chất lượng cao hay không. Định nghĩa của Crosby không hoàn toàn rõ ràng liệu có nhiều cấp độ chất lượng khác nhau hay chỉ có hai cấp độ chấp nhận được và không chấp nhận được Ví dụ, có phải tất cả các đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đều có chất lượng như nhau không? Crosby không giải quyết vấn đề này, nhưng mọi người có ấn tượng rằng câu trả lời của ông ấy cho câu hỏi này là “có”. Đối với W Edwards Deming (1982) thì “Chất lượng là mức dự báo về độ đồng đều, độ tin cậy với chi phí thấp và phù hợp với thị trường” Deming lập luận rằng: chất lượng phải được xác định theo sự hài lòng của khách hàng Chất lượng là đa chiều. Hầu như không thể xác định chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ theo một đặc tính hoặc tác nhân duy nhất Chắc chắn có nhiều mức độ khác nhau về chất lượng Bởi vì chất lượng về cơ bản tương đương với sự hài lòng của khách hàng, chất lượng của sản phẩm A cao hơn chất lượng của sản phẩm B đối với một khách hàng cụ thể nếu A đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng đó ở mức độ cao hơn B.

Riêng A.V Feigenbaum (1951), chất lượng sản phẩm và dịch vụ theo ông có thể được định nghĩa là: Tổng sản phẩm tổng hợp và đặc điểm dịch vụ của tiếp thị, kỹ thuật, sản xuất và bảo trì mà thông qua sản phẩm và dịch vụ được sử dụng sẽ đáp ứng mong đợi của khách hàng Điểm cốt yếu theo quan điểm của Feigenbaum là:

•Chất lượng phải được xác định bằng sự hài lòng của khách hàng.

•Chất lượng mang tính đa chiều Nó phải được xác định một cách toàn diện.

•Vì khách hàng có nhu cầu và mong đợi thay đổi nên chất lượng luôn thay đổi Còn theo Giáo sư người Nhật Ishikawa (1985): “Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Chất lượng tương đương với sự hài lòng của người tiêu dùng Chất lượng phải được xác định một cách toàn diện Nói sản phẩm có chất lượng cao là chưa đủ; chúng ta phải tập trung chú ý vào chất lượng của mọi khía cạnh của tổ chức Nhu cầu và yêu cầu của người tiêu dùng thay đổi Do đó, định nghĩa về chất lượng luôn thay đổi Giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ là một phần quan trọng trong chất lượng của nó Ishikawa nói rằng dù sản phẩm có chất lượng cao đến đâu nhưng nếu sản phẩm được định giá quá cao thì không thể đạt được sự hài lòng của khách hàng Nói cách khác, người ta không thể xác định chất lượng mà không xem xét giá cả. Đối với W.A Shewhart (1931), chất lượng thể hiện qua các đặc điểm như:

•Có hai mặt: chủ quan (những gì khách hàng muốn) và khách quan (các đặc tính của sản phẩm, không phụ thuộc vào những gì khách hàng muốn).

•Khía cạnh quan trọng của chất lượng là giá trị nhận được với giá phải trả.

•Tiêu chuẩn chất lượng phải được thể hiện dưới dạng các đặc tính vật lý, có thể đo lường được về mặt định lượng của sản phẩm.

•Số liệu thống kê phải được sử dụng để lấy thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ riêng lẻ mong muốn của rất nhiều người tiêu dùng tiềm năng và chuyển nó thành các đặc điểm có thể đo lường được của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể sẽ đáp ứng mong muốn của xã hội (thị trường).

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng

Đối với tiêu chuẩn của sản phẩm hoặc dịch vụ, có rất nhiều yếu tố được xem xét Theo S Anil Kumar và N Suresh (2018) trong cuốn “Production and operation management” tái bản lần 2 của nhà xuất bản New Age International Publisher thì có 9 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ là: thị trường, tiền tệ, quản lý, con người, động cơ thúc đẩy, nguyên vật liệu, máy móc và cơ giới hóa, các phương thức thông tin hiện đại và độ gắn kết yêu cầu sản phẩm Cụ thể:

❖ Thị trường: do tiến bộ công nghệ, chúng ta có thể thấy nhiều sản phẩm mới thỏa mãn mong muốn của khách hàng Đồng thời, mong muốn của khách hàng cũng thay đổi linh hoạt Vì vậy, vai trò của các công ty là xác định nhu cầu thị trường và sau đó đáp ứng nhu cầu đó bằng các công nghệ hiện có hoặc bằng cách phát triển các công nghệ mới.

❖ Tiền: sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng đòi hỏi những khoản chi lớn cho các thiết bị mới và quy trình, qua đó mà năng suất quy trình sản xuất được cải thiện, giảm thiểu chi phí chất lượng liên quan đến việc duy trì và cải tiến mức chất lượng.

❖ Quản lý: do cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ngày càng phức tạp nên trách nhiệm liên quan đến chất lượng thuộc về những người ở các cấp khác nhau trong tổ chức.

❖ Con người: tri thức kỹ thuật tăng nhanh dẫn đến phát triển nguồn nhân lực với chuyên ngành khác nhau Điều này đòi hỏi một số nhóm như nhóm kỹ thuật hệ thống phải tích hợp ý tưởng chuyên môn hóa đầy đủ.

❖ Động cơ thúc đẩy: nếu gắn trách nhiệm đạt chất lượng với từng cá nhân trong tổ chức với các kỹ thuật tạo động lực thích hợp, sẽ không có bất kỳ vấn đề gì trong việc tạo ra thiết kế sản phẩm chất lượng.

❖ Nguyên vật liệu: lựa chọn vật liệu thích hợp để đáp ứng giới hạn dung sai mong muốn cũng là một cân nhắc quan trọng Các thuộc tính chất lượng như độ hoàn thiện bề mặt, độ bền, đường kính, v.v., có thể được thu được bằng cách lựa chọn đúng vật liệu.

❖ Máy móc, cơ giới hóa: để có sản phẩm chất lượng dẫn đến năng suất cao hơn của bất kỳ tổ chức nào, chúng ta cần sử dụng máy móc tiên tiến và cơ giới hóa hoạt động khác nhau.

❖ Các phương thức thông tin hiện đại: các phương thức thông tin hiện đại giúp lưu trữ và lấy dữ liệu cần thiết cho sản xuất, tiếp thị và phục vụ.

❖ Độ gắn kết yêu cầu sản phẩm: đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng thị hiếu khách hàng dẫn đầu phức tạp trong thiết kế, sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng Do đó, các công ty nên lập kế hoạch đầy đủ hệ thống để giải quyết tất cả các yêu cầu này.

Kỹ thuật phân tích AHP

2.4.1 Sơ lược về phương pháp phân tích thứ bậc AHP.

Phương pháp phân tích thứ bậc (Analytic Hierarchy Process - AHP) là một trong những phương pháp ra quyết định đa mục tiêu được đề xuất bởi Thomas L Saaty – một nhà toán học gốc Iraq AHP là một phương pháp định lượng, dùng để sắp xếp các phương án quyết định và chọn một phương án thỏa mãn các tiêu chí cho trước.

Thay vì sử dụng một khối lượng dữ liệu lớn, phương pháp này sử dụng ý kiến của các chuyên gia để phân tích và tính trọng số từ đó chọn ra giải pháp phù hợp đáp ứng nhu cầu đề ra Hiện nay, phương pháp AHP được sử dụng rộng khắp các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, nông – lâm nghiệp, xây dựng,

2.4.2 Nội dung phương pháp phân tích thứ bậc AHP.

Quy trình phân tích theo thứ bậc có thể xem xét nhiều tiêu chí nhỏ đồng thời với các nhóm tiêu chí chính và có thể kết hợp phân tích cả yếu tố định tính lẫn định lượng Quy trình này được thực hiện với các bước như sau:

Bước 1: Phân chia các tiêu chí thành những phương án nhỏ.

Phân chia nhỏ các tiêu chí thành các phương án đến khi các tiêu chí này rõ ràng,các chuyên gia có thể đánh giá các tiêu chí này mà không cần phải đọc khái niệm (hay giải thích cụ thể) về những tiêu chí này.

