1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài điều khiển động cơ kđb bằng s7 1200 và biến tần

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều khiển động cơ KĐB bằng S7-1200 và biến tần
Tác giả Phan Mùi Hoàng Xuân, Trải Nguyễn Bùi Văn Sỹ, Đậu Đức Trung
Người hướng dẫn Trần Văn Công
Trường học Trường Cao Đẳng FPT Polytechnic Phân Hiệu Thành Phố Đà Nẵng
Chuyên ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điều Khiển và Tự Động Hóa
Thể loại Assignment Final
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,29 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP (7)
    • 1.1 Vai Trò Của Mạng Truyền Thông Công Nghiệp (10)
    • 2. CÁC LOẠI MẠNG TRUYỀN THÔNG (11)
      • 2.1 Mạng truyền thông công nghiệp Modbus (12)
      • 2.2 Mạng truyền thông nối tiếp (13)
      • 2.3 Mạng truyền thông công nghiệp DeviceNet (13)
      • 2.4. Mạng truyền thông công nghiệp Profibus (14)
      • 2.5 Mạng truyền thông công nghiệp – truyền thông HART (15)
  • CHƯƠNG II: THIẾT KẾ HỆ THỐNG (17)
    • 1. ĐẤU NỐI (17)
      • 1.1 Sơ Đồ Động Lực, Sơ Đồ Đấu Nối (17)
        • 1.1.1 Lựa chọn modbus với PLC S7 1200/1500 (18)
        • 1.1.2 Cấu hình truyền thông modbus RTU (18)
        • 1.1.3 Cài đặt truyền thông rs485 Modbus trong biến tần ABB (18)
      • 1.2 Sơ Đồ Khối (19)
    • 2. TÍNH CHỌN THIẾT BỊ (20)
      • 2.1. biến tần Siemens Sinamic V20 (20)
        • 2.1.1 Ứng dụng biến tần Siemens SINAMICS V20 (21)
      • 2.2 PLC S7 – 1200 1212C DC/DC/DC – 6ES7212-1AE40-0XB0 (22)
      • 2.3 Động Cơ 3 Pha (24)
      • 2.4 Aptomat 3 Pha (25)
      • 3.1 PROFINET (26)
        • 3.1.1 khái niệm (26)
        • 3.1.3 Cơ chế trao đổi dữ liệu (26)
        • 3.1.4 Ưu điểmGcủa truyền thôngGprofinet (0)
        • 3.1.5 Sự khác biệt giữa PROFINET và PROFIBUS (27)
        • 3.1.6 Ứng dụng (28)
      • 3.2 MẠNG LAN (29)
        • 3.2.1 Phạm vi sử dụng của mạng LAN (29)
        • 3.2.2 Những lý do nên sử dụng hệ thống mạng LAN (30)
        • 3.2.3 Chia sẻ tài nguyên (30)
        • 3.2.4 Trao đổi thông tin (31)
        • 3.2.5 Quản lý dữ liệu (31)
        • 3.2.6 Tích hợp ứng dụng trong mạng LAN là gì? (31)
        • 3.2.7 Bảo mật dữ liệu (31)
        • 3.2.8 Quản lý mạng dễ dàng (31)
        • 3.2.9 Các kiểu (Topology) của mạng LAN (31)
      • 3.3 TRUYỀN THÔNG USS (33)
        • 3.3.1 USS dựa trên nền tảng truyền thông gì? (33)
        • 3.3.2 USS được sử dụng trong lĩnh vực nào? (33)
        • 3.3.3 Modbus RS485 có liên quan gì đến việc phát triển USS? (33)
        • 3.3.4 USS có cách cấu hình và cái đặt dễ dàng chuyên gì? (33)
  • CHƯƠNG III: THI CÔNG (35)

Nội dung

Khi nào vẫn còn các nhà máy sản xuất công nghiệp,khi đó ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vẫn còn thể hiện vai trò quantrọng của mình.Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành n

TỔNG QUAN VỀ MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP

Vai Trò Của Mạng Truyền Thông Công Nghiệp

Ghép nối thiết bị, trao đổi thông tin là một trong những vấn đề cơ bản trong bất cứ một giải pháp tự động hóa nào Một bộ điều khiển cần được ghép nối với các cảm biến và cơ cấu chấp hành Giữa các bộ điều khiển trong một hệ thống điều khiển phân tán cũng cần nhau để phối hợp thực hiện điều khiển cả quá trình cao hơn, các trạm vận hành trong trung tâm điều trao đổi thông tin với sản xuất. Ở một cấp khiển cũng cần được ghép nối và giao tiếp với các bộ điều khiển để có thể theo dõi, giám sát toàn bộ quá trình sản xuất và hệ thống điều khiển.

Mạng truyền thông công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đo lường, điều khiển và tự động hóa ngày nay Thay thế phương pháp nối điểm-điểm bằng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường, đem lại những lợi ích đáng kể, trong đó có việc đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp, cho phép kết nối số lượng lớn thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau chỉ thông qua một đường truyền duy nhất.

Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống: Nhờ cấu trúc đơn giản, việc thiết kế hệ thống trở nên dễ dàng hơn nhiều Một số lượng lớn cáp truyền được thay thế bằng một đường duy nhất, giảm chi phí đáng kể cho nguyên vật liệu và công lắp đặt.

Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác của thông tin: Khi dùng phương pháp truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung thông tin mà các thiết bị không có cách nào nhận biết Nhờ kỹ thuật truyền thông số, không những thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, mà các thiết bị nối mạng còn có thêm khả năng tự phát hiện lỗi và chẩn đoán lỗi nếu có Hơn thế nữa, việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự-số và số- tương tự nâng cao độ chính xác của thông tin.

Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống: Một hệ thống mạng chuẩn hóa quốc tế tạo điều kiện cho việc sử dụng các thiết bị của nhiều hãng khác nhau Việc thay thế thiết bị, nâng cấp và mở rộng phạm vi chức năng của hệ thống cũng dễ dàng hơn nhiều Khả năng tương tác giữa các thành phần (phần cứng và phần mềm) được nâng cao nhờ các giao diện chuẩn. Đơn giản hóa/tiện lợi hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố của các thiết bị : Với một đường truyền duy nhất, không những các thiết bị có thể trao đổi dữ liệu quá trình, mà còn có thể gửi cho nhau các dữ liệu tham số, dữ liệu trạng thái, dữ liệu cảnh báo và dữ liệu chẩn đoán.

Các thiết bị có thể tích hợp khả năng tự chẩn đoán, các trạm trong mạng cũng có thể có khả năng cảnh giới lẫn nhau Việc cấu hình hệ thống, lập trình, tham số hóa, chỉnh định thiết bị và đưa vào vận hành có thể thực hiện từ xa qua một trạm kỹ thuật trung tâm.

Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống: Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp cho phép áp dụng các kiến trúc điều khiển mới như điều khiển phân tán, điều khiển phân tán với các thiết bị trường, điều khiển giám sát hoặc chẩn đoán lỗi từ xa qua Internet, tích hợp thông tin của hệ thống điều khiển và giám sát với thông tin điều hành sản xuất và quản lý công ty.

Có thể nói, mạng truyền thông công nghiệp đã làm thay đổi hẳn tư duy về thiết kế và tích hợp hệ thống Ưu thế của giải pháp dùng mạng công nghiệp không những nằm ở phương diện kỹ thuật, mà còn ở khía cạnh hiệu quả kinh tế Chính vì vậy, ứng dụng của nó rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp, như điều khiển quá trình, tự động hóa xí nghiệp, tự động hóa tòa nhà, điều khiển giao thông, v.v…

Trong điều khiển quá trình, các hệ thống bus trường đã dần thay thế các mạch dòng tương tự Trong các hệ thống tự động hóa xí nghiệp hoặc tự động hóa tòa nhà, một số lượng lớn các phần tử trung gian được bỏ qua nhờ các hệ bus ghép nối trực tiếp các thiết bị cảm biến và chấp hành Nói tóm lại, sử dụng mạng truyền thông công nghiệp là không thể thiếu được trong việc tích hợp các hệ thống tự động hóa hiện đại.

CÁC LOẠI MẠNG TRUYỀN THÔNG

5 mạng truyền thông công nghiệp hiện nay:

Trong công nghiệp tồn tại nhiều mạng truyền thông khác nhau được thiết kế để kết nối các thiết bị trường công nghiệp và các mô đun I/O với nhau Chúng được mô tả dựa trên các giao thức nhất định Trong đó, giao thức là một tập hợp các quy tắc được sử dụng trong giao tiếp giữa hai hoặc nhiều thiết bị.

Dựa trên các giao thức này, các mạng truyền thông được phân thành nhiều loại Dưới đây là những loại phổ biến.

2.1 Mạng truyền thông công nghiệp Modbus

Modbus là một giao thức hệ thống mở có thể chạy trên nhiều lớp vật lý Nó là giao thức được sử dụng rộng rãi nhất trong các ứng dụng điều khiển công nghiệp. Đây là một kỹ thuật giao tiếp nối tiếp cung cấp mối quan hệ chủ/tớ để giao tiếp giữa các thiết bị được kết nối trên mạng Nó có thể được thực hiện trên bất kỳ cáp truyền dẫn nào, nhưng được sử dụng phổ biến nhất với 2 loại cáp: RS232 và RS485.

Modbus nối tiếp với RS232 hoặc RS485 (dưới dạng các lớp vật lý) tạo điều kiện kết nối các thiết bị trên mạng Modbus với bộ điều khiển (như PLC) Nó có thể giao tiếp giữa một chủ và lên tới 247 tớ với tốc độ truyền dữ liệu là 19,2 kbits/s.

Một phiên bản mới hơn của Modbus RCP/IP sử dụng Ethernet làm lớp vật lý tạo điều kiện trao đổi dữ liệu giữa các PLC trong các mạng khác nhau Nó không phân biệt loại mạng, luôn tạo điều kiện cho một phương thức truy cập và kiểm soát một thiết bị này bằng một thiết bị khác.

2.2 Mạng truyền thông nối tiếp

Giao tiếp nối tiếp là hệ thống giao tiếp cơ bản được sử dụng cho mọi bộ điều khiển như PLC Giao tiếp này được thực hiện bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn giao thức như RS232, RS422 và RS485 Trong đó, RS là viết tắt của từ tiêu chuẩn khuyến nghị, chỉ định các đặc điểm giao tiếp nối tiếp về các tính năng điện, cơ và chức năng.

Các giao diện giao tiếp nối tiếp được tích hợp vào CPU hoặc mô đun xử lý (bộ điều khiển logic khả trình) hoặc nó có thể là một mô đun giao tiếp riêng Các giao diện RS này chủ yếu được sử dụng để truyền dữ liệu ở tốc độ dữ liệu cao giữa các thiết bị từ xa (đầu đọc mã vạch, hệ thống camera, thiết bị vận hành,…) và PLC.

Giao tiếp nối tiếp RS232 được thiết kế để hỗ trợ một máy phát và một máy thu.Chẳng hạn như giao tiếp giữa một máy tính và một bộ điều khiển Chiều dài cáp tối đa có thể lên tới 15 mét Các chuẩn giao tiếp nối tiếp RS 422 (1Tx, 10Rx) và RS485 (32Tx, 32Rx) được thiết kế để giao tiếp giữa một máy tính và nhiều bộ điều khiển Các tiêu chuẩn này được giới hạn ở chiều dài 500m ( trong trường hợp RS422) và 200m (trong trường hợp RS485).

2.3 Mạng truyền thông công nghiệp DeviceNet Đây là dạng mạng bus hệ thống mở được phát triển dựa trên công nghệ CAN Mạng này được thiết kế để kết nối các thiết bị cấp chấp hành (như cảm biến, công tắc, màn hình bảng điều khiển, đầu đọc mã vạch, ) với bộ điều khiển cấp cao hơn (như PLC) qua nền tảng giao thức CAN Giao thức này có thể hỗ trợ tối đa 2048 thiết bị và tới 64 điểm.

Giao thức này có ưu điểm là giảm chi phí đường dây bằng cách tích hợp tất cả các thiết bị trên cáp bốn dây bao gồm cả nguồn cấp và dữ liệu Bởi nguồn cấp này có thể cấp trực tiếp cho các thiết bị chấp hành nên làm giảm các điểm kết nối vật lý Mạng này được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp ô tô và bán dẫn.

2.4 Mạng truyền thông công nghiệp Profibus

Trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp, Profibus nổi bật như một giao thức truyền thông mở được sử dụng rộng rãi, đặc biệt phù hợp cho các ứng dụng quan trọng về thời gian và các nhiệm vụ giao tiếp phức tạp trong tự động hóa máy móc và tự động hóa quá trình.

Profibus có 3 phiên bản khác nhau là:

Profibus-DP (phân cấp ngoại vi).

Profibus-PA (tự động hóa quy trình).

Profibus-FMS (đặc tả thông điệp Fieldbus).

2.5 Mạng truyền thông công nghiệp – truyền thông HART

HART là một giao thức mạng điều khiển quá trình mở, có thể truyền tín hiệu truyền thông kỹ thuật số trên cùng một đường truyền với các tín hiệu 4- 20mA. Đây là mạng truyền thông duy nhất tạo điều kiện cho cả giao tiếp kỹ thuật số – tương tự hai chiều cùng một lúc trên cùng một hệ thống dây, do đó mạng truyền thông công nghiệp HART này còn được gọi là mạng lai Các tín hiệu số này được gọi là tín hiệu HART mang thông tin chẩn đoán, cấu hình thiết bị, hiệu chuẩn và các phép đo khác.

Mạng HART hoạt động ở chế độ đa điểm hoặc điểm – điểm:

+Mạng truyền thông HART đa điểm được sử dụng khi các thiết bị được đặt cách xa nhau Các thiết bị trường thông minh đa biến tương thích HART được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp.

+Trong chế độ điểm-điểm, tín hiệu dòng 4-20mA được sử dụng để điều khiển quá trình trong khi tín hiệu HART vẫn không bị ảnh hưởng.

Mạng truyền thông HART chủ yếu được sử dụng trong các ứng dụng SCADA.

THIẾT KẾ HỆ THỐNG

ĐẤU NỐI

1.1 Sơ Đồ Động Lực, Sơ Đồ Đấu Nối

Giới thiệu các cách kết nối điều khiển giữa PLC và biến tần

Thông thường, PLC điều khiển biến tần thì có khoảng 4 cách ( hoặc hơn ) , đó là :

+Điều khiển theo digital – theo cách điều khiển này thì trên mỗi PLC dùng 4 output điều khiển cho cả 16 cấp tốc độ (cấp tốc độ được cài trước trên từng loại biến tần) , đấu 4 dây digital output này vào 4 DI trên biến tần

Điều khiển theo analog cho phép điều khiển biến tần chạy ở tốc độ tùy ý bằng cách nhập trực tiếp giá trị tốc độ trên PLC Tuy nhiên, điều này đòi hỏi người lập trình phải có kiến thức về tín hiệu analog Để thực hiện điều khiển analog, cần trang bị thêm mô-đun analog output và đấu nối hai dây từ PLC vào chân AI trên biến tần.

+Điều khiển theo chuẩn giao tiếp RS485

Với những phương pháp kết nối trên thì hiện nay thường sử dụng kết nối và điều khiển biến tần bằng chuẩn giao tiếp RS485.Với mỗi loại biến tần và mỗi loại plc thì sẽ có những phương thức kết nối và điều khiển không giống nhau.

1.1.1 Lựa chọn modbus với PLC S7 1200/1500 Đối với PLC s7 1200/ 1500 ta có thể lựa chọn modbus theo hai kiểu: ã Communication board: loại gỏ trực tiếp trờn CPU ã Communication module: module truyền thụng riờng

1.1.2 Cấu hình truyền thông modbus RTU

Nguyên tắc truyền thông Modbus RTU Để kết nối với Slaver thì Master sẽ gửi một thông điệp có : ã Địa chỉ modbus slaver ã Modbus function code ã Dữ liệu cỏc tham số cần truy suất- DATA_PTR ã Kiểm tra lỗi Địa chỉ của các thiết bị modbus từ 0-247 Trong đó, địa chỉ slaver đi từ 1-247 Modbus function code

Thông thường các thiết bị của siemens sử dụng nhóm mã 2: 0= read; 1= write Địa chỉ modbus

Trong đó: địa chỉ modbus = thanh ghi thiết bị+ offset

Thiết kế modbus trong TIA Portal V14

Bước 1 : Lập cấu hình phần cứng

Bước 2 : Thiết lập giao diện cấu hình cho Modbus RTU Master

Bước 3 : Thiết lập giao diện cấu hình cho Modbus RTU Slave

1.1.3Cài đặt truyền thông rs485 Modbus trong biến tần ABB Để cài đặt truyền thông rs485 và Modbus trong biến tần các bạn thực hiện một số thao tác như sau Đầu tiên là cài địa chỉ của thiết bị, tốc độ truyền dữ liệu- những thông số này các bạn phải cài đồng bộ giữa các master và slave với nhau.Sau đó các bạn chọn kiểu tham chiếu tần số và lệnh chạy truyền thông tùy theo mỗi loại biến tần Cuối cùng các bạn tham khảo manual để biết được các địa chỉ

TÍNH CHỌN THIẾT BỊ

Tính năng cơ bản biến tần SINAMICS V20 Siemens

Có thể gắn trên mặt phẳng side by side

Tích hợp thắng cho công suất từ 7.5kW đến 30kW ( 10HP – 40HP)

Tích hợp bộ lọc (EMC) loại C1 / C2

Truyền thông Mudbus RTU, USS

Dễ dàng sử dụng và tiết kiệm chi phí

Dễ dàng cài đặt và tải thông số

Dễ dàng vận hàng thiết bị từ xa với điện thoại hoặc máy tính sách tay với phần mềm kết nối wed SINAMICS V20 Smart Access

Tích hợp các macrco ứng dụng giúp quá trình thiết lập và vận hành nhanh hơn

Dải điện áp rộng, thiết kế làm mát tiên tiến và board mạch phủ, giúp tăng độ bền biến tần và thích nghi tốt với môi trường khắc nghiệt

Khả năng chịu quá tải: Tải nhẹ 110% trong 60s, vòng lặp 300s, và 150% trong 60s vòng lặp 300s đối với tải nặng

Nhiệt độ trong môi trường vận hành: –10 … 60 °C (14 … 140 °F)

Bảng sơ đồ đấu dây

2.1.1 Ứng dụng biến tần Siemens SINAMICS V20

Biến tần Siemens SINAMICS V20 được chế tạo đế đáp ứng nhiều ứng dụng thông dụng như bơm, quạt, máy nén khí, băng tải, băng chuyền, máy trộn, máy khuấy, máy ép, máy dệt, nhờ các chế độ hỗ trợ như PID theo nhiệt độ, áp suất, mức, lưu lượng, hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, chế độ ngủ thức, chế độ tự động khởi động lại,…

2.2 PLC S7 – 1200 1212C DC/DC/DC – 6ES7212-1AE40-0XB0

Bộ điều khiển lập trình PLC S7-1200 CPU 1212C cung cấp sự linh hoạt và sức mạnh để kiểm soát nhiều loại thiết bị hỗ trợ cho nhu cầu tự động hóa của bạn

Thiết kế nhỏ gọn, cấu hình linh hoạt và bộ hướng dẫn mạnh mẽ kết hợp để biến

S7-1200 thành một giải pháp hoàn hảo để kiểm soát nhiều ứng dụng CPU S7-1200 kết hợp bộ vi xử lý, mạch cấp nguồn, đầu vào và đầu ra tích hợp, PROFINET tích hợp, I / O điều khiển chuyển động tốc độ cao và đầu vào tương tự trên bo mạch trong vỏ nhỏ gọn để tạo ra bộ điều khiển mạnh mẽ CPU

S7-1200 cung cấp cổng PROFINET để truyền thông qua mạng PROFINET Các mô-đun bổ sung có sẵn để liên lạc qua các mạng PROFIBUS, GPRS, RS485 hoặc

Thông số kỹ thuật: - 6ES7212-1BE40-0XB0 - SIMATIC S7-1200, CPU 1214C, compact CPU, DC/DC/DC, onboard I/O: - DI 24 V DC; 10 DO 24 V DC; 2 AI 0-10 V DC, Power supply: DC 20.4-28.8V DC

Công suất phổ biến: 0.09kw đến 315kw

Kiểu dáng: chân đế B3, mặt bích, B5, chân đế mặt bích B35, mặt bích nhỏ B14 Điện áp: 3 pha 380v/220v hoặc 380v/660v

Công nghệ Úc tiên tiến

Các loại động cơ IE1, IE2, IE3

Dòng điện định mức: 20A Điện áp định mức: 230/400Vac

Rated short-circuit breaking capacity Icu (A): Dòng cắt ngắn mạch định mức: 6000A

Short-circuit breaking capacity Icu (A): Dòng cắt ngắn mạch: 6000A Xung điện áp định mức: 4kV Độ bền cơ học: 20000 lần Độ bền điện: 10000 lần Đường cong đặc tính loại: B, C, D;

Profinet (thường được viết là PROFINET, viết tắt của Process Field Net) là một tiêu chuẩn kỹ thuật công nghiệp để truyền dữ liệu qua Ethernet công nghiệp, được thiết kế để thu thập dữ liệu từ và điều khiển thiết bị trong các hệ thống công nghiệp, với sức mạnh đặc biệt trong việc cung cấp dữ liệu theo hạn chế thời gian chặt chẽ (theo thứ tự 1ms trở xuống)

3.1.2 Chức năng của truyền thông profinet

- Thiết bị có thể thay thế mà không cần dùng đến công cụ ES.

- Khả năng về mặt kỹ thuật.

- Các thông số của từng thiết bị đều được bảo vệ và tách biệt không chịu ảnh hưởng bởi thiết bị khác.

- Tạo ra một sơ đồ top của thiết bị.

- Truyền tải dữ liệu chính xác theo thời gian.

- Cung cấp hệ thống dự phòng.

- Dễ dàng thay thế thiết bị.

3.1.3 Cơ chế trao đổi dữ liệu

Một điểm khác biệt quan trọng giữa Profibus và Profinet đó là cơ chế trao đổi dữ liệu Profibus sử dụng tương tác chủ-tớ, trong khi Profinet sử dụng mô hình nhà cung cấp người tiêu dùng.

Trong giao thức Profibus và Profinet tuân theo mô hình chủ - tớ, thiết bị chủ đóng vai trò điều khiển và giám sát các thiết bị con và quy trình phụ thuộc Chủ (thường là bộ điều khiển) luôn nắm quyền kiểm soát phát tín hiệu một chiều, trong khi các thiết bị đầu cuối vào ra (IO) đóng vai trò nô lệ làm theo lệnh của chủ Mô hình nhà cung cấp người tiêu dùng cung cấp sự linh hoạt và khả năng mở rộng cao hơn.

Trong mạng PROFINET, thiết bị điều khiển và IO có thể hoạt động như cả người tiêu dùng và nhà cung cấp, tận dụng bản chất song công của Ethernet Bộ điều khiển cung cấp dữ liệu đầu ra cho thiết bị IO đóng vai trò nhà cung cấp và tiêu thụ dữ liệu đầu vào từ thiết bị đóng vai trò người tiêu dùng Ngược lại, thiết bị IO đóng vai trò nhà cung cấp dữ liệu đầu vào và tiêu thụ dữ liệu đầu ra.

3.1.4 Ưu điểm của truyền thông profinet

- Hiệu năng: Tự động hóa trong thời gian thực.

- An toàn: truyền thông đảm bảo an toàn.

- Phân tích: Vận hành nhanh chóng và khả năng xử lý sự cố hiệu quả.

- Đầu tư hiệu quả: Tích hợp liền mạch các hệ thống fieldbus.

3.1.5 Sự khác biệt giữa PROFINET và PROFIBUS

- PROFINET là giao thức truyền dữ liệu dựa trên nền Ethernet công nghiệp, hỗ trợ giao tiếp nhanh hơn và có băng thông lớn hơn Tức là, với một thông điệp khi được truyền trên mạng PROFINET có thể chứa được lượng thông tin nhiều hơn một thông điệp truyền trên mạng PROFIBUS.

- Mặt khác, khi nhắc đến PROFIBUS, chúng ta sẽ nói về một giao thức truyền thông kỹ thuật số truyền thống và đã từng rất phổ biến, nó đã từng được sử dụng trong hầu hết các ngành và ứng dụng khác nhau từ dân dụng cho đến công nghiệp Giao thức này dựa trên phương thức giao tiếp nối tiếp và đã đạt được rất nhiều lợi ích cũng như tính thuận tiện khi sử dụng.

Các lớp ứng dụng Giống nhau

Danh mục Kỹ thuật, GSDs

Lớp vật lý Ethernet RS485

Thông điệp 1440 bytes (theo chu kỳ)^

244 bytes Địa chỉ Không giới hạn 126

(Nhà cung cấp/ khách hàng)

Kết nối Nhiều bus PA + khác*

Không dây IEEE 802.11, 15.1 Có thể**

Tích lớp dọc Có Không

* với nhiều thông điệp: lên tới 2^32-65 (mạch vòng)

** không có thông số kỹ thuật, nhưng có sẵn các giải pháp

Bảo toàn ốn đầu tưᴠ

Hàng loạt các thiết bị trường từ nhiều nhà cung cấp khác nhau cũng như các thiết bị điều khiển, thiết bị mạng,… đều có các chức năng PROFINET Giao diện nàу cung cấp trên hầu hết các thiết bị chuуển mạch ới 2 cổng tích hợp để ᴠ хâу dựng cấu trúc mạng buѕ haу mạch òng.ᴠ

Sự tích hợp của hệ thống mạng trường hiện tại à ѕự bảo toàn ốn đầu tư là một ᴠ ᴠ phần cốt уếu của Profinet.

Các ứng dụng mới với giải pháp mạng LAN không dây công nghiệp.

PROFINET đang sử dụng những tiện ích của công nghệ Ethernet vì vậy nó có thể dược sử dụng cho cấu trúc mạng hình sao và mạch vòng với môi trường mạng điện hoặc quang cũng như cho kết nối không dây.

Với mạng LAN không dây công nghiệp, AGVs hoặc các thiết bị bảo trì và vận hành di động có thể tích hợp dễn dàng vào hệ thống tự động hóa, và ngay cả với công nghệ an toàn

Ethernet trong ứng dụng thời gian thực với Profinet

Băng thông rộng cho phép sử dụng Ethernet trong tất cả các nhiệm vụ tự động hóa, bên cạnh việc truyền thông IO tuần hoàn IO (truyền số liệu trong 1ms), TCP/IP và giao thức IT có thể được sử dụng cùng một lúc trên cùng một mạng.

PROFINET cung cấp thời gian đáp ứng với truyền thông chu kì trong 1ms giữa bộ điều khiển PROFINET IO Controller và các thiết bị PROFINET IO Devices. PROFINET cũng cung cấp một giải pháp cho các tác vụ điều khiển truyền động nhanh và xác định.

Profinet đảm bảo chức năng an toàn

PROFIsafe được thiết kế như một đặc tả ứng dụng mạng độc lập, có thể sử dụng cho cả PROFIBUS và PROFINET Trong các thiết bị PROFINET-IO, các khe cắm I/O có thể kết hợp giữa tiêu chuẩn và an toàn, giúp giảm chi phí cáp và số lượng mô-đun khác nhau cần thiết Khách hàng có thể tận dụng các khả năng và tiện ích mới như sử dụng cấu trúc mạng Ethernet công nghiệp, bao gồm cả mạng không dây, trong các ứng dụng của họ Hơn nữa, công nghệ an toàn có thể được tích hợp trên cùng một mạng PROFINET cung cấp nhiều phạm vi tốc độ xử lý từ cực nhanh đến tốc độ cao cho các ứng dụng IT thông thường.

LAN hay Local Area Network là một hệ thống mạng máy tính cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp với nhau để chia sẻ dữ liệu

Ngày đăng: 13/05/2024, 10:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng sơ đồ đấu dây - tiểu luận đề tài điều khiển động cơ kđb bằng s7 1200 và biến tần
Bảng s ơ đồ đấu dây (Trang 21)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN