Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán quốc tế đối với sự phát triển của các Ngân hàng nói riêng và đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cùng với những kiến t
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm hoạt động thanh toán quốc tế
Trong thời kỳ xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, bất kì một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển thì việc tăng cường hợp tác với các nước trên Thế Giới là điều vô cùng cần thiết Sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia khác diễn ra trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, Trong đó, quan hệ kinh tế (mà chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác tồn tại và phát triển Việc thực hiện các hoạt động này sẽ dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán giữa các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế (TTQT), trong đó các Ngân hàng thương mại (NHTM) cũng tham gia đóng vai trò cầu nối giữa các bên
“Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan” (Nguyễn Văn Tiến,
Từ khái niệm trên ta có thể thấy, thanh toán quốc tế phục vụ cho cả hai lĩnh vực hoạt động là kinh tế và phi kinh tế Tuy nhiên, trong thực tế, giữa hai lĩnh vực hoạt động này thường giao thoa với nhau, không có một ranh giới rõ rệt Hơn nữa, do hoạt động TTQT được hình thành dựa trên cơ sở hoạt động ngoại thương và phục vụ chủ yếu cho hoạt động ngoại thương Căn cứ trong các quy chế và dựa trên thực tế các NHTM thì hoạt động TTQT được phân thành hai lĩnh vực rõ ràng đó là: Thanh toán trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch) và Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch)
- Thanh toán quốc tế trong ngoại thương (thanh toán mậu dịch): Là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) và các dịch vụ thương mại cung ứng cho nước ngoài theo giá cả thị trường quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương
- Thanh toán phi ngoại thương (thanh toán phi mậu dịch): Là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK), tức là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại Đó là việc chi trả các chi phí cho cơ quan ngoại
2 giao ở nước ngoài, các chi phí đi lại ăn ở của các đoàn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân; các nguồn tiền quà biếu, trợ cấp của cá nhân người nước ngoài cho cá nhân trong nước, các nguồn trợ cấp của một tổ chức từ thiện nước ngoài cho tổ chức, đoàn thể trong nước,…
Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế
Ngày nay trong xu hướng toàn cầu hóa và thương mại quốc tế phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng giữ một vị trí quan trọng và không thể thiếu ở các NHTM
Thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động thanh toán quốc tế, NHTM đã góp một phần cho sự phát triển kinh tế, mang lại lợi ích cho khách hàng và cho chính bản thân ngân hàng a Đối với nền kinh tế
Hoạt động thanh toán quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước Nếu một quốc gia thực hiện chính sách “đóng cửa” nền kinh tế của mình, đồng nghĩa với việc ngăn cấm hoạt động thương mại với nước ngoài thì nền kinh tế đó sẽ không thể lớn mạnh được Chính vì lẽ đó mà hội nhập kinh tế đều được các nước chú trọng thực hiện nhằm kết hợp giữa thế mạnh của kinh tế trong nước với kinh tế quốc tế phục vụ con đường phát triển kinh tế bền vững của mỗi quốc gia Trong bối cảnh như vậy, hoạt động thương mại quốc tế nổi lên như là một chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và kinh tế Thế Giới Hoạt động kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển thì vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế cũng ngày càng được khẳng định
Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong hoạt động kinh tế quốc dân Đây là khâu quan trọng trong quá trình mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân hay tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau Nếu hoạt động thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn và chính xác sẽ giải quyết được mối quan hệ hàng hóa – tiền tệ giữa người mua và người bán một cách hiệu quả Điều này góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi toàn Thế Giới
Ngoài ra, thanh toán quốc tế góp phần tìm kiếm và mở rộng các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau Thêm vào đó hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời có thể thu hút một lượng đáng kể ngoại tệ vào trong nước b Đối với các doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì điều làm họ quan tâm nhất là làm thế nào để việc thanh toán diễn ra một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác và tiết kiệm tối đa chi phí Bởi vậy hoạt động thanh toán quốc tế với nhiều với phương thức thanh toán
Thư viện ĐH Thăng Long
3 khác nhau giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn phù hợp với khả năng tài chính, với đặc thù hàng hóa, mối quan hệ, nhu cầu cầu của các bên tham gia
Bên cạnh đó, khi khách hàng là nhà xuất khẩu có nhu cầu về vốn thì Ngân hàng sẽ xem xét và cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ (BCT) xuất khẩu Khách hàng là nhà nhập khẩu cũng có thể được vay tiền tài trợ cho hàng nhập khẩu của mình nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện cho vay của Ngân hàng
Ngoài ra, cũng thông qua việc thanh toán, Ngân hàng có thể giám sát tình hình kinh doanh của khách hàng, từ đó có thể đưa ra tư vấn giúp khách hàng điều chỉnh hoạt động kinh doanh nhằm đem lại lợi ích tối đa cho khách hàng
Như vậy, thông qua hoạt động thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không chỉ được thỏa mãn trong việc thanh toán an toàn, hiệu quả mà còn có thể được nhận tài trợ từ phía Ngân hàng trong khi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu do Ngân hàng đặt ra c Đối với Ngân hàng Đối với bản thân các NHTM, hoạt động thanh toán quốc tế có một số vai trò quan trọng sau:
Thanh toán quốc tế góp phần tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường cho Ngân hàng Mỗi khách hàng khi tìm đến Ngân hàng đều mong muốn được thỏa mãn nhu cầu tài chính của mình Trong điều kiện hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của khách hàng ngày càng tăng lên đồng nghĩa với việc thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức ngày càng lớn
Việc đáp ứng đầy đủ và có hiệu quả nhu cầu thanh toán của khách hàng là một trong những điều kiện quan trọng khiến ngân hàng có thể thu hút nhiều hơn nữa khách hàng trong tương lai
Thanh toán quốc tế mang lại doanh thu và một lượng ngoại tệ lớn cho Ngân hàng Khi Ngân hàng có một số lượng khách hàng tức là Ngân hàng có thể tăng doanh thu của mình thông qua nguồn thu nhập từ các nghiệp vụ TTQT Lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên sẽ làm tăng nguồn vốn của Ngân hàng và sẽ tạo điều kiện hỗ trợ các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng đạt hiệu quả
Hoạt động thanh toán quốc tế được thúc đẩy kéo theo một loạt các nghiệp vụ khác cũng được phát triển như: Tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, mua bán ngoại tệ,… làm đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng, củng cố hoạt động TTQT của Ngân hàng
Thanh toán quốc tế góp phần mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng Hoạt động TTQT giúp hoạt động của Ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hòa
4 nhập cùng với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên Thế Giới Trên cơ sở đó, Ngân hàng có cơ hội tăng cường công tác đối ngoại, nhận được sự giúp đỡ từ các ngân hàng quốc tế và mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý
Các phương tiện thanh toán quốc tế tại NHTM
Hiện nay để thực hiện việc chi trả thường xuyên giữa các nước được diễn ra thuận lợi nhất thì trong thanh toán quốc tế có những công cụ chủ yếu và thường xuyên được sử dụng trong hoạt động này, bao gồm: a Hối phiếu
Tại khoản 2, điều 4 của Luật các công cụ chuyển nhượng Việt Nam (2006): “Hối phiếu (hối phiếu đòi nợ) là giấy tờ có giá trị do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”
Các loại hối phiếu, dựa vào các tiêu thức khác nhau mà người ta có thể phân chia hối phiếu như sau:
Căn cứ vào thời hạn thanh toán: Hối phiếu trả tiền ngay; Hối phiếu có kỳ hạn
Căn cứ vào chứng từ kèm theo: Hối phiếu trơn; Hối phiếu kèm chứng từ
Căn cứ vào tính chuyển nhượng: Hối phiếu đích danh; Hối phiếu vô danh; Hối phiếu chuyển nhượng theo lệnh
Căn cứ vào người ký phát hối phiếu: Hối phiếu thương mại; Hối phiếu Ngân hàng
Căn cứ vào trạng thái chấp nhận: Hối phiếu chưa được ký chấp nhận; Hối phiếu đã được trả tiền ký chấp nhận
Căn cứ vào loại tiền ghi trên hối phiếu: Hối phiếu nội tệ; Hối phiếu ngoại tệ
Căn cứ vào cơ sở hình thành hối phiếu: Hối phiếu thực; Hối phiếu khống
Căn cứ vào không gian lưu thông hối phiếu: Hối phiếu nội địa; Hối phiếu quốc tế
Thư viện ĐH Thăng Long
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện do một người (chủ tài khoản), ra lệnh cho Ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả cho người được chỉ định trên séc, hoặc trả theo lệnh của người này, hoặc trả cho người cầm séc
Có thể phân loại các loại séc theo tính chất thông dụng của nó như sau:
Séc đích danh (Nominal Check)
Séc vô danh (Bearer Check)
Séc theo lệnh (Order Check)
Séc gạch chéo (Crossed Check)
Séc du lịch (Traveller’s Check)
Séc bảo chi (Certified Check) c Kỳ phiếu (Promissory Note)
Kỳ phiếu là một cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu ký phát hứa trả một số tiền nhất định cho người khác, hoặc trả theo lệnh của người này hoặc trả cho người cầm phiếu Đặc điểm của kỳ phiếu:
Kỳ hạn của lệnh phiếu được ghi rõ trên nó
Lệnh phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi
Lệnh phiếu cần có sự bảo lãnh của Ngân hàng hoặc Công ty tài chính Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của lệnh phiếu
Khác với hối phiếu gồm 2 bản, lệnh phiếu chỉ có một bản chính do con nợ ký phát ra để chuyển tiền cho người hưởng lợi
Vì lệnh phiếu có nhược điểm là thụ động trong thanh toán, cần phải có sự bảo lãnh của Ngân hàng hay Công ty tài chính do vậy, việc sử dụng nó không được thuận tiện nên ít được sử dụng hơn hối phiếu d Thẻ ngân hàng
Thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng, dịch vụ hoặc
6 rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp Thẻ Ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM
Trên Thế Giới có rất nhiều loại thẻ Ngân hàng, nhưng các loại thẻ chính được sử dụng phổ biến bao gồm:
Thẻ tín dụng (Credit Card)
Thẻ thanh toán (Charge Card)
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ đảm bảo (Check Guarantee Card).
Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại NHTM
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên nhập khẩu và xuất khẩu Nhận thức được tầm quan trọng của việc thanh toán trong hợp đồng ngoại thương, các bên ký kết hợp đồng luôn lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp nhu cầu của cả hai bên nhằm bảo vệ quyền lợi, lợi ích của mình trong trường hợp phát sinh tranh chấp Có nhiều phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong ngoại thương như: Chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu, tín dụng chứng từ, …Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu nhược điểm riêng nhất định, tùy theo những điều kiện cụ thể của hai bên mà người ta sẽ lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp
Hiện nay có 05 phương thức được áp dụng rộng rãi và phổ biến trong thương mại quốc tế của các nước và Việt Nam đó là: (a) Phương thức ứng trước (Advanced payment,
(b) Phương thức ghi sổ (Open account), (c) Phương thức chuyển tiền (Remittance), (d) Phương thức nhờ thu (Collection of payment), (e) Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary credit) a Phương thức ứng trước (Advanced payment)
Người mua chấp nhận giá hàng của người bán bằng đơn đặt hàng chắc chắn (không hủy ngang) đồng thời chuyển tiền thanh toán của một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanh toán xảy ra trước khi hàng hóa được người bán chuyển giao cho người mua (Nguyễn Văn Tiến, 2008) b Phương thức ghi sổ (Open account)
Ghi sổ là phương thức thanh toán, trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành giao hàng thì ghi Nợ tài khoản cho bên nhập khẩu vào một cuốn sổ theo dõi và việc thanh
Thư viện ĐH Thăng Long
7 toán các khoản nợ này được thực hiện thông thường theo định kỳ như đã thỏa thuận (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Như vậy, về thực chất đây là phương thức thanh toán nợ còn khất lại, ngược với phương thức thanh toán ứng trước
Tham gia phương thức thanh toán này ban đầu chỉ có nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu, không có sự tham gia của Ngân hàng với chức năng là người mở tài khoản và thực hiện thanh toán Chỉ mở tài khoản đơn biên, không mở tài khoản song biên, nếu người nhập khẩu mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo dõi, không có hiệu lực thanh quyết toán
Quy trình thực hiện phương thức ghi sổ như sau:
Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và gửi chứng từ cho nhà nhập khẩu để nhận hàng
Bước 2: Nhà xuất khẩu ghi nợ vào tài khoản và báo nợ trực tiếp cho nhà nhập khẩu
Bước 3: Đình kì thanh toán, nhà nhập khẩu chuyển tiền qua Ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩu hoặc thanh toán bằng séc
Phương thức này hoàn toàn có lợi đối với nhà nhập khẩu Nhà xuất khẩu sẽ chịu rủi ro khi nhà nhập khẩu không thanh toán, không thể thanh toán, thanh toán chậm,… c Phương thức chuyển tiền (Remittance)
“Chuyển tiền là một phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định” (Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Việc thanh toán tiền hàng được quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa người bán và người mua theo phương thức này gồm ba loại: Chuyển tiền trả trước, chuyển tiền trả sau và chuyển tiền trả ngay
Chuyển tiền trả trước (Hay còn gọi là tiền ứng trước cho người xuất khẩu):
Người mua thanh toán cho người bán trước khi nhận hàng Phương thức này phù hợp cho các giao dịch mà người bán không được biết đến hoặc không đáng tin cậy
Chuyển tiền trả sau: Người mua thanh toán cho người bán sau khi nhận hàng
Phương thức này phù hợp cho các giao dịch mà người bán được biết đến hoặc đáng tin cậy
Chuyển tiền trả ngay: Người mua thanh toán cho người bán ngay khi nhận hàng
Phương thức này phù hợp cho các giao dịch mà cả hai bên đều được biết đến và đáng tin cậy
Phương thức chuyển tiền được tiến hành bằng hai hình thức chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T) và chuyển tiền điện (Telegraphic Transfer – T/T)
Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T): Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán (Bank draft) của Ngân hàng chuyển tiền được chuyển bằng thư cho Ngân hàng trả tiền
Chuyển tiền điện (Telegraphic Transfer – T/T): Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của Ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện gửi cho Ngân hàng trả tiền bằng Telex hay mạng SWIFT
Chuyển tiền điện ngày nay thực hiện thông qua hệ thống SWIFT giúp thông tin được chuyển nhanh chóng, an toàn Đối với M/T chi phí thấp nhưng chậm hơn, còn đối với T/T thì ngược lại Vì vậy, tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể mà khách hàng có thể chọn cho mình hình thức chuyển tiền phù hợp
Các bên tham gia trong phương thức chuyển tiền bao gồm:
Người chuyển tiền (Remitter): Là người yêu cầu Ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài Người chuyển tiền thường là người NK, người mua, người mắc nợ, nhà đầu tư, người chuyển kiều hối,…
Người thụ hưởng (Beneficiary): Là người có quyền nhận số tiền được chuyển và được người chuyển tiền chỉ định thông qua Ngân hàng Người thụ hưởng thường là người XK, chủ nợ, người nhận vốn đầu tư, người nhận kiều hối,…
Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Là Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền
Ngân hàng trả tiền (Paying bank): Là Ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng
Quy trình thực hiện phương thức chuyển tiền:
Thư viện ĐH Thăng Long
Sơ đồ 1.1 Quy trình thanh toán theo phương thức chuyển tiền
(Nguồn: Giáo trình thanh toán quốc tế, PGS TS Nguyễn Văn Tiến, 2010)
Bước 1: Nhà xuất khẩu thực hiện việc giao hàng đồng thời chuyển BCT cho nhà nhập khẩu
TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Khái niệm về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế
Hiệu quả là khái niệm chung để chỉ các kết quả đạt được cuối cùng từ hoạt động của các sự vật, sự việc, hiện tượng Ví dụ như: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả đời sống,… Ở đây, ta xem xét khái niệm hiệu quả trong lĩnh vực kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các chủ thể kinh tế phải luôn đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh có hiệu quả từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Hiệu quả sản xuất kinh doanh thể hiện chất lượng của sản phẩm đầu ra, những giá trị mà nó mang lại cho người sử dụng và kết quả hoạt động kinh doanh mà chủ thể đạt
Thư viện ĐH Thăng Long
19 được từ việc sản xuất và cung ứng sản phẩm đó Nói cách khác, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh được thể hiện ở hai khía cạnh, đó là: Mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và lợi ích của doanh nghiệp thu được từ sản phẩm đó
Từ đó ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là việc mở rộng số lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt từ hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng
Như vậy hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế được thể hiện ở những mặt sau:
Về số lượng dịch vụ thanh toán quốc tế: Các NHTM không chỉ duy trì các dịch vụ hiện có mà còn cung cấp thêm các dịch vụ mới dựa trên nhu cầu của khách hàng và khả năng của Ngân hàng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế và nâng cao khả năng cạnh tranh
Về chất lượng dịch vụ: Chất lượng các dịch vụ thanh toán quốc tế phải không ngừng được cải thiện để đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng như sự chính xác trong việc thanh toán với đối tác, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí,… nhằm mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng
Về kết quả hoạt động kinh doanh: Bao gồm báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế gồm có: doanh thu, lợi nhuận, số món thanh toán, giá trị thanh toán, số lượng khách hàng,… Kết quả kinh doanh càng cao so với chi phí bỏ ra chứng tỏ hiệu quả thanh toán quốc tế càng cao
Tóm lại, hiệu quả thanh toán quốc tế của NHTM được cụ thể thông qua số lượng và chất lượng dịch vụ cùng với kết quả hoạt động thanh toán quốc tế hàng năm của Ngân hàng Để hoạt động thanh toán quốc tế luôn được hiệu quả, không chỉ có nỗ lực của Ngân hàng mà các chủ thể tham gia hoạt động này cần tạo cơ hội và điều kiện giúp đỡ các Ngân hàng thực hiện tốt hoạt động thanh toán quốc tế.
Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại
hàng thương mại Để đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng một cách đầy đủ và toàn diện cần xem xét hai nhóm chỉ tiêu: (a) Nhóm chỉ tiêu đánh giá trực tiếp và (b) nhóm chỉ tiêu đánh giá gián tiếp a Các chỉ tiêu trực tiếp
Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối : Các chỉ tiêu này được đưa ra nhằm lượng hóa kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng, thể hiện mức độ cũng như hiệu quả kinh doanh của NHTM trong hoạt động thanh toán quốc tế, bao gồm:
Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động TTQT:
NH là tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh hiệu quả hoạt động TTQT
Doanh thu từ hoạt động TTQT; viết tắt “DTQT” là số tiền thực tế NH thu được từ hoạt động TTQT, bằng tổng phí thu được: phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C…
Lợi nhuận từ hoạt động TTQT; viết tắt “LNQT” Ta có:
LNQT = DTQT – CFQT Trong đó, CFQT là các chi phí cho hoạt động TTQT
Số vụ khiếu nại do lỗi Ngân hàng gây ra; viết tắt là “SKN”: Đây là một chỉ số để đánh giá chất lượng dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng Số vụ khiếu nại càng ít, chứng tỏ Ngân hàng càng có khả năng thực hiện các giao dịch thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn, đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của khách hàng Ngược lại, số vụ khiếu nại càng nhiều, cho thấy Ngân hàng càng có những sai sót, sơ suất hoặc thiếu minh bạch trong quá trình thanh toán, gây ra những bất lợi và thiệt hại cho khách hàng
Nhóm chỉ tiêu tương đối: Các chỉ tiêu này được đưa ra nhằm xem xét tình hình hoạt động TTQT trong tổng thể hoạt động dịch vụ nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng Các chỉ tiêu này gồm có:
Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/Doanh thu TTQT”; viết tắt là LNQT/DTQT Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả thu được từ hoạt động TTQT, chỉ tiêu này thể hiện một đồng doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT và tỉ lệ này qua các năm càng lớn thì càng tốt
Tỷ số “Chi phí TTQT/Doanh thu TTQT”; viết tắt là CFQT/DTQT Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu TTQT thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ Ngân hàng đang phải bỏ ra chi phí ít trong khi doanh thu thu về nhiều hơn
Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/Lãi kinh doanh ngân hàng”; viết tắt là LNQT/LNNH
Tỷ số này cho biết trong một đồng lãi kinh doanh Ngân hàng thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận TTQT hay lợi nhuận TTQT chiếm bao nhiêu trong cơ cấu lãi
Thư viện ĐH Thăng Long
21 kinh doanh Ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hoạt động TTQT càng đống một vị trí vai trò quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nói chung của Ngân
Tỷ số “Doanh thu TTQT/Tổng doanh thu dịch vụ”; viết tắt là DTQT/DTDV
Chỉ số này cho thấy doanh thu từ hoạt động TTQT đóng góp vào tổng doanh thu dịch vụ của toàn Ngân hàng là bao nhiêu Việc tính toán tỷ lệ này càng cao cho biết doanh thu của hoạt động TTQT đang đóng góp vào doanh thu của toàn dịch vụ của ngân hàng là càng lớn chứng tỏ tầm quan trọng của hoạt động TTQT trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng và hoạt động TTQT đang hoạt động hiệu quả Ngược lại, tỷ lệ này qua các năm càng giảm và đạt tỷ lệ thấp, chứng tỏ hoạt động TTQT đóng góp ít vào sự phát triển của toàn bộ Ngân hàng
Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/Vốn tự có”; viết tắt là LNQT/VTC Chỉ tiêu này xác định mức lợi luận TTQT trong cơ cấu tổng nguồn vốn tự có của Ngân hàng, nghĩa là trong một đồng vốn tự có trung bình tạo ra được bao nhiêu đồng lợi luận TTQT Lợi nhuận TTQT này càng cao càng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn tự có của Ngân hàng
Tỷ số “Lợi nhuận TTQT/Tổng tài sản”; viết tắt là LNQT/TSC Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong hoạt động TTQT, tức là cứ một đồng tài sản của Ngân hàng trung bình tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận TTQT
Tỷ số “Doanh thu TTQT/Vốn tự có”; viết tắt là DTQT/VTC Chỉ tiêu này đánh giá việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tự có trong hoạt động TTQT Cụ thể, một đồng vốn tự có trung bình sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu TTQT Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện sự hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn tự có của Ngân hàng trong việc tạo ra doanh thu TTQT
Tỷ số “Doanh thu TTQT/Tổng tài sản”; viết tắt là DTQT/TSC Chỉ tiêu này cho thấy một đồng tài sản trung bình tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu TTQT
Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại
thương mại a Nhân tố khách quan
Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế, hệ số mở cửa nền kinh tế (Tỷ lệ dân số XNK/GDP), môi trường đầu tư nước ngoài, sự linh hoạt, mức độ mở cửa và độ liên kết của thị trường tài chính trong nước với thị trường tài chính quốc tế, tầm cỡ trung tâm tài chính quốc tế của Quốc gia; thị trường tài chính, tiền tệ trong nước, cán cân động thanh toán quốc tế … Môi trường kinh tế ổn định sẽ giúp cho các NHTM tránh được những rủi ro trong quá trình hoạt động
Môi trường chính trị liên quan đến tình hình chiến tranh, bạo động, khủng bố, xung đột tôn giáo, đảo chính, biểu tình,… Sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế của một nước phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động thương mại quốc tế sẽ phát triển Môi trường chính trị càng ổn định thì mức độ an toàn trong đầu tư sẽ càng lớn và sẽ làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh, mở rộng cơ hội các hoạt động động thanh toán quốc tế tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua Ngân hàng tăng, qua đó thúc đẩy các hoạt động động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng phát triển Mọi sự rủi ro về chính trị như chiến tranh, cấm vận kinh tế đều có ảnh hưởng đến hoạt động thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến việc thanh toán tiền hàng trong hoạt động thanh toán quốc tế
Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng Điều này được thể hiện ở chỗ nó tại cơ hội cơ sở pháp lý để các bên tham gia thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, là cơ sở để hạn chế rủi ro và giải quyết các tranh chấp trong hoạt động ngoại thương, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện hoạt động TTQT Môi trường pháp lý có liên quan
24 đến các đạo luật, tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế Bởi vậy, bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới một quốc gia đều chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và luật pháp của nước sở tại – nơi hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành Hoạt động thanh toán quốc tế của NHTM cũng là một hoạt động kinh tế Do vậy, nó không những chịu sự chi phối của luật pháp trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc chuẩn mực, thông lệ quốc tế… của từng loại hình nghiệp vụ phái sinh b Nhân tố chủ quan
Quy mô của hoạt động Ngân hàng:
Quy mô của Ngân hàng càng lớn, đồng nghĩa với mức độ uy tín của Ngân hàng càng lớn Một Ngân hàng có quy mô lớn và uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng:
Với bất kỳ tổ chức nào, việc xây dựng chiến lược đều có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi chiến lược đóng vai trò định hướng hoạt động trong dài hạn, là cơ sở vững chắc cho việc triển khai các hoạt động của tổ chức một cách đồng bộ, nhất quán và có hệ thống Sự thiếu vắng chiến lược hoặc chiến lược xây dựng không rõ ràng, không có luận cứ vững chắc sẽ khiến cho hoạt động của tổ chức mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt mà không thấy được dài hạn, hoặc chỉ thấy cục bộ mà không thấy được tổng thể toàn bộ hoạt động của hệ thống Đối với ngành Ngân hàng nói chung hay các NHTM nói riêng, Chiến lược kinh doanh là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của ngành, đó sẽ là “điểm tựa”, là “khởi nguồn” để xác định các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển
Nhân tố con người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT:
Con người là một nhân tố quan trọng quyết định tới kết quả của mọi hoạt động kinh tế Đối với hoạt động TTQT đòi hỏi cán bộ có những tiêu chuẩn nhất định về thương mại quốc tế, được trang bị và hiểu biết về pháp luật, thông lệ và tập quán thương mại của các nước, có khả năng nắm bắt kịp thời những thay đổi trong thương mại và các sản phẩm dịch vụ trong hoạt động TTQT Cán bộ thực hiện nghiệp vụ TTQT có trình độ và ý thức nghề nghiệp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT, chất lượng dịch vụ tốt hơn, thu hút được khách hàng Do trình độ cán bộ ở các thị trường khác nhau nên hiện nay các Ngân hàng lớn thường tổ chức luân chuyển chứng từ TTQT tập trung tại các trung tâm có trình độ nghiệp vụ cao xử lý Điều này sẽ giúp các Ngân hàng giảm được rủi ro do hạn chế về trình độ cán bộ, nhất là ở các quốc gia hoặc các thị trường chưa phát triển
Nền tảng công nghệ thông tin:
Thư viện ĐH Thăng Long
25 Nhân tố công nghệ thông tin có một vai trò rất quan trọng đối với hoạt TTQT vì yêu cầu đối với hoạt động TTQT là phải nhanh, an toàn và chính xác Trong thời đại công nghệ thông tin, hầu hết các Ngân hàng ứng dụng những công nghệ thông tin điện tử hiện đại Nếu một Ngân hàng nào đó không sử dụng công nghệ thông tin hiện đại thì khó có thể cạnh tranh được chất lượng dịch vụ Song việc ứng dụng công nghệ thông tin của các Ngân hàng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và đòi hỏi các Ngân hàng phải có kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với thực trạng TTQT hiện có
Hiện nay hoạt động thanh toán ngày càng phổ biến, không chỉ nói riêng Techcombank trên thị trường có rất nhiều các NHTM khác nhau điều này đồng nghĩa với việc khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn Nếu Ngân hàng có chính sách cấp tín dụng cho khách hàng hiện hữu và khách hàng mới riêng biệt thì sẽ dễ dàng đưa ra mức tín dụng phù hợp với khách hàng và cạnh tranh trên thị trường
Ngoài những yếu tố trên còn rất nhiều những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế tại các NHTM như: Giá trị truyền thống; Các nghiệp vụ hỗ trợ khác;…
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -
Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam -
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam Tên tiếng Anh: Vietnam Technological And Commercial Joint Stock Bank Tên giao dịch: TECHCOMBANK
Tên viết tắt: TECHCOMBANK Mã cổ phiếu: TCB
Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 35.172.385.140.000 đồng (ngày 31 tháng 12 năm 2021: 35.109.147.980.000 đồng)
Hội sở chính: Tòa nhà Techcombank, Số 6 Phố Quang Trung, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Thư viện ĐH Thăng Long
27 Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Techcombank đã thực sự trở thành một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của Techcombank qua các năm có thể tóm tắt như sau:
Năm 1993 Techcombank thành lập với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng, chỉ sau 02 năm (năm 1995) Ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng, đồng thời thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lơn
Đến năm 1998 trụ sở chính của Techcombank được chuyển sang tòa nhà Techcombank – 15 Đào Duy Từ - Hà Nội đồng thời thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng tại Đà Nẵng