Bước 2: Xây dựng cây phân cấp AHP.

Sau khi trải qua bước 1, tiến hành phân chia vấn đề thành các thành phần nhỏ, cây phân cấp AHP sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chí và các phương án đã lựa chọn.

Hình 2.2: Cây phân cấp AHP

Bước 3: Xây dựng ma trận so sánh các tiêu chí.

•Phần tử a ij thể hiện mức độ quan trọng của chỉ tiêu hàng i so với tiêu chí cột j Để xây dựng được ma trận trên, các câu hỏi được đặt ra là:

•a 1 có lợi hơn, quan trọng hơn so với a 2 , a 3 ,… a n bao nhiêu lần.

•a 2 có lợi hơn, quan trọng hơn so với a1, a 3 ,… a n bao nhiêu lần.

•a n có lợi hơn, quan trọng hơn so với a 1 , a 2 ,… a n-1 bao nhiêu lần.

Mức độ quan trọng tương đối của tiêu chí i so với j được tính theo tỷ lệ k (k từ 1 đến 9), ngược lại của tiêu chí j so với i là 1/k Như vậy aij > 0, aij = 1/aji, aii =1.

Hình 2.3: So sánh mức độ quan trọng của từng cặp tiêu chí

Hình 2.4: Đánh giá mức độ quan trọng của từng cặp tiêu chí

Bước 4: Tính toán trọng số các yếu tố.

Sau khi lập xong ma trận trên, người đánh giá sẽ tiến hành tính toán trọng số cho các tiêu chí bằng cách cộng tổng các giá trị của ma trận theo cột, sau đó lấy từng giá trị của ma trận chia cho số tổng của cột tương ứng, giá trị thu được được thay vào chỗ giá trị được tính toán Trọng số của mỗi tiêu chí C 1 , C 2 , C 3 , … Cn tương ứng sẽ bằng bình quân các giá trị theo từng hàng ngang Kết quả là ta có một ma trận 1 cột n hàng.

Bước 5: Kiểm tra tính nhất quán.

Tuy nhiên các giá trị trọng số ở đây (w 1 , w 2 ,…w n ) chưa phải là giá trị kết luận cuối cùng, nó cần phải được kiểm tra tính nhất quán trong cách đánh giá của các chuyên gia trong suốt quá trình áp dụng phương pháp Saaty, T.L, (2008) chỉ ra rằng tỉ số nhất quán(CR) nhỏ hơn hay bằng 10% là ở mức có thể chấp nhận Nói cách khác, có 10% cơ hội mà các chuyên gia trả lời các câu hỏi hoàn toàn ngẫu nhiên Nếu CR lớn hơn 10% chứng tỏ có sự không nhất quán trong đánh giá và cần phải đánh giá và tính toán lại.

Trong đó: CR – Tỉ số nhất quán, CI – Chỉ số nhất quán và RI – Chỉ số ngẫu nhiên.

- Chỉ số nhất quán (CI):

Trong đó: là giá trị riêng lớn nhất của ma trận so sánh cặp (n x n), giá trị riêng lớn nhất luôn luôn lớn hơn hoặc bằng số hàng hay cột n Nhận định càng nhất quán, giá trị tính toán càng gần n (chính là kích thước ma trận tính toán).

-Chỉ số ngẫu nhiên (RI): đối với mỗi một ma trận so sánh cấp n, Saaty, T.L, (2008) đã thử nghiệm tạo ra các ma trận ngẫu nhiên và tính ra chỉ số RI (chỉ số ngẫu nhiên) tương ứng với các cấp ma trận như bảng dưới:

Bảng 2.2: Chỉ tiêu ngẫu nhiên ứng với số tiêu chí được xem xét

Bước 6: Tổng hợp kết quả để đưa ra đánh giá xếp hạng cuối cùng.

Sau khi tính toán và kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu, ta tiến hành tổng hợp các kết quả và đưa ra đánh giá xếp hạng cuối cùng cho các yếu tố đã được xây dựng trước đó.

2.4.3 Các bước áp dụng phương pháp AHP cho mô hình nghiên cứu.

Thông qua việc phân tích quy trình triển khai hoạt động sản xuất tại công đoạnThành hình trong thời gian được đào tạo tại công ty, tác giả tìm ra được một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phôi lốp trong quá trình sản xuất tại công đoạnThành hình của công ty TNHH JinYu (Tire) Việt Nam Đồng thời, tác giả cũng nhận thấy phương pháp AHP rất phù hợp với việc xác định mức độ quan trọng của các yếu tố trên, vì vậy đã thiết kế các bước thực hiện phương pháp AHP như sau:

Hình 2.5: Các bước áp dụng phương pháp AHP

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH SẢN XUẤTPHÔI LỐP TẠI CÔNG ĐOẠN THÀNH HÌNH CỦA CÔNG

Tổng quan quy trình sản xuất của công ty

Hình 3.1: Quy trình sản xuất của công ty

(Nguồn: Nội bộ công ty)

1 Luyện su: công đoạn luyện su do phòng Sản xuất 1 phụ trách với mục tiêu là sản xuất ra những tấm su cung cấp cho quá trình sản xuất các bán thành phẩm (liệu) của công đoạn tiếp theo, tại công đoạn này có 2 quy trình sản xuất tấm su chính là:

- Quy trình sản xuất su A: Hỗn hợp cao su không có chất lưu hóa.

- Quy trình sản xuất su Q: Hỗn hợp cao su có chất lưu hóa.

Từ những nguyên liệu cao su sống (cao su tự nhiên và cao su tổng hợp) và các chất hóa học (chất hóa dẻo, chất phòng lão, độn gia cường, chất lưu hóa) sẽ được hệ thống máy móc chuyên dụng xử lý thành những cao su tấm phục vụ cho công đoạn sản xuất bán thành phẩm tiếp theo Hệ thống của công đoạn luyện su bao gồm:

- Hệ thống cân nguyên liệu.

- Các công cụ hỗ trợ khác.

2 Bán thành phẩm: từ những tấm su được sản xuất tại phòng Sản xuất 1 sẽ được hệ thống xe điện tại công ty kéo đến phòng Sản xuất 2 và 3, thông qua hệ thống máy móc chuyên dụng để tiến hành sản xuất thành các bán thành phẩm (hay còn gọi là liệu) nhằm phục vụ cho quá trình thành hình phôi lốp.

Trong đó, phòng Sản xuất 2 đảm nhận sản xuất màng nội bộ, tanh lốp, hông lốp, mặt lốp, su đệm trong khi công đoạn Cắt vải của phòng sản xuất 3 sẽ đảm nhật sản xuất thân lốp, lớp chịu tải và lớp tăng cường.

Các hệ thống máy móc chuyên dụng trong quá trình sản xuất các bán thành phẩm như: Hệ thống máy ép đùn, hệ thống máy cán tráng, máy cắt ngang, máy cắt dọc, máy dán su, máy quấn cuộn,

3 Thành hình: các bán thành phẩm sau khi được sản xuất sẽ được vận chuyển bằng hệ thống các xe điện tới từng máy của công đoạn Thành hình Tại đây các nguyên vật liệu riêng biệt sẽ được hệ thống máy móc tiến hành dán, cà dưới sự điều khiển của các công nhân đứng máy và tạo thành một phôi lốp hoàn chỉnh, nhằm phục vụ cho công đoạn lưu hóa phía sau.

Một hệ thống máy thành hình sẽ gồm 3 phần chính đó là: Trống chính, Trống phụ và Trống thành hình.

4 Lưu hóa: phôi lốp từ công đoạn Thành hình sẽ được vận chuyển đến phòng

Sản xuất 4 được đặt vào khuôn, thông qua điều kiện về nhiệt độ và áp suất của hệ thống máy chuyên dụng sẽ tạo thành lốp xe hoàn chỉnh.

5 Kiểm tra: lốp xe sau khi sản xuất sẽ được tiến hành các bài kiểm tra về ngoại quan, X – Quang, cân bằng động và bóng khí Nếu sản phẩm xảy ra lỗi cần phải tiến hành phân tích, đánh giá và khắc phục.

