Đây là khái niệm liên quan chặt chẽ với một số khái niệm khác của xã hội học, như “trật tự xã hội”, "chuẩn mực xã hội” va“ sự sai lệch xã hội”, Trong các tài liệu về xã hội học và tội ph
Trang 1KHOA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ.
TRUNG TÂM TOI PHAM HOC
KY YEU HOI THAO KHOA HỌC CAP KHOA
MOT SO VAN DE CUA TOI PHAM HỌC DUONG DAI
‘Chi nhiệm dé tài: PGS.TS Dương Tuyết Mién
“Thư ky dé tài: ThS Nguyễn Việt Khánh Hòa
Trang 2MỤC LỤC
TT Họ và tên “Tên chuyên để Trang
1 PGS.TS.LêThị Son Khái niệm kiểm soát xã hội và kiểm 1
soát ti phạm
2 TS Trinh Tiến Việt Khái niệm va những tiêu chí đánh — 15
giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối
với tội phạm
3, ThS Nguyễn Việt Khánh Hoà Chủ thể kiểm soáttội phạm 37PGS.TS Duong Tuyết Miễn —_ Tôi pham học so sinh 4
5 PQSTSDươngTuyếtMiến Tội phạm họ môi rường và học — %6
thuyết không gian phòng thi
6 TS.Nguyễn Tuyết Mai "Tội phạm công nghệ cao-diễn biến — 61
mới của tội phạm và thách thức
toàn cầu
7 Th§ Lý Văn Quyền Xu hướng phạm tội ở Việt Nam — 79
theo giới tinh trong giai đoạn 2012
2000-8 ThS Liu Hii Yén “Tội phạm xâm phạm tinh dục trẻ — 91
em thông qua du lịch - xu hướng
phạm tội ở Việt Nam và trên thế
giới
9 ThSLY Văn Quyền “Thực trạng và cơ cấu của tội phạm — 101
do nữ giới thực hiện ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay
10 TS, Hoàng Xuân Châu Một số vấn đề tội phạm học về — I6
khủng bố trên thé giới
1l Th.§Nguyễn ViệtKhánh Hoà Xu hướng phát triển của tội phạm — 125
học ở Việt Nam
Trang 3VE KHÁI NIỆM KIEM SOÁT XÃ HỘI VÀ KIEM SOÁT TOI PHAM
PGS TS Lê Thị Sơn
"Trường Đại học Luật Hà Nội
Tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm hiện thực là đối tượng,nghiên cứu của tội phạm học Ngày nay, tội phạm hiện thực và kiểm soát
tội phạm hiện thực không những được nghiên cứu trong phạm vi một quốc
gia mà ngây càng được nghiên cứu vượt qua biên giới quốc gia ở phạm vi
nhiều quốc gia và quốc tế Trong các tài liệu về tội phạm học ở Việt Nam,
khái niệm “đấu tranh chống tội phạm” hoặc “chống tội phạm” có nội dung
tương tự như khái niệm kiểm soát tội phạm cũng đã được đề cập đến.”
‘Nhung khái niệm kiểm soát tội phạm vẫn có vị trí, ý nghĩa khoa học và xãhội rất khác so với khái niệm chống tội phạm Kiểm soát tội phạm là một
bộ phận của hệ thống kiểm soát xã hội có chức năng xã hội cơ bản là thiếtlập và duy trì trật tự xã hội Vì vậy, kiểm soát
mối quan hệ rộng hơn với các quá trình xã hội, có tác động điều chỉnh hành
vi của con người Nghiên cứu kiểm soát tội phạm không khi nào được tách
ham luôn được đặt trong,
rời kiểm soát xã hội nói chung và luôn vì mục đích kiểm soát xã hội trong
trật tự và én định Trên thé giới, kiểm soát xã hội và kiểm soát tội phạm rấtđược quan tâm nghiên cứu và được đề cập phổ biến trong các tải liệu thuộc
xã hội học và tội phạm học Nhận thức đúng và đầy đủ khái niệm kiểm soát
xã hội nói chung và kiểm soát tội phạm nói riêng tạo cơ sở quan trọng choviệc nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả của kiểm soát tội phạm trong hệ
thống kiểm soát xã hội vì mục đích phòng ngừa tội phạm và hợp tác quốc tế
trong phòng ngừa tội phạm ở phạm vi quốc gia cũng như tội phạm có tính.chất xuyên quốc gia Yêu cầu nhận thức này càng cần thiết khi ở Việt Nam,
1 Xem: Trường Đại bọc Luật Hà NB, Giá Wh Tậi Pham học, Nxb CAND, Hà Nội 2012, 7— 17
Xem: Trường Dai ọc Lut Hà Nội, Go tình Ti Pham bạc, Neb CAND, Hà Nội 2012, 119 203.
Trang 4trong các tai liệu thuộc lĩnh vực xã hội học cũng như tội phạm học (khoa học liên ngành với xã hội học), khái niệm kiểm soát tội phạm còn là một
khái niệm rất mới và hầu như chưa được đề cập đến,
1 Kiểm soát xã hội là một trong những khái niệm cơ bản của xã hội họcnhưng cũng được sử dụng phổ biến trong các khoa học có tính liên ngành
khác trong đó có tội phạm học Đây là khái niệm liên quan chặt chẽ với một
số khái niệm khác của xã hội học, như “trật tự xã hội”, "chuẩn mực xã hội”
va“ sự sai lệch xã hội”,
Trong các tài liệu về xã hội học và tội phạm học ở Việt Nam và một số.nước, nhiều học giả tuy thể hiện nhận thức thống nhất về bản chất của khái.niệm kiểm soát xã hội nhưng lại có những cách định nghĩa khác nhau hoặc
thể hiện khác nhau trong quan niệm về kiểm soát xã hội Có thể nêu một số
cách định nghĩa hoặc quan niệm về kiểm soát xã hội như sau:
“Kiểm soát xã hội là cơ chế phát hiện, đánh giá, định hướng và điều
chỉnh những hành vi sai lệch và khuyến khích những hành vi phù hợp với.chuẩn mực xã hội”:
‘Nhung cũng có cách thé hiện quan niệm cụ thé hơn về kiểm soát xã hội,như: “Kiểm soát xã hội là sự b6 trí các chuẩn mực, các giá trị cùng các chế:tài dé áp buộc thực hiện chúng, Sự kiểm soát sẽ khuôn các hành vi của các
cá nhân, các nhóm xã hội vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là
> Đặt xã hộ là tạng th thổng nh, n định có chứ cia nổi quan ệ giữa con ngời và xã hộ,
13 Qube Hùng ~La Hằng Minh (ng chỉ bi) Gio nh X lội lơ eb Da TL, Hà NE 200
2
LÝ Côn và kl ig này cố hiễu họ i bch go ie hu, nosh ic th ghia
là ch quân xã hội Xem; Lô Qube Hàng „ La Hồng Min (ng oh Bên) Giãn XE hội os,
Nab Dini, Hà Nội 2189 , 27; Hoe as ch lạc”, Xen: Bách kho trân tư nở Wik,ovikiediorg Hoe si "hành vlc le”: Xem: Phạm Tắt Dong = Lê Ng Hing (đồn chì bệ),
Xihoi học Neb bại bọ ude ga Hà Nội, Ha NGL 2007 lồc
Ê Lê Ngọc Hùng ~ Lưu Hỗng Minh bg chi bien) ido trình Xã hội học, Nb Dân T, HANG 2109,
26.
Trang 5“đúng, cân phải làm theo Kiểm soát xã hội sẽ dùng các chế tài tiêu cực đây
các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật te”?
C6 học giả tuy không đưa ra định nghĩa nhưng đã nêu ra những nhận
định cơ bản về kiểm soát xã hội: Khái niệm kiểm soát xã hội theo nghĩa
chung là chi kha năng của một xã hội tự điều chỉnh theo các nguyên tắc và.gid trị mong muốn và thiết lập trật tự xã hội Nó biểu thị cho các công cụ,
các tổ chức và các quá trình mả nhờ chúng những mâu thuẫn, căng thẳng và
xung đột được khắc phục và đạt được sự khuôn chuẩn của hành vi.”
Một học ộ
Kiém soát xã hội là một khái niệm bao quát các tổ chức nha nước cũng như
khác cũng có quan niệm tương tự về kiểm soát xã
tư nhân và các yếu tổ kỹ thuật mà với chúng một xã hội hoặc nhóm xã hộitìm cách thúc day các thành viên thực hiện có kết quả những chuẩn mực do
xã hội hoặc nhóm xã hội xác lập như những đòi hỏi của hành
“Từ các cách định nghĩa hay thé hiện quan niệm về kiểm soát xã hội nêu
trên cho thấy, đây không phải là một khái niệm đơn giản mà là một khái
niệm phức tạp, là một khái niệm thể hiện rõ tính chức năng và tính hệthống, bao quát nhiều yếu tố hợp thành Cũng chính vì vậy mà kiểm soát xã
hội đã được nhiều học giả định nghĩa hay quan niệm là một cơ chế hay một
khái niệm mà thuộc về nó là hệ thống các công cụ, các tổ chức và các quátrình có vai trò (tác động) tạo ra sự phù hợp chuẩn mực của hành vi con
người hay điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã hộixác lập để thiết lập và duy trì trật tự xã hội Như vậy, từ các định nghĩa
hoặc quan niệm đã nêu cũng có thể rút ra định nghĩa vừa có tính khái quát
và vừa chí rõ tính chức năng của kiểm soát xã hị thư sau; Kiểm soát xã
* Phạm Tắc Dong ~ Lẻ Ngọc Hùng (đồng chủ bi), XE bội bos, Nb Đại học uốc lá Hà Nội, Hà Nội
207 194
Ì Xem: Bend~ Dieter Meier, Krimonologie, Verlag C1 Bee, Muenchen 2003, tr 223
* Xem: Tabias Sngehsein, Peer Sele, Sorale Kondlie im 2L, Jekvhnden, VS Verlag Re:
Sozilissenschaften, 2008, 1
Trang 6ội là cơ chế điều chỉnh hành vi con người theo các chuẩn mực đã được xã
tội xáe lập để thiết lập và duy trì trật tự xã hội Chúng ta cũng có thể định
nghĩa kiểm soát xã hội cụ thé hơn và chỉ rõ tính hệ thống của khái niệm
này: Kiểm soát xã hội là hệ thống tổng thé các công cụ, các tổ chức và các
quả trình mà nhờ vào hệ thắng này có thé đảm bảo sự phù hợp chuẩn mực.của hành vi con người.
2 Để có được nhận thức day đủ về khái niệm kiểm soát xã hội cần thiếtphải làm rõ một số đặc điểm của kiểm soát xã hội Đó là các đặc điểm vềchức năng, về nội dung và về cơ cấu của kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội có chức năng thiết lập và duy tri trật tự xã hội Chức
năng này được thực hiện bằng việc xác lập các chuẩn mye xã hội và đặt ra
khuôn mẫu hành vi con người theo chuẩn mực đó Qua việc điều chỉnh
hành vi con người theo các chuẩn mức xã hội mà sự thống nhất, én định xãhội được duy trì, mâu thuẫn, căng thẳng bay xung đột được khắc phục, tạo
cơ sở cho việc tổ chức đời sống xã hội
“Xét về nội dung, có hai yếu tố hay hai lĩnh vực thuộc kiểm soát xã hội
Thứ nhất là sự tồn tại các chuẩn mực xã hội (mà việc tuân thủ là để đảm
bảo trật tự xã hội) hay còn gọi là lĩnh vực xác lập chuẩn mực xã hội Thứ.
ai là sự sử dụng các phương tiện điều chỉnh (nhờ đó mà có thé đảm bảo
hành vi phù hợp với các chuẩn mực xã hội) hay còn gọi là li
theo các chuẩn mực xã hội
Chuẩn mực xã hội là hệ thống các quy tắc, yêu cầu, đồi hỏi của xã hộiđối với mỗi cá nhân hay nhóm xã bội Chuẩn mực xã hội tạo ra “khuôn
® Xem: Band ~ Dieter Meler, Kimenelogie Verlag CH Beck, Muenchen 2003, tr 223; Tabs
‘Singelnstin, Peer Stolle, Soziale Konelle 21 Jalhundent, VS Verlag fuer Sozawissenshaen,
2008, tr 11
` Đây à một pin tong định nga ly i về chon mye xã hội ca TS Ngọ Văn Nhân: "Chuẩn mục xã
oi hg che quy tú, yu cu, đi hỏi của xihội độ với mỗi ch nn bay nhém xã hội, ong đồ le ảnh nhu sự chính xác vành châu mức độ phạm vi gi hạn của oi othe cá được phép, cũ không
được php huy ci bắt buộc phải thục ign rong hàn wi hội cla mỗi ngời nhm cnc, đăm bo ôn
Trang 7mẫu” cho hành vi con người và đòi hỏi mỗi thành viên xã hội phải tuân
định hướng, điều chỉnh và kiếm soát
hành vi của các cá nhân trong xã hội Chuẩn mực xã hội tồn tại ở tất cả cáclĩnh vực của đời sống xã hội và có các hình thức biểu hiện khác nhau Theo.các tiêu chí về lĩnh vực được xá lập hay hình thức biểu hiện có thể phân
loại các chuẩn mực cũng như các lĩnh vực kiểm soát xã hội Theo các lĩnh
theo, cho nên được coi là phương
vực được xác lập có thể có các loại chuẩn mực, như chuẩn mực chính trị,chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực tôn giáo, chuỗn mực giáo dục, chuẩn mực.thấm mỹ Theo tính chất rộng hay hẹp của chuẩn mực xã hội có thể phân
loại chuẩn mực xã hội thành chuẩn mye xã hội công khai và chuẩn mực xã.