Năm 2001 và năm 2002 Ngân hàng tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng và thành lập các chi nhánh tại các tỉnh, thành phố lớn như: Chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Đà Nẵng, Chi nhánh Tân Bình tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội
Trong những năm 2003-2005 là những năm có sự chuyển biến mang tính chất bước ngoặt đối với Techcombank Có rất nhiều sự kiện lớn thường xuyên và liên tục trong các năm này Đầu tiên phải nhắc đến là việc Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán F@st Access – Connect 24 hợp tác với Vietcombank Tiếp theo là triển khai thành công hệ thống phần mềm Globus trên toàn hệ thống vào ngày 06/12/2003, đồng thời vốn điều lệ tăng lên 180 tỷ đồng và đưa Chi nhanh Chợ Lớn vào hoạt động Năm 2004 Ngân hàng chính thức khai trương biểu tượng mới vào ngày 09/06/2004 và tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng, đến ngày 02/08/2004 tiếp tục tăng vốn điều lệ lên đến 252,255 tỷ đồng và tiếp tục tăng lên 412 tỷ đồng vào ngày 26/11/2004 Vào cuối năm này Ngân hàng đã ký kết thành công hợp đồng mua phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ với Compus Plus Năm 2005, Ngân hàng tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 617 tỷ đồng và chính thức bắt tay với Ngân hàng HSBC làm đối tác chiến lược của mình Hoàn thành việc nâng cấp phần mềm Globus lên Version T24 R5 là Version mới nhất của
28 hệ thống này đồng thời triển khai thành công phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ Compus Plus
Năm 2006 đánh dấu sự thành công của Ngân hàng bằng việc nhận các giải thưởng cao và những đánh giá tốt từ các tổ chức quốc tế cũng như các tổ chức trong nước Đầu năm 2006 Ngân hàng đã được nhận giải thưởng về TTQT từ NewYorks, Citibank, Wacgovia Sau đó ít tháng, Ngân hàng đã được nhận cúp vàng “Vì sự tiến bộ xã hội và phát triển bền vững”, tiếp theo là được Moody’s xếp hạng tín nhiệm tiền gửi với các đánh giá tốt Và đến cuối năm, Ngân hàng một lần nữa tăng vốn điều lệ lên 1500 tỷ đồng
Năm 2007 cũng là một năm thành công của Techcombank Sự kiện đầu tiên trong năm là khai trương Hội sở Techcombank 70-02 Bà Triệu, Hà Nội vào ngày 27/01, với tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD và trở thành Ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối Ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch Đồng thời tiếp tục nâng cao thành công phần mềm T24 R5 lên Version T24 R6 – Phiên bản mới nhất của hệ thống này Ngân hàng cũng nhận được giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Cục xúc tiến thương mại – Bộ thương mại trao tặng vào ngày 07/04 Hiện nay Techcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất được Financial Insight công nhận thành tựu về ứng dụng công nghệ đi đầu trong giải pháp phát triển thị trường
Năm 2008 là thành viên sáng lập liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam Smartlink và ra mắt thẻ tín dụng Techcombank VISA
Năm 2009, Techcombank khẳng định vị trí ngân hàng TMCP hàng đầu với vốn điều lệ lên 5.400 tỷ đồng; tổng tài sản đạt mức 95.000 tỷ đồng và là ngân hàng đầu tiên hợp tác với công ty tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới McKinsey
Năm 2010, Techcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010” do tạp chí EuroMoney trao tặng, và được đánh giá cao với nhiều giải thưởng quốc tế
Năm 2011, Ngân hàng TMCP lớn thứ 2 Việt Nam với quy mô mạng lưới tổng tài sản 180.000 tỷ cùng 307 chi nhánh trên toàn quốc
Năm 2012, Ngân hàng đi đầu trong việc mang đến trải nghiệm công nghệ số thông qua dịch vụ giao dịch ATM không cần thẻ đến hơn 2,8 triệu khách hàng
Năm 2013, ra mắt hội sở mới tại miền Nam nằm tại tòa nhà hạng A nằm trung tâm TP HCM, số 9-11 Tôn Đức Thắng, thể hiện sự cam kết cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng phía Nam Nhận 13 giải thưởng trong nước và
Thư viện ĐH Thăng Long
29 quốc tế, trong đó nổi bật có các giải về Ngân hàng quản lý tiền tệ và tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam và nhà tuyển dụng tốt nhất của Châu Á năm 2013, và là Sao Vàng Đất Việt
Năm 2014, Techcombank khẳng định vị thế Ngân hàng dẫn đầu về chất lượng dịch vụ với 23 giải thưởng uy tín từ các tổ chức trong và ngoài nước như: Global
Finance, IFC, Finance Asia Hơn thế nữa, Techcombank là sự lựa chọn tin cậy của 3,7 triệu khách hàng cá nhân và 48 ngàn khách hàng doanh nghiệp
Năm 2015, Techcombank thuộc top 2 Ngân hàng có doanh số thanh toán thẻ Visa lớn nhất thị trường với 4,2 triệu khách hàng
Năm 2016, bước vào giai đoạn bứt phá với sự ra mắt và triển khai chiến lược 2016-2020 để trở thành Ngân hàng dẫn dắt đời sống tài chính của người dân Việt Nam và là Ngân hàng số 1 Việt Nam Lợi nhuận năm 2016 tăng trưởng gấp đôi so với năm trước với giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” được trao tặng bởi Finance Asia “Ngân hàng Việt Nam xuất sắc của năm” từ AsiaRisk và
“Doanh nghiệp có chính sách nhân sự xuất sắc” Vietnam HR Awards
Năm 2017, là Ngân hàng đứng đầu về chỉ số tín nhiệm tương đương mức “trần xếp hạng tín nhiệm quốc gia” do S&P công bố Duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi đạt 8.036 tỷ động, đứng thứ hai về khả năng sinh lời do Asian Banker xếp hạng với số lượng khách hàng đạt mốc hơn 5 triệu Là Ngân hàng đứng đầu về doanh số thanh toán thẻ quốc tế Visa của Việt Nam Ngân hàng dẫn đầu về sản phẩm Bancassurance, mang đến sự hợp tác chiến lược với nhà cung cấp bảo hiểm hàng đầu Manulife Đứng đầu về chỉ số gắn kết (EES) do cán bộ nhân viên bình chọn và đứng Top 2 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành tài chính ngân hàng Đồng thời ghi dấu biểu tượng Kết nối cộng đồng với giải Marathon Quốc Tế TP.Hồ Chí Minh Techcombank
Năm 2018, chính thức niêm yết trên sàn Sở Giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh với mã cổ phiếu TCB, giá trị vốn hóa tại thời điểm niêm yết 6,5 tỷ USD
Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt
Ban điều hành quản lý hoạt động kinh doanh hàng ngày của Techcombank Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và thuộc danh sách dự kiến đã được Thống Đốc NHNN chấp thuận
Hội đồng quản lý rủi ro:
Hội đồng quản lý tài sản nợ và có (“ALCO”): ALCO là đầu mối phụ trách đối với các vấn đề liên quan đến việc quản trị bảng cân đối kế toán ALCO thực hiện giám sát chặt chẽ và định hướng cho cơ cấu tài chính của Techcombank, và đồng thời là một cấu phần không thể tách rời của bộ khung tổng thể về quản trị vốn và rủi ro Mục tiêu của ALCO là nhằm kiểm soát các rủi ro ảnh hưởng đến bảng cân đối bao gồm rủi ro thanh khoản, nguồn vốn, lãi suất và tỷ giá
ALCO đánh giá môi trường bên ngoài, nhận định xu hướng để xác định môi trường tương lai thích hợp nhất cho kế hoạch dài hạn của bảng
Hội đồng quản lý vốn
Các hội đồng khác trực thuộc tổng giám đốc
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank
2.2.1 Hoạt động huy động vốn
Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam được thể hiện qua Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1 Tình hình huy động nguồn vốn của Techcombank giai đoạn 2017-2022
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tiền gửi không kỳ hạn 39.266.825 18,1 59.650.273 25,1 82.469.406 28,2 123.854.818 38,1 148.379.337 34,7 123.856.102 23,5
Tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn
Thư viện ĐH Thăng Long
Phân theo thành phần kinh tế
Tiền gửi của khách hàng 170.970.833 78,7 201.414.532 84,7 231.296.761 79,1 277.458.651 85,4 314.752.525 73,7 358.403.785 68,1
Tiền gửi và vay các TCTD khác
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Techcombank giai đoạn 2017-2022)
38 Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của Techcombank giai đoạn 2017-2022 có xu hướng tăng lên theo thời gian từ 217.294.658 triệu đồng năm 2017 và đến năm 2022 con số này đạt 525.966.754 triệu đồng Tổng nguồn vốn huy động tăng giúp khả năng cho vay Techcombank ngày càng cao, mở rộng quy mô hoạt động, thúc đẩy mọi hoạt động trong Ngân hàng tăng khả năng tạo ra lợi nhuận, tạo sự uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, tạo cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng nước ngoài qua đó cũng là cơ hội phát triển hoạt động TTQT
Về kỳ hạn, nguồn huy động vốn của Techcombank chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn nó chiếm khoảng 60,3%-80,5%, năm 2017 nguồn vốn đến từ khoản này đạt 175.019.338 triệu đồng và có xu hướng tăng đến năm 2022 đạt 392.728.138 triệu đồng Sở dĩ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao là vì khách hàng của Techcombank chủ yếu là khách hàng cá nhân, nhóm khách hàng này có đặc điểm là thường kinh doanh hoặc đầu tư với lượng vốn lớn, quay vòng vốn nhanh, có nhu cầu sử dụng vốn thường xuyên do vậy họ thường gửi tiền có kỳ hạn
Mặt khác ở giai đoạn 2017-2022 tỷ trọng khoản tiền gửi có kỳ hạn này của Techcombank có xu hướng giảm do sự cạnh tranh huy động vốn giữa các Ngân hàng trong hệ thống NHTM ngày càng cạnh tranh gay gắt với việc mở rộng mạng lưới quy mô hoạt động Đứng thứ hai là các khoản tiền gửi không kỳ hạn chiếm khoảng 18,1%-38,1% và nhìn chung có xu hướng tăng qua các năm do Techcombank đã triển khai thành công chiến lược điều chỉnh lãi suất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp (từ 0,003% lên đến 1% trong năm 2022 - mức trần tối đa không kỳ hạn và tiền gửi kỳ hạn dưới 1 tháng) 1 Để có được kết quả này là do sự nỗ lực không ngừng đổi mới toàn diện các mặt hoạt động, kinh doanh đa dạng và hiệu quả của Techcombank Tuy nhiên khi nguồn vốn không kỳ hạn này tăng lên thì Techcombank cần có những kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý để cân bằng được các hoạt động của Ngân hàng trong trường hợp khách hàng có hành vi rút tiền cùng một thời điểm Phần còn lại là tỷ trọng tiền gửi ký quỹ chiếm khoảng 1,3%-1,8%, đây là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại Ngân hàng nhằm đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đố đối với Ngân hàng và các bên liên quan và các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay tại Techcombank bao gồm tiền ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định, tài khoản ký quỹ, tiền gửi ký quỹ mở L/C Khoản tiền gửi ký quỹ của Techcombank ở giai đoạn này có xu hướng tăng qua các năm do Techcombank đã điều chỉnh lãi suất tốt dành cho các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp Đồng thời, sự tăng lên của các khoản tiền
1 https://thanhnien.vn/techcombank-tang-lai-suat-khong-ky-han-len-33-lan-1851518537.htm (Truy cập gần nhất 10/2013)
Thư viện ĐH Thăng Long
39 gửi ký quỹ này cũng cho thấy hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank ngày dần được mở rộng hoạt động hơn
Về loại tiền, nguồn vốn ngoại tệ qua các năm ở giai đoạn 2017-2022 luôn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank, năm 2017 nguồn vốn ngoại tệ chỉ đạt 22.042.947triệu và chiếm 10,1% trên tổng nguồn vốn huy động, nhưng đến năm 2022 nguồn vốn ngoại tệ này tăng lên đạt 119.153.002 triệu đồng và chiếm 22,7% trên tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ vẫn còn khá thấp so với tỷ trọng nguồn vốn nội tệ, nguyên nhân chủ yếu của sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn huy động vốn theo loại tiền là do khách hàng của Techcombank chủ yếu là các khách hàng cá nhân nội địa, thêm nữa nguồn thu ngoại tệ và việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch ở những năm 2017 còn chưa được nhiều Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn nhưng tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank có xu hướng tăng qua các năm, chứng tỏ rằng việc sử dụng ngoại tệ trong thanh toán ngày càng tăng, đồng thời hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank ngày càng được phát triển và mở rộng Ngược lại với nguồn vốn ngoại tệ, nguồn vốn nội tệ của Techcombank luôn chiếm một ưu thế lớn do khách hàng chủ yếu là nội địa, cộng thêm lãi suất hợp lý và cạnh tranh nên nguồn tiền gửi phần lớn là đồng Việt Nam Chính vì vậy trong tương lai Techcombank cần đưa ra những chiến lược cụ thể để cân bằng tương đối nguồn vốn huy động theo cơ cấu loại tiền nhằm tăng cường sự linh hoạt trong các hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động TTQT nói riêng
Về thành phần kinh tế, nhìn vào Bảng 2.1 trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng có sự thay đổi tăng giảm qua các năm ở giai đoạn 2017-2022 Tỷ trọng nguồn vốn từ tiền gửi của khách hàng có xu hướng giảm xuống trong hai năm gần nhất do đây là giai đoạn thị trường có nhiều biến động như việc xảy ra nhiều vụ án về kinh tế nghiêm trọng liên quan đến các hoạt động huy động vốn thông qua các kênh trái phiếu và bảo hiểm Những sai phạm trong các vụ án này ít nhiều cũng có sự liên quan của một số Ngân hàng trong hệ thống từ đó gây ra những khó khăn nhất định cho hoạt động huy động tiền gửi của các NHTM Tuy có xu hướng giảm nhưng tiền gửi của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao lên đến 73,7% và 68,1% lần lượt trong các năm 2021 và 2022
Sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao như vậy là nhờ chính sách thu hút khách hàng cá nhân mới điển hình như: Mở rộng các kênh phân phối và cải thiện trải nghiệm khách hàng, cùng với đó là phát triển các giải pháp số hóa để giúp khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản của mình và thực hiện các giao dịch trực tuyến và chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện có,… điều này đã giúp Techcombank dẫn đầu về số lượng khách hàng cá nhân mới mỗi năm Qua đây cho thấy quy mô của Techcombank ngày càng được mở rộng theo thời gian, đồng thời với đó là sự khẳng định về uy tín của Ngân hàng trong mắt khách hàng và cũng như trên thị trường
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng của Techcombank giai đoạn 2017-2022
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Tổng dư nợ cho vay (Cho vay KH)
Dự phòng rủi ro cho vay KH
Dư nợ cho vay thuần (Cho vay KH)
Tổng dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Techcombank 2017-2022)
Tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động còn được gọi là tỷ lệ LDR (Loan to Deposit Ratio) xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động Giúp so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, nếu chỉ tiêu này quá lớn (lớn hơn 1) thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, do tổng dư nợ cho vay lớn hơn nguồn vốn huy động, vì Ngân hàng không huy động đủ vốn để cho vay ra nên phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên (Ngân hàng nhà nước) và chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn mức lãi suất huy động từ dân cư Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ (nhỏ hơn 1) thì Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả vì Ngân hàng huy động được nhưng không cho vay được nên tổng dư nợ thấp hơn nguồn vốn huy động, Ngân hàng thừa vốn nên phải chuyển về Ngân hàng cấp trên (Ngân hàng nhà nước) và hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất mà Ngân hàng cho vay Tuy không có một con số cụ thể nào là hợp lý cho tỷ lệ LDR, nhưng thông
Thư viện ĐH Thăng Long
41 thường tỷ lệ này khoảng 80% là phù hợp, đôi khi có thể lên đến 90%, nhưng rõ ràng nếu chỉ số này gần 100% hoặc vượt 100% thì quả thực rất đáng lo ngại 2
Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động giai đoạn 2017-2022 nhìn chung có sự biến động rõ rệt, cụ thể giai đoạn 2017-2019 tỷ lệ này dao động trong khoản 0,64 - 0,74 điều này cho thấy tỷ lệ dư nợ cho vay trong các năm này đang thấp hơn nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được, tuy nhiên tỷ lệ này không phải quá nhỏ Đến năm 2020 tỷ lệ này lại tăng quá cao lên đến 1,82 điều này cho thấy Techcombank có khả năng huy động vốn thấp, Ngân hàng đang cho vay nhiều hơn nguồn vốn huy động được nên Ngân hàng sẽ phải chịu chi phí sử dụng vốn cao Đặc biệt đây là giai đoạn mà Ngân hàng tăng cường việc cấp tín dụng cho các hoạt động kinh doanh và đầu tư có lợi suất cao như cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay bất động sản và cho vay doanh nghiệp Tỷ lệ LDR càng cao thì Ngân hàng càng phụ thuộc vào nguồn vốn huy động để duy trì hoạt động kinh doanh Nếu xảy ra rủi ro rút tiền gửi đột ngột hoặc thiếu hụt thanh khoản trên thị trường liên Ngân hàng, Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và các giao dịch quốc tế, điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank Năm 2021, Ngân hàng đã có những chính sách thu hút vốn cụ thể như: Lấy khách hàng là trọng tâm, chú trọng đầu tư cho các sản phẩm số hoá, tinh chỉnh phù hợp theo nhu cầu cá nhân hoá ngày càng cao của khách hàng nên tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn huy động được đã giảm về mức 0,75 đây là một dấu hiệu tích cực, cho thấy sự cố gắng nỗ lực của Techcombank để cân bằng cải thiện tỷ lệ này so với năm 2020 Đến năm 2022 tỷ lệ này vẫn duy trì ổn định mở mức 0,75 điều này cho thấy trong năm 2022 khả năng huy động vốn của Techcombank vẫn cao hơn tổng dư nợ cho vay Những kết quả gần đây cho thấy Techcombank hiện đang duy trì một cơ cấu dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn hợp lý và ổn định Tuy nhiên, trong thời gian tới Techcombank cần cố gắng cân bằng hơn giữa hoạt động huy động vốn và cho tổng dư nợ cho vay để tỷ lệ này duy trì ở mức 0,8-0,9 sẽ là tốt nhất cho Techcombank
2 Theo quy định tại Thông tư 22/2019/TT-NHNN, từ ngày 1/1/2020, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) tối đa ở mức 85% Tỷ lệ LDR dao động từ 80-85% là mức tốt nhất để ngân hàng tạo ra lợi nhuận
Bảng 2.3 Chất lượng dư nợ cho vay của Techcombank giai đoạn 2017-2022
Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%) Số tiền (%)
Nợ đủ tiêu chuẩn 155.931.825 96,94 154.548.122 96,63 225.601.458 97,75 274.423.557 98,88 327.051.002 94,16 399.403.381 94,98 Nợ cần chú ý 2.333.286 1,45 2.587.646 1,62 2.122.693 0,92 1.805.866 0,65 2.144.836 0,62 8.733.115 2,08
Nợ dưới tiêu chuẩn 575.397 0,36 237.758 0,15 218.128 0,09 416.892 0,15 678.516 0,19 901.592 0,21 Nợ nghi ngờ 455.567 0,28 862.510 0,54 305.230 0,13 533.944 0,19 860.243 0,25 1.131.087 0,27
Nợ có khả năng mất vốn 1.552.962 0,97 1.703.181 1,06 2.554.356 1,11 344.356 0,13 755.115 0,22 999.926 0,24
Các khoản cho vay giao dịch ký quỹ và ứng trước cho KH
(Nguồn: Báo cáo tài chính Techcombank giai đoạn 2017-2022)
Thư viện ĐH Thăng Long
43 Nhìn chung chất lượng dư nợ cho vay của Techcombank giai đoạn 2017-2022 không có nhiều biến động rõ nét, chiếm tỷ trọng lớn nhất là nợ đủ tiêu chuẩn khoảng 95,16% - 98,88% Điều này cho thấy độ an toàn của Techcombank khi cho vay và Ngân hàng đã có chính sách cho vay kỹ lưỡng, minh bạch và hiệu quả Ngân hàng áp dụng các tiêu chí đánh giá khách hàng nghiêm ngặt, chỉ cho vay cho những khách hàng có năng lực tài chính và tín dụng cao Đứng thứ hai là nhóm nợ cần chú ý chiếm khoảng 0,62% - 2,08%, thứ ba là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn chiếm khoảng 0,15% - 0,36%, tiếp là đến nhóm nợ nghi ngờ chiếm khoảng 0,13% -0,28% và phần còn lại là nhóm nợ có khả năng mất vốn Các nhóm chỉ tiêu này được Techcombank phân loại chi tiết tại Báo cáo tài chính năm 2022
Tóm lại, chất lượng dư nợ tại Techcombank trong giai đoạn này khá tốt và ổn định, điều này chứng tỏ rằng cho thấy Ngân hàng có khả năng thu hồi được nhiều khoản nợ từ khách hàng, giảm rủi ro tín dụng và chi phí dự phòng Điều này giúp Ngân hàng tăng cường khả năng thanh toán các khoản nợ và các giao dịch quốc tế, từ đó góp phần tăng thêm hiệu quả trong hoạt động TTQT
Hoạt động thanh toán quốc tế
Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Techcombank
Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán
Với độ uy tín cao của Techcombank trong TTQT được các Ngân hàng toàn cầu thông báo và xác nhận như: Citibank, HSBC, ABN, AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard Chartered Bank, Fortis Bank, Credit Suisse,…
Thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương – Techcombank
2.3.1 Các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế cung cấp cho khách hàng
Hiện nay kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng tăng lên nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa và hội nhập với kinh tế Thế giới Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài luôn coi Việt Nam là một điểm đến tiềm năng cho việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh do ưu thế về dân số đông, lực lượng lao động dồi dào và Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài Tất cả những lý do đó dẫn đến hệ quả là hoạt động TTQT ngày càng mở rộng và phát triển trở thành một phần quan trong trong hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam nói chung và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank nói riêng Hiện nay, Techcombank đang cung cấp chủ yếu 03 dịch vụ trong TTQT là: Chuyển tiền; Nhờ thu;
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 2.5 Sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế tại Techcombank
STT Nghiệp vụ Đơn vị thực hiện Sản phẩm dịch vụ
1 Chuyển tiền quốc tế Phòng chuyển tiền quốc tế Chuyển tiền quốc tế chiều đến Chuyển tiền quốc tế chiều đi
2 Nhờ thu Phòng xuất nhập khẩu Nhờ thu xuất khẩu
3 Thanh toán tín dụng chứng từ (L/C
Phòng xuất nhập khẩu UPAS L/C
L/C trả ngay L/C trả chậm L/C tuần hoàn L/C chuyển nhượng
L/C trả chậm có chỉ định Ngân hàng chiết khấu
(Nguồn: Khối vận hành – Techcombank)
Bảng 2.5 là các sản phẩm mà Techcombank đang cung cấp cho khách hàng hiện nay, cụ thể:
Phương thức chuyển tiền là phương thức cơ bản, tại Techcombank có 02 hình thức chuyển tiền là chuyển tiền chiều đi và chuyển tiền chiều đến Phương thức này áp dụng cho đối tượng khách hàng cá nhân là người Việt Nam/người nước ngoài cư trú và không cư trú tại Việt Nam và người có nhu cầu chuyển tiền quốc tế theo mục đích hợp pháp
Tại Techcombank dịch vụ nhận và chuyển tiền quốc tế đến hơn 192 quốc gia, vùng lãnh thổ
Phương thức nhờ thu tại Techcombank cũng khá đa dạng như: Nhờ thu xuất khẩu hay nhờ thu nhập khẩu Hiện nay tại Techcombank có 02 hình thức nhờ thu nhập khẩu là: Nhờ thu trả ngay D/P và nhờ thu trả chậm D/A
Phương thức tín dụng chứng từ là một phương thức phổ biến hiện nay, đây cũng là phương thức đang được Techcombank chú trọng, đa dạng và phát triển số sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng Đây là phương thức chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu mở L/C hoặc các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu yêu cầu Techcombank làm NHTB Trong đó, UPAS L/C – Thư tín dụng trả chậm
50 có thể thanh toán ngay (Usance Payable At Sight L/C) là loại L/C trả chậm do Techcombank phát hành theo yêu cầu của Bên mua, bên bán (người hưởng) có quyền lựa chọn xuất trình chứng từ để được nhận tiền ngay hoặc tại một thời điểm nhất định trong tương lai trước ngày đáo hạn từ Ngân hàng chiết khấu/Ngân hàng hoàn trả và phương thức này áp dụng cho LC nhập khẩu và LC nội địa.
Những dịch vụ TTQT mà Techcombank đang cung cấp đều là những dịch vụ cơ bản nhất, những dịch vụ này hầu như những NHTM khác đều có, tuy nhiên việc cung cấp những dịch vụ cơ bản này sẽ giúp Techcombank có thể bao quát được tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ
2.3.2 Số món của hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 2.6 Số món của hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Số món % Số món % Số món % Số món % Số món % Số món %
Phương thức chuyển tiền đi 31.245 36,1 32.060 36,1 33.972 36,1 36.620 37 38.580 37,3 42.034 37,5
Phương thức chuyển tiền đến 39.150 45,3 40.436 45,4 42.385 45,1 43.890 44,3 45.538 44,1 48.752 43,5
Nhờ thu xuất khẩu 3.760 4,3 3.835 4,3 4.180 4,4 4.324 4,4 4.505 4,4 4.926 4,4 Nhờ thu nhập khẩu 4.518 5,3 4.596 5,2 4.973 5,3 5.188 5,2 5.304 5,1 5.880 5,3
(Nguồn: Khối vận hành – Techcombank)
Phương thức chuyển tiền: Đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất tại
Techcombank, nhìn chung phương thức chuyển tiền này tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2022 với 90.786 món và thấp nhất là năm 2017 đạt 70.395 món, cụ thể:
Về chuyển tiền đi: Số món chuyển tiền đi của Techcombank giai đoạn 2017-2022 có xu hướng tăng theo thời gian số món năm 2022 đạt 42.034 món tăng 1,3 so với số món năm 2017 nguyên nhân do ở giai đoạn này phía nước ngoài mất tín nhiệm vào khả năng thanh toán đúng hạn của các đơn vị trong nước, buộc các đơn vị mua hàng phải thực hiện thanh toán tiền hàng theo hình thức chuyển tiền trước Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã có những chính sách thu hút khách hàng hiệu quả như: Hoàn tiền đến 2% trên tổng giá trị thanh toán của khách hàng cho tất cả các giao dịch chi tiêu cá nhân sử dụng thẻ thanh toán, mức hoàn tiền tối đa khi sử dụng thẻ ghi nợ Techcombank để phục vụ tiêu dùng các nhân và gia đình là 1%, tỷ lệ hoàn tiền dựa trên tổng giá trị thanh toán của mỗi đợt, với mức hoàn tiền tối đa là 10.000.000 VND,… nên số món chuyển tiền đi của Techcombank ngày càng tăng qua các năm
Về chuyển tiền đến: Hoạt động này bao gồm các hoạt động kiều hối, thực hiện lệnh thanh toán tiền hàng bằng cách chuyển tiền trước hoặc sau khi giao hàng Đây là các sản phẩm dịch vụ sẵn có, tuỳ thuộc rất nhiều vào lượng khách hàng mở tài khoản tại Techcombank và uy tín thanh toán của Techcombank với các khách hàng cũng như Ngân hàng nước ngoài Số món chuyển tiền đến tại Techcombank tăng liên tục qua các năm 2017 đến 2022 nhờ chiến lược hoàn tiền 1% áp dụng với thẻ thanh toán Techcombank Xu hướng tăng này cho thấy số lượng khách hàng nước ngoài sử dụng dịch vụ của Techcombank tăng lên, điều này góp phần thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank
Phương thức L/C: Đây là một phương thức tối ưu và ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến hiện nay Tuy nhiên tại Techcombank số món thực hiện của phương thức L/C chiếm tỷ trọng ít hơn phương thức chuyển tiền vì các khách hàng trong và ngoài nước của Techcombank đa số là khách hàng thân thiết, có quen biết và đã từng làm việc lâu dài với nhau nên độ tín nhiệm của các khách hàng này về đối phương rất cao vì vậy họ ít sử dụng phương thức L/C hơn là phương thức chuyển tiền Phương thức L/C trong giai đoạn này có xu hướng tăng đều, thấp nhất là năm 2017 đạt 7.799 món và cao nhất là năm 2022 đạt 10.375 món Giai đoạn 2017-2022 số món Techcombank thực hiện theo phương thức L/C xuất khẩu có sự tăng lên qua các năm Trong năm 2017 số món thực hiện đạt 3.760 món, nhưng đến năm 2022 con số này tăng lên thành 4.873 món, tức là số món của phương thức L/C xuất khẩu trong năm 2022 tăng 1,3 lần so với số món năm 2017 Cùng với đó là sự gia tăng của số món L/C nhập khẩu, sở dĩ có sự tăng lên này là do trong những năm này Techcombank dẫn đầu về số lượng khách hàng
Thư viện ĐH Thăng Long
53 mới, ngoài ra ảnh hưởng dịch bệnh khiến cho các đối tác hai bên chưa có đủ sự tin tưởng lẫn nhau nên phương thức L/C sẽ là lựa chọn tối ưu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong hoạt động giao dịch ngoại thương
Phương thức nhờ thu: Phương thức này có tỷ trọng tương đương với phương thức L/C, trong giai đoạn 2017-2022 nhờ thu của Techcombank tăng khá đều, thấp nhất là năm 2017 đạt 8.278 món và cao nhất là năm 2022 đạt 10.806 món Số món thực hiện phương thức nhờ thu xuất khẩu và nhập khẩu trong các năm ở giai đoạn này đều tăng dần theo thời gian Xu hướng tăng dần số món thanh toán này qua các năm chứng tỏ nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tích cực sử dụng phương thức TTQT tại Techcombank, góp phần mở rộng quy mô hoạt động TTQT tại Ngân hàng
2.3.3 Số lượng khách hàng của hoạt động thanh toán quốc tế
Bảng 2.7 Số lượng khách hàng doanh nghiệp của Techcombank giai đoạn 2017-
(Nguồn: Khối vận hành – Techcombank)
Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng doanh nghiệp của
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu từ Khối vận – Techcombank)
Năm 2018/2017 Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 Năm 2021/2020 Năm 2022/2021
54 Tính từ năm 2017 đến hết năm 2022, số lượng khách hàng sử dịch vụ TTQT đều tăng lên qua từng năm, góp phần làm tăng tổng lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng lên, số lượng khách hàng của Techcombank có cả người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở nước ngoài Số lượng khách hàng năm 2017 là 65.026 khách, đây là một lượng khách hàng khá lớn so với các NHTM tại cùng thời điểm đó Đến năm 2018, số lượng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank là 78.957 khách, tăng 13.931 khách tương đương 21,4% so với năm 2017
Năm 2019 số lượng khách hàng của Techcombank tăng lên thành 83.638 khách hàng, tăng 4.681 khách tương đương 5,9% so với năm 2018 Đến năm 2020 con số này tăng mạnh thành 94.163 khách, tăng 10.525 khách và tương đương 12,6%, tuy trong năm này nền kinh tế bị ảnh hưởng, có nhiều biến động nhưng Techcombank vẫn vận dụng và đưa ra những mục tiêu cụ thể ngắn hạn để phát triển lượng khách hàng của mình Tuy nhiên, đến năm 2021 mọi hoạt động đều bị hạn chế bởi dịch Covid, đặc biệt là các hoạt động logistic, chuỗi cung ứng bị đứt gãy rất nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ lẻ Đây là một phần tác động làm cho lượng khách hàng của Techcombank tăng trưởng trong năm này thấp hơn so với năm 2020, cụ thể trong năm này số lượng khách hàng đạt 97.653, tăng 3.490 khách tương đương 3,7% so với năm 2020 Đến năm 2022, thị trường bất động sản, chứng khoán… có rất nhiều biến động cùng nguy cơ lạm phát và suy thoái kinh tế nhưng Techcombank vẫn đạt được kết quả vượt ngoài mong đợi, cụ thể năm 2022 đạt 101.379 khách, tăng 3.726 khách tương đương 3,8% Số lượng khách hàng của Techcombank ngày càng tăng theo thời gian, thể hiện được sự hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và đồng thời cho thấy ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của Techcombank, góp phần gia tăng lợi nhuận TTQT cũng như mở rộng quy mô hoạt động này tại Techcombank
2.3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank a Chỉ tiêu trực tiếp
Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối
Thư viện ĐH Thăng Long
Bảng 2.8 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động thanh toán quốc tế tại
Phương thức L/C 692.725 880.962 1.101.760 1.287.364 1.857.267 3.054.256 L/C xuất khẩu 285.468 334.697 407.492 576.487 827.162 1.085.790 L/C nhập khẩu 407.257 546.265 694.268 710.877 1.030.105 1.968.466
(Nguồn: Khối vận hành – Techcombank)
Bảng 2.9 Tốc độ tăng trưởng doanh thu, chi phí và lợi nhuận của hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank
Năm 2018/1017 Năm 2019/2018 Năm 2020/2019 Năm 2021/2020 Năm 2022/2021
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu từ phương thức chuyển tiền
Doanh thu phương thức nhờ thu
Nhờ thu xuất khẩu 58.901 22 25.465 7,8 190.414 54 108.734 20 665.690 102,1 Nhờ thu nhập khẩu 46.288 12,6 321.969 77,9 191.235 26 139.166 15 952.059 89,2
Chi phí TTQT 240.094 86,5 853.416 164,8 301.217 22 (140.018) (8,4) 496.448 32,4 Lợi nhuận TTQT 5.7610 4,9 (277.655) (22,3) 274.135 28,3 964.856 77,7 2.331.293 105,7
(Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu từ Khối vận – Techcombank)
Thư viện ĐH Thăng Long
57 Song song với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của đất nước thì hoạt động TTQT tại Techcombank cũng đã đạt được những kết quả tích cực, doanh số TTQT tại Techcombank tăng trưởng đều qua các năm Tại ngày 31/12/2017 tỷ giá USD ở Techcombank là 22.425 VND 5 tăng 1% so với năm 2016 (tỷ giá trung bình USD/VND tại năm 2016 là 22.159 VND) nhưng thấp hơn so với tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do (tỷ giá USD/VND tại thị trường tự do phổ biến ở mức 22.703 - 22.710).
