Thông qua đề tài “ Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đại học khoa Quản Trị Kinh Doanh về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM”.Có lẽ kiến thức là vô hạn và sự tiếp
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đại học về chất lượng đào tạo của Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đại học chính quy khoa Quản trị kinh doanh đối với chất lượng đào tạo tại trường Đại học Công Nghiệp TPHCM
Xây dựng thang đo, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của sinh viên Trường Đại học CôngNghiệp TPHCM
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định tínhNghiên cứu chính thức : được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi
Xử lý số liệu nghiên cứu: sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy của thang đo qua hệ số khám Crombach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá ( EFA)
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Ý nghĩa khoa học : Nghiên cứu đã khái quát hoá cơ sở khoa học và lý luận về sự hài lòng, chất lượng đào tạo từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu để xác định rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên đến chất lượng đào tạo của khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại học Công Nghiệp TPHCM Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của khoa Quản Trị Kinh Doanh giúp nhà trường nghiên cứu và đo lường mức độ hài lòng của sinh viên Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên Những giải pháp, kiến nghị trên là cơ sở, nền tảng cho những cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Bố cục của luận văn gồm các nội dung cụ thể sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu nhằm đem đến một cái nhìn khái quát về đề tài, các vấn đề cơ bản của nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu nhằm nêu lên các vấn đề lý thuyết xoay quanh đề tài nghiên cứu
Chương 3 : Phương pháp và quy trình nghiên cứu nhằm mô tả cách tiến hành các bước nghiên cứu, các thao tác, cách tiến hành, các tiêu chí, công cụ nghiên cứu nhằm đảm bảo cho đề tài nghiên cứu diễn ra phù hợp, đạt giá trị tin cậy
Chương 4 : Trình bày phương pháp phân tích và kết quả nghiên cứu
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM VÀ CÁC DỊCH VỤ TẠI TRƯỜNG
Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Ngôi trường trực thuộc Bộ Công Thương, chuyên đào tạo nhóm ngành kinh tế công nghiệp và kỹ thuật công nghiệp.
( Tiếng anh: Industrial of University in Ho Chi Minh city ) Tên viết tắt là IUH
Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM là trường thuộc top 11 trong bảng xếp hạng 100 trường đại học tại Việt Nam Đạt 63.30 điểm được đánh giá qua sáu tiêu chí như sau: xếp hạng tiêu chuẩn chất lượng được công nhận, xếp hạng tiêu chuẩn dạy học, xếp hạng tiêu chuẩn công bố bài báo khoa học, xếp hạng tiêu chuẩn nhiệm vụ khoa học công nghệ và sáng chế, xếp hạng tiêu chuẩn người học, xếp hạng tiêu chuẩn cơ sở vật chất
Theo VietNam’s University Rankings (2023) Bảng xếp hạng top 100 trường Đại học Việt Nam năm 2023 – toàn quốc Truy cập ngày 27/09/2023 tại trang web: https://vnur.vn.
Tiền thân của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM là trường huấn nghiệp Gò Vấp do các tu sĩ dòng Don Bosco thành lập ngày 11/11/1956 tỉnh Gia Định Trải qua 8 lần đổi tên, ngôi trường được xem là “thay tên đổi họ” nhiều nhất Tháng 12 năm 2004 trường lấy tên chính thức là trường Đại học Công nghiệp TP.HCM là một trong những trường đại học lớn ở Việt Nam Theo số liệu tháng 10 năm 2022 tổng số sinh viên toàn trường là36.000 sinh viên Nơi đào tạo đa ngành nghề với cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ giảng viên chất lượng, tận tình và tâm huyết Với sự mệnh đạo tào ra nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, cùng với các kỹ năng mềm phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội phát triển, trường Đại học Công nghiệp đang ngày càng khẳng định vị trí của mình.
Theo Bộ Công Thương trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM (2015) Giới thiệu Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại trang web: https://iuh.edu.vn/vi
ĐỊNH NGHĨA DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
Định nghĩa dịch vụ
Có nhiều khái niệm khác nhau để có thể định nghĩa được dịch vụ là gì Một số định nghĩa tiểu biểu như sau:
Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật giá 2012
Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này có thể cung cấp cho chủ thể kia Trong đó đối tượng cung cấp nhất định phải mang tính vô hình và không dẫn đến bất kỳ quyền sở hữu một vật nào cả Còn việc sản xuất dịch vụ có thể hoặc không cần gắn liền với một sản phẩm vật chất nào Theo Phillip Kotler
Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256] Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ và mang lại lợi nhuận Từ điển Wikipedia: https://www.wikipedia.org
Chất lượng dịch vụ
Chất lượng dịch vụ ( Tiếng anh: Service Quality) là một phạm trù khá trừu tượng do các chất lượng cũng có rất nhiều khái niệm được đưa ra nhằm giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ giữ dịch vụ với khách hàng như thế nào.
Theo TCVN ISO 9000:2015 Chất lượng dịch vụ là tập hợp các đức tính của một đối tượng có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.
Theo Parasuraman và ctg (1985, 1988), “Chất lượng dịch vụ được xác định bởi sự khác biệt giữa sự mong đợi của khách hàng về dịch vụ và đánh giá của họ về dịch vụ mà họ nhận được”
TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Khái niệm
Sự hài hài lòng của khách hàng rất quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng để giúp thu lợi về doanh nghiệp tuy nhiên rất khó có thể định nghĩa chính sác được
Theo lý thuyết của Philip Kotler (2001) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng là “Cảm giác thích thú hay thất vọng của khách hàng khi so sánh giữa kết quả thực tế nhận được thông qua tiêu dùng sản phẩm với kỳ vọng của họ”.
Khác với học thuyết của Philip Kotler lý thuyết của Paul Farris lại cho rằng “Một số lượng khách hàng hay tỉ lệ phần trăm trên tổng số khách hàng có trải nghiệm đối với sản phẩm/dịch vụ vượt trội so với chỉ tiêu hài lòng được đặt ra trong báo cáo của doanh nghiệp” Trong cuốn sách “Marketing Metrics” của Paul Farris
Sự hài lòng được hình thành từ việc doanh nghiệp có thể cho khách hàng những thứ họ đang cần, cung cấp những dịch vụ giúp ích cho họ thì doanh nghiệp đang ngày càng được lòng khách hàng Họ sẽ ghi nhớ công ty cũng như các sản phẩm, dịch vụ của chúng ta.
Phân loại sự hài lòng của khách hàng
Theo nghiên cứu của Bernd Stauss và Patricia Neuhaus (1997), sự hài lòng của khách hàng có thể được phân thành ba loại: hài lòng do các thuộc tính mong đợi, hài lòng do các thuộc tính mong muốn và hài lòng do các thuộc tính không mong đợi Hài lòng do các thuộc tính mong đợi là mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng mong đợi tối thiểu của khách hàng Hài lòng do các thuộc tính mong muốn là mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ vượt quá mong đợi của khách hàng Hài lòng do các thuộc tính không mong đợi là mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp giá trị ngoài mong đợi của khách hàng Các loại hài lòng này có tác động khác nhau đến hành vi của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một là, hài lòng tích cực (Demanding customer satisfaction) :
Là sự hài lòng tích cực của khách hàng đến nhà cung cấp dịch vụ, bằng chứng cho thấy rằng khách hàng sẽ luôn chọn sử dụng nhà cung cấp đó và ngày càng tăng Đối với những khách hàng có sự hài lòng tích cực thì mối quan hệ giữa họ và nhà cung cấp rất thân thiết và khách hàng mong muốn nhà cung cấp dịch vụ có thể đem lại những nhu cầu mà khách hàng mong muốn Đây có thể coi là một trong những khách hàng trung thành sử dụng dịch vụ, cho thấy rằng thái độ tích cực của khách hàng chiếm rất quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ.
Hai là, hài lòng ổn định (Stable customer satisfactio)
Những khách hàng có thái độ hài lòng ổn định khi họ sử dụng dịch vụ nào mà họ cảm thấy tốt và đạt những tiêu chí mà họ đặt ra thì họ sẽ trung thành với doanh nghiệp và sẽ khó thay đổi sang doanh nghiệp khác vì họ đã có sự tin tưởng nhất định đối với nhà cung cấp dịch vụ đó.
