mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt đồng tháp

118 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt đồng tháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Song song đó các tác nhân bên ngoàinhư tín dụng đen, công ty tài chính cũng ảnh hưởng không kém đến việc phát triển tíndụng tiêu dùng của chi nhánh.Cách tiếp cận: Luận văn sử dụng các ph

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN THANH CẨM XUÂN

MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT ĐỒNG THÁP

Tp Hồ Chí Minh,tháng 10 năm 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

TP Hồ Chí Minh, tháng 10/2023TRẦN THANH CẨM XUÂN

MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬTTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS NGUYỄN HỒNG THU

TP Hồ Chí Minh, tháng 10/2023

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:

Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật – TP.HCM, các Giảng viêntham gia giảng dạy đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tậpvà thực hiện đề tài.

Lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánhĐồng Tháp và đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hỗ trợ, giúp đỡ tôi tham gia và hoàn thànhkhóa học này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS Nguyễn Hồng Thu đã tận tình hướng dẫn, giúpđỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đềtài.

Nhóm các chuyên gia đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến thảo luận để em hoàn thiệnluận văn.

Trân trọng cảm ơn!

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Tôi chịu hoàn toàn tráchnhiệm với những nội dung đã trình bày trong luận văn, trường Đại học Sư phạm Kỹthuật TP.HCM không liên đới trách nhiệm.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai côngbố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2023(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Trang 15

Cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhu cầu vay tiêu dùng ngày càngcao, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã triển khai loại hình tín dụng tiêu dùngđối với khách hàng cá nhân Đặc biệt là Chi nhánh Đồng Tháp trong những năm gầnđây đã không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng, đã từng bước cải thiện quytrình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân, nhưng đảm bảo an toàn về tíndụng.

Vấn đề: Về chính sách cũng như quy chế cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồnđọng những vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăngtrưởng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh Tỷ lệ dư nợ tăng net còn thấp so với chỉ tiêuđược giao Số lương khách hàng biết đến sản phẩm còn khá thấp Các chính sáchmaketing về sản phẩm còn hạn chế, các CBNV chưa mặn mà với việc triển khai sảnphẩm cho vay tiêu dùng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro Song song đó các tác nhân bên ngoàinhư tín dụng đen, công ty tài chính cũng ảnh hưởng không kém đến việc phát triển tíndụng tiêu dùng của chi nhánh.

Cách tiếp cận: Luận văn sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, phươngpháp thống kê, phương pháp so sánh, mô tả.

Kết quả thực hiện: Đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những giải pháp để mởrộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Lien Việt – Chi nhánh Đồng

Trang 16

Tháp, mở rộng sản phẩm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng có hiểu quả và mang đến chokhách hàng sự tiện lợi khi giao dịch với ngân hàng.

Kết luận và khuyến nghị: Các giải pháp được khuyến nghị gồm: Cải tiến sảnphẩm cho vay tiêu dùng, đa dạng hóa sản phẩm cho vay tiêu dùng, xây dựng và thựchiện chiến lược khách hàng Hoàn thiện qui trình cho vay, Tăng cường chăm sóc kháchhàng nhằm thu hút và giữ khách hàng, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng,tăng cường đào tạo nhân viên khách hàng.

Trang 17

With the development of the world economy and the increasing demand forconsumer loans, Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank has deployed consumercredit for individual customers Especially, Dong Thap Branch in recent years hascontinuously promoted consumer credit balance, has gradually improved lendingprocesses and regulations to suit people's needs, but ensure financial safety credit.

Problem: Regarding the Branch's lending policies and regulations, there arestill objective and subjective problems that affect the Branch's ability to growconsumer credit The net outstanding debt ratio is still low compared to the assignedtarget The number of customers who know about the product is still quite low.Product marketing policies are still limited, employees are not interested inimplementing consumer loan products because of many potential risks At the sametime, external factors such as black credit and financial companies also equallyinfluence the branch's consumer credit development.

Approach: The thesis uses information collection methods, statistical methods,and comparison methods

Implementation results: Assessing the current situation to find solutions toexpand consumer credit at Lien Viet Post Commercial Joint Stock Bank - Dong Thap

Trang 18

Branch, expanding consumer credit products and services effectively and bringcustomers convenience when transacting with the bank.

Conclusion and recommendations: Recommended solutions include:Improving consumer loan products, diversifying consumer loan products, building andimplementing customer strategies Improve lending process, enhance customer care toattract and retain customers, strengthen consumer credit risk management, launch salescompetition programs, enhance customer staff training.

Trang 19

5 Phương pháp nghiên cứu 23

5.1 Phương pháp thu thập số liệu 23

5.2 Phương pháp phân tích số liệu 24

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp 24

5.2.2 Phương pháp thống kê mô tả 24

5.2.3 Phương pháp thống kê phân tích 24

5.2.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu 24

5.2.5 Phương pháp phỏng vấn 25

6 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 25

6.1 Nghiên cứu ngoài nước 25

6.2 Nghiên cứu trong nước 27

6.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu 28

6.4 Khoảng trống nghiên cứu 29

7 Đóng góp của nghiên cứu 29

8 Cấu trúc của nghiên cứu dự kiến bố cục luận văn 29

CHƯƠNG 1 29

Trang 20

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG

TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CN ĐỒNG THÁP 30

1.1 Tổng quan về hoạt động tín dụng ngân hàng 30

1.1.1 Khái niệm về tín dụng ngân hàng 30

1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng 30

1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng 30

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng 31

1.2 Tổng quan về tín dụng tiêu dùng 32

1.2.1 Khái niệm về tín dụng tiêu dùng 32

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng 32

1.2.3 Phân loại của tín dụng tiêu dùng 34

1.2.4 Vai trò của tín dụng tiêu dùng 39

1.3 Khái niệm về mở rộng tín dụng tiêu dùng 41

1.4 Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng tiêu dùng 42

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng tiêu dùng 42

1.6.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng Arigbank 46

1.6.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Vietinbank 47

1.6.3 Kinh nghiệm của Standard Chartered ở Sing-ga-po 49

1.6.4 Kinh nghiệm của Citibank tại Nhật Bản 50

1.6.5 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt 52

CHƯƠNG 2 54

Trang 21

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT - CHI NHÁNH ĐỒNG THÁP 54

2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt – Chinhánh Đồng Tháp 54

2.2.2.1 Chính sách tín dụng tiêu dùng tại Lienvietpostbank Đồng Tháp 58

2.2.2.2 Các sản phẩm Tín dụng tiêu dùng được triển khai tại chi nhánh 59

2.2.2.3 Quy trình cho vay tiêu dùng tại Lienvietpostbank Đồng Tháp 60

2.2.2.4 Qui mô và cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Lienvietpostbank Đồng Tháp642.2.2.5 Quản lý rủi ro Tín dụng tiêu dùng tại Lienvietpostbank Đồng Tháp652.2.2.6 Đánh giá chung 66

2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hướng đến mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàngTMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi Nhánh Đồng Tháp 72

2.3.1 Nhân tố ảnh hưởng thuộc về ngân hàng 72

2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng không thuộc về ngân hàng 76

2.4 Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Bưu ĐiệnLiên Việt - Chi Nhánh Đồng Tháp 78

2.4.1 Những kết quả đạt được 78

2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân 80

2.5 Nguyên nhân 81

2.5.1 Nguyên nhân khách quan 81

2.5.2 Nguyên nhân chủ quan 82

Trang 22

-3.1.1 Cải tiến sản phẩm cho vay tiêu dùng 843.1.2 Đa dạng hoá sản phẩm cho vay tiêu dùng 853.1.3 Xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng 863.1.4 Hoàn thiện qui trình cho vay 863.1.5 Tăng cường chăm sóc khách hàng nhằm thu hút và giữ khách hàng 873.1.6 Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tiêu dùng 883.1.7 Tăng cường đào tạo nhân viên khách hàng (nhân viên tín dụng) 893.2 Kiến nghị 903.2.1 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 903.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 913.2.3 Kiến nghị với Lienvietpostbank 92KẾT LUẬN 94DANG MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96PHỤ LỤC 97CÂU HỎI THAM KHẢO Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA 101MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN CÁC CHUYÊN GIA THAM GIA KHẢOSÁT 103

Trang 23

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LPB Đồng Tháp Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt – Chi nhánhĐồng Tháp

TMCP Thương mại cổ phầnTDTD Tín dụng tiêu dùng

SP_TDTD Sản phẩm tín dụng tiêu dùngTCTD Tổ chức tín dụng

CNTT Công nghệ thông tin

Trang 24

2020 - 2021 64Bảng 2.6: Dư nợ cho vay tiêu dùng theo sản phẩm tại Lienvietpostbank Đồng

Tháp 65Bảng 2.7: Bảng so sánh các sản phẩm TDTD các ngân hàng 69Bảng 2.8: Bảng so sánh chính sách về tài sản đảm bảo TDTD các ngân hàng 70

Trang 25

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trườngtheo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, năng suất sản xuất cao đã tạo ra lượnghàng hóa phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân Thực hiệnchính sách mở cửa, bộ mặt nền kinh tế Việt Nam đã chuyển đổi mạnh, đời sống củangười dân ngày càng nâng cao, tiến đến cuộc sống thoải mái hơn về vật chất lẫn tinhthần, ngoài những nhu cầu thiết yếu, như ăn, ở, uống, đồ mặc thì nhu cầu cuộc sốngđược nâng cao hơn, như nhà đẹp tiện nghi, xe cộ hiện đại, du lịch, học hành nướcngoài, Do đó, đôi khi người dân cho phép mình chi tiêu vượt mức thu nhập, dẫn đếnnhu cầu vay mượn để tiêu dùng tăng lên Điều này đã tạo ra thị trường tín dụng tiêudùng đối với các ngân hàng thương mại diễn ra cạnh tranh cao.

Cùng sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nhu cầu vay tiêu dùng ngày càngcao, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã triển khai loại hình tín dụng tiêu dùngđối với khách hàng cá nhân Đặc biệt là Chi nhánh Đồng Tháp trong những năm gầnđây đã không ngừng đẩy mạnh dư nợ tín dụng tiêu dùng, đã từng bước cải thiện quytrình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của người dân, nhưng đảm bảo an toàn về tíndụng Tuy nhiên, về chính sách cũng như quy chế cho vay của Chi nhánh vẫn còn tồnđọng những vướng mắc khách quan, chủ quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăngtrưởng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh Theo báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạchkinh doanh năm 2020 - 2021 tại LPB - CN Đồng Tháp thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ dư nợtăng net còn thấp chỉ nằm khoảng 30% so với chỉ tiêu được giao Số lượng kháchhàng biết đến sản phẩm cho vay tiêu dùng tại Liên Việt còn khá thấp chưa đến 40%trên 3000 khách hàng (Theo báo cáo kết quả hoàn thành kế hoạch kinh doanh qua cácnăm tại LPB - CN Đồng Tháp) Các chính sách maketing về sản phẩm còn hạn chế,các CBNV chưa mặn mà với việc triển khai sản phẩm cho vay tiêu dùng vì tiềm ẩnnhiều rủi ro Song song đó các tác nhân bên ngoài như tín dụng đen, công ty tài chínhcũng ảnh hưởng không kém đến việc mở rộng tín dụng tiêu dùng của chi nhánh.

Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp khắcphục những khó khăn và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng tiêu dùng tại Chi nhánh mộtcách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp thiết Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài ”Mở

Trang 26

rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt – Chi nhánhĐồng Tháp” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình, với hy vọng sẽ mở ra mộthướng đi mới cho sự mở rộng tín dụng tiêu dùng của Chi nhánh nói riêng và Ngânhàng TMCP Bưu điện Liên Việt nói chung.

2 Mục tiêu nghiên cứu2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng (TDTD) tại Ngânhàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - chi nhánh Đồng Tháp, trên cơ sở làm rõ nhữngthuận lợi, khó khăn, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt độngTDTD tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Đồng Tháp.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt mục tiêu trên, các câu hỏi cần được trả lời:

- Thực trạng mở rộng TDTD tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt_ Chinhánh Đồng Tháp như thế nào?

- Giải pháp nào để tăng cường mở rộng TDTD tại Ngân hàng TMCP Bưu ĐiệnLiên Việt_ Chi nhánh Đồng Tháp?

Trang 27

+ Phần số liệu được thu thập từ báo cáo tổng kết hàng năm của LPB chinhánh Đồng Tháp

+ Phần thông tin thu thập là các công trình nghiên cứu, các bài viết trên cáctạp chí khoa học, tạp chí ngân hàng và các quy định liên quan đến hoạt động tín dụngbán lẻ tại LPB chi nhánh Đồng Tháp nói riêng.

- Đối với số liệu sơ cấp

Tác giả sẽ thực hiện bảng khảo sát với các chuyên gia, những người có kinh nghiệmtrong lĩnh vực ngân hàng và với các khách hàng đang sử dụng các hoạt động tín dụngcủa LPB chi nhánh Đồng Tháp

5.2 Phương pháp phân tích số liệu

5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tổng hợp

Nghiên cứu các dữ liệu, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet,các công trình nghiên cứu trước đây (thông tin thứ cấp) về hoạt động tín dụng bán lẻtại ngân hàng LPB chi nhánh Đồng Tháp; chủ trương chính sách của Đảng và Nhànước; Kinh nghiệm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ của một số ngân hàng trong vàngoài nước.

5.2.2 Phương pháp thống kê mô tả

Dùng phương pháp này để thống kê số liệu cụ thể về các vấn đề phát triển dịchvụ NHBL tại ngân hàng LPB chi nhánh Đồng Tháp nhằm phục vụ cho việc phân tíchthực trạng của hoạt động phát triển hoạt động bán lẻ tại LPB chi nhánh Đồng Tháp,làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

5.2.3 Phương pháp thống kê phân tích

Số liệu được thu thập từ các báo cáo thường niên của LPB chi nhánh ĐồngTháp, Báo cáo thống kê của LPB Việt Nam, cơ quan thống kê, tạp chí chuyên ngànhkinh tế, tài chính ngân hàng và xử lý thông tin về thực trạng phát triển hoạt động bánlẻ tại LPB chi nhánh Đồng Tháp.

5.2.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh kết quả của hoạt động tín dụngbán lẻ của LPB chi nhánh Đồng Tháp với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ratrong từng thời kỳ Nêu ra được những mặt còn tồn tại, khó khăn, từ đó đề xuất cácgiải pháp phù hợp.

Trang 28

5.2.5 Phương pháp phỏng vấn

Tác giả thực hiện phỏng vấn bảng khảo sát với các khách hàng đang giao dịchtại LPB chi nhánh Đồng Tháp và các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngânhàng để đánh giá, thảo luận, đề xuất giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ choLPB chi nhánh Đồng Tháp

6 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan6.1 Nghiên cứu ngoài nước

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách giáo khoa, tài liệunghiên cứu đề cập đến vấn đề phát triển dịch vụ NHBL ở các mức độ khác nhau Gầnđây, đã có một số công trình nghiên cứu về Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại cácngân hàng TMCP do các tổ chức quốc tế thực hiện được tiến hành ở các nước đangphát triển và phát triển.

Đầu tiên là nghiên cứu của Mã Thế Tài (2017), về Phát triển cho vay tiêu dùngtại ngân hàng BIDV Cà Mau”, đề tài sử dụng lý thuyết về cho vay tiêu dùng và kinhnghiệm thực tiễn tại đơn vị để mô tả, phân tích, xác định các điểm ưu và tồn tại vềcông tác cho vay tiêu dùng tại đơn vị Từ đó, đưa ra những giải pháp phát triển chovay tiêu dùng tại đơn vị phù hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong quá trìnhcho vay đối với khách hàng.

Một nghiên cứu mới của Luisa Anderloni (2010), “The Profitability of theConsumer Credit Industry: Evidence from Europe - Lợi nhuận của ngành tín dụng tiêudùng: Minh chứng từ các nước Châu Âu” Bài viết tập trung vào lợi nhuận của ngànhTDTD ở châu Âu Kết quả nhấn mạnhrằng, trong số các yếu tố quyết định ở cấp độdoanh nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ trong việc cho vay đối với các hộ giađình là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến lợi nhuận Liên quan đến các yếu tố đặc thù củathị trường, lợi nhuận của các công ty TDTD bị ảnh hưởng tích cực bởi quy mô của thịtrường và được xác định tiêu cực bởi mức độ gánh nặng nợ của hộ gia đình.

Tương đồng với các nghiên cứu trên, có nghiên cứu mới của Jim Marous(2019) Nghiên cứu “Top 10 Retail Banking Trends and Predictions for 2018” củaJim Marous, đã đưa ra mười xu hướng chủ đạo, sẽ dẫn dắt hoạt động ngân hàng bánlẻ trên thế giới trong thời gian tới, bao gồm: (i) Loại bỏ các yếu tố cản trở việc tiếp

Trang 29

cận dịch vụ của khách hàng; (ii) Mở rộng việc sử dụng và phân tích dữ liệu chuyênsâu; (iii) Cải thiện đa kênh phân phối; (iv) Tiếp cận với giao diện lập trình ứng dụngAPI ngân hàng mở; (v) Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính công nghệ(fintech); (vi) Mở rộng thanh toán số hóa; (vii) Hướng dẫn thực hiện và giám sát sựthay đổi; (viii) Khám phá công nghệ nâng cao; (ix) Cạnh tranh với các thách thức mớivà (x) Thử nghiệm công nghệ Blockchain.

Nghiên cứu “Top 10 Retail Banking Trends and Predictions for 2019” của JimMarous, đã đưa ra mười xu hướng hoạt động ngân hàng bán lẻ trên thế giới trong thờigian tới, bao gồm: (i) Sử dụng dữ liệu lớn, AI, phân tích nâng cao; (ii) Loại bỏ cácyếu tố cản trở việc tiếp cận dịch vụ của khách hàng; (iii) Sử dụng các API và Ngânhàng mở; (iv) Cải thiện phân phối đa kênh một cách thống nhất; (v) Xây dựng quanhệ đối tác với các tổ chức tài chính công nghệ (fintech); (vi) Mở rộng thanh toán sốhóa; (viii) Đầu tư vào các sáng kiến đổi mới; (viii) Sự thách thức của các ngân hàngmới; (ix) Khám phá các công nghệ tiên tiến (IoT, Giọng nói); (x) Tìm kiếm hoặc đàotạo các tài năng mới.

Gần đây nhất là nghiên cứu của Capgemini Nghiên cứu “Retail Banking 2020:Evolution or Revolution” của Capgemini đã đưa ra 10 xu hướng của dịch vụ NHBLtrong thời gian tới đó là: (i) Chuẩn bị lực lượng lao động trong kỷ nguyên số đã trởthành ưu tiên hàng đầu; (ii) Các ngân hàng đang hợp tác với các công ty tài chínhcông nghệ (FinTechs) để khám phá những chốt tài chính bán hàng hiệu quả; (iii) Cácngân hàng đang dần bắt đầu triển khai việc cho vay tiêu dùng không bảo đảm thôngqua các kênh số; (iv) Các giải pháp blockchain đang được sử dụng để cải thiện quátrình nhận diện và xác thực khách hàng; (v) Các ngân hàng nắm bắt tư duy thiết kế;(vi) Các ngân hàng đang tận dụng AI để tạo ra quá trình giao dịch liền mạch; (vii)Tăng cường hợp tác với các RegTech; (viii) Tiếp tục tăng cường việc đổi mới côngnghệ nhằm thúc đẩy các sáng kiến về tuân thủ rủi ro của ngân hàng; (ix) Hệ sinh tháimở X trong tương lai sẽ là một đòi hỏi bắt buộc các bên tham gia vào thị trường bánlẻ hợp tác với nhau; (x) Các ngân hàng tạo ra hệ thống nhằm cung cấp trải nghiệm ưuviệt cho khách hàng.

Bổ sung vấn đề này có nghiên cứu của Pwc: Nghiên cứu “Retail Banking 2020:Evolution or Revolution - Dịch vụ ngân hàng bán lẻ đến năm 2020: Cách mạng hay

Trang 30

cải cách” trong đó đưa ra 6 tác động của làn sóng toàn cầu: (i) Sự phát triển củanguồn vốn; (ii) Công nghệ sẽ thay đổi mọi thứ; (iii) Các ưu tiên thay đổi nhân khẩuhọc và cơ hội để phát triển; (iv) Thay đổi hành vi và xã hội; (v) Những nhân tố gâygián đoạn cho tương lai và (vi) Cách mạng và sự gián đoạn - điều không hoàn hảocho sự thay đổi Và 6 ưu tiên đến năm 2020: (i) Phát triển mô hình kinh doanh lấykhách hàng làm trung tâm; (ii) Tối ưu hóa phân phối; (iii) Đơn giản hóa mô hình kinhdoanh và vận hành; (iv) Đạt được lợi thế thông tin; (v) Kích hoạt đổi mới và các khảnăng cần thiết để thúc đẩy hoạt động; (vi) Chủ động quản lý rủi ro, quy định và vốn.6.2 Nghiên cứu trong nước

Vấn đề mở rộng tín dụng được Võ Lan Phương (2017) với đề tài nghiên cứu“Mở rộng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kiên Long - chi nhánh Đà Nẵng”.Đánh giá đúng thực trạng về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của Ngânhàng TMCP chi nhánh Đà Nẵng từ đó tìm ra nguyên nhân tồn tại, những khó khănvướng mắc và đề xuất các giải pháp phù hợp, để mở rộng tín dụng tại chi nhánh Haytại nghiên cứu của Triều Mạnh Đức (2019) với đề tài nghiên cứu “Giải pháp pháttriển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thônViệt Nam - Chi nhánh 6” Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, xu hướng phát triển của thịtrường tài chính Việt Nam là chuyển hướng sang mô hình đa năng, hoạt động đa lĩnhvực, đặc biệt là phát triển mạnh mảng hoạt động bán lẻ, điều này đặt ra yêu cầu chinhánh cần chú trọng phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ Qua đó tác giả cũng đề racác giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô để phát triển hoạt động cũng như đa dạng hóahoạt động, đặc biệt là mảng bán lẻ với hoạt động tín dụng bán lẻ bên cạnh những dịchvụ đã và đang triển khai, nhằm hướng đến cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt độngđể phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.

Tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh (2019) “ Phát triển sản phẩm tíndụng tiêu dùng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam luậnvăn đã các lập được hệ thống lý luận về phát triển sản phẩm lý luận TDTD tại NHTMkhá đầy đủ, trong đó tác giả đưa ra luận điểm khoa học về phát triển sản phẩm tíndụng tiêu dùng “ sự gia tăng về quy mô, hoàn thiện về chất lượng sản phẩm gắn vớinâng cao trách nhiệm cộng đồng để phát triển sản phẩm bền vững.

Trang 31

Dưới góc nhìn và đánh giá khác về quản trị rủi ro tín dụng, nghiên cứu của LêThị Hạnh (2019) về “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Nam theo tiêu chuẩn Basel II” Trong nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóađược cơ sở lý luận về rủi ro, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng củaNHTM theotiêu chuẩn Basel II, đặc biệt là sự cần thiết phải đáp ứng tiêu chuẩn Basel II củaNHTM.

Sau cùng là nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà (2019), “Nâng cao hiệu quả hoạtđộng kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội, nghiên cứu đã tổngquan lý luận về hiệu quả kinh doanh tại NHTM: khái niệm, nội dung hiệu quả hoạtđộng kinh doanh trên gốc độ của NHTM về khả năng sinh lời, an toàn và trên giác độxã hội về sự đóng góp vào các mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội Tác giả luận văn đềxuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trên gốc độđảm bảo an toàn và triển khai phân tích sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng 4.0 đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM khá rõ nét.

Dựa trên các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã giúp tác giả có cáinhìn rõ hơn, hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng bán lẻ của mộtNHTM.

6.3 Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

Theo nghiên cứu của tác giả, và từ tổng quan nghiên cứu các công trình khoahọc từ nước ngoài và trong nước, có thể nhận xét chung như sau:

- Các công trình ngoài nước: chủ yếu nhằm làm rõ vai trò và đóng góp củadịch vụ NHBL; những nhân tố tác động và xu hướng phát triển dịch vụ NHBL trongbối cảnh các ngân hàng ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế thế giới; nhưng chưa cókhung lý thuyết toàn diện về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trước làn sóng sốhóa hoạt động ngân hàng.

- Các công trình trong nước: Các nghiên cứu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ khánhiều, trong đó các nghiên cứu đã đưa ra được các khái niệm về dịch vụ NHBL, cácnhân tố ảnh hưởng và tác động để từ đó đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngânhàng bán lẻ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hoặc một hệ thống ngân hàng cụ thể.Ngoài ra, một số luận văn đã đặt việc phát triển dịch vụ này trong điều kiện cạnhtranh tự do hay hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, chưa có một luận văn nào đi sâu

Trang 32

vào việc phân tích việc mở rộng dịch vụ NHBL tại một ngân hàng trước làn sóng sốhóa hoạt động ngân hàng, trong đó gồm cả tác động mới của sự canh tranh mạnh mẽvề tốc đố số hóa dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

6.4 Khoảng trống nghiên cứu

Trên góc độ lý thuyết, luận văn sẽ phân tích và làm rõ những nội dung cốt lõicủa mở rộng sản phẩm tín dụng bán lẻ.

Trên gốc độ thực tiễn, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng mở rộng dịchvụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt trong giai đoạn 03năm từ năm 2019 đến 2021 trước làn sóng số hóa các hoạt động ngân hàng tại ViệtNam và trên thế giới, đây là giai đoạn và đặt trong bối cảnh mà các nghiên cứu gầnđây về Ngân hàng LPB nói chung và LPB chi nhánh Đồng Tháp chưa đề cập, đồngthời phân tích các nội dung liên quan đến mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tạiNHTM lên ngân hàng LPB chi nhánh Đồng Tháp Từ đó đề xuất các giải pháp, kiếnnghị nhằm mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ tại ngân hàng LPB chi nhánh ĐồngTháp trước trước làn sóng số hóa các hoạt động ngân hàng.

7 Đóng góp của nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu và vận dụng các vấn đề lý luận về mở rộng tín dụng tiêudùng cùng với đánh giá thực trạng nhằm tìm ra những giải pháp để mở rộng tín dụngtiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt - Chi nhánh Đồng Tháp, mở rộngsản phẩm, dịch vụ tín dụng tiêu dùng có hiệu quả và mang đến cho khách hàng sự tiệnlợi khi giao dịch với ngân hàng.

8 Cấu trúc của nghiên cứu dự kiến bố cục luận văn

Cấu trúc gồm Phần mở đầu, Phần nội dung và Tài liệu tham khảo, đề tài nghiêncứu được chia thành 03 chương với nội dung cụ thể, như sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về mở rộng tín dụng tiêu dùng của ngân hàngthương mại.

Chương 2: Thực trạng mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP BưuĐiện Liên Việt - chi nhánh Đồng Tháp

Chương 3: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng TMCP BưuĐiện Liên Việt - chi nhánh Đồng Tháp

Trang 33

Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) thì “Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyểnnhượng sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng (tổ chức, cá nhân) trong một thờigian nhất định với một khoản chi phí nhất định” Nói cách khác, tín dụng ngân hànglà quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân được thực hiện dưới hìnhthức: ngân hàng đứng ra huy động vốn bằng tiền và cho vay với các đối tượng trên.

Tín dụng ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển củahệ thống ngân hàng Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ, trong đó: ngânhàng là người cho vay còn tổ chức, cá nhân là người đi vay.

Tín dụng ngân hàng vừa là tín dụng mang tính chất sản xuất kinh doanh do gắnliền với hoạt động sản xuất kinh doanh vừa là tín dụng tiêu dùng, không gắn liền vớihoạt động sản xuất kinh doanh Song, nghiệp vụ tín dụng ngân hàng luôn đảm bảo 3nguyên tắc cơ bản:

- Hoàn trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi

- Sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích cam kết và có hiệu quả

- Tiền vay phải được bảo đảm bằng tài sản (trừ trường hợp cho vay tín chấp,không có tài sản đảm bảo).

1.1.2 Bản chất của tín dụng ngân hàng

Bản chất của tín dụng nói chung là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa người chovay và người đi vay Qua đó, vốn được vận động từ chủ thể này sang chủ thể khác trênnguyên tắc có hoàn trả để đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau trong nền kinh tế xã hội.1.1.3 Phân loại tín dụng ngân hàng

Trang 34

Hoạt động cấp tín dụng trong tín dụng ngân hàng bao gồm các loại sau:- Cho vay

- Chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá- Cho thuê tài chính

1.1.4 Vai trò của tín dụng ngân hàng

Tín dụng có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế xã hội Son nội tại bên trong của tín dụng có tồn tại hai mặt đối lập nhau: tính tích cựcvà tiêu cực ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội Nếu tín dụng phát triển một cách trànlan, không kiểm soát được sẽ dẫn đến việc lượng tiền trong lưu thông quá lớn, cungvượt quá cầu sẽ dẫn đến lạm phát gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội Do vậy,tín dụng thực sự phát triển với các vai trò tích cực sau:

- Tín dụng góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển:Tíndụng vừa là một công cụ huy động vốn vừa là công cụ cung ứng vốn rất hữu hiệu đốivới nên kinh tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các tổ chức, doanh nghiệp Tín dụng tập trung được lượng vốn từ nơi thừa, đangnhàn rỗi trong xã hội và phân phối lại cho các nơi cần vốn, như doanh nghiệp, tổ chứckinh tế Thông qua hoạt động tín dụng, tiền tệ được sử dụng hiệu quả.

Trong mọi thời đại kinh tế - xã hội, tín dụng đều có vai trò quan trọng nhất định đốivới mọi thành phần trong xã hội:

 Đối vơi doanh nghiệp: với nguồn vốn huy động được, hoạt động tín dụng cóthể cung ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng về nhu cầu vốn cố định(mua máy móc, thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng,…), vốn lưu động (mua vật tư,nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa) Mặt khác, tín dụng còn kiểm soát được sự vậnđộng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.

 Đối với người dân (người tiêu dùng): tín dụng huy động vốn nhàn rỗi từtrong dân cư, tổ chức, doanh nghiệp Khuyến khích người dân tiết kiệm, tích lũy đểđầu tư.

 Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả:

 Với chức năng tập trung vốn, tín dụng đã góp phần giảm đi một khối lượngtiền lưu thông trong kinh tế, đặc biệt là lượng tiền mặt trong dân cư, giảm đi áp lực

Trang 35

 Tín dụng cung ứng vốn cho nền kinh tế, góp phần mở rộng và phát riển sảnxuất, tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch vụ ngày càng nhiều, đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của xã hội, ổn định giá cả trên thị trường.

 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tựxã hội: Tín dụng cung ứng vốn tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất đảm bảo liên tục,tạo ra nhiều việc làm phong phú đa dạng, giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp ổn định trật tự xã hội, góp phần vào việc ổn địnhđời sống, nâng cao mức sống của người dân.

1.2 Tổng quan về tín dụng tiêu dùng1.2.1 Khái niệm về tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng là một hình thức tín dụng qua đó NH cho khách hàng là cánhân hay hộ gia đình vay một lượng tiền nhất định để mua hàng hóa hay dịch vụ sửdụng vào mục đích tiêu dùng (GS.TS.Nguyễn Văn Tiến 2011, Giáo trình Tín dụngNH, Tr 317 NXB Thống Kê).

Các khoản TDTD giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa và dịch vụtrước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có cơ hội hưởng một mức sống cao hơn.Hiện nay thị trường TDTD ở các quốc gia phát triển đã phần nào đạt đến đỉnh điểmcủa sự phát triển trong khi tại các quốc gia đang phát triển thì mảng thị trường này vẫncòn là tiềm năng.

1.2.2 Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

Tín dụng tiêu dùng có những đặc điểm sau đây :

Quy mô của các hợp đồng cho vay tiêu dùng thường nhỏ so với cho vay kinhdoanh, các khoản vay tiêu dùng thường dao động từ khoảng 10 triệu đồng đến vài tỷđồng, trong khi qui mô các khoản vay kinh doanh thường lớn và không có giới hạn(ngoại trừ các giới hạn cho vay của Ngân hàng Nhà nước) Vì vậy chi phí tổ chức chovay cao, dẫn đến lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với lãi suất của các loạicho vay kinh doanh.

Cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế Khinền kinh tế thịnh vượng, đời sống của người dân được nâng cao thì Cầu vay tiêu dùng

Trang 36

lại càng cao Ngược lại khi kinh tế khó khăn, người tiêu dùng thường hạn chế chi tiêucũng như vay tiêu dùng.

Cầu vay tiêu dùng của khách hàng ít co dãn với lãi suất so với Cầu vay sản xuấtkinh doanh Khi vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khách hàng thường quan tâm đến việcthoả mãn nhu cầu tiêu dùng, quan tâm đến số tiền phải thanh toán hàng tháng phù hợpvới thu nhập khà dụng của mình hơn là lãi suất mà họ phải chịu Trong khi đó Cầu vaykinh doanh thường co dãn với lãi súât; khi lãi suất cho vay tăng, các doanh nghiệpthường phải tính toán đến hiệu quả sử dụng vốn vay rất kỹ lưỡng, lĩnh vực nào cần mởrộng, thì mở rộng, lĩnh vực nào cần đầu tư thì đầu tư chứ không đầu tư tràn lan kémhiệu quả Ngược lại khi lãi suất cho vay giảm , các doanh nghiệp mạnh dạn vay để mởrộng kinh doanh, đầu tư mới, thậm chí đầu tư vào những dự án có độ rủi ro cao hơn,các dự án mang tính thử nghiệm.

Nguồn trả nợ vay tiêu dùng thường từ lương, thu nhập người lao động hoặc từthu nhập từ sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ của hộ gia đình vì vậy Cầu vay tiêu dùng củakhách hàng phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập và trình độ học vấn của người vay;trong khi nguồn trả nợ vay kinh doanh thường từ doanh thu bán hàng, lợi nhuận trongkinh doanh hoặc khấu hao tài sản; vì vậy khác với Cầu vay tiêu dùng , Cầu vay kinhdoanh thường phụ thuộc vào hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sửdụng tài sản cố định.

Khách hàng vay tiêu dùng thường là các cá nhân nên việc chứng minh tài chínhthường khó do khách hàng thường không ghi chép sổ sách bán hàng, hoặc chỉ theo dõiở mức độ đơn giản như : sổ theo dõi nợ, nhập hàng hoá… chứ ít chú ý đến việc theodõi lãi lỗ cụ thể là bao nhiêu trong từng thời ký kinh doanh Vì thế khi phân tích tíndụng để ra quyết định cho vay, các ngân hàng thương mại thường quan tâm phân tíchcác chỉ tiêu phi tài chính, mà các chỉ tiêu này thường mang tính định tính,vì thế rấtkhó xác định Các ngân hàng thương mại thường kết hợp với các chương trình chấmđiểm, xếp hạng tín dụng để ra quyết định cho vay với các món vay tiêu dùng, hơn nữacác món vay tiêu dùng thường nhỏ (như nói ở trên ), việc áp dụng các công cụ hỗ trợtrong quyết định cho vay sẽ làm tăng khả năng phân tích và thời gian ra quyết địnhcho vay ngắn hơn Còn đối với cho vay kinh doanh, khi khách hàng đề nghị vay

Trang 37

thường mang theo phương án sử dụng vốn và trả nợ, các tài liệu chứng minh tình hìnhhọat động kinh doanh… tương đối rõ ràng, việc phân tích tài chính khách hàng vaykinh doanh tương đối dễ hơn so với các khach hàng vay tiêu dùng, vì các số liệu nàycó thể được kiểm toán, cũng có thể chưa được kiểm toán, nhưng đối với các doanhnghiệp có tổ chức hạch toán bài bản thì các số liệu này vẫn đáng tin cậy hơn so vớicác số liệu từ các hộ kinh doanh Việc ra quyết định cho vay đối với các món vay kinhdoanh thường lâu hơn so với cho vay tiêu dùng, vì phải tuân thủ theo một qui trìnhtương đối nghiêm ngặt.

Cho vay tiêu dùng thường có độ rủi ro cao hơn cho vay kinh doanh bởi nguồntrả nợ của người vay có thể biến động lớn, nó phụ thuộc vào trình độ, kỹ năng, kinhnghiệm, khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội và sứckhỏe của người vay… mà các yếu tố này thường biến động khó dự đoán dẫn đến khảnăng trả nợ ngân hàng cũng biến động theo Nếu người vay bị chết, ốm hoặc mất việclàm ngân hàng sẽ rất khó thu lại được nợ nếu món vay không có tài sản đảm bảo Dođó, các ngân hàng thường yêu cầu lãi suất cao để bù đắp rủi ro, yêu cầu người vayphải mua bảo hiểm nhân thọ …

Tư cách, đạo đức, thái độ … của khách hàng vay thường rất khó xác định, chủyếu dựa vào cách đánh giá, cảm nhận và kinh nghiệm của nhân viên khách hàng Điềunày rất dễ xảy ra rủi ro nếu trình độ nhân viên khách hàng thấp, kinh nghiệm non kémkhi đề xuất các khoản vay tiêu dùng.

1.2.3 Phân loại của tín dụng tiêu dùng

Quy định cụ thể từng phương thức cho vay được quy định rõ tại Thông tư số39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, bao gồm

 Căn cứ vào phương thức hoàn trả: mục đích của việc phân các hình thứccho vay theo phương pháp hoàn trả nhằm xác định tính tương đồng về thời gian giữakhả năng tạo thu nhập của khách hàng với nghĩa vụ trả nợ từng thời kỳ của kháchhàng Căn cứ vào nguồn thu nhập của khách hàng mà ngân hàng định kỳ hạn trả nợphù hợp, với số tiền thanh toán phù hợp Căn cứ vào phương thức hoàn trả có các hìnhthức cho vay tiêu dùng như sau :

Trang 38

Cho vay tiêu dùng trả góp: Cho vay tiêu dùng trả góp là loại cho vay tiêu dùngtheo đó người đi vay trả nợ (gồm số tiền gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theonhững kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc nhỏ phụ thuộc vào thu nhập định kỳ củangười đi vay (người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay).

Khi cho vay tiêu dùng trả góp, ngoại trừ các khoản cho vay nhỏ (thông quathẻ tín dụng), ngân hàng cho vay thường yêu cầu người đi vay phải thanh toán trướcmột phần giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hàng sẽ cho vay Điều này rất cóý nghĩa, ngân hàng không muốn một mình gánh chịu rủi ro, khách hàng sẽ có tráchnhiệm hơn đối với khoản vay và thái độ trả nợ của khách hàng cũng có thiện chí hơn.Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : loại tài sản tài trợ, tínhthanh khoản của tài sản sau khi sử dụng, năng lực tài chính của người vay… Đối vớicác loại tài sản giảm giá nhanh thì số tiền trả trước nhiều và ngược lại đối với các loạitài sản có mức độ giảm giá chậm thì số tiền trả trước ít hơn Tính thanh khoản của tàisản sau khi sử dụng cũng qui định mức độ đóng góp của khách hàng hay mức độ tàitrợ của ngân hàng, theo đó tài sản sau khi sử dụng dễ tiêu thụ thì mức tài trợ của ngânhàng sẽ cao hơn đối với các tài sản có tính thanh khoản thấp Năng lực tài chính củangười đi vay mạnh thì ngân hàng sẽ mạnh dạn tài trợ với tỉ lệ cao hơn so với kháchhàng có năng lực tài chính kém hơn Số tiền phải trả trước làm cho người đi vay cótrách nhiệm hơn với tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiềncủa mình vào trong đó Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợpngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản để thu hồi nợ Hầu hết các tài sản đã qua sử dụngđều bị giảm giá trị cho nên số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp ngânhàng hạn chế rủi ro.

Điều khoản thanh toán cũng là một vấn đề phải lưu ý đến khi tài trợ cho vay trả góp.Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phải phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu của kháchhàng Ngoài ra còn một số lưu ý khác khi cho vay tiêu dùng trả góp, đó là phải tínhtoán thời hạn trả nợ, mức trả hàng kỳ …sao cho giá trị của tài sản tài trợ không đượcthấp hơn số tiền tài trợ chưa được thu hồi.

Cho vay tiêu dùng trả cuối kỳ : Là các khoản cho vay tiêu dùng theo đótiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng một lần khi đến hạn ( trả lãi định

Trang 39

Đối với loại hình cho vay này áp dụng cho các khoản vay giá trị nhỏ cho nênkhông nhất thiết phải chia nhỏ thành nhiều kỳ mà chỉ cần thu 1 lần khi đến hạn vàocuối kỳ vì thời gian thu hồi nợ của phương thức này thường ngắn.

So với cho vay trả góp : Các khoản vay tiêu dùng trả cuối kỳ có giá trị nhỏ hơn, thờihạn cho vay thường ngắn hơn (dưới một năm).

Cho vay tiêu dùng tuần hoàn: Là các khoản cho vay tiêu dùng theo đó ngânhàng cho phép khách hàng sử dụng một hạn mức vay trên tài khoản vãng lai (thườngdùng thẻ tín dụng để thực hiện việc thanh toán tiền hoặc rút tiền mặt).

Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước, căn cứ vào nhucầu chi tiêu và thu nhập từng kỳ, khách hàng được ngân hàng cho phép vay và trả nợnhiều kỳ một cách tuần hoàn nhưng không vượt quá hạn mức tín dụng cho trước.

Ưu điểm : So với cho vay tiêu dùng trả góp và cho vay tiêu dùng trả cuối kỳthì phương thức này tiện lợi hơn rất nhiều góp phần hạn chế phần nào việc thanh toánbằng tiền mặt Mặt khác, ở phương thức này, thông thường để khuyến khích khách

 Căn cứ vào mục đích vay: Căn cứ vào mục đích tài trợ, cho vay tiêu dùngđược biết đến dưới dạng : cho vay mua ô tô, cho vay mua nhà, cho vay trang trải chiphí học hành, trang trải chi phí chữa bệnh, mua sắm đồ dùng gia đình…

Việc phân chia hình thức cho vay dựa vào mục đích vay giúp ngân hàng quản lý đượcdanh mục cho vay tiêu dùng theo đối tượng cho vay, từ đó giúp ngân hàng hiểu rõ đặcđiểm của từng đối tượng cho vay và giúp ngân hàng có các chính sách cho vay, quảnlý khoản vay, kiểm soát trước, trong và sau cho vay hoặc đưa ra các yêu cầu khi chovay phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh với đối thủ có cùng hình thức cho vay.

+ Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ : nguồn gốc khoản nợ do vay trực tiếptừ ngân hàng hay vay thông qua mua chịu công ty bán lẻ sẽ giúp ngân hàng có chínhsách cho vay, qui trình cho vay phù hợp, giúp ngân hàng kiểm soát được rủi ro đốitừng hình thức cho vay Theo cách phân loại này cho vay tiêu dùng được chia làm 2loại : cho vay tiêu dùng gián tiếp và cho vay tiêu dùng trực tiếp.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp : Là hình thức cho vay theo đó ngân hàng muanhững khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụcho người tiêu dùng.

Trang 40

Trong trường hợp này Công ty bán lẻ và Ngân hàng ký kết hợp đồng mua bánnợ Trong hợp đồng, ngân hàng thường đưa ra các tiêu chí cụ thể để Công ty bán chịu,số tiền bán chịu tối đa và loại tài sản bán chịu Sau đó Công ty bán lẻ và người tiêudùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hóa Thông thường người tiêu dùng phải trảtrước một phần giá trị tài sản Công ty bán lẻ sẽ giao tài sản cho người tiêu dùng vàchuyển nhượng khoản nợ bán chịu này cho ngân hàng bằng cách giao bộ chứng từ bánchịu hàng hóa cho ngân hàng Ngân hàng dựa trên bộ chứng từ đó sẽ thanh toán tiềncho vay công ty bán lẻ Cuối cùng người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngânhàng.

Sơ đồ 1.1: Cho vay tiêu dùng gián tiếpGiải thích sơ đồ :

(1): Ngân hàng và công ty bán lẻ ký kết hợp đồng mua bán nợ Trong hợp đồng, ngânhàng thường đưa ra các điều kiện về đối tượng khách hàng được bán chịu, số tiền bánchịu tối đa và loại tài sản bán chịu

(2): Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng hoá.Thông thường, người tiêu dùng phải trả trước một phần giá trị hàng hoá.

(3): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.

(4): Công ty bán lẻ bán bộ chứng từ bán chịu hàng hoá cho ngân hàng.(5): Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.

(6): Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng gián tiếp có ưu điểm là giúp ngân hàng giảm bớt thời gianthẩm định, giảm bớt chi phí cho vay, mục đích vay được đảm bảo… ngoài ra giúpngân hàng mở rộng quan hệ với các khách hàng mới mà không cần tiếp thị, tìm kiếm.Bên cạnh đó nó có nhược điểm là ngân hàng không tiếp xúc trực tiếp với khách hàngtrong giai đoạn thẩm định cho vay, do đó thông tin về khách hàng đôi khi còn thiếu,

NGƯỜI TIÊU DÙNG(4)

(3)

Ngày đăng: 24/05/2024, 12:05

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan