1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc học phần công tác xã hội với nhóm

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Kết Thúc Học Phần Công Tác Xã Hội Với Nhóm
Tác giả Lê Nguyễn Tuyết Nhi, Hồ Nguyễn Khánh Linh, Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh, Phạm Thị Thủy Tiên
Người hướng dẫn Ths. Đỗ Thị Liên
Trường học Học Viện Cán Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 9,18 MB

Nội dung

Hoạt động này hướng trực tiếp tới cánhân các thành viên trong nhóm và tới toàn thể nhóm trong một hệ tuân theo các quthống cung cấp dịch”.Trong Từ điển Công tác xã hội của Barker 1995, c

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DÂN VẬN VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NHÓM

Giảng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 3

PHẦN I TỔNG QUAN 5

1 Giới thiệu về phương pháp CTXH nhóm 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.2 Lịch sử hình thành phương pháp CTXH nhóm 7

1.3 Đặc trưng của CTXH nhóm 8

1.4 Các mục tiêu của CTXH nhóm 8

1.5 Vai trò của công tác xã hội nhóm trong giúp đỡ đối tượng yếu thế và có nguy cơ tại cộng đồng 9

2 Tổng quan về cơ sở 9

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 9

2.2 Lí do cần ứng dụng CTXH nhóm 10

3 Các mô hình tiếp cận CTXH nhóm 12

3.1 Các khái niệm 12

3.2 Mô hình ứng dụng với nhóm TC 13

PHẦN II: TIẾN TRÌNH CTXH NHÓM 13

1 Bối cảnh chọn nhóm thân chủ 13

2 Quá trình thành lập nhóm 14

3 Nhóm bắt đầu đi vào hoạt động và thực hiện nhiệm vụ 16

3.1 Thỏa thuận cách thức làm việc của nhóm 16

3.2 Mục đích và mục tiêu của nhóm 17

3.3 Dự đoán những khó khăn, trở ngại 17

3.4 Kế hoạch hỗ trợ của nhóm sinh viên thực tập đối với nhóm thân chủ 18

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 1 20

2

Trang 3

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 2 25

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 3 30

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 4 36

4 Kết luận 42

PHỤ LỤC 44

Phụ lục 1 Các biên bản họp nhóm 44

Phụ lục 2 Một số hình ảnh tại cơ sở 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

3

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Công tác xã hội hiện nay không còn là một ngành nghề mới lạ Đặc biệt là trongthời kỳ xã hội có nhiều biến động, con người dưới ảnh hưởng của nhiều tác nhân tiêucực cũng ít nhiều dẫn tới những hệ lụy xấu Đơn cử là những hệ lụy mà đại dịch thế

kỷ, Covid - 19 đã để lại cho Việt Nam

Cục Trẻ em (Bộ Lao độngThương binh và Xã hội) cho biết, đại dịch Covid

-19 đã làm 4.461 trẻ em Việt Nam rơi vào cảnh mồ côi; trong đó có -193 trẻ em mồ côi

cả cha lẫn mẹ Có 8 đến 20% trẻ em và vị thành niên ở nước ta gặp các vấn đề sứckhỏe tâm thần chung Ngoài ra, theo báo cáo điều tra năm 2019, số người di cư tại ViệtNam là 6,4 triệu người, chiếm 7,3% Ước tính có khoảng 350-500 nghìn trẻ em di cưtheo bố mẹ Trẻ em di cư phải chịu nhiều thiệt thòi về y tế, giáo dục và các dịch vụ xãhội khác Đại dịch Covid-19 còn ảnh hưởng nặng nề thị trường lao động ở Việt nam.Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng từ 2,34% (quýI/2020) lên 2,85% (quý II/2020), cao nhất vào quý III/2021 với 3,98%, sau đó giảmdần và ở mức 2,25-2,30% trong 6 tháng đầu năm 2023 Có thể thấy, sau đại dịchCovid – 19, những hậu quả khôn lường mà nó để lại vẫn tiếp tục gây ra nhiều tháchthức, trở ngại đối với đời sống của người dân; thậm chí còn dẫn đến những tác độngtiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của xã hội Và để giải quyết và quan trọnghơn là phòng, chống những hệ lụy như thế này, công tác xã hội tỏ ra là một ngànhnghề đang rất cần thiết trong xã hội hiện nay

Với mục tiêu chính là hỗ trợ các cá nhân có vấn đề khi thực hiện các chức năng

xã hội, công tác xã hội và nhân viên công tác xã hội sẽ triển khai các kế hoạch cụ thểnhằm giúp các nhân nêu trên tự tái tạo lại các chức năng xã hội Công tác xã hội là mộthoạt động xã hội chuyên nghiệp với các phương pháp nghiệp vụ chuyên nghiệp đượcthực hiện bởi các nhân viên xã hội được đào tạo bài bản về chuyên môn Với haiphương pháp cơ bản là công tác xã hội với nhóm và công tác xã hội với cá nhân.Trong bài tiểu luận này, nhóm tác giả sẽ tập trung làm rõ phương pháp công tác xã hộivới nhóm về mặt lý thuyết song song với vận dụng lý thuyết để thực hành với mộtnhóm TC tại địa bàn TP Thủ Đức; cụ thể là tại trường THCS Phước Bình Tất cảnhững kiến thức trong tiểu luận là những kiến thức và thông tin đã được chọn lọc kĩlưỡng để hoàn thành tiểu luận này với độ chính xác cao nhất có thể đạt được

4

Trang 5

Tuy nhiên, cũng giống như mọi sinh vật khác trên trái đất, con người vẫn có thể

bị tổn thương vì nhiều nguyên nhân và bằng nhiều cách thức khác nhau Có lẽ, do vậy

xã hội mới có những phương thức trợ giúp con người vượt qua những tổn thương đó.Chẳng hạn như khi ốm đau, bệnh tật, họ cần sự can thiệp từ các chuyên gia trong lĩnhvực y tế, cần có các phương tiện hỗ trợ họ tái tạo hoặc hình thành cơ chế kháng cácloại ốm đau, bệnh tật Vậy khi học gặp khó khăn trong quá trình tương tác với mọingười trong xã hội và bị suy giảm các chức năng xã hội của mình vì các lý do kháchquan như nghèo đói, bệnh tật đến chủ quan như có tính cách phản xã hội, tư duy lệchlạc thì ai sẽ là người có đủ khả năng và trách nhiệm giúp đỡ họ? Đó là các nhân viêncông tác xã hội, những chuyên viên được đào tạo chuyên sâu về ngành này

Vậy công tác xã hội là gì?

Hiệp hội công tác xã hội quốc tế và các trường đào tạo công tác xã hội quốc tế(2011) thống nhất một định nghĩa về công tác xã hội như sau: “Công tác xã hội lànghề nghiệp tham gia vào giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người

và thúc đẩy sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao quyền và giải phóng quyền lựcnhằm nâng cao chất lượng sống của con người Công tác xã hội sử dụng các họcthuyết về hành vi con người và lý luận về hệ thống xã hội vào can thiệp sự tương táccủa con người với với môi trường sống.”

Theo cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Định nghĩa

cổ điển: Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp Nó không phải làmột hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống thân chủ(cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình

5

Trang 6

Mục đích của CTXH là tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hôi, nhằm nâng caochất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm người yếu thế.Thúc đẩy các mối quan hệ xã hội, tăng cường các mối quan hệ tương tác giữa cá nhân,gia đình và xã hội, hướng tới tiến bộ và công bằng xã hội.

Trong Từ điển Công tác xã hội của Barker (1995), công tác xã hội nhóm đượcđịnh nghĩa là: “Một định hướng và phương pháp can thiệp công tác xã hội, trong đócác thành viên chia sẻ những mối quan tâm và những vấn đề chung, họp mặt thườngxuyên và tham gia vào các hoạt động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụthể Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục tiêu của công tác xã hội nhóm không chỉ làtrị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà còn là trao đổi thông tin, phát triển các kỹnăng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và làm chuyển biến các hành

vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiệu quả Các kỹ thuật can thiệp đều được đưavào quá trình công tác xã hội nhóm nhưng không hạn chế kiểm soát những trao đổi vềtrị liệu”

Theo cách diễn đạt đơn giản thì công tác xã hội nhóm là quá trình nhân viên xãhội sử dụng tiến trình sinh hoạt với nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác lẫn nhau,chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi trong thái độ, hành vi, tăngcường khả năng giải quyết vấn đề, thoả mãn nhu cầu của các thành viên trong nhóm.Điểm cần nhấn mạnh trong công tác xã hội với nhóm là giúp đỡ cá nhân có vấn đề.CTXHN chú trọng đến hành động và ảnh hưởng cũng như sự phản ứng và thích ứng.Tóm lại, dù định nghĩa trên phương diện nào thì CTXHN trước hết phải là phươngpháp can thiệp của công tác xã hội, về giúp đỡ các nhóm cũng như giúp đỡ cá nhân;tạo điều kiện cho cá nhân và nhóm thay đổi những vấn đề của cá nhân, nhóm, tổ chức

và của cộng đồng

6

Trang 7

Từ 1980 tại Anh bắt đầu áp dụng phương pháp nhóm để hỗ trợ cho thanh thiếuniên phạm pháp, nhóm đang trong thời gian quan chế sau khi ra tù trở về tcộng đồng

Có thể thấy, mặc dù phương pháp công tác xã hội nhóm mới xuất hiện một cáchchính thức trong nghề công tác xã hội ở những năm 50 của thế kỷ XX, phương phápnày đã có những bước phát triết mạnh mẽ trong nghề nghiệp Công tác xã hội nhóm đãchứng minh được những đóng góp quan trọng đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho conngười và đặc biệt là cho những thân chủ yếu thế, trên cơ sở nền tảng khoa học vữngchắc

Còn về sự hình thành của CTXH nhóm ở Việt Nam Tuy chưa có sự ghi nhậnchính thức là một phương pháp trong nghề nghiệp chuyên môn công tác xã hội ở ViệtNam, nhưng cần phải khẳng định CTXH nhóm ở Việt Nam đã có nền tảng hình thành

và đang ở giai đoạn phát triển ban đầu cả ở việc phát triển các mô hình can thiệp, trợgiúp và đào tạo chuyên sâu Hiện nay, công tác xã hội nhóm đã phần nào khẳng địnhtính hiệu quả trong quá trình hỗ trợ những thân chủ yếu thế giải quyết những khó khăn

về tâm lý xã hội Trong thời gian tới, khi công tác xã hội phát triển hơn ở Việt Nam,phương pháp công tác xã hội nhóm sẽ có cơ hội để phát triển mạnh mẽ hơn, chuyênnghiệp hơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của những người yếu thế nóiriêng và chất lượng cuộc sống của mọi người trong cộng đồng xã hội ở Việt Nam nóichung

Tóm lại, quá trình phát triển của phương pháp công tác xã - hội nhóm có cơ sởhình thành từ rất lâu được ghi lại tại nước Anh và Mỹ vào những năm của thế kỷ XIX.Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới thực sự được công nhận là một phương pháptrong nghề công tác xã hội từ những năm 1930 của thế kỷ XX Với khoảng thời giantrên 70 năm phát triển chính thức và theo hình thức chuyên nghiệp, công tác xã hội

7

Trang 8

nhóm đã được công nhận là một phương pháp giúp đỡ hiệu quả và mang lại nhiều lợiích cho cuộc sống con người, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương Hiện nay,công tác xã hội nhóm được sử dụng rộng rãi trong nghề công tác xã hội cả về đào tạo

và phương pháp thực hành Ở Việt Nam, công tác xã hội dù chỉ mới được công nhận làmột nghề, nhưng phương pháp này đã được đào tạo và đây được coi là một cơ sở khoahọc cho việc phát triển thành một phương pháp của nghề công tác xã hội chuyênnghiệp

1.3 Đặc trưng của CTXH nhóm

Giai đoạn sơ khai của các hoạt động nhóm trong công tác xã hội được hình thành

tự phát do nhóm người ngồi lại với nhau, và những người làm công tác xã hội với cánhân cũng có nhu cầu họp mặt để chia sẻ về chuyên môn Từ giữa những năm 1930sđến những năm 1950s, công tác xã hội nhóm mới dẫn được hình thành và phát triển.Sau hơn 50 năm hình thành và phát triển, phương pháp CTXHN trở thành một phươngpháp quan trọng của công tác xã hội (CTXH) và áp dụng rộng rãi trong quá trình hỗtrợ đối tượng

Những đặc điểm của CTXH với nhóm:

- Hoạt động nhóm là nơi thỏa mãn nhu cầu của cá nhân thành viên của nhóm: Nhucầu được giao tiếp, tôn trọng, được khẳng định, phát huy năng lực Giao tiếp đưa đếnmối quan hệ - tương tác - chấp nhận nhau, và dẫn đến những nhu cầu khác

- CTXHN tăng cường khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân thông qua việcđược tạo môi trường mà trong đó các thành viên có thể học tập, bắt chước các kinhnghiệm người khác Trong nhóm có nhiều người, sẽ có nhiều giải pháp, sáng kiến

- Đối tượng tác động là mối quan hệ tương tác trong nhóm, hay nói một cáchkhác, công cụ của CTXHN là mối quan hệ tương tác của các thành viên trong nhóm

- Ảnh hưởng của các hoạt động nhóm giúp thay đổi hành vi, thái độ của cá nhân

- Nhóm là một môi trường cá nhân có thể bộc lộ bản thân như cá tính, tính tình,tâm sự

1.4 Các mục tiêu của CTXH nhóm

- Đánh giá (thẩm định) cá nhân : về nhu cầu/khả năng/hành vi qua việc tự đánh giácủa nhóm viên, đánh giá của tác viên (NVXH), đánh giá của bạn bè trong nhóm (nhómtrẻ em/người lớn phạm pháp, nhóm cha mẹ nuôi, trẻ em đường phố)

- Duy trì và hỗ trợ cá nhân : hỗ trợ cá nhân đương đầu với những khó khăn của cá

8

Trang 9

nhân hay khó khăn trước hoàn cảnh xã hội (nhóm người khuyết tật, nhóm phụ huynhkhuyết tật)

- Thay đổi cá nhân : nhiều loại từ hành vi cho đến phát triển nhân cách : kiểm soát

xã hội (nhóm vi phạm luật pháp nhằm tránh tái phạm trong tương lai; xã hội hoá( nhóm trị trong cơ sở tập trung học tập kỹ năng xã hội để sống tại cộng đồng), hành vitương tác (nhóm huấn luyện để tự khẳng định); giá trị và thái độ cá nhân (nhóm sửdụng ma túy nhằm tác động đế giá trị và thái độ của họ; hoàn cảnh kinh tế (nhómngười thất nghiệp với mục đích tìm việc làm), cảm xúc và khái niệm về bản thân; pháttriển nhân cách

- Cung cấp thông tin, giáo dục (nhóm giáo dục sức khỏe, nhóm kỹ năng làm cha

mẹ, nhóm tình nguyện viên)

- Giải trí (vui chơi để đền bù sự mất mát trong cuộc sống)

- Thay đổi nhóm và/ hoặc hỗ trợ : nhóm gia đình -cải thiện vấn đề truyền thông,nhóm trẻ phạm pháp-hướng hành vi tiêu cực sang những họat động tích cực

1.5 Vai trò của công tác xã hội nhóm trong giúp đỡ đối tượng yếu thế và có nguy

cơ tại cộng đồng

Là một phương pháp của công tác xã hội, công tác xã hội nhóm có vai trò quantrọng trong hỗ trợ và giúp đỡ các nhóm đối tượng yếu thế và có nguy cơ tại cộng đồng.Những vai trò này thể hiện ởnhiều lĩnh vực từ phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, phục hồi

và phát triển

Ở mức độ phòng ngừa, công tác xã hội nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc tổchức các hoạt động sinh hoạt nhóm để nâng cao hiểu biết, kiến thức phòng ngừa cácvấn đề có thể xảy ra cho các đối tượng yếu thế và có nguy cơ và gia đình họ tại cộngđồng

Ở cấp độ can thiệp, trị liệu, công tác xã hội nhóm sẽ giúp tham vấn, trị liệu tâm lý,tình cảm, sự gắn kết giữa các thành viên trong các nhóm yếu thế đang có vấn đề để họ

có thể vượt qua những khó khăn hiện thời

Ở cấp độ phục hồi, công tác xã hội nhóm đóng vai trò quan trọng trong việc tạomôi trường nhóm giúp các thành viên hòa nhập với nhóm và cộng đồng

9

Trang 10

2 Tổng quan về cơ sở

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Trường THCS Phước Bình hiện tọa lạc tại số 2, đường 22, phường Phước Bình,thành phố Thủ Đức, thành phố HCM Trường được thành lập từ năm 1972 do phunhân của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là Nguyễn Thị Kim Anh xây dựng dành chocon, em thương binh của lính Sài gòn cũ học, được mang tên Trường Trung Học TâySơn (từ lớp 6 đến 12) Trải qua nhiều lần đổi tên, đến năm 1990 trường được đổi thànhTHCS Phước Bình cho đến nay

Hiện nay, trường có diện tích khoảng hơn 11.000 m2, được xây dựng mới gần

45 phòng học, 15 phòng học bộ môn, 11 phòng chức năng, hội trường, nhà ăn, nhà thiđấu đa năng và sân bóng đá mini

Trong năm học 2023-2024, trường có hơn 2000 học sinh với 52 lớp và sĩ sốmỗi lớp trên 45 em/lớp Tổng số CB-GV-CNV của nhà trường là 107 người Trong đó,BGH gồm Hiệu trưởng nhà trường thầy Đồng Công Hiển, Hiệu phó nhà trường cô LêThị Thu Phương và thầy Trần Văn Lộc; với 77 giáo viên và 27 công nhân viên

2.2 Lí do cần ứng dụng CTXH nhóm

2.2.1 Lí do chọn phương pháp CTXH nhóm

Khác với đối tượng trong phương pháp CTXH với cá nhân, đối tượng củaphương pháp CTXH với nhóm này là toàn nhóm CTXH nhóm tác động đến toàn bộcác thành viên trong nhóm mà ở đây là nhóm học sinh; cụ thể là nhóm học sinh đanggặp phải áp lực học tập

Bên cạnh đó, công cụ tác động của nhóm chính là mối quan hệ, tương tác giữacác thành viên trong nhóm Thông qua sinh hoạt nhóm, mỗi cá nhân trong nhóm sẽhòa nhập, phát huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu vớivấn đề của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải thiệnhoàn cảnh một cách tích cực Phương pháp này cũng tạo cho các em học sinh cảm giácđược thuộc về; tạo cơ hội để cá nhân trải nghiệm thực tế thông qua môi trường nhóm;tạo ra sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm Từ đó giúp các emgắn kết và hòa hợp hơn, để hướng tới mục tiêu chung đặt ra ngay từ ban đầu khi thànhlập nhóm

10

Trang 11

Mặt khác, vai trò của nhân viên CTXH trong tiến trình trợ giúp nhóm thân chủcũng khác so với cách tiếp cận trực tiếp ở phương pháp CTXH cá nhân Trong phươngpháp này, nhân viên CTXH chủ yếu đóng vai trò tổ chức, điều phối, hướng dẫn, địnhhướng sinh hoạt của nhóm Có thể nói ảnh hưởng của nhân viên CTXH trong hoạtđộng nhóm mang tính gián tiếp thông qua việc thiết lập nên môi trường lành mạnh đểthúc đẩy các thành viên tương tác hướng tới sự thay đổi và hỗ trợ trưởng nhóm điềuhành nhóm

Vì vậy, nhóm sinh viên đã quyết định sử dụng phương pháp CTXH nhóm đểtiến hành thực hiện tại địa bàn là trường THCS Phước Bình

Một khảo sát cho thấy có đến gần 80% học sinh chỉ ngủ dưới 8 tiếng một ngày.Trong khi đó, đối với trẻ vị thành niên, giấc ngủ vô cùng quan trọng để phát triển toàndiện về mặt thể chất Nhiều học sinh chỉ mới lớp 6 đã phải thức đến 11-12h đêm đểhọc bài và sáng dậy từ lúc 4-5h sáng để ôn lại bài Đồng thời có 44% học sinh nói rằng

đã rất lâu không được ngủ trưa Điều này khiến cho học sinh trở nên mệt mỏi, uể oải,thiếu tập trung và thậm chí là ngủ gật trên lớp Theo một nghiên cứu khác của nhómcác tác giả BV TP.Thủ Đức, BV Đại học Y Dược TP.HCM và Trường ĐH Hoa Senthực hiện trên địa bàn TP Thủ Đức cho thấy có 35,9% học sinh chịu áp lực học tậpmức độ nhẹ, 30,6% chịu áp lực học tập mức độ trung bình và 33,5% chịu áp lực họctập mức độ nặng So với học sinh chịu áp lực học tập mức độ nhẹ thì những học sinhchịu áp lực học tập mức độ vừa có tỷ lệ lo âu cao gấp 2 lần và những em chịu áp lựchọc tập mức độ nặng có tỷ lệ lo âu gấp 3,79% (Duy Tín, TP.HCM: Áp lực học tậpkhiến học sinh rối loạn lo âu)

11

Trang 12

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng áp lực này có thể xuất phát từ nhiều phía Áplực đó có thể đến từ cha mẹ, thầy cô, từ các bạn đồng trang lứa và từ chính các em Nócũng là hệ quả của việc giáo dục trọng điểm số; thực chất, điểm số chính là sự phảnánh về quá trình nỗ lực học tập và thu nạp kiến thức của các em học sinh Tuy nhiên,

sử dụng điểm số để đánh giá về năng lực của một con người liệu đã hoàn toàn chínhxác? Đối với nền giáo dục hiện nay của nước ta, điểm số được xem là kết quả củanăng lực học tập, nó chiếm đến hơn 90% đánh giá của người khác đối với khả nănghọc tập của mỗi đứa trẻ

Do đó, việc có những giải pháp để giúp các em học sinh giải tỏa áp lực học tập

và nâng cao sức khỏe cũng như hiệu quả giáo dục là một điều hoàn toàm cần thiết Và

ở một trường THCS với số lượng học sinh hơn 2000 học sinh như trường THCSPhước Bình, có thể nói rằng không ít các em học sinh đang phải chật vật với những áplực vô hình đến từ việc học tập Vì vậy, nhiệm vụ của CTXH trong lĩnh vực học đườngrất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, nhân viên CTXH có thể đưa

ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm,

cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng, học hỏi các kĩ năng hữu ích mới,tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản thân, và có một thái độlạc quan hơn trong cuộc sống cũng như đạt được hiệu quả học tập như mong muốn.Thông qua các giải pháp can thiệp CTXH, các em học sinh sẽ có những thay đổi tíchcực theo thời gian, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà trường, việc giảm áplực trong học tập để nâng cao khả năng học tập cho các em học sinh sẽ đạt được hiệuquả đáng mong đợi, giúp các em bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình

12

Trang 13

- Hướng dẫn và trao đổi về cách học tập hiệu quả mà không đem lại áp lực cho cácthành viên.

- Tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí để giải tỏa căng thẳng học tập cho cácthành viên

Thời

Thời gian

- Mục tiêu buổi sinh hoạt:

Thiết lập mối quan hệ giữa

các thành viên trong nhóm

trở nên gắn kết hơn và thiết

lập mối quan hệ với nhóm

sinh viên thực hành

Bầu nhóm trưởng

Tổ chức trò chơihoạt náo

Tổ chức thảoluận nhómLắng nghe, thuthập và phân tíchthông tin

Tổ chức biểuquyết nhóm

Sử dụng tranh,ảnh

Sử dụng ngônngữ viết

- Phòng họclớp 9/2

- Micro, loa

- Bánh, kẹo

- Bản photo

mô hìnhJohary

- Bút, viết

19

Trang 14

Tổ chức thảoluận nhómLắng nghe, thuthập và phân tíchthông tin

Sử dụng tranh,ảnh

- Phòng họclớp 9/2

giúp học tập đạt được hiệu

quả cao hơn

Tổ chức trò chơihoạt náo

Tổ chức thảoluận nhómLắng nghe, thuthập và phân tíchthông tin

Sử dụng ngônngữ viết

- Phòng họclớp 9/2

- Mục tiêu buổi sinh hoạt:

Cho thấy tầm quan trọng của

việc gia tiếp và chia sẻ; nhất

là khi gặp căng thẳng, áp lực

Cung cấp những phương

pháp giúp các thành viên

chia sẻ và trao đổi dễ dàng

hơn với gia đình về vấn đề

x Điều phối

Tổ chức trò chơihoạt náo

Tổ chức thảoluận nhómLắng nghe, thuthập và phân tíchthông tin

Tổ chức biểuquyết nhóm

- Phòng họclớp 9/2

Trang 15

bản thân đang gặp phải Sử dụng ngôn

ngữ viết

Kế hoạch sinh hoạt chi tiết

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 1

- Thời gian: Từ 8 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 14 tháng 01 năm 2024

- Địa điểm: Lớp 9/2, trường THCS Phước Bình

- Chủ đề: Áp lực học tập là gì và các phương pháp vượt qua áp lực, stress

- Mục tiêu buổi sinh hoạt:

Cung cấp những kĩ năng để thiết lập kế hoạch học tập phù hợp và hiệu quả chocác thành viên

Chia sẻ những phương pháp giúp học tập đạt được hiệu quả cao hơn

- Số lượng: 5 thành viên trong nhóm TC

- Nhóm sinh viên thực hành: 4 t h à n h v i ê n t r o n g n h ó m s i n h v i ê n

TT Thời

gian Nội dung

Mục tiêu của nội dung

Phương pháp Người chịu

Điều phối Ngọc Quỳnh Micro, loa

Danh sáchcác thànhviên

sở và nhớđược tên củanhóm sinh

1.Tổ chứchoạt độngtrò chơi:

Gọi tên

a Phổ biếnluật chơi

b Điềuhành trò

Khánh Linh Micro, loa

Bánh, kẹo

21

Trang 16

viên thựchành

chơi

2 Tổ chứchoạt độngtrò chơi:

Liệt kê

a Phổ biếnluật chơi

b Điềuhành tròchơi

c Trao quàcho nhữngbạn thamgia

thống nhất

dung, nộiquy khi sinhhoạt nhóm

Thảo luậnnhóm giữacác thànhviên trongnhóm vànhóm sinhviên thựchànhThu thập vàtổng hợp ýkiến của cácthành viênvà

Tuyết Nhi

Thủy Tiên

Micro, loaGiấy A4Bút, viết

Nghỉ giải lao tại chỗ 10 phút

Điều phốiquá trìnhbầu chọn

Khánh Linh Micro, loa

22

Trang 17

nhóm giúp

hỗ trợ quản

lý nhóm

thông quabiểu quyếttrực tiếpbằng cáchgiơ tay

Sử dụng môhình cửa sổJohary, đếnmỗi ô thìlần lượt cácthành viêncùng nhauchia sẻ về

cá nhân vàchia sẻ vềbạn ngồicạnh mình

Thủy Tiên Micro, loa

6 bảnphoto môhình cửa

sổ JoharyBút, viết

Biên bản sinh hoạt nhóm:

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM BUỔI 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thời gian: Lúc 8:00 sáng , ngày 14 tháng 01 năm 2024

Địa điểm: Tại phòng học lớp 9/2, trường THCS Phước Bình, thành phố Thủ

Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm viên có mặt:

1 Nguyễn Nhị Đan Anh

2 Cao Xuân Cường

23

Trang 18

3 Nguyễn Ngọc Diễm

4 Đặng Gia Nghi

5 Trương Cát Nguyên Phương

Nhóm viên vắng mặt: Không có

Mục tiêu buổi sinh hoạt:

1 Gặp gỡ các thành viên và nhận được sự tương tác với tất cả các thành viên

2 Nhóm sinh viên thực hành làm quen và tạo được sự thân thiện, gần gũi với tất

cả các thành viên trong nhóm thân chủ

3 Giúp các thành viên trong nhóm thân chủ làm quen với nhau và tạo được sựgắn kết, biết về nhau trong buổi đầu gặp mặt

4 Thực hiện được chuyên đề hoạt náo để góp phần gắn kết nhóm thân chủ

5 Thực hiện được chuyên đề thiết lập mối quan hệ bằng mô hình cửa sổ Johary

Nội dung buổi sinh hoạt:

1 Làm quen với các thành viên trong nhóm thông qua hoạt động trò chơi

2 Thảo luận và xây dựng các nội quy của nhóm

Nhận xét của nhóm sinh viên về buổi sinh hoạt:

Nhóm sinh viên đã giao tiếp và tiếp xúc được với một số các thành viên trong

24

Trang 19

Hài lòng Bình thường Không hài lòng

1 Nguyễn Nhị Đan Anh

2 Cao Xuân Cường

3 Nguyễn Ngọc Diễm

4 Đặng Gia Nghi

5 Trương Cát Nguyên Phương

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến!

Các bạn cảm thấy mức độ căng thẳng khi tiếp xúc với các thành viên khác như thế nào?

1 Nguyễn Nhị Đan Anh

2 Cao Xuân Cường

3 Nguyễn Ngọc Diễm

4 Đặng Gia Nghi

5 Trương Cát Nguyên Phương

Xin chân thành cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến!

25

Trang 20

Buổi sinh hoạt kết thúc, lúc 10 giờ 30 phút cùngngày.

Người ghi biên bản Linh

Hồ Nguyễn Khánh Linh

KẾ HOẠCH SINH HOẠT CHI TIẾT BUỔI 2

- Thời gian: Từ 8 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 20 tháng 01 năm 2024

- Địa điểm: Lớp 9/2, trường THCS Phước Bình

- Chủ đề: Áp lực học tập là gì và các phương pháp vượt qua áp lực, stress

- Mục tiêu buổi sinh hoạt:

Hỗ trợ các thành viên nhận diện được nguyên nhân dẫn đến áp lực học tậpCung cấp những phương pháp giúp vượt qua áp lực, căng thẳng do học tập

- Số lượng: 5 thành viên trong nhóm TC

Điều phối Ngọc Quỳnh Micro, loa

Danh sách các thành viên

2 8:15 –

8:45

Hoạt náo Các thành

viên trong nhóm được giải trí và có

1.Tổ chức hoạt động trò chơi:

Nhìn hình

Khánh Linh Micro, loa

Tranh, ảnhBánh, kẹo

26

Trang 21

sự tập trung nhất định

đoán chữ

a Phổ biến luật chơi

b Điều hành trò chơi

c Trao quà cho những bạn tham gia

2 Tổ chức hoạt động trò chơi:

Lắng nghe giai điệu

a Phổ biến luật chơi

b Điều hành trò chơi

c Trao quà cho những bạn tham gia

về áp lực họctập và sự nguy hiểm của áp lực đối với sức

Trình bày chuyên đềThu thập và tổng hợp câu hỏi từ các thành viên thông qua các hìnhthức trực tiếp như giơ

Thủy Tiên

Tuyết Nhi

Micro, loaGiấy A4Bút, viếtMáy chiếu

27

Trang 22

với áp

lực,

stress

khỏeCác thành viên được cung cấp những biện pháp để giải tỏa, vượt qua

áp lực

tay phát biểu hoặc gián tiếp như ghi vào giấy Giải đáp các câu hỏi của các thành viên

mà bản thân đang phải đốimặt để từ đó

đề ra giải pháp cụ thể cho từng trường hợp

Điều phối quá trình thảo luận, chia sẻ của các thành viênLắng nghe

và ghi chép nội dung cácthành viên chia sẻ

Khánh Linh

Thủy Tiên

Micro, loa

Biên bản sinh hoạt nhóm:

BIÊN BẢN SINH HOẠT NHÓM BUỔI 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thời gian: Lúc 8:00 sáng , ngày 20 tháng 01 năm 2024

Địa điểm: Tại phòng học lớp 9/2, trường THCS Phước Bình, thành phố Thủ

Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Nhóm viên có mặt:

28

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w