Bên cạnh đó, Vinamilk đang phảiđối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng ở hầu hết các dòng sản phẩm từ sữa,đặc biệt là ở phân khúc sữa bột.Tuy nhiên sang đến quý 2 năm 2023, theo báo
LÍ DO LỰA CHỌN DANH MỤC ĐẦU TƯ
NGÀNH THỰC PHẨM ĐỒ UỐNG
1.1.1 Tổng quan ngành sữa Cập nhật tháng 6 năm 2022, theo Tổng cục Thống kê, sản lượng sữa nước của cả nước năm 2021 ước đạt hơn 1.770 triệu lít, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020 Trong hai năm 2020-2021, mặc dù khó khăn vì dịch bệnh, nhưng doanh thu thị trường sữa Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 113.700 tỷ đồng và năm 2021 ước đạt 119.300 tỷ đồng Tăng trưởng doanh thu ngành sữa chủ yếu nhờ vào 2 mảng chính là sữa bột và sữa nước
Theo báo cáo tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 406,39 triệu USD, giảm khoảng 9,7% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Riêng trong tháng 4/2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt mức 89,83 triệu USD, giảm đến 26,4% so với tháng 3/2023 và 20% so với tháng 4/2022.
Theo báo cáo, New Zealand, Mỹ, Pháp và Thái Lan là các thị trường chủ yếu cung cấp sữa và sản phẩm từ sữa cho Việt Nam Trong đó, 4 tháng đầu 2023, thị trường sữa Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, với 178,22 triệu USD.
Chiếm tới 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thị trường sữa của cả nước, tăng 23% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Mỹ lại giảm mạnh 59,4% so với 4 tháng đầu năm 2022 Chỉ đạt ở mức 32,81 triệu USD, chiếm 8,1% tổng lượng nhập khẩu Nhập khẩu từ Australia của thị trường sữa Việt Nam cũng giảm mạnh tới 48,8%, chỉ đạt 17,66 triệu USD, chiếm 4,4% Ngoài ra tình hình nhập khẩu từ một số thị trường khác như: từ Pháp đạt 18,22 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng 22,7% và Thái Lan đạt 18,03 triệu USD, chiếm 4,44%, giảm 19,4%.
Bên cạnh sự suy giảm về nhập khẩu thì sản lượng sữa sản xuất trong nước cũng đối mặt với tình trạng không tích cực hơn Minh chứng là, theo số liệu cung cấp bởi Data Factory, quý 1/2023 vừa qua, tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác, có hàm lượng chất béo không quá 6%, chỉ dừng ở mức x nghìn lít, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước
Tương tự đối với tổng lượng sản xuất sữa và kem chưa cô đặc, chưa pha thêm đường và chất ngọt khác, có hàm lượng chất béo trên 6%, cũng chỉ dừng ở mức x nghìn lít, giảm tới 32,47% so với cùng kỳ năm 2022
Tuy nhiên, sang quý 2/2023, tình hình sản xuất kinh doanh của thị trường sữa có vẻ đã phục hồi dần Theo báo cáo của VIRAC, về tổng chung toàn thị trường, sản lượng sữa nguyên liệu cung cấp trong 6 tháng ghi nhận x nghìn tấn (tăng khoảng 8% so với cùng kỳ 2022)
Nhu cầu tiêu thụ sữa tăng cao
Theo Research and Markets, dự báo nhu cầu tiêu thụ sữa của người Việt Nam trong năm 2023 sẽ đạt khoảng 28 lít/người/năm, tăng 8% so với năm 2022. Đây là một con số khá cao so với mức tiêu thụ trung bình của khu vực Đông Nam Á là 18 lít/người/năm
Nguyên nhân chính là do sự nâng cao ý thức về dinh dưỡng và sức khỏe của người dân, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ Ngoài ra, việc cải thiện thu nhập và mức sống cũng góp phần tạo điều kiện cho người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cho các sản phẩm sữa cao cấp hơn.
1.1.2 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – VINAMILK (VNM) Năm 2023, ông lớn thị trường sữa – Vinamilk đã đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% và đạt lợi nhuận sau thuế ở mức 8.622 tỷ đồng Tuy nhiên, quý I/2023, lợi nhuận của doanh nghiệp thị trường sữa lại có xu hướng đi lùi so với cùng kỳ do áp lực từ chi phí.
