1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đề tài quyền tự do kinh doanh

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Và để nắm rõ hơn vềquyền tự do kinh doanh quyền cơ bản của mỗi con người ta cầntìm hiểu sâu vào Quyền tự do kinh doanh cũng như tính quantrọng của nó trong xã hội, đây là một hoạt động n

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH KHOA LUẬT



Bộ môn:

KĨ NĂNG NGHIÊN CỨU, LẬP LUẬN

VÀ XÂY DỰNG VĂN BẢN

Bài Tiểu Luận

Đề tài: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH

Nhóm: 8

Lớp học phần: 422001507505 (Lớp

LQT19BTT)

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Bảo Trọng

Tên thành viên:

Nguyễn Ngọc Kim Ngân - 23712651

Nguyễn Thị Kim Ngọc - 23693651

Vũ Hương Quyên - 23699131

Phạm Thị Ngọc Trâm - 23719441

Nguyễn Thị Ngọc Vy - 23730771

1

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 10 năm 2023

MWc lWc

Phần Mở Đầu 4

Lý do chọn đề tài: 4

Tình hình nghiên cứu: 4

Chương 1: Tìm hiểu về Quyền tự do kinh doanh 4

1.1 Kinh Doanh là gì? 4

1.1.1 Khái Quát về quyền tự do kinh doanh: 5

1.1.2 Đặc điểm quyền tự do kinh doanh: 5

1.2 Nội dung Quyền tự do kinh doanh: 5

1.3 tìm hiểu về các quyền tự do trong kinh doanh: 6

1.3.1 Quyền tự do của doanh nghiệp: 6

1.3.2 Quyền tự do hợp đồng: 6

1.3.3 Quyền tự do cạnh tranh: 6

1.3.4 Quyền tự do đầu tư: 7

1.4 Xử lý những vi phạm trong quyền tự do kinh doanh: 7

1.4.1 Ý Thức con người: 7

Tiểu kết chương 1: 7

Chương 2 Tình hình thực tiễn về một số lĩnh vực kinh doanh khu vực tỉnh Bến Tre: 7

2.1 Biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh: 8

2.2 Thực tiễn về xử lý các trường hợp vi phạm quy định của quyền tự do kinh doanh trong lĩnh vực khai thác cát: 8

2.2.1 Một số trường hợp khai thác cát trái phép đã được xử lý theo quy định pháp luật: 8

2.2.2 Nhận định về việc xử lý đối với vi những trường hợp khai thác kinh doanh cát trái phép ở Bến Tre thực tiễn: 9 2.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lí nghiêm các trường hợp khai thác, kinh doanh cát trái phép và giải

2

Trang 3

pháp nâng cao hiệu quả phòng chống, xử lý gian lận trong

khai thác, kinh doanh tại Bến Tre: 9

2.3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về các trường hợp khai thác, kinh doanh cát trái phép: 9

2.3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống, xử lí gian lận về các trường hợp khai thác, kinh doanh cát trái phép tại Bến Tre: 9

Tiểu kết chương 2: 10

3 Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu: 10

3.1 Mục đích Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản trong hệ thống quyền của con người Đảm bảo lợi ích của mỗi chủ thể kinh doanh là làm cho chủ thể kinh doanh được hưởng và thực hiện đầy đủ các quyền tự do kinh doanh 10

3.2 Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài, khoá luận tiến hành các nhiệm vụ sau: 10

4 Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu: 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu: 10

4.2 Phạm vi nghiên cứu: 10

4.2.1 Phạm vi về nội dung nghiên cứu: 10

4.2.2 Phạm vi về không gian nghiên cứu: 11

4.2.3 Phạm vi về thời gian nghiên cứu: 11

5 Phương pháp nghiên cứu: 11

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: 11

Trích nguồn: 12

3

Trang 4

Phần Mở Đầu

Lý do chọn đề tài:

Hoạt động kinh doanh gắn liền với đời sống con người qua nhiều thế kỷ và sự thay đổi tiến bộ của khoa học kĩ thuật, xã hội và cả những cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng kĩ thuật mang tính đổi mới ngày càng khiến cho kinh doanh trở thành một phần của xã hội hiện đại Và để nắm rõ hơn về quyền tự do kinh doanh quyền cơ bản của mỗi con người ta cần tìm hiểu sâu vào Quyền tự do kinh doanh cũng như tính quan trọng của nó trong xã hội, đây là một hoạt động nhằm nghiên cứu để tiếp cận để nắm rõ quyền tự do kinh doanh nhằm thực hiện đúng quy định pháp luật

Tình hình nghiên cứu:

Hiện nay các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến tự

do kinh doanh đang được thúc đẩy rất nhiều đặc biệt tại các tỉnh lẻ Tuy nhiên vấn đề về điều kiện kinh doanh vẫn còn chằng chịt trong hệ thống pháp luật về kinh doanh Việt Nam qua tìm hiểu tôi đã tiếp cận một số công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài như bài hội thảo điều kiện kinh doanh nhận diện và kiến nghị do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vccn tổ chức tại Hà Nội sáng 14 tháng 6 năm 2016 tác giả trưởng ban pháp chế của vccl Đậu Anh Tuấn:" thủ tướng cho phép rút gọn về trình tự thủ tục các nghị định về đăng ký kinh doanh nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng và lấy ý kiến của đối tượng điều chỉnh" Và gần đây tại thành phố Bến Tre ngày 9 tháng 6 năm 2023 tại không gian đổi mới sáng tạo Mê Kông trung tâm xúc tiến Đầu tư và khởi nghiệp tỉnh phối hợp với quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam svf

tổ chức hội thảo phát triển kinh doanh trong thời kỳ kinh tế biến động hội thảo đề ra những vấn đề cấp thiết để phát triển kinh

tế trong thời gian biến động đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp khởi nghiệp nắm rõ mục tiêu nội dung của chương trình ươm tạo Hiện tại tác giả đã tìm thấy công trình nghiên cứu trực tiếp liên quan đến tự do kinh doanh nhưng nó khá rộng và chưa cụ thể nên với đề tài tự do kinh doanh ở tỉnh Bến Tre tác giả hi vọng tiếp cận thực tiễn ứng dụng pháp luật trên cơ sở so sánh để đưa ra phương án kinh doanh hợp lý

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Chương 1: Tìm hiểu về Quyền tự do kinh doanh

1.1 Kinh Doanh là gì?

- Là các hoạt động sản xuất , buôn bán, lao động đáp ứng nguồn cung ứng, dịch vụ, đầu tư để tạo ra sản phẩm hoặc thu nhập, tiền tài lợi ích cho chủ thể thực hiện đều được gọi là kinh doanh

- Bất kì cá nhân, tổ chức, hay doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia kinh doanh để tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho bản thân , kinh doanh không phân biệt giới tính và tôn giáo chỉ cần đủ tuổi theo quy định pháp luật và không kinh doanh những mặt hàng pháp luật cấm thì mỗi công dân đều có quyền kinh doanh

1.1.1 Khái Quát về quyền tự do kinh doanh:

- Kinh doanh từ lâu đã là hoạt động gắn liền với đời sống con người, con người kinh doanh để tạo ra thu nhập từ đó mới có thể sống và phát triển mà theo thời gian những hoạt động kinh doanh này dần trở thành nền kinh tế cho cả một đất nước cũng như trở nên mật thiết trong đời sống xã hội Chính vì sự phát triển nhanh chóng của kinh doanh theo thời gian nhà nước đã cho ra những bộ luật quy định về Quyền tự do kinh doanh nhằm giúp toàn bộ công nhân có thể thụ hưởng lợi ích từ hoạt động kinh doanh cũng như có những văn bản quy định những vi phạm không được phép kinh doanh nhắm giúp cho những hoạt động kinh doanh lành mạnh và phát triển tối ưu hơn

1.1.2 Đặc điểm quyền tự do kinh doanh:

- Quyền tự do kinh doanh được coi là quyền cơ bản của mỗi con người nên ai cũng sẽ được hưởng quyền lợi như nhau , nhưng quyền tự do kinh doanh còn phụ thuộc vào khuôn khổ pháp luật của mỗi nước cũng như chế độ chính trị và quy định riêng về kinh doanh ở mỗi đất nước thế nên những quy định cấm sẽ khác nhau cũng như quyền lợi người dân các nước khác nhau cũng nhận được khác nhau, điều này phụ thuộc vào pháp luật nhà nước ban hành quyền và những văn bản quy định

- Nhìn chung thì kinh doanh vẫn là các hoạt động sản xuất , lao động tạo ra lợi nhuận cho chủ thể và không có các quy định ngăn chặn bất kì chủ thể nào không được tham gia vào hoạt động kinh doanh

1.2 Nội dung Quyền tự do kinh doanh:

- Quyền tự do kinh doanh ở Việt Nam nói riêng cho phép công dân được hưởng lợi ích tự việc kinh doanh của mình cũng như

5

Trang 6

sẽ thay đổi thường xuyên để phù hợp với tình hình chung của

cả nước nhằm tạo ra cơ hội tốt nhất cho những người tham gia kinh doanh, đồng thời giảm đi những bất cập và liên tục tối ưu được quyền và quy định hợp với tình hình kinh tế cả nước , Quyền tự do kinh doanh gồm nhiều quyền nhỏ nhằm đảm bảo tính chặt chẽ và tối ưu trong quy định của pháp luật

+ Quyền tự do của doanh nghiệp

+ Quyền tự do hợp đồng

+ Quyền tự do cạnh tranh

+ Quyền tự do đầu tư

+ Quyền mua ngoại tệ

+ Quyền tiếp cận sự dụng nguồn lực đầu tư

Và nhiều quyền khác được quy định bởi pháp luật Những quyền cơ bản cần nói đến gồm :” Quyền tự do của doanh nghiệp “, “Quyền tự do hợp đồng “, “Quyền tự do cạnh tranh”, “ Quyền tự do đầu tư “

1.3 tìm hiểu về các quyền tự do trong kinh doanh:

1.3.1 Quyền tự do của doanh nghiệp:

Theo bộ luật doanh nghiệp 2014 và 2020 ta có những quy định sau đây

• Dựa vào điều 7 bộ luật doanh nghiệp năm 2014 quy định quyền tự do kinh doanh được cá nhân, tổ chức thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề không bị cấm Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh,…

• Dựa vào đó bộ luật doanh nghiệp năm 2020 điều 7 đã bổ dung và quy định chi tiết hơn quyền của doanh nghiệp

1 Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm

2 Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

3 Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn

4 Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng

5 Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu

6 Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động

6

Trang 7

Có thể thấy được là mỗi chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh đều có quyền tự lựa chọn ngành nghề , lĩnh vực yêu thích miễn là không trái quy định của pháp luật, đây có thể coi

là một trong những quyền cơ bản của con người nhằm nâng cao chất lượng đời sống và cũng để nâng cao thị trường , lựa chọn hình thức phù hợp với mức vốn, tự do tiếp cận nguồn lực, tài nguyên mà không bị giới hạn để kinh doanh có thể đạt hiệu quả cao nhất

1.3.2 Quyền tự do hợp đồng:

- Tự do hợp đồng giúp cho các chủ thể kinh doanh có thể tự do thống nhất và thoả thuận với khách hàng ra những hợp đồng cam kết, hợp đồng mua bán , Có sự đồng ý của hai bên giúp cho cả hai phía đều có lợi và giảm thiểu gây xung đột không đáng giữa hai bên, quyền tự do hợp đồng còn giúp cho bên kinh doanh tìm kiếm được nguồn khách hàng phù hợp để có thể kinh doanh tối ưu và hợp tác dễ dàng hơn với các bên kinh doanh khác

1.3.3 Quyền tự do cạnh tranh:

- Quyền này đảm bảo cho việc kinh doanh được diễn ra lành mạnh giảm thiểu xảy ra những trường hợp hãm hại chất lượng sản phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín của bên kinh doanh đối thủ cũng như lợi ích, sức khỏe khách hàng

- Nhằm đảm bảo cho môi trường kinh doanh cạnh tranh một cách công bằng và hiệu quả đối với những chủ thể kinh doanh

và thúc đẩy nền kinh tế

- Có thể xem một số quy định cơ bản về quyền này :

“ Theo quy định pháp luật dựa theo Luật Cạnh tranh được ban hành đầu tiên năm 2004 và sửa đổi bổ sung vào năm 2018 Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định: “Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh”

Quyền này tiếp tục được quy định tại Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018, theo đó “Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh”

1.3.4 Quyền tự do đầu tư:

- Cho phép người tham gia kinh doanh , đầu tư có thể lựa chọn hình thức đầu tư cũng như lựa chọn đối tác để hợp tác và quy

mô đầu tư để tiến hành giao dịch đầu tư tự do

7

Trang 8

- Giúp cho người tham gia đầu tư có đa dạng sự lựa chọn, tiếp cận được với những địa bàn và dự án theo nhu cầu

1.4 Xử lý những vi phạm trong quyền tự do kinh doanh:

- Đối với những vi phạm khác nhau sẽ có những mức phạt khác nhau nhằm răn đe với những người vi phạm , từ những vi phạm nhỏ và vừa có thể xử lý bằng luật dân sự, luật chuyên ngành đến luật hành chính và hình sự

- Những quy định cấm và mức phạt này được pháp luật ban hành giữ cho môi trường kinh doanh lành mạnh giảm thiểu những trường hợp thao túng thị trường gây ra những thiệt hại cho kinh tế và xã hội và đặc biệt là môi trường tự nhiên

1.4.1 Ý Thức con người:

- Hiện nay rất khó để có thể quản lý hoàn toàn được toàn bộ những cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh có làm trái pháp luật hay không vì thế mỗi con người chúng ta nên tự ý thứ phải tuân thủ pháp luật để giảm thiểu những hành động trái pháp luật gây ảnh hưởng đến kinh doanh, xã hội, môi trường cũng như cách để bảo vệ chính chúng ta và gia đình

Tiểu kết chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến những vấn đề lý luận về bản chất, các đặc điểm nổi bật của quyền tự do kinh doanh Từ

đó ta có thể hiểu biết kĩ hơn, đồng thời rút ra được kinh nghiệm

về việc thiết lập 1 doanh nghiệp Và từ đó ta kết hợp với sự kiểm soát can thiệp của Nhà nước để đảm bảo ổn định, an toàn trong quá trình điều hành Bên cạnh đó chương 1 cũng là 1 cơ

sở giúp cho tác giả nghiên cứu sâu hơn, làm nền tảng cho các phân tích thực trạng và đề ra các giải Pháp tăng cường quyền

tự do kinh doanh theo pháp luật Việt Nam cho các chương sau

Chương 2 Tình hình thực tiễn về một số lĩnh vực kinh doanh khu vực tỉnh Bến Tre:

 Biện pháp thủ tục hành chính : Pháp luật về bảo đảm quyền

tự do kinh doanh quy định biện pháp thủ tục hành chính nhằm giúp cho chủ thể kinh doanh được gia nhập thị trường nhanh chóng, giải quyết các vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động và rút lui khỏi thị trường kinh doanh của chủ thể kinh doanh Thủ tục hành chính được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp, Luật phá sản, Luật hợp tác xã và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành

8

Trang 9

 Biện pháp giải quyết tranh chấp : Biện pháp giải quyết tranh chấp kinh doanh là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của chủ thể kinh doanh Vì vậy, pháp luật các nước đều quy định, tuy nhiên, mỗi quốc gia quy định nội dung, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp khác nhau do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của quốc gia đó

2.1 Biện pháp chế tài xử lý hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh:

 Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính: Ban hành các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính đó để xử lý các vi phạm hành chính nhằm mục đích bảo vệ quyền tự do kinh doanh khi có hành vi vi phạm, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh

 Biện pháp dân sự: Biện pháp dân sự áp dụng để xử lý hành

vi vi pham quyền tự do kinh doanh Mục đích của biện pháp này mang tính bù đắp tổn thất vật chất, tinh thần cho chủ thể kinh doanh bị vi phạm và thiệt hại

 Biện pháp hình sự: Biện pháp hình sự áp dụng để xử lý hành

vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự

 Biện pháp khác hỗ trợ bảo đảm quyền tự do kinh doanh : Sử dụng các biện pháp khác hỗ trợ bảo đảm quyền tự do kinh doanh được vận hành hiệu quả như hỗ trợ tiếp cận về vốn, thuế, đất đai, thông tin, khoa học, kỹ thuật, pháp lý, Để các chủ thể kinh doanh tồn tại và phát triển

2.2 Thực tiễn về xử lý các trường hợp vi phạm quy định của quyền

tự do kinh doanh trong lĩnh vực khai thác cát:

2.2.1 Một số trường hợp khai thác cát trái phép đã được xử lý theo quy định pháp luật:

Theo báo Công Luận " Ngày 9/10/2023 vừa rồi qua công tác khảo sát quản lý địa bàn, thu thập thông tin, Đội QLTT số 2 phát hiện các hộ kinh doanh trên địa bàn có dấu hiệu vi phạm kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng (cát lòng sông) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.Để triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả chỉ đạo của Cục QLTT Bến Tre, Đoàn kiểm tra liên ngành do Đội QLTT số 2 chủ trì phối hợp với lực lượng Công an, Tài nguyên môi trường và chính quyền địa phương tiến hành kiểm tra các hộ kinh doanh cát, vật liệu xây dựng trên địa bàn các huyện Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú Kết quả kiểm tra phát hiện các hộ kinh doanh có các hành vi vi phạm: Bán

9

Trang 10

khoáng sản (cát san lấp) không có nguồn gốc hợp pháp và hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho

cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan QLTT Đội QLTT số 2 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 3 vụ việc về các hành vi nêu trên với tổng số tiền phạt là trên 24,2 triệu đồng đồng và tịch thu tang vật, đồng thời, buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định " Ta thấy được vẫn còn rất nhiều vụ việc khai thác và kinh doanh cát trái pháp luật đang diễn ra tại tỉnh Bến Tre nhưng công tác xử lý vi phạm đã nhanh chóng đưa ra mức xử phạt đối với chủ thể vi phạm đồng thời nắm được tình hình chung của việc khai thác kinh doanh trái phép này

2.2.2 Nhận định về việc xử lý đối với vi những trường hợp khai thác kinh doanh cát trái phép ở Bến Tre thực tiễn:

Việc xử lý chưa hoàn toàn triệt tiêu được hết những chủ thể đang khai thác kinh doanh trái pháp luật nhưng tình hình chung

cơ quan quản lý ở tỉnh Bến Tre đã có tối ưu trong việc rà soát kiểm tra các các cơ sở khai thác tình nghi và xử lý sai phạm rất nhanh gọn và hợp lý Nhưng vẫn còn yếu trong khâu quản lý hoạt động khai thác và kinh doanh cát, cần cải thiện và tăng cường rà soát để mau chóng xử phạt theo quy định pháp luật

2.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử lí nghiêm các trường hợp khai thác, kinh doanh cát trái phép và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống, xử lý gian lận trong khai thác, kinh doanh tại Bến Tre:

2.3.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về các trường hợp khai thác, kinh doanh cát trái phép:

-Thứ nhất: xác định đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính một cách đồng bộ và chính xác nhất

-Thứ hai: quy định về áp dụng hình thức xử phạt “tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, kinh doanh cát” đối với một số hành

vi chưa phù hợp, chưa có tính logic Ngoài ra còn có thể xử phạt như: cảnh cáo, phạt tiền,… Quy định mức phạt theo tính chất

và độ nguy hiểm cá nhân đó gây ra, phòng chống các vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

10

Ngày đăng: 22/05/2024, 17:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w