hội ngầm an." Chuẩn mực pháp luật là thuộc loại chuẩn mực công Khai
Theo đặc điểm được ghỉ chép hay không được ghỉ chép có thé phân loại
chuẩn mye xã hội thành chuẩn mực xã hội thành văn (như chuẩn mực pháp
luật, chuẩn mực chính trị, chuẩn mực tôn giáo) và chuẩn mực xã hội bấtthành văn (như chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán) vàchuấn mực thẩm mỹ.°Theo sự khuyến khích hay ngăn cấm hành vi củachuẩn mye có thé phân loại chuẩn mực xã hội thành chuẩn mực khuyến
khích hay chuẩn mực ngăn cắm ”Như vậy, pháp luật chỉ là một loại chuẩn
mực, là một bộ phận của hệ thống tổng thé các chuẩn mực xã hội, nhưng lại
là loại chuẩn mực công khai, thành văn, được ban hành và có hiệu lực rộngrãi trong toàn xã hội nên có tính chất chính thức Đây cũng là cơ sở cho việc phân loại kiểm soát xã hội theo pháp luật (kiểm soát chính thức) với
kiểm soát xã hội theo các chuẩn mực khác (kiểm soát không chính thức)
"nh xã hội gi in tự, kị cương, an tản xã hội „.TS Nap Văn Nhân, XE hộ học pháp a, Nx Tự Phip, Hà Nội năm 2010, 0,
` Xem: TS Ngọ Văn Nhân, Xi hoe hp lu, Neb Te Phip Hà Nội năm 2010, tr 173
12 Xem: TS Ngo Văn Nhữn Xã hội học php uit, Neb Tự Phip, Hà Nội năm 2010, tr 170.
Xem: Lê Ngọc Hing Law Hỗng Minh (ng chữ bite), Giáo tình Xã hội học, Ni Dan TH, Hà Nội
20091, 228,
Trang 8Hệ thống các chuẩn mực xã hội là cơ sở cho hệ thống kiểm soát xã hội nêncũng quy định luôn hệ thống kiểm soát xã hội.
DE đạt được sự xử sự hay hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội cần
phải sử dụng các phương tiện diéu chỉnh hành vi con người theo các chuẩn.mực xã hội Đây là lĩnh vực thứ hai thuộc kiểm soát xã hội Phương tiện
điều chính hành vi tạo ra sự tuân theo các chuẩn mực xã hội là những biện
pháp kiểm soát chủ động và kiểm soát phản ứng Kiểm soát chủ động được
thực hiện ngay trong quá trình xã hội héa của từng cá nhân thông qua các
biện pháp tác động đến việc tiếp nhận hoặc “nhập nội” các chuẩn mực xãhội để góp phần hình thành sự kiểm soát bên trong của từng cá nhân Các
cá nhân tiếp nhận được cơ chế kiểm soát xã hội thông qua quá trình xã hội
hóa khi thu nhận những chuẩn mực xã hội, được “dạy” cách hành động,cách suy nghĩ như thé nào là đúng, là chuẩn “Trong khi những biện pháp
kiểm soát chủ động tìm cách loại trừ có tinh phòng ngừa hành vi lệch chuẩn.bằng cách chuẩn bị các điều kiện cho hành vi phù hợp với chuẩn mực xã
hội thì kiểm soát phản ứng có tác động điều chỉnh hành vi thông qua sựphản ứng tích cực hoặc tiêu cực đối hành vi nhất định Kiểm soát phản ứng.được thực hiện hoặc bằng các biện pháp phản ứng tích cực đối với hành viphù hợp với chuẩn mực xã hội, tác động khuyến khích loại hành vi nay,như thưởng danh hiệu hay khuyến khích vật chất hoặc bằng các phản
ting tiêu cực đỗi với hành vi lệch chuẩn Phản ứng tiêu cực đối với hành vi
lệch chuẩn có thé là phản ứng chính thức thông qua hoạt động của các co
quan, tổ chức có chức năng thực hiện các chế
lệch chuẩn, như các biện pháp xử lý vi phạm hành chính hay các biện pháp.
i tiêu cực đối với hành vi
xử lý hình sự hoặc là phỏn ứng không chính thúc, như sự phên ứng của gia
đình, hàng xóm, đồng nghiép đưới dạng chê cười, xem thường, lên án,
“Xam: Phạm Tất Dong = Lê Nave Hùng (đồng chủ bin), Xa hội he, Nb Đại bọc quấc gia Hà Ni, Hà
Nội 207tr 194
Trang 9chấm dirt quan hệ Các biện pháp phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch.chuẩn là dé ngăn chặn loại hành vi này và tác động khuôn chuẩn hành vi
trong tương lai, đồng thời cũng góp phần vào việc hình thành sự kiểm soát
"bên trong của cá nhân.
Xét về cấu trúc, kiểm soát xã hội là hệ thống của nhiều cơ cấu hop
thành, Đó là các cơ cấu cơ bản sau: (1) Cơ cấu các chuẩn mực xã hội; (2)
Co cấu các chủ thể kiểm soát xã hội; (3) Cơ cấu các biện pháp phản ứng.của kiểm soát xã hội; (4) Cơ cầu các quá tình thực hiện kiểm soát xã hội
(1)Cơ cấu điển hình của các chuẩn mye xã hội là cơ cấu theo lĩnh vực của đời
sống xã hội Theo các lĩnh vực cơ bàn của đời sống xã hội có thể có chuẩn
mục đạo đức, chuẩn mực tôn giáo, chuẩn mye giáo dục, chuẩn mực phápIuật Các chuẩn mực xã hội còn được coi là các công cụ kiểm soát xã hội
vi chúng tạo cơ sở và tiêu chí cho việc nhận biết và đánh giá hành vi con người nên ở đây có thể gọi là cơ cầu các công cụ kiểm soát xã hội.
(2) Tương ứng với các loại chuẩn mực hay lĩnh vực chuẩn mực xã hội có các tổ.chức hay thiết chế xã hội có vai trò kiểm soát xã hội và có thể gọi là các
chủ thể của kiểm soát xã hội Chủ thể kiếm soát xã hội theo chuẩn mực đạo
đức là công chúng thực hiện qua dư luận xã hội; Chủ thể kiểm soát xã hội
theo các chuẩn mực tôn giáo là nhà thờ hoặc các tổ chức tôn giáo khác; Chủ
thé kiểm soát xã hội trong lĩnh vực giáo dục là gia đình và trường học; Chủ
thể kiểm soát xã hội theo pháp luật là các cơ quan lập pháp, các cơ quan có
chức năng phát hiện, xử lý và thi hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
va tội phạm.
(8)Thuộc hệ thống các biện pháp phản ứng của kiểm soát xã hội là các biệnpháp phản ứng tích cực đối với hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội và các biện pháp phản ứng tiêu cực đối với hảnh vi lệch chuẩn Các biện pháp phản ứng tiêu cực là chủ đạo trong hệ thống các biện pháp phản ứng của.
Trang 10kiểm soát xã hội Các biện pháp phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch.
chuẩn bao gồm các biện pháp phản ứng chính thức là các chế tài đối với
hành vi lệch chuẩn, như các chế tài hành chính hay các biện pháp xử lý viphạm hành chính (trong đó chủ yếu là các biện pháp xử phạt hành chính)
hay các chế tài hình sự hay các biện pháp xử lý hình sự (trong đó chủ yếu làhình phạt) và các biện pháp phản ứng không chính thức của gia đình,
trường học, bạn bè, đồng nghiệp dưới dạng chê cười, xem thường, lên án,
chấm đứt quan hệ Hệ thống các biện pháp phản ứng cũng được coi làcông cụ điều chỉnh hành vi (phù hợp với chuẩn mực xã hội) của kiểm soát
xã hội.
(4)Kiểm soát xã hội được thực hiện trong hệ thống các quá trình xã hội Có thể
kể đến các quá trình cơ bản, như quá trình hình thành hoặc xác lập các
chuẩn mực xã hội, quá trình xã hội hóa cá nhân để hình thành sự kiểm soát
bên trong và quá trình kiểm soát phản ứng đối với những hành vi nhất định.Qué trình hình thành hay xác lập các chuẩn mực xã hội là quá trình tạo.
xa cơ sở hay điều kiện của kiểm soát xã hội Các chuẩn mực xã hội không
phải là bất biến, dù ở hình thức nào cũng được hình thành hoặc thay đổi
trong quá trình xã hội nhất định, như các chuẩn mực pháp luật được hình.thành và sửa đổi, bỗ sung trong quá trình lập pháp
Quá trình xã hội hóa cá nhân được coi là quá trình cá nhân thu nhận hay
“nhập tâm” các giá trị và chuẩn mực xã hội thông qua gia đình, trường học.
và môi trường xã hội xung quanh và qua đó hình thành sự kiểm soát bên
trong hay sự tự kiểm soát của cá nhân Quá trình này cũng được coi là quátrình kiểm soát chủ động
Quá trình kiểm soát phản ứng là quá trình ma trong đó sự phản ứng tích
cực đối với hành vi phù hợp với chuẩn mực hoặc sự phản ứng tiêu cực đối
với bành vi lệch chuẩn đã được thực hiện Trong đó, được đặc biệt quan
Trang 11tâm là quá trình thực hiện phan ứng đối với loại hành vi lệch chuẩn là vi
phạm hành chính và tội phạm hay còn gọi la quá trình kiểm soát vi phạm.
"hành chính và quá trình kiểm soát tội phạm.
3 Căn cứ vào một số tiêu chí có thể có một số cách phân loại kiểm soát
xã hội Theo phương tiện điều chỉnh hành vi được sử dụng là các biện pháp.chủ động kiểm soát hay là các biện pháp phản ứng để kiểm soát có thể phânchia kiểm soát xã hội thành kiểm soát xã hội chủ động và kiểm soát xã hộiphản ứng Kiểm soát xã hội chủ động được thực hiện thông qua các biệnpháp của xã hội hóa cá nhân nhằm mục đích tạo điều kiện cho sự tuân theo.các chuẩn mực xã hội và ngăn ngừa ngay từ gốc sự sai lệch chuẩn mực xãhội Kiểm soát xã hội phản ứng sử dụng phương tiện điều chỉnh hành vi
bing các biện pháp phản ứng tích cực đối với hành vi phù hợp với chuẩn
mực xã hội hoặc các biện pháp phản ứng tiêu cực đối với hành vi lệch.
chuẩn,
“Theo đặc điểm của chuẩn mực xã hội (được quy định chính thức thành
pháp luật hay không) có thể phân chia kiểm soát xã hội thành kiểm soátchính thức và kiểm soát không chính thức Kiểm soát chính thức là kiểm
soát xã hội theo quy định của pháp luật và kiểm soát không chính thức là
kiểm soát xã hội không được quy định trong pháp luật Cơ sở của kiểm soát
xã hội không chính thức là các chuẩn mực xã hội không có tính chất chínhthức, như các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực phong tục, tập quán
“Theo nơi diễn ra kiểm soát (ở bên trong hay bên ngoài cá nhân) có thể
phân chia kiểm soát xã hội thành kiểm soát bên trong (nội soát) và kiểm
soát bên ngoài (ngoại soát)”, Kiểm soát bên trong được hình thành trong quá trình xã hội hóa cá nhân trên cơ sở tiếp nhận các giá trị và chuẩn mực.
xã hội và khi sự tự giác tuân theo các chuẩn mực xã hội đã trở thành.
`” Xe: Lê Ngọc Hùng Lưu Hằng Minh (đông chủ in), Giáo vinh Xã hội họ, Nb Dân TH, Hà Nội
2009,.238
Trang 12nguyên tắc xử sự của cá nhân và nhờ đó họ có thể tự kiểm soát được hành
vi cá nhân, tránh được hành vi lệch chuẩn Kiểm soát bên ngoài là sự ảnh.
hưởng, chỉ phối từ các yếu tố xã hội bên ngoài giúp cá nhân tránh nhữnghành vi lệch chuẩn.” Kiểm soát bên ngoài có thé là kiểm soát không chính
thức được thực hiện thông qua gia đình, trường học, hang xóm hoặc kiểm
soát chính thức được thực hiện thông qua các cơ quan, tổ chức được quy định có chức năng phát hiện và xử ly các hành vi lệch chuẩn như vi phạm
"hành chính hay tội phạm.