Theo ban lãnh đạo Vinamilk, sữa hiện là mặt hàng có mức độ nhạy cảm cao do phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa coi sữa là một sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thị trường sữa sẽ yếu đi khi người tiêu dùng phải thắt chặt thói quen chi tiêu Bên cạnh đó, Vinamilk đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng ở hầu hết các dòng sản phẩm từ sữa, đặc biệt là ở phân khúc sữa bột.
Tuy nhiên sang đến quý 2 năm 2023, theo báo cáo sơ bộ tình hình kinh doanh, ông lớn thị trường sữa ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực hơn hẳn khi tổng doanh thu quý 2 đạt 15.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.220 tỷ đồng Đánh dấu sự tăng trưởng lần lượt ở mức 1.6% và 5.6% so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời tăng 8.9% và 16.5% so với quý 1/2023
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, ước tính đạt doanh thu của Vinamilk đạt gần 29.200 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 4.100 tỷ đồng So với mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Vinamilk đã thực hiện được 46% kế hoạch doanh thu và gần 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đặt ra ban đầu.
Lợi nhuận sau thuế hợ Một số chỉ tiêu tài chính của công ty
Kết quả kinh doanh ĐVT: Tỷ đồng
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Lợi nhuận gộp về bán hàng 24.611 26.572 27.669 26.278 23.897
8 và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính 760 807 1.581 1.215 1.380
Chi phí bán hàng 12.266 12.993 13.447 12.951 12.548 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.133 1.396 1.958 1.567 1.596
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Phần lợi nhuận/lỗ từ công ty liên kết liên doanh
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Bảng cân đối kế toán ĐVT: Tỷ đồng
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu ngắn hạn 4.639 4.503 5.187 5.822 6.100
Tài sản ngắn hạn khác 198 134 148 141 208
Bất động sản đầu tư 90 62 60 60 58
Các khoản đầu tư tài chính dài 1.069 987 973 744 743 hạn
Tổng cộng tài sản 37.366 44.700 48.432 53.332 48.483 Nợ phải trả 11.095 14.969 14.785 17.482 15.666
Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.417 17.417 20.900 20.900 20.900
Thặng dư vốn cổ phần 34 34
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Lợi ích của cổ đông thiểu sốTổng cộng nguồn vốn 37.366 44.700 48.432 53.332 48.483
NGÀNH NGÂN HÀNG
1.2.1 Tổng quan ngành ngân hàng Hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng Việt Nam duy trì tăng trưởng hai chữ số qua các năm 2016-2019 khoảng 18-24%, riêng 2020 do ảnh hưởng của Covid 19 tăng trưởng chỉ đạt 6.8% Doanh thu và lợi nhuận Q3/2021 giảm khoảng 2% so với Q2/2021 do tăng trưởng cho vay thấp và chi phí dự phòng tăng so với quý trước Thu nhập lãi thuần đang có xu hướng dịch chuyển sang thu nhập ngoài lãi Do các ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay theo chỉ thị của SBV, dẫn tới thu nhập lãi thuần giảm Bên cạnh đó, thu từ dịch vụ môi giới, thu từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý, và đặc biệt thu từ hoạt động bảo hiểm tăng do những thương vụ banca thành công giữa các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã giúp khoản thu nhập ngoài lãi tăng lên Chi phí dự phòng tăng trong 2020, do nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, dẫn tới các khoản vay không được khách hàng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết cao hơn các năm trước Cũng trong năm 2020, khi lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm, dẫn tới thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự giảm, khiến cho tỷ suất chi phí hoạt động giảm từ 7.1% xuống 6.7%.
Ngoài ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch bệnh, NHNN đã chỉ đạo các NHTM về tổ chức tín dụng cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, và giữ
10 nguyên nhóm nợ Thông tư cũng cho phép các NHTM phân bổ chi phí trích lập dự phòng trong vòng ba năm, thay vì trích lập luôn sau khi tái cơ cấu, giãn áp lực dự phòng và tỷ lệ nợ xấu cho cả giai đoạn 2021-2024.
