1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận Xét Kiến Thức, Thái Độ, Hành Vi Của Sinh Viên Y1 Khóa 47 Trường Đại Học Y Dược Thái Bình Sau Chương Trình Tọa Đàm Tìm Hiểu Về Hiến Máu Năm Học 2017 – 2018.Pdf

50 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Xét Kiến Thức, Thái Độ, Hành Vi Của Sinh Viên Y1 Khóa 47 Trường Đại Học Y Dược Thái Bình Sau Chương Trình Tọa Đàm Tìm Hiểu Về Hiến Máu Năm Học 2017 – 2018
Tác giả Nguyễn Văn Bình, Vũ Ngọc Thạch, Trần Huy Mạnh, Đinh Đình Kiên, Phạm Ánh Ngọc
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Y Dược Thái Bình
Thể loại báo cáo tổng kết đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2019
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 743,36 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 1.1. Chương trình Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu tình nguyện (11)
    • 1.2 Khái quát về kiến thức, thái độ và hành vi hiến máu hiện nay (11)
      • 1.2.1 Khái quát về kiến thức, thái độ và hành vi ở người hiến máu (11)
      • 1.2.2 Mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và hành vi của người hiến máu (13)
      • 1.2.3 Mục đích, nội dung của công tác vận động hiến máu tình nguyện (14)
      • 1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới thái độ và hành vi ở người đã có kiến thức về hiến máu tình nguyện (14)
      • 1.2.5. Một số nguy cơ ở người không có kiến thức đầy đủ, thái độ không phù hợp nhưng vẫn tham gia hiến máu (15)
    • 1.3. Tiêu chuẩn người hiến máu (16)
      • 1.3.1. Tuổi (16)
      • 1.3.2. Sức khỏe (16)
      • 1.3.3. Ngoài các tiêu chuẩn quy định trên, việc được hiến máu do bác sỹ khám tuyển chọn người hiến máu xem xét, quyết định (17)
    • 1.4. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu (17)
    • 1.5. Cơ sở khoa học và thực tiễn chứng minh hiến máu theo chỉ dẫn của ngành y tế là không có hại đối với sức khỏe (0)
      • 1.4.1. Cơ sở khoa học (18)
      • 1.4.2. Cơ sở thực tế (18)
    • 1.6. Các nghiên cứu đã được thực hiện (19)
      • 1.6.1. Các nghiên cứu trên thế giới (19)
      • 1.6.2. Các nghiên cứu đã thực hiện trong nước (20)
  • CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (22)
      • 2.1.3 Thời gian nghiên cứu (22)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (22)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (22)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu (22)
      • 2.2.3. Quy trình thu thập số liệu (23)
    • 2.3. Các chỉ số, biến số và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu (24)
      • 2.3.1. Các chỉ số trong nghiên cứu (24)
      • 2.3.2. Một số tiêu chuẩn (24)
    • 2.4. Xử lý số liệu (25)
    • 2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (25)
    • 2.6. Hạn chế sai số (26)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ (27)
    • 3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (27)
    • 3.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện (28)
    • 3.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện (29)
    • 3.4. Đánh giá về hành vi của đối tượng nghiên cứu trước và sau tọa đàm (32)
    • 3.5. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động hiến máu tình nguyện (32)
  • CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN (35)
    • 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (35)
      • 4.1.1. Tuổi (35)
      • 4.1.2. Giới tính (35)
      • 4.1.3. Dân tộc (35)
    • 4.2. Nhận xét về kiến thức của đối tượng nghiên cứu (35)
    • 4.3. Nhận xét về thái độ của đối tượng nghiên cứu (37)
    • 4.4. Nhận xét về hành vi của đối tượng nghiên cứu (37)
    • 4.5. Các yếu tố liên quan đến HMTN (38)
      • 4.5.1. Mối liên quan giữa thái độ và hành vi về HMTN ở đối tượng NC.......30 4.5.2. Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ đối với hiến máu tình nguyện31 (38)
      • 4.5.3. Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi hiến máu tình nguyện (39)
  • KẾT LUẬN (41)
    • 5.1. Nhận xét kiến thức, thái độ, hành vi của đối tượng nghiên cứu (41)
    • 5.2. Nhận xét một số liên quan đến việc hiến máu tình nguyện (41)

Nội dung

Những yếu tố ảnh hưởng tới thái độ và hành vi ở người đã có kiến thức về hiến máu tình nguyện...61.2.5.. Nổi bật trong số các chương trình truyền thông về công tác tuyên truyền, vậnđộng

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Các sinh viên hệ đào tạo chính quy người Việt Nam năm thứ nhất Trường đại học Y Dược Thái Bình được thông báo tham gia chương trình “Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu tình nguyện” năm học 2017 - 2018 và tình nguyện tham gia nghiên cứu

Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Trường Đại học Y Dược Thái Bình là đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đóng trên địa bàn thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, là trường đào tạo chuyên ngành Y và Dược cho cả nước, đặc biệt là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ Trường có đội ngũ gần

600 cán bộ và nhân viên, với quy mô đào tạo gần 6000 sinh viên Các hệ đào tạo tại trường bao trường gồm đào tạo đại học và sau đại học Ở hệ đào tạo Đại học có các mã ngành học 6 năm như: Bác sĩ đa khoa, bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ y học cổ truyền, mã ngành 5 năm như dược sĩ đại học, mã ngành 4 năm gồm: cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng Ở mã ngành sau đại học có các mã ngành đào tạo chuyên khoa I các chuyên ngành lâm sàng, chuyên khoa cấp II Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Quản lý y tế, Y tế công cộng, thạc sĩ, tiến sĩ Y tế công cộng.

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện theo hướng cắt ngang mô tả có so sánh.

2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu a) Cỡ mẫu: Công thức ước tính cỡ mẫu:

Trong đó: n : Cỡ mẫu cần tính

Z 2 1-a/2 : là giá tr thu đ ị ượ c t b ng Z và bằằng 1,96 v i đ tin c y 95% T c v i ừ ả ớ ộ ậ ứ ớ m c ý nghĩa thốống kê ứ α = 0,05 p = 0,69 (tỷ lệ đối tượng nhận thức đầy đủ về hiến máu năm 2016 theo nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân) [5] e : Sai số cho phép Nhóm nghiên cứu lựa chọn sai số e = 0,05

Thay vào công thức ta tính được: n = 167.

Cộng 5% phiếu có thể không hoàn thành hoặc sai cỡ mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là 175 người.

Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần chọn là 175 Trong đề tài này chúng tôi chọn 175 đối tượng sinh viên năm nhất tham gia Tọa đàm.

Nhóm nghiên cứu phát phiếu ngẫu nhiên cho 175 người và tất cả các phiếu đều đạt yêu cầu để đưa vào phân tích. b) Chọn mẫu:

Nhóm nghiên cứu chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên, phát phiếu phỏng vấn đến các sinh viên nằm trong danh sách các lớp sinh viên được thông báo tham dự, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu.

2.2.3 Quy trình thu thập số liệu

Nhằm khảo sát thực trạng của sinh viên trước và sau tọa đàm về hiến máu tình nguyện, chúng tôi tiến hành sử dụng phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu câu hỏi, đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm thu thập những thông tin về thực trạng kiến thức, thái độ và hành vi của sinh viên về hiến máu tình nguyện

Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu câu hỏi (bảng hỏi)

Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài, nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi kèm theo các đáp án trả lời theo nguyên tắc rõ ràng, dễ hiểu Nội dung câu hỏi bao quát được nội dung theo cấu trúc nghiên cứu, nhóm nghiên cứu thiết kế câu hỏi nhằm đánh giá được sự thay đổi kiến thức, tọa đàm cùng một số yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ và hành vi của sinh viên về hiến máu tình nguyện.

Câu hỏi về kiến thức gồm 12 câu hỏi: 3 - 13

Câu hỏi về thái độ gồm 4 câu hỏi: 14, 15, 23, 24

Câu hỏi về hành vi gồm 5 câu hỏi: 16 - 22

Câu hỏi về cách tiếp cận thông tin của đối tượng: 1, 2.

Bước 2: Phát phiếu điều tra

Nhóm nghiên cứu phát phiếu điều tra 2 lần, những thành viên thuộc nhóm nghiên cứu chỉ hướng dẫn cách điền thông tin phiếu, không hướng dẫn gì thêm: Lần 1: Phát phiếu ra và thu lại ngay trước khi chương trình Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu bắt đầu.

Lần 2: Dựa vào thông tin đã có từ phiếu điều tra lần 1, phát phiếu điều tra lần

2 đến các đối tượng sau chương trình Chủ Nhật đỏ.

Các chỉ số, biến số và tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ số trong nghiên cứu

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: tuổi, giới, khu vực sinh sống

- Tỷ lệ kiến thức đầy đủ hoặc không đầy đủ về hiến máu tình nguyện (dựa trên các câu hỏi về kiến thức hiến máu: các thành phần máu, tiêu chuẩn hiến máu, quy trình hiến máu, lợi ích của hiến máu tới sức khỏe, và chia thành mức độ kiến thức đầy đủ và không đầy đủ) trước và sau tọa đàm

- Thái độ của đối tượng về hiến máu nhân đạo trước và sau tọa đàm

- Hành vi của đối tượng về hiến máu nhân đạo trước và sau tọa đàm

- Mối liên quan giữa tuổi, giới, dân tộc, mức độ hiểu biết về hiến máu với kiến thức, hành vi, thái độ hiến máu nhân đạo

Cách đánh giá mức độ kiến thức, thái độ và hành vi của chúng tôi dựa vào kết quả các đáp án trả lời của đối tượng nghiên cứu thông qua các câu hỏi trong mẫu phiếu khảo sát, cụ thể như sau: a Đánh giá về mức độ kiến thức

Dựa theo bảng kiểm đánh giá về nhận thức về hiến máu tình nguyện do Nguyễn Luân đưa ra ở đề tài nghiên cứu “Khảo sát nhận thức, thái độ và hành vi về hiến máu tình nguyện của sinh viên trong và ngoài quân đội năm 2012-2013” Các câu hỏi về kiến thức nếu trả lời đúng được 1 điểm như vậy tối đa được

11 điểm Cách xếp loại như sau:

Tổng điểm từ 5-8: Kiến thức trung bình Tổng điểm từ 5: Kiến thức hạn chế +) Mẫu bảng kiểm nhóm nghiên cứu đưa ra như sau: b Đánh giá về về thái độ:

+ Nếu đối tượng sẵn sàng tự nguyện hiến máu (hoặc có ý định hiến máu tiếp ở người đã hiến máu) và trả lời đúng các câu còn lại, thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sau hiến máu thì được đánh giá là có thái độ phù hợp

+ Nếu đối tượng không sẵn sàng tự nguyện hiến máu (hoặc không có ý định hiến máu nhắc lại) hoặc trả lời sai các câu còn lại thì được đánh giá là thái độ chưa phù hợp. c Đánh giá về hành vi:

+ Trả lời đáp án 1 tất cả các câu hỏi lựa chọn thì đối tượng được đánh giá là có hành vi phù hợp.

+ Trả lời đáp án 2 một trong các câu hỏi lựa chọn thì đối tượng được đánh giá là hành vi chưa phù hợp.

Xử lý số liệu

Nhóm nghiên cứu thống kê và xử lý số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1 vàSPSS 16.0.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Nghiên cứu được sự cho phép của Ban Giám hiệu, Hội đồng khoa họcTrường, Phòng Quản lí khoa học trường Đại học Y Dược Thái Bình, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Bình và Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ sinh viên vận động hiến máu tình nguyện trường Đại học Y Dược Thái Bình.

Tất cả việc thu thập thông tin, phỏng vấn các sinh viên đều được sự đồng ý của các sinh viên tham gia nghiên cứu và được giữ bí mật.

Hạn chế sai số

- Khắc phục sai số trong quá trình chọn mẫu:

+ Kỹ thuật ngẫu nhiên hóa các đối tượng đưa vào nghiên cứu

+ Chọn cỡ mẫu đủ lớn đại diện cho quần thể nghiên cứu

- Khắc phục sai số trong quá trình thu thập số liệu:

+ Các điều tra viên được tập huấn kĩ trước khi điều tra về nội dung, ý nghĩa đề tài, cách thu thập thông tin.

+ Bộ phiếu điều tra được điều tra thử, chỉnh sửa phù hợp và hoàn thiện trước khi đưa vào điều tra chính thức.

- Khắc phục sai số trong quá trình xử lý số liệu:

+ Trước khi nhập số liệu phải xem lại toàn bộ phiếu đã thu thập được để chỉnh sửa các lỗi do không điền đầy đủ thông tin, thiếu phiếu, trùng lặp,…

+ Mã hóa phiếu với thiết lập ràng buộc chắc chắn Cẩn thận khi nhập số liệu và phân tích số liệu.

KẾT QUẢ

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu

X ± SD Min Max Độ tuổi 18,4 ± 0,7 18 22

Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có tuổi trung bình là 18,4 ± 0,7, nhỏ nhất là

18 và lớn nhất là 22 tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính (n = 175)

Nhận xét: Biểu đồ 3.1 cho thấy trong số 175 đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ sinh viên chiếm 58,3% cao hơn nam với 41,7% Tỷ lệ giới tính Nữ : Nam là 1,4:1.

Biểu đồ 3.2 Phân bố đối tượng tham gia nghiên cứu theo dân tộc (n5) Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy trong 175 đối tượng tham gia nghiên cứu có

155 đối tượng là người Kinh chiếm 88,6% và 20 đối tượng (11,4%) là người dân tộc khác như Thái, Mường,

Kiến thức của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện

Bảng 3.2 Kiến thức về hiến máu tình nguyện của sinh viên trước và sau tọa đàm Đối tượng

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng có kiến thức tốt, trung bình và hạn chế trước tọa đàm lần lượt chiếm 3,4%; 75,4% và 21,2% Tỷ lệ này ở sinh viên sau tọa đàm lần lượt là 9,1%; 78,2% và 12,7% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở đối tượng có kiến thức tốt và hạn chế với p < 0,05.

Tu yế n tr uy ếền N VY T

Ch ng tr ìn h ĐT N ươ

Biểu đồ 3.3 Nguồn tiếp cận thông tin về hiến máu tình nguyện của sinh viên trước khi tham gia tọa đàm (n5) Nhận xét: Biểu đồ 3.3 cho thấy, tại thời điểm trước khi tham gia Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu, tỷ lệ đối tượng tìm hiểu thông tin về hiến máu tình nguyện gián tiếp qua các kênh thông tin đại chúng như ti vi, đài báo, internet chiếm đa số(lần lượt chiếm 73,1% và 66,3%) Việc tìm hiểu thông tin của sinh viên qua các chương trình do Đoàn Hội Nhà trường tổ chức trước Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu chiếm tỷ lệ 26,8% Ngoài ra, tỷ lệ biết thông tin về HMTN qua sự giới thiệu qua bạn bè, qua nhân viên y tế và qua tờ rơi, áp phích lần lượt là 46,3%; 36%;28%.

Thái độ của đối tượng nghiên cứu về hiến máu tình nguyện

Bảng 3.3 Thái độ của đối tượng về hiến máu tình nguyện

Thái độ Phù hợp Chưa phù hợp Tổng Đối tượng n % n % n %

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, số sinh viên nghiên cứu có thái độ phù hợp về hiến máu tình nguyện trước và sau Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu lần lượt là 125 và 129, chiếm tỷ lệ 71,4% và 73,7% Không có sự khác biệt về thái độ của sinh viên về hiến máu tình nguyện trước và sau Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu (p > 0,05).

Ki ểm tr a sứ c kh ỏe

Nh ận m áu k hi c ần

Ki ếm q uà , t iề n và g iấ y ch ứn g nh ận

Bạ n bè , n gư ời th ân rủ đ i h iế n m áu

Gi ảm h oặ c tă ng c ân

Biểu đồ 3.4 Mục đích của hiến máu tinh nguyện theo đối tượng nghiên cứu

(nghiên cứu ở đối tượng trước tọa đàm) (n5)

Nhận xét: Theo biểu đồ 3.4, trong 175 đối tượng tham gia nghiên cứu có 157 sinh viên cho rằng hiến máu tình nguyện là để cứu người (chiếm 89,7%), có lần lượt 68% (119) và 55,6% (99) đối tượng hiến máu để kiểm tra sức khỏe bản thân hoặc nhận được máu khi bản thân cần Những lý do nhận quà, giấy chứng nhận hoặc bạn bè rủ tham gia hoặc để tăng, giảm cân chiếm tỷ lệ thấp hơn lần lượt là 29,1 ; 29,1 và 22,8 %.

Ch ưa c ó dị p tiế p xú c vớ i đ oà n hi ến m áu

Ch ưa đ ảm b ảo s ức k hỏ e

Cả n trở c ủa g ia đ ìn h

Kh i c ó đợ t h iế n m áu n hư ng c hư a đủ tu ổi Ản h hư ởn g xấ u sứ c kh ỏe

Biểu đồ 3.5 Lý do chưa tham gia hiến máu tình nguyện ở các đối tượng nghiên cứu trước tọa đàm (n5) Nhận xét: Có 72 đối tượng (chiếm 49%) cho rằng việc sinh viên nhà trường không tham gia hiến máu là do chưa có dịp tiếp cận với đoàn hiến máu Đối tượng không tham gia hiến máu do chưa đảm bảo sức khỏe, do gia đình phản đối, hoặc chưa đủ tuổi khi có đợt hiến máu chiếm tỷ lệ lần lượt 19,7%; 13,6%; 9,5% Các đối tượng có lý do sợ đau, sợ máu, sợ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe chiếm tỷ lệ thấp hơn: 16,3% và 8,2%.

Đánh giá về hành vi của đối tượng nghiên cứu trước và sau tọa đàm

Bảng 3.4 Hành vi của sinh viên năm nhất về hiến máu tình nguyện (n5).

Phù hợp Chưa phù hợp

Nhận xét: Bảng 3.4 cho thấy, đối tượng nghiên cứu có hành vi phù hợp với hiến máu tình nguyện trước và sau tọa đàm lần lượt là 13,1% và 22,9% Có sự khác biệt về hành vi của đối tượng nghiên cứu trước và sau Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu với p = 0,02 < 0,05.

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến hoạt động hiến máu tình nguyện

Bảng 3.5 Sự liên quan giữa giới tính với thái độ hiến máu (n = 175)

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu; trong 73 sinh viên nam có 72,6% (53 sinh viên) có thái độ phù hợp với hiến máu tình nguyện Còn 102 sinh viên nữ có 73,7% sinh viên có thái độ phù hợp Sự khác biệt trên không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 và OR = 0,907.

Bảng 3.6 Sự liên quan giữa giới tính với thái độ ủng hộ người thân hiến máu

Nhận xét: trong 73 đối tượng nam tỷ lệ ủng hộ người thân hiến máu và không ủng hộ lần lượt là 97,3% và 2,7% Trong khi đó, 102 đối tượng nữ tỷ lệ này là 99% ủng hộ và 1% không ủng hộ Sự khác biệt về tỷ lệ này giữa 2 giới không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 và OR = 0,351.

Bảng 3.7 Sự liên quan giữa giới tính với hành vi hiến máu (n5)

Nhận xét: Nghiên cứu 175 đối tượng sau tọa đàm, trong số 73 đối tượng là nam, có 12 đối tượng có hành vi phù hợp chiếm tỷ lệ 16,4%; có 28 đối tượng trên tổng số 102 đối tượng là nữ có hành vi phù hợp chiếm tỷ lệ 22,9% Sự khác biệt về tỷ lệ này ở 2 giới nam và nữ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.8 Sự liên quan giữa thái độ và hành vi hiến máu (n5)

Phù hợp Chưa phù hợp n % n % p

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, trong số 129 sinh viên có thái độ phù hợp với HMTN, tỷ lệ sinh viên có hành vi phù hợp chiếm 27,1%; tỷ lệ này ở 46 sinh viên chưa có thái độ phù hợp với HMTN là 10,9% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ về hiến máu (n5)

Phù hợp Chưa phù hợp n % n % p

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, trong số 129 sinh viên có thái độ phù hợp với HMTN có kiến thức tốt, trung bình và hạn chế lần lượt là 13 (10,1%), 105 (81,4%) và 11 sinh viên ( 8,5%) Con số này đối với 46 sinh viên có thái độ chưa phù hợp với HMTN lần lượt là 3; 32 và 11 sinh viên chiếm 9,1;78,3 và 12,6% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi hiến máu(n5)

Phù hợp Chưa phù hợp n % n % p

Nhận xét: Theo kết quả nghiên cứu, trong số 40 sinh viên có hành vi phù hợp về HMTN có kiến thức tốt, trung bình và hạn chế lần lượt là 9 (22.5%), 24 (60,0%) và 7 sinh viên (17,5%) Con số này đối với 135 sinh viên hành vi chưa phù hợp về HMTN lần lượt là 7;113 và 15 sinh viên chiếm 5,2; 83,7 và 11,1% Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

BÀN LUẬN

Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1 Tuổi Đối tượng nghiên cứu là sinh viên dài hạn năm thứ nhất - K47 đang học tập tại trường Đại học Y Dược Thái Bình có tham gia Tọa đàm tìm hiểu về HMTN năm 2018, với độ tuổi trung bình là 18,4 ± 0,7 Các sinh viên năm thứ nhất mới xa gia đình để tiếp cận với việc học tập và hoạt động tại một môi trường mới, trong đó đa số sinh viên lần đầu được tiếp cận với phong trào HMTN.

Biểu đồ 3.1 cho thấy trong số 175 các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu có tỷ lệ nữ sinh viên chiếm 58,3% cao hơn nam với 41,7% Tỷ lệ giới tính ữữ : nam là 1,4:1 Nghiên cứu của chúng tôi tương tự nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hằng và cộng sự năm 2015 [1].

Biểu đồ 3.2 cho thấy trong 175 đối tượng tham gia nghiên cứu, có 155 đối tượng là người dân tộc Kinh chiếm 88,6% Bên cạnh đó có 11,4% là người dân tộc thiểu số khác Sở dĩ tỷ lệ các dân tộc thiểu số nhiều như vậy vì đây là trường đại học lớn tại miền Bắc, đào tạo nguồn nhân lực khối ngành khoa học sức khỏe phục vụ người bệnh Trong đó đào tạo cả nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa nên tỷ lệ người dân tộc thiểu số cũng xuống theo học tại trường.

Nhận xét về kiến thức của đối tượng nghiên cứu

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa số sinh viên có kiến thức tốt và hạn chế trước và sau tọa đàm (3,4% và 9,1%); cho thấy chương trình đã có tác động tới kiến thức của sinh viên về HMTN Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đối tượng nghiên cứu có hiểu biết ở mức trung bình về HTMN (78,2% đối với sinh viên sau tọa đàm) Tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt và trung bình của sinh viên sau tọa đàm là 87,44% Nghiên cứu thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Luân năm 2012 với 1505 sinh viên Học viện Quân y với tổng tỷ lệ sinh viên có nhận thức tốt và thể sinh viên bao gồm những sinh viên đã học chương trình y và tiếp xúc với người bệnh còn nghiên cứu của chúng tôi toàn bộ là sinh viên năm thứ nhất mới vào trường, chưa được trang bị kiến thức về y khoa cũng như chưa tiếp xúc với người bệnh Tuy nhiên kết quả của chúng tôi cao hơn của Ngô Mạnh Quân năm 2011, khi nghiên cứu tại cộng đồng tác giả thấy tỷ lệ người dân có kiến thức tốt và trung bình là 34,9% [5] Ở biểu đồ 3.3 cho thấy sinh viên trước khi tham gia Tọa đàm chủ yếu tiếp cận với thông tin về HMTN từ nguồn thông tin gián tiếp (Tivi, đài báo, internet…), phương pháp truyền thông này có sự lan tỏa tốt nhưng thông tin được truyền tải không được đầy đủ so với các phương pháp truyền thông trực tiếp như qua tuyên truyền của nhân viên y tế hay các chương trình tập huấn khác Với tỷ lệ sinh viên có kiến thức trung bình hoặc tốt tăng lên sau Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu (là một chương trình truyền thông trực tiếp về hiến máu do CLB Sinh viên vận động hiến máu tình nguyện, Đoàn Thanh niên trường phối hợp tổ chức) cho thấy việc tăng cường tổ chức những chương trình tương tự để cải thiện kiến thức cho sinh viên về hiến máu tình nguyện nói chung là rất cần thiết Do hình thức tuyên truyền gián tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng dù đạt sự lan tỏa cao nhưng không cung cấp đầy đủ được những kiến thức thực sự cần thiết cho người hiến máu, việc thiếu kiến thức về HMTN có thể mang tới sự bất lợi do chất lượng máu hiến có khả năng bị suy giảm khi người không đủ điều kiện hiến máu vẫn tham gia hiến máu Trên thực tế việc kết hợp được những phương pháp truyền thông trực tiếp và gián tiếp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn cho công tác hiến máu của Đoàn Thanh niên trường nói chung và CLB Sinh viên vận động hiến máu tình nguyện nói riêng, tuy nhiên hiện tại việc tổ chức các chương trình tuyên truyền và tập huấn trực tiếp dù đạt chất lượng nội dung chuyên môn cao nhưng vẫn chưa được tổ chức thường xuyên và liên tục, quy mô mỗi chương trình còn ở mức thấp “Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu” là chương trình tuyên truyền kiến thức về HMTN lớn nhất trong năm học 2017 - 2018 thu hút khoảng 200/1000 sinh viên tới tham gia, điều này khiến cho việc lan tỏa những thông tin cần thiết về HMTN gặp nhiều trở ngại.