Ba là, hài lòng thụ động (Resigned customer satisfaction)
Những khách hàng ở nhóm này thường sẽ ít tin tưởng vào doanh nghiệp và họ cho rằng doanh nghiệp sẽ khó thay đổi những yêu cầu mà họ muốn doanh nghiệp cung cấp cho họ.
Và họ sẽ thờ ơ và rất ít quan tâm đến những thay đổi của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
Khái niệm cơ sở vật chất:
Cơ sở vật chất trường học bao gồm các thiết bị, phương tiện phục vụ trực tiếp cho quá trình giảng dạy, học tập và các hoạt động bồi dưỡng, đào tạo Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường học tập thoải mái, giúp học sinh và sinh viên tiếp thu kiến thức hiệu quả, đồng thời hỗ trợ giáo viên truyền đạt bài giảng dễ dàng.
Khái niệm chương trình đào tạo
Khái niệm chương trình đào tạo theo Wentling (1993): “là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (khóa đào tạo) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở người học sau khóa đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và các thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.”
Theo quy định trong Điều 54 Luật Giáo dục Đại học.
1.Giảng viên trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo đức tốt; có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; có trình độ đáp ứng quy định của Luật này, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2 Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư Cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm chức danh giảng viên theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động, quy định về vị trí việc làm và nhu cầu sử dụng của cơ sở giáo dục đại học.
3 Trình độ tối thiểu của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ đại học là thạc sĩ, trừ chức danh trợ giảng; trình độ của chức danh giảng viên giảng dạy trình độ thạc sĩ, tiến sĩ là tiến sĩ Cơ sở giáo dục đại học ưu tiên tuyển dụng người có trình độ tiến sĩ làm giảng viên; phát triển, ưu đãi đội ngũ giáo sư đầu ngành để phát triển các ngành đào tạo.
Là năng lực giảng dạy của giảng viên có thể đem đế những kiến thức về chuyên môn cho sinh viên và chất lượng giảng dạy của giảng viên đó như thế nào, có phù hợp với các chuẩn mực xã hội hay không
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên
Theo nhiều nghiên cứu, sự hài lòng của sinh viên khi học tập tại trường đóng vai trò quan trọng Để nâng cao chất lượng hoạt động, https://faet.iuh.edu.vn/ đã mở trang web thu thập ý kiến sinh viên nhằm khắc phục khó khăn và giải đáp thắc mắc Mỗi sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau, có sinh viên hài lòng, có sinh viên chưa hài lòng Trường đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu về sự hài lòng của sinh viên.
Các bạn cho biết các bạn hài lòng về chất lượng giảng dạy cũng như máy móc trang thiết bị mỗi phòng học đều rất hiện đại giúp các bạn học tập dễ dàng Giảng viên nhiệt tình thân thiện cũng là một lý do các bạn hài lòng về trường.
MỐI QUAN HỆ GIỮA CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG
Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là một chủ đề quan trọng và đang được nghiên cứu liên tục trong lĩnh vực quản lý dịch vụ Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những thông tin quan trọng về sự tương tác giữa hai khái niệm này.
Theo Zeithaml và Bitner (2000), chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm riêng biệt Sự hài lòng của khách hàng thể hiện sự hài lòng của họ khi tiêu dùng một dịch vụ cụ thể Trong khi đó, chất lượng dịch vụ liên quan đến các thành phần cụ thể của dịch vụ đó, như tính chuyên nghiệp của nhân viên, độ tin cậy của dịch vụ, thời gian phục vụ, và nhiều yếu tố khác Chất lượng dịch vụ là một phần quan trọng định đoạt mức độ hài lòng của khách hàng.
Theo Oliver (1993), chất lượng dịch vụ có tác động đáng kể đến mức độ thỏa mãn của khách hàng Nghĩa là, khi khách hàng cảm nhận rằng dịch vụ được cung cấp có chất lượng cao, họ có xu hướng cảm thấy thỏa mãn hơn Parasuraman (1985, 1988) cũng đã nghiên cứu và đưa ra quan điểm tương tự về tác động của chất lượng dịch vụ đối với sự thỏa mãn của khách hàng.
Cronin và Taylor (1992) đã kiểm định mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng và kết luận rằng cảm nhận về chất lượng dịch vụ thực sự dẫn đến sự thỏa mãn của khách hàng Các nghiên cứu khác cũng đã đưa ra kết luận tương tự, rằng chất lượng dịch vụ là một yếu tố quan trọng quyết định mức độ hài lòng của khách hàng.
Vì vậy, để nâng cao sự hài lòng của khách hàng, các nhà cung cấp dịch vụ cần tập trung vào cải thiện chất lượng dịch vụ của họ Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, với chất lượng dịch vụ được coi là một tiền đề quan trọng đối với sự hài lòng của khách hàng.
CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA KHÁCH HÀNG
Parasuraman & ctg (1985, 1988) đã đưa ra mô hình năm khoảng cách chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ bao gồm
1 Tin cậy (reliability)2 Đáp ứng ( resposiveness)3 Năng lực phục vụ (assurance)4 Đồng cảm (empathy)5 Phương tiện hữu hình (tangibles)
Các giả thuyết H1: Tin cậy dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
H2: Năng lực phục vụ nhân viên liên quan đến sự hài lòng của khách hàng.
H3: Yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
H4: Đảm bảo dịch vụ có tác động đến sự hài lòng của khách hàng.
H5: Sự đồng cảm từ dịch vụ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Để đánh giá sự hài lòng của sinh viên, mô hình của nhóm nghiên cứu được đề xuất là mô hình gần gũi nhất với đề tài Mô hình này xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, bao gồm chất lượng giảng dạy, cơ sở vật chất, hỗ trợ của giảng viên và dịch vụ hỗ trợ sinh viên.
Giải thích các yếu tố ảnh hưởng tới sự hài lòng với chất lượng đào tạo:
1 Đào tạo: sự đa dạng của khóa học, giờ dạy, giáo trình, kiến thức của giảng viên, phương pháp giảng dạy, kỹ năng truyền đạt của giảng viên, phương pháp đánh giá
2 Cơ sở hạ tầng – hữu hình: liên quan đến tiện nghi và thiết bị kỹ thuật của trường học bao gồm trang thiết bị trường học, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị phòng thực hành, sự đầy đủ của thư viện, không gian thư viện
3 Hỗ trợ hành chính: bao gồm các yếu tố kiến thức nhân viên, độ tin cậy, tốc độ xử lý, và mức độ thân thiện của cán bộ phục vụ.
S hài lòng t ng th c a sinh viên ự ổ ể ủ
Hình nh c a ả ủ Hồỗ tr hành chính ợ
Kì v ng ọ Kiêến th c nhân viên ứ
C s tr ơ ở ườ ng h c ọ Ch ươ ng trình đào t o ạ
Khóa h c đa d ng ọ ạ Th tr ị ườ ng vi c ệ làm Tồếc độ
Ho t đ ng xúc ạ ộ tiêến Tin c y ậ
Thân thi n ệ Gi m c a th ờ ở ử ư vi n ệ Giáo trình
Mồếi liên h v i th ệ ớ ị tr ườ ng vi c làm ệ Kiêến th c gi ng ứ ả viên Thiêết b phòng thí ị nghi m ệ
Ph ươ ng pháp gi ng d y ả ạ Thiêết b phòng ị th c hành ự
Ph ươ ng pháp đánh giá
Hình ảnh của khoa góp phần xây dựng uy tín, niềm tin và sự công nhận cho trường đại học Điều này liên quan đến kỳ vọng của sinh viên, triển vọng nghề nghiệp, các chiến dịch quảng cáo và mối quan hệ với thị trường lao động.
Các giả thuyết sơ khởi:
H1: Các yếu tố thuộc đào tạo có ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên.
H2: Cơ sở hạ tầng (hữu hình) có ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên.