6 Xuất hàng: các sản phẩm đạt chất lượng hoặc đã qua chỉnh sửa và được thông qua sẽ tiến hành lưu kho và chờ xuất hàng.

Tổng quan về phòng Sản xuất 3 và đặc điểm công đoạn Thành hình

❖ Cơ cấu tổ chức phòng Sản xuất 3

Hỗ trợ kỹ Hỗ trợ quản thuật Sản xuất lý Sản xuất

CV Đào tạo CV Kế CV Kỹ thuật CV Kỹ thuật Lãnh ca Lãnh ca Cắt hoạch Cắt Vải Thành hình Thành hình vải

Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Sản xuất 3

(Nguồn: Nội bộ công ty)

❖ Chức năng các vị trí:

Hỗ trợ quản lý Sản xuất: vị trí do chuyên gia người Trung Quốc đảm nhận.

Nắm quyền hành cao nhất tại Phòng Sản xuất 3, nhận lệnh trực tiếp từ Bộ trưởng bộ phận Sản Xuất, từ đó đưa ra các quyết định quan trọng về sản xuất và điều độ quá trình sản xuất phòng Sản xuất 3.

Hỗ trợ kỹ thuật Sản xuất: vị trí do chuyên gia người Trung Quốc đảm nhận, có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ, hướng dẫn và đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất được thực hiện một cách chính xác.

Trưởng phòng: nhận lệnh trực tiếp từ Hỗ trợ quản lý Sản xuất, có trách nhiệm phân bổ công nhân, giám sát và điều độ trực tiếp quá trình sản xuất, đề ra những phương hướng xử lý kịp thời nếu có vấn đề phát sinh.

Trợ lý trưởng phòng: nhận lệnh trực tiếp từ Hỗ trợ quản lý sản xuất và Trưởng phòng Có nhiệm vụ hỗ trợ Trưởng phòng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hoặc xử lý các phát sinh trong công việc.

CV Đào tạo: có nhiệm vụ đào tạo về nội quy phòng sản xuất, hướng dẫn nhân viên mới trong quá trình nhận việc, thực hiện chấm công và một số công việc văn phòng khác tại phòng Sản xuất 3.

CV Kế hoạch: có nhiệm vụ lập và theo dõi sản lượng sản xuất tại mỗi công đoạn, mỗi máy có đúng như kế hoạch đã lập ra hay không.

CV Kỹ thuật Thành hình: có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật sản xuất của công nhân trong quá trình vận hành máy của công đoạn Thành hình, đảm bảo kỹ thuật, thao tác của công nhân đúng với tiêu chuẩn nhằm hạn chế lỗi, đảm bảo tỷ lệ phế phẩm của công đoạn Thành hình trong mức cho phép.

CV Kỹ thuật Cắt vải: tương tự CV Kỹ thuật Thành hình cũng có nhiệm vụ giám sát kỹ thuật sản xuất của công nhân trong quá trình vận hành máy của công đoạn Cắt vải, đảm bảo kỹ thuật, thao tác của công nhân đúng với tiêu chuẩn nhằm hạn chế lỗi, đảm bảo tỷ lệ phế phẩm của công đoạn Cắt vải trong mức cho phép.

Lãnh ca Thành hình: nhận lệnh trực tiếp từ Trưởng phòng, Trợ lý Trưởng phòng và phối hợp với CV Kỹ thuật Thành hình, theo dõi và điều hành trực tiếp quá trình sản xuất của công nhân tại ca làm việc của mình quản lý.

Lãnh ca Cắt Vải: nhận lệnh trực tiếp từ Trưởng phòng, Trợ lý Trưởng phòng và phối hợp với CV Kỹ thuật Cắt vải, theo dõi và điều hành trực tiếp quá trình sản xuất của công nhân tại ca làm việc của mình quản lý.

❖ Tổng quan công đoạn Thành hình

Công đoạn Thành hình được xem như là trái tim của quy trình sản xuất tại công ty Nơi đây sở hữu hệ thống máy móc phức tạp và điều kiện môi trường làm việc một cách nghiêm ngặt Đây là công đoạn hình thành hình dáng ban đầu và có nhiều tác động tới chất lượng lốp xe nhất Đa số nguyên nhân của các lỗi ngoại quan, X – Quang, cân bằng động và bóng khí thường xuất hiện trong quá trình thao tác, vận hành ở công đoạn Thành hình.

Quy trình triển khai hoạt động sản xuất phôi lốp tại công đoạn Thành hình

Quy trình triển khai hoạt động sản xuất tại công đoạn Thành hình không chỉ đơn giản là hoạt động triển khai trực tiếp thao tác sản xuất mà còn bao gồm các hoạt động hỗ trợ trước và sau quá trình sản xuất, ta có thể chia ra thành các hoạt động cơ bản như như: Chuẩn bị trước sản xuất, hoạt động trong quá trình sản xuất và kết thúc sản xuất. Các hoạt động này được bộ phận sản xuất quy định thành các bộ tiêu chuẩn dành riêng cho công đoạn Thành hình (SOP Thành hình).

3.3.1 Chuẩn bị trước sản xuất.

 Mục đích thực hiện: Họp giao ca được tổ chức nhằm giúp cho các vị trí quản lý có thể phổ biến những thông tin quan trọng, đảm bảo công nhân nắm được những ý trọng điểm của công việc trong ca hôm đó Ngoài ra, những cuộc họp giao ca cũng là không gian mở nhằm khuyến khích công nhân thoải mái trình bày những quan điểm cá nhân và các vấn đề gặp phải trong quá trình sản xuất Từ đó, các vị trí quản lý sẽ tiến hành trao đổi và xử lý trực tiếp với công nhân viên, góp phần nâng cao tinh thần trước mỗi ca làm việc.

Vào khoảng thời gian trước 15 phút bắt đầu ca mới Trưởng phòng, Trợ lý trưởng phòng, Chuyên viên Kỹ thuật thành hình hoặc Lãnh ca của mỗi công đoạn sẽ tiến hành tổ chức họp giao ca với công nhân viên sản xuất của ca, công đoạn mình đảm nhận, cụ thể các nội dung tác nghiệp trong cuộc họp như sau:

- Công việc chuẩn bị trước khi họp: chuẩn bị bảng biểu, dụng cụ cho cuộc họp, đơn điểm danh, biểu ký tên,

- Chia sẻ kiến thức an toàn: phổ biến kiến thức và các lưu ý an toàn lao động trong quá trình hoạt động sản xuất tại công đoạn Thành hình, phổ biến và quy định bắt buộc mỗi nhân viên đều phải nắm rõ về 9 cấm lệnh an toàn Nếu có sự cố về an toàn xảy ra cần phải phân tích, xác định nguyên nhân và đưa ra các ý kiến xử lý và biện pháp phòng tránh các trường hợp tương tự xảy ra.

-Chia sẻ kiến thức chất lượng: phổ biến kiến thức đảm bảo về chất lượng trong quá trình hoạt động sản xuất tại công đoạn Thành hình, phổ biến và quy định bắt buộc mỗi nhân viên đều phải nắm rõ 9 cấm lệnh về chất lượng Nếu có sự cố chất lượng xảy ra trong quá trình sản xuất cần phải phân tích, xác định vị trí và nguyên nhân lỗi, từ đó đưa ra ý kiến xử lý và các biện pháp dự phòng nhằm tránh xảy ra trường hợp tương tự.

- Thông báo các thông tin mới: Phổ biến các thông tin mới nhất về tập đoàn và

-Phân tích các trọng điểm thao tác trong ca: phổ biến các trọng điểm thao tác tại mỗi vị trí khi sản xuất tại máy thành hình: động tác tác nghiệp sản xuất (P), trọng điểm an toàn (S), trọng điểm chất lượng (Q), trọng điểm giá thành (C), trọng điểm môi trường (E), xử lý dị thường (di).

- Thông báo các chỉ tiêu chính của công đoạn: phổ biến về tình hình hoàn thành chỉ tiêu của ca, chủ yếu gồm 4 loại: tỷ lệ đạt sản lượng, tỷ lệ tổng hợp không đạt, phế liệu, sản lượng bình quân mỗi máy Nếu có chỉ tiêu không đạt thì cần phải giải thích với nhân viên và đưa ra biện pháp dự phòng nhằm tránh lặp lại.