Với tình hình tỷ giá như trên, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ gặp bất lợi khi hàng hóa nhập về trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa nội địa, trong khi đó tình hình tỷ giá này lại là động lực phát triển cho các doanh nghiệp xuất khẩu Do vậy doanh số TTQT tại Techcombank trong năm 2017 đạt 1.465.532 triệu đồng trong đó: Phương thức chuyển tiền đạt 137.271 triệu đồng; Phương thức L/C đạt 692.725 triệu đồng và phương thức nhờ thu chiếm 635.536 triệu đồng
Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại
2.4.1 Ưu điểm trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank
Doanh số, doanh thu từ phí cũng như lợi nhuận ròng của hoạt động TTQT trong giai đoạn 2017-2022 không ngừng tăng lên qua các năm đóng góp vào tổng lợi nhuận hàng năm của Techcombank một tỷ trọng không nhỏ Đồng thời, thông qua tỷ lệ doanh thu TTQT trên tổng doanh thu dịch vụ của toàn Ngân hàng cho thấy doanh thu từ các khoản phí, lệ phí đã đóng góp ngày càng cao trong tổng doanh thu dịch vụ của toàn Techcombank, từ đó khẳng định hiệu quả hoạt động cũng như vị trí ngày càng quan trọng của hoạt động TTQT tại Techcombank
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT đi kèm số món TTQT ở tất cả các phương thức thanh toán của Techcombank liên tục tăng theo thời gian chứng tỏ hoạt động TTQT của Techcombank ngày càng thu hút được sự tín nhiệm của khách hàng và cho thấy hoạt động TTQT tại Techcombank đang từng bước đạt hiệu quả cao hơn
Techcombank đã cung cấp, duy trì và đa dạng các phương thức thanh toán phổ biến trên Thế Giới với những phương thức cơ bản như: Nhờ thu, chuyển tiền và đặc biệt là tín dụng chứng từ,… tạo cơ hội cho khách hàng lựa chọn được phương thức phù hợp nhất với mình
Thư viện ĐH Thăng Long
75 Techcombank có mối quan hệ bạn hàng rộng rãi với rất nhiều các NHTM khác trong và ngoài nước điều này tạo điều kiện thuận lợi rất lớn trong việc phát triển hoạt động TTQT Cho đến nay NH đã có quan hệ đại lý với gần 300 quốc gia trên Thế Giới Đặc biệt Techcombank được các NH lớn trên Thế Giới đánh giá cao như Citibank, Wachovia, The Bank Of NewYorks… Điều này chứng tỏ uy tín của NH ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế và trong lòng khách hàng, giúp NH từng bước thâm nhập vào thị trường quốc tế, từng bước mở rộng nghiệp vụ TTQT
Techcombank là một trong những NH áp dụng những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính – NH tại Việt Nam Thành công trong việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ cho sự phát triển đi lên của Techcombank Ngoài ra với danh hiệu: “Doanh nghiệp lớn ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong hoạt động kinh doanh“ do Bộ thông tin và truyền thông trao tặng, cùng với việc đã thực thi nhiều giải pháp đột phá để tạo điều kiện cho nhiều người dân Việt Nam tham gia sâu hơn vào các hoạt động thanh toán điện tử như Debit Cashback 1% cho thẻ ghi nợ nội địa từ năm 2018, điều này đã góp phần đẩy mạnh hoạt động TTQT phát triển mạnh mẽ tại Techcombank, hoạt động này không chỉ hướng tới các khách hàng doanh nghiệp mà còn hướng tới các hình thức thanh toán nội địa của người dân Việt Nam Đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi, hầu hết nhân viên làm công tác TTQT có trình độ đại học, cao học và trình độ tiếng Anh, sử dụng thành thạo mạng Swift với các NH trên Thế Giới Phong cách giao dịch với khách hàng chuyên nghiệp tận tình, văn minh, lịch sự và sẵn sàng hướng dẫn khách hàng giải quyết mọi vướng mắc trong khâu dự thảo, ký hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng
Techcombank luôn biết cách giữ vững, phát huy và có những chiến lược linh hoạt đứng khi trước sự biến động không ngừng của thị trường Ví dụ trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 kéo dài liên tục và phức tạp thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động tài trợ thương mại, đặc biệt là khi tiếp cận nguồn vốn vay từ phía Ngân hàng hoặc gặp bất lợi khi đàm phán các hợp đồng ngoại thương Hiểu được điều đó Techcombank là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên thành lập Khối Ngân hàng giao dịch chuyên biệt, tiên phong trong việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu khách hàng theo từng lĩnh vực kinh tế tập trung, để từ đó tư vấn các giải pháp tổng thể và đa dạng về dịch vụ và tài trợ thương mại Điều này không những làm tăng mức độ uy tín, củng cố lòng tin của khách hàng và xây dựng được thương hiệu mà còn thu hút một lượng khách hàng tiềm năng lớn góp phần tăng phát triển hoạt động TTQT cũng như các hoạt động khác tại Techcombank
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân của hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank a Hạn chế của hoạt động TTQT tại Techcombank
Trong hoạt động TTQT của Techcombank hiện nay tuy đã cung cấp được rất nhiều sản phẩm dịch vụ như: Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, nhờ thu, thanh toán L/C, nhưng các sản phẩm như: Thanh toán L/C tuần hoàn, thanh toán L/C điều khoản đỏ, thanh toán L/C giáp lưng, thì vẫn chưa được khách hàng sử dụng phổ thông và rộng rãi
Nhìn chung chi phí của hoạt động TTQT còn cao và doanh thu của hoạt động TTQT còn chưa cao (so với các NHTM khác) và chưa bứt phát được mạnh dẫn đến lợi nhuận ròng thu về từ hoạt động thanh toán quốc tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm
Tuy quy trình hoạt động TTQT được Techcombank liên tục cải tiến, bỏ qua những khâu trung gian, giảm thời gian cho khách hàng, nhưng đôi lúc còn thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận và các nghiệp vụ liên quan Trong một số trường hợp thông tin và hồ sơ của khách hàng bị lưu giữ tại bộ phận khách hàng quá lâu, không kịp thời chuyển đến bộ phận nghiệp vụ liên quan để thống nhất hướng xử lý
Quy mô nguồn vốn đặc biệt nguồn vốn ngoại tệ của Techcombank còn hạn chế nên đôi khi chưa đáp ứng được hết nhu cầu sử dụng của khách hàng Minh chứng rõ nhất cho vấn đề này việc doanh thu kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ bảo lãnh của Techcombank hiện còn quá thấp so với doanh thu TTQT trong khi các hoạt động này có sự liên quan, bổ trợ và thúc đẩy nhau b Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của hoạt động TTQT tại Techcombank
Giai đoạn 2017-2022 là một giai đoạn có nhiều thử thách với hàng loạt các sự kiện lớn xảy ra như dịch bệnh Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả nền kinh tế toàn cầu Đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu thì các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Bên cạnh đó, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine bắt đầu từ năm 2014 và kéo dài cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, nó đã tác động sâu sắc đến kinh tế, tài chính Thế Giới Việt Nam cũng không tránh được những ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc chiến như việc Nga bị các nước phương Tây loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, các khách hàng có hoạt động đầu tư, giao thương với các đối tác tại Nga, trong đó có cả Việt Nam sẽ chịu tác động nhất định Nông sản, dầu khí hay tiền kiều hối của Việt Nam sẽ chịu tác động ít nhiều
Thư viện ĐH Thăng Long
77 Ngoài ra, cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung cũng phần nào ảnh hưởng tác động tiêu cực đến Việt Nam, điển hình như: Mỹ sẽ áp đặt một số biện pháp hạn chế với hàng Trung Quốc khiến một số hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng (như từng xảy ra đối với thép, nhôm) Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể rất lớn, khó định lượng được mức độ ảnh hưởng
Techcombank thực hiện hoạt động TTQT nhằm phục vụ cho nhu cầu TTQT của khách hàng bao gồm: các cá nhân, các doanh nghiệp hoặc tổ chức trong nước Trong đó, đối tượng khách hàng sử dụng chủ yếu của hoạt động này là các doanh nghiệp XNK
Do đó, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động TTQT tại Techcombank Một số nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng góp phần tạo ra những tồn tại trong TTQT và góp phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của Techcombank có thể kể ra như sau:
GIẢI PHÁP TĂNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM -
Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam –
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Techcombank a Mục tiêu lâu dài
Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm
Tạo dựng một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt cho cán bộ nhân viên
Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế
Duy trì được 05 giá trị cốt lõi
Khách hàng là trọng tâm: Techcombank đặt lợi ích của khách hàng làm tôn chỉ của mọi hành động.
Đổi mới và sáng tạo, tạo dựng đột phá: Techcombank chủ động khám phá và mang đến những trải nghiệm vượt trội.
Hợp tác vì mục tiêu chung, cùng chung định hướng: Techcombank phát huy sức mạnh tập thể và luôn gắn kết vì mục tiêu chung.
Phát triển bản thân, thúc đẩy tiềm năng: Techcombank luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân.
Làm việc hiệu quả, làm chủ công việc: Techcombank luôn phát huy tinh thần làm chủ và ý thức trách nhiệm. b Mục tiêu trong năm 2023
Techcombank chỉnh trọng tâm tăng trưởng sang hướng củng cố sức khỏe tài sản và nguồn vốn, trong bối cảnh thách thức của thị trường Năm 2023, Ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế 22 nghìn tỷ đồng Tín dụng của Ngân hàng được dự kiến
80 tăng 15,0% lên 511,3 nghìn tỷ đồng hoặc cao hơn, trong mức quy định của Ngân hàng Nhà nước 12
Tiền gửi của khách hàng sẽ tăng trưởng phù hợp với tín dụng thực tế khi Ngân hàng tiếp tục phát huy thế mạnh từ việc tối ưu hóa việc quản lý tài sản nợ - có (Asset – Liability Management – ALM) Techcombank ước tính kiểm soát và duy trì nợ xấu dưới 1,5%
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank
Tiếp tục duy trình, phát triển và mở rộng quan hệ đại lý với các Ngân hàng khác theo định hướng: “Mỗi quốc gia sẽ thiết lập quan hệ đại lý với ít nhất 01 Ngân hàng bản địa” Đẩy mạnh công tác marketing nhằm thúc đẩy phát triển hoạt động TTQT hơn nữa
Cùng với đó là phối hợp với các hiệp hội nông, thuỷ sản và kết nối với các doanh nghiệp trẻ nhằm xúc tiến kinh doanh XNK Đảm bảo tính an toàn, chính xác, nhanh chóng và chuyên nghiệp trong nghiệp vụ TTQT trên toàn hệ thống Định hướng trong năm 2023:
Doanh thu TTQT dự kiến trong năm 2023 đạt 8.000.000 triệu đồng 13
Tổ chức kết nốt các chương trình thực tập phù hợp với sinh viên tại các trường ĐH, từ đó có thể chọn lọc kỹ lưỡng được những nguồn lao động tiềm năng
Tập trung phát triển và tăng số lượng khách hàng trong hoạt động TTQT hơn nữa
3.2 Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Techcombank
Mở rộng và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Techcombank, điều này không những nâng cao hơn uy tín của Ngân hàng mà còn tạo vị thế cho Ngân hàng trong khu vực và trên Thế Giới
Qua đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại Techcombank, ta nhận thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì Techcombank không tránh khỏi tồn tại những hạn chế
Dựa trên những tồn tại đó và định hướng phát triển hoạt động TTQT của Techcombank,
12 https://techcombank.com/ve-chung-toi/tin-tuc-va-bao-chi/dai-hoi-dong-co-dong-techcombank-2023- dong-thuan-cao-voi-muc-tieu-kinh-doanh-ben-vung-gia-tang-vi-the-dan-dau-trong-chuyen-doi-so (Truy cập gần nhất 10/2023)
Thư viện ĐH Thăng Long
81 tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần tối thiểu chi phí và phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank, như sau:
3.2.1 Đẩy mạnh công tác hoạt động marketing, tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp
Nhằm phát triển hoạt động TTQT hơn nữa thì Techcombank nên tạo thêm những hình ảnh tốt, xây dựng sự uy tín trong lòng khách hàng thông qua các hoạt động tiếp thị khác nhau Trên cơ sở này, Techcombank sẽ có cơ hội thu hút thêm một lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT, đồng thời đây cũng là hoạt động mở ra cơ hội giới thiệu, kích thích các khách hàng sử dụng sản phẩm mới của Ngân hàng từ đó góp phần tăng thị phần và doanh thu từ các hoạt động này Ngoài ra, Techcombank nên chủ động liên kết, hợp tác và kết nối tới các doanh nghiệp sản xuất XNK lớn ở các bộ, ngành, Công ty, các đơn vị, các doanh nghiệp địa phương có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức xã hội thường xuyên có hoạt động XNK nhằm thu hút thêm tệp khách hàng
Hiện nay nhu cầu của khách hàng nhất là trong nghiệp vụ XNK là rất cao, để đáp ứng và cung cấp dịch vụ tới khách hàng một cách tốt và hiệu quả nhất thì Techcombank nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng để nắm bắt được thái độ, hành vi đặc biệt là động cơ của khách hàng, từ đó có thể hiểu được tâm lý và mong muốn của khách hàng hơn, để Techcombank có những chính sách phù hợp với khách hàng hơn nữa
Bên cạnh đó, Techcombank cần đưa ra và thực hiện những chính sách đãi ngộ cho từng loại khách hàng hợp lý, qua đó có thể nâng cao nguồn vốn ngoại tệ của Ngân hàng, phát triển chất lượng dịch vụ, xây dựng niềm tín và củng cố độ uy tín trong lòng khách hàng
3.2.2 Nâng cao trình độ công nghệ thanh toán của Ngân hàng
Techcombank được vinh danh là một trong những Ngân hàng đầu tiên thành công trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động thanh toán cho khách hàng, tuy nhiên đây vẫn là một yếu tố hết sức quan trọng tạo nên sự khác biệt và khả năng cạnh tranh của Techcombank với các NHTM khác trên thị trường Để đáp ứng được nhu cầu khách hàng và tăng khả nặng cạnh tranh trên thị trường thì Techcombank cần tiếp tục nâng cấp, điều chỉnh các chương trình đã và đang sử dụng để đạt được năng suất cao nhất, tránh tình trạng quá tải, hoặc chậm hệ thống Đồng thời mạnh dạn tiên phong ứng dụng các công nghệ Ngân hàng mới trên Thế Giới để nâng cao hiệu quả thanh toán, giảm thiểu các chi phí, cùng với đó vẫn đảm bảo được sự an toàn, chính xác trong hoạt động TTQT để giữ vứng sự uy tín trên thị trường
Các kiến nghị nhằm phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank
3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Hệ thống pháp luật với hoạt động TTQT
Hiện nay, hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động TTQT gồm có: Các nguồn luật và công ước quốc tế, các nguồn luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế Mặc dù vậy, các thông lệ và tập quán quốc tế có hướng dẫn và chỉ dẫn rõ ràng cho từng nghiệp vụ thì lại không mang tính chất bắt buộc như: Văn bản pháp lý quốc tế hay nguồn luật quốc gia, do vậy khi xảy ra tranh chấp, nếu không có nguồn luật rõ ràng sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp cũng như Ngân hàng trong và ngoài nước Đối với nguồn luật quốc gia điều chỉnh cho hoạt động TTQT được NHNN ban hành chủ yếu mới điều chỉnh về hoạt động ngoại hối hoặc các văn bản giúp tránh hành vi rửa tiền, sai sót từ những phương tiện thanh toán chứ chưa có một nguồn luật riêng biệt cho những phương thức
TTQT cho Ngân hàng cũng như doanh nghiệp áp dụng Việc ban hành một nguồn luật chặt chẽ, đáp ứng được tình hình thay đổi không ngừng của Thế Giới và ngăn chặn sớm được những hành vi sai lệch ngày càng tinh vi của các tổ chức tài chính quốc tế sẽ giúp cho NHNN rõ ràng minh bạch tính thống nhất chung của pháp luật Việt Nam, hạn chế được những sai sót có thể xảy ra Ngoài ra, giúp cho các NHTM có thể xây dựng cơ chế quản lý cũng như vận hành hoạt động TTQT tốt nhất và hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra Ổn định chính sách liên quan đến tỷ giá hối đoái và lãi suất cho vay ngoại tệ
84 Trong giai đoạn 2017-2022, trước những sự biến động về dịch bệnh, lạm phát, thị trường chứng khoán, bất động sản, lãi suất,… đã gây ra những khó khăn trong việc mua bán ngoại tệ để phục vụ nhu cầu hoạt động XNK của các doanh nghiệp Do vậy NHNN cần có những biện pháp khắc phục hợp lý trước những biến động thị trường với tiêu chí:
Cân bằng cán cân thương mại
Tăng sự hấp dẫn của VND
Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường
Tỷ giá có tính linh nhạy cảm cao, ảnh hưởng rất rộng đến tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt l trong lĩnh vực XNK, TTQT
Tỷ giá hối đoái là một nhân tố tác động mạnh đến hoạt động TTQT Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt TTQT cần phải xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường Việc điều hành chính sách tỷ giá phải được tiến hành theo từng giai đoạn nên Nhà nước không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Ngân hàng nhà nước nên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và dưới nhiều hình thức để ngăn chặn những vi phạm tiêu cực trong hoạt động TTQT
Cần xây dựng đội ngũ thanh tra, giám sát có kiến thức chuẩn về nghiệp vụ Ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt, đƣợc cập nhật liên tục về hệ thống chính sách, pháp luật để đảm bảo việc thực hiện hoạt động kiểm soát có hiệu quả và độ an toàn cao nhất
3.3.2 Khuyến nghị với doanh nghiệp XNK
Củng cố, nâng cao trình độ nghiệp vụ ngoại thương cho cán bộ làm công tác XNK trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần tuyển dụng những cán bộ chuyên ngành ngoại thương hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh vực XNK để giúp doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi và tránh khỏi những sai sót không mong muốn gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hay sản xuất của mình Ngoài ra, những cán bộ công tác XNK tại doanh nghiệp cũng cần có năng lực ngoại ngữ phù hợp với thị trường mà doanh nghiệp hoạt động để có thể đọc, hiểu chính xác những nội dung trong hợp đồng cũng như đàm phán chính xác yêu cầu của doanh nghiệp Để làm được những việc này, doanh nghiệp không chỉ đẩy mạnh thắt chặt việc tuyển dụng từ ban đầu mà trong quá trình hoạt
Thư viện ĐH Thăng Long
85 động doanh nghiệp cũng luôn đào tạo, huấn luyện, cho cán bộ đi tập huấn thêm để nâng cao trình độ về luật pháp, ngôn ngữ, các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc
Thành lập bộ phận tư pháp trong các doanh nghiệp
Trong môi trường XNK, hoạt động TTQT đội ngũ cán bộ tư pháp có vai trò rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nhận biến những hạn chế, giải quyết các bất đồng theo luật pháp quốc tế Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XNK này lại chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong thời gian tới các doanh nghiệp nên bổ sung bộ phận tư pháp cho doanh nghiệp của mình là đều hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay
Nghiên cứu kỹ thị trường và chọn lọc đối tác
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tiếp cận thông tin, khảo sát thị trường để năm bắt được nhu cầu, hành vi, tâm lý, tập quán của khách hàng, biết được điểm mạnh của mình so với các doanh nghiệp bản địa cũng như tìm hiểu kỹ về quy định của đất nước đó, điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường và các mối quan hệ ở đó
Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu: Các doanh nghiệp này cũng cần nghiên cứu kỹ thị trường nội địa của mình để lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp, uy tín
Trước bối cảnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống các NHTM đã đóng một vài trò hết sức quan trọng – là cầu nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Thế Giới, góp phần thu hút ngoại tệ về phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh
Hiện nay, ngày càng nhiều các NHTM tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế
Tại Techcombank cũng đã và đang phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao lợi nhuận của mình qua các năm
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển hoạt động thanh toán quốc tế này sẽ không tránh khỏi phát sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động này