Nhận xét về thái độ của đối tượng nghiên cứu

Không có sự khác biệt về thái độ của sinh viên đối với HMTN trước và sau tọa đàm, tỷ lệ sinh viên năm nhất có thái độ phù hợp về HMTN là 73,7% đối với đối tượng sau tọa đàm Tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Luân tại Học viện Quân Y với 73,4% [10] và nghiên cứu của Nguyễn Đức Thuận năm

2007 [8] Cho thấy đa số các sinh viên đều ủng hộ việc hiến máu và việc vận động những người xung quanh tham gia hiến máu, do sinh viên là đối tượng trí thức trẻ nên có góc nhìn thiện cảm đối với những chương trình, hoạt động về tình nguyện như hiến máu nhân đạo, điều này cũng được thể hiện ở nghiên cứu của Ngô Mạnh Quân năm 2011 với tỷ lệ đối tượng sẵn sàng hiến máu và đã hiến máu chủ yếu là sinh viên với 54,8% [5] Bên cạnh đó, vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên vẫn còn có thái độ chưa phù hợp về HMTN (26,3%), điều này có thể xuất phát từ tâm lý sợ hiến máu, có định kiến không tốt về hoạt động hiến máu hoặc một số nguyên nhân khác.

Bên cạnh đó, việc tham gia hiến máu để cứu người là lý do chính cho việc hiến máu (89,7%), những lý do khác như để kiểm tra sức khỏe, để kiếm tiền và quà có tỷ lệ thấp hơn, đây là kết quả phản ánh đúng thực trạng về công tác hiến máu tình nguyện và cũng tương đương với kết luận đến từ các nghiên cứu khác về HMTN như nghiên cứu của Gao Wang năm 2017 tại Tứ Xuyên, Trung Quốc [14]. Điều này được giải thích do sinh viên năm thứ Nhất đã ý thức được vai trò của một sinh viên đang theo học tại một ngôi trường đào tạo về Y Dược trong công tác HMTN, tuy vậy vẫn có một bộ phận sinh viên cho rằng việc hiến máu là để phục vụ cho những nhu cầu cá nhân khác (10,3%).

Nhận xét về hành vi của đối tượng nghiên cứu

Tại bảng 3.4 cho thấy hành vi của đối tượng đã có sự thay đổi sau chương trình Tọa đàm tìm hiểu về hiến máu với tỷ lệ sinh viên có hành vi phù hợp với công tác HMTN tăng từ 13,1% lên 22,9%, sự thay đổi này cho thấy chương trình tọa đàm đã có sự tác động đến hành vi của đối tượng tham gia Tuy nhiên tỷ lệ đối nghiên cứu tại Học viện Quân Y năm 2012 Điều này được giải thích do nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng là sinh viên học năm thứ nhất, là đối tượng mới rời xa gia đình để nhập học chưa lâu, còn chưa quen với việc sắp xếp cuộc sống và còn giữ tâm lý sợ hãi khi quyết định trực tiếp tham gia hiến máu, hoặc còn ngại ngùng khi được hỏi về việc có muốn tham gia công tác tuyên truyền về HMTN hay không Bên cạnh đó, đối tượng nghiên cứu đa số mới bước sang tuổi

18, độ tuổi vừa đủ để tham gia hiến máu, và sau chương trình tọa đàm Đoàn Thanh niên trường chỉ tổ chức một chương trình hiến máu tập trung là Chương trình Chủ nhật đỏ năm 2018, do vậy tỷ lệ sinh viên đạt điểm hành vi phù hợp (trong đó bao gồm việc đã hiến máu) đối với đối tượng tham gia nghiên cứu không cao so với những nghiên cứu khác, do những nghiên cứu này thực hiện trên những đối tượng có độ tuổi lớn hơn khá nhiều và đã có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với các đoàn hiến máu.

Các yếu tố liên quan đến HMTN

4.5.1 Mối liên quan giữa thái độ và hành vi về HMTN ở đối tượng NC

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.8 cho thấy trong số 129 sinh viên có thái độ phù hợp với HTMN, có 27,1% sinh viên có hành vi phù hợp với HMTN; tỷ lệ này đối với 46 sinh viên có thái độ chưa phù hợp với HTMN chỉ là 10,9% Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05; cho thấy để xây dựng được hành vi phù hợp với việc HMTN ở sinh viên thì việc cải thiện thái độ có ý nghĩa quan trọng Đây là một nội dung quan trọng, tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu thì chương trình tọa đàm hầu như không tác động đối với thái độ của sinh viên về HMTN, do vậy việc cải thiện thái độ cần được thực hiện qua những phương pháp tổ chức chương trình tuyên truyền và tập huấn khác nhau mang tính thực tiễn và có độ tập trung cao hơn.Cùng với đó, với việc là một sinh viên ngành Y, việc học tập và hoạt động trong môi trường lành mạnh cũng có thể mang tới thái độ tích cực hơn cho đối tượng đối với công tác hiến máu tình nguyện.

4.5.2 Mối liên quan giữa kiến thức và thái độ đối với hiến máu tình nguyện

Bảng 3.9 cho thấy trong số 129 sinh viên có thái độ phù hợp về HMTN thì tỷ lệ sinh viên có kiến thức tốt và trung bình trên sinh viên có kiến thức hạn chế là 91,5% : 8,5%; tỷ lệ này cao hơn đáng kể so với 46 sinh viên có thái độ phù hợp về HMTN (76,1% : 23,9%); kết quả này cho thấy khi có sự hiểu biết về HMTN thì các sinh viên sẽ có góc nhìn phù hợp hơn với việc hiến máu của mình, cho thấy tầm quan trọng của việc không ngừng bổ sung kiến thức chung về hiến máu cho sinh viên.

4.5.3 Mối liên quan giữa kiến thức và hành vi hiến máu tình nguyện Ở bảng 3.10 cho thấy trong số 40 sinh viên có hành vi phù hợp đối vớiHMTN có tỷ lệ kiến thức tốt và trung bình trên sinh viên có kiến thức hạn chế là82,5% : 17,5%; tỷ lệ này ở 135 sinh viên có hành vi chưa phù hợp với công tácHMTN với tỷ lệ 88,9% : 11,1% Tỷ lệ này cho thấy sau tọa đàm, kiến thức không phải yếu tố quyết định hoàn toàn về hành vi đối với HMTN khi tỷ lệ sinh viên có kiến thức trung bình trở lên ở nhóm đối tượng hành vi chưa phù hợp vẫn ở mức rất cao (88,9%), điều này được giải thích đa số sinh viên năm thứ Nhất còn gặp trở ngại trong việc thực hiện những hành động thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc hiến máu tình nguyện như trực tiếp tham gia hiến máu, hoặc đồng ý trở thành người tuyên truyền cho công tác hiến máu tình nguyện cho gia đình và những người xung quanh, đây không phải là vấn đề mà việc có kiến thức chuyên môn đơn thuần về hiến máu có thể giải quyết được mà cần sự động viên, hỗ trợ và quan tâm phát triển các sinh viên hơn nữa từ các tổ chức quản lý như Đoàn Thanh niên trường, Ban Chấp hành các chi đoàn chi hội và từ CLB Sinh viên vận động hiến máu tình nguyện trong việc tổ chức truyền thông, tổ chức các chương trình nhắm tới những đối tượng sinh viên năm thứ Nhất để các bạn mạnh dạn hơn, hiểu hơn về trách nhiệm tuyên truyền về hiến máu với vai trò là sinh viên trường đang học tập một trường Đại học hàng đầu đào tạo về Y Dược Bên cạnh đó, việc quan tâm, tổ chức các hoạt động nhằm bổ sung những kỹ năng về tuyên truyền, tạo môi trường để sinh viên hòa nhập hơn với công tác vận động hiến máu cũng là một hành động cần được ưu tiên trong thời gian tới.

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w