1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng

166 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Tác giả Trần Quang Huy
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Thanh Phong, Pgs.Ts. Bùi Phương Trinh
Trường học Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Bách Khoa
Chuyên ngành Quản Lý Xây Dựng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 166
Dung lượng 3,32 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (17)
    • I. Tóm tắt (17)
    • II. Mục đích nghiên cứu (18)
    • III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu (18)
    • IV. Đóng góp dự kiến của đề tài (18)
      • 1. Về mặt học thuật (18)
      • 2. Về mặt thực tiễn (19)
  • CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN (20)
    • I. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng (20)
      • 1. Khái niệm (20)
      • 2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng (20)
      • 3. Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng (20)
      • 4. Trình tự thi công công trình xây dựng dân dụng (21)
    • II. Chất lượng (21)
      • 1. Khái niệm về chất lượng (21)
      • 2. Quản lý chất lượng (22)
      • 3. Kế hoạch chất lượng (23)
      • 4. Đảm bảo chất lượng (23)
      • 5. Kiểm soát chất lượng (24)
      • 6. Phương án nghiệm thu và thử nghiệm (24)
      • 7. Quản lý chất lượng giai đoạn thi công của nhà thầu (25)
    • III. Xây dựng tinh gọn (27)
      • 1. Công cụ xây dựng tinh gọn (27)
      • 2. Lãng phí (30)
    • IV. Tổng quan tài liệu (32)
      • 1. Nghiên cứu về xây dựng tinh gọn (32)
      • 2. Nghiên cứu về chất lượng (34)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • I. Phương pháp, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu (37)
      • 1. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 2. Quy trình quản lý chất lượng trên công trường (37)
      • 3. Phân tích thống kê các nhân tố gây lãng phí (38)
      • 4. Phân tích nhân tố bằng DEMATEL (41)
      • 5. Kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá đưa ra quyết định (DEMATEL) (42)
      • 6. DEMATEL xám (Grey-Dematel) (47)
      • 7. DEMATEL mờ (Fuzzy DEMATEL) (49)
      • 8. So sánh DEMATEL và các phương pháp khác (52)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (54)
    • I. Quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng thi công phần thô (54)
      • 1. Định nghĩa thi công phần thô (54)
      • 2. Tổ chức nhân sự quản lý và đảm bảo chất lượng (54)
      • 3. Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện sử dụng cho công trình (55)
      • 4. Kiểm soát hồ sơ thi công (58)
      • 5. Kiểm soát chất lượng các công tác thi công, lắp dựng (61)
      • 6. Kiểm soát công tác sửa chữa khiếm khuyết xây dựng (68)
      • 7. Yêu cầu thông tin, yêu cầu chấp thuận (70)
      • 8. Công tác nghiệm thu công việc xây dựng (73)
      • 9. Quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng tổng thể trong giai đoạn thi công phần thô (75)
    • II. Đánh giá mức độ tác động của nhân tố lãng phí (76)
      • 1. Xử lý số liệu (76)
      • 2. Đặc điểm của dữ liệu (77)
      • 3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (80)
      • 4. Xếp hạng các nhân tố (81)
      • 5. Nhận xét dữ liệu (82)
  • CHƯƠNG 5: XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ LÃNG PHÍ THÔNG QUA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP (84)
    • I. Giới thiệu (84)
    • II. Các bước áp dụng DEMATEL (84)
      • 1. Thu thập dữ liệu (84)
      • 2. Thiết lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình (85)
      • 3. Tính toán ma trận ảnh hưởng tổng thể T (87)
      • 4. Ma trận ảnh hưởng ròng (90)
    • III. Tính toán theo DEMATEL xám (Grey DEMATEL) (91)
      • 1. Thiết lập dữ liệu đầu vào, tính toán ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z (91)
      • 2. Tính toán ma trận tổng ảnh hưởng T (95)
      • 3. Bản đồ IRM (98)
    • IV. Tính toán theo DEMATEL mờ (Fuzzy DEMATEL) (100)
      • 1. Tính toán ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z (100)
      • 3. Xây dựng bản đồ IRM (106)
      • 4. So sánh xếp hạng trọng số giữa các phương pháp (108)
    • V. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố (110)
      • 1. Các nhân tố ở góc phần tư thứ nhất (vùng I) (110)
      • 2. Các nhân tố ở góc phần tư thứ 2 (vùng II) (115)
      • 3. Các nhân tố hệ quả (118)
  • CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN (119)
    • I. Các nguyên nhân, tác động (119)
      • 1. Các tác động của các nhân tố gây lãng phí (119)
      • 2. Đề xuất giải pháp giảm thiểu lãng phí (122)
    • II. Các biện pháp giảm thiểu lãng phí và cải thiện quy trình (124)
      • 1. Phương pháp triển khai dự án thay thế (124)
      • 2. Phương pháp trực quan tăng cường (125)
      • 3. Hệ thống người lập kế hoạch cuối cùng (126)
      • 4. Tăng cường giao tiếp, phối hợp thông tin trong nhóm dự án (127)
      • 5. Công cụ chuẩn hóa quy trình (128)
    • III. KẾT LUẬN (131)
      • 1. Mục tiêu 1 (131)
      • 2. Mục tiêu 2 (131)
      • 3. Mục tiêu 3 (131)
      • 4. Hạn chế của đề tài (132)
      • 5. Hướng nghiên cứu tiếp theo (132)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (133)
  • PHỤ LỤC (140)

Nội dung

TRẦN QUANG HUY PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ GÂY LÃNG PHÍ VỀ THỜI GIAN TRONG QUY TRÌNH KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG DÂN DỤNGChuyên ngành: Quản Lý Xây Dựng Mã số: 8580302 LUẬN

TỔNG QUAN

Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng

Theo khoản 15, điều 13 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định[8]

2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng

Theo khoản 1, điều 49 Luật xây dựng số 50/2014/QH13, Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng

Theo phụ lục IX – Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, dự án ĐTXD công trình dân dụng là dự án được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu về vật chất và tinh thần của đời sống nhân dân, bao gồm:

1 Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở, gồm nhà ở chung cư, nhà ở tập thể, nhà ở riêng lẻ (trừ nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân)

2 Dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng: a) Dự án đầu tư xây dựng công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; b) Dự án đầu tư xây dựng công trình y tế; c) Dự án đầu tư xây dựng công trình thể thao; d) Dự án đầu tư xây dựng công trình văn hóa; đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình tôn giáo, tín ngưỡng; e) Dự án đầu tư xây dựng công trình thương mại, dịch vụ; g) Dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở, văn phòng làm việc;

3 Dự án đầu tư xây dựng phục vụ dân sinh khác

3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Theo điều 4, nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về giai đoạn thực hiện dự án như sau:

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc:

- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;

- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

- Lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

- Thi công xây dựng công trình;

- Giám sát thi công xây dựng;

- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

- Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng;

- Bàn giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác;

4 Trình tự thi công công trình xây dựng dân dụng

Tùy theo đặc điểm và tính chất của từng gói thầu, từng dự án mà phạm vi công việc của nhà thầu là khác nhau Trình tự thi công xây dựng công trình (dự án ĐTXD công trình dân dụng) gồm một số thành phần chính cơ bản như sau:

1 Công tác chuẩn bị: chuẩn bị mặt bằng công trường, khảo sát hiện trạng, xây dựng các công trình phụ trợ…

2 Thi công xây lắp phần ngầm: cọc, đài móng, móng, hầm, …

3 Thi công xây lắp phần thân: cột, dầm, sàn, kết cấu thép, cầu thang, mái, hệ thống kỹ thuật, …

4 Thi công xây lắp phần bao che: tường bao, tường ngăn, …

5 Thi công phần hoàn thiện: trát, ốp, lát, sơn, lắp đặt hệ thống, máy móc, …

Chất lượng

1 Khái niệm về chất lượng

Chất lượng trong dự án đầu tư xây dựng được định nghĩa là “việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo cách đáp ứng các yêu cầu và mong đợi hợp lý của đầu tư, chuyên gia thiết kế và nhà thầu xây dựng, bao gồm cả việc tuân thủ các yêu cầu hợp đồng, tiêu chuẩn ngành hiện hành và các quy tắc, luật và yêu cầu cấp phép hiện hành” [9] Các mục tiêu này cụ thể là [10]:

- Đáp ứng nhu cầu của CĐT/ khách hàng: đầy đủ chức năng, hoàn thành đúng hạn, ngân sách, và chi phí dòng đời

- Thiết kế chuyên nghiệp: xác định phạm vi (thiết kế) rõ ràng, nhân sự có chất lượng, đầy đủ thông tin cần thiết để thiết kế, quy định cho các quyết định của CĐT và chuyên gia thiết kế, hợp đồng thực hiện công việc

- Nhà thầu xây dựng: kế hoạch theo hợp đồng, đúng tiêu chí kỹ thuật, quyết định kịp thời, hợp đồng thực hiện công việc

- Đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý: an toàn và sức khỏe cộng đồng, cân nhắc tác động môi trường, bảo vệ các công trình công cộng, các luật lệ, quy tắc và quy định

Các đặc điểm của chất lượng [11]:

- Bao gồm sự đạt được hoặc vượt quá mong đợi của khách hàng

- Áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ, con người, quy trình và môi trường

- Là một trạng thái thay đổi liên tục

Hình 2-1 Tam giác mục tiêu trong dự án xây dựng [10]

Theo BS EN ISO 8402, Quản lý chất lượng được định nghĩa là [11]

"Tất cả các hoạt động của chức năng quản lý tổng thể xác định chính sách chất lượng, mục tiêu và trách nhiệm, và thực hiện chúng bằng các phương tiện như:

(1) lập kế hoạch chất lượng,

(4) cải tiến chất lượng trong hệ thống chất lượng.”

Hình 2-2: Bốn giai đoạn của quản lý chất lượng [11]

Theo TCVNISO 10005:2007, Kế hoạch chất lượng là “tài liệu quy định các quá trình, thủ tục, quy trình và nguồn lực, kèm theo người chịu trách nhiệm và thời gian thực hiện để đáp ứng các yêu cầu của một dự án, sản phẩm, quá trình hay hợp đồng cụ thể.”

Nội dung của kế hoạch chất lượng bao gồm [12]:

- Các thông tin cơ bản về kế hoạch chất lượng

- Các dữ liệu đầu vào

- Các mục tiêu chất lượng

- Trách nhiệm của lãnh đạo

- Các quy trình kiểm soát, nguồn lực

- Kiểm soát sự không phù hợp

- Theo dõi và đo lường

- Đánh giá và cải tiến, sửa đổi kế hoạch chất lượng

4 Đảm bảo chất lượng Đảm bảo chất lượng (QA) được định nghĩa là[13]: tất cả các hành động cần thiết có hệ thống và có kế hoạch để cung cấp sự đảm bảo cho một sản phẩm hay tiện

HVTH: Trần Quang Huy ích sẽ vận hành đúng như yêu cầu; hoặc đảm bảo sản phẩm được sản xuất đáp ứng chất lượng QA tập trung vào thiết lập quy trình tổng thể để đạt được chất lượng cho dịch vụ, sản phẩm, tiện ích theo cách hiệu quả, kinh tế và thỏa đáng nhất có thể Trong đó, QA bao gồm các thành phần như: kiểm soát chất lượng (QC), đảm bảo độc lập, phương pháp chấp thuận, giải quyết tranh chấp, chứng nhận nhân sự và phòng thí nghiệm

Thông thường, QA nhấn mạnh vào các hoạt động ở cấp quản lý, cũng như là trách nhiệm của CĐT trong việc xác nhận các kết quả của việc kiểm soát chất lượng (QC) được thực hiện bởi nhà thầu

Kiểm soát chất lượng (QC) [11]: là các kỹ thuật vận hành và hoạt động để kiểm soát và đo lường các đặc tính của vật liệu, cấu trúc, thành phần hoặc hệ thống đáp ứng các yêu cầu về chất lượng QC bao gồm các hoạt động được sử dụng để kiểm soát chất lượng công việc bởi những người thực hiện công việc đó; QC nhấn mạnh vào các hoạt động đo lường, lấy mẫu, thí nghiệm, kiểm tra, nghiệm thu,… để đảm bảo một công việc hoặc sản phẩm đạt được các thông số kỹ thuật theo yêu cầu [13]

Một kế hoạch kiểm soát chất lượng bao gồm:

- Mục tiêu cần đạt được (đặt tính hoặc yêu cầu kỹ thuật, tính đồng đều);

- Các bước trong quy trình;

- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình và chỉ thị phù hợp cần được áp dụng; 1.1.1 - Các thí nghiệm, nghiệm thu, và chương trình kiểm nghiệm phù hợp tại từng giai đoạn cụ thể;

- Một quy trình bằng văn bản cho các thay đổi, chỉnh sửa cho kế hoạch chất lượng;

- Một phương pháp đo lường để đạt được các mục tiêu chất lượng của dự án;

- Các hành đồng cần thiết khác để đạt được các mục tiêu

6 Phương án nghiệm thu và thử nghiệm

Phương án nghiệm thu và thử nghiệm là một loại biểu mẫu thuộc hồ sơ chất lượng của một công việc, được dùng để ghi nhận sự kiểm tra và thử nghiệm từng

HVTH: Trần Quang Huy bước cho từng loại công việc trên công trường ITP mô tả từng bước kiểm tra, nội dung cần kiểm tra, cách thức hoặc phương tiện dùng để kiểm tra,… để đảm bảo công việc được kiểm tra một cách đầy đủ, tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp ITP là một phần trong hồ sơ chất lượng của dự án, qua đó, CĐT chắc chắn công việc được thực hiện và kiểm tra một cách đầy đủ và chính xác

Hình 2-3 Ví dụ minh họa về ITP trong công việc lắp ghép cấu kiện BTCT của nhà thầu F

7 Quản lý chất lượng giai đoạn thi công của nhà thầu

Theo nghị định 46/2015/NĐ-CP [14], trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình gồm các thành phần như Hình 2-4

Hình 2-4 Trình tự quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Quản lý chất lượng của nhà thầu được tóm tắt như Hình 2-5 [14]

Hình 2-5: Quản lý chất lượng thi công của nhà thầu

Có thể tóm gọn các mục tiêu chính trong quản lý chất lượng của nhà thầu trong giai đoạn thi công là:

1 Tổ chức nhân sự quản lý và đảm bảo chất lượng

2 Quản lý chất lượng cho vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị

3 Quản lý chất lượng thi công, công việc xây lắp

4 Quản lý chất lượng tài liệu, hồ sơ thi công, nghiệm thu, hoàn công

5 Nghiệm thu chuyển bước, nghiệm thu hoàn thành công trình.

Xây dựng tinh gọn

Định nghĩa đơn giản của “Xây dựng tinh gọn” là: Phương pháp thiết kế các hệ thống sản xuất để giảm thiểu sự lãng phí của vật liệu, thời gian, và nỗ lực để tạo ra khối lượng giá trị lớn nhất có thể [15]

