đề tài tìm hiểu về khởi kiện vụ án dân sự và thực trạng khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân thành phố thủ đức

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đề tài tìm hiểu về khởi kiện vụ án dân sự và thực trạng khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án nhân dân thành phố thủ đức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo đó thì cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông quangười đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án sau đây gọi chung là người khởi kiệntại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo v

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ THỰCTRẠNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨCNGÀNH: LUẬT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh KiệtNgành: Luật

Trang 2

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI : TÌM HIỂU VỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ THỰCTRẠNG KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨCNGÀNH: LUẬT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Anh KiệtNgành: Luật

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau khi học đến năm 4 ngành Luật tại Học viện Cán bộ Thành phố HồChí Minh, em đã được nhà trường tạo điều kiện cho đi thực tập tại cơ quanchuyên ngành vừa là áp dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trườngvừa là thực hành, nâng cao kiến thức chuyên môn ngành học chuẩn bị hànhtrang vào đời Qua đó có cơ hội tiếp xúc trực tiếp công việc liên quan đến ngànhhọc giúp em bước đầu làm quen với môi trường, tác phong làm việc công sở.Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Khoa Luật - trường Học việnCán bộ Thành phố Hồ Chí Minh bao năm qua đã tận tình truyền đạt kiến thức,kinh nghiệm cho những lớp sinh viên, cũng như em xin được vô cùng cảm ơnđến giáo viên trực tiếp hướng dẫn là cô Tiến sĩ Nguyễn Trần Như Khuê đã đónggóp ý kiến giúp em hoàn chỉnh bài báo cáo một cách tốt nhất.

Trong quá trình được thực tập tại Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức,em đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của Thẩm phán và chị Thư ký trực tiếpgiao việc và hướng dẫn em thực tập, cùng những anh chị tại các phòng ban củaTòa giúp em trải nghiệm công việc thực tế, mở rộng tầm hiểu biết của em bằngcách truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn Em xin cảm ơn rất nhiều đến Quý lãnhđạo và tập thể cán bộ nhân viên ở Tòa án nhân dân quận Thủ Đức.

Vì giới hạn về thời gian cùng với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chếnên không thể tránh khỏi những sai sót trong bài báo cáo, nhưng em đã cố gắnghoàn thành bài báo cáo với mọi khả năng có thể Kính mong quý thầy, cô thôngcảm và cho em những lời nhận xét, góp ý chân thành để bài báo cáo thực tập củaem được tốt hơn.

Sinh viên(ký tên, ghi đầy đủ họ tên)

Nguyễn Anh Kiệt

Trang 4

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬPCỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Anh KiệtMSSV : 202032732

Khoá : 2020 - 20241 Thời gian thực tập

Trang 5

Giảng viên hướng dẫn

Trang 8

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN

1.1.Khái niệm, đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự 1

1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự 1

1.1.2 Đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự : 1

1.2 Ý nghĩa việc khởi kiện vụ án dân sự 3

1.2.1 Pháp luật ghi nhận việc khởi kiện : 3

1.2.2 Bản chất của việc khởi kiện 3

1.2.3 Thông qua hoạt động khởi kiện 3

1.3 Trình tự thủ tục, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự 4

1.4 Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩmquyền 8

1.5 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự 8

1.6 Tạm ứng án phí và án phí 9

1.7 Quy định của pháp luật hiện hành về quá trình khởi kiện vụ án dân sự .10CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ KHỞI KIỆN VỤÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 14

2.1 Giới thiệu khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 14

2.1.1 Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức: 15

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Thành phố Thủ Đức : 15

2.2 Thực tiễn khởi kiện các vụ án dân sự tại Tòa án nhân dân quận Thủ Đức 16

2.3 Thủ tục nhận đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Thủ Đức 16

2.4 Một số vướng mắc, bất cập trong việc giải quyết các vụ án theo thủ tục tốtụng dân sự tại Tòa án nhân dân thành phố Thủ Đức 22

2.4.1 Đối với vụ án tranh chấp về thừa kế thì Tòa án có thẩm quyền giảiquyết vụ án là nơi bị đơn cư trú hay Tòa án nơi có bất động sản? 22

