Trong số các yếu tố này ngoài các doanh nghiệp cạnh tranhvới nhau trong nội bộ ngành và các nhân tố khác như khách hàng, hêthống các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế, hay các đối thủt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI Phân tích và đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam thông qua mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter
Trang 2MEc lEc
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CÁC LỰC LƯỢNG ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER 4
1.1 Khái quátR lý thuyết lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Mục đích 4
1.2 Các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter 5
1.2.1 Cạnh tranh trong ngành (Đối thủ cạnh tranh trực tiếp) 5
1.2.2 Đe dọa từ đối thủ mới gia nhập ngành 6
1.2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng 6
1.2.4 Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế 6
1.2.5 Quyền lực thương lượng của khách hàng 7
CHƯƠNG 2: CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM 8
2.1 Khái quát ngành bán lẻ tại Việt Nam 8
2.2 Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam 8
2.2.1 Cạnh tranh trong ngành (Đối thủ cạnh tranh trực tiếp) 8
2.2.2 Đe dọa từ đối thủ mới gia nhập ngành 9
2.2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng 10
2.2.4 Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế 11
2.2.5 Quyền lực thương lượng của khách hàng 12
2.3 Đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam 13
2.3.1 Thành tựu 13
2.3.2 Hạn chế 15
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM 19
3.1 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 19
3.2 Giải pháp từ phía nhà nước 20
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Ngành bán lẻ tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền
kinh tế, đóng góp vào sự phát triển và thúc đẩy tiêu dùng trong xã
hội Ngoài ra, ngành bán lẻ còn được hiểu là quá trình bán hàng hóa,
dịch vụ đến khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau
nhằm đem lại lợi nhuận cho người bán Ngành bán lẻ không chỉ đơn
thuần là việc bán hàng hóa và dịch vụ đến khách hàng, mà còn liên
quan đến việc xây dựng các chuỗi cung ứng, quản lý kho hàng và tạo
ra giá trị cho người tiêu dùng.AVới quy mô thị trường: ngành bán lẻ
tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng từ 246,65 tỷ USD năm 2023 lên 435,59
tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR) là
12,05% trong giai đoạn dự báo (2023-2028) Sự phục hồi sau khủng
hoảng COVID-19 đã giúp doanh số bán lẻ tăng trở lại, đặc biệt là
trong các kênh hiện đại như siêu thị và thương mại điện tử Các kênh
bán lẻ tại Việt Nam bao gồm ba loại chính: kênh truyền thống, kênh
hiện đại, kênh trực tuyến Việt Nam đang chứng kiến quá trình đô thị
hóa và xu hướng nhu cầu phát triển của người tiêu dùng trẻ thành
thị, cùng với sự hiện diện của các doanh nghiệp ngoại và nội đều
đang tăng tốc để giành thị phần trong ngành bán lẻ Do vậy, sự cạnh
tranh trong ngành bán lẻ ngày cảng trở nên khốc liệt, đồng thời
mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của các doanh nghiệp Để
hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng đến với đề tài “Phân tích
và đánh giá cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam thông qua mô hình các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter”
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CÁC LỰC LƯỢNG ĐIỀU TIẾT CẠNH TRANH CỦA MICHAEL PORTER
1.1 Khái quátR lý thuyết lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter
Michael Porter, nhà hoạch định chiến lược và cạnh tranh hàng
đầu thế giới, ông đã mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng
ngành kinh doanh nào cũng chịu sự tác động bởi 5 yếu tố Bên cạnh
đó, các nhà hoạch định chiến lược đang tìm kiếm ưu thế vượt trội so
với các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng mô hình này để phân tích
và hiểu rõ hơn ngành mình đang hoạt động
Mô hình Porter’s five forces lần đầu tiên được xuất bản trên tạp
chí Havard Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố
tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh Mô hình này thường được gọi là “
Năm lực lượng cạnh tranh của Porter” Theo Porter, các điều kiện để
cạnh tranh trong một ngành thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau Trong số các yếu tố này ngoài các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau trong nội bộ ngành và các nhân tố khác như khách hàng, hê
thống các nhà cung cấp, các sản phẩm thay thế, hay các đối thủ
tiềm năng
Mô hình 5 lực lượng điều tiết cạnh tranh của Michael Porter
(Porter's Five Forces) là một mô hình xác định và phân tích năm lực
lượng cạnh tranh trong mọi ngành công nghiệp và giúp xác định
điểm yếu và điểm mạnh của ngành
(Theo Harvard Business review)
Mô hình lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter là một công
cụ hữu ích và hiệu quả trong việc tìm ra nguồn gốc lợi nhuận của
ngành Qua đó, các doanh nghiệp có thể xác định cho mình một
chiến lược cạnh tranh để doanh nghiệp duy trì hay tăng lợi nhuận
Trang 5Xác định được ưu thế của doanh nghiệp mình đang có vượt trội
so với đối thủ cạnh tranh hay so với mặt bằng chung của ngành Từ
đó, các quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ xác định được điểm
mạnh, điểm yếu của từng ngành để từ đó đưa ra được chiến lược
phát triển phù hợp trong tương lai
Các cơ quan chính phủ như Ủy ban chống độc quyền và sát
nhập ở Anh, hay Bộ phận chống độc quyền của Bộ tư pháp Mỹ cũng
sử dụng mô hình này để kiểm chứng xem liệu có công ty nào đang
lợi dụng độc quyền hay không
1.2 Các lực lượng điều tiết cạnh tranh của M.Porter
1.2.1 Cạnh tranh trong ngành (Đối thủ cạnh tranh trực tiếp)
Mức độ cạnh tranh từ đối thủ hiện tại trong ngành chủ yếu
nhằm phân tích thông tin thị trường với các nội dung như cơ cấu
cạnh tranh ngành, thực trạng cơ cấu của ngành, hàng rào, số lượng
doanh nghiệp cùng ngành, và các sản phẩm đang cung cấp
Thông thường các ngành chỉ bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ,
không có đơn vị nào ở vị trí thống trị Trong khi đó một ngành tập
trung có sự chi phối bởi một số ít các doanh nghiệp lớn thậm chí chỉ
một doanh nghiệp duy nhất gọi là độc quyền Bản chất và mức độ
cạnh tranh đối với các ngành tập trung rất khó phân tích và dự đoán
Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thể hiện thông qua
các rào cản rút lui khỏi ngành, mức độ tập trung, mức độ tăng trưởng
của ngành, tình trạng thăng dư, cũng như đặc điểm của sản
phẩm/dịch vụ
Cụ thể, rào cản rút lui là các rào cản bắt buộc các công ty ở lại
cạnh tranh trong ngành đang hoạt động mặc dù đầu tư không đem
lại hiệu quả có thể thua lỗ Nguồn gốc của các rào cản rút lui bao
gồm: sự chuyên môn hóa cao các tài sản của công ty, chi phí cố định
để rút lui lớn, mối tương quan chiến lược giữa các SBU, những rào
cản liên quan đến cảm xúc, các hạn chế về xã hội và Chính phủ.A
Trang 6Mức độ tăng trưởng của ngành: Một thị trường đang trong giai
đoạn tăng trưởng cho phép số lượng lớn các công ty thu được lợi
nhuận Ngược lại, tốc độ tăng trưởng chậm sẽ tạo ra các áp lực lớn
cho mọi công ty trong ngành về việc chia phần thị trường và đặc biệt
dẫn đến cạnh tranh về giá.A
Đặc điểm của sản phẩm/dịch vụ: Sự thiếu vắng các yếu tố để
khác biệt hóa sản phẩm sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh phải tập
trung kiểm soát chặt chẽ cấu trúc chi phí và áp lực cạnh tranh căng
thẳng về giá sẽ nảy sinh
Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh: Sự đa dạng được thể
hiện bởi chiến lược, nguồn gốc công nghệ hoặc lĩnh vực kinh doanh,
quy mô và vị trí địa lý, quan hệ với công ty mẹ… sẽ dẫn đến sự phân
khúc của các đoạn thị trường và do đó sẽ rất khó khăn cho việc nhận
dạng các đối thủ cạnh tranh
1.2.2 Đe dọa từ đối thủ mới gia nhập ngành
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là các doanh nghiệp hiện tại chưa
cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh
tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành Sự xuất hiện của đối thủ
tiềm năng đi cùng sự đe dọa giảm thị phần của các doanh nghiệp
hiện tại trong ngành, do đó sự cạnh tranh trong ngành càng gay gắt
hơn…
Ngành càng dễ gia nhập thì tỉ lệ cạnh tranh càng cao, trong đó
quan trọng là hàng rào chi phí quyết định Rào cản này bao hàm ý
nghĩa một doanh nghiệp cần phải tốn kém rất nhiều để có thể tham
gia vào ngành Phí tổn này càng cao thì rào cản càng cao và ngược
lại
1.2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng3
Quyền thương lượng của nhà cung ứng cho thấy tầm ảnh
hưởng của các nhà cung cấp tới giá bán sản phẩm, tác động trực
tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp Nhà cung cấp có thể trở thành
một áp lực khi tăng giá nhập đầu vào hoặc giảm chất lượng của sản
Trang 7phẩm, dịch vụ mà họ cung cấp Quyền thương lượng của nhà cung
cấp cũng là hình ảnh phản chiếu quyền thương lượng của khách
hàng, liên quan đến việc nhà cung cấp có thể gây áp lực lên các
công ty bằng cách tăng giá, giảm chất lượng hoặc giảm tính sẵn có
của các sản phẩm
Qua đó làm giảm khả năng cung ứng của doanh nghiệp, không
đảm bảo được yếu tố đầu vào đủ về số lượng và đúng chất lượng cần
thiết Hơn thế nữa, số lượng nhà cung cấp trên thị trường cũng là
một vấn đề cần xem xét Khi số lượng nhà cung cấp trên thị trường
càng ít thì họ càng có nhiều quyền lực, dẫn tới rủi ro cao hơn cho
doanh nghiệp (Theo Tri thức cộng đồng và Quyền thương lượng của
nhà cung cấp)
1.2.4 Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế
Sản phẩm thay thế là các hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
này có thể thay thế hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác với
cùng một mức giá, cùng chất lượng sản phẩm nhưng khác nhau về
ưu đãi hoặc mẫu mã Ngày nay, sản phẩm của các DN cạnh tranh
với nhau thông qua việc sáng tạo ra các giá trị mới, giá trị tăng
thêm, giá trị cảm nhận hơn là giá trị hữu dụng vốn có của nó và
người mua, khách hàng cũng bỏ tiền ra để mua những giá trị đó
Sản phẩm dịch vụ thay thế có tính bất ngờ, khó dự đoán bởi
ngay cả trong nội bộ ngành với sự phát triển của công nghệ cũng
có thể tạo ra sản phẩm thay thế cho ngành của mình Ngoài ra các
biện pháp để dự đoán sự đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế như
nghiên cứu chức năng sử dụng của mỗi sản phẩm/dịch vụ ở mức độ
rộng hay kiểm soát sự ra đời của công nghệ mới đều rất phức tạp
và tốn nhiều chi phí
1.2.5 Quyền lực thương lượng của khách hàng3
Quyền lực thương lượng của khách hàng là áp lực cạnh tranh
đánh giá khả năng của khách hàng tới giá bán và chất lượng của
sản phẩm/ dịch vụ Quyền thương lượng của khách hàng
Trang 8(Bargaining power of buyers) đề cập đến việc khách hàng hay
người tiêu dùng có thể đặt áp lực cho các doanh nghiệp để họ cung