Mỗi một loại kiểm soát xã hội nêu trên đều được coi là bộ phận của tổng
thể kiểm soát xã hội nói chung, nhưng không tách bi
chặt chẽ với các bộ phận còn lại, cùng có tác động hình thành bảnh vi phù
mà có mối quan he
hợp với chuẩn mực xã hội
4, Nhận thức về khái niệm kiểm soát tội phạm phải được dựa trên nền
tảng nhận thức chung về kiểm soát xã hội Trong tổng thể kiểm soát xã hộithì kiểm soát tội phạm chỉ là một bộ phận, nhưng là bộ phận như thé nào?
C6 mối quan hệ như thé nào với tổng thể? Nhận thức đẩy dủ về kiểm soát
tội phạm sẽ có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát huy vai trò của kiểm soát
lẻ phòng ngừa tội phạm và đảm
tội phạm trong hệ thống kiểm soát xã hội
"bảo trật tự và ôn định xã hội
Kiểm soát tội phạm” hay còn được gọi là kiểm soát xã hội theo phápTuật hình sự! “có thể được hiểu là sự phản ứng xã hội đối với tội phạm Hoặc
cũng có thể định nghĩa cụ thé hơn, thể hiện rõ tính hệ thống của khái niệm:
Kiểm soát tội phạm là hệ thống tống thể các công cụ, các cơ quan - tổ chức
và các quá trình mà với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối với tội phạm
Trang 13được thực hiện.” Kiểm soát tội phạm được thực hiện thông qua việc quy.
định những hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm, truy cứu hình sự, quyết
và thi hành chế tải bình sự đối với các hành vi phạm tội Thông qua
việc thể hiện và thực hiện sự phản ứng như vậy đối vớ
trên thực tế kiểm soát tội phạm có tác động ngăn chặn tội phạm nhằm điềuchỉnh hành vi theo các chuẩn mực của pháp luật ở những người có hành vi
phạm tội và trong lĩnh vực quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Như vậy, cũng có thé khẳng định mục đích của kiểm soát tội phạm làkhuôn hành vi theo các chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực chuẩn mye xã hộiđược pháp luật hình sự bảo vệ “Với định nghĩa đã nêu có thể coi kiểm soáttội phạm là bộ phận kiểm soát phản ứng tiêu cực của kiểm soát xã hội
phạm đã xây ra
Pháp luật với hệ thống các chuẩn mực pháp luật được coi là cơ sở của
kiểm soát tội phạm Trong pháp luật không chỉ những đồi hội đối với
hành vi mà cả những hành vi lệch chuẩn bị coi là tội phạm va sự kiểm soátphản ứng tiêu cực đối với tội phạm đều được quy định Hai nội dung sauđược quy định trong pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự và pháp
uật thi hành án hình sự, Trong đó, những hành vi vi phạm phạm pháp luật
nào là tội phạm bị de dọa xử lý bằng các chế tai hình sự, các quá trình, thủ.
tục tố tụng cũng như các cơ quan, tổ chức có chức năng thực hiện sự phản
ứng đối với việc thực hiện tội phạm thông qua
hiện quyết định xử lý tội phạm bằng các chế tai hình sự được quy định cụ
thể Pháp luật nói chung, trong đó có bộ phận pháp luật quan trọng là pháp
luật hình sự không chỉ được coi là cơ sở ma còn được coi là công cụ kiểm.soát tội phạm và đồng thời là bộ phận cấu thành của hệ thống kiểm soát tộiphạm Theo đó, kiểm soát tội phạm được coi là kiểm soát chính thức = một
lộc phát hiện, xử lý và thực
1 Xem: Bernd Dieter Meier, Kriminologie, Verlag CH, Beck Muenchen 2005, tr 267
Xen: Geter Keiser, Kriminologie Hin Lerbuch CF Verlag, 1996 219,
Trang 14loại kiểm soát xã hội Đồng thời đây cũng là kiểm soát bên nẹc
với kiểm soát bên trong của kiểm soát xã hội
'Các chế tài hình sự mà chủ yếu là dưới dạng hình phạt cũng được coi là
công cụ thực hiện kiểm soát tội phạm Tội phạm là loại hành vi lêch chuẩnnghiêm trọng nhất nên sự phản ứng cũng được thực hiện bằng nhóm chế tài
có tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong hệ thống các chế tài của kiểm
soát xã hội đối với hành vi lệch chuẩn
‘Chi thể thực hiện kiểm soát tội phạm là các cơ quan, tổ chức thé hithực hiện sự phản ứng xã hội đối với vige thục hiện tội phạm, từ việc xâydựng pháp luật đến việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và thihành các hình phạt hoặc biện pháp xử lý hình sự khác đối với người phạm.
tội Theo pháp luật Việt Nam, đó là các cơ quan lập pháp, các cơ quan tiến
hành tổ tụng hình sự và các cơ quan, tổ thức tham gia thi hành án hình sự,
i, phân biệt
như cơ quan điều tra, viện kiểm sắt, tòa án, các cơ quan thi hành án hình sự.của công an các cấp, trại giam, cơ quan và tổ chức được giao giám sát, giáodục người chấp hành án Hoạt động của các cơ quan, t6 chức này cònđược gọi là hoạt động kiểm soát tội phạm
(Qué trình kiểm soát tội phạm là quá trình thể hiện, lựa chon và thực hiệncác phản ứng khác nhau đối với việc thực hiện tội phạm dưới dạng các chếtài hình sự Thuộc vẻ tổng thể quá trình này là quá trình xây dựng pháp luật
trong đó có pháp luật hình sự và các quá trình thực hiện thẳm quyền và
nghĩa vụ khác nhau của các chủ thé khác thực hiện kiểm soát tội phạm Đó.
là các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử tội phạm và giai đoạn thi hành án
hình sự,
‘Nhu vậy, được coi là bộ phận của kiểm soát xã hội không chỉ thể hiện ở
chỗ kiểm soát tội phạm là một loại trong các loại kiểm soát xã hội khi phân
biệt theo các tiêu chí khác nhau, mà còn thé hiện ở việc từng thành tố của
Trang 15kiểm soát tội phạm đều là bộ phận của các cơ cấu khác nhau thuộc hệ thống,kiểm soát xã hội Pháp luật ~ cơ sở của kiểm soát tội phạm chỉ là một bộ.
phận của hệ thống các chuẩn mực xã hội — cơ sở của kiếm soát xã hội Chếtải hình sự cũng chỉ là một loại biện pháp phan ứng trong hệ thống các biện
pháp phản ứng và hệ thống các chế tai của kiểm soát xã hội Các chủ thể
thực hiện kiểm soát tội phạm cũng chỉ là một bộ phận của hệ thống các chủ
thể thực hiện kiểm soát xã hội Quá trình kiểm soát tội phạm chỉ là một
trong các quá trình xã hội khác nhau của kiểm soát xã hội
Kiểm soát tội phạm là một bộ phận quan trong và có tác động mạnh mẽ
nhất của kiểm soát xã hội, nhưng kiểm soát tội phạm được thực hiện không,
tách biệt với các yếu tổ hoặc bộ phận còn lại của kiểm soát xã hội Trong
nhiều trường hợp kiểm soát tội phạm được thực hiện kết hợp với việc thựchiện kiểm soát xã hội không chính thức thông qua các chủ thể của kiểm
soát xã hội không chính thức, như gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức
nơi làm việc, hàng xóm Kiểm soát tội phạm cũng có tác động tăng cường.kiểm soát chủ động, góp phần hình thành và củng cố kiểm soát bên trong
của các cá nhân.
Với nghĩa như trên cũng có thể coi kiểm soát tội phạm là một phần củaphòng ngừa tội phạm, tuy kiểm soát tội phạm và phòng ngừa tội phạm làhai khái niệm khác nhau Trong khi kiểm soát tội phạm là sự phản ứng đối
với tội phạm đã xảy thì phòng ngừa tội phạm lại hướng tới việc ngăn ngừa.
không để cho tội phạm xảy ra Nhưng mục đích của kiểm soát tội phạm là
khuôn hành vi theo các chuẩn mực xã hội trong lĩnh vực mà chuẩn mực xã
hội được pháp luật hình sự bảo vệ nên cũng bao trim cả phòng ngừa tội
phạm Do đó, có thể coi phòng ngừa tội phạm cũng là mục đích của kiểm
soát tội phạm Kiểm soát tội phạm cũng là một biện pháp phòng ngừa tội
phạm vì đối với người phạm tội thực hiện kiểm soát tội phạm chính là việc
Trang 16thể hiện va thực hiện sự phản ứng xã hội đối với hành vi phạm tội của họ đểnhằm điều chỉnh hành vi trong tương lai của họ cho phù hợp với các chuẩn
lên pháp ngăn ngừa người phạm tội phạm tội lại Ngoài ra, kiếm soát tội phạm cũng có tác động phòng ngừa tộiphạm ở các cấp độ khác, như phòng ngừa tội phạm đối với những người có.nguy cơ phạm tội và phòng ngừa tội phạm ở cấp độ chung đối với các thành
viên trong xã hội Việc thực hiện sự phản ứng của xã hội đối với người
phạm tội thông qua việc điều tra, truy tố, xét xử nghiêm khắc với hình phat
và việc thi hành hình phạt còn có tác dụng rin đe đối với người có nguy co
phạm tội và có tác động giáo dục chung, tăng cường ý thức pháp luật của các thành viên trong xã hội Như vậy, cũng có thể khẳng định là kiểm soát
mực pháp luật Đây cũng đồng thời là
tội phạm không chỉ có tác dụng phòng, ngừa riêng đối với người phạm tội
mà còn có tác dụng phòng ngừa chung Hiệu quả của kiểm soát tội phạm cũng có thể được đo bằng hiệu quả phòng ngừa tội phạm và phụ thuộc vào,hiệu quả của từng yếu tố hay bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát tộiphạm Để đánh giá về hiệu quả phòng ngừa tội phạm của kiểm soát tộiphạm người ta thường nghiên cứu về hiệu quả của pháp luật hình sự; hiệu.
qua của hình phạt; hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tổ tung
hình sự và co quan, tổ chức thi hành án
Trang 17KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA
KIEM SOÁT XÃ HỘI DOI VỚI TOI PHAM
TS Trịnh Tiền Việt
Phó Chũ nhiệm Bộ môn Tw pháp hình sự
Khoa Luật, Dai hoe Quốc gia Ha Nội
1 ĐẶT VAN DE
Kiểm soát xã hội đối với tội phạm là một vấn để khoa học còn rất
mới và phức tạp ở Việt Nam, mặc dit nội dung của nó đã và đang được
nghiên cứu tương đối rộng và được xem như là sự nỗ lực trong việc timhiểu, nghiên cứu về tội phạm, từ các nhà hoạch định sách, đại biểu
của dân đến người dân Chỉ trên cơ sở sự nỗ lực từ việc hoạch định chínhsách, việc kiểm soát trong gia đình, tổ chức và xã hội, đến việc thực hiệncác chương trình điều trị phục hồi, khắc phục những khiếm khuyết của
cộng đồng, mối quan hệ gia đình và tội phạm và với các thiết chế xã hội
để bảo đảm sự kiểm soát tội phạm trong xã hội Tiếp cận và giải quyết vấn
để kiểm soát xã hội đối với tội phạm đòi hỏi sự nghiên cứu đa ngành, đa
lĩnh vực mà trọng tâm là Tội phạm học và Xã hội học pháp luật Bởi 18,
nghiên cứu, đề xuất và xác lập những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc.xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm, bảo
đảm sự phối hợp chặt chẽ, có hệ thống, đồng bộ nhằm đạt hiệu quả caotrong phòng, chống tội phạm, có đủ khả năng huy động sức mạnh tổng hợp.của toàn xã hội vào hoạt động kiểm soát tội phạm, nhằm phát hiện sớm,ngăn ngừa, kiểm chế sự gia tăng và giảm bớt tội phạm trong xã hội không.chỉ là nhiệm vụ cắp bách, mà còn có ý nghĩa chiến lược mang tầm quốc gia
và quốc tế Do đỏ, trong phạm vi báo cáo khoa học này, chúng tôi đề cập.khát quát khái niệm kiểm soát xã hội đối với tội phạm, còn tập trung phân
tích nội dung những tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối với đốitượng này, qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về kiểm soát xã hội
đối với tội phạm và từng bước nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội
phạm trong điều kiện hiện nay ở nước ta
Trang 18IL KIÊM SOÁT TOI PHAM VÀ KIEM SOÁT XÃ HỘI DOTVỚI TỘI PHAM
1 Khái niệm kiểm soát tội phạm
Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý, tội phạm
luôn chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xãhội, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến
quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của công dân ”', Bởi nguyên lý sinhtồn tự nhiên là đối tượng bị tấn công, xâm hại phải có động thái phản vệ để
tự bảo vệ mình nên Nhà nước và cộng đồng xã hội, dân cư tắt yếu có những,
cơ chế, cách thức, biện pháp nhằm chống trả, phòng ngừa tội phạm Tuynhiên, sự ra đời, tồn tại của tội phạm gắn liễn với Nhà nước và pháp luậtnên trong xã hội còn giai cấp, còn Nhà nước và pháp luật, những nỗ lực của.loài người chỉ có thé đạt đến mục tiêu kiểm soát tội phạm chứ không théxóa bỏ nó Do đó, về mặt lý luận cũng như thực tiễn hành động không bao
giờ có khái niệm loại trừ hay thủ tiêu tội phạm chỉ có các khái niệm “phỏng
ngừa”, “phòng, chống”, “kiểm soát" tội phạm được đặt ra Trong đó, kiểm
soát tội phạm (Crime control) có thể coi là khái niệm bao ham cả các khái niệm còn lại.