Ngành ngân hàng có xu hướng tăng vốn trong năm 2021 để cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn, vẫn đạt được biên độ an toàn vốn lớn bên cạnh duy trì đà tăng trưởng Theo ước tính, khoảng 75% của hoạt động tăng vốn đến từ chia tách cổ phiếu, 22% thông qua hoạt động phát hành riêng lẻ và phát hành quyền chọn mua cổ phiếu, và khoảng 3% đến từ phát hành ESOP Cơ cấu cho vay tiềm ẩn nhiều rủi ro đến từ các ngành như hàng không và du lịch, khách sạn do ảnh hưởng nặng nề từ đợt bùng dịch Covid-19 bắt đầu từ cuối quý 2/2021 NIM tăng mạnh trong nửa đầu 2021, tuy nhiên đã giảm bớt trong nửa cuối 2021 do các NHTM thực hiện giảm lãi suất vay để hỗ trợ khách hàng trong thời điểm đại dịch Vào đầu 2021 NHNN dự báo khá tích cực về mức tăng trưởng tín dụng của năm 2021 với ước tính lên đến 12%, tuy nhiên chúng tôi kỳ vọng tăng trưởng tín dụng thực tế có thể sẽ cao hơn.
Phát triển ngân hàng số, đẩy mạnh số hóa là ưu tiên ở phần lớn các NHTM trong thời kỳ dịch bệnh kéo dài, trong khi hoạt động tại các phòng giao dịch bị hạn chế hơn do nguy cơ bùng phát dịch bệnh diện rộng.
Cập nhật thị trường cho thấy, khả năng sinh lời của các ngân hàng niêm yết chậm lại trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thị trường Kết thúc 6 tháng đầu năm 2023: (1) thu nhập hoạt động trung bình ngành chỉ tăng 3,8% (so sánh năm sau với năm trước), (2) biên lãi ròng NIM giảm 0,14 điểm phần trăm (đpt), đạt 3,41%
(3) CASA trung bình sụt giảm khoảng 1,8 đpt, còn 13,6% (4) lợi nhuận trước thuế giảm 3,1% yoy.
Chất lượng tài sản sụt giảm khi NPL trung bình ngành tăng khá cao so với thời điểm cuối năm 2022 trong khi bộ đệm dự phòng đang mỏng dần với tỷ lệ bao phủ nợ xấu hay còn gọi là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro/nợ xấu (LLR) giảm Áp lực nợ xấu tăng cao đã kéo bộ đệm dự phòng của nhiều ngân hàng mỏng thêm.
Trong báo cáo cập nhật triển vọng ngành ngân hàng vừa công bố, bộ phận nghiên cứu của VDSC, ACBS, TPS đồng loạt dự báo lợi nhuận toàn ngành ngân hàng tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2022; tăng trưởng tín dụng đạt mức 10-12%.
Trong quý 2/2023, NIM toàn ngành ngân hàng giảm khoảng 3,41% do chi phí huy động vẫn còn tăng cao và áp lực từ nợ xấu hình thành mới tiếp tục đè nặng lên thu nhập lãi thuần Theo giới phân tích, tác động này sau đó sẽ giảm thiểu dần trong những quý tiếp theo nhờ cải thiện mức chênh lệch lãi suất cho vay và tiền gửi do giảm chi phí huy động vốn, kết hợp với nhu cầu tín dụng hồi phục và giảm áp lực nợ xấu.
NIM kỳ vọng chấm dứt đà giảm từ quý 3/2023.
Cụ thể, chi phí huy động sẽ bắt đầu giảm dần trong quý 3/2023 (do phần lớn cấu trúc huy động của hầu hết các ngân hàng là tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 3 đến 6 tháng nên sẽ phản ánh rõ ràng hơn tác động của việc cắt giảm lãi suất tiền gửi niêm yết kể từ tháng 3/2023) Hiệu ứng này sẽ tiếp diễn trong quý 4/2023 khi chi phí huy động dự kiến sẽ duy trì đi ngang hoặc vẫn có thể giảm nhẹ trong kịch bản Ngân hàng Nhà nước thông báo một đợt cắt giảm lãi suất nữa.
Với việc chi phí huy động bắt đầu giảm dần từ quý 2 và có khả năng đạt đáy trong quý 3, lãi suất cho vay sẽ đi theo xu hướng giảm với tốc độ chậm hơn kể từ quý 3 do độ trễ trong việc tái định lãi suất khoảng 3 đến 6 tháng.
