Với mong muốn t^m hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng về thủ tục hải quan, cácbước thực hiện và chứng từ liên quan, đặc biệt là trong hoạt động nhập khẩu, nhóm xinlựa chọn đề tài: “Phân tích quy
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ MẶT HÀNG NHẬP KHẨU
Các bên tham gia
Bảng 1.1: Thông tin công ty nhập khẩu
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI
AN BÌNH Tên quốc tế AN BINH TRADING DEVELOPMENT AND IMPORT
Mã số thuế 0107027396 Địa chỉ Số 195 Định Công Hạ, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai,
Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện NGUYỄN THỊ TỐ LOAN Điện thoại 024 3292 9888
Quản lý bởi Chi cục thuế Quận Hoàng Mai
Loại hình DN Công ty cổ phần ngoài NN
Bảng 1.2: Thông tin công ty xuất khẩu
CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP JUNG WOO Địa chỉ 378, Jungang-ro, Sinbuk-myeon, Pocheon-si, Gyeonggi- do, Korea Điện thoại 82-31-536-5580
Ngành nghề kinh doanh Hàng thực phẩm đông lạnh (Gà)
Bảng 1.3: Thông tin công ty vận tảiCÔNG TY TNHH AMARINE SHIPPING VIỆT NAM
Tên quốc tế AMARINE SHIPPING VIETNAM CO.,LTD
Tên viết tắt AMARINE VIETNAM
Mã số thuế 0309632445 Địa chỉ Số 159, đường Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Người đại diện SIM JI HOON Điện thoại (84-8) 3837 2288
Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Loại hình DN Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: - Dịch vụ giao nhận hàng hóa; - Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (Doanh nghiệp không được trực tiếp tham gia vận tải hàng hoá và thực hiện các hoạt động thương mại) (CPC748)
Mặt hàng nhập khẩu
1.2.1 Mã loại hình của hàng hóa
Lô hàng nhập khẩu là Gà nguyên con đông lạnh Hàn Quốc (Korean frozen whole chicken)
Hàng hóa được nhập khẩu với mã loại h^nh là A11 Theo quyết định
1357/QĐ TCHQ do Tổng cục Hải quan ban hành năm 2021, mã loại h^nh A11 là các mặt hàng được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh, tiêu dùng, bao gồm: Nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài; Nhập khẩu hàng hóa từ khu phi thuế quan, Doanh nghiệp chế xuất; Nhập khẩu tại chỗ.
1.2.2 Giới thiệu mặt hàng nhập khẩu
Sản phẩm có nguồn gốc từ các khu vực không bị bệnh cúm gia cầm có tính gây bệnh cao.
Sản phẩm không bị bệnh trong vòng 6 tháng trước khi xuất khẩu.
Quản lý nhà nước về hải quan
Kiểm tra 27 - Đề kiểm tra Quản lý nh…
Quản lý nhà nước… 100% (3) 1 ĐỀ THI CUỐI KỲ - tài liệu
Quản lý nhà nước… 100% (1) 5 đề thi kết thúc học phần quản lý nhà…
Bang-ke-khai-hang- hoa-xuat-khau-dat…
TN- Knthcm - bai tap thuc hanh hai…
Thịt gia cầm đã được chế biến trong một cơ sở được phê duyệt ở các khu vực không bị nhiễm virus cúm gia cầm gây bệnh cao trong gia cầm và đã được kiểm tra và giám sát bởi các dịch vụ Thịt gia cầm có nguồn gốc từ các động vật đã được kiểm tra và t^m thấy không có bất kỳ dấu hiệu của các bệnh truyền nhiễm và truyền nhiễm.
Thịt gia cầm không chứa vi khuẩn gây hại, độc tố vi khuẩn và dư lượng của chất phóng xạ, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng tự nhiên hoặc tổng hợp, kim loại nặng và trong quá tr^nh kiểm tra không có màu hoặc mùi phát hiện không đặc biệt Thực hiện các tiêu chuẩn tương ứng của Codex Alimentarius
Thịt gia cầm phù hợp với tiêu dùng của con người
Hình 1.1:Thông tin của sản phẩm
Tiểu luận - 6 mã HS - Quản lý nhà nước v…
PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ NHẬP KHẨU
Hợp đồng ngoại thương
2.1.1 Cơ sở lý thuyết: a Khái niệm:
Theo những khái niệm liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được quy định trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam, có thể rút ra khái niệm cụ thể như sau: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là tất cả các hợp đồng mua bán được ký kết giữa các thương nhân Việt Nam, các doanh nghiệp của Việt Nam với các thương nhân nước ngoài nhằm thực hiện việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập tái xuất, tái xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa b Đặc điểm: Đồng tiền thanh toán, tiền tệ dùng để thanh toán thường là ngoại tệ đối với một bên hoặc cả hai bên, hoặc có thể là nội tệ của cả hai bên.
Ngôn ngữ của hợp đồng, thường được ký kết bằng tiếng nước ngoài đối với một bên hoặc cả hai bên.
Luật điều chỉnh hợp đồng, mang tính đa dạng và phức tạp Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có thể là luật nước ngoài, tập quán quốc tế, hoặc điều ước quốc tế, án lệ.
Cơ quan giải quyết tranh chấp, tòa án hoặc trọng tài nước ngoài đối với một hoặc hai bên tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. c Nội dung:
Luật thương mại 2005 của Việt Nam không quy định những nội dung cơ bản bắt buộc phải có trong hợp đồng, tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc các bên có thể tùy ý thỏa thuận Bên cạnh đó, nội dung chủ yếu trong hợp đồng thương mại quốc tế còn tùy thuộc vào nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, ví dụ theo Công ước viên 1980 th^ hợp đồng cần phải có ba điều khoản cơ bản: tên hàng, giá và số lượng.
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số hiệu hợp đồng: JW-ABG-230204 Người bán: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP JUNG WOO Địa chỉ: 378, Jungang-ro, Sinbuk-myeon, Pocheon-si, Gyeonggi-do, Korea
Tên ngân hàng: Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc Địa chỉ ngân hàng: 139, Jungang-ro, Pocheon-si, Gyeonggi-do, Korea
Người mua: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH Địa chỉ: Số 195 Đinh Công Hạ, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Hợp đồng này đã được thỏa thuận kí bởi hai bên với các điều khoản và các chỉ tiêu như sau: Điều khoản 1: Hàng hóa và các chỉ tiêu
1.1 Hàng hóa: Gà Hàn Quốc đông lạnh nguyên con (cỡ M)
1.3 Tiêu chuẩn: a Hạn sử dụng: 2 năm kể từ ngày sản xuất a Không bị giập, không có xương bị gãy, không nội tạng, không có mùi hôi, không có lông a Lượng nước: 3~5% a Ngày sản xuất: trước thời gian dự kiến khởi hành của lô hàng: 1~4 tháng a Hàng hóa được vận chuyển trong các container đông lạnh dài 40 feet (-18 độ) Điều khoản 2: Đơn giá - Số lượng và Tổng tiền
STT Hàng hóa Số lượng Đơn giá (CFR HP) Tổng trị giá
1 FCL $31,900.00 Điều khoản 3: Giao hàng:
3.1 Thời gian giao hàng: Thời gian khởi hành dự kiến: Tháng 2, 2023
3.3 Giao hàng từng phần: Cho phép
3.4 Cảng bốc hàng: Cảng Hàn Quốc
3.5 Cảng đến: Cảng Hải Phòng, Việt Nam Điều khoản 4: Thanh toán:
Chuyển tiền trước bằng điện 100% giá trị hóa đơn thương mại trước khi xuất tr^nh vận đơn.
Tất cả các phí ngân hàng ở Việt Nam do người mua chịu.