“Kiém soát" theo Đại Tir điển Tiếng Việt được hiểu là: “kiểm tra,xem xét nhằm ngăn ngừa những sai phạm các quy định hoặc đặt trongphạm vi, quyển hành và trách nhiệm”, Do đó, trong lĩnh vực chuyênngành, thuật ngữ “Kiểm soát tội phạm” là khái niệm đề cập đến các phương,pháp được thực hiện nhằm giảm bớt tội phạm trong xã hội Nghiên cứu về
kiểm soát tội phạm trong hình phạt học thường tập trung vào việc sử dụng
các hình phạt hình sự như là một phương tiện rin đe người phạm tội và tam
thời hoặc vĩnh viễn làm mắt khả năng tái phạm của những người đã phạmtội ”, Hay nói cách khác, kiểm soát tội phạm nhằm mye đích: “quyền tự
do của công dân quan trọng tới mức mọi cố gắng đều phải hướng tới việc
hạn chế tội phạm, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật, cho phép loại bd
2 Xm: TS, Tỉnh Tin Vil, Kd nom phòng ngừa ti pham dưới góc độ Tôi phon lực, Tập chỉ
‘Khon bọo,chuyên san Luật bạc, Đi học Qube gia Hà Nội 24 (V208, 186
`8 Xem: GS, Nguyễn Như Ý (chủ biên), Dai Từ điển riắng Việt, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chi Min, 2010, 842,
® Xem: USSC (Uy ban kết án Hoa Kỳ), Phương pháp tiếp côn cơ ban, trong "Hướng dẫn sit
dung án lệ Liên bang”, 2009 (Xem: Htp/fwwrw,usse,goy/Quidelines/2009_guidelines).
Trang 19những người dường như không phạm tội ra khỏi quá trình tố tụng ngay tir
atu
“Tóm lại, dưới góc độ khoa học, kiểm soát tội phạm có thé hiểu là
việc thực hiện tắt cé các biện pháp nhằm giảm bớt tội phạm trong xã hội
‘Va như được đề cập ở trên, những nỗ lực nhằm giảm bớt tội phạm đó được.thực hiện bởi cả Nhà nước và các cộng đồng xã hội, dân cư Điều đó tạonên hai hình thức kiểm soát tội phạm không chỉ khác nhau về chủ thể mà.còn tạo nên sự đa dạng về biện pháp, phương thức kiểm soát đối với tội
phạm Trong nghiên cứu này chúng tôi tạm phân biệt và gọi tên hai hình
thức kiểm soát đó như sau:
1) Kiém soát Nhà nước đối với tội phạm (cũng có thể gọi là kiểmsoát chính thức, kiểm soát chuyên trách) là hình thức kiểm soát tội phạm do
các cơ quan chức năng, những người có thẩm quyền thực hiện Dé là các cơ: quan chuyên trách của Nhà nước, được Nhà nước quy định chức năng kiểm soát tội phạm như: Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, các cơ quan
‘Thanh tra, quản lý, Theo đó, những người có thẳm quyền của các cơ quannày được thực hiện các biện pháp có tính chất cưỡng chế do pháp luật quyđịnh để kiểm soát tội phạm trong các hoạt động nghiệp vụ như: kiểm tra,
giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; v.v Trên cơ sở này, nhiều
quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã được cụ thể hóa, ví dụ:
Điều 12 Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bé sung năm 2001; khoản 1 Điều 4
Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009; Điều 13 Bộ luật tốtụng hình sy năm 2003; Diéu 14 Luật Công an nhân dân năm 2005; Điều 7Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi năm 2013; v.v
2) Kiém soát xã hội đối với tội phạm (cũng có thể gọi là kiểm soát
không chính thức, kiếm soát không chuyên bên cạnh hình thức kiểm soát xã
hội đối với Nhà nước đã nêu trên) là hình thức kiểm soát thông qua các 16
chức, quan hệ xã hội như: cộng đồng dân cu, tổ chức xã hội, tôn giáo, tổchức giáo dục, gia đình va bằng các giá trị xã hội như: phong tục, tập
quán, truyền thống, tiêu chuẩn, niềm tin Những cách thức, biện pháp
kiểm soát xã hội không có tính cưỡng chế, không được quy định bởi Nhanước, không thuộc chức năng chuyên môn của chủ thể thực hiện mà thông.
% Xem: Viện Khoa bọc Pháp lý (Bộ Tư php), Chugên để Tie pháp hình sự so sánh, SỐ chuyên
-đŠ phục vụ sửa đủi Bộ luật ình sự năm 1999, Hã Nội, 2000, 62
re
UN TÌM Td Tụ nụ) :
Trang 20thường được thực hiện tự phát do sự vận động bên trong chính các tổ chức,quan hệ xã hội Tuy nhiên, riêng về thuật ngữ “kiểm soát xã hội đối với tội
phạm” này cũng cần được xem xét theo hai nghĩa rộng và hẹp trong mục 2
dưới đây,
2 Khái niệm kiểm soát xã hội đối với tội phạm
'Như đã nêu trên, việc nói đến hoạt động kiểm soát tội phạm thường,được cho là sự đề cập đến các biện pháp, hoạt động của cơ quan Nhà nước
nhằm làm giảm bớt tội phạm trong xã hội Do đó, kiểm soát xã hội đối với
ội phạm còn là vấn đề khá mới mẻ và chưa được định nghĩa rõ ràng Khái
niệm kiểm soát xã hội đối với tội phạm có thể được xây dựng từ hai kháiniệm - kiểm soát tội phạm (1) và kiểm soát xã hội (2)
Theo đó, cùng với khái niệm kiểm soát tội phạm đã nêu trên, dưới
góc độ chung, kiểm soát xã hội được hiểu “là hệ thống các cách thức, biệnpháp thuyết phục, cấm đoán và trừng phat; đồng thời sự kiểm soát xã hội
cũng là hệ thống công nhận, nêu gương và khen thưởng nhờ đó mà hành.động của cá nhân được hướng dẫn trở nên phù hợp với những hình mẫu xử
sự chung"; là “sy bố tri các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để
ép buộc việc thực hiện chiingTM* hay là “hệ thống tổng thể các công cụ, các
tổ chức và các quá trình mà nhờ vào hệ thống này có thé bảo đảm sự phù.hợp chuẩn mực hành vi của con người””; v.v Như vậy, kiểm soát xã hội
là sự bé tri các chuẩn mực, các gid trị cùng những cơ chế khuyến khích và
chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng Kiểm soát xã hội có thể được thựchiện bởi các thiết chế xã hội như: gia đình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo
dục; v.v Các thiết chế xã hội này không sử dụng chế tài bạo lực để bảo vệnhững chuẩn mực của mình mà chế tài của nó có thể biểu hiện dưới dạng.như: sự phê phán (lên án), châm chọc, giễu cợt hoặc nặng nề hơn là phân
biệt đối xử hay xa lánh, khai trừ đối với người có hành vi lệch chuẩn Cho.nên, để được thừa nhận trong thiết chế xã hội mà mình tham gia, cá nhân
phải tuân thủ những chuẩn mực, giá trị và các quy định hạn chế đối với
® Xem: GS, TS Võ Khánh Vĩnh, Giáo tinh Nhdp món Xa hội học pháp lui, Nxb Công an
‘hin din, Hà Nội, 2003, 195,
% Xem; TS, Vũ Dũng (chủ biên) và tập thể ác giả, Tâm lý học adhd, Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2000, 1.352.
® Xem; PGS TS Lê Thị Sơn, Vẻ khái niệu kid soát xã hội và liễn soát tội phom, Tap cht
Luật học, số 8/2012, tr46,
Trang 21"hành vi đã xác lập bởi cộng đồng xã hội đó Nói rộng ra, ý thức đạo đức của
mỗi con người là sự thể hiện những nguyên tắc, các chuẩn xã hội để điều
chỉnh hành vi của con người với xã hội, cộng đồng, của con người với conngười Vi vậy, “sự lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức
sẽ góp phần làm hạn chế sự gia tăng tội phạm Ngược lại, tội phạm sẽ gia
tăng khi chuẩn mực đạo đức bị thay đổi, các hành vi vi phạm chuẩn mực.không bị dư luận xã hi án mạnh mẽ"”, Còn đối với xã hội học đương
đại, kiểm soát xã hội chủ yếu được hiểu trong bối cảnh của việc thực thi
pháp luật hoặc kiểm soát tội phạm và sự lệch chuẩn ” Kiểm soát xã hội
có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống văn hóa xã hội và luôn tác động đến
sự lựa chọn hành vi của các cá nhân và các nhóm Nếu một cá nhân có hành
vi lêch lạc thì kiểm soát xã hội sẽ ngăn chặn các hành vi này, phê phán loại
bỏ nó đưa những người đó trở lại khuôn phép, trở lại một trật tự đã có Do
đó, đối với từng mức độ lệch lạc cụ thể, kiểm soát xã hội sẽ dùng các công
cụ khác nhau Ba công cụ chính của kiểm soát xã hội được tác giả Talcott
Parsons (1902-1979) đưa ra được sử dung chủ yếu trong dạng kiểm soátchính thức: a) Sự cô lập hoàn toàn; b) Sự hạn chế giao tiếp, quản chế; c) Sự.cải tạo, phục hôi
"Ngoài ra, “lý thuyết về kiểm soát xã hội đối với tội phạm va vi phạm.phạm pháp luật cho rằng vi phạm pháp luật phát sinh do sự yếu kém, sụp đổ
hay thiếu vắng của các liên kết xã hội hoặc các quá trình xã hội có tác dụng
khuyến khích hành vi tuân thủ pháp luật Những quan điểm đó đề cao việcxem xét các mối quan hệ, cam kết, giá trị, định mức và niềm tin như là
những mục đích biện minh cho việc tại sao người ta không vi phạm pháp.luật đối sánh với những lý thuyết coi trọng động cơ thúc diy bên trong đểgiải thích nguyên nhân vi phạm pháp luật"”' Như vậy, theo quan niệm này,
kiểm soát xã hội đối với tội phạm chính là việc khuyến khích tuân thủ pháp
® Xem ThS, Đặng Thái Giáp, Vấn đ ri phom xét từ ý luận v hae xã hội, Tạp chỉ Tri họ,
số 107), Đáng 2/1999, 57
` Xem: Mahieu Deflem, Khái nim kiển soái xã hội: Lý thuyét và ứng đụng, Báo co tại Tiội
nghị quốc tế “Cúc t chức từ Hiện với tự cách công cụ kid soái x hội ở mước Anh thể kỷ mười
chin", Đại học De Haute Bretagne (Rennes 2), Cộng hòa Pháp, ác ngày 2223/11/2007 (Xem: Eltpilawvwemathieudeflem.ne).
» Xem: Fitp/hwirw google com/wikipedialsahoihos.
`! Xem: Jensen, Gary E, Soclal Control Theories n “Eneyelopedia of Criminology”, Richard A Wright Editon), Fitzroy Dearborn Publishers - UK, 2005, p45
Trang 22luật thông qua những mối quan hệ, liên kết xã hội và bằng những cam kết,
giá trị, định mức xã hội và niềm tin liên quan đến chúng làm công cụ ngănchặn việc thực hiện tội phạm của các thành viên trong liên kết Hiểu theo
nghĩa hẹp của khái niệm này đang được nhiều tài liệu sách báo về Tội phạm.học nước ngoài quan niệm thống nhất
Do đó, nếu như kiểm soát tội phạm là việc thực hiện những phương,
pháp khác nhau nhằm giảm bớt tội phạm trong xã hội, thì kiểm soát xã hội
đối với tội phạm chính là một trong các phương pháp đó Như vậy, từ
những phân tích ở trên, chúng tôi cho rằng thuật ngữ “kiểm soát xã hội đốivới tội phạm” ở nước ta cần được quan niệm theo hai nghĩa rộng và hẹp
khác nhau.
idm soát xa hội”, có nghĩa l
có sự tham gia của toàn xã hội, bao gồm cả kiểm soát Nhà nước đối với tộiphạm, vì quan niệm Nhà nước cũng là một thiết chế, một tổ chức đặc biệt
của quyển lực chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và quản lý
xã hội nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trịtrong xã hội Tuy nhiên, nếu sử dụng theo nghĩa rộng này, thì ngôn ngữ
tiếng Việt nên gọi là “kiểm soát eda xã hội đối với tội phạm” mới chính
xác Do đó, khái niệm kiểm soát xã hội đối với tội phạm được hiểu la biện
Phdp làm giãm bot tội phạm bởi Nhà nước (mà đại diện là các cơ quan
chuyên trách kiểm soát tội phạm) bằng biện pháp, cơ chế pháp lý do luật
định, cũng nhue của các tổ chức, liên kế, quan hệ xã hội bằng các giá trị,chuẩn mực, cam kết, định mức, niềm tin trong các tỗ chức, liên kết, quan
kệ xã hội đó Nói một cách khác, kiểm soát xã hội đối với tội phạm chí
là kiểm soát của toàn xã hội, của tất cả các lực lượng trong xã hội đối vớiđối tượng được kiểm soát ở đây là tội phạm
2) Còn theo nghĩa hẹp, kiểm soát xã hội đối với tội phạm được hiểu
là biện pháp làm giảm bớt tội phạm thông qua các tb chức, liên kết, quan
kệ xã hội và bằng những giá trị, chuẩn mực, cam kết, định mức, niềm tin
trong các t6 chức, liên kết, quan hệ xã hội đó Noi một cách khác, đây chi
là hình thức kiểm soát thông qua các tổ chức, quan hệ xã hội như: cộng
đồng dân cư, tổ chức xã hội, tôn giáo, tổ chức giáo dục, gia đình và bằng
các giá trị xã hội và được thực hiện tự phát do sự vận động bên trong chính
các tổ chức, quan hệ xã hội đó (không có kiểm soát Nhà nước đối với tội
Trang 23phạm, vì đó là chức năng, nhiệm vụ đương nhiên và không thể thiếu được,
họ được Nhà nước trả lương để làm việc đó) Đặc biệt, từ các nghiên cứu
và phương hướng hành động nhằm kiểm soát tội phạm trước đây thường.tập trung vào hình thức kiểm soát Nhà nước bởi chức năng kiểm soát tộiphạm là nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong hình thức kiểm soát nay.
Các cơ quan tu pháp, lực lượng vũ trang, các cơ quan thanh tra, quân lý với
mục đích hoạt động là kiểm soát tội phạm được trang bị nhân lực, phương tiện, công a pháp lý cũng như vật chất, được đào tạo nghiệp vụ, chuyên.
môn, có quyền sử dụng sức mạnh bạo lực để kiểm soát tội phạm Sức mạnh
và tính chất chuyên nghiệp đó của các lực lượng kiểm soát tội phạm chính
thức đã khiến sự nhìn nhận về vai trò của kiểm soát xã hội đối với tội phạmkhông được rõ ràng mặc dù nó vẫn luôn diễn ra đồng thời với hoạt động,
kiểm soát Nhà nước Tuy nhiên, những đóng góp âm thằm của các tổ chức,thiết chế xã hội trong kiểm soát tội phạm đang dan được khẳng định trong
xu thế xã hội hóa các chức năng của Nhà nước hiện nay Bởi lẽ, suy cho
cùng, Nhà nước cũng chỉ là một tổ chức của xã hội loài người, tuy có quyền
lực công cộng đặc biệt nhưng nó cũng không thể một mình giải quyết tắt cả
các vấn đề của xã hội, nhất là những xã hội có dân trí và sự phát triển ở
trình độ cao, đặc biệt là trong tương lai khi xây dựng xã hội dân sự Do vậy, nội dung xã hội hóa thực hiện chức năng của Nhà nước không thể thiếu
hoạt động kiểm soát tội phạm vì một trong các chức năng cơ bản của Nhànước là trắn áp tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội
‘Nhu vậy, với phạm vi tác động sâu rộng, phương thức tién hành đa
dang và linh động, kiểm soát xã hội đối với tội phạm đã tạo ra những hiệu
quả không thể chối bỏ trong việc khống chế sự gia tăng tội phạm, làm giảm
tính chất, mức độ, số lượng tội phạm và người phạm tội Vì vậy, trong thờigian gần đây, kiểm soát xã hội rới tội phạm đã được quan tâm nghiêncứu và thúc day thực hiện trong thực tiễn xã hội trong phạm vi mỗi nước,khu vực và trên toàn thé Những vấn đề như bản chất, đặc điểm, nộidung, hình thức của kiểm soát xã hội đối với tội phạm ít nhiều đã được đề
cập trong các nghiên cứu Tội phạm học; biện pháp xã hội hóa công tác kiểm.
soát tội phạm được các Nhà nước tiến hành ở nhiều nơi trên thế giới, đặc
biệt khi xu hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự Tuy nhiên, còn thật khó khăn trong việc đánh giá quá trình đó có đạt hiệu qua
Trang 24hay không bởi hiện nay chưa có một hệ thống tiêu chí nào được xây dựng.
để đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm Thể nên,xác định kiếm soát xã hội đối với tội phạm là một mô hình hiệu quả
vẫn chưa thực sự thuyết phục bởi thiếu những minh chứng và sự đồng lòng.của toàn xã hội Đồng thời, việc thiếu tiêu chuẩn đánh giá cơ chế kiểm soát
xã hội đang được thực hiện cũng cản trở phương hướng hoàn thiện của
chính nó Đáp ứng yêu cầu này, để mô hình kiểm soát xã hội
phạm được ủng hộ, được nhân rộng, đồng thời nhằm đánh giá và hoàn thiện
các cơ chế, biện pháp liên quan đến việc triển khai mô hình này, nhất định.phải có một hệ thống thống nhất những tiêu chí kiểm nghiệm hiệu quả của
nó Những tiêu chí đánh giá hiệu quả của kiểm soát xã hội đối với tội phạm trong nghiên cứu này được thực hiện bởi cả Nhà nước, nhưng đa số trong.
đó là được đánh giá thông qua các thiết chế, guan hệ và liên kết trong xã
‘461 mà nội dung của những tiêu chí sẽ được đề cập trong mục II dưới đây.
I NHỮNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUA KIỀM SOÁT
XÃ HỘI ĐÓI VỚI TỌI PHAM
Hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm thé hiện ở mức độ thành
công hoạt động này trong việc theo đuổi mục đích kiểm soát tội phạm Vìvậy, nhằm đánh giá về mức độ thành công đó, bước đầu chúng tôi đề xuất
11 tiêu chi cơ bản sau đây:
1, Tiêu chí thứ nhất - tác động của kiểm soát xã hội đối với tình hình
tội phạm
Tinh hình tội phạm, đưới góc độ chung được hiểu là: “trang thái, xuthế vận động của các tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tộiphạm) đã xảy ra trong đơn vị không gian và don vị thời gian nhất định”,
Mục đích của kiểm soát tội phạm là việc khống chế, làm giảm bớt tội phạmtrong xã hội Do đó, để được coi là có hiệu quả, kiểm soát xã hội phải làm
tình hình tội phạm diễn biến theo chiều hướng giảm đi và giảm di đáng kể.Chiều hướng giảm đi của tình hình tội phạm thể hiện ở các phương diệnchính (các dấu biệu định tính và định lượng): 1) Thực trạng (mức độ) củatình hình tội phạm; 2) Cơ cầu của tinh hình tội phạm; 3) Tính chất của tình.hình tội phạm; 4) Động thái (diễn biến) của tình hình tội phạm Nói một
® Xen: GS.TS, Nguyễn Ngọc Hòa, Tới phạm và cd thành tới phom (in in thứ hi có bổ sung),
"N3, Công an nhân dân, Hà Nội, 2006, 203
Trang 25này được biểu hiện cụ thể như: giảm số lượng vụ phạm tội,
phạm tội, giảm các loại tội phạm có tính chất rất nghiêm.
trọng và đặc biệt nghiêm trọng, giảm khuynh hướng chống đối xã hội vànhững thủ đoạn đã man, tàn ác trong thực hiện tội phạm của một số tộiphạm liên quan đến bạo lực, giảm tình trạng tái phạm, tái phạm nguy hiểm,giảm số nạn nhân chết, thương tích, giảm thiệt hại về con người, thiệt hại vềtài sản cho xã hội; v-v Xu hướng điễn biển của tình hình tội phạm có théđược đánh giá tương đối cơ bản và đầy đủ nhất qua các báo cáo tổng kết,thống kê chính thức của các cơ quan chuyên trách có chức năng kiểm soát
tội phạm của Nhà nước.
‘Vi dụ: Cơ quan Điều tra thống kê về số vụ phạm tội đã bị phát giác
và điều tra, tính chất, mức độ của tội phạm, tính chất, mức độ thiệt hại do.tội phạm gây ra ; Cơ quan Viện kiểm sát, Tòa án có báo cáo chỉ tiết về số
vụ, số người phạm tội đã thụ lý, giải quyết Những thống kê này không chỉ
là số lượng tội phạm một cách đơn mà phản ánh nhiều mặt của của.tình hình tội phạm như: cơ cấu, tinh chất, động thái (chiều hướng diễnbiến) Trong mồi tương quan với tình hình tội phạm (đánh giá trên các số
liệu thống kê điều tra, truy tố, xét xử của cơ quan chức năng) ở một địaphương, một vùng, một quốc gia nào nào đó, các hoạt động kiểm soát xã
hội đã thực hiện ở nơi Ấy có thể đánh giá ở bảy mức độ sau đây:
| Tình hình tội phạm [ Mức độ kiểm soát xã hội đối với tội phạm
—— Tanglên | Khong có hiệu quả |
_ Tang lên dang kể _ Ảnh hưởng báo động đến xã hội |
“Tang lén gép bgi _| Anh hudng nguy co va edp bach dén xa hi | Không ting, không giảm | _Higu gua trung binh (hip) |
fess Dat hiệu qua én định.
Giảm di đáng Bat hiệu quả cao
In đi rất đáng kể — | Dat hiệu quả rất cao
‘Tuy nhiên, những báo cáo thống kê chính thức nói trên ở một góc độ
nao đó không thé phản ánh hoàn toàn chính xác tinh hình tội phạm Đó làcon số về những vụ việc qua thụ lý, xử lý bởi các cơ quan chuyên trách cóchức năng cơ bản là phát hiện, xử lý tội phạm Tình hình tội phạm thực tếkhông chính xác như vậy vi khả năng tồn tại tôi phạm dn là điều hiển nhiên
Trang 26không thé tránh khỏi Hơn nữa, giả dụ có thể thống kê chính xác tuyệt đối
tình hình tội phạm thi cũng chi có thể thống kê về những tội phạm đã xây
ra, không ai có thể đo lường số lượng tội phạm được ngăn ngừa, không đểxây ra Trong khi đó, không để tội xây ra xét về hiệu quả kiểm soát
tôi phạm luôn được đánh giá cao hơn là việc kịp thời phát hiện, xử lý tội
phạm Tóm lại, tác động đối với tình hình tội phạm là tiêu chí đầu tiên và
dễ thấy để đánh giá hiệu quả kiểm soát tội phạm bao gồm cả kiểm soát xã
hội Tuy nhiên, đây không thé là tiêu chí duy nhất hay tiêu chí có khả năng.đánh giá toàn diện về hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm, song vớinhững báo cáo, thống kê chính thức từ các cơ quan có trách nhiệm rõ rằng,
xét về hiệu quả, vẫn phản ánh mức độ kiểm soát xã hội đối với tội phạmmột cách tương đối đẩy đủ
2 Tiêu chi thứ hai - mức độ kiểm soát đạt được trên đối tượng
nhân tới việc tuân thủ pháp luật
‘Vi dụ: Người muốn bảo đảm quyền công dân của mình chắc chắn.phải tuân thủ pháp luật quốc gia; người muốn làm tăng ni Phật giáo nhấtđịnh phải tuân thủ giới luật không làm điều ác (bao gồm tit cả các tội phạm
và nhiều hành vi vi phạm đạo đức khác); muốn gia đình mình trở thành gia
đình văn hóa được chính quyền địa phương công nhận thì chắc chắn thành
viên gia đình phải có lối sống lành mạnh, không vi phạm pháp luật, không,
phạm tội Như vậy, điều này có nghĩa là kiểm soát xã hội là phương thức
điều chỉnh hành vi con người bằng các quy phạm, giá trị, chuẩn mực xã hội.Tuy nhiên, sự nhìn nhận, hiểu biết đối với các giá trị, chuẩn mực xã hội
cũng như nỗ lực thực hiện chúng của mỗi cá nhân là khác nhau Do đó,
mức độ tác động, sự rằng buộc hay mức độ kiểm soát của kiểm soát xã hội
đối với mỗi cá nhân là khác nhau Cho nên, để đánh giá mức độ kiểm soát
Trang 27đó không phải là đễ vì nó tồn tại trong ý thức chủ quan của mỗi cá nhân.
