Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được xem là một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thì chi tiêu công là yếu tố góp phần tích lũy vốn, là nhân tố quyết định cho tăng trưởng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1HẠP THỊ TUYỀN
TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 2009-2016
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh - Năm 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HẠP THỊ TUYỀN
TÁC ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI, CHI TIÊU CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 2009-2016
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS NGUYỄN KIM QUYẾN
Tp Hồ Chí Minh - Năm 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoạn luận văn “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam Việt Nam, giai đoạn 2007-2016” là công trình nghiên cứu của riêng bản thân, có sự hướng dẫn của TS Nguyễn Kim Quyến
Các thông tin, dữ liệu trong Luận văn được thu thập từ nhiều nguồn đáng tin cậy Kết quả trình bày trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Nếu phát hiện bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng
Tp Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 09 năm 2018
Tác giả
HẠP THỊ TUYỀN
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DAH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập số liệu 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Phạm vi thu thập số liệu 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn 3
1.6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Đặc điểm của FDI 6
2.1.3 Vai trò và lợi ích của FDI 6
Trang 52.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng FDI 7
2.1.5 Các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của các nước đang phát triển đối với FDI 8
2.1.6 Thực trạng FDI ở Việt Nam 8
2.2 Lý thuyết về chi tiêu công 11
2.2.1 Khái niệm 11
2.2.2 Đặc điểm 12
2.2.3 Phân loại 12
2.2.3.1 Căn cứ vào mục đích chi 12
2.2.3.2 Căn cứ các chức năng vĩ mô của Nhà nước 13
2.2.3.3 Căn cứ vào tính chất kinh tế 13
2.2.3.4 Căn cứ vào quy trình lập ngân sách 13
2.2.4 Vai trò 13
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công 14
2.2.6 Thực trạng chi tiêu công ở Việt Nam 15
2.3 Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế 18
2.3.1 Khái niệm 18
2.3.2 Vai trò 19
2.3.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế 19
2.3.3.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo 19
2.3.3.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của K Marx 20
2.3.3.3 Mô hình tân cổ điển 20
Trang 62.3.3.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế J.M.Keynes 21
2.3.3.5 Mô hình tăng trưởng hiện đại 21
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế 22
2.3.5 Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 23
2.4 Tìm hiểu chung về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 25
2.4.1 Đặc điểm vùng 25
2.4.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng 27
2.5 Các nghiên cứu trước về tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế 29
CHƯƠNG III: MÔ HÌNH – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 38
3.2 Mô hình nghiên cứu 38
3.3 Phương pháp ước lượng và lựa chọn mô hình 40
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 42
4.1 Mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM 42
4.2 Lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp 45
4.2.1 So sánh giữa mô hình POLS và FEM 45
4.2.2 So sánh giữa mô hình FEM và REM 45
4.3 Kiểm tra và xử lý các khuyết tật của mô hình FEM 46
4.3.1 Kiểm định tự tương quan chuỗi 46
4.3.2 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 47
4.3.3 Xử lý các khuyết tật của mô hình FEM 47
Trang 74.4 Mô hình hồi quy Threshold 47
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 53
5.1 Kết luận 53
5.2 Hạn chế của nghiên cứu và gợi ý hướng nghiên cứu 53
5.3 Hàm ý chính sách 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Foreign Direct Investment - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
GNP: Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc dân
NSNN: Ngân sách nhà nước
ICOR: Incremental Capital Output Ration - Hiệu suất sử dụng vốn sản phẩm gia tăng OLS: Ordinary Least – Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường
FEM: Fixed Effect Model
REM: Random Effect Model
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 FDI được cấp theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2016 11
Bảng 2.2 Ngân sách nhà nước tại một số quốc gia giai đoạn 2010-2015 15
Bảng 2.3 Chi ngân sách nhà nước năm 2016 17
Bảng 2.4 Đặc điểm các thời kỳ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 23
Bảng 2.5 Tóm tắt các các nghiên cứu thực nghiệm 33
Bảng 4.1 Kết quả ước lượng mô hình Pooled OLS, FEM, REM 43
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định F 45
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Hausman 46
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Wooldridge 47
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định Wald 47
Bảng 4.6 Kết quả xử lý khuyết tật của mô hình FEM 48
Bảng 4.7 Kết quả mô hình hồi quy Threshold 48
Trang 10DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 -31/12/2016 9
Hình 2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo đối tác đầu tư từ 1988 -31/12/2016 10
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam qua các năm 23
Hình 2.4 Vị trí địa lý Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 26
Hình 2.5 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương 27
Hình 2.6 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép năm 2016 28
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục A: Kết quả hồi quy mô hình
Bảng A1: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS
Bảng A2: Kết quả hồi quy mô hình Fixed Effect
Bảng A3: Kết quả hồi quy mô hình Random Effect Phụ lục B: Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp Bảng B1: Kết quả kiểm định Hausman
Bảng B2: Kết quả kiểm định nhân tử Wooldridge
Bảng B3: Kết quả kiểm định Wald
Bảng B4: Kết quả xử lý các khuyết tật của mô hình FEM
Trang 12CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng kinh tế phát triển chủ lực của khu vực Đông Nam Bộ Việt Nam, bao gồm 08 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, và Tiền Giang Đây còn là vùng kinh tế năng động, phát triển mạnh mẽ và có đóng góp khá lớn cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016, vùng có tăng trưởng kinh tế gấp 1,5 lần mức bình quân của cả nước, đóng góp hơn 40% kim ngạch xuất khẩu, 60% ngân sách quốc gia, thu hút hơn 60% số dự án và 50% số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam (Viện Nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, 2016) Chính vì thế, việc phát triển kinh tế vùng trọng điểm phía Nam giữ vai trò to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế cả nước
