1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô

65 17 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Tác giả Nguyễn Quốc Huy
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Văn Bản
Trường học Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Thể loại Đồ án môn học
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 8,28 MB

Cấu trúc

  • 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 (9)
  • 1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1 (9)
  • 1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2 (10)
  • 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 (10)
  • 1.5 KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG (10)
  • 2.1 NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 3 (11)
  • 2.2 CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 4 CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ VÀ CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP (12)
  • 3.1 CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU 6 (14)
    • 3.1.1 Bóng đèn (14)
    • 3.1.2 Chóa đèn (gương phản chiếu) (17)
    • 3.1.3 Kính khuếch tán (18)
  • 3.2 HỆ THỐNG ĐÈN PHA CỐT 11 (18)
    • 3.2.1 Cấu tạo đèn pha cốt (18)
    • 3.2.2 Yêu cầu (19)
    • 3.1.3 Phân loại (19)
    • 3.1.4 Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc (21)
    • 3.1.5 Cách kiểm tra hư hỏng (22)
  • 3.2 HỆ THỐNG ĐÈN PHANH 15 (22)
    • 3.2.1 Sơ lược về hệ thống phanh (22)
    • 3.2.3 Sơ đồ hoạt động và nguyên lí hoạt động (23)
    • 3.2.4 Phương pháp tháo lắp khi có hư hỏng (24)
    • 3.2.5 Bảo dưỡng sửa chữa đèn phanh (25)
  • 3.3 ĐÈN SƯƠNG MÙ 19 (26)
    • 3.3.1 Giới thiệu về đèn sương mù (26)
    • 3.3.2 Chức năng của đèn sương mù (27)
    • 3.3.3 Cấu tạo đèn sương mù (27)
    • 3.3.4 Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của đèn sương mù (28)
    • 3.3.4 Kiểm tra hư hỏng của đèn (29)
  • 3.4 ĐÈN KÍCH THƯỚC (TAIL) 22 (30)
    • 3.4.1 Sơ lược về hệ thống (30)
    • 3.4.2 Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động (30)
    • 3.4.3 kiểm tra hư hỏng (31)
  • 3.5 HỆ THỐNG ĐÈN XI NHAN 24 (32)
    • 3.5.1 Khái niệm (32)
    • 3.5.2 Nhiệm vụ của đèn xi nhan và đèn báo nguy (32)
    • 3.5.3 Cấu tạo của đèn xi nhanh và đèn báo nguy dùng bộ nháy cơ (33)
    • 3.5.4 Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của đèn xi nhanh và đèn báo nguy (34)
  • 3.6 CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG 28 (36)
    • 3.6.1 Một trong số các đèn không hoạt động (36)
    • 3.6.2 Đèn hazard bị hư nhưng đèn xi-nhan vẫn hoạt động (36)
    • 3.6.3 Đèn xi-nhan chớp quá nhanh hoặc quá chậm (37)
    • 3.6.4 Không có đèn nào hoạt động (0)
    • 3.6.5 Đèn xi-nhan sáng nhưng không nháy (39)
  • CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU, THIẾT KẾ MẠCH VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG 32 (40)
    • 4.1 GIỚI THIỆU 1 SỐ LINH KIỆN, THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 32 (40)
      • 4.1.1 Công tắc điều khiển đèn (40)
      • 4.1.2 Cầu chì (41)
      • 4.1.3 Các bóng đèn và đuôi đèn (41)
      • 4.1.5 Rơ le (43)
    • 4.2 THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TRÊN AUTOCAD 36 .1 Thiết kế mạch pha cốt (44)
      • 4.2.2 Thiết kế mạch đèn tail (kích thước) (45)
      • 4.2.3 Thiết kế mạch tín hiệu (46)
      • 4.2.4 Thiết kế mạch tín hiệu không hazard (46)
      • 4.2.5 Sơ đồ tổng quát hệ thống (47)
    • 4.3 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH 40 (47)
      • 4.3.1 Chuẩn bị linh kiện và đo kiểm công tắc (47)
      • 4.3.2 Khoan lổ, lắp thiết bị lên tấm mica (49)
      • 4.3.3 Đấu nối cơ bản mô hình (50)
      • 4.3.4 Đo kiểm và cấp nguồn (54)
      • 4.3.5 Hoàn thiện và kiểm tra thẩm mỹ (55)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN (62)
    • 5.1 KẾT LUẬN 52 (62)
    • 5.2 HƯỚNG PHÁT TRIỄN ĐỀ TÀI 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO (63)

Nội dung

Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tôĐồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tôĐồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tôĐồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tôĐồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1

Hiểu được cách hoạt động của hệ thống chiếu sáng trên ô tô, các linh kiện điện tử, đo được các tín hiệu đầu ra của hệ thống, thiết kế ra các sơ đồ mạch của hệ thống chiếu sáng tín hiệu và đọc hiểu được tất cả các sơ đồ mạch đã thiết kế, hiểu được cấu tạo, nguyên lý, phân loại, đặc biệt là biết được chức năng của cáclinh kiện điện tử cấu thành nên hệ thống và đấu nối ra được hệ thống chiếu sáng hoàn chỉnh đảm bảo thẩm mĩ, hoạt động được và đảm bảo an toàn khi thực hiện, hoàn thành được cuốn thuyết minh về hệ thống chiếu sáng.

NỘI DUNG ĐỀ TÀI 2

Tìm hiểu thêm về hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên ô tô, trình bày được cấu tạo, nguyên lý, các sơ đồ mạch, cách đo công tắc đèn trên ô tô và các linh kiện, cách sửa chữa của hệ thống chiếu sáng, tín hiệu Đấu nối ra mô hình hệ thống chiếu sáng ô tô đảm bảo thõa mãn các yêu cầu kỹ thuật Thiết kế các sơ đồ mạch trên hệ thống, quá trình tìm hiểu, quá trình đấu nối hệ thống.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết chủ yếu qua internet, và kiến thức của cả nhóm,youtube và các trang web về tài liệu, tài liệu chiếu sáng, tín hiệu ô tô của Toyota full,tài liệu về hệ thống chiếu sáng, tín hiệu qua sách “Hệ thống điện, điện tử ô tô” biên soạn ‘TS Nguyễn Văn Nhanh và TS Nguyễn Văn Bản’.

KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

Chương 1: Giới thiêu hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên ô tô

Chương 2: Tổng quan về hệ thống chiếu sáng

Chương 3: Tìm hiểu về hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên ô tô và các hư hỏng thường gặp

Chương 4: Giới thiệu linh kiện, thiết kế mạch và mô phỏng

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG

NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG TRÊN Ô TÔ 3

Hệ thống chiếu sáng nhằm cung cấp ánh sáng cho tài xế và những người trong xe trong những trường hợp không đủ ánh sáng cụ thể như:

- Chiếu sáng phần đường khi xe chuển động trong đêm tối.

- Báo hiệu bằng ánh sáng về sự có mặt của xe trên đường.

- Báo kích thước, khuôn khổ của xe và biển số xe.

- Báo hiệu khi xe quay vòng, rẽ trái hoặc rẽ phải khi phanh và khi dừng.

- Chiếu sáng các bộ phận trong xe khi cần thiết (chiếu sáng động cơ, buồng lái, khoang hành khách, khoang hành lí ).

Yêu cầu Đèn pha có khả năng chiếu xa ít nhất là 100 m, cường độ chiếu sáng cao, có tuổi thọ và độ tin cậy cao, tiết kiệm điện, bảo dưỡng dể dàng, chi phí thấp

Nhưng chủ yếu là đáp ứng được 2 yêu cầu:

- Có cường độ sáng lớn.

- Không làm lóa mắt tài xế chạy ngược chiều.

Phân loại theo vị trí chiếu sáng ta có: Đèn pha cố, đèn hậu, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn bao nguy hiểm, đèn lùi, đèn kích thước, đèn báo biển số, đèn xương mù Các đèn chiếu sáng bên trong xe: đèn chiếu bảng đồng hồ táp lô, đèn trần, đèn soi ổ khoá.

Phân loại theo đặc điểm của phân bố chùm sáng người ta phân làm 2 loại:

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu.

- Hệ thống chiếu sáng theo Châu Mỹ.

CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN 4 CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TRÊN Ô TÔ VÀ CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP

- Khoảng chiếu sáng xa từ 180 – 250m.

Công xuất tiêu thụ của mỗi bóng đèn:

- Ở chế độ chiếu xa là 45 – 70w.

- Ở chế độ chiếu gần là 35 – 40w. b Chức năng của từng đèn trong hệ thống

Hệ thống chiếu sáng là một tổ hợp gồm nhiều loại đèn, mỗi loại đều có chức năng riêng. Đèn kích thước(side and rear lams): đùng để báo kích thước của xe khi chạy vào ban đêm, để cho các tài xế khác biết về kích thước của xe, tránh những rủi lo không mong muốn. Đèn đầu (head lamps): Dùng để chiếu sáng không gian phía trước xe giúp tài xế có thể nhìn thấy trong đêm, hay trong điều kiện xe có tầm nhìn hạn chế Gồm 3 chế độ pha, cốt, flast. Đèn sương mù phía trước: Trong điều kiện sương mù, khói bụi, hoặc tầm nhìn hạn chế nếu sử dụng đèn pha sẽ gây chói phía trước ảnh hưởng các tài xế ngược chiều Đèn thường được cấp nguồn từ sau relay đèn kích thước. Đèn sương mù phía sau: Đèn này dùng để báo hiệu cho các xe phía sau nhận biết trong điều kiện có sương mù, hoặc tầm nhìn hạn chế có thể do thời tiết, đèn này thường được lấy nguồn sau đèn cốt nếu bật đèn sương mù thì đèn báo hiệu đèn sương mù sẽ sáng. Đèn chớp pha: Đèn chớp pha được sử dụng vào ban ngày để báo hiệu cho các tài xế khác mà không sử dụng công tắc đèn chính. Đèn lùi: Đèn lùi sáng khi tài xế gài số lùi, nhằm báo hiệu cho các xe khác và người đi đường, để đảm bảo an toàn. Đèn báo trên táp lô: Dùng để hiển thị các thông số, tình trạng hoạt động của các hệ thống như đèn pha, đèn sương mù, accu, xi nhan và còn báo lỗi khi khi các hệ thống hoạt động không bình thường. Đèn phanh (brake lights): Dùng để báo hiệu cho các tài xế phía sau biết để giữ khoảng cách an toàn khi đạp phanh. Đèn biển số: Đèn này phải có ánh sáng trắng nhằm soi rõ bảng số xe, đèn này phải được bật sáng cùng lúc với đèn pha hay cốt và đèn đậu xe. Đèn trần: Gồm nhiều đèn có công suất nhỏ, dùng để soi sáng bên trong xe khi trong xe không đủ ánh sáng, nó cũng được thiết kế cho chế độ tự động để báo hiệu xe chưa đóng kín, ở các vị trí khác nhau trong xe với mục đích tăng tính tiện nghi và thẩm mỹ cho nội thất xe hơi.

Vị trí lắp đặt của hệ thống chiếu sáng tín hiệu

CHƯƠNG 3 TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU TRÊN Ô

CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG, TÍN HIỆU 6

Bóng đèn

Ánh sáng được phát ra nhờ vào các dây tóc hoặc có dòng điện đi xuyên qua ống thủy tinh có chứa loại khí đặc biệt bên trong (lưu huỳnh).

Phần lớn trên xe điều sử dụng loại bóng phát sáng bằng dây tóc, nhưng đối với đèn bên trong xe thường sử dụng đèn bóng huỳnh quang vì đối với bóng này ánh sáng được phát tán ra đều và trong khu vực lớn, cải thiện được tình trạng mỏi mắt, chói mắt những người bên trong xe.

Nhưng hiện nay, đa số các hãng xe lại lắp bóng xenon cho hệ thống chiếu sáng của mình tùy vào các dòng xe mà thiết kế mẫu mã khác nhau Với bóng xenon có độ chiếu sáng tốt hơn, ít làm chói mắt các tài xế chạy ngược chiều đặc biệt là lượng điện tiêu thụ lại ít hơn các đèn sử dụng trước đó Để bảo đảm được yêu cầu cường độ ánh sáng lớn nhưng không làm chói mắt các tài xế chạy ngược chiều, người ta bóng đèn có 2 chế độ pha và cốt, tùy theo thực cảnh mà tài xế chọn pha hay cốt Ở chế độ pha đèn được thiết kế có cường độ sáng lớn cho các tài xế chạy trên cao tốc,đường vắng ngược lại đèn cốt có cường độ sáng thấp để chạy trong đô thị, đường đông người

Hình 3.1: Các loại bóng đèn được sử dụng trên ô tô Đèn dây tóc: Vỏ đèn làm bằng thủy tinh, dây tóc thường làm bằng volfram, dây tóc được nói hai dây dẫn cung cấp điện Bên trong bóng đèn là môi trường chân không với mục đích loại bỏ không khí để tránh oxy hóa, để hạn chế volfram bị oxy hóa làm hư bóng.

Hinh 3.2 Bóng đèn loại dây tóc

Khi đèn sáng nhiệt độ dây tóc lên đến 2300 o C Nếu cấp cho đèn điện áp thấp hơn định mức đèn sẽ sáng mờ đi và ngược lại, làm như thế tuổi thọ bóng đèn sẽ giảm rất nhanh Vì vậy các bóng đèn có công xuất lớn (như đèn đầu) được chế tạo ra để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn để giải quyết các vấn đề trên Đèn halogen: Đây là loại bóng đèn cải tiến những hạn chế của bóng đèn sợi đốt, từ nền tản bóng đèn sợi đốt:

Bóng đèn halogen có tuổi thọ và công xuất cao hơn bóng đèn thường Đèn halogen chứa khí halogen như iode hoặc brom, các chất hóa học này tạo ra một quá trình hóa học khép kín Bóng halogen hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 o C, ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi Ngoài ra bóng halogen chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường, điều đó cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường.

Hình 3.3 Cấu tạo đèn halogen 1: Đèn sợi đốt 2: Đèn sợi pha 3: Tấm chắn Đèn xenon: Năm 1991 đèn pha Xenon ra đời Nguồn sáng của đèn này gồm khí Xenon và một lượng nhỏ muối kim loại Đèn Xenon được sử dụng từ năm 1995 và bắt đầu thay thế các bóng đèn sợi đốt thông thường Ưu điểm lớn nhất của Xenon là chúng chỉ tiêu thụ 35 W nhưng lại có cường độ ánh sáng gấp 2 lần so với những chiếc đèn halogen công suất 55W.

Bóng đèn Xenon 2 chế độ Pha – cốt cũng tương tự như bóng đèn 2 tim, đèn Xenon 2 chế độ pha cốt bố trí 2 bóng đèn Xenon sát nhau nhưng 2 tim đèn đặt được bố trí lệch nhau, nhưng vị trí tim đèn của bóng đèn Xenon có thể thay đổi dịch chuyển được, dịch ra ở vị trí ngay tiêu cự cho chế độ pha, và thụt vào ở vị trí sau tiêu cự cho chế độ cốt, vì vậy nó được gọi thông dụng là đèn Xenon thụt thò.

Chóa đèn (gương phản chiếu)

Chức năng: Chức năng của gương phản chiếu là định hướng lại các tia sáng, gương phản chiếu tốt sẽ đưa được tia sáng đi rất xa từ phía đầu xe.

Hình 3.5 Chóa đèn hình chử nhật

Chóa đèn thường có dáng như một hình parapol, làm bằng vật liệu có hệ số phản chiếu cao như trong gương thủy tinh hoặc bằng lá thép dập được làm bóng rồi mạ crôm hoặc bạc Để tạo ra sự chiếu sáng tốt, dây tóc đèn phài được đặc ở vị trí chính xác ngay tiêu điểm của gương nhằm tạo ra các tia sáng song song, nếu đặc lệch sẽ làm các tia sáng đi lệch hướng, làm lóa mắt tài xế khác Hiện nay các xe đời mới thường sử dụng chóa đèn hình chữ nhật, loại này có tác dụng tăng vùng sáng theo chiều rộng và giảm vùng sáng phía trên vùng sáng làm lóa mắt tài xế chạy ngược chiều

Hình 3.6 Đường đi của tia sáng do chóa đèn phản chiếuA: dây tóc nằm đúng vị trí tiêu cự B: dây tóc nằm trên vị trí tiêu cự

Kính khuếch tán

Chức năng: Kính khuếch tán có tác dụng phân bố lại chùm tia sáng sau khi phản xạ cho phù hợp với yêu cầu chiếu sáng, kính khuếch tán bao gồm những thấu kính và lăng kính thủy tinh silicat hoặc tủy tính hữu cơ bố trí trên một mặt cong hệ số thông qua và hệ số phản xạ của bề mặt khuếch tán bằng: 0,74 - 0,83 và 0,9 - 0,14 chùm tia sáng từ bộ phận phản xạ tới sau khi đi qua lăng kính khuếch tán sẽ được khuếch tán ra ngoài với góc lớn hơn qua các thấu kính và lăng kính chùm tia sáng được phân bố trong các mặt phẳng với góc nghiêng từ 18-20 độ so với trục quang học nhờ đó người lái nhìn rõ đường hơn.

Hình 3.7 Cấu tạo kính khuếch tán

HỆ THỐNG ĐÈN PHA CỐT 11

Cấu tạo đèn pha cốt

Tính chất chiếu sáng của đèn pha phụ thuộc vào kết cấu các thành phần quang học và kết cấu của bóng đèn, phụ thuộc vào từng loại đèn.

Hình 3.8 Cấu tạo đèn pha cốt

Yêu cầu

- Có cường độ sáng lớn.

- Không làm lóa mắt tài xế xe chạy ngược chiều.

Phân loại

a Theo đặc điểm của phân bố chùm ánh sáng người ta phân thành 2 loại hệ thống chiếu sáng:

Hệ thống chiếu sáng theo Châu Âu: Dây tóc ánh sáng gần (đèn cốt) gồm có dạng thẳng được bố trí phía trước tiêu cự, hơi cao hơn trục quang học và song song trục quang học, bên dưới có miếng phản chiếu nhỏ ngăn không cho các chùm ánh sáng phản chiếu làm loá mắt người đi xe ngược chiều Dây tóc ánh sáng gần có công suất nhỏ hơn dây tóc ánh sáng xa khoảng 30-40% Hiện nay miếng phản chiếu nhỏ bị cắt phần bên trái một góc 150, nên phía phải của đường được chiếu sáng rộng và xa hơn phía trái.

Hình 3.9 Đèn hệ châu Âu

Hình dạng đèn thuộc hệ Châu Âu thường có hình tròn, hình chữ nhật hoặc hình có 4 cạnh Các đèn này thường có in số “2” trên kính Đặt trưng của đèn kiểu Châu Âu là có thể thay đổi được loại bóng đèn và thay đổi cả các loại thấu kính khác nhau phù hợp với đường viền ngoài của xe. Đối với hệ châu Mỹ: 2 dây tóc ánh sáng xa và gần có hình dạng giống nhau và bố trí ngay tại tiêu cự của chóa đèn dây tóc ánh sáng xa được đặt tại tiêu điểm của chóa đèn Dây tóc ánh sáng gần nằm lệt phía trên mặt phẳng trục quang học đểcường độ chùm tia sáng phản xạ xuống dưới mạnh hơn Một số xe còn được chiếu sáng 4 đèn pha Khi bật ánh sáng pha, cả 4 đèn sáng khi bật cốt chỉ sáng 2 bóng.

Hình 3.10 Đèn hệ châu Mỹ b Theo mục đích sử dụng của đèn

- Đèn chiếu sáng: Đèn đầu, đèn lái, đèn sương mù…

- Đèn tín hiệu và thông báo: Đèn dừng đỗ, đèn kích thước, đèn báo rẽ, đèn phanh, đèn báo nguy hiểm… c Phân loại theo vị trí lắp đặt

- Chiếu sáng trong ô tô: Đèn trần, đèn soi sáng táp-lô…

- Chiếu sáng ngoài ô tô: Đèn đầu, đèn hậu, đèn kích thước, đèn báo rẽ đèn báo nguy hiểm, đèn báo lùi ô tô, đèn phanh, đèn biển số…

Sơ đồ mạch điện và nguyên lý làm việc

a Sơ đồ mạch điện loại dương chờ b Nguyên lý làm việc

Khi ta bật công tắc sang head Low (đèn đầu chiếu gần) lúc này dòng đi từ acquy đến cầu chì sao đó qua cuộn dây của rơ le đèn đầu đến chân H về mass có dòng lúc này cuộn dây rơ le đèn đầu sinh ra từ trường hút tiếp điểm lại có dòng điện đi qua tới đèn head, do lúc này công tắc đang ở chế độ low vì vậy dòng điện chạy qua tim low qua chân HL về mass đèn low sáng Đèn báo pha được nối nối tiếp với tim low khi tim low sáng, ở đèn báo pha xảy ra quá trình đẳng áp nên đèn báo pha tắc.

Khi ta bật công tắc sang chế độ high (đèn đầu chiếu xa) lúc này do công tắc đang ở chế độ high nên dòng điện chạy qua tim hi qua chân HU về mass đèn high sáng, đèn báo pha lúc này có nguồn qua về mass đèn báo pha sáng

Khi chúng ta đá pha lúc này dòng điện đi qua cuộn dây rờ le đèn đầu đến chân HE rồi về mass có dòng hút tiếp điểm rờ le đèn đầu dòng điện đi tiếp đến tim

HI đến chân HU rồi về mass có dòng chế độ flash được hoạt động.

Cách kiểm tra hư hỏng

Khi chúng ta bật công tắc ở chế độ head nhưng không sáng đèn, chúng ta cần bình tĩnh kiểm tra như sao: Kiểm tra nguồn cung cấp có ổn định không Nếu nguồn ổn định chúng ta kiểm tra tiếp các phần thiết bị xem có hoạt động bình thường không, có thể kiểm tra bằng đồng hồ đo ở chế độ ôm Sao đó chúng ta kiểm tra thông mạch xem tải có tốt không, đặc biệt là cầu chì (chúng ta cần kiểm tra đầu tiên vì khi mạch hư để bảo vệ mạch cầu chì sẽ bị đứt làm hở mạch) Tiếp đến là kiểm tra dây điện xem có thông mạch không nếu không thì dây điện có thể bị đứt.

HỆ THỐNG ĐÈN PHANH 15

Sơ lược về hệ thống phanh

- Đèn phanh được bố trí sau xe và độ sáng rất cao để ban ngày có thể nhìn rõ.

- Mỗi xe phải có đèn phanh để báo hiệu cho những tài xế phía sau giữ khoảng cách an toàn khi chúng ta đạp phanh

- Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động phanh (phanh cơ khí, khí nén hay dầu) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay kiểu màng hơi.

- Có cường độ sáng lớn để các tài xế xung quanh nhận biết được cả khi ban ngày.

- Hoạt động được nhiều lần

Sơ đồ hoạt động và nguyên lí hoạt động

Khi bật công tắc khóa sang vị trí ON điện từ ắc qui công tắc khóa công tắc phanh Khi ta đạp chân phanh thì mạch kín, đèn phanh sáng Khi nhả chân phanh thì nhờ lò xo của công tắc phanh hồi vị làm hở mạch đèn phanh tắt.

Phương pháp tháo lắp khi có hư hỏng

Tháo lắp giắc cắm đèn phanh

Hình 3.12 Lắp đặc giắc cắm đèn phanh

Tháo lắp công tắc đèn phanh: Công tắc này thường được cố định bằng 1 hoặc 2 bulông nhỏ Nới lỏng các bulông này và giữ lại chúng để sử dụng tiếp.

Hình 3.13 Tháo lắp công tắc đèn phanh

Gắn giắc cắm vào lại công tắc: Sau khi kết nối lại giắc cắm vào công tắc thì bạn cần lắp lại cọc bình Sau đó khởi động xe và nhờ một ai đó quan sát đèn phanh khi bạn đạp pedal.

Hình 3.13 Gắn giắc cắm vào công tắc đèn phanh

Bảo dưỡng sửa chữa đèn phanh

a Kiểm tra sự hồi vị của nút bấm trên công tắc

Khi chúng ta đạp phanh nhưng đèn phanh không sáng chúng ta cần kiểm tra ngay nguồn cung cấp xem có ổn định không, kiểm tra tiếp điểm của công tắc có hoạt động tốt không, các thiết bị có hư hỏng, kiểm tra tải có thông mạch hay không(bằng đồng hồ đo) Nếu không ảnh hưởng thì có thể cầu chì bị cháy hoặc công tắc đã bị hư hỏng.

Hình 3.13 Kiểm tra hồi vị công tắc đèn phanh

ĐÈN SƯƠNG MÙ 19

Giới thiệu về đèn sương mù

Đèn sương mù (Fog Light) hay còn gọi là đèn gầm, là một loại đèn được trang bị trên hầu hết các dòng xe ô tô, thường nằm phía dưới cản trước của xe có chức năng chiếu trợ sáng vào những lúc thời tiết xấu như: mưa, sương mù…

Các loại đèn sương mù cũng có dạng chùm tia chiếu sáng khác biệt so với đèn pha, điểm quan trọng của đèn pha đó là độ chụm sáng, nếu đèn pha không có độ chụm sáng tốt thì người lái xe sẽ khó quan sát đường khi di chuyển.

Nhưng với đèn gầm hình dạng chùm tia sáng lại khác biệt hoàn toàn, vì là đèn trợ sáng do đó chùm tia thường phát tán rộng, và được bố trí rất thấp gần gầm xe (đây cũng là lý do tên đèn này được gọi là đèn gầm).

Hình 3.14 Đèn sương mù phía trước

Chức năng của đèn sương mù

Đèn sương mù làm nhiệm vụ tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và phía sau trong điều kiện thời tiết không tốt như trời tối, trời mưa, trời nhiều sương làm giảm khả năng quan sát của người lái xe Đèn sương mù ô tô hay còn gọi là đèn đi mưa, có nhiệt độ K vào khoảng 2.500K Tại độ K này,ánh sáng chiếu xuyên qua sương mù và mưa lớn, giúp tăng tầm quan sát tốt hơn.

Cấu tạo đèn sương mù

Về cấu tạo thì đèn sương mù có cấu tạo khá đơn giản với các bộ phận chính là từ ngoài vào là kính bảo vệ đèn tiếp đến là bóng đèn và cuối cùng là ốp đèn sau.

Hình 3.15 Cấu tạo đèn sương mù

Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của đèn sương mù

Nguyên lý hoạt động của đèn sương mù phía trước hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD Khi công tắc đèn sương mù phía trước được bật ON, thì rơ le đèn sương mù phía trước có dòng rơle đèn sương mù hoạt động và các đèn sương mù phía trước bật sáng. Đèn sương mù phía sau cũng hoạt động khi công tắc điều khiển đèn ở vị trí TAIL hoặc HEAD như đối với đèn sương mù phía trước Công tắc đèn sương mù phía sau loại cần bật lên khi công tắc này dịch thêm một nấc từ vị trí ON của đèn sương mù phía trước.

Hình 3.16 Nút bật tắc đèn sương mù

Kiểm tra hư hỏng của đèn

Tháo bóng đèn và đo thông mạch phần giắc nối đèn và khung xe Khi đồng hồ báo thông mạch thì mạch điện là bình thường.

Tháo dây công tắc đèn sương mù ở giắc nối, đo thông mạch giắc nối phía công tắc Nếu phát hiện thấy mạch điện đèn sương mù trục trặc, thì kiểm tra đồng thời công tắc đèn và cầu chì ở mạch điện đèn phụ Khi bật công tắc đèn sương mù kiểm tra xem cách điện có tốt không, giắc nối, cầu chì của đèn pha có tốt không.

ĐÈN KÍCH THƯỚC (TAIL) 22

Sơ lược về hệ thống

Được lắp trươc xe, sau xe, bên hông xe, trên nắp cabin để chỉ báo chiều rộng, chiều dài và chiều cao xe khi xe chuyển động hoặc dừng trong đêm Các đèn kích thước thường dùng kính khuyếch tán màu đỏ có công xuất bóng đèn là 10W.

Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động: Khi công tắc ở vị trí off đèn tail không hoạt động, khi công tắc ở vị trí tail lúc này dòng điện đi qua cuộn dây của rơ le đèn tail đến chân T về mass, khi đó cuộn dây rơ le đèn tail có dòng sinh ra từ trường hút tiếp điểm rơ le đóng lại có dòng qua các đèn kích thước về mass đèn tail sáng.

kiểm tra hư hỏng

Khi chúng ta bật công tắc ở chế độ tail nhưng không sáng đèn, chúng ta cần bình tĩnh kiểm tra như sao:

+ Kiểm tra nguồn cung cấp có ổn định không.

+ Nếu nguồn ổn định chúng ta kiểm tra tiếp các phần thiết bị xem có hoạt động bình thường không, có thể kiểm tra bằng đồng hồ đo ở chế độ ôm.

+ Sao đó chúng ta kiểm tra thông mạch xem tải có tốt không, đặc biệt là cầu chì (chúng ta cần kiểm tra đầu tiên vì khi mạch hư để bảo vệ mạch cầu chì sẽ bị đứt làm hở mạch) Tiếp đến là kiểm tra dây điện xem có thông mạch không nếu không thì dây điện có thể bị đứt.

HỆ THỐNG ĐÈN XI NHAN 24

Khái niệm

Đèn xi nhan và đèn báo nguy là một trong hệ thống chiếu sáng tín hiệu của xe giúp những người tham gia giao thông biết được ý muốn điều khiển xe của tài xế.

Hình 3.18 Đèn xi nhan ở đầu xe

Nhiệm vụ của đèn xi nhan và đèn báo nguy

Tác dụng của đèn này tương tự với xe máy là để các tài xế báo hiệu hướng xin đường với các phương tiện xung quanh để di chuyển theo hướng đang xi nhan hoặc ra tin hiệu vượt xe khác phía trước Theo quy định bắt buộc các đèn xi nhan phải được tích hợp ngay trên gương chiếu hậu, đuôi xe và ở đầu xe, chúng sẽ cùng lúc sáng khi tài xế bấm gạt xi nhan xin đường.

Ngoài ra, đèn xi nhan còn làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard ligh) khi bật chức năng này thì các đèn xi nhan sẽ đồng thời cùng bật tắt liên tục.

Hình 3.19 Biểu tượng của công tắc đèn báo nguy trên xe

Các trường hợp sử dụng đèn hazard

Trường hơp 1: Xe gặp sự cố phải đỗ trên đường

Trường hơp 2: Xe di chuyển trong trường hợp nguy hiểm.

Trường hợp 3: Khi xe kéo xe.

Trường hợp 4: Xe chạy chậm.

Trường hợp 5: Báo có sự cố khi xe buộc phải dừng lại ở vị trí cấm dừng, cấm đậu.

Trường hợp 6: Xe dừng trên đường trong điều kiện thiếu ánh sáng (đêm tối).

Trường hợp 7: Bật đèn cảnh báo nguy hiểm khi lùi xe ở khu vực đông dân hoặc từ trong đường nhỏ băng ra ngoài.

Trường hơp 8: Trong thời tiết xấu.

Cấu tạo của đèn xi nhanh và đèn báo nguy dùng bộ nháy cơ

Đèn xi nhan và đèn báo nguy được lắp đặt ở ba vị trí chính trên xe là ở đầu xa, hông xe, và đuôi xe Mỗi cụm đều có cấu tạo tương tự nhau

Hinh 3.20 Mặt cắt qua đèn ô tô

1 Giá đỡ bóng đèn, 2 Đèn phản quang, 3 Ống kính che với ống kính quang học, 4

Con dấu, 5 Bóng đèn, 6 Thân xe

Hình 3.21 Vị trí các đèn xi nhan trên xe

Sơ đồ mạch và nguyên lý hoạt động của đèn xi nhanh và đèn báo nguy

Nguyên lý hoạt động a Nguyên lý hoạt động của đèn xinhan: Khi chúng ta bật công tắc máy dòng đi qua chân 6 của hazard qua chân B của bộ nháy về mass lúc này bộ chớp vẫn chưa hoạt động Khi ta bật công tắc sang trái dòng đi từ chân L bộ chớp đến chân BL qua chân L đến bóng đèn về mass có dòng lúc này này đèn xi nhan trái, đèn báo xi nhan sáng và bộ chớp cũng hoạt động làm cho đèn chớp tắc, chớp tắc Ngược lại khi bật công tắc phải dòng sẽ đi đến chân R đến các bóng đèn về mass đèn xi nhan phải chớp tắc, chớp tắc b Nguyên lý hoạt động của đèn báo nguy hiểm: Khi công tắc đèn báo nguy hiểm được bật ON, thì cực 1, 2, 3 của đèn xinhan được tiếp mass Dòng điện đi tới cả hai cực LL và LR và tất cả các đèn xinhan (báo rẽ) đều chớp tắc.

CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG HỆ THỐNG 28

Một trong số các đèn không hoạt động

Đây là lỗi hay xảy ra ở hệ thống chiếu sáng, và bạn có thể tham khảo các bước dưới đây để khắc phục sự cố này:

+ Đầu tiên, bạn cần kiểm tra bóng đèn Để kiểm tra, bạn cần tháo bỏ thấu kính bao bọc bên ngoài đèn và tiếp cận bóng đèn.

+ Bóng đèn thường có dây tóc vì vậy bạn cần kiểm tra xem dây tóc có bị đứt hay cháy không Nếu có, hãy thay thế bóng đèn mới có cùng công suất.

+ Kiểm tra giắc cắm bóng đèn xem có bị ăn mòn hay rỉ sét không.

Hình 3.22 Kiểm tra xem dây tóc bóc đèn có bị cháy không.

Đèn hazard bị hư nhưng đèn xi-nhan vẫn hoạt động

Đèn hazard hay đèn báo nguy thường được mắc chung một mạch điện với đèn xi-nhan Nếu đèn xi-nhan hoạt động bình thường mà đèn báo nguy không nháy thì có thể là do cục chớp đã bị hư hỏng Tuy nhiên, bạn cũng cần kiểm tra cả cầu chì Kiểm tra kết nối giữa công tắc đèn xi-nhan với cục chớp Có thể mạch điện bị hở hoặc dây dẫn bị đứt.

Hình 3.23 Đèn hazard có thể bị hư trong khi đèn xi-nhan vẫn hoạt động.

Đèn xi-nhan chớp quá nhanh hoặc quá chậm

Lỗi này thường xảy ra do

+ Thay thế sai cục chớp xi-nhan hoặc thay sai loại bóng đèn xi-nhan. + Một trong những bóng đèn xi-nhan bị cháy.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác cũng có thể khiến tần số nháy của đèn xi- nhan bị sai:

+ Thiếu mass hoặc nguồn cấp cho bóng đèn.

+ Công tắc đèn xi-nhan bị lỏng.

+ Nếu đèn nháy nhanh hơn bình thường thì có thể là do máy phát đang sạc cho ắc quy quá nhiều.

+ Nếu đèn nháy chậm hơn bình thường, có thể máy phát không sạc đủ cho bình ắc-quy.

Hình 3.24 Vấn đề có thể khiến đèn xi-nhan chớp nhanh hơn bình thường.

3.6.4 Không có đèn xi-nhan nào hoạt động.

Vấn đề này có thể là do công tắc hoặc cục chớp xi-nhan bị hư, hay là do cầu chì bị cháy.

Hình 3.25 Hư hỏng ở cục chớp xi-nhan.

3.6.5 Đèn xi-nhan sáng nhưng không nháy

Nếu đèn xi-nhan và đèn báo nguy sáng nhưng không nháy thì bạn cần kiểm tra lại bóng đèn Nếu cần thiết bạn có thể làm thêm các kiểm tra dưới đây:

+ Kiểm tra cầu chì xem có bị cháy không.

+ Kiểm tra các giắc cắm xem có bị lỏng hay không.

+ Kiểm tra kết nối giữa công tắc xi-nhan và cục chớp và giữa công tắc khởi động với cục chớp.

+ Kiểm tra mạch đèn xi-nhan xem có bị hở hay đoản mạch không.

Hình 3.26 Cầu chì bị cháy khiến cho đèn xi-nhan sáng nhưng không chớp.

Đèn xi-nhan sáng nhưng không nháy

Nếu đèn xi-nhan và đèn báo nguy sáng nhưng không nháy thì bạn cần kiểm tra lại bóng đèn Nếu cần thiết bạn có thể làm thêm các kiểm tra dưới đây:

+ Kiểm tra cầu chì xem có bị cháy không.

+ Kiểm tra các giắc cắm xem có bị lỏng hay không.

+ Kiểm tra kết nối giữa công tắc xi-nhan và cục chớp và giữa công tắc khởi động với cục chớp.

+ Kiểm tra mạch đèn xi-nhan xem có bị hở hay đoản mạch không.

Hình 3.26 Cầu chì bị cháy khiến cho đèn xi-nhan sáng nhưng không chớp.

GIỚI THIỆU, THIẾT KẾ MẠCH VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG 32

GIỚI THIỆU 1 SỐ LINH KIỆN, THIẾT BỊ TRONG HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG 32

4.1.1 Công tắc điều khiển đèn

Công tắc điều khiển có tác dụng điều khiển toàn bộ hệ thống chiếu sáng tín hiệu, đóng ngắt các thiết bị theo từng chế độ chiếu sáng được lựa chọn.

Các chế độ trong công tắc :

- Off: tất các các thiết bị đều tắt.

- Tail: Đèn kích thước, khi đèn tail sáng, đèn sương mù lấy nguồn sau rơ le đèn tail.

- Head: chế độ đèn đầu, trong đó bao gồm hai chế độ là chế độ chiếu gần và chiếu xa.

- Flash: chế độ đá đèn báo hiệu.

Ngoài ra, còn có chế độ Hazard (báo nguy hiểm) được sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp nhằm báo hiệu cho những người xung quanh.

Hình 4.1 Công tắc điều khiển đèn ô tô

Chức năng: Cầu chì có chức năng bảo vệ mạch khi quá tải, quá dòng bằng cách đứt ra, uốn cong để ngắt dòng đến các thiết bị điện

Hình 4.2 Cầu chì tổng, Cầu chì con

4.1.3 Các bóng đèn và đuôi đèn Đuôi đèn: Có chức năng kết nối giữa bóng đèn với tải.

Bóng đèn: là thiết bị tạo ra nguồn sáng cho mạch

Hình 4.4 Bóng đèn pha cót, xi nhan

Chức năng: Đùng để điều khiển độ chớp tắc của đèn xi nhan theo yêu cầu kỹ thuật bằng cách ngắt mở, ngắt mở làm cho đèn chớp tắc, chớp tắc Cục chớp gồm 3 chân (chân E, L, B) chân B ngỏ vào, chân L ngỏ ra, chân E nối mass

Hình 4.5 Cục chớp xi nhan

Chức năng: Rơle (relay) dùng để đóng mở mạch, nó có chức năng như là một công tắc nhưng lại chuyển đổi hoạt động bằng điện và rơle phải có một con diod theo kèm để đảm bảo an toàn cho các thiết bị

4.1.6 Công tắc on off thay cho công tắc sương mù

Chức năng: đóng hoặc hệ thống theo mong muốn người sử dụng.

Hinh 4.7 Công tắc On Off

THIẾT KẾ MẠCH ĐIỆN TRÊN AUTOCAD 36 1 Thiết kế mạch pha cốt

Bằng những kiến thức đã học trong bộ môn autocad, và tiêu chuẫn kỹ thuật về các linh kiện điện tử, nhóm đã thiết kế ra các mạch điện theo sự tìm hiểu của cả nhóm

4.2.1 Thiết kế mạch pha cốt

Hình 4.8 Thiết kế mạch pha cốt ô tô

4.2.2 Thiết kế mạch đèn tail (kích thước)

Hình 4.9 Thiết kế mạch đèn tail, sương mù

4.2.3 Thiết kế mạch tín hiệu

Hình 4.10 Thiết kế mạch tín hiệu ô tô

4.2.4 Thiết kế mạch tín hiệu không hazard

Hình 4.11 Thiết kế mạch tín hiệu không hazard

4.2.5 Sơ đồ tổng quát hệ thống

QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN MÔ HÌNH 40

4.3.1 Chuẩn bị linh kiện và đo kiểm công tắc a Chuẩn bị linh kiện

Sau gần một tuần tìm mua linh kiện, nhóm đã mua xem như hoàn thiện, nhưng do một số linh kiện có giá hơi cao nên nhóm cũng có mua một số linh kiện thay thế nhưng vẫn đảm bảo hệ thống hoạt động tốt Hơi đáng tiếc là về phần công tắc hazard nhóm đã không tìm mua được, nên nhóm đành phải bỏ phần hazard và đã thiết kế lại sơ đồ mạch tín hiệu không hazard

Hình 4.12 Chuẩn bị linh kiện để đấu nối b Đo và kiểm tra công tắc Đây có lẽ là phần chiếm nhiều thời gian của nhóm nhất, về cả phần mua công tắc và đo kiểm, nhưng do hạn chế về mặt kinh phí nhóm đồ án đã thống nhất với nhau là tham khảo mượn cơ sở vật chất của nhà trường Còn về phần đo kiểm do đây là đầu nên cũng gặp một số khó khăn về hư hỏng trên công tắc, đo quá trình tìm hiểu và được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và đặc biệt là dựa vào sơ đồ mạch do nhóm đã thiết kế, nhóm đã tìm ra hầu hết các dây trên công tắc, đúng là không có việc gì khó khi chúng ta có thời gian

Hình 4.13 Quá trình đo kiểm công tắc

4.3.2 Khoan lổ, lắp thiết bị lên tấm mica

Hình 4.14 Quá trình khoan lổ

4.3.3 Đấu nối cơ bản mô hình a Thiết kế mô hình

Hình 4.15 Thiết kế mô hình b Đấu nối cơ bản

Quá trình đấu nối, đi dây chủ yếu dựa vào sơ đồ mạch do nhóm đã thiết kế.Nhưng cũng gặp một số khó khăn về cách đi dây, và đặc biệt là phân biệt dây, đo nhóm chỉ mua một loại dây và nhóm đã khắc phục bằng cách ký hiệu ngay trên dây.

Hình 4.16 Đấu nối mạch c Đấu nối toàn mạch

Sau khi nghiên cứu cách đấu nối từng mạch, và dưới đây là quá trình đấu nối tổng hợp các chế độ mà nhóm nghiên cứu.

Hình 4.17 Đấu nối hoàn thành mạch

4.3.4 Đo kiểm và cấp nguồn a Đo kiểm

Sau khi đã đấu nối hoàn thành các mạch, nhóm bắt đầu đo kiểm ở thang đo Ô+-m, để cấp nguồn cho hệ thống hoạt động

Hình 4.18 kiểm tra mạch b Cấp nguồn cho mạch

Sau quá trình đo kiểm thành công, bây giờ đã đến phần quan trọng nhất là cấp nguồn cho hệ thống hoạt động.

Hinh 4.19 Cấp nguồn cho hệ thống

4.3.5 Hoàn thiện và kiểm tra thẩm mỹ a Hàn chì các mối nối

Hình 4.20 Quá trình hàn chì b Dán băng keo tránh chạm mạch

Hình 4.21 Quá trình dán băng keo đen c Ký hiệu dây trên mạch

Hình 4.22 Quá trình ký hiệu dây d Dán keo silicon cố định thiết bị

Hình 4.23 Quá trình cố định các linh kiện e Dùng dây rút có định dây

Hình 4.24 Quá trình rút dây và cố định dây

4.3.6 Kiểm tra lại hoạt động của mạch a Khi bật công tắc ở chế độ Tail (kích thước) Đèn Tail và đèn biển số sáng, đèn biển số đấu song song với đèn Tail.

Hình 4.25 Bật công tắc đèn Tail b Khi ấn công tắc sương mù Đèn sương mù nhóm đã thiết kế lấy nguồn sau rơle đèn Tail, nên khi bật công tắc đèn Tail, có nguồn, ta bật công tắc sương mù đèn sẽ sáng

Hình 4.26 Khi ấn công tắc sương mù c Chuyển công tắc sang chế độ Head

Khi bật công tắc sang chế độ Head đèn Tail và đèn Head low sáng

Hình 4.27 Bật công tắc sang chế độ Head d Khi chuyển công tắc sang pha

Khi chuyển công tắc sang chế độ pha đèn Tail, đèn báo pha, đèn Head sáng ở chế độ pha.

Hình 4.28 Bật công tắc sang chế độ pha e Khi gạc công tắc xi nhan:

Hình 4.29 Khi gạc công tắc xi nhan sang trái, sang phải f Đá pha

Hình 4.30 Khi ta đá pha

Ngày đăng: 22/05/2024, 16:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.9 Đèn hệ châu Âu - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.9 Đèn hệ châu Âu (Trang 20)
Hình 3.11 Đèn phanh - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.11 Đèn phanh (Trang 23)
Hình 3.12 Lắp đặc giắc cắm đèn phanh - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.12 Lắp đặc giắc cắm đèn phanh (Trang 24)
Hình 3.13 Tháo lắp công tắc đèn phanh - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.13 Tháo lắp công tắc đèn phanh (Trang 25)
Hình 3.15 Cấu tạo đèn sương mù - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.15 Cấu tạo đèn sương mù (Trang 28)
Hình 3.21 Vị trí các đèn xi nhan trên xe - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.21 Vị trí các đèn xi nhan trên xe (Trang 34)
Hình 3.23 Đèn hazard có thể bị hư trong khi đèn xi-nhan vẫn hoạt động. - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.23 Đèn hazard có thể bị hư trong khi đèn xi-nhan vẫn hoạt động (Trang 37)
Hình 3.24 Vấn đề có thể khiến đèn xi-nhan chớp nhanh hơn bình thường. - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.24 Vấn đề có thể khiến đèn xi-nhan chớp nhanh hơn bình thường (Trang 38)
Hình 3.25 Hư hỏng ở cục chớp xi-nhan. - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.25 Hư hỏng ở cục chớp xi-nhan (Trang 38)
Hình 3.26 Cầu chì bị cháy khiến cho đèn xi-nhan sáng nhưng không chớp. - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 3.26 Cầu chì bị cháy khiến cho đèn xi-nhan sáng nhưng không chớp (Trang 39)
Hình 4.3 Đuôi đèn - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.3 Đuôi đèn (Trang 41)
Hình 4.4 Bóng đèn pha cót, xi nhan - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.4 Bóng đèn pha cót, xi nhan (Trang 42)
Hình 4.5 Cục chớp xi nhan - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.5 Cục chớp xi nhan (Trang 42)
Hình 4.6 Rơle - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.6 Rơle (Trang 43)
Hình 4.9 Thiết kế mạch đèn tail, sương mù - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.9 Thiết kế mạch đèn tail, sương mù (Trang 45)
Hình 4.10 Thiết kế mạch tín hiệu ô tô - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.10 Thiết kế mạch tín hiệu ô tô (Trang 46)
Hình 4.11 Thiết kế mạch tín hiệu không hazard - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.11 Thiết kế mạch tín hiệu không hazard (Trang 46)
Hình 4.13 Quá trình đo kiểm công tắc - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.13 Quá trình đo kiểm công tắc (Trang 49)
Hình 4.15 Thiết kế mô hình - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.15 Thiết kế mô hình (Trang 50)
Hình 4.16 Đấu nối mạch - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.16 Đấu nối mạch (Trang 52)
Hình 4.18 kiểm tra mạch - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.18 kiểm tra mạch (Trang 54)
Hình 4.20 Quá trình hàn chì - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.20 Quá trình hàn chì (Trang 55)
Hình 4.21 Quá trình dán băng keo đen - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.21 Quá trình dán băng keo đen (Trang 56)
Hình 4.22 Quá trình ký hiệu dây - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.22 Quá trình ký hiệu dây (Trang 57)
Hình 4.24 Quá trình rút dây và cố định dây - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.24 Quá trình rút dây và cố định dây (Trang 58)
Hình 4.26 Khi ấn công tắc sương mù - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.26 Khi ấn công tắc sương mù (Trang 59)
Hình 4.28 Bật công tắc sang chế độ pha - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.28 Bật công tắc sang chế độ pha (Trang 60)
Hình 4.27 Bật công tắc sang chế độ Head - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.27 Bật công tắc sang chế độ Head (Trang 60)
Hình 4.29 Khi gạc công tắc xi nhan sang trái, sang phải - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.29 Khi gạc công tắc xi nhan sang trái, sang phải (Trang 61)
Hình 4.30 Khi ta đá pha - Đồ Án môn học hệ thống Điện, Điện tử Ô tô hệ thống chiếu sáng, tín hiệu trên Ô tô
Hình 4.30 Khi ta đá pha (Trang 61)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w