1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - kế toán công - đề tài - Tài Khoản 211 Và 213

31 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Khoản 211 Và 213
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 128,44 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (2)
    • 1.1. QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (2)
    • 1.2. CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP (3)
    • 1.3. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN TÀI KHOẢN 211 (4)
    • 1.4. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỚI TK 213 (7)
  • CHƯƠNG 2: HẠCH TOÁN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ TRONG VIỆC MUA SẮM QUẢN LÍ TÀI SẢN (9)
    • 2.1. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN : MUA SẮM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (9)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH (12)
    • 2.3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TSCĐ PHÁT HIỆN THỪA KHI KIỂM KÊ (15)
    • 2.5. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN: KẾ TOÁN GIẢM TSCĐ CHUYỂN THÀNH CCDC (21)
    • 2.6. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TSCĐ PHÁT HIỆN THIẾU KHI KIỂM KÊ (23)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN (29)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH TRONG ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Hiện nay, hành lang pháp lý quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (chủ yếu là tài sản cố định - TSCĐ) tại các cơ quan, đơn vị đã được quy định khá đầy đủ

Cụ thể như: Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 và nhiều nghị định của Chính phủ; thông tư của Bộ Tài chính quy định, hướng dẫn quản lý, sử dụng, mua sắm… tài sản nhà nước tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập Nhờ đó, công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nói chung và TSCĐ nói riêng đã từng bước đi vào nề nếp Thông qua thực hiện kiểm kê nắm được tổng quan về số lượng, giá trị và cơ cấu phân bố sử dụng TSCĐ trong khu vực hành chính sự nghiệp và TSCĐ trong các doanh nghiệp

Mặt khác, quy định pháp luật cũng đã phân cấp rõ hơn nhiệm vụ quản lý giữa Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp, giữa các cơ quan có chức năng quản lý chuyên ngành với các cơ quan, đơn vị được giao quản lý gắn với sử dụng tài sản nhà nước Đồng thời, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp trong quản lý; trách nhiệm của từng đơn vị trong sử dụng tài sản.

Theo Cơ sở Dữ liệu quốc gia, giá trị về TSCĐ qua các năm có xu hướng tăng, cụ thể: Trong tổng số TSCĐ tại khu vực hành chính sự nghiệp nêu trên, TSCĐ tại đơn vị sự nghiệp công lập chiếm tỷ trọng lớn nhất (bình quân là 64,53% về hiện vật và 69,06% về giá trị) Sự gia tăng của TSCĐ chủ yếu là dưới hình thức mua sắm Theo quy định, các đơn vị mua sắm tài sản phải theo dự toán được duyệt, nhưng hầu hết các dự toán lại không sát với nhu cầu thực tế (về chủng loại, chất lượng và giá cả)

Nhiều đơn vị khi lập dự toán chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế dẫn đến khi mua tài sản về sử dụng không hiệu quả, để tồn kho gây lãng phí Mặc dù Chính phủ và Bộ Tài chính có những văn bản quy định rất chặt chẽ về quy định mua sắm và quản lý tài sản nhưng hình thức đấu thầu vẫn còn phổ biến, từ đó dẫn đến tiêu cực như nâng khống giá hoặc thay đổi chủng loại để thu lợi bất chính, chưa thực sự quan tâm đến chất lượng tài sản. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, mặc dù Chính phủ cho phép thí điểm thực hiện một số phương thức mới trong quản lý, sử dụng TSCĐ của nhà nước như: Mua sắm tập trung đối với những tài sản có số lượng mua sắm nhiều, giá trị mua sắm lớn, đầu tư xây dựng công trình sự nghiệp theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư công - quản lý tư; Nhà nước có chính sách ưu đãi trong sử dụng đất đai, khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường tuy nhiên, vẫn chưa thu hút được sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế.

CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

Thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định những thay đổi về chế độ quản lý và tính hao mòn TSCĐ đã khắc phục phần lớn những hạn chế trong quy định về công tác kế toán trước đây Cụ thể những điểm mới như:

Thứ nhất, về ghi nhận TSCĐ: Đã quy định rõ đối với TSCĐ đặc thù và TSCĐ đặc biệt.

Theo đó, TSCĐ đặc thù: Những tài sản (trừ tài sản là nhà, vật kiến trúc) có nguyên giá từ

5 triệu đồng đến dưới 10 triệu đồng và có thời gian sử dụng trên 1 năm; Tài sản là trang thiết bị dễ hỏng, dễ vỡ (như thuỷ tinh, gốm, sành sứ…) phục vụ nghiên cứu khoa học, thí nghiệm có nguyên giá từ 10 triệu đồng trở lên

Tài sản cố định đặc biệt gồm: Tài sản không thể đánh giá được giá trị thực nhưng đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về hiện vật như các cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử… hứ hai, về đối tượng ghi sổ kế toán TSCĐ: Ngoài các quy định trước thì có bổ sung: súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm thì từng con súc vật có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và vườn cây thuộc khuôn viên đất độc lập có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên, được xác định là một đối tượng ghi sổ kế toán TSCĐ;

Thứ ba, về xác định nguyên giá của TSCĐ: Bổ sung trường hợp TSCĐ hình thành từ đầu tư xây dựng đã đưa vào sử dụng nhưng chưa có quyết toán được ghi sổ và hạch toán kế toán TSCĐ kể từ ngày có biên bản nghiệm thu đưa vào sử dụng

Nguyên giá ghi sổ là nguyên giá tạm tính được lựa chọn theo thứ tự ưu tiên: Giá đề nghị quyết toán; Giá trị xác định theo biên bản nghiệm thu A-B; Giá trị dự toán dự án đã được phê duyệt.

Thứ tư, về quản lý TSCĐ: Quy định cụ thể các nội dung cần thực hiện: Mọi TSCĐ hiện có tại đơn vị được quản lý chặt chẽ về hiện vật và giá trị theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng TSCĐ; Đơn vị có trách nhiệm lập thẻ TSCĐ, hạch toán kế toán đối với toàn bộ TSCĐ hiện có của đơn vị theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành, thực hiện kiểm kê định kỳ hằng năm về TSCĐ hiện có thực tế, báo cáo cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp để thống nhất hạch toán điều chỉnh số liệu giữa kết quả kiểm kê và sổ kế toán.

Thứ năm, về xác định, quản lý giá trị hao mòn TSCĐ Việc tính hao mòn TSCĐ thực hiện mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khoá sổ kế toán hoặc bất thường Phạm vi TSCĐ phải tính hao mòn là tất cả TSCĐ hiện có. Đối với những TSCĐ có thay đổi về nguyên giá, thì cơ quan, tổ chức, đơn vị xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn luỹ kế của TSCĐ đó để ghi sổ kế toán.

TSCĐ của đơn vị sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ, góp vốn liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật để phải trích khấu hao TSCĐ.

Mặc dù, đã có văn bản quy định cụ thể về công tác kế toán TSCĐ nhưng việc nắm bắt, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng TSNN tại một số đơn vị còn hạn chế, công tác hạch toán và theo dõi tài sản không kịp thời và đầy đủ, kế toán chưa tính hao mòn và trích khấu hao TSCĐ đúng chế độ quy định, thậm chí có đơn vị không phản ánh tài sản vào sổ và báo cáo kế toán Đây là kẽ hở để phát sinh thất thoát, nhất là các loại tài sản và thiết bị chuyên dùng điện tử, tin học Ngoài ra, nhiều đơn vị chưa thực sự quản lý, theo dõi sát được thực trạng và biến động của tài sản, nhất là đất đai nên công tác kế toán chưa phản ánh đúng giá trị của tài sản và khấu hao chưa phù hợp với thực tế.

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN TÀI KHOẢN 211

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của đơn vị theo nguyên giá.

1.2- TSCĐ hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất, có đủ tiêu chuẩn của TSCĐ về giá trị và thời gian sử dụng theo quy định trong chế độ quản lý tài chính (trừ trường hợp đặc biệt có quy định riêng đối với một số tài sản đặc thù).

1.3- Giá trị TSCĐ hữu hình phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng TSCĐ Tùy thuộc vào quá trình hình thành, nguyên giá TSCĐ hữu hình được xác định trong từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành.

1.4- Khi mua TSCĐ từ dự toán được giao trong năm (kể cả nguồn viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn thu hoạt động khác được để lại), hoặc từ nguồn phí được khấu trừ, để lại: a) Đối với tổng số tiền đã chi (rút ra) liên quan trực tiếp để hình thành TSCĐ (nguyên giá của TSCĐ): Hạch toán các tài khoản ngoài bảng (TK 008, TK 012, 014, 018);

(Chỉ phản ánh vào chi phí (TK 611, 612, 614) số trích khấu hao, số hao mòn tính trong năm). b) Đối với nguồn hình thành TSCĐ được hạch toán vào các TK 36611, 36621,36631.

1.5- TSCĐ hình thành từ nguồn thu nào thì khi tính khấu hao/hao mòn sẽ được kết chuyển từ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu sang các TK doanh thu (thu) của hoạt động tương ứng (TK 511, 512, 514) TSCĐ sử dụng cho hoạt động gì thì tính khấu hao/hao mòn được phản ánh vào TK chi phí của hoạt động đó (TK 611, 612, 614, 154, 642).

1.6- Nguyên giá tài sản cố định chỉ được thay đổi theo quy định hiện hành Khi phát sinh nghiệp vụ làm thay đổi nguyên giá tài sản cố định đơn vị thực hiện lập Biên bản ghi rõ căn cứ thay đổi nguyên giá; đồng thời xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định để điều chỉnh sổ kế toán và thực hiện hạch toán kế toán theo quy định hiện hành.

1.7- Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ hữu hình đều phải lập chứng từ chứng minh, phải thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục theo quy định của Nhà nước Sau đó, đơn vị phải lập và hoàn chỉnh hồ sơ TSCĐ về mặt kế toán.

1.8- TSCĐ hữu hình phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, quản lý và sử dụng TSCĐ.

1.2.1 Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình tăng do mua sắm, do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do được cấp, do được tài trợ, tặng, biếu, viện trợ ;

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do nâng cấp tài sản theo dự án;

- Các trường hợp khác làm tăng nguyên giá của TSCĐ (Đánh giá lại TSCĐ ).

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc do những lý do khác (mất );

- Nguyên giá của TSCĐ hữu hình giảm do tháo dỡ một hay một số bộ phận;

- Các trường hợp khác làm giảm nguyên giá của TSCĐ (đánh giá lại TSCĐ ).

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản 211 - TSCĐ hữu hình, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2111-Nhà cửa, vật kiến trúc: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 3:

 Tài khoản 21111- Nhà cửa, gồm: Nhà làm việc, nhà kho, nhà hội trường, nhà câu lạc bộ, nhà văn hóa, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, nhà bảo tồn bảo tàng, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà xưởng, phòng học, nhà giảng đường, nhà ký túc xá, nhà khám bệnh, nhà an dưỡng, nhà khách, nhà ở, nhà công vụ, nhà công thự, nhà khác,

 Tài khoản 21112- Vật kiến trúc, gồm: Kho chứa, bể chứa, bãi đỗ, sân phơi, sân chơi, sân chơi thể thao, sân vận động, bể bơi, trường bắn, kè, đập, đê, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu, giếng khoan, giếng đào, tường rào, vật kiến trúc khác.

- Tài khoản 2112- Phương tiện vận tải: Phản ánh giá trị của các TSCĐ là phương tiện vận tải.

Tài khoản này có 5 tài khoản cấp 3:

 Tài khoản 21121- Phương tiện vận tải đường bộ: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải đường bộ như xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và các phương tiện đường bộ khác.

 Tài khoản 21122- Phương tiện vận tải đường thủy: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải đường thủy như: Tàu biển chở hàng hóa; tàu biển chở khách; tàu tuần tra, cứu hộ, cứu nạn đường thủy; tàu chở hàng đường thủy nội địa; tàu chở khách đường thủy nội địa; phà đường thủy các loại; ca nô, xuồng máy các loại; ghe, thuyền các loại; phương tiện vận tải đường thủy khác.

 Tài khoản 21123- Phương tiện vận tải đường không: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải đường không như máy bay.

 Tài khoản 21124- Phương tiện vận tải đường sắt: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải đường sắt.

 Tài khoản 21128- Phương tiện vận tải khác: Phản ánh giá trị các loại phương tiện vận tải khác không thuộc các phương tiện nêu trên.

- Tài khoản 2113- Máy móc, thiết bị: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc, thiết bị dùng cho văn phòng, máy móc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị chuyên dùng và máy móc thiết bị khác.

Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 3:

 Tài khoản 21131- Máy móc, thiết bị văn phòng: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc, thiết bị văn phòng.

 Tài khoản 21132- Máy móc, thiết bị động lực: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc, thiết bị động lực.

 Tài khoản 21133- Máy móc, thiết bị chuyên dùng: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là máy móc, thiết bị chuyên dùng.

- Tài khoản 2114- Thiết bị truyền dẫn: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là thiết bị truyền dẫn như phương tiện truyền dẫn khí đốt, phương tiện truyền dẫn điện, phương tiện truyền dẫn nước, phương tiện truyền dẫn các loại khác.

- Tài khoản 2115- Thiết bị đo lường, thí nghiệm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là thiết bị đo lường, thí nghiệm.

- Tài khoản 2116- Cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ là cơ thể sống, cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, vườn cây cảnh, súc vật cảnh

NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỚI TK 213

1.1- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị toàn bộ TSCĐ vô hình của đơn vị.

1.2- Tài sản cố định vô hình là các TSCĐ không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư, chi trả hoặc chi phí nhằm có được các lợi ích kinh tế, mà giá trị của chúng xuất phát từ các bản quyền hoặc đặc quyền của đơn vị, như: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, chi phí phần mềm máy vi tính

1.3- Nguyên giá tài sản cố định vô hình được xác định trong từng trường hợp cụ thể theo quy định hiện hành.

1.4- Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến TSCĐ vô hình do đơn vị tự thực hiện trong quá trình hình thành trước hết được tập hợp vào TK 241- XDCB dở dang Khi kết thúc quá trình thực hiện phải xác định tổng chi phí thực tế đầu tư theo từng đối tượng tập hợp chi phí (nguyên giá từng TSCĐ vô hình), ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình vào bên Nợ TK 213- TSCĐ vô hình.

1.5- Tài sản cố định vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm quản lý, sử dụng TSCĐ.

1.4.1 Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 213- Tài sản cố định vô hình

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản này, có 6 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131- Quyền sử dụng đất: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền sử dụng đất của đơn vị.

- Tài khoản 2132- Quyền tác quyền: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền tác quyền của đơn vị.

- Tài khoản 2133- Quyền sở hữu công nghiệp: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền sở hữu công nghiệp của đơn vị.

- Tài khoản 2134- Quyền đối với giống cây trồng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị quyền đối với giống cây trồng của đơn vị.

- Tài khoản 2135- Phần mềm ứng dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị phần mềm ứng dụng của đơn vị.

- Tài khoản 2138- TSCĐ vô hình khác: Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động giá trị tài sản vô hình khác chưa được phản ánh ở các TK trên của đơn vị.

HẠCH TOÁN MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC THÙ TRONG VIỆC MUA SẮM QUẢN LÍ TÀI SẢN

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN : MUA SẮM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1, Khi rút các nguồn dự toán, phí, nguồn thu khác về nhập quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng :

Nợ TK 111,112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 - Tạm thu Đồng thời ghi :

Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động

Có TK 012 - Lệnh chi tiền thực chi

Có TK 014 - Phí được khấu trừ, đê lại

Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại

2, Mua sắm tài sản cố định

2a, Mua sắm tài sản cố định đưa ngay vào sử dụng, không thông qua lắp đặt, chạy thử, ghi :

Nợ TK 211,213 – Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 111,112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

2b, Nếu chi từ nguồn hoạt đông khác ( Ngân sách nhà nước, Viện trợ vay nợ nước ngoài hay nguồn kinh phí được khấu trừ để lại) :

Có TK 366 – Các khoản nhanh trước chưa ghi thu

Nếu rút từ các nguồn khác, đồng thời ghi :

Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động

Có TK 012 - Lệnh chi tiền thực chi

Có TK 014 - Phí được khấu trừ, để lại

Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại

3, Trường hợp được viện trợ (không theo chương trình, dự án), tài trợ, biếu tặng nhỏ lẻ bằng tài sản, ghi :

Nợ TK 211, 213 – Tài sản cố định hữu hình,vô hình

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu

Nếu từ các nguồn khác, đồng thời ghi :

Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động

Có TK 012 - Lệnh chi tiền thực chi

Có TK 014 - Phí được khấu trừ, đê lại

Có TK 018 – Thu hoạt động khác được để lại

4a, Nếu tài sản cố định mua về phải qua lắp đặt, chạy thử, thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng ghi :

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 111,112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

4b, Nếu chi từ nguồn hoạt động khác để lại :

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu

4c, Khi lắp đặt chạy thử xong, bản giao đưa vào sử dụng ghi :

Nợ TK 211,213 – Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

5a, Mua tài sản cố định thông qua lắp đặt chạy thử từ nguồn hoạt động khác (NSNN cấp, viện trợ, vay nợ nước ngoài, phí được khấu trừ để lại hay kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản) :

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu

5b, Khi hoàn thành, đưa tài sản cố định vào sử dụng, ghi :

Nợ TK 211,213 – Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 241 – Xây dựn cơ bản dở dang

Rút từ các nguồn khác, đồng thời ghi :

Có TK 008 - Dự toán chi hoạt động

Có TK 012 - Lệnh chi tiền thực chi

Có TK 014 - Phí được khấu trừ, đê lại

Có TK 018 - Thu hoạt động khác được để lại

6, Mua sắm tài sản cố định bằng quỹ phúc lợi :

6a, Mua sắm tài sản cố định đưa ngay vào sử dụng, không thông qua lắp đặt, chạy thử, ghi :

Nợ TK 211,213 - Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 111,112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

6b, Trích mua bằng quỹ phúc lợi :

Nợ TK 43121 - Quỹ phúc lợi

Có TK 43122 - Quỹ phúc lợi hình thành tài sản cố định

7, Mua sắm tài sản cố định bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp :

7a, Mua sắm tài sản cố định đưa ngay vào sử dụng, không thông qua lắp đặt, chạy thử, ghi :

Nợ TK 211,213 – Tài sản cố định hữu hình, vô hình

Có TK 111,112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

7b, Trích mua bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp :

Nợ TK 43141 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 43142 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hình thành tài sản cố định

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN: ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN HOÀN THÀNH

1, Rút dự toán đầu tư xây dựng cơ bản về nhập quỹ tiền mặt :

Nợ TK 111,112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Có TK 337 - Tạm thu Đồng thời ghi (1b) :

Có TK 009 - Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản

2, Rút dự toán thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản :

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 3664 - Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Đồng thời ghi (2b) :

Có TK 009 - Dự toán đầu tư xây dựng cơ bản

3, Khi phát sinh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, ghi (3a) :

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 111,112 - Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng Đồng thời ghi (3b) :

Nợ TK 3664 - Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản Đồng thời ghi (3d) :

Có TK 014 - Phí được khấu trừ, để lại

Hoặc (3d) Có TK 018 - Thu hoạt động khác được để lại

4, Khi công trình hoàn thành, bàn giao, tài sản cố định đưa vào sử dụng, được trích từ ngân sách nhà nước, viện trợ vay nợ nước ngoài hoặc phí được khấu trừ, để lại ghi :

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang Đồng thời ghi (4b) :

Nợ TK 3664 - Kinh phí đầu tư xây dựng

Có TK 3661 - Ngân sách nhà nước cấp

Hoặc Có TK 3662 - Viện trợ , vay nợ nước ngoài

Hoặc Có TK 3663 – Phí được khấu trừ, để lại

5, Trích quỹ phúc lợi đầu tư xây dựng cơ bản:

5a, Phát sinh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, ghi

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 111,112 – Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng

5b, Khi công trình hoàn thành, bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng, ghi :

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

5c, Trích quỹ phúc lợi cho đầu tư xây dựng cơ bản

Nợ TK 43121 - Quỹ phúc lợi

Có TK 43122 - Quỹ phúc lợi hình thành tài sản cố định

6, Trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản :

6a, Khi phát sinh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình

6b, Khi công trình hoàn thành, bàn giao tài sản cố định đưa vào sử dụng, ghi :

Nợ TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

6c, Trích quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp :

Nợ TK 43141 - Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 43142 – Quỹ phát triển hoạt dộng sự nghiệp hình thành tài sản cố định

1.Mua TSCĐ hữu hình phục vụ cho hoạt động HCSN, giá mua và chi phí lắp đặt bao gồm VAT 10% là 77000 đã thanh toán bằng tiền mặt 25000 còn lại rút dự toán hoạt động trả cho nhà cung cấp.

Có TK 008: 52000 Đồng thời, ghi :

2 Mua một TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trị giá 30000 ( chưa có thuế GTGT 10%), chưa thanh toán TSCĐ này được mua bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Có TK 331: 33000 Đồng thời ghi :

3.Rút dự toán xây dựng cơ bẩn về tài khoản tiền gửi ngân hàng : 2000000

Có TK 337: 2000000 Đồng thời ghi : Có TK 009: 2000000

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TSCĐ PHÁT HIỆN THỪA KHI KIỂM KÊ

(1) TSCĐ hình thành từ nguồn NSNN; viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ để lại.

(2) TSCĐ được hình thành từ Quỹ phúc lợi

(3) TSCĐ được hình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đơn vị

(4) KHLK đối với các TSCĐ được hình thành từ nguồn NSNN; viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại và các TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đơn vị

(5) KHLK đối với TSCĐ được hình thành từ Quỹ phúc lợi

1 Đối với các TSCĐ được hình thành từ nguồn NSNN; viện trợ, vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại:

(+) Phản ánh nguyên giá xác định theo kiểm kê, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá theo kiểm kê)

Có TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (nguyên giá theo kiểm kê)

(+) Phản ánh giá trị hao mòn, khấu hao lũy kế xác định theo kiểm kê, ghi:

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế theo kiểm kê).

2 Đối với các TSCĐ được hình thành từ Quỹ phúc lợi:

(+) Phản ánh nguyên giá xác định theo kiểm kê, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá theo kiểm kê)

Có TK 431- Các quỹ (43122) (nguyên giá theo kiểm kê).

3 Đối với các TSCĐ được hình thành từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp đơn vị cần xác định được thời gian, công suất của TSCĐ sử dụng cho hoạt động hành chính; hoạt động SXKD, dịch vụ trong Biên bản kiểm kê để phần bổ hao mòn, khấu hao cho phù hợp:

(+) Phản ánh nguyên giá xác định theo kiểm kê, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá theo kiểm kê)

Có TK 431 - Các quỹ (43142) (nguyên giá theo kiểm kê).

4 Phản ánh giá trị hao mòn lũy kế xác định theo kiểm kê, ghi:

Nợ TK 611- Chi phí hoạt động (nếu dùng cho hoạt động hành chính)

Nợ các TK 154, 642 (nếu dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ)

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế theo kiểm kê). Đồng thời, phản ánh số khấu hao (hao mòn) đã tính, ghi:

Có TK 421- Thặng dư (thâm hụt) lũy kế (số hao mòn đã tính)

Có TK 431- Các quỹ (43141) (số khấu hao đã trích).

- TSCĐ (được hình thành từ nguồn vốn kinh doanh) thừa do chưa ghi sổ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá theo kiểm kê)

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 411- Nguồn vốn kinh doanh (giá trị còn lại theo kiểm kê).

5 Phản ánh giá trị hao mòn lũy kế xác định theo kiểm kê, ghi:

Có TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế theo kiểm kê). Điểm khác biệt so với KTTC:

Kế toán HCSN KTTC trong doanh nghiệp

Nếu xác định được nguồn gốc, nguyên nhân và chưa có quyết định xử lý, kế toán phản ánh vào các khoản phải trả, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình (ghi theo nguyên giá kiểm kê)

Có TK 338- Phải trả khác

Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình

Khi có quyết định xử lý, căn cứ vào quyết định xử lý, ghi:

Nợ TK 338- Phải trả khác (3388)

Có các TK liên quan.

Nếu TSCĐ thừa đang sử dụng thì ngoài nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ hữu hình, phải căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao để xác định giá trị hao mòn làm căn cứ tính, trích bổ sung khấu hao TSCĐ hoặc trích bổ sung hao mòn đối với TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, ghi:

Nợ các TK Chi phí sản xuất, kinh doanh (TSCĐ dùng cho SXKD)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (dùng cho phúc lợi)

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (dùng cho SN, DA)

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141).

Nếu xác định là tài sản của đơn vị khác thì phải báo ngay cho đơn vị có tài sản đó biết Nếu không xác định được chủ sở hữu tài sản thì báo cáo cho đơn vị

Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết Nếu không xác định được doanh nghiệp chủ tài sản thì phải báo cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp biết để xử lý Trong thời gian chờ xử lý, kế toán căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời phản ánh vào bên Nợ TK 002

“Tài sản nhận giữ hộ, nhận gia công” để theo dõi giữ hộ. ngay cho cơ quan cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp (nếu là DNNN) biết để xử lý Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

2.4 PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN GIẢM TSCĐ DO THANH LÝ, NHƯỢNG BÁN, ĐIỀU CHUYỂN CHO ĐƠN VỊ KHÁC.

Giải thích sơ đồ:

(1) Ghi giảm TSCĐ hữu hình thuộc nguồn NSNN; nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại

(2) Ghi giảm TSCĐ hữu hình hình thành bằng Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

1 Ghi giảm TSCĐ hữu hình thuộc nguồn NSNN; nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí được khấu trừ, để lại, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

2 Ghi giảm TSCĐ hữu hình hình thành bằng Quỹ phúc lợi, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, ghi:

Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Kế toán HCSN KTTC trong DN

- Khi thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (giá trị còn lại)

Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế

TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

- Khi thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 811- CP khác ( giá trị còn lại)

Nợ TK 214- HMLK ( giá trị hao mòn lũy kế)

Trích tài liệu đơn vị HCSN B có hoạt động sản xuất kinh doanh, tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng 12/N như sau: ( đvt: 1000đ)

1 Ngày 1/12, mua 1 TSCĐ hữu hình dùng cho hoạt động SXKD trị giá 33.000 ( đã bao gồm VAT 10%) chưa thanh toán TSCĐ này được mua bằng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

2 Ngày 12/12, nhượng bán một TSCĐ ( hình thành từ nguồn NSNN), nguyên giá 50.000, HMLK tính đến thời điểm nhượng bán là 40.000, thu thanh lý 8.000 bằng tiền mặt.

3 Ngày 21/12, kiểm kê phát hiện thừa một TSCĐ có NG là 80.000 ( hình thành từ quỹ phúc lợi), giá trị HMLK theo kiểm kê là 50.000.

4 Nhận được quyết định của cấp trên điều chuyển 1 TSCĐ ( hình thành từ quỹ PTSN) cho đơn vị D, nguyên giá 40.000, đã hao mòn 22.000

5 Ngày 25/12 đơn vị tiến hành thanh lý 1 TSCĐ sử dụng trong lĩnh vực HCSN, nguyên giá 37.680, giá trị hao mòn luỹ kế 37.400, thu thanh lý bằng tiền mặt 450, chi thanh lý bằng tiền mặt 250, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phép bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển sự nghiệp. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN: KẾ TOÁN GIẢM TSCĐ CHUYỂN THÀNH CCDC

Trường hợp TSCĐ hữu hình hình thành từ nguồn NSNN, nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí khấu trừ, để lại, khi phát hiện thiếu:

1 Giảm TSCĐ Hình thành từ vốn kinh doanh hoặc các quỹ

1a Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ nhỏ, tính ngay vào chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ ( giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ các TK 611,612,614 ( giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( nguyên giá)

1b Đồng thời kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ, ghi:

Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu ( giá trị còn lại)

Có các TK 511,512,514 ( giá trị còn lại)

2 TSCĐ hữu hình hình thành từ các quỹ ( Qũy phúc lợi, Qũy phát triển hoạt động sự nghiệp) không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ ( giá trị hao mòn)

Nợ TK 431 – Các quỹ (43122, 43142) ( giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( nguyên giá).

3 Trường hợp giá trị còn lại của TSCĐ lớn, không tính ngay vào chi phí trong kỳ mà phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ ( giá trị hao mòn lũy kế)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ( giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( nguyên giá) Định kỳ phân bổ dần vào chi phí, ghi:

Có TK 242 – Chi phí trả trước Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại của TSCĐ vào doanh thu tương ứng với số chi phí trả trước được phân bổ từng kỳ, ghi:

Nợ TK 366 – Các khoản nhận trước chưa ghi thu

4 (a)TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay không đủ tiêu chuẩn chuyển thành công cụ, dụng cụ, ghi:

Nợ TK 214 - Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ các TK 154, 642 (giá trị còn lại nếu nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước (giá trị còn lại nếu lớn phải phân bổ dần)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá) a) Kế toán giảm TSCĐ hữu hình chuyển thành công cụ, dụng cụ ở các doanh nghiệp, đơn vị bình thường.

Theo khoản 11 điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC có quy định: “ Đối với các TSCĐ doanh nghiệp đang theo dõi, quản lý và trích khấu hao theo Thông tư số 203/2019/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại điều 2 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thời gian phân bổ không quá 3 năm kể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này.”

5 Do đó, đối với TSCĐ hữu hình dùng cho sản xuất, kinh doanh, nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận theo quy định phải chuyển thành công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ các TK 623, 627 641, 642 ( nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước ( nếu giá trị còn lại lớn phải phân bổ dần)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ ( giá trị hao mòn)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình ( nguyên giá TSCĐ)

6 Nếu TSCĐ còn mới chưa sử dụng, kế toán ghi:

Nợ TK 153 - Nếu nhập kho

Nợ TK 242 - Nếu đem sử dụng

Có TK 211 – Nguyên giá TSCĐ

PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN TSCĐ PHÁT HIỆN THIẾU KHI KIỂM KÊ

(1): Trong thời gian chờ xử lý TSCĐ thiếu khi kiểm kê

(2a): Khi có quyết định xử lý TSCĐ thiếu khi kiểm kê

(2b1): Ghi đồng thời kết chuyển doanh thu khi ghi nhận chi phí

1 Trường hợp TSCĐ hữu hình hình thành từ nguồn NSNN, nguồn viện trợ không hoàn lại, nguồn vay nợ nước ngoài; nguồn phí khấu trừ, để lại, khi phát hiện thiếu:

Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

2a Khi có quyết định xử lý, căn cứ từng trường hợp cụ thể, ghi:

Có TK 138- Phải thu khác (1388)

2b1 Đồng thời, kết chuyển phần giá trị còn lại, ghi:

Nợ TK 366- Các khoản nhận trước chưa ghi thu (36611, 36621, 36631)

- TSCĐ hữu hình hình thành từ các quỹ

Trong thời gian chờ quyết định xử lý, kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý căn cứ vào số thu hồi được trong từng trường hợp cụ thể, ghi

Có TK 138- Phải thu khác (1388).

Nợ TK 431- Các quỹ (43122, 43142) (số đã thu hồi được)

Có TK431- Các quỹ (43121,43141) (số đã thu hồi được).

Trường hợp không thu hồi được nếu được cấp có thẩm quyền cho phép ghi giảm quỹ, ghi:

Có TK 138- Phải thu khác (1388). b) TSCĐ hữu hình thuộc nguồn vốn kinh doanh hoặc nguồn vốn vay phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân

Căn cứ vào kết quả kiểm kê để ghi giảm TSCĐ

Nợ TK 138- Phải thu khác (1388) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214- Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ (giá trị hao mòn lũy kế)

Có TK 211- TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, căn cứ vào quyết định xử lý để ghi vào các tài khoản liên quan, ghi:

Có TK 138- Phải thu khác (1388).

Tại đơn vị bình thường a) Trường hợp có quyết định xử lý ngay Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ các TK 111, 112, 334, 138(1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn )

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình. Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án:

Phản ánh giảm TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Có các TK liên quan (tùy theo quyết định xử lý). Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quyết định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động) b) Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý

 Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Phản ánh giảm TSCĐ đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (tiền bồi thường)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381).

 Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án

Phản ánh giảm tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 466 – Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý. Đồng thời phản ánh số thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác

Có các TK liên quan (TK 333, 461,…)

 Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 – Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá). Đồng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 3532 – Quỹ phúc lợi.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

Ví dụ : Tại 1 đơn vị hành chính sự nghiệp, có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Đầu tháng 01/2013, Đơn vị X mua một máy tính xách tay với nguyên giá 25 triệu đồng, đã thanh toán Kế toán đơn vị đã ghi nhận là tài sản cố định và tiến hành trích khấu hao từ tháng 01/2013, đầu tháng 06/2013 giá trị hao mòn lũy kế là 2,083 triệu đồng, thời gian khấu hao của tài sản là 05 năm

Hàng kỳ tiến hành phân bổ vào chi phí hoạt động của đơn vị trong thời gian không quá

Có TK 242 : 0,64 Triệu đồng Đồng thời tiến hành ghi nhận luôn doanh thu:

Ví dụ : Tại 1 đơn vị hành chính sự nghiệp X, 31/03/2019 kiểm kê TSCĐ, phát hiện thiếu

1 điều hòa nguyên giá 35 triệu đồng, hiện chưa rõ nguyên nhân Ngày 02/04/2019 ban quản trị tiến hành xử lí TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân trên do mất cắp TSCĐ trên giá trị hao mòn lũy kế tính đến thời điểm 31/03/2019 là 5,06 triệu đồng, thời gian khấu hao là

Trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi:

Khi có quyết định xử lý ghi vào chi phí:

Có TK 138: 29,94 triệu đồng Đồng thời cũng ghi nhận doanh thu:

KẾT LUẬN

Định hướng hoàn thiện

Hiện nay, kế toán HCSN đã có những bước tiến phù hợp với thông lệ quốc tế, tuy nhiên cũng nên tiếp tục đổi mới những vấn đề còn chưa tương đồng cần chỉnh sửa để có thể sát với CMKT công quốc tế, cụ thể:

Thứ nhất, đã có những thay đổi trong hạch toán tài sản như chi phí khấu hao tài sản là tính vào chi phí trong kỳ, ghi nhận tài sản đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu Tuy nhiên, để có thể tiến sát với CMKT công quốc tế, cần nghiên cứu và xây dựng cách tiếp cận nhận thức về kế toán công để đưa ra các khái niệm cơ bản, nguyên tắc kế toán áp dụng có cơ sở.

Chẳng hạn đối với TSCĐ, cần ban hành quy định về phạm vi, khái niệm và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ cho phù hợp với quốc tế như kế toán HCSN chỉ mới quy định tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, vô hình, hướng dẫn hạch toán tăng, giảm, hao mòn, sửa chữa tài sản nhưng chưa có quy định hướng dẫn liên quan đến ghi nhận thiết bị quân sự, tài sản là di sản, bất động sản đầu tư…

Thứ hai, dựa trên sự đổi mới của thông tư, việc lập BCTC hợp nhất trong đơn vị sự nghiệp là bước tiếp theo có thể thực hiện, tạo tiền đề để triển khai BCTC Nhà nước của Chính phủ, nhằm nâng cao chất lượng, thông tin BCTC khu vực công

Trong xu thế hội nhập, các quốc gia lập BCTC hợp nhất theo khuôn mẫu thống nhất củaCMKT công quốc tế phản ánh tình tình tài chính, kết quả hoạt động, thặng dư thâm hụt cho từng năm để có thể so sánh trên phạm vi toàn cầu theo một tiêu chí chung nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh tế đầu tư đa quốc gia. ì vậy, cần có quy chế quản lý tập trung thu chi, hạch toán kế toán ngoài NSNN, riêng các quỹ sử dụng NSNN cần sớm ban hành chế độ kế toán thống nhất, phương pháp và nguyên tắc kế toán xây dựng chung cho toàn bộ khu vực công.

Thứ ba, cần có CMKT để đưa ra các nguyên tắc cơ bản, các khái niệm áp dụng cho kế toán một cách thống nhất, việc ban hành CMKT công Việt Nam theo quốc tế cần sớm được thực hiện, vì đây là xu hướng tất yếu trong kế toán quốc tế.

Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩn mực theo quốc tế ngoài việc xem xét đến sự khác biệt trong quản lý tài chính công và hệ thống kế toán công để xây dựng cho phù hợp, còn phải tính đến điều kiện về nguồn nhân lực, điều kiện về kinh tế để triển khai xây dựng và ban hành Để có thể thực hiện thành công, Việt Nam nên làm tuần tự các bước: Nghiên cứu thực trạng và sửa đổi bổ sung cơ chế hoạt động tài chính công cho phù hợp với CMKT công quốc tế; cần có nguồn lực đủ trình độ, chuyên môn cao để có thể biên dịch tài liệu và nghiên cứu chuẩn mực; nghiên cứu xây dựng CMKT công cho Việt Nam phù hợp với điều kiện hoàn cảnh đất nước; triển khai áp dụng chuẩn mực trong lĩnh vực công

Hiện nay, có rất nhiều quốc gia trên thế giới kể cả những nước phát triển và những nước đang phát triển triển khai và áp dụng CMKT công quốc tế đạt kết quả hữu ích, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để thực hiện

Bên cạnh đó, với những đổi mới trong quy định của chế độ kế toán HCSN gần sát với CMKT công quốc tế, để chuẩn bị cho lộ trình ban hành CMKT công Việt Nam, có thể nghiên cứu và sớm ban hành trước các chuẩn mực có thể thực hiện: Chuẩn mực số 1 - Chuẩn mực BCTC; Chuẩn mực số 2 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Chuẩn mực số 3 - Thặng dư hay thâm hụt thuần trong kỳ, các sai sót cơ bản và những thay đổi trong chính sách kế toán; Chuẩn mực số 12 - Hàng tồn kho; Chuẩn mực số 17 - Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị.

Việc xây dựng CMKT công Việt Nam là công việc rất cần thiết để thực hiện, đòi hỏi phải có thời gian và lộ trình để hoàn thiện cho phù hợp với nền kinh tế của quốc gia Thông tư số 107/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 cho thấy, việc xây dựng hệ thống kế toán công Việt Nam trên cơ sở CMKT công quốc tế đang trong giai đoạn triển khai thực hiện.

Ngày đăng: 15/05/2024, 14:15

w