Để đảm bảo tốc độ phát triển, việc huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nguồn lực tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền địa phương Nguồn lực tài chính được huy động thông qua ngân sách nhà nước không chỉ giúp cơ cấu lại nền kinh tế mà còn đẩy mạnh việc đổi mới mô hình tăng trưởng Tuy nhiên, vai trò của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế vẫn là chủ đề gây tranh cãi và cần thêm nhiều nghiên cứu (Grier & Tullock, 1989) Trường phái ủng hộ quan điểm đầu tư công đã tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể kể đến Aschauer (1989), Barro (1991) và Easterly và Rebelo (1993) Gần đây, Gupta và các cộng sự (2002) cũng đã chỉ ra rằng để đạt được chính sách tài khóa bền vững thì chính phủ cần phân bổ lại các khoản chi tiêu cho tiền lương, tiền công và chi đầu tư Tuy nhiên, những kết luận trên bị phản đối bởi nghiên cứu của Landau (1986)- một nghiên cứu toàn diện về tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy mỗi loại chi tiêu của chính phủ có tác động tiêu cực hoặc ảnh hưởng tích cực không đáng kể đối với tăng trưởng kinh tế Mối quan hệ không nhất quán giữa chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế cũng được tán đồng bởi kết luận của Grier
và Tullock (1989), Devarajan và các cộng sự (1996)
Trang 13Ngày nay, khi kinh tế nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tự do hoá thương mại thì việc huy động nguồn lực tài chính không thể bỏ qua việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Theo Mencinger (2013), nguồn vốn đầu tư nước ngoài
có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế Bằng nghiên cứu về mặt thực nghiệm Balasubramanyam et al (1996), Borensztein et al (1998) và Durham (2004) đã điều tra sự liên kết giữa tăng trưởng và FDI Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, FDI có tác động tích cực trong quá trình chuyển giao tiến bộ công nghệ
và vốn con người tại nước tiếp nhận Tuy nhiên, mức độ tác động của FDI đối với tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào khả năng hấp thụ vốn tiếp nhận Không đồng tình với quan điểm trên, Choe (2002) sử dụng dữ liệu bảng nghiên cứu mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp kiểm tra truyền thống được phát biểu bởi Holtz-Eakin và cộng sự (1988) và kết luận rằng tác động nhân quả của FDI đến tăng trưởng kinh tế là yếu Nghiên cứu của Hansen và Rand (2004), Mahmoud al-Iriani và Fatima Al-Shami (2007) lại cho kết quả là giữa FDI và tăng trưởng kinh tế
có mối quan hệ nhân quả hai chiều
Dù theo quan điểm nào, tác động tích cực hay tiêu cực thì FDI hay chi tiêu công đều là nguồn tài chính ảnh hưởng ít nhiều đến tăng trưởng kinh tế Theo tìm hiểu của tác giả, có rất ít nghiên cứu quan tâm đến sự tương tác giữa FDI và chi tiêu công để xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở Việt Nam Các nghiên cứu thực nghiệm hiện tại tập trung xem xét tác động của FDI hoặc tác động của chi tiêu công đối với tăng trưởng kinh tế một cách riêng biệt Từ những tác động nhất định giữa FDI, chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam Việt Nam, giai đoạn 2009-2016”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trong khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được xem là một chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng kinh tế thì chi tiêu công là yếu tố góp phần tích lũy vốn, là nhân tố quyết định cho tăng trưởng Do đó, câu hỏi đặt ra cho bài nghiên cứu là:
Trang 14- FDI hay chi tiêu công đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng kinh tế? Với mục tiêu này, tác giả xem xét tác động của các thành phần chi tiêu công (chi đầu tư, chi thường xuyên), tác động của FDI đến tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Tỷ lệ chi tiêu công như thế nào để FDI tác động tối ưu đến tăng trưởng kinh tế? Để giải quyết mục tiêu này, tác giả thay đổi giá trị chi tiêu công từ 1%, 2%,… đến 10% nhằm xác định ở tỷ lệ chi tiêu công nào thì tương tác giữa vốn đầu tư nước ngoài
và đầu tư công là thúc đẩy kinh tế tốt nhất
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp:
- Với bộ dữ liệu được thu thập từ Tổng Cục thống kê của 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam trong thời gian từ 2009- 2016, tác giả tiến hành hồi quy theo 3 mô hình: mô hình POLS, mô hình tác động cố định (FEM),
mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Từ kết quả hồi quy, tác giả lựa chọn mô hình phù hợp
- Sau đó đánh giá mối quan hệ của FDI, chi tiêu công, tăng trưởng kinh tế Từ đó, nghiên cứu đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong quyết định nhận FDI, chi têu công để đảm bảo tăng trưởng kinh tế
1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi thu thập số liệu
1.4.1.Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình FDI, tình hình chi tiêu công của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Tình hình tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
1.4.2 Phạm vi thu thập số liệu
- 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng trọng điểm phía Nam Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long
An, Tiền Giang) trong giai đoạn 2009-2016
1.5 Ý nghĩa khoa học thực tiễn
- Hệ thống hóa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế của nước ta từ năm 2009 đến 2016
Trang 15- Trình bày vai trò, vị trí của FDI, chi tiêu công trong thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế
- Bài viết này đóng góp một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về tăng trưởng bằng cách kiểm tra mối liên hệ giữa FDI, chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
1.6 Cấu trú đề tài
Gồm 5 chương:
- Chương 1: Giới thiệu
Trong chương này, tác giả giới thiệu lý do thực hiện đề tài nghiên cứu, mục tiêu cũng như là câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi thu thập dữ liệu, tổng quan về phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa thực tiễn khi thực hiện bài nghiên cứu
- Chương 2: Tổng quan lý thuyết - nghiên cứu thực nghiệm
Trong chương này, tác giả tổng hợp và trình bày các lý thuyết khoa học, những nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trong và ngoài nước về tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài, chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế ở các nước, khu vực khác nhau
- Chương 3: Mô hình – Phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày phương pháp, quy trình nghiên cứu, giải thích các biến trong mô hình cũng như nguồn dữ liệu để thu thập và mô tả các đặc điểm của mô hình nghiên cứu
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này tác giả kết quả hồi quy, kết quả các kiểm định của mô hình nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận – Hàm ý chính sách
Chương này tác giả tổng kết lại các vấn đề nghiên cứu, đưa ra kết luận từ kết quả
mô hình thực nghiêm, rút ra hàm ý chính sách và nêu lên những hạn chế của đề tài cũng như hướng mở rộng nghiên cứu trong tương lai
Trang 16CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 2.1 Lý thuyết về đầu tư trực tiếp nước ngoài
lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường’’
Theo quan điểm của Hoa Kỳ (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế các vùng của Việt Nam, Nguyễn Minh Tiến, 2014) cho rằng : “đầu tư trực tiếp nước ngoài là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài’’
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ban hành năm 1987: đầu tư trực tiếp nước ngoài là bất kỳ tổ chức, cá nhân nước ngoài nào không phân biệt nguồn vốn hay bất kỳ tài sản nào miễn là được Chính Phủ Việt Nam cho phép để ký kết hợp tác kinh doanh theo đúng quy định của Luật Đầu tư nước ngoài Sau đó, khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài được hoàn thiện, bổ sung vào năm 2000 “đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn (bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào) vào Việt Nam để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”
