MỤC LỤC
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank từ đó có thể đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế. Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank.
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó bên bán (nhà xuất khẩu) sau khi giao hàng cung ứng dịch vụ, uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình xuất trình BCT thông qua Ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác (Nguyễn Văn Tiến, 2010). L/C dự phòng (Standby Letter of Credit): Để bảo vệ quyền lợi của nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà nhập khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước, nhưng không có khả năng giao hàng, hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã qui định trong L/C, đòi hỏi Ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với người nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà nhập khẩu.
Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đề xuất, tham mưu cho HĐQT trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quản lý rủi ro; giám sát công tác QTRR toàn hệ thống thông qua chính sách rủi ro, khẩu vị rủi ro và các quy định về quản lý các vấn đề rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng; xử lý, khắc phục tồn tại hạn chế về quản lý rủi ro theo yêu cầu, kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức kiểm toán độc lập và các cơ quan chức năng khác. Phân tích, đánh giá và báo cáo HĐQT về (i) mức độ rủi ro, hiệu quả quản lý rủi ro và cảnh báo về các nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của Ngân hàng, đề xuất biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong ngắn hạn và dài hạn và (ii) tính phù hợp và hiệu quả của các chính sách, quy định về QTRR của Ngân hàng, đề xuất yêu cầu cần thay đổi quy trình, chính sách hiện hành, chiến lược hoạt động.
Về loại tiền, nguồn vốn ngoại tệ qua các năm ở giai đoạn 2017-2022 luôn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của Techcombank, năm 2017 nguồn vốn ngoại tệ chỉ đạt 22.042.947triệu và chiếm 10,1% trên tổng nguồn vốn huy động, nhưng đến năm 2022 nguồn vốn ngoại tệ này tăng lên đạt 119.153.002 triệu đồng và chiếm 22,7% trên tổng nguồn vốn huy động, tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ vẫn còn khá thấp so với tỷ trọng nguồn vốn nội tệ, nguyên nhân chủ yếu của sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn huy động vốn theo loại tiền là do khách hàng của Techcombank chủ yếu là các khách hàng cá nhân nội địa, thêm nữa nguồn thu ngoại tệ và việc sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch ở những năm 2017 còn chưa được nhiều. Sở dĩ nó chiếm tỷ trọng cao như vậy là nhờ chính sách thu hút khách hàng cá nhân mới điển hình như: Mở rộng các kênh phân phối và cải thiện trải nghiệm khách hàng, cùng với đó là phát triển các giải pháp số hóa để giúp khách hàng dễ dàng quản lý tài khoản của mình và thực hiện các giao dịch trực tuyến và chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện có,… điều này đã giúp Techcombank dẫn đầu về số lượng khách hàng cá nhân mới mỗi năm. Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế của Techcombank ở giai đoạn này tăng dần và khá đều qua các năm từ 6.445.595 triệu đồng tại năm 2017 lên đến 20.436.426 triệu đồng trong năm 2022, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Techcombank rất hiệu quả, cùng với các hoạt động chiến lược kinh doanh linh hoạt đã giúp Techcombank đạt được kết quả tốt và trở thành “Ngân hàng số tốt nhất cho khách hàng tại Việt Nam 2022” do Global Finance trao tặng.
Bên cạnh đó, Techcombank cũng đã có những chính sách thu hút khách hàng hiệu quả như: Hoàn tiền đến 2% trên tổng giá trị thanh toán của khách hàng cho tất cả các giao dịch chi tiêu cá nhân sử dụng thẻ thanh toán, mức hoàn tiền tối đa khi sử dụng thẻ ghi nợ Techcombank để phục vụ tiêu dùng các nhân và gia đình là 1%, tỷ lệ hoàn tiền dựa trên tổng giá trị thanh toán của mỗi đợt, với mức hoàn tiền tối đa là 10.000.000 VND,… nên số món chuyển tiền đi của Techcombank ngày càng tăng qua các năm. Tuy tỷ giá tăng khiến các doanh nghiệp nhập khẩu hạn chế nhập hàng hóa do giá hàng hóa nhập khẩu thời điểm này trở nên đắt hơn tương đối so với hàng hóa trong nước và giảm lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa nội địa, nhưng doanh thu hoạt động TTQT tại Techcombank trong năm 2018 vẫn có xu hướng tăng, tổng doanh thu TTQT đạt 1.763.054 triệu đồng, tăng 297.522 triệu đồng tương đương 20,3%. STP là chỉ tiêu đánh giá thể hiện quy trình chuẩn của một công điện trong giao dịch TTQT tại một NHTM để đạt được chỉ tiêu STP cao thì nhất thiết NH phải thực hiện việc xác định được những tiêu chí đánh giá theo chiều sâu như: xử lý giao dịch trong một khoảng thời gian nhanh chóng; tránh sự chờ đợi cho khách hàng khi tham gia giao dịch; phản ỏnh rừ ràng nhất sự chớnh xỏc trong khõu luõn chuyển và xử lý hợp đồng và nhờ đó đem lại cho khách hàng sự thỏa mãn về sản phẩm dịch vụ cao nhất có thể.