cấp sản phẩm chất lượng cao hơn, dịch vụ khách hàng tốt hơn với
giá thấp hơn
Ngoài ra, người tiêu dùng còn có khả năng gây áp lực bằng
cách liên kết với nhau để có được mức giá tốt hoặc tạo xu hướng
mua sắm cho thương hiệu Trường hợp có nhiều nhà cung ứng họ
có quyền lựa chọn nhà cung ứng nào tốt hơn, do vậy các nhà cung
ứng phải tự cạnh tranh với nhau
Sức mạnh thương lượng của người mua, được sử dụng cùng
với các lực lượng khác trong mô hình năm lực lượng cạnh tranh của
Porter để đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt hơn Quyền
thương lượng của khách hàng đóng một vai trò quan trọng cả bên
trong và bên ngoài của ngành vì nó cung cấp sự hiểu biết về tiềm
năng lợi nhuận trong ngành này Quyền thương lượng của khách
hàng càng cao càng làm giảm lợi nhuận của ngành và làm giảm
sức hấp dẫn của sản phẩm Điều này có thể ngăn cản những khách
hàng mới hoặc khiến các công ty hiện tại cần thiết phải đưa ra các
chiến lược tốt hơn để cải thiện lợi nhuận
Trang 9CHƯƠNG 2: CƯỜNG ĐỘ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM
2.1 Khái quát ngành bán lẻ tại Việt NamR
Bán lẻ là quá trình bán hàng hóa hoặc dịch vụ tiêu dùng cho
khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm lợi nhuận Việt
Nam đang chứng kiến quá trình đô thị hóa đang diễn ra và xu hướng
nhu cầu phát triển của người tiêu dùng trẻ thành thị từ đó thúc đẩy
tăng trưởng mạnh mẽ trong các kênh bán lẻ hiện đại như cửa hàng
bách hóa hay sự mở rộng nhanh chóng của thương mại điện tử Thật
vậy, ảnh hưởng ngày càng tăng của các yếu tố có thể thấy như việc
ra đời của các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi nhằm vào nhu cầu mua
sắm hàng tạp hóa phù hợp với dòng chảy của lối sống đô thị bận rộn
Việt Nam được xếp vào một trong những thị trường bán lẻ lớn ở
châu Á Thái Bình Dương và được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát
triển Theo Tổ chức tư vấn AT Kearney (2022) nhận định thị trường
bán lẻ Việt Nam với mức tăng trưởng nhanh, với chỉ số phát triển bán
lẻ toàn cầu (GRDI) năm 2022 đứng thứ 9, đang trở thành một thị
trường hấp dẫn để các nhà bán lẻ nước ngoài đầu tư, tìm kiếm lợi
nhuận
Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh chính trị thế giới biến
động khó lường, tình hình kinh tế trong nước có nhiều yếu tố không
thuận lợi, ngành bán lẻ đang chịu những tác động nặng nề Nhưng
với sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và nhà bán hàng trên cả
nước, cùng sự phát triển không ngừng của công nghệ hỗ trợ trong
lĩnh vực quản lý, thanh toán, vận chuyển, ngành bán lẻ và FnB
(ngành thực phẩm và dịch vụ ăn uống) ghi nhận những dấu hiệu tích
cực từ quý IV/2023; nhiều nhà bán hàng thể hiện niềm tin tích cực
vào tình hình kinh doanh năm 2024
Trang 102.2 Phân tích cường độ cạnh tranh trong ngành bán lẻ Việt Nam
2.2.1 Cạnh tranh trong ngành (Đối thủ cạnh tranh trực tiếp)
Theo quá trình hội nhập quốc tế hiện nay các nhà bán lẻ nước
ngoài đã được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn tại Việt Nam
đồng thời các hiệp định FTA thế hệ mới được thông qua dẫn đến sự
gia nhập thị trường của các ông lớn ngành bán lẻ lớn của nước ngoài
vào thị trường nội địa như Aeon (Nhật Bản), Lotte Mart (Hàn Quốc),
Central Group (Thái Lan) và làn sóng mua bán, sáp nhập của các
doanh nghiệp bán lẻ như tập đoàn Massan mua lại mảng bán lẻ
Vinmart của Vingroup Nhiều doanh nghiệp bán lẻ liên tục mở rộng
quy mô và các địa điểm bán lẻ
Cạnh tranh các công ty trong ngành là tương đối nhiều do có
rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ tham gia vào thị trường Các nhà bán