- Quản lý 5S: thông báo kết quả kiểm tra 5S của ca trước và các quy định thực hiện 5S của ca đang họp.

-Phân tích nguyên nhân bất thường: phân tích các nguyên nhân dị thường xảy ra trong quá trình sản xuất của ca trước cho nhân viên của ca mình để lưu ý khi thao tác.

-Tiếp nhận các vấn đề được phản hồi từ nhân viên: Tiếp nhận và thống kê lại các vấn đề của nhân viên và phải thông báo tiến độ giải quyết trong cuộc họp ca lần tới.

- Công việc sau khi họp: hô khẩu hiệu, dọn dẹp và kết thúc cuộc họp.

 Mục đích thực hiện: nhằm đảm bảo các công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất luôn ở trong tình trạng tốt nhất, tránh các phát sinh bất ngờ về tác nghiệp sản xuất, an toàn và chất lượng.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kiểm tra dụng cụ trước sản xuất.

Nội dung tác Vị trí thực hiện Yêu cầu nghiệp

Chuẩn bị một lăn Trống chính - Xác nhận mặt bạc đạn không cà bằng thấm dầu.

- Xác nhận bạc đạn không bị hư, bánh xoay không bị lỏng.

- Xác nhận bulong lăn cà không bị lỏng.

Chuẩn bị một lăn Trống chính, Trống phụ - Xác nhận mặt bạc đạn không cà răng và Sửa phôi lốp thấm dầu.

- Xác nhận bạc đạn không bị hư, lốp xoay bình thường.

- Xác nhận bulong lăn cà không bị hỏng.

- Độ cao bánh răng trong tiêu chuẩn kiểm soát.

Chuẩn bị một dao Trống chính và Trống - Xác nhận bulong của dao nhiệt nhiệt phụ không thiếu, lỏng.

- Xác nhận mặt dao nhiệt không có cao su bị cháy.

Chuẩn bị một Trống chính và Trống - Xác nhận mặt trước thước cuộn thước cuộn phụ có nhãn hiệu đạt yêu cầu.

- Xác nhận độ khắc số của thước rõ ràng.

- Xác nhận thu lại bình thường

Chuẩn bị một dao Trống chính - Xác nhận bulong dao không cắt su thiếu, lỏng.

- Xác nhận lưỡi dao không dính su hoặc tạp chất.

Chuẩn bị tem Sửa phôi lốp - Khi họp giao ca, nói với lãnh ca để lấy tem.

- Xác nhận tem không thiếu, bị hủy hoại.

- Nếu có tem thiếu, hủy hoại phải viết trong nhật ký thao tác.

Chuẩn bị một dùi Sửa phôi lốp - Mặt dùi chọc bóng khí không có chọc bóng khí vết vấy mỡ, tránh tình trạng bóng khí chui vào.

Chuẩn bị một cây Sửa phôi lốp - Đảm bảo cọ hoàn chỉnh, không bị cọ biến dạng.

Chuẩn bị xăng Sửa phôi lốp - Xách thùng xăng đến nơi lấy xăng cần phải đặt tay lên cán “trừ bỏ tĩnh điện” và dọn dẹp trước khi rời đi.

(Nguồn: Nội bộ công ty)

 Mục đích thực hiện: đảm bảo các thiết bị an toàn (thảm an toàn, quang điện cảm biến, cửa an toàn, thanh chắn an toàn) và thiết bị dừng khẩn cấp (dây an toàn, nút dừng khẩn cấp, công tắc kiểu đá) luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất Tránh các sự cố đáng tiếc về tai nạn trong quá trình thao tác diễn ra.

Bảng 3.2: Tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trước sản xuất tại trống chính

Tên Nội dung tác nghiệp

Kiểm tra phao an toàn Chuyển trạng thái thiết bị sang thủ công – Chọn

“An toàn” trên màn hình thao tác trống chính – Chọn “Phía trước máy” trên màn hình – Chọn “Tín hiệu” trên màn hình (Màn hình trạng thái an toàn hiện ra) – Ấn cảm ứng an toàn vòng gắp tanh – Kiểm tra trạng thái “Cảm ứng an toàn” trong màn hình thao tác trống chính - Ấn “Phục vị” trên tủ thao tác trống chính.

Kiểm tra thảm an toàn Chuyển trạng thái thiết bị sang thủ công – Chọn

“An toàn” trên màn hình chính thao tác trống chính – Chọn “Phía trước máy” trên màn hình – Chọn

“Tín hiệu” trên màn hình (Màn hình trạng thái an toàn hiện ra) – Đứng trên thảm an toàn (Nếu phát hiện dị vật phải xử lý) – Kiểm tra trạng thái báo động của thảm an toàn trên màn hình thao tác trống chính.

Kiểm tra quang điện an toàn Chuyển trạng thái thiết bị sang thủ công – Chọn

“An toàn” trên màn hình chính thao tác trống chính – Chọn “Phía trước máy” trên màn hình – Chọn

“Tín hiệu” trên màn hình (Màn hình trạng thái an toàn hiện ra) – Che quang điện an toàn ở 2 bên giá cấp liệu chính – Kiểm tra trạng thái báo động màn hình thao tác trống chính - Ấn “Phục vị” trên tủ thao tác trống chính.

Kiểm tra điện cảm ứng an toàn Chuyển thiết bị sang trạng thái thủ công – Chọn

Các vấn đề gặp phải trong quá trình triển khai hoạt động sản xuất

❖ Tình trạng thao tác sai gây phát sinh các lỗi ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm vẫn thường xuyên xảy ra

Trong quá trình hoạt động sản xuất vẫn thường xuyên xảy ra các lỗi về thao tác gây ảnh hưởng đến chất lượng của phôi lốp, những trường hợp lỗi không phát hiện kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lốp xe Theo ghi nhận của bộ phận kỹ thuật chất lượng, bình quân trong 1 ngày hoạt động sản xuất ghi nhận từ 10 – 30 lốp xe bị lỗi, trong đó gần một nửa có nguyên nhân từ công đoạn Thành hình Nguyên nhân thường do sự chủ quan trong quá trình thao tác của công nhân, một số công nhân mới chưa nắm rõ những trọng điểm trong quá trình thao tác sản xuất và thông số thiết lập theo quy cách của mỗi máy được thực hiện bởi Kỹ thuật viên chưa phù hợp.

Một số vị trí, nguyên nhân và tần suất xuất hiện lỗi thường gặp trong quá trình thao tác tại công đoạn Thành hình:

Bảng 3.10: Một số lỗi thường gặp trong quá trình thao tác

Tên lỗi Nguyên nhân Tần suất xuất hiện

Bóng khí giữa Độ sâu của rãnh thoát khí không đủ làm Cao mặt lốp và lốp cho khí thoát ra không hiệu quả. chịu tải

Thông số cà mặt lốp không phù hợp, đẩy Cao khí thoát ra không hiệu quả.

Bóng khí giữa Áp lực tại điểm xoay không đủ hoặc tốc Cao mặt lốp và su độ cà quá nhanh. đệm

Bóng khí giữa su Su đệm bị dán lệch, dẫn đến vị trí đó bị Cao đệm và thân lốp thiếu su làm cho cao su lưu động bất thường.

Bóng khí giữa Thông số lăn cà hông lốp không phù hợp, Cao hông lốp và su dẫn đến khi cà hông lốp có những bộ phận đệm bị nhăn/gãy hoặc tồn khí.

Bóng khí giữa Thông số cà hông lốp không phù hợp, dẫn Cao hông lốp và thân đến khi cà hông lốp có những bộ phận bị lốp nhăn/gãy hoặc tồn khí.

Bóng khí giữa Thông số lăn cà không phù hợp, làm cho Cao hông lốp và tanh điểm cuối cao su tam giác không được lốp đẩy ra hết.

Bóng khí giữa Thông số cà thân lốp không phù hợp làm Cao màng nội bộ và vị trí giữa thân lốp và màng nội bộ tồn khí. thân lốp

Mặt cắt màng nội bộ không bằng phẳng, Cao tạo thành lỗi ở đầu nối màng nội bộ và khi lưu hóa sẽ bị tồn khí tại vị trí đó.

