1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vai trò của giao lưu văn hóa việt trung đối với mối quan hệ giữa hai quốc gia giai đoạn covid 19

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của giao lưu văn hóa Việt – Trung đối với mối quan hệ giữa hai quốc gia giai đoạn Covid – 19
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 27,06 KB

Nội dung

Giao lưu văn hóa tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và các dân tộc, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới, thúc đẩy

Trang 1

VAI TRÒ CỦA GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT – TRUNG ĐỐI VỚI MỐI QUAN

HỆ GIỮA HAI QUỐC GIA GIAI ĐOẠN COVID – 19

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

3 Câu hỏi nghiên cứu 4

4 Giả thuyết nghiên cứu 4

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 4

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

7 Phương pháp nghiên cứu 5

8 Kết cấu tiểu luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: GIAO LƯU VĂN HÓA 6

1 Văn hóa, giao lưu văn hóa 6

2 Yếu tố hình thành giao lưu văn hóa Việt - Trung 6

CHƯƠNG 2: GIAO LƯU VĂN HÓA ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC 7

1 Về chính trị 7

2 Về kinh tế xã hội 8

3 Về văn hóa – giáo dục 9

4 Về an ninh - quốc phòng 10

CHƯƠNG 3: TĂNG CƯỜNG GIAO LƯU VĂN HÓA CỦNG CỐ MỐI QUAN HỆ VIỆT – TRUNG 11

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay Trung Quốc là một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ Hơn nữa Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng núi liền núi sông liền sông, có đường biên giới chung dài hơn 1350km và có quan hệ hợp tác lâu đời trên tất cả các lĩnh vực Chính vì vậy văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng có một số điểm tương đồng nhất định do sự giao thoa văn hóa ảnh hưởng lẫn nhau giữa hai nước Qua đó có thể thấy được, văn hóa là một yếu tố quan trọng để mỗi quốc gia phát triển

Văn hóa có thể coi là “soi đường cho quốc dân đi”, đây là một đặc trưng để tạo nên chủ nghĩa xã hội, là thành tố không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội Việt Nam Bác Hồ cũng đã từng dạy “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” Nghị quyết Trung

Trang 3

ương 9 Khóa XI nhấn mạnh “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị,

xã hội” Do vậy, văn hóa cũng là một mặt trận quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển và tạo dựng mối quan hệ giữa các quốc gia Đặc biệt giao lưu văn hóa là điều kiện quan trọng cho sự tiến bộ của văn hóa Việt Nam và thế giới, đồng thời cũng

là yêu cầu tất yếu để thúc đẩy toàn cầu hóa và đa dạng văn hóa Giao lưu văn hóa tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia và các dân tộc, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới, thúc đẩy hòa bình và phát triển thế giới, và xây dựng một thế giới hài hòa Giao lưu văn hóa thúc đẩy mọi người giao tiếp với nhau, tăng cường phát triển và làm giàu văn hóa Chính vì vậy mà giao lưu văn hóa có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của nhân loại và hơn hết là mối quan hệ giữa hai quốc gia, đặc biệt là giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trong giai đoạn hiện nay quan hệ Việt Trung có xảy ra một số tranh chấp trong vấn đề biển đảo, tuy nhiên mối quan hệ giữa hai nước trên một số lĩnh vực vẫn được duy trì Đặc biệt khi dịch bệnh covid 19 (một loại bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi-rút corona gây ra) bùng phát, chính trị, kinh tế, văn hóa, anh ninh giữa hai nước cũng gặp nhiều ảnh hưởng nặng nề nhưng hai nước vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp cùng nhau phòng và chống dịch thông qua việc giao lưu, trao đổi văn hóa thường xuyên Điều đó cũng đã cho Việt Nam có cơ hội giao lưu, tiếp xúc lại với nền kinh tế, văn hóa của Trung Quốc Giúp nền kinh tế của nước ta được vực dậy và phục hồi sau một thời gian dịch bệnh dài Qua đây có thể thấy được tầm quan trọng và vai trò của giao lưu văn hóa Việt - Trung đối với sự phát triển của hai quốc gia trong giai đoạn dịch bệnh

bùng phát Từ những lí do nêu trên tác giả đã chọn đề tài “ Vai trò của giao lưu văn hóa Việt – Trung đối với mối quan hệ của hai quốc gia giai đoạn covid 19”.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu chính của bài tiểu luận là làm rõ vai trò của việc giao lưu văn hóa Việt – Trung đến mối quan hệ của hai quốc gia trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa và an ninh – quốc phòng

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài tập trung làm rõ những nhiệm vụ sau:

(1) Phân tích, làm rõ về giao lưu văn hóa, cũng như cơ sở hình thành việc giao lưu văn hóa Việt – Trung

Trang 4

(2) Phân tích, đánh giá về vai trò của giao lưu văn hóa trong từng mặt: chính trị, kinh

tế xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng

(3) Đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, tăng cường mối quan hệ giữa hai nước

3 Câu hỏi nghiên cứu

Từ những lí do và mục đích trên tác giả đã đưa ra câu hỏi nghiên cứu như sau: Giao lưu văn hóa Việt – Trung có vai trò như thế nào đối với mối quan hệ của hai quốc gia trong giai đoạn covid19 ?

4 Giả thuyết nghiên cứu

Với đề tài “ vai trò của giao lưu văn háo Việt – Trung đối với mối quan hệ giữa hai quốc gia giai đoạn covid 19”, tác giả đưa ra một số giả thuyết sau: Trong thời kỳ dịch bệnh covid bùng phát, giao lưu văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc; Giao lưu văn hóa là nền tảng phát triển cho quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy tình hữu nghị hợp tác giữa hai quốc gia thêm sâu sắc

5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã chọn lọc và trình bày lại một số nghiên cứu, tạp chí có liên quan đến đề tài, bao gồm các nghiên cứu trong nước và nước ngoài:

5.1 Nghiên cứu trong nước

(1) Nghiên cứu “ Vai trò của tiếp xúc giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam theo tiến trình lịch sử” (2021), 123doc (tài liệu sư tầm) Bài nghiên cứu

đã nêu ra vai trò của giao lưu văn hóa tương ứng với 5 giai đoạn lịch sử Việt Nam bao gồm: Thời kỳ Bắc Thuộc, thời kỳ đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ trước đổi mới và thời kỳ hội nhập

(2) Bài viết “Vai trò của giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc đối với sự phát triển của hai quốc gia trong giai đoạn hiện nay” (2022), THS Hoàng Thị Hương Hà Bài viết đã tập trung nêu rõ vai trò của việc giao lưu văn hóa với sự phát triển của Việt Nam và Trung Quốc trên các mặt như: chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh- quốc phòng trong giai đạn hiện nay

5.2 Nghiên cứu nước ngoài

Trang 5

(1) Nghiên cứu “中国—越南文化交流的历史与未来” 越南文化交流的历史与未来” (Lịch sử và tương lai của— ” giao lưu văn hóa Trung Quốc Việt Nam), (2022), Yang Yang – Fang Lin Bài nghiên cứu đã nêu lên những cơ chế, chính sách của giao lưu văn hóa Việt – Trung và những thành tựu mà giao lưu văn hóa giữa hai nước đạt được Ngoài ra bài đã đưa ra triển vọng trong giao lưu văn hóa Trung – Việt

(4) Bài viết “越南文化的特点,发展趋势与中越文化交流 ( Đặc điểm và xu thế” phát triển của văn hóa Việt Nam và giao lưu văn hóa Trung Quốc- Việt Nam), (2018),

Gu Xiaosong Nội dung bài viết đã đưa ra khái quát những nét đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, xu hướng phát triển của văn hóa Việt Nam Đặc biệt bài viết đã nêu được phương án nhằm tăng cường giao lưu văn hóa Việt Trung thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai bên

6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là: vai trò của giao lưu văn hóa trong

quan hệ Việt – Trung

Thứ hai, phạm vi nghiên cứu bao gồm:

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chủ yếu là giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam

Phạm vi về thời gian: Bài nghiên cứu tập trung từ cuối năm 2019 cho đến nay

7 Phương pháp nghiên cứu

Trong bài tiểu luận, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp khai thác tài liệu; phương pháp phân tích nội dung; phương pháp so sánh và phương pháp lịch sử

8 Kết cấu tiểu luận

Ngoài mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của bài tiểu luận còn gồm:

Chương 1 : Giao lưu văn hóa

Chương 2 : Giao lưu văn hóa đối với mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc Chương 3 : Tăng cường giao lưu văn hóa củng cố mối quan hệ Việt – Trung

Trang 6

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIAO LƯU VĂN HÓA

1 Văn hóa, giao lưu văn hóa

Hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa, nhưng hiểu một cách khái quát nhất thì văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến, vận động thường xuyên của xã hội, vừa gắn liền với tiến hóa xã hội vừa gắn liền với sự phát triển văn hóa Giao lưu văn hóa là hiện tượng tất yếu do tính tất yếu của sự tiếp xúc và trao đổi với nhau trong cộng đồng, đặc biệt là trong sản xuất và trao đổi Có thể nói, chúng vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi

2 Yếu tố hình thành giao lưu văn hóa Việt - Trung

Có hai yếu tố cơ bản để hình thành sự giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia

Yếu tố địa lý: Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng liền kề nhau, Việt Nam có biên giới phía bắc giáp Trung Quốc với chiều dài 1.449.566 km, giáp với Trung Quốc ở các tỉnh thành: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh Do có sự tiếp xúc gần gũi về khoảng cách địa lý việc giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trở nên dễ dàng hơn

Yếu tố lịch sử: Bắt đầu từ thế kỉ I đến thế kỉ X, các đế chế phương Bắc ra sức thực hiện chính sách đồng hóa để biến đất nước chúng ta thành một quận, huyện của Trung Hoa Chúng cho binh lính vào Việt Nam, trừ sách vở và bản in đạo Phật, đạo Lão thì không được tiêu hủy, ngoài ra hết thảy mọi loại sách khác, văn tự cho đến ca lý dân gian hay sách dạy trẻ nhỏ một mảnh, một chữ cũng đều phải đốt hết Khắp trong nước, phàm là bia do người Trung Quốc dựng thì giữ gìn cẩn thận, còn bia do An Nam xây dựng thì phải phá hủy tất cả chớ để lại một mảnh Và một yếu tố khác là các triều đại phong kiến của Việt Nam trong thời kì độc lập tự chủ, nhà nước Đại Việt được mô phỏng theo mô hình nhà nước phong kiến Trung Hoa Nhà Lý, Trần về chính trị đều lấy nho giáo làm gốc dù vẫn chịu ảnh hưởng của đạo Phật Đến nhà Hậu Lê hì đã chịu ảnh hưởng của Nho giáo sâu sắc Thêm nữa việc giao lưu buôn bán, cộng với sự di cư của người dân hai nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa

Trang 7

CHƯƠNG 2: GIAO LƯU VĂN HÓA ĐỐI VỚI MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM

-TRUNG QUỐC

Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tồn tại từ lâu, trước khi thiết lập quan hệ chính thức giữa hai nước vào năm 1950, bản chất hòa bình của giao lưu văn hóa đã giúp hai nước bỏ qua những điều nhạy cảm trong quan hệ và trở thành một mối liên hệ đặc biệt trong quan hệ quốc tế Quan hệ Việt – Trung là một trong những mối quan hệ lâu đời nhất trên thế giới còn tồn tại cho đến ngày nay, đã tồn tại được gần

2200 năm, từ thế kỷ II trước Tây lịch cho đến nay Và có thể chia thành bốn thời kỳ: Thời kỳ thứ nhất quen gọi là "thời kỳ Bắc thuộc", dài khoảng một ngàn năm, bắt đầu

từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 trước Tây Lịch), khi mối liên hệ địa chính trị đầu tiên giữa miền châu thổ sông Hồng với miền Trung nguyên Trung Quốc được thiết lập thông qua quan hệ Hán-Nam Việt, cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau Tây Lịch) Thời kỳ thứ hai gọi chung là "thời kỳ Đại Việt", từ khi Ngô Quyền xưng vương (939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (1883) Thời kỳ thứ ba quen gọi là "thời kỳ Pháp thuộc", kéo dài khoảng 6 thập niên từ 1883 đến 1945 khi Việt Nam tuyên bố độc lập Thời kỳ thứ tư từ 1945 đến nay Thời kỳ này gồm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 từ cuối thập niên 40 đến cuối thập niên 60, giai đoạn 2 từ đầu thập niên 70 đến cuối thập niên 80, giai đoạn 3 từ đầu thập niên 90 đến nay Theo dòng chảy của lịch sử, giao lưu văn hóa giữa nước cũng bắt đầu hình thành và đã góp phần quan trọng với sự phát triển trong mối quan hệ giữa hai quốc gia theo từng thười kỳ Đặc biệt cho đến ngày nay sự giao lưu văn hóa càng tác động mạnh mẽ hơn đến quan hệ Việt – Trung trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – giáo dục, an ninh

1 Về chính trị

Giao lưu văn hóa là một yếu tố góp phần thắt chặt mối quan hệ chính trị giữa hai nước Giao lưu văn hóa như cầu nối gắn kết giữa hai nước, trong những thời điểm khó khăn và nhạy cảm về chính trị, giao lưu văn hóa đã đi trước và làm ấm lại các mối quan hệ chính trị Tại các diễn đàn đa phương, có thể thấy Việt Nam và Trung Quốc