Nhu cầu tín dụng chậm lại nửa đầu năm 2023 ở phần lớn các ngành nghề, tuy nhiên, cả 3 đơn vị phân tích nói trên đều dự báo tăng trưởng tín dụng toàn ngành sẽ phục hồi ở mức khoảng 12% cho cả năm 2023 (thấp hơn 14,5% của năm 2022) khi (1) nhu cầu tín dụng vào các ngành nghề công nghiệp, sản xuất, thương mại, dịch vụ phục hồi từ động lực xuất-nhập khẩu và tiêu dùng cải thiện, (2) những tín
12 hiệu tích cực hơn của thị trường bất động sản từ quý 4/2023 khi mặt bằng lãi suất giảm.
Tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm, chiếm khoảng 20% dư nợ tín dụng nên (1) lãi suất cho vay đối với các khoản vay mua nhà trở về mức ưu đãi, (2) các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay có thể tiếp tục là động cơ thúc đẩy nhu cầu tín dụng của các nhà phát triển và cá nhân ở nửa sau năm 2023 và 2024.
Nợ xấu gia tăng quý thứ ba liên tiếp, lên mức 2,1% trong quý 2/2023 so với 1,6% tại cuối năm 2022 Trong khi quý đầu năm 2023 chứng kiến sự phân hóa rõ nét giữa chất lượng tài sản của các nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và thương mại cổ phần, thì xu hướng cải thiện đã trở nên đồng thuận hơn trong quý 2 khi tỷ lệ nợ xấu hình thành chậm lại trên tất cả các nhóm ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều áp lực ở một số ngân hàng cụ thể.
Các đơn vị phân tích đều nhận định NIM sẽ duy trì tương đối ổn định trong quý 3 so với mức quý 2 trong khi quý cuối năm 2023 sẽ chứng kiến sự phục hồi đáng kể hơn, nhưng kết quả cả năm vẫn ghi nhận sụt giảm so với mức nền cao hơn của năm 2022.
NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
Thị trường bất động sản 2022 ảm đạm cung, cầu và giao dịch Đến tháng 9/2022, giá trị vốn hóa của ngành bất động sản ước tính khoảng 1,7 - 1,8 triệu tỷ đồng Cơ cấu nguồn lực cho thị trường bất động sản còn bất hợp lý chủ yếu đến từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, vốn huy động qua phát hành trái phiếu và tiền ứng trước của khách hàng, vốn chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 15 - 30% tổng mức đầu tư của dự án Đóng góp trung bình của ngành xây dựng và bất động sản trong GDP các năm gần đây chiếm khoảng 11% tổng thu ngân sách (trong đó ngành bất động sản trực tiếp chiếm khoảng 4,5% vào tăng trưởng GDP.
Về nguồn cung của thị trường bất động sản Số liệu của Bộ Xây dựng cho thấy nguồn cung nhà ở thương mại đến cuối quý III/2022 chỉ có 17 dự án với 4.123 căn, bằng khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý là nguồn cung chỉ tập trung ở phân khúc trung cấp, cao cấp với mức giá không phù hợp với đa số người dân có nhu cầu thực Do đó tỷ lệ hấp thụ chỉ đạt hơn 33% giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm và lượng giao dịch giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái Các căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như tuyệt chủng hay nói cách khác các dự án về bất động sản phân khúc cao cấp và trung cấp hiện rất nhiều trong khi người dân đang đối mặt với tình trạng thiếu trầm trọng phân khúc nhà ở "vừa túi tiền" - dưới 2 tỷ đồng/căn và nhà ở xã hội.
Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp kinh doanh bất động sản gặp khó khăn và tồn kho lớn nhưng chủ yếu là sản phẩm trung gian Tại một số doanh nghiệp, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 12.946 tỷ đồng, tăng 20%; hàng tồn kho đạt 14.108 tỷ đồng, tăng 25% Tổng giá trị các tài khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đạt tới 27.054 tỷ đồng, chiếm 86% tổng tài sản Con số này tăng rất mạnh so với đầu năm là 78%.
Nguồn cầu của thị trường bất động sản Một là, nhu cầu vẫn cao tuy nhiên những nhu cầu có khả năng thanh toán chững lại do giá cao và khả năng tiếp cận tài chính bị hạn chế Mặc dù những tháng từ quý III/2022, một số biểu hiện cho thấy đã có điều chỉnh giảm giá để tăng thanh khoản nhưng so với mặt bằng giá kỳ vọng vẫn ở mức cao nên cầu có khả năng thanh toán vẫn chưa như kỳ vọng.
Hai là, chỉ có phân mảng bất động sản công nghiệp trong 5 phân mảng thị trường là có hoạt động tích cực do nhu cầu vẫn lớn Còn các phân mảng khác như nhà ở, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng đều không thuận lợi.
Ba là, không xuất hiện những lực cầu mới Trong năm 2022, các nhóm cầu chủ yếu vẫn là nhóm truyền thông, phổ thông, không có những lực cầu mới xuất hiện trên thị trường.
Giao dịch bất động sản Giao dịch giai đoạn nửa cuối năm 2022 giảm mạnh so với giai đoạn nửa đầu năm, chỉ bằng 50% Nguyên nhân chính là dòng vốn bất động sản gặp khó và lãi suất tăng khiến nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư Giá bán có dấu hiệu chững lại, một số dự án đã phải sử dụng chính sách bán hàng linh hoạt, chiếu khấu, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, cam kết vay
Hai là, mặt bằng giá tiếp tục neo cao mà không giảm do dòng tiền nhàn rỗi của nhà đầu tư chưa tìm được kênh đầu tư hiệu quả nên một trong số đó vẫn đến với thị trường bất động sản Tuy nhiên, chỉ một số rất nhỏ những sản phẩm vừa tiền mới có giao dịch.
Ngoài ra, giá nguyên, vật liệu tăng cao do tình hình địa chính trị thế giới phức tạp cũng tác động đáng kể đến giá bất động sản trên phạm vi toàn quốc.
Ba là, đối với các sản phẩm bất động sản căn hộ chung cư, giao dịch đạt khoảng 10% lượng sản phẩm chào bán ra thị trường Phân khúc căn hộ trung và cao cấp, nguồn cung trên thị trường không nhiều nên giá bán duy trì ở ngưỡng cao Đối với sản phẩm nhà liền kề, biệt thự lượng giao dịch còn thấp hơn do giá bán cao.
5 chính sách tác động tới sự phát triển của thị trường
Một là, Luật số 03/2022/QH15 ngày 11/01/2022 Quốc hội Khóa XV sửa đổi 9 luật liên quan đến xác lập chủ đầu tư dự án nhà ở mở thêm nội dung đó là chủ đầu tư có đất ở và đất khác được phép trở thành chủ đầu tư dự án nhà ở.
Hai là, Nghị quyết 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ chính trị về đô thị đã được ban hành theo đó, đưa ra chỉ tiêu đến năm 2030 phải đạt được tỷ lệ đô thị hóa 50%.
Ba là, Nghị quyết 18-NQ/TW của Kỳ họp thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII về đất đai đã đưa ra rất nhiều nội dung để định hướng sửa đổi Luật Đất đai và Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng thị trường hơn, hiện đại hơn.
Bốn là, ngày 29/8, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 13/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững Chỉ thị ban hành nhiều chính sách có liên quan không chỉ bản thân thị trường nhà ở mà cả sự liên quan giữa đất đai, nhà ở và thị trường bất động sản.
Năm là, Kỳ họp 4 Quốc hội Khóa XV đã cho ý kiến Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần 1 chuẩn bị cho việc thông qua Luật Đất đai vào Kỳ họp thứ 6 Quốc hội XV (tháng 10/2023) Nội dung Luật Đất đai sửa đổi lần này tiếp thu tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Kỳ họp thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Khóa XIII cùng với Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản để hoàn thiện thể chế về thị trường bất động sản.
MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)
Mô hình CAPM là gì?
Mô hình định giá tài sản vốn có tên tiếng Anh là Capital Asset Pricing Model – CAPM Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng.
Bất cứ khi nào một khoản đầu tư được thực hiện, chẳng hạn vào cổ phiếu của một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sẽ có rủi ro là lợi tức thực tế của khoản đầu tư sẽ khác với lợi nhuận kỳ vọng Các nhà đầu tư sẽ tính đến rủi ro của một khoản đầu tư khi quyết định lợi nhuận mà họ muốn nhận được khi thực hiện đầu tư, và mô hình CAPM là một phương pháp tính toán lợi tức cần thiết cho một khoản đầu tư, dựa trên việc đánh giá rủi ro của nó.
Những giả định của CAPM
- NĐT nắm giữ danh mục đã đa dạng hóa hoàn toàn, và là nhà đầu tư hiệu quả.
- Thị trường vốn là thị trường hiệu quả.
- Các NĐT có thể vay nợ hoặc cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này liên tục, không đổi theo thời gian.
- Các NĐT có 2 cơ hội đầu tư: đầu tư vào chứng khoán phi rủi ro và danh mục cổ phiếu thị trường.
- Tất cả các NĐT đều có mong đợi thuần nhất về TSSL mong đợi, phương sai và hiệp phương sai.
- Thị trường vốn ở trạng thái cần bằng.
- Tất cả các NĐT là những người ngại rủi ro.
- Tất cả các NĐT có cùng thời gian đầu tư, có thể chia nhỏ danh mục đầu tư.
- Được phép bán khống không giới hạn.
Công thức mô hình CAPM
Tính toán TSSL kỳ vọng của chứng khoán:
Ri = Rf + (Rm – Rf)βi Trong đó:
Ri: TSSL kỳ vọng của chứng khoán i Rf: lãi suất phi rủi ro
Rm: TSSL trung bình hàng năm của danh mục thị trường βi: hệ số Beta của chứng khoán i
(Rm-Rf): phần bù rủi ro thị trường
Ưu điểm mô hình định giá vốn tài sản CAPM
• Mô hình định giá tài sản vốn dễ sử dụng: Đây là mô hình được coi là cơ bản, bạn có thể dễ dàng tính được các phép tính cơ bản về cổ phiếu Bạn sẽ kiểm tra được tỷ suất sinh lợi cần thiết và rút ra được kết quả để bạn có thể đánh giá tốt hơn.
• Đầu tư đa dạng: Bạn sẽ xây được một danh mục đầu tư đa dạng hơn giúp quản lý rủi ro tốt hơn Nếu bạn là một người đã đầu tư lâu và sử dụng CAPM tốt thì sẽ tối ưu được danh mục của bạn Khi đó sẽ hình thành lên đường cong được nhiều người hay gọi biên giới có hiệu quả.
• Tính được các rủi ro của thị trường: Chỉ số Beta, đây là rủi ro của thị trường nằm ngoài các mô hình hoàn vốn như mô hình chiết khấu cổ tức Chính vì vậy, đây là một chỉ số rất quan trọng không lường trước được.
• Khả năng thay đổi rủi ro về mặt kinh doanh lẫn tài chính: Cuối cùng mô hìnhCAPM là mô hình có thể tính toán được lợi tức từ kinh doanh, tài chính khác vào hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.
Nhược điểm mô hình định giá vốn tài sản CAPM
• Mô hình định giá tài sản vốn hoạt động trên nguyên tắc là đánh giá cổ phiếu đó có đúng mức hay không Dựa vào hành vi của bản thân để phân bổ lợi nhuận và rủi ro trên thị trường không phù hợp với thực tế.
• Trên thực tế thì tại thời điểm nào thì lợi tức có thể là số âm Điều này làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thị trường dài hạn Rm không phải là đại diện cho chỉ số lợi nhuận trong tương lai.
• Các chỉ số PE hay MB sẽ bị ảnh hưởng Một số người cho rằng các doanh nghiệp có chỉ số PE hay MB thấp sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn.