Bóng khí giữa Thông số cà tanh lốp không phù hợp, tại Cao tanh lốp và thân vị trí giữa thân lốp và cao su tam giác vẫn lốp tồn khí. Độ dính của tanh lốp hoặc thân lốp kém, Cao không quét xăng khi thao tác làm cho thân lốp và cao su tam giác tồn khí.

Bóng khí giữa Thông số cà thân lốp, lớp tăng cường Cao hông lốp và lớp không phù hợp, tại vị trí giữa thân lốp và tăng cường màng nội bộ tồn khí.

Su dán lớp tăng cường bị nhăn làm tồn Cao khí.

Lăn đè PA không phù hợp, tạo thành vị trí Cao đầu nối màng nội bộ và hông lốp tồn khí.

Lỗi tạp chất Tạp chất do liệu Thấp

Tạp chất do môi trường xung quanh Thấp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

❖ Kỹ thuật viên Thành hình chịu khối lượng công việc lớn Đối với vị trí Kỹ thuật viên Thành hình, trách nhiệm lớn nhất là đảm bảo chất lượng trong công đoạn sản xuất mình đảm nhận và hạn chế phế phẩm hết mức có thể. Tuy nhiên, vị trí này này tại công đoạn Thành hình hiện nay chỉ do một nhân viên đảm nhận, thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ đối với cả 3 ca sản xuất như:

- Đo và kiểm tra phòng sai các máy thành hình.

- Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thao tác của công nhân.

- Kiểm tra lỗi phôi lốp và khắc phục lỗi hiện trường.

-Đo phòng sai và kiểm tra chất lượng, độ phù hợp của liệu so với tiêu chuẩn quy cách máy.

- Cài đặt thông số quy cách mới khi có yêu cầu thay đổi quy cách sản xuất.

- Xác định nguyên nhân lỗi do thao tác của công nhân gây ảnh hưởng đến chất lượng lốp xe và tiến hành phán lỗi với các vị trí đứng máy chịu trách nhiệm.

- Theo dõi và xử lý tình trạng phế phôi, phế liệu và đưa ra các phương án xử lý.

- Thực hiện các báo cáo thống kê tuần và tháng về số lượng lỗi, tỷ lệ phế phôi và phế liệu định kỳ,

- Đào tạo các Kỹ thuật viên Thành hình mới.

Việc đảm nhận cùng lúc một khối lượng công việc lớn sẽ gây ra những áp lực, tác động xấu về tinh thần và sức khỏe của nhân viên, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những quyết định sai lầm và giảm hiệu quả trong quá trình thực hiện công việc, tác động xấu đến việc kiểm soát chất lượng sản phẩm tại công đoạn Thành hình.

Ngoài ra, việc quá tải trong công việc sẽ tạo ra một rủi ro về việc tìm người thay thế khi nhân viên này có vấn đề nghỉ việc đột xuất, gây ảnh hưởng đến nhịp độ vận hành sản xuất chung của công đoạn.

❖ Khó khăn trong việc tuyển dụng và đào tạo nguồn Kỹ thuật viên dự bị cho công

Các yếu tố tác động đến chất lượng phôi lốp trong quá trình sản xuất tại công đoạn Thành hình

Bởi vì công đoạn Thành hình được xem là “trái tim” của lưu trình sản xuất ở nhà máy, cho nên nguồn nhân lực chất lượng cao tại công đoạn thành hình rất được ban lãnh đạo xem trọng và đầu tư phát triển, tuy nhiên đây lại là công đoạn được xem là nơi khó giữ nhân tài Mặc dù từ lúc thành lập công ty đến nay công ty vẫn tích cực trong việc thực hiện chương trình tuyển dụng nhân tài “JinYu Talent” cho vị trí Kỹ thuật viên công đoạn Thành hình, tuy nhiên do đặc điểm khắt khe về môi trường làm việc, trách nhiệm và khối lượng công việc lớn phải đảm nhận, cùng với lưu trình đào tạo nhân viên vẫn chưa cụ thể, sư phụ hướng dẫn của công ty hạn chế trong việc truyền đạt kinh nghiệm và phải đảm nhiệm song song công việc của bản thân với nhiệm vụ đào tạo nhân viên mới, từ đó gây ra tình trạng mất định hướng, gây chán nản quá trình đào tạo đối với nhân viên mới, tạo sự bất mãn xin chuyển vị trí sau một khoảng thời gian đảm nhận công việc hoặc nghỉ việc.

3.5 Các yếu tố tác động đến chất lượng phôi lốp trong quá trình sản xuất tại công đoạn Thành hình.

Thông qua quá trình tham khảo ý kiến của chuyên viên Kỹ thuật Thành hình - Người có 5 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tác giả đã xác định các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng phôi lốp trong quy trình sản xuất tại công đoạn Thành hình như sau:

3.5.1 Lực lượng lao động. Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất nói chung và JinYu (Tire) Việt Nam nói riêng,lực lượng lao động luôn là một yếu tố tác tác động trực tiếp và ảnh hưởng vô cùng to lớn thức kỷ luật, độ tập trung, ổn định, Tại JinYu, ban lãnh đạo quan niệm rằng công nhân viên chính là nguồn tài sản quý giá của công ty, là những người tạo ra lợi nhuận cho công ty, hoạt động theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi Đặc biệt tại công đoạn Thành hình, mặc dù là nơi có vai trò vô cùng quan trọng trong lưu trình sản xuất và sở hữu nhiều hệ thống máy móc sản xuất, thiết bị hiện đại nhưng vẫn cần hoạt động thao tác, vận hành của con người Mỗi hoạt động, thao tác sai của công nhân trước, trong và sau quá trình sản xuất đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không chỉ sản phẩm đầu ra phôi lốp của công đoạn Thành hình mà còn hưởng đến chất lượng sản phẩm sau cùng là lốp xe.

Máy móc thiết bị có vai trò cực kỳ quan trọng và thiết yếu đối với bất kỳ nhà máy, xí nghiệp nào Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại sẽ giúp dây chuyền sản xuất hoạt động một cách hiệu quả nhất, cho phép công việc thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, hạn chế tình trạng sai sót, đem lại chất lượng đồng đều, giúp tiết kiệm chi phí về nhân công, giảm sức lao động tay chân của công người và mang lại sự chuyên nghiệp cao trong quá trình sản xuất Đặc biệt đối với một công đoạn quan trọng và sở hữu số lượng máy móc lớn và phức tạp như công đoạn Thành hình thì càng có vai trò lớn trong lưu trình sản xuất của một công ty lớn trong ngành công nghiệp nặng sản xuất lốp xe như JinYu.

Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành lốp xe, chất lượng của nguyên vật liệu quyết định trực tiếp đối với chất lượng phôi lốp Vì thế các hoạt động về kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu, độ phù hợp về quy cách của liệu với quy cách của mỗi máy thành hình là một trong những trọng điểm công việc của Kỹ thuật viên Thành hình Những sự cố phát chất lượng hoặc độ phù hợp của liệu nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra sự cố hàng loạt về chất lượng đối với công ty, gây tổn thất vô cùng lớn.

3.5.4 Trình độ tổ chức và quản lý. Đây là yếu tố tác động trực tiếp và liên tục đến chất lượng sản phẩm của JinYu.Cho dù 3 yếu tố trên được thực hiện tốt nhưng nếu người quản không tốt sẽ làm giảm hiệu lực của cả 3 yếu tố đã nêu trên, làm gián đoạn quy trình sản xuất, giảm chất lượng nguyên vật liệu và làm giảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Vì vậy, để hạn chế những yếu tố đến từ việc quản lý, hiện nay JinYu rất chú trọng đầu tư cho các vị trí quản lý quá trình sản xuất tại các nhà xưởng Từ việc lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nội bộ cũng như liên hệ đào tạo nâng cao về kỹ năng quản lý từ những trung tâm uy tín bên ngoài.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP

Giải pháp

Thông qua quá trình sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP và xác định mức độ quan trọng của từng yếu tố, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo và cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn Thành hình như sau:

4.2.1 Xây dựng tài liệu đào tạo lỗi thường gặp trong quá trình sản xuất.

Giải pháp này sẽ cung cấp một nguồn tài liệu hữu ích để công nhân và Kỹ thuật viên Thành hình đối chiếu khi gặp phải một lỗi bất kỳ trong hoặc sau quá trình sản xuất thay thế cho việc xác định thông qua kinh nghiệm Giúp cải thiện tốc độ nhận biết và xử lý các lỗi thành hình thường gặp phải một cách nhanh và chính xác nhất nhằm thực hiện các biện pháp ngăn ngừa một cách hiệu quả Giúp hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố về chất lượng, tránh tình trạng “domino” lỗi ảnh hưởng đến chất lượng lốp xe cuối cùng,giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc Ngoài ra, đây sẽ là một tài liệu hỗ trợ đắc lực bổ sung vào lưu trình đào tạo công nhân và Kỹ thuật viên Thành hình mới.

Thông qua quá trình được đào tạo tại công ty, tác giả đề ra các nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi thường gặp do thao tác, máy móc và nguyên liệu trong công đoạn Thành hình như:

 Lớp chịu tải bị kéo giãn, bị đùn, bị kẹt

+Do tốc độ băng chuyền dẫn không giống nhau.

+Do cảm biến đèn liệu bị hư.

+Dao cắt liệu không đạt.

+Dao liệu bị dính vải.

+Nhân viên rời máy để máy tự vận hành.

+Nhân viên không kiểm tra lại và tiến hành dán lớp chịu tải tiếp theo.

+Kiểm tra và điều chỉnh tốc độ băng chuyền cho phù hợp.

+Kiểm tra định kỳ đèn cảm biến, dao cắt định kỳ.

+Đào tạo nhân viên khi rời khỏi vị trí phải để máy ở trạng thái thủ công, sau khi dán liệu phải kiểm tra lại xem liệu có đạt không, dán liệu có bị nhăn không +Nếu xảy ra lỗi phải xử lí lại chỗ bị lỗi, không xử lí được báo ngay cho lãnh ca, nhân viên kỹ thuật hỗ trợ xử lí.

+Chất lượng bước cà hông lốp, thân lốp chưa đạt.

+Không chích bóng khí hoặc chích không hết, chủ quan sai vị trí.

+Độ dính liệu không tốt, liệu phun sương.

+Lăn cà PA, bàn châm hông lốp chưa đúng vị trí.

+Nối đầu liệu (PA, CH, CA) không đạt, nối chồng, hở nối đầu.

+Liệu dính dầu nhớt, nước, tạp chất, liệu đọng xăng chưa khô.

+Bọc ngược không đạt, hai bên phao không đều, khóa tanh không sát.

+Khoảng cách đặt tanh hoặc độ rộng đầu máy sai, đối xứng vượt tiêu chuẩn. +Su mài mòn, hông lốp, màng nội bộ kích thước không đạt.

+Sử dụng sai tanh lốp, thành hình thiếu bộ kiện.

+Định vị sai, liệu dán lệch định vị.

+Áp lực định hình lớn.

+Cài đặt các bước cà, đảm bảo chất lượng cà tốt, không phát sinh bóng khí. +Kiểm tra hạn sử dụng liệu, độ dính, bề mặt liệu trước khi sử dụng.

+Đảm bảo vị trí bàn châm và lăn cà PA.

+Đào tạo nhân viên thao tác chích bóng khí, vị trí chích và xử lý bóng khí. + Kiểm tra vệ sinh hiện trường và vệ sinh vị trí thao tác, tiếp xúc liệu tốt, khống chế nguồn gây ô nhiễm.

+Đào tạo thao tác nhân viên nối đầu liệu.

+Điều chỉnh 2 bên phao bọc ngược đều, khóa tanh đủ áp lực.

+Kiểm tra độ rộng đầu máy và khoảng cách đặt tanh, kiểm tra sử dụng đúng tanh không.

+Định vị hông lốp, màng nội bộ đúng với tiêu chuẩn, liệu dán đúng định vị +Liệu kích thước phải nằm trong tiêu chuẩn.

+Áp lực định hình đúng tiêu chuẩn.

+Đào tạo công nhân sử dụng đúng liệu, không thiếu bộ kiện.

+Liệu quá hạn, không đảm bảo độ dính, liệu phun sương.

+Giữa các lớp liệu, su dán có tạp chất (dầu nhớt, bụi, nước sơn ).

+Chất lượng lăn cà bộ kiện chưa đạt còn bóng khí.

+Nối đầu liệu cao, vị trí đầu nối có bóng khí.

+Liệu bị gấp nếp hoặc có bóng khí nhân viên không xử lý.

+Sửa phôi không chích hết bóng khí, chích sai vị trí.

+Hiện trường vệ sinh chưa đạt, liệu bảo quản chưa tốt.

+Phao bọc ngược hai bên bọc không đều, bọc không sát phần hông lốp.

+Trước khi sử dụng liệu phải kiểm tra hạn dùng, chất lượng, kích thước, vệ sinh.+Đào tạo nhân viên về thao tác nối đầu liệu, xử lý bóng khí.

+Tăng cường vệ sinh hiện trường, vị trí làm việc, bảo quản tốt liệu chưa sử dụng.

+Phao bọc ngược hai bên phải đều, không được lộ khí.

+Liệu độ dính kém, phun sương, liệu quá hạn.

+Nối đầu liệu không đạt, nối đầu cao, hở nối đầu.

+Liệu dán lệch định vị, định vị sai tiêu chuẩn.

+Liệu có su chết, liệu bị gấp nếp, liệu độ rộng không đạt.

+Liệu dính tạp chất (mủ bọc, nước, dầu nhớt ).

+Vị trí cà và chất lượng cà bộ kiện không đạt, còn bóng khí.

+Kiểm tra liệu trước khi sử dụng: hạn sử dụng, bề mặt, độ dính, độ rộng liệu. +Đào tạo nhân viên thao tác nối đầu, thực hiện nối đầu theo tiêu chuẩn.

+Kiểm tra định vị liệu trước khi làm, dán liệu theo định vị, không được dán liệu lệch đèn.

+Thực hiện tốt vệ sinh hiện trường cùng vị trí thao tác và vị trí tiếp xúc với liệu.

+Đảm bảo chất lượng lăn cà các bộ kiện (không nhăn, bóng khí).

+Độ dính liệu kém, có hơi nước, quá hạn.

+Nối đầu liệu không đạt, nối đầu cao, hở.

+Liệu dính tạp chất (mủ bọc, nước, dầu nhớt ).

+Liệu dán lệch định vị, định vị sai tiêu chuẩn.

+Liệu có su chết, bị gấp nếp, độ rộng không đạt.

+Vị trí cà và chất lượng lăn cà không đạt, còn bóng khí.

+Kiểm tra liệu trước khi đưa vào sản xuất: hạn sử dụng, bề mặt, độ dính, độ rộng. +Thực hiện tốt vệ sinh hiện trường tại các vị trí thao tác và tiếp xúc với liệu. +Đảm bảo chất lượng lăn cà các bộ kiện (không nhăn, bóng khí).

+Đào tạo nhân viên thao tác nối đầu, thực hiện nối đầu theo tiêu chuẩn.

+Kiểm tra định vị liệu trước khi làm, dán liệu theo định vị, không được dán liệu lệch đèn.

 Lỗi tạp chất do thép dính vào.

+Do nhân viên sử dụng dùi chính bị gãy, nhân viên không phát hiện hoặc cố ý cho đi.

+Do liệu bị dính tạp chất nhân viên không phát hiện.

+ Dây thép dính vào CA nhân viên không phát hiện.

+ Đào tạo nhân viên sửa lốp chú ý, khi xảy ra sự cố phải báo cho lãnh ca, nhân viên kỹ thuật kịp thời xử lí.

+Khi lên liệu, dán liệu chú ý kiểm tra xem có bị dính tạp chất không.

 Lỗi thân lốp tách sợi.

+Khoảng cách máy may không đạt, con lăn mòn, lắc lư.

+Màng nội bộ, hông lốp nối đầu quá lớn.

+Áp lực định hình quá cao, thời gian định hình lâu.

+Thân lốp có vấn đề, phun sương.

+Sợi thép cán tráng bị đứt dẫn đến lực căng không đều hoặc có bóng khí. +Cắt biên thân lốp không đạt (thiếu su, dư su).

+ Thường xuyên kiểm tra khoảng cách máy may, kiểm tra xem con lăn có bị lắc lư hay mòn không.

+Điều chỉnh áp lực đình hình đúng tiêu chuẩn; có sự cố dừng máy phải hạ áp lực định hình tránh thời gian định hình lâu làm giãn thân lốp.

+Kiểm tra thân lốp có bị phun sương, bóng khí, cắt biên đạt không.

+Đào tạo công nhân nối đầu liệu theo tiêu chuẩn.

 Lỗi sợi thép thân lốp đan chéo nhau.

+Khoảng cách máy may nhỏ, quá khít.

+Khoảng cách đặt tanh không đạt.

+Thân lốp có vấn đề, cán tráng nhảy sợi.

+Liệu bị đùn dẫn đến chồng sợi.

+Thường xuyên kiểm tra khoảng cách máy may theo tiêu chuẩn.

+Trước lúc làm tiến hành đo chính xác độ rộng đầu máy, khoảng cách đặt tanh.

+Liệu cán tráng đảm bảo không nhảy sợi, không xuất hiện lỗi.

 Lớp chịu tải bị lệch.

+Chu vi trống phụ sai.

+Đèn định vị sai; dán các liệu lệch định vị.

+Trong lúc định hình đầu máy hoặc khóa tanh có vấn đề.

+Vòng TRF bị lệch so với trống phụ hoặc trống định hình.

+Vị trí trống phụ sai.

+Liệu không dính, lăn cà đối xứng không đều.

+Kiểm tra đúng vị trí, chu vi trống phụ.

+Kiểm tra đèn định vị đúng, liệu dán theo định vị.

+Kiểm tra độ dính liệu.

+Sự đồng tâm giữa vòng TRF và trống phụ và trống chính.

+Đảm bảo thao tác công nhân dán đúng đèn định vị.

+Đảm bảo đối xứng hai bên lăn cà.

 Lớp chịu tải lệch tâm.

+Chu vi trống phụ sai.

+Đèn định vị sai; liệu có su biên.

+Độ rộng liệu không đạt.

+Dán các lớp belt lệch định vị.

+Trong quá trình dán bộ kiện bĩ giãn.

+Tốc độ trống và băng tải không đồng nhất.

+Kiểm tra đúng vị trí, chu vi trống phụ.

+Kiểm tra đèn định vị, độ rộng liệu.

+Kiểm tra su bọc biên liệu, không có hiện tượng bọc không sát, dư su.

+Đảm bảo thao tác công nhân dán đúng đèn định vị.

+Đảm bảo tốc độ trống và tốc độ băng tải là đồng nhất.

 Lỗi bọc ngược thân lốp chênh lệch.

+Độ rộng liệu không đạt, liệu có su biên, liệu độ dính kém.

+Dán liệu lệch định vị, định vị hai bên không đối xứng.

+Nối đầu PA cao, PA lệch định vị đèn.

+Độ dài thân lốp không đạt.

+Đối xứng hai bên lăn cà thân lốp không đều.

+Áp lực và tốc độ cà thân lốp không đạt.

+Độ rộng đầu máy, khoảng cách đặt tanh không đạt (độ rộng tổng và đối xứng). +Khóa tanh lên xuống không đồng nhất, chu vi khóa tanh lệch.

+Áp lực khóa tanh không đạt.

+Kiểm tra định vị dán đúng theo tiêu chuẩn.

+Kiểm tra độ rộng liệu, độ dài liệu và độ dính của liệu trước khi làm.

+Nối đầu liệu đúng tiêu chuẩn, dán liệu theo tia đèn.

+Điều chỉnh bước cà thân lốp đạt, tránh trường hợp cà làm lệch tổ hợp.

+Kiểm tra độ rộng đầu máy và khoảng cách đặt tanh đúng theo tiêu chuẩn. +Khóa tanh lên xuống đồng nhất, chu vi khóa tanh là như nhau.

+Áp lực khóa tanh đạt tiêu chuẩn, không bị thay đổi trong quá trình bọc ngược và định hình.

 Lỗi tách lớp bên trong lốp.

+Áp lực định hình không đúng, nối đầu hở.

+Liệu quá hạn, phun sương, liệu có bóng khí, liệu đọng nước.

+ Hiện trường vệ sinh không tốt, vị trí thao tác, vị trí tiếp xúc liệu dính tạp chất, dầu mỡ

+Thiết bị dính dầu, vệ sinh không sạch.

+Kiểm tra bề mặt liệu kĩ trước khi dùng.

+Kiểm tra thông số áp lực định hình (trên máy và thực tế).

+Cải thiện vệ sinh hiện trường, 5s, khống chế nguồn ô nhiễm.

+Đào tạo công nhân thao tác nối đầu.

+Kiểm tra các vị trí máy móc tiếp xúc với liệu.

 Lỗi tanh lốp lộ sợi.

+Áp lực khoá tanh không đạt, 2 bên khóa tanh lên xuống không đều nhau. +Phao bọc ngược hai bên không đều nhau, phao lộ khí.

+Khoảng cách đặt tanh hoặc độ rộng đầu máy sai, đối xứng vượt tiêu chuẩn. +Su mài mòn, hông lốp, màng nội bộ kích thước không đạt.

+Sử dụng sai tanh lốp, thành hình thiếu bộ kiện.

+Áp lực định hình lớn.

+Định vị sai, liệu dán lệch định vị.

+Cài đúng thông số áp lực khoá tanh, khóa tanh lên xuống đồng nhất.

+Kiểm tra độ rộng đầu máy và khoảng cách đặt tanh, kiểm tra sử dụng đúng tanh không.

+Phao bọc ngược 2 bên phải giống nhau, không được lộ khí.

+Định vị hông lốp, màng nội bộ đúng với tiêu chuẩn, liệu dán đúng định vị. +Liệu kích thước phải nằm trong tiêu chuẩn.

+Áp lực định hình đúng tiêu chuẩn.

+Đào tạo công nhân sử dụng đúng liệu, không thiếu bộ kiện.

 Bên trong lốp lộ sợi.

+Áp lực định hình quá lớn, thời gian định hình quá dài.

+Mặt lốp lệch tâm, độ dày mặt lốp không đạt, sử dụng sai mặt lốp.

+Phôi nhẹ, lưu hoá sai phôi.

+Độ dày mỏng và độ rộng của liệu ép đùn không đủ, độ dính màng nội bộ không đạt.

+Khoảng cách đặt tanh nhỏ, đối xứng khoảng cách đặt tanh lệch tiêu chuẩn +Chu vi trống phụ nhỏ.

+Định vị su đệm sai, dán su đệm lệch định vị.

+Kiểm tra áp lực, thời gian định hình.

+Trước lúc làm phải kiểm tra khoảng cách đặt tanh, định vị liệu và đối xứng. +Kiểm tra liệu trước khi sử dụng, tránh sử dụng sai liệu.

+Kiểm tra chu vi trống phụ, vị trí trống phụ và vòng vận chuyển.

+Dán mặt lốp, màng nội bộ đúng tâm; Kiểm tra su phủ sợi thép thân lốp.

+Khống chế trọng lượng, kích thước liệu bán thành phẩm.

+Kiểm tra phôi trước khi lưu hóa, tránh lưu hóa sai phôi.

+Liệu hông lốp độ dày, rộng không đạt, dán liệu lệch định vị.

+Nối đầu liệu không đạt (hở, nối đầu cao ).

+Độ cao bọc ngược hai bên không đều, vị trí bàn châm chưa chính xác.

+Khuôn lưu hóa dính tạp chất, nước; lỗ thoát khi nghẹt, không đủ số lượng lỗ. +Áp lực đình hình lưu hoá thấp.

+Su phản hồi chiếm tỉ lệ cao.

+Độ dày mũi dùi chích bóng khí lớn hơn tiêu chuẩn.

+Kiểm tra độ dày, độ rộng liệu; kiểm tra độ kết dính su.

+Kiểm tra kĩ định vị liệu, dán liệu theo định vị; kiểm tra độ dày mũi chích bóng khí.

+Đào tạo thao tác nối đầu, nối đầu đúng theo tiêu chuẩn; thực hiện kiểm tra vị trí bàn châm.

+ Trước khi lưu hoá kiểm tra khuôn kĩ, không đọng nước, lỗ thoát khí không bị

+Kiểm tra áp lực định hình lưu hoá.

+Tỷ lệ xen trộn su phản hồi nằm trong tiêu chuẩn.

4.2.2 Thực hiện công tác đào tạo cảnh báo sớm.

Hiện nay, công ty đang thiết lập 3 bước ngăn chặn sự cố chất lượng, bao gồm: Nhân viên tự kiểm tra, nhân viên kiểm tra lẫn nhau và Chuyên viên kỹ thuật thành hình kiểm tra ngẫu nhiên.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, có các vấn đề phát sinh như:

-Tâm lý đi đường tắt: để tiết kiệm thời gian công sức, nhân viên tự bỏ qua việc tự kiểm tra hoặc chỉ kiểm tra qua loa.

- Tâm lý số đông: mọi người đều làm như vậy, đều không làm theo tiêu chuẩn yêu cầu, chỉ có mỗi bản thân làm cũng không tốt.

- Tâm lý phụ thuộc: dù sao cũng có Chuyên viên Kỹ thuật thành hình kiểm tra, nếu chẳng may có lỗi phát sinh tại vị trí mình đảm nhận thì do bản thân “xui xẻo”.

-Việc kiểm tra ngẫu nhiên của Chuyên viên Kỹ thuật thành hình không thể bao quát hết hoạt động sản xuất tại công đoạn dẫn đến hiệu quả thấp.

Từ đó dẫn đến việc nguyên vật liệu thường xuyên được sử dụng không chính xác bởi các phương pháp kiểm soát hiện nay vẫn chưa có giải pháp hữu hiệu, cần xem xét thay đổi phương pháp để khắc phục Và đó là lý do công ty nên thực hiện đào tạo cảnh báo sớm. Đào tạo cảnh báo sớm là một phương pháp quản lý đơn giản và hiệu quả để kiểm tra xem nhân viên có đang tiến hành tự kiểm tra khi thực hiện công việc hay không bằng cách cài đặt hoặc chỉnh sửa một vài sai số hoặc điểm khác biệt tại vị trí công nhân đảm nhận và tiến yêu cầu nhân viên tự kiểm tra bất ngờ trước sự giám sát trực tiếp của Kỹ thuật viên Thành hình hoặc thông qua hệ thống camera Nếu nhân viên không phát hiện sai số hoặc sự khác biệt và phản hồi cho lãnh ca hoặc Kỹ thuật viên Thành hình thì đây sẽ là bằng chứng lưu lại nhằm đối chiếu và đánh giá trực tiếp với nhân viên, tạo tâm lý luôn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ tự kiểm tra mọi lúc. Để quá trình kiểm tra đạt được hiệu quả cần có chế độ thưởng phạt hợp lý Với những trường hợp có thành tích tốt nên có một khoản thưởng nhỏ động viên, đối với những trường hợp có thành tích chưa tốt sẽ tùy vào tần suất mà có mức độ xử lý phù hợp:

- Lần đầu: Cảnh báo bằng lời nói ngay tại chỗ.

- Lần 2: Cảnh báo trong cuộc họp giao ca.

- Lần 3 trở đi: Tiến hành phạt tiền (khoản nhỏ và tăng dần tùy theo mức độ).

4.2.3 Cải thiện công tác đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Với thực trạng khối lượng công việc của nhân viên Kỹ thuật thành hình vô cùng lớn nhưng nhân viên đang đảm nhận hiện tại chỉ có một, gây áp lực rất lớn tới tinh thần và sức khỏe Mặc dù công ty liên tục tuyển dụng nhân sự cho vị trí Kỹ thuật thành hình tuy nhiên vì đây là một vị trí đặc thù cho nên việc tuyển dụng nhân sự có sẵn kinh nghiệm rất khó khăn, chủ yếu thông qua chương trình “JinYu Talent” tìm kiếm các ứng viên tiềm năng từ các trường Đại học, không yêu cầu kinh nghiệm và tiến hành đào tạo chuyên môn.

Thực tế cho thấy chương trình tuyển dụng thực hiện khá hiệu quả khi công ty rất tích cực đầu tư nhân tài cho tương lai của công ty thông qua việc liên kết với các trường Đại học lớn trong địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, các web tuyển dụng phổ biến như TopCV, CareerBuilder, VietNamWorks, và nhận được số lượng ứng tuyển khá lớn.

Ngày đăng: 11/12/2023, 08:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Các giai đoạn phát triển của JinYu Tire Group - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 1.1 Các giai đoạn phát triển của JinYu Tire Group (Trang 14)
Bảng 1.2: Các dòng lốp xe của JinYu (Tire) Việt Nam - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 1.2 Các dòng lốp xe của JinYu (Tire) Việt Nam (Trang 20)
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 21)
Hình 2.2: Cây phân cấp AHP - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 2.2 Cây phân cấp AHP (Trang 36)
Hình 2.3: So sánh mức độ quan trọng của từng cặp tiêu chí - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 2.3 So sánh mức độ quan trọng của từng cặp tiêu chí (Trang 37)
Hình 2.5: Các bước áp dụng phương pháp AHP - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 2.5 Các bước áp dụng phương pháp AHP (Trang 39)
Hình 3.1: Quy trình sản xuất của công ty - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 3.1 Quy trình sản xuất của công ty (Trang 40)
Hình 3.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Sản xuất 3 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Sản xuất 3 (Trang 42)
Bảng 3.1: Tiêu chuẩn kiểm tra dụng cụ trước sản xuất. - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.1 Tiêu chuẩn kiểm tra dụng cụ trước sản xuất (Trang 45)
Bảng 3.3: Tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trước sản xuất tại trống phụ - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trước sản xuất tại trống phụ (Trang 49)
Bảng 3.5: Tiêu chuẩn kiểm tra thiết bị trước sản xuất - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn kiểm tra thiết bị trước sản xuất (Trang 52)
Bảng 3.4: Tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trước sản xuất tại vị trí sửa phôi lốp - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.4 Tiêu chuẩn kiểm tra an toàn trước sản xuất tại vị trí sửa phôi lốp (Trang 52)
Bảng 3.6: Tiêu chuẩn kiểm tra trước sản xuất quy trình sản xuất trống chính - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn kiểm tra trước sản xuất quy trình sản xuất trống chính (Trang 54)
Bảng 3.8: Tiêu chuẩn kiểm tra trước sản xuất quy trình sản xuất trống phụ - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 3.8 Tiêu chuẩn kiểm tra trước sản xuất quy trình sản xuất trống phụ (Trang 56)
Bảng 4.2: Các yếu tố cấp 2 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.2 Các yếu tố cấp 2 (Trang 67)
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu (Trang 69)
Bảng 4.3: Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.3 Danh sách chuyên gia tham gia khảo sát (Trang 69)
Bảng 4.4: Ma trận so sánh các cặp tiêu chí cấp 1 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.4 Ma trận so sánh các cặp tiêu chí cấp 1 (Trang 70)
Bảng 4.6: Bảng so sánh các yếu tố cấp 2 của yếu tố TC1 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.6 Bảng so sánh các yếu tố cấp 2 của yếu tố TC1 (Trang 71)
Bảng 4.8: Bảng so sánh các yếu tố cấp 2 của yếu tố TC2 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.8 Bảng so sánh các yếu tố cấp 2 của yếu tố TC2 (Trang 72)
Bảng 4.11: Bảng tính toán trọng số cấp 2 của yếu tố TC3 - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng 4.11 Bảng tính toán trọng số cấp 2 của yếu tố TC3 (Trang 73)
Bảng biểu do tác giả tự phân tích, tính toán) - Khóa luận tốt nghiệp áp dụng phương pháp phân tích thứ bậc ahp để cải tiến chất lượng phôi lốp tại công đoạn thành hình của công ty tnhh jinyu (tire) việt nam
Bảng bi ểu do tác giả tự phân tích, tính toán) (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w