1 Công cụ xây dựng tinh gọn a Các nguyên tắc tinh gọn:

Ballard (2000a) chia Hệ thống phân phối dự án tinh gọn thành 04 giai đoạn liên quan: định nghĩa dự án, thiết kế tinh gọn, cung cấp tinh gọn, và lắp dựng tinh gọn [16]

Các nguyên tắc “xây dựng tinh gọn” dựa trên các nền tảng của “sản xuất tinh gọn” với các đại diện chính là hệ thống sản xuất Toyota [15] Các nguyên tắc chủ đạo của TPS được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 2-1 Các nguyên tắc chủ đạo của TPS

Mô hình con Mô tả

Triết lý dài hạn P1 Triết lý dài hạn Nhận thức rõ mục đích

Tự làm và có trách nhiệm Tập trung vào khách hàng Quy trình linh hoạt P2 Một dòng chảy – dòng chảy liên tục

Sản phẩn đi qua các bước trong quy trình một cách liên tục với thời gian chờ và quãng đường ngắn nhất sẽ đạt hiệu quả cao nhất

P3 Hệ thống kéo Đưa ra một công việc với ngày hoàn thành cụ thể

P4 Heijunka – cân bằng khối lượng công việc

Cân bằng khối lượng sản phẩm, nhu cầu về con người, thiết bị, và nhà sản xuất

P5 Jidoka – xây dựng chất lượng trong sản phẩm

Ngừng quy trình ngay khi gặp lỗi, ngăn lỗi đi đến các bước kế tiếp P6 Chuẩn hóa công việc Thiết lập thời gian chuẩn cho từng công tác; thứ tự các bước trong quá trình; chuẩn hóa các công tác trong quá trình

P7 Quản lý trực quan Làm các lãng phí, vấn đề, sự khác thường trở nên trực quan bằng văn bản, hình ảnh, dấu hiệu, …

P8 Dùng công nghệ tin cậy, đã qua kiểm chứng

Sử dụng các công nghệ đã qua kiểm chứng, đánh giá, hỗ trợ con người Phát triển con người P9 Lãnh đạo Người lãnh đạo được đào tạo từ nội bộ công ty, có hiểu biết về văn hóa và triết lý công ty

P10 Phát triển đội ngũ đặc biệt Phát triển con người song song với hệ thống và tổ chức

P11 Mối quan hệ với đối tác Có chiến lược giữ mối quan hệ lâu dài với các đối tác, nhà cung cấp Liên tục giải quyết các vấn đề gốc rễ

P12 Genchi genbutsu Giải quyết vấn đề và cải tiến quá trình bằng cách quan sát trực tiếp vấn đề, xử lý dựa vào các thông tin đã được xác thực

P13 Quyết định dựa trên sự đồng thuận; triển khai nhanh

Quyết định được đưa ra khi thông tin về vấn đề được thu thập và thảo luận đủ

P14 Kaizen – liên tục cải tiến Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ vấn đề;

Phát triển văn hóa tổ chức học tập

HVTH: Trần Quang Huy b Các nguyên tắc xây dựng tinh gọn

Khái niệm quản lý xây dựng tinh gọn được đưa ra bởi Koskela vào năm 1991, các kỹ thuật của xây dựng tinh gọn được phát triển nhằm mục đích loại bỏ lãng phí, nâng cao năng suất và hiệu quả, và tối đa hóa giá trị [17] Nó bao gồm các nguyên tắc sau:

- Giảm sự chia sẻ của các hoạt động không gia tăng giá trị;

- Gia tăng giá trị đầu ra bằng việc cân nhắc có hệ thống các yêu cầu của khách hàng;

- Giảm thời gian quy trình;

- Đơn giản hóa bằng cách tối thiểu hóa các bước, phần, và liên kết;

- Gia tăng sự linh hoạt của đầu ra;

- Tăng sự minh bạch của quy trình;

- Tập trung vào kiểm soát sự hoàn thành của quy trình;

- Cân bằng cải tiến dòng chảy và cải tiến chuyển đổi;

Theo đó, một số công cụ xây dựng tinh gọn được phát triển dựa trên các nguyên tắc sản xuất tinh gọn được tóm tắt trong Bảng 2-2 [18]

Bảng 2-2 Tổng hợp một số công cụ xây dựng tinh gọn

STT Công cụ xây dựng tinh gọn Viết tắt Phát triển từ

1 Last Planner System LPS (Ballard 1993)

2 Pull approach PULL (Ballard và Howell 1995)

3 Just In Time JIT (Ballard và Howell 1995)

4 Concurrent Engineering CE (Ballard và Koskela 1998)

5 Poka Yoka PY (Santos và Powell 1999)

6 Daily Huddle Meeting DHM (Ballard và Zabelle 2000)

7 Set Based Design SBD (Ballard và Zabelle 2000)

8 First Run Studies FRS (Muhammad và cộng sự 2013)

9 Kanban KAN (Arbulu et al 2003)

10 Line of Balance L of B (Kankainen và Seppanen 2003)

12 Prefabrication/Modular PF/MOD (Ballard và Arbulu 2004)

13 Fail-Safe for quality and safety FSQS (Diekmann và cộng sự 2004)

14 Integrated Project Delivery IPD (Matthews và Howell 2005)

BIM (Sacks và cộng sự 2003)

16 Value Stream Mapping VSM (Pasqualini và Zawislak 2005)

18 Theory of Constraints TOC (Salem và cộng sự 2005)

19 Target Value Design TVD (Jứrgensen 2006)

20 Standardized Process SP (Gallardo và cộng sự 2006)

21 Kaizen KAIZ (Nahmens và Ikuma 2012)

“Lãng phí” là bất kỳ thứ gì tiêu tốn tài nguyên nhưng không tạo ra giá trị cho sản phẩm Womack và Jones (1996), Ohno (1988), Liker (2004) đã xác định tám loại

“lãng phí” cụ thể là [10]:

8 Lãng phí sự sáng tạo không được sử dụng của nhân viên

Sasitharan và cộng sự (2012) [19] chia lãng phí trong xây dựng thành 2 loại là lãng phí vật chất và lãng phí phi vật chất

Lãng phí vật chất: là các loại lãng phí sinh ra trong các hoạt động xây dựng, cải tạo, đào lấp, hạ tầng, xây lắp, dọn dẹp mặt bằng, hay phá dỡ Các lãng phí này gồm các chất thải như cát, gạch, khối, thép, bê tông thừa, gạch lát, nhựa, kính, gỗ, giấy, và các vật liệu hữu cơ khác

Lãng phí phi vật chất: thường xuất hiện trong quá trình thi công, lãng phí phi vật chất thường là vượt thời gian, vượt chi phí Các lãng phí này thường liên quan tới các hoạt động như sửa chữa, thời gian đợi, chậm trễ Lãng phí trong xây dựng không chỉ tập trung vào khối lượng vật tư bị lãng phí trên công trường, mà còn liên hệ đến một số hoạt động không tạo ra giá trị như: sản xuất quá mức; thời gian đợi; xử lý vật liệu; hoạt động gia công; tồn kho; di chuyển của công nhân[20]

Bứlviken T và cộng sự [21] đề xuất việc phõn loại lóng phớ theo gúc nhỡn dũng chảy (tiêu tốn thời gian) trong xây dựng bao gồm 07 loại, thuộc 02 phạm trù: dòng chảy của quy trình và dòng chảy của sản phẩm, được thể hiện trong Bảng 2-3

Bảng 2-3 Mô tả các loại lãng phí dòng chảy

STT Loại lãng phí dòng chảy

1 Chuyển động không cần thiết

Chuyển động Sự chuyển động tổng thể: sự di chuyển của người công nhân trong công trường

2 Công tác không cần thiết

Sự lãng phí trong việc phải hoàn thành các công việc không cần thiết

3 Công tác không hiệu quả

Sự lãng phí trong việc thực hiện các công việc cần thiế bằng một cách không hiệu quả

4 Chờ đợi Chờ đợi Sự chờ đợi trong lúc hoàn thành công việc

5 Không gian không được tận dụng

Tồn kho Kho chứa không được sử dụng, hoặc khu vực làm việc không bố trí công nhân

6 Nguyên liệu không được xử lý

Tồn kho Sự lãng phí của không gian lưu trữ nguyên liệu trên công trường

7 Sự vận chuyển không cần thiết

Vận chuyển Sự vận chuyển nguyên vật liệu từ chỗ sản xuất đến vị trí được thi công

Tổng quan tài liệu

1 Nghiên cứu về xây dựng tinh gọn

Sản xuất tinh gọn đã được nghiên cứu và áp dụng vào ngành công nghiệp sản xuất với nhiều lợi ích được mang lại như: giảm lượng tồn kho; giảm việc sản xuất quá mức; giảm việc vận chuyển dư thừa; giảm thời gian chời đợi; giảm lỗi và nâng cao chất lượng[22]… Với nhiều lợi ích, sản xuất tinh gọn cũng được nghiên cứu để áp dụng cho ngành công nghiệp xây dựng với nhiều kết quả tích cực: lợi ích về mặt kinh tế (chi phí, chất lượng, thời gian); lợi ích về mặt xã hội (các mối quan hệ và thỏa mãn con người); lợi ích về mặt môi trường[23] Nhiều loại lãng phí trong dự án xây dựng đã được xác định [24], một số lãng phí liên quan tới quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng của dự án như: sự phối hợp giữa các bên trong dự án; thiếu kiểm soát; kinh nghiệm của người kiểm tra/nghiệm thu; lỗi do hồ sơ công trường; lỗi do sai thông tin;…

Từ nghiên cứu của Bossink B và Brouwers H (1996) [25], các loại lãng phí lớn trong dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp Hà Lan được xác định là: đá tấm; cọc; bê tông; cát; mái lợp, chiếm 67% tổng giá trị lãng phí

Graham và Smithers (1996) chỉ ra rằng lãng phí trong xây dựng có thể xuất hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau: thiết kế (lỗi kế hoạch, lỗi chi tiết, thiết kế thay đổi); mua sắm (lỗi vận chuyển, lỗi đặt hàng); xử lý vật liệu (lưu trữ không đúng cách, hư hỏng, xử lý không đúng cách); vận hành (lỗi con người, nhân công, lỗi thiết bị, tai nạn, thời tiết); phần dư thừa (những vật dụng không tiêu hao còn sót lại và không thể thu hồi được); khác (trộm cắp, phá hoại, các hành động của CĐT) [20] Faniran O

HVTH: Trần Quang Huy và Caban G (1998) cũng chỉ ra các nguồn lãng phí chính là: thay đổi thiết kế; phế liệu; lãng phí do đóng gói; không tận dụng; lỗi thiết kế; thời tiết[26]

Nghiên cứu của Alwi S và cộng sự (2002) chỉ ra rằng các nhân tố gây ra lãng phí chính trong các hoạt động không tạo ra giá trị theo thứ tự là: chờ đợi chỉ thị; chất lượng hồ sơ thi công thấp; thời tiết; bản vẽ không rõ ràng; thiết kế kém; thay đổi thiết kế; chậm trễ trong việc chuẩn bị bản vẽ thi công; chỉ dẫn kỹ thuật không rõ ràng[20]

Luangcharoenrat C và cộng sự (2019) [27] xác định các nhân tố tác động đến việc gây ra lãng phí trong các dự án xây dựng ở Thái Lan Kết quả có 28 nhân tố được xác định, phân chia thành 04 nhóm chính và tầm ảnh hưởng của chúng theo thứ tự: hồ sơ và thiết kế; nguồn nhân lực; kế hoạch và biện pháp xây dựng; vật liệu và mua sắm Nghiên cứu của Ikau R và cộng sự (2016) [28] về các nhân tố gây tác động đến việc gây ra lãng phí trong ngành xây dựng ở Malaysia xác định được các nhân tố có ảnh hưởng chính là: thiếu hiểu biết trong quản lý lãng phí; mua sắm vật tư không đúng yêu cầu; lưu trữ không đúng cách gây hư hỏng; làm lại

Al-Aomar R (2012) [29]nghiên cứu về ứng dụng của khung xây dựng tinh gọn với xếp hạng Six-sigma, nghiên cứu này chỉ ra rằng khiếm khuyết (lỗi và sửa lỗi) là loại lãng phí phổ biến nhất ở các công ty được khảo sát Bằng phân tích nhân tố và các mô hình trí tuệ nhân tạo, Học T Đ và cộng sự [17] đã chỉ ra 8.75% chi phí dự án tăng lên do những lãng phí trong xây dựng

Jayanetti J và cộng sự [30] đã thực hiện nghiên cứu tổng quan tài liệu về các

Mô hình trưởng thành của Xây dựng tinh gọn, với 24 mô hình trưởng thành đã được đưa ra trong các nghiên cứu trước đó Hầu hết các mô hình trưởng thành liên quan tới xây dựng tinh gọn đều áp dụng các nguyên tắc chính của Koskela, đặc biệt là các nguyên tắc phổ biến như: năng suất sản xuất; lãnh đạo tinh gọn; tập trung vào khách hàng; giảm lãng phí; nhân lực sẵn sàng; và chuẩn hóa

Các nghiên cứu về Xây dựng tinh gọn nhìn chung tập trung vào các vấn đề tìm hiểu hoặc hạn chế lãng phí vật chất, hoặc các tác động của lãng phí lên chi phí dự án, cũng như việc áp dụng các nguyên tắc tinh gọn vào quản lý xây dựng

2 Nghiên cứu về chất lượng

Qua nghiên cứu về các tồn tại trong quản lý chất lượng xây dựng công trình đường bộ khu vực phía Bắc giai đoạn 2010 – 2020, kết quả của nghiên cứu chỉ ra 10 tồn tại phổ biến ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình giao thông khu vực phía Bắc đến từ: các công tác quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, máy móc, thiết bị; công tác quản lý chất lượng của nhà thầu, giám sát, CĐT, thiết kế; công tác thí nghiệm, nghiệm thu; công tác lưu trữ hồ sơ, hoàn thành, bàn giao; công tác tổ chức quản lý của các cơ quan có thẩm quyền, [31]

Nghiên cứu của Xu D, Yang K, Shi Y [32] và Chen Y., Lin H [33], chỉ ra mối quan hệ giữa kiểm soát chất lượng và kiểm soát đầu tư/ quá trình Nghiên cứu còn đưa ra 05 nhân tố chính tác động đến chất lượng của quá trình xây dựng là: vật liệu, máy móc, tài nguyên con người, biện pháp vận hành và môi trường xây dựng

Nghiên cứu của Otoki B., Munala G., Meena V.[34] chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của chất lượng công trình BTCT tại Tanzania do sự giám sát, công nghệ xây dựng và sự phối hợp cũng như trình độ giữa các bên tham gia dự án Faidhi

A-R và cộng sự [35]đưa ra các yếu tố về kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến các sai sót trong dự án xây dựng tại Jordan chia thành các nhóm nhân tố cấu thành nên cấu kiện, công trình

Nghiên cứu của Love P và cộng sự [6] kết luận rằng chi phí chất lượng, được biểu thị qua biểu mẫu NCR, chiếm 34% tổng chi phí phát sinh và chiếm 0.18% ngân sách ban đầu của dự án Các lỗi liên quan tới chất lượng vật liệu trong công trình thường gặp như [36]: thấm, lỗi tô trát, lỗi sơn nước, nứt Các nhân tố hiệu suất chất lượng ảnh hưởng đến dự án xây dựng được xác định là [37]: thay đổi phạm vi công việc; thiếu vật liệu chất lượng; chỉnh sửa bản vẽ; chất lượng thiết bị thấp; thiếu kinh nghiệm làm việc; các điều kiện thời tiết không chắc chắc; thiếu công nhân có tay nghề

Nhìn chung, các nghiên cứu về chất lượng đã đưa ra được các định nghĩa chung về chất lượng trong xây dựng, nêu một số các yếu tố tác động đến quản lý chất lượng, kiểm soát chất lượng trong các dự án xây dựng [32], [33], [34], [35]; có nghiên cứu

HVTH: Trần Quang Huy còn đưa ra được các tồn tại trong công tác QLCL ở các công trình giao thông tại khu vực phía bắc Việt Nam [31]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp, Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu trong luận văn này được thể hiện trong Hình 3-1

Hình 3-1 Quy trình thực hiện nghiên cứu

2 Quy trình quản lý chất lượng trên công trường

Theo Brandor M (2007) [43], quy trình là một chuỗi các bước hay hoạt động được sắp xếp và thực hiện theo một trình tự nhất định để hướng tới một mục đích nào đó; quá trình định nghĩa cách thực thi một công tác, thường chỉ áp dụng cho một công việc nhất định Như vậy, quy trình kiểm soát chất lượng là chuỗi các hoạt động được sắp xếp theo trình tự để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng chất lượng được yêu cầu Quá trình kiểm soát chất lượng là sự triển khai các bước hay hoạt động trong quy trình Quá trình gồm 3 yếu tố: đầu vào là những yếu tố xuất phát (như sản phẩm, hay công việc); xử lý là quá trình thực hiện kiểm tra (như quan sát, đo lường, thí

HVTH: Trần Quang Huy nghiệm); đầu ra là kết quả của quá trình (kết luận về chất lượng của công việc, sản phẩm)

Các quy trình quản lý chất lượng được tác giả tổng hợp dựa vào Nghị định 46/2015/NĐ-CP, theo kinh nghiệm làm việc thực tiễn, qua tham khảo các “Kế hoạch chất lượng” của các nhà thầu lớn có nhiều kinh nghiệm thi công và uy tín để đưa về các sơ đồ - quy trình quản lý tổng quát

3 Phân tích thống kê các nhân tố gây lãng phí a Xác định các nhân tố

Các nhân tố gây lãng phí được tổng hợp thông qua các nghiên cứu trước đây, được tổng hợp thành 31 nhân tố ở Bảng 2-4 Một bảng câu hỏi pilot (Phụ lục 1) được thành lập khảo sát 03 chuyên gia với kinh nghiệm trên 10 năm (01 TVGS, 01 trưởng nhóm QA/QC của nhà thầu; và 01 kỹ sư dự án của CĐT) về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố gây lãng phí Sau khảo sát pilot, 01 nhân tố được thêm vào từ ý kiến chuyên gia là “Các yêu cầu quá mức về hồ sơ thi công từ CĐT”; và nhân tố 01 từ tác giả đề xuất là “Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý: không phối hợp với kế hoạch thi công; thời gian nghiệm thu không phù hợp với điều kiện công trường, thời gian làm việc,…”

Hình 3-2 Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn I

Về việc thêm nhân tố “Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý”: thông thường kế hoạch nghiệm thu sẽ được chuẩn bị bởi nhà thầu theo kế hoạch thi công và lập theo tuần, ngày Các kế hoạch này được gửi qua các “thông báo nghiệm thu” hoặc “đề nghị nghiệm thu” cho TVGS, quản lý dự án của CĐT trước 24 giờ trước khi tiến hành nghiệm thu Việc không phối hợp với kế hoạch thi công, hoặc không cập nhật theo các thay đổi của tiến độ thi công thực tế, có thể dẫn tới việc công việc nghiệm thu diễn ra vào thời gian quá trễ, hoặc nhân sự của các bên không đầy đủ, hoặc điều kiện công trường không đảm bảo cho việc nghiệm thu Từ đó dẫn đến việc sai sót trong đánh giá nghiệm thu, hoặc đánh giá không đầy đủ,… dễ dẫn đến khiếm khuyết và lỗi do nhận định không đầy đủ, gây ra ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của công việc Cuối cùng, bảng câu hỏi đại trà được thành lập với 33 nhân tố để xác định “mức độ ảnh hưởng” của nhân tố lên thời gian lãng phí trong quy trình quản lý chất lượng Chi tiết bảng câu hỏi được trình bày trong Phụ lục 2

Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các nhân tố

Tên nhân tố gây ra lãng phí về thời gian có liên quan đến công tác quản lý, kiểm soát chất lượng trên công trường

Thiết kế và hồ sơ

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) x x x x x

A2 Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng x x x x x x x

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ x x

A4 Quản lý hồ sơ công trường kém x x

A5 Thời gian chờ chuẩn bị bản vẽ thi công, biện pháp thi công x x

A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn x x x

A7 Các yêu cầu quá mức về hồ sơ thi công từ CĐT Ý kiến chuyên gia

Vật liệu, thiết bị và quy trình mua sắm

B1 Thay đổi, sửa chữa vật liệu bị lỗi, hư hỏng, xuống cấp x x x x x x x

B2 Quy trình đặt hàng, mua sắm, chờ giao hàng, chờ huy động máy móc, thiết bị x x x x x

B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp x x x x x x

B4 Di chuyển vật liệu, máy móc trên công trường x

B5 Thiết bị không phù hợp, thiếu hiệu quả, sai chức năng x x x x

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …) x

C1 Vấn đề về phối hợp: xử lý các xung đột giữa các bộ môn, thời gian chuyển tiếp giữa các giai đoạn x x x x

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế x x

C4 Thủ tục không cần thiết x

C5 Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém, x x x x

Nguồn nhân lực/ con người

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém x x x x x x x D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…) x x x

D3 Lỗi do công nhân trong quá trình thi công x

D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân) x x x x x x x

D5 Thái độ và hành vi làm việc thiếu tập trung, thiếu cảnh giác x x x

D6 Làm ngoài giờ kéo dài x x

D7 Không tận dụng sự sáng tạo của người lao động x x

E1 Kế hoạch thi công kém x x x x

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao x x x x x

E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức x x

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém x x x x x

E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ x x x

E6 Thời gian chờ đợi chỉ thị, ra quyết định x x x

E7 Quy trình chấp thuận dài x x

E8 Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý: không phối hợp với kế hoạch thi công; thời gian nghiệm thu không phù hợp với điều kiện công trường, thời gian làm việc,…

Tác giả đề xuất b Thu thập dữ liệu

Theo Chu Nguyễn Mộng Ngọc và Hoàng Trọng[44], số lượng mẫu sơ bộ cần cho phân tích bằng 4 đến 5 lần số biến quan sát Vì vậy, nghiên cứu cần: 33×42 mẫu

Khảo sát được thực hiện bằng hình thức trực tuyến và trực tiếp, bảng khảo sát được thành lập bằng google form và gửi qua email, các nhóm công việc, nhóm học tập, phát trực tiếp,… cho các đối tượng khảo sát là các kỹ sư, kiến trúc sư, học viên cao học, hiện đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng

Các kết quả được chuyển đổi thành chỉ số quan trọng tương quan (Relative Importance Index – RII) để xếp hạng cho từng nhân tố theo công thức sau [45], [46], [47]:

- W là điểm số cho từng nhân tố (từ 1 tới 5)

- n là số câu trả lời tương ứng với điểm số w

- N là tổng số câu trả lời

Giá trị RII nằm trong khoảng 0 đến 100, các nhân tố có giá trị RII lớn hơn được coi là quan trọng hơn trong nghiên cứu

4 Phân tích nhân tố bằng DEMATEL

Sau khi xác định được các nhân tố quan trọng qua khảo sát và phân tích thống kê ở bước trước đó, các nhân tố quan trọng được tập hợp và thành lập thành ma trận, thể hiện các mối quan hệ tương quan giữa các nhân tố trong hệ thống, chi tiết bảng câu hỏi số 2 được thể hiện trong Phụ lục 3 Có 09 chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn khảo sát giai đoạn II với các đặc trưng:

- Chuyên môn: kỹ sư xây dựng

- Vị trí công tác của chuyên gia: đang giữ các vai trò liên quan đến công tác quản lý chất lượng trên công trường (TVGS trưởng, trưởng nhóm QAQC của nhà thầu, quản lý xây dựng của CĐT, quản lý thi công của CĐT, chỉ huy trưởng của nhà thầu)

Do vị trí công tác của các chuyên gia phân tán rải rác, nên các bảng câu hỏi được gửi trực tuyến hoặc phỏng vấn qua điện thoại với các chuyên gia

Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn II được thể hiện trong Hình 3-3, mẫu ma trận đánh giá ảnh hưởng được sử dụng trong khảo sát được thể hiện trong Hình 3-4

Hình 3-3 Quy trình thực hiện khảo sát giai đoạn II

Hình 3-4 Mẫu ma trận đánh giá ảnh hưởng giữa các nhân tố

5 Kỹ thuật thử nghiệm và đánh giá đưa ra quyết định (DEMATEL)

DEMATEL là một phương pháp xác định các thành phần chuỗi nguyên nhân

- kết quả của một hệ thống phức tạp, đánh giá các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố và tìm ra các nhân tố quan trọng thông qua một mô hình cấu trúc trực quan

Kết quả từ DEMATEL có thể cho thấy được sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân tố, hỗ trợ thiết lập biểu đồ để phản ánh các mối liên hệ tương đối bên trong chúng và có thể được dùng để điều tra, giải quyết các vấn đề phức tạp, đan xen Phương pháp này không chỉ chuyển đổi các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau thành một nhóm nguyên nhân và kết quả thông qua ma trận mà còn tìm ra các yếu tố quan trọng của một hệ thống cấu trúc phức tạp với sự đỡ của biểu đồ quan hệ tác động

Trình tự các bước thực hiện trong phương pháp DEMATEL được tóm gọn qua các bước sau:

Bước 1: Tạo ma trận ảnh hưởng trung bình Để giải quyết vấn đề phức tạp với n yếu tố 𝐹= {𝐹1,𝐹2,…,𝐹𝑛}, giả sử rằng có l chuyên gia trong một nhóm quyết định 𝐸= {𝐸1,𝐸2,…,𝐸𝑙} được yêu cầu để chỉ ra ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố F i đến yếu tố F j , với sự tương quan “không có ảnh hưởng (0)”, “ảnh hưởng thấp”, “ảnh hưởng trung bình ”, “ảnh hưởng cao ” và “ảnh hưởng rất cao” (không có câu trả lời âm)

Sau đó, ma trận ảnh hưởng trực tiếp riêng lẻ 𝑍 𝑘 =[𝑧𝑖𝑗𝑘]𝑛×𝑛 được xác định bởi chuyên gia thứ k, trong đó tất cả các yếu tố đường chéo chính đều bằng 0 và 𝑧𝑖𝑗𝑘 thể hiện sự đánh giá của người ra quyết định 𝐸𝑘 về mức độ ảnh hưởng của yếu tố F i đến yếu tố F j Bằng cách tổng hợp l ý kiến của các chuyên gia, ma trận ảnh hưởng trung bình 𝑍=[𝑧𝑖𝑗]𝑛×𝑛 có được lấy như công thức (3.1) sau đây:

Bước 2: Thiết lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuẩn hóa X

Khi có được ma trận ảnh hưởng trực tiếp của nhóm Z, ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuẩn hóa 𝑋 = [𝑥𝑖𝑗 ]𝑛×𝑛 tạo ra được bằng cách sử dụng công thức (3.2) và (3.3):

Với s là giá trị lớn nhất trong tổng các hàng của ma trận Z

Toàn bộ các phần tử của ma trận X đều phải thỏa điều kiện 0 ≤ 𝑥𝑖𝑗 < 1, và chỉ có tổng của 01 hàng hoặc 01 cột bằng 1.

Bước 3: Tính toán ma trận tổng ảnh hưởng T

Sử dụng ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuẩn hóa X, ma trận tổng ảnh hưởng

𝑇 = [𝑡𝑖𝑗 ]𝑛×𝑛 sau đó được tính toán bằng cách tổng hợp các tác động trực tiếp và tất cả các tác động gián tiếp bằng công thức (3.4):

Trong đó I được ký hiệu là một ma trận nhận dạng

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng thi công phần thô

Dựa theo các khái niệm quản lý chất lượng ở nghị định 46/2015/NĐ-CP, theo kinh nghiệm cá nhân và tham khảo từ các “Kế hoạch chất lượng” từ các nhà thầu uy tín và có kinh nghiệm lâu năm (nhà thầu HBx, NTx, CEx, …) tham gia các dự án thi công xây dựng công trình dân dụng, các quy trình quản lý, kiểm soát chất lượng thi công phần thô được tác giả đưa ra ở các mục dưới đây

1 Định nghĩa thi công phần thô

Như đã đề cập ở các phần trước, có thể định nghĩa thi công phần thô (phần kết cấu) của công trình xây dựng dân dụng bao gồm:

- Thi công cấu kiện bê tông cốt thép (BTCT) phần ngầm (bể nước, cọc, đài móng, cổ cột, …)

- Thi công cấu kiện BTCT phần thân (dầm, sàn, cột, vách, …)

- Thi công cấu kiện thép (cột thép, dầm thép, cấu kiện liên hợp, khung mái đón …)

- Thi công cấu kiện phần bao (tường gạch, lanh tô, bổ trụ, khung mặt dựng

2 Tổ chức nhân sự quản lý và đảm bảo chất lượng

Tùy thuộc vào tính chất, quy mô dự án, năng lực nhà thầu mà số lượng nhân sự quản lý là khác nhau Tổ chức của một dự án phải đảm bảo đầy đủ các vị trí và có quyền hạn, nhiệm vụ nhất định trong công tác quản lý chất lượng dự án Tài liệu về tổ chức nhân sự cho dự án quy định rõ điều này, bao gồm:

- Thông tin của nhân sự

- Các nhiệm vụ của nhân sự trong dự án

- Các trách nhiệm của nhân sự trong dự án

Hình 4-1 Sơ đổ minh họa tổ chức cho một dự án xây dựng

Trong tổ chức nhân sự của dự án, việc bổ nhiệm nhân sự không đúng với chức năng, quyền hạn, hay khả năng sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý dự án nói chung và quản lý chất lượng công việc nói riêng Ví dụ về sơ đồ tổ chức nhân sự trong một dự án như Hình 4-1

3 Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện sử dụng cho công trình

Tất cả vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện trước khi được phép đưa vào thi công phải được nhà thầu đệ trình và được chấp thuận bởi đại diện của CĐT Những vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện này phải đáp ứng từng yêu cầu kỹ thuật riêng và các điều khoản trong hợp đồng Để đảm bảo sự tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, từng công việc phải được đánh giá theo một “danh sách kiểm tra” (checklist) riêng Các danh sách kiểm tra này được xây dựng dựa theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn riêng cho từng loại vật tư, cấu kiện, thiết bị

Tần suất, quy cách lấy mẫu kiểm tra tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của hợp đồng, tiêu chuẩn áp dụng cho từng loại vật liệu

Các kết quả nghiệm thu được ghi nhận lại bằng biên bản nghiệm thu, các kết quả thí nghiệm vật liệu, các chứng chỉ, tài liệu liên quan, được tổng hợp thành hồ sơ chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện phục vụ cho công tác đảm bảo chất lượng (QA) hoặc hỗ trợ trong công tác thanh toán của CĐT cho nhà thầu

Trong giai đoạn phần thô, các vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện này là:

- Vật liệu xây dựng: cát, đá, xi măng, cốt thép, ván khuôn, …

- Sản phẩm: bê tông, vữa xây, …

- Cấu kiện: thép hình, thép tổ hợp, …

Theo nghị định 06/2021/NĐ-CP và tham khảo từ các “kế hoạch chất lượng” của một số nhà thầu, quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện được thể hiện theo lưu đồ Hình 4-2

Hình 4-2 Quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện

Mô tả một số thủ tục trong quy trình quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện được thể hiện trong Bảng 4-1

Bảng 4-1 Bảng mô tả quy trình quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện

Thông tin đầu vào - Chỉ dẫn kỹ thuật: yêu cầu về chủng loại vật liệu; các tiêu chí kỹ thuật; các quy định, tiêu chuẩn phải tuân thủ

- Thông tin về vật liệu trong bản vẽ thiết kế thi công, bảng tổng hợp khối lượng

- Thông tin về các thương hiệu, nhà cung cấp có trên thị trường

Thay đổi, làm rõ thông tin

- Khi các tài liệu hợp đồng, bản vẽ thiết kế thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, bảng thống kê khối lượng, … có sự sai khác về thông tin của vật liệu, nhà thầu phải làm rõ thông qua quy trình “Yêu cầu thông tin” Các thông tin này cần phải được xác nhận từ CĐT hoặc Nhà tư vấn thiết kế trước khi tiến hành đặt hàng, thi công

- Khi do lý do nào đó, nhà thầu cần phải thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm cấu kiện, thiết bị cần tuân thủ khoản 6, Điều 12 Nghị định 06-2021/NĐ-CP Để hợp thức hóa, nhà thầu phải thông qua một quy trình “yêu cầu phê duyệt” để được chấp thuận cho việc thay đổi này Lựa chọn nhà cung cấp

- Nhà thầu tiến hành nghiên cứu và lọc những nhà cung cấp, nhà sản xuất tiềm năng dựa vào thông tin đầu vào đã được thống nhất Nhà thầu chuẩn bị các hồ sơ cần thiết và xem xét, đánh giá nội bộ trước khi trình cho đại diện CĐT phê duyệt Tùy thuộc vào dạng vật liệu, sản phẩm (có sẵn trên thị trường hay chế tạo, sản xuất riêng do yêu cầu thiết kế) mà có kế hoạch quản lý chất lượng riêng (Điều 12, nghị định 06-2021/NĐ-CP)

Vật liệu, sản phẩm đã là hàng hóa trên thị trường

- Cung cấp các tài liệu liên quan về năng lực của nhà cung cấp

- Các hồ sơ về nguồn gốc vật liệu, kết quả các thí nghiệm kiểm chứng có liên quan

- Lấy mẫu kiểm tra, thí nghiệm kiểm chứng

- Lên kế hoạch nhập hàng, tần suất lấy mẫu, lô mẫu, các kiểm tra, thí nghiệm để kiểm chứng chất lượng

Vật liệu, cấu kiện được chế tạo theo yêu cầu riêng

- Cung cấp năng lực nhà sản xuất, tổ chức kiểm tra nơi sản xuất

- Cung cấp quy trình sản xuất và quy trình kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất

- Cung cấp các chứng chỉ, chứng nhận, thông tin có liên quan đến sản phẩm

- Tổ chức thí nghiệm, thử nghiệm để kiểm soát chất lượng trong quá trình chế tạo, sản xuất

Lấy mẫu vật liệu, thí nghiệm

Các quy định về tần suất lấy mẫu, số lượng, tiêu chí thí nghiệm của vật liệu dựa theo các tiêu chuẩn, quy định của pháp luật có liên quan, ví dụ:

- Đá dăm bê tông: TCVN 1771-1987

- Thép xây dựng: tùy theo loại tiết diện như thép tròn cán nóng, thép thanh cán nóng, thép tấm, …

- Bê tông: đúc mẫu lấy mẫu theo TCVN 4453:1995; thí nghiệm nén mẫu theo TCVN 3188:1993; và các thí nghiệm xác định chất lượng trực tiếp trên cấu kiện khác

- Vữa xây dựng: TCVN 3121-1993 Không tuân thủ - Các vật liệu không đạt thông qua các quá trình nghiệm thu, được coi là vật liệu không tuân thủ

Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện

- Theo quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP Hồ sơ quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình Đại diện CĐT - Người quản lý dự án của CĐT hoặc tư vấn quản lý dự án của CĐT, đơn vị

4 Kiểm soát hồ sơ thi công

Quy trình kiểm soát chất lượng hồ sơ thi công: bản vẽ thi công, biện pháp thi công, … được thể hiện trong Hình 4-3

Hình 4-3 Lưu đồ quy trình kiểm soát hồ sơ bản vẽ thi công, biện pháp thi công

Một số tác vụ trong quy trình quản lý chất lượng hồ sơ thi công được thể hiện trong Bảng 4-2

Bảng 4-2 Mô tả một số nội dung trong quy trình quản lý hồ sơ thi công

Thông tin đầu vào - Chỉ dẫn kỹ thuật: các tiêu chí kỹ thuật; các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn phải tuân thủ

- Thông tin về cấu kiện thi công trong bản vẽ thiết kế thi công, bảng tổng hợp khối lượng

- Công nghệ thi công của nhà thầu đang áp dụng Thay đổi, làm rõ thông tin

- Thực hiện quy trình RFI khi các tài liệu hợp đồng, bản vẽ thiết kế thi công, có sự sai khác hoặc chưa rõ ràng về thông tin liên quan tới công tác, cấu kiện

- Thực hiện quy trình RFA khi nhà thầu muốn đề xuất một biện pháp, hay chi tiết tùy theo năng lực và công nghệ thi công của nhà thầu

- Tất cả hồ sơ biện pháp thi công phải kèm theo bảng đánh giá an toàn của quản lý an toàn

Thẩm tra, thiết kế - Đối với tầng hầm của nhà cao tầng hoặc các cấu kiện phức tạp nguy cơ mất an toàn khi thi công, thiết kế biện pháp thi công phải được thẩm tra bởi đơn vị có đủ năng lực trước khi phê duyệt

- Với các cấu kiện được thi công theo yêu cầu thiết kế hoặc có cấu trúc phức tạp, cần được sự chấp thuận của nhà thiết kế trước khi phê duyệt

- Các thiết kế biện pháp thi công phải bao gồm các biện pháp kiểm soát chất lượng trong quá trình thi công

- Đại diện CĐT xem xét ý kiến thẩm tra, thiết kế để ra quyết định phê duyệt hồ sơ

Trong quy trình kiểm soát hồ sơ thi công, việc làm đi làm lại hồ sơ thường xảy ra do nhiều nguyên nhân Các nguyên nhân có thể gặp như thay đổi do thiết kế thay đổi; chất lượng hồ sơ không đạt yêu cầu (tiêu chuẩn, công nghệ thi công, các yêu cầu riêng biệt từ nhà sản xuất, các yêu cầu của CĐT,…); các thông tin giữa các hồ sơ thiết kế, hồ sơ hợp đồng không thống nhất, không rõ ràng;… Việc làm lại nhiều lần, cùng với thời gian đệ trình phê duyệt giữa các bên tham gia dự án sẽ ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành công việc nói chung và công tác quản lý chất lượng nói riêng

5 Kiểm soát chất lượng các công tác thi công, lắp dựng

Đánh giá mức độ tác động của nhân tố lãng phí

Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập qua phương pháp trực tuyến (google form) và trực tiếp (bảng khảo sát giấy) được gửi cho các chuyên gia, nhóm làm việc, các lớp học viên cao học Kết quả thu thập được 110 phản hồi trực tuyến và 36 phản hồi trực tiếp Sau khi loại trừ một số trường hợp không thỏa mãn về chuyên môn và

HVTH: Trần Quang Huy dị biệt về câu trả lời, số phản hồi được sử dụng cho phân tích là 134 mẫu, số lượng mẫu này đảm bảo đủ cho phân tích kết quả

2 Đặc điểm của dữ liệu Đặc điểm của dữ liệu thu được qua khảo sát được thể hiện như sau: a Số năm công tác:

Bảng 4-11 Số năm công tác

Năm kinh nghiệm Số lượng mẫu Tỷ lệ

Hình 4-13 Tỷ lệ về số năm kinh nghiệm b Chuyên môn người được khảo sát:

Bảng 4-12 Chuyên môn người được khảo sát

Chuyên môn Số lượng mẫu Tỷ lệ

Kỹ sư Quản lý xây dựng 18 13%

Kỹ sư Kinh tế xây dựng 3 2%

Hình 4-14 Tỷ lệ về chuyên môn c Vị trí công tác:

Bảng 4-13 Vị trí công tác

Vị trí công tác Số lượng mẫu Tỷ lệ

1 Quản lý dự án của CĐT 29 22%

2 Tư vấn quản lý dự án 7 5%

5 Quản lý/ giám sát của nhà thầu thi công 51 38%

6 Quản lý chất lượng của nhà thầu 14 10%

Hình 4-15 Tỷ lệ về vị trí công tác trong các mẫu khảo sát

Kỹ sư xây dựng Kiến trúc sư

Kỹ sư Quản lý xây dựng

Kỹ sư Kinh tế xây dựng

1 Quản lý dự án của chủ đầu tư

2 Tư vấn quản lý dự án

5 Quản lý/ giám sát của nhà thầu thi công

HVTH: Trần Quang Huy d Chức vụ hiện tại:

Bảng 4-14 Chức vụ hiện tại

Chức vụ hiện tại Số lượng mẫu Tỷ lệ

Nhân viên/ Giám sát xây dựng (Giám sát

Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc/

Giám đốc Bộ phận/ Giám đốc Dự án 19 14%

Trưởng, phó phòng/bộ phận/ Chỉ huy

Hình 4-16 Tỷ lệ về chức vụ trong các mẫu khảo sát

Về số năm kinh nghiệm, có 37% mẫu có kinh nghiệm làm việc từ 5 đến 10 năm, và 39% mẫu có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm Về chuyên môn, số lượng mẫu có chuyên môn Kỹ sư xây dựng và Quản lý xây dựng chiếm 93% tổng số phản hồi Về vị trí công tác, chiếm nhiều nhất là đội ngũ Quản lý/ giám sát của nhà thầu với 38% tổng số mẫu, các vị trí còn lại chiếm tỷ lệ lớn là Quản lý dự án của CĐT (22%), TVGS (11%), Quản lý chất lượng của nhà thầu (10%)

Nhìn chung, tỷ lệ mẫu thu thập được đến từ các cá nhân có kinh nghiệm làm việc lâu năm và có chuyên môn, vị trí liên quan đến công tác quản lý chất lượng trên

Nhân viên/ Giám sát xây dựng (Giám sát CĐT/ TVGS/ Nhà thầu)

Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc/

Giám đốc Bộ phận/ Giám đốc Dự án

Trưởng, phó phòng/bộ phận/ Chỉ huy Trưởng/ Chỉ huy Phó

HVTH: Trần Quang Huy công trường chiếm đa số Như vậy, có thể xem những nhận định của các đối tượng được khảo sát trong các phản hồi là có thể tin cậy được

3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Đánh giá dựa trên kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha bằng phần mềm SPSS, kết quả được thể hiện như sau:

Bảng 4-15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Nhóm nhân tố Nhân tố Tương quan biến tổng Cronbach's Alpha

A - Thiết kế và hồ sơ

B - Vật liệu, thiết bị và quy trình mua sắm

D - Nguồn nhân lực/ con người

Theo kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha bằng SPSS:

- Các thang đo đều có giá trị Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 => Thang do dữ liệu là đáng tin cậy

- Nhân tố A1 có tương quan biến tổng là 0.217 nhỏ hơn 0.3

- Hệ số Cronbach’s Alpha của nhóm A sau khi loại thử biến A1 là 0.759, chênh lệch so với hệ số ban đầu là 0.019, hệ số tin cậy của thang đo thay đổi không nhiều, tác giả quyết định giữ lại biến A1 cho những phân tích tiếp theo

4 Xếp hạng các nhân tố

Kết quả xếp hạng nhân tố theo RII được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4-16 Bảng xếp hạng mức độ tác động về thời gian của các nhân tố

Nhóm Ký hiệu Tên nhân tố Trung bình Độ lệch chuẩn

Thiết kế và hồ sơ

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) 3.93 0.864 78.51 4

A2 Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt,

… giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng 3.81 0.894 76.27 10

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ 3.75 0.864 74.93 11

A4 Quản lý hồ sơ công trường kém 3.52 0.940 70.45 25 A5 Thời gian chờ chuẩn bị bản vẽ thi công, biện pháp thi công 3.53 0.829 70.60 24

A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn 3.72 0.896 74.48 13 A7 Các yêu cầu quá mức về hồ sơ thi công từ

Vật liệu, thiết bị và quy trình mua sắm

B1 Thay đổi, sửa chữa vật liệu bị lỗi, hư hỏng, xuống cấp 3.45 0.855 68.96 28

B2 Quy trình đặt hàng, mua sắm, chờ giao hàng, chờ huy động máy móc, thiết bị 3.51 0.899 70.30 27 B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp 3.73 0.935 74.63 12

B4 Di chuyển vật liệu, máy móc trên công trường 2.75 0.931 54.93 33

B5 Thiết bị không phù hợp, thiếu hiệu quả, sai chức năng 3.52 0.979 70.45 25

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …) 3.88 0.867 77.61 7

C1 Vấn đề về phối hợp: xử lý các xung đột giữa các bộ môn, thời gian chuyển tiếp giữa các giai đoạn

HVTH: Trần Quang Huy thi công

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế 3.90 0.920 77.91 6

C4 Thủ tục không cần thiết 3.18 0.988 63.58 31

C5 Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém, 3.66 0.973 73.28 17

Nguồn nhân lực và con người

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém 3.87 0.865 77.31 8 D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…) 3.90 0.825 77.91 5

D3 Lỗi do công nhân trong quá trình thi công 3.43 0.862 68.51 29 D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân) 3.99 0.790 79.85 3

D5 Thái độ và hành vi làm việc thiếu tập trung, thiếu cảnh giác 3.55 0.855 71.04 22

D6 Làm ngoài giờ kéo dài 3.25 0.882 65.07 30

D7 Không tận dụng sự sáng tạo của người lao động 2.86 0.911 57.16 32

E1 Kế hoạch thi công kém 4.00 0.776 80.00 2

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao 3.84 0.803 76.87 9

E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức 3.68 0.889 73.58 16 E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém 3.71 0.874 74.18 14

E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ 3.70 0.823 74.03 15 E6 Thời gian chờ đợi chỉ thị, ra quyết định 3.61 0.831 72.24 19

E7 Quy trình chấp thuận dài 3.63 0.880 72.69 18

E8 Kế hoạch nghiệm thu không hợp lý: không phối hợp với kế hoạch thi công; thời gian nghiệm thu không phù hợp với điều kiện công trường, thời gian làm việc,…

5 Nhận xét dữ liệu Đa số các nhân tố có mức độ tác động trung bình đến cao, trong đó nhân tố

Sửa lỗi, làm lại (C3) được xếp hạng có tác động cao nhất, nhân tố Di chuyển vật liệu, máy móc trên công trường (B4) được xếp hạng có tác động thấp nhất đến việc lãng phí về thời gian trong quy trình quản lý – kiểm soát chất lượng trên công trường

Các nhóm nhân tố về Thiết kế và hồ sơ; Biện pháp thi công; Nguồn nhân lực và con người; Sự quản lý được coi là các nhóm tác động chính do có các nhân tố được xếp hạng tác động lớn:

- Sửa lỗi, làm lại có tác động lớn nhất: việc sửa lỗi, làm lại có thể xảy ra do thi công sai biện pháp, vượt quá sai số, hoặc lỗi gia công Trong thực tế, việc sửa lỗi, làm lại xảy ra nhiều ở các dự án xây dựng, trong bất kỳ giai đoạn và công việc nào Việc sửa lỗi, làm lại nhiều lần kéo theo việc giám

HVTH: Trần Quang Huy sát, thử nghiệm (nếu có) và nghiệm thu nhiều lần, vì vậy ảnh hưởng nhiều đến thời gian hoàn thành công việc và tiến độ chung của dự án

- Kế hoạch thi công kém: việc sắp xếp thứ tự công việc, phân bổ con người, máy móc, thiết bị có ảnh hưởng lớn đến thời gian hoàn thành công tác hay hoàn thành một giai đoạn Việc lên kế hoạch kém có thể đến từ sự thiếu kinh nghiệm từ người lập kế hoạch, hay thiếu sự cam kết từ các nhà thầu phụ/ nhà cung cấp, hoặc thiếu sự đánh giá toàn diện lên các nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch thi công của dự án

- Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân): sự thiếu kinh nghiệm có thể gây ra lỗi trong sản phẩm hay trong quá trình thi công Những lỗi này gây phát sinh thời gian lãng phí trong các quy trình làm rõ, sửa lỗi, đệ trình, phê duyệt,…

- Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế, …): việc thay đổi thiết kế ảnh hưởng lớn đến thời gian chung của dự án Việc thay đổi thiết kế kéo theo việc đệ trình, làm rõ, phê duyệt bởi cơ quan chức năng (nếu có); song song đó là việc sửa đổi các hồ sơ thi công, cũng như các hồ sơ phát hành cho các đơn vị có liên quan trong dự án Ngoài ra, với những công tác đã thực thi ở công trường trước khi được thay đổi, việc thay đổi thiết kế còn ảnh hưởng đến việc phá dỡ, làm lại, hoặc cải tạo các công tác hiện trường

- Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, người quản lý, công nhân, …):

Việc thiếu hụt nhân lực gây ra sự phân bổ không hợp lý hoặc không đồng đều ở các công tác gây nên việc năng suất làm việc quá tải, hoặc không có sự tập trung, sát sao trong công viêc Điều này dễ dẫn đến việc xảy ra lỗi hoặc làm đi làm lại

XÁC ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC YẾU TỐ LÃNG PHÍ THÔNG QUA PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP

Giới thiệu

Chương này trình bày các bước áp dụng phương pháp DEMATEL để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố lãng phí về mặt thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng trong giai đoạn thi công phần thô

Phương pháp DEMATEL, DEMATEL xám, DEMATEL mờ dùng để xác định mối quan hệ, ảnh hưởng và trọng số của các yếu tố lãng phí.

Các bước áp dụng DEMATEL

Dựa vào bảng kết quả xếp hạng mức độ tác động về thời gian của các nhân tố Bảng 4-16, 17 nhân tố có xếp hạng lớn nhất được lựa chọn để phân tích mối quan hệ ảnh hưởng bằng ma trận DEMATEL Các nhân tố được lựa chọn đều có giá trị RII

>73%, đều là các nhân tố quan trọng, việc lựa chọn số lượng nhân tố này đảm bảo bao phủ toàn bộ các nhóm nhân tố liên quan đến vấn đề cần xem xét, cũng như thuận tiện trong việc khảo sát các chuyên gia

Bảng khảo sát số 2 được thiết lập để phỏng vấn các chuyên gia về nhận định của họ đến mối liên hệ giữa 17 yếu tố được lựa chọn Các chuyên gia được lựa chọn là những cá nhân đang công tác ở các vị trí liên quan đến công tác quản lý chất lượng trên công trường như: TVGS, trưởng phòng QAQC của nhà thầu, chỉ huy trưởng, kỹ sư dự án, quản lý thi công của CĐT Các chuyên gia này đều có chuyên môn là kỹ sư xây dựng, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong nghề Các chuyên gia đưa ra nhận định bằng cách cho điểm vào các ô trong ma trận ảnh hưởng, với thang đo: 0 - “không có ảnh hưởng”; 1 - “ảnh hưởng ít”, 2 – “ảnh hưởng trung bình”; 3- “ảnh hưởng nhiều”;

4 – “ảnh hưởng rất nhiều”; theo quy tắc:

- Giá trị trong ô là tác động một chiều của nhân tố ở hàng lên nhân tố ở cột

- Nhân tố (1) có thể có tác động lên nhân tố (2); nhưng chiều ngược lại, nhân tố (2) có thể không có tác động lên nhân tố (1)

Ví dụ về bảng trả lời cho khảo sát giai đoạn II thể hiện ở Hình 5-1

Hình 5-1 Ví dụ về bảng trả lời trong khảo sát theo phương pháp DEMATEL

2 Thiết lập ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình

Sau khi phỏng vấn 09 chuyên gia, có 09 ma trận vuông 17x17 (17 yếu tố chính được khảo sát) được thành lập Các ma trận kết quả khảo sát được thể hiện trong Phụ lục 3

Bảng 5-1 Kết quả ma trận ảnh hưởng trực tiếp theo phản hồi của chuyên gia 1

Tính ma trận trung bình ý kiến của các chuyên gia, kết quả ma trận trung bình được thể hiện ở Bảng 5-2:

Bảng 5-2 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình

3 Tính toán ma trận ảnh hưởng tổng thể T

Với các ma trận I, X thể hiện trong Phụ lục 4 Sau khi có được ma trận ảnh hưởng tổng thể T Bảng 5-3 với các giá trị thành phần 𝑡 𝑖𝑗 , tổng của hàng thứ i và cột thứ j lần lượt là 𝑟 𝑖 là tổng ảnh hưởng của nhân tố i lên các nhân tố khác; 𝑐 𝑗 là tổng ảnh hưởng của các nhân tố khác lên nhân tố j 𝑟 𝑖 = ∑ 𝑛 𝑖=1 𝑡 𝑖𝑗 (𝑖 = 1, 2, 3 … , 𝑛); và 𝑐 𝑗 = ∑ 𝑛 𝑗=1 𝑡 𝑖𝑗 (𝑗 = 1, 2, 3 … , 𝑛);

Bảng 5-3 Ma trận ảnh hưởng tổng thể T

Bảng phân loại nhân tố dựa theo kết quả (R+C; R-C) được thể hiện trong Bảng 5-4

Bảng 5-4 Bảng kết quả ảnh hưởng tổng thể của các nhân tố

Ký hiệu Tên nhân tố 𝒓 𝒊 𝒄 𝒊 𝒓 𝒊 + 𝒄 𝒊 𝒓 𝒊 − 𝒄 𝒊 Góc phần tư Phân nhóm

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) 0.488 0.314 0.803 0.174 II Nguyên nhân

A2 Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng 0.890 0.291 1.181 0.599 II Nguyên nhân

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ 0.534 0.936 1.470 -0.402 IV Hệ quả

A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn 0.351 0.613 0.964 -0.262 III Hệ quả B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp 0.207 0.857 1.064 -0.650 III Hệ quả

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …) 0.661 0.388 1.049 0.273 II Nguyên nhân

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế 0.731 0.549 1.280 0.182 I Nguyên nhân

C3 Sửa lỗi, làm lại 0.298 1.421 1.719 -1.123 IV Hệ quả

C5 Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém, 0.149 0.370 0.520 -0.221 III Hệ quả

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém 0.408 0.300 0.709 0.108 II Nguyên nhân

D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…) 0.796 0.625 1.422 0.171 I Nguyên nhân

D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân) 1.545 0.205 1.750 1.340 I Nguyên nhân

E1 Kế hoạch thi công kém 0.929 0.894 1.823 0.035 I Nguyên nhân

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao 0.621 0.688 1.309 -0.067 IV Hệ quả

E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức 0.160 0.589 0.749 -0.430 III Hệ quả E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém 0.849 0.518 1.366 0.331 I Nguyên nhân E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ 0.519 0.578 1.096 -0.059 III Hệ quả Sau khi tính toán ảnh hưởng tổng thể giữa các nhân tố, đồ thị mối quan hệ IRM được thiết lập như hình Hình 5-2

Hình 5-2 Đồ thị mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố (IRM)

Nhận xét: các nhân tố thuộc vùng I (D4, E4, C2, D2, E1) là các nhân tố nguyên nhân có ảnh hưởng lớn và nổi bật cao, cần phải chú ý xử lý đầu tiên Các nhân tố thuộc vùng II (A1, A2, D1, B6) là các nhân tố nguyên nhân có sự nổi bật thấp hơn các nhân tố vùng I, các nhân tố này được ưu tiên xử lý sau các nhân tố vùng I Các nhân tố thuộc vùng III (C5, E5, A6, B3, E3) là các nhân tố có ảnh hưởng thấp và nổi bật thấp Các nhân tố thuộc vùng IV (E2, A3, C3) là các nhân tố hệ quả, có độ nổi bật cao, các nhân tố này chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các nhân tố khác

4 Ma trận ảnh hưởng ròng

Ma trận ảnh hưởng ròng N được xác định bằng công thức: 𝑁 = 𝑁𝑒𝑡 𝑖𝑗 = 𝑡 𝑖𝑗 − 𝑡 𝑗𝑖 , kết quả thể hiện trong Phụ lục 4 Ngoài ra, để thuận tiện cho việc đánh giá, hệ số ngưỡng phải được xác định để thể hiện rõ ràng mối quan hệ ảnh hưởng trực tiếp giữa các nhân tố trong hệ thống Trong giới hạn luận văn này, để giảm tính phức tạp khi thể hiện mối tương quan giữa các nhân tố, tác giả lựa chọn hệ số ngưỡng của ma trận N là trung bình của 𝑡 𝑖𝑗 trong ma trận tổng ảnh hưởng (T), P = 0.035 để giảm bớt sự phức tạp trong mối quan hệ giữa các nhân tố trong hệ thống, chỉ xét các mối quan hệ có ảnh hưởng ròng |𝑁𝑒𝑡 𝑖𝑗 | ≥ 𝑃 Mối quan hệ giữa các nhân tố được thể hiện trong Hình 5-3 Bản đồ quan hệ ròng giữa các nhân tố với mức ngưỡng Pvới mức ngưỡng P

Cuối cùng, trọng số và xếp hạng theo trọng số cho từng nhân tố được thể hiện trong Phụ lục 4.

Hình 5-3 Bản đồ quan hệ ròng giữa các nhân tố với mức ngưỡng P

Tính toán theo DEMATEL xám (Grey DEMATEL)

1 Thiết lập dữ liệu đầu vào, tính toán ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z

Thang đo ngôn ngữ xám được thiết lập như Bảng 3-2 Theo đó, các giá trị trong bảng phản hồi của chuyên gia được chuyển thành số xám theo dạng ⊗a = [𝑎, 𝑎] và được thể hiện trong Bảng 5-5 với giá trị l là 𝑎 và u là 𝑎 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp tổng hợp từ các chuyên gia: 𝑍 = [ 𝑍, 𝑍], được tính toán và thể hiện trong

Bảng 5-5 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám của chuyên gia thứ 1

Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình xám của các chuyên gia ⊗ Z = [ Z, Z] được tính theo công thức:

Bảng 5-6 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia 𝑍

E5 0.00 0.00 1.33 1.00 0.78 0.00 0.00 0.56 0.11 0.00 0.22 0.22 0.44 0.56 0.22 0.56 0.00 6.00 Giá trị ⊗s được xác định theo Bảng 5-6 là: 𝑠 = 1/24.11

Bảng 5-7 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia 𝑍

E5 0.11 0.11 2.22 1.78 1.44 0.00 0.44 1.33 0.22 0.00 0.44 0.33 1.11 1.33 0.78 1.33 0.00 13.00 Giá trị ⊗s được xác định theo Bảng 5-7 là: 𝑠 = 1/38.56

2 Tính toán ma trận tổng ảnh hưởng T

Ma trận tổng ảnh hưởng T được tính theo công thức ⊗ 𝑇 = [ 𝑇, 𝑇 ] = [ 𝑁(𝐼 − 𝑁) −1 , 𝑁(𝐼 − 𝑁) −1 ], kết quả thể hiện trong Bảng

5-8 và Bảng 5-9 Với kết quả ma trận ⊗N được thể hiện trong Phụ lục 5

Bảng 5-8 Ma trận tổng ảnh hưởng 𝑇

Bảng 5-9 Ma trận tổng ảnh hưởng 𝑇

Chỉ số ảnh hưởng của các nhân tố được tính theo công thức:

Sau cùng bảng đổ IRM được xây dựng dựa trên công thức (⊗ 𝑅 𝑖 + ⊗ 𝐶 𝑖 ), (⊗ 𝑅 𝑖 − ⊗ 𝐶 𝑖 ) được thể hiện trong Bảng 5-10

Bảng 5-10 Bảng tổng hợp các hệ số quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố

Ký hiệu Tên nhân tố ⊗ 𝑹 𝒊 ⊗ 𝑪 𝒋 ⊗ 𝒓 𝒊 +⊗ 𝒄 𝒊 ⊗ 𝒓 𝒊 −⊗ 𝒄 𝒊 𝑹 𝒊 + 𝑪 𝒊 𝑹 𝒊 − 𝑪 𝒊

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…) 0.369 0.488 0.241 0.314 0.610 0.803 0.055 0.248 0.707 0.151 II

Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ 0.375 0.534 0.766 0.936 1.142 1.470 -0.561 -0.232 1.306 -0.396 IV Hệ quả

A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn 0.256 0.351 0.555 0.613 0.811 0.964 -0.356 -0.204 0.887 -0.280 III Hệ quả

B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp 0.175 0.207 0.709 0.857 0.884 1.064 -0.683 -0.502 0.974 -0.592 III Hệ quả

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …) 0.538 0.661 0.281 0.388 0.820 1.049 0.151 0.380 0.934 0.265 II

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế 0.601 0.731 0.425 0.549 1.026 1.280 0.052 0.306 1.153 0.179 I

Nguyên nhân C3 Sửa lỗi, làm lại 0.250 0.298 1.312 1.421 1.562 1.719 -1.171 -1.014 1.640 -1.093 IV Hệ quả C5 Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém, 0.117 0.149 0.295 0.370 0.412 0.520 -0.254 -0.146 0.466 -0.200 III Hệ quả

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém 0.370 0.408 0.225 0.300 0.594 0.709 0.069 0.184 0.652 0.127 II

D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…) 0.673 0.796 0.482 0.625 1.155 1.422 0.048 0.314 1.289 0.181 I

D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân) 1.440 1.545 0.121 0.205 1.561 1.750 1.235 1.423 1.655 1.329 I

E1 Kế hoạch thi công kém 0.797 0.929 0.734 0.894 1.530 1.823 -0.097 0.195 1.676 0.049 I Nguyên nhân

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao 0.499 0.621 0.560 0.688 1.059 1.309 -0.189 0.061 1.184 -0.064 IV Hệ quả

E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức 0.106 0.160 0.496 0.589 0.603 0.749 -0.483 -0.337 0.676 -0.410 III Hệ quả

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém 0.685 0.849 0.430 0.518 1.115 1.366 0.167 0.419 1.241 0.293 I Nguyên nhân E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ 0.355 0.519 0.507 0.578 0.862 1.096 -0.223 0.012 0.979 -0.106 III Hệ quả

Bản đồ IRM được xây dựng và thể hiện trong Hình 5-4

Nhận xét: Có thể thấy, sự phân bố của các giá trị trung bình xám của các nhân tố trong IRM là tương đương với phương pháp tính bằng giá trị sắc nét Xét đến sự phân bố của cận trên và cận dưới số xám, các nhân tố như E5, E2, E1 có xác suất dịch chuyển giữa nhóm nguyên nhân và nhóm hệ quả; các nhân tố A2, C2 có xác suất dịch chuyển giữa các vùng ảnh hưởng nhiều - ít Điều này có thể hiểu là do các nhận định mơ hồ và không thống nhất về mức độ ảnh hưởng của nhân tố này lên nhân tố kia của nhóm chuyên gia được khảo sát

Mức độ phân tán cận trên, cận dưới của kết quả xám cho thấy sự đồng thuận nhiều hay ít giữa các đánh giá của các chuyên gia lên mối quan hệ giữa các nhân tố

Cuối cùng, trọng số của các nhân tố được tính toán theo (⊗ 𝑅 𝑖 + ⊗ 𝐶 𝑖 ), (⊗ 𝑅 𝑖 − ⊗ 𝐶 𝑖 ) được thể hiện trong Phụ lục 5

Hình 5-4 Bản đồ IRM các nhân tố tính theo số xám

Cận dưới số xám Cận trên số xám

Giá trị trung bình số xám

Tính toán theo DEMATEL mờ (Fuzzy DEMATEL)

1 Tính toán ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z

Kết quả khảo sát của bảng khảo sát 02 được chuyển đổi thành các bộ số mờ

𝑍 𝑖𝑗 = (𝑙 𝑖𝑗 , 𝑚 𝑖𝑗 , 𝑟 𝑖𝑗 ) theo Bảng 5-11, các giá trị ở đường chéo của ma trận ảnh hưởng trực tiếp chuyển thành bộ giá trị mờ (0, 0, 0) Kết quả của ma trận ảnh hưởng trực tiếp mờ của từng chuyên gia được thể hiện như Bảng 5-12

Bảng 5-11 Thang đo ngôn ngữ mờ

Cấp độ Thang đo số thực Thang đo mờ

Không ảnh hưởng (N) 0 (0, 0, 0.25) Ảnh hưởng thấp (L) 1 (0, 0.25, 0.5) Ảnh hưởng trung bình (A) 2 (0.25, 0.5, 0.75) Ảnh hưởng cao (H) 3 (0.5, 0.75, 1) Ảnh hưởng rất cao (VH) 4 (075, 1, 1)

Giải hóa các số mờ: để thuận tiện cho công tác tính toán các ma trận và thể hiện dữ liệu, các bộ số mờ được giải hóa theo các công thức ở Chương 3, mục 7.c

Bảng 5-12 Ma trận quan hệ ảnh hưởng trực tiếp mờ theo đánh giá của chuyên gia thứ 1

Ma trận ảnh hưởng trực tiếp Z được tính bằng cách lấy trung bình tất cả ma trận ý kiến sau giải mờ của các chuyên gia

Bảng 5-13 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình của các chuyên gia Z

2 Tính toán ma trận tổng ảnh hưởng T

Ma trận tổng ảnh hưởng T tính theo công thức:

Bảng 5-14 Ma trận tổng ảnh hưởng T

Các chỉ số cho IRM được tính toán và thể hiện trong Bảng 5-15

Bảng 5-15 Phân nhóm các nhân tố

Ký hiệu Tên nhân tố 𝒓 𝒊 𝒄 𝒊 𝒓 𝒊 + 𝒄 𝒊 𝒓 𝒊 − 𝒄 𝒊 Góc phần tư Phân nhóm

Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…)

Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ

A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn

B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp

Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT,

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế

C3 Sửa lỗi, làm lại 0.398 1.523 1.921 -1.126 IV Hệ quả

Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém,

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém

Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…)

Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân)

E1 Kế hoạch thi công kém 1.028 0.995 2.023 0.033 I Nguyên nhân

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao

Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém

E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ

3 Xây dựng bản đồ IRM

Hình 5-5 Bản đồ IRM cho các nhân tố tính toán theo DEMATEL mờ

Hệ số ngưỡng của ma trận Net (Phụ lục 6) là trung bình của 𝑡 𝑖𝑗 trong ma trận tổng ảnh hưởng (T), P = 0.041 để giảm bớt sự phức tạp trong mối quan hệ giữa các nhân tố trong hệ thống, chỉ xét các mối quan hệ có ảnh hưởng ròng |𝑁𝑒𝑡 𝑖𝑗 | ≥ 𝑃, Hình 5-6

Hình 5-6 Bản đồ quan hệ ròng giữa các nhân tố với mức ngưỡng P

Về tổng thể, sự phân bố của các nhân tố vào các vùng trong IRM là tương đương với phương pháp DEMATEL thường, DEMATEL xám Sự khác nhau chủ yếu ở các trọng số (R+C), (R-C) của các nhân tố, sự khác nhau này do sự khác nhau giữa các giá trị sắc nét sau quá trình giải mờ của số mờ ban đầu

Về giá trị ảnh hưởng ròng của các nhân tố, có thể thấy sự chênh lệch không đáng kể giữa các nhân tố Cho thấy sự nhất quán trong việc tính toán của các phương pháp

Với cùng mức ngưỡng là giá trị trung bình của ma trận tổng ảnh hưởng T, phương pháp DEMATEL mờ lại cho ra kết quả bản đồ quan hệ với mức độ ít phức tạp hơn DEMATEL thông thường, tác động đáng kể đến quá trình ra quyết định

Cuối cùng, trọng số và bảng xếp hạng theo trọng số cho các nhân tố được tính toán và thể hiện trong Phụ lục 6

4 So sánh xếp hạng trọng số giữa các phương pháp

Bảng 5-16 So sánh xếp hạng theo trong số của các nhân tố theo 3 phương pháp tính toán

DEMATEL DEMATEL xám DEMATEL mờ

𝝎 𝒊 𝑾 𝒊 Xếp hạng 𝝎 𝒊 𝑾 𝒊 Xếp hạng 𝝎 𝒊 𝑾 𝒊 Xếp hạng

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…)

A2 Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng

A3 Thời gian chờ đợi thông tin đến trễ, ra quyết định trễ 1.524 0.100 4 1.365 0.097 4 1.721 0.098 4 A6 Thời gian xử lý xung đột trong các bộ môn 0.999 0.065 13 0.931 0.066 13 1.195 0.068 13 B3 Xử lý vật liệu không đúng cách, sai biện pháp 1.247 0.082 10 1.140 0.081 10 1.424 0.081 10

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp,

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế 1.293 0.085 9 1.167 0.083 9 1.495 0.085 9

C5 Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém,

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém 0.717 0.047 16 0.664 0.047 16 0.919 0.052 16

D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…)

D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân)

E1 Kế hoạch thi công kém 1.823 0.119 3 1.677 0.119 3 2.024 0.115 3

E2 Kiểm soát và giám sát chưa hiệu quả, không sát sao 1.311 0.086 8 1.186 0.084 8 1.513 0.086 7

E3 Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài, giám sát quá mức

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém 1.406 0.092 6 1.275 0.091 6 1.602 0.091 6 E5 Trao đổi thông tin kém, chậm trễ 1.098 0.072 11 0.985 0.070 11 1.300 0.074 11

Về xếp hạng các nhân tố theo trọng số, các phương pháp cho ra thứ hạng các nhân tố là tương đương với nhân tố D4 (thiếu kinh nghiệm) là quan trọng nhất và nhân tố A1 (thay đổi thiết kế) là ít quan trọng nhất Ở phương pháp DEMATEL mờ, nhân tố A2 và E2 có sự thay đổi hạng cho nhau so với các phương pháp còn lại, sự thay đổi là thể hiện mức độ không chắc chắn trong thang đo giữa các phương pháp cũng như nhận định khác nhau giữa các chuyên gia về các nhân tố

Tóm lại, các phương pháp phân tích đưa ra kết quả là nhất quán Sự thay đổi nhỏ trong kết quả thể hiện có sự khác biệt trong đánh giá bằng phương pháp DEMATEL mờ so với DEMATEL thông thường/xám, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong vấn đề được xem xét Mặt khác, trong các phân tích đánh giá ra quyết định nhóm, số mờ được xem là gần gũi với thang đo ngôn ngữ thực tế Việc đánh giá mức độ tác động giữa các nhân tố chỉ do chủ quan và kinh nghiệm của chuyên gia, nó không có đơn vị đo chính xác, nên các thang đo số thực rời rạc là chưa hợp lý Vì vậy, việc áp dụng số mờ trong tính toán có thể xem là hợp lý và phù hợp hơn thang đo số thực

Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố

1 Các nhân tố ở góc phần tư thứ nhất (vùng I)

Các nhân tố ở góc phần tư thứ nhất được xem là các nguyên nhân cốt lõi, có ảnh hưởng lớn a Nhân tố D4 - thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân) Mối quan hệ ảnh hưởng ròng giữa D4 và các nhân tố liên quan được thể hiện trong hình:

Hình 5-7 Mối quan hệ ròng giữa D4 và các nhân tố với ngưỡng P

Có thể thấy nhân tố D4 có ảnh hưởng lên hầu hết các nhân tố khác, ảnh hưởng nhiều nhất lên nhân tố C3 - Sửa lỗi, làm lại, và tác động ít nhất lên nhân tố C5 - Công việc bị trì hoãn: do tai nạn, điều kiện công trường kém

Trên thực tế, việc nhân sự thiếu kinh nghiệm rất dễ dẫn đến các khiếm khuyết cần sửa chữa, làm đi làm lại trong giai đoạn thi công phần thô Nhân sự thiết kế thiếu kinh nghiệm có thể gây ra sự thiếu sót thông tin, mâu thuẫn thông tin trong bản vẽ thiết kế thi công, hay các chi tiết thi công thiếu thực tế, thiếu tính khả thi (A2), nó tạo

HVTH: Trần Quang Huy ra thời gian lãng phí do chờ đợi thay đổi thông tin, hoặc làm rõ thông tin trước khi thi công (A1), (A3), xử lý thông tin xung đột trong các bộ môn (A6)

Người công nhân thiếu kinh nghiệm có thể dẫn tới việc gia công sai, hoặc thi công sai mục đích (B3) Ngoài ra, việc thiếu kinh nghiệm trong sự giám sát, theo dõi, kiểm soát chất lượng (E2), lập kế hoạch kiểm soát chất lượng thiếu sót (E1), thiếu kinh nghiệm trong việc nhận định các mối nguy dẫn đến tai nạn (C5), lập biện pháp thi công không phù hợp (C2) của người quản lý trên công trường cũng góp phần tạo ra các khiếm khuyết không lường trước (C3), làm đi làm lại (E3), đưa ra các chỉ thị chậm trễ hoặc không cần thiết (E5) Nhân tố D4 chủ yếu gây ra các lãng phí thuộc

“công tác không cần thiết, không hiệu quả, chờ đợi” ảnh hưởng lớn đến quy trình quản lý chất lượng và thời gian hoàn thành công việc b Nhân tố E1 - Kế hoạch thi công kém

Mối quan hệ ảnh hưởng ròng giữa E1 và các nhân tố liên quan được thể hiện trong hình:

Hình 5-8 Mối quan hệ ròng giữa E1 và các nhân tố với ngưỡng P

Từ sơ đồ, thấy được E1 chịu tác động lớn từ D4, dễ thấy việc nhân sự lập kế hoạch thiếu kinh nghiệm sẽ tạo ra kế hoạch thi công kém Ngoài ra, các thông tin không rõ ràng trong hồ sơ hợp đồng (A2) cũng ảnh hưởng đến thời gian lập kế hoạch

HVTH: Trần Quang Huy thi công, và chất lượng của bản kế hoạch thi công Kế hoạch thi công ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch nghiệm thu công việc, vì vậy một kế hoạch thi công kém gây ra việc nghiệm thu xảy ra nhiều lần, thời gian nghiệm thu kéo dài (E3 - công tác không hiệu quả)

Kế hoạch thi công kém gây ảnh hưởng đến sự trì hoãn trong công việc do bố trí nhân sự trên công trường không hợp lý (không đủ số lượng, bố trí đội nhóm không phù hợp với công việc, không huy động được máy móc thiết bị,…), do đó có ảnh hưởng đến việc xử lý vật liệu không đúng cách và làm lại, làm gia tăng thời gian cũng như tần suất kiểm tra để đảm bảo chất lượng công việc c Nhân tố C2 - Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế

Mối quan hệ ảnh hưởng ròng giữa C2 và các nhân tố liên quan được thể hiện trong hình:

Hình 5-9 Mối quan hệ ròng giữa C2 và các nhân tố với ngưỡng P

Sơ đồ Hình 5-9 thể hiện mối quan hệ giữa C2 và các nhân tố khác Có thể thấy biện pháp thi công không phù hợp chịu ảnh hưởng nhiều đến từ việc nhân sự lập biện pháp thi công thiếu kinh nghiệm (D4), ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng từ các thông tin không rõ ràng trong hồ sơ hợp đồng (A2)

Dễ thấy, biện pháp thi công không phù hợp sẽ dẫn đến việc vật liệu được sử lý không đúng cách (B3) và tạo ra các công việc sửa lỗi, làm lại nhiều lần (C3), kéo theo sự nghiệm thu nhiều lần, quá mức cho công việc (E3)

Do vậy, biện pháp thi công nên được lập ra phù hợp với công nghệ thi công của nhà thầu; tuân thủ các tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật của nhà cung cấp/ nhà sản xuất; làm rõ các yêu cầu của các bên liên quan trước khi lập biện pháp thi công để giảm thiểu công tác làm lại, đệ trình, phê duyệt d Nhân tố D2 - Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…)

Mối quan hệ ảnh hưởng ròng giữa D2 và các nhân tố liên quan được thể hiện trong hình:

Hình 5-10 Mối quan hệ ròng giữa D2 và các nhân tố với ngưỡng P

Theo Hình 5-10, nhân tố (D2) “thiếu hụt nhân lực” có ảnh hưởng trực tiếp lên (C3) “sửa lỗi, làm lại”, (B3) Xử lý vật liệu không đúng cách, và (E3) Nghiệm thu, kiểm tra nhiều lần Việc thiếu hụt nhân lực ảnh hưởng tới việc phân bổ con người trên công trường Với mỗi công tác thi công, đòi hỏi một số lượng nhân lực nhất định về: số lượng công nhân trực tiếp thi công, số lượng giám sát trực tiếp, nhân sự quản lý chung, nhân sự quản lý chất lượng, nhân sự quản lý an toàn, … Sự thiếu hụt ở bất

HVTH: Trần Quang Huy kỳ vị trí nào cũng có thể ảnh hưởng đến việc không đảm bảo chất lượng thi công, hoặc không có sự tập trung nhất định trong việc kiểm soát chất lượng cho công tác, tạo ra các khiếm khuyết trong thi công e Nhân tố E4 - Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém

Mối quan hệ ảnh hưởng ròng giữa E4 và các nhân tố liên quan được thể hiện trong hình:

Hình 5-11 Mối quan hệ ròng giữa E4 và các nhân tố với ngưỡng P

Như được thể hiện trong Hình 5-11, sự phối hợp kém giữa các bên vẫn chủ yếu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của các nhân sư tham gia dự án Thực tế, dự án xây dựng hoạt động trơn tru do sự nỗ lực của các bên liên quan Việc không đồng đều về kỹ năng, kinh nghiệm của các cá nhân hoặc phương tiện liên lạc giữa các bên trong dự án dẫn đến sự phối hợp không hiệu quả, tốn nhiều thời gian để hoàn thành công việc

ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN

Các nguyên nhân, tác động

Từ kết quả phân tích DEMATEL về mối quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố, có thể thấy các nhân tố vùng I, II là các nhân tố nguyên nhân và có tác động lên các nhân tố khác; các nhân tố vùng III là các nhân tố hệ quả, đứng độc lập và có tầm ảnh hưởng thấp; các nhân tố vũng IV là các nhân tố hệ quả, chỉ chịu tác động từ các nhân tố khác và không thể xử lý trực tiếp Do đó, trong luận văn này chỉ xem xét đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí cho các nhân tố vùng I, II

1 Các tác động của các nhân tố gây lãng phí

Dựa theo định nghĩa về các loại lãng phí ở Bảng 2-3, các loại lãng phí có thể bị gây ra do tác động từ các nhân tố được thể hiện trong Bảng 6-1

Bảng 6-1 Tác động của các nhân tố gây lãng phí

Ký hiệu Tên nhân tố Tác động của nhân tố Phân loại lãng phí

Thay đổi thiết kế (do

CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…)

- Làm đi làm lại hồ sơ thi công (C3)

- Ra quyết định trễ (phê duyệt hồ sơ thi công) (A3)

- Xử lý xung đột về mặt hồ sơ ở các bộ môn (A6)

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng.

- Ra quyết định trễ (phê duyệt hồ sơ thi công) (A3)

- Xử lý xung đột về mặt hồ sơ ở các bộ môn (A6), kéo dài thời gian do quy trình phê duyệt RFI, RFA

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công (C3), xử lý lỗi vật liệu (B3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

- Thời gian chờ trong việc chuẩn bị hồ sơ thi công, chuẩn bị nguồn lực do biện pháp thi công không phù hợp (C2)(E1)

Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …)

- Ra quyết định trễ (phê duyệt hồ sơ thi công) (A3)

- Làm đi làm lại do xử lý lỗi vật liệu (B3)(C3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Làm đi làm lại hồ sơ thi công (C3) kéo dài thời gian do quy trình phê duyệt RFI, RFA

- Mua sắm, thay thế các loại vật tư mới

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

- Nguyên liệu không được xử lý

- Vận chuyển không cần thiết

Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công (C3), xử lý lỗi vật liệu (B3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu,

- Làm đi làm lại hồ sơ thi công (C3) kéo dài thời gian do quy trình phê duyệt RFI, RFA

- Thay thế, bố trí lại nguồn lực do thay đổi biện pháp

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

- Vận chuyển không cần thiết

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công (C3), xử lý lỗi vật liệu (B3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

(người giám sát, công nhân, người quản lý,…)

- Phân bổ nhân lực không hợp lý, không phù hợp chức năng, phát sinh thời gian do di chuyển của người công nhân

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công (C3), xử lý lỗi vật liệu (B3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Nguyên liệu không được xử lý đúng thời điểm

- Công tác không hiệu quả

- Không gian không được tận dụng

- Nguyên liệu không được xử lý

Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân)

- Làm đi làm lại hồ sơ thi công do sai sót, xung đột thông tin, làm tăng thời gian chờ trong chuẩn bị hồ sơ thi công, quy trình phê duyệt RFI, RFA

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

- Vận chuyển không cần thiết

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công, xử lý vật liệu sai biện pháp, kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Bố trí nhân lực không phù hợp, tăng thời gian chờ giữa các công tác và di chuyển của người công nhân

- Tăng thời gian giám sát, kiểm tra, nghiệm thu quá mức do công tác không hiệu quả

- Tăng thời gian chờ ra kết luận, chờ thông tin, chờ chỉ thị

- Thời gian phát sinh do trì hoãn bởi tai nạn, điều chỉnh do bố trí mặt bằng công trường không phù hợp

- Nguyên liệu không được xử lý đúng thời điểm

- Không gian không được tận dụng

- Nguyên liệu không được xử lý

E1 Kế hoạch thi công kém

- Tăng tần suất nghiệm thu, hoặc thời gian chờ nghiệm thu ở những công tác chuyển tiếp

- Bố trí nhân lực không phù hợp, tăng thời gian chờ giữa các công tác và di chuyển của người công nhân

- Nguyên liệu không được xử lý đúng thời điểm

- Công tác không cần thiết

- Không gian không được tận dụng

- Nguyên liệu không được xử lý

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém

- Tăng tần suất nghiệm thu, hoặc thời gian chờ nghiệm thu ở những công tác chuyển tiếp

- Tăng thời gian chờ ra kết luận, chờ thông tin, chờ chỉ thị

- Làm đi làm lại do khiếm khuyết thi công (C3), xử lý lỗi vật liệu (B3), làm kéo dài quy trình kiểm tra, nghiệm thu

- Công tác không hiệu quả

- Công tác không cần thiết

2 Đề xuất giải pháp giảm thiểu lãng phí

Các đề xuất giảm thiểu lãng phí được tổng hợp trong Bảng 6-2

Bảng 6-2 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí

Ký hiệu Tên nhân tố Đề xuất giảm thiểu

A1 Thay đổi thiết kế (do CĐT thay đổi, thay đổi đầu vào thiết kế,…)

- Tập trung vào các nhu cầu của CĐT, chuyển đổi nhu cầu của CĐT thành các mục tiêu cần thực hiện trong giai đoạn thiết kế

- Tăng cường phối hợp, kiểm tra, kiểm soát hồ sơ Xây dựng cơ sở thông tin nền tảng (danh sách kiểm tra) cần thiết cho từng loại hồ sơ

- Sử dụng các công cụ hỗ trợ như BIM trong thiết kế

- Áp dụng các phương pháp dự án tích hợp, nhà thầu thi công và thiết kế làm việc chung trong giai đoạn thiết kế

- Áp dụng đồng thời phát triển các giai đoạn thiết kế khác nhau để tăng sự đồng bộ và giảm thời gian chờ

A2 Thông tin không rõ ràng, sai sót, khác biệt, … giữa các thành phần trong hồ sơ hợp đồng.

B6 Thay đổi vật liệu (do thiết kế, do nhà cung cấp, CĐT, …)

C2 Biện pháp thi công không phù hợp, thiếu thực tế

- Tăng cường các biện pháp quản lý trực quan, cập nhật các thay đổi, hiện trạng công trường để có kế hoạch, biện pháp phù hợp

- Tăng cường trao đổi thông tin với các bên liên quan, đào tạo nội bộ tăng cường hiểu biết, năng lực của nhân sự

- Chuẩn hóa các quy trình

D1 Công nhân thiếu kỹ năng, tay nghề kém - Đào tạo nhân lực, trao đổi nội bộ, tăng cường hiểu biết và năng lực của nhân sự

- Chuẩn hóa các quy trình, chuẩn hóa chương trình làm việc, các phương pháp cải tiến và thử nghiệm

- Tăng cường các biện pháp quản lý trực quan, khoanh vùng các khu vực dễ phát sinh lỗi, ngăn ngừa sự phát sinh lỗi, giảm thiểu các công tác làm lại

D2 Thiếu hụt nhân lực (người giám sát, công nhân, người quản lý,…)

D4 Thiếu kinh nghiệm (thiết kế, quản lý, giám sát, công nhân)

- Tiến hành các cuộc họp phối hợp, thống nhất trước khi bắt đầu công tác mới, nghiên cứu công tác đầu tiên, thi công mẫu – thử

E1 Kế hoạch thi công kém

- Chuẩn hóa các quy trình

- Lên kế hoạch thi công trong giai đoạn ngắn (1 tháng, 3 tuần, 2 tuần,…) để có sự điều chỉnh thích hợp khi xảy ra các sự biến đổi nhằm đạt các mốc thời gian của dự án

- Tăng cường các biện pháp quản lý trực quan, áp dụng các công cụ quản lý tích hợp (BIM),…

E4 Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án kém

- Xây dựng môi trường trao đổi thông tin rõ ràng và nhanh chóng: các kênh kết nối trực tuyến; tạo mã hồ sơ, văn bản, thông tin hợp lý; thông tin trao đổi qua đại diện đầu mối ở từng bên liên quan

- Tổ chức các cuộc họp nhanh để trao đổi thông tin, tổ chức các cuộc kiểm tra công trường hàng ngày với đầy đủ thành phần tham gia để cập nhật tình hình thi công trên công trường

Các biện pháp giảm thiểu lãng phí và cải thiện quy trình

1 Phương pháp triển khai dự án thay thế a Giới thiệu, khái niệm [13]

Phương pháp triển khai dự án thay thế (APD) là phương pháp tiếp cận và triển khai dự án khác biệt so với các phương pháp truyền thống, bao gồm các hình thức phổ biến: Thiết kế - Xây dựng; Quản lý xây dựng với rủi ro; PPP; Quản lý dự án tích hợp

Về chất lượng thiết kế, APD đưa ra mục đích của QA trong thiết kế: bao gồm các chỉ dẫn kỹ thuật và chi tiết; yêu cầu về quản lý chất lượng cho giai đoạn thi công Đặc biệt, ý tưởng thiết kế được thực hiện bởi nhóm thiết kế của nhà thầu và do đại diện của CĐT quản lý, điều này giúp đẩy nhanh quá trình phê duyệt và ghi nhận thông tin của CĐT Các bảng kiểm tra (checklist) được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu thiết kế với mục tiêu tổng thể của dự án (mục tiêu của CĐT)

Quy trình đảm bảo chất lượng (QA) trong APD không hoàn toàn thuộc về trách nhiệm của CĐT, CĐT có quyền chuyển trách nhiệm đảm bảo chất lượng cho nhà thầu; hoặc thuê đơn vị thứ 3 để thực hiện chứ năng này; hoặc chỉ thực hiện các thử nghiệm ở giai đoạn cuối CĐT đưa ra các tiêu chí kỹ thuật chấp thuận, và các chương trình bảo hành dài hạn với các chỉ số đo lường khả năng làm việc của sản phẩm

Trong các dự án APD, việc thực hiện kiểm soát chất lượng (QC) thuộc về trách nhiệm nhà thầu, CĐT đưa ra các tiêu chí về thử nghiệm (tần suất, cách thức, các số liệu chấp thuận, ) Các quyết định chấp thuận sẽ dựa trên các số liệu thu thập được và kết quả từ các phân tích định lượng thích hợp Các thanh toán sẽ dựa vào chất lượng của công việc hoàn thành thay vì dựa vào khối lượng hoàn thành

Vì vậy, với APD, những lãng phí do chờ đợi chấp thuận, phê duyệt, chỉ thị từ CĐT được giảm thiểu b Các công cụ cải tiến

Một số công cụ cải tiến quy trình quản lý chất lượng trong APD như:

- Bảng kiểm tra: danh sách các hoạt động cần thực hiện tại một địa điểm, công việc, vị trí để đảm bảo các công việc được hoàn thành một cách thỏa đáng

- Vé vật liệu: bảng biểu gồm các dữ liệu về thời gian, vị trí sử dụng, thiết bị sử dụng, dữ liệu kiểm tra thử nghiệm, nguồn gốc

- Bảng kiểm đếm: bảng biểu ghi nhận số lượng, tần suất xảy ra các lỗi trên một công tác/công việc

- Sơ đồ vị trí: định dạng đồ họa, thể hiện vị trí, thông tin xảy ra lỗi (kết hợp với các phần mềm BIM

Hình 6-1 Ví dụ về bảng kiểm đếm và bảng kiểm tra c Hiệu quả của biện pháp

- Giảm thiểu sự xung đột, thiếu sót, bất khả thi trong hồ sơ thiết kế

- Giảm thiểu sự thiếu sót trong quy trình kiểm soát chất lượng

- Giảm thiểu sự tồn kho của vật tư

- Giảm thiểu thời gian phê duyệt cho hồ sơ thi công

- Đảm bảo cân nhắc đầy đủ các nhu cầu của CĐT trong quá trình thực hiện dự án

- Quản lý chất lượng toàn diện

- Đảm bảo dự án hoàn thành với chất lượng và trong thời gian nhanh nhất

2 Phương pháp trực quan tăng cường a Giới thiệu [62]

Là phương pháp sử dụng mô hình giả lập của máy tính để nhận diện các biến xung đột có thể xảy ra trong dòng chảy sản xuất trên công trường Phương pháp này tập trung vào sự nhận diện và phòng tránh các xung đột không gian giữa các công tác

HVTH: Trần Quang Huy trong quy trình thi công, mặt khác, nó còn tập trung vào đưa ra hướng đúng đắn cho dòng chảy sản xuất (thứ tự công việc đúng đắn) Từ đó tạo ra các quy trình thi công đúng đắn, liên tục, và phù hợp Mô hình thông tin công trình (BIM) được biết đến như là công cụ mạnh mẽ nhất về mặt trực quan hóa [63] Lợi ích của BIM được chỉ ra là[64]:

- Tăng cường sự hợp tác (giữa các thành viên) trong nhóm dự án

- Tăng sự hiểu biết về dự án để ước tính tốt nhất về chi phí và thời gian

- Kết hợp kế hoạch thi công với mô hình 3D theo phương pháp trực quan

- Giảm thiểu các phát sinh b Hiệu quả của biện pháp

- Giảm thiểu sự xung đột về không gian trên công trường

- Kết hợp với kế hoạch thi công theo hướng trực quan giúp nhận định các thay đổi, xung đột, và giúp đưa ra quyết định chính xác, kịp thời

- Tạo ra quy trình công tác đúng đắn, liên tục

- Hạn chế các phát sinh, thay đổi

- Tạo môi trường làm việc thuận tiện, tăng cường sự giao tiếp và hợp tác trong nhóm dự án, đảm bảo sự quản lý chất lượng toàn diện

3 Hệ thống người lập kế hoạch cuối cùng a Giới thiệu

LPS là hệ thống lập kế hoạch và quản lý dựa trên xây dựng tinh gọn, nó nhấn mạnh vào “kế hoạch kéo” thay vì “kế hoạch đẩy” như truyền thống [65] Mục tiêu của LPS đưa ra các cải tiến hiệu suất các công việc trong dự án để tối ưu chương trình làm việc

Hình 6-2 Ý tưởng về LPS

Các nguyên tắc chính trong kiểm soát theo LPS [66]:

- Trích các hoạt động từ kế hoạch tổng thể thành kế hoạch 6 tuần (điển hình), với các ràng buộc

- Cố gắng hoàn thành các công việc chất lượng – những công việc không đạt sẽ bị từ chối

- Theo dõi phần trăm công việc hoàn thành theo từng giai đoạn và ra kế hoạch hành động nếu có thất bại b Hiệu quả của biện pháp

- Giảm thiểu thời gian vòng lặp trong các công tác, làm giảm thời gian thi công chung

- Các công việc được thực hiện với chất lượng được đảm bảo

- Kết hợp kế hoạch thi công với hệ thống nghiệm thu – kiểm tra

- Giảm thiểu các phát sinh về thời gian do các công tác không cần thiết gây nên, chuẩn hóa quy trình làm việc

- Có hành động đối phó với những công tác không hiệu quả, liên tục cải tiến

4 Tăng cường giao tiếp, phối hợp thông tin trong nhóm dự án a Tăng cường trao đổi, giao tiếp

Có các biện pháp trao đổi thông tin, truyền tải, lưu trữ thông tin phù hợp Từ đó, giúp tăng tính tương tác và thống nhất thông tin giữa các bên liên quan, thông tin chính xác cũng giúp việc ra quyết định trở nên chính xác và nhanh chóng hơn Thông tin phải được đảm bảo truyền tải đúng và đủ cho các nhân sự tham gia, tránh việc thất thoát, hoặc trùng lắp, hoặc mập mờ

Cách thức trao đổi trực tiếp:

- Tổ chức các cuộc họp hàng ngày với đầy đủ các bên tham gia dự án để: cập nhật tình hình hồ sơ, tình hình công trường, kế hoạch thi công, nghiệm thu trong ngày và dự kiến cho ngày kế tiếp Làm rõ kế hoạch thi công giúp việc bố trí nhân sự trong nhóm dự án trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn

- Tổ chức các cuộc họp nội bộ ngắn: truyền đạt thông tin cho từng cá nhân trong mỗi đội, nhóm, đảm bảo toàn bộ đội, nhóm nắm rõ và được cập nhật thông tin mới nhất về dự án

- Sử dụng các công cụ trực tuyến để trao đổi thông tin: giúp truyền tải nhanh chóng các thông tin cấp bách, hoặc những vấn đề cần giải quyết kịp thời Lưu trữ thông tin:

- Các cuộc họp được ghi nhận bằng biên bản và được lưu trữ qua hình thức điện tử (email) hoặc thư từ

- Các hồ sơ thông tin phải được cung cấp mã số phù hợp cho việc lưu trữ và truy xuất sau này

- Các hồ sơ thông tin được quản lý bởi 01 đại diện của từng đơn vị (CĐT, tư vấn, nhà thầu,…) để đảm bảo các thông tin thống nhất và không có sự phân mảnh, thất lạc, hay trùng lắp nào b Cuộc họp ngắn hàng ngày (DHM) [67]

Viện Xây dựng tinh gọn (LCI, 2022) định nghĩa cuộc họp ngắn hàng ngày DHM “là một cuộc kiểm tra hàng ngày cho các thành viên trong nhóm Đó là một phương pháp để giao tiếp và đo lường quá trình trong kế hoạch làm việc nhóm Nó giúp cả nhóm xem xét công việc hoàn thành trong ngày trước và đặt mục tiêu cho ngày kế tiếp.” DHM thường diễn ra trong vòng 5 tới 20 phút, tập trung vào sự tuân thủ trong kế hoạch hàng ngày và xử lý nhanh các vấn đề nhỏ DHM có thể được sử dụng trong giai đoạn phát triển dự án (thiết kế, đấu thầu, …) và giai đoạn thực hiện dự án c Hiệu quả của biện pháp

- Tăng cường khả năng trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm dự án cũng như giữa các đơn vị tham gia dự án

- Hỗ trợ cho việc ra quyết định

- Hỗ trợ cho việc lên kế hoạch

5 Công cụ chuẩn hóa quy trình a Nghiên cứu lần chạy đầu tiên (FRS)[68], [69],

Nghiên cứu và xem xét các hoạt động đầu tiên, đưa ra các ý tưởng và đề xuất đề tìm ra phương án thực hiện công việc Kết quả của nghiên cứu là cách thực hiện

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu đã đạt được các mục tiêu đề ra ban đầu như sau:

Xác định các nhân tố gây lãng phí về mặt thời gian trong công tác quản lý chất lượng phần thô trong dự án xây dựng dân dụng

Qua tham khảo “kế hoạch chất lượng” từ các nhà thầu lớn có uy tín, các quy trình quản lý chất lượng phần thô được tổng hợp lại theo các lưu đồ Từ đó, 33 nhân tố gây lãng phí về mặt thời gian được xác định thông qua các nghiên cứu trước đó và khảo sát ý kiến chuyên gia cũng như đề xuất từ tác giả

Thông qua phân tích thống kê với 134 mẫu thu thập đại trà, lấy ý kiến từ các cá nhân đang làm việc trong lĩnh vực xây dựng, xếp hạng các nhân tố theo mức độ tác động gây ra lãng phí về thời gian được xác định Trong đó, 17 nhân tố có xếp hạng cao được lựa chọn cho phân tích quan hệ ảnh hưởng bằng DEMATEL, các nhân tố này đều có giá trị RII > 73%, được coi là các nhân tố quan trọng đến vấn đề được xem xét

Xác định mối quan hệ - ảnh hưởng giữa các nhân tố gây lãng phí bằng phương pháp DEMATEL

Bảng câu hỏi được thành lập dựa trên 17 nhân tố từ khảo sát giai đoạn I, khảo sát được thực hiện với 09 chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm và đang công tác với vai trò có liên quan đến công tác quản lý chất lượng

Ma trận quan hệ - ảnh hưởng và bản đồ IRM được thiết lập thông qua phân tích bằng DEMATEL thông thường, DEMATEL xám và DEMATEL mờ, sau đó tính toán trọng số cho các nhân tố 09 nhân tố nguyên nhân được xác định để đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí

3 Mục tiêu 3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu lãng phí bằng các công cụ Xây dựng tinh gọn

Các nhân tố nguyên nhân được phân tích và xác định các loại lãng phí về thời gian được gây nên Có 05 biện pháp giảm thiểu được đề xuất áp dụng trong đó có các công cụ Xây dựng tinh gọn như: hệ thống người lên kế hoạch cuối, nghiên cứu lần chạy đầu tiên, họp nhanh hàng ngày, quản lý trực quan

4 Hạn chế của đề tài

Các hạn chế của đề tài:

- Số lượng nhân tố được lựa chọn cho bảng câu hỏi khảo sát DEMATEL là 17/33 để giảm mức độ phức tạp của bảng khảo sát, điều này dẫn đến một số nhân tố nổi bật có thể bị bỏ qua trong phân tích

- Các mối quan hệ giữa các nhân tố được đánh giá theo ý kiến chủ quan của chuyên gia, vì vậy cần thiết mở rộng số lượng khảo sát chuyên gia để đạt được kết quả tốt hơn

- Thang đo trong khảo sát giai đoạn 2 là thang đo likert từ 0 đến 4, nó thể hiện chưa tốt khả năng thể hiện sự mơ hồ của dữ liệu ban đầu

- Thang đo được sử dụng có dạng các bộ số mờ tam giác, có thể chưa mô tả đủ các mức độ đánh giá một cách chính xác

- Các biện pháp đề xuất giảm thiểu được phân tích nhưng chưa đưa ra được từng bước áp dụng cụ thể và các phương pháp đánh giá sự cải tiến

5 Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ các hạn chế của đề tài, tác giả đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Trong khảo sát cho DEMATEL, nên thực hiện với số lượng chuyên gia nhiều hơn, ở các vùng khác nhau để đảm bảo tính tin cậy cho phân tích

- Kết hợp DEMATEL với các phương pháp khác để đạt được kết quả tối ưu hơn

- Nghiên cứu sử dụng kết hợp thang đo mờ với các dạng số mờ khác nhau để xác định bộ số mờ phù hợp cho các đánh giá ra quyết định nhóm

- Nghiên cứu về các ứng dụng của các công cụ Xây dựng tinh gọn trong giải quyết vấn đề, cách áp dụng các công cụ này cũng như các phương pháp đánh giá sự cải tiến trong dự án thực tế, áp dụng các chương trình mô phỏng quy trình như STROBOSCOPE,… trong đánh giá quy trình

Ngày đăng: 22/05/2024, 11:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2-1 Các nguyên tắc chủ đạo của TPS - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 2 1 Các nguyên tắc chủ đạo của TPS (Trang 27)
Bảng 2-2 Tổng hợp một số công cụ xây dựng tinh gọn - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 2 2 Tổng hợp một số công cụ xây dựng tinh gọn (Trang 29)
Bảng 3-1 Bảng tổng hợp các nhân tố - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 3 1 Bảng tổng hợp các nhân tố (Trang 39)
Bảng 3-3 Bảng thang đo ngôn ngữ mờ - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 3 3 Bảng thang đo ngôn ngữ mờ (Trang 52)
Bảng 4-3 thể hiện thông tin cụ thể của một số tác vụ trong quy trình kiểm soát  chất lượng cho công tác cốp pha - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 3 thể hiện thông tin cụ thể của một số tác vụ trong quy trình kiểm soát chất lượng cho công tác cốp pha (Trang 61)
Bảng 4-9 Diễn giải quy trình kiểm soát yêu cầu chấp thuận - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 9 Diễn giải quy trình kiểm soát yêu cầu chấp thuận (Trang 72)
Bảng 4-10 Diễn giải một số tác vụ trong quy trình nghiệm thu công việc xây dựng - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 10 Diễn giải một số tác vụ trong quy trình nghiệm thu công việc xây dựng (Trang 74)
Bảng 4-11 Số năm công tác - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 11 Số năm công tác (Trang 77)
Bảng 4-13 Vị trí công tác - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 13 Vị trí công tác (Trang 78)
Bảng 4-14 Chức vụ hiện tại - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 14 Chức vụ hiện tại (Trang 79)
Bảng 4-15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 15 Đánh giá độ tin cậy của thang đo (Trang 80)
Bảng 4-16 Bảng xếp hạng mức độ tác động về thời gian của các nhân tố - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 4 16 Bảng xếp hạng mức độ tác động về thời gian của các nhân tố (Trang 81)
Bảng 5-1 Kết quả ma trận ảnh hưởng trực tiếp theo phản hồi của chuyên gia 1 - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 1 Kết quả ma trận ảnh hưởng trực tiếp theo phản hồi của chuyên gia 1 (Trang 85)
Bảng 5-2 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 2 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình (Trang 86)
Bảng 5-3 Ma trận ảnh hưởng tổng thể T - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 3 Ma trận ảnh hưởng tổng thể T (Trang 87)
Bảng 5-4 Bảng kết quả ảnh hưởng tổng thể của các nhân tố - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 4 Bảng kết quả ảnh hưởng tổng thể của các nhân tố (Trang 88)
Bảng 5-6 và Bảng 5-7. - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 6 và Bảng 5-7 (Trang 91)
Bảng 5-5 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám của chuyên gia thứ 1 - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 5 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám của chuyên gia thứ 1 (Trang 92)
Bảng 5-6 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia ? - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 6 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia ? (Trang 93)
Bảng 5-7 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia ? - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 7 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp xám trung bình của các chuyên gia ? (Trang 94)
Bảng 5-8 Ma trận tổng ảnh hưởng ? - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 8 Ma trận tổng ảnh hưởng ? (Trang 95)
Bảng 5-9 Ma trận tổng ảnh hưởng ? - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 9 Ma trận tổng ảnh hưởng ? (Trang 96)
Bảng 5-10 Bảng tổng hợp các hệ số quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 10 Bảng tổng hợp các hệ số quan hệ ảnh hưởng giữa các nhân tố (Trang 97)
Bảng 5-12 Ma trận quan hệ ảnh hưởng trực tiếp mờ theo đánh giá của chuyên gia thứ 1 - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 12 Ma trận quan hệ ảnh hưởng trực tiếp mờ theo đánh giá của chuyên gia thứ 1 (Trang 101)
Bảng 5-13 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình của các chuyên gia Z - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 13 Ma trận ảnh hưởng trực tiếp trung bình của các chuyên gia Z (Trang 102)
Bảng 5-14 Ma trận tổng ảnh hưởng T - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 14 Ma trận tổng ảnh hưởng T (Trang 103)
Bảng 5-15 Phân nhóm các nhân tố - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 15 Phân nhóm các nhân tố (Trang 104)
Bảng 5-16 So sánh xếp hạng theo trong số của các nhân tố theo 3 phương pháp tính toán - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 5 16 So sánh xếp hạng theo trong số của các nhân tố theo 3 phương pháp tính toán (Trang 108)
Sơ đồ Hình 5-9 thể hiện mối quan hệ giữa C2 và các nhân tố khác. Có thể thấy  biện pháp thi công không phù hợp chịu ảnh hưởng nhiều đến từ việc nhân sự lập biện  pháp thi công thiếu kinh nghiệm (D4), ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng từ các thông  tin khụng  - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Hình 5 9 thể hiện mối quan hệ giữa C2 và các nhân tố khác. Có thể thấy biện pháp thi công không phù hợp chịu ảnh hưởng nhiều đến từ việc nhân sự lập biện pháp thi công thiếu kinh nghiệm (D4), ngoài ra nó còn chịu ảnh hưởng từ các thông tin khụng (Trang 112)
Bảng 6-1 Tác động của các nhân tố gây lãng phí - phân tích các nhân tố gây lãng phí về thời gian trong quy trình kiểm soát chất lượng thi công của dự án xây dựng dân dụng
Bảng 6 1 Tác động của các nhân tố gây lãng phí (Trang 119)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w