Đại học Quốc Gia Hà NộiTrường Đại học Giáo Dục Tiểu luận Thể chế chính trị thế giới Đề tài: Nghiên cứu về hiến pháp của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào hiện nay.. 1.Tổng quan nghiên c
Trang 1Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trường Đại học Giáo Dục
Tiểu luận Thể chế chính trị thế giới
Đề tài: Nghiên cứu về hiến pháp của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào hiện nay.
Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Tuấn Thắng
Sinh viên: Tào Minh Phương.
Mã sinh viên: 21010404.
Ngày tháng năm sinh: 03/11/2003.
Khoá/ Ngành đào tạo: QH- 2021-Sư phạm Lịch Sử
Hà Nội tháng 12 năm 2022.
1
Trang 2
Lời cảm ơn:
"Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Giáo Dục đã đưa môn học Thể chế chính trị thế giới vào trương trình giảng dạy Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Ngô Tuấn Thắng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học Thể chế chính trị thế giới của thầy, em
đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Thể chế chính trị thế giới là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!”
2
Trang 3Mục lục
Nội dung Trang
Lời cảm ơn………2
PHẦN MỞ ĐẦU………
1 Lí do chọn đề tài……… 4
2 Mục tiêu nghiên cứu………5
3.Nhiệm vụ nghiên cứu……….5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………
4.1 Đối tượng nghiên cứu……… 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu……… 6
4.2.1 Phạm vị nội dung……….
4.2.2 Phạm vi không gian……… 6
5 Phương pháp nghiên cứu………6
6 Bố cục tiểu luận……… 6
7 Mục đích của Luận văn……… 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Tổng quan nghiên cứu………7
2 Sự phát triển của chế định lập pháp……… 8
2.1 Về tính chất……… 8
2.2.Về chức năng………9
2.3 Về cơ cấu tổ chức……… 9
2.4 Về phương thức hoạt động ……….9
Chương II: Sơ lược về nước CHDCND Lào và vai trò của Hiến pháp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội 1.Khái quát về nước CHDCND Lào……….12
2 Tình hình Lào trong thời gian gần đây………12
3.Các tổ chức chính trị của Lào 3.1 Đảng nhân dân cách mạng Lào………13
3
Trang 4có giá trị tham khảo trên phạm vi toàn cầu.
Mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được hình thành từ trong lịch sử sinh tồn của hai
quốc gia - dân tộc và được nâng lên tầm cao mới khi Đảng Cộng sản Đông Dương - tiềnthân của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Quan hệ gắn bó Việt Nam - Lào được hình thành từ trong lịch sử giữa hai nước lánggiềng, cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có những điểm tương đồng và sự giaothoa về kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị Nhân dân hai nước, nhất là ở vùng biên giới, đãthường xuyên nương tựa vào nhau, cưu mang đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống hằngngày, cũng như mỗi khi có thiên tai, địch họa Hai nước luôn giữ mối quan hệ bang giaohòa hiếu, gắn bó mật thiết với nhau qua nhiều giai đoạn lịch sử Vậy nên, nghiên cứu vềhiến pháp nước bạn
Lào là nước theo thể chế chính trị một đảng lãnh đạo, thực thi hình thức Dân chủ tậptrung nên mọi việc đều thống nhất theo chỉ đạo từ trên xuống dưới Trong quan hệ đốingoại, Lào cố gắng cân bằng ảnh hưởng giữa các cường quốc và các nước láng giềng củamình, nhưng rõ ràng việc quyết định dựa vào một bên nào đó trong chiến lược phát triểnlâu dài của quốc gia đang ngày càng trở thành một sự lựa chọn vô cùng khó khăn Mặc dùhiện nay tình hình chính trị nội bộ và chính sách đối ngoại của Lào nhìn chung tương đối
ổn định, kinh tế đang có chiều hướng phát triển tốt, nhưng cũng đang phải đối mặt vớinguy cơ tụt hậu và nhiều nhân tố khách quan tác động mạnh mẽ từ bên ngoài có thể làmchệch hướng phát triển kinh tế - chính trị trong nước
Lào đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ Nhân dân, tạo tiền đề
để từng bước tiến lên Chủ nghĩa xã hội Chế độ một đảng do Đảng Nhân dân Cách mạngLào lãnh đạo toàn diện Quốc hội do dân bầu, nhiệm kỳ 5 năm; Chính phủ có 15 Bộ và cơ
4
Trang 5quan ngang Bộ Từ Đại hội IV (1986) Đảng NDCM Lào đã đề ra đường lối đổi mới, cụ thểhóa và từng bước thực hiện Đại hội V (1991) tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới vớichủ trương tiếp tục xây dựng và phát triển chế độ Dân chủ nhân dân, từng bước tiến 5 tớimục tiêu XHCN Đại hội VI (1996) tổng kết 5 bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn 10năm lãnh đạo thực hiện đổi mới và đánh giá đó là thành quả lịch sử quan trọng Đại hội VII(2001) đã triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển đất nước đến năm 2020;
đề ra chỉ tiêu phấn đấu khắc phục tình trạng đói nghèo, đưa đất nước thoát khỏi tình trạngchậm phát triển Đại hội VIII (3/2006) tiếp tục khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược là bảo
vệ và xây dựng Tổ quốc và đường lối đổi mới để phát triển đất nước vững chắc hơn, đưaLào ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước, hướng tới CNXH
Bước sang thế kỷ XXI, đây là giai đoạn hai nước tăng cường đoàn kết đặc biệt, hợptác toàn diện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, trên nền tảng hai quốc gia đã đạt nhiều thànhtựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới Những thành quả từ hợp tác vềchính trị, đối ngoại, quốc phòng - an ninh đến hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹthuật, hợp tác giữa các địa phương, đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc xây dựng,phát triển, hội nhập khu vực và quốc tế ở mỗi nước
Vậy nên tìm hiểu về hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hiểu hơn về hiếnpháp nước bạn, thuận lợi cho việc phát triển và hợp tác giữa Việt Nam và Lào, thúc đẩyquan hệ láng giềng giữa hai nước thuận lợi hơn Những lý do trên em quyết định chọn
“Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2.Mục tiêu nghiên cứu :
Nghiên cứu về nội dung của bản Hiến pháp nước CNDCND Lào hiện nay, trên cơ sở đóchỉ ra những đặc trưng cơ bản, tính đặc thù của bản hiến pháp hiện nay Đồng thời lý giảinhững nguyên nhân chủ quan và khác quan dẫn tới việc xây dựng và vận hành, đánh giáđược những ưu điểm và hạn chế của hiến pháp Qua đó, ta rút ra những bài học kinhnghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình đổi mới, cải cách Hiến pháp ViệtNam ta hiện nay
3.Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu về những đặc điểm cơ bản về hiến pháp, luật pháp của nước CHDCND Lào
- Phân tích vai trò Hiến pháp trong quá trình phát triển của đất nước
5
Trang 6- Phân tích những quy định của Hiến pháp, pháp luật
- Phân tích khái quát nội dung, đặc điểm của bản Hiến pháp
- Đánh giá những ưu điểm và nhược điểm của bản Hiến pháp
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực Hiến pháp nước CHDCND Lào
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu :
-Hiến pháp của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
4.2 Phạm vi nghiên cứu :
4.2.1 Phạm vị nội dung:
Những đặc trưng cơ bản, tính đặc thù và sự đa dạng về cách xây dựng hiến pháp củanước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của Hiếnpháp quốc gia này Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể thamkhảo trong quá trình đổi mới, xây dựng hiến pháp nước Việt Nam hiện nay
4.2.2 Phạm vi không gian:
-Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
5 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp phân tích và tổng hợp
-Phân tích là phân chia đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu
tố đơn giản hơn để phân tích, phát hiện ra bản chất, thuộc tính, quy luật của từng bộ phậnnhận của đối tượng nghiên cứu để từ đó hiểu rõ hơn đối tượng nghiên cứu, từng bước bóctách từng mảng dữ liệu để nhìn rõ hơn bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu
6 Bố cục tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 4 chương chính:
- Chương I: Tổng quan và cơ sở lí luận
- Chương II: Sơ lược về nước CHDCND Lào và vai trò của Hiến pháp trong tiến trìnhphát triển kinh tế - xã hội
- Chương III: Tổ chức Hiến pháp của nước CHDCND Lào
- Chương IV: Những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu Hiến pháp của nướcCHDCND Lào
6
Trang 77 Mục đích của Luận văn
-Làm sáng tỏ Bộ máy Nhà nước CHDCND Lào trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệmmang tính tham khảo và góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước láng giềngViệt - Lào
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Tổng quan nghiên cứu:
Luận văn tham khảo, sử dụng những nguồn tài liệu gốc và tài liệu chuyên khảo sau:Các văn kiện của Đảng bao gồm các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, Chỉ thị, Nghịquyết Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam(ĐCSVN) và Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào Các Hiệp định ký kết giữa haiChính phủ, Thông tư liên bộ, Nghị định thư của các ban, bộ, ngành…
