1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài luật lao động

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luật Lao Động
Tác giả Trương Thị Minh Phước, Đỗ Thị Bích Na, Đặng Phương Nam, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Lê Võ Tường Vy
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Vân
Trường học Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Hợp đồng lao động là gì?Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữangười lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều k

Trang 1

MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: LUẬT LAO ĐỘNG

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hải Vân

I

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2023

Trang 2

BIỂU MẪU THÀNH LẬP NHÓM 4 1.1 Biểu mẫu thành lập nhóm.

1 Mục đích của nhóm  Hoàn thành bài tiểu luận

 Hoàn thành bài thi giữa kỳ của nhóm

 Đạt điểm cao

 Hoàn thành tốt học phần Pháp luật đại cương

2 Các hoạt động dự kiến  Họp nội bộ thành viên nhóm

 Lên kế hoạch và thời gian thực hiện công việc

 Phân chia số lượng công việc cho từng thành viên trong nhóm

 Phân chia số lượng công việc cho từng thành viên nhóm

 Tiến hành công việc

3 Những nguồn lực sẵn có  Nhóm gồm 5 thành viên

 Các thiết bị điện tử, liên lạc trao đổi

4 Các điểm hạn chế  Khó thống nhất thời gian chung giữa các

thành viên

 Bất đồng ý kiến

5 Những kỹ năng và khả

Hợp tác hướng đến mục tiêu chung của nhóm

 Đoàn kết, Sáng tạo

 Tự giác và trách nhiệm trong công việc

6 Các thành viên trong nhóm 1 Trương Thị Minh Phước

2 Đỗ Thị Bích Na

3 Đặng Phương Nam

4 Nguyễn Thị Tuyết Nhung

5 Lê Võ Tường Vy

 Thư ký: Đỗ Thị Bích Na

8 Phạm vi, quyền hạn ra

quyết định nhóm và hạn nộp bài của các thành viên.Nhóm trưởng ra quyết định thời gian họp

 Các thành viên có quyền ý kiến khi chưa hài lòng về nội dung công việc được phân công

1.2 Minh chứng cuộc họp.

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CỦA THÀNH VIÊN NHÓM 4

ST

Kết quả thực hiện (%)

2 Đỗ Thị Bích Na 23001385 Tổng hợp và chỉnh sửa

Word

100%

3 Đặng Phương Nam 23000675 Tổng hợp và chỉnh sửa

Word

100%

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 4

Lần họp thứ: 1

I Thời gian địa điểm

1 Thời gian: 20 giờ 00 phút, ngày 13 tháng 10 năm 2023.

2 Địa điểm: phòng họp zoom

II Thành phần tham dự:

ST

1 Trương Thị Minh Phước Thành viên

4 Nguyễn Thị Tuyết Nhung Thành viên

Số thành viên tham dự: 5/5 Vắng: 0

III Mục đích cuộc họp

 Xác định đề tài tiểu luận

 Xây dựng dàn ý cho bài tiểu luận

IV Nội dung cuộc họp

1 Xác định đề tài.

- Các thành viên tìm hiểu lựa chọn phần nội dung nghiên cứu

- Cả nhóm thống nhất đề tài: Luật lao động

- Nội dung bài tiểu luận là Hợp đồng lao động

2 Xây dựng dàn ý cho bài tiểu luận

- Các thành viên phân tích và đóng góp ý kiến hoàn thành dàn ý tiểu luận

Dỗ Thị Bích Na ghi nhận biên bản cuộc họp

V Đánh giá

Các thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực họp nhóm Cuộc họp diễn ra đúng thời gian

Cuộc họp kết thúc vào lúc 21 giờ 30 phút

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 10 năm 2023

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

Nhóm: 4

Lần họp thứ: 2

I Thời gian địa điểm

1 Thời gian: 20 giờ 00 phút, ngày 15 tháng 10 năm 2023.

2 Địa điểm: phòng họp zoom

II Thành phần tham dự:

ST

1 Trương Thị Minh Phước Thành viên

4 Nguyễn Thị Tuyết Nhung Thành viên

Số thành viên tham dự: 5/5 Vắng: 0

III Mục đích cuộc họp

 Đưa ra các công việc cần làm và thời gian thực hiện cụ thể cho từng công việc

 Phân công công việc cho các thành viên nhóm

IV Nội dung cuộc họp

1 Công việc cần làm.

Hoàn thành bài tiểu luận cụ thể gồm 2 phần: Lý thuyết và Áp dụng thực tiễn

2 Phân công công việc.

Bảng phân công công việc

ST

T

- Đỗ Thị Bích Na ghi nhận lại biên bản cuộc họp

V Đánh giá

Các thành viên có trách nhiệm, tham gia tích cực họp nhóm Cuộc họp diễn ra đúng thời gian

Cuộc họp kết thúc vào lúc 21 giờ 30 phút

Trang 6

Lê Võ Tường Vy Đỗ Thị Bích Na

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài báo cáo tiểu luận này, ngoài sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm, chúng em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình từ nhiều phía

Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường đã tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình học tập rèn luyện tại trường và thực hiện đề tài này

Đặc biệt, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn trực tiếp là

cô Nguyễn Thị Hải vân, người đã tận tâm hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt quá trình làm bài tiểu luận này

Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và những người luôn bên cạnh giúp đỡ chúng em về mặt vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và làm đề tài

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh những thiếu sót trong cách hiểu và trình bày Nhóm chúng em rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để bài tiểu luận của chúng em hoàn thiện hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2023.

Nhóm sinh viên thực hiện

Nhóm 4

Trang 8

MỤC MỤ

I Lý thuyết 1

I.1 Hợp đồng lao động là gì? 1

I.2 Loại hợp đồng lao động 1

I.3 Nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động 1

I.4 Có bắt buộc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản? 2

I.5 Mẫu hợp đồng lao động mới nhất 2022 2

I.6 Người lao động có thể ký cùng lúc nhiều hợp đồng lao động? 3

I.7 Không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động 3

II Áp dụng thực tiễn 4

II.1 Ví dụ 1: 4

II.2 Ví dụ 2: 5

MỤC LỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Hợp đồng lao động theo Nghị định 111/2022 3

Trang 9

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

I Lý thuyết.

I.1 Hợp đồng lao động là gì?

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động

I.2 Loại hợp đồng lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ Bộ luật Lao động 2019, có 02 loại hợp đồng lao động sau:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng

I.3 Nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động

Những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:

- Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;

- Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;

- Công việc và địa điểm làm việc;

- Thời hạn của hợp đồng lao động;

- Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

1

Trang 10

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

- Chế độ nâng bậc, nâng lương;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;

- Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề

Lưu ý: Đối với người lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thì tùy theo loại công việc mà hai bên có thể giảm một số nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động và thỏa thuận bổ sung nội dung về phương thức giải quyết trong trường hợp thực hiện hợp đồng chịu ảnh hưởng của thiên tai, hỏa hoạn, thời tiết

I.4 Có bắt buộc giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản?

Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trong 04 trường hợp sau:

- Hợp đồng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019

- Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều

162 Bộ luật Lao động 2019

- Hợp đồng lao động được giao kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019

- Hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên

Các trường hợp còn lại thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói

I.5 Mẫu hợp đồng lao động mới nhất 2022

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn không đưa ra mẫu hợp đồng lao động mà chỉ quy định những nội dung bắt buộc có trong hợp đồng lao động Dưới đây là mẫu hợp đồng lao động dựa trên các quy định của Bộ luật Lao động

2019 và các văn bản hướng dẫn:

2

Trang 11

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

Hình 1: Hợp đồng lao động theo Nghị định 111/2022.

I.6 Người lao động có thể ký cùng lúc nhiều hợp đồng lao động?

Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết

Trường hợp này thì việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động

I.7 Không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định rất rõ: Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động nhưng không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động không được gia hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động

Ngoài ra, khi thực hiện hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

3

Trang 12

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động

- Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực

II Áp dụng thực tiễn.

II.1 Ví dụ 1:

Anh Phan Thanh Quốc ở xã TA hiện mới tốt nghiệp Trường Trung cấp cơ khí, anh muốn nộp hồ sơ để xin việc, anh muốn hỏi pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động hiện nay như thế nào?

Trả lời:

Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:

1 Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể; c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

4

Trang 13

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

e) Đình công;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật

2 Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động

Quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc?

II.2 Ví dụ 2:

Anh Trương Quang Hưng vừa được nhận vào công ty CPCM với thời gian thử việc là

02 tháng, mức lương thử việc anh Hưng bằng 85% mức lương của công việc cho một người chính thức Anh Hưng muốn hỏi: Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào? Công ty CPCM trả cho anh có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 quy định về thử việc, thời gian thử việc và tiền lương trong thời gian thử việc

1 Điều 24, Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về thử việc như sau:

- Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc

- Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động

- Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng

5

Trang 14

Nhóm 4 GVHD: Nguyễn Thị Hải Vân

2 Về thời gian thử việc, Điều 25 Bộ Luật lao động 2019, quy định như sau:

- Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác

3 Và tại Điều 26 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tiền lương của người lao động

trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó

Như vậy, Anh có thể tham khảo các quy định nêu trên để đảm bảo thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình khi ký kết hợp đồng thử việc

6

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w