ÁP DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN (CAPM)
Thu thập dữ liệu lịch sử về giá đóng cửa điều chỉnh theo ngày của chứng khoán VMN, NVL, CTG và chỉ số VN-INDEX trong thời kỳ 5 năm (01/01/2018 – 31/12/2022)
Xác định tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (R ) và của danh mục thịi trường (R ) dựa trên dữ liệu lịch sử về giá chứng khoán và chỉ số VN-Index.M
Tính toán hệ số Beta của từng công ty theo dữ liệu tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (Ri) và tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường (RM) trong thời kỳ 5 năm gần nhất
TSLN trung bình -0,000497 Độ lệch chuẩn 0,017632
Mã NVL TSLN trung bình -0,000355 Độ lệch chuẩn 0,019675
Mã CTG TSLN trung bình 0,000617 Độ lệch chuẩn 0,024926
Vận dụng mô hình CAPM: xác định tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục đầu tư Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán: R = R + (R – Ri f m f)βi
Tính toán TSSL kỳ vọng của chứng khoáng Áp dụng công thức : R(P) = R + (R - R ) × β(p)f m f
R = 2,4% lấy kết quả từ web Bộ tài chínhf
R = 5,08% TSSL mong đợi của danh mục thị trường trung bình theo từng nămm
Tính toán TSSL kỳ vọng của doanh mục đầu tư Giả sử tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán VNM %, NVL0%, CTGP%
Beta danh mục đầu tư: β p=∑ i=1 n
NHẬN XÉT TSSL & RỦI RO CỦA DANH MỤC ĐẦU TƯ
TSSL của từng mã cổ phiếu
Beta VNM = 0,66040 dương: TSSL của chứng khoán biến động cùng chiều với TSSL thị trường Beta < 1 => cổ phiếu rủi ro, biến động thấp Khi thị trường tăng/giảm thì lợi nhuận cổ phiếu VNM tăng giảm 0,66040 lần
Beta NVL = 0,43430 dương: TSSL của chứng khoán biến động cùng chiều với TSSL thị trường Beta < 1 => cổ phiếu rủi ro, biến động thấp Khi thị trường tăng/giảm thì lợi nhuận cổ phiếu VNM tăng giảm 0,43430 lần
Beta CTG = 1,40500 dương: TSSL của chứng khoán biến động cùng chiều với TSSL thị trường Beta > 1 => cổ phiếu rủi ro, biến động cao Khi thị trường tăng/giảm thì lợi nhuận cổ phiếu VNM tăng giảm 1,40500 lần
TSSL của danh mục đầu tư
TSSL của cả 3 cổ phiếu đều biến động cùng chiều với TSSL của thị trường.
Trong đó hệ số beta của CTG cho thấy TSSL của CTG gấp 1,40500 lần TSSL của thị trường => khi thị trường tăng thì lợi nhuận cổ phiếu CTG sẽ tăng 1,40500 lần, cao hơn so với VNM chỉ tăng 0,66040 lần và NVL là 0,43430 lần Beta càng lớn rủi ro càng cao nên việc chọn tỷ trọng CTG 50%, VNM 20%, NVL 30% để khi thị trường tăng sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất để bù đắp cho rủi ro cao
NHỮNG KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG MÔ HÌNH CAPM VÀO THỰC TẾ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG
THỰC TẾ CHỨNG KHOÁN THỊ TRƯỜNG
- Mô hình CAPM được ứng dụng thực tế là mô hình được sử dụng rất rộng rãi và đề cập tới nhiều yếu tố thị trường như mối quan hệ rủi ro và tỷ suất sinh lời kì vọng, hệ số Beta,… CAPM được xem như một phần quan trọng trong việc tính toán chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp, phản ảnh rõ mối quan hệ giữa biến động của lãi suất và cơ hội đầu tư trong thực tế Tuy nhiên không gì là hoàn hảo, CAPM cũng tồn tại một số điểm hạn chế nhất định sau:
Nhiều giả định phụ thuộc chủ quan vào người tính như Risk premium, mốc thời gian để tính Beta,…
Dễ thay đổi ở những thời điểm định giá khác nhau.
Nhiều nghiên cứu trong thực tế đã chỉ ra CAPM còn nhiều bất cập, đôi khi là chưa chính xác.
- Do đó, dù có được tính theo cách nào, sử dụng giả các dữ liệu có sẵn hay tự đặt cho mình lợi nhuận kỳ vọng riêng…Không nên áp dụng quá cứng nhắc các chỉ tiêu trong mô hình CAPM với toàn bộ doanh nghiệp
- Trong mô hình CAPM có giả định là tất cả nhà đầu tư đều e ngại rủi ro, nhưng rủi ro cao thì tỉ suất sinh lời mong đợi cao nên đa số nhà đầu tư đều thích tỉ suất sinh lời cao, nên nhóm gặp khó khăn trong việc lựa chọn tỉ trọng đầu tư vào từng chứng khoáng
- Theo như giả định thì các nhà đầu tư chưa thực sự chú ý vào hệ số beta mà đa phần chỉ chú ý đến tỉ suất sinh lợi cho nên các nhà đầu tư chưa nhìn nhận rỏ về rủi ro và năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình.