1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Trường: Pháp luật bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - thực trạng và hướng hoàn thiện

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHAP LUẬT VE BOI THUONG, HO TRO DOI VỚI HỘ GIADINH, CA NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT NONG

NGHIỆP - THUC TRANG VÀ HUONG HOÀN THIEN

Chuyén nganh: Luat Kinh téMã số: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS Nguyễn Thị Nga

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luan van này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các thông tin trong Luận văn là trung thực, có tiếp thu và sử dụng những ýtưởng khoa học của các tác giả có bài nghiên cứu liên quan Những phần tríchdẫn đều có xuất xứ rõ ràng.

Tác giả

Trần Thị Phương Liên

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời dau tiên, tôi xin chân thành cảm on các thay cô Khoa Pháp luậtKinh tế, trường Dai học Luật Ha Nội đã tận tình giảng day cho tôi trong thoigian là học viên lớp Cao học Luật, Khóa 19B, Khoa Pháp luật Kinh té tai

truong Dai hoc Luat Ha Noi.

Đặc biệt, tôi xin gửi loi cam ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thi Nga, giảngviên Luật Dat dai, Khoa Pháp luật Kinh té, trường Đại học Luật Ha Nội langười đã tận tình hướng dan tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Bên cạnh đó, luận văn hoàn thành cũng nhờ sự ung hộ, giúp do nhiệt

tình của bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình - những

người luôn sát cảnh với tôi trong thời gian qua.Tôi xin chân thành cam on.

Học viên

Trần Thị Phương Liên

Trang 4

DANH MỤC TU VIET TAT

THD : Thu hồi đấtUBND : Ủy ban nhân dânHĐND : Hội đồng nhân dân

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU - 252 2S 21 1521211121112127121121111121111111111112111101111 0111 He 1CHUONG I TONG QUAN VE BOI THUONG, HO TRO DOI VOI HO GIAĐÌNH, CA NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT NONG NGHIỆP VAPHAP LUAT VE BOI THUONG, HO TRO DOI VOI HO GIA DINH, CANHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT NONG NGHIỆP - ¿ 6

1.1 Tong quan về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước

TAD Ong DỤ HC] sania 6ã 683ãx558ã: gãa Gkštãk-iá8a6k43uS⁄šgE86šeđữAE435ãi36ã00s6A.688056ã6ã ail

1.1.1 Một số khái niệm về bôi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà

nước THD nông nghiỆP - - - - (5 2 6311833111831 1 8331183511891 1118 111 E111 81 1 vkt 6

1.1.2 Cơ sở của việc bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước

THỊ HồHBg HBhIỆD, sesaaadesenaiaeaiiatidiantDilSSiNäE604141466539558i00815106846656058855535585913508568558 11

1.2 Pháp luật về bi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nha nướcthu hoi đất nông ng hiỆp -.-ce< ce< se ceEeeEkeEkeEkeEseEeeteerserssrserstrsrtsrssrksrsresree 14

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

1.2.2 Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật về đối với hộ gia đình, cá

1.2.3 Cơ câu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà

0ì) U98 Ngp985195158:134011902ã10171727 16

1.2.4 Quá trình hình thành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá

1.3 Khái quát pháp luật về bồi thường, hỗ trợ doi với hộ gia đình, cá nhân khiNhà nước THD nông nghiệp tại một số nước trên thé giới và kinh nghiệm cho

Việt Nam trong quá trình phát frÏỄH -.- << se se se se se eseeEsetseserserserssesssse 211.3.1 Khái quát pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khiNhà nước THD nông nghiệp tại một số nước trên thế giới - +: 21

1.3.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển - 25CHƯƠNG II PHAP LUẬT VE BOI THƯỜNG, HO TRỢ KHI NHÀ NƯỚCTHU HOI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CUA HO GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ THUCTIẾN THI HÀNH - 2 S2 E9EE2E£EE£E2E2E121E2121712171211111121111 11121 xe 28

Trang 6

H1) BORG: HH-NHÌY panggitiitiiiiliiSEGEDSEAGSSISA358SEKGEHIGESSDENEEIAASSXSGE1ã0815088035G8/81016139083015NAã 28

2.1.1 Nguyên tắc, điều kiện bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

2.1.2 Nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD

š19)515851401152000070757 33

2.1.3 Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà

nước THD nông nghiỆp - - - c 1113211133113 8 911 1111191111 8111 E111 9H 1 kg 41

2.1.4 Giải quyết khiếu nại tố, cáo về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá

nhân khi Nhà rước THD trồng HghiHỆD seveeseennsaenieonirniioirikoiesetililinD0085900001001868/00160000ã68 44

2.2 Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ

2.2.1 Những ưu điểm đã đạt được ¿52 St SE E2 EEE121115111111 1111 xe 462.2.2 Những bat cập, hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân -.s s-sc-s«- 47CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VA MỘT SO GIẢI PHÁP NHẰM HOÀNTHIỆN PHÁP LUẬT VE BOI THUONG, HỖ TRỢ DOI VỚI HỘ GIA ĐÌNH,CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT NÔNG NGHIỆP VÀ NÂNGCAO HIỆU QUÁ THỰC THỊ TREN THUC TE 2-52 2+s+S££E+S+Ee££zEzE+ 56

3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà

3.2.1 Sửa đôi các quy định về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

3.2.2 Sửa đôi, bỗ sung các quy định có liên quan .s s-sc-ss<ssse 613.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bôi thường,hỗ trợ doi với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp 66KẾT LUẬN - 5 1 1S E1 12151515121111 111111111111 1101011111 0121 101011111110 etrrey 70

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦUI Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nướcnhằm phát triển nền kinh tế, phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.Đề làm được điều nay, tất yếu phải phân bồ lại các nguồn lực phát triển nền kinh té,trong đó trước hết là nguồn nhân lực, dat đai và lao động Điều đó dẫn đến hệ quả làphải thu hồi và chuyển một bộ phận đất đai sang phục vụ cho xây dựng khu, cụmcông nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư tập trung, cũng như cho việc xây dựng, pháttriển kết cấu ha tang và các công trình công cộng Dé tránh những hệ quả tiêu cựccủa quá trình thu hồi đất, giảm thiểu tối đa những xáo trộn, ảnh hưởng đến cuộc sốngcủa những có đất bị thu hồi, Nhà nước ta luôn quan tâm đến chính sách bồi thường,hỗ trợ, đặc biệt là đối với hộ gia đình, cá nhân bị THD nông nghiệp.

Pháp luật đất đai hiện hành đã qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung từ Luật Dat dai1987, Luật Dat đai 1993, đến Luật Dat dai năm 2003, sửa đôi bổ sung năm 2009 vàmột loạt các văn bản hướng dẫn thi hành Tuy nhiên, qua quá trình tô chức triển khaitrên thực tế trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc mà thê hiện rõnhất là van đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD, đặc biệt là THD nông nghiệp.Bởi đất nông nghiệp là miếng cơm, manh áo, là tư liệu sản xuất của người nông dân,THD nông nghiệp cũng tức thu hồi “nguồn sống” của họ Thế nhưng, khi THD nôngnghiệp bao giờ người nông dân cũng là người phải chịu nhiều thiệt thòi, bởi tiền bồithường và hỗ trợ quá thấp, không đủ để chi trả cho họ 6n định đời sống và tiếp tụcsản xuất Theo đánh giá của đại điện Ngân hàng Thế giới (World Bank) tại Việt Namthì: “nông dân là những người nghèo nhất, nhưng cùng với quá trình hiện đại hoáđất nước, ho đã bị kéo vào vòng xoáy của sự nghèo đói” Day cũng là nguyên nhânlàm cho người dân khi bi THD nông nghiệp luôn luôn phản đối, khiếu kiện khắp nơi,nhiều trường hợp chống trả quyết liệt dé bảo vệ đất nông nghiệp.

Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất dai trongthời kỳ đây mạnh toàn diện công cuộc đôi mới, tạo nền tảng dé đến năm 2020 nướcta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, hiện nay Luật đất đai 2003 đangtrong quá trình sửa đổi, bổ sung Một trong những trọng tâm trong lần sửa đổi này là

Trang 8

tập trung vào các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD của hộ gia đình,cá nhân Chính vi vậy, tôi đã chọn lĩnh vực “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ doi vớihộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp - Thực trạng và hướnghoàn thiện" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình Thông qua việc nghiên cứu,đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cánhân khi Nhà nước THD nông nghiệp và hiệu quả thực thi trên thực tế, luận văn đềxuất một số kiến nghị, giải pháp góp phan hoàn thiện các quy định pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân nói riêng va

sửa đối chính sách pháp luật về dat đai nói chung, qua đó bảo vệ quyền và lợi ich hợppháp của người nông dân có đất bị thu hồi.

I Tình hình nghiên cứu

Thời gian qua, vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD đã thu hút được sựquan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau Có thé kéđến một số công trình, bài viết tiêu biéu như: “Pháp luật về bôi thường thiệt hại khi

Nhà nước THD” - Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Vinh Diện năm 2006;

“Pháp luật về bôi thường, hỗ trợ và khi Nhà nước THD (qua thực tiễn thi hành hànhtại thành phố Hà Noi)” - Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Duy Thạch năm 2007;“Chính sách hỗ trợ khi Nhà mước THD” của tác giả Trần Quang Huy đăng trên tạp chíLuật học số 10 năm 2010; Tác giả Nguyễn Quang Tuyến với bài viết “Công khai, mìnhbạch để bảo vệ quyên lợi của người bị thu hồi đất”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Vănphòng Quốc hội, Số 3/2012; TS Phan Trung Hiền với bài viết “Pháp luật về THĐ khithực hiện quy hoạch và chế định trung dụng đất trong pháp luật Việt Nam” và “Quyênkhiếu kiện khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, bồi thưởng, hỗ trợ, tải định cư”,đăng trên Tạp chí Luật Học số 3 và số 7 năm 2011; Tác giả Nguyễn Thị Nga với bài“Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hôi đất, bôi thường và giải phóng mặt bằng vànhững vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng” đăng trên Tạp chí Luật Học số11 năm 2010 và “Những ton tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dung bồithường khi Nhà nước thu hồi đất ”, đăng trên tạp chí Luật Học số 5 năm 2011

Về van dé THD nông nghiệp, cũng có nhiều công trình nghiên cứu có thê kế đếnnhư “Pháp luật về bồi thưởng, hỗ trợ khi nhà nước THD nông nghiệp - thực trạng vàgiải pháp hoàn thiện”, Đỗ Phương Thuỷ - khoá luận tốt nghiệp 2011; “Pháp luật vềbôi thường khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp

Trang 9

dụng tại Nghệ 4n”, Hoàng Thị Thu Trang - Luận văn thạc sĩ luật học 2012

Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đều nghiên cứu về bồi thường, hỗ

trợ khi Nhà nước THD nói chung nhưng ở mức độ và phạm vi khác nhau Có công

trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về bồithường khi Nhà nước THD như: các phương thức bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất, về trình tự, thủ tục THD và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, về cơ chế giải quyết

các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hoặc cưỡng chế hành chính về lĩnh vực này Ngoài ra,

cũng có công trình nghiên cứu về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệpnhưng lại thông qua việc đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật tại địa bàn cụ thé màchưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách tong quát về pháp luật về bồi

thường, hỗ trợ khi nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình và cá nhân, xét ở cả

khía cạnh lí luận và thực tiễn và ở tầm một công trình luận văn thạc sỹ.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang có những thay đổi liên tụcvà nhanh chóng đòi hỏi phải đổi mới chính sách, pháp luật về đất dai cho phù hợp thìcác kết quả mà giới khoa học pháp lý nước ta đã đạt được vẫn cần tiếp tục được nghiêncứu, bổ sung và hoàn thiện Bởi vậy, việc nghiên cứu thành công đề tài “Pháp luật vềbồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp -

thực trạng và hướng hoàn thiện" vẫn là một công việc có ý nghĩa lý luận và mang

tính thời sự cao.

IH Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu dé tài nham đạt được các mục dich sau:

Thứ nhất, làm rõ một số van dé lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất củabồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi dat.

Thir hai, di sâu nghiên cứu, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện

hành về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về bồithường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi nhà nước THD nông nghiệp trongthời gian qua dé có những nhận định và đánh giá khách quan về những kết qua đã đạtđược cũng như những tồn tại, bat cập của van đề này;

Thứ tr, thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoànthiện hơn quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân

Trang 10

khi nhà nước THD nông nghiệp và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dénày trên thực tế.

Tứ năm, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài

liệu cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình

sửa đôi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai trong thời gian tới.IV Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:

- Một số van đề lý luận về bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp

của hộ gia đình, cá nhân;

- Nội dung các quy phạm pháp luật của cơ quan nha nước về bồi thường, hỗ trợ,

khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân;

- Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân thời gian qua, những kết quả đã đạt được và những

bất cập hạn chế còn tồn tại.

Về phạm vi nghiên cứu của luận văn:

Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khiNhà nước THĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, bao gồm: điều kiện, nguyêntắc bồi thường, hỗ trợ; nội dung bồi thường, hỗ trợ; trình tự, thủ tục bồi thường, hỗtrợ và cơ chế giải quyết các khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này, mà không nghiêncứu pháp luật bồi thường đối với các loại đất khác, đối với các chủ thé khác khôngphải là hộ gia đình, cá nhân, cũng như vấn đề tái định cư và các hỗ trợ khác không

phải trong phạm vi THD nông nghiệp.V Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chínhsách, pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xuthế hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phươngpháp tổng hợp; phương pháp phân tích, đánh giá; phương pháp hệ thống; phươngpháp lịch sử cụ thể; phương pháp thống kê; phương pháp so sánh để đảm bảo chonhững lập luận đưa ra có tính logic, chặt chẽ và thuyết phục.

Trang 11

VI Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, day đủ và toàn điện các chế định cóliên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cánhân ở cả phương diện lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật; có tham khảo, đốichiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, luận văn cũng phântích, đánh giá một cách khách quan những ưu điểm đã đạt được cũng như những hạnchế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó dé đề xuất các giảipháp sửa đổi, hoàn thiện trong thời gian tới.

Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thé là nguồn tài liệu tham khảo cần thiếtvà đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thâm quyền trong hoạt động banhành, sửa đôi, b6 sung các quy định của pháp luật đất đai liên quan tới lĩnh vực bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nói chung và bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia

đình, cá nhân khi Nhà nước THĐ nông nghiệp nói riêng Đồng thời, luận văn có thể

được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác giảng dạy và học tập môn học

Luật Dat đai, Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THD tại các

cơ sở dao tạo trong và ngoài trường.

VIL Kết cấu đề tài

Ngoài các phần lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành ba chươngvới các nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khiNhà nước THD nông nghiệp và Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình,

cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá

nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp.

Chương 3: Định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bồithường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp và nângcao hiệu quả thực thi trên thực té.

Trang 12

1.1 Tong quan về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

Nhà nước THD nông nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nôngnghiệp

1.1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp

Tại Việt Nam, đất nông nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu đất đai củacả nước và đóng vai trò quan trọng trong đời sống cũng như sự phát triển kinh tế củađất nước Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, đất nông nghiệp thườngđược hiểu là đất trồng lúa, trồng cây hoa màu như: ngô, khoai, sẵn và những loại câyđược coi là lương thực Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng đất nông nghiệp tương đốiphong phú, đa dạng, không chi đơn thuần là dé trồng lúa, hoa màu mà còn dùng vàomục đích chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thuỷ sản hay đề trồng các cây lâu năm

Trước đây, theo quy định của Luật Đất đai 1993 (Điều 42), đất đai của Việt

Nam được chia làm sáu loại, bao gồm: đất nông nghiệp, đất lâm nghiỆp, đất chuyêndùng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng Trong đó, “Dat nong

nghiệp là dat được xác định chủ yếu dé sử dung vào sản xuất nông nghiệp như trongtrọt, chăn nuôi, nuôi trong thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp ”.

Đến Luật Đất đai 2003 lại chia đất đai tại Việt Nam thành ba loại, bao gồm:

nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng Theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 13 Luật Dat đai 2003, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loạiđất: Dat trồng cây hàng năm gồm dat trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đấttrong cây hàng năm khác; Dat trồng cây lâu năm; Dat rừng sản xuất; Dat rừng phònghộ; Đất rừng đặc dụng; Đất nuôi trồng thuỷ sản; Đất làm muối; Đất nông nghiệp

khác theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, có thé hiểu “Nhóm đất nông nghiệp là tổng thé các loại đất có đặc

tính sử dụng giống nhau, với tu cách là tu liệu sản xuất phục vụ chủ yêu cho mục

Trang 13

dich sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trong trọt, chăn nuôi, nuôi trong thuỷsan, trong rừng, khoanh nuôi tu bồ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệm về nông

nghiệp, lâm nghiệp `.

So với Luật Dat dai 1993, khái niệm đất nông nghiệp Luật Dat đai 2003 cóphạm vi rộng hơn, bao gồm nhiều loại đất để khai thác và sử dụng trong lĩnh vựcnông nghiệp Sự phân loại này có sự đan xen giữa loại đất nông nghiệp, đất lâmnghiệp (trước đây), đất nuôi trồng thuỷ sản và làm muối là một sự phù hợp Một mặt,chúng đảm bảo sự tập trung, thống nhất trong quản lý đất đai của Nhà nước, giúp chocác cơ quan quản lý đất đai ở địa phương dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc theo dõi,kiểm tra, giám sát quá trình khai thác, sử dụng đất của các hộ gia đình, cá nhân Mặtkhác, xét từ thực tế sử dụng đất từ xưa đến nay, trong mỗi hộ gia đình, cá nhânthường không sử dụng thuần tuý một loại đất riêng rẽ mà đan xen khai thác và sửdụng kết hợp của nhiều loại đất khác nhau như đất: trồng lúa, trồng màu, trồng câyăn quả, đất nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp với trồng rừng sản xuất, đất làm muối Việc kết hợp sử dụng nhiều loại đất như vậy là một nhu cầu tất yếu khách quan củamỗi hộ muốn nâng cao năng lực sản xuất, tận dụng quỹ đất dé khai thác có hiệu quảđất đai, có điều kiện dé mở rộng sản xuất và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư vốn

thuận lợi, dễ dàng Đây cũng là sự phù hợp với chủ trương mà Đảng và Nhà nước ta

đang khuyến khích sản xuất nông nghiệp theo mô hình nông trang trại, kết hợp nông- lâm - ngư - điêm đối với hộ nông dân Vì vậy, phân loại đất nông nghiệp theo pháp

luật hiện hành là một sự hợp lí, vừa thuận lợi cho việc quản lí, vừa phù hợp với thực

tế sử dụng đất của các hộ nông dân, vừa khuyến khích dé phát triển nông nghiệp theoxu hướng của nền sản xuất hàng hoá.

1.1.1.2 Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp

Ngược lại với giao đất, cho thuê đất là những hình thức pháp lý làm hình thànhmột quan hệ pháp luật đất đai thì thu hồi đất là một biện pháp làm chấm dứt quan hệpháp luật đất đai thông qua quyết định của cơ quan Nhà nước có thâm quyên.

Theo từ điển giải thích Luật học thì “Thu hồi đất là việc cơ quan Nhà nước cóthấm quyên thu hôi quyên sử dụng đất của người vi phạm quy định về sử dung đất déNhà nước giao cho người khác sử dụng hoặc trả lại cho chủ sử dụng đất hợp pháp bịlấn chiếm Trường hợp cân thiết, Nhà nước thu hôi đất đang sử dụng của người sửdung đất dé sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích

Trang 14

công cộng” Tuy nhiên, giải thích này chưa phản ánh hết tất cả các lý do của việc thuhồi đất, chăng hạn như trong thời gian qua mỗi năm Nhà nước thu hồi hàng chục vạnha đất cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, song giải thích trên đã không đề cậpvẫn đề này.

Khoản 5, Điều 4 của Luật Dat dai 2003 quy định: “Thu hôi đất là việc Nhànước ra quyết định hành chỉnh dé thu lại quyên sử dung đất hoặc thu lại đất đã giaocho tổ chức, UBND xã, phường, thị tran quản lý theo quy định của Luật nay” Cáchđịnh nghĩa này không theo hướng liệt kê mục đích của việc thu hồi đất mà định nghĩacho thay, bằng quyên lực chính trị, kinh tế và pháp ly, cùng với vai trò của đại điệnchủ sở hữu của mình, Nhà nước có quyền thu hồi đất.

Như vậy, từ những khái niệm và định nghĩa trên có thể hiểu khái niệm thu hồiđất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân là việc Nhà nước ra quyết định hành chínhdé thu lại quyền sử dung đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân theo quyđịnh của Luật này vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích côngcộng, phát triển kinh tế.

Ở đây cần phân biệt khái niệm “thu hồi đất” với khái niệm “trưng dụng đất” ởnhững điểm sau đây: Thi? nhát, THD tiến hành theo quy hoạch xây dựng có trình tựlập, trình, thâm định, xét duyệt quy hoạch và thực hiện quy hoạch; còn trưng dụngdat là khan thiết, đột xuất không theo kế hoạch, quy hoạch nào ca Thi hai, THD làdo sự cần thiết; còn trưng dụng đất là do sự cấp thiết, khan thiết như chiến tranh,thiên tai 77z⁄ ba, trình tự, thủ tục ra quyết định THD có những bước, những thờigian cu thé, con trung dung dat can tién hanh nhanh, gon có thé thé hién bang vanban hoac bang lời nói ma có giấy xác nhận và có hiệu lực ngay thời điểm nói hoặc kíban hành 7z tr, trưng dung đất là có thời hạn, còn THD là vĩnh viễn Thi? năm,hình thức bồi thường của trưng dụng chủ yếu băng tiền, còn đối với THD thì ưu tiênbồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng tương ứng, hoặc có thể bồi thườngbằng tién.[8]

1.1.1.3 Khải niệm bôi thường khi Nhà nước THD nông nghiệp

Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ “bồi thong” được sử dụng trong trườnghợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải đền bù cho ngườibị thiệt hại do hành vi của minh gây ra Theo từ điển tiếng việt thông dụng “bdithường ” nghĩa là “dén bù những tốn hai gây ra”.

Trang 15

Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thê

có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho một chủ thé khác trong xã hội Trach

nhiệm này xuất hiện trong nhiều ngành luật như: trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, trách nhiệm bồi thường nhà nước do hành vihành chính, quyết định trái pháp luật của cơ quan nhà nước

Đối với lĩnh vực đất đai, thuật ngữ “bồi thong” khi nhà nước THD được đặtra khá sớm Nghị định 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ quy địnhThể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất, tại Chương II đã đề cập đến việc “Boithường cho người có ruộng đất bị trưng dụng” Tiếp sau đó, Thông tư số 1792/TTgngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số điểm tạm thời về

“bồi thường nhà cửa, dat đai, cây cối lâu niên, các hoa mau cho nhân dân ở những

vùng xây dựng kinh té mở rộng thành phố” cũng đề cập đến van đề bồi thường khiNhà nước thu hồi đất.

Đến khi Luật Dat đai 1987 ra đời, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã banhành Quyết định Số 186/HĐBT ngày 31/05/1990 quy định về “dén bù thiệt hại đấtnông nghiệp, dat rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác” Như vậy, thuậtngữ “bồi throng” được thay thé băng thuật ngữ “dén bù thiệt hại” Mặc du pháp luậtkhông đưa ra giải thích chính thức song có thé hiểu “dén bu thiệt hai” khi Nha nước

THD là việc trả lại những thiệt hai do việc THD gây ra, tương xứng với với giá tri

hoặc công lao mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất trong quá trình sử dụng.

Thuật ngữ này được tiếp tục sử dụng trong Luật Dat dai 1993, Luật sửa đôi, bốsung một số điều của Luật Đất đai 1998 và các nghị định hướng dẫn thi hành, như

Nghị định 90/CP ngày 17/08/1994; Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 22/04/1998 của

Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nha nước THD để sử dụng vào mục đích quốcphòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Tuy nhiên, việc sử dụng thuậtngữ “đền bù” cho thay có một số điểm chưa hợp lý Thứ nhất, khi đề cập đến thuậtngữ “dén bù”, người ta thường nghĩ ngay đến việc Nhà nước trả lại 100% giá trịmảnh đất bị thu hồi Trong khi đó, thuật ngữ “bồi throng” lại cho thay Nhà nước chibồi thường những giá trị, thiệt hại hợp lý về đất và tai sản trên đất cho người sử dụngđất khi nhà nước thu hồi đất Thứ hai, nội ham của thuật ngữ “dén bù” chi là việc

Nhà nước chi trả cho những thiệt hai do hành vi THD của mình gây ra với người sử

dụng đất mà không đi liền sau đó việc thực hiện các chính sách hỗ trợ,

Trang 16

Do đó, khi Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 đượcQuốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thuong” được tiếp tục sử dụng trở lại và được kếthừa trong Luật Đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành sau này như Nghịđịnh 197/2004/NĐ-CP ngày 01/12/2004 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗtrợ, khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 củaChính phủ quy định bé sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng dat, thu hồidat, thực hiện quyền sử dụng đắt, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, khi Nhà nướcTHD và giải quyết khiếu nại về dat đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi

thường, hỗ trợ và

Khoản 6 Điều 4 Luật Dat đai 2003 quy định “Boi đường khi Nhà nước THD làviệc Nhà nước trả lại giá trị quyên sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hôi cho ngườibị thu hôi dat” Như vậy, căn cứ vào quy định trên có thé hiểu bồi thường đối với hộ giađình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sửdụng đất đối với điện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi.

Từ khái niệm trên có thé chi ra những đặc điểm cơ bản của việc bồi thường khi

Nhà nước THD nông nghiệp như sau:

Thư nhất, bồi thường khi nhà nước THD nông nghiệp là hậu quả pháp lý trựctiếp do hành vi THD của Nhà nước gây ra Điều này có nghĩa là trách nhiệm bồithường chi phát sinh sau khi có quyết định THD của cơ quan Nha nước có thâmquyên.

Tứ nhất, bồi thường khi nhà nước THD nông nghiệp được thực hiện trong mốiquan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thê có hành vi thu hồi đất) vớibên kia là người sử dụng đất nông nghiệp (người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp

pháp do hành vi THD của Nhà nước gây ra).

Thứ ba, bồi thường khi nhà nước THD nông nghiệp nhằm bù đắp tốn thất vềquyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất nông nghiệp do hành vi THD củaNha nước gây ra Người bi Nhà nước THD nông nghiệp không chỉ được bồi thườngvề đất mà còn được bồi thường về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ

trợ, nhằm ôn định đời sống, sản xuất.

Thir tw, căn cứ để xác định bôi thường khi nhà nước THD nông nghiệp là diệntích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi; thiệt hại về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất

Trang 17

và khung gia đất do Nha nước quy định tai thời điểm thu hồi đất Người sử dung đấtnông nghiệp bi Nhà nước THD muốn được bồi thường phải thỏa mãn các điều kiệnnhất định do pháp luật quy định.

1.1.1.4 Khái niệm hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp

Khi Nhà nước THĐ nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, bên cạnh việc bồithường, Nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi dé họ ổnđịnh cuộc sống và sản xuất.

Khoản 7 Điều 4 Luật Dat dai 2003 quy định: “H6 tra khi Nhà nước THD làviệc Nhà nước giúp đỡ người bị THD thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làmmới, cấp kinh phi dé di doi đến địa điểm mới” Qua khái niệm hỗ trợ khi Nha nướcTHD kế trên có thé hiệu hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông

nghiệp là việc Nhà nước giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân bi THD nông nghiệp thông

qua đảo tạo nghề mới, bố trí việc làm.

Việc quy định chính sách hỗ trợ khi Nhà nước THD nói chung va THD nông

nghiệp nói riêng đã thé hiện sự nhân dao của Dang và Nha nước Việt Nam, phản ảnhđúng bản chất Nhà nước ta là “Nhà nước của dân, do dân và vì dân” Tuy nhiên, kháiniệm "hỗ trợ" của pháp luật hiện hành là chưa day đủ và phù hợp Điều đó có thé dédàng nhận thấy ngay khi chúng nghiên cứu các loại hình hỗ trợ của pháp luật hiện

hành, bao gồm: Hỗ trợ ồn định cuộc sống và sản xuất, hỗ trợ chuyên đôi và tạo việclàm và các khoản hỗ trợ khác Ngoài ra, khi THD nông nghiệp còn có chính sách hỗ

trợ hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn, ao không được côngnhận là đất ở Như vậy, khái niệm hỗ trợ nêu trên đã không bao quát hết các trườnghợp hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, đồng thời không tạo hướng mở cho các trườnghợp hỗ trợ khác tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương.

1.1.2 Cơ sở của việc bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của

hộ gia đình, cá nhan

1.1.2.1 Cơ sở lý luận của việc bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông

nghiệp của hộ gia đình, ca nhân

Tim nhất, xét về mặt pháp lý, chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THDnông nghiệp được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dânđược Hiến pháp và pháp luật bảo hộ Ngay từ Hiến pháp 1946 (Điều 12) đã quy định

Trang 18

“Quyên sở hữu về tài sản của công dân được Nhà nước Việt Nam đảm bảo” Quyđịnh này tiếp tục được kế thừa tại Hiến pháp 1959, 1980 và 1992.

Điều 58 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân có quyên sở hữu về thu nhập hoppháp, của cải dé dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản kháctrong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác Nhà nước bảo hộ quyên sởhữu hợp pháp và quyên thừa kế của công dân” Bên cạnh đó Hiễn pháp 1992 cũngghi nhận “Tai sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa Trongtrường hop thật cân thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ich quốc gia, Nhànước trưng mua hoặc trưng dụng có bôi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chứctheo thời giá thị trường” (Điều 23).

Nhu vậy, có thé thấy quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổchức đã được ghi nhận xuyên suốt trong các bản Hiến pháp nước ta cũng như đa sốcác nước trên thế giới Bởi vậy, khi Nhà nước THĐ để sử dụng vào mục đích quốcphòng an ninh, loi ích quốc gia, công cộng và phát triển kinh tế thì quyền sử dụng đấtvà toàn bộ tài sản hợp pháp gan liền với đất bi thu hồi do người sử dụng đất tao rađều được xác định là tài sản hợp pháp của cá nhân và phải được bồi thường.

Thứ hai, xuất phát từ bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước “ca dan,do dân và vì dân ”, trải qua bao cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, Nhà nước ta

do nhân dân lao động lập nên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân

dân Đặt trong ý nghĩa đó và xuất phát từ chức năng xã hội của mình, Nhà nước cótrách nhiệm tạo điều kiện, hỗ trợ cho người dân bị mat đất dé họ ôn định đời sống,lao động và sản xuất.

Thứ ba, xét về chễ độ sở hữu đất đai, tại Việt Nam “đất dai thuộc sở hitu toàndân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” Điều này đã được quán triệt trong các vănkiện của Dang và được thé chế hóa trong Hiến pháp và pháp luật Đó là nền tảng ly

luận quan trọng cho việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ

gia đình, cá nhân.

Thứ tu, xét về mỗi quan hệ nhân - quả, thiệt hại về lợi ích của người sử dụngđất là hậu quả trực tiếp từ hành vi Nhà nước THĐ gây ra Chính vì vậy, khi Nhànước THD mà làm phương hại đến quyền và lợi ich hợp pháp của người sử dụng đấtthì Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường và hỗ trợ cho họ công bằng và đúng

pháp luật.

Trang 19

1.1.2.2 Cơ sở thực tiễn của việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông

nghiệp của hộ gia đình, cá nhan

Với hơn 70% dân số làm nghé nông, đất nông nghiệp là loại đất chiếm tỷ tronglớn và có vai trò hết sức quan trọng ở Việt Nam Do đó, việc THD nông nghiệp sẽgây ra những tác động lớn về cả chính trị, kinh tế, xã hội cũng như môi trường mànếu như không giải quyết tốt van đề bồi thường về đất về tài sản trên đất, chính sáchhỗ trợ cho người có đất bị thu hồi có thé sẽ dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng như:

Về phương diện chính trị, nêu nếu không giải quyết hài hoà lợi ích giữa nhanước, doanh nghiệp và người có đất bị thu hồi sẽ dẫn đến tình trạng người dân bắtbình, khiếu kiện đông người, gây nên sự bat ôn định xã hội, giảm lòng tin của ngườidân vào cơ quan nhà nước, từ đó làm uy tín của cán bộ với dân Bên cạnh đó, nếunhư lợi ích của nhà đầu tư được Nhà nước bảo đảm và hưởng lợi nhiều hơn so với lợiích chính đáng của người bi THD sẽ tạo ra sự mâu thuẫn, bất đồng về quyên lợi giữangười dân và doanh nghiệp Trong nhiều trường hợp, người dân không thiện chí,thậm chí thể hiện sự bất hợp tác với doanh nghiệp và Nhà nước khi thực hiện việcTHD và giải phóng mặt bằng.

về phương diện kinh tế, néu không bồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân bị

THD nông nghiệp thì sẽ đây người nông dân vào cảnh trắng tay khi mat quyền khai thácvà hưởng lợi từ đất đai đồng thời phải chịu rất nhiều thiệt hại như: thiệt hại về công sứcđầu tư; thiệt hại về tài sản là thành quả lao động và kết quả đầu tư vào đất; thiệt hại vềchi phí đầu tư vào đất; thiệt hai do ngừng việc, ngừng sản xuất kinh doanh

về phương diện xã hội, tâm lý chung của người dân Việt Nam là “an cư dé lap

nghiệp” Việc Nhà nước THD sé dan đến sự đảo lộn về đời song, sản xuất và sinh hoạt

của những người có đất bị thu hồi, dan đến tâm lý người dân bat an, lo lắng, không yêntâm lao động và sản xuất Ngoài ra, nếu không giải quyết tốt van đề việc làm (chuyểnđổi nghề nghiệp và đào tạo nghề mới), tình trạng thất nghiệp xảy ra, có thể dẫn đến cáctệ nạn xã hội Bởi vậy, Nhà nước cần có chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với hộ giađình, cá nhân khi THD của họ dé họ yén tam ôn định đời song và sản xuất.

Tại Việt Nam, việc THD trong 5 năm qua theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp va

Phát triển nông thôn với diện tích hơn 366.000 ha đất nông nghiệp đã tác động đếngần 627.495 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và ảnh hưởng tới đời sống củahơn 2,5 triệu người, trong đó có những hộ gia đình rơi vào tình trạng bị bần cùng

Trang 20

hoá Đây chính là những cảnh báo quan trọng khi nhiều địa phương van lay đất nôngnghiệp dé xây dựng khu công nghiệp, khu đô thi mới và phê duyệt các quy hoạch sângôn một cách vô tội vạ Trung bình cứ thu hồi mỗi ha đất nông nghiệp sẽ có 10 nôngdân bị mat việc và với tốc độ 73,2 nghìn ha đất bị thu hồi mỗi năm sẽ có 70 vạn nôngdân không có công ăn việc làm Khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là vùng đồng băngsông Hồng với hơn 300.000 hộ, tiếp đến là Đông Nam Bộ với 108.000 hộ, đặc biệtthành phố Hà Nội là địa phương có số hộ bị ảnh hưởng lớn nhất nước với 138.291 hộ

gia dinh.[40]

Với hơn 70% lao động sống băng nghề nông, lo cho nông dân chính là lo chonên tảng quốc gia, lo cho an sinh xã hội của đất nước và cũng chính là bảo đảmquyền con người cho chủ thê đông đảo nhất ở nước ta nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiềunhất của quá trình phát triển Từ khía cạnh thực tiễn đã phân tích ở trên cho thấy việcbồi thường, hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân khi THD nông nghiệp có tinh tất yếukhách quan và vô cùng cần thiết, nhằm an dân, 6n định về kinh tế, xã hội và chăm lođời sống cho người lao động khi mắt tư liệu sản xuất quan trọng nhất là đất đai.

1.2 Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

của hộ gia đình, cá nhân

1.2.1 Khái niệm pháp luật về bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông

nghiệp của hộ gia đình, ca nhân

Pháp luật được xem là một trong những phương thức hiệu quả để thực hiệnchức năng quản lý nhà nước Hệ thống pháp luật mỗi quốc gia được chia thànhnhững bộ phận cau thành khác nhau dé điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội riêngbiệt, nhưng tác động qua lại với nhau, đảm bảo cho các quan hệ này ton tại, pháttriển đúng quy luật Trong lĩnh vực đất đai, cùng với quá trình THĐ nói chung và

THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân nói riêng là hàng loạt các quy phạm pháp

luật được ban hành quy định nguyên tắc, điều kiện, nội dung, phương thức, trình tự,thủ tục cũng như việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo về bồi thường, hỗ trợ khi Nhànước thu hồi đất.

Căn cứ vào lý luận về pháp luật nói chung thì có thé hiểu pháp luật về bôithường, hỗ trợ doi với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp là tổnghợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để diéu chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong quá trình bồi thường, hỗ trợ Nhà nước THĐ nông nghiệp của hộ gia

Trang 21

đình, cá nhân Đây được coi là một nội dung rất quan trọng trong pháp luật đất đai vàlà đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý với tính chất và nội dung phức tạp.

Về cơ bản, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhànước THD nông nghiệp có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhànước THD nông nghiệp chịu sự ảnh hưởng và chi phối bởi hình thức sở hữu toàn dânvề đất đai mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu Nhà nước với vai trò là chủ sở hữuđại diện có quyền phân bô và điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu kinh tế, xã hội Tuynhiên, dé tránh sự lạm quyền, độc quyền và tuỳ tiện trong bồi thường khi THD và théhiện vai trò của Nhà nước là “đại điện” cho quyền lợi của toàn thể nhân dân, phápluật hiện hành đã quy định rõ, chi tiết cơ sở, căn cứ thu hồi đất, chính sách bồithường và cơ chế đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.

Thứ hai, cơ sở dé bồi thường, hỗ trợ trong pháp luật hiện hành về THD nôngnghiệp của hộ gia đình, cá nhân không chỉ dựa trên những thiệt hại về vật chất màngười nông dân phải gánh chịu khi Nhà nước thu hồi, mà còn phải tính đến nhữngton hại phi vật chất ở thời điểm thu hồi và trong tương lai mà các hộ gia đình, cánhân phải đối mặt Điều này khác với các loại đất khác và khác với bồi thường trongdân sự vì đất nông nghiệp vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được,vừa có giá trị tinh thần lớn lao, gắn bó với người nông dân.

Thứ ba, bồi thường cho cá nhân, hộ gia đình có đất nông nghiệp bị thu hồitrong pháp luật hiện hành là sự kết hợp đan xen và hài hoà, hợp lí giữa nhiều biệnpháp khác nhau: biện pháp hành chính, kinh tế, thuyết phục và cưỡng chế.

Thứ tư, ở mỗi địa phương khác nhau, khi thực hiện việc bồi thường đối với hộ

gia đình, cá nhân bị THD nông nghiệp thì bên cạnh việc tuân thủ pháp luật chung thi

cần thiết phải chú trọng tới đặc điểm của yếu tố vùng miền, địa phương để có những

định hướng và giải pháp cho phù hợp, linh hoạt và hiệu quả.

1.2.2 Sự can thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật về bôi thường, hỗ trợ đối

với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp

Dưới góc độ quản lí nhà nước về đất đai, việc pháp luật quy định về bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp giúp tạo cơ sở pháp lý quan trọng

cho Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ trên thựctế Việc giải quyết tốt quá trình bồi thường, hỗ trợ sẽ tạo ra sự nhất trí, đồng thuận

Trang 22

cao của người dân và rộng hơn là của toàn xã hội đối với các chính sách phát triểnkinh tế, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước Nhờ đó, Nhà nước sẽ có đượcmột quỹ đất hợp lý để xây dựng các công trình quan trọng, phục vụ cho sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá; thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào ViệtNam Bên cạnh đó, các quy định pháp luật giúp hài hòa lợi ích các chủ thể, qua đóhạn chế phát sinh các tranh chấp, khiếu kiện, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội,ôn định chính trị.

Dưới góc độ quyền lợi và trách nhiệm của người có đất bị thu hồi, việc phápluật quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp giúp người dânnăm được quyền và lợi ích hợp pháp mà mình được hưởng khi Nhà nước THĐ Qua

đó có sự tham gia, giám sát chủ động, tích cực vào quá trình thực thi pháp luật của

các cơ quan nhà nước có thâm quyền Đây là một hình thức hiện thực hoá quyềnnăng của người sử dụng đất đã được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận.

Tương tự, đối với nhà đầu tư, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nướcTHD nông nghiệp giúp tạo cơ chế rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các chủ thé nàytrong quá trình thực hiện các dự án Bên cạnh đó, pháp luật cũng có các chế tài ràngbuộc trách nhiệm của chủ thể này dé tránh hiện tượng vì lợi ích của mình mà làmphương hại đến lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất.

1.2.3 Cơ cấu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

Nha nước THD nông nghiệp

Có thê thấy, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khiNhà nước THĐ nông nghiệp là một vấn đề có tính chất thời sự, phức tạp và bao gồmnhiều nội dung cấu thành Tuy nhiên về cơ bản, các vấn đề pháp lý đặc thù về bồithường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp bao gồm

những nhóm nội dung chính sau:

Tư nhất, nhóm quy phạm quy định về nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hỗtrợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp.

Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THDnông nghiệp được hiểu là những quy định chung, mang tính nền tảng, tao cơ sở choviệc thực hiện và áp dụng các quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nướcTHD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Nhìn chung, việc bồi thường, hỗ trợ đốivới hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp dựa trên một số nguyên tắc

Trang 23

cơ bản như: người sử dụng đất nếu đủ điều kiện thì được bồi thường, nếu không đủđiều kiện thì được xem xét hỗ trợ; người bi THD đang sử dụng vào mục dich nào thìđược bồi thường bằng VIỆC giao đất mới có cùng mục đích sử dung; nếu không có đấtđể bồi thường thì được bồi thường bang giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm cóquyết định thu hồi; trường hợp người sử dụng đất chưa thực hiện các nghĩa vụ tàichính đối với Nhà nước thì khi bồi thường sẽ trừ đi khoản tiền đó để hoàn trả vào

ngân sách Nhà nước

Điều kiện bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THDnông nghiệp là những yếu tố cần thiết phải thỏa mãn dé hộ gia đình, cá nhân đượcbồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp Pháp luật dat đai Việt Nam quyđịnh cụ thể những trường hợp được bồi thường, hỗ trợ và những trường trường hợpkhông được bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Day là quy định cần thiếtđặt ra và không thê thiếu khi xem xét dé bồi thường bởi trên thực tế, đất nông nghiệpcủa các hộ gia đình, cá nhân sử dụng có nguồn gốc sử dụng tương đối phong phú, đadạng so với các loại đất khác Vì vậy, với những cơ sở, nguồn gốc sử dụng đất khácnhau thì khi Nhà nước thu hồi cần có những yêu cau, điều kiện khác nhau mà họ phải

đáp ứng mới được bồi thường, hỗ trợ Thông qua việc quy định điều kiện cụ thé dé

bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi cũng là dé đảm bảo sự công bang và bìnhđăng giữa các chủ thé sử dụng đất thuộc điện Nhà nước thu hồi.

Thứ hai, nhóm quy phạm quy định về nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với hộ

gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp.

Nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THDnông nghiệp bao gồm các quy định cụ thê về loại, mức bôi thường, hỗ trợ đối với cáctrường hợp THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân Về cơ bản, bồi thường khiNhà nước THD nông nghiệp bao gồm bồi thường về dat và bồi thường về tài sản, chiphí đầu tư vào đất Hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp bao gồm hỗ trợ ồn định

đời sống và ôn định sản xuất, hỗ trợ chuyên đôi nghề nghiệp và tạo việc làm, hỗ trợ

đối với đất nông nghiệp trong khu dân cư và đất vườn ao không được công nhận làđất ở và các hỗ trợ khác.

Khi Nhà nước THD nông nghiệp thì tùy trường hợp mà người có đất bị thu hồicó thê bị các thiệt hại về vật chat, tinh thần sau: (i) mat đi quyền khai thác mảnh đất;thiệt hại về công sức bỏ ra dé làm tăng giá trị quyền sử dung đất; (ii) thiệt hại về tài sản

Trang 24

là thành quả lao động hình thành trong quá trình sử dụng đất; (iii) thiệt hại về các chiphí đầu tư vào đất mà chưa thu hồi được như tiền san lấp mặt bang, tiền thuê đất cònlại ; (iv) thiệt hại do ngừng việc; (v) và các thiệt hại về mặt tinh thần khác Như vậy,

Nhà nước hoặc nhà đầu tư có trách nhiệm, nghĩa vụ phải bồi thường, hỗ trợ cho người

nông dân những thiệt hại nói trên bằng việc giao đất mới, trả tiền hoặc được hưởng cácchính sách hỗ trợ di chuyền, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm nhằm đảm bảo ôn định duy trì cuộc sống Có thé nói, nhóm quy phạm quy định về nộidung bồi thường, hỗ trợ là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các cơ quan nhà nước trongquá trình thực thi pháp luật được thuận lợi, dé dàng cũng như giúp người dân nắmđược được các quyền và lợi hợp pháp mà mình được Nhà nước bù đắp khi thu hồi đất.

Thứ ba, nhóm quy phạm quy định về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ đối vớihộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THĐ nông nghiệp Luật Đất đai quy định mộtcách tổng quát, về trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, khi Nhà nước THD nói chung.Trên cơ sở đó, các văn bản hướng dẫn thi hành có những quy định cụ thể về từngbước lập, bô sung, thâm định, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, cũng nhưtrách nhiệm của các cơ quan, t6 chức, cá nhân trong việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhànước THD của hộ gia đình, cá nhân Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi các quyđịnh trên phụ thuộc rất nhiều vào chính sách của từng địa phương cũng như trình độ,

năng lực, trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ thực thi.

Thứ tư, nhóm quy phạm quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đếnbồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp Hộgia đình, cá nhân bị THĐ nông nghiệp nếu không đồng ý với quyết định về bồithường, hỗ trợ thì được quyền khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan có thâm quyên LuậtDat đai 2003 dành những điều khoản cu thể quy định về về khiếu nại, tố cáo tronglĩnh vực đất đai Sau này, các quy định này đã được sửa đôi, bé sung bởi Luật tố tụnghành chính dé đảm bảo việc khiếu nại, tổ cáo trong lĩnh vực đất đai tuân theo các quyđịnh về trình tự, thủ tục về khiếu nại, tố cáo nói chung.

1.2.4 Quá trình hình thành pháp luật về bôi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình,

cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp1.2.4.1 Giai đoạn trước nam 1993

Năm 1953, Nhà nước ta thực hiện cuộc cải cách ruộng, thực hiện khẩu hiệu:“Người cày có ruộng” và Luật Cải cách ruộng đất được ban hành Một trong những

Trang 25

mục tiêu đầu tiên của cuộc cải cách là: Thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thựcdân Pháp va dé quốc xâm lược ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiến, chiếm hữuruộng đất của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân Vàtại văn bản này, lần đầu tiên, Nhà nước ta quy định điều khoản về tịch thu, trưng thu,trưng mua ruộng đất nhưng không cụ thé.

Ngày 14/4/1959, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 151-TTg quyđịnh về thé lệ tạm thời trưng dụng ruộng đất, đây là văn bản pháp quy đầu tiên liênquan đến việc đền bù ở Việt Nam Sau đó, Uỷ ban Kế hoạch nhà nước và Bộ Nội vụban hành Thông tư liên bộ số 1424/TTLB ngày 6/7/1959 về việc thi hành Nghị địnhsố 151/TTg của Chính phủ quy định thé lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất dé làmđịa điểm xây dựng các công trình kiến thiết cơ bản Mức đền bù và cách tính đền bùtheo ND 151/TTg như sau: (i) Việc đền bù thiệt hại do lấy đất gây nên phải bồi thườnghai khoản: về đất thì bồi thường từ 1- 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bị trưngthu (ii) Đối với hoa màu thì được béi thường đúng mức (iii) Đối với nhà cửa, vậtkiến trúc và các công trình phục vụ sinh hoạt được giúp đỡ xây dựng cái khác Ngoàira, m6 ma thi căn cứ vào tình hình cụ thể về phong tục tập quán của địa phương màgiúp cho họ một số tiền làm phí tổn di chuyén.[26]

Cách đền bù như vậy được thực hiện cho đến khi có Hiến pháp 1980 ra đời Hiếnpháp 1980 quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp1980, Luật Dat dai 29/12/1987 đề cập chi tiết về những trường hợp Nhà nước thu hồiđất Theo đó, trong trường hợp không có lỗi của người sử dụng đất, Nhà nước vẫn cóquyền THD khi “cần sử dụng cho nhu cầu của Nhà nước và của xã hội” (khoản 8) Vàngười bị THD được đền bù thiệt hại thực tế, được bồi hoàn thành qua lao động, kếtquả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất (Điều 49); người được giao đất có nghĩa vụ đềnbù thiệt hại thực tế cho người đang SDD bị THD dé giao cho minh (Diéu 48).

Ngày 31/5/1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 186/HDBT vềviệc đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi bị chuyển sang sử dụng vàomục đích khác Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao dat nông nghiệp, đất có rừngđể sử dụng vào mục đích khác thì phải bồi thường về đất cho Nhà nước Khoản tiền

này được nộp vào ngân sách Nhà nước và được sử dụng vào việc khai hoang, phục

hoá, trồng rừng, cải tao đất nông nghiệp, ồn định Cuộc sống định canh, định cư cho

vùng bị lay đất.

Trang 26

Như vậy, van đề bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD đã được pháp luật chính

thức ghi nhận Tuy nhiên, việc ghi nhận mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa

nêu cụ thể được các trường hợp được bồi thường và không được bồi thường, mức độbồi thường như thế nào.

1.2.4.2 Giai đoạn từ năm 1993-2003

Đến Luật Đất đai 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14/07/1993 đã đánh dấubước phát triển mới của pháp luật đất đai nói chung và pháp luật về bồi thường, hỗtrợ khi Nhà nước THD nói riêng khi đề cập chi tiết đến các trường hợp Nhà nướcTHD tại Điều 14 Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản hướng danthi hành có thé kế đến như Nghị định số 90/1994/NĐ-CP, Nghị định số 22/1998/ND-CP ngày 22/04/1998 của Chính phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước THD dé sửdụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; Thôngtư số 22/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định22/1998/NĐ-CP đã cụ thé hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nha nước về bồithường thiệt hại và giải quyết các van dé phát sinh khi Nhà nước THD gây ra.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai các văn ban này cho thay vẫn còn tôn tại nhiềubất cập, hạn chế trong việc xác định giá đất nông nghiệp còn thấp, vấn đề giải quyếtcông ăn việc làm, đào tạo chuyên đổi nghề nghiệp cho người nông dân bị mat dat sảnxuất chưa được quan tâm đúng mức, việc bồi thường đất ở với các trường hợp sửdụng đất trước Luật Dat đai năm 1993 chưa được quy định cụ thể nên trong tô chứcthực hiện còn nhiều cách làm khác nhau dẫn đến khiếu kiện; chưa có văn bản hướngdẫn, quy định về quy trình lập và thâm định kế hoạch cũng như cưỡng chế thi hànhquyết định thu hồi đất, quyết định bồi thường đối với các trường hợp cố tình khôngthực hiện, dẫn đến lợi dụng kẽ hở trong chính sách của Nhà nước cản trở công tácbồi thường giải phóng mặt băng gây thiệt hại kinh tế cho Nhà nước