Từ những quan điểm, khái niệm trên, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể khái quát như sau: là việc nhà đầu tư từ nước ngoài đưa vốn (tiền, bất kỳ tài sản nào) vào một quốc gia để được sở hữu, kiểm soát, quản lý đối với một đối tượng kinh tế nhất định tại quốc gia đó nhằm thực hiện mục tiêu đối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư
2.1.2 Đặc điểm của FDI
Trang 17- Mục đích hàng đầu của FDI là tối đa hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư
- Tùy theo quy định từng quốc gia, nhà đầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát, tham gia kiểm soát doanh nghiệp đã đầu tư sau khi góp đủ số vốn tối thiểu theo pháp định hay vốn điều lệ
- Quyền và nghĩa vụ, lợi nhuận và rủi ro của mỗi bên sẽ được quy định tùy theo
tỷ lệ góp vốn giữa các bên
- Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức
- Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi Nhà đầu tư nước ngoài được quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, hình thức đầu tư, thị trường đầu tư, quy mô đầu tư và công nghệ sao cho quyết định có lợi nhất cho họ
- FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu tư Thông qua hoạt động FDI, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý
2.1.3 Vai trò và lợi ích
Dưới góc độ nước nhận đầu tư, FDI có vai trò:
- FDI bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kém phát triển Hầu hết các nước kém phát triển đều rơi vào vòng luẩn quẩn: thu nhập thấp khiến tiết kiệm thấp, đầu tư thấp nên kết quả là thu nhập thấp Nhiều nước rơi vào tình trạng kinh tế trì trệ, nghèo đói Do các nước này không lựa chọn, cũng như không tạo ra được điểm đột phá chính xác cho vòng luẩn quẩn Trở ngại lớn nhất đối với họ là vốn đầu tư, tuy nhiên để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích luỹ nội bộ thì hậu quả khó tránh khỏi là sự tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới Vì vậy, FDI là một đột phá giải quyết vòng luẩn quẩn đó Mặt khác, theo lý thuyết hai lỗ hổng của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho
sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: tiết kiệm không đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu
tư gọi là lỗ hổng tiết kiệm; thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đáp ứng đủ nhu
Trang 18cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu gọi là lỗ hổng thương mại Đa số, ở các nước đang phát triển đều mắc phải hai lỗ hổng trên Bởi vậy, FDI là nguồn quan trọng không chỉ bổ sung sự thiếu hụt về vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt ngoại tệ nói riêng
- FDI mang lại lợi ích quan trọng về công nghệ, kỹ thuật, kỹ xảo trong chuyên
môn, hay trình độ quản lý tiên tiến của các nước đi trước Về lâu dài, FDI có thể đổi mới kỹ thuật tại các nước nhận đầu tư góp phần tăng năng suất sản xuất, thay đổi mẫu
mã chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sự phát triển của các nghề mới, nghề trọng tâm đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao Nói cách khác, FDI tác động đến quá trình công nghệ hoá - hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng ở các nước nhận đầu tư
- Lợi ích về công ăn việc làm: Thực tiễn tại một số nước cho thấy FDI đã góp phần tích cực tạo ra công ăn việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như: may mặc, điện tử, chế biến Đây là tác động kép vừa tạo thêm công ăn việc, vừa tăng thêm thu nhập cho người lao động Từ đó sẽ giúp tăng tích luỹ trong nước
- Thông qua FDI các nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế giới vì hầu hết các hoạt động FDI đều do các công ty đa quốc gia thực hiện, thêm vào đó các công ty này lại có lợi thế trong việc tiếp cận với khách hàng thông qua những hợp đồng dài hạn
Với những vai trò trên đã khẳng định FDI là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của mỗi quốc gia, là nguồn lực quốc tế cần được khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải quyết vấn đề về vốn
2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng FDI
Thứ nhất, môi trường đầu tư thu hút FDI gồm: môi trường pháp lý minh bạch phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh
tế cao, bền vững, lạm phát được kiểm soát; môi trường xã hội; môi trường tự nhiên Trong đó, môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng mạnh hơn cả, khi môi trường kinh
tế vĩ mô thiếu ổn định, thiếu minh bạch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khiến nhà đầu tư dè dặt, cân nhắc trong việc bảo toàn vốn và thu nhập
Trang 19Thứ hai, chất lượng cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ, bao gồm: hạ tầng cơ sở vật chất - kỹ thuật và hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội, liên quan đến các yếu tố đầu vào, đầu
ra của hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là điều kiện nền tảng để nhà đầu tư khai thác lợi nhuận
Thứ ba, độ mở của nền kinh tế nghĩa là mức độ giao thương, buôn bán càng mạnh, khuyến khích xuất khẩu và sự ổn định chính trị giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh
2.1.5 Các nhân tố tạo nên sự hấp dẫn của các nước đang phát triển đối với FDI
Những nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng: các nước đang phát triển càng thu hút FDI khi mà nó có sự kết hợp hài hòa giữa ổn định chính trị và ổn định kinh tế -
xã hội Sự kết hợp này là tiền đề đảm bảo tăng trưởng nhanh, thúc đẩy thị trường trong nước, tạo điều kiện thuận lợi phát huy tối đa nguồn lực tự nhiên cũng như nguồn lực con người, là điều kiện thúc đẩy, hoàn thiện cơ sở hạ tầng Theo “Hệ phương pháp luận về sản xuất quốc tế thuộc phái Trung Dung” (J.H Dunning 1988) đã đưa ra hai tiền đề:
+ Một là, không chỉ tiềm năng về nguồn lực của nền kinh tế mà việc kết hợp linh hoạt giữa các nguồn lực đều ảnh hưởng lớn đến tính hấp dẫn trong việc thu hút FDI + Hai là, cơ sở hạ tầng kỹ thuật là nhân tố then chốt quyết định tính hấp dẫn đối với FDI Nhà đầu tư dựa trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư, nếu
cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển sẽ thu hút FDI và ngược lại
2.1.6 Thực trạng FDI ở Việt Nam
Việt Nam chưa tận dụng được lợi ích của FDI: có sự dao động về nguồn vốn FDI qua các năm, phần vốn FDI thực hiện còn quá khiêm tốn so với FDI đăng ký, hầu hết các dự án của FDI nhỏ, công nghệ thấp và chủ yếu đến từ các nước châu Á
Sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 với 4 lần sửa đổi và Luật doanh nghiệp thống nhất năm 2005, Việt Nam đã tạo được sự hấp dẫn thu hút FDI Từ năm
1988 đến năm 2016, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục thay đổi Nhìn chung, tổng vốn FDI có xu hướng tăng theo thời gian, số dự án đăng ký ngày một cao nhưng quy
Trang 20mô chỉ dừng ở mức nhỏ và trung bình; vốn đăng ký và vốn thực hiện có sự chênh lệch lớn Khi Hiệp định thương mại tự do (FTA) bắt đầu triển khai thực hiện, tính riêng năm 2016, tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần không ngừng tăng lên đạt mức 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2015 Đặc biệt là nguồn vốn thực hiện đạt mức cao nhất từ trước đến nay 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2015, (Tạp chí Tài chính, 2016).
Hình 2.1 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép từ 1988 đến 31/12/2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
- Phân theo đối tác đầu tư: giai đoạn 1988 – 2016, Việt Nam thu hút lượng vốn
FDI từ 78 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có vốn đầu tư lớn nhất với 5.773 dự án và tổng số vốn đăng ký 50.553,9 triệu USD chiếm 32% tổng lượng vốn FDI Tiếp theo là Nhật Bản với 17%, Singapore là 14%, Đài Loan, quần đảo Virgin, đặc khu hành chính Hồng Kông đều là những đối tác lớn
Trang 21Hình 2.2 Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phân theo đối tác đầu tư từ 1988 đến 31/12/2016
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
- Phân theo ngành kinh tế: tính đến ngày 31/12/2016, ngành kinh tế thu hút được
nhiều vốn FDI nhất là công nghiệp và xây dựng với 13.312 dự án, số vốn đăng ký là 199.781,8 triệu USD, chiếm 68,2% tổng vốn FDI Nguồn vốn này là tiền đề hình thành ngành công nghiệp chủ lực cho nền kinh tế như điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí (Chi tiêu công Việt Nam bội chi ngân sách lớn, nợ công ở mức cảnh báo, Hằng Nga, ngày 3/10/2017, Báo đấu thầu) Tiếp đó là ngành dịch vụ, ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, Rõ ràng, từ khi mở cửa nền kinh
tế, đặc biệt là khi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành, dòng vốn FDI vào Việt Nam có bước chuyển biến theo xu hướng ngày càng tăng Dự báo, khi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương của Việt Nam được
ký kết, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục gia tăng
Bảng 2.1 FDI được cấp theo ngành kinh tế giai đoạn 1988-2016
Trang 22Ngành kinh tế Số dự án
(dự án)
Tổng vốn đăng ký (Triệu USD)
Cơ cấu (%)
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 522 3,573,8 1,22
Theo nghĩa hẹp: chi tiêu công là các khoản chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước trong việc cung cấp hàng hóa công, phục vụ lợi ích kinh tế - xã hội cho cộng đồng (Dương Thị Bình Minh, 2005) Tài chính công thường đề cập đến chi tiêu công theo nghĩa hẹp
Trang 232.2.2 Đặc điểm
Chi tiêu công gắn liền với bộ máy Nhà nước và nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội nhất định Chính quyền các cấp quyết định cơ cấu, nội dung cũng như mức độ các khoản chi theo sự phân công và quản lý ngân sách Nhà nước
Chi tiêu công là khoản chi mang tính chất công cộng: để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, Chính phủ xem chi tiêu công như đơn đặt hàng để mua hàng hóa, dịch vụ Mặt khác, chi tiêu công đóng vai trò là khoản chi cần thiết, tương đối
ổn định để chi trả lương cho cán bộ, công chức nhà nước; những khoản chi cho hàng hóa dịch vụ phục vụ nhu cầu công cộng của người dân,…
Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng: xuất phát từ việc đảm bảo chức năng thực hiện và quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội, Nhà nước đã cung cấp cho nền kinh tế một lượng hàng hóa công khổng lồ
Các khoản chi tiêu công không mang tính hoàn trả trực tiếp: không phải mọi khoản thu đều được đánh giá mức độ và số lượng hoàn lại dưới hình thức các khoản chi tiêu công Điều này được quyết định bởi chức năng tổng hợp về kinh tế xã hội của Nhà nước
2.2.3 Phân loại
Phân loại chi tiêu công giúp Nhà nước thiết lập được những chương trình hành động, tăng cường hiệu quả trong thi hành ngân sách, quy định chặt chẽ tính trách nhiệm trong công việc phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, giúp phân tích ảnh hưởng hoạt động tài chính của Nhà nước đối với nền kinh tế (Ths Đặng Văn Cường & Bùi Thanh Hoài, năm 2014)
Tùy vào căn cứ mà chi tiêu công được phân loại như sau:
2.2.3.1 Căn cứ vào mục đích chi
Chủ yếu phục vụ cho mục đích phân tích kinh tế đối với chi tiêu công, gồm 2 loại:
- Chi hoàn toàn mang mục tiêu công cộng: khoản chi tiêu đòi hỏi phải sử dụng nguồn lực của nền kinh tế như: chi đầu tư xây dựng, bảo dưỡng, duy trì cơ sở hạ tầng,…
Trang 24- Chi chuyển giao: là những khoản chi nhằm mục đích phân phối lại thu nhập: chi lương hưu, chi trợ cấp, chi phúc lợi xã hội,…
2.2.3.2 Căn cứ các chức năng vĩ mô của Nhà nước
Chủ yếu được sử dụng với mục đích đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực của Chính phủ để thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ
- Chi cho dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của Chính phủ, gồm: chi cho quân đội và an ninh xã hội, chi cho toà án và viện kiểm soát, chi cho các cơ quan hành chính, …
- Chi cho dịch vụ cộng đồng, gồm: chi cho hệ thống an sinh xã hội, chi cho y tế, giáo dục, văn hóa, giải trí, hưu trí, trợ cấp thất nghiệp, và những khoản chi phúc lợi khác
- Chi cho dịch vụ kinh tế, gồm: chi cho cơ sở hạ tầng, chi hỗ trợ doanh nghiệp, trợ cấp sản xuất, …
- Chi khác như chi trả lãi cho các khoản nợ của Chính phủ, chi ngoại giao, chi viện trợ nước ngoài,…
2.2.3.3 Căn cứ vào tính chất kinh tế
Chủ yếu hỗ trợ Chính phủ thiết lập các chương trình chi tiêu kết hợp chi thường xuyên và chi đầu tư để nâng cao hiệu quả tài chính công, bao gồm: chi thường xuyên, chi hành chính, chi sự nghiệp kinh tế gồm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ; y tế; văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,… chi chuyển giao, chi an ninh quốc phòng, chi đầu tư phát triển
2.2.3.4 Căn cứ vào quy trình lập ngân sách
Gồm chi tiêu công theo các yếu tố đầu vào và chi tiêu công theo các yếu tố đầu
ra Căn cứ để xác định kinh phí tài trợ cho các khoản chi đầu vào phụ thuộc vào liệt
kê các khoản mục mua sắm của đơn vị công Chi đầu ra phụ thuộc vào khối lượng công việc đầu ra và tác động của các đơn vị làm cơ sở để phân bổ mức kinh phí
2.2.4 Vai trò
Phân bổ nguồn lực: Chính phủ thu hút vốn đầu tư của khu vực tư nhân để ưu tiên đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trang 25một cách tích cực Chính phủ cần cân nhắc phân bổ một các hợp lý, đạt hiệu quả tối
đa giữa các khoản chi như: chi đầu tư vào các ngành mũi nhọn, ngành công nghệ mới, hay chi đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hay hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp
Phân phối lại thu nhập: chi tiêu công góp phần tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp trong xã hội, thực hiện công bằng xã hội thông qua việc hỗ trợ dịch vụ giáo dục, y tế, nhà ở, các chính sách trợ cấp,…
Ổn định kinh tế vĩ mô: chi tiêu công hướng đến đạt các mục tiêu kinh tế vĩ mô như duy trì tăng trưởng kinh tế trong dài hạn thông qua các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ, chi trả lãi cho khu vực công cộng, chi chuyển nhượng,, từng bước cải thiện cán cân thanh toán, điều chỉnh chu kỳ kinh tế,…
2.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu công
Tỷ trọng chi tiêu công theo xu hướng tăng dần theo thời gian, do các nguyên nhân sau:
Do vai trò của Nhà nước có xu hướng không ngừng mở rộng: khi xã hội ngày càng phát triển dẫn đến sự đa dạng trong mối quan hệ xã hội, thương mại và pháp lý cũng trở nên phức tạp hơn Vì vậy, chính phủ càng cần củng cố vị thế để giải quyết những mối quan hệ vừa đan xen vừa phức tạp này Điều này dẫn đến, chi tiêu công được mở rộng và không ngừng gia tăng nhằm đảm bảo luật pháp được thực thi và duy trì trật tự xã hội
Do thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng: sự pháp triển không ngừng của nền kinh tế dẫn đến quá trình phát triển GDP cũng thay đổi từ thấp lên cao Vì vậy
mà các hàng hóa công cộng cũng tăng theo cả về số lượng tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong GDP
Do thay đổi công nghệ: khi công nghệ ngày càng tiên tiến dẫn đến quy trình sản xuất cũng thay đổi giúp đảm bảo số lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra Điều này làm thay đổi tầm quan trọng của hàng hóa công, làm chi tiêu công cộng thay đổi
Do thay đổi dân số: Khi dân số tăng thì các khoản chi cho giáo dục, y tế sẽ tăng Hay khi dân số già thì các khoản chi của chính phủ không chỉ tăng do phúc lợi xã hội,
y tế mà các chi phí phát sinh do việc thiếu hụt lực lượng lao động cũng sẽ tăng
Trang 26Dân số là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thay đổi tỷ trọng chi tiêu công cộng
Quá trình đô thị hóa: ở khu vực nông thôn sẽ nảy sinh những nhu cầu vốn mà trước đây không có Nhu cầu phát sinh mới chủ yếu là đường sá, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, khu vui chơi, giải trí, … Tất cả nhu cầu này dẫn đến chi tiêu công tăng
2.2.6 Thực trạng chi tiêu công ở Việt Nam
Theo thống kê sơ bộ trong giai đoạn 2011-2015, trên thế giới chỉ có 25/178 quốc gia có ngân sách dương Việt Nam đã thâm hụt ngân sách liên tục trong 15 năm trở lại đây với tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP luôn ở mức khoảng 5% Mức thâm hụt này ở mức cao nhất so với các nước trong khu vực (theo thống kê của CIA, năm 2017)
Bảng 2.2 Ngân sách nhà nước tại một số quốc gia giai đoạn 2010-2015
(Nguồn CIA)
Từ năm năm 2010 đến năm 2015, nợ công so với GDP đã thay đổi từ 51,7% lên 61% trong đó: nợ chính quyền địa phương khoảng 0,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh là
Trang 2710,9% và nhiều nhất là nợ Chính phủ 49,2% Dù tăng trưởng kinh tế đáng kể nhưng Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất, tăng khoảng 10% trong 5 năm qua Như vậy, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khoá, nợ công trên GDP có thể vượt trần cho phép, (Chi tiêu công Việt Nam bội chi ngân sách lớn, nợ công ở mức cảnh báo, Hằng Nga, ngày 3/10/2017, Báo đấu thầu)
Hiện nay, nợ công Việt Nam vẫn thuộc ngưỡng cho phép nhưng đang đối mặt với nhiều rủi ro Bội chi ngân sách khá cao với mức bình quân khoảng 6% GDP trong giai đoạn 2011 – 2015 Cơ cấu chi cũng thay đổi theo hướng chi thường xuyên ngày càng tăng Giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ giữa chi thường xuyên và chi đầu tư trong khoảng 63%-37% đến giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này thay đổi khoảng 70%-30% Tốc
độ chi cho an sinh xã hội không kể tiền lương đã tăng bình quân 18%/năm, cao hơn tốc độ tăng của thu và chi ngân sách Giai đoạn 2009-2012, tỷ trọng chi lương so với GDP tăng 6,2% năm 2009 và lên đến 7,3% năm 2012 Đáng lưu ý, tốc độ tăng chi lương cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chi bình quân Quỹ lương chiếm khoảng 20% tổng chi ngân sách, chủ yếu do tăng lương cơ sở và tăng số lượng công chức, viên chức So với quốc tế, tỷ lệ chi lương cho công chức, viên chức của Việt Nam chưa quá cao nhưng cần phải cân nhắc nếu xu hướng chi lương tiếp tục tăng nhanh Chi đầu tư của Việt Nam ở mức cao so với khu vực và thế giới Trong giai đoạn 2006-
2010, chi đầu tư từ NSNN so với tổng đầu tư toàn xã hội là 28,4% Đến giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ này tăng nhẹ đạt mức 29,1%
Xét theo cơ cấu chi của nhà nước Chi ngân sách nhà nước năm 2016:
(tỷ đồng)
Cơ cấu chi (%)
Chi phát triển sự nghiệp kinh tế- xã hội, trong đó :
+ Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo
836.764 195.635
61,52 14,38
Trang 28Bảng 2.3 Chi ngân sách nhà nước năm 2016
Rõ ràng theo số liệu thống kê trên, cơ cấu chi cho đầu tư, phát triển chiếm tỷ lệ cao Theo thống kê từ Tổng cục thống kê, tỷ trọng vốn đầu tư công đang có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn 2005-2010, từ mức 47,1% năm 2005 xuống còn 38,1% năm 2010; sau đó nhích lên chút ít trong các năm 2012 đến 2014, giảm còn 38% năm 2015
và dừng ở mức 37,6% năm 2016
Đáng chú ý, mức tăng đầu tư công hàng năm khá cao, giai đoạn 2005-2016 chỉ
có 3 năm giảm nhẹ, còn lại đều tăng, có năm tăng tới 22,6% (2009); Giá trị tuyệt đối cũng tăng đều qua các năm, từ mức 161,6 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 316,3 nghìn
tỷ đồng năm 2010 và 557,5 nghìn tỷ đồng năm 2016
Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, khoảng 50% là trực tiếp từ ngân sách nhà nước, trên 30% là vốn vay, còn lại 20% là vốn của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác Vốn đầu tư từ Trung ương có xu hướng giảm dần, trong khi từ ngân sách địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) có xu hướng tăng lên và bình quân thời kỳ 2005-2016, vốn đầu của Trung ương là 51,4%, địa phương là 48,6%, chênh lệch không đáng kể, phản ánh sự phân cấp mạnh mẽ của cơ chế đầu tư công thời gian qua
+ Chi sự nghiệp y tế
+ Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ
+ Chi văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình,
thông tấn thể dục thể thao
+ Chi lương hưu, đảm bảo xã hội
+ Chi sự nghiệp kinh tế, bảo vệ môi trường
+ Chi quản lý hành chính
76.217 10.471 12.975
122.905 91.545 118.169
5,6 0,77 0,95
9,04 6,73 8,69
Trang 29Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm
cả hạ tầng cứng (đường giao thông, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước, điện, viễn thông…), lẫn hạ tầng mềm (y tế, giáo dục…) Tổng cộng các lĩnh vực này năm 2016 chiếm khoảng 53,6% tổng đầu tư công; trong đó, lĩnh vực vận tải, kho bãi lớn nhất (21,3%) và lĩnh vực điện, nước xếp thứ hai (14,4%) Kết quả, nhiều công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng (nhất là trong giao thông, cấp điện…) được triển khai, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng nâng lên đáng kể
Nhằm đảm bảo bền vững tài khoá, Quốc hội yêu cầu trong giai đoạn 2016-2020 giảm thâm hụt ngân sách và đảm bảo bội chi ngân sách không vượt mức 3,9% GDP,
tỷ lệ này đến năm 2020 phấn đấu không quá 3,5% GDP (Niêm giám thống kê năm
Ở dạng khái quát, tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời gian nhất định (thường tính cho một năm)
Chỉ tiêu thể hiện mức tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng GNP hoặc GDP của thời
kỳ sau so với thời kỳ trước thông qua công thức:
Trong đó:
+ GNP0, GDP0 là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kì trước;
Trang 30+ GNP1, GDP1 là tổng sản phẩm quốc dân và tổng sản phẩm quốc nội thời kỳ sau
Do có sự tồn tại của làm phát (biến động của giá cả) nên GNP, GDP được phân thành GNP, GDP thực tế và GNP, GDP danh nghĩa
2.3.2 Vai trò của tăng trưởng kinh tế
Điều kiện cần thiết để khắc phục tình trạng lạc hậu, nghèo đói, để nâng cao chất lượng cuộc sống là tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế giữ vai trò then chốt, vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia
Khi mức tăng dân số hợp lý thì tăng trưởng kinh tế sẽ là điều kiện vật chất tạo cơ hội việc làm, giảm thất nghiệp và nâng cao mức sống người dân Không những thế, tăng trưởng kinh tế còn đóng vai trò là tiền đề vật chất củng cố cho quốc phòng an ninh tại mỗi quốc gia
Không phải bất kỳ sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như mong muốn Nếu tăng trưởng kinh tế quá nhanh có thể dẫn đến “trạng thái quá nóng” kéo theo lạm phát tăng vọt, làm cho nền kinh tế phát triển không bền vững Với sự tăng trưởng kinh tế quá chậm sẽ gây ra nhiều hệ lụy, tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Do đó, việc tăng trưởng kinh tế tương ứng với khả năng của đất nước, phù hợp với mỗi thời kỳ nhất định là điều kiện tiên quyết
để thúc đẩy kinh tế phát triển ở trạng thái tăng trưởng bền vững Đó là sự tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao và ổn định trong thời gian dài gắn liền với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái
2.3.3 Lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2.3.3.1 Mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo
Từ việc kế thừa tư tưởng của Malthus và A.Smith, D Ricardo cho rằng đất đai, lao động, vốn là những yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế Trong 3 yếu tố đó, ông coi nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế là đất đai vì: đất đai là yếu tố hữu hạn, nên muốn gia tăng sản xuất con người cần mở rộng diện tích trên cả những vùng đất đai xấu Điều này dẫn đến lợi nhuận giảm nhưng chi phí tăng, giá tăng nên lương danh nghĩa tăng và kết quả là các nhà tư bản chủ nghĩa thu về mức lợi nhuận giảm Mà lợi
Trang 31nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư và đầu tư dẫn đến tăng trưởng, do lợi nhuận giảm nên tăng trưởng cũng giảm Nhưng thực tế thu được là mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình tăng trưởng kinh tế cổ điển của David Ricardo hoàn toàn không còn phù hợp để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng
2.3.3.2 Mô hình tăng trưởng kinh tế của K Marx
Theo K.Marx có 04 yếu tố: lao động, đất đai, vốn và tiến bộ kỹ thuật tác động đến quá trình tái sản xuất Marx đặc biệt chú ý đến vai trò của lao động trong việc tạo
ra giá trị thặng dư Không giống với các loại hàng hóa thông thường, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt đối với nhà tư bản Hàng hóa sức lao động có thể tạo ra một giá trị lớn hơn giá trị của bản thân nó, giá trị đó bao gồm giá trị sức lao động và giá trị thặng dư
Về yếu tố kỹ thuật, Marx nhận định tiến bộ kỹ thuật giúp tăng số lượng máy móc
và dụng cụ lao động, nghĩa là khả năng tạo lợi nhuận có xu hướng ngày càng tăng
Do đó, các nhà tư bản sẽ chia giá trị thặng dư thành hai phần: một là để tích luỹ phát triển sản xuất, hai là để tiêu dùng cho nhà tư bản Cách chia này, giúp nhà tư bản có vốn nhiều hơn để khai thác tiến bộ kỹ thuật và năng suất lao động của công nhân Marx không đồng tình với ý kiến “cung tạo nên cầu”, theo ông khủng hoảng kinh tế
là một giải pháp để khôi phục lại thế cân bằng của nền kinh tế đã bị rối loạn Các chính sách kinh tế của Nhà nước, đặc biệt chính sách khuyến khích nâng cao mức cầu hiện có giữ vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.3.3.3 Mô hình tân cổ điển
Các nhà kinh tế tân cổ điển không đồng tình với quan điểm cổ điển trước đây cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về vốn và lao động Họ cho rằng giữa 2 yếu tố vốn và lao động đều có thể thay thế cho nhau, có thể kết hợp bằng nhiều cách khác nhau giữa các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất Đồng thời, họ nhận định yếu tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế là tiến bộ khoa học kỹ thuật Lý thuyết tân cổ điển còn gọi là lý thuyết trọng cung do nó chú trọng đến các nhân tố đầu vào của quá trình sản xuất
Trang 32Mặt khác, các nhà kinh tế tân cổ điển đồng tình với các nhà kinh tế cổ điển khi cho rằng trong thị trường cạnh tranh, khi nền kinh tế gặp biến động thì sự linh hoạt
về giá cả và tiền công là nhân tố then chốt Các nhà kinh tế tân cổ điển phủ nhận vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc điều tiết nền kinh tế
2.3.3.4 Mô hình tăng trưởng kinh tế J.M.Keynes
Keynes nhận định có hai đường tổng cung: đường tổng cung ngắn hạn AS-SR phản ánh khả năng thực tế và đường tổng cung dài hạn AS-LR thể hiện mức sản lượng tiềm năng Ông khẳng định để nền kinh tế đạt trạng thái cần bằng không nhất thiết sản lượng phải đạt giá trị tiềm năng và tiêu dùng được sử dụng để xác định sản lượng Theo Keynes, thu nhập cá nhân được sử dụng với 02 mục đích là tích luỹ và tiêu dùng Với xu hướng chung, khi mức thu nhập tăng thì tiêu dùng sẽ giảm và tiết kiệm tăng Việc giảm tiêu dùng ở mỗi cá nhân khiến cho cầu tiêu dùng xã hội giảm Ông cho rằng nguyên nhân cơ bản dẫn đến trì trệ kinh tế là việc giảm tiêu dùng, tăng tiết kiệm
Mặt khác, Keynes cũng cho rằng đầu tư là yếu tố quyết định qui mô việc làm, khối lượng đầu tư phụ thuộc lãi suất cho vay và năng suất cận biên của vốn Keynes
sử dụng lý luận cầu quyết định việc làm và sản lượng để giải thích sự kiện những năm
30 ở các nước công nghiệp phương Tây có mức sản lượng thấp và thất nghiệp kéo dài Lý thuyết này còn gọi là thuyết trọng cầu
Keynes đưa ra kết luận thông qua phân tích tổng quan về việc làm là muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp, Nhà nước cần thực hiện điều tiết bằng chính sách kinh
tế nhằm tăng cầu tiêu dùng Ông cũng cho rằng Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng việc sử dụng chính sách kinh tế: chính sách tiền tệ, chính sách thuế,…
2.3.3.5 Mô hình tăng trưởng hiện đại
Các nhà kinh tế học hiện đại tán thành việc xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó nhà nước tham gia điều tiết có mức độ để hạn chế những tiêu cực của thị trường, thị trường tự xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế Về bản chất, nền kinh tế hỗn hợp là sự kết hợp giữa học thuyết kinh tế của Keynes và học thuyết
Trang 33kinh tế tân cổ điển Kinh tế học hiện đại quan niệm, sự cân bằng kinh tế như mô hình của Keynes, tức là sự cân bằng của nền kinh tế thường dưới mức tiềm năng Trong hoạt động bình thường, nền kinh tế luôn có sự hiện diện của lạm phát và thất nghiệp Vai trò của nhà nước là xác định mức lạm phát có thể chấp nhận được và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên Giao điểm tổng cung gặp tổng cầu xác định sự cân bằng của nền kinh tế Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại cũng đồng tình với mô hình kinh tế tân
cổ điển về các yếu tố tác động đến sản xuất Họ cho rằng tổng mức cung (Y) của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào: vốn sản xuất (K), lao động (L), tài nguyên thiên nhiên được sử dụng (R), khoa học công nghệ (A)
2.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc các nhân tố cơ bản sau:
- Vốn: Vai trò của nhân tố vốn đối với tăng trưởng kinh tế không chỉ thể hiện ở mức vốn đầu tư mà còn ở hiệu suất sử dụng vốn
- Con người: tài năng, trí tuệ của con người là yếu tố quyết định trong nền kinh
tế tri thức Bằng tri thức, con người con người có thể làm chủ công nghệ, tạo ra nhiều của cải, vật chất cho xã hội Vì vậy, việc đầu tư cho phát triển phải được đặc biệt quan tâm vì giáo dục là nền tảng phát huy nhân tố con người
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất không thể không kể đến là đất đai, khoáng sản, rừng và nguồn nước Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh
tế, như đất nước Ả Rập Xê Út có mức thu nhập cao hoàn toàn dựa vào trữ lượng dầu
mỏ khổng lồ được thiên nhiên ưu đãi Nhưng đó chỉ là ngoại lệ, ngoại lệ của các nước sản xuất dầu mỏ chứ không phải quy luật Nhật Bản đã chứng tỏ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú là lợi thế chứ không phải yếu tố quyết định thu nhập của một quốc gia Nhật Bản gần như không có tài nguyên thiên nhiên, thường xuyên gặp thiên tai nhưng nhờ tập trung cho sản xuất nên nền kinh tế vẫn đứng thứ hai trên thế giới
về quy mô
- Khoa học và công nghệ: tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần là tăng thêm lao động và tư bản, cũng không phải là sự sao chép giản đơn từ năm này qua năm
Trang 34khác Nó là quá trình không ngừng phát triển, không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất Ngày nay, khoa học và công nghệ là động lực của phát triển kinh tế, là lực lượng sản xuất trực tiếp
- Cơ cấu kinh tế: là yếu tố quyết định đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
- Thể chế chính trị và quản lý nhà nước: Thể chế chính trị ổn định, tiến bộ kết
hợp với sự quản lý có hiệu quả của nhà nước sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững
Tóm lại, để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ngoài việc sử dụng có hiệu quả các nhân tố trong nước bao gồm vốn, con người, khoa học công nghệ, cần tạn dụng thu hút các nguồn lực từ bên ngoài
2.3.5 Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Sau cuộc cải cách kinh tế và chính trị năm 1986, Việt Nam bước sang một bước
ngoặc mới, kinh tế từng bước phục hồi và thay đổi nhanh chóng Từ 1980 đến 2016
có thể phân thành các thời kỳ:
Bảng 2.4 Đặc điểm các thời kỳ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Chỉ tiêu
Thời kỳ bình ổn kinh tế
(1998 – 2007)
Thời kỳ suy giảm tăng trưởng
Từng bước phục hồi
và tăng mạnh khoảng 8,1%-9,5%
Tăng bền vững từ 4,8%-8,5%
Suy giảm từ 6,8%
Cầu nước ngoài bổ sung cầu nội địa, tỷ lệ xuất khẩu/GDP
khoảng 34,2% (năm 1997)
Cầu nước ngoài chiếm ưu thế, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng vọt khoảng 68,4%
(năm 2007)
Cầu nước ngoài vẫn chiếm ưu thế,
tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng
Trang 35nước
ngoài
26,3% (năm 1991)
lẹn đến 80% (từ năm 2011) Hiệu quả
nền kinh
tế
Sức ì của hệ thống tập trung còn lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp
Nhờ cải cách kinh tế hiệu quả kinh tế đã tăng
Hiệu quả giảm dần Hiệu quả vẫn
chưa cải thiện
Tiết kiệm
và đầu tư
Không có tích lũy, đầu tư chiếm gần 18% GDP chủ yếu từ nguồn vốn vay quốc tế
Bắt đầu có tích lũy, đầu tư tăng từ cả nguồn tiết kiệm trong nước và nước ngoài, chiếm khoảng 35%
GDP
Tích lũy tăng, đầu
tư tăng lên đến 46,5% GDP (năm 2007)
Tích lũy và đầu tư cùng giảm, tỷ lệ đầu tư chỉ còn gần 30% (năm 2016)
GDP
Nông, lâm, ngư nghiệp giảm xuống còn 28% Ngành dịch
vụ được chú trọng khoảng 40%, công nghiệp - xây dựng với 32% GDP
Nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục giảm chỉ còn 19%, trong khi dịch vụ là 39%
và công nghiệp - xây dựng là 42%
Hầu như không thay đổi
Lạm phát Cao, chỉ số CPI
khoảng 66,1%–
875,6%
Giảm mạnh, chỉ số CPI trong khoảng 3,6%-17,6%
Tăng dần từ mức -0,6 (năm 2000) đến 12,6% (năm 2007)
Cao hơn so với giai đoạn 1992 -
2007 (Nguồn: Tổng cục Thống kê; Hội Kinh tế Việt Nam, 2016; APO, 2016) Tăng trưởng kinh tế nước ta qua các thời kỳ cho thấy sự tăng trưởng không bền
vững Cấu trúc nền kinh tế thiếu cân đối, khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng
cao, lao động và vốn đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng, sản xuất trong nước Tăng
trưởng kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới Nhìn chung, tăng trưởng
Trang 36kinh tế của nước ta đang dựa trên nền tảng của những nhân tố có chất lượng thấp, vận hành thiếu ổn định, nợ xấu chưa giải quyết, mất cân đối tài khóa
Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) Việt Nam qua các năm
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, các năm)
2.4 Tìm hiểu chung về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
2.4.1 Đặc điểm Vùng
Trang 37Hình 2.4 Vị trí địa lý Vùng Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm 8 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang Diện tích vùng khoảng 30.585,7 km2 (chiếm 9,23% diện tích cả nước) Hạt nhân vùng là 3 cực Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu Vùng có bản lề giữa miền đất cao cuối cùng thuộc Đông Nam Bộ và vùng trũng đồng bằng có các sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ; gắn với Đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn ở phía tây; ranh giới được phân định bằng một đứt gãy địa chất lớn và được biểu hiện
rõ nét bởi sông Thị Vải, trung và thượng lưu sông Sài Gòn Lãnh thổ này còn được kéo dài ra biển với thềm lục địa rộng hàng trăm ngàn km2 và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn Bốn phía của vùng tiếp giáp với không gian kinh tế đa dạng và phong phú: phía đông là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, hải sản với cảng biển lớn trong giao lưu quốc tế; phía tây với vùng nông - lâm nghiệp phong phú và là cửa ngõ đường bộ chính đi Campuchia, Thái Lan; phía bắc là miền Trung, Tây Nguyên giàu tiềm năng
về cây công nghiệp, lâm sản, khoáng sản; phía nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long
là vựa lúa, vựa cây trái lớn của cả nước (Giới thiệu về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Sách giáo khoa địa lý lớp 12)