‘Tuy nhiên, dựa vào những biểu hiện hành vi bên ngoài có thé chỉ ra hai cắp
độ kiểm soát như sau:
1) Kiểm soát tướng nội (tự kiểm soát): Hiệu quả kiểm soát tội phạm
đạt được ở cấp độ này là năng lực tự hạn chế hành vi của cá nhân, không để
bản thân phạm tội Sự hiện diện, hoạt động của các thiết chế, tổ chức, liên
"hệ xã hội đã khiển cho các cá nhân trong đó bị rang buộc bởi các quy phạm,giá trị, chuẩn mực xã hội Trạng thái ràng buộc đó có thể rất mạnh mẽ do
nỗi khiếp sợ trừng phạt, sợ bị đào thải, sự cắn dit lương tâm hoặc mongmanh, dễ bị phá hủy hơn như bởi niềm tin, hi vọng Nhưng da sao sự hiện.diện của nó trong ý thức của cá nhân cũng là công cụ đắc lực để kiểm soát.hành vi của mỗi cá nhân giúp cá nhân đó tự điều chỉnh hành vi của mình
cho đúng đắn, trật tự và trong khuôn mẫu chuẩn mực xã hội Đạt được hiệuquả kiểm soát hướng nội đối với càng đông cá nhân trong xã hội thì hoạt
động kiểm soát tội phạm cảng thành công bởi vì tội phạm cũng như mọi
hành vi khác đều được quyết định bởi ý chí chủ quan của con người.Đối với các tội do cố ý, không có ý chí phạm tội, tắt yếu không xảy ra hành
vi phạm tội.
2) Kiểm soát hướng ngoại: Hiệu quả kiểm soát tội phạm đạt được ở
cấp độ này không dừng lại ở năng lực tự hạn chế hành vi của cá nhân,không để bản thân phạm tội mà phải là thái độ, trách nhiệm của cá nhântrong việc ngăn cản, chống đối hành vi phạm tội của người khác Để đạtđược điều đó, Nhà nước, các tổ chức xã hội phải khiến cho cá nhân nhận
thức, tin tưởng, chịu sự chỉ phối sâu sắc bởi các quy phạm, giá trị, chuẩnmực xã hội Chi có phản ting ghét bỏ, đào thải, ly chay những hành vi lệch
chuẩn của cá nhân mới trở nên mạnh mẽ và được hành động hóa Khi đó, cá.nhân không những tự hạn chế hành vi của chính mình mà còn cảnh giác, déphòng, ngăn cản hoặc lên án, chống đối hành vi phạm tội của những người.khác xung quanh.
‘Vi dụ: Một số khu đân cư ở Hoa Kỳ đã thông qua xây dựng các quy
chế, cơ chế tự bảo vệ mình và bảo vệ gia đình, khu phố và các khu làm việc
của công nhân để bảo đảm an toàn từ các tội phạm hay vĩ phạm pháp luật.
Ho đã hop ban và quyết định áp dụng nhiều biện pháp trong khu phổ, khu
lâm việc như sau: Lắp đặt một chuông báo trộm chung; một hệ thống thông.
Trang 28tin liên lạc hoặc điện thoại để được truy cập vào chung cư; camera giám sátkhu chung cư; nuôi chó; tranh họa (dán ảnh đối tượng cần để phòng); bảng.
thông báo những việc không được làm; những lưu ý (bất thường) trong, ngày; những ai đã ra vào khu chung cư, hàng rào ngăn chặn những đối.
tượng phạm tội vào nhà khi ra không thuộc đường thoát; v.v ,
Liên hệ với Việt Nam, trong thời gian vừa qua, rất nhiều vụ án.
nghiêm trọng xây ra ngay cạnh nhà mà hàng xóm, láng giềng xung quanh
không hề biết,
‘Vi dụ: Vụ án giết người, cướp tai sản xảy ra tại ấp Thọ Lộc, xã Xuân
Tho, huyện Xuân Lộc, tinh Đ.N làm hoang mang trong dư luận trong vùng,
và cả nước Do bận việc học ở thành phố H không về thăm gia đình được,Vào sáng 12-7, Trần Thị Diệu T - sinh viên Trường Đại học V.L thành phố
HH, nhiều lần gọi điện về nhà ở ấp Thọ Lộc nhưng không ai nghe máy T
ben liên lạc nhờ những người hàng xóm sang nhà xem giúp có chuyện gi
xảy ra mà không liên lạc được Hàng xóm cũng không biết chuyện gi Chỉ
đến khi gọi được một người hàng xóm qua xem tình hình thì phát hiện căn
nhà bị khóa trái Do nghỉ ngờ có chuyện chẳng lành nên những người dân
đã phá cửa nhà, khi vào thì họ kinh hoàng chứng kiến tận mắt cảnh tượng.hãi hùng, bà Lý Thị P (48 tuổi) và Trần Thị Mỹ L (14 tuổi) - là me và em
gái của T, nằm chết từ lúc nào trên tắm nệm đặt giữa nén nhà Cả hai nạn
nhân đều bị tím tái, xác trong tinh trạng bắt đầu phân hủy từ lâu
Như vậy, đúng là trách nhiệm trước hết thuộc về những cơ quan, người có trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội
phạm, của đội dân phòng, an ninh trật tự được xã hội đóng góp và Nhà
nước chỉ trả để thực hiện, nhưng nếu chúng ta có sự đoàn kết, đồng lòngcùng tham gia vào việc phát hiện, kiểm soát và ngăn chặn những hành vi vi
phạm pháp luật và tội phạm, có sự chia sé, quan tâm lẫn nhau trong cùng, khu dân cư, làng xóm như kinh nghiệm nhiều nước ở trên để kiểm soát
đối với tội phạm (và vi phạm pháp luậU thi có thể tránh những hậu quả vô
cùng đau lòng cho nạn nhân và gia đình họ, cũng như cho xã hội, giảm bớt
những chỉ phí về mọi mặt không cẩn thiết Do đó, trong thời gian gần day,
Xem; Lany J Siegel: Criminology (Third Eaton), West Publishing Company, Nework, 1989, 5.
Trang 29để khắc phục tình trạng này, ở Việt Nam, nhân dân một số địa phương
thành lập Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và hoạt động hiệu quả Điển hình như ở tỉnh Bình Duong từ khoảng nim 1997 đến nay đã có hơn 80
‘Cau lạc bộ phòng, chống tội phạm được thành lập Tính đến tháng 8-2011các Câu lạc bộ này đã bắt quả tang 1.060 vụ trộm cấp, cướp giật, tóm gọn.1.500 đối tượng giao cơ quan chức năng xử ly
Khi các cá nhân trong xã hội không chi tự kiểm soát hành vi củachính mình mà còn kiểm soát những người xung quanh thì có nghĩa là hệthống kiểm soát tội phạm đã được mở rộng tới phạm vi toàn xã hội Do vậy,đạt được mức độ kiểm soát nào trong hai cấp độ trên thì kiểm soát xã hội
đối với tội phạm cũng có thể đánh giá là có hiệu quả, có tích cực, tuy nhiên,nếu đạt mức độ hai thì tính hiệu quả cao hơn
3 Tiêu chí thứ ba - phạm vi kiểm soát
Trong Tội phạm học, các nhà khoa học chia ảnh hưởng về không
gian của hoạt động kiểm soát tội phạm nói chung thành ba cấp độ: Cáp độđịa phương, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế '5, Thực chất sự phân chia
cấp độ chỉ có thể rành mạch như vậy khi đánh giá phạm vi ánh hưởng của
hoạt động kiểm soát tội phạm được thực hiện bởi các cơ quan chức năng của.nhà nước Điều này được xác định bởi thẩm quyền của chủ thể tiến hành
kiểm soát tội phạm và phạm vi hiệu lực của các cơ chế, chính sách, quy
phạm làm cơ sở cho hoạt động kiểm soát đó Đương nhiên, phạm vi kiểm
soát tội phạm do Nhà nước tiến hành cững được thực hiện trong phạm vỉ cả
nước, trong mỗi quan hệ hợp tác giữa các nha nước và được cụ thể hóa mộtcách rõ rằng bằng các quy định của pháp luật Trong khi đó, phạm vi tácđộng bởi hoạt động kiểm soát tội phạm của các tổ chức, liên kết xã hội khác.
không luôn luôn rõ ràng như vậy Pham vi kiểm soát của nó có thể là một
nhóm cộng đồng, trong một địa phương, một liên kết xã hội nào đó cũng có
thể được cố ý nhân rộng hoặc lan tỏa tự phát sang nhóm cộng đồng, địa
phương, liên kết xã hội khác Nói như vậy nhưng cũng không có nghĩa là
Xem: Bình Dương: Câu lạc bộ phòng chẳng tội phom Phủ Hòa nhận làng Khen của Thủ
tướng, Báo Tiền Phong điện từ - Cơ quan Trung ương của Đoàn TNCS Hỗ Chí Minh, ngày 20/2011 _ (upiianwardienpbongvnbeeboi/$49236/CLD-phone-chengtoi-pham.Phu-Hloe.
‘an-bang-ken-cuz-Thu-tuong-pp htm),
` Xem: TA Imobighe (Editor), Theory of ime and erime conrol, Published by National Open
University of Nigeria, 2010, p32 (Unit = Levels of crime control),
Trang 30không thể sử dụng phạm vi kiểm soát làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của
kiểm soát tội phạm của các tổ chức, thiết chế nay Tuy nhiên, việc sử dung
nó không tuyệt đối hóa như đối với hoạt động kiểm soát tội phạm của các
cơ quan chuyên trách mà chỉ có thé phân chia ở ba cấp độ tương đối như
sau:
1) Phạm vi mhdm: 6 mức độ này, các hoạt động kiểm soát tội phạm.chỉ có tác dụng kiểm soát tội phạm trong một nhóm cộng đồng, một địaphương, một liên kết xã hội nào đó
‘Vi dụ: Truyền thống trung thực, lối sống hòa hảo của nhân dân địa
phương, những giáo lý hướng thiện, bác ái, lương thiện của một tôn giáo,
quan niệm đạo đức giai cấp; v
2) Phạm vi xd hội: Ở mức độ này, các biện pháp kiểm soát xã hội có'tác dụng kiểm soát tội phạm trong toàn thể một chế độ xã hội
‘Vi dụ: Truyền thống, nền ting đạo đức của dân tộc hay quy tắc được
thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống của những tổ chức xã hội có phạm vi
hoạt động bao trùm xã hội.
3) Phạm vi shâm loại: Những biện pháp kiểm soát xã hội ở cấp độ này có tác động kiểm soát tội phạm trong todn thể nhân loại
‘Vi dụ: Hoạt động kiểm soát tội phạm thông qua các liên kết quốc tế
và bằng sự tôn trọng các giá trị chung của nhân loại, các thông lệ, tập quán
quốc tế tốt đẹp
4 Tiêu chi thứ tư - chi phí kiểm soát tội phạm
Bắt kế một hoạt động xã hội nào cũng có đòi hỏi về chỉ phí nhân lực
và vật lực để thực hiện hoạt động đó chỉ phí càng nhỏ trong khi kết
qua cảng lớn thì nghĩa là tinh hiệu quả của hoạt động đó càng cao Xét ve
sóc độ này, kiểm soát xã hội đối với tội phạm có thể được đánh giá là hiệuquả cao Như đã nói trên, lý thuyết về kiểm soát xã hội cho phép phát huy.
sức mạnh của mọi lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm Đáng lẽ
re, với lực lượng đông đảo, chỉ phí, công sức sẽ tăng lên tương ứng
nhưng thực tế là không phải như vậy Chỉ hoạt động kiểm soát tội phạm củanhững lực lượng chuyên trách (cơ quan chức năng của Nhà nước, bao gồm.
chủ yếu là Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án, Thi hành án) mới đòi
“hỏi một ngân sách thường xuyên, riêng biệt để đầu tư về nhân lực, cơ sở vật
chất, kinh phí hoạt động cho tương ứng với việc đấu tranh chống tình hình
Trang 31tội phạm, cũng như dự báo đối với tội phạm trong tương lai Trong khi đó,
hoạt động kiểm soát tội phạm của các lực lượng xã hội khác diễn ra nội tai,
tự nhiên đo hoạt động của chính các tổ chức, liên kết xã hội ấy Hoạt động.kiểm soát tội phạm được thực hiện tự giác hoặc tự phát để đảm báo cho sựtồn tại, vững mạnh của các liên kết, tổ chức xã hội
‘Vi dụ: Để trở thành trường học có danh tiếng, uy tín hay đạt được sự:
inh nào đó, một trường học sẽ phải đảm bảo trong cán bộ, gi
học viên của mình không xảy ra vi phạm pháp luật hay phạm tội Điều đó
không đòi hỏi kinh phí khác hơn kinh phí hoạt động vốn đòi hỏi cho hoạt
động quản lý, giáo dục của nhà trường.
Tắt nhiên, không thể nói rằng mô hình kiểm soát xã hội
phạm không làm tăng thêm chỉ phí nào so với mô hình kiểm soát được tiền hành bởi duy nhất cơ quan chuyên trách của Nhà nước Chẳng hạn,
Ong ảnh hưởng tích cực của biện pháp kiểm soát xã hội đã đạt hiệu quả nào.
