1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phân tích quy trình thủ tục hải quanđối với hàng hóa tạm nhập tái xuất

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Đối Với Hàng Hóa Tạm Nhập Tái Xuất
Tác giả Hoàng Lê Kiều Giang, Lê Huỳnh Phấn, Huỳnh Nguyễn Thu Trang, Thân Huệ Linh, Phạm Phương Thanh, Nguyễn Đỗ Nguyên Long, Châu Mai Quỳnh Nam, Hồ Nguyễn Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS. Lừng Thị Kiều Oanh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thủ Tục Hải Quan
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN (9)
    • 1.1 Khái niệm chung thủ tục hải quan (9)
    • 1.2 Nguyên tắc chung (9)
    • 1.3 Khái niệm tạm nhập tái xuất (9)
    • 1.4 Các hình thức tạm nhập tái xuất (10)
    • 1.5 Lợi ích và mục đích khi tạm nhập tái xuất (10)
      • 1.5.1 TNTX theo hình thức kinh doanh (10)
      • 1.5.2 Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn7 (11)
      • 1.5.3 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài (11)
      • 1.5.4 Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại (12)
      • 1.5.5 Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác (12)
    • 1.6 Điều kiện để tạm nhập tái xuất (13)
      • 1.6.1 Các trường hợp tạm nhập tái xuất (14)
      • 1.6.2 Các mặt hàng không được phép tạm nhập tái xuất (16)
      • 1.6.3 Chính sách thuế khi tạm nhập tái xuất (17)
    • 1.7 Các mã loại hình (19)
    • 1.8 Các chứng từ khi dùng trong tạm nhập tái xuất (24)
  • CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT (26)
    • 2.1 Địa điểm làm thủ tục (26)
    • 2.2 Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất (26)
    • 2.3 Quy trình làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng tạm nhập tái xuất (27)
      • 2.3.1 Các bước thực hiện (27)
      • 2.3.2 Cách thức thực hiện khai ECUS (28)
      • 2.3.3 Hồ sơ làm thủ tục hàng tạm nhập tái xuất (31)
      • 2.3.4. Thời hạn giải quyết hồ sơ (34)
      • 2.3.5 Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính (35)
      • 2.3.6 Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính (35)
      • 2.3.7 Kết quả thực hiện thủ tục hành chính (35)
      • 2.3.8 Lệ phí (35)
      • 2.3.9 Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (35)
      • 2.3.10 Điều kiện, yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính (35)
      • 2.3.11 Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính (35)
  • CHƯƠNG 3 SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA LOẠI HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT VỚI XUẤT NHẬP KHẨU KINH DOANH (37)
    • 3.1 Khái niệm xuất nhập khẩu kinh doanh (37)
    • 3.2 Giống nhau (37)
    • 3.3 Khác nhau (37)
  • KẾT LUẬN (40)

Nội dung

Sau khi hoàn thành được mục đíchnhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ.1.4 Các hình thức tạm nhập tái xuấtTheo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm chung thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan là chuỗi hoạt động liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận chuyển do người khai hải quan và công chức hải quan thực hiện theo đúng quy định của Luật Hải quan năm 2014 (Điều 4, Khoản 23).

Nguyên tắc chung

Dựa theo Điều 16 Luật Hải quan năm 2014, có năm nguyên tắc thủ tục hải quan:

● Thứ nhất, hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật.

● Thứ hai, kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

● Thứ ba, hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan

● Thứ tư, thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật

● Thứ năm, việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Khái niệm tạm nhập tái xuất

Căn cứ vào Điều 29, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 về tạm nhập tái xuất hàng hoá được quy định cụ thể như sau:

"Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam."

Tạm nhập là quá trình cho phép hàng hoá nước ngoài đi qua lãnh thổ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xuất khẩu sang thị trường của quốc gia thứ ba.

Tái xuất là giai đoạn sau khi thực hiện thủ tục nhập khẩu, hàng hóa được xuất khẩu tiếp sang quốc gia khác Hàng hóa được tái xuất về cơ bản đã trải qua quá trình xuất khẩu hai lần, vì vậy được gọi là tái xuất.

Ví dụ: Với lý do điều kiện máy móc, thiết bị và dụng vụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước Vì vấn đề này nên có một số tổ chức nước ngoài muốn giúp đỡ Việt Nam, nên đã đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ ViệtNam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất Sau khi hoàn thành được mục đích nhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ.

Các hình thức tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì có 5 hình thức tạm nhập tái xuất (TNTX) như sau:

● TNTX theo hình thức kinh doanh;

● TNTX theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;

● TNTX để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài;

● Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;

● TNTX vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.

Lợi ích và mục đích khi tạm nhập tái xuất

1.5.1 TNTX theo hình thức kinh doanh

Khi vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất bảng Container trừ những trường hợp bắt buộc phải thay đổi, chúa nhỏ hàng hóa theo yêu cầu thì các chủ thể liên quan không được phép chia nhỏ hàng hóa, đồng thời cơ quan hải quan sẽ kiểm soát hàng hóa từ khi tạm nhập vào Việt Nam tới khi được tái xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam: Không quá 60 ngày, kể từ khi hoàn thành xong thủ tục tạm nhập Nếu cần kéo dài thời hạn thời gian gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày, không quá 02 lần gia hạn và phải có văn bản đề nghị được gia hạn gửi với Chỉ cục Hải quan nơi thương nhân làm thủ tục tạm nhập hàng hóa tạm nhập tái xuất.

1.5.2 Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo lãnh, bảo dưỡng, thuê và mượn

Thương nhân Việt Nam có quyền ký kết hợp đồng với thương nhân nước ngoài về hàng hóa tạm nhập tái xuất với mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn trừ trường hợp là hàng hóa thuộc diện cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu Sau khi tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định thì thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tải xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Trong trường hợp ký kết hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn, luật pháp Việt Nam không quy định cụ thể thời gian lưu lại của hàng hóa tạm nhập tái xuất Do đặc thù từng mặt hàng, thiết bị và mục đích, thời gian thực hiện hoạt động này không thể xác định cụ thể Trong trường hợp này, các bên thương nhân được tự do thỏa thuận và thống nhất về khoảng thời gian phù hợp trong hợp đồng.

1.5.3 Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài được hiểu là thương nhân nước ngoài đặt hàng với thương nhân Việt Nam về việc tái chế, bảo hành hàng hóa dịch dành cho thương nhân nước ngoài chỉ định Sau khi tái chế, bảo hành thì thương nhân Việt Nam sẽ xuất trả lại hàng hóa đỏ cho chính thương nhân nước ngoài đã đặt hàng Hoạt động tạm nhập tái xuất theo hình thức này được thực hiện tại các cơ quan Hải quan và không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

• Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.

Do nhu cầu của xúc tiến thương mại, trong một số trường hợp hàng hóa tạm nhập tái xuất được đưa vào lãnh thổ Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội chợ Mục đích của hình thức tạm nhập tái xuất này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước

1.5.4 Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

Do đó, hình thức này cũng không yêu cầu phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất mà chỉ phải thực hiện thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu tại cơ quan hải quan Ngoài ra, khi tạm nhập tái xuất để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thì thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định riêng về việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm, quy định của triển lãm, hội chợ

Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất được lưu giữ tại Việt Nam không có quy định cụ thể khi áp dụng hình thức này Tuy nhiên, thông thường, khoảng thời gian lưu giữ sẽ tuân theo thời hạn chương trình, chiến dịch trưng bày hoặc thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm.

1.5.5 Tạm nhập tái xuất vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.

Trong một số trường hợp, do điều kiện vẽ trang thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế tạiViệt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước và các tổ chức nước ngoài vì mục đích nhân đạo muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam Đương nhiên với hình thức này cũng không cần có Giấy phép tạm nhập tái xuất Hiểu đơn giản thì với hình thức này, tổ chức nước ngoài hỗ trợ Việt Nam, cho Việt Nam " mượn" các máy móc thiết bị không nhằm mục đích thu lợi, sau quá trình sử dụng thì Việt Nam phải tái xuất trả lại cho tổ chức nước ngoài Ngoài ra, với những trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho thể thao, nghệ thuật cũng chỉ cần thực hiện thủ tục tại các cơ quan hải quan Trừ những máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh, thể thao, nghệ thuật mà thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu hay hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện thì ngoài việc thực hiện thủ tục hải quan còn cần phải bổ sung một số giấy tờ sau:

1 Giấy tờ về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám bệnh, tổ chức sự kiện vào Việt Nam của cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền

2 Cam kết của cơ quan, tổ chức cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh, tổ chức sự kiện về việc sử dụng đúng mục đích của hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Lợi ích của tạm nhập tái xuất

Sử dụng hình thức này, thương nhân sẽ nhận lại những lợi ích như sau:

● Đa dạng hóa nền ngoại thương, tăng thu lợi nhuận từ thương mại quốc tế.

● Chuyển những thuận lợi về địa lý trở thành cơ hội kinh doanh.

● Thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hóa, sản phẩm trên thế giới.

● Tận dụng được lợi thế về kinh nghiệm thị trường, thông tin để tăng thu lợi nhuận cho đất nước.

● TNTX phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực liên quan.

● Trở thành cầu nối trong thương mại quốc tế

● Giúp kéo dài vòng đời sản phẩm.

Điều kiện để tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 69/2018/NĐ-CP doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi.

Thứ hai, có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh. Điều kiện kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt căn cứ vào Điều 24 và hàng hóa đã qua sử dụng Điều 25 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Một số quy định riêng đối với hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện

Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Theo Nghị định này, ngoài việc tuân thủ các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, 13, 14, 16, doanh nghiệp tham gia kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải tuân thủ thêm một số quy định sau: Không ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; Không chuyển loại hình kinh doanh từ tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện; Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải tuân thủ theo quy định riêng.

- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.

- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.

- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.

1.6.1 Các trường hợp tạm nhập tái xuất.

Căn cứ vào điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 Các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất được miễn thuế bao gồm: a) Hàng hóa tạm nhập-tái xuất để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, … sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoă ™c các sự kiê ™n khác;

Máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm;

Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài.

Trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất; b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài;

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam; c) Hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế; d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập tái xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; e) Hàng hóa kinh doanh tạm nhâ ™p, tái xuất (bao gồm cả thời gian gia hạn) được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc đã đặt cọc một khoản tiền tương đương số tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Căn cứ vào điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 107/2016/QH13 Các trường hợp hàng tạm nhập tái xuất được hoàn thuế: a) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế; b) Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu; c) Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu; Theo Nghị định số 134/2016/NĐ-CP, hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế gồm các loại sau:

Hàng hóa nhập khẩu sẽ phải tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan để phục vụ nhu cầu sử dụng trong chính khu vực này Quá trình tái xuất hàng hóa chỉ có thể được thực hiện bởi chính người nhập khẩu ban đầu hoặc người được họ ủy quyền, ủy thác xuất khẩu.

● Hàng hoá nhập khẩu do tổ chức, cá nhân ở nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam thông qua dịch vụ bưu chính và dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế đã nộp thuế nhưng không giao được cho người nhận hàng hóa, phải tái xuất;

● Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế sau đó bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo quy định;

● Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan được tái xuất ra nước ngoài. d) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm; e) Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất Trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.

Trường hợp hàng tạm nhập tái xuất không hoàn thuế

● Số tiền thuế nhập khẩu được hoàn lại trên cơ sở trị giá sử dụng còn lại của hàng hóa.khi tái xuất khẩu tính theo thời gian sử dụng, lưu lại tại Việt Nam Trường hợp hàng hóa đã hết trị giá sử dụng thì không được hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp.

● Không hoàn thuế đối với số tiền thuế được hoàn dưới mức tối thiểu theo quy định của Chính phủ.

● Hàng hóa quy định tại các điểm a, b và c không được hoàn thuế nếu đã qua sử dụng, gia công, chế biến.

● Thủ tục hoàn thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

1.6.2 Các mặt hàng không được phép tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Điều 40 Luật Quản lý ngoại thương 2017, cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:

● Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

Các mã loại hình

Mã LH Tên Hướng dẫn sử dụng Khai kết hợp

G11 Tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất

G12 Tạm nhập máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

Sử dụng trong trường hợp:

- Doanh nghiệp thuê mượn máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn mẫu từ nước ngoài hoặc từ các khu phi thuế quan đưa vào Việt Nam để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm;

- Tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa;

- Tạm nhập tàu biển, máy bay nước ngoài để sửa chữa, bảo dưỡng tại Việt Nam.

Sử dụng trong trường hợp:

- Nhập khẩu máy móc thiết bị do bên thuê gia công cung cấp phục vụ hợp đồng gia công; máy móc từ hợp đồng khác chuyển sang;

- Tạm nhập hàng hóa miễn thuế gồm: hàng tham dự hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc dụng cụ nghề nghiệp phục vụ hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học và phát triển sản phẩm, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn văn nghệ, khám chữa bệnh.

G14 Tạm nhập khác Sử dụng trong các trường hợp tạm nhập kệ, giá, thùng, lọ … theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng.

G51 Tái nhập hàng đã tạm xuất

Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa đã tạm xuất (xuất theo chế độ tạm) bao gồm trường hợp hàng hóa đã tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất

Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).

G21 Tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất

Sử dụng trong trường hợp khi tái xuất hàng kinh doanh TNTX đã tạm nhập theo mã G11 (bao gồm hoán đổi xăng dầu tái xuất).

X Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan

Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX

G22 Tái xuất máy móc, thiết bị phục vụ dự án có thời hạn

Sử dụng trong trường hợp hàng hóa là máy móc, thiết bị đã tạm nhập theo mã G12, khi hết thời hạn thuê, kết thúc dự án phải tái xuất.

X Lưu ý: Doanh nghiệp tự xác định và khai thời hạn lưu giữ tại Việt Nam trên tờ khai hải quan

Trường hợp gia hạn phải thực hiện sửa đổi, bổ sung thông tin quản lý hàng TNTX

G23 Tái xuất miễn thuế hàng tạm nhập

Sử dụng trong trường hợp tái xuất hàng hóa đã tạm nhập sử dụng mã G13.

G24 Tái xuất khác Sử dụng trong các trường hợp tái xuất nhập kệ, giá, thùng, lọ

… theo phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng đã tạm nhập theo mã G14.

Sử dụng trong trường hợp tạm xuất hàng hóa ra nước ngoài, vào khu PTQ, từ khu PTQ ra nước ngoài theo chế độ tạm Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa tạm xuất của những cá nhân được nhà nước Việt Nam cho miễn thuế; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất là dụng cụ, nghề

X Lưu ý: Người khai hải quan thực hiện khai theo hướng dẫn tại Phụ lục II Thông tư số 38/2015/TT-BTC nghiệp, phương tiện làm việc tạm xuất có thời hạn của cơ quan, tổ chức, của người xuất cảnh; trường hợp hàng hóa đã tạm xuất phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác (kệ, giá, thùng, lọ…).

Các chứng từ khi dùng trong tạm nhập tái xuất

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chi tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ- CP, người khai hải quan và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT- BTC.

Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán:

+ Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

+ Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên.

Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan.

Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác

Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý). Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận tải đơn.

Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc một bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.

Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT

Địa điểm làm thủ tục

Địa điểm thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng tạm nhập tái xuất được pháp luật quy định là địa điểm thuộc cơ quan hải quan chịu trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ thủ tục hải quan, cũng như triển khai kiểm tra thực tế đối với hàng hóa, phương tiện vận tải liên quan (theo khoản 1 Điều 22 Luật Hải quan năm 2014).

● Địa điểm để thương nhân thực hiện khai báo hải quan đối với hàng tạm nhập, tái xuất là trụ sở Cục hải quan, trụ sở Chi cục hải quan.

Các quy định về hàng tạm nhập tái xuất

● Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể chia thành nhiều lô hàng để tái xuất Khi tái xuất, doanh nghiệp phải tái xuất 1 lần hết lượng hàng khai trên 1 tờ khai tái xuất;

● Giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu;

● Thương nhân chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, niêm phong trong thời hạn lưu lại tại Việt Nam và vận chuyển tới cửa khẩu xuất hàng;

● Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hoá xuất khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp 1 bản sao và xuất trình bản chính tờ khai hàng tạm nhập;

● Trường hợp người khai hải quan làm thủ tục tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất hàng, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập để theo dõi, thanh khoản tờ khai theo quy định.

● Hàng hoá tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất chấp nhận thì hàng hoá tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất, nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.

● Trường hợp hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đã hoàn thành thủ tục tạm nhập vào Việt Nam được lưu lại tại Việt Nam theo thời hạn quy định Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu lại tại Việt Nam thì có văn bản đề nghị gửi Chi cụcHải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm nhập hàng hóa, lãnh đạo Chi cục Hải quan xem xét, chấp nhận thời gian gia hạn theo quy định, ký, đóng dấu Chi cục trên văn bản đề nghị của thương nhân và trả lại thương nhân để làm thủ tục tái xuất hàng hóa; lưu hồ sơ hải quan 01 bản sao; không yêu cầu thương nhân phải xin phép bổ sung của Bộ Công Thương.

Quy trình làm thủ tục hải quan cho các mặt hàng tạm nhập tái xuất

● Bước 1: Người khai hải quan đăng ký, khai báo tờ khai hải quan nhập khẩu (tạm nhập) và xuất trình hồ sơ hải quan, thực tế hàng hoá (khi có yêu cầu) cho cơ quan hải quan.

● Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá(nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.

Bước 3: Người khai hải quan thực hiện đăng ký, khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu (tái xuất), đồng thời xuất trình hồ sơ hải quan cùng thực tế hàng hóa (khi được yêu cầu) cho cơ quan hải quan thẩm quyền.

● Bước 4: Cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá (nếu có) và thực hiện thông quan hàng hoá.

2.3.2 Cách thức thực hiện khai ECUS

● Thực hiện Khai tạm nhập:

Doanh nghiệp dựa vào chứng từ để khai hải quan trên Ecus5 VNACCS, tại Tab thông tin chung 1 mã LH chọn G11(tạm nhập hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất).

Thời hạn tái xuất: Sau ngày tờ khai tạm nhập có hiệu lực 90 ngày Điền thời gian cụ thể dựa vào Công văn xin tạm nhập tái xuất hoặc chứng từ liên quan khác.

Tab thông tin chung 2, mục Phân loại hình thức hóa đơn ta chọn mã A (hóa đơn thương mại), mục phương thức thanh toán ta chọn KHONGTT (Không thanh toán) vì đây là hàng tạm nhập nên bộ chứng từ chưa được thanh toán.

Mục mã phân loại giá hóa đơn ta chọn mã B (Giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền).

Lưu ý, khi khai báo hàng tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần ghi chú mục đích tạm nhập trong phần thông tin khác của tờ khai hải quan để cơ quan Hải quan dễ dàng tiếp nhận và xử lý thông tin.

● Về thông tin hàng hóa:

- Tiền thuế nhập khẩu là 0 vnđ - Dựa vào mục mô tả hàng hóa trên các chứng từ để khai chi tiết

Sau khi khai đầy đủ thông tin trên các tab tiến hành truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng

Thực hiện khai tái xuất:

Tại tab thông tin 1 chung ta phải nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng, tiếp theo các thông tin đã được đồng bộ với tờ khai tạm nhập ta chỉ cần chỉnh một vài thông tin ở tab thông tin chung 1

Về mã loại hình tái xuất phải tương ứng với loại hình tạm nhập, ta chọn mã loại hình G21(tái xuất hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất)

Ngày khởi hành vận chuyển là ngày doanh nghiệp tái xuất hàng hóa, dựa vào thời gian có ghi trong Công văn để điền thời gian hợp lý. Đối với phần ghi chú, ta phải ghi chú mục đích của việc tạm nhập như tờ khai tạm nhập để Hải quan tiếp nhận dễ xử lý Ngoài ra ta còn phải sửa giá bán hàng hóa trong tờ khai tái xuất

Sau khi kiểm tra các thông tin tiến hành truyền tờ khai và nhận kết quả phân luồng.

Làm thủ tục hải quan cho hàng tạm nhập tái xuất có thể thực hiện qua cách thức là điện tử.

2.3.3 Hồ sơ làm thủ tục hàng tạm nhập tái xuất

2.3.3.1 Đối với hồ sơ hải quan tạm nhập (1 bộ) a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu cần đáp ứng các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trong trường hợp thực hiện tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan cần khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC; b) Hóa đơn thương mại (trường hợp người mua cần thanh toán cho người bán): 01 ảnh chụp.

Trong trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam, nhưng nhận hàng tại nước ngoài theo chỉ định của người bán, thì hải quan vẫn chấp nhận hóa đơn do người bán Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

– Các trường hợp người khai quan không phải nộp hóa đơn thương mại:

Người khai hải quan là doanh nghiệp được ưu tiên.

Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho các thương nhân nước ngoài, lúc này người khai hải quan sẽ khai giá tạm tính trên tờ khai hải quan tại mục “Trị giá hải quan”.

Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn, người mua không cần thanh toán cho người bán Lúc này người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về việc xác định giá trị hải quan. c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương được vận chuyển bằng đường hàng không, đường biển hoặc vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật:

– Trừ các trường hợp hàng hóa nhập qua cửa khẩu biên giới đường bộ; hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo theo đường hành lý; hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa thì không cần vận tải đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương.

– Đối với hàng hóa được nhập phục vụ cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí và được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải tàu thương mại) thì cần nộp lại bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận đơn. d) Giấy tờ nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan:

– 01 bản chính nếu nhập khẩu 01 lần

SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA LOẠI HÌNH TẠM NHẬP TÁI XUẤT VỚI XUẤT NHẬP KHẨU KINH DOANH

Khái niệm xuất nhập khẩu kinh doanh

Theo quy định tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cụ thể như sau:

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Giống nhau

- Đều làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và xuất khẩu hàng hóa ra khỏi Việt Nam.

- Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.

- Nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Khác nhau

Tạm nhập tái xuất Xuất nhập khẩu kinh doanh

Hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam, mà sau một thời gian ngắn sẽ được xuất khẩu sang nước thứ ba

Hàng hóa được nhập khẩu vào một quốc gia và sau đó được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường.

Hàng hóa được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác.

Hàng hóa được xuất khẩu hoặc nhập khẩu 1 lần giữa 1 nước với 1 nước.

Chỉ bao gồm hoạt động tạm nhập tái xuất Bao gồm cả hoạt động tạm nhập tái xuất , tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa Không được ủy thác, nhận ủy thác tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện

Nhập hàng hóa để xuất sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.

Nhập hàng hóa để tiêu thụ tại thị trường trong nước để thu lợi nhuận

Mã loại hình tạm nhập: G11, G12, G13, G14, G51

Mã loại hình tái xuất: G21, G22, G23, G24, G61

Mã loại hình: tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp

Tại mục Mã phân loại khai trị giá, chọn B: giá hóa đơn cho hàng hóa không phải trả tiền.

Tại mục Mã phân loại khai trị giá, chọn A: giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền.

Phải điền vào phần ghi chú của mục “Thông tin khác” mục đích của việc tạm nhập, để cơ quan Hải quan tiếp nhận dễ xử lí

Có thể ghi hoặc không ghi tùy vào lô hàng xuất khẩu/nhập khẩu

Không phải xuất hóa đơn Áp dụng hai loại hoá đơn đó là hoá đơn giá trị gia tăng và hoá đơn bán hàng.

Chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Chịu sự giám sát của hải quan đến khi qua cửa khẩu nhập hoặc xuất

Thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.

Chỉ cần làm thủ tục thông quan tại cơ quan hải quan cửa khẩu. Được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và

Chỉ cần một hợp đồng mua bán giữa hai bên thương nhân.

Hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu

Vận đơn đường biển: phải là vận đơn đích danh ghi rõ Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất của doanh nghiệp hoặc số Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất do Bộ Công Thương cấp đối với hàng hóa đã qua sử dụng.

Vận đơn đường biển: Có thể được kí phát theo dạng Vận đơn đích danh, Vận đơn theo lệnh vàVận đơn vô danh, tùy vào thỏa thuận giữa bên bán và bên mua

Ngày đăng: 23/05/2024, 17:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w