1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các giá trị của văn hóa chính trị việt nam truyền thống

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các giá trị của văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống
Tác giả Phạm Thị Ngọc Anh, Trịnh Quỳnh Dao, Kiều Minh Châu, Nguyễn Võ Thùy Dương, Tạ Thị Thùy Trang, Nguyễn Trung Kiên, Phan Thái Ngân, Võ Kim Ngọc, Huỳnh Thanh Tân, Nguyễn Hoàng Thảo Vy, Võ Thị Kim Xuân
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thanh Huyền
Trường học Học Viện Cán Bộ Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý Luận Cơ Sở
Thể loại Nội dung thuyết trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2ST1 Phạm Thị Ngọc Anh 202010018 Thân dân, đề cao dân và các giá trị dân sinh2 Trịnh Quỳnh Dao 202010001Những hạn chế của nền văn hóa chính trị Việt Namtruyền t

Trang 1

HỌC VIỆN CÁN BỘ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CƠ SỞ

***

NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH

Đề tài : PHÂN TÍCH CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

TRUYỀN THỐNG

Nhóm 2

Lớp: K05 - CTH Giảng viên: Th.s Nguyễn Thị Thanh Huyền

TP HCM, tháng 12/2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 2 ST

1 Phạm Thị Ngọc Anh 20201001

8 Thân dân, đề cao dân và các giá trị dân sinh

2 Trịnh Quỳnh Dao 20201000

1

Những hạn chế của nền văn hóa chính trị Việt Nam

truyền thống

3 Kiều Minh Châu 20201002

4

Tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền

quốc gia

4 Nguyễn Võ Thùy

Dương

20201001 5

Cơ sở hình thành văn hóa chính trị Việt Nam

truyền thống

5 Tạ Thị Thùy Trang 20201271

2

Nền văn hóa chính trị đề cao và tôn trọng hiền tài

trong việc trị nước

6 Nguyễn Trung Kiên 20201269

5

Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị, hình thành

tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền

7 Phan Thái Ngân 20201000

7

Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị, hình thành

tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền;

Powerpoint

8 Võ Kim Ngọc 20201270

7

Kế thừa và phát huy văn hóa chính trị Việt Nam

truyền thống

9 Huỳnh Thanh Tân 20201001

0

Kế thừa và phát huy văn hóa chính trị Việt Nam

truyền thống

10 Nguyễn Hoàng Thảo

Vy

20201270

9 Thân dân, đề cao dân và các giá trị dân sinh

11 Võ Thị Kim Xuân 20201269

4 Nền văn hóa chính trị truyền thống giàu tinh thần khoan dung; Tổng hợp nội dung của nhóm

Trang 3

PHÂN TÍCH CÁC GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

TRUYỀN THỐNG

1 Cơ sở hình thành văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

2 Một số giá trị văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

2.1.Tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

2.2.Thân dân, đề cao dân và các giá trị dân sinh

2.3.Nền văn hóa chính trị truyền thống giàu tinh thần khoan dung

2.4.Nền văn hóa chính trị đề cao và tôn trọng hiền tài trong việc trị nước 2.5.Vừa đề cao đức trị vừa đề cao pháp trị; hình thành tư tưởng về một nền chính trị pháp quyền

3 Những hạn chế của nền văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

4 Kế thừa và phát huy văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

Trang 4

Bài làm

1 Cơ sở hình thành văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

Việt Nam là một nước văn hiến Văn hóa chính trị Việt Nam là toàn bộ những thái độ, lòng tin, chủ nghĩa yêu nước, tình cảm của con người Việt Nam với tư tưởng cốt lõi là

“Không có gì quý hơn độc lập tự do” Nó là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu tranh ngoan cường dựng nước và giữ nước của dân tộc, là kết quả của giao lưu và tiếp thu của nhiều nền văn minh thế giới

Văn hóa chính trị Việt Nam hình thành từ khi nhà nước sơ khai đầu tiên – nhà nước Văn Lang, dưới thời đại các vua Hùng ra đời Tư tưởng giữ vững, bảo vệ nền độc lập dân tộc gắn liền với giữ nước, là vấn đề chính trị lớn nhất, thường xuyên đặt ra trước tất cả các nhà nước Việt Nam trong lịch sử

Văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống được hình thành trên những điều kiện nhất định về tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội

Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở phía đông của bán đảo Đông Dương, “cửa ngõ” của khu vực Đông Nam Á, vì vậy sớm trở thành nút giao lưu, hội tụ của nhiều nền văn minh thế giới, góp phần hình thành và làm phong phú văn hóa chính trị của nước ta Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nắng lắm mưa nhiều, đã hình thành ở nước ta những con sông lớn, phù sa màu mỡ Ở ven con sông này, người Việt cổ đã sớm định cư và phát triển nền văn minh nông nghiệp lúa nước, được đặc trưng bởi ý thức và lối sống đề cao cộng đồng Để thích ứng với cuộc sống đó, một loại công xã nông thôn (làng) xuất hiện

và tồn tại với nét văn hóa đặc sắc và đó cũng là những nét đặc sắc góp phần vào việc hình thành vwan hóa chính trị đặc sắc Việt Nam sau này

Điều kiện kinh tế: Người Việt Nam đã phát triển nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước, trong đó, đắp đê trị thủy là một trong những vấn đề hàng đầu mà quy mô

to lớn của công việc này luôn đòi hỏi phải có sự trợ giúp dưới hình thức nhà nước và lao

Trang 5

động tập thể Chính điều kiện kinh tế này đã ảnh hưởng đến sự hình thành các truyền thống dân tộc như đoàn kết, tương trợ nhau và nguyên tắc cá nhân tồn tại phụ thuộc vào cộng đồng,

Điều kiện chính trị: Nhà nước của người Việt cổ ra đời sớm, vào khoảng thế kỷ thứ VII– VI TCN Nhà nước sơ khai đầu tiên – Nhà nước Văn Lang dưới thời đại vua Hùng

đã ra đời, chủ yếu do nhu cầu tập hợp lực lượng, chỉ huy dân tộc xây dựng và quản lý các công trình đê điều, thủy lợi và yêu cầu tự vệ chống ngoại xâm Chính điều này đã quy định việc sử dụng quyền lực nhà nước ở thời kỳ dựng nước chưa phải để thống trị giai cấp, mà chủ yếu là để cố kết dân tộc, tập hợp lực lượng, chỉ huy dân tộc đánh giặc ngoại xâm và chống thiên tai xây dựng và bảo vệ đất nước Đây là những nét độc đáo mang đậm tính nhân văn sâu sắc của lịch sử chính trị Việt Nam

Lịch sử đấu tranh chống xâm lược của Việt Nam là liên tục và lâu dài với nhiều kẻ thù lớn mạnh hơn ta gấp nhiều lần Đặc điểm đó hình thành nên một nền văn hóa chính trị nổi bật lên những giá trị đặc sắc như tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc …

Điều kiện văn hóa – xã hội

Sự thống nhất trong đa dạng của nền văn hóa dân tộc là đặc điểm nổi bật Thời cổ đại, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay hình thành ba trung tâm văn hóa với sự ra đời của ba nhà nước sơ khai: văn hóa Đông Sơn với nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh với vương quốc Champa cổ ở miền Trung, văn hóa Óc Eo với vương quốc Phù Nam ở khu vực Nam Bộ Trài qua nhiều biến thiên lịch sử, ba dòng văn hóa và lịch sử đó hòa nhập vào dòng chảy chung, lấy dòng chảy văn hóa Đồng Sơn làm dòng chủ lưu

Do điều kiện địa hình phức tạp, sự phân hóa tộc người ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung diễn ra rất mạnh và rất nhanh, tạo nên tính đa tộc người Mỗi dân tộc

có văn hóa riêng, tạo nên những vùng địa – tộc người phong phú, đa dạng Đây là cơ sở căn bản cho một nền văn hóa chính trị đa tâm lý, đa tính cách, nhiều ước mơ, khát vọng, nhiều xu hướng tư tưởng Tuy nhiên nhờ tuyệt đại bộ phận có cùng nguồn gốc và trong

Trang 6

đó có một tộc người có dân số vượt trội là người Việt nên văn hóa và hệ giá trị dân tộc có tính thống nhất cao

2 Một số giá trị văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống

2.1 Tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia

Văn hóa chính trị Việt Nam được hình thành từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển ý thức dân tộc, ý thức quốc gia và với việc hình thành nền văn hóa Việt Nam Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân và dân tộc Việt Nam Giáo sư Trần Văn Giàu đã khẳng định: “Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Ở đây, bản chất Việt Nam được biểu lộ rõ ràng đầy đủ, tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác Yêu nước thành một triết lý nhân sinh của người Việt Nam, và, nếu dùng từ đạo với nguyên nghĩa của nó

là “đường”, là hướng đi, thì chủ nghĩa yêu nước đích thật là đạo Việt Nam”

Văn hóa chính trị Việt Nam có từ rất sớm và trước hết là văn hóa yêu nước, là văn hóa

vì Tổ quốc Yêu nước là giá trị cơ bản, là cơ sở để tích hợp, tiếp biến tất cả những giá trị

từ bên ngoài vào Nó được thể hiện thành ý thức bảo tồn, củng cố bản sắc dân tộc, chống lại sự đồng hóa của những nước đến xâm lăng Là một quốc gia đất không rộng, người không đông, có vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đã phải chịu sức ép và ý đồ thôn tính của các thế lực ngoại bang

Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa yêu nước đã tạo nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, kiên trì chiến đấu, lấy yếu tháng mạnh, lấy ít địch nhiều, lấy nhân nghĩa để thắng bạo tàn “Tư tưởng yêu nước Việt Nam là hiểu sinh mà không hiếu sát, luôn luôn làm chiến tranh một cách kiên quyết mà cũng luôn luôn nhằm mục đích xây dựng hoà bình lâu dài để cho dân chúng an cư lạc nghiệp” Bởi vậy, trong cả ngàn năm bị đô hộ, nước ta luôn xuất hiện những cuộc khởi nghĩa thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta Cũng từ đó, quá trình hình thành và phát triển văn hóa chính trị Việt Nam đã tỏ rõ khí phách giành và giữ độc lập dân tộc, xây dựng một quốc gia phong kiến tự cường Ý thức về quốc gia -dân tộc trở thành một nguyên tắc sống của mọi người con đất Việt Chính quyền phong

Trang 7

kiến đã có thể đứng vững, lòng dân cũng hướng về nhà nước như hướng về nền tảng chính trị của một quốc gia Dân với nước, nước với dân đã gắn kết với nhau trong tình cảm dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước Tư tưởng yêu nước Việt Nam không tách rời nước với dân mà dân là dân nước, nước là nước dân, thời loạn lạc thì giành độc lập, bảo

vệ sức dân, thời bình thì kế giữ nước hay nhất là nuôi dưỡng sức dân, làm cho thôn cùng xóm vắng không còn tiếng oán hờn

Như vậy, chủ nghĩa yêu nước là dòng chủ lưu xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam,

là chuẩn mực cao nhất đứng đầu trong hệ giá trị văn hóa Việt Nam

2.2 Thân dân, đề cao dân và các giá trị dân sinh

Thân dân xuất phát từ vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước Tư tưởng thân dân, khoan dân, yêu dân, dựa vào dân được xem là điều kiện sống còn của Nhà nước Thực tiễn chứng minh, những cuộc chiến tranh giành độc lập hay bảo vệ đất nước chỉ khi nào huy động được sức mạnh của cả dân tộc mới làm nên chiến thắng

Quần chúng nhân dân là lực lượng đông đảo trong xã hội, là lực lượng lao động sản xuất, tạo ra mọi của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Trong các công cuộc giữ nước, chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, nhờ vào sức mạnh đông đảo và tinh thần yêu nước, ý chí quyết tân giữ nước, quần chúng nhân dân đã tạo nên sức mạnh to lớn, đánh bại được mọi kẻ thù Ví dụ như trong cuộc cách mạng tư sản Anh, quần chúng nhân dan

có vai trò quan trọng trong sự phát triển cách mạng, là lực lượng chủ yếu đấu tranh đưa cách mạng lên đỉnh cao như phá ngục Baxti, tranh giành quyền lợi ruộng đất, lật đỗ nền cộng hòa phái Gi-rông-đanh dẫn đến cách mạng chấm dứt

Trong mỗi triều đại phong kiến Việt Nam đều có quan điểm về dân và mối quan hệ với dân đúng đắn, tích cực được nhân dân ủng hộ tập trung được sức mạnh của dân, đánh thắng được giặc ngoại xâm, bảo vệ được đất nước Ví dụ như thời nhà Lê, tư tưởng khoan dân, lo cho nhân, dựa vào dân được phát triển cao, thân dân là mục đích tối cao trong việc dựng nước và giữ nước Trong khi các triều đại lấy dân làm gốc thì dưới thời nhà Hồ,

Trang 8

những cải cách của Hồ Quý Ly mặc dù có những tiến bộ, nhưng không đoàn kết được toàn dân, lòng dân ly tán nên nhanh chóng bị thất bại khi kháng chiến chống quân Minh xâm lược Và một trong những nguyên nhân để đưa đến thắng lơi cuộc kháng chiến chống quân Minh là do Nguyễn Trãi đoàn kết được tướng sĩ, tập hợp lực lượng quần chúng ở khắp nơi

Từ những nhận thức, những tư tưởng thân dân được thể hiện rõ qua những hành động chăm lo nhân dân, lắng nghe các ý kiến của nhân dân, bồi dưỡng sức dân Ý chí và nguyện vọng của nhân dân trở thành xuát phát điểm trong đường lối chính trị Thấy được trong văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống, tư tưởng thân dân, khoan dân, yêu dân dựa vào dan là một trong những giá trị đặc sắc, độc đáo có từ lâu đời đã được thể hiện rõ qua hành động, chính sách trị nước của các triều đại phong kiến

2.3 Nền văn hóa chính trị truyền thống giàu tinh thần khoan dung

Trong chính trị, đối với những kẻ lầm đường lạc lối, khoan dung là có thể tha thứ cho lỗi lầm của họ

Ví dụ: Thời Trần, Hoàng Cự Đà chỉ vì không được vua Trần Thái Tông ban cho món xoài ngon, mà tỏ ra giận dỗi, thậm chí tỏ ý phạm thượng, sinh lòng phản trắc lại được vua tha tội và thậm chí còn làm vua phải ăn năn Hay vụ Trần Khánh Dư nhiều tật xấu và lỗi lầm từng bị cách chức xuống làm nghề bán than cuối cùng lại được vua Nhân Tông ban

áo ngự, cho bàn việc binh lại hạ chiếu phục chức và phong làm Phó Đô tướng quân Rồi chính sách khoan hồng thời hậu chiến Nguyê - Mông của vua Trần như cho đốt hết thư xin hàng giặc của tướng lĩnh nhằm yên lòng kẻ phản trắc Đó là những ứng xử đẹp, đầy nhân văn

Đối với kẻ địch, khoan dung thể hiện ở việc mặc dù kẻ thù đã gây nên rất nhiều tội ác với dân ta, nhưng khi giành được chiến thắng, đạt được mục đích độc lập, hòa bình, ta không giết giặc mà tạo điều kiện để chúng rút quân về nước, chấm dứt chiến tranh

Ví dụ: Khởi nghĩa Lam Sơn Tha chết cho 10 vạn giặc Minh – Người Việt từng là một dân tộc “đại nghĩa”, không chỉ thế còn sửa sang đường xá, cung cấp ngựa, thuyền cũng

Trang 9

như lương thực đầy đủ để đội quân địch về nước khiến kẻ xâm lăng chỉ có thể cảm kích đến chảy nước mắt, dù nhục nhã thua trận vẫn chỉ có thể cúi đầu tâm phục khẩu phục Khoan dung còn thể hiện ở việc nền văn hóa chính trị Việt Nam tiếp biến những giá trị văn hóa chính trị ngoại sinh và biến đổi nó cho phù hợp với nền văn hóa chính trị của dân tộc

Điển hình:

Đón nhận Phật giáo từ thế kỷ II, tư tưởng của phật giáo đi vào chính trị chứa đựng tinh thần nhân văn Ví dụ: thời Lý – Trần, hình phạt có sự khoan dung, nhân đạo để cảm hóa người có tội Pháp luật được xây dựng cũng mang tinh thần từ bi

Mặc dù Nho giáo được xem là công cụ của kẻ thù nhưng khi giành được độc lập thì các triều đại phong kiến đã tiếp nhận những giá trị tích cực trong Nho giáo để phục vụ cho việc xây dựng và tổ chức nhà nước (cách tổ chức triều đình, hệ thống thi tuyển người tài, sử dụng chữ Hán,…)

Đạo giáo vào Việt Nam từ thế kỷ III hòa quyện với văn hóa tín ngưỡng dân gian, đi vào chính trị đã ảnh hưởng đến tư tưởng của các quan lại, quý tộc Đặc biệt như Vua Trần Nhân Tông với triết lý “cư trần lạc đạo” (ở đời mà vui đạo) là một hướng kết hợp một vị chân tu với nhà chính trị khôn ngoan Coi trọng vai trò cư sĩ trong các hoạt động chính trị của Phật giáo với tư cách tôn giáo dân tộc, với phương châm luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên hết Triết lý kết hợp đạo với đời thể hiện rõ hơn, nhân văn hơn đặc trưng khoan dung,

vị tha

2.4 Nền văn hóa chính trị đề cao và tôn trọng hiền tài trong việc trị nước

Có thể nói hiền tài là người vừa có cả tài năng và vừa có đức hạnh Họ sử dụng những tài năng đó của mình để phục vụ cho đất nước Cũng giống như bây giờ nói người hiền tài là người vừa có tài vừa có đức Theo ông Thân Nhân Trung nói thì những hiền tài sẽ cần có tài năng, học rộng, và gương mẫu về đạo đức, có phẩm hạnh tốt Trong bất kì thời đại nào, hiền tài cũng đều là lực lượng then chốt, nắm giữ và thực hiện các trọng trách mà

Trang 10

đất nước giao phó, có những đóng góp vô cùng to lớn, tài đức và trí tuệ của họ thật sự là tài sản quý giá của dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta cho thấy, trong mọi giai đoạn, đất nước luôn xuất hiện nhân tài đứng ra đảm đương, gánh vác sứ mệnh lịch sử Trong Bình Ngô Đại cáo (năm 1428), một trong những bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam, Nguyễn Trãi - chiến lược gia chính trị, quân sự của dân tộc từng nói: Đất nước Đại Việt

“tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”

Trong lịch sử, các triều đại phong kiến rất quan tâm, chú trọng “chiêu hiền đãi sĩ”, tìm kiếm, chiêu mộ những người tài, giỏi, có phẩm chất vào làm việc trong triều đình, phò vua, giúp nước Việc tuyển chọn, sử dụng nhân tài được thực hiện có hệ thống quy củ từ thời nhà Lý Việc lựa chọn người hiền tài được tổ chức bài bản, chặt chẽ qua các khoa thi Nhà vua trực tiếp ra đề và chấm thi Những nhân tài dưới thời nhà Lý được gọi là tầng lớp tinh hoa (tầng lớp trí thức Nho học) Đến thời nhà Lê, việc lựa chọn nhân tài được tổ chức thành những kỳ thi, mỗi sĩ tử trải qua ba đến bốn kỳ thi

Trong văn bia “Đề danh tiến sĩ, khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (năm 1442)”, Thân Nhân Trung viết: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết” Thông điệp này được khắc trên bia tiến sĩ đầu tiên dựng tại Văn miếu Quốc Tử Giám và vẫn có tính thời sự hiện nay trong xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp đối với việc trọng dụng nhân tài

Kế thừa tư tưởng về trọng dụng nhân tài của ông cha trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều quyết sách đúng đắn, hợp lý để chiêu dùng người tài vào sự nghiệp cách mạng Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, ngày

20-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc số

411 Người nêu rõ “Nhà nước cần phải kiến thiết Kiến thiết cần phải có nhân tài Trong

số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức” Với những chính sách, biện

Ngày đăng: 24/05/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w