đó, cũng cần đầu tư kinh phí cho việc khen thưởng nhằm khuyến khích,
định hướng các bộ phận khác của xã hội
‘Vi dụ: Tặng thưởng các danh hiệu công dân gương mẫu, phong hiệp.
sĩ cho người đấu tranh tích cực với tội phạm, kỷ niệm chương vi sự nghiệp
bảo vệ an ninh trật tự xã hội, tặng danh hiệu, trao thưởng cho các gia đình,địa phương, t chúc không xảy ra tội phạm; v.v Tuy nhiên, chỉ phí đó có
lẽ không được coi là đáng kế khi nhờ có nó lực lượng tham gia kiểm soáttôi phạm trở nên đông đảo và rộng khắp mà không phải trả thêm nhân công,
đầu tư thêm phương tiện
5, Tiêu chí thứ năm - mức độ thù hút các lực lượng xã hội tham.
gia kiểm soát tội phạm
Nhu đã đề cập ở trên, khác với quan niệm trước đây cho rằng chủ thể
duy nhất của hoạt động kiểm soát tội phạm chỉ duy nhất có Nhà nước, lýthuyết kiếm soát xã hội đối với tội phạm đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng
hợp của các lực lượng xã hội tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Do vậy, thì kha năng thu hút đông đảo lực lượng xã hội tham gia công táckiểm soát tội phạm cũng có thể được xem như một tiêu chí đánh giá hiệu
quả của hoạt động này Hoạt động kiểm soát tội phạm sẽ là có hiệu quả cao.
nu nó tạo được phản ứng mạnh mẽ đối với tội phạm trong toàn xã hội, dầylên tỉnh thần trách nhiệm đấu tranh kiên quyết và chủ động tấn công và
Trang 32phòng, chống tội phạm của mọi cá nhân, t8 chức, liên kết trong xã hội Lực
lượng tham gia kiểm soát tội phạm được cảng được nhân rộng thì quy mô của hoạt động cảng sâu hơn, rộng hơn, khả năng phát hiện, ngăn ngừa, xử.
lý tội phạm càng được tăng cường hơn Ngược lại, khi đa số cá nhân, tổ
chức trong xã hội phó thác nhiệm vụ kiếm soát tội phạm cho Nhà nước, thờ.
ở với diễn biến của tỉnh hình tội phạm thì sự đơn độc sẽ là một yếu điểm
của các thiết chế Nhà nước trong cuộc chiến với thé giới tội phạm ngày
cảng tinh vi và vô cùng phức tạp.
6 Tiêu chí thứ sáu - tính nhịp: nhàng, hợp lý trong cơ chế phối
hợp hoạt động giữa các lực lượng xã hội tham gia kiểm soát tội phạm.
Mặc dù thu hút được đông đảo lực lượng xã hội tham gia kiểm soát
tôi phạm vừa là nội dung, vừa là tiêu chí đánh giá hiệu quả của mô hình
kiểm soát xã hội đối với tội phạm nhưng điều đó không có nghĩa là lực lượng tham gia càng đông cảng tốt Các thiết chế xã hội khác nhau như cơ.
quan nhà nước, tổ chức kinh tế, chính trị, tôn giáo, gia đình, cộng đồng dân
cu tham gia hoạt động kiểm soát tội phạm với những phương thức khác.nhau và đều có thế mạnh riêng của mình Nếu không có một cơ chế thích
hợp đề những thế mạnh ấy được phát huy theo xu hướng phối hợp, bỗ sung
cho nhau thì cũng có khả năng gây mâu thuẫn, trùng chéo, giảm hiệu quả
của công tác kiểm soát tội phạm Các hoạt động kiểm soát tội phạm tự phát
trong lòng xã hội với nhiệt tình và tỉnh thần trách nhiệm đấu tranh phòng,
chống tội phạm nhưng lại trên cơ sở nhân lực thiếu pháp luật rất
4 gây khó khăn thêm cho công tác xử lý tội phạm, thậm chi lâm phát sinh
tôi phạm mới.
Vi dụ: Việc tit cả các thành viên Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm
Binh Thạnh (Thành phổ Hồ Chi 1) khi tham gia công tác đấu tranh
phòng, chồng tội phạm đã “không quản ngại về tốc độ tham gia giao thong”
để đuôi bắt cướp vô tinh lại tạo ra vi phạm pháp luật mới và rất có khả năng
gây nguy hiểm đối với những người xung quanh ”, Hoặc việc bắt quả tangngười phạm tội trong cộng đồng dân cư thường xảy ra tình trạng nhân dan không báo cáo, trao trả can phạm về cơ quan chức năng theo quy định ma
tự ý giam giữ, tra khảo đối tượng, vùa là vi phạm pháp luật, vừa gây khó
` Xem: Hiệp st đường phố edn được tập luấn, Tạp ch điện tử Sai gn giải phông, ngày
27-9-2010 (Hipi9vw-baomoi.cem/HomefHìnhSu/Sgep.erg.vnfHiep-si-đuone:pho).
Trang 33khăn cho cơ quan chức năng,
7 Tiêu chí thứ bay - khả năng cãi tạo người phạm tội
Nếu như “đâu vào” của hoạt động tố tụng hình sự nói riêng, của hệ
thống tư pháp hình sự nói chung là việc phát hiện, xử lý (khởi tố, điều tra,truy tố, Xét xử) người phạm tội va thi hành án, giáo dục, cải tạo đối với họ,thì “đâu ra" của hoạt động, hệ thống này chính là việc đưa người đó trở lại
môi trường sống lành mạnh (cộng đồng xã hội), cũng như giúp họ trở thành
người có ích cho gia đình và xã hội Theo đó, hoạt động kiểm soát tội phạm phải đạt được mục tiêu cải tạo, phục thiện người phạm tội thì mới có thé
đánh giá là hiệu quả thực sự trên thực tế.
Hiện nay, các hoạt động kiểm soát xã hội đối với tội phạm chủ yếuvẫn tập trung vào khống chế sự gia tăng tội phạm, xử lý người vi phạm
Hon nữa, để kiểm soát tội phạm đạt kết quả tốt, đòi hỏi các tổ chức, cộng.đồng xã hội phải hình thành quy tắc bài trừ hành vi phạm tội Do đó, vấn đềcải tạo, phục thiện người phạm tội chưa thực sự được quan tâm Thậm chí,
tâm lý xã hội phổ biến vẫn là kỳ thị, đào thải người đã từng phạm tội
Những người đó không có cơ hội hòa nhập vào xã hội lương thiện sẽ dễ
đăng tái phạm tội mà tính chất, mức độ của hành vi tái phạm nghiêm trọng.hơn rõ rệt so với phạm tội lần đầu Vô hình chung việc phát hiện, xử lý đối
những người phạm tội này trước đó không đem đến hiệu quả nào mà
còn làm cho khuynh hướng chống đối xã hội của tội phạm và người phạm
tội trở nên ngày càng ng! trọng hơn Như vậy, có nghĩa là nếu hoạt
động kiểm soát tội phạm không có khả năng cải tạo, ngăn ngừa tai phạm thì
không đạt đến hiệu quả mau chốt, đồng thời cũng làm vô hiệu tắt cả những.kết quả đạt được trước 45,
8 Tiêu chí thứ tám - các chỉ số xã hội về sự an toàn và hạnh
phúc của con người
Các chỉ số xã hội đạt được cũng là một phương diện đánh giá hiệu
‘qua kiểm soát tội phạm vì bản thân tội phạm là một tiêu cực xã hội có ảnh
hưởng bắt lợi cho sự phát triển của con người và xã hội Chỉ số xã hội trựctiếp nhất để đánh giá hiệu quả kiểm soát tội phạm trong một xã hội chính là
trạng thái yên tâm, cảm giác an toàn của dân cư Chỉ số nay chưa được
đánh giá trực tiếp và chuyên biệt bởi tổ chức của Chính phủ hoặc tổ chức
xã hội nào nhưng cũng không khó khăn để thực hiện nó Để có kết quả.
Trang 34đánh giá đó, ngành tâm lý xã hội hoàn toàn có thể thực hiện bằng những.
những biện pháp khảo sát, điều tra xã hội học thông thường vẫn tiến hành
trong chuyên ngành này cết quả điều tra cho thấy đa số dân cu lo lắng
về sự an toàn của bản thân, thân nhân; luôn ám ánh, sợ hại về nguy cơ trởthành nạn nhân của tội phạm, thì chứng tỏ kiểm soát tội phạm không cóhiệu quả Ngược lại, nếu tâm lý của đa số dân cư ở trạng thái an tâm, có
tự do và hạnh phúc cho thấy kết quả tốt của hoạt động kiểm soáttội phạm Bên cạnh đó, việc đánh giá trạng thái an tâm hay nỗi lo sợ tộiphạm của nhân dân (hay nỗi sợ hãi là nạn nhân của tội phạm) thì các
xã hội khác như: chỉ số hạnh phúc, chỉ số phát triển con người cũng là những tiêu chí gián tiếp đánh giá hiệu quả kiểm soát tội phạm.
Chi số phát triển con người - HDI (Human Development Index) được
nh giá trong các Báo cáo thường niên của Liên Hợp quốc là một thước đo
tổng quát về phát triển con người, đo thành tựu trung bình của một quốc gia.theo ba tiêu chí cơ ba
1) Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh (đo bằng tuổi thọ
trung bình)
3) Tri thu lược đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập.học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học)
3) Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP tình quân đầu người
Chỉ số này được xây dựng bởi một kinh tế gia người Pekistan là
'Mahbub ul Hag vào năm 1990 trên quan điểm phát triển con người nhằm.mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều kiện để họ
thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do) " Như vậy, cuộc sống
khỏe mạnh, có điều kiện tự do phát triển của con người được mang lại bởinhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội mà trong đó không thể thiếu sự kiểm.soát xã hội, nhất là kiểm soát tội phạm
Chi số hạnh phúc hay chỉ số hành tỉnh hạnh phúc - HPL (HappyPlanet Index) là chỉ số do Quy tế Mới - NEF (New EconomicsFoundation - một tŠ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội có trụ sở chính
tại Vương quốc Anh) công bố Kết quả dựa vào các số liệu chọn lọc từ các
quốc gia, các tố chức quốc tế và các số liệu do chính NEF điều tra Chỉ số
` Xem: Eup xghuili, Cải sổ há iển con người,
Trang 35được đánh giá bởi các tiêu chí: tuổi thọ trung bình, mức độ hài lòng với
cuộc sống và các hành vi tác động đến môi trường Trong các tiêu chí nay
có tiêu chi mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân cũng là một tiêu
chí gián tiếp phản ánh hiệu quả kiểm soát tội phạm Xem xét tiêu chí này cóthể lạc quan rằng Việt Nam là quốc gia kiểm soát tội phạm tốt vì chỉ số
HPL năm 2012 vừa được công bố đầu tháng 6/2012, trong đó Việt Nam là
quốc gia có chỉ số hạnh phúc đứng thứ hai sau Costa Rica Vì vậy, cóthể kết luận chung rằng - một trong tiêu chí đánh giá mức độ kiểm soát xãhội đối với tội phạm trong xã hội hiện đại là: đạt được các chỉ số xã hội vị
sự an toàn và hạnh phúc của con người Cụ thể, bắt kỳ người nào mỗi khi di
ra khỏi nhà và khi đi về nhà, trong người có được trạng thái yên tâm, cảm giác an toàn, không phải lo lắng, đề phòng nguy hiểm từ việc ăn, ngủ và
nghỉ ngoi, đặc biệt là sự an toàn trước những nguy hiểm của tội phạm gây
ra cho mình và gia đình minh chính là niềm hạnh phúc lớn nhất.
9 Tiêu chí thứ chín - sự tác động của truyền thông trong việc
thay đổi hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm
Trong giai đoạn hiện nay, truyền thông đóng vai trò rất quan trọng.trong việc thay đổi hành vi, tạo môi trường tốt cho đấu tranh phòng, chống
tội phạm và các tệ nạn xã hội (các hành vi lệch chuẩn, lệch lac); qua đó duy.
trì hành vi đúng đắn, sẵn sàng chuyển đổi và chấp nhận hành vi mới theo
hướng tích cực, thay đổi hành vi thay đổi cả nhận thức, thái độ và hành vi
của tất cá nhóm xã hội, hưởng ứng đấu tranh, lên án cái xấu, cảm hóa người
phạm tội
Truyền thông được truyền đạt qua n phương pháp, cách thức
khác nhau tác động đến cộng đồng dân cư, các bộ phận, các tổ chức, cácthiết chế trong xã hội Theo đó, ở những nơi kiểm soát lỏng lẻo, truyền
thống, môi trường lạc hậu, hủ tục, chậm phát triển thì truyền thông có tác
dụng làm thay đổi, ngược lại, còn những nơi có những lối sống, phong tụchay những giá trị, chuẩn mực đạo đức tốt sẽ được tiếp tục tuyên truyền,
nhân rộng với tư cách là các thông điệp ứng xử.
‘Vi dụ: Trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, vai trò của truyềnthông thay đổi hành vi là rất quan trọng, qua đó thúc đẩy phát triển các dịch
` Xem: Hlpd/snu, tui-VNIaaboi, Việt Nam đồng thứ hai về chỉ số hạnh phúc toàn
ced năm 2012, ngày 7-6-2013,
Trang 36vụ hỗ trợ về dự phòng, chăm sóc và hỗ trợ HIV/AIDS hay khuyến khích.