1.2.4.3 Giai đoạn từ năm 2003 đến nay

Đề khắc phục những hạn chế của các văn bản trước đó cho phù hợp với yêu cầucủa công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 23/11/2005, Quốc hộikhóa XI tại kỳ họp thứ XI đã thông qua Luật Dat đai 2003, trong đó có nhiều quyđịnh sửa đổi, bổ sung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Cụthê hóa các quy định trong Luật Đất đai 2003, ngày 3/12/2004, Chính phủ đã banhành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nướcthu hồi đất; Bộ Tài chính ban hành Thông tư 116/2004/TT-BTC hướng dẫn thực

Trang 27

hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP Tiếp đó, dé xử ly những van dé nay sinh trongquá trình bồi thường, thu hồi đất, ngày 25/05/2007, Chính phủ ban hành Nghị địnhsố 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấpGiấy chứng nhận quyên sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng dat, trìnhtự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước THD và giải quyết khiếu nạivề đất đai; Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bésung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.Ngày 01/10/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số14/2009/TT-BTNMT quy định chỉ tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự,thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất

Có thé thấy, giai đoạn từ năm 2003 đến nay, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khiNhà nước THD đã được quy định day đủ, cụ thé hơn, hướng tới bảo vệ ngày càng tốthơn quyên lợi của người có đất bị thu hồi Nhìn chung, các văn bản được ban hànhđã làm rõ được nhiều van đề trong công tác bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THDnói chung và THD nông nghiệp nói riêng, tao cơ sở pháp ly quan trọng cho việc triểnkhai áp dụng trên thực tế Tuy nhiên, trước yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu dé sửa đổi, bổ sung, hoànthiện chính sách, pháp luật về đất đai, tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho việcbồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp,đồng thời chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của Nhà nước, nhàđầu tư và người sử dụng đất Đến nay, Dự án Luật Đất dai sửa đổi đã được đưa ratrình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIII và tiến hành lay ýkiến nhân dân đối với toàn văn dự thảo, trong đó có nhiều quy định mới về bồithường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp Dự kiến

Luật Đất dai sửa đối được ban hành sẽ tạo bước đột phá trong hệ thống, chính sách

pháp luật về đất đai, góp phần giải quyết tình trạng khiếu kiện, tranh chấp kéo dài vềđất đai trong thời gian qua.

1.3 Khai quát pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cánhân khi Nhà nước THĐ nông nghiệp tại một số nước trên thế giới và kinhnghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển

1.3.1 Khái quát pháp luật về bồi thường, hỗ trợ doi với hộ gia đình, cánhân khi Nhà nước THD nông nghiệp tại một số nước trên thế giới

Trang 28

Với bat kỳ quốc gia nào trên thé giới, đất đai luôn là nguồn tài nguyên quý giá,là nguồn lực quan trọng, cơ bản của mọi hoạt động trong đời sống kinh tế - xã hội.Khi Nhà nước THD tức là đã tác động đến đời sống của một bộ phận không nhỏ cácchủ thê trong xã hội Đặc biệt là đối với những nước đang phát triển, việc thu hồi đất,trong đó có đất nông nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những xáo trộn,những tác động không đáng có đến đời sống và sản xuất của người nông dân Dướiđây xin khái quát pháp luật về bồi thường, hỗ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp củahộ gia đình, cá nhân tại một số nước trên thế giới dé rút ra những bài học kinh

nghiệm cho Việt Nam.

13.11 Trung Quốc

Trung Quốc là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự

nhiên, truyền thống lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội với nước ta Qua ba

thập kỷ cải cách, Trung Quốc đã đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc trong pháttriển kinh tế Hiện nay cả Trung Quốc và Việt Nam đều thực hiện đường lối xâydựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường Vì vậy, kinh nghiệm pháttriển kinh tế của Trung Quốc nói chung và kinh nghiệm xây dựng pháp luật nóiriêng, trong đó có chế định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp lànhững kinh nghiệm qúy báu và bồ ích cho Việt Nam tham khảo và học tập.

Về thâm quyền thu hồi đất, theo pháp luật đất đai Trung Quốc thi chỉ có Quốcvụ viện (Chính phủ) và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mớicó thâm quyên thu hồi đất Quốc vụ viện có thâm quyền thu hồi từ 35 ha trở lên đốivới đất nông nghiệp và 70 ha trở lên đối với các loại đất khác Dưới hạn mức này,chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định thu hồi Trongkhi đó theo pháp luật Việt Nam thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngTHD đối với tô chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức,cá nhân nước ngoài Còn UBND cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cóthâm quyền THD của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Về trách nhiệm bôi thường, pháp luật Trung Quốc quy định người nào sử dụngđất thì người đó có trách nhiệm bồi thường Còn theo pháp luật Việt Nam thì Nhànước đứng ra THD và bồi thường cho người bi thu hồi đất, sau đó giao cho các tổchức, cá nhân khác sử dụng theo hình thức có thu tiền hoặc không thu tiền hoặc cho

thuê theo quy định của pháp luật.

Trang 29

Về mức bồi thường, hỗ trợ, Điều 47 Luật quản lý đất dai năm 2004 của TrungQuốc quy định kinh phí đền bù diện tích đất bị thu hồi cho nông dân gồm: tiền đền bù

ruộng đất, kinh phí hỗ trợ ôn định cuộc song va tién dén bu dién tich cay trong, hoa

màu gan liền với đất Trong đó kinh phí đến bù ruộng đất gấp từ 6-10 lần giá trị sảnlượng bình quân ba năm trước đó của điện tích đất bị thu hồi; mức kinh phí hỗ trợ ổnđịnh cuộc sống gấp từ 4-6 lần giá trị sản lượng bình quân ba năm trước đó của diệntích đất bị thu hồi; bồi thường cho các công trình và hoa màu hiện có sẽ do chínhquyền địa phương quyết định Luật giới hạn tổng mức bồi thường và hỗ trợ khôngvượt quá 30 lần giá trị sản lượng hàng năm trung bình của 3 năm trước đó nếu như cácquy định trong luật không đủ duy tri mức sống hiện tại của người nông đân.[21]

Theo đánh giá của một số chuyên gia, sở dĩ Trung Quốc có những thành công

nhất định trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là do: (1) đã xây dựng các

chính sách và trình tự, thủ tục rất chỉ tiết, tạo cơ hội phát triển sản xuất cho người bịthu hồi; (2) năng lực của chính quyền địa phương khá mạnh trong việc thực hiệnchương trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; (3) chế độ sở hữu tập thê về đất đai tạođiều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tiềnđền bù cho đất bị thu hồi không trả cho từng hộ gia đình ma được cộng đồng sử dungdé tìm kiếm, phát triển đất mới hoặc dùng dé phát triển kết cấu hạ tang, sau đó chínhquyền thôn, xã chịu trách nhiệm phân chia cho các hộ bị ảnh hưởng.

13.12 Ấn Độ

Điều 4, Phan II Đạo luật thu hồi dat đai của An Độ có quy định về van đề thamvan người dân trong cơ chế THD tại An Độ Theo đó, cơ quan phụ trách về bồithường, hỗ trợ, phải tổ chức tham vấn với người dân bị ảnh hưởng trong khi xâydựng kế hoạch Bên cạnh đó, việc xây dựng ngân sách, bao gồm dự toán có liên quancũng phải tham vấn với đại điện của các hộ gia đình.[21]

Đạo luật thu hồi đất đai của An Độ quy định sau khi dự án THD được thôngbáo trên báo địa phương và công khai ở những địa điểm thích hợp, chủ sở hữu khôngđược bán tài sản, sửa chữa, cải tạo Những phần cải tạo, sửa chữa sẽ không được bồithường nếu như không được sự cho phép trước.

Về các biện pháp hỗ trợ, pháp luật Ấn Độ quy định chính sách tạo công ăn việclàm cho các hộ bị ảnh hưởng, ít nhất mỗi hộ một người, tùy thuộc vào mức độ phùhợp của từng cá nhân Bên cạnh đó là các biện pháp phục hồi thu nhập khác như đào

Trang 30

tạo cho các cá nhân dé có thé đáp ứng được yêu cầu công việc; ưu tiên cho những laođộng bị mất đất và người thất nghiệp bằng cách tạo công ăn việc làm trong dự án;các trang thiết bị đào tạo để xây dựng kỹ năng, chuyên môn để tự kinh doanh; cấphọc bồng và tạo các cơ hội phát triển nghề nghiệp

13.13 Thai Lan

Ở Thai Lan cũng như ở nhiều nước khác trong khu vực Đông Nam A, quá trìnhđô thị hóa diễn ra nhanh chóng Hiến pháp Thái Lan 1982 quy định việc trưng dụngđất cho các mục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tàinguyên cho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộngkhác phải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định củapháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra.

Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, năm 1987, Thái Lan ban hành Luật vềtrưng dụng bất động sản quy định những nguyên tắc về trưng dụng, nguyên tắc tính giátrị bồi thường các tai san bị thiệt hại Can cứ vào đó, từng ngành đưa ra các quy địnhcụ thê về trình tự tiễn hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, nguyên tắc xác định cụ thé

giá thể giá thị trường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, trình tự đàm phán,

thanh toán tiền bồi thường, quyên khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra tòa án 1.3.1.4 Hàn Quốc

Đạo luật về THD cho các công trình công cộng năm 2009 của Hàn Quốc quyđịnh nếu như đất bi thu hồi trước khi thu hoạch hoa mau thi giá trị hoa mau đó sẽ

được bồi thường Khoản bồi thường được tính dựa trên số hoa màu thực tế được

trồng tại thời điểm dự án được công bố Khoản bồi thường cũng tính để đủ hỗ trợngười nông dân phục hồi lại việc sản xuất của mình Khoản bồi thường được tínhtrên cơ sở hai lần tổng thu nhập hàng năm từ sản xuất nông nghiệp.

Về tham vấn người dân, Điều 82 Đạo luật về THD cho các công trình côngcộng quy định khá chặt chẽ, theo đó, người dân bị ảnh hưởng sẽ thành lập Ủy bancông dân (RC) để tham vấn về kế hoạch bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và các giảipháp khôi phục đời sống Thông qua RC, người dân sẽ yêu cầu mức bồi thường cụthé, cũng như các van đề hỗ trợ khác, hoặc có thể khiếu kiện dé hủy dự án.

Ngoài việc tham vấn thông qua RC, người dân có thé tham van với dự án thôngqua Ủy ban về bồi thường Thành viên của Ủy ban này là quan tòa, luật sư, cơ quan

công chứng, giáo sư và các quan chức của các cơ quan liên quan It nhât 1/3 sô thành

Trang 31

viên phải là những người dân bị ảnh hưởng Uy ban sẽ tổ chức tham vấn về việc địnhgiá tài sản, quy mô của đất còn lại, xây dựng kế hoạch phục hồi thu nhập, địa điểmtái định cư và các van dé khác theo yêu cầu của người dan.[21]

1.3.1.5 Singapore

Chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD ở Singapore (Luật về THDSingapore) quy định trường hợp người bị THD không tán thành với phương án bồithường thiệt hại do Nhà nước xác định có quyền thuê một tổ chức định giá tư nhânđể tiến hành định giá lại các chi phí thiệt hại Nhà nước trả tiền cho việc làm này.Ngoài ra, họ có quyền khiếu kiện về giá trị bồi thường Hội đồng bồi thường là ngườicó thâm quyền quyết định và giá trị bồi thường và đưa ra câu trả lời đối với ngườikhiếu kiện Nếu người bi THD không đồng ý với câu trả lời của Hội đồng thì có

quyền khởi kiện vụ việc ra Tòa thượng thâm.

Có thể nói với chính sách bồi thường được tiễn hành một cách thận trọng trêncơ sở các quy định chặt chẽ của pháp luật, với việc đề cao nguyên tắc công khai,

minh bạch trong quá trình thực thi nên công tac THD tại Singapore đã nhận được sự

đồng tinh cao của người dan (ty lệ cưỡng chế THD thấp, đạt 1%).[41]1.3.2 Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình phát triển

Nhìn chung, quy định pháp luật của một số nước về bồi thường, hỗ trợ đối với

hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước THD nói chung và THD nông nghiệp nói riêng

khá đồng nhất với pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu pháp luậtvề bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD của một số quốc gia trong khu vực chúng tacó thể rút ra một số kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình sửa đôi và hoàn thiệncác quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình,

cá nhân như sau:

Thứ nhất, Chính phủ các nước đều ý thức được tầm quan trọng của đất nôngnghiệp trong việc bảo đảm van dé an ninh lương thực quốc gia cũng như 6n định cơcấu nền kinh tế, do đó họ rất quan tâm đến vấn đề thu hồi đất nông nghiệp và cóchính sách nhằm hạn chế việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang sửdụng vào mục đích phi nông nghiệp Pháp luật Trung Quốc còn có quy định trườnghợp nhà đầu tư phải bồi thường phần đất nông nghiệp tương đương với diện tích đấtbị thu hồi nhằm bù đắp cho phần đất nông nghiệp bị chuyên sang sử dụng vào mục

đích phi nông nghiép.[41]

Trang 32

Thứ hai, về mức bồi thường và hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi THDnông nghiệp, quy định của các quốc gia nhìn chung rất đa dạng, phong phú, nhưngđều nhằm hướng tới một mục tiêu chung là đảm bảo quyền lợi cao nhất cho người bị

thu hồi đắt, khuyến khích, tạo điều kiện cho họ dé tái sản xuất, phục hồi thu nhập về

van dé này, Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của các nước và vận dụng mộtcách linh hoạt, phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thé của nước ta.

Thứ ba, về điều tiết lợi ích giữa các chủ thể trong quá trình thu hồi đất Điềunày, ở Việt Nam chưa làm tốt, theo đó, Nhà nước chỉ hưởng lợi 10% thông qua chínhsách thuế, người có đất bị thu hồi là 20%, còn lại 70% thuộc về nhà đầu tư Chúng tacó thê tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc khi 85% đất thu hồi là sự thoả thuận giữadoanh nghiệp và người dân về cơ chế thu hồi, về mức bồi thường, hỗ trợ, còn lại 15%Nhà nước cưỡng chế cho các mục đích quốc phòng, an ninh, mục đích quốc gia, côngcộng, và mục tiêu phát triển cộng đồng chung Bên cạnh đó, Hàn Quốc không áp giácủa Nhà nước mà chỉ định một tổ chức dich vụ định giá làm cơ sở dé bồi thường.

Thứ tư, cần chú trọng công tác giải quyết việc làm cho người nông dân bị matđất sản xuất Về van dé này, chúng ta có thé tham khảo kinh nghiệm của Trung Quốcphân biệt hai nhóm đối tượng cụ thé: đối với nhóm người trong độ tuổi lao động thiđược bồi thường một khoản tiền đủ để họ tìm kiếm việc làm mới; đối với nhómngười nông dan đã hết tuổi lao động cần có chính sách trợ cấp dé họ tiếp tục duy trìcuộc sống.

Thứ năm, về cơ chế giám sát và sự tham vấn của người dân trong quá trình bồithường, hỗ trợ, chúng ta có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là HànQuốc, Ấn Độ, Singapore Mở rộng, tạo điều kiện cho người dân được tham giarộng rãi vào quá trình xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ cũng sẽ tăng cườngtính công khai, minh bạch, phát huy tính dân chủ, đồng thời tạo sự đồng thuận giữaNhà nước, chủ đầu tư và người bi thu hồi đất, góp phan làm giảm các tranh chấp,khiếu kiện phát sinh trong thời gian qua.

Kết luận chương I

Việc THD nông nghiệp là một yêu cầu tất yêu của quá trình công nghiệp, hiệnđại hóa đất nước Bên cạnh những tác động tích cực mà nó mang lại trong việc thúcđây phát triển kinh tế quốc dân thì THD nông nghiệp cũng dé lại những ảnh hưởng

tiêu cực nhât định đôi với đời sông của người dân, trong đó chủ yêu là nông dân.

Trang 33

Trong phạm vi Chương I của luận văn đã làm rõ một số vấn đề lý luận về bồithường, hỗ trợ đối khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân, tính tấtyếu khách quan và cơ sở của việc của việc bồi thường, hỗ trợ Đồng thời khái quátpháp luật của một số nước trong khu vực về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình,

cá nhân khi Nhà nước THD nông nghiệp, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm

trong qúa trình phát triển và hoàn thiện pháp luật về chính sách, pháp luật về đất đai

tại Việt Nam.

Trang 34

CHƯƠNG 2

PHAP LUẬT VE BOI THƯỜNG, HỖ TRỢ DOI VỚI HO GIA ĐÌNH,CÁ NHÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HOI DAT NÔNG NGHIỆP VA

THUC TIEN THI HANH

2.1 Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi

Nhà nước THD nông nghiệp

2.1.1 Nguyên tắc, điều kiện bồi thường, hỗ trợ doi với hộ gia đình, cá nhân

khi Nhà nước THD nông nghiệp

2.1.1.1 Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà

nước THD nông nghiệp

Nhìn chung, các nguyên tắc về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD được kếthừa từ Nghị định 197/2004/NĐ-CP, đến Nghị định 84/2007/NĐ-CP và Nghị định69/2009/NĐ-CP, cho thấy quan điểm xuyên suốt của Nhà nước ta trong vấn đề bồithường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nói chung và bồi thường, hỗ trợ đối với hộ gia

đình, cá nhân khi Nhà nước THD nói riêng Theo đó, việc bồi thường, hỗ trợ khi

Nhà nước THĐ nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân tuân theo các nguyên tắcchung về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD như sau:

Thứ nhất, Nhà nước THD của người đang sử dụng có đủ điều kiện thì được bồithường: trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND cấp tỉnh xem xétdé hỗ trợ.

Ban chất của bồi thường khi Nhà nước THD là việc Nhà nước trả lai giá trịquyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất Như vậy,trường hợp hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện để công nhận quyền sử dụng đấtnông nghiệp hợp pháp thì khi Nhà nước THD không được bồi thường là phù hợp.Quy định này nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời tạo sự bìnhđăng giữa các đối tượng bị thu hồi Tuy nhiên, bên cạnh đó, Nhà nước vẫn có chínhsách dé hỗ trợ cho những đối tượng bi THD nông nghiệp không đủ điều kiện dé đượcbồi thường Có thể thay, đây là một quy định thê hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta,nhằm tạo điều kiện giúp người nông dân có dat bị thu hồi giảm bớt những khó khăn,

nhanh chóng ôn định đời sông và sản xuât.

Trang 35

Trên thực tế, nguồn gốc đất của mỗi chủ thé sử dụng khi bị thu hồi là hết sứcphong phú, đa dang Có trường hợp quyền sử dụng đất được Nhà nước xác lập thôngqua các quyết định giao, cho thuê và cấp giấy; song có những trường hợp quyền sửdụng đất của họ có được trên cơ sở của những giao dịch chuyên quyền được Nhànước thừa nhận; song cũng còn nhiều trường hợp mà quyền sử dụng đất của họ khôngdựa trên cơ sở pháp lý hay được cơ quan nhà nước nào cho phép bằng văn bản, nhưngviệc sử dụng đất đó lại trải qua một thời kì lâu dài, họ sinh sống, lập nghiệp 6n địnhtrên mảnh đất đó mà không có tranh chấp và không có cơ quan nào yêu cầu họ chấmdứt quyền sử dụng đất; hoặc một số trường hợp sử dụng đất mà chủ thê sử dụng thuộcđối tượng Nhà nước đặc biệt ưu tiên như hộ nông dân sử dụng đất nông nghiệp ở cácnơi có địa bàn kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, ở vùng núi, hải đảo Như vậy, khi xem xét một chủ thể bị Nhà nước thu hồi đất, một trong những nguyêntắc cần được quán triệt đối với các co quan nhà nước có thâm quyền là phân định cụ

thể, chính xác nguồn gốc sử dụng đất của họ thuộc điều kiện nào theo quy định của

pháp luật để xét họ được bồi thường hay không được bồi thường.

Thứ hai, Nhà nước THD của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được

bồi thường bằng việc giao dat mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất débồi thường thì được bôi thường bang giá trị quyền sử dụng đất tinh theo giá đất taithời điểm quyết định thu hồi đất.

Quy định này tạo sự linh hoạt khi cho phép co quan có thẩm quyền và người biTHD có sự lựa chọn phương án bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền phù hợp với từngtrường hợp cụ thể Tuy nhiên, quy định này cũng bộc lộ một số bất cap, hạn chế như:

Đối với trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử

dụng, có nghĩa là khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì sé

được bồi thường bằng việc giao đất nông nghiệp tương ứng Có thé thay, đây là mộtquy định tích cực, nhằm tạo điều kiện cho người bị THĐ nông nghiệp được tiếp tụcsản xuất, kinh doanh nông nghiệp Tuy nhiên, quy định này mang tính hình thức hơnlà mang tính thực tiễn Bởi lẽ, hiện nay tại nhiều địa phương, quỹ đất nông nghiệp đãđược phân chia hết Bên cạnh đó, thời hạn sử dụng đất nông nghiệp cũng khá dài (20năm hoặc 50 năm), đồng thời khi hết thời hạn sử dụng đất nói trên, nếu người sudụng đất vẫn có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất, không vi phạm pháp luật thì vẫn đượcgia hạn thời gian sử dụng đất, do đó tại nhiều địa phương không còn đất nông nghiệp

Trang 36

dé giao cho hộ gia đình, cá nhân Vì vậy, có rat ít trường hợp người bị THD nôngnghiệp được giao đất nông nghiệp khác để tiếp tục canh tác, sản xuất Đây là điều rấtđáng lo ngại hiện nay trong bối cảnh diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu

hẹp do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang lại.

Đối với trường hợp bồi thường bằng tiền tính theo giá đất có cùng mục đích sửdụng, đây là cơ chế dé khắc phục trường hợp không có đất dé giao cho hộ gia đình, cánhân Điều 56 Luật Đất đai 2003 quy định việc định giá đất của Nhà nước phải bảođảm nguyên tắc “sát với giá chuyển nhượng quyên sử dụng đất thực tế trên thịtrường trong diéu kiện bình thường” Tuy nhiên, việc xác định giá đất dé bồi thườngtrên thực tế vẫn chưa đảm bảo nguyên tắc này, dẫn đến việc tính tiền bồi thườngchưa thỏa đáng, là nguyên nhân dẫn đến nhiều tranh chấp, khiếu kiện về đất đai trong

thời gian qua.

Thứ ba, trường hợp người sử dung đất được bồi thường khi Nhà nước THD màchưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định củapháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền đượcbồi thường, hỗ trợ dé hoàn trả ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, Nhà nước chỉ khấu trừ vào tiền bồi thường, hỗ trợ bao gồm: tiền sửdụng đất, tiền thuê đất đối với đất do Nhà nước cho thuê, thuế chuyên quyền sử dụngđất, thuế thu nhập từ chuyên quyền sử dụng dat, tiền thu từ xử phạt vi phạm phápluật về đất đai, tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sửdụng đất đai, phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; không khấu trừ vào tiền bồithường tai sản; tiền hỗ trợ di chuyền, hỗ trợ 6n định đời sống và sản xuất, hỗ trợchuyền đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

Thứ tw, Nhà nước điều tiết một phan lợi ích từ việc thu hồi, chuyên mục đích sửdụng đất dé thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi, bao gồm hỗ trợdi chuyền, hỗ trợ đối với trường hợp THD ở; hỗ trợ ôn định đời sống và sản xuất, hỗtrợ đào tạo chuyên đổi nghề và tạo việc làm đối với trường hợp THĐ nông nghiệp;hỗ trợ khi THĐ nông nghiệp trong khu dân cư; đất vườn, ao không được công nhậnlà đất ở; và các khoản hỗ trợ khác.

Đây là nguyên tắc mới được bổ sung tại ND 69/2009/NĐ-CP nhằm giúp Nhànước có nguồn lực dé điều tiết lợi ích giữa các chủ thé Trong quá trình THD nóichung và THD nông nghiệp nói riêng, người nông dân thường là đối tượng chịu

Trang 37

nhiều thiệt thòi, do đó việc Nhà nước có chính sách điều tiết một phần lợi ích từ việcthu hồi, chuyên mục đích sử dụng đất đề thực hiện các khoản hỗ trợ đối với ngườinông dân bị THD là việc hoàn toàn phù hợp và cần thiết Day cũng là quy địnhhướng tới làm hài hoà hoá lợi ích ba bên Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thuhồi, điều mà trước khi có Nghị định 69 ra đời quá bat hợp lí, khi mà ở đó trước mỗidự án đầu tư cho mục tiêu phát triển kinh tế, Nhà nước chỉ thu về 10% lợi ích quaviệc thu thuế, người có đất bị thu hồi chỉ được hưởng 20% lợi ích từ bồi thường, hỗtrợ, còn lại 70% thuộc về nhà đầu tư.

2.1.1.1 Điều kiện bôi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THD nông nghiệp của hộ

3 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ôn định, được UBND cấp xa xácnhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây: a) Những giấytờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quancó thâm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước ViệtNam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam ViệtNam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trongsố đăng ký ruộng đất, số địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyềnsử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liềnvới dat; d) Giấy tờ chuyên nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liềnvới đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đấtsử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở,mua nhà ở gan liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quancó thâm quyên thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng dat.

4 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quyđịnh tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy

tờ vê việc chuyên nhượng quyên sử dụng đât có chữ ký của các bên có liên quan,

Trang 38

nhưng đến thời điểm có quyết định THD chưa thực hiện thủ tục chuyển quyềnsử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đấtkhông có tranh chấp.

5 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phươngvà trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tạivùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miễn núi, hải đảo, nay được UBNDcấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ôn định, không có tranh chap.

6 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định taikhoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng 6n định từ trước ngày 15 tháng

10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.

7 Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định củatoà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giảiquyết tranh chap dat đai của co quan nha nước có thấm quyền đã được thi hành.

8 Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thờiđiểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch;không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thâm quyền phê duyệtđã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và đượcUBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.

9 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyếtđịnh quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trongthực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng”.

Có thé thay, điều kiện bồi thường khi THD nông nghiệp của các hộ gia đình,cá nhân đã được quy định khá cụ thể, đầy đủ và theo hướng có lợi cho người nôngdân Theo đó, Nhà nước không chỉ căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dung đấtmà còn căn cứ vào các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ khác về quyền sử dụng đất do cơquan có thâm quyền cấp cho hộ gia đình, cá nhân cũng như xem xét đến nguồn gốclịch sử, diễn biến và hiện trạng thực tế của quá trình sử dụng đất dé có phương thứcbồi thường cho hợp lí và công bang các các đối tượng Đây có thé nói là những quyđịnh linh hoạt trong hoàn cảnh việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nướcta vẫn chưa được hoàn thành, đồng thời thé hiện tính nhân văn và truyền thống tốt

Trang 39

đẹp của Nhà nước ta trong việc công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ gia

đình, cá nhân.

Bên cạnh đó, pháp luật đất đai cũng quy định những trường hợp Nhà nướcTHD nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không được bồi thường, bao gồm: ngườisử dụng đất không đủ điều kiện nêu trên; đất nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đấtmà tiền trả cho việc nhận chuyên nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngânsách nhà nước; đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp quy định tại các khoản2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 38 Luật Dat đai 2003 (Bao gồm: sử dung đấtkhông đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả; người sử dụng đất cô ý hủyhoại đất; đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền; đất bịlấn, chiếm; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế; người sử dụng đất

tự nguyện trả lại dat; nguoi su dung đất có ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà

nước; đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hếtthời hạn; đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai thángliền; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền;đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền; đất đượcNhà nước giao, cho thuê dé thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thờihạn mười hai tháng liền hoặc tiễn độ sử dụng đất chậm hơn hai mươi bốn tháng so vớitiễn độ ghi trong dự án đầu tư, ké từ khi nhận ban giao đất trên thực địa mà khôngđược cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất đó chophép ) Việc THD và không được bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp này được coinhư một biện pháp chế tài đối với hành vi sai phạm trong quá trình sử dụng đất.

2.1.2 Nội dung bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước THĐ nông nghiệp của hộ

gia đình, cá nhân

2.1.2.1 Nội dung bôi thường đối với hộ gia đình, cá nhân khi Nhà

nước THD nông nghiệp

* Bồi thường về đất

Thứ: nhát, pháp luật hiện hành quy định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nôngnghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng;nếu không có đất dé bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tinh theo giá dat cùng

mục đích sử dụng.

Trang 40

- Đối với trường hợp bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, như đãphân tích ở trên, hiện nay quỹ đất nông nghiệp của nước ta đã được phân chia hết,gần như không còn đất trống hoặc đất dự trữ Do đó, đa số các trường hợp bi THDnông nghiệp đều không có đất nông nghiệp tương ứng dé bồi thường cho hộ gia đình,cá nhân Dé khắc phục tình trạng này, trước đây Nghị định số 17/2006/NĐ-CP và

Nghị định 84/2007/NĐ-CP đã có quy định trong trường hợp không được Nhà nước

bồi thường bang đất nông nghiệp tương ứng thì hộ gia đình, cá nhân sản xuất nôngnghiệp có thé được bồi thường bang đất kinh doanh dich vụ hoặc đất ở.

Cụ thể, theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 Nghị định số 17/2006/NĐ-CP vàĐiều 48 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuấtnông nghiệp bị thu hôi trên 30% diện tích đất nông nghiệp trong trường hợp khôngđược Nhà nước bôi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì được giao đất có thutiền sử dụng đất tại vị trí có thể làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phinông nghiệp” “Trong trường hợp không có nguyện vọng nhận bôi thường bằng đấtlàm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp thì được bôi thườngbằng giao đất ở có thu tiền sử dụng đất tại khu hoặc tại vị trí trong khu dân cư phù

hợp với quy hoạch ””

Quy định này một mặt thể hiện cơ chế linh hoạt của Nhà nước trong việctạo điều kiện cho người nông dân được quyền lựa chọn các phương thức bồi thườngsao cho phù hợp nhất với nhu cầu, điều kiện và khả năng sử dụng đất của mình Mặtkhác, cũng thông qua phương thức bôi thường đất kinh doanh dịch vụ, đất ở, Nha

nước thực hiện chính sách ôn định việc làm, kết hợp với chuyển đổi và cơ cấu lại

ngành nghề cho người dân ở địa phương Tuy nhiên, cơ chế này khi triển khai trênthực tế đã không mang lại hiệu quả như ý muốn Nguyên nhân là do đất sản xuấtkinh doanh dịch vụ và đất ở bồi thường theo phương thức nêu trên thường rơi vàotay các “cò đất”, các nhà đầu cơ Chính quyền địa phương chưa có cơ chế quản lí vàkiểm soát nghiêm ngặt mà dé người dân chuyển nhượng, mua bán loại đất này Hiệntượng này diễn ra tràn lan ở các địa bàn, các khu vực có dự án phát triển khu đô thịnhưng không được cơ quan có thâm quyền ngăn chặn [38]

Với tình trạng mua bán, chuyển nhượng “non” đối với đất kinh doanh dịchvụ, đất ở, người dân có thé nhận về cho mình một khoản tiền lớn hơn khoản tiềnmà Nhà nước bồi thường theo phương thức bôi thường “đất bằng tiền”, song về lâu

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w