FDI mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và quốc gia thu hút đầu tư.FDI có thể dưới dạng- Đầu tư vào lĩnh vực xanh: Đây là hình thức đầu tư vào các ngành công nghiệp thân thiện với m
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm FDI và phân loại
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một hình thức đầu tư quan trọng, xảy ra khi một công ty đầu tư trực tiếp vào các cơ sở mới để sản xuất và tiếp thị ở nước ngoài
FDI mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà đầu tư và quốc gia thu hút đầu tư.
FDI có thể dưới dạng
- Đầu tư vào lĩnh vực xanh: Đây là hình thức đầu tư vào các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, xử lý nước thải, v.v.
- Thành lập một hoạt động hoàn toàn mới ở nước ngoài: Nhà đầu tư nước ngoài xây dựng một nhà máy mới, thành lập một công ty mới, v.v.
- Mua lại hoặc sáp nhập với các công ty hiện có ở nước ngoài:
Dòng vốn FDI được chia thành hai loại chính:
- Dòng vốn FDI vào: Là lượng vốn đầu tư chảy từ nước ngoài vào một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định.có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như:
+ Mua cổ phần, góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần hoặc góp vốn vào một doanh nghiệp đã thành lập tại nước thu hút đầu tư.
+ Thành lập công ty con: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập một công ty mới tại nước thu hút đầu tư.
+ Mở chi nhánh: Nhà đầu tư nước ngoài mở chi nhánh của công ty mẹ tại nước thu hút đầu tư.
- Dòng vốn FDI ra: Là lượng vốn đầu tư chảy ra khỏi một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định với các hình thức tương tự dòng vốn FDI vào Ví dụ:
Foxconn sau khi đầu tư 1,5 tỷ USD xây dựng cơ sở sản xuất, tới đây sẽ đầu tư thêm 300 triệu USD vào nhà máy Fukang đang xây dựng tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang)
Pegatron đang mở rộng dự án thứ 2 linh kiện điện tử, với tổng vốn đầu tư khoảng481 triệu USD tại Hải Phòng
Nguồn vốn FDI được đổ vào nền kinh tế thế giới
Nguồn vốn FDI là tổng giá trị tích lũy tài sản thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một quốc gia vào một thời điểm nhất định.
Theo báo cáo của Ngân hàng HSBC cho rằng, dòng vốn FDI vẫn chảy mạnh vào châu Á Lượng vốn FDI trị giá hơn 700 triệu USD đã chảy vào khu vực này trong năm 2022 Phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất, củng cố vị trí của khu vực với tư cách là một trung tâm thương mại toàn cầu Khu vực châu Á được nhận định vẫn là điểm đến đầu tư tốt Trong đó, Việt Nam cùng một số ít các quốc gia như
Malaysia, Philippines, Australia được đánh giá là thị trường đầu tư triển vọng.
Hình 1: Dòng FDI trên Thế giới và Châu Á giai đoạn 1990-2022
Năm 2023, FDI toàn cầu ghi nhận mức tăng trưởng 3% so với năm 2022, đạt 1.365 tỷ USD Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không đồng đều Hầu hết các FDI vẫn hướng tới các nước phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU.Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi sau khủng hoảng do covid-19 gây ra
Trong khi đó, dòng vốn FDI vào các nền kinh tế đang phát triển giảm 9%, vốn trước đây là động lực chính của dòng vốn này Vốn FDI giảm tới 12% ở khu vực châu Á
- Cụ thể, so với năm 2022, vốn FDI vào Trung Quốc giảm 6%.Tuy nhiên, mức tăng trưởng 8% trong các kế hoạch đầu tư vào các dự án mới.
- Ấn Độ giảm 47% nhưng vẫn nằm trong top 5 điểm đến hàng đầu trên toàn cầu cho các dự án mới
- Khu vực ASEAN giảm 16% nhưng các khoản đầu tư sản xuất với mức tăng đáng kể 37% trong các thông báo về dự án mới ở các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Campuchia
Chỉ có ba quốc gia ASEAN-6 là Thái Lan, Việt Nam và Indonesia có mức thu hút vốn FDI tăng vào năm 2023, với mức tăng trưởng là 42%, 32,1% và 13,7% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, sự tăng trưởng FDI là một tín hiệu tích cực cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, để thu hút FDI một cách hiệu quả và bền vững, các quốc gia cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, và xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
Lợi ích, chi phí và ý nghĩa của FDI đối với nhà quản lý
1.3.1 Lợi ích: a) Hiệu ứng chuyển giao vốn nguồn lực
- Nguồn vốn: FDI mang lại nguồn vốn cho doanh nghiệp, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, hoạt động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng và thực hiện các dự án, ý tưởng mới qua đó nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh Bên cạnh đó, nguồn vốn từ FDI giúp nhà quản lý tập trung hơn vào các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, phát triển thị trường và giảm áp lực về tài chính cho phía doanh nghiệp
- Công nghệ, kỹ thuật: FDI giúp doanh nghiệp tiếp cận được máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.
- Nguồn lực quản lý: FDI góp phần tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế địa phương và quốc gia
Swh gia nhập của FDI cũng mang đến lượng người lao động có trình độ chuyên môn cao và kỹ năng của người lao động thông qua đào tạo và chuyển giao công nghệ từ nhà đầu tư nước ngoài Chuyển giao công nghệ đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, nhiều nguồn lực trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên được khai thác tốt. b) Hiệu ứng việc làm
Hiệu ứng việc làm trong FDI là tác động của FDI đến số lượng việc làm trong một nền kinh tế Khi FDI đầu tư vào các ngành thâm dụng lao động có thể tạo ra nhiều việc làm hơn FDI vào các ngành thâm dụng vốn Ví dụ, FDI vào ngành dệt may Việt Nam đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động.