đối thoại cộng đồng, tạo ra nhu cầu về thông tin, dich vụ và chăm sóc nguờ'bệnh của các tổ chức nhân đạo nhằm thúc đẩy hành động làm giảm nguy cơ
lây nhiễm và sự kỳ thị của xã hội; v.v
Do đó, trong công tác làm thay đổi hành vi lệch lạc và gián tiếp phục
vụ công tác kiểm soát xã hội đối với tội phạm, đòi hỏi việc truyền thông.phải được truyền tai chính xác, khoa học, có hệ thống; các nội dung truyền
thông bảo đảm được các giá tị nhân văn: Chân - Thiện - Mỹ Ngoài ra, các
chuẩn mực đạo đức, nền tang văn hóa và những giá trị xã hội phải được phd
iến, lặp lại liên tục trong truyền thống, qua đó làm tăng và cùng cố niềmtin cho hành vi của toàn thé các cá nhân khác trong xã hội
10 Tiêu chí thứ mười - thiết kế môi trường, lãnh thổ hay cải tạo
đô thị theo hướng bão đảm an toàn, phòng thủ không gian và
nguy cơ “muốn phạm tội
'Việc phòng ngừa và kiểm soát xã hội đối với tội phạm thông qua tiêuchi thiết kế môi trường, lãnh thổ hay cải tạo đô thị, khu xây dựng có kiếntrúc mới còn rất xa lạ với Việt Nam Tuy nhiên, cách thức này còn gọi là
CPTED (Crime prevention through environmental design) đã được chính
quyền nhiều nước áp dụng khi thiết kế đô thị Au - Mỹ ” va các nhà Tộiphạm học cho rằng, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam,tương lai khi hệ thống đô thị được thiết kế, xây dựng và quy hoạch mới thì
yêu cầu này cũng là đồi hỏi quan trọng Trên cơ sở các lý thuyết về Tội
phạm học, chuyên ngành CPTED đã được thiết lập nhằm thiết kế đô thị,
thành phổ, khu dân cư sao cho giảm tối đa cơ hội (khả năng, điều kiện)phạm tội, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời tội phạm, hoàn toàn khác vớiquan điểm trước đây là kín cổng, cao tường, hàng rào đây thép gai Nóimột cách khác, thiết kế đô thị, các thành phố sao cho tối đa hóa khả năng
nhì thấy, kiểm soát được của tất cả mọi người trong khu đó, khiến chonhững ai đang có ý định xấu, ý định phạm tội phải luôn e dé, thay đổi ý
định vì luôn luôn có cảm giác bị theo đõi và ngăn chặn ngay vì sẽ phát hiện
nhanh, đồng thời khó thoát ra khỏi “ma trận” đó
CPTED ban đầu được đặt ra và xây dựng bởi nhà Tội phạm học tênˆ% Xem: PGS TS, Trần Văn Khải, Chống ội phạm gua thir kế a dị, Tạp cht Tuổi tr cuối tuần,
số 1-2013, a ngày 6-1-2013, 4.13
Trang 37là Ray C Jeffery Theo đó, một cách tiếp cận hạn chế hơn, gọi là “phỏng.thủ không giam" đã được phát triển đồng thời bởi kiến trúc sư Oscar
‘Newman, Năm 1968, tác giả Schlomo Angel đã dựa trên thiết kế của hai tác.giả trên, viết cuốn sách: “Phòng, chồng tội phạm qua thiết kế môi trường”.Còn tác giả Oscar Newman xuất bản cuốn sách: “Không gian phòng thủ -
phòng, chống tội phạm thông qua thiết kế đô thị" năm 1972, cuỗn sách đãđược chấp nhận rộng rãi nhưng với nhiều thành công với nội dung hướng.vào các giải pháp thiết kế đô thị sao cho mọi người sống trong đó có cảm
giác an toàn, yên dn và hợp tác với nhau để phòng ngừa tội phạm Hơn nữa,những người đang có ý định phạm tội sẽ phải cân nhắc, tính toán thật kỹ trước khi quyết định, vì khi quyết định một vấn đề mà phan nhiều là không.thành công thì không ai quyết định cả, giống như một người định đột nhập
vào nhà để trộm cấp tải sản, nhưng nhìn thấy camera, không gian côngcộng, hàng rào nhìn xuyên, tối đa hóa việc phát hiện và hợp tác, không cốlối tắt, lối rẽ thì không người nào sẽ thực hiện tiếp hành vi của mình Bởi
18, sự chắc chắn của nguy cơ sẽ bị bắt giữ va bị xử lý chính là “bước chan”
để những ai có tâm lý “không vững vàng” trong xã hội sẽ dừng bước
Lý thuyết CPTED ngày càng được phát triển ở mức cao Ứng dụng
trong công tác kiểm soát tội phạm và phòng ngừa tội phạm, lý thuyết này"đời hỏi cần có năm yêu cầu đối với việc quy hoạch, xây dựng một đô thi,
khu dan cư mới như saw:
1) Thiết kế bảo đảm sự giám sát (ngăn ngừa) tự nhiên từ môi trường;2) Thiết kế bảo đảm việc kiểm soát, ngăn ngừa tự nhiên các hoạt
động xâm nhập môi trường;
3) Thiết kế bảo đảm việc củng cố tự nhiên lãnh thổ môi trường;
4) Thiết kế bảo dam việc bảo tr, gia cố và hoàn thiện môi trường (lý
thuyết “Cửa số bị hỏng (vỡ kính)” của J Wilson và G Kelling);
5) Thiết kế bảo đảm phối hợp giữa các vùng, lãnh thổ, đơn vị, khu
nhà trong việc thực hiện các yêu cầu trên.
11, Tiêu chí thứ mười một - sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế
Sy thừa nhận của cộng đồng quốc tế về năng lực kiểm soát tội phạm.của một quốc gia thường được đánh giá chính thức bởi các cơ quan chuyên
1 Xem: Haprlen.sikipeiaorlid/Cưime_prexenion through ssvironmental design,
Trang 38môn, được đưa ra khen ngợi, trao đổi kinh nghiệm tại các hội nghị, hội
thảo quốc tế
Ngoài sự công nhận chính thức đó, trong thực tế còn tồn tại hình thức.
ngầm công nhận thông qua việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác ude gia,
lựa chọn làm nơi tổ chức các hội nghị sy kiện quốc tế (văn hóa, thểthao, du lich); v.v Không ban tổ chức, các nhà lãnh đạo nào lựa chọn một
đất nước làm nơi tổ chức các sự kiện như vậy nếu không đánh giá cao khả
năng kiểm soát, trấn áp tội phạm ở quốc gia đó Nói một cách khác, quốcgia không kiểm soát dược tội phạm, tình hình tội phạm gia tăng, bắt ôn về
an ninh, chính trị, an toàn xã hội hay những khu vực là "điểm móng” phức
tạp về an ninh trật tự, an toàn xã hội, tệ nạn xã hội thì sẽ không thu hút
được tổ chức các sự kiện, đó, đồng thời còn là vấn đề clin quan tâm của.
cộng đồng quốc tế trong nỗ lực kiểm soát tội phạm vì mục đích chung - bảo
vệ hòa bình và an ninh của nhân loại, quyền con người, quyền công dân.
IV KET LUẬN CHUNG
‘Tom lại, bước đầu nghiên cứu về khái niệm kiểm soát tội phạm, kiểm.soát xã hội đối với tội phạm và những tiêu chí đánh giá hiệu quả kiểm soát
i tội phạm có ý nghĩa lý luận thực tiễn và ý nghĩa pháp lý
-quốc tế xã hội quan trong Tuy nhiên, 11 tiêu chí đánh giá nêu trên mớichúng tôi đưa ra chỉ có tính chất tham khảo va là nghiên cứu bước đầu phục
‘vu việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát xã hội đối với tội phạm và nâng cao.hiệu quả công tác đầu tranh phòng, chống tội phạm Do đó, việc tiếp tục đề
ra những tiêu chí đánh giá bảo đảm nhằm giảm bớt (hạn chế) tội phạm.
nhiều vấn để khác trong
ội đối với tội phạm (ví dụ: Hệ thống kiểm soát, nội dung.
kiểm soát, chủ thể và các phương thức kiểm soát, các yếu tổ tác động đến
soát xã hội; v.v ) vẫn luôn có tính thời sự cắp bách Những nỗ lực đó
được thực hiện không những bởi Nhà nước, Chính phủ và các cộng đồng xã hội, dân cư, mà còn là trách nhiệm của các nhà lập pháp, các cán bộ hoạt
động thực tiễn, cũng như của các nhà xã hội học, luật gia và những nhà Tộiphạm học đương đại của Việt Nam và thé giới.
Trang 39CHU THE KIÊM SOÁT TOI PHAM.
‘ThS Nguyễn Việt Khánh Hoa
Trường Đại học Luật Hà Nội
Kiểm soát tội phạm là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với Tội
phạm học ớ Việt Nam Trước đây, thuật ngữ “kiểm soát tội pham,, chỉ dừng,lại ở việc liệt kê trong một số công trình nghiên cứu như: Vấn dé “Cơ chếkiểm soát tội phạm,„ bao gồm: +
1 Kiểm soát xã hội và tội phạm
2 Xã hội hiện đại và cảnh sát
3, Các chức năng của Viện kiểm sát và Tòa án
4, Giáo due cải tạo phạm nhân
5 Giáo dục kẻ tội phạm không tách khỏi xã hoi
Hay, khi xác định cấu trúc của các tai liệu chuyên khảo về tội phạm
học, PGS TS, Nguyễn Xuân Yêm có dé cập tới công trình “Tội phạm học
ngày nay,, của TS Frank Schmalleger trong đó;
Phan 1: Bức tranh tội phạm
"Phần 2: Nguyên nhân tội phạm
Pha
Phần 4: Kiểm soát hành vi phạm tội Š
Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng: “ kiém soát tội phạm có hai mặt:
~ _ Nắm được tình hình thực tế của tội phạm;
~ Nam được thực chất và kết quả của hoạt động đấu tranh chống tội
phạm
bồi phạm trong thể giới iện đại
`8 Tội ghen và tội phạm họ hiện ạiở Nhật Bản, của GS.TS, Can Ueda «Bi địch của PGS Luật học apt Rie You FOS bu lạ hộ men Ngàn 1954 Xin kind an
` VHi phạm học bien đại và phông ng tội phạm, cin PGS TS, Nguyễn Xuân Yên, năm 2001, NAD Công sn nhân dn, 20
Trang 40Kiểm soát tội phạm chỉ có thể có cơ sở chắc chắn khi những những,
inh hình kinh
thông số nói trên về tội phạm phải được gắn với các chỉ số về
tế, xã hội, dân cư cũng như với các yếu tố chính trị, những thay đổi về pháp
uật đang diễn ra trong xã hội.
Kiểm soát tội phạm bao gồm trong đó yêu cầu phải nắm bắt được các
động thái của tội phạm, các dự báo vẻ tội phạm là yếu tố không thể thiếu.được đối với việc kiểm soát tội phạm Đi lin với dự báo về tinh hình tộiphạm là những bảo đảm về nhân, tài, vật lực cho việc kiểm soát tội
phạm, *t.
Hiện nay, kiểm soát tội phạm đã được đề cập cụ thể hơn trong một số
công trình nghiên cứu: "Kiểm soát tội phạm cũng được coi là đối tượng.nghiên cứu của tội phạm học Điều này được khẳng định rất sớm trong lịch
sử phát triển tội phạm học cũng như thể hiện trong hau hết các định nghĩa
về tội phạm học đã được đưa ra Khái niệm kiểm soát tội phạm bắt nguồn
từ khái niệm kiểm soát xã hội - khái niệm của xã hội học và kiểm soát tộiphạm được coi là bộ phận của kiểm soát xã hội Kiểm soát tội phạm có thểđược hiểu chung nhất là hệ thống tổng thé các công cụ, các cơ quan — tổ.chức và các quá trình mà với hệ thống này việc phản ứng xã hội đối vớiviệc thực hiện tội phạm được thực hiện, hay “nghiên cứu kiểm soát tộiphạm không được tách rời kiểm soát xã hội nói chung và luôn vì mục đích
kiểm soát xã hội trong trật tự, ôn định Kiểm soát tội phạm hay còn được
goi là kiểm soát xã hội theo pháp luật hình sự, có thể được hiểu la sự phản
` Bài ếc “Tn hình nghi cứ của Tội phạm học Việt Nam hiện ny,TSKH, Đào Tư Úc tren oud
“HH phạm hoe Việ Nam ~ Một sử vin ds lon và tực tên, cia Viện nghiên cứa Nhà nước và Pip lgật năm 20), NT Công an thận dân 40
ˆ® áo tỉnh Ti phạn học của Trường Dại học Luật HÀ Nộ, năm 2012, NXB Cảng an nhân dù tr13