Bộ Giao thông vận tảiHọc viện Hàng không Việt Nam--- ---Ngành Kĩ thuật hàng khôngCÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨUĐánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến Dự ánCHKQT Long Thành và đưa ra tiềm năng phá
Trang 1Bộ Giao thông vận tải Học viện Hàng không Việt Nam
- -
Ngành Kĩ thuật hàng không
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đánh giá những vấn đề ảnh hưởng đến Dự án CHKQT Long Thành và đưa ra tiềm năng phát triển
của Dự án
Người hướng dẫn Nghiên cứu : TS.Mai Thị Hằng
SV thực hiện: Nguyễn Tấn Dũng
Trần Đỗ Ngọc Hải Ngô Nhật Huy
Hồ Huy Khang
Lê Tiến Đạt Trần Duy Khánh
Tp.HCM, ngày 6 tháng 12 năm 2022
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học này, đầu tiên nhóm chúng e xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn là cô-TS.Mai Thị Hằng, giảng viên lớp Nghiên cứu
và Thuyết trình trường Học viện Hàng không Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn chúng em làm đề tài nghiên cứu này Để hoàn thiện được bài báo cáo này chúng em cũng chân thành cảm ơn ban thông tin Tỉnh Đồng Nai làm nguồn cung cấp tài liệu chính để hoàn thành Đề tài nghiên cứu này
Cuối lời em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, có kì công tác tốt và tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và luôn là tấm gương sáng cho chúng em noi theo
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 6 tháng 12 năm 2022 Nhóm SV thực hiện đề tài
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1 Giới thiệu, tính cấp thiết của đề tài
Ngành Hàng không của chúng ta đang không ngừng phát triển và được chú trọng, đóng góp to lớn, tiên phong trong quá trình thúc đẩy Kinh tế-Xã hội của đất nước
Đi đầu hiện nay là Dự án CHKQT Long Thành - dự án lớn, được Đảng và Nhà nước đưa vào thực hiện Vì lí do khu vực phía Nam-Trung tâm kinh tế hiện đang cần một sân bay mới có công suất lớn để thay thế cho hoạt động của Tân Sơn Nhất do sân bay Tân Sơn Nhất đã vượt mức dự đoán tối đa và gần như đã quá tải Từ đó quy hoạch tổng thể CHKQT Long Thành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 20/7/2005 và Quyết định 909/QĐ-TTg ngày 14/6/2011 Xác định đây là một dự án có tầm quan trọng cấp quốc gia, có kinh phí đầu tư rất lớn, Bộ Giao thông vận tải đã ra Quyết định số 1442/QĐ-BGTVT ngày 04/07/2011 cho phép ACV lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình Báo cáo đầu tư được ACV giao cho JAC lập và hoàn chỉnh vào tháng 7/2013
Dự án mang tầm vóc quốc tế, tiêu chuẩn 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn mức tiêu chuẩn của ICAO, hướng tới trở thành một trong những Trung tâm trung chuyển hàng không Quốc tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á Sân bay có diện tích khoảng 5000 ha với tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16,03 tỷ USD, theo đơn giá năm 2014), được toạ lạc tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), vị trí kinh tế quan trọng Diện tích sân bay lớn và nằm tại vị trí thuận lợi cho việc vận chuyển, nên việc thu hồi đất, GPMB, TĐC phục vụ xây dựng Dự án sẽ rất phức tạp và chi phí rất lớn Ngày 19/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 38/2017/QH14, trong đó yêu cầu: “Việc thu hồi đất phải đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống và
Trang 3sản xuất của người dân vùng chịu ảnh hưởng của Dự án; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội Khu TĐC tập trung phải được xây dựng đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán địa phương Chính phủ chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai và các
Bộ, ngành liên quan triển khai lập Báo cáo NCKT Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC CHKQT Long Thành, báo cáo Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ
4, Quốc hội khóa XIV”
Sau nhiều biến cố do dịch bệnh và nhiều yếu tố khách quan khác thì tính đến thời điểm hiện tại, sân bay đang triển khai thực hiện giai đoạn 1 (bắt đầu khởi công ngày
5 tháng 1 năm 2021) của dự án, dự kiến sẽ khánh thành vào cuối năm 2025 Giai đoạn 1 : tiến hành xây dựng đường băng 75 4000m, một nhà ga, đài kiểm soát
không lưu Với tổng mức vốn đầu tư là 109,111,742 tỷ đồng, tương đương 4,664,89 triệu USD (tỉ giá 1USD=23.390VNĐ) với mục tiêu sau hoàn thành, dự kiến sẽ đón 25tr khách và 1,2 tấn hàng hoá/ năm [1] Và lúc này nhiều thắc mắc được đề ra:” Thực tế hiện tại thì dự án đang diễn ra như thế nào?” -Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân chính đưa chúng ta tiếp tục đi đến với bài Nghiên cứu của nhóm tiếp sau đây
2 Tổng quan nghiên cứu
Hướng nghiên cứu chính: Nhóm sẽ thông qua số liệu thu được để có những cái nhìn tổng qua, sự so sánh, từ đó đánh giá được tầm quan trọng, điểm mạnh của Dự án Long Thành
Kết quả nghiên cứu chính:
o Chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đến Dự án về mặt tự nhiên
o Hiện trạng và những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
o Đánh giá được tầm quan trọng của dự án và đưa ra giải pháp hữu ích
Điểm mạnh của bài NC: đưa được cái nhìn rõ ràng nhất về ảnh hưởng mà Long Thành đang phải gánh chịu, đưa ra những đánh giá cụ thể mà những bài nghiên cứu trước đây chưa chỉ ra được
Hạn chế: Ngoài một số vấn đề được nêu ra thì vẫn còn nhiều vấn đề liên quan khác về mặt chuyên môn cao đòi hỏi sâu hơn mà nhóm chưa có điều kiện trực tiếp tham gia Nghiên cứu, tìm hiểu đến
3 Xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về tình hình thực tại mới nhất và những diễn biến xung quanh về Ngành hàng không-chú trọng trực tiếp đánh giá đến những khó khăn của dự án Long Thành ngay từ giai đoạn đầu dựa trên các nhân tố khách quan ngoại cảnh cũng như chính nhân tố chủ quan trong vấn đề nhân lực và phương thức thực thi dự ánThông qua những phân tích,
Trang 4đánh giá và chúng tôi muốn chỉ ra rõ hướng đi, hỗ trợ trong việc khắc phục chậm trễ trong thực thi dự án và có tham vọng góp phần cải thiện nhiều hơn hướng nhanh chóng đến hoàn thành xây dựng cho CHKQT Long Thành
4 Câu hỏi Nghiên cứu
Vì sao không mở rộng Sân bay Tân Sơn Nhất cho tiết kiệm chi phí thi công
mà lại phải xây dựng Sân bay mới?
Tại sao cần phải xây dựng Sân bay mới và vì sao Long Thành được đánh giá
là thành phố lí tưởng để thực hiện “Mô hình Đô thị Sân bay”?
Dự án Sân Bay Long Thành hiện đang bị chậm trễ ngay từ công tác Giải phóng mặt bằng, vậy nguyên nhân từ đâu?
Liệu dự án Long Thành trong thời gian tới hứa hẹn sẽ mang tới những thay đổi gì cho ngành Hàng không nói riêng và nên Kinh tế Việt Nam nói chung?
