1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

pháp luật về phá sản doanh nghiệp vận chuyển hàng không phân tích các trường hợp cụ thể đã học so sánh nguyên nhân phá sản với các quốc gia trên thế giới

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

MỤC LỤC1.1 NHỮNGQUYĐỊNH CHUNG VỀ PHÁSẢN 41.1.4 Đối tượng áp dụng pháp luật phá sản 51.1.5 Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 61.1.6 Thẩm quyền giải quyết yêu

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAMKHOA VÂN TI HÀNG KHÔNG

Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (2051010379)Nguyễn Đình Phương Vy (2051010368)Nguyễn Như Quỳnh (2051010382)

TP Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1.1 NHỮNGQUYĐỊNH CHUNG VỀ PHÁSẢN 4

1.1.4 Đối tượng áp dụng pháp luật phá sản 51.1.5 Đối tượng có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản 61.1.6 Thẩm quyền giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản 71.2 TRÌNH TỰVÀ THỦ TỤCGIẢIQUYẾT YÊU CẦU MỞ THỦ TỤC PHÁSẢN 8

2.1 TÌNHHÌNH PHÁ SẢN CỦA CÁC HÃNG HÀNG KHÔNG TRONG QUÁ KHỨ: 10

2.2 PHÁ SẢNCỦAHÃNGHÀNGKHÔNGỞ THỜI ĐIỂMHIỆN TẠI DO DỊCH COVID -19:15

Trang 3

2.2.2 Nguy cơ phá sản của các hãng hàng không Việt Nam trong đại dịch Covid

2.2.3 Các chính sách hỗ trợ hãng hàng không từ chính phủ 172.2.4 Kết luận hãng hàng không phá sản trong tình hình dịch COVID- 19 182.3 SOSÁNHNGUYÊNNHÂNPHÁSẢNCỦACÁCHÃNGHÀNGKHÔNGQUỐCGIA VÀ

2.3.1 Đối với hãng hàng không Air Mekong ở thị trường Việt Nam: 182.3.2 Đối với hãng hàng không Pan Am ở thị trường Mỹ: 192.3.3 Đối với Thai Airways trên thị trường Thái Lan: 202.3.4 Kết luận về các nguyên nhân phá sản: 212.4 NHỮNGNHẬNXÉT ĐỀ, XUẤT VÀBÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC HÃNG HÀNG

2.4.1 Nhận xét về các hãng hàng không : 222.4.2 Đề xuất về các hãng hàng không: 232.4.3 Bài học rút ra cho các hãng hàng không: 23

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GING VIÊN CHẤM BÀI 1………

Ngày … tháng … năm …

Giáo viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GING VIÊN CHẤM BÀI 2………

Ngày … tháng … năm …

Giáo viên chấm 2

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Dưới góc độ pháp lý, phá sản là hiện tượng mà con nợ không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố phá sản (thường là tòa án).

Trong nền kinh tế thị trường, phá sản là sản phẩm của quá trình cạnh tranh, chọn lọcvà đào thải tự nhiên, dù là nền kinh tế thị trường ở các nước phát triển trên thế giới hay nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Tuy nhiên, phá sản là một vấn đề từ lý luận đến thực tiễn, là cả một quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, bởi một khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế, đặc biệt là quyền lợi của người lao động, tiền lương, việc làm, các vấn đề tiêu cực và các khoản nợ của các công ty, hợp tác xã.

Doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản sẽ nảy sinh ra rất nhiều mối quan hệ phức tạp cần phải giải quyết Không chỉ là quan hệ nợ giữa chủ nợ với doanh nghiệp mà quanhệ nợ giữa doanh nghiệp với người lao động Vì vậy, việc giải quyết những vấn đề đó một cách kịp thời có ý nghĩa to lớn đối với việc thiết lập trật tự cần thiết, thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm mối quan hệ hay quyền chủ thể giữa các bên.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, công ty con nợ và người có liên quan, xác định trách nhiệm của công ty con nợ, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, khuôn khổ trật tự, kỷ cương xã hội sẽ giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanhphát triển có hiệu quả doanh nghiệp và Luật Phá sản đã ra đời.