Trang 9

2.4.6 Về tính lại thời hạn xét xử 23

2.4.7 Đương sự gặp khó khăn trong việc xác định chủ thể có quyền khởikiện và chủ thể khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích có thể ủy quyền chongười khác khởi kiện thay 23

Chương 3 : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ KHỞIKIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦĐỨC 24

3.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng dânsự về khởi kiện vụ án dân sự và hoàn thiện các thủ tục tại Tòa án nhân dânthành phố Thủ Đức 24

3.1.1 Cần quy định cụ thể việc xác định chủ thể có quyền khởi kiện và chủthể khi bị xâm phạm về quyền và lợi ích có thể ủy quyền cho người kháckhởi kiện thay 24

3.1.2 Về thời hạn và gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử 24

3.1.3 Đối với các vụ án ly hôn, không áp dụng chế độ người đại diện 24

3.1.4 Cần sửa đổi quy định pháp luật về xác định thẩm quyền của Tòa ántheo lãnh thổ 25

3.1.5 Nguyên đơn không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản 25

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂNSỰ

1.1.Khái niệm, đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự1.1.1 Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Vụ án dân sự theo quy định của Pháp luật Tố tụng dân sự hiện nay đó làcác tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ Hôn nhân-Gia đình, Lao động, Kinhdoanh - thương mại và các quan hệ dân sinh trong đời sống xã hội khác Việccác chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và đến cơ quan có thẩm quyềngiải quyết vụ án dân sự đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giảiquyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhànước được gọi là “khởi kiện”.

Hiện nay pháp luật không quy định rõ khái niệm khởi kiện vụ án dân sự,nhưng có quy định về quyền khởi kiện của các chủ thể của các quan hệ phápluật Theo đó thì cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông quangười đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện)tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của mình(Điều 186 Bộ luật Tố Tụng dân sự 2015).

Như vậy thông qua các quy định của pháp luật có thể hiểu “Khởi kiện vụán dân sự là hoạt động của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặcthông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước Tòa án cóthẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi các quyền và lợi ích này bị xâmphạm”.

1.1.2 Đặc điểm khởi kiện vụ án dân sự :

Về mặt lý luận, khởi kiện vụ án dân sự có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là hoạt động do các chủ thể có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng quy định thực hiện, còn các hoạt

động khác do các chủ thể tố tụng thực hiện (Ví dụ: Tòa án thực hiện việc thụ lý,việc chuẩn bị xét xử, hòa giải, phiên Tòa …).

Thứ hai, khởi kiện vụ án dân sự được pháp luật ghi nhận là hoạt động bảovệ quyền dân sự của chủ thể có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm Cụ thể

khởi kiện được pháp luật ghi nhận dưới dạng quyền khởi kiện tại Điều 186 Bộluật Tố tụng dân sự 2015, theo đó cơ quan, cá nhân, tổ chức có quyền tự mìnhhoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung làngười khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình Đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu của việc cần đảm bảoquyền con người, khi quyền và lợi ích bị xâm phạm chủ thể có quyền cần phảicó một công cụ để bảo vệ lợi ích của mình mà phương pháp hiệu quả nhất chínhlà nhờ vào quyền lực cũng như sự công minh của nhà nước và pháp luật thôngqua việc làm đơn khởi kiện Việc làm đơn khởi kiện là bước đầu tiên trong hoạtđộng khởi kiện, từ việc làm đơn gửi Tòa án sẽ phát sinh những thủ tục tố tụng

1

Trang 11

tiếp theo như: đơn được Tòa án thụ lý hay không thụ lý, nếu đơn được chấpnhận Tòa án sẽ ra quyết định xét xử vụ án Chính vì vậy, khởi kiện được coi làhoạt động không thể thiếu để làm phát sinh vụ án dân sự.