5 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung tìm hiểu về những gì đagn diễn ra quanh Dự án Sân bay Long Thành trong giai đoạn 1 với nhiều khó khăn, thách thức mà đội ngũ tham gia thực hiện dự án đang gặp phải
Tình hình dân cư ở địa phương phản ảnh lên, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ dự án Long Thành của tỉnh Đồng Nai
6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính của nhóm là thu thập thông tin, xử lí, định lượng
và đưa ra đánh giá
PP phân tích tổng hợp, thống kê, mô tả
PP kết hợp lí thuyết và thực tiễn
Trích dẫn nguồn tài liệu thống kê thực tế từ đơn vị liên quan trong vấn đề Nghiên cứu
7 Cấu trúc đề tài
– Phần I: Ảnh hưởng và những tác động tự nhiên, hiện trạng khu vực thực hiện đến dự án
1.Vị trí địa lí
2.Điều kiện tự nhiên
o Địa hình
o Địa chất
o Khí hậu, nhiệt độ
3 Điều kiện KT-XH
o Kinh tế
o Giáo dục-nhân lực
4.Cơ sở hạ tầng
Trang 5o Giao thông bên ngoài
o Quy hoạch hạ tầng nội bộ sân bay
Phần II: Ảnh hưởng của vấn đề GPMB và thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ TĐC
1.Tìm hiểu chung về việc GPMB
o Căn cứ vào đâu để thực hiện GPMB
o Những tác động của GMPB đến dự án CHKQT Long Thành
2.Những ảnh hưởng của chậm trễ trong thu hồi, bồi thường và hỗ trợ TĐC
o Nguyên nhân chậm trễ
3 Khu Tái định cư cho dự án
– Phần III: Đánh giá thực tế và đưa ra những kiến nghị cho Dự án trong tương lai
1.Đánh giá
o Sân bay Long Thành-mô hình lí tưởng về một Sân bay kiểu mới óp phần thay đổi lớn trong ngành Hàng không nói riêng và thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế nước ta nói chung
o Những ảnh hưởng tồn tại vẫn chưa được giải quyết triệt để
2 Những kiến nghị
o Tăng cường trong công tác GPMB qua từng yếu tố (cụ thể có trong Báo cáo Nghiên cứu của nhóm)
o Hành động có phương án rõ ràng, nhanh chóng về việc xây dựng khu TĐC
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CHI TIẾT Một số thuật ngữ viết tắt:
CHKQT: Cảng Hàng không quốc tế
GPMB: Giải phóng mặt bằng
TĐC: Tái định cư
Mục lục
Phần I: Ảnh hưởng và những tác động tự nhiên đến thực hiện dự án 5
1 Vị trí địa lí 5
2 Điều kiện tự nhiên 6
3 Điều kiện Kinh tế-Xã hội 8
Phần II: Ảnh hưởng của vấn đề GPMB và thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ 11
Trang 6Phần I: Ảnh hưởng và những tác động tự nhiên đến thực hiện dự án
1 Vị trí địa lí
Dự án mang tầm vóc quốc tế, cấp 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn mức tiêu chuẩn của ICAO, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á Sân bay có diện tích khoảng 5000 ha, được toạ lạc tại xã Bình Sơn (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), đây là vị trí kinh tế quan trọng, cách
thành phố Hồ Chí Minh 40km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43km, cách thành phố Biên hoà 30km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70km về hướng Bắc, cạnh đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành –40 Dầu Giây, Quốc
lộ 51 và gần thị trấn Long Thành, cách 5km cửa ngõ vào
TP công nghiệp Nhơn Trạch.[2]
2 Điều kiện tự nhiên
a Địa hình
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiê …t đới gió mùa cận xích đạo, với khí hâ …u ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mơ Khu vực quy hoạch là vùng chuyển tiếp giữa địa
hình từ vùng cao nguyên Lâm Đồng xuống vùng Đông
Nam Bộ Cao độ địa hình biến thiên từ 5m-130m Hướng dốc chính của địa hình theo
hướng Đông – Tây, dốc về
Quốc lộ 51 với độ dốc trung
vực có địa hình rộng và
việc xây dựng cảng hàng
không, các khu chức năng
(KCN), khu đô thị hàng không và các công trinh tiện ích khác
Trang 7b Địa chất
Đồng Nai có nhiều nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú gồm tài nguyên khoáng sản có vàng, thiếc, kẽm; nhiều mỏ đá, cao lanh, than bùn, đất sét, cát sông; tài nguyên rừng và nguồn nước
Vùng có địa chất của nền đất bazan -là kiểu đất yếu với độ xốp cao, mật
độ khô, độ thấm cao, dễ chìm, màu sắc đặc trưng là màu đỏ, độ rỗng lớn, dung trọng khô (chỉ tiêu đặc trưng cho độ chặt của đất) bé và khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập
Đất giàu hàm lượng sét nên rất nhạy cảm với nước gây khó khăn trong công tác đầm nén
c Nhiệt độ, khí hậu tự nhiên
Nhiệt độ:
– Nhiệt độ trung bình trong năm từ 25-26 độ C;
– Nhiệt độ cao nhất trung bình từ 27-29 độ C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất trung bình từ 23-25 độ C (tháng 12) Nhiệt độ cao nhất đạt tới 38 độ C, thấp nhất khoảng 17 đô C;
– Biên độ nhiệt mùa khô dao động trong khoảng từ 5-12 đô C, biên độ nhiệt mùa mưa dao động trong khoảng từ 5,5-8 độ C;
– Tổng nhiệt lượng trong năm từ 9.500-9.800 độ C
– Vùng Dự án có khí hậu cận xích đạo gió mùa, nắng nhiều, nền nhiệt độ cao nhưng ổn định phù hợp cho các hoạt động cất/hạ cánh của máy bay và tiến độ thi công dự án.[3]
Độ ẩm:
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 78-82%
- Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao từ 85-93%
- Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp từ 72-82%
- Độ ẩm cao nhất là tháng 7 và tháng 9, khoảng 95%
- Độ ẩm thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, khoảng 50%
=> Độ ẩm là một trong những yếu tố tạo ra sương mù, trường hợp huyện Long Thành có độ ẩm tương đối cao, tiệm cận ngương tạo sương - dewpoint (khoảng 100%) nhưng nhiệt độ khu vực luôn duy trì ở mức cao khoảng 25 độ C, gió mang tính chất nóng ẩm nên khu vực không có sương nhưng độ ẩm cao khiến cho động
cơ máy bay giảm hiệu suất hoạt động
Trang 8Gió
Gió mùa Tây Nam xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10, vận tốc trung bình 4 m/s (vào các tháng 6, 7 và 8), thỉnh thoảng có những cơn giông, vận tốc gió có khi lên đến cấp 6; rất ít bị ảnh hưởng bão
Vùng thực hiện dự án có thời tiết ôn hòa, tốc độ gió nhỏ thuận lợi cho việc vận hành máy bay
Chế độ mưa
– Lượng mưa trung bình khoảng 1.800-2.000 mm/năm;
– Lượng mưa phân bố không đều tạo nên hai mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 90% lượng mưa hàng năm Các tháng 8, 9 và 10 là những tháng có lượng mưa cao nhất, có thể lên đến 500 mm (tháng 10/1990) Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chiếm dưới 10% Tháng 1 và tháng 2 gần như không có mưa; – Lượng bốc hơi cao 1.200 mm/năm
Mưa là một trong những yếu tố cản trở thi công khi gây ra hiện tượng đất nhão khiến cho việc thi công khó khăn, theo báo cáo thống kê từ 17.6 - 14.7, đã có đến 23/28 ngày mưa, yêu cầu phương án thi công trong mùa mưa
3 Điều kiện KT-XH
a Kinh tế Long Thành
– Huyện Long Thành phấn đấu giai đoạn từ 2016-2020 xây dựng huyện trở thành thị xã
– Từ 2021-2025 trở đi sẽ phát triển thành trung tâm dịch vụ của tỉnh và vùng
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp
– Có thể trở thành đô thị loại 3
b Xã hội-Giáo dục trên địa bàn
– Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 12 trường cao đẳng, 09 trường trung cấp
và 46 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp
– Quy mô đào tạo hàng năm bình quân khoảng 65.000 người, trong đó trình
độ cao đẳng là 10.000 người, trình độ trung cấp là 15.000 người, trình độ
sơ cấp và đào tạo thường xuyên là 40.000 người, với khoảng 128 ngành nghề đào tạo (dự kiến đến năm 2020 là 140 ngành nghề), trong đó một số ngành nghề đã và đang được đầu tư để đào tạo đạt chuẩn quốc tế, khu vực, quốc gia
Trang 9 Điều này cho thấy tiềm năng phát triển, nguồn cung cấp nhân lực dồi dào và Dự án Sân bay cũng góp phần to lớn cho công cuộc cải tạo và phát triền nền Kinh tế mới cho địa bàn Tỉnh Đồng Nai nói riêng cũng như cả nước nói chung
c Kinh tế Sân bay Long Thành
VỐN ĐẦU TƯ
Tổng mức đầu tư của dự án: 336.630 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đồng, theo đơn giá của năm 2014)
ĐVT: Tỉ đồng
Stt N ội dung công việ c
Kinh phí phục vụ
tr ực tiế p cho Dự án
Kinh phí
ph ục vụ các mục đích khác c aủ
địa
ph ngươ
Tổng
2 Xây dựng hạ tầng 2 khu TĐC 3.057 1.132 4.189
3 Công tác thu hồi đất, bồi
thường, hỗ trợ, TĐC
4 Tái lập Hạ tầng ngoài ranh
5 Đào tạo nghề, giải quyết việc
làm, ổn định đời sống người
dân
T ngổ
c ngộ
Giai đoạn 1:
+Tổng mức vốn đầu tư: 109.111,742 tỉ, tương đương 4.664,89 triệu USD (tỉ giá 1USD = 23.390VNĐ)
+Vốn đầu tư nhà nước và ODA(vốn hỗ trợ phát triển chính thức) ( chiếm khoảng 53%, còn lại là tư nhân, còn lại là của tư nhân
+ Dự án thành phần 1 sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 27 tỉ đồng
+ Dự án trụ sở Hải quan với sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 406 tỉ đồng + Dự án thành phần 2 với tổng mức đầu tư là 3.435 tỉ đồng
+ Dự án thành phần 3 với tổng mức đầu tư khoảng 99.019 tỉ đồng
+ Dự án thành phần 4 với tổng mức đầu tư khoảng 6.366 tỉ đồng
Giai đoạn 2 và 3 chưa công bố mức vốn đầu tư
KINH TẾ VÙNG SÂN BAY
+ Thị trấn Long Thành ượt các tiêu chí về đô thị loại IV
Trang 10+ Thu nhập bình quân đầu người của thị trấn Long Thành là 65 triệu đồng/người/năm Tăng trưởng kinh tế 3 năm trở lại đây đều đạt gần 16%/năm, thu ngân sách nhà nước luôn vượt kế hoạch và có thể cân đối thu chi ngân sách
+ Huyện Long Thành có 8 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt, trong đó có 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động và 3 cụm công nghiệp
có dự án dầu tư sán xuất kinh doanh
+Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình KT huyện Long Thành tiếp tục phát triển ổn định Tổng thu ngân sách đến cuối tháng 6 đạt hơn 1,7 ngàn tỉ đồng, đạt hơn 104% dự toán tỉnh giao và bằng 41,83% cùng kỳ năm trước, giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng trên địa bàn đạt hơn 78 ngàn tỉ đồng, tăng 27,7%
Công tác bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư Sân bay quốc tế Long Thành, đến hết tháng 6, đã chi trả bồi thường với trên 12,2 ngàn tỉ đồng cho các hộ dân và bàn giao 2,3 ngàn ha đất trong khu vực xây dựng sân bay dể triển khai dự án
d Giao thông, cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông do trung ương đầu tư gồm các tuyến đường cao tốc
đi qua địa bàn Long Thành gồm:
Tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đang triển khai xây dựng)
Tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây (đã đưa vào sử dụng)
Tuyến đường cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long Thành (dự kiến năm
2020 thông xe)
Đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 51B đạt tiêu chuẩn cấp II với 4-6 làn xe
để thực hiện chuyển giao quốc lộ 51A đoạn ngang qua thị trấn Long Thành cho địa phương quản lý
Các tuyến đường tỉnh gồm:
Các đường tỉnh 769, 319 đoạn đi qua địa bàn huyện
Đường tỉnh Cụm cảng hàng không quốc tế Long Thành - Cẩm Mỹ nối với các tỉnh Nam Trung Bộ
Nâng cấp đường tỉnh 25B từ quốc lộ 51 đi Nhơn Trạch
Mở mới tuyến đường tỉnh 25C từ Cụm cảng hàng không Quốc tế Long Thành đi Nhơn Trạch
Xây dựng tuyến đường tỉnh ở khu vực kho trung chuyển miền Đông đi Biên Hoà