đã tích cực phối hợp nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, nhất là tại diễn đàn ASEAN và Liên hợp quốc; ủng hộ lẫn nhau tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực

Trong thời gian qua, dù trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực tới chính trị, kinh tế toàn cầu và khu vực, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục duy trì, phát triển tốt đẹp Hai bên vẫn duy trì trao đổi thường xuyên trên các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc

Trang 8

hội, Mặt trận Tổ quốc bằng nhiều hình thức linh hoạt, góp phần củng cố nền tảng hữu nghị vững chắc, định hướng chiến lược, tạo động lực và đảm bảo chính trị cho quan

hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định Ngày 30/10 đến ngày 02/11/2022, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chuyến thăm này diễn ra ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả Việt Nam và Trung Quốc, thể hiện sự coi trọng của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và cá nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đối với vị thế, vai trò quốc tế của Việt Nam

2 Về kinh tế xã hội

Giao lưu văn hóa giữa hai nước mở đường cho sự hợp tác về kinh tế Trong những năm gần đây những hoạt động giao lưu văn hóa diễn ra thường xuyên, tích cực và hiệu quả đã thúc đẩy giữa hai nước tiến hành ký kết nhiều văn bản, chương trình hợp tác kinh tế, thương mại Các hoạt động giao lưu về du lịch, giáo dục, nghệ thuật giữa các tỉnh biên giới, người dân địa phương cũng như chính quyền, các tổ chức hai bên

đã gần gũi, chia sẻ với nhau về phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ vì vậy, quan hệ kinh tế giữa các địa phương biên giới đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi đến nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng Trong năm 2019, hai bên đã ký kết 7 thỏa thuận hợp tác về phát triển kinh tế, xây dựng biên giới bình yên, nâng cấp cửa khẩu Trà Lĩnh -Long Bang thành cửa khẩu quốc tế

Các hoạt động kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển Qua các hoạt động giao các cá nhân, tổ chức của hai nước có cơ hội hiểu rõ về tiềm năng, thị trường hàng hóa và dịch vụ, cũng như tâm lý, nhu cầu, thị hiếu của nhân dân hai nước,

từ đó có sự ưu tiên trong đầu tư phát triển kinh tế và xúc tiến thương mại Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Trung Quốc và Việt Nam ngày càng gắn bó Mặc dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh, nhưng hai nước vẫn có những thành quả hợp tác kinh tế - thương mại đáng mong đợi, tổng kim ngạch thương mại Việt - Trung năm 2021 vẫn tăng 24,6%, đạt 165,9 tỷ USD (theo số liệu của Trung Quốc là hơn 230 tỷ USD, tăng 19,7%) Trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch thương mại Việt - Trung đạt 117,4 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2021 Ngoài ra, từ năm 2016 Việt Nam liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN; trong khi Trung Quốc liên tục 18 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam Đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam duy trì tăng trưởng qua các năm Tổng vốn lũy kế đến cuối năm 2021 đạt 21,3 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với mức 10,5 tỷ USD của thời điểm cuối năm 2016 Xét theo tiêu chí năm, trong hai năm 2019 và 2020, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn thứ 4; năm 2021 vươn lên là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, tăng 7 bậc so với năm 2015

Trang 9

Giao lưu văn hóa góp phần phát triển xã hội của hai quốc gia, nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt đưa quan hệ hai nước càng gắn kết Dù dịch bệnh COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến hai nước, gây nhiều khó khăn, trở ngại trong kiểm soát dịch bệnh, chuỗi sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về tiêu dùng của thị trường Trung Quốc giảm so với các năm trước Tuy nhiên hai bên luôn dành cho nhau sự hỗ trợ, hợp tác hiệu quả, đóng góp tích cực cho công tác phòng chống, kiểm soát dịch bệnh ở mỗi nước Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia cung cấp vaccine nhiều nhất cho Việt Nam

3 Về văn hóa – giáo dục

Giao lưu văn hóa thúc đẩy sự hợp tác gắn bó trên mặt trận văn hóa – giáo dục Giao lưu văn hóa khiến cho nền văn hóa mỗi nước có sự phát triển phong phú và đa dạng hơn Việt Nam tiếp nhận từ Trung Quốc khí chất mạnh mẽ của nền văn hóa du mục, ngược lại Trung Quốc lại đón nhận sự mềm mại, cởi mở, linh hoạt của văn hóa lúa nước từ Việt Nam Trong những năm gần đây, trao đổi nhân sự và trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam nói chung đang gia tăng đều đặn Các hoạt động khác nhau như gặp gỡ hữu nghị giữa thanh niên Trung Quốc và Việt Nam, diễn đàn nhân dân, giao lưu truyền thông và các chuyến thăm lẫn nhau của các nhà báo, giao lưu hữu nghị giữa các tổ chức nghiên cứu và các chuyên gia và học giả, và tình hữu nghị biên giới đã làm phong phú thêm các kênh liên lạc giữa hai nước và không ngừng tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước Tính đến năm

2021, Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc - Việt Nam đã được tổ chức liên tiếp

21 kỳ, do Ủy ban Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng đăng cai tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Việt Nam và được tổ chức trực tuyến dưới hình thức hội nghị truyền hình Với giáo dục Trung Quốc đã có các suất học bổng cho du học sinh Việt Nam học tập tại Trung Quốc Trong thời gian đại dịch diễn ra, cả Trung Quốc và Việt Nam đều có phương án tổ chức học online cho du học sinh giữa hai nước, để phù hợp với các hoạt động phòng chống dịch và đảm bảo chất lượng học tập cho học sinh sinh viên

Giao lưu văn hóa góp phần hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc thúc đẩy các hoạt động giao lưu phát triển Trong quá trình giao lưu, hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc có cơ hội để chuyển giao vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc Đây cũng là cơ hội để mỗi quốc gia tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ văn hóa, tham gia thị trường văn hóa phẩm của nhau một cách bình đẳng Xuất, nhập khẩu văn hóa tăng đã đáp ứng nhiều nhu cầu văn hóa khác nhau của nhân dân mỗi nước Mặt khác, khi được tiếp xúc với những yếu tố văn hóa mới của nước bạn, mỗi nền văn hóa sẽ nảy sinh nhu cầu tự thân sáng tạo yếu tố văn hóa mới để tiếp tục giao lưu và phát triển

Trang 10

4 Về an ninh - quốc phòng

Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới dài, nhiều cửa khẩu, điều đó tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hóa phát triển nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn chính trị, quốc phòng, an ninh Chính vì vậy, gắn với giao lưu văn hóa cả hai nước cũng hợp tác trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng nhằm bảo đảm ổn định, hòa bình ở biên giới Hợp tác Quốc phòng là một trong những trụ cột thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc Trong đó có chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức trong 6 năm qua đã

thực sự trở thành điểm sáng trong quan hệ hợp tác Quốc phòng giữa hai nước.

Đặc biệt, từ đầu năm 2020 đến nay, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, hai bên đã phối hợp triển khai các tổ, chốt ngăn chặn, phòng và chống dịch lây lan qua biên giới, ngăn chặn tối đa tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép

Trên cơ sở quán triệt thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới giữa hai nước, bộ đội biên phòng Việt Nam và lực lượng bảo vệ biên giới Trung Quốc còn triển khai nhiều mô hình kết nghĩa, đạt hiệu quả cao như “Đồn-Trạm hữu nghị, cửa khẩu hài hòa”, “Đồn-Trạm (chi đội) hữu nghị, cùng nhau xây dựng biên giới bình yên” Bên cạnh đó, lực lượng bộ đội biên phòng tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc của Việt Nam tiếp giáp với 2 tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung Quốc) cùng với lực lượng bảo vệ biên giới nước bạn còn đưa ra nhiều mô hình hợp tác hữu nghị như: “Xây dựng đường biên giới kiểu mẫu”, “Tuần tra đoàn kết”, trồng “Vườn cây hữu nghị biên phòng Việt-Trung”, diễn tập cứu trợ thảm họa qua biên giới, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với chủ đề “Tăng cường hợp tác, thực thi pháp luật cùng nhau xây dựng biên giới bình yên”

Ngoài ra trên tuyến biên giới đã xây dựng các Nhà văn hóa hữu nghị: Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt - Trung tại bản Pô Tô (xã Huổi Luông, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu); Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt - Trung tại thôn Na Lốc 3 (xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai); Nhà văn hóa hữu nghị biên giới Việt -Trung tại thôn Chi Ma (xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn); -Trung tâm văn hóa hữu nghị Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng; Nhà văn hóa hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc (xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) Đây là những công trình thể hiện tình hữu nghị, hợp tác giữa Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam, Trung Quốc cũng như nhân dân hai bên biên giới

Có thể thấy giao lưu văn hoá không chỉ góp phần thúc đẩy hợp tác Quốc phòng, hợp tác biên phòng, thông qua các lần giao lưu, nhân dân hai bên biên giới có được sự hiểu biết lẫn nhau, từ đó, xây dựng lòng tin, cùng chung tay xây dựng tình đoàn kết Việt Nam - Trung Quốc

Ngày đăng: 25/05/2024, 17:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w