lẻ không chỉ cạnh tranh để giành lấy khách hàng mà còn phải cạnh
tranh cả vị trí để bán hàng Mặt khác, cạnh tranh ở các khu vực
thành thị trở nên mạnh mẽ giữa các siêu thị, chuỗi bán lẻ hiện đại và
thương mại điện tử trong khi ở khu vực nông thôn chủ yếu là sự cạnh
tranh giữa các cửa hàng nhỏ lẻ truyền thống và chuỗi cửa hàng hiện
đại
Hiện tại nhóm các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã có những
chuyển biến tích cực, đang ngày một đông đảo về số lượng và lớn
mạnh dẫn về quy mô với sự hình thành và phát triển một số nhà
phân phối lớn với các thương hiệu như Saigon Co-op (110 siêu thị, 4
đại siêu thị, 4 trung tâm thương mại), Massan (132 siêu thị Winmart
và 3000 cửa hàng Winmart+), Thế giới di động & Bách hoá xanh
(2000 cửa hàng), BRG (75 siêu thị) Đây là những doanh nghiệp
bán lẻ trong nước có trình độ khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ
thống phân phối khá rộng rãi đều khắp trên nhiều tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trong cả nước
Trang 11VinMart và CoopMart, hai trong số những chuỗi siêu thị lớn nhất
ở Việt Nam, tập trung vào việc cung cấp một loạt các sản phẩm từ
thực phẩm tươi sống đến hàng tiêu dùng và đồ gia dụng Các bên
thường tổ chức các chương trình khuyến mãi và giảm giá để thu hút
khách hàng, cùng với việc cung cấp dịch vụ sau bán hàng chuyên
nghiệp Trong khi đó, Circle K và MiniStop là các chuỗi cửa hàng tiện
lợi nhanh chóng phát triển ở Việt Nam, tập trung vào việc cung cấp
các sản phẩm tiện lợi và thực phẩm nhanh; tạo ra sự thuận tiện cho
khách hàng thông qua việc mở cửa hàng 24/7 và các dịch vụ giao
hàng tận nơi Cả hai loại đối thủ này đều tạo ra một môi trường cạnh
tranh sôi động trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, buộc các doanh
nghiệp phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện dịch
vụ, và tạo ra những trải nghiệm mua sắm tốt nhất cho khách hàng
Điều này thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến liên tục trong ngành, mang
lại lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp
2.2.2 Đe dọa từ đối thủ mới gia nhập ngành
Trong ngành bán lẻ ở Việt Nam, có nhiều đối thủ cạnh tranh
tiềm năng có thể xuất hiện và tạo ra những thay đổi đáng kể Một
trong số đó có thể nhắc tới các thương hiệu bán lẻ quốc tế lớn
mạnh như Walmart hay Amazon Việc gia nhập của các thương hiệu
lớn này vào thị trường Việt Nam có thể tạo ra một áp lực cạnh tranh
mới với sự kết hợp của tài nguyên và kinh nghiệm toàn cầu của họ
Ví dụ, nếu Walmart quyết định mở rộng hoạt động của mình
vào Việt Nam, họ có thể mang lại sự cạnh tranh mạnh mẽ trong việc
cung cấp hàng hoá với giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng
chuyên nghiệp Tương tự, việc Amazon ra mắt dịch vụ giao hàng
nhanh chóng và mạng lưới cửa hàng trực tuyến của họ có thể tạo ra
áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước
Trước tình hình này, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần
phải chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm cách tăng cường cạnh tranh của mình
Điều này có thể thông qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, tối ưu hóa quy trình kinh doanh, và tìm kiếm các phương
Trang 12thức tiếp cận mới đối với khách hàng Chỉ có bằng cách này, họ mới
có thể chống lại sự cạnh tranh đến từ các đối thủ tiềm năng và duy
trì vị thế của mình trong ngành bán lẻ ở Việt Nam
Tuy nhiên, việc gia nhập ngành bán lẻ Việt Nam hiện phải đối
mặt với các rào cản chủ yếu: (1) các nhà bán lẻ cần số lượng cửa
hàng lớn để có được lợi thế thương mại; (2) các chuỗi bán lẻ cần sở
hữu nội địa 50%, vì vậy chuỗi bán lẻ nước ngoài không thể kinh
doanh ngành này một mình tại Việt Nam Như vậy, doanh nghiệp
bán lẻ tham gia trước sẽ có lợi thế hơn nhờ lấy được hết các vị trí
đẹp để kinh doanh Bên cạnh đó, biên lợi nhuận ròng của nhà bán
lẻ là thấp nên họ cần hiểu biết về thị trường bán lẻ và người tiêu
dùng để vận hành kinh doanh nếu không sẽ dễ dàng bị lỗ
2.2.3 Quyền lực thương lượng của nhà cung ứng3
Dựa vào số liệu từ Statista và Google/Bain & Company, thị
trường bán lẻ ở Việt Nam đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng
mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử Sự gia tăng
này có thể tăng cường quyền lực thương lượng của nhà cung ứng
trong ngành bán lẻ Với nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng
cao, các nhà cung ứng có sản phẩm và dịch vụ chất lượng có thể tận
dụng cơ hội này để đàm phán điều kiện hợp tác và tăng giá trị cho
các doanh nghiệp bán lẻ Tuy nhiên, sự cạnh tranh cũng đang gia
tăng từ các nhà cung ứng khác và các kênh phân phối khác nhau,
điều này có thể làm giảm sức ảnh hưởng của một số nhà cung ứng
và tạo ra áp lực cạnh tranh Theo số liệu của Statista (2023), tỷ
trọng thương mại điện tử xuyên biên giới trung bình của Đông Nam
Á tăng từ 74 tỷ USD năm 2021 lên 120 tỷ USD năm 2022 Giá trị thị
trường thương mại điện tử Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 234 tỷ USD
năm 2025 Việc mua hàng trực tuyến trong nước tăng 13,5% so với
năm trước, với tổng chi tiêu lên đến 12,42 tỷ USD Những nền tảng
thương mại điện tử đóng góp vào giá trị cao hơn và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng Do đó, nhà cung ứng có thể tăng cường quyền
Trang 13lực thương lượng trong ngành bán lẻ Việt Nam bằng cách cải thiến
chuỗi cung ứng, cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn và phù hợp
với nhu cầu của khách hàng
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2022, Việt Nam có
hơn 11.000 doanh nghiệp bán lẻ với vốn điều lệ đăng ký hơn 1 triệu
tỷ đồng Có nhiều nhà cung cấp trong nước và quốc tế cho phép các
doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn theo nhu cầu và chiến lược kinh doanh
để tối ưu hóa nguồn cung, đa dạng hóa sản phẩm, cũng như cung
cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng Với nhu cầu tiêu dùng ngày càng
cao và đa dạng, đòi hỏi doanh nghiệp bán lẻ cần đa dạng hóa sản
phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường Trong đó, một số nhà cung cấp
có thương hiệu mạnh và sản phẩm độc quyền có thể tạo sức nặng
trong thương lượng, quyền lực trong đàm phán cao hơn; như các nhà
cung cấp sữa bột, sản phẩm bỉm cho trẻ em, các thương hiệu thời
trang cao cấp
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2022, tổng giá trị
nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam đạt 122,2 tỷ USD,
tăng 10,2% so với năm 2021 Tỷ lệ hàng hóa nhập khẩu ngày càng
tăng, tạo áp lực cho các nhà cung cấp trong nước Như vậy, quyền
thương lượng của nhà cung ứng trong ngành bán lẻ Việt Nam ở mức
trung bình và có thể thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm, thương hiệu
và thị trường cụ thể
2.2.4 Đe dọa từ sản phẩm dịch vụ thay thế
Số liệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện
tử và sự gia tăng sức mạnh của các nền tảng mua sắm trực tuyến
đang tạo ra một đe dọa đối với các doanh nghiệp bán lẻ truyền
thống Sự thuận tiện và sự đa dạng của sản phẩm từ các kênh trực
tuyến có thể làm giảm lưu lượng khách hàng đến các cửa hàng
truyền thống Điều này đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp bán
lẻ trong việc tìm cách thích nghi và cải thiện trải nghiệm mua sắm