Chính sách về bình đẳng giới phục vụ lợi ích cộng đồng 7 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ 9 2.1 Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới 9 2.2 Nhằm giải quyết vấn đề nả
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
TIỂU LUẬN CHÍNH SÁCH CÔNG
ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI
HÀ NỘI - 2023
GVHD: TRẦN HUYỀN TRANG Lớp: KTĐN 13
Trang 2STT Họ Và Tên Rất Tích
Cực
Tích cực Bình
thường
Ít tham gia
Không tham gia
33 Trần Thị Thanh Huyền
34 Trương Ngọc Huyền
39 Phạm Mai Hương
43 Đinh Thị Hồng Lê
45 Hồ Thị Linh
49 Vũ Thị Diệu Linh
50 Vũ Yến Linh
51 Trương Thị Lương
52 Khuất Thị Xuân Mai
55 Bùi Trần Thanh Ngân
Trang 3MỤC LỤC Trang
NỘI DUNG
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI
5 1.1 Chủ thể ban hành 5 1.2 Những quyết định có liên quan đến Bình đẳng giới 6 1.3 Đối tượng tác động của chính sách về bình đẳng giới 7 1.4 Chính sách về bình đẳng giới phục vụ lợi ích cộng đồng 7 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ 9 2.1 Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới 9 2.2 Nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh trong xã hội 9 2.3 Những việc nhà nước quy định làm và nghiêm cấm 11 2.4 Những bất cập và hạn chế trong thực tiễn áp dụng 12 Chương 3 GIẢI PHÁP, BÀI HỌC RÚT RA 14
1
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới cô Trần Huyền Trang đã dành thời gian của mình
để đọc tiểu luận này Việc đọc tiêu luận này không chỉ là một sự ủng hộ mà còn là một phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện nó
Trong quá trình viết,chúng tôi đã cố gắng truyền đạt ý kiến, tư duy, và nghiên cứu của mình một cách rõ ràng và rành mạch Tuy nhiên, không có gì quan trọng hơn là
có cô chấp nhận và chia sẻ những suy nghĩ này Sự quan tâm và sự hiểu biết của cô là nguồn động viên lớn, giúp tôi cảm thấy công việc này đáng làm và có ý nghĩa Tiểu luận này không thể hoàn thiện mà không có sự đóng góp của cô Các ý kiến, phản hồi, và suy nghĩ của cô sẽ giúp chúng tôi cải thiện và phát triển kiến thức trong tương lai Vì vậy,chúng tôi xin chân thành cảm ơn cô vì đã là một phần quan trọng của bài tiểu luận này
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khi mà đời sống vật chất của con người ngày càng đầy đủ hơn thì cái người ta quan tâm sau đó chính là yếu tố tinh thần Cùng với sự phát triển không ngừng của các lĩnh vực như văn hóa, công nghệ, khoa học kỹ thuật,…Thì Chính sách của Nhà nước Việt Nam cũng không ngừng hoàn thiện để tạo ra một xã hội công bằng, chính sách bình đẳng giới nổi lên như một bộ phận quan trọng, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong việc định hình tương lai của chúng ta Bình đẳng giới không chỉ đề cập đến sự thấu hiểu và đánh giá giữa nam và nữ, mà còn bao gồm cả các khía cạnh liên quan đến sự công bằng, quyền lựa chọn, và cơ hội cho tất cả mọi người, bất kể giới tính, nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác Bình đẳng giới là một giá trị cốt lõi trong xã hội, và nó ảnh hưởng đến sự công bằng và phát triển bền vững Nghiên cứu về chính sách nhà nước về bình đẳng giới giúp tạo ra sự nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề này trong xã hội
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn, chúng tôi xin chọn đề tài “Chính sách về vấn
đề bình đẳng giới” làm đề tài nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của chính sách bình đẳng giới
Đưa ra những dữ liệu về thực tiễn thực hiện chính sách bình đẳng giới
Xác định và đánh giá tình hình bình đẳng giới trong hiện tại
Phát triển và đề xuất chính sách mới: Dựa trên những phân tích và đánh giá, đề xuất các chính sách và biện pháp mới để cải thiện bình đẳng giới
Nâng cao nhận thức và giáo dục
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận cơ bản về Chính sách bình đẳng giới, các vấn đề thực tiễn của việc áp dụng chính sách bình đẳng giới
Phạm vi nghiên cứu: là cơ sở lý luận của Chính sách bình đẳng giới
3
Trang 64 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu nhóm chúng tôi đã dùng những phương pháp sau: + Phương pháp thu thập dữ liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp phân tích
+ Phương pháp đưa ra kết luận
5 Kết cấu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu gồm: 3 chương và 10 tiết
Trang 7NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHÍNH SÁCH CÔNG VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI
* Đặt vấn đề:
Trong năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực phát triển kinh tế, thực hiện các mục tiêu tiến bộ xã hội, trong đó có thực hiện bình đẳng và phát triển con người Bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và khai thác nguồn lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ và thiết lập bình đẳng giới Tăng cường hợp tác, hỗ trợ giữa nam
và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình Vì vậy, để đạt được mục tiêu, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các biện pháp thúc đẩy bình đẳng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về “Chính sách thúc đẩy bình đẳng” của nước ta hiện nay
* Bản chất của Bình đẳng giới:
Luật Bình đẳng giới năm 2006 định nghĩa bình đẳng giới là “nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình vì sự phát triển của cộng đồng, gia đình và thụ hưởng như nhau thành quả của sự phát triển đó"
Có thể hiểu: Bình đẳng giới thực chất là sự bình đẳng giữa nam và nữ trên thực tế (chứ không phải “trên giấy tờ”)
Các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định trong Luật là các biện pháp nhằm đạt được bình đằng giới thực chất, tức là bình đẳng giữa nam và nữ trên thực tế Tuy nhiên, giữa Luật và việc thực hiện vẫn còn một khoảng cách khá xa, hay nói cách khác, chúng ta vẫn chưa có sự bình đẳng thực chất
1.1 Chủ thể ban hành (Khoản 1 Điều 19, Luật Bình đẳng giới Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới)
Với mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, hướng tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, thiết lập và tăng cường quan hệ hợp
5
Trang 8tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ có thẩm quyền quy định biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới (quy định tại khoản 1 Điều này), có trách nhiệm xem xét việc thực hiện biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới và quyết định chấm dứt thực hiện khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được
*Cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bình đẳng giới
2 Bộ hoặc cơ quan ngang bộ được Chính phủ phân công chủ trì chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới
3 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới quy định tại khoản 2 Điều này thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới
4 Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ
1.2 Những quyết định có liên quan đến Bình đẳng giới
* Các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới
1 Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
2 Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới
3 Biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới không bị coi là phân biệt đối xử về giới
4 Chính sách bảo vệ và hỗ trợ người mẹ không bị coi là phân biệt đối xử về giới
5 Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật
6 Thực hiện bình đẳng giới là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
* Các hành vi bị nghiêm cấm
1 Cản trở nam, nữ thực hiện bình đẳng giới
Trang 94 Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật
1.3 Đối tượng tác động của chính sách về bình đẳng giới
Từ các cơ sở pháp lý rút ra từ khái niệm bình đẳng giới, ta có thể thấy rằng đối tượng tác động của chính sách là toàn thể công dân Việt Nam không phân biệt gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo Và được áp dụng đối với:
1 Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình và công dân Việt Nam (gọi chung là cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân)
2 Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam
1.4 Chính sách về bình đẳng giới phục vụ lợi ích cộng đồng
a Mục tiêu:
Xác định mục tiêu bình đẳng giới là xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác,
hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình [Điều 4 Luật Bình đẳng giới]
a) Tác động của chính sách tới lợi ích cộng đồng
Lợi ích cộng đồng bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như trong chính trị, xã hội, gia đình, lao động Tất cả những điều đó được quy định trong Luật Bình đẳng giới năm 2006
Điều 11 Bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
1 Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quản lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội
2 Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng hoặc quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức
7
Trang 103 Nam, nữ bình đẳng trong việc tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
4 Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn chuyên môn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm vào cùng vị trí quản lý, lãnh đạo của cơ quan, tổ chức
Điều 14 Bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
1 Nam, nữ bình đẳng về độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng
2 Nam, nữ bình đẳng trong việc lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo
3 Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
4 Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ
Điều 13 Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
1 Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác
2 Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề có tiêu chuẩn chức danh
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
Luật bình đẳng giới trong thực tiễn:
Bình đẳng giới không chỉ là mục tiêu quan trọng cần hướng tới của Việt Nam mà còn là mục tiêu của mọi đất nước trên thế giới Việt Nam cũng là một trong những quốc gia hoàn thành sớm nhất mục tiêu Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ
2.1 Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác bình đẳng giới.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước luôn nhất quán quan điểm bình đẳng nam nữ Quan điểm này được khẳng đinh khi Việt Nam chính thức phê chuẩn công ước CEDAW của Liên hiệp quốc về: “xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ” vào ngày 27/11/1981 Mục tiêu hướng tới ở đây nhằm cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của người phụ nữ, xây dựng ra một xã hội ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, có sức khỏe, năng động, sáng tạo Những tiền đề trên là cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật bình đẳng giới ở nước ta Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu về bình đẳng giới, Quốc Hôi đã ban hành Luật Bình đẳng giới ngày 29/11/2006, những vấn đề bất cập trong xã hôi cơ bản được giải quyết Ngoài ra, Việt Nam đã thông qua các luật, chiến lược, chính sách về bình đẳng giới, điển hình là Bộ luật Lao động; Luật bầu cử đại biểu Quốc hội; Các chương trình hành động quốc gia Phòng chống bạo lực gia đình; Đề án hỗ trợ bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số… Bình đẳng giới ở Việt Nam còn được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội Trong ban chấp hành Trung ương khóa XIII có 19 đồng chí
nữ Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội, chủ tịch Quốc hội khóa XIV là nữ Nhiều nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội là nữ đã thành công trong sự nghiệp đóng góp, phát triển đất nước Với những chính sách Bình đẳng giới được phổ biến rộng rãi, cho thấy Việt Nam thừa nhận tầm quan trọng của phụ nữ trên mọi lĩnh vực đời sống, chính trị,
xã hội
2.2 Nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh trong xã hội
Các bộ Luật, chính sách mà nhà nước đề ra đã giải quyết được nhiều vấn đề nảy
9
Trang 12sinh trong xã hội Có thể thấy rõ vấn đề này qua các chính sách xây dựng pháp luật bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động – việc làm và gia đình
a, Trong lĩnh vực lao động – việc làm
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
và việc làm Việc Việt Nam sớm tham gia kí kết Công ước CEDAW năm 1981 là thành công lớn của Đảng và Nhà nước ta, đem lại ánh sáng cho mọi tầng lớp phụ nữ, đặc biệt là những nơi phụ nữ chưa được bình quyền như nam giới Hệ thống pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn khẳng định quyền của phụ nữ ngang nam giới và đây chính là cơ sở pháp lý, nền tảng vững chắc để phụ nữ vươn lên tự khẳng định mình
Năm 1994 Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và đặc biệt quan tâm đến quyền bình đẳng giới Chính sách này đã tạo điều kiện kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình, đồng thời bảo vệ lao động với đặc điểm về cơ thể sinh lý và các chức năng làm mẹ, bảo đảm cho người phụ nữ phát huy hết khả năng của mình Đến nay, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động mới được giải quyết việc làm đã tăng lên và có khả năng vượt chỉ tiêu kế hoạch Chính sách Bình đẳng giới được xây dựng nhằm tiếp tục thể chế hoá quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, khắc phục những bất cập trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực thi pháp luật, góp phần nội luật hoá, khẳng định quyết tâm của Việt Nam thực hiện các cam kết với quốc tế về quyền con người, xoá bỏ mọi hình thức phân biệt với phụ nữ
b, Trong lĩnh vực gia đình
Người ta thường nói gia đình là tế bào của xã hội, là trường học đầu tiên của mỗi con người Qua đó có thể thấy được tầm quan trọng của gia đình Vì vậy bất bình đẳng trong mỗi gia đình là rào cản lớn cho quá trình phát triển của mỗi quốc gia Do
Trang 13đẳng, tiến bộ Các hoạt động tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức, nâng cao năng lực và trình độ của phụ nữ, tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách
về bình đẳng giới cũng được tích cực thực hiện Chính những chính sách như vậy đã tạo điều kiện thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và lĩnh vực gia đình nói riêng
2.3 Những việc nhà nước quy định làm và nghiêm cấm
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10
Luật này quy định về bình đẳng giới:
Điều 7: Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới
1 Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau
để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển
2 Bảo vệ, hỗ trợ người mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện
để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình
3 Áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới
4 Khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia các hoạt động thúc đẩy bình đẳng giới
5 Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phương
mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nước
Điều 8: Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới
11