Tất cả các phí ngân hàng ngoài Việt Nam do người bán chịu. Điều khoản 5: Giấy phép, những chi phí khác
Người mua chịu trách nhiệm cho những giấy phép để nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam và/hoặc tái xuất khẩu sang nước khác Tất cả các chi phí ở cảng bốc hàng do người bán chịu Tất cả các chi phí ở cảng Hải Phòng do người mua chịu Nếu có bất k^ mặt hàng nào có xương bị gãy, đựng trong thùng carton không có nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu sai, hoặc không đáp ứng các yêu cầu chất lượng như thỏa thuận trong hợp đồng, người mua có quyền từ chối nhận hàng và trả lại hàng không đủ chất lượng và sẽ được khấu trừ thanh toán vào lần giao hàng tới hoặc người mua sẽ phải trả lại tiền hàng. Điều khoản 6: Bất khả kháng
Không một bên nào trong hợp đồng này sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc phá vỡ hợp đồng do một cuộc bạo động, chiến tranh, điều động quân đội hoặc những trường hợp khẩn cấp ở địa phương như dịch bệnh, thiên tai Các bên chấp nhận điều khoản mang tính chủ ý của Phòng thương mại, Paris, Pháp, và theo quy định trong các luật lệ, phòng tục, tập quán. Điều khoản 7: Tranh chấp và Trọng tài
Các bên đồng ý hòa giải các tranh chấp một cách có thiện chí Nếu việc hòa giải không thành, vấn đề tranh chấp sẽ được đệ tr^nh và tiếp nhận bởi trọng tài tại tòa án nội địa Nam Triều Tiên hoặc Tòa án Việt Nam tùy thuộc vào lỗi thuộc về bên nào, các bên dồng ý chấp nhận với các phát hiện và các phán quyết của tòa án. Điều khoản 8: Ngôn ngữ được sử dụng
Tiếng Anh sẽ được sử dụng trong mọi chứng từ. Điều khoản 9: Quyền lợi thực hiện hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng
Các bên tuyên bố rằng họ được toàn quyền thực hiện thỏa thuận này và hoàn toàn bị ràng buộc với các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng này Hợp đồng bao gồm 2 bản gốc, mỗi bên giữ 1 bản gốc Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày hai bên kí kết hợp đồng.
Nhận xét nội dung hợp đồng
Hợp đồng đã quy định khá chi tiết và bao gồm hầu hết các điều khoản thường thấy của một hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, để tránh xảy ra tranh chấp hay hiểu nhầm trong quá tr^nh thực hiện hợp đồng giữa các bên, hợp đồng có thể được bổ sung các nội dung sau: Điều khoản 1: bổ sung mã HS của hàng hóa để dễ dàng xác định chính xác hàng hóa của hợp đồng hơn, tránh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích các bên. Điều khoản 2: o Cần tránh ghi những con số mang tính tuyệt đối, v^ vậy hợp đồng nên được bổ sung sai số, ví dụ như sau:
Tổng trị giá: $31,900 (+- $1450) (hoặc: Khoảng $31,900) o Đơn giá của hàng hóa ghi theo điều kiện của Incoterms th^ nên bổ sung thêm bản Incoterms được sử dụng như CFR HP Incoterms 2020.
Ngoài ra, mặc dù trong trường hợp hai bên tham gia đã có mối quan hệ thương mại thân quen (thể hiện qua phương thức thanh toán là chuyển tiền T/T), cùng với tổng trị giá hợp đồng không quá cao nhưng hợp đồng có thể bổ sung các điều khoản sau để tăng sự đảm bảo quyền lợi giữa các bên: o Điều khoản Bao b^ hàng hóa: chất liệu, nhãn hiệu của bao b^, trọng lượng một thùng carton, phù hợp vận chuyển bằng container, o Điều khoản Khiếu nại: thời hạn, thể thức, trách nhiệm và nghĩa vụ các bên o Điều khoản Luật: nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, ví dụ như Những điều không đề cập đến trong hợp đồng này sẽ được giải thích theo Luật Thương mại nướcCHXHCN Việt Nam
Hóa đơn thương mại
2.2.1 Cơ sở lý thuyết: a Khái niệm:
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là chứng từ xác nhận thanh toán giữa người bán và người mua trong quá tr^nh trao đổi hàng hóa b Chức năng:
Hóa đơn thương mại là chứng từ để làm thủ tục xuất, nhập khẩu, là cơ sở để tính các loại phí, cụ thể gồm các chức năng:
Hoàn thành bộ hồ sơ xuất nhập khẩu, hóa đơn thương mại không chỉ ra quyền sở hữu đối với hàng hóa nhưng là chứng từ bắt buộc có để thực hiện thủ tục hải quan. Chức năng thanh toán, hóa đơn thương mại là chứng từ hợp pháp để xác lập việc thanh toán giữa các bên.
Bằng chứng đã bán hàng, v^ hóa đơn thương mại chứa tất cả các chi tiết giao dịch gồm thông tin người mua và người bán, mô tả và giá trị của hàng hóa nên đây là một bằng chứng cho thấy giao dịch mua bán giữa các bên đã diễn ra.
Khai trị giá hải quan, hóa đơn thương mại là chứng từ để các cơ quan hải quan sử dụng để tính thuế xuất nhập khẩu.
Ngoài ra cần lưu ý, yêu cầu đối với nội dung hóa đơn thương mại ở các quốc gia có thể khác nhau khi đối với hầu hết các quốc gia th^ nội dung hóa đơn do người bán xuất đều được chấp nhận miễn là bao gồm các thông tin phù hợp, nhưng một số quốc gia lại yêu cầu hóa đơn cần phải có những nội dung nhất định. c Nội dung của hóa đơn:
Theo điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nội dung hóa đơn bao gồm:
3 Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
4 Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
5 Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thuế suất thuế giá trị gia tăng; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền thanh toán;
6 Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua;
7 Thời điểm lập hóa đơn
Ngoài ra, trên hóa đơn còn có thể có các nội dung khác:
Doanh nghiệp có thể tạo thêm thông tên về logo thể hiện nhãn hiệu, thương hiệu hay h^nh ảnh đại diện của người bán.
Thông tin về hợp đồng mua bán, lệnh vận chuyển, mã khách hàng và các thông tin khác.
Hình 2.2: Hoá đơn thương mại
1 Chủ hàng/người xuất khẩu: CÔNG TY TNHH NÔNG NGHIỆP JUNG WOO
2 Bên chịu trách nhiệm và rủi ro cho các vấn đề: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH
3 Bên nhận thông báo: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH
4 Cảng bốc hàng: INCHEON, NAM HÀN
6 Người chuyên chở: SINOKOR HONGKONG 2304W
7 Ngày khởi hành: 18 tháng 2 năm 2023
8 Ngày phát hành hóa đơn: 15 tháng 2 năm 2023
11 Thanh toán: CHUYỂN TIỀN BẰNG ĐIỆN
12 Đánh dấu và đánh số
13 Miêu tả hàng hóa: GÀ HÀN QUỐC ĐÔNG LẠNH NGUYÊN CON (CỠ M) Chất lượng: Không bị rập, không có xương bị gãy, không nội tạng, không có mùi hôi, không có lông
14 Đơn giá: US 41.45/KG CFR HAI PHONG
Nhận xét nội dung hóa đơn thương mại:
Hóa đơn thương mại trên đã bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết của một hóa đơn theo điều 10, Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Đồng thời, các thông tin trên hóa đơn thương mại trùng khớp với các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan từ doanh nghiệp.
Tuy nhiên, v^ đây là hóa đơn thương mại nên có thể bổ sung thông tin để phù hợp hơn cho giao dịch thương mại quốc tế Cụ thể, hóa đơn có thể có thêm thông tin:
Mã HS của hàng hóa tại mục Miêu tả hàng hóa để có thể xác định được chính xác hàng hóa, thống nhất thuật ngữ hay ngôn ngữ hải quan cho hàng hóa để tránh gây ra những nhầm lẫn hoặc tổn hại đến 2 bên.Incoterms được áp dụng tại mục Đơn giá để thống nhất phiên bảnIncoterms được sử dụng ví dụ: CFR HAI PHONG INCOTERMS 2020
Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading)
Vận đơn đường biển (B/L - Bill of Lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.
Công ty phát hành vận đơn: Công ty vận tải Amarine Shipping
Thông tin người gửi hàng:
Tên: AGRICULTURAL COMPANY JUNG WOO FC CO.,LTD. Địa chỉ: 378, Jungang-ro, Sinbuk-Myeon, Pocheon-si, Gyeonggi-do, Republic of Korea.
Thông tin người nhận hàng:
Tên: An Binh Trading Development and Import Export Joint Stock Company Địa chỉ: No 195 Dinh Cong Ha, Dinh Cong Ward, Hoang Mai District, Hanoi, Vietnam
Tên: An Binh Trading Development and Import Export Joint Stock Company Địa chỉ: No 195 Dinh Cong Ha, Dinh Cong Ward, Hoang Mai District, Hanoi, Vietnam
Tên tàu chở hàng: SINOKOR HONGKONG
Nơi nhận hàng: Cảng Incheon, Hàn Quốc
Cảng xếp hàng: Cảng Incheon, Hàn Quốc
Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Nơi giao hàng: Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Số hiệu Cont và Seal: SKRU9500973/056073(1423CARTONS)
Số kiện hàng/cont: (1,423CARTONS) 40RF`X1
Hàng hóa bao gồm: Korean frozen whole chicken (Size M) 1,423 Cartons
Số đơn hàng: JWF20230215-02/HP
Bảo quản: -18 độ C, khoang đóng kín
Tổng khối lượng tịnh: 23,423.000KGS
Tổng kiện hàng: SAY : ONE(40RF`X1) CONTAINER(S) ONLY
Ngày xếp hàng lên tàu: 18/02/2023
Cước vận tải và phụ phí: Cước đã trả trước như thỏa thuận
Nơi cước được trả: SEOUL, KOREA
Số bản vận đơn gốc: Three (3)
Ngày và nơi phát hành vận đơn: SEOUL, KOREA 2030-21-8 Đóng dấu và ký tên của hãng tàu: Amarine Shipping Co., Ltd - Người chuyên chở
Các thông tin trên vận đơn hoàn toàn trùng khớp với các thông tin trên các chứng từ khác.
Vận đơn không có bất kỳ ghi chú g^ về khiếm khuyết của lô hàng nên đây là vận đơn sạch (Clean Bill).
Nội dung trong vận đơn đầy đủ và khớp với hợp đồng và các chứng từ liên quan khác.
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
C/O (Certificate of Origin): Là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó C/O phải tuân thủ theo quy định của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu theo quy tắc xuất xứ C/O sử dụng trong bộ hồ sơ là C/O form KV.
C/O form KV: Đây là loại C/O ưu đãi được ban hành dựa trên , được cấp cho hàng hóa có xuất xứ Hàn Quốc xuất khẩu sang Việt Nam, xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định hiệp định thương mại tự do Việt Nam –Hàn Quốc (hiệp định VKFTA; VietNam – Korea Free Trade Area; Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực từ 20/12/2015).
C/O form KV được ban hành theo hiệp định VKFTA và được quy định theo những văn bản pháp luật cụ thể như sau:
Thông tư 40/2015/TT-BCT: quy định về việc thực hiện các quy tắc xuất xứ trong hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
Thông tư 48/2015/BCT sửa đổi thông tư số Thông tư 40/2015/TT-BCT (18/11/2005) của Bộ Công Thương quy định về việc thực hiện các quy tắc xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc.
Nghị định 149/2017/NĐ-CP quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định VKFTA trong giai đoạn 2018 – 2022. 2.4.2 Nội dung của C/O
Tên công ty: Agricultural Company Jung Woo FC CO., LTD Địa chỉ: 378, Jungang-ro Sinbuk-myeon, Pocheon-si, Gyeonggi-do, Republic of Korea
Tên công ty: An Binh Trading Development and Import Export Joint Stock Company Địa chỉ: 195 Dinh Cong Ha, Dinh Cong Ward, Hoang Mai dist, Hanoi, Vietnam
2.4.3.2 Tiêu chí về vận tải và tuyến đường (Ô số 03)
• Phương thức vận tải: Vận tải đường biển
• Cảng dỡ hàng: HAIPHONG, VIETNAM
2.4.2.2 Các tiêu chí về hàng hoá (Ô số 05 - 10)
Bảng 2.4: Các tiêu chí về hàng hoá
Số lượng và loại kiện hàng, mô tả hàng hóa
Trọng lượng cả bì hoặc số
Số & ngày hóa đơn hiệu lượng và giá trị
2.4.2.3 Xác nhận của người xuất khẩu (Ô số 11)
Người xuất khẩu cam đoan các thông tin được kê khai trong C/O hoàn toàn chính xác
Tất cả hàng hóa được sản xuất tại Hàn Quốc và phù hợp với quy tắc xuất xứ được quy định cho mặt hàng này trong Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) khi xuất khẩu sang nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Pocheon Korea ngày 20 tháng 02 năm 2023. Đại diện Agricultural Company Jung Woo FC CO., LTD thực hiện ký và đóng dấu trên C/O.
2.4.2.4 Xác nhận của Tổ chức cấp C/O (Ô số 12)
Cơ quan có thẩm quyền tại Pocheon xác nhận những cam đoan của Người xuất khẩu là hoàn toàn đúng đồng thời thực hiện ký tên và đóng dấu trên C/O vào ngày 20 tháng 02 năm 2023.
C/O này không chú thích g^ thêm.
C/O đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết, có chữ ký người đại diện bên bán, được cơ quan có thẩm quyền tại Pocheon, Hàn Quốc xác nhận và đóng dấu.
Số liệu trên C/O khớp với chứng từ khác: Đối chiếu với hóa đơn thương mại, C/O đã khớp với số/ngày lập hóa đơn Đối chiếu với Phiếu đóng gói hàng hóa, số lượng, chủng loại bao gói, mô tả hàng hóa đã trùng khớp Đối chiếu với vận đơn đường biển, Ngày tàu khởi hành trùng với hành phát hành vận đơn.
Tờ khai hải quan
2.5.1 Nội dung tờ khai hải quan
Bảng 2.5: Nội dung tờ khai hải quan
Chi tiết thông tin Nội dung Mô tả, phân tích
Số tờ khai 105292420810 - Là dãy số gồm 12 chữ số được hệ thống tự động cấp, không cần nhập liệu.
- 11 chữ số đầu tiên có ý nghĩa thống kê, truy xuất thông tin khi cần thiết Cơ quan Hải quan và cơ quan khác có liên quan chỉ sử dụng 11 chữ số đầu tiên của số tờ khai.
- Chữ số cuối cùng chỉ thể hiện số lần khai bổ sung hải quan điện tử Ở đây số tờ khai kết thúc là chữ số 0,tức là DN không sửa đổi bổ sung thông tin trên tờ khai
Số tờ khai đầu tiên
Không nhập liệu Lô hàng nhập khẩu có dưới 50 dòng hàng (“tổng số dòng hàng của tờ khai” là “1”) nên không cần tách thành nhiều tờ khai nhỏ Do đó, mục này để trống.
Số tờ khai tạm nhập - tái xuất tương ứng
Không nhập liệu Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
(1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất th^ nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng.
(2) Trường hợp nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa của lô hàng tạm nhập th^ nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng.
(3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực (trong thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam).
Lô hàng này không nằm trong trường hợp nào được coi là tạm nhập tái xuất nên mục này bỏ trống.
Mã loại hình A11 Mã loại h^nh A11 [4]: tương ứng với loại h^nh nhập khẩu kinh doanh tiêu dùng Thủ tục hải quan được làm tạiChi cục hải quan cửa khẩu, sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để tiêu dùng, hàng kinh doanh thương mại đơn thuần theo quy định tại Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Danh mục hàng hóa phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập; hàng hóa là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất hoặc hàng nhập khẩu đầu tư miễn thuế, đầu tư nộp thuế do doanh nghiệp lựa chọn làm thủ tục tại cửa khẩu nhập (Công văn số 2765/TCHQ-GSQL) 2 là mã hiệu phương thức vận chuyển, chuyến hàng này vận chuyển bằng đường biển ( nguyên container),
Mã phân loại kiểm tra
2 Có nghĩa kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất tr^nh hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin của một quốc gia (luồng 2)
Mã hiệu phương thức vận chuyển
2 Vận chuyển bằng đường biển
Phân loại cá nhân, tổ chức
4 Tổ chức/Công ty gửi cho Tổ chức/
Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai tiếp nhận tờ khai
CHPKVIII Tên chi cục Hải quan: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng
Mã bộ phận xử lý tờ khai
Tên đội thủ tục tục hàng hóa XNK.
Thời gian tái nhập/tái xuất
Không nhập liệu Doanh nghiệp không mở tờ khai theo h^nh thức tạm nhập/tái xuất nên ô này bỏ trống.
Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai
0207 Là 4 chữ số đầu tiên của mã hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
Ngày đăng ký 27/02/2023 08:25:14 Đăng ký vào lúc 8 giờ 25 phút sáng ngày 27 tháng 2 năm 2023 do hệ thống xuất ra
Ngày thay đổi đăng ký
Không nhập liệu Doanh nghiệp không thay đổi đăng ký
0107027396 Đây là mã số thuế của người nhập khẩu Trường hợp người xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS th^ hệ thống sẽ tự động xuất ra mã người nhập khẩu.
Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Phát triển Thương Mại An B^nh
Yêu cầu tên người NK phải trùng khớp 100% với tên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng VNACCS hoặc đã nhập “mã người nhập khẩu” th^ hệ thống sẽ tự động xuất hiện tên người nhập khẩu.
Mã bưu chính người NK
(+84) 43 84 là mã bưu chính của Việt Nam,
43 là mã bưu chính của tỉnh Nghệ An. Địa chỉ người NK
Số 195 Định Công Hạ, Phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam Đối với địa chỉ và số điện thoại của doanh nghiệp, hệ thống sẽ tự hiển thị chính xác trường hợp xuất khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS th^ hệ thống sẽ tự động xuất ra địa chỉ và số điện thoại
Số điện thoại người NK
Người ủy thác nhập khẩu
Không nhập liệu Doanh nghiệp không ủy thác cho thương nhân khác nên để trống mục này.
Mã người XK Không nhập liệu Bỏ trống v^ mã số thuế khai báo tại mục này để cơ quan hải quan quản lý việc nộp thuế của doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên người xuất khẩu là thương nhân nước ngoài nên mục này được bỏ trống.
Tương tự như tên người NK, tên người XK cũng phải dùng tên đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Mã bưu chính người XK
Không nhập liệu Địa chỉ người XK 378, JUNGANG-RO, Số 378, đường Jungang, phường
SINBUK-MYEON, POCHEON-SI, GYEONGGI-DO,
Sinbuk, thành phố Pocheon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
Mã nước NK KR Mã lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc
Người ủy thác xuất khẩu
Không nhập liệu Doanh nghiệp không ủy thác cho thương nhân khác nên để trống mục này
Mã đại lý hải quan
Không nhập liệu Doanh nghiệp không chỉ định người khai báo hải quan nên mục này để trống.
Mã nhân viên hải quan
Không nhập liệu Hệ thống cho phép xuất ra mã nhân viên hải quan hoặc để trống Trong trường hợp này doanh nghiệp để trống v^ không tiếp cận được thông tin mã nhân viên hải quan, đồng thời mục này không bắt buộc nên doanh nghiệp không dành thời gian t^m hiểu.
Số vận đơn 180223AMKR23022018 Nhập số vận đơn bao gồm cả phần số, phần chữ và các kí tự đặc biệt (nếu có).
Tổng trọng lượng hàng hóa (Gross)
23423 KGM 23423 Kilogram Địa điểm lưu kho 03TGS04 - CTY CP Địa điểm lưu kho tương ứng với mã
CONTAINER VN là Công ty Cổ phần Container Việt
Nam Địa điểm dỡ hàng VNGEE - GREEN
PORT (HP) Địa điểm dỡ hàng tương ứng với mã là Cảng Green, Hải Phòng Địa điểm xếp hàng KRINC - INCHEON Địa điểm xếp hàng tương ứng với mã là Cảng Incheon, Hàn Quốc
Ngày hàng đến 24/02/2023 Ngày hàng hóa đến cửa khẩu
Ký hiệu và số hiệu Không nhập liệu
Số của phương tiện hàng hóa:
- Ô 1: “9999” thể hiện thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng ký vào hệ thống.
- Ô 2: Thể hiện tên tàu (do vận chuyển bằng đường biển): Tàu container SINOKOR HONKONG 2304W
1 Hệ thống tự động xuất ra số lượng container nếu đã được đăng ký trước đó (người khai hải quan phải sử dụng nghiệp vụ HYS để khai danh sách container).
Mã văn bản pháp quy khác
- Phần chữ cái đầu tiên thể hiện h^nh thức hóa đơn; phần số là số hóa đơn thương mại hoặc số của chứng từ thay thế hóa đơn thương mại hoặc số bảng kê hóa đơn.
- Trong trường hợp này, mã “A”: hóa đơn thương mại Phần số trùng khớp với số hóa đơn ghi trên hóa đơn thương mại.
Số tiếp nhận hóa đơn điện tử
Không nhập liệu Nếu phân loại hóa đơn không phải là “D” th^ không có thông tin xuất ra tại chỉ tiêu thông tin này Trường hợp này phân loại hóa đơn là A nên mục “số tiếp nhận hóa đơn điện tử” được bỏ trống.
Ngày phát hành 15/02/2023 Là ngày phát hành hóa đơn thương mại.
KC Là phương thức thanh toán khác ngoài những phương thức trong
Phiếu đóng gói hàng hóa
Bảng 2.6: Nội dung của phiếu đóng gói hàng hóa
Số hoá đơn JWF20230215-02/HP
Ngày lập hóa đơn Ngày 15, tháng 02, năm 2023
Tên Công ty TNHH Jung Woo Địa chỉ Số 378, đường Jungang, phường Sinbuk, thành phố Pocheon, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc
Bên thanh toán và thông báo khi hàng đến
Tên Công ty CP Xuất Nhập Khẩu và Phát Triển
Thương Mại An B^nh Địa chỉ Số 195 Định Công Hạ, phường Định Công,
Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Cảng bốc hàng Cảng Incheon, Hàn Quốc
Cảng đến Cảng Hải Phòng, Việt Nam
Tàu vận chuyển SINOKOR HONGKONG 2304W
Thời gian đi dự kiến Ngày 18, tháng 02, năm 2023
Ghi chú thêm Thanh toán chuyển tiền bằng điện
Mô tả về hàng hoá Gà đông lạnh Hàn quốc (size M)
Chất lượng: Không bị dập, không gãy xương, không có lông, có màu trắng
Tổng trọng lượng của hàng hoá
Thời gian hàng hoá đã được đưa lên tàu
Phù hợp với tiêu dùng của con người
Hàng chỉ được đưa lên tàu khi shipper thanh toán hết tiền cước (hãng tàu sẽ không chấp nhận công nợ)
Phiếu đóng gói đã liệt kê cụ thể khối lượng hàng hóa.
Phiếu đóng gói hàng hoá trên đầy đủ thông tin, số điện thoại, fax của bên bán và bên mua nên dễ dàng liên lạc khi xảy ra sự cố trong quá tr^nh vận chuyển. Đối chiếu với vận đơn, thông tin hoàn toàn phù hợp và chính xác Đối chiếu với hóa đơn thương mại, đặc điểm cụ thể về hàng hóa và số lượng hàng giao trùng khớp. Đối chiếu với hợp đồng: trùng khớp về đơn vị, thông tin bên bán và bên mua.
Có số hiệu container, giúp dễ dàng t^m kiếm Đã có đầy đủ thông tin về cảng bốc và cảng đến, thời gian dự kiến tàu chạyTuy nhiên vẫn có chỗ sai chính tả như “FRIGHT PREPAID” => “FREIGHTPREPAID”.
QUY TRÌNH KHAI VÀ TRUYỀN TỜ KHAI HẢI QUAN
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu (IDA)
Từ giao diện chính của chương tr^nh, vào menu, chọn “Tờ khai hải quan/Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)” như h^nh ảnh dưới đây:
Hình 3.3: Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu (IDA)
Nhân viên khai báo hải quan tiến hành nhập thông tin của tờ khai tại 3 tab chính gồm thông tin chung 1, thông tin chung 2 và danh sách hàng Các tiêu chí có dấu (*) màu đỏ là tiêu chí bắt buộc nhập, các ô màu xám là chỉ tiêu thông tin do hệ thống tự động trả về hoặc chương tr^nh tự tính, doanh nghiệp không cần nhập vào những chỉ tiêu này
3.1.1 Tại tab thông tin chung
(1) Nhập thông tin cơ bản của tờ khai:
Căn cứ vào tính chất của lô hàng và các thông tin trên bộ chứng từ, người khai báo hải quan xác định được các thông tin cần thiết
Hình 3.4: Tab thông tin chung (1)
Mã loại h^nh: A12 Nhập kinh doanh sản xuất
Cơ quan hải quan: 03TG (Chi cục hải quan cảng Hải Phòng KVIII) Mã địa điểm lưu kho là 03TGS04
Phân loại cá nhân/ tổ chức: 4 (hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức) v^ đây là từ
2 công ty mua bán với nhau
Mã bộ phận xử lý tờ khai: 01 - khai tờ khai nhập khẩu
Mã phương thức vận chuyển là 2 - hàng vận chuyển bằng h^nh thức FCL
(2) Thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu
Nhân viên khai hải quan sẽ nhập vào thông tin về đơn vị xuất nhập khẩu gồm người nhập khẩu, đối tác xuất khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan hoặc người ủy thác
Từ hợp đồng, hoặc invoice, người khai hải quan xác định được thông tin về doanh nghiệp xuất khẩu và nhập khẩu
Hình 3.5: Tab thông tin chung (2)
− Người nhập khẩu: hệ thống sẽ tự động nhảy khi chọn thông tin doanh nghiệp ban đầu gồm các thông tin
Tên: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển thương mại An B^nh
Mã bưu chính: (+84)43 Địa chỉ: Số 195 Định Công Hạ, Phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, Việt Nam
− Người xuất khẩu: Nhập thông tin như hợp đồng mua bán
Tên: Công ty AGRICULTURAL COMPANY JUNG
WOO FC CO., LTD Địa chỉ: 378, Jungang-Ro, Sinbuk-Myeon Pocheon-Si, Gyeonggi-Do Republic of Korea
Nhân viên khai báo hải quan sẽ nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa như số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm dỡ / xếp hàng
Hình 3.6: Tab thông tin chung (3)
Thông tin vận đơn: Click chọn vào ô “Khai báo số định danh theo đề án quản lý giám sát hải quan tự động tại cảng biển” để hệ thống tự nhảy số định danh khi bạn đã nhập đủ thông tin
Nhập số vận đơn: AMKR23022018 và ngày vận đơn: 18/02/2023, sau đó chọn “GHI” th^ phần mềm sẽ tự động nhảy số định danh là 180223AMKR23022018
Tổng trọng lượng hàng hóa: Từ vận đơn, người khai báo hải quan sẽ xác định được số lượng kiện là 1.423 đơn vị CT và tổng trọng lượng hàng hóa là 23.423 KGM (kilogram)
Phương tiện vận chuyển: SINOKOR HONKONG 2304W
Ngày hàng đến: 24/02/2023 Địa điểm dỡ hàng: Cảng Green Port, Hải Phòng Địa điểm xếp hàng: Incheon, Hàn Quốc
3.1.2 Tại tab “Thông tin chung 2”
(1) Thông tin số hợp đồng / Ngày hợp đồng:
Số hợp đồng: JW-ABG-230204
Tuy nhiên đây là trường không bắt buộc nhập nên có thể để trống
(2) Thông tin văn bản và giấy phép
Sử dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng phải có giấy phép nhập khẩu, nếu hàng nhập không cần giấy phép th^ bỏ trống mục này, trong trường hợp này lô hàng nhập của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển thương mại An B^nh không cần giấy phép nhập khẩu nên không cần nhập mục này
Nhân viên hải quan nhập vào thông tin trên hóa đơn hàng hóa về số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng
Hình 3.7: Tab thông tin chung 2 (1)
Căn cứ vào hóa đơn, người khai hai quan khai đầy đủ thông tin trong mục Hóa đơn thương mại trên phần mềm gồm:
Phân loại h^nh thức hóa đơn: A - Hóa đơn thương mại
Số hóa đơn: A - JWF20230215-02/HP
Mã phân loại hóa đơn: A – giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền Phương thức thanh toán: KC Điều kiện giá hóa đơn: CFR
Mã đồng tiền của hóa đơn: USD
Tổng giá trị hóa đơn: $31,900.00
Nơi thiết lập các khoản khai trị giá, tại mục này người khai nhập các mục:
Mã phân loại khai trị giá Phí vận chuyển, bảo hiểm nếu có cùng các khoản điều chỉnh đi kèm (như là “chi phí đóng gói, tiền hoa hồng ”)
Hình 3.8: Tab thông tin chung 2 (2)
Mã phân loại khai trị giá: Người khai hải quan chọn mã phân loại cho tờ khai trị giá, với lô hàng này doanh nghiệp chọn mã phân loại “6 Áp dụng phương pháp giá giao dịch” Phí vận chuyển, bảo hiểm: Lô hàng được nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CFR nên cần khai thông tin phí bảo hiểm là D – Không bảo hiểm Mã đồng tiền phí vận chuyển, bảo hiểm phải được quy đổi về USD cùng đồng tiền thanh toán trên hóa đơn
Trong trường hợp này, doanh nghiệp không có bảo lãnh thuế, phải nộp thuế ngay nên chọn mã xác định thời hạn nộp thuế là D – Nộp thuế ngay Đồng thời khi khai báo sửa đổi bổ sung người khai cũng chọn mã ‘D’ để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy tr^nh tạm giải phóng hàng
3.1.3 Tại tab “Danh sách hàng”
Người khai hải quan nhập chi tiết từng dòng hàng theo các tiêu chí đầy đủ của VNACCS: tên hàng, số lượng, mã HS, đơn vị tính, đơn giá, trị giá và các mã biểu thuế tương ứng
Hình 3.10: Tab danh sách hàng
Danh sách mặt hàng, mô tả hàng hóa, mã HS, lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn của từng loại hàng lấy trong hóa đơn thương mại hoặc hợp đồng
Mã nước xuất xứ là Hàn Quốc (Korea) Đơn giá và trị giá tính thuế thông thường người khai không phải nhập mà hệ thống sẽ tự động trả về
Mã biểu thuế NK: B18 - Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định thương mại hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc
Mã biểu thuế môi trường: Mặt hàng này không phải chịu thuế môi trường nên bỏ trống mục này
Mã biểu thuế VAT: Mặt hàng này chịu thuế GTGT mức cao nhất là 10% do đó tại mục thuế GTGT lựa chọn mã áp dụng thuế suất là V Kết quả thuế suất được hệ thống tính tự động với từng mặt hàng tương ứng
Sau đó chọn “GHI” để lưu lại thông tin tờ khai và tiến hành khai báo đến cơ quan hải quan.
Bước 2: Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
3.2.1 Giới thiệu về nghiệp vụ
Nghiệp vụ IDC sử dụng để: “Gọi ra màn h^nh” thông tin đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC” do hệ thống phản hồi cho người khai sau khi người khai thực hiện xong nghiệp vụ IDA
3.2.2 Đối tượng sử dụng nghiệp vụ
Những đối tượng sau được sử dụng nghiệp vụ IDC, tuy nhiên phải đảm bảo các điều kiện đi kèm chi tiết tại bảng dưới đây:
Bảng 3.7: Đối tượng sử dụng nghiệp vụ
STT Đối tượng sử dụng Điều kiện
1 Người Nhập khẩu Đối tượng sử dụng phải là người khai dự kiện đã được đăng ký trong cơ sở dữ liệu tờ khai nhập khẩu
3.2.3 Đăng ký tờ khai nhập khẩu (IDC)
Sau khi đăng ký thành công bản khai trước thông tin tờ khai và kiểm tra đúng thông tin hệ thống trả về, người khai tiến hành đăng ký chính thức tờ khai với cơ quan Hải quan, chọn mã nghiệp vụ "3 Khai chính thức tờ khai (IDC)"
Hình 3.11: Đăng ký tờ khai nhập khẩu IDC
Khi nhận được thông tin đăng ký tờ khai IDC tại màn h^nh, người khai hải quan cần phải kiểm tra lại toàn bộ các thông tin đã khai báo và thông tin được xuất ra, tính toán bởi hệ thống
Hình 3.12: Màn hình kiểm tra thông tin khai báo
Sau khi kiểm tra các thông tin là chính xác th^ gửi đến hệ thống để đăng ký tờ khai, và hệ thống thông báo “Khai báo tờ khai thành công” Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa.Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “Lấy kết quả phân luồng, thông quan” để nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai
Hình 3.13: Màn hình khai báo thành công
Khai báo thành công tờ khai này sẽ được đưa vào tiến hành các thủ tục thông quan hàng hóa Doanh nghiệp tiếp tục nhấn vào “Lấy kết quả phân luồng,thông quan” để nhận được kết quả phân luồng, lệ phí hải quan, thông báo tiền thuế và chấp nhận thông quan của tờ khai.
Bước 3: Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai
Trước khi cho phép đăng ký tờ khai, hệ thống sẽ tự động kiểm tra Danh sách doanh nghiệp không đủ điều kiện đăng ký tờ khai (doanh nghiệp có nợ quá hạn quá 90 ngày, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thể, phá sản ) Nếu doanh nghiệp thuộc danh sách nêu trên th^ không được đăng ký tờ khai và hệ thống sẽ phản hồi lại cho người khai hải quan biết
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và phát triển thương mại An B^nh không thuộc trong số những doanh nghiệp quá hạn nợ hay tạm dừng hoạt động, giải thể,phá sản… nên đủ điều kiện đăng ký tờ khai.
Bước 4: Phân luồng, kiểm tra, thông quan
Khi tờ khai đã được đăng ký, hệ thống tự động phân luồng, gồm 3 luồng xanh, vàng, đỏ Trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu có thể hiện “Mã phân loại kiểm tra: 2” có nghĩa là tờ khai hải quan này đã được phân luồng vào luồng vàng và lô hàng sẽ được hải quan kiểm tra lại chi tiết hồ sơ nhưng miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
Hệ thống chuyển dữ liệu tờ khai luồng vàng online từ VNACCS sang VCIS. Các bên có liên quan thực hiện các công việc như sau:
Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xử lý tờ khai trên màn h^nh của hệ thống VCIS: o Lãnh đạo: Ghi nhận các ý kiến chỉ đạo công chức được phân công về việc kiểm tra, xử lý đối với tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn h^nh kiểm tra tờ khai”; o Công chức được phân công xử lý tờ khai: Ghi nhận các ý kiến đề xuất, các nội dung cần xin ý kiến lãnh đạo, kết quả kiểm tra, xử lý tờ khai vào ô tương ứng trên “Màn h^nh kiểm tra tờ khai” o Công chức sử dụng nghiệp vụ CEA (Nghiệp vụ CEA dùng để đăng ký thông tin kết quả kiểm tra và kiểm hóa đối với tờ khai nhập khẩu Nghiệp vụ CEA thực hiện chỉ khi tờ khai nhập khẩu được phân luồng vàng (kiểm tra hồ sơ) hoặc luồng đỏ (kiểm hóa)) để nhập hoàn thành kiểm tra hồ sơ đối với luồng vàng; o Sử dụng nghiệp vụ IDA01 (Nghiệp vụ IDA01 dùng để sửa đổi nội dung thông tin tờ khai nhập khẩu sau khi đã được đăng ký tờ khai đến trước khi thông quan hàng hoá) để nhập nội dung hướng dẫn/yêu cầu các thủ tục, sửa đổi nội dung khai báo, ấn định thuế và gửi cho người khai hải quan để thực hiện.
Hệ thống o Xuất ra cho người khai “Tờ khai hải quan” (có nêu rõ kết quả phân luồng tại chỉ tiêu: Mã phân loại kiểm tra, ở đây là luồng vàng với mã phân loại là 2) o Với đơn hàng này, công ty AN BINH TRADING DEVELOPMENT
AND IMPORT EXPORT JOINT STOCK CO., LTD o Cần phải nộp một số tiền thuế khác 0 nên ngay sau khi cơ quan hải quan thực hiện xong nghiệp vụ CEA hệ thống tự động xuất ra cho người khai
“chứng từ ghi số thuế phải thu”
Người khai hải quan: o Nhận phản hồi của hệ thống về kết quả phân luồng vàng; o Nộp bộ hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ; o Công ty nhập khẩu tiến hành khai báo khai báo nộp thuế ngay bằng cách nộp tiền mặt trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Khi người khai hải quan đã thực hiện nộp thuế, phí, lệ phí và hệ thống VNACCS đã nhận thông tin về việc nộp thuế phí, lệ phí th^ hệ thống xuất ra “Quyết định thông quan hàng hóa”.
MÃ HS, XUẤT XỨ VÀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Xác định mã HS của lô hàng
4.1.1 6 nguyên tắc phân loại hàng hóa
Dưới đây là sơ đồ mô tả quy tr^nh áp dụng 6 quy tắc để phân loại mã HS của hàng hóa:
Hình 4.14: Quy trình áp dụng 6 quy tắc phân loại hàng hoá
Các quy tắc phân loại mã HS này được quy định trong phụ lục II, Thông tư 65/2017/TT-BTC như trên Theo đó, muốn phân loại hàng hóa đến nhóm (mã HS 4 chữ số), ta phải áp dụng tuần tự các qui tắc phân loại từ quy tắc 1 đến quy tắc 4 (quy tắc 5 là quy tắc đặc biệt áp dụng cho các loại bao b^) – tức là dùng quy tắc trước mà không phân loại được hàng hóa đến nhóm th^ mới xét sang quy tắc sau, và dừng lại khi đã phân loại được Sau đó, muốn tiếp tục phân loại được đến phân nhóm (mã HS 6 chữ số), ta sử dụng quy tắc 6.
Dưới đây là nội dung điều khoản tên hàng và quy cách trong hợp đồng thương mại giữa công ty cổ phần phát triển thương mại B^nh An và công ty TNHH nông nghiệp Jung Woo:
Hình 4.15: Điều khoản tên hàng và quy cách
Từ các thông tin mô tả trong bộ chứng từ (hợp đồng), mô tả hàng hóa được tạm dịch như sau:
1 Tên hàng: Gà nguyên con Hàn Quốc size M
2 Đặc điểm: Không đầu, không chân, không nội tạng, đã được nhổ lông và đã qua sơ chế, chưa chế biến, thuộc giống Gallus domesticus.
4 Mục đích sử dụng: Sử dụng làm thức ăn cho người
4.1.3 Các bước xác định mã HS
Bước 1: Sử dụng quy tắc chung để tìm tên Phần, tên Chương:
Xét thấy hàng hóa là thuộc động vật ở trạng thái chưa qua chế biến, mà các phần và chương trong danh mục HS được sắp xếp theo mức độ chế biến tăng dần, từ các sản phẩm nông sản, thực phẩm đến hàng công nghiệp Như vậy mặt hàng cần được phân loại khả năng cao nằm ở một trong các chương thuộc những phần đầu
Tra cứu nhanh mục lục danh mục HS, mặt hàng cần được phân loại có khả năng thuộc:
PHẦN I: ĐỘNG VẬT SỐNG; CÁC SẢN PHẨM TỪ ĐỘNG VẬT Chương 2: Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ.
Bước 2: Đọc chú giải Phần, Chương:
1 Trong phần này, khi đề cập đến một giống hoặc một loài động vật, trừ khi có yêu cầu khác, cần phải kể đến cả giống hoặc loài động vật đó còn non.
2 Trừ khi có yêu cầu khác, trong toàn bộ Danh mục này bất cứ đề cập nào liên quan đến các sản phẩm "được làm khô" cũng bao gồm các sản phẩm được khử nước, làm bay hơi hoặc làm khô bằng đông lạnh
Xét thấy, các chú giải trong phần I không loại trừ hay có lưu ý nào khác đến mặt hàng đang xét đến nên ta có thể bỏ qua và xét đến chú giải của Chương.
Chương này không bao gồm:
(a) Những sản phẩm thuộc loại đã được mô tả trong các nhóm 02.01 đến 02.08 hoặc 02.10, nhưng không thích hợp làm thức ăn cho người;
(b) Côn trùng không còn sống, ăn được (nhóm 04.10);
(c) Ruột, bong bóng hoặc dạ dày của động vật (nhóm 05.04) hoặc tiết động vật (nhóm 05.11 hoặc 30.02); hoặc
(d) Mỡ động vật, trừ các sản phẩm của nhóm 02.09 (Chương 15). Ở chương 12 không có các chú giải chung cho cả chương, mà chỉ có các chú giải dành cho nhóm và phân nhóm được ghi ở đầu chương này Như vậy, sau khi xác định được phân nhóm của mặt hàng, nếu mặt hàng có khả năng thuộc phân nhóm có chú giải, ta sẽ quay trở lại xem xét cụ thể các chú giải này.
Bước 3: Xác định nhóm của hàng hóa:
Chương 2 có tất cả 10 chương với mô tả hàng hóa như sau:
02.01 Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh.
02.02 Thịt của động vật họ trâu bò, đông lạnh.
Thịt lợn, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.04 Thịt cừu hoặc dê, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.05 Thịt ngựa, lừa, la, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.06 Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, động vật họ trâu bò, cừu, dê, ngựa, la, lừa, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.07 Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05,tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.08 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác, tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh.
02.09 Mỡ lợn không dính nạc và mỡ gia cầm, chưa nấu chảy hoặc chiết xuất cách khác, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.
02.10 Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói; bột mịn và bột thô ăn được làm từ thịt hoặc phụ phẩm dạng thịt sau giết mổ.
Hàng hóa là gà nguyên con đông lạnh, đã được sơ chế qua và bỏ nội tạng, không qua chế biến nên có 2 nhóm 02.07 và 02.08 có khả năng phù hợp với mô tả của hàng hóa
Lại có đọc lại mô tả của nhóm 02.07, ta thấy các loại gia cầm được mô tả ở nhóm 01.05 gồm : “Gia cầm sống, gồm các loại gà thuộc loài Gallus domesticus, vịt, ngan, ngỗng, gà tây và gà lôi” Loại gà trong hợp đồng thuộc giống Gallus domesticus, do đó, nhóm 02.07 là phù hợp nhất với mô tả của hàng hóa cần xác định mã HS. Lúc này, ta đọc lại chú giải chương 2 có một chú giải có liên quan đến nhóm 02.07 vừa t^m được như sau: “Những sản phẩm thuộc loại đã được mô tả trong các nhóm 02.01 đến 02.08 hoặc 02.10, nhưng không thích hợp làm thức ăn cho người.”. Tuy nhiên, loại gà này được sử dụng cho mục đích làm thức ăn cho người nên hoàn toàn phù hợp để xếp hàng hóa này vào nhóm 02.07.
Sau khi dùng quy tắc 1 trong phụ lục II, Thông tư 65/2017/TT-BTC đã xác định được nhóm, v^ vậy ta sẽ không sử dụng các quy tắc sau đó để phân loại hàng hóa nữa. Tiếp theo, ta sẽ phải phân loại mặt hàng đến phân nhóm Theo quy tắc 6 trong phụ lục
II, Thông tư 65/2017/TT-BTC, ta sẽ tiếp tục áp dụng quy tắc 1 để có thể xác định được mã HS đầy đủ 8 chữ số cho mặt hàng:
Bước 4: Xác định phân nhóm của hàng hóa:
V^ gà thuộc loài Gallus domesticus nên ta sẽ chỉ xét đến phân nhóm của loài này, bao gồm:
- Của gà thuộc loài Gallus domesticus:
0207.11.00 - - Chưa chặt mảnh, tươi hoặc ướp lạnh
- - Chưa chặt mảnh, đông lạnh
- - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, tươi hoặc ướp lạnh
0207.14 - - Đã chặt mảnh và phụ phẩm sau giết mổ, đông lạnh:
Từ đây, có thể thấy ngay hàng hóa có mô tả giống với phân nhóm 0207.11.00 và0207.12.00, tuy nhiên mô tả của phân nhóm 0207.12.00 chi tiết nhất Chính v^ vậy, có thể xếp mặt hàng này vào phân nhóm 0207.12.00 – trùng với mã HS ghi trên tờ khai hải quan của Công ty B^nh An.
Xuất xứ hàng hóa
4.2.1 Tổng quan: (cách 2 theo Thông tư 40/2015/TT-BCT )
Theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, xuất xứ hàng hóa được định nghĩa tại khoản
1 Điều 3 như sau: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá tr^nh sản xuất ra hàng hóa đó.” Đối với lô hàng đang được phân tích, C/O trong bộ hồ sơ là C/O form KV - loại C/O ưu đãi được ban hành dựa trên hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (hiệp định VKFTA; VietNam – Korea Free Trade Area) và việc thực hiện các quy tắc xuất xứ trong hiệp định này được quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 18 tháng 11 năm 2015 Tại điều 2 Phụ lục 1 của Thông tư này đưa ra quy định về tiêu chí xuất xứ Cụ thể, hàng hóa được công nhận có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan trong phạm vi Hiệp định VKFTA nếu đáp ứng quy định tại Thông tư số 40/2015/TT-BCT dưới đây:
Thông tư số 40/2015/TT-BCT
QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM - HÀN QUỐC Điều 2 Tiêu chí xuất xứ
1 Trong phạm vi Hiệp định VKFTA, hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một nước thành viên được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây: a Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu như định nghĩa tại Điều 3 Phụ lục này; a Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng quy định tại các Điều 4 hoặc 5 hoặc
6 hoặc 7 Phụ lục này; hoặc a Được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc
2 Ngoại trừ quy định tại Điều 7 Phụ lục này, điều kiện để hàng hóa đạt xuất xứ quy định tại Thông tư này là các công đoạn sản xuất hoặc chế biến phải được thực hiện liên tục tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu 3 Điều 3 Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Phụ lục này, hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên trong các trường hợp sau:
1 Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch tại đó;
2 Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó;
3 Các sản phẩm chế biến từ động vật sống nêu tại khoản 2 Điều này;
4 Sản phẩm thu được từ săn bắn hoặc đặt bẫy tại vùng đất của nước thành viên đó,hoặc được đánh bắt hay nuôi trồng trong vùng nội thủy hoặc tại lãnh hải của nước thành viên đó;
5 Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
6 Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó, và các sản phẩm khác do nước thành viên hoặc người của nước thành viên đó khai thác1 từ nước, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện nước thành viên đó có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên tại vùng nước, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế 2 ;
7 Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu đăng ký tại một nước thành viên và được phép treo cờ của nước thành viên đó, từ các sản phẩm được đề cập đến tại khoản 6 Điều này;
8 Sản phẩm được khai thác từ không gian vũ trụ với điều kiện phải do một nước thành viên hoặc một người của nước thành viên đó thực hiện;
9 Các vật phẩm thu được tại nước thành viên đó nhưng không thực hiện được những chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể hủy bỏ hoặc dùng làm các nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
10 Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ: a) quá tr^nh sản xuất tại nước thành viên đó; hoặc b) sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước thành viên đó, với điều kiện hàng hóa đó chỉ phù hợp dùng làm nguyên vật liệu thô; và
11 Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu đó từ các sản phẩm được đề cập đến từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này 4.2.2 Phân tích xuất xứ lô hàng Gà nguyên con đông lạnh Hàn Quốc:
Mặt hàng “Gà nguyên con đông lạnh Hàn Quốc” được nuôi dưỡng và sơ chế hoàn toàn tại Hàn Quốc, được thể hiện qua Giấy chứng nhận xuất xứ cấp bởi Phòng thương mại và công nghiệp Pocheon vào ngày 02 tháng hai năm 2023 với tiêu chí xuất xứ là WO
Bên cạnh đó, trên B/L ghi rõ, cảng đi là cảng Incheon, Hàn Quốc, cảng đến là Cảng Hải Phòng, Việt Nam, quá tr^nh không có chuyển tải hoặc quá cảnh Do vậy, lô hàng đáp ứng yêu cầu được vận chuyển trực tiếp giữa các lãnh thổ của các nước thành viên, từ đó đủ điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VKFTA.
Theo điều 4, Nghị định số 149/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- Hàn Quốc giai đoạn 2022 - 2027 về điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt quy định:
“Điều 4 Điều kiện áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thuế suất VKFTA và đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1 Thuộc biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành kèm theo nghị định này
2 Được nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam
3 Được vận chuyển trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam do bộ công thương quy định
Trị giá hải quan
Trị giá hải quan là trị giá hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu được phục vụ cho mục đích nhằm mục đích tính thuế hoặc thống kê đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan 2014 Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, người khai hải quan cần xác định trị giá hải quan để tính và xác định số thuế phải nộp.
Một số lưu ý của trị giá hải quan được quy định như sau:
Trị giá hải quan không bao gồm phí bảo hiểm, phí vận tải quốc tế thị trường hợp hàng hoá xuất khẩu là giá bán hàng hóa tại cửa khẩu xuất.
Trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu, là thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, đáp ứng rằng phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
4.3.1 Phương pháp xác định: Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên Để xác định được chính xác trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu, cần căn cứ vào Thông tư 39/2015/TTBTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: Điều 6: Phương pháp trị giá giao dịch Điều 8: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt Điều 9: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự Điều 10: Phương pháp trị giá khấu trừ Điều 11: Phương pháp trị giá tính toán Điều 12: Phương pháp suy luận
Trên tờ khai hải quan ghi mã phân loại khai trị giá 6 nghĩa là “Áp dụng phương pháp giá giao dịch”
Trong trường hợp này, người khai hải quan xác định lô hàng này đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch (6) v^ thỏa mãn 4 điểm tại khoản 3 điều 6 thông tư 39/2015/TTBTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu tại v^: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có th^ mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư này. Đồng thời v^ đã khai thông tin trị giá trên Tờ khai hàng hóa nhập khẩu và Hệ thống tự động tính trị giá tính thuế nên người khai hải quan không phải khai và nộp tờ khai trị giá.
Tổng trị giá tính thuế = (trị giá hóa đơn + các khoản điều chỉnh cộng – các khoản điều chỉnh trừ) x Tỷ giá tính thuế 4.3.2 Xác định trị giá hải quan đối với lô hàng nhập khẩu của Công ty An Bình
Mô tả hàng hóa Giá trị hóa đơn
02071200 Gà nguyên con đông lạnh, không đầu,không chân, không nội tạng, thuộc loài Gallus domesticus
(4) Trị giá hải quan, trị giá tính thuế
Mô tả hàng hóa Giá trị hóa đơn
Gà nguyên con đông lạnh, không đầu,không chân, không nội tạng, thuộc loài Gallus domesticus
Vậy trị giá tính thuế của lô hàng theo phương pháp trị giá giao dịch tính bằng đồng VNĐ là 754.435.00 VNĐ Đây chính là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên là cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn tức Cảng Hải Phòng, Việt Nam 4.3.3 Thuế
Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp phải nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và các loại thuế bổ sung khác (thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ) (nếu có). a Thuế nhập khẩu
Căn cứ vào Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 quy định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, xác định được công thức tính thuế nhập khẩu Vậy:
Số tiền thuế (VNĐ) = Trị giá tính thuế (VNĐ) * Thuế suất (%)
Theo chứng nhận xuất xứ trong bộ chứng từ, mặt hàng này có xuất xứ từ Hàn Quốc (Asian) Áp dụng biểu Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA) th^ thuế suất của hàng hóa có mã 02071200 là 0%
Vậy tổng thuế nhập khẩu bằng 0 VNĐ b Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Căn cứ điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008, mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt c Thuế bảo vệ môi trường (BVMT)
Theo Điều 3 Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội : Luật thuế bảo vệ môi trường về đối tượng chịu thuế, mặt hàng không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường.
Theo Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội: Luật thuế bảo vệ môi trường, mặt hàng không phải là đối tượng chịu thuế BVMT. d Thuế giá trị gia tăng: Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá nhập khẩu dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam được phép nhập khẩu qua biên giới Việt Nam hoặc từ khu chế xuất nhập khẩu vào thị trường nội địa, trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC.Như vậy, mặt hàng trong lô hàng lần này không phải chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). e Tổng số tiền thuế
Tổng số tiền thuế= Thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế bảo vệ môi trường + thuế giá trị gia tăng
Tổng số tiền thuế doanh nghiệp nhập khẩu phải nộp là: 0VNĐ