Phá sản vẫn còn là một vấn đề mới đối với nước ta, đặc biệt là ở lĩnh vực hàng không, hoạt động thanh lý tài sản phá sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn Việcnắm bắt và hiểu đầy đủ các thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách Với những lý do nêu trên, nhóm quyết định chọn đề tài: “Pháp luật về phá sản doanh nghiệp vận chuyển hàng không Phân

Trang 6

tích các trường hợp cụ thể đã học So sánh nguyên nhân phá sản với các quốc gia trên thế giới.” để biết thêm một chút về luật phá sản hiện hành của nước ta Trong thời kỳ kinh tế mới, việc hiểu rõ luật doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, luật phá sản chỉ là một bộ phận nhỏ trong hệ thống pháp luật ở nước ta.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm giúp người đọc nghiên cứu, hiểu rõ và nắm vững:

- Những quy định chung về phá sản trong việc xác định công ty lâm vào tình trạng phá sản, quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và thẩm quyền tốngđạt đơn yêu cầu phá sản

- Thủ tục thi hành, quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc xử lý đơn yêu cầu phásản.

- Nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các hãng hàng không quốc gia và các hãng hàng không trên thế giới

- Giảm thiểu hậu quả của việc phá sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên góp phần ổn định trật tự kinh tế, xã hội.

- Tạo cơ hội cho các hãng hàng không phục hồi dần và trở lại trạng thái hoạt động ban đầu.

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu khoa học luật

- Phương pháp phân tích, xử lý những tình huống pháp lý cụ thể của các hãng hàng không trong quá khứ và hiện tại

- Phương pháp tổng hợp các kiến thức để tìm ra những vấn đề lí luận đáp ứng nhu cầu thực hành luật cho các hãng hàng không

Trang 7

Pháp luật Việt Nam lấy tiêu chí chỉ số thanh toán nợ đến hạn và xác định: “Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.” (Điều 2, Luật Phá Sản năm 2014).

+ Trên cơ sở nguyên nhân gây ra phá sản có phá sản trung thực và phá sản gian trá- Phá sản trung thực là mất khả năng thanh toán do nguyên nhân khách quan hay những rủi ro bất khả kháng gây ra Phá sản trung thực có thể từ những nguyên nhân chủ quan nhưng không phải do sự chủ ý nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.- Phá sản gian trá là hậu quả của những thủ đoạn gian trá, có sắp đặt trước nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

+ Trên cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý có phá sản tự nguyện và phá sản bắt buộc Cụ thể là dựa trên căn cứ ai là người làm đơn yêu cầu phá sản

- Phá sản tự nguyện là do phía doanh nghiệp mắc nợ tự làm đơn yêu cầu phá sản khithấy mình mất khả năng thanh toán, không có điều kiện thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với chủ nợ.

- Phá sản bắt buộc là do phía các chủ nợ làm đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp mắcnợ nhằm thu hồi các khoản nợ từ doanh nghiệp mắc nợ.

+ Dựa vào đối tượng bị giải quyết phá sản

- Gồm phá sản cá nhân và phá sản pháp nhân Tuỳ theo pháp luật ở mỗi nước mà đối tượng bị giải quyết phá sản có quy định khác nhau Ở nước ta áp dụng cho doanh nghiệp và hợp tác xã Còn ở Trung Quốc: áp dụng với thành phần kinh tế quốc doanh, Úc: áp dụng với cả cá nhân.

Trang 8

- Phá sản cá nhân: theo quy định này cá nhân bị phá sản phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

- Phá sản pháp nhân: đó là phá sản một tổ chức, tổ chức này phải gánh chịu hậu quả của việc phá sản việc trả nợ cho chủ nợ của pháp nhân dựa trên tài sản của pháp nhân.

Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:

- Mất khả năng thanh toán;

- Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.

Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.

Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.

Theo Điều 2 Luật Phá Sản năm 2014, đối tượng áp dụng của Luật này là: “Doanh nghiệp và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật”

Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 chỉ áp dụng đối với:

+ Doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2020;+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012.

Trong quá trình xây dựng Luật Phá sản năm 2014, nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng đối tượng áp dụng của Luật này để phù hợp với khuyến nghị số 8 và 9 của Khuyến nghị Hướng dẫn xây dựng pháp luật phá sản của ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc (UNCITRAL) cũng như tương thích với đối tượng áp dụng trong pháp luật phá sản của các nước trên thế giới.

Trang 9

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, nhiều chủ thể kinh doanh như cá nhân kinh doanh, tổ hợp tác, hộ gia đình, tuy có đăng ký kinh doanh nhưng hoạt động kinh doanh của nhóm đối tượng này ở quy mô nhỏ, đa số chưa thực hiện tốt vềchế độ kế toán, tài chính nên khi áp dụng thủ tục phá sản sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý, thanh lý tài sản Mặt khác, hiện nay khi các đối tượng này mất khả năng thanh toán thì việc xử lý nợ sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự và Bộ luật Dân sự.

2 Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

3 Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

4 Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, thành viên hợp danh khi doanh nghiệp mất khả năng thanhtoán.

5 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán hoặcdưới 20% nhưng được quy định tại Điều lệ công ty.

6 Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

Trang 10

1.1.6 Th m quy n gi i quy t yêu c u m th t c phá s nẩ ề ả ế ầ ở ủ ụ ả

Hiện nay, theo Luật Tổ chức Toà án nhân dân năm 2014 cũng như Luật Phá sản năm 2014, thẩm quyền giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp thuộc về Toà án nhân dân địa phương Dựa trên các nguyên tắc: theo trụ sở chính, theo nơi đăng ký kinh doanh và theo tính chất phức tạp của vụ việc phá sản, Điều 8 Luật Phá sản năm2014 phân định thẩm quyền giải quyết vụ phá sản giữa các cấp Tòa án nhân dân địa phương như sau:

1 Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp:

a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;

b) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

c) Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;

d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.

2 Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này

Thủ tục phá sản doanh nghiệp quy định trong Luật Phá sản 2014 diễn ra gồm các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mởthủ tục phá sản.

Trang 11

Bước 2: Tòa án nhận đơn và thụ lý đơn

Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản Nếu đơn chưa hợp lệ thìyêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từchối sửa đơn thì Tòa án trả lại đơn.

Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn)

Bước 3: Mở thủ tục phá sản

Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.

Bước 4: Tổ chức hội nghị chủ nợTriệu tập Hội nghị chủ nợ:+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.

Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện choít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.

Trang 12

Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.

Bước 6: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản- Thanh lý tài sản phá sản;

- Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.

Mức thù lao được xác định dựa vào thỏa thuận hoặc tính theo tỷ lệ trên tổng giá trị tài sản thu được sau khi thanh lý.

Thứ tự phân chia tài sản khi Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản như sau:- Chi phí phá sản;

Trang 13

Sau hai sự kiện trên, hình ảnh lúc đó của hãng đã bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, khiến hãng bắt đầu trên con đường suy sụp Vì đa số hành khách sau đó đã tránh xa việc đặt chỗ trên các chuyến bay của Pan Am vì nếu đặt chỗ của hãng sẽ đồng nghĩavới việc đi trên một hãng hàng không nguy hiểm Và sự kiện cuối cùng, như một giọt nước tràn ly sau khoảng thời gian gồng mình để hoạt động đó chính là vụ kiện 300 triệu USD của hơn 100 gia đình các nạn nhân trên chuyến bay PA 103.Việc hãng sụp đổ, được tóm tắt theo nhiều khía cạnh khác nhau, như đoạn trích thuộc cuốn sách Barnaby Conrad, Pan Am: “Huyền thoại của hàng không, cho rằng sự sụp đổ của Pan Am là sự kết hợp giữa việc quản lý công ty tồi tệ, sự lãnh đạm của chính quyền để bảo vệ hãng chuyên chở quốc tế quan trọng nhất và lỗ hổng của chính sách” Ông ta đã viết lên sự theo dõi được làm bởi Phó Chủ tịch Pan Am Stanley Gewirtz cho External Affairs:

Air Mekong còn có tên gọi khác là “Sếu đầu đỏ”, địa vị pháp lý của hãng thuộc mô hình công ty Cổ phần hàng không Air Mekong Được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng Đây là hãng hàng không tư nhân thứ ba được cấp phép tại Việt Nam, sau Indochina Airlines và Vietjet Air Chuyến bay đầu tiên cất cánh vào tháng 10/2010, tập trung khai thác các đường bay từ TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng đến Phú Quốc, Đà Lạt.

Sau gần hai năm hoạt động, Air Mekong có 4 máy bay thương mại Bombardier CRJ 900 có thể bay ở độ cao 12,000m với 13 đường bay trong nước đến 9 điểm đến Trong tháng 6 -2012, Air Mekong tiến hành lễ ký kết với Eximbank– Ngân Hàng thương mại Cổ Phần Xuất nhập khẩu Việt Nam về thỏa thuận mời ngân hàng đóng góp 11% vốn điều lệ (trở thành 1 cổ đông lớn của Air Mekong) Tuy nhiên, hợp đồng giữa Air Mekong và Eximbank đã không được diễn ra.

Doanh thu trong năm 2012 cao hơn năm 2011, tuy nhiên tình hình Air Mekong cũng không sáng sủa hơn Dẫn đến vào ngày 28/2/2013, hãng đã ngừng bay để tái cơ cấu Và để tạo sự khác biệt về mô hình máy bay của 2 hãng là Airbus và Boeing Hãng đã thực hiện theo chiến lược, Air Mekong đã chọn máy bay

Trang 14

Bombardier CRJ900 sử dụng cho các chuyến bay có khoảng cách ngắn Nó vừa phùhợp với chiến lược kinh doanh của Air Mekong đề ra vừa muốn tạo ra sự khác biệt với các mô hình máy bay nổi tiếng khác tại Việt Nam như Airbus, Boeing Tuy nhiên, đây là 1 quyết định sai lầm và cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến Air Mekong sa lầy Ví dụ cụ thể để dễ hiểu hơn là Việt Nam Airlines, Vietjet, Jetstar Pacific hiện đang sử dụng máy bay Boeing 787 (với 274 chỗ ngồi), máy bay Boeing 777 (309 ghế), Airbus A350s (305 ghế), Airbus A330 (269 ghế), Airbus A321 (184 ghế) Còn chiếc Bombardier CRJ 900 thì lại yếu thế hơn hẳn về mặt năng lực phục vụ hành khách, máy bay thấp hơn so với máy bay Boeing và Airbus, phí thuê tàu cũng không rẻ hơn là mấy so với hai loại máy bay trên Vì với dung lượng 90 ghế/chiếc, nhưng Air Mekong phải chi không dưới 4 tỷ đồng/ngày để nuôitoàn bộ hoạt động của hãng Bên cạnh việc chi trả kinh phí để nuôi máy bay, thì hãng còn phải chi 1 khoản rất lớn về nhân lực Trong khi Air Mekong phục vụ hành khách trong một chuyến bay ít hơn các đối thủ rất nhiều, nhưng nó vẫn phải trả các chi phí tương tự cho các phi công, quản lý bay, thuế phí và các dịch vụ mặt đất Điều đó khiến các khoản thu không của Air Mekong không thể bù đắp chi phí Một trong những khoản chi phí khổng lồ mà hãng này phải trả là chi phí nhân công Riêng phi công người nước ngoài hiện nay khoảng 40 người, lương 5000-6000 USD/tháng, chưa tính các chi phí liên quan khác

Và cuối cùng là việc hãng phải đối mặt cạnh tranh với những “gã khổng lồ như Vietnam Airlines” Báo cáo cho thấy rằng đến tháng 12/2012, Vietnam Airlines kiểm soát 67,5% thị phần trong cả nước Điều đó là quá đủ để tạo ra sự độc quyền trong việc khai thác các chuyến bay nội địa Hãng hàng không tư nhân Việt Nam này rõ ràng là vô cùng khó khăn trong cạnh tranh bất bình đẳng với Vietnam Airlines Trong khi Vietnam Airlines giữ độc quyền một số dịch vụ mặt đất, dịch vụ sân bay, cung ứng nhiên liệu, các hãng hàng không khác không có quyền để khai thác các dịch vụ và phải trả phí rất cao để sử dụng chúng Air Mekong rất khó khăn để chiến đấu với Vietnam Airlines về việc xúc tiến thương mại vì nguồn lực tài chính của Vietnam Airlines mạnh hơn so với các doanh nghiệp còn lại Đến cuối

Ngày đăng: 24/05/2024, 13:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w