H3: Sự hỗ trợ về hành chínhcó ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên,H4: Hình ảnh của khoa có ảnh hưởng tới sự hài lòng của sinh viên.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Tiến trình nghiên cứu
Tiến trinh nghiên cứu thực tế như sau:
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu, xác định được đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Bước 2: Xác định thông tin cần thu thập, xác định rõ những điều cần biết, thông tin này mang tinh cách định tính hay định lượng.
Bước 3: Nhận định nguồn thông tin Xác định nguồn thông tin và trích lọc những thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu
Bước 4: Quyết định phương pháp nghiên cứu:
Xác định mô hình nghiên cứu sự hải lòng về cơ sở vật chất, tiến hành lựa chọn các phương pháp, thước đo phù hợp cho đối tượng nghiên cứu, đưa ra giả thuyết từ các yếu tố ảnh hưởng tìm được.
Bước 5: Thu thập và xử lý thông tin:
Thiết lập bảng câu hỏi, lấy cơ mẫu theo tính toán tại trường đại học Công Nghiệp TP.
HCM, điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi, phân loại, sắp xếp dữ liệu.
Bước 6: Phân tích và diễn giải thông tin
Dùng Excel và SPSS để phân tích dữ liệu và đưa ra kết quả, rút ra những kết luận về ý nghĩa thông tin
Bước 7: Báo cáo trình bảy kết quả nghiên cứu
Từ kết quả phân tích trên đưa ra những nhận định và giải pháp khắc phục, lập báo cáo trình bày các số liệu thu thập được.
Thang đo
Đối với dữ liệu định tính: Dùng thang đo định danh. Đối với dữ liệu định lượng: Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về đo lường chất lượng dịch vụ, nghiên cứu này lựa chọn mô hình SERVPERF để nghiên cứu chất lượng các dịch vụ cơ sở vật chất và phục vụ cho sinh hoạt và học tập của sinh viên Đại học CôngNghiệp Các biến được đo lường sử dụng thang đo Likert 5 độ: (1) hoàn toàn không đồng ý; (2) không đồng ý; (3) không ý kiến; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn đồng ý
Quy trình nghiên cứu
- Loại các biến có trọng số EFA - Kiểm tra các yếu tố trích được.
- Kiểm tra phương sai trích.
Có thể tóm tắt quy trình nghiên cứu trên thành 3 bước chính như sau:
Bước 1 : Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính)
Nghiên c u đ nh tính: ứ ị ( Ph ng vâến, th o lu n nhóm ) ỏ ả ậ Lý thuyêết nh h ả ưở ng đêến s hài ự lòng c a sinh viên ủ
Ki m đ nh đ tin c y c a thang đo ể ị ộ ậ ủ
B ng câu h i và thang đo l ả ỏ ườ ng Điêồu ch nh mồ hình nghiên c u ỉ ứ
Nh p vào phâồn mêồm SPSS ậ
Thang đo hoàn ch nh ỉ Phân tích nhân tồế ( EFA –
Phân tích hồồi quy, ANOVA
Nghiên cứu sơ bộ được dùng để điều chỉnh và bổ sung các biển quan sát dùng đo lường các khái niệm nghiên cứu Đầu tiên, sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu, đọc tài liệu và tổng hợp Thông qua tải liệu đã xuất bản, thông tin các cơ quan nhà nước công bố, các phương tiện thông tin đại chúng để có được cái nhìn tổng quan về chất lượng cơ sở vật chất của trường Đại học Công Nghiệp, Thông qua các văn bản, định hướng của trường để nắm được mục tiêu, phương hướng nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đại học trường đại học Công Nghiệp về cơ sở vật chất.
Nghiên cứu mức độ hài lòng về cơ sở vật chất GV: Hà Trọng Quang Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua phương pháp định tính, sử dụng kĩ thuật thảo luận nhóm
Nghiên cứu thảo luận nhóm thông qua ý kiến của sinh viên cùng các chuyên gia và đưa ra các nhân tố thích hợp Mục đích là xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ để tiến hành điều chỉnh sau này.
Bước 2: Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng)
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Nhờ dữ liệu từ phiếu khảo sát, nghiên cứu đánh giá được các thang đo, kiểm chứng mô hình lý thuyết cũng như các giả thuyết đã đặt ra.
Bước 3: Xử lý dữ liệu
Sau khi có được dữ liệu, tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu và mã hóa dữ liệu Sử dụng phần mềm SPSS và thang đo Likert 5 mức độ để phân tích dữ liệu ở trên Cụ thể của các bước trên sẽ được trình bày ngay tiếp theo sau đây.
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thông qua các tài liệu đã xuất bản, thông tin do cơ quan nhà nước công bố, các phương tiện thông tin đại chúng để có được những cái nhìn tổng quan về chất lượng cơ sở vật chất của trường Đại học Công Nghiệp.
Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bản hỏi khảo sát: để nắm được thông tin về chất lượng cảm nhận dịch vụ cơ sở vật chất từ phía khách hàng cụ thể ở đây là sinh viên trường đại học Công Nghiệp.
Cách thức nghiên cứu
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận nhóm và hỏi ý kiến chuyên gia.
Nhóm nghiên cứu đã tham vấn ý kiến chuyên gia bằng cách tiếp thu các đóng góp của các cán bộ lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong nhà trường để xác định 12 nhân tố chính ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với cơ sở vật chất Cụ thể, nhóm đã mời Thầy Hà Trọng Quang, một giảng viên giàu tâm huyết và nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tư vấn và góp ý cho việc xây dựng nội dung khảo sát Các ý kiến đóng góp của thầy đã giúp hoàn thiện nội dung câu hỏi trước khi tiến hành phát phiếu điều tra tới sinh viên.
Thảo luận nhóm: Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên việc phỏng vấn 10 sinh viên của các Khoa khác nhau trong trường và một số bạn cùng lớp, cũng đang học tập tại trường Đại học Công Nghiệp TP HCM Nhóm khảo sát bao gồm các bạn sinh viên đã học tập tại trường ít nhất 1 năm nên có thể tin cậy được về kết quả Thông qua việc thảo luận sẽ tiến hành điều chỉnh thang đo đã đề xuất, thêm vào hoặc bớt đi các biến quan sát.
Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo cho đề tài
Từ quá trình nghiên cứu định tính về chất lượng dịch vụ trong giáo dục và sự hài lòng của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã xác định một khung phân tích với bốn yếu tố phổ biến của chất lượng giáo dục ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, đó là:
1) Cơ sở vật chất: gồm 6 biến quan sát2) Đội ngũ giảng viên: gồm 8 biến quan sát3) Chương trình đào tạo: gồm 5 biến quan sát4) Khả năng phục vụ: gồm 5 biến quan sát
5) Chất lượng tốt nghiệp: gồm 5 biến quan sát Từ đó, nhóm thiết lập mô hình nghiên cứu như sau:
Sự hài lòng của sinh viên
Cơ sở vật chất Đội ngũ giảng viên
Cơ sở vật chất: Các yếu tố với biểu hiện bên ngoài của cơ sở vật chất bao gồm thiết bị giảng dạy phục vụ cho việc học tập, tài liệu học tập, phòng học, và các phòng hỗ trợ như phòng thực hành, mô phỏng, thư viện… Đội ngũ giảng viên: Là những người trực tiếp truyền đạt những kiến thức kinh nghiệm của mình cho sinh viên Trình độ chuyên môn của giảng viên, phương pháp dạy và học, sự kết nối giữa giảng viên và sinh viên cũng như sự cảm thông với sinh viên của giảng viên cũng sẽ ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên.
Chương trình đạo tạo: Mục tiêu đào tạo, kế hoạch đào tạo của từng môn học khác nhau cụ thể, rõ ràng, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Đây là những điều mà sinh viên khi lựa chọn ngành học sẽ tìm hiểu và quyết định lựa chọn một cơ sở giáo.
Khả năng phục vụ: Năng lực và chất lượng phục vụ của các cán bộ công nhân viên – những người hỗ trợ sinh viên Khả năng phục vụ bao gồm các yếu tố như tốc độ xử lý, độ tin cậy và thái độ của các cán bộ.
Chất lượng tốt nghiệp: Là mức độ mà sinh viên hoàn thành chương trình học tập tại trường Và để trả lời cho những câu hỏi như: Đã học tập được gì? Đạt được điều gì sau khoá học? Khoá học có đáp ứng đủ yêu cầu của doanh nghiệp không? Cơ hội việc làm và sự phát triển bản thân của sinh viên sau khi tốt nghiệp, là những điều mà sinh viên quan tâm nhất.
Các giả thuyết nghiên cứu:
Một số giả thuyết nghiên cứu được đặt ra cho mô hình về sự tương quan giữa các thành phần chất lượng đào tạo với sự hài lòng của sinh viên như sau:
Giả thuyết H1: Cơ sở vật chất càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
Giả thuyết H2: Đội ngũ giảng viên càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
Giả thuyết H3: Chương trình đào tạo càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
Giả thuyết H4: Khả năng phục vụ càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng cao.
Giả thuyết H5: Chất lượng tốt nghiệp càng tốt thì mức độ hài lòng của sinh viên càng
Nhóm giả thuyết kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng của sinh viên theo từng thành phần nhân khẩu học:
Giả thuyết H6: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo năm học.
Giả thuyết H7: Không có sự khác biệt về mức độ hài lòng theo giới tính.
Dưới đây là bảng tóm tắt kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo của đề tài.
Bảng này là thành phần mà nhóm sẽ dựa vào để thiết kế bảng câu hỏi để tiến hành khảo sát sinh viên.
STT BIẾN QUAN SÁT MÃ HOÁ
1 Giáo trình/tài liệu học tập của mỗi môn học được thông báo đầy đủ CSVC1
2 Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập trên lớp của sinh viên CSVC2 3 Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng CSVC3
4 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên CSVC4
5 Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý CSVC5
6 Các ứng dụng trực tuyến tiện ích – truy cập Internet, website phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập CSVC6 Đội ngũ giảng viên
7 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy GV1 8 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu GV2
9 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy GV3
10 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy GV4 11 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên GV5
12 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên GV6
13 Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng GV7
STT BIẾN QUAN SÁT MÃ HOÁ
14 Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy và chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập GV8
15 Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng CTDT1 16 Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên CTDT2
17 Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên CTDT3
18 Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên CTDT4 19 Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên CTDT5
20 Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thoả đáng các yêu cầu của sinh viên KNPV1
21 Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên KNPV2
22 Các thông tin trên website của trường đa dạng và cập nhật thường xuyên KNPV3
23 Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên KNPV4
24 Sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo vụ khoa, chuyên viên đào tạo và thanh tra khi cần KNPV5
25 Sinh viên được rèn luyện về đạo đức CLTN1
26 Nâng cao các kỹ năng mềm CLTN2
27 Quá trình học khuyến khích tôi đánh giá được những thế mạnh và khả năng của tôi CLTN3
28 khóa học đã giúp tôi tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường, trang bị cho tôi những kiến thức và kỹ năng có giá trị cho tương lai, giúp tôi chuẩn bị tốt hơn cho hành trình nghề nghiệp của mình.
30 Chất lượng dịch vụ đáp ứng những được những mong đợi của tôi DGC1
STT BIẾN QUAN SÁT MÃ HOÁ
31 Khoá học đáp ứng được những hy vọng của tôi DGC2
32 Tôi hài lòng về chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập của Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM DGC3
Ngoài ra bảng câu hỏi còn bao gồm các câu hỏi về nhân khẩu học.
Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế với cấu trúc 3 phần:
1 Lời chào hỏi, giới thiệu
Bao gồm các thông tin về người trả lời như đang là sinh viên năm mấy, giới tính.
Câu hỏi dạng định danh một trả lời, dùng để khảo sát định tính về sinh viên.
Bảng câu hỏi bao gồm 32 biến quan sát, trong đó 29 biến quan sát dùng để đo lường đánh giá của sinh viên về 5 thành phần chất lượng dịch vụ (chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, khả năng phục vụ, chất lượng tốt nghiệp), 3 biến còn lại đo mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường, ngoài ra còn 4 biến dùng để theo dõi các yếu tố nhân khẩu học của sinh viên Các chỉ số này được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó:
1 = Hoàn toàn không đồng ý2 = Không đồng ý3 = Bình thường4 = Đồng ý5 = Hoàn toàn đồng ý Bảng câu hỏi được thiết kế qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Thiết kế câu hỏi dựa trên mô hình đo mức độ hài lòng của sinh viên với các yếu tố của chất lượng dịch vụ.
Giai đoạn 2: Thảo luận câu hỏi với các thành viên trong nhóm.
Giai đoạn 3: Chỉnh sửa và hoàn tất câu hỏi trước khi điều tra Bảng câu hỏi khảo sát của nhóm nằm ở phần phụ lục.
3.5 Nghiên cứu định lượng 3.5.1 Lấy mẫu khảo sát và tiến trình thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập được xác định dựa trên việc nguyên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu là phân tích nhân tố khám phá EFA nên cần dựa trên tiêu chuẩn 5:1 là cần ít nhất 5 mẫu cho 1 biến quan sát (Hair và cộng sự,1998) Theo đó, bảng câu hỏi 33 biến quan sát, nghiên cứu cần thu thập kích thước mẫu tối thiểu là 160 mẫu.
Nhóm chúng tôi quyết định lấy 170 mẫu để phòng trường hợp sai số hao hụt.
Sau khi thu thập được 170 mẫu, các dữ liệu được mã hoá, làm sạch và xử lý trên phần mềm SPSS Statistics 20.
3.5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phân tích mô tả: Để phân tích các thuộc tính của mẫu như: thông tin về tuổi, giới tính…
Kiểm định và đánh giá thang đo: Để đánh giá các thang đo khái niệm trong bài nghiên cứu cần phải đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích hồi quy bội: Để xác định mối quan hệ giữa các nhóm biến độc lập (các yếu tố thành phần) và nhóm biến phụ thuộc ( sự hài lòng) trong mô hình nghiên cứu.
Nghiên c u đ nh l ứ ị ượ ng 32 CH NG 4: TRÌNH BÀY PHƯƠ NG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN VÀ KÊẾT QU NGHIÊN C U.ƯƠẢỨ 33
Các tiêu chí liên quan đến chương trình đào tạo
Bảng 4.1: Thống kê mô tả về yếu tố chương trình đào tạo.
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng 172 1 5 4.11 939
Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên
Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên
Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên 172 1 5 3.96 939
Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên
Trong 172 người được khảo sát:
Với phát biểu chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng, trung bình mọi người đồng ý với nhận định (4.11)
Với phát biểu chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên, trung bình lựa chọn của mọi người là đồng ý (4.03)
Với phát biểu chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên, trung bình lựa chọn của mọi người là đồng ý (4.08).
Với phát biểu chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên, trung bình lựa chọn của mọi người là 3,96 Nghĩa là mọi người gần như đồng ý với phát biểu này.
Với phát biểu các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên, trung bình lựa chọn của mọi người là đồng ý với phát biểu (4.01).
Các tiêu chí liên quan đến đội ngũ giảng viên
Bảng 4.2: Thông kê mô tả yếu tố đội ngũ giảng viên.
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy.
Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu 172 1 5 4.03 911
Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 172 1 5 4.01 970
Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên 172 1 5 4.01 892
Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên
Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng
Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy và chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập
Trong 172 người được khảo sát:
Trung bình lựa chọn, các sinh viên gần như đồng ý với phát biểu giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy (3.98).
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu (4.03).
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy (4.14).
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy (4.01).
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên (4.01)
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên (4.21).
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng (4.04)
Trung bình lựa chọn, các sinh viên đồng ý với phát biểu sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy và chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập (4.11).
Các tiêu chí liên quan đến chất lượng đào tạo
Bảng 4.3: Thống kê mô tả yếu tố chất lượng đào tạo.
Deviation Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng
Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên
Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên
Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên
Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên
Trong 172 người được khảo sát:
Họ đồng ý với phát biểu chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng (4.03).
Họ đồng ý với phát biểu rằng chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên (4.08).
Họ gần như đồng ý với phát biểu chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên (3.96).
Họ đồng ý với phát biểu chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên (4.01).
Họ đồng ý với phát biểu các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên(4.10).
Các tiêu chí liên quan đến khả năng phục vụ
Bảng 4.4: Thống kê mô tả yếu tố khả năng phục vụ.
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thoả đáng các yêu cầu của sinh viên
Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên
Các thông tin trên website của trường đa dạng và cập nhật thường xuyên
Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên
Sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo vụ khoa, chuyên viên đào tạo và thanh tra khi cần
Theo số liệu khảo sát 172 người cho thấy:
Sinh viên gần như đồng ý với phát biểu cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thoả đáng các yêu cầu của sinh viên (3.95).
Sinh viên gần như đồng ý với phát biểu nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên (3.86).
Sinh viên gần như đồng ý với phát biểu các thông tin trên website của trường đa dạng và cập nhật thường xuyên (3.99).
Sinh viên đồng ý với phát biểu hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên (4.10).
Sinh viên đồng ý với phát biểu sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo vụ khoa, chuyên
Các tiêu chí liên quan đến chất lượng tốt nghiệp
Bảng 4.5: Thống kê mô tả yếu tố chất lượng tốt nghiệp.
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
Sinh viên được rèn luyện về đạo đức 172 1 5 4.15 896
Nâng cao các kỹ năng mềm 172 1 5 4.10 962
Quá trình học khuyến khích tôi đánh giá được những thế mạnh và khả năng của tôi
Khoá học giúp tôi tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường
Tôi cho rằng những gì tôi được học có giá trị cho tương lai của tôi
Trong 172 người được khảo sát:
Họ đồng ý với phát biểu sinh viên được rèn luyện về đạo đức (4.15).
Họ đồng ý với phát biểu rằng sinh viên được nâng cao các kỹ năng mềm (4.10).
Họ đồng ý với phát biểu quá trình học khuyến khích sinh viên đánh giá được những thế mạnh và khả năng của mình (4.13).
Họ gần như đồng ý với phát biểu khoá học giúp sinh viên tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường (3.95).
Họ đồng ý với phát biểu sinh viên cho rằng những gì họ được học có giá trị cho tương lai của họ (4.09).
Các tiêu chí liên quan đến đánh gía chung
N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
Chất lượng dịch vụ đáp ứng những được những mong đợi của tôi
Khoá học đáp ứng được những hy vọng của tôi
Tôi hài lòng về chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập của Trường Đại học Công
Theo 172 người được khảo sát:
Sinh viên gần như đồng ý rằng chất lượng dịch vụ đáp ứng những được những mong đợi của họ (3.98).
Sinh viên đồng ý với phát biểu khoá học đáp ứng được những hy vọng của họ (4.05).
Sinh viên đồng ý rằng họ hài lòng về chương trình đào tạo cũng như môi trường học tập của Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM (4.13).
KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ THANG ĐO
Kiểm định độ tin cậy Cornbach Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc
Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến phụ thuộc
Scale Mean if Item Deleted
Nhận xét : Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “ Đánh giá chung” là 0,848 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên thang đo “ Đánh giá chung” đủ độ tin cây để thực hiện các phân tích tiếp theo
4.2.1.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha cho biến độc lập và biến phụ thuộc. a Cronbach’s Alpha thang đo “chương trình đào tạo”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Deleted Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng
Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên
Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên
Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên
Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên
16.18 9.063 600 800 b Cronbach’s Alpha thang đo “ đội ngũ giảng viên”.
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Deleted Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy.
Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu 28.50 23.444 755 855
Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 28.53 23.958 635 867
Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên 28.52 24.520 636 867
Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên
Giảng viên đánh giá kết quả học tập chính xác và công bằng
Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy và chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập
Nhận xét : Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo “ Đội ngũ giảng viên” là 0,880 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 8 biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên thang đo “Đội ngũ giảng viên” đủ độ tin cây để thực hiện các phân tích tiếp theo. c Cronbach’s Alpha thang đo “ chất lượng đào tạo”
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Deleted Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng
Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên
Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên
Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên
Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên
Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Chất lượng đào tạo” là 0,828> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên thang đo “Chất lượng đào tạo” đủ độ tin cây để thực hiện các phân tích tiếp theo d Cronbach’s Alpha thang đo “ khả năng phục vụ”.
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thoả đáng các yêu cầu của sinh viên
Nhân viên hành chính có thái độ phục vụ tốt và tôn trọng sinh viên
Các thông tin trên website của trường đa dạng và cập nhật thường xuyên
Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên
Sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo vụ khoa, chuyên viên đào tạo và thanh tra khi cần
Nhận xét : Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
Thang đo "Khả năng phục vụ" đạt độ tin cậy khi hệ số Cronbach's Alpha là 0,837 lớn hơn ngưỡng 0,6, đồng thời hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy thang đo đủ tin cậy để tiến hành các phân tích tiếp theo Thang đo "Chất lượng tốt nghiệp" cũng đáp ứng điều kiện tương tự, do hệ số Cronbach's Alpha đạt yêu cầu và các hệ số tương quan biến tổng đều trên 0,3.
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Deleted Sinh viên được rèn luyện về đạo đức 16.27 10.059 576 838
Nâng cao các kỹ năng mềm 16.31 9.234 681 812
Quá trình học khuyến khích tôi đánh giá được những thế mạnh và khả năng của tôi
Khoá học giúp tôi tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường
Tôi cho rằng những gì tôi được học có giá trị cho tương lai của tôi
Nhận xét: Từ kết quả phân tích cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
“Chất lượng tốt nghiệp ” là 0,849> 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của 5 biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên thang đo “Chất lượng tốt nghiệp” đủ độ tin cây để thực hiện các phân tích tiếp theo
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Từ kết quả phân tích EFA cho thấy : Thước đo KMO có giá trị = 0,932 thỏa điều kiện 0,5
≤ KMO ≤ 1 Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kết quả kiểm định có giá trị Sig= 0,000 < 0,05 Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc
Từ kết quả phẩn tích nhân tố EFA cho thấy: Các biến quan sát đều có hệ số > 0,5 Loại bỏ các biến không đủ điều kiện :GV7,KNPV2,GV3 và tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố tiếp theo
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Từ kết quả phân tích EFA cho thấy : Thước đo KMO có giá trị = 0,932 thỏa điều kiện 0,5
≤ KMO ≤ 1 Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kết quả kiểm định có giá trị Sig= 0,000 < 0,05 Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc
Từ kết quả phẩn tích nhân tố EFA lần 2 cho thấy: Biến quan sát GV7,KNPV2,GV3 là các biến có hệ số tải < 0,5 nên ta loại các biến quan sát trên và tiếp tục phân tích nhân tố lần tiếp theo
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 2354.56
Từ kết quả phân tích EFA cho thấy : Thước đo KMO có giá trị = 0,930 thỏa điều kiện 0,5
≤ KMO ≤ 1 Kết luận: phân tích nhân tố là phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kết quả kiểm định có giá trị Sig= 0,000 < 0,05 Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố phụ thuộc
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Variance Cumulati ve % Total % of
Variance Cumulati ve % Total % of
Engenvalue= 1,118 ( đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi nhân mỗi nhân tố)
> 1 thì 4 nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Hệ số tổng phương sai có giá trị phương sai cộng dồn các yếu tố là 60,062% > 50% đáp ứng tiêu chuẩn
Kết luận: 60,062% thay đổi các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát trong mô hình
Kết quả phân tích EFA lần cuối cho thấy hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát >= 0,5 và nhân tố tạo ra là 4 nhân tố, các nhân tố này đảm bảo yêu cầu khi phân tích hồi qui tuyến tính đa biến
Bảng phân nhóm và đặt tên nhóm cho các nhân tố.
Nhân tố Biến Chỉ tiêu
1 CTDT1 Chương trình đào tạo có mục tiêu chuẩn đầu ra rõ ràng
GV8 Sinh viên được thông báo đầy đủ kế hoạch giảng dạy và chỉ tiêu đánh giá kết quả học tập.
GV2 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu.
Trình độ của giảng viên
GV6 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên.
GV5 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên.
GV1 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn giảng dạy.
CTDT2 Chương trình đào tạo được thông báo đầy đủ cho sinh viên
CTDT3 Chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu phát triển nghề nghiệp sau này của sinh viên
Cán bộ quản lý (ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thoả đáng các yêu cầu của sinh viên
CTDT5 Các môn học được sắp xếp và thông báo đầy đủ cho sinh viên KNPV
Các thông tin trên website của trường đa dạng và cập nhật thường xuyên
2 CLTN2 Nâng cao các kỹ năng mềm Khả năng phục vụ
Hoạt động tư vấn học tập, nghề nghiệp đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu, lựa chọn và học tập của sinh viên
Sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của giáo vụ khoa, chuyên viên đào tạo và thanh tra khi cần CLTN1 Sinh viên được rèn luyện về đạo đức
CTDT4 Chương trình đào tạo được cập nhập thường xuyên
CSVC2 Phòng học đáp ứng được nhu cầu học tập trên lớp của sinh viên.
CSVC5 Lớp học có số lượng sinh viên hợp lý.
Các ứng dụng trực tuyến tiện ích – truy cập Internet, website phục vụ hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.
3 CSVC1 Giáo trình/tài liệu học tập của mỗi môn học được thông báo đầy đủ.
Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
GV4 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy.
CLTN3 Quá trình học khuyến khích tôi đánh giá được những thế mạnh và khả năng của tôi
CLTN5 Tôi cho rằng những gì tôi được học có giá trị cho tương lai của tôi
4 CLTN4 Khoá học giúp tôi tự tin về khả năng tìm việc sau khi ra trường
Trình độ của giảng viên khả năng phục vụ cơ sở vật chất
Trình độ của giảng viên
Sig (2-tailed) 000 000 000 000 cơ sở vật chất
** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy các biến độc lập Trình độ của giảng viên, Khả năng phục vụ, Cơ sở vật chất, Chất lượng tốt nghiệp có mối tương quan thuận chiều với biến sự hài lòng vì hệ số Sig của các biến độc lập đều có giá trị < 0,05 và các hệ số tương quan (Pearson Correlation) của các biến độc lập và biến phụ thuộc đều dương Trong đó, nhân tố có mối tương quan mạnh nhất đến sự hài lòng là nhân tố chất lượng tốt nghiệp (R=0.712), nhân tố có mối tương quan thấp nhất tới sự hài lòng là nhân tố cơ sở vật chất (RW8) Do đó, các biến nhân tố trong mô hình đủ điều kiện để thực hiện phân tích hồi quy.
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT
Phân tích hồi quy đa biến
Sự hài lòng khả năng phục vụ
Trình độ của giảng viên cơ sở vật chất
Chất lượng tốt nghiệp Pearson
Sự hài lòng 1.000 661 617 578 712 khả năng phục vụ
Trình độ của giảng viên 617 708 1.000 693 644 cơ sở vật chất 578 713 693 1.000 595
Sự hài lòng 000 000 000 000 khả năng phục vụ 000 000 000 000
Trình độ của giảng viên 000 000 000 000 cơ sở vật chất 000 000 000 000
Sự hài lòng 172 172 172 172 172 khả năng phục vụ 172 172 172 172 172
Trình độ của giảng viên 172 172 172 172 172 cơ sở vật chất 172 172 172 172 172
Nhận xét: Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ta sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tinh bội đối với 5 nhân tố được phân tích trên trong đó lấy nhân tố Sự hài lòng của sinh viên là biến phụ thuộc và 4 nhân tố còn lại là biến độc lập Bằng việc áp dụng phương pháp chọn biển từng bước (stepwise selection) ta thu được kết quả hồi quy Kết quả này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tỉnh đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu mẫu Một con số khá thấp vì chưa đạt được ngưỡng một nửa là 50% tuy nhiên ta chấp nhận điều này trong nghiên cứu.
Thứ nhất vì nhóm vẫn đang học hỏi kinh nghiệm từ nhiều tài liệu và bài học Mặt khác là do nhóm đối tượng sinh viên được khảo sát vào những lúc đang học tập trên trường Tâm lý một mỏi cộng với việc đã làm nhiều khảo sát từ các nhóm khác và bảng khảo sát quá dài làm ảnh hưởng tới tính ngẫu nhiên trong việc các bạn ra quyết định khi chọn đáp án Dẫn đến có nhiều bài chỉ chọn qua loa hàng loạt câu trả lời là 3 (Bình thường) gây ảnh hưởng tới mẫu nghiên cứu Trong giới hạn chúng tôi đã cố gắng dùng nhiều biện pháp để hạn chế những vấn đề này xảy ra nhất có thể.
Kiểm định hệ số hồi quy
Nhân tố Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số đã chuẩn hoá t Sig Thống kê cộng tuyến
Chất lượng tốt nghiệp 468 067 488 6.971 000 528 1.893 khả năng phục vụ 378 081 326 4.660 000 528 1.893
Chất lượng tốt nghiệp 423 070 441 6.053 000 479 2.090 khả năng phục vụ 285 091 246 3.120 002 407 2.455
Trình độ của giảng viên 178 084 159 2.119 036 451 2.215 a Dependent Variable: Sự hài lòng
Kết quả phân tích trong bảng Coefficients cho thấy, các hệ số phóng đại phương sai VIF(Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ 1.000 đến2.455 nhỏ hơn 10 Chứng tỏ, mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết của hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình có ý nghĩa thống kê.
Biến chất lượng tốt nghiệp có Sig = 0 < 0.05 Vì vậy biến chất lượng tốt nghiệp có tương quan hay có ý nghĩa với biến phụ thuộc sự hài lòng với độ tin cậy 95% Biến khả năng phục vụ có Sig < 0.05 Nên biến khả năng phục vụ tương quan và có ý nghĩa với biến phụ thuộc sự hài lòng với độ tin cậy 95% Biến trình độ giảng viên có Sig = 0.036 Dấu (+) > Quan hệ cùng chiều Khi đánh giá, nếu chất lượng tốt nghiệp (CLTN) tăng thêm 1 điểm, mức độ hài lòng sẽ tăng thêm 0,683 điểm
Bkhả năng phục vụ = 0,378 > Dấu (+) > Quan hệ cùng chiều Khi đánh giá, nếu khả năng phục vụ (KNPV) tăng thêm 1 điểm, mức độ hài lòng sẽ tăng thêm 0,378 điểm.
Trình độ của giảng viên có mối quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng của sinh viên Cụ thể, khi trình độ giảng viên tăng lên 1 điểm, mức độ hài lòng của sinh viên sẽ tăng thêm 0,178 điểm.
Kết luận: Thông qua các kiểm định, có thể khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo là: Chất lượng tốt nghiệp (CLTN),khả năng phục vụ (KNPV), Trình độ giảng viên (CDGV), Cơ sở vật chất(CSVC).
CHƯƠNG 5: TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Đối với mức học
Đại đa số sinh viên theo học ở trường đến từ mọi vùng miền khác nhau của đất nước, cộng thêm số lượng sinh viên miền trung khá lớn Đa số là các bạn từ các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Phú Yên, Những vùng này nhìn chung cuộc sống còn nhiều khó khăn Cộng thêm việc trường vốn là trường công lập, nhưng lại áp dụng mức học phí
“khủng” như hiện tại và tốc độ tăng tới chóng mặt Điều này phần nào đó ảnh hưởng tới thái độ, sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo của nhà trường Nhà trường cần xem xét hay có những quyết định hợp lí hơn trong vấn đề học phí để tăng cao sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại nhà trường Một trong những bài toán hóc búa nhất mà trường cần giải quyết ngay lúc bằng là việc cân bằng giữa chi phí và chất lượng của việc đào tạo, cả cơ sở vật chất nữa Đây là vấn đề của ban lãnh đạo, chúng tôi không tiện đưa ra ý kiến nhưng chỉ mong là nhà trường sẽ có giải pháp hay hơn cho vấn đề này thay vì việc học phí cứ tăng “cho kịp xu thế” như hiện nay.
Đối với nhóm kết quả đạt được sau khóa học
- Nhóm giải pháp về các hoạt động, dịch vụ hỗ trợ: Trường cần đầu tư xây dựng đây đủ các phòng học, phòng thực hành, phòng thí nghiệm và trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để SV thực hành, thực tập Cần đầu tư bổ sung, cập nhật sách báo, tài liệu tham khảo, tạp chí chuyên ngành theo yêu cầu của chương trình đào tạo để SV học tập, nghiên cứu Đồng thời quan tâm đến công tác tổ chức phục vụ của thư viện, cải thiện thái độ, tin thần phục vụ của nhân viên các phòng ban để giải quyết kịp thời những yêu cầu của SV.
- Tăng cường khả năng tự học của các bạn sinh viên: Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học, Cao đẳng theo tín chỉ
Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở sinh viên mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức
Muốn tự học có phương pháp, trước hết phải bắt đầu ngay từ trên lớp Trên lớp, sinh viên cần chú ý lắng nghe, không thụ động tiếp thu, chủ động đặt câu hỏi, cùng giảng viên xây dựng bài giảng Nhà trường cần tạo điều kiện cho sinh viên phát triển khả năng tự học như mở giờ ngoại khóa, giáo dục kỹ năng học tập, thành lập fanpage, câu lạc bộ trực tuyến và ngoại tuyến để sinh viên có nhiều sân chơi, giao lưu học hỏi lẫn nhau.
Nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tham gia các hoạt động ngoại khóa thông qua sân chơi lành mạnh Các hoạt động này giúp giải tỏa căng thẳng, trang bị kỹ năng cần thiết cho sinh viên, tạo cơ hội mở rộng kiến thức toàn diện thông qua các buổi giao lưu, tọa đàm Phương pháp học vừa chơi vừa học này đáp ứng tính cách năng động, ham học hỏi của sinh viên, mang lại hiệu quả cao hơn so với các lớp học truyền thống cứng nhắc.
- Coi trọng công tác bồi dưỡng, trau dồi đạo đức cho sinh viên
Song song với những lớp học rèn luyện tri thức nói trên, hầu như nhà trường rất ít coi trọng công tác bồi dưỡng, trau dồi đạo đức cho sinh viên Đây là một việc hết sức cần thiết, bởi con người ta thực sự được xem là toàn diện khi hội tụ cả hai yếu tố đức và tài, bên cạnh công tác đào tạo kiến thức, nhà trường nên mở những hoạt động, những cuộc thi hùng biện, hay làm thơ, tạp chí, tập san theo tuần, tháng, quý về học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Như vậy một mặt sẽ tăng được sự rèn luyện về đạo đức cho sinh viên, hai nữa là thay đổi được không khí học tập, nghiên cứu nơi giảng đường, thêm nữa giúp cho mỗi cá nhân có những tìm hiểu sâu sắc hơn con người, cuộc đời của những bậc xã nhân, rèn luyện cho ta cách đối nhân xử thế sao cho đẹp nhất, văn minh nhất
Đối với khả năng phục vụ của cán bộ, công nhân viên quản lí
- Nhóm giải pháp liên quan đến giảng viên: Nhà trường cần có quy định cụ thể về việc giảng viên phải dành một khoảng thời gian nhất định ngoài giờ lên lớp để tư vấn hỗ trợ SV trong học tập Hầu hết giảng viên đều được đánh giá cao về kiến thức và phương pháp giảng dạy, tuy nhiên nhà trường cần tổ chức tập huấn cho giảng viên cách thức để gắn kiến thức môn học riêng.
- Đặc thù ở trường Đại học Công Nghiệp TP Hồ Chí Minh có số lượng sinh viên khá đông, dịch vụ học tập, nghiên cứu đi kèm cũng khá đa dạng Trong khi đó số lượng nhân viên phục vụ quá ít, điều đó cũng ảnh hưởng tới sự hài lòng trong bài nghiên cứu trên Để gửi được một chiếc xe đạp, hay để nộp học phí các bạn phải chờ từng hàng dài Đợi chờ và đợi chờ dường như đã trở thành một hiện tượng nhà sinh viên phải chấp nhận Thiết nghĩ nhà trường nên tăng cường, bố trí số lượng nhân viên và cách khắc phục để công tác dịch vụ được tốt nhất, từ đó giúp nâng cao sự hài lòng của các bạn sinh viên.
- Vấn đề được quan tâm ở đây là thái độ phục vụ của các cán bộ quản lí, nhân viên hành chính Đại đa số các kết quả nghiên cứu trong bài tiểu luận này cho thấy các bạn sinh viên đều không hài lòng với thái độ phục vụ của các cán bộ nhân viên, quản lí Sự hoạnh hẹ, lên mặt, hay cáu gắt vô cớ cũng như thái độ phục vụ không được mấy thiện cảm có lẽ là vấn đề mà sinh viên bắt buộc phải đối mặt trong quá trình học tập tại trường Nhất là trong những đợt cao điểm như mùa đăng kí HP, nộp học phí Nhà trường nên có những hình thức kiểm tra, đánh giá thái độ, khả năng làm việc của các cán bộ, công nhân viên quản lí qua sự đánh giá khách quan từ phía sinh viên bằng nhiều hình thức khác nhau như: Phiếu kiểm tra, đánh giá, hòm thư góp ý Từ đó có những hoạt động thưởng phạt hợp lí Ví dụ như tăng lương, giảm lương, phê bình hay tuyên dương
Đối với chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo cần cập nhật bổ sung định kì để các kiến thức cung cấp cho SV đáp nhu cầu của thị trường lao động Bên cạnh đó, nhà trường cần có nhiều giải pháp thiết thực để phổ biến cho SV biết về mục tiêu đào tạo, chuẩn kĩ năng, kiến thức, điều kiện tốt nghiệp của chương trình đào tạo.
Muốn nâng cao chất lượng, chương trình đạo tào phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thị trường lao động và yêu cầu của xã hội Vì vậy nhà trường cần phải thiết kế, cân đối thời lượng hợp lí giữa giờ lí thuyết và thực hành để sinh viên có thể vận dụng những kiến thức lí thuyết áp dụng vào thực tế và phát huy khả năng sáng tạo Ngoài ra nhà trường cần phải xây dựng mối liên hệ chặt chẽ với các công ty bên ngoài, tạo điều kiện cho sinh viên được tham quan, thực tập, tiếp xúc với môi trường thực tế, giáo trình nên được cung cấp đầy đủ với nhiều thể loại hơn để kích thích nhu cầu, thói quen tìm hiểu của sinh viên Ngoài ra nhà trường nên làm việc nhiều hơn nữa, xây dựng thêm những kho sách, giáo trình, bài giảng online, số hóa tất cả các nội dung nhằm làm sinh viên dễ dàng tiếp cận, mau chóng tìm kiếm Hơn nữa, phải biết “mở cửa” để thu nhận các ý kiến, đóng góp của các bạn sinh viên nhằm làm phong phú hơn nữa những nội dung này.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Bên cạnh những kết quả đạt được của đề tài, nhóm cũng thấy đề tài còn có nhiều hạn chế - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng mà nhóm tiến hành nghiên cứu đề tài đa số là sinh viên khoa quản trị kinh doanh của trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM Với phân khúc đối tượng khảo sát này, nhóm đã bỏ qua khá nhiều các phân khúc đối tượng sinh viên khác đang theo học tại trường như : hệ đại trà, cao đẳng, cao đẳng nghề, sinh viên liên thông và các sinh vioeen khoa khác nữa, Như vậy việc chọn lọc đối tượng nghiên cứu còn chưa đa dạng để có thể lắng nghe được nhiều ý kiến, đánh giá khác nhau của các bạn sinh viên.
- Hạn chế về chất lượng cuộc khảo sát
Như đã trình bày trong phần hồi quy Chất lượng khảo sát đến từ nhiều yếu tố Về mặt chủ quan là chất lượng bảng hỏi, quy trình nghiên cứu sơ bộ chưa chặt chẽ Về mặt khách quan thì về phía mẫu được chọn có thể bởi yếu tố tâm lý, hay vì lý do nào đó mà các bạn sinh viên chưa đưa ra được câu trả lời một cách tự nhiên Điều này làm mất đi tính khách quan của dữ liệu thu về.
Kết quả khảo sát có sự chênh lệch khá lớn về đối tượng sinh viên làm cho kết quả nghiên cứu của đề cũng có nhiều sự chênh lệch mang tính khách quan
Là sinh viên đang theo học và chưa có nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu, khảo sát thì không thể nào tránh khỏi được những sai sót nhất định Ngoài ra còn có nhiều yếu tố khác như hạn chế về mặt thời gian, Nhóm sẽ cố gắng rút kinh nghiệm cho những khảo sát về sau.
KHUYẾN NGHỊ
Ngoài những giải pháp mà chúng em đã đề cập ở trên sau đây là một số khuyến nghị mà nhóm xin được phép đề xuất thêm:
Nghiên cứu đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo Đối với khuôn viên phòng học, nhà trường cần đồng bộ hóa cơ sở vật chất và có kế hoạch sửa chữa kịp thời các trang thiết bị hư hỏng Đối với hành chính học vụ: Một là, nhà trường xem xét mở rộng khung thời gian làm việc của các phòng ban, đặc biệt là phòng hành chính trong mùa thu học phí hoặc đóng tiền thi lại Hai là, xây dựng trang web chuyên hỗ trợ sinh viên về cách thức thực hiện giao dịch hành chính học vụ với các phòng ban giúp sinh viên rút ngắn khoảng thời gian chuẩn bị thủ tục cần thiết Đối với hoạt động giảng dạy: Một là giữa giảng viên và nhà trường cần có sự thống nhất về lịch giảng dạy để đảm bảo được giờ lên lớp của giảng viên và đặc biệt, khi giảng viên bận việc đột xuất thì thông báo sớm để các phòng ban trong nhà trường cập nhật kịp thời trong lịch học hàng tuần cho sinh viên Hai là, bộ môn cần tổ chức thống nhất các tiêu chí chấm điểm đồng bộ giữa các giảng viên trong các đợt thực tập Ba là, sau mỗi kỳ thi, giảng viên có thể công bố đáp án đề thi để SV nhận ra kiến thức chưa đúng của mình cũng như rút kinh nghiệm cho các đợt thi lại
Nghiên cứu có thu thập ý kiến đóng góp của SV về CLDVĐT, trong đó nổi bật lên SV muốn được hỗ trợ trong việc tiếp cận nguồn tài liệu được cập nhật - học liệu giấy tại Thư viện, học liệu điện tử chuyên ngành và ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống học tập online vào kết hợp giảng dạy - đặc biệt là các môn lý thuyết, các buổi chia sẻ và tạo cơ sở dữ liệu điện tử để chia sẻ tài liệu môn học Thường xuyên mời các doanh nghiệp, các nhà hoạt động thực tiễn tham gia giảng dạy nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tiễn sinh động đáp ứng nhu cầu sau khi tốt nghiệp
Nhận định thấy kiến thức ngoại ngữ và tin học có một vai trò quan trọng trong nhu cầu việc làm của các bạn sau này, tuy nhiên đa số các bạn còn yếu hai kĩ năng này mà thời như vậy, cộng thêm số lượng sinh viên trong một lớp học khá đông nên vấn chưa tạo điều kiện cho tất cả các bạn tham gia thảo luận, rèn luyện kĩ năng nói được Vậy nên nhà trường cần tăng cường đào tạo và bồi dưỡng kiến thức dưới nhiều hình thức như mở các lớp ngắn hạn, thảo luận về các chuyên đề, sinh hoạt theo chủ đề
Vấn đề học phí là một vấn đề khá nhạy cảm, đại đa số sinh viên theo học tại trường đều đến từ các tỉnh thành khác nhau, trong đó miền trung chiếm tỉ lệ khá lớn Vẫn biết tăng học phí để phù hợp với tiến trình đào tạo nhưng với tốc độ tăng một cách chóng mặt như vậy trong khi đó trường vẫn là một trường công lập.
Để nâng cao sự hài lòng của sinh viên, các trường học cần tập trung vào nhiều giải pháp toàn diện Điều này bao gồm thiết kế chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, cải thiện chất lượng và phương pháp giảng dạy của giảng viên, đầu tư vào cơ sở vật chất phục vụ thực hành và thực tập Ngoài ra, tổ chức hoạt động ngoại khóa, nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn, Hội cũng là những yếu tố quan trọng, tạo sân chơi hữu ích cho sinh viên.
Nhóm Hội Ngộ, “Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đại học hệ chính quy khoa quản trị kinh doanh về chất lượng đào tạo tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM”,2014.
Hair, J.F Jr , Anderson, R.E., Tatham, R.L.,& Black, W.C (1998) Multivariate Data Analysis, (5th Edition) Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
Phạm Thị Liên, “Chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học Trường hợp Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 4 (2016) 81-89
Nguyễn Thị Xuân Hương, Nguyễn Thị Phượng, Vũ Thị Hồng Loan, “ Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên với điều kiện cơ sở vật chất và phục vụ của trường đại học Lâm Nghiệp”, 2016
Hoàng Thanh Huyền, “ Khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán tại Học viện Ngân Hàng”, Tạp chí Khoa học và Đài tạo Ngân hàng số 210 – Tháng 11, 2019
Huỳnh Thị Kim Duyên, “ Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên đối với dịch vụ đào tạo tại trường đại học Tài chính – Kế toán”, Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đà Nẵng, 2016.
Theo VietNam’s University Rankings (2023) Bảng xếp hạng top 100 trường Đại học Việt Nam năm 2023 – toàn quốc Truy cập ngày 27/09/2023 tại trang web: https://vnur.vn.
Lý thuyết của Philip Kotler (2001) định nghĩa sự hài lòng của khách hàng.
Theo Bộ Công Thương trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM (2015) Giới thiệu Trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh tại trang web: https://iuh.edu.vn/vi
Bernd Stauss và Patricia Neuhaus (1997) Nghiên cứu cho rằng sự hài lòng của khách hàng.
Parasuraman, Zeithaml, Berry (1991) Các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của khách hàng
Parasuraman và ctg (1985, 1988), Định nghĩa chất lượng dịch vụ
Tạp chí tài chính doanh nghiệp (2022) Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng đào tạo đại học ngoài công lập Truy cập tại web: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/giai-phap-dau-tu-co-so-vat-chat-nang-cao-chat-luong- dao-tao-dai-hoc-ngoai-cong-lap-d33931.html#:~:text=Cơ%20sở%20vật%20chất
%20được,luyện%20và%20hoàn%20thiện%20các
Chương trình đào tạo là một bản kế hoạch chi tiết hướng dẫn quá trình đào tạo, bao gồm các mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo và đánh giá Quá trình xây dựng chương trình đào tạo thường bao gồm các bước: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo, phân tích đối tượng đào tạo, thiết kế nội dung đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo, xây dựng giáo trình, xây dựng hệ thống đánh giá và kiểm soát chất lượng đào tạo.
Luật Dương Gia (2023) Giảng viên là gì? Các loại giảng viên? Tiêu chí làm giảng viên?
Truy cập tại web: https://luatduonggia.vn/giang-vien-la-gi-cac-loai-giang-vien-tieu-chi- lam-giang-vien/
Võ Văn Việt, CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH, 2017
(PDF) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ ĐÀO TẠO: MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CỰU SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH | Vo Van Viet - Academia.edu