Thứ ba, khởi kiện được thực hiện ở thời điểm trước khi Tòa án thụ lý vụán Với việc chủ thể có quyền nộp đơn khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình đã làm phát sinh những hoạt động tiếp theo Hoạtđộng ngay sau việc nộp đơn khởi kiện là hoạt động thụ lý, đây là hoạt động củacơ quan tiến hành tố tụng cụ thể là của Tòa án Thụ lý vụ án là việc Tòa án nhậnđơn khởi kiện của người khởi kiện và vào sổ thụ lý vụ án dân sự để giải quyết.Khởi kiện chính là hành vi đầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể kháctham gia vào quan hệ Pháp luật tố tụng dân sự, là cơ sở pháp lý làm phát sinhquan hệ Pháp luật tố tụng dân sự, hoạt động khởi kiện là tiền đề cho các hoạtđộng tiếp theo trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Thứ tư, đặc trưng của khởi kiện vụ án dân sự là hoạt động trong đó các

đương sự được tự do định đoạt, theo đó cá nhân, cơ quan, tổ chức và các chủthể khác có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền thực hiện hoặckhông thực hiện hoạt động khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án có thẩmquyền buộc người có hành vi xâm phạm quyền dân sự phải chấm dứt hành vi viphạm, bồi thường thiệt hại hoặc theo thỏa thuận của các bên Việc thực hiệnkhởi kiện được thực hiện trên cơ sở tự nguyện và quyền tự do của cá nhân,đồng thời pháp luật cũng ghi nhận việc tự định đoạt và tự thỏa thuận của cácchủ thể Điều này xuất phát từ bản chất dân sự của các quan hệ pháp luật dânsự, hôn nhân-gia đình, kinh doanh-thương mại, lao động nên trong Tố tụng dânsự thì các đương sự có quyền tự định đoạt về việc bảo vệ quyền lợi của mình.Các đương sự được tự do lựa chọn các phương thức để bảo vệ quyền và lợi íchcủa mình như trung gian hòa giải, trọng tài hoặc yêu cầu sự can thiệp của Tòaán bằng việc thực hiện hoạt động khởi kiện.

Thứ năm, khởi kiện vụ án dân sự là một phương thức văn minh thay thế

cho việc tự do hành xử của cá nhân trong việc giải quyết tranh chấp tồn tại tronglịch sử Do các bên trong quan hệ pháp luật nội dung bình đẳng về địa vị pháp lýnên một bên không thể tự mình cưỡng chế bên kia phải thực hiện nghĩa vụ củamình nên họ cần phải tìm đến một chủ thể có địa vị pháp lý cao hơn, có quyềnnăng đặc biệt để can thiệp giúp họ khôi phục lại quyền và lợi ích bị xâm phạm,chủ thể đặc biệt đó là Nhà nước Thay vì hành xử bằng các hành vi, lời nói đờithường không giải quyết được vấn đề thì việc chọn khởi kiện tại cơ quan cóthẩm quyền là lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, tránh đẩy mâu thuẫn, tranh chấpđến mức hành xử thiếu văn minh, thậm chí có thể gây phương hại tới nhau Vìvậy, việc khởi kiện với nghĩa là hoạt động của chủ thể có quyền triển khai thựchiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luật định để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình khi các quyền và lợi ích này bị xâm phạm hoặc tranhchấp được coi là một hoạt động mang tính chất văn minh.

2

Trang 12

1.2 Ý nghĩa việc khởi kiện vụ án dân sự

Trong các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tronglĩnh vực dân sự, có thể nói khởi kiện vụ án dân sự có ý nghĩa vô cùng quan trọngđối với công dân, tổ chức, cụ thể như sau:

1.2.1 Pháp luật ghi nhận việc khởi kiện :

Là hoạt động của chủ thể pháp luật dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi íchcủa mình khi bị tranh chấp hoặc bị xâm phạm đồng nghĩa với việc trao chongười dân một phương thức bảo vệ quyền dân sự của mình Bằng việc thực hiệnhoạt động khởi kiện chủ thể có quyền khởi kiện có thể nhờ tới sự can thiệp kịpthời của Tòa án, thông qua hoạt động xét xử Tòa án để bảo vệ các quyền và lợiích hợp pháp của đương sự, ngăn chặn được các thiệt hại, chấm dứt hành vi tráipháp luật và khôi phục lại các quyền dân sự của các chủ thể Một khi chủ thể lựachọn việc khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án có nghĩa là họ mong muốn đượcnhà nước sử dụng quyền lực để phán xét, khôi phục quyền và lợi ích mà họ đã bịtranh chấp hoặc bị xâm phạm, quyết định của Tòa án mang tính cưỡng chế, bắtbuộc thi hành đối với người vi phạm Do đó, pháp luật ghi nhận vấn đề khởikiện, trao quyền khởi kiện cho cá nhân, cơ quan, tổ chức cũng có nghĩa là traotrách nhiệm cho những người thực thi pháp luật, điều đó thể hiện sự quan tâmcủa Nhà nước đối với đời sống nhân dân, thể hiện đúng đường lối của Đảng vàNhà nước là “Nhà nước là của dân, do dân và vì dân”.

1.2.2 Bản chất của việc khởi kiện

Là triển khai thực hiện quyền khởi kiện theo một trình tự, thủ tục luậtđịnh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác khi cácquyền và lợi ích này bị xâm phạm hoặc tranh chấp Khởi kiện được thực hiện ởthời điểm trước khi Tòa án thụ lý vụ án Chủ thể thực hiện hoạt động khởi kiệnnhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình bằng việc nộp đơn, chứng cứ và tài liệuđi kèm (nếu có) tại Tòa án Khi đơn được nộp tại Tòa án thì người có thẩmquyền sẽ thực hiện việc tiếp nhận đơn và xem xét trong thời hạn do pháp luậtquy định để đưa ra quyết định thụ lý hay không thụ lý Khi có quyết định thụ lýTòa án sẽ tiến hành hoạt động các hoạt động tố tụng tiếp theo Nếu chủ thể cóquyền khởi kiện không thực hiện hoạt động khởi kiện thì sẽ không có nhữnghoạt động tiếp theo và vụ án dân sự cũng không được phát sinh kéo theo tranhchấp sẽ không được giải quyết triệt để Vì vậy, có thể thấy khởi kiện là hành viđầu tiên của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ Phápluật tố tụng dân sự; là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ Pháp luật tố tụng dânsự, hoạt động khởi kiện là tiền đề cho các hoạt động tiếp theo trong quá trìnhgiải quyết vụ án dân sự.

1.2.3 Thông qua hoạt động khởi kiện

Chủ thể có quyền khởi kiện đã nhờ tới sự can thiệp của một chủ thể đặcbiệt đó là nhà nước để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Nhà nước sửdụng quyền lực mang tính cưỡng chế, không những khôi phục lại quyền và lợiích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm đồng thời buộc chủ thể vi phạm trao trả,khôi phục lại quyền và lợi ích chủ thể bị xâm phạm và chịu những chế tài, tráchnhiệm pháp lý nghiêm khắc của pháp luật Vì vậy, cơ chế khởi kiện vụ án dân sự

3

Trang 13

ra đời không những bảo vệ được quyền dân sự của các chủ thể mà còn có ýnghĩa răn đe, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền lợi hợp pháp của các chủthể, đảm bảo sự ổn định của các quan hệ xã hội, nâng cao ý thức pháp luật củangười dân.

1.3 Trình tự thủ tục, hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự

Trong bất kỳ một vụ việc dân sự nào, để có thể đưa ra xét xử nếu vấn đềđó được một cá nhân nào cho là vi phạm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợppháp của chính cá nhân đó (nguyên đơn) hay của những người liên quan (ngườicó quyền và lợi ích hợp pháp liên quan) thì việc đầu tiên họ cần phải làm là thểhiện ý chí của mình để cơ quan chức năng có căn cứ giải quyết, việc thể hiện ýchí tại các cơ quan tố tụng tại Việt Nam hiện nay là thông qua hình thức nộp đơnvà người nộp đơn khởi kiện phải có nghĩa vụ nộp đơn tại đơn vị Tòa án có thẩmquyền.

Việc nộp đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầukhởi kiện, làm cơ sở cho Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp được coi là hình thức thể hiện xác thực nhất những vấn đề màđương sự cảm thấy quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp Sau khi nộpđơn, Tòa án nhận và xử lý đơn; tiến hành thụ lý đơn và phân công Thẩm phángiải quyết vụ án, xem xét đúng thẩm quyền, đúng quy định pháp luật, ra thôngbáo nộp tiền tạm ứng án phí gửi người khởi kiện Người khởi kiện nộp án phí tạiCơ quan thi hành án và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án Tòaán thụ lý vụ án và ra thông báo thụ lý vụ án và vụ án chính thức được Tòa ángiải quyết.

Trước khi tiến hành việc khởi kiện, cần phải chuẩn bị hồ sơ để chứngminh cho yêu cầu khởi kiện và tuân thủ các quy định tố tụng có liên quan.Thông thường hồ sơ cần thiết, đảm bảo chức năng thông tin cho cán bộ Tòa ánnhân dân khi tiến hành xem xét hồ sơ, tiến hành thụ lý ngoài đơn khởi kiện thìbao gồm:

- Các tài liệu liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ nhà, đất, hợp đồng );- Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có sao y) nếu là cánhân;

Tài liệu về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự vàngười có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp,giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệmhoặc cử người đại diện doanh nghiệp (bản sao có sao y) nếu là pháp nhân;

- Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bảnsao).

Lưu ý: Các tài liệu nêu trên là văn bản, tài liệu tiếng nước ngoài đều phảiđược dịch sang tiếng Việt Nam Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật,kèm theo bản gốc.

Khi đương sự có nhu cầu cần khởi kiện một vụ án dân sự ra Tòa án nhândân, ngoài việc phải tìm hiểu và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mà Tòa án yêu cầu thìcòn phải xác định được nơi mà có thẩm quyền giải quyết vụ kiện của mình, chonên đương sự cũng cần phải biết về thẩm quyền giải quyết các vụ kiện của Tòa

4

Trang 14

án các cấp (do giới hạn về đề tài nên em chỉ giới thiệu về thẩm quyền của Tòaán nhân dân cấp huyện) :

Căn cứ quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm những tranhchấp sau đây:

Tranh chấp về dân sự, hôn nhân - gia đình quy định tại Điều 26 và Điều28 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều26 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;

Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh - thương mại giữa cánhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;

Yêu cầu về hôn nhân - gia đình trừ yêu cầu công nhận và cho thi hành tạiViệt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân - gia đình củaTòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặckhông công nhận bản án, quyết định về hôn nhân - gia đình của Tòa án nướcngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thihành tại Việt Nam.

Yêu cầu về kinh doanh - thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6Điều 31 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 của Bộ luậtTố tụng Dân sự 2015.

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việckết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩavụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giámhộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nướcláng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộluật Tố tụng Dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Việc xây dựng các quy định về thẩm quyền của Tòa án các cấp phải phùhợp với quy định về tổ chức hệ thống Tòa án Theo luật tổ chức Tòa án nhân dân2014 thì hệ thống Tòa án Việt Nam được tổ chức theo 4 cấp là Tòa án nhân dâncấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao và tối cao Trong đó, thẩm quyền sơ thẩm thuộc vềTòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Việc xác định những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòaán nhân dân cấp huyện hay Tòa án nhân dân cấp tỉnh hiện nay được thiết lậpnhằm đáp ứng hai yêu cầu là:

5

Trang 15

- Tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự tham gia tố tụng để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình

- Điều hòa áp lực công việc giữa các cấp Tòa án.

Do vậy, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 hiện nay đã đi theo hướngmở rộng thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án cấp huyện và xác định hầu hết cáctranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại ,lao động thuộc thẩm quyền dân sự của Tòa án đều thuộc thẩm quyền sơ thẩmcủa Tòa án nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, dựa vào tính phức tạp của một sốloại vụ việc đòi hỏi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Tòaán hoặc theo yêu cầu về sự khách quan trong tố tụng, Điều 35 Bộ luật Tố tụngDân sự 2015 đã quy định Tòa án nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền sơthẩm đối với một số loại vụ việc nhất định mà thẩm quyền này sẽ thuộc về Tòaán nhân dân cấp tỉnh.

Xét về nguyên tắc thì các tranh chấp, yêu cầu có đương sự hoặc tài sản ởnước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ởnước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ thuộc thẩmquyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Tuy nhiên, việc nghiên cứu chothấy vẫn tồn tại một ngoại lệ về thẩm quyền sơ thẩm đối với các tranh chấp, yêucầu về hôn nhân - gia đình giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giớivới công dân của một nước cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam Dovậy theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa ánnhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền sơ thẩmđối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranhchấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con,nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giớivới công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về căn bản vẫn thừa kế các quyđịnh tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011) về thẩmquyền dân sự của Tòa án nhân dân cấp huyện Tuy nhiên, Điều 35 Bộ luật Tốtụng Dân sự 2015 đã mở rộng thẩm quyền dân sự của Tòa án nhân dân cấphuyện đối với các tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể người laođộng và người sử dụng người lao động (khoản 2 Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dânsự 2015); tranh chấp liên quan đến lao động (khoản 3 Điều 32 Bộ luật Tố tụngDân sự 2015) và tranh chấp về bồi thường thiệt hại do đình công bất hợp pháp(khoản 4 Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Sau khi xác định được cấp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giảiquyết vụ kiện, đương sự cần xác định được Tòa án thuộc chỗ nào sẽ có thẩmquyền giải quyết vụ kiện đó, hay còn gọi thẩm quyền của Tòa án nhân dân theolãnh thổ :

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo lãnh thổ được xác định rõ dựavào căn cứ quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, như sau:

- Đối với những tranh chấp dân sự, thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổđược xác định là nơi cư trú, nơi làm việc đối với cá nhân hoặc nơi đặt trụsở của bị đơn nếu trường hợp là tổ chức Các bên có thể thỏa thuận với

6

Trang 16

nhau bằng văn bản về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú của nguyên đơn giảiquyết tranh chấp.

- Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì Tòa án nơi có bấtđộng sản đó có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

- Đối với những yêu cầu dân sự thì thẩm quyền theo lãnh thổ đượcxác định theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phảiđược tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa ánđược nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyềngiải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, làTòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án Về căn bản các quy địnhvề thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự2015 đã kế thừa các quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự trước đây Tuy nhiên,cũng có những điểm khác biệt nhất định.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004(sửa đổi, bổ sung 2011) thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyếtnhững “tranh chấp về bất động sản” Quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộluật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì theo hướng cụ thể hơn là “Đối tượng tranhchấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giảiquyết” Quy định này của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 dường như đã đi theohướng giới hạn hơn thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản chỉ đối vớitrường hợp có đối tượng tranh chấp là bất động sản chứ không bao hàm cảtrường hợp tranh chấp về quyền tài sản liên quan đến bất động sản Quy địnhnày thực chất được xây dựng trên quan niệm cần phải tạo điều kiện thuận lợinhất cho Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp Xét về thực tế thì các hồ sơ,giấy tờ về bất động sản do cơ quan quản lý nơi có bất động sản nắm giữ, cơquan này nắm vững thực trạng, nguồn gốc của bất động sản Do vậy, Tòa án nơicó bất động sản là Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong việc tiến hành cácbiện pháp xác minh, đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện sát với thực tế sự việcnhư xem xét, thẩm định tại chỗ; tiến hành định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơquan nhà đất… Hiện nay, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chưa có một quy định cótính định nghĩa chính thức như thế nào là trường hợp “đối tượng tranh chấp làbất động sản” để khi vận dụng có thể bao quát và xác định chính xác Tòa án cóthẩm quyền đối với các tranh chấp dân sự

Ngoài ra, điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định“Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa ánnơi cư trú, làm việc của nguyên đơn…” Như vậy, quyền tự định đoạt của cácđương sự đã được pháp luật đề cao, tôn trọng, theo đó nếu bị đơn đồng ý vớinguyên đơn về việc giải quyết vụ án tại Tòa án nguyên đơn cư trú làm việc thìTòa án đó không được từ chối thụ lý Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà đốitượng tranh chấp là bất động sản thì các bên không được thỏa thuận mà vẫn làTòa án nơi có bất động sản giải quyết.

7

Trang 17

Pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn có quy định cho phép nguyên đơnđược phép chọn một trong số các Tòa án có thẩm quyền giải quyết để yêu cầugiải quyết vụ việc để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợicho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự2015 kế thừa và tiếp thu quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (sửa đổi, bổsung 2011) Tuy nhiên, quy định này khác với quy định tại điểm b khoản 1 Điều39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 ở chỗ nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựachọn Tòa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, người yêu cầu Quy định nàyhoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thểkhởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho mình,trao cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trongmột số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc,trụ sở của bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;…

1.4 Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranh chấp về thẩmquyền

Hiện nay, việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác, giải quyết tranhchấp về thẩm quyền quy định tại Điều 41 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

Vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết củaTòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự choTòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý Quyết định này phảiđược gửi ngay cho Viện Kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cánhân có liên quan.

Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại,Viện Kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làmviệc, kể từ ngày nhận được quyết định Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyểnvụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị Quyết định của Chánh ánTòa án là quyết định cuối cùng.

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện trongcùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chánh án Tòa án nhân dâncấp tỉnh giải quyết.

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dâncấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp caothì do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết.

Tranh chấp về thẩm quyền giữa các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án nhân dâncấp tỉnh thuộc thẩm quyền giải quyết theo lãnh thổ của các Tòa án nhân dân cấpcao khác nhau do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.

1.5 Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

Tại Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự2015 đều quy định Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu ápdụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải đượcđưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

8

Trang 18

Vấn đề này, thực tiễn tại Tòa án vẫn còn quan điểm khác nhau, một bên làThẩm phán phải giải thích và một bên là Thẩm phán không được giải thích chođương sự biết việc đương sự được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng quy định vềthời hiệu nếu biết thời hiệu khởi kiện đã hết vì hậu quả pháp lý hoàn toàn khácnhau Nếu Thẩm phán giải thích mà đương sự yêu cầu thì Tòa án sẽ đình chỉ giảiquyết vụ án hoặc đình chỉ giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lậpcủa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nếu Thẩm phán không giải thích vàđương sự không biết được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu thì Tòaán sẽ giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

Tại khoản 1 và điểm a khoản 4 Điều 210 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015quy định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ vàhòa giải quy định Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụcủa họ theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và các quy định của phápluật liên quan đến giải quyết vụ án Như vậy, các đương sự khi tham gia tố tụnglà hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và đương sự phải được Tòa án giảithích đầy đủ quyền và nghĩa vụ Vì vậy, Thẩm phán phải giải thích cho đươngsự biết quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng quy định về thời hiệu.

Đối với các tranh chấp dân sự mà có quy định riêng thì thời hiệu khởikiện áp dụng theo luật chuyên ngành vì theo hướng dẫn tại Điều 4 của Nghịquyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao hướng dẫn về việc thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự và Nghịquyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật tốtụng hành chính thì “Khi thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hôn nhân - gia đình,kinh doanh - thương mại , lao động, vụ án hành chính thì cần lưu ý như sau: …Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự số92/2015/QH13, Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 và luật khác có liên quan vềthời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu để thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự, hônnhân - gia đình, kinh doanh - thương mại , lao động”.

Theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởikiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

- Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luậtkhác có liên quan quy định khác.

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.- Trường hợp khác do luật quy định.

1.6 Tạm ứng án phí và án phí

Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúcthẩm (theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Theo Điều 3 Nghị quyết 326/2016/ UBTVQH14 quy định:

Trang 19

2 Các loại án phí quy định tại khoản 1 Điều này gồm có án phísơ thẩm và án phí phúc thẩm.

Hiện nay, những quy định về án phí, tạm ứng án phí được quy địnhtại Điều 3 Nghị quyết 326/2016 UBTVQH14 ngày 30/12/2016 chính thứcthay thế Pháp lệnh số 10/2009/UBTVQH12 ngày 27/02/2009 của Ủy BanThường Vụ Quốc Hội về án phí, lệ phí Tòa án Vì vậy, khi khởi kiện thìngười khởi kiện cần phải tìm hiểu kỹ nội dung của văn bản trên để có kếhoạch về tài chính cho phù hợp.

Đặc biệt, người khởi kiện cần xem xét những trường hợp được miễnnộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, án phí được quy định tại Điều 12 củaNghị quyết 326/2016 UBTVQH14.

Ngoài ra, nếu người khởi kiện không thuộc trường hợp được miễnnộp toàn bộ tiền tạm ứng án phí, nhưng hoàn cảnh kinh tế tại thời điểmkhởi kiện có nhiều khó khăn thì có thể làm đơn yêu cầu được giảm mộtphần (tối đa không quá ½) tiền tạm ứng án phí, án phí.

Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự khôngcó giá ngạch, án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án dân sự có giá ngạch, án phídân sự phúc thẩm (khoản 1 Điều 24 Nghị quyết 326/2016 UBTVQH14).

1.7 Quy định của pháp luật hiện hành về quá trình khởi kiện vụ án dân sự

Chủ thể khởi kiện

Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định “Cá nhân, cơ quan, tổchức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án(sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” Chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là cácchủ thể theo quy định của pháp luật được tham gia vào quan hệ Pháp luật tố tụngdân sự Các chủ thể này bao gồm cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng đượcnhững điều kiện do pháp luật quy định Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phảicó năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm.

Đối với những cá nhân không có năng lực hành vi tố tụng mà có quyền lợicần phải được bảo vệ thì họ không thể tự mình khởi kiện vụ án được mà phải dongười đại diện thay mặt để thực hiện việc khởi kiện vụ án Pháp luật cũng đòihỏi cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải là người có quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm (Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).Quy định này hoàntoàn phù hợp với nguyên tắc tự định đoạt trong tố tụng dân sự, nó không chophép người không phải là chủ thể của quan hệ pháp luật lợi dụng quyền khởikiện để rồi lại xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Cánhân khi đã có năng lực chủ thể đầy đủ thì có thể tự mình khởi kiện hoặc làmgiấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mặt mình khởi kiện,trừ việc ly hôn.

Các cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình trong trường hợp bị xâm phạm hoặc tranh chấp Ngoài ra,các cơ quan, tổ chức còn khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của người khác theo quy định của pháp luật Ngoài những trường hợp cáccá nhân, cơ quan, tổ chức khác được khởi kiện những vụ án về hôn nhân - gia

10

Trang 20

đình (theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 119 và khoản 3 Điều 102Luật hôn nhân - gia đình 2014), Bộ luật Tố tụng Dân sự còn quy định các cơquan, tổ chức gồm: Cơ quan QLNN về gia đình, cơ quan QLNN về trẻ em, HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cóquyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp phápcủa người khác; bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vựcmình phụ trách (Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền Tòa án

Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩmquyền giải quyết của mình Trường hợp người khởi kiện có quyền lựa chọn Tòaán theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì yêu cầu đương sựcam kết không khởi kiện tại các Tòa án khác Nếu do thỏa thuận lựa chọn Tòaán giải quyết thì phải kiểm tra tính hợp pháp của thỏa thuận Đối với những việcpháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởikiện chỉ được khởi kiện vụ án khi các cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họkhông đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó.

Khi xác định thẩm quyền, Tòa án cũng phải xác định đó là loại tranh chấpnào (dân sự, hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại hay lao động…) đểvào sổ thụ lý loại án đúng với quy định Việc xác định thẩm quyền là một điềukiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhànước Đồng thời việc phân định thẩm quyền giữa các Tòa án cũng góp phần chocác Tòa án thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và người dân dễ dàng thực hiệnquyền khởi kiện Thẩm quyền của Tòa án được xác định một cách chính xác sẽtránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Tòa án với các cơquan nhà nước khác, giữa các Tòa án và các bộ phận trong một Tòa án, gópphần giải quyết đúng đắn, tạo điều kiện cho các đương sự tham gia tố tụng bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Để vụ án được thụ lý, đơn khởi kiệnphải gửi đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết, xét xử.

Vụ án mà chủ thể khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của Tòaán quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền quy địnhtại Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Vụ việc được khởi kiện đúng thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quyđịnh tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện đượcquyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân - gia đình,kinh doanh - thương mại , lao động để bảo vệ quyền lợi ích bị xâm phạm Hếtthời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luậtcó quy định khác.Riêng đối với yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu nhà nước;yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều185 Bộ luật Dân sự 2015).Quy định thời hiệu khởi kiện góp phần quan trọng vàoviệc ổn định các quan hệ kinh tế – xã hội, hạn chế việc lạm dụng quyền khởi

11

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan