BÀI TIỂU LUẬN CUỐI HỌC PHẦN DẠY HỌC DỰA TRÊN TRẢI NGHIỆM HỌC PHẦN: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY – HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC Vì vậy, chúng tôi quyết định thực hiện dự án với đề tài “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường”. Dự án được tiến hành dựa trên những yêu cầu cần thiết trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người, đặc biệt là các em học sinh nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, ngộ độc do thực phẩm bẩn gây ra, tăng cường sức học tập, thể hiện nếp sống văn minh nơi học đường. Đồng thời, học tập dự án cung cấp thêm những kiến thức thực tế cho học sinh, góp phần nâng cao ý thức của các em trong việc sử dụng thực phẩm, tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm. Học sinh sẽ đóng vai nhân viên y tế để tìm hiểu, thu thập số liệu qua internet và thực hiện công tác tuyên truyền đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường. Qua dự án, học sinh phải sử dụng các kiến thức về toán, tiếng việt, mỹ thuật, công nghệ thông tin và kết hợp với các kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và hợp tác để hoàn thành dự án này.
Giới thiệu về dự án
Bối cảnh sinh ra dự án
Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm mặc dù đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để Công tác chế biến, sản xuất, kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn Trong khi đó, nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả nên người tiêu dùng rất khó để nhận biết được đâu là thực phẩm sạch và đâu là thực phẩm bẩn Vấn đề ăn uống luôn đặt lên hàng đầu ở Việt Nam cũng như là thế giới, đặc biệt là ở trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm lại cần phải chú trọng hơn nữa, nhằm đảm bảo cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý ở lứa tuổi này Tình hình ngộ độc thực phẩm ngày càng trở nên trầm trọng, xảy ra ở khắp mọi nơi, trong đó, trường học là môi trường cần được quan tâm và đưa ra những biện pháp kịp thời để khắc phục các vấn nạn về thực phẩm Vì vậy, sau khi nhận thấy được tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm nơi học đường nên chúng tôi quyết định thực hiện dự án “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường”
Mục đích
Nhiệm vụ của học sinh
+ Học sinh đóng vai là nhân viên y tế
Sản phẩm của học sinh
1.6 Các kiến thức, kỹ năng được huy động:
+ Kiến thức: môn Toán, môn Mĩ thuật, môn Tin học.
+ Kỹ năng: tư duy, giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác.
1.7 Các kỹ năng thiết yếu thế kỉ 21: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin.
1.8 Các phẩm chất và năng lực:
Các phẩm chất và năng lực
+ Năng lực: giao tiếp và hợp tác, tư duy và lập luận toán học.
Nội dung khoa học của dự án
Kiến thức, kĩ năng toán học cần áp dụng
Giải quyết được một số vấn đề về thống kê, phân tích số liệu, thiết kế và vẽ liên quan đến nội dung các môn học như Mĩ thuật, Tin học.
- Sử dụng một số phương tiện thông dụng để thiết kế tờ rơi, băng rôn và báo tường để tuyên truyền.
- Vận dụng các kiến thức toán học về thống kê, phân tích việc an toàn thực phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lý thông tin.
- Gắn kết lý thuyết với thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống.
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng công nghệ như thiết kế tờ rơi, băng rôn và thao tác sử dụng máy tính.
- Lập và thực hiện kế hoạch cho nhiệm vụ học tập của mình.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và xử lý tình huống.
- Hình thành thói quen tự giác trong học tập, tích cực tham gia các hoạt động nhóm.
Nội dung tích hợp trong dự án
- Tìm kiếm thông tin trên website
+ Tìm kiếm được trên website cho trước những thông tin phù hợp và có ích cho nhiệm vụ đặt ra.
+ Hợp tác, chia sẻ thông tin với nhóm để hoàn thành công việc được giao.
- Hình thành tư duy tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề: học sinh tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
- Thực hiện nhiệm vụ khảo sát, phân tích và tuyên truyền thông tin về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” có sử dụng máy tính.
- Thể hiện sự tôn trọng bản quyền về nội dung thông tin. b) Môn Mĩ thuật:
- Thực hành vẽ tay hoặc vẽ trên phần mềm máy tính báo tường; thiết kế tờ rơi, băng rôn tuyên truyền về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường”
Các vai trò của học sinh khi thực hiện dự án
Trong quá trình thực hiện dự án, học sinh đưa ra nhiều quyết định, được cộng tác, đưa ra sáng kiến và trình bày trước đám đông, học sinh được thiết lập kiến thức cho riêng mình Mặc dù có thể đây là một thách thức lớn đối với học sinh nhưng trong quá trình học tập thông qua dự án mang rất nhiều ý nghĩa cả trong bài học lẫn thực tế cuộc sống Chính vì thế, học sinh cần tích cực tham gia và thực hiện dự án, áp dụng kiến thức đã học và kiến thực mới
Học sinh tham gia dự án học tập sẽ phải tự làm các công việc sau:
- Học sinh chủ động là người tiếp cận vấn đề, tự đưa ra các phương pháp, kỹ thuật cần tiến hành để giải quyết vấn đề, thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích, …
- Học sinh phải tự giải quyết các vấn đề thực tế cuộc sống, đồng thời khám phá, tìm hiểu được ý nghĩa sâu rộng của nội dung bài học.
- Học sinh phải thực hiện các nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực tế: kết hợp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Hệ thống câu hỏi định hướng
Tuần 1 - tiết 1: Giới thiệu dự án
- An toàn thực phẩm là gì? Thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Theo em, hiện nay chất lượng thực phẩm được bán trước cổng trường như thế nào? Có bảo đảm an toàn cho sức khỏe không? Vì sao?
- Theo em, việc tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường nhằm mục đích gì?
- Theo em, chúng ta có nên tuyên truyền an toàn thực phẩm không? Vì sao?
Tuần 1 - tiết 2: Lên kế hoạch
- Chúng ta thường dùng cách nào để tuyên truyền đạt hiệu quả tốt nhất?
- Chúng ta dùng phương tiện, công cụ gì để thiết kế tờ rơi, băng rôn, áp phích và báo tường?
- Ưu điểm và nhược điểm của tờ rơi, băng rôn, áp phích và báo tường là gì?
- Những thông tin nào chúng ta có thể đưa vào tờ rơi?
- Những thông tin nào chúng ta có thể đưa vào băng rôn?
- Những thông tin nào chúng ta có thể đưa vào áp phích?
- Những thông tin nào chúng ta có thể đưa vào báo tường?
- Chúng ta sẽ tìm những thông tin đó ở đâu? Bằng cách nào?
- Hãy liệt kê các công việc cần phải làm khi tuyên truyền? (tìm thông tin, tổng hợp thông tin, tìm hình ảnh, phác thảo và lên ý tưởng, thiết kế tờ rơi, thiết kế băng rôn, vẽ báo tường và báo cáo)
- Mỗi nhiệm vụ chúng ta sẽ ước lượng làm trong trong khoảng thời gian bao lâu là hợp lý? (học sinh nêu ý kiến và sau đó thống nhất thời gian hoàn thành nhiệm vụ)
- HS cần dựa vào tiêu chí đánh giá sản phẩm để thiết kế tờ rơi, băng rôn và vẽ báo tường phù hợp (giáo viên đưa ra các tiêu chí ở từng sản phẩm để các nhóm có thể căn cứ và hoàn thành sản phẩm một cách tốt nhất)
- Khi thiết kế chúng ta cần những vật liệu nào?
- Mua vật liệu ở đâu cho hợp lý và số tiền chi tiêu khoảng bao nhiêu?
Tuần 2+3: Thực hiện dự án (thực hiện trong 2 tuần: 1 buổi hướng dẫn vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Trong quá trình thực hiện tuyên truyền, nhóm có gặp khó khăn gì? (soạn câu hỏi, xử lý số liệu, thiết kế, )
- Khi làm tuyên truyền có vấn đề gì xảy ra không?
- Với những vấn đề, nhóm đã xử lý như thế nào?
- Nhóm cần hỗ trợ những vấn đề gì?
- Chúng ta cần chuẩn bị những gì để báo cáo tốt sản phẩm của nhóm?
- HS nên dựa vào các tiêu chí đánh giá báo cáo để chuẩn bị và hoàn thành công tác báo cáo một cách tốt nhất.
Tuần 4: Tổng kết và đánh giá, công bố sản phẩm
● Sau khi thực hiện sản phẩm, em học được kiến thức, kĩ năng gì?
● Những điều em cần chú ý khi thực hiện sản phẩm là gì?
● Em rút ra được những kinh nghiệm gì sau khi thực hiện sản phẩm?
● Em cảm thấy như thế nào về dự án lần này? Ý nghĩa, giá trị của dự án đến với mọi người?
2.5 Kế hoạch dự án a) Mục tiêu của dự án:
- Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức về đo, vẽ, tạo hình liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tế, cách sử dụng một số công cụ để thực hành đo, vận dụng kiến thức toán học về thống kê.
- Rèn luyện kĩ năng gắn kết lý thuyết với thực tiễn, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và phát triển một số kĩ năng cho học sinh (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, ).
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ như thao tác sử dụng máy tính, thiết kế tờ rơi, băng rôn, báo tường, áp phích,
- Giúp học sinh phát triển tư duy khoa học trong việc tạo bố cục của dự án.
- Thực hiện việc làm thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến sức khỏe các bạn học sinh nói riêng và mọi người nói chung. b) Thiết bị dạy học, học liệu:
+ Máy tính xách tay, máy chiếu.
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Bộ câu hỏi định hướng.
+ Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:
➢ Trước khi bắt đầu dự án (phiếu đánh giá mức độ tiếp thu dự án)
➢ Trong khi thực hiện dự án (phiếu phân công nhiệm vụ, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá tinh thần làm việc nhóm, phiếu sản phẩm của nhóm)
➢ Kết thúc dự án (phiếu thu hoạch cá nhân, báo cáo tổng kết, phiếu đánh giá giữa các nhóm)
+ Học liệu cung cấp cho học sinh:
➢ Video thông tin liên quan đến dự án trên Internet (link học liệu ở mục “Phụ lục”) c) Phương pháp dạy học:
Dạy học dự án, hợp tác, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề. d) Lịch làm cụ thể:
Tuần 1 - Tiết 1 - Giáo viên giới thiệu cho học sinh về dạy học dự án, đưa ra chủ đề dự án của lớp Đưa ra các câu hỏi định hướng cho dự án.
Tuần 1 - Tiết 2 - Giáo viên cùng học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, tiêu chí đánh giá, lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên nhóm.
Tuần 2 -3 - HS tiến hành thực hiện dự án theo kế hoạch đề cương nghiên cứu.
- Xin ý kiến của giáo viên khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Tuần 4 - HS hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu dự án và báo cáo kết quả thực hiện dự án.
- Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm dự án trước lớp.
- Các nhóm tham gia phản hồi về sản phẩm và phần trình bày lẫn nhau
- Giáo viên theo dõi, đánh giá, chỉnh sửa kiến thức, kĩ năng cho từng nhóm và cá nhân trong nhóm thực hiện.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét về việc thực hiện dự án, các sản phẩm của học sinh.
2.5.1 Tuần 1: Giới thiệu dự án + Lên kế hoạch
Hoạt động 1: Lập kế hoạch dự án “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” (2 tiết - 70 phút) a) Giao nhiệm vụ thực hiện dự án:
- Giáo viên trình chiếu powerpoint những hình ảnh các bạn học sinh ngộ độc thức ăn.
- Giáo viên đặt câu hỏi và nêu vấn đề:
+ Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm?
+ Em nghĩ như thế nào về thực phẩm được bày bán trước cổng trường? + Nếu là em thì chúng ta cần có những giải pháp nào để cho học sinh nói riêng và tất mọi người xung quanh nói chung về việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trước cổng trường? Em hãy nêu lên các ý tưởng của bản thân?
- Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Giáo viên kết luận: “Một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do sử dụng thực phẩm không sạch, không rõ nguồn gốc, bị nhiễm một số loại vi khuẩn hay bị ô nhiễm hóa học, chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng Thực phẩm bị ôi thiu, có dòi, có các loại vi trùng, ấu trùng hay mọc nấm mọc do để quá lâu hoặc có chứa sẵn các chất độc tự nhiên (mầm khoai tây, nấm độc, ) Thực phẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của mọi người dân Nó xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí là trường học - nơi được xem là môi trường an toàn của trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và nguyên nhân chính gây nên ngộ độc ở lưới tuổi học sinh là do thực phẩm trước cổng trường Các loại đồ ăn vặt có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn… đang là mối nguy hại tới sức khỏe của học sinh Để hạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, các gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trước cổng trường Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng Về phía nhà trường, cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình Các bậc phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em chọn mua
11 những sản phẩm chất lượng, tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh Mỗi người nên nói "không" với hàng rong không được che đậy, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, gần cống rãnh, thiếu nước sạch Và các em cũng là công dân của đất nước nên cần có trách nhiệm tuyên truyền, chia sẻ kiến thức đến tất cả mọi người.”
- Cùng thống nhất: “Chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” theo phương pháp học theo dự án Nội dung không chỉ bó hẹp trong môn Toán mà có thể mở rộng cả môn Tin học và Công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm thông tin từ Internet”.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, nội dung của dự án:
1.Tra cứu và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến cách thiết kế băng rôn tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường Sau đó:
●Sử dụng kiến thức đã học về đo lường, tỷ lệ kích thước của băng rôn, áp phích, tờ rơi và báo tường để thiết kế theo yêu cầu giáo viên đưa ra (một số vật dụng khác tùy vào khả năng sáng tạo).
●Từ những tấm vải canvas, bạt, nhóm thiết kế, bố trí và sắp xếp các hình ảnh, từ ngữ sao cho hợp lý và khoa học mang tính thuyết phục.
2.Đọc các tài liệu về bố cục và quy trình thiết tờ rơi, cách thức thu thập và xử lý thông tin, cách sử dụng canva để thiết kế tập tờ rơi về “An toàn thực phẩm trước cổng trường” đảm bảo có các nội dung sau:
●An toàn thực phẩm là gì? (khái niệm, )
● Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
●Vì sao chúng ta phải hạn chế sử dụng thực phẩm trước cổng trường?
● Sản phẩm mô hình “An toàn vệ sinh thực phẩm trước cổng trường” của nhóm thiết kế (tỉ lệ, cách làm, bản thiết kế, thành phẩm, )
(Các nhóm có thể bổ sung nội dung, cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề)
- Giáo viên chia lớp học sinh thành 4 nhóm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển về nhóm của mình, chọn nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo tên nhóm trưởng, số lượng thành viên
- Giáo viên kết luận sản phẩm chung của các nhóm:
+ Sản phẩm 1: Băng rôn “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” + Sản phẩm 2: Báo tường với chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường”
Tổng kết và đánh giá, công bố sản phẩm
Kế hoạch dự án
a) Mục tiêu của dự án:
- Củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức về đo, vẽ, tạo hình liên quan đến ứng dụng của hình học trong thực tế, cách sử dụng một số công cụ để thực hành đo, vận dụng kiến thức toán học về thống kê.
- Rèn luyện kĩ năng gắn kết lý thuyết với thực tiễn, giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống và phát triển một số kĩ năng cho học sinh (làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, ).
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ như thao tác sử dụng máy tính, thiết kế tờ rơi, băng rôn, báo tường, áp phích,
- Giúp học sinh phát triển tư duy khoa học trong việc tạo bố cục của dự án.
- Thực hiện việc làm thể hiện sự quan tâm, lo lắng đến sức khỏe các bạn học sinh nói riêng và mọi người nói chung. b) Thiết bị dạy học, học liệu:
+ Máy tính xách tay, máy chiếu.
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Bộ câu hỏi định hướng.
+ Các phiếu đánh giá, phiếu hỏi:
➢ Trước khi bắt đầu dự án (phiếu đánh giá mức độ tiếp thu dự án)
➢ Trong khi thực hiện dự án (phiếu phân công nhiệm vụ, phiếu tự đánh giá, phiếu đánh giá tinh thần làm việc nhóm, phiếu sản phẩm của nhóm)
➢ Kết thúc dự án (phiếu thu hoạch cá nhân, báo cáo tổng kết, phiếu đánh giá giữa các nhóm)
+ Học liệu cung cấp cho học sinh:
➢ Video thông tin liên quan đến dự án trên Internet (link học liệu ở mục “Phụ lục”) c) Phương pháp dạy học:
Dạy học dự án, hợp tác, đàm thoại, phát hiện và giải quyết vấn đề. d) Lịch làm cụ thể:
Tuần 1 - Tiết 1 - Giáo viên giới thiệu cho học sinh về dạy học dự án, đưa ra chủ đề dự án của lớp Đưa ra các câu hỏi định hướng cho dự án.
Tuần 1 - Tiết 2 - Giáo viên cùng học sinh xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, tiêu chí đánh giá, lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên nhóm.
Tuần 2 -3 - HS tiến hành thực hiện dự án theo kế hoạch đề cương nghiên cứu.
- Xin ý kiến của giáo viên khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
Tuần 4 - HS hoàn thành báo cáo kết quả nghiên cứu dự án và báo cáo kết quả thực hiện dự án.
- Giáo viên tổ chức các nhóm báo cáo sản phẩm dự án trước lớp.
- Các nhóm tham gia phản hồi về sản phẩm và phần trình bày lẫn nhau
- Giáo viên theo dõi, đánh giá, chỉnh sửa kiến thức, kĩ năng cho từng nhóm và cá nhân trong nhóm thực hiện.
- Giáo viên tổng kết, nhận xét về việc thực hiện dự án, các sản phẩm của học sinh.
2.5.1 Tuần 1: Giới thiệu dự án + Lên kế hoạch
Hoạt động 1: Lập kế hoạch dự án “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” (2 tiết - 70 phút) a) Giao nhiệm vụ thực hiện dự án:
- Giáo viên trình chiếu powerpoint những hình ảnh các bạn học sinh ngộ độc thức ăn.
- Giáo viên đặt câu hỏi và nêu vấn đề:
+ Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc ngộ độc thực phẩm?
+ Em nghĩ như thế nào về thực phẩm được bày bán trước cổng trường? + Nếu là em thì chúng ta cần có những giải pháp nào để cho học sinh nói riêng và tất mọi người xung quanh nói chung về việc nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trước cổng trường? Em hãy nêu lên các ý tưởng của bản thân?
- Học sinh thảo luận đưa ra câu trả lời.
- Giáo viên kết luận: “Một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm là do sử dụng thực phẩm không sạch, không rõ nguồn gốc, bị nhiễm một số loại vi khuẩn hay bị ô nhiễm hóa học, chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu trong quá trình nuôi trồng Thực phẩm bị ôi thiu, có dòi, có các loại vi trùng, ấu trùng hay mọc nấm mọc do để quá lâu hoặc có chứa sẵn các chất độc tự nhiên (mầm khoai tây, nấm độc, ) Thực phẩm không an toàn đang đe dọa đến sức khỏe của mọi người dân Nó xuất hiện ở nhiều nơi, thậm chí là trường học - nơi được xem là môi trường an toàn của trẻ Có rất nhiều nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và nguyên nhân chính gây nên ngộ độc ở lưới tuổi học sinh là do thực phẩm trước cổng trường Các loại đồ ăn vặt có chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn… đang là mối nguy hại tới sức khỏe của học sinh Để hạn chế việc học sinh sử dụng đồ ăn vặt, các gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ để giải quyết Các bậc phụ huynh nên hạn chế việc để con em mình sử dụng đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trước cổng trường Thay vào đó, chuẩn bị bữa sáng cho con ở nhà, chọn những loại thực phẩm có nhãn mác, được quản lý theo tiêu chuẩn chất lượng, thương hiệu rõ ràng Về phía nhà trường, cần có công tác quản lý học sinh, tuyên truyền để giúp các em tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình Các bậc phụ huynh nên quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em chọn mua
11 những sản phẩm chất lượng, tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh Mỗi người nên nói "không" với hàng rong không được che đậy, quán vỉa hè ẩm thấp, bụi bặm, gần cống rãnh, thiếu nước sạch Và các em cũng là công dân của đất nước nên cần có trách nhiệm tuyên truyền, chia sẻ kiến thức đến tất cả mọi người.”
- Cùng thống nhất: “Chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” theo phương pháp học theo dự án Nội dung không chỉ bó hẹp trong môn Toán mà có thể mở rộng cả môn Tin học và Công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng tìm kiếm thông tin từ Internet”.
- Giáo viên giao nhiệm vụ, nội dung của dự án:
1.Tra cứu và tìm hiểu những kiến thức liên quan đến cách thiết kế băng rôn tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường Sau đó:
●Sử dụng kiến thức đã học về đo lường, tỷ lệ kích thước của băng rôn, áp phích, tờ rơi và báo tường để thiết kế theo yêu cầu giáo viên đưa ra (một số vật dụng khác tùy vào khả năng sáng tạo).
●Từ những tấm vải canvas, bạt, nhóm thiết kế, bố trí và sắp xếp các hình ảnh, từ ngữ sao cho hợp lý và khoa học mang tính thuyết phục.
2.Đọc các tài liệu về bố cục và quy trình thiết tờ rơi, cách thức thu thập và xử lý thông tin, cách sử dụng canva để thiết kế tập tờ rơi về “An toàn thực phẩm trước cổng trường” đảm bảo có các nội dung sau:
●An toàn thực phẩm là gì? (khái niệm, )
● Những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm?
●Vì sao chúng ta phải hạn chế sử dụng thực phẩm trước cổng trường?
● Sản phẩm mô hình “An toàn vệ sinh thực phẩm trước cổng trường” của nhóm thiết kế (tỉ lệ, cách làm, bản thiết kế, thành phẩm, )
(Các nhóm có thể bổ sung nội dung, cung cấp thêm thông tin liên quan đến chủ đề)
- Giáo viên chia lớp học sinh thành 4 nhóm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh di chuyển về nhóm của mình, chọn nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo tên nhóm trưởng, số lượng thành viên
- Giáo viên kết luận sản phẩm chung của các nhóm:
+ Sản phẩm 1: Băng rôn “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” + Sản phẩm 2: Báo tường với chủ đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường”
+ Sản phẩm 3: Tờ rơi về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” + Sản phẩm 4: Áp phích về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường” b) Hướng dẫn thực hiện dự án:
- Giáo viên giới thiệu các tài liệu tham khảo: các vấn đề liên quan đến bản quyền khi tìm kiếm thông tin, thu thập và chọn lọc thông tin
- Giáo viên cho học sinh quan sát các sản phẩm mẫu (băng rôn, báo tường, tờ rơi và áp phích) và hướng dẫn sơ qua cách thức thực hiện
- Giáo viên và học sinh thống nhất tiêu chí đánh giá các sản phẩm.
- Giáo viên và học sinh thảo luận quyết định thời gian hoàn thành dự án là hai tuần. c) Lập kế hoạch dự án:
- Giáo viên yêu cầu các nhóm xác định các nội dung cụ thể về sản phẩm, đề xuất câu hỏi cần trả lời về sản phẩm.
- Giáo viên thảo luận trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Ở đâu? Bằng cách nào? Khi nào? để xây dựng kế hoạch phù hợp làm ra sản phẩm
- Giáo viên tới các nhóm, lắng nghe, hỗ trợ, điều chỉnh để nhóm hoàn thiện. d) Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm:
- Yêu cầu các nhóm lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên nhóm theo mẫu:
- Các nhóm đề xuất, thảo luận nội dung để thực hiện kế hoạch đảm bảo tính khả thi, phù hợp, đạt mục tiêu Mỗi thành viên tự nhận và thảo luận để phân công nhiệm vụ cho phù hợp Ghi kết quả vào hồ sơ dự án.
- Giáo viên tới các nhóm, lắng nghe và hỗ trợ, điều chỉnh để nhóm hoàn thiện. e) Bổ sung các kiến thức có liên quan đến dự án:
Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập và tổng hợp kiến thức các môn học có liên quan đến dự án, giúp học sinh nhận ra mối liên hệ giữa các kiến thức trên lớp với việc vận dụng vào thực tế cuộc sống khi làm sản phẩm dự án
Kiến thức có liên quan đến sản phẩm
Sản phẩm mẫu
a) Tờ rơi: b) Băng rôn: c) Báo tường:
Công cụ đánh giá
Thời điểm đánh giá Nội dung đánh giá Người đánh giá
Trước dự án + Mức độ tiếp thu dự án Giáo viên.
+ Tiến trình thực hiện dự án.
+ Thái độ, tinh thần làm việc nhóm (Cá nhân, nhóm)
+ Sản phẩm của nhóm Học sinh, giáo viên.
(giáo viên đánh giá học sinh - bảng kiểm)
2 Đánh giá thái độ làm việc trong nhóm:
(học sinh đánh giá đồng đẳng - bảng kiểm)
(Giáo viên đánh giá học sinh - Rubrics) 3.1 Tờ rơi
(Học sinh đánh giá đồng đẳng - thang đo) 4.1 Tờ rơi
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện dự án
3.1 Thuận lợi: a) Đối với học sinh:
- Nhiều nguồn tài nguyên mạng phong phú và có bộ luật quy định cụ thể để học sinh tham khảo về dự án
- Đã có nhiều trường hợp tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường.
- Có nhiều nơi, nhiều người sẵn sàng hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu và tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường b) Đối với giáo viên:
- Đa số các thành viên trong lớp đều thích thú và mong muốn khám phá về dự án.
- Nhà trường và khối trưởng đã phê duyệt để tổ chức thực hiện ở lớp.
- Tất cả phụ huynh đồng ý về việc tổ chức thực hiện trên lớp và sẵn sàng hỗ trợ khi học sinh và giáo viên cần.
3.2 Khó khăn: a) Đối với học sinh:
- Việc khảo sát, nghiên cứu này vẫn là khái niệm khá mới mẻ với học sinh.
→ Giải pháp: Giáo viên tổ chức một buổi giới thiệu về dự án để học sinh hiểu rõ hơn.
- Học sinh phải lên lịch di chuyển đến các cổng trường để nắm bắt tình hình.
→ Giải pháp: Giáo viên liên hệ với phụ huynh để hỗ trợ học sinh di chuyển an toàn.
- Chưa thành thạo các thao tác trên máy tính.
→ Giải pháp: Giáo viên cung cấp học liệu, công cụ hỗ trợ cụ thể từng bước cho học sinh.
- Có nhiều nguồn tài nguyên phong phú nhưng chưa xác định được độ chính xác, học sinh dễ thu thập thông tin sai
→ Giải pháp: Giáo viên cung cấp phần nguồn tài nguyên chính thông cho học sinh b) Đối với giáo viên:
- Học sinh đang làm quen tự thực hiện dự án nên thời gian bị kéo dài hơn kế hoạch đặt ra
→ Giải pháp: Giáo viên chia nhỏ nhiệm vụ và đặt mục tiêu hoàn thành ở mức trung bình để học sinh đảm bảo thời gian thực hiện.
KẾT LUẬN
Với dự án học tập là “ Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường ” sẽ tuyên truyền được với người dân nói chung và các học sinh nói riêng về nên việc lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng Các sản phẩm tờ rơi, băng rôn, báo tường và áp phích về vệ sinh thực phẩm sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường là như thế nào, vai trò, mục đích và tầm quan trọng của dự án này mang lại Từ đây, các em biết cách lựa chọn thực phẩm sạch cũng như phòng tránh những thực phẩm không rõ nguồn gốc Qua dự án, học sinh được sử dụng các kiến thức về toán học, mĩ thuật và công nghệ thông tin Kết hợp với các kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và hợp tác trong quá trình thực hiện dự án giúp tạo sự gắn kết và khả năng lập kế hoạch, phân chia công việc hiệu quả Mặt khác, với những khó khăn khi thực hiện dự án sẽ là trải nghiệm để học sinh đút kết kinh nghiệm thực tiễn cho bản thân sau này Các em sẽ biết xử lý thông tin, di chuyển an toàn và làm quen với phần mềm công nghệ hiện đại
Tuy việc thiết kế tờ rơi, băng rôn, báo tường và áp phích không xa lạ với học sinh nhưng vẫn còn nhiều thiếu sót và mục tiêu đặt ra là học sinh được trải nghiệm, làm việc nhóm, biết cách lên kế hoạch cụ thể rõ ràng, giải quyết vấn đề của chính bản thân, thuyết trình trước đám đông, hoàn thành sản phẩm trong thời gian quy định, Đây sẽ là nền tảng để học sinh có thêm nhiều dự án thành công khác, giúp cuộc sống thêm tiện nghi, phát triển và an toàn cho sức khỏe. Học sinh sẽ được rèn luyện các phẩm chất, năng lực, kỹ năng cần thiết khi học Toán, tạo cho giờ học toán thú vị và mới lạ.
Như vậy, qua dự án học tập là “ Vệ sinh an toàn thực phẩm trước cổng trường ” học sinh sẽ tìm kiếm thông tin và thực hiện theo nhóm tạo ra các sản phẩm là tờ rơi, băng rôn, áp phích, báo tường để tiến hành báo cáo Giáo viên sẽ là người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong các tuần thực hiện dự án Hoàn thiện sản phẩm, các nhóm sẽ tiến hành đánh giá đồng đẳng trong nhóm, giữa các nhóm để cùng rút kinh nghiệm cho nhau, sau cùng sẽ là phần đánh giá của giáo
39 viên Khi hoàn thiện dự án, nhà trường sẽ là nơi tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm để tuyên truyền đến các học sinh.
PHỤ LỤC
4.1 Công cụ hỗ trợ, nguồn tài nguyên và học liệu:
Công cụ và nguồn tài lnguyên https://docs.google.com/document/d/17GyAN9fINRwiLWgjDKIVf- bhGaLi9lOipyWHoqeWeAo/edit?usp=sharing
Cập nhật thông tin an toàn thực phẩm: https://vfa.gov.vn/
Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Mỹ Thuật.
Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học.
Bộ GD-ĐT (2018) Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.
AN TOÀN THỰC PHẨM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.
(2021, January 19) Retrieved December 20, 2022, from TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 5: https://bom.so/AEGJAG
Cách thiết kế tờ rơi đẹp (2020, December 17) Retrieved December 27,
2022, from insieutoc.vn: https://bom.so/vPEwsm
Chương trình giáo dục DoSTEM (n.d.) Retrieved December 20, 2022, from DoSTEM: https://dostem.edu.vn/day-hoc-du-an/
Cơ quan nhà nước tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo những nội dung nào? (2022, September 23).
Retrieved December 21, 2022, from THƯ VIỆN PHÁP LUẬT: https://bom.so/tVtgRa
Tại Sao Phương Pháp Dạy Học Dự Án Lại Quan Trọng (2022, October
5) Retrieved December 21, 2022, from TÁO GIÁO DỤC: https://bom.so/MobsrM