Hiệu ứng việc làm của FDI tạo ra việc làm, cơ hội mới cho các doanh nghiệp và người lao động Cho đến nay, các doanh nghiệp FDI tuyển dụng trực tiếp trên 4 triệu lao động trong nước Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI có khả năng mở rộng và gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam bằng cách tạo ra một lượng lớn việc làm
Người lao động Việt Nam nâng cao năng lực của mình bằng cách làm việc tại các doanh nghiệp FDI và tiếp thu kiến thức kinh doanh và kỹ năng quản lý tiên tiến của nước ngoài từ các nhà đầu tư nước ngoài Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại thách thức về trình độ người lao động tại Việt Nam Do hầu hết người lao động đều chưa qua đào tạo, doanh nghiệp cần cải thiện điều này để thu hút nguồn vốn FDI Nền kinh tế có năng lực cao, với cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao và môi trường kinh doanh thuận lợi, sẽ thu hút được nhiều FDI hơn và tạo ra nhiều việc làm hơn. c) Hiệu ứng cán cân thanh toán
+ Tăng thu nhập từ xuất khẩu: Doanh nghiệp FDI xuất khẩu sản phẩm của họ ra thị trường quốc tế, giúp tăng thu nhập ngoại tệ cho quốc gia.
+ Giảm chi nhập khẩu: Doanh nghiệp FDI có thể sử dụng nguyên liệu và linh kiện nội địa cho sản xuất, giúp giảm chi nhập khẩu.
+ Tăng thu ngân sách nhà nước: Doanh nghiệp FDI nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác vào ngân sách nhà nước.
+ Thặng dư tài khoản vãng lai: Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi giá trị xuất khẩu và thu nhập ròng từ đầu tư nước ngoài cao hơn giá trị nhập khẩu Điều này cho thấy quốc gia đang thu hút nhiều ngoại tệ hơn từ phần còn lại của thế giới.
+ Tăng dự trữ ngoại hối: Thặng dư tài khoản vãng lai dẫn đến tăng dự trữ ngoại hối của ngân hàng trung ương Điều này có thể giúp củng cố niềm tin vào nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia.
+ Tăng giá trị đồng nội tệ: Thặng dư tài khoản vãng lai có thể dẫn đến tăng giá trị đồng nội tệ so với các đồng tiền khác Điều này có thể giúp giảm chi phí nhập khẩu và tăng sức cạnh tranh của xuất khẩu.
+ Giảm lãi suất: Thặng dư tài khoản vãng lai có thể dẫn đến giảm lãi suất trong nước Điều này có thể khuyến khích đầu tư và tiêu dùng. d) Tác động đến cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế
FDI tác động vào khả năng cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế của một quốc gia thông qua việc đầu tư cho doanh nghiệp nguồn vốn, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, giúp giảm bớt các gánh nặng, lo âu về tài chính của doanh nghiệp từ đó tập trung vào phát triển, ra mắt sản phẩm mới, đóng góp không nhỏ vào việc tăng trưởng kinh tế
Hình 3: Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội 2010 - 2021
Xuất khẩu, phát triển quan hệ thương mại quốc tế và khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu đều được các doanh nghiệp FDI tạo điều kiện thuận lợi Khoảng 75% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đến nay là từ các doanh nghiệp FDI, có kim ngạch xuất khẩu cao.
Tác động bất lợi của FDI tới cạnh tranh trong các nước sở tại : Việc FDI gia nhập thị trường trong nước có thể làm tăng mức cạnh tranh của nền kinh tế, một số doanh nghiệp nếu không cố gắng có thể mất đi thị trường trong nước, đặc biệt là các sản
Hình 2: Đóng góp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài/GDP giai đoạn 2005 - 2021 phẩm nội địa Ví dụ, Xá xị Chương Dương mất hầu hết thị trường nội địa khi một số doanh nghiệp FDI khác trong ngành nước giải khát cũng mở rộng đầu tư phát triển.
Các xu hướng của FDI
Hình 4: Dòng vốn FDI toàn cầu giai đoạn 1990 – 2022 (đơn vị: triệu USD)
Giai đoạn 1990 – 2008: nguồn vốn FDI trên đà tăng trưởng và phát triển đều
+ Khủng hoảng tài chính và tín dụng đã gây nên những bất ổn cho nền kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến FDI toàn cầu năm 2008 – 2009 Dòng vốn vào giảm 29%, chạm đáy vào cuối năm 2009 và phục hồi chậm vào đầu năm 2010
+ Năm 2015, FDI đạt 1,76 nghìn tỷ đô, tăng 38% và đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng Sự gia tăng các hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới lên tới 721 tỷ USD, từ mức 432 tỷ USD trong năm 2015 Năm 2014, là yếu tố chính đằng sau sự phục hồi toàn cầu Những thương vụ mua lại này là do các doanh nghiệp đa quốc gia tái cấu trúc các công ty lớn, bao gồm cả việc chuyển trụ sở chính vì lý do chiến lược và vì mục đích hoàn thuế Sau đó, FDI toàn cầu giảm dần trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng yếu
+ Năm 2020 - 2021, dòng vốn FDI toàn cầu giảm 30-40% trong báo cáo của UNCTAD Cụ thể, năm 2020 do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến các công ty đa quốc gia (MNE - Multinational Enterprises) phải cân nhắc xem xét lại các dự án đầu tư Vì vậy đã làm cho FDI toàn cầu thấp đạt mức kỷ lục trong 15 năm trở lại đây
1.3.2 Các xu hướng vận động của FDI trong những năm gần đây
Biểu đồ 5: Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2022 - 2023 (Nguồn: UNCTAD) a) Xu hướng đầu tư thay đổi do Đại dịch COVID - 19 gây ảnh hưởng đến FDI toàn cầu:
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và suy giảm kinh tế do đại dịch COVID- 19 đã dẫn đến quy mô đầu tư FDI giảm trên toàn thế giới
Các nhà đầu tư dần chú ý đến các lĩnh vực liên quan đến ngành y tế, chăm sóc sức khỏe hay các lĩnh vực liên quan đến khoa học, công nghệ thông tin
Sau đại dịch COVID - 19, năm 2021 đã có sự phục hồi của FDI do các quốc gia đã nỗ lực để khôi phục nền kinh tế và tạo ra những cơ hội đầu tư mới
Nhiều doanh nghiệp bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường và xã hội, họ tích cực theo đuổi các chính sách quản trị doanh nghiệp ESG (Environmental, Social &
Governance) và đầu tư phát triển bền vững
Nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết giữa các quốc gia góp phần thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài có cơ hội đầu tư vào các thị trường mới
Bên cạnh đó, xu hướng “nearshoring” đang dần phát triển do các nhà đầu tư muốn dịch chuyển trung tâm sản xuất đến gần hơn với thị trường tiêu thụ, đem nhà máy đến gần vùng nguyên liệu và tạo dựng chuỗi cung ứng gần hơn với chính quốc.
Mục đích chính của “nearshoring” là tận dụng lợi ích từ việc giảm thiểu chi phí vận chuyển, giảm thời gian đi lại và tăng cường khả năng phản ứng nhanh với nhu cầu của thị trường.
Tại Đông Âu, xu hướng này được sử dụng nhằm tạo thêm cơ hội đầu tư bất động sản, đặc biệt tại những quốc gia hợp tác chiến lược với Liên Minh Châu Âu (EU) và đồng thời sở hữu lợi thế về lượng nhân công lớn và giá rẻ 1 Đối với các doanh nghiệp Mỹ, việc tìm nguồn cung ứng và sản xuất có trụ sở tại Mexico cũng có lợi thế về thuế quan Hàng hóa đến trực tiếp từ Trung Quốc phải chịu mức thuế phạt 25% Vì vậy, nếu sản xuất ở Mexico thay vì Trung Quốc, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 25% chi phí 2 b) Dòng hướng đầu tư có sự dịch chuyển vào các nước đang phát triển, các đặc khu kinh tế trên thế giới:
Một tác động khác của các xu hướng FDI những năm gần đây là việc các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào các đặc khu kinh tế khiến hình thức này phát triển nhanh và được nhân rộng ở nhiều nơi, một điển hình là Việt Nam khi xây dựng ba đặc khu kinh tế đầu tiên nhằm thu hút sự đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, công nghệ cao. Điều này góp phần kết nối, tập trung các ngành trong chuỗi cung ứng và các ngành bổ trợ, nhưng cũng giảm phụ thuộc vào một số địa điểm tập trung nhất định
Mặc dù Trung Quốc đã trải qua một số thách thức kinh tế, nhưng vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Cụ thể, các khu vực như Thâm Quyến, Thượng Hải vẫn là các trung tâm tài chính và công nghiệp quan trọng.
1 https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/viet-nam-can-nam-bat-xu-huong-va-tiep-can-co-hoi-de-but- pha-trong-chuoi-chuyen-dich-toan-cau-657095.html
2 https://trends.digimindgroup.com/chuoi-cung-ung-day-nhanh-xu-huong-reshoring-va-nearshoring-5479
Lý thuyết tiếp cận FDI
Lý thuyết nội bộ hoá (Internalization Theory) do Buckley và Casson đưa ra năm 1976 Theo lý thuyết này, giao dịch bên trong công ty tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty khi thị trường không hoàn hảo
Lý thuyết này cho rằng FDI thường có khả năng xảy ra do việc sản xuất quốc tế được nội bộ hóa trong công ty khi chi phí đàm phán, quan sát và củng cố hợp đồng với một công ty thứ 2 rất cao Ngược lại, khi chi phí giao dịch thấp, các công ty thường ký hợp đồng với những người ngoài và quốc tế hóa bằng việc nhượng quyền thương hiệu hay cấp phép kinh doanh cho việc quản trị công ty.
3 https://trungtamwto.vn/tin-tuc/25428-fdi-2024-chau-a-toa-sang Ưu điểm:
- Kiểm soát chất lượng: Giữ lại kiểm soát bên trong tổ chức có thể giúp công ty duy trì và kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Bảo vệ kiến thức và bí mật công nghệ: Việc nội bộ hoá có thể bảo vệ kiến thức và bí mật công nghệ của công ty khỏi sự tiết lộ cho đối thủ cạnh tranh.
- Tối ưu hóa chi phí: Trong một số trường hợp, nội bộ hoá có thể giúp giảm chi phí so với việc hợp tác hoặc mua lại từ bên ngoài.
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: Việc nội bộ hoá có thể đòi hỏi các khoản đầu tư ban đầu lớn để xây dựng và vận hành các hoạt động sản xuất hoặc dịch vụ bên trong tổ chức.
- Rủi ro doanh nghiệp: Nếu không thực hiện hiệu quả, việc nội bộ hoá có thể tăng rủi ro kinh doanh do phải chịu trách nhiệm toàn diện về mọi khía cạnh của hoạt động.
- Hạn chế truy cập vào tài nguyên và thị trường: Nếu không có sự hợp tác hoặc mua lại từ bên ngoài, công ty có thể bị hạn chế trong việc truy cập vào tài nguyên và thị trường mới.
1.4.2 Lý thuyết Hành vi chiến lược
Lý thuyết Hành vi chiến lược (Knickerbocker Theory) tác giả là Charles Knickerbocker, người đã đề xuất lý thuyết này vào những năm 1970 Theo lý thuyết này, quyết định của một công ty đầu tư trực tiếp vào một thị trường nước ngoài thường không phụ thuộc hoàn toàn vào lợi ích kinh tế mà công ty có thể đạt được.
Thay vào đó, các công ty thường quyết định đầu tư trực tiếp dựa trên sự cạnh tranh chiến lược giữa các hãng trên thị trường toàn cầu Ưu điểm:
- Giải thích các phản ứng cạnh tranh: Giải thích rõ ràng về các phản ứng cạnh tranh giữa các công ty, khi một công ty đầu tư trực tiếp vào một thị trường nước ngoài có thể tạo ra đào tạo đầu tư từ các đối thủ cạnh tranh.
- Tập trung vào tác động đầu tư: Mô hình này tập trung vào việc giải thích các tác động của quyết định đầu tư của một công ty đối với quyết định đầu tư của các công ty khác, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao.
- Phản ánh hiện thực thị trường: Lý thuyết Knickerbocker phản ánh thực tế của thị trường, nơi mà các công ty thường phản ứng và tương tác với nhau trong quá trình đầu tư và mở rộng hoạt động.
- Quá tập trung vào phản ứng đối thủ: Mặc dù lý thuyết Knickerbocker giải thích rõ ràng về các phản ứng cạnh tranh, nhưng nó có thể quá tập trung vào các tác động từ các đối thủ cạnh tranh mà bỏ qua các yếu tố khác như lợi ích kinh tế và chiến lược của doanh nghiệp.
- Khả năng dự đoán hạn chế: Mô hình này có thể gặp khó khăn trong việc dự đoán mức độ thành công của việc đầu tư trực tiếp vì nó tập trung chủ yếu vào các phản ứng cạnh tranh ngắn hạn, trong khi quyết định FDI thường đòi hỏi xem xét nhiều yếu tố hơn.
- Không áp dụng đối với mọi ngành công nghiệp: Lý thuyết này có thể không áp dụng đối với mọi ngành công nghiệp và tình huống, đặc biệt là trong các ngành có tính đặc biệt như công nghệ cao, nơi có các yếu tố khác cần xem xét như sáng tạo, nghiên cứu và phát triển.
1.4.3 Lý thuyết Chu kỳ sống của sản phẩm
CASE STUDY “ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CEMEX”
Giới thiệu tập đoàn CEMEX
CEMEX Sociedad Anónima Bursátil de Capital Variable được thành lập với tên CEMEX SAB de CV và sau đây gọi tắt là “CEMEX” hoặc “Cemex”, là một công ty vật liệu xây dựng có trụ sở tại Mexico, hoạt động tại hơn 50 quốc gia và duy trì mối quan hệ thương mại tại hàng trăm quốc gia và có doanh thu hàng năm là 13.130 triệu USD vào năm 2019 Ngoài việc CEMEX tạo ra một hoạt động kinh doanh quốc tế, CEMEX còn đề cao các giá trị cốt lõi bao gồm đạo đức, tính chính trực và tính bền vững của môi trường.
Hình 6: Biểu tượng của CEMEX
Cemex là một trong những đơn vị đi đầu trong việc sử dụng công nghệ thông tin để sản xuất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Công ty bán xi măng trộn sẵn chỉ có thể tồn tại trong khoảng 90 phút trước khi đông kết, vì vậy việc phân phối chính xác là rất quan trọng Nhưng Cemex không thể dự đoán được chắc chắn tổng cầu thực sự là bao nhiêu vào bất cứ thời diểm nào Để quản lý tốt hơn các mô hình nhu cầu mà CEMEX không thể đoán trước, Cemex đã phát triển một hệ thống công nghệ thông tin liền mạch, bao gồm hệ thống định vị toàn cầu gắn trên xe tải, bộ phát sóng vô tuyến, vệ tinh và phần cứng máy tính, cho phép công ty kiểm soát việc sản xuất và phân phối xi măng mà không công ty nào khác có thể, đáp ứng nhanh chóng những thay đổi không lường trước của nhu cầu và cắt bỏ hao phí Kết quả là chi phí thấp hơn và dịch vụ khách hàng cao cấp, cả hai yếu tố tạo nên sự khác biệt cho Cemex Gần đây hơn, CEMEX đã ra mắt ứng dụng “CEMEX Go” cho các đơn đặt hàng và thanh toán trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch ở khoảng cách xa một cách an toàn nhằm cân nhắc tình hình dịch bệnh COVID-19.
Hình 7: Ứng dụng CEMEX Go
Tình hình kinh doanh của CEMEX
Được thành lập vào năm 1906 ở miền bắc Mexico, CEMEX chuyên sản xuất và thương mại hóa xi măng Họ phát triển trong nội địa Mexico từ năm 1906 đến năm 1990, phần lớn thông qua tăng trưởng hữu cơ và mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn Những nỗ lực kinh doanh quốc tế ban đầu là thông qua xuất khẩu xi măng và clanhke (ví dụ, thành phần nung chính trong xi măng), với lượng xuất khẩu đạt 574 nghìn tấn hàng năm vào năm 1985, và thông qua việc cùng đầu tư với các công ty xi măng Bắc Mỹ, các chương trình xuất khẩu hợp nhất của CEMEX vào năm 1986.
2.2.2 Trong khi đầu tư FDI Đến năm 1989, CEMEX là một trong mười công ty xi măng lớn nhất thế giới
CEMEX đã thành lập và sử dụng nhóm tích hợp sau sáp nhập đầu tiên của họ vào năm 1987, điều này đã giúp họ có được kinh nghiệm và cơ cấu cho tất cả các hoạt động tăng trưởng phi hữu cơ kể từ đó Một số thay đổi về bối cảnh chính trị cùng với khả năng chấp nhận rủi ro và tầm nhìn xa của CEMEX xứng đáng được ghi nhận để CEMEX vượt ra ngoài biên giới trong nước của họ Sự chuyển dổi sang thị trường tự do của Mexico cho phép đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và Mexico tham gia Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một phần của sự thay đổi môi trường tạo điều kiện cho CEMEX tìm kiếm thị trường mới CEMEX đã tận dụng cơ hội này với tư cách là người tiên phong tận dụng cơ hội bên ngoài bằng cách sử dụng một vài điểm mạnh lớn nhất của họ.
Ngoài ra, chiến lược mở rộng liên trường của Cemex còn được thúc đẩy bởi một số yếu tố Đầu tiên, công ty muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường xây dựng Mexico, vốn có đặc điểm là nhu cầu rất bất ổn Thứ hai, công ty nhận thấy có nhu cầu lớn đối với xi măng ở nhiều nước đang phát triển, nơi có nhu cầu xây dựng lớn hoặc cần thiết Thứ ba, công ty tin rằng họ hiểu được nhu cầu của các doanh nghiệp xây dựng ở các quốc gia đang phát triển tốt hơn so với các công ty xi măng đa quốc gia đã thành lập, tất cả đều từ các quốc gia phát triển Thứ tư, Cemex tin rằng họ có thể tạo ra giá trị đáng kể bằng cách mua lại các công ty xi măng hoạt động kém hiệu quả ở các thị trường khác và chuyển giao các kỹ năng về dịch vụ khách hàng, tiếp thị, công nghệ thông tin và quản lý sản xuất cho các đơn vị đó.
Công ty đã nghiêm túc bắt tay vào chiến lược mở rộng ra quốc tế vào đầu những năm 1990 Ban đầu, Cemex nhắm mục tiêu đến các quốc gia đang phát triển khác, mua lại các nhà sản xuất xi măng lâu đời ở Venezuela, Colombia, Indonesia, Philippines, Ai Cập và một số quốc gia khác CEMEX cũng đã mua hai công ty trì trệ ở Tây Ban Nha và quay trở lại Được hỗ trợ bởi sự thành công của các liên doanh ở Tây Ban Nha, Cemex bắt đầu tìm kiếm cơ hội mở rộng ở các quốc gia phát triển Năm 2000, Cemex đã mua Southland có trụ sở tại Houston, một trong những công ty xi măng lớn nhất ở Hoa Kỳ, với giá 2,5 tỷ đô la Sau vụ mua lại Southland, Cemex có 56 nhà máy xi măng tại 30 quốc gia, hầu hết các nhà máy này đều đạt được thông qua mua lại Trong mọi trường hợp, Cemex đều dành sự quan tâm lớn đến chuyển giao công nghệ, quản lý và bí quyết tiếp thị của mình cho các đơn vị đã mua, do đó cải thiện hiệu suất của họ Năm 2004, Cemex thực hiện một động thái đầu tư nước ngoài lớn khác, mua RMC của Anh với giá 5,8 tỷ USD RMC là một công ty xi măng đa quốc gia khổng lồ với doanh thu 8 tỷ đô la, chỉ 22% trong số đó là ở Vương quốc Anh và hoạt động ở hơn 20 quốc gia khác, bao gồm nhiều quốc gia European nơi Cemex không có mặt Kết thúc vào tháng 3 năm 2005, thương vụ mua lại RMC đã biến Cemex thành một ông lớn toàn cầu trong ngành xi măng với hơn 15 tỷ USD doanh thu hàng năm và hoạt động tại 50 quốc gia Hiện chỉ có khoảng 15% doanh thu của công ty được tạo ra ở Mexico Sau khi mua lại RMC, Cemex nhận thấy rằng nhà máy RMC ở Rugby chỉ hoạt động ở mức 70 công suất một phần do các vấn đề sản xuất lặp đi lặp lại khiến lò phải ngừng hoạt động
Cemex đã mang lại một đội ngũ chuyên gia quốc tế để khắc phục sự cố và nhanh chóng tăng cường sản xuất đến 90 phần trăm công suất.
2.2.3 Từ khủng hoảng tài chính 2008 đến hiện tại
Lịch sử toàn cầu hóa của CEMEX sẽ là một câu chuyện tuyệt vời nếu nó dừng lại vào năm 2007 Nhiều trường hợp kinh doanh đã nghiên cứu mô hình CEMEX và sự phát triển nhanh chóng của công ty xi măng đến từ Mexico Tuy nhiên, trong hơn một thập kỷ qua, đã có một số vấn đề Việc mua lại Rinker trị giá 16 tỷ USD và diễn ra ngay trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 Sự tăng trưởng của CEMEX gặp phải những trở ngại và họ đã bán và giao dịch một phần danh mục đầu tư của mình để quản lý nợ hoặc điều chỉnh chiến lược như bằng chứng cho việc thoái vốn các hoạt động tại Úc cho Holcim vào năm 2009 Việc tiếp tục mua lại và mở rộng đã thúc đẩy CEMEX và theo Lopez & Stargardter (2014) vào cuối năm 2013, CEMEX có khoản nợ ròng 16,3 tỷ USD Tỷ lệ đòn bẩy của CEMEX - nợ ròng trên EBITDA là 6,2, cao hơn nhiều so với mức trung bình của ngành Năm 2019, tỷ lệ đòn bẩy xấp xỉ 4,7 Để tham khảo, mức trung bình trong 20 năm của các công ty Mỹ vào năm 2010 là 3,4 CEMEX cũng có dòng tiền hạn chế do họ sử dụng tiền mặt để trả nợ CEMEX (2014) đã công bố tổng nợ cuối năm 2013 của họ là 16,993 triệu USD và nợ được tài trợ hợp nhất/EBITDA của họ là 5,49% Lopez và Stargardter (2014), dự đoán rằng điều này có thể hạn chế khả năng của CEMEX trong việc tận dụng các cơ hội quan trọng trong tương lai gần và gần Năm 2018, CEMEX đã công bố chiến lược giảm nợ xác định, bao gồm cả việc thoái vốn một số tài sản Đến tháng 6 năm 2020, tổng nợ đã giảm xuống còn 13,638 triệu USD và nợ được tài trợ hợp nhất/EBITDA của họ ở mức 4,57%, do đó họ đã cải thiện so với vị trí được công bố năm 2013 Doanh thu thuần đã giảm từ mức đỉnh khoảng 15 tỷ đô la xuống còn khoảng 13 tỷ (USD) Năm 2019, doanh thu là 13.130 tỷ Nợ ròng của họ là 9,1 tỷ, EBITDA 1.919.864, dẫn đến so sánh khoản nợ/EBITDA là 4,74.
Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, Công ty công bố kết quả quý I năm 2012 tăng 4% doanh thu thuần Kể từ đó, các cổ phiếu của công ty đã đạt được 60%, và các biện pháp phục hồi đã được thực hiện gần như là tích cực như mở rộng trước năm 2008 của công ty Các biện pháp này cũng bao gồm một cam kết trả nợ 1 tỷ USD trong ba năm tiếp theo Khi xem xét cùng với các danh sách của Cemex LATAM Holdings Colombia trên thị trường chứng khoán, tăng 1,1 tỷ USD và cắt giảm thêm 6% từ tổng số nợ của công ty, rõ ràng là Cemex đang làm việc tích cực để đạt được lợi nhuận một lần nữa Là công ty đạt một số thỏa thuận tái cấp vốn trong tháng 9, mà đẩy trở lại USD 6,7 nợ 4 năm, các nhà môi giới phân tích từ Monex, Mexico City nhận xét rằng họ mong đợi để xem các công ty "tạo ra dòng chảy tích cực trong các tiếp theo 2 - 3/4 Một báo cáo từ Reuters cũng cho thấy một triển vọng tích cực, với bốn trong số sáu nhà phân tích liên lạc với cơ quan thông tin dự đoán thu nhập hàng năm cho năm 2013 của bất cứ nơi nào giữa 28 triệu USD đến 235 triệu USD Còn lại hai nhà phân tích đã nhìn thấy trước sự trở lại của lợi nhuận trong năm 2014 Người ta có thể nghĩ rằng, với kết quả cải tiến liên tục và phục hồi nhu cầu tại các thị trường trọng điểm của công ty, Cemex bây giờ đã ở một vị trí thoải mái hơn để vượt qua cơn bão Tuy nhiên, các nhà phân tích không loại trừ khả năng rằng công ty sẽ tiếp tục với chương trình bán tài sản và tái cấp vốn
Hiện vẫn còn nhiều phạm vi để công ty để giảm chi phí tài chính của mình Điều đó nói rằng, công ty có cơ hội tốt hơn để tận dụng lợi thế của nhu cầu tăng từ các cải tiến gần đây trong thị trường nhà ở của Mỹ Bằng cách giảm bớt áp lực thanh toán nợ, các nhà phân tích hy vọng Cemex hiện nay sẽ tập trung nỗ lực vào các hoạt động cải thiện và ủng hộ nhu cầu xi măng gia tăng của Mỹ Như với bất kỳ công ty được hưởng các dòng cải thiện trong nền kinh tế Mỹ, các quy định tài chính vẫn còn bó hẹp với Cemex, nhưng công ty có thể tăng đáng kể doanh số bán hàng của nó như là một hiệu ứng của các hóa đơn tài trợ khẩn cấp Dự luật, được thông qua hồi đầu năm nay, dường như không bị ảnh hưởng bởi các cuộc đàm phán tài chính ở Washington Trong tương lai, Cemex đã làm được rõ ràng rằng nó sẽ tiếp tục phát triển và đang tìm kiếm các cơ hội trong thời gian nhanh chóng các nền kinh tế đang phát triển của Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang thiếu sự hiện diện và các đối thủ toàn cầu của họ đang mở rộng.
2.3 Quy trình toàn cầu hóa của CEMEX
Kể từ khi bắt đầu quá trình toàn cầu hóa của mình vào những năm 90, CEMEX đã luôn được biết tới với khả năng sáp nhập thành công những công ty được họ mua lại bằng việc giới thiệu và áp dụng những phương pháp sản xuất, quản lý được tiêu chuẩn hóa bởi tập đoàn CEMEX đồng thời học hỏi phương thức làm việc tốt nhất từ chính những công ty được tập đoàn mua lại và áp dụng những phương pháp này một cách linh hoạt và hợp lý Phương thức thực hiện quy trình toàn cầu hóa đặc biệt này của CEMEX được gọi là CEMEX Way, quy trình kinh doanh, công nghệ, hệ thống tổ chức được tiêu chuẩn hóa của CEMEX, cho phép tập đoàn đa quốc gia này hoạt động và phản ứng linh hoạt, ứng biến với sự thay đổi về văn hóa, xã hội ở mỗi môi trường tổ chức khác nhau, mỗi quốc gia khác nhau
Sự phát triển của CEMEX trên thị trường quốc tế và những bước thực hiện Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể được chia thành bốn giai đoạn: Xây dựng nền tảng, Khởi đầu, Phát triển và Trưởng thành (Bảng 1)
Bảng 1: Sơ lược quá trình toàn cầu hóa của CEMEX
Năm Giai đoạn Sự kiện chính Bước tiến trong quá trình thực hiện Đầu tư trực tiếp nước ngoài
1982 Khủng hoảng thị trường Mexico 1982
1989 Củng cố vị trí thị trường của Mexico qua việc mua lại
1989 Áp dụng thuế chống bán phá giá vào hàng hóa xuất khẩu vào Hoa Kỳ Khởi đầu
1995 Khủng hoảng kinh tế Mexico
1996 CFO tập đoàn qua đời Áp dụng PMI vào
Indonesia, Ai Cập, Chile, Costa Rica
(Tập đoàn Đa quốc gia từ Vương Quốc Anh)
2007-Hiện tại Công ty Rinker
(Tập đoàn đa quốc gia từ Úc/Hoa Kỳ)
Trước khi quá trình Đầu tư trực tiếp nước ngoài được bắt đầu vào năm 1992, CEMEX đã phát triển nền tảng kinh doanh rất vững chắc cho hướng đi tương lai sau này của tập đoàn, điều hướng tổ chức, vận hành vững chãi dựa trên công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật và minh bạch trong văn hóa Đồng thời, CEMEX cũng đã hoàn thiện phương pháp mua lại và sáp nhập của tập đoàn ngay trong biên giới Mexico, trong thời điểm từ 1987 đến 1989, doanh nghiệp đã chi ra 1 tỷ đô nhằm củng cố vị thế của mình trên quê nhà.
Sau sự kiện Khủng hoảng thị trường Mexico năm 1982, Mexico đã bỏ đi hệ thống kinh tế Tập trung quản lý nhà nước chủ đạo trong nhiều năm qua của mình và bắt đầu quá trình tham gia vào GATT (General Agreement on Tariffs and Trade), tiền thân của WTO Nhận ra được sức ảnh hưởng của các sự kiện này, đặc biệt là việc Mexico khởi đầu quá trình mở cửa nền kinh tế, dần trở thành thành viên của NAFTA, CEO đương thời, Lorenzo Zambrano đã cho rằng ngành công nghiệp xi măng của Mexico có thể lớn mạnh trở thành một sân chơi quốc tế và sẽ chuẩn bị sẵn sàng cho CEMEX cho sân chơi lớn này
Bước đầu của CEMEX là thực hiện chiến lược bán bớt các bộ phận kinh doanh không liên quan đến quá trình vận hành, lĩnh vực chính của CEMEX cũng như là các tài sản không trọng điểm CEMEX cũng đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội tiềm năng tại các thị trường nước ngoài thông qua quá trình xuất khẩu hàng hóa của tập đoàn cũng như là qua các chương trình xây dựng hoặc mua lại các cơ sở vật chất tại các thị trường nước ngoài CEMEX cũng đã đầu tư vào một hệ thống vệ tinh thông tin gọi là CEMEXNET nhằm cắt giảm sự phụ thuộc vào hệ thống viễn thông kém hiệu quả và đắt đỏ của Mexico, cũng như là cho phép toàn bộ 11 nhà máy xi măng của CEMEX tại Mexico liên lạc và làm việc cùng nhau theo hướng tích hợp và trôi chảy hơn Cùng với đó, một hệ thống thông tin quản trị cấp cao (Executive Information System) cũng được áp dụng vào năm 1990, hệ thống này lưu trữ toàn bộ dữ liệu trong quá trình sản xuất – bao gồm sản xuất sản phẩm, kinh doanh, quản trị, quản lý kho và giao nhận – và toàn bộ dữ liệu này có thể được truy cập bởi các nhà quản trị trong tập đoàn Hệ thống này cũng đã cho phép CEO của tập đoàn thực hiện “giám sát ảo” các quy trình vận hành của CEMEX một cách thuận tiện hơn.
Vào năm 1989, CEMEX tiếp tục củng cố vị thế của tập đoàn trên thị trường xi măng Mexico bằng việc mua lại Tolteca – một thương hiệu sản xuất xi măng Mexico – đưa CEMEX trở thành nhà sản xuất xi măng lớn thứ hai Mexico và nằm trong 10 nhà sản xuất xi măng lớn nhất thế giới Tuy nhiên, vào thời điểm CEMEX mua lại Tolteca, CEMEX vẫn tiếp tục đối mặt với sức cạnh tranh ngày càng gia tăng Chỉ 3 tháng trước khi thương vụ Tolteca diễn ra, Holderbank tập đoàn Holcim,đối thủ của CEMEX đến từ Thụy Sĩ nắm giữ 49% cổ phần công ty sản xuất xi măng lớn thứ ba Mexico là Apasco, đã thông báo gia tăng sản lượng xi măng lên 2 triệu tấn Đồng thời, những điều luật mở về đầu tư nước ngoài tại Mexico thời điểm bấy giờ đã tạo điều kiện cho Holderbank mua lại một phần lớn Apasco, điều này đã đe dọa đến vị thế của CEMEX tại Mexico Trong lúc này, CEMEX chỉ chiếm 33% thị phần xi măng Mexico với 91% các giao dịch của CEMEX đều là nội địa và đến cuối những năm 1980, CEMEX buộc phải chịu hàng rào thuế quan khổng lồ từ thị trường nước ngoài lớn nhất của tập đoàn là Hoa Kỳ Cụ thể, vào thời điểm này, nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xây dựng của Hoa Kỳ đang suy giảm, USITC, Ủy Ban Mậu Dịch Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S International Trade Commission) đã áp dụng một hàng rào thuế chống trợ cấp lên tới 58% đối với xi măng nhập khẩu từ Mexico vì những sản phẩm này được bán với giá rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm nội địa và USITC cho rằng chính quyền Mexico đang cung cấp cho các doanh nghiệp như CEMEX một khoản trợ cấp khổng lồ Chính vì những thách thức và tính cạnh tranh ngày càng tăng cao kể trên, đã thúc giục CEMEX cần phải mở rộng thị trường của tập đoàn ra các thị trường nước ngoài thông qua quá trình đầu tư FDI.
Bước tiến quan trọng đầu tiên của tập đoàn trong quá trình đầu tư FDI đó chính là mua lại hai công ty sản xuất xi măng Tây Ban Nha vào năm 1992 là Valenciana và Sanson, cho phép CEMEX sở hữu 28% thị phần thị trường xi măng Tây Ban Nha, một trong những thị trường xi măng lớn nhất Châu Âu Bước tiến này nhằm đáp trả lại sức tăng trưởng của Holderbank Holcim tại thị trường Mexico vì thị trường Tây Ban Nha là một thị trường vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp từ Thụy Sĩ này Đồng thời, trong thời điểm thương vụ mua lại Valenciana và Sanson diễn ra, Tây Ban Nha là một điểm đầu tư nước ngoài nổi trội sau khi vừa tham gia vào Liên minh kinh tế và tiền tệ Châu Âu (European Monetary Union – EMA) và tình hình lãi suất nội địa ở Mexico đang gia tăng đến khoảng 40% Bằng việc hoạt động tại Tây Ban Nha, CEMEX đã có thể giảm được chi phí sử dụng vốn không chỉ đủ khả năng đầu tư duy trì hoạt động thâu tóm Valenciana và Sanson mà còn có thể đầu tư phát triển vào các thị trường khác với lãi suất hợp lý Tuy những điều kiện về lãi suất và thuận lợi về chi phí sử dụng vốn này có thể đạt được gần như ở bất cứ quốc gia thuộc liên minh Châu Âu nào nhưng với mối quan hệ mật thiết về ngôn ngữ và văn hóa giữa Mexico và Tây Ban Nha đã biến đây thị trường này thành một thị trường vô cùng tiềm năng và mang tính chiến lược.
Trong quá trình hoạt động tại thị trường Tây Ban Nha, CEMEX đã áp dụng những phương pháp hoạt động, sản xuất tốt nhất của CEMEX từ Mexico vào quy trình sản xuất Bằng việc này, họ đã cắt giảm thành công chi phí cũng như tối ưu hóa hiệu suất của các nhà máy xi măng với mức tiết kiệm chi phí hằng năm đạt 120 triệu đô và gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu từ 7% đến 24% Đồng thời CEMEX cũng phát hiện hiệu quả cao từ việc sử dụng than cốc dầu mỏ làm chất đốt của hai công ty Tây Ban Nha được họ sáp nhập và trong vòng 2 năm sau đó, phần lớn các nhà máy của CEMEX đều sử dụng than cốc dầu mỏ làm nguồn năng lượng hiệu quả của tập đoàn Nhận ra được những lợi ích và bài học từ bước tiến khổng lồ này, CEMEX đã phải chính thức hóa và tiêu chuẩn hóa quy trình Tích hợp sau sáp nhập (Post Merger Integration – PMI) của họ, mở đầu giai đoạn mở rộng nhanh chóng trên toàn thế giới của CEMEX.
Nhận xét, kiến nghị
Dựa trên các cách mà CEMEX đã thực hiện trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể đánh giá được một số ưu, nhược điểm như sau: Ưu điểm:
- Xây dựng nền tảng vững chắc: CEMEX đã phát triển một nền tảng kinh doanh vững chắc, tập trung vào công nghệ và minh bạch trong văn hóa tổ chức Điều này giúp tập đoàn có cơ sở mạnh mẽ để mở rộng hoạt động quốc tế sau này.
- Chiến lược mua lại và sáp nhập của CEMEX: đã giúp tập đoàn mở rộng vị thế của mình trên cả thị trường quốc tế và nội địa Việc mua lại Tolteca và các công ty khác tại Tây Ban Nha, Úc đã giúp tăng cường thị phần và sự hiện diện của CEMEX trên các thị trường quan trọng.
- Đa quốc gia và đa thị trường: CEMEX đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều quốc gia và thị trường khác nhau, tạo ra một sự đa dạng về địa lý trong hoạt động kinh doanh Giúp CEMEX giảm thiểu rủi ro đối với biến động kinh tế và chính trị ở một thị trường cụ thể (tức là khi một thị trường nào đó có biến động thay đổi về chính trị chẳng hạn thì CEMEX vẫn còn thị trường khác để hoạt động và hạn chế sự ảnh hưởng từ việc này)
- Tối ưu hóa chi phí và hiệu suất: CEMEX đã áp dụng phương pháp hoạt động tốt nhất ở Mexico vào quy trình sản xuất ở các thị trường mới, giúp tối ưu hóa chi phí và nâng cao hiệu suất Việc sử dụng than cốc dầu mỏ làm nguồn năng lượng là một ví dụ điển hình.
- Phát triển hệ thống quản trị CEMEX Way và việc quản lý tri thức toàn cầu đã giúp công ty tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm hiệu quả giữa các quốc gia và thị trường.
Song song với những thành tựu mà CEMEX đã đạt được thì công ty này vẫn phải đối mặt với những thách thức cũng như nhược điểm như sau:
- Rủi ro về chính trị: cùng với sự thâm nhập nhiều thị trường quốc tế như vậy thì CEMEX đã và đang phải đối mặt với sự khác biệt về chính trị, điều này đòi hỏi công ty cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi thâm nhập vào một thị trường nào đó.
- Sự cạnh tranh khốc liệt: CEMEX hoạt động trong một ngành công nghiệp có sự cạnh tranh rất lớn, các đối thủ lớn trên thị trường như LafargeHolcim, HeidelbergCement,
- Mặc dù CEMEX đã áp dụng CEMEX Way trong việc quản lý tri thức toàn cầu nhưng việc tăng cường sự hợp nhất và tính toàn cầu trong các hoạt động vẫn đòi hỏi sự đầu tư rất lớn và thời gian rất dài.
- Áp lực tài chính trong quá trình mua lại sáp nhập công ty, quá trình này đòi hỏi chi phí khá cao đặc biệt là trong việc thực hiện quy trình PMI và tối ưu hoạt động sau sáp nhập.
Tóm lại, mặc dù CEMEX đã có những bước tiến lớn trong quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài và mở rộng vị thế trên thị trường quốc tế Tuy nhiên tập đoàn cũng phải đối diện với nhiều thách thức và rủi ro Việc hiểu và nắm rõ những ưu, nhược điểm sẽ giúp CEMEX phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.
Cemex, một tập đoàn vật liệu xây dựng quốc tế, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư nước ngoài Dựa trên những học hỏi từ Cemex đã rút ra được những bài học kinh nghiệm: a) Đối với doanh nghiệp
1 Lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế phù hợp nếu muốn thâm nhập vào thị trường nước ngoài :Vì mỗi doanh nghiệp đều sẽ có những thế mạnh và hạn chế của riêng mình Điều cần thiết là lựa chọn một chiến lược phù hợp để giảm đi những hạn chế và tận dụng thế mạnh.
- Với chiến lược thâm nhập thị trường của Cemex thì Cemex đã đi mua lại các công ty doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả từ đó vận dụng các phương thức hoạt động và đã vực dậy doanh nghiệp phát triển mạnh tại quốc gia đó với thương hiệu Cemex.
- Còn với doanh nghiệp Việt Nam cụ thể là dự án Viettel đầu tư vào Lào đã áp dụng chiến lược liên doanh tại Lào bằng cách thành lập một liên doanh với công ty Viễn thông Lào Á để tạo ra một thương hiệu mới mà trong đó Viettel đã góp 49% vốn đầu tư Tên thương hiệu là Unitel ý nghĩa là như tình đoàn kết đây là một giá trị xã hội rất được người dân Lào tôn trọng.
2 Cần lựa chọn phân khúc thị trường phù hợp và tiềm năng đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ môi trường kinh tế, môi trường chính trị và môi trường văn hóa của quốc gia mà doanh nghiệp có ý định thâm nhập để tìm ra những phân khúc thị trường tiềm năng, phù đối với doanh nghiệp mình nhất là những phân khúc thị trường chưa được đối thủ cạnh tranh khai thác hay các thị trường ngách vẫn còn bỏ ngỏ đầy tiềm năng sẽ cần được ưu tiên khai thác.