1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận kinh doanh quốc tế đề tài ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
Tác giả Lê Văn Lộc, Hồ Nguyễn Bảo Anh, Đoàn Nguyễn Minh Thảo, Nguyễn Thị Nhiên
Người hướng dẫn Hứa Trung Phúc
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Chính sách hỗ trợ FDI của Chính phủ, cùng với sự pháttriển của cơ sở hạ tầng và nguồn lao động dồi dào, đã tạo ra một môi trườngđầu tư thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

ĐẠO ĐỨC – Ý CHÍ – SÁNG TẠO

KINH DOANH QUỐC TẾ

NAM

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Giảng Viên Bộ Môn: Hứa Trung Phúc

Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 1 năm 2024

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

Trang 2

Lê Văn Lộc 2173401010922 100% Phân tích chủ đề , word ,

Trang 3

Lời cảm ơn

Đề tài bài tiểu luận cuối kỳ của nhóm đã được hoàn thành, chúng em đã trải qua nhiềuquá trình, và trong từng quá trình chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình của Thầy và các bạn xung quanh Với tình cảm chân thành và sâu sắc, chúng em xin bày

tỏ lòng biết ơn đến các thành viên trong nhóm, các bạn cùng lớp, các bạn sinh viên tham gia làm bài khảo sát,… đã tạo điều kiện giúp đỡ hết lòng trong quá trình học tập

và làm bài tiểu luận

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hứa Trung Phúc Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn KINH DOANH QUỐC TẾ, chúng em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức, tạo điều kiện giúp đỡ hết lòng trong quá trìnhhọc tập và nghiên cứu

Thông qua bài tiểu luận cuối kỳ này, chúng em xin trình bày lại những gì mà mình đã tích lũy, tiếp thu được trong suốt quá trình học tập, nhờ có thầy mà chúng em đã tiếp cận được những bài học hay về nên kinh tế trong và ngoài nước, đây là những thông tin và bài học rất hữu ích đối với sinh viên khối ngành kinh tế, sẽ là một trong những hành trang bổ ích phục vụ cho công việc của chúng em trong tương lai Nếu không nhờ thầy và tất cả các bạn thì bài tiểu luận cuối kỳ của chúng em cũng khó mà hoàn thành được

Và có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Đồng thời chúng em cũng gặp khó khăn khi phải làm việc nhóm online và chưa từng có kinh nghiệm viết luận dưới dạng tiểu luận Do đó, trong quá trình hoàn thành đề tài, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, sửa chữa và nhận xét từ thầy để chúng em

có điều kiện để bổ sung, nâng cao kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho những lần tiếp theo viết báo cáo và tiểu luận

Chúng em kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạ

Trang 4

Mục Lục

YI GIỚI THIỆU TIỂU LUẬN 5

1 Lý do chọn đề tài: 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: 5

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 5

II NỘI DUNG CHÍNH 6

A Tại sao đầu tư trực tiếp nước ngoài? 6

1 Định nghĩa, phân loại FDI: 7

2 Hướng chuyển động của FDI: 8

B Các mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 8

1 Mô hình thành lập mới doanh nghiệp: ……… 8

2 Mô hình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp 10

3 Mô hình liên doanh 11

III LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CỦA FDI 12

IV GIÁ PHẢI TRẢ CỦA NƯỚC ĐẦU TƯ: 15

V TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH VÀ THÁCH THỨC TOÀN CẦU: 16

Xử lý thách thức môi trường toàn cầu: 18

VI KẾT LUẬN: 20

VII TÀU LIỆU THAM KHẢO: 20

Trang 5

I Giới thiệu tiểu luận

1 Lý do chọn đề tài:

- Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong việc thu hút FDI trong

những năm vừa qua Chính sách hỗ trợ FDI của Chính phủ, cùng với sự pháttriển của cơ sở hạ tầng và nguồn lao động dồi dào, đã tạo ra một môi trườngđầu tư thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Việt Nam đã thuhút được sự quan tâm của nhiều tập đoàn và doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, vàviệc nghiên cứu về FDI vào Việt Nam sẽ giúp hiểu rõ hơn về yếu tố và chiếnlược mà Việt Nam đã áp dụng để thu hút thành công FDI

- FDI mang lại nhiều lợi ích kinh tế quan trọng cho Việt Nam Đầu tiên, FDI

cung cấp nguồn vốn nước ngoài, giúp nâng cao khả năng đầu tư và phát triểnkinh tế của đất nước Thứ hai, FDI mang theo công nghệ, quy trình sản xuấthiện đại và quản lý chuyên nghiệp, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của cácngành công nghiệp địa phương Thứ ba, FDI mở rộng thị trường tiêu thụ vàxuất khẩu, tạo ra việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống của người dân

- Việt Nam được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất cho FDI trong

khu vực Đông Nam Á Với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng, dân số trẻ

và lao động trình độ cao, Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn và cung cấpnhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài Nghiên cứu về FDI vàoViệt Nam sẽ giúp xác định và đánh giá các ngành công nghiệp và lĩnh vực đángquan tâm, từ đó tạo ra cơ hội đầu tư và hỗ trợ việc đưa ra quyết định đầu tưthông minh

- Nghiên cứu về FDI vào Việt Nam sẽ cung cấp thông tin và dữ liệu quan trọng

cho việc định hướng chính sách và phát triển kinh tế của đất nước Hiểu rõ hơn

về mô hình, xu hướng và tác động của FDI sẽ giúp Chính phủ và các cơ quanliên quan đưa ra các quyết định chính sách hợp lý và điều chỉnh các biện pháp

hỗ trợ FDI để tăng cường hiệu quả và bền vững của việc đầu tư trực tiếp nướcngoài vào Việt Nam

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 6

- Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiện trạng, lợi ích và tác động của FDI, phân

tích yếu tố thu hút FDI và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của FDIvào Việt Nam

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Phân tích yếu tố thu hút FDI, đánh giá lợi ích và tác động của FDI, xem xétquy định và chính sách FDI

+ Đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả FDI vào Việt Nam

3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: bao gồm nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ Việt Nam,

các doanh nghiệp trong nước và cộng đồng địa phương

- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp luận, phương pháp thu thập số

liệu, phương pháp nghiên cứu thực tiễn… để hoàn thành đề tài

II NỘI DUNG CHÍNH

A Tại sao đầu tư trực tiếp nước ngoài?

- Tại sao các doanh nghiệp gặp tất cả những rắc rối trong việc thiết lập hoạt động

tại nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài khi hai lựa chọn thay thếkhác, xuất khẩu và cấp phép đã sẵn sàng cho việc khai thác các cơ hội tại thịtrường nước ngoài?

- Xuất khẩu liên quan đến việc sản xuất hàng hóa nước nhà và sau đó vận chuyển

chúng đến nước khác để bán Nhượng quyền liên quan đến việc cấp cho mộtthực thể nước ngoài (bên được cấp phép) quyền sản xuất và bán các sản phẩmcủa doanh nghiệp đổi lại nhận được phí bản quyền trên mỗi đơn vị bán ra Vấn

đề quan trọng được đặt ra, một cuộc kiểm tra sơ lược cho thấy rằng đầu tư trựctiếp nước ngoài có thể vừa tốn kém vừa rủi ro hơn so với việc xuất khẩu và cấpphép FDI tốn kém bởi vì một doanh nghiệp phải chịu chi phí thiết lập cơ sởsản xuất tại nước ngoài hoặc mua lại doanh nghiệp nước ngoài FDI rủi ro bởicác vấn để liên quan đến hoạt động kinh doanh tại một nền văn hoá khác, là nơicác quy tắc kinh doanh có thể rất khác biệt So với các công ty bản địa, có khảnăng là doanh nghiệp nước ngoài thực hiện FDI tại một đất nước trong lần đầutiên sẽ có khả nàng gặp sai lầm đắt giá hơn do sự thiếu hiểu biết cao hơn Khi

Trang 7

một công ty xuất khẩu không phải chịu các chi phí liên quan tới FDI và có thểgiảm rủi ro liên quan đến việc bán hàng tại nước ngoài bằng cách sử dụng cácđại lý bán hàng bản địa Tương tự như vậy, khi một doanh nghiệp cho phépmột doanh nghiệp khác sản xuất các sản phẩm của họ theo giấy phép, bên đượccấp phép chịu chi phí rủi ro

1 Định nghĩa, phân loại FDI.

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) diễn ra khi một doanh nghiệp đầu tư trựctiếp vào những phương tiện để sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm ở một quốcgia khác Theo Bộ Thương mại Mỹ, FDI diễn ra khi bất kỳ công dân, tổchức hay nhóm liên kết thu được lợi nhuận từ 10% trở lên từ một tổ chứchoạt động kinh doanh ở nước ngoài Khi doanh nghiệp xúc tiến FDI, họ bắtđầu theo hướng trở thành 1 công ty đa quốc gia

 FDI có 2 hình thức chính:

+ Thứ nhất là đầu tư mới (Greenfield Investment) là việc thành lập doanhnghiệp mới ở nước ngoài

Trang 8

+ Thứ hai là mua lại hay sáp nhập một công ty khác ở nước ngoài Sáp nhập cóthể chỉ là một phần nhỏ (nơi công ty có thể chiếm 10-49% cổ phần), chiếmphần chính yếu (từ 50-99%) hoặc toàn bộ (lợi tức nước ngoài là 100%)

2 Hướng chuyển động của FDI

 Trước đây, hầu hết FDI từ quốc gia phát triển trên thế giới nơi những doanhnghiệp đặt trụ sở đầu tư vào các thị trường khác

 Mỹ Latinh nổi lên như một khu vực thu hút vốn FDI tiếp theo của thế giới:đạt 51 tỉ $ trong năm 2011 Trong những năm gần đây, các công ty TrungQuốc nổi lên là những nhà đầu tư chủ yếu tại Châu Phi, đặc biệt trongngành công nghiệp khai khoáng, khi họ cố gắng đảm bảo nguồn cung cấpnguyên liệu thô có giá trị trong tương lai

Trang 9

B Các mô hình đầu tư trực tiếp nước

1 Mô hình thành lập mới doanh nghiệp

- Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam theo quy định

của pháp luật Việt Nam Sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp có quy mô vốnnhỏ, một phần để tránh và giảm thiểu mức rủi ro thiệt hại do những hệ lụy từdịch Covid-19 và từ cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine Mặt khác, việc huyđộng vốn vào thời điểm này là rất khó khăn

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2022

- Với sự mở cửa rộng lớn của nền kinh tế, tác động từ tình hình kinh tế và chính

trị thế giới đang có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Các doanhnghiệp trong nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đáng

kể Trước hết, chuỗi cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu sản xuất đanggặp phải nhiều khó khăn, đồng thời, giá cả của một số nguyên liệu và giá cướcvận tải trên thị trường thế giới đang tăng, tạo nên áp lực lớn đối với nhu cầunguyên liệu trong nước Thứ hai, nguồn cung lao động đang bị ảnh hưởng nặng

nề và có nguy cơ thiếu hụt tạm thời Thứ ba, các doanh nghiệp đang cần mộtkhoảng thời gian để phục hồi và tái kết nối các nguồn cung và cầu về hàng hóa,dịch vụ, vốn, lao động và thị trường Thứ tư, nguy cơ hạn chế lưu thông hàng

Trang 10

hóa đang trở nên rõ ràng do biện pháp giãn cách xã hội, đặc biệt là trong bốicảnh dịch Covid-19 tái phát với biến thể mới trên khắp thế giới.

 Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, Chính phủ cần đưa ranhững giải pháp quyết liệt, với mục tiêu duy trì sự ổn định trong kinh tế tổngcộng, kiểm soát lạm phát và đảm bảo cân đối lớn, đồng thời không làm suy yếucác động lực tăng trưởng Đồng thời, cần tập trung vào một số giải pháp quantrọng để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp:

- Bảo đảm rằng hoạt động lưu thông hàng hóa diễn ra một cách bình thường mà

không bị gián đoạn hoặc đứt gãy

- Tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, cung cấp hỗ trợ về thuế và phí xuất

khẩu

- Tiếp tục khuyến khích người lao động quay lại làm việc để đóng góp vào quá

trình phục hồi kinh tế Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và hỗ trợdoanh nghiệp xây dựng nhà ở cho người lao động và hỗ trợ những người laođộng gặp khó khăn, mất việc làm, triển khai các biện pháp an sinh xã hội

- Áp dụng các chính sách phù hợp để tổ chức tín dụng tập trung vốn và tạo điều

kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn, đồng thời hỗ trợ họtiếp cận gói hỗ trợ vay với lãi suất ưu đãi 2% từ nhà nước

2 Mô hình góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Trang 11

- Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào doanhnghiệp hiện có tại Việt Nam.

3 Mô hình liên doanh

- Nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước cùng góp vốn thành lập doanhnghiệp liên doanh

- Theo Luật đầu tư nước ngoài 2000, "doanh nghiệp liên doanh" là doanh nghiệpđược thành lập tại Việt Nam thông qua sự hợp tác giữa hai bên hoặc nhiều bên,dựa trên hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết giữa Chính phủ nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài, hoặc là doanh nghiệp

do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam,

Trang 12

hoặc do doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoàihợp tác với nhà đầu tư nước ngoài dưới hợp đồng liên doanh.

- Các đối tác trong doanh nghiệp liên doanh có thể bao gồm:

 Một bên Việt Nam và một bên nước ngoài

 Một bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài

 Nhiều bên Việt Nam và một bên nước ngoài

 Nhiều bên Việt Nam và nhiều bên nước ngoài

- Theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh có thể tổchức dưới dạng công ty TNHH hoặc chuyển đổi thành công ty cổ phần Thờigian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh không vượt quá 50 năm, trừtrường hợp đặc biệt có thể kéo dài lên đến 70 năm Điều này tạo ra một số đặctrưng cụ thể cho doanh nghiệp liên doanh, nhấn mạnh tính linh hoạt và thời hạnhoạt động có hạn của mô hình này

Trang 13

- Tính đến ngày 20/11/2023, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam

có sự phát triển tích cực Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốnmua cổ phần từ nhà đầu tư nước ngoài đã đạt 28,85 tỷ USD, tăng 14,8% so vớicùng kỳ năm 2022

- Trong đó, vốn đăng ký mới đã tăng đáng kể với 2865 dự án mới được cấp giấychứng nhận đăng ký đầu tư, đạt tổng vốn mới là 16,41 tỷ USD, tăng 42,4% sovới cùng kỳ năm trước Vốn điều chỉnh cũng có sự gia tăng, với 1152 dự ánđiều chỉnh vốn đầu tư, tăng 15,9% so với năm trước, tổng vốn đăng ký đạt 6,47

tỷ USD, giảm 32,1% so với cùng kỳ năm trước

- Dữ liệu còn cho thấy sự đa dạng trong việc góp vốn và mua cổ phần từ nhà đầu

tư nước ngoài, với 3166 dự án và tổng giá trị vốn góp đạt 5,97 tỷ USD, tăng46,4% so với năm trước Trong đó, có 1258 dự án góp vốn và mua cổ phần làmtăng vốn điều lệ với giá trị vốn góp 2,31 tỷ USD và 1908 dự án góp vốn mua

cổ phần mà nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước, không làm tăngvốn điều lệ, với tổng giá trị vốn góp 3,65 tỷ USD

- Địa bàn đầu tư cũng cho thấy sự phân bố rộng rãi, với 56/63 tỉnh, thành phố thuhút dự án đầu tư, tăng vốn và góp vốn, mua cổ phần Quảng Ninh đứng đầu với3,11 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư, theo sau là Thành phố Hồ ChíMinh và Hải Phòng

Tình hình đầu tư nước ngoài tại một số địa phương (Tỷ USD)

Trang 14

- Từ đó cho thấy FDI mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, bao gồm:

+ Góp phần tăng trưởng kinh tế: FDI đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởngkinh tế của Việt Nam Trong giai đoạn 2016-2022, trung bình mỗi năm FDIđóng góp khoảng 20% GDP của Việt Nam

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế củaViệt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa FDI tập trung vào cácngành công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần phát triển các ngành côngnghiệp chủ lực của Việt Nam

+ Tăng cường năng lực cạnh tranh: FDI đã góp phần tăng cường năng lực cạnhtranh của nền kinh tế Việt Nam Các doanh nghiệp FDI mang theo công nghệ,

kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao năng lực sản xuất,kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước

+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động: FDI đã tạo ra nhiều việclàm và tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam Tính đến năm 2023, FDI

đã giải quyết việc làm cho khoảng 5,5 triệu lao động Việt Nam

+ Hợp tác quốc tế: FDI đã góp phần thúc đẩy hợp tác quốc tế của Việt Nam.FDI đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng cường quan hệ kinh tế, thươngmại với các nước trên thế giới

+ Chi phí của FDI khi đầu tư vào Việt Nam

+ FDI cũng có thể mang lại một số chi phí cho Việt Nam, bao gồm:

Trang 15

+ Thất thoát tài nguyên: FDI có thể dẫn đến thất thoát tài nguyên, đặc biệt làtrong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí,

+ Ảnh hưởng đến môi trường: FDI có thể gây ô nhiễm môi trường, nhất làtrong các ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều năng lượng

+ Cạnh tranh không lành mạnh: FDI có thể dẫn đến cạnh tranh không lànhmạnh, gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong nước

+ Thâm hụt cán cân thanh toán: FDI có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thanhtoán, nhất là khi FDI mang theo công nghệ cao, đòi hỏi nhiều vốn đầu tư

 FDI là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hộicủa Việt Nam Tuy nhiên, cần có các biện pháp quản lý hiệu quả để hạn chếcác chi phí của FDI, phát huy tối đa lợi ích của FDI cho Việt Nam

Theo bài báo, các chi phí và rủi ro mà các nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặtkhi đầu tư vào Việt Nam bao gồm:

- Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư bao gồm chi phí mua đất, xây dựng nhà máy,thiết bị, chi phí đào tạo nhân lực, Chi phí đầu tư có thể rất lớn, đặc biệt là đốivới các dự án FDI quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao

- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phínhân công, chi phí vận chuyển, Chi phí sản xuất có thể cao hơn so với cácnước khác do giá nguyên vật liệu, chi phí nhân công tại Việt Nam còn cao

- Chi phí quản lý: Chi phí quản lý bao gồm chi phí thuê văn phòng, chi phí quản

lý nhân sự, chi phí quản lý tài chính, Chi phí quản lý có thể tăng lên do sựkhác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, pháp luật giữa Việt Nam và nước đầu tư

- Rủi ro kinh doanh: Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro thị trường, rủi ro chínhtrị, rủi ro pháp lý, Rủi ro kinh doanh có thể khiến các nhà đầu tư thua lỗ hoặcmất trắng

- Rủi ro môi trường: Rủi ro môi trường bao gồm rủi ro gây ô nhiễm môi trường,rủi ro gây tác động xấu đến môi trường sống của người dân Rủi ro môi trường

có thể khiến các nhà đầu tư bị xử phạt hoặc bị tẩy chay

Ngày đăng: 05/04/2024, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w