Tuy nhiên, ở giai đoạn hiện nay khi thị trường có nhiều sự biến động như sự bất ổn của thị trường chứng khoán, bất động sản ở trong nước hay trên bình diện Thế giới là nguy cơ lạm phát, suy thoái kinh tế và tác động tiêu cực từ các cuộc chiến tranh… đã khiến cho lãi suất tăng cao cũng như nguồn ngoại tệ còn hạn chế làm cho nghiệp vụ tín dụng đang gặp nhiều cản trở và cần có những chính sách tháo gỡ trong thời gian tới. “Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam và Ngân hàng Bán lẻ Tốt nhất Việt Nam” bởi tạp chí The Asian Banker, một tổ chức nghiên cứu và thông tin chuyên về ngành ngân hàng và tài chính khu vực; Techcombank được công nhận là: “Ngân hàng Có Chiến lược Phát triển Kỹ thuật số Xuất sắc nhất Việt Nam” bởi tạp chí Global Banking and Finance Review, một tổ chức truyền thông quốc tế về ngành ngân hàng và tài chính; Được trao giải là: “Ngân hàng Có Sự Đổi mới Kỹ thuật số Xuất sắc nhất Việt Nam” bởi tạp chí International Business Magazine, một tổ chức truyền thông quốc tế về kinh doanh và đầu tư và Techcombank được xếp hạng là: “Ngân hàng Có Hiệu quả Hoạt động Cao nhất Việt Nam” bởi Vietnam Report, một Công ty nghiên cứu thị trường và xếp hạng doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.
Hiện nay nhu cầu của khách hàng nhất là trong nghiệp vụ XNK là rất cao, để đáp ứng và cung cấp dịch vụ tới khách hàng một cách tốt và hiệu quả nhất thì Techcombank nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng để nắm bắt được thái độ, hành vi đặc biệt là động cơ của khách hàng, từ đó có thể hiểu được tâm lý và mong muốn của khách hàng hơn, để Techcombank có những chính sách phù hợp với khách hàng hơn nữa. Từng bước hoạch định, tiêu chuẩn hóa và rà soát sắp xếp lại cán bộ làm công tác TTQT, đảm bảo từ cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về XNK, TTQT và luật quốc tế. Hệ thống Ngân hàng đại lý ngoài việc phục vụ cho hoạt động thanh toán XNK thì Techcombank còn có thể thông qua đó tìm hiểu các đối tác xuất khẩu của khách hàng và đồng thời cũng tránh rủi ro cho Ngân hàng khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn 100%, thông qua đó Techcombank còn có thể khai thác nguồn vốn tài trợ của các Ngân hàng đại lý để bổ sung nguồn vốn ngoại tệ của mình.
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu: Các doanh nghiệp cần nghiên cứu, tiếp cận thông tin, khảo sát thị trường để năm bắt được nhu cầu, hành vi, tâm lý, tập quán của khách hàng, biết được điểm mạnh của mình so với các doanh nghiệp bản địa cũng như tìm hiểu kỹ về quy định của đất nước đó, điều này có thể giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mở rộng thị trường và các mối quan hệ ở đó. Trước bối cảnh xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển, hoạt động thanh toán quốc tế tại hệ thống các NHTM đã đóng một vài trò hết sức quan trọng – là cầu nối nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế Thế Giới, góp phần thu hút ngoại tệ về phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của đất nước cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoá luận tốt nghiệp đã đi sâu tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank trong giai đoạn 2017-2022, qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank, từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế trong giai đoạn tới.