Nguồn tư liệu chính của Luận văn là các văn kiện, nghị quyết, Hiến pháp, Luật củanước CHDCND Lào liên quan đến sự ra đời của Nhà nước CHDCND Lào, Đảng cáchmạng Lào được lưu trữ tại các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, thư viện Các nguồntài liệu này chủ yếu được lưu trữ tại các thư viện như thư viện đại học Luật Hà Nội, ViệnNghiên cứu Đông Nam Á - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, thư viện Đại họcQuốc gia Hà Nội, Thư viện Quốc gia Hà Nội Các công trình nghiên cứu khoa học, các bàibáo, sách có liên quan do các cơ quan có uy tín đã công bố như Viện nghiên cứu ĐôngNam Á, Học viện Khoa học xã hội, Học viện Ngoại giao, Viện Sử học là nguồn tài liệuquan trọng của Luận văn
Các tư liệu, sách báo, Tạp chí, Luận văn và Luận án nghiên cứu về chính trị và thể chếchính trị tại Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN), Thưviện Quốc gia Việt Nam là nguồn tài liệu bổ trợ để làm sáng tỏ các khía cạnh khác nhaucủa Luận văn
Sự hình thành chế định lập pháp
Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã biết kếthợp chặt chẽ giữa đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị; đấu tranh bí mật và đấu tranhcông khai; vừa đấu tranh vừa tiến hành hòa hợp với lực lượng trung lập yêu nước Từ năm
1955 đến năm 1975, Cách mạng Lào đã ba lần hòa hợp dân tộc, thành lập Chính phủ Liênhiệp lâm thời (1957, 1962, 1973) Mặc dù không tránh khỏi các cuộc đấu tranh ác liệt, có
7
Trang 8lúc đẫm máu nhưng mỗi lần hòa hợp dân tộc lại đánh dấu một bước tiến vững chắc củacách mạng Lào Sau khi Hiệp định Viên Chăn được ký kết ngày 21/02/1973, Đảng nhândân cách mạng Lào đã nhận định rằng: thời cơ cách mạng đã “chín muồi” Từ đó, Đảng đã
ra Nghị quyết tổng động viên toàn dân nổi dậy giành chính quyền Bên cạnh đó, ngày30/4/1975, với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước củanhân dân Việt Nam đã hoàn toàn thắng lợi Sự kiện này đã tạo ra “thời cơ ngàn năm cómột” để cách mạng Lào tiến tới toàn thắng Đứng trước tình thế cách mạng này, Đảng nhândân cách mạng Lào đã mau chóng đề ra phương pháp giành chính quyền sử dụng kết hợp
ba đòn bẩy chiến lược: (1) Sự nổi dậy có tổ chức của quần chúng nhân dân; (2) Vận độngbinh lính và hạ sĩ quan ngụy hợp tác với cách mạng làm binh biến; (3) Sử dụng lực lượng
vũ trang cách mạng uy hiếp và tiêu diệt địch khi cần thiết Với phương pháp cách mạngđúng đắn và khoa học đó, từ ngày 5 đến 23/8/1975, về cơ bản nhân dân các bộ tộc Lào đãgiành được chính quyền về tay mình Phát huy kịp thời những thành quả cách mạng đã đạtđược, ngày 01/12/1975, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc được triệu tập bất thường ởthủ đô Viên Chăn Đại hội đã thông qua những văn kiện quan trọng, đánh dấu bước ngoặtlịch sử, lập nên nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Xem hộp) Nh- vậy, với hoàncảnh lịch sử cụ thể của cách mạng Lào, chế định lập pháp được hình thành cùng với sự rađời của Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Kể từ đây, nhân dân các bộ tộc Làothực sự có quyền làm chủ và thực hiện các quyền đó thông qua những người đại diện củamình
2 Sự phát triển của chế định lập pháp
2.1 Về tính chất
Từ khi ra đời đến nay, tính chất của cơ quan lập pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
có những thay đổi nhất định Cụ thể là: - Từ năm 1975 – 1991, chế định lập pháp có têngọi là Hội đồng nhân dân tối cao, với tư cách chủ yếu là cơ quan đại diện cho lợi ích toàndân và đoàn kết hòa hợp dân tộc, đồng thời là cơ quan lập hiến và lập pháp Đặc trưng cơbản trong thời kỳ này là: Chưa có Hiến pháp và pháp luật Nhà nước quản lý xã hội bằngđường lối, chính sách, nghị quyết của Đảng và văn bản dưới luật là chính - Từ 1992 đếnnay, chế định lập pháp có tên gọi là Quốc hội với tính chất là cơ quan đại diện của nhândân; cơ quan quyền lực Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 1991 Quốc hội là cơquan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp Thời kỳ này đã có Hiến pháp và pháp luật
8
Trang 9Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và công cụ này đã trở nên rất quan trọng trong đờisống xã hội.
2.2 Về chức năng
Chức năng của cơ quan lập pháp có sự thay đổi qua 3 thời kỳ phát triển Những thayđổi đó nhằm thực hiện những nhiệm vụ chính trị đặt ra của cách mạng Lào trong mỗi giaiđoạn lịch sử Và qua những đổi thay đó, các chức năng của cơ quan lập pháp ngày càngđược hoàn thiện hơn - Từ năm 1975 đến 1989, cơ quan lập pháp chủ yếu thực hiện chứcnăng đại đoàn kết toàn dân và hòa hợp dân tộc, để bảo vệ những thành quả của cách mạngmới giành được, khôi phục lại nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, cải thiện đờisống của nhân dân các bộ tộc Lào - Từ năm 1989 đến 1991, cơ quan lập pháp chủ yếuthực hiện chức năng lập hiến và lập pháp Năm 1991, Hiến pháp đầu tiên của Cộng hòadân chủ nhân dân Lào cùng với 22 văn bản pháp luật được ra đời Đây là bước khởi đầucủa sự đổi mới hệ thống chính trị Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, là bước chuyển biến vềchất từ chế định lập pháp chủ yếu làm chức năng đại diện sang chế định lập pháp với vớichức năng chủ yếu là lập Hiến và lập pháp - Từ năm 1992 đến nay là thời kỳ cơ quan lậppháp thực hiện đầy đủ 3 chức năng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật: cơ quanduy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp; cơ quan quyết định những vấn đề quan trọng củađất nước; cơ quan có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước về việc thực thi Hiếnpháp và pháp luật
2.3 Về cơ cấu tổ chức
Từ những số liệu cụ thể qua 5 nhiệm kỳ Quốc hội, chúng ta có thể thấy cơ cấu tổ chứccủa cơ quan lập pháp Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào có những thay đổi phù hợp với vịtrí, tính chất, chức năng của cơ quan này trong từng thời kỳ lịch sử và ngày càng phát triển,hoàn thiện hơn cả về quy mô và chất lượng Số lượng đại biểu Quốc hội, số lượng các Uỷban chuyên môn của Quốc hội ngày càng tăng Đặc biệt là tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội tănglên đáng kể Mặt bằng trình độ chuyên môn của các đại biểu ngày càng được nâng lên Vàhiện nay, hầu hết các đại biểu đều có trình độ từ đại học trở và trên đại học Mô hình Đoànđại biểu cũng được hình thành và phát triển
2.4 Về phương thức hoạt động
Trong giai đoạn 1975 - 1991, hoạt động lập pháp còn nhiều lúng túng do chưa có cácquy định pháp luật về quy trình lập pháp Quá trình lập pháp từ khâu lập chương trình xâydựng Luật, chuẩn bị dự thảo luật, trình dự thảo luật cho đến việc thông qua và công bố luật
9
Trang 10về căn bản là nhiệm vụ của ủ y ban Thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao Hoạt độnggiám sát của Hội đồng nhân dân tối cao có tính chất chung chung, chưa đi sâu vào giám sáttừng đối tượng do chưa có văn bản pháp luật nào quy định một cách cụ thể về vấn đề này.
Từ năm 1992 đến nay, cả hoạt động lập pháp và động giám sát của Quốc hội đều có nhữngbước tiến vượt bậc Hoạt động lập pháp thời kỳ này là trên cơ sở thực hiện theo Hiến pháp
và pháp luật Thủ tục và quy trình lập pháp về căn bản được quy định trong Hiến pháp vàLuật tổ chức Quốc hội Cụ thể là các vấn đề như: - Các chủ thể có quyền đưa ra sáng kiếnlập pháp (Điều 59, Hiến pháp 2003); - V iệc soạn thảo, trình, tổ chức lấy ý kiến nhân dân,xem xét thông qua dự án Luật, công bố dự án Luật … (từ Điều 58 – 61, Luật tổ chức Quốchội) Với những đổi mới cơ bản nói trên, hoạt động lập pháp của Quốc hội Lào từ 1992 đếnnay đã đạt được những kết quả đáng kể Bên cạnh Hiến pháp, Quốc hội đã ban hành được
55 đạo luật, trong đó, lĩnh vực hành chính nhà n-ớc gồm 9 luật, lĩnh vực tư pháp gồm 6luật, lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội gồm 40 luật Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hộiLào còn ban hành nhiều Pháp lệnh, Nghị quyết khác v.v Hiến pháp năm 1991 và Luật tổchức Quốc hội đã quy định rõ hơn về chức năng giám sát của Quốc hội đối với toàn bộhoạt động của Nhà nước ủ y ban Thường vụ Quốc hội khóa III (1992 - 1997) đã quy địnhthủ tục giám sát của Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 6, tháng
10 năm 2004 đã thông qua luật giám sát của Quốc hội Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.Đây là cơ sở pháp lý có hiệu lực cao nhất đảm bảo việc tổ chức thực hiện chức năng giámsát của Quốc hội các khóa sau này một cách có hiệu quả hơn
2.5 Những vấn đề đặt ra
Cho đến nay, chế định lập pháp CHDCND Lào đã đạt được những thành tựu đáng kể.Song vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của việc thực hiện cácnhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới Quy trình, thủ tục làm việc còn nhiều khâu chưa hợp lý;chất lượng và hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với vị trí, chức năng của Quốc hội Vìvậy, để đáp ứng kịp thời với nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn đổi mới, bảo đảm thực thiquyền lực chính trị của nhân dân các bộ tộc Lào, cần tiếp tục đổi mới và làm rõ về một sốvấn đề như sau:
2.5.1 Đổi mới tư duy về vị trí, tính chất, chức năng của cơ quan lập pháp trong hệ thốngchính trị nói chung và quyền lực Nhà nước nói riêng
2.5 2 Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan lập pháp để vừa đảm bảo
sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của cơ quan lập pháp trong
10
Trang 11việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình được quy định trong Hiến pháp và phápluật
2.5.3 Đổi mới chế định bầu cử, cụ thể là tăng thêm tổng số đại biểu; quy định lại khu vựcbầu cử phù hợp với tình hình thực tế; đảm bảo thực hiện quyền tự do, dân chủ của nhândân các bộ tộc trong bầu cử và có cơ chế hợp lý để nhân dân giám sát hoạt động của chếđịnh lập pháp, của đại biểu Quốc hội
2.5.4 Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của cơ quan lập pháp Cụthể là: phát huy hơn nữa vai trò của các ủy ban chuyên môn; nâng cao chất lượng hoạtđộng và chất vấn của đại biểu Quốc hội; nghiên cứu đổi mới quy trình lập pháp; đổi mớiphương thức hoạt động giám sát của Quốc hội
2.5.5 Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc của Quốc hội, chú trọng đào tạo
và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chuyên viên có đạo đức phong cách vững vàng, có trình độchuyên môn giỏi để giúp Quốc hội hoạt động có hiệu quả cao
Tóm lại , chế định lập pháp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có vị trí, chức năng hếtsức quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và trong bộ máy nhà nước nói riêng.Trong suốt 29 năm xây dựng và phát triển, chế định lập pháp CHDCND Lào không ngừngđược củng cố và ngày càng vững mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp đổi mới củaĐảng và sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ởkhu vực và thế giới
11
Trang 12Chương II: Sơ lược về nước CHDCND Lào và vai trò của Hiến pháp trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
1 Khái quát về nước CHDCND Lào:
Lào, tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là quốc gia nội lụccó chủquyền tại bán đảo Đông Dương Đông Nam Á, , phía tây bắc giáp với Myanmar và TrungQuốc, phía đông giáp với Việt Nam, phía đông nam giáp với Campuchia, phía tây và tâynam giáp với Thái Lan
Lào là nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa độc đảng, theo chủ nghĩa Marx và do Đảng Nhândân Cách mạng Lào cầm quyền Thủ đô của Lào, đồng thời là thành phố lớn nhất,
là Vientiane Các thành thị lớn khác là Luang Prabang, Savannakhet, và Pakse Đây là mộtquốc gia đa dân tộc, người Lào chiếm khoảng 60% dân số, họ chủ yếu cư trú tại vùng thấp
và chiếm ưu thế về chính trị và văn hóa Các dân tộc Môn-Khmer, H'Mông và dân tộc bảnđịa vùng cao khác chiếm khoảng 40% dân số và sống tại khu vực đồi núi
Quốc gia Lào hiện tại có nguồn gốc lịch sử và văn hóa từ Vương quốc Lan Xang Do vị tríđịa lý "trung tâm" ở Đông Nam Á, vương quốc này trở thành một trung tâm thương mạitrên đất liền, trau dồi về mặt kinh tế cũng như văn hóa Sau một giai đoạn xung đột nội bộ,Lan Xang chia thành ba vương quốc Luang Phrabang Viêng Chăn, và Champasak cho đếnnăm 1893 khi chúng hợp thành một lãnh thổ bảo hộ thuộc Pháp Lào được tự trị vào năm
1949 và độc lập vào năm 1953 với chính thể quân chủ lập hiến Cuộc nội chiến Lào kếtthúc vào năm 1975 với kết quả là chấm dứt chế độ quân chủ, phong trào Pathet Lào lênnắm quyền Lào phụ thuộc lớn vào viện trợ quân sự và kinh tế từ Liên Xô cho đến năm1991
2 Tình hình Lào trong thời gian gần đây
Chính trị nội bộ Lào luôn duy trì được sự ổn định; an ninh-quốc phòng được giữ vững Làođang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, tập trung xây dựng cơ sởchính trị, tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ các cấp, đẩy mạnh triển khai Nghị quyết "3xây" và "4 đột phá" Để chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc Đảng Nhân dân Cách mạng Làolần thứ X vào đầu năm 2016, Lào đã bắt đầu tổ chức Đại hội Đảng bộ ở một số tỉnh và Bộngành Trung ương
12
Trang 13Về quan hệ đối ngoại, Lào đạt thành tựu trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại hòabình, độc lập, hữu nghị và hợp tác, chính sách đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa, kếthợp giữa đối ngoại Chính phủ với các hoạt động Đảng và tổ chức quần chúng Lào tăngcường hội nhập khu vực, quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước đối tác chiến lược, cácnước láng giềng, ASEAN, các nước có quan hệ truyền thống nhằm bảo đảm môi trườnghòa bình, phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.
3.Các tổ chức chính trị của Lào:
3.1 Đảng nhân dân cách mạng Lào:
Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được thành lập ngày 22/3/1955, tiền thân là Đảng Cộng sản Đông Dương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là chính đảng duy nhất lãnh đạo toàn diện các tổ chức chính trị của Lào và đất nước Lào
Đảng NDCM Lào đã tổ chức 9 kỳ Đại hội Tổ chức của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào gồm Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Tổng Bí thư và Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá I-V; đồng chí Khăm-tày Xỉ-phăn-đon làm Chủ tịch Đảng từ khoá VI-VII; đồng chí Chum-ma-ly Xay-nha-xỏn làm Tổng Bí thư từ khoá VIII-IX
Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng NDCM Lào lần thứ IX được tổ chức vào tháng 3/2011 và
đã bầu Ban Chấp hành TW khoá IX gồm 61 đồng chí, 11 đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị; Ban Bí thư Trung ương có 5 đ/c Tổ chức của Đảng có 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và cơsở
3.2 Quốc hội:
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân bầu trực tiếp, đại diện lợi ích của nhân dân, là cơ quan lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp, toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân.Quốc hội có quyền bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, các uỷ viên Ban Thường vụ Quốc hội; bầu hoặc bãi nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước theokiến nghị của Ban thường vụ Quốc hội; xem xét thông qua kiến nghị bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao theo đề nghị của Chủ tịch nước; xem xét và thông qua cơ cấu bộ máycủa Chính phủ; bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm thành viên Chính phủ theo đề nghị của Thủ
13