LỜI CAM ĐOANTôi tên Vũ Minh Nhi là học viên cao học Khóa 19 chuyên ngành Quản trịkinh doanh, Học viện hàng không Việt Nam.Tôi cam đoan đề tài nghiên cứu “Nhận thức, thái độ, hành vi của
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đề tài nghiên cứu “Thái độ của học sinh, sinh viên hiện nay về vấn đề đồng tính” được xây dựng và phát triển bởi nhóm học sinh của Trường THPT chuyên Thăng Long – Đà Lạt Và nó đã giúp các bạn trẻ đạt giải xuất sắc toàn diện của cuộc thi Intel ISEF – giải Nobel dành cho học sinh có tài năng khoa học, nghiên cứu.
Thông qua các cuộc khảo sát, thống kê về thái độ, suy nghĩ của học sinh, sinh viên hiện nay đối với cộng đồng LGBT, người đồng tính, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp, phân tích để đưa ra các vướng mắc các bạn sinh viên đang gặp phải Đồng thời, nó cũng cho thấy thái độ của giới trẻ hiện nay có thực sự thoải mái, cởi mở với LGBT hay không. Đề tài “Tôi ủng hộ hôn nhân đồng tính tại Việt Nam” được nghiên cứu bởi Đào Thị Hiện – sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đồng tính trong xã hội qua đó bày tỏ suy nghĩ, quan điểm cá nhân có nên chấp nhận hôn nhân đồng tính tại ViệtNam không.
Một nghiên cứu khác về vấn đề LGBT “Hiện trạng trải nghiệm y tế và nhu cầu chuyển đổi giới tính của người chuyển giới ở Việt Nam” được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISSE) Đề tài này đề cập đến ba mục đích chính đó là: đưa ra hiện trạng trải nghiệm y tế gồm sử dụng hormone và phẫu thuật của người chuyển giới; khám phá nhu cầu về y tế, tâm lý và pháp luật đồng thời đưa ra kiến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu của họ Ở khía cạnh văn học -nghệ thuật, năm 2000 lần đầu tiên người đồng tính nam được đưa vào tác phẩm “Một thế giới không có đàn bà” của Bùi Anh Tấn và cuốn tự truyện đầu tiên của một người đồng tính với nhan đề “Bóng” được xuất bản 2008 đã được đọc giảc hào đón khá nồng nhiệt và nhanh chóng mở ra hướng mới đối với những người đồng tính Các tác phẩm này đã khắc họa được phần nào thế giới của người đồng tính: họ phải che giấu sở thích tình dục thực sự của mình, tự giầy vò, ngay bản thân cũng không chấp nhận sự thực đó, qua đó, xã hội cũng bắt đầu hiểu hơn, thông cảm hơn với người đồng tính.
Tuy nhiên, Luật 2014 vẫn quy định "không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8) Quốc Hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi) ngày 24 tháng 11 năm 2015, trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan Luật có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2017.
1.2.2 Các nghiên cứu nước ngoài Các nhà tâm lý xã hội như Gregory Herek đã tìm hiểu nguyên do của hội chứng ghê sợ đồng tính luyến ái và thấy rằng đồng tính luyến ái thường bị nghĩ là liên quan tới AIDS, chứng ấu dâm và sự thay đổi giới tính Sự phổ biến của tư tưởng này đang được bàn cãi.
Các nhà nghiên cứu hiện đã đánh giá thái độ của người dị tính đối với người đồng tính bằng nhiều cách khác nhau Những cách phổ biến nhất được đề xuất bởi HerekLarson và đồng sự, Kite và Deaux, Haddock và đồng sự Nhiều nhóm dân cư công nhận đồng tính luyến ái hơn các nhóm khác Ở Hoa Kỳ, người mỹ gốc Phi thường ít cởi mở đối với đồng tính luyến ái hơn người Mỹ da trắng Theo một cuộc thăm dò năm 2007, phần lớn người Do Thái Israel sẽ chấp nhận nếu con mình là đồng tính và tiếp tục sống một cách bình thường.
Tóm lại: Các nghiên cứu trước đây, mặc dù tiếp cận vấn đề với những quan điểm khác nhau, từ các khía cạnh khác nhau nhưng đều có nhận định chung về vấn đề LGBT, đó là: nhu cầu của người đồng tính là được chuyển giới và sống đúng với giới tình của mình Các nghiên cứu về thái độ, hành vi của mọi người đối với người đồng tính đều cho thấy vẫn còn tình trạng là kỳ thị, xa lánh thậm chí coi thường những người LGBT Đó cũng là cơ sở để tác giả thực hiện việc đánh giá tác động của truyền miệng điện tử lên ý định chọn trường đại học của sinh viên.
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, đánh giá được Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nhiệm vụ 2: Nghiên cứu thực trạng Nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+;
- Nhiệm vụ 3: Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao Nhận thức, thái độ,hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi cá nhân: Đây là phương pháp chính để nghiên cứu tiểu luận Sử dụng, thiết kế bảng hỏi dưới dạng phiếu thăm dò ý kiến tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+
+ Phương pháp phỏng vấn: Chọn một số vấn nổi trội về nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+ đề phỏng vấn nhằm thu thập số liệu về thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ, hành vi của giới trẻ đối với những người trong cộng đồng LGBTQ+;
- Phương pháp thống kê toán học: gồm các công thức thống kê toán học, số liệu phần trăm, điểm trung bình cộng nhằm xử lí số liệu thu được.
Phép thống kê mô tả: biểu hiện về mức độ tích cực trong nhận thức, thái độ, hành vi của sinh viên được khảo sát ở 4 mức độ (1- Không tích cực, 2- Ít khi tích cực, 3 -Tích cực, 4- Rất tích cực) Điểm trung bình được tính cho từng thang đo để đánh giá mức độ tích cực theo năm mức:
* ĐTB