Công tác xã hội nhóm trong nhà trường: Giải pháp giảm áp lực học tập cho học sinh

MỤC LỤC

Lí do ứng dụng CTXH nhóm tại địa bàn

Không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em học sinh mà còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến những chuyển biến tiêu cực về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần. So với học sinh chịu áp lực học tập mức độ nhẹ thì những học sinh chịu áp lực học tập mức độ vừa có tỷ lệ lo âu cao gấp 2 lần và những em chịu áp lực học tập mức độ nặng có tỷ lệ lo âu gấp 3,79%. Nó cũng là hệ quả của việc giáo dục trọng điểm số; thực chất, điểm số chính là sự phản ánh về quá trình nỗ lực học tập và thu nạp kiến thức của các em học sinh.

Đối với nền giáo dục hiện nay của nước ta, điểm số được xem là kết quả của năng lực học tập, nó chiếm đến hơn 90% đánh giá của người khác đối với khả năng học tập của mỗi đứa trẻ. Do đó, việc có những giải pháp để giúp các em học sinh giải tỏa áp lực học tập và nâng cao sức khỏe cũng như hiệu quả giáo dục là một điều hoàn toàm cần thiết. Và ở một trường THCS với số lượng học sinh hơn 2000 học sinh như trường THCS Phước Bình, có thể nói rằng không ít các em học sinh đang phải chật vật với những áp lực vô hình đến từ việc học tập.

Vì vậy, nhiệm vụ của CTXH trong lĩnh vực học đường rất quan trọng, bằng các kiến thức và kỹ năng của mình, nhân viên CTXH có thể đưa ra các biện pháp hỗ trợ về mặt tâm lý, xây dựng các chương trình can thiệp theo nhóm, cá nhân để giúp các em có cơ hội giải tỏa căng thẳng, học hỏi các kĩ năng hữu ích mới, tăng khả năng giao tiếp, nhìn nhận một các khách quan về bản thân, và có một thái độ lạc quan hơn trong cuộc sống cũng như đạt được hiệu quả học tập như mong muốn. Thông qua các giải pháp can thiệp CTXH, các em học sinh sẽ có những thay đổi tích cực theo thời gian, kết hợp với các biện pháp hỗ trợ từ phía nhà trường, việc giảm áp lực trong học tập để nâng cao khả năng học tập cho các em học sinh sẽ đạt được hiệu quả đáng mong đợi, giúp các em bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Các mô hình tiếp cận CTXH nhóm 1. Các khái niệm

- Tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí để giải tỏa căng thẳng học tập cho các thành viên. Thiết lập mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm trở nên gắn kết hơn và thiết lập mối quan hệ với nhóm sinh viên thực hành. Cung cấp những phương pháp giúp các thành viên chia sẻ và trao đổi dễ dàng hơn với gia đình về vấn đề.

Chia sẻ những phương pháp giúp học tập đạt được hiệu quả cao hơn - Số lượng: 5 thành viên trong nhóm TC. Nhóm sinh viên thực hành làm quen và tạo được sự thân thiện, gần gũi với tất cả các thành viên trong nhóm thân chủ. Nhìn chung, các thành viên có sự hào hứng và hợp tác với nhóm sinh viên trong quá trình diễn ra buổi sinh hoạt.

Hỗ trợ các thành viên nhận diện được nguyên nhân dẫn đến áp lực học tập Cung cấp những phương pháp giúp vượt qua áp lực, căng thẳng do học tập - Số lượng: 5 thành viên trong nhóm TC. Các thành viên chia sẻ những khó khăn, áp lực mà bản thân đang phải đối mặt để từ đó đề ra giải pháp cụ thể cho từng trường hợp. Thực hiện được chuyên đề hoạt náo để góp phần gắn kết nhóm thân chủ và tạo sự tập trung vào chuyên đề.

Nhìn chung, các thành viên có sự hào hứng và hợp tác với nhóm sinh viên trong quá trình diễn ra buổi sinh hoạt. Chia sẻ những phương pháp giúp học tập đạt được hiệu quả cao hơn Cung cấp những kĩ năng để thiết lập kế hoạch học tập phù hợp và hiệu quả cho các thành viên. Chia sẻ những phương pháp giúp học tập đạt được hiệu quả cao hơn - Số lượng: 5 thành viên trong nhóm TC.

Cung cấp những phương pháp học tập khoa học giúp nâng cao hiệu quả học tập cho các thành viên. Trình bày những phương pháp học tập hiệu quả do nhóm sinh viên tìm hiểu và thu thập Điều phối quá trình các thành viên chia sẻ những phương pháp học tập cá nhân. Các thành viên biết cách lập kế hoạch học tập phù hợp với nhu cầu và có phương pháp học tập hiệu quả.

Trình bày chuyên đề cách lập kế hoạch học tập khoa học và thu thập cũng như giải đáp các câu hỏi. Nhìn chung, các thành viên có sự hào hứng và hợp tác với nhóm sinh viên trong quá trình